You are on page 1of 14

CHUNG 

TAY  TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG


VÌ TƯƠNG LAI THẾ HỆ SAU
1/TÌNH HUỐNG
Câu chuyện xảy ra ở nhà:
Hôm ấy, Huế vì dậy muộn sợ đi đi học về trễ nên Huế bảo với mẹ con cắm cơm
trước khi di học để lúc về có cơm ăn ngay cho kịp giờ buổi chiều đi học. Nhưng
vì lúc đó bố Huế đang bơm nước và đang cắm ấm nấu nước uống nên khi Huế
cắm cơm thì điện trong nhà tối xụp lại và trong nhà bắt đầu có mùi khét lạ thế là
toàn bộ hệ thống dây điện trong nhà bị cháy , bị ba mẹ mắng cho nên Huế đi học
muộn.
Huế đến trường có vẻ buồn .Thấy thế, Hiền- bạn ngồi bên cạnh Huế bảo hôm
nay có việc gì mà trông bạn buồn thế ? Huế kể cho bạn nghe .
Hiền bảo : thế sao bạn vội cắm cơm từ sáng sớm . bạn có biết làm như thế là quá
tải cho hệ thống điện trong khi cùng lúc có nhiều thiết bị điện cùng hoạt động và
không tiết kiệm được điện cho gia đình mình không.
Hiền ạ! Mình cũng không biết nữa ? tại sao dây điện nhà mình bị cháy và tại
sao lại không tiết kiệm được điện cho gia đình?
-Huế ạ, bạn không biết đó thôi, bạn làm thế là gây quá tải cho hệ thóng dây điện
và lãng phí điện năng mà nồi cơm tiêu thụ để ủ ấm cơm trong thời gan bạn
không có mặt ở nhà ?
- Thế cơ à, vậy mà bấy lâu nay mình không hay biết, mình nhớ ra rồi vài Thông
tin về ngày trái đất :
Câu chuyện là thế đó. Chúng ta không thể thờ ơ trước một vấn đề đang tác động
đến chính đời sống hằng  ngày của chúng ta và cả tương lai mai sau
các bạn chúng ta hãy cùng tìm hiểu và nghiên cứu giải pháp để giảm thiểu tác
hại của chúng các bạn nhé để từ đó tiết kiệm được năng lượng cho thế hệ mai
sau!
2/ MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Trong mọi nơi trên địa cầu và ngay cả cuộc sống của chúng ta,khắp nơi đều có
cảnh đẹp,khí hậu,điều kiện tự nhiên thuận lợi.

1
Đã có bao lần chúng ta tự đặt câu hỏi để hỏi mình về vấn đề này chưa: “Tại sao
trên trái đất có nhiều cảnh đẹp,nhiều tài nguyên ,...đến thế không?”. Đó chính là
nhờ thượng đế đã ưu ái ban cho nhân loại.
Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên.Tuy vậy nhưng
không có nghĩa là tài nguyên sẽ mãi trường tồn được.Nếu như con người biết sử
dụng tài nguyên một cách chính xác,có chừng mực thì nó sẽ được bảo
quản,trường tồn lâu dài.Ví dụ như:chúng ta tắt bớt một cây đèn mà chúng ta
không sử dụng thì một tháng có thể tiết kiệm được một số tiền không nhỏ.
Đối với nguồn tài nguyên nước cũng vậy nếu chúng ta biết tiết kiệm,không để
lãng phí nước thì chúng ta có thể làm giảm bớt đi một phần chi tiêu trong gia
đình .
Đã từng có một lần trong trường, khi đi vệ sinh tôi thấy có vài bạn”nghịch
ngợm” mở vòi nước mà không khóa lại.Thấy thế,tôi chạy đến khóa nước và
quay sang nói với các bạn : Các bạn ơi,các bạn có biết làm như vậy không
những phí phạm tài nguyên thiên nhiên mà còn làm cho nhà trường tốn tiền để
các bạn phung phí nước vậy sao?” lúc đầu các bạn tỏ ra không hài lòng với tôi
nhưng khi nghe tôi trình bày và giải thích việc sử dụng nước.
Cuối cùng các bạn ấy nói với tôi:”Chúng tớ biết lỗi rồi.Cám ơn cậu đã giải thích
tỉ mỉ cho chúng tớ nghe việc sử dụng nước sao cho đúng.Chúng tớ hứa sẽ không
tái phạm nữa.
Tôi hiểu được và biết tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên như vậy là
nhờ có ba tôi,ông là người dạy cho tôi biết thế nào là tiết kiệm.Ba thường nói
với tôi,hồi Ba còn nhỏ,không có nước sạch giống bây giờ để tắm đâu mỗi khi ba
muốn tắm là phải tắm bằng nước sông.Nên bây giờ tôi phải biết tiết kiệm
nước,không sử dụng nước một cách bừa bãi.Từ đó trở đi,khi làm việc gì tôi cũng
nhớ lời ba tôi dặn phải biết tiết kiệm và bảo vệ nhất là bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên
Qua bài nói trên, tôi muốn nhắn với mọi người rằng tài nguyên thiên nhiên trên
trái đất và ngay cả trên đất nước chúng ta là có hạn,nên phải sử dụng tài nguyên

