You are on page 1of 2

Yêu cầu:

Bạn đã học xong chương trình đại học và cân nhắc việc có học tiếp chương trình thạc sĩ hay không,
do đó bạn cần thẩm định để ra quyết định. Dựa vào các điều kiện của chính bản thân các bạn, trả lời
các câu hỏi sau:
BÀI LÀM
Câu 1: Đây có phải là dự án đầu tư hay không? Lí do? Nếu có thì thuộc loại hình đầu tư nào?
Tại sao? (2 điểm)
Đây là một dự án đầu tư vì tôi phải bỏ vốn ra, gồm tiền học phí, thời gian đăng ký và tham gia lớp
học đó. Mục đích của việc học tiếp chương trình thạc sỹ không phải để giải trí, mà là ứng dụng các
kiến thức, cũng như kỹ năng học được vào trong công việc sau này. Góp phần làm cho công việc đạt
hiệu quả, hiệu suất cao hơn, từ đó có được thu nhập tốt hơn hay có thể hiểu là đang sinh lời. Mức
chênh lệch giữa thu nhập sau khi học thạc sỹ so với trước khi học thạc sỹ chính là dòng tiền do hoạt
động này tạo ra.
Việc học tiếp chương trình thạc sỹ sẽ thuộc loại hình đầu tư chiều sâu. Như đã biết, việc đầu tư theo
chiều sâu là nâng cấp, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ sản xuất nhằm tăng công suất và nâng cao
chất lượng sản phẩm, có nghĩa là thúc đẩy sự thay đổi về “chất”. Tương tự, việc có được tấm bằng
Thạc sỹ sẽ giúp bạn được nhìn nhận cao hơn về mặt “chất” so với trình độ cử nhân. Nhiều vị trí
quản lý chỉ tuyển nhân viên trình độ Thạc sỹ trở lên – và những người này được hưởng mức lương
cao hơn, đã chứng minh cho điều này.
Câu 2: Xác định các chi phí chìm, chí phí cơ hội, chi phí đầu tư liên quan đến dự án? (2 điểm)
Loại chi phí Dự án
Chi phí chìm + Học phí cho 12 năm học Tiểu học, THCS, THPT và 4 năm học đại học
+ Tiền sinh hoạt hàng ngày
+ Tiền trọ
+ Tiền internet
Chi phí cơ hội + Thu nhập từ việc đi làm
+ Các mối quan hệ, kinh nghiệm có được khi đi làm
+ Thời gian dành cho việc dự lớp, làm bài tập, ôn bài thay vì hoạt động khác
+ Giá trị khấu hao của laptop, xe máy
Chi phí đầu tư + Sách vở, giáo trình, dụng cụ học tập
liên quan + Tiền xăng xe đến lớp học
+ Tiền điện phục vụ học tập

Câu 3: Thời gian bạn bỏ ra để đi học nên xử lý như thế nào trong việc thẩm định dự án này?
Thời gian tôi bỏ ra đi học có thể xử lý như là chi phí cơ hội, bởi tôi có thể dùng nó vào hoạt động
khác. Tôi bỏ thời gian dự lớp, làm bài tập để có thể thu về kiến thức và kỹ năng, nên nó chính là
ngân lưu ra cho dự án này.
Câu 4: Xác định các mốc thời gian của dự án: giai đoạn đầu tư, giai đoạn khai thác và hoạt
động. Khi thẩm định dự án, thời điểm kết thúc (thanh lý) dự án nên chọn tại thời điểm nào? (2
điểm)
Giai đoạn đầu tư: Thời gian từ lúc đăng ký học chương trình Thạc sỹ cho đến lúc tốt nghiệp Thạc
sỹ.
Giai đoạn khai thác và hoạt động: Từ sau khi tốt nghiệp Thạc sỹ cho đến thời điểm nghỉ hưu.
Thời điểm kết thúc (thanh lý dự án): Là lúc mà kiến thức thu được từ việc học Thạc sỹ không còn
phù hợp, đã lỗi thời và không còn phục vụ nhiều cho công việc lúc đó nữa – Theo tôi ước tính là 10
năm tính từ giai đoạn bắt đầu khai thác hoạt động, vì lúc đó việc có tấm bằng Thạc sỹ cũng không
khiến cho mức thu nhập của tôi tăng thêm đáng kể nữa. Thêm nữa, lúc này bối cảnh kinh tế, xã hội
đã thay đổi đáng kể nên kiến thức có được từ việc học Thạc sỹ không còn nhiều giá trị nữa.
Câu 5: Có các quyền chọn thực nào liên quan đến dự án này hay không? Và các yếu tố tác
động đến giá trị của quyền chọn thực đó? (2 điểm)
Quyền chọn từ bỏ: Sau khi học 1 năm, nếu cảm thấy mình không phù hợp với chương trình này,
hoặc không đủ năng lực để học tiếp, hoặc không đủ tài chính để tiếp tục thì sẽ dừng học.
Yếu tố tác động giá trị quyền chọn: Học phí nếu tiếp tục học, mức thu nhập sau khi tốt nghiệp Thạc
sỹ
Quyền chọn thời điểm tham gia chương trình Thạc sỹ: Nếu cảm thấy tại thời điểm kết thúc chương
trình Đại học mà bản thân chưa có đủ tài chính để đăng ký học hoặc phải chịu trách nhiệm chu cấp
cho gia đình thì sẽ tạm thời không đăng ký học Thạc sỹ. Thay vào đó sẽ đi làm và sau khi tích lũy
đủ tài chính thì mới đăng ký học Thạc sỹ.
Yếu tố tác động giá trị quyền chọn: Thời gian tối đa có thể trì hoãn việc học Thạc sỹ, lúc đó đã kết
hôn chưa? Nếu đã kết hôn thì khó mà học lên Thạc sỹ được.
Quyền chọn tăng trưởng: Khi học Thạc sỹ sẽ tạo cơ hội cho tôi có thể tiếp tục học lên những bậc
học cao hơn, chẳng hạn như Tiến sỹ.
Yếu tố tác động giá trị quyền chọn: Thu nhập tăng thêm nếu có bằng Tiến sỹ so với bằng Thạc sỹ.

You might also like