N11V5-cô NX

You might also like

You are on page 1of 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH


KHỐI THPT TRƯỜNG ĐINH THIỆN LÝ
VỀ VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA.

Người thực hiện:

Võ Phạm Trọng Huy – 11I2


Phạm Hoàng Mai – 11I4

Người hướng dẫn khoa học:


Mai Thị Thùy Dung

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 5 NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan công tình nghiên cứu khoa học này là của riêng chúng tôi. Những
nguồn tài liệu được trích dẫn là hoàn toàn trung thực, các số liệu đều có nguồn gốc rõ ràng.
Những nhận định của chúng tôi về vấn đề được nghiên cứu là của riêng chúng tôi và chưa
được công bố ở trên bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
HĐNK: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦ U
1.1. Mụ c đích nghiên cứ u
Ngày nay, sự phát triển của xã hội diễn ra vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ, ảnh
hưởng đến mọi mặt đời sống của con người dẫn đến một thách thức đặt ra cho ngành
giáo dục là làm sao để đào tạo ra được những con người có thể thích ứng với sự thay
đổi của xã hội. Trong tình hình đó, Nghị quyết số 29-NQ/TW ra đời với mục tiêu Đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục với trong tâm là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại... Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ
chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học...” (Ban Chấp Hành, 2013) Nên trong những năm gần đây, ngoài chương
trình chính khóa, các cơ sở giáo dục cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa (HĐNK)
cho học sinh để dần hoàn thiện chương trình giáo dục và phát triển của học sinh.
Theo từ điển tiếng Việt: “Ngoại khóa là môn học hoặc hoạt động giáo dục ngoài gi ờ,
ngoài chương trình chính thức; phân biệt với nội khóa”(Hoàng, 2007). Vì vậy, hoạt
động ngoại khóa được hiểu như là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học chính
khóa, thừờng mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Đó là việc tổ chức giáo dục
thông qua hoạt động thực tiễn của Học sinh về khoa học-kỹ thuật, lao động công ích,
hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao,
vui chơi giải trí... Ngoài ra, hoạt động ngoại khóa còn củng cố vững chắc những kiến
thức mà Học sinh đã đƣợc học trên lớp, để từ đó tiếp tục hình thành và phát triển năng
lực: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động
chính trị - xã hội, khả năng quản lý, đánh giá kết quả,... (Nguyễn, 2015)
Dựa trên khái niệm đó, HĐNK có rất nhiều hình thức và lĩnh vực liên quan nhưng
trong nghiên cứu này, chúng tôi chia các HĐNK thành 3 phần chính dựa trên mục tiêu
và lĩnh vực của hoạt động: Thể thao, học thuật, cộng đồng, nghệ thuật và sở thích.
Tuy nhiên, đứng trước đa dạng về lĩnh vực, hình thức, đối tượng của các HĐNK, học
sinh đang bị thiếu những sự định hướng và dẫn dắt để chọn đúng những hoạt động phù
hợp. Chúng tôi thực hiện đề tài để xác định thực trạng của học sinh THPT trong việc
tham gia các HĐNK, từ đó, đưa ra giải pháp giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về
việc tham gia các HĐNK.
1.2. Nhiệm vụ củ a đề tà i

-Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng và quan điểm của học sinh THPT về việc tham gia
các HĐNK
-Nhiệm vụ 2: Xây dựng một giải pháp giúp học sinh có định hướng đúng trong việc
tham gia các HĐNK

1.3. Đố i tượ ng nghiên cứ u, phạ m vi nghiên cứ u


1.3.1. Đố i tượ ng nghiên cứ u
Nhận thức của học sinh khối THPT của Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý
về việc tham gia HĐNK.
1.3.2. Phạ m vi nghiên cứ u
Phạm vi không gian: học sinh THPT tại trường Đinh Thiện Lý
Phạm vi thời gian: tháng 09/2021 đến tháng 05/2022
Phạm vi nội dung: nhận thựức của học sinh về việc tham gia các HĐNK.
1.5. Câ u hỏ i nghiên cứ u
- Thực trạng và quan điểm học sinh THPT về việc tham gia các HĐNK như thế nào?
- Học sinh đã được định hướng đúng trong việc tham gia HĐNK chưa?
- Các công cụ giúp định hướng học sinh tham gia HĐNK phù hợp có hiệu quả như thế
nào?

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ NGHIÊ N CỨ U


2.1.Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu Hương thuộc Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đã chỉ ra được khi áp dụng HĐNK vào môn Lịch sử để có thể thấy được tác
động của HĐNK. Như những nghiên cứu trước, đề tài này cũng chỉ ra được những lợi ích
của HĐNK. Điều khác biệt ở đây là đã cho ta thấy được HĐNK đã tác động thế nào đến
môn Lịch sử. Nó tác động để ba mặt đó là: Kiến thức, kỹ năng và giáo dục. Trong bài báo
cáo cho phần biện pháp tổ chức HĐNK trong dạy học lịch sử ở Trường Trung học phổ
thông Thái Nguyên. Trong đó phần Hùng biện và Tổ chức trao đổi thảo luận là phần nhóm
thấy hay nhất. Vì hùng biện giúp học sinh có thể tự tin nêu ra được luận điểm của mình.
Phải nghe thật kỹ và phản biện lại luận điểm của đối phương. Giúp học sinh nâng cao kỹ
năng giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống. Phần tổ chức trao đổi thảo luận là khi học sinh
đưa ra những ý kiến và cùng nhau tổng hợp lại để đưa ra ý kiến tốt nhất cho nhóm. Giúp
học sinh học được cách tìm hiểu, lắng nghe và tổng hợp.