2
thiên nhiên hợp lí và biết tiết kiệm. Để làm cho đất nước ngày càng, ngày càng
phồn vinh và giàu mạnh hơn
Nói về tiết kiệm điện, có rất nhiều biện pháp để thực hiện; tuy nhiên, trong thực
hiện mỗi biện pháp, đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức
tự giác của mỗi người.
Như chúng ta đã biết để làm thay đổi thói quen, ý thức của một người là điều vô
cùng khó khăn và để mỗi người hình thành được thói quen, ý thức tự giác tiết
kiệm điện lại là chuyện càng khó hơn. Đây là công việc rất nặng nề không thể
hoàn thành một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có thời gian, cùng với sự quyết
tâm, nỗ lực và thực hiện xuyên suốt của các cấp, các ngành.
Xuất phát từ vấn đề, câu hỏi đặt ra “Tại sao chúng ta không giáo dục, rèn luyện
ý thức tự giác tiết kiệm điện cho mọi người ngay từ lúc nhỏ để hình thành thói
quen?”, giống như câu “Dạy con từ thuở còn thơ…”, vì ở trẻ em thường rất nhạy
bén, cập nhật kiến thức, thông tin nhanh, dễ bắt chước, nên đây là thế mạnh của
trẻ cần được khai thác. Do đó, để chủ trương tiết kiệm năng lượng nói chung,
tiết kiệm điện nói riên gặt hái được kết quả, cần tập trung giáo dục để trẻ em
hình thành thói quen tiết kiệm điện
Trước hết, phải xác định môi trường “trường học” và “gia đình” là nơi giáo dục,
rèn luyện, tập cho trẻ hình thành thói quen, ý thức tự giác tiết kiệm điện tốt nhất
Về môi trường “trường học”: Mọi đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên đều phải trải qua
thời gian theo học tập tại trường học. Vì vậy trường học là nơi tốt nhất để đưa
chủ trương tiết kiệm điện vào (nhất là bậc mầm non, tiểu học). Từ lâu lĩnh vực
an toàn giao thông đã được một số điểm trường lồng ghép vào một số buổi sinh
hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa… để tuyên truyền về an toàn giao
thông cho các em học sinh và đã hình thành được thói quen rất tốt đối với các
em. Lĩnh vực tiết kiệm điện cũng vậy, có tầm quan trọng không kém, vì vậy cần
sớm đưa chủ trương này vào trường học để giáo dục, rèn luyện các em tiết kiệm
điện ngay từ nhỏ.

