You are on page 1of 7

Hồ Hữu Bằng 1912702

Hồ Hữu Bằng 1912702

bài 1
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG – KHỐI LƯỢNG THỂ
TÍCH CỦA VẬT LIỆU
A. KHỐI LƯỢNG RIÊNG

I. Khối lượng riêng của xi măng


1. Mục đích, ý nghĩa của thí nghiệm
- Làm quen với phương pháp và thao tác thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ bản – khối
lượng riêng của xi măng
- Khối lượng riêng của vật liệu là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở
trạng thái hoàn toàn đặc.

𝑀𝑥𝑚
𝜌𝑎 =
𝑉𝑎

Trong đó: 𝜌𝑎 : khối lượng riêng cảu vật liệu (g/cm3)


Mxm: khối lượng mẫu xi măng đem thử, tính bằng gam;
Vd: thể tích dầu chiếm chỗ xi măng, tính bằng cm3.

- Xác định khối lượng riêng của xi măng bằng thí nghiệm
- So sánh khối lượng riêng của xi măng thu được do thí nghiệm với số liệu thực tế
- Ứng dụng bài học để xác định khối lượng riêng xi măng để đưa vào ứng dụng
như: tính cấp phối bê tông, xác định khối lượng công trình,…
2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vật liệu thí nghiệm
- Bình xác định khối lượng riêng, bình cao cổ;
- Cân kỹ thuật, chính xác đến 0,01 g;
- Bể ổn nhiệt;
- Dầu hỏa;
- Phễu nhỏ, đĩa đựng xi măng, giấy thấm;
- Xi măng cần để thí nghiệm;
Hồ Hữu Bằng 1912702

Bình khối lượng riêng

3. Tiến hành thí nghiệm


- Mẫu xi măng được sấy khô đến khối lượng không đổi và để nguội trong bình hút
ẩm đến nhiệt độ phòng thử nghiệm.
- Đặt bình khối lượng riêng vào bể ổn nhiệt và duy trì ở nhiệt độ 27 ºC ± 2 ºC. Giữ
bình trong bể ổn nhiệt sao cho phần chia độ của bình ngập trong bể và giữ chặt để
không cho bình nổi lên. Sau đó dùng phễu đổ dầu hỏa vào bình đến vạch số không
(0). Dùng bông hoặc giấy lọc thấm hết những giọt dầu bám quanh cổ bình.
- Cân 65 g xi măng, chính xác đến 0,01g, dùng thìa nhỏ xúc xi măng và đổ từ từ
qua phễu vào bình, dầu trong bình dâng lên đến một vạch nào đó của phần chia độ
phía trên.
- Bỏ bình ra khỏi bể ổn nhiệt, và xoay lắc bình trong khoảng 10 phút sao cho không
khí trong xi măng thoát hết ra ngoài. Đặt bình trở lại bể ổn nhiệt trong khoảng 10
phút để nhiệt độ của bình cân bằng nhiệt độ của bể ổn nhiệt. Ghi lại mực chất lỏng
trong bình (Vd).
- Tiến hành 2 phép xác định theo qui trình trên
4. Kết quả thí nghiệm
Khối lượng riêng xi măng
Khối lượng mẫu thử: 65g
Thể tich dầu dâng lên tại vạch: 21ml