2.2. Đối với nghiên cứu về sự khác biệt giữa trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa và các
trẻ không tham gia. Các tác giả khẳng định rằng việc tham gia các hoạt động ngoại khóa là
một điều bắt buộc trong giáo dục. Một thực tế rằng khi tham gia các hoạt động này, trẻ
được giáo dục về nhiều hơn cuộc sống thay vì chỉ ngồi thụ động một chỗ và học. Ngoài ra,
tác giả tin rằng, các trẻ không tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ thiếu đi những kỹ
năng cần thiết cho sự phát triển sau này. (Forneris et al., 2015)
2.3. Theo nghiên cứu của tác giả Ralph B. McNeal, Jr. thuộc đại học Connecticut, Storrs
cho thấy rằng HĐNK đã làm giảm khả năng bỏ học của học sinh. Cụ thể là hai môn điền
kinh và mỹ thuật. Vì đây là những bộ môn về học thuật nên khi them gia những HĐNK
này sẽ giúp học sinh định hướng tốt hơn nghề nghiệp của mình trong tương lai, giúp học
sinh có hứng thú với với công việc này, đồng nghĩa với việc giảm thiểu được khả năng học
sinh sẽ thấy mình không có định hướng nhất định trong tương lai dẫn đến việc học sinh sẽ
thấy chán nản và muốn từ bỏ. Theo nhóm thấy HĐNK đã và đang nâng cao được ý thức
của học sinh trong học tập, cho học sinh không cảm thấy chán nản trên con đường thành
công. Từ đó chúng ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của HĐNK tác động như thế
nào đến học sinh.(Mcneal et al., 2015)

2.4. Đánh giá về mối quan hệ giữa việc tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh và sự
phát triển nghề nghiệp, nhóm tác giả Abdul Rahman và Rabia Ali Hundal đã nghiên cứu và
nhận xét: việc học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp họ bổ sung các kỹ
năng như quản lý thời gian, rủi ro, xung đột cùng với kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm và
đạo đức nghề nghiệp tốt từ đó sẽ giúp họ trong công việc sau này (Rahman & Ali Hundal,
2021).

2.5. KSau khi nghiên cứu về thực trạng, tác giả Faizal Amir của nghiên cứu đã tiến hành
xây dựng nên giải pháp để cải thiện việc tham gia các HĐNK ở ngoài trời của học sinh tại
trường MAN 3 Cirebon nước nào?, Amir và Perjuangan (2020) đã đề ra . Có tất cả là năm
giải pháp để thúc đẩy học sinh tham gia HĐNK nhiều hơnmà tác giả đã đề ra. Đầu tiên đó
là cần phải có sự chuẩn bị trước, ví dụ như hoạt động đó cần được tổ chức ở ngoài trời,
chúng ta cần phải đi khảo sát trước chỗ ấy có an toàn để cho các hoạt động được diễn ra
một cách suôn sẻ. Tiếp đến cần phải có những khoản chi tiêu hợp lý cho những hoạt động
đã đề ra. Nên tổ chức thuyết trình cho mỗi bài tập nhằm nâng cao sự tự tin của mỗi học
sinh. Từ đó các giáo viên cũng nên đánh giá bài thuyết trình để đưa ra những lời nhận xét
giúp các học sinh cản thiện trong lần tiếp theo. Từ đó giúp các học sinh tại trường MAN 3
Cirebon được nâng cao nhiều kỹ năng giúp ích cho sau này. (Amir & Perjuangan, 2020)

2.6. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Nhân, sau khi cho chúng ta biết được về
thực trạng, sau đó tác giả cũng đã Trong một nghiên cứu tại Việt Nam, Nguyễn (2020)
cũng nêu ra năm giải pháp giúp cải thiện chất lượng giáo dục của HĐNK. Đầu tiên là là
phải chọn lọc được những chuyên đề thật sự cần thiết cho học sinh trung học, phải làm cho
học sinh cảm thấy hứng thú với chuyên đề và làm cho học sinh lay động. Giải pháp số hai
đó là nên lấy những ý kiến từng nội dung mà ban tổ chức muốn làm cho học sinh, từ đó sẽ
chọn lọc được những nội dung thật sự bổ ích và cần thiết cho học sinh. Thứ ba là nên có
những sự góp sức và đồng tình của phụ huynh. Vì bản thân phụ huynh họ làm nhiều ngành,
có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, cũng như họ hiểu rõ được con mình cần trang bị
những kỹ năng nào cần thiết. Thứ tư đó là cho học sinh chứng kiến được những tấm gương
sáng. Việc giao lưu, trò chuyện cùng những tấm gương ấy giúp các học sinh đọng lại
những lời chia sẻ, giúp học sinh biết được mình nên làm gì. Cuối cùng là phát huy vai trò
của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Từ đó thông qua những hoạt động cụ thể giúp
học sinh có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. (T. N. Nguyễn, 2021)

Hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá thực chất về hiệu quả cũng như cách áp dụng
vào thực tế. Tuy nhiên, nhóm chưa tìm thấy được một công cụ thật sự hiệu quả giúp học
sinh tìm được đúng hoạt động cho bản thân và đó chính là mục tiêu mà nhóm hướng đến
trong nghiên cứu này.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁ P NGHIÊ N CỨ U


3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Thu thập các tài liệu, báo cáo và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Từ đó có
thể phân tích, phân loại và phát triển các khái niệm cơ bản.
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp định tính: phỏng vấn một nhóm học sinh dựa trên nhiều yếu tố về
tuổi, giới tính, học lực để tìm ra được đặc điểm nhận thức chung của đối tượng.
- Phương pháp định lượng: thu thập kết quả thông qua bảng hỏi. Trong đó, các
câu hỏi được xây dựng dưa