3
Để các điểm trường triển khai thực hiện chủ trương tiết kiệm điện, thu hút đông
đảo các em học sinh nhiệt tình hưởng ứng, tham gia tích cực, về phía nhà trường
theo em cần áp dụng nhiều biện pháp, trong đó
- Phải có sự phối kết hợp giữa nhà trường với ngành điện lực, để được hỗ trợ về
nhân lực, tài liệu hướng dẫn và một số hoạt động khác
- Phát tờ rơi, khẩu ngữ, băng rôn tuyên truyền tiết kiệm điện với nhiều thông tin
và hình ảnh hữu ích, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ giúp các em tiếp cận nhanh
- Tổ chức buổi ngoại khóa, hướng dẫn các em cách sử dụng các thiết bị điện
trong gia đình tiết kiệm tối ưu theo hình thức truyền đạt sáng tạo để trẻ dễ dàng
nhận thức và tiếp thu, theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”. Người hướng
dẫn cần gợi mở vấn đề, mời một em học sinh lên kể lại một số thiết bị điện trong
gia đình, sau đó lần lượt hướng dẫn các em cách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm,
không vội vàng, hướng dẫn đến đâu giúp các em ghi nhớ đến đó
- Tổ chức giao lưu, sinh hoạt tập thể hàng tuần, yêu cầu mỗi lớp cử từ 2 đến 3
em học sinh tường thuật, kể lại những câu chuyện, việc làm tốt về việc sử dụng
các thiết bị điện trong gia đình, ở trường mà bản thân học sinh đã làm được hay
các em đã làm gì để giúp thành viên trong gia đình sử dụng các thiết bị điện tiết
kiệm… Nhà trường cần tặng phần quà “cây viết, quyển tập học sinh…” để
khuyến khích các em tham gia đầy đủ. Việc đưa chủ trương tiết kiệm điện vào
trường học là việc làm rất cần thiết, bổ ích và có ý nghĩa đối với học sinh, đồng
thời giáo dục thói quen tiết kiệm điện cho các em ngay từ nhỏ
Về môi trường gia đình: Để duy trì và hình thành được thói quen tiết kiệm điện
cho các em, bên cạnh sự giáo dục của nhà trường thì rất cần sự động viên,
khuyến khích, hỗ trợ thường xuyên của gia đình. Ở trường các em được giáo dục
kiến thức tiết kiệm điện, gia đình là nơi để các em thực hiện việc làm đó, chính
vì vậy, về phía gia đình cần phải nỗ lực hơn nữa, tạo môi trường thuận lợi để các
em thực hành việc làm tiết kiệm điện. Gia đình cần làm gương cho trẻ học theo;
mặc dù được giáo dục từ nhà trường, nhưng khi về nhà nếu các em không được
kèm cập hoặc bị tác động trước thói quen sử dụng các thiết bị điện một cách tùy
tiện, không tiết kiệm của gia đình thì dù có giáo dục mấy hiệu quả mang lại sẽ

4
không cao, thậm chí làm ảnh hưởng đến các em. Việc giáo dục trẻ tiết kiệm
điện, vừa tập thói quen tốt cho trẻ, vừa tiết kiệm điện (kinh tế) cho gia đình, do
đó đây là việc làm rất cần thiết, các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn .
3/ TỔNG QUAN  CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
a/Thành lập nhóm nghiên cứu
Gồm 2 thành viên :Nguyễn Thị Huế, Lại Thị Thu Hiền (học sinh  lớp 9A)
b/ Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp
- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua sách báo,
mạng xã hội
- Thống kê: thống kê con số về sự cố , số lượng hao phí điện năng và số tiền tốn
kém do việc lãng phí không biết của người tiêu dùng
- Tích hợp: Tích hợp  những  điều đã biết, đã học, kiến thức  liên môn  với thực
tế đời sống.
- Phân tích,đánh giá: Phân tích cụ thể các mặt tác hại ; bày tỏ quan điểm về vấn
đề trên.
c/Tổng hợp nghiên cứu và đề ra giải pháp 
Vận dụng kiến thức liên môn để nghiên cứu và  giải quyết tình huống
+ Môn Ngữ Văn: Nắm các kĩ năng viết văn Kể chuyện, Thuyết minh, Nghị luận 
để viết bài. Bài thuyết trình  có bố cục rõ ràng ,diễn đạt mạch lạc,lập luận chặt
chẽ.
+ Môn Lịch sử: Biết được nguồn gốc ra đời của các dạng năng lượng.Kế thừa
nền nếp sinh hoạt tiết kiệm lâu đời của dân tộc việt nam đặc biệt trong thời kì
chiến tranh
+ Môn Toán : Thống kê và tính tỉ lệ năng lượng tiết kiệm được và hạn chế được
số lượng khí thải ra môi trường .
+ Môn vật lí: Nguyên lý của quá trình chuyển hoá các dạng năng lượng và tái
tạo năng lượng vào các mục đích khác.
+ Môn công nghệ : có thể tính toán cụ thể trong sơ đồ mạch điện về các mắc
cách đi dây sao cho không tốn dây mà tiết kiệm ược hao phí điện 
+ Môn Hóa : Biết được ảnh hưởng nghiêm trọng của khí thải ra môi trường
5
+ Môn sinh : Biết được ảnh hưởng của khí thải đối với môi trường sinh học,đối
với sức khỏe con ngừơi.
+ Môn  Công dân : Giáo dục ý thức về sử dụng năng lượng
+ Môn Mĩ thuật, môn Âm nhạc : Một bức tranh,một bài hát một tiết mục biểu
diễn thời trang cũng có thể góp phần tuyên truyền: lên án, phê phán kêu gọi mọi
người có ý thức về việc tiết kiệm điện từ đó giảm thiểu và tái sử dụng các nguồn
năng lượng
+ Môn Tin học : Sử dụng mạng, soạn  bài tuyên truyền bằng phần mềm
Microsoft Powerpoint
I. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các cơ quan, công sở
Để cho việc thực hiện tiết kiệm điện trong các cơ quan, công sở có hiệu quả
lâu dài và ổn định, ta cần tiến hành có bài bản trên giải pháp kỹ thuật
Giải pháp kỹ thuật: Đánh giá tình hình sử dụng điện qua kiểm tra và đề ra
giải pháp kỹ thuật tiết kiệm điện
1. Mở rộng hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính kể cả trần (nếu có thể) để
tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
2. Thay tất cả các bóng đèn tròn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compac hoặc đèn
LED để tiết kiệm điện
3. Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống neon thế
hệ mới 36W, 18W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm
điện (khi thay một chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử của đèn 40W, ta tiết
kiệm được mỗi giờ 4Wh và cho lười điện 12,9Wh do không phải chuyên chở
điện phản kháng
4. Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh sáng và
điều chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh sáng cao. Thực
hiện mỗi đèn một công tắc đóng, mở
5. Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng : ánh sáng đi lại sinh hoạt và ánh
sáng làm việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường đủ ánh sáng đi lại cho sinh
hoạt và đèn bàn compact cho mỗi phòng học (chỉ bật khi làm việc). Bố trí chiếu
sáng này sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng

6
Ví dụ: Một phòng làm việc 10m2, kê 4 bàn làm việc cho 4 cán bộ vậy phải bố trí
bao nhiêu bóng đèn theo tiêu chuẩn ?
áp dụng phương pháp công suất đơn vị Po (W/m²) để tìm số lượng bóng đèn cần
trang bị
Pt=P/S (w/m)
P1, Tổng công suất điện của toàn bộ bóng đèn - Wat
S: Diện tích của phòng (m²)
Theo bảng tính sẵn trong sổ tay kỹ thuật, Po cho các văn phòng làm việc là Po =
15
Vậy: P : Po . S = 15 X 10 = 150W
- Nếu bố trí theo kiểu một chế độ ánh sáng (vừa sinh hoạt, vừa làm việc) và
dùng bóng đèn ống neon 36W thì phải bố trí: (1)
- N=Pt/Pd=150/36 = 4,13
- ~ 4 bóng (4 x 36W = 144W)
7
- - Nếu bố trí theo kiểu hai chế độ ánh sáng thì chỉ dùng: (2)
- * Một bóng đèn ống neon 36W cho ánh sáng sinh hoạt = 36W
- 4 bóng đèn bàn compact cho ánh sáng làm việc với mỗi bóng là 15W: (15
x 4 = 60W) = 60W
- So việc bố trí (2) với (1), ta tiết kiệm được
- 144 - 96 = 48W
- 6. Giảm 50% độ sáng của các hành lang, nhà vệ sinh và thay vào đó các
đèn compact 9W7.
- Mạng lưới điện trong cơ quan
- - Thay các đoạn dây bị quá tải (nếu có) bằng dây có tiết diện lớn hơn
- - Thay các đoạn dây cũ, nát, rò điện bằng dây mới cùng tiết diện
- - Sửa chữa các mối nối, các chỗ tiếp xúc ở cầu dao, cầu chì, phích cắm bị
phát nóng quá mức

4/ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


Để giải quyết tình huống trên cần có nhiều giải pháp sâu rộng, toàn diện.
Nhóm chúng em xin được đề nghị một số giải pháp  sau
II. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các khu vực hành chính sự
nghiệp
Quy định ngắt điện ổ cắm sau giờ làm việc
Có hai cách ngắt điện vào thiết bị. Cách thứ nhất là nhấn công tắc, cách thứ hai là
rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Cách thứ nhất không phải là ngắt điện tuyệt đối vì
vẫn còn dòng điện rò chạy qua công tắc. Chỉ có cách thứ hai mới là ngắt điện tuyệt

8
đối mà thôi
Trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của một đất nước có hàng chục vạn đồ
điện dân dụng kiểu như vậy, đó là: máy vi tính, thiết bị truyền tin, máy photocopy,
quạt điện, đèn bàn... Nếu tất cả chúng đều được rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm sau
giờ làm việc thì sẽ tiết kiệm được một số điện năng đáng kể. Hơn nữa Việt Nam là
một nước có khí hậu ẩm ướt, lượng điện năng hao phí do dòng điện rò còn lớn hơn
gấp nhiều so với các nước có khí hậu khô ráo