𝑀𝑥𝑚 65
𝜌𝑎 = =
21
= 3.10 (g/cm3)
𝑉𝑑
Hồ Hữu Bằng 1912702

- Kết quả là trung bình cộng của hai kết quả xác định song song, lấy chính xác đến
0,01g/cm3.
- Trường hợp hai kết quả chênh lệch nhau lớn hơn 0,05 g/cm3, loại bỏ kết quả này
và tiến hành thử lại trên mẫu xi măng ban đầu.
5. Nhận xét
- Kết quả thí nghiệm cho khối lượng riêng xi măng là 3.10 g/cm3 ; khối lượng
riêng xi măng theo lý thuyết là ( 3.05-3.15 g/cm3) , kết quả thí nghiệm có thể sử
dụng được.
- Các loại sai số có thể dẫn đến sai lệch kết quả đo
+ Sai số trong lúc đọc kết quả khối lượng xi măng (cân nhạy dưới áp lực gió
quạt…); sai số lúc đọc kết quả mặt thoáng dầu hòa trong bình
+ Xi măng còn có nhiều phụ gia vô cơ khác
+ Xi măng trong PTN để đã lâu và đã bị ẩm và do trong thực tế thì không
sấy lại xi măng
+ Lượng xi măng hao hụt trong lúc thí nghiệm do gió thổi, do dính vào dụng
cụ chứa và thành bình, do rơi vãi.
- Thí nghiệm này cần thao tác khéo léo và tỉ mỉ, cẩn thận
II. Khối lượng riêng của cát
1. Mục đích, ý nghĩa của thí nghiệm
- Làm quen với phương pháp và thao tác thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ bản – khối
lượng riêng của cốt liệu
𝜌𝑛 .𝑚4
𝜌𝑎 =
𝑚4 −(𝑚2 −𝑚3 )

Trong đó:

𝜌𝑛 : là khối lượng riêng của nước, tính bằng (g/cm3);


𝑚2 : là khối lượng của bình + nước + tấm kính + mẫu, tính bằng gam (g);
𝑚3 : là khối lượng của bình + nước + tấm kính, tính bằng gam (g);
𝑚4 : là khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn, tính bằng gam (g);
- Xác định khối lượng riêng của cốt liệu bằng thí nghiệm
- So sánh khối lượng riêng của cốt liệu thu được do thí nghiệm với số liệu thực tế
- Ứng dụng bài học để xác định khối lượng riêng cốt liệu để đưa vào ứng dụng như:
tính cấp phối bê tông, xác định khối lượng công trình,…
Hồ Hữu Bằng 1912702

2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và vật liệu thí nghiệm


- Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,1g;
- Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ sấy ổn định từ 105oC đến 110oC;
- Bình dung tích, bằng thuỷ tinh, có miệng rộng, nhẵn, phẳng dung tích từ 1,05 lít
đến 1,5 lít và có tấm nắp đậy bằng thuỷ tinh, đảm bảo kín khí;
- Thùng ngâm mẫu, bằng gỗ hoặc bằng vật liệu không gỉ;
- Khăn thấm nước mềm và khô có kích thước 450mm x 750mm;
- Khay chứa bằng vật liệu không gỉ và không hút nước;
Bình hút ẩm;
- Côn thử độ sụt của cốt liệu bằng thép không gỉ, chiều dày ít nhất 0,9mm, đường
kính nhỏ 40 mm, đường kính lớn 90mm, chiều cao 75mm;
- Phễu chứa dùng để rót cốt liệu vào côn;
- Que chọc kim loại khối lượng 340g ± 5g, dài 25mm ± 3mm được vê tròn hai đầu;
Sàng có kích thước mắt sàng 5mm và 14 mm;
- Lấy khoảng 1 kg cốt liệu lớn đã sàng loại bỏ cỡ hạt nhỏ hơn 5 mm.
- Lấy khoảng 0,5 kg cốt liệu nhỏ đã sàng bỏ loại cỡ hạt lớn hơn 5 mm và gạn rửa
loại bỏ cỡ hạt nhỏ hơn 140 mm.
- Mỗi loại cốt liệu chuẩn bị 2 mẫu để thử song song.
3. Tiến hành thí nghiệm
- Các mẫu cốt liệu sau khi lấy và chuẩn bị được ngâm trong các thùng ngâm mẫu
trong 24 giờ ± 4 giờ ở nhiệt độ 27oC ± 2oC. Trong thời gian đầu ngâm mẫu, cứ
khoảng từ 1 giờ đến 2 giờ khuấy nhẹ cốt liệu một lần để loại bọt khí bám trên bề
mặt hạt cốt liệu.
- Làm khô bề mặt mẫu (đưa cốt liệu về trạng thái bão hoà nước, khô bề mặt).
Nhẹ nhàng gạn nước ra khỏi thùng ngâm mẫu hoặc đổ mẫu vào sàng 140mm. Rải
cốt liệu nhỏ lên khay thành một lớp mỏng và để cốt liệu khô tự nhiên ngoài không
khí. Chú ý không để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Có thể đặt khay mẫu dưới
quạt nhẹ hoặc dùng máy sấy cầm tay sấy nhẹ, kết hợp đảo đều mẫu. Trong thời gian
chờ cốt liệu khô, thỉnh thoảng kiểm tra tình trạng ẩm của cốt liệu bằng côn thử và
que chọc (xem Hình 1.2) theo quy trình sau: Đặt côn thử trên nền phẳng, nhẵn
không thấm nước. Đổ đầy cốt liệu qua phễu vào côn thử, dùng que chọc đầm nhẹ
25 lần. Không đổ đầy thêm cốt liệu vào côn. Nhấc nhẹ côn lên và so sánh hình dáng
của khối cốt liệu với các dạng cốt liệu chuẩn (xem Hình 1.3). Nếu khối cốt liệu có
hình dạng tương tự Hình 1.3c), cốt liệu đã đạt đến trạng thái bão hoà nước khô bề
mặt. Nếu có dạng Hình 1.3a) và 1.3b), cần tiếp tục làm khô cốt liệu và thử lại đến
Hồ Hữu Bằng 1912702