5/ THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH  GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


Đây là một vấn đề thường thấy trong cuộc sống và khó giải quyết tận gốc và
cũng khó thống kê được kết quả cụ thể . Tuy nhiên, khi thực hiện những giải
pháp này, chúng ta sẽ nâng cao ý thức của mọi người trong việc tiết kiện điện
năng.
Đối với các thiết bị điện tử có điều khiển từ xa như ti vi, đèn, quạt cũng không
nên để chế độ đèn chờ (đèn đỏ). Mỗi mạch đèn chờ tiêu thụ 8W, tương đương
với một bóng đèn compact 7W. Tổng năng lượng do đèn chờ tiêu thụ trong cả
nước cũng là một con số khá lớn

9
I. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình
Điều chỉnh thói quen sử dụng đồ điện trong gia đình
Tủ lạnh : Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế
độ từ 3 - 6°C. Với chế độ đông lạnh thì để - 15°C đến -18°C. Cứ lạnh hơn 10oC
là tốn thêm 25% điện năng. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra gioăng cao su,
nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn điện
Máy điều hoà nhiệt độ: Hãy để nhiệt độ ở mức trên 20°C. Cứ cao hơn 10°C là bạn
đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu bạn thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì
sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường bạn sẽ tiết kiệm 20 -
25% điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên
Máy tính: Màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì càng tốn
điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút.
Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ
được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian

10
tạm dừng sử dụng máy (down-time)
Ngoài ra ta nên sử dụng bộ phận hẹn giờ ngắt điện cho các dụng cụ điện, góp
phần tiết kiệm điện trong gia đình

6/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


Một số ứng dụng điển hình
 Đèn chiếu sáng ở những khu vực công cộng tự bật đèn lúc 18h tối và tắt lúc
6h sáng mỗi ngày
 * Thiết bị điện trang trí, quảng cáo tự bật lúc 17h30 (trời nhá nhem tối) và tự
động tắt lúc 24h tối (đi ngủ không cần dùng tới đèn trang trí => tránh rủi ro xảy
ra sự cố điện, đồng thời tiết kiệm điện)
 Máy lạnh trong văn phòng làm việc tự bật lúc 7h sáng và tắt lúc 11h30 trưa
(nghỉ trưa), rồi đến 13h bật lại cho đến 17h chiều tự động tắt => tránh lãng phí
điện ngoài giờ làm việc
 Hẹn giờ bật máy bơm nước tưới cây, máy sục khí các trại nuôi thủy sản,...
rồi tắt tự động mỗi ngày => chính xác, hiệu quả, không tốn công sức và thời gian