khi đạt trạng thái như Hình 1.3c). Nếu có dạng Hình 1.3d), cốt liệu đã bị quá khô,
cần ngâm lại cốt liệu vào nước và tiến hành thử lại đến khi đạt yêu cầu.

- Ngay sau khi làm khô bề mặt mẫu, tiến hành cân mẫu và ghi giá trị khối
lượng(m1). Từ từ đổ mẫu vào bình thử. Đổ thêm nước, xoay và lắc đều bình để bọt
khí không còn đọng lại. Đổ tiếp nước đầy bình. Đặt nhẹ tấm kính lên miệng bình
đảm bảo không còn bọt khí đọng lại ở bề mặt tiếp giáp giữa nước trong bình và tấm
kính.
- Dùng khăn lau khô bề mặt ngoài của bình thử và cân bình + mẫu + nước + tấm
kính, ghi lại khối lượng (m2).
- Đổ nước và mẫu trong bình qua sàng 140mm đối với cốt liệu nhỏ và qua sàng
5mm đối với cốt liệu lớn. Tráng sạch bình đến khi không còn mẫu đọng lại. Đổ đầy
nước vào bình, lặp lại thao tác đặt tấm kính lên trên miệng, lau khô mặt ngoài bình
thử. Cân và ghi lại khối lượng bình + nước + tấm kính (m3).
- Sấy mẫu thử đọng lại trên sàng đến khối lượng không đổi.
- Để nguội mẫu đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, sau đó cân và ghi khối lượng
mẫu (m4)
4. Kết quả thí nghiệm
+ m1 = 500g (khối lượng mẫu ở trạng thái bão hòa nước khô bề mặt)
+ m2 = 428g (khối lượng bình + mẫu + nước + tấm kính)
Hồ Hữu Bằng 1912702

+ m3 = 120g (khối lượng bình + nước + tấm kính)


+ m4 = 497g (khối lượng mẫu hoàn toàn khô)

𝜌𝑛 .𝑚4 1×497
𝜌𝑎 = = = 2,63 (g/cm3)
𝑚4 −(𝑚2 −𝑚3 ) 497−(428−120)

- Kết quả là trung bình cộng của hai kết quả xác định song song, lấy chính xác đến
0,01g/cm3.
- Trường hợp hai kết quả chênh lệch nhau lớn hơn 0,05 g/cm3, loại bỏ kết quả này
và tiến hành thử lại trên mẫu xi măng ban đầu.
5. Nhận xét
- Kết quả trên có thể chấp nhận được với sai số 0.05g/cm3
- Thí nghiệm này thao tác đỡ phức tạp và cho kết quả chính xác hơn so với đo khối
lượng riêng xi măng.
- Sai số của kết quả có thể đến do trong cát có nhiều bụi bẩn, hạt đất
- Khối luợng thể tích vật liệu phụ thuộc vào độ ẩm nên khi xác định đại luợng này
phải chỉ rõ ở độ ẩm nào.

You might also like