11
 Nhắc đến “Tiết kiệm điện”, bất kỳ ai cũng hiểu ngay là giảm thiểu lượng
điện năng đang sử dụng nhưng ít ai lại nghĩ đến sử dụng nguồn năng lượng thay
thế để giảm số tiền sử dụng điện trong gia đình. Trên thế giới, do vị trí địa lý đặc
trưng hoặc do các nguyên nhân khách quan khác nhau, người ta đã tìm ra nhiều
giải pháp để chuyển hóa các nguồn năng lượng khác nhau thành điện năng, như:
Chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng; Chuyển hóa cơ năng thành điện
năng bằng cách sử dụng năng lượng gió, sóng biển, thủy triều, nước mưa,... Các
giải pháp này đã được nghiên cứu thành công tại một số nước trên thế giới. Sử
dụng nhiệt năng từ lòng đất (tại các miệng núi lửa đã nguội, nơi có suối nước
nóng,…) để chuyển hóa thành điện năng
 Hiện nay, có trên 30 quốc gia đang khai thác và sử dụng dạng này. Ngoài ra,
người ta còn sử dụng xăng sinh học (từ tảo, ngũ cốc ngũ cốc hoặc mía, thường gọi
là Ethanol) hoặc sử dụng công nghệ sản xuất dầu nhiệt phân hoặc khí biogas từ
rác, để chạy máy phát điện nhằm hạn chế tác động đến môi trường. Tóm lại,
ngoài mục đích tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế để giảm giá thành bán điện,
người ta đang chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, nhằm giảm thiểu tối đa
hiệu ứng nhà kính, tác nhân chính gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu
 Ở Việt Nam, gần đây có sáng chế “máy phát điện chạy bằng nước” của Tiến
sĩ Nguyễn Chánh Khê đang thu hút sự quan tâm rất lớn trong giới khoa học trong
và ngoài nước
 Công trình của TS Nguyễn Chánh Khê về pin nhiên liệu từ phản ứng phân
hủy “nước” có hai phần: dùng chất xúc tác phân hủy nước tạo Hydrogen và
Oxygen. Sau đó Hydrogen và Oxygen tái hợp thông qua thiết bị chuyên dùng để
chuyển hóa năng lượng hóa học thành điện năng. Hiện công trình nghiên cứu phát
điện này vẫn còn đang bàn cãi là do “chất xúc tác” có cấu trúc nano chưa được
công khai, nên chưa thể xác định chính xác việc tách H 2 từ “nước” có vi phạm
nguyên lý cơ bản của khoa học là “nguyên lý bảo toàn năng lượng” không? Trong
trường hợp, sáng chế này được hội đồng khoa học các nước công nhận, thì ngoài
việc tìm ra một nguồn năng lượng dồi dào để phát điện, nó còn có thể làm thay
đổi cả thế giới trong việc bảo vệ môi trường
12
 Trong bài viết này, tôi muốn giới thiệu một giải pháp khác tuy đơn giản,
chưa thực nghiệm ở Việt Nam nhưng có thể xem xét nghiên cứu triển khai áp
dụng nhằm giảm lượng điện tiêu thụ từ lưới điện Quốc gia. Đó là sử dụng năng
lượng cơ học từ việc vui chơi, tập thể dục của con người để phát điện. Hiện nay,
trong các công viên công cộng hiện đang có lắp các thiết bị tập thể dục chuyên
dùng khác nhau, trong đó có một số thiết bị có thể xem xét để biến đổi cơ năng
của thiết bị thành điện năng, năng lượng điện sau đó được tích trữ vào bình Acqui
và cuối cùng là sử dụng nguồn năng lượng điện đã tích trữ để phục vụ cho chiếu
sáng công viên vào buổi tối. Ngoài ra, trên thực tế năng lượng sinh ra từ sân chơi
của trẻ em, có thể được sử dụng để thắp sáng các lớp học trong nhiều giờ. Ví dụ:
ở châu Phi nhờ sáng chế của nhà phát minh trẻ người Anh, Daniel Sheridan, anh
đã nghiên cứu tạo ra điện thông qua trò chơi của trẻ em với sự trợ giúp của các
chuyên gia từ ý tưởng thiết kế “tấm ván bập bênh”
 Nguyên lý phát điện mô hình này là dựa vào năng lượng được sinh ra khi có
chuyển động cơ học lên xuống sẽ được truyền động trực tiếp để nén khí, động
năng được tích lũy vào hệ thống nhiều bình khí nén và hệ thống các bình khí nén
sẽ được nạp khí - xả khí luân phiên để đảm bảo sự liên tục cung cấp năng lượng
quay máy phát điện một cách ổn định (dù chuyển động lên xuống hay quay tròn
thì khí vẫn luôn được nén vào bình, trong khi đó người ta sẽ dễ dàng điều khiển
cường độ và lưu lượng khí nén từ bình nén khí phun ra để quay máy phát). Ở đây,
khi 1 bình đang xả khí quay máy phát điện thì các bình khác sẽ đang được nạp khí
nén vào. Sau khi chuyển hóa thành điện, nguồn năng lượng này sẽ được truyền
đến bộ phận tích lũy điện và trữ ở đó cho tới khi cần sử dụng thì chuyển đổi thành
dạng năng lượng cần sử dụng. Với giải pháp nêu trên có thể thấy tiềm năng của
sản phẩm này là rất lớn, có thể mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng
 Theo tính toán, chỉ cần chơi bập bênh, hoặc sử dụng các thiết bị tập thể dục
chuyên dụng trong vòng 5-10 phút, thì lượng năng lượng này có thể phát ra điện
đủ thắp sáng một lớp học vào buổi tối trong một giờ. Vì vậy, tôi tin rằng đối với
một đất nước có nhiều nhân tài cũng như chịu khó tìm tòi học hỏi như Việt Nam,
thì giải pháp nêu trên không bao lâu nữa sẽ trở thành hiện thực. Trong trường
13
hợp được nhân rộng mô hình này, ngoài việc tiết kiệm được nguồn năng lượng
đang bị bỏ phí mà còn góp “xanh” được môi trường sống của chúng ta
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ”
1/TÌNH HUỐNG
2/ MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
3/TỔNG QUAN  CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
4/ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
5/ THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH  GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
6/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

14

You might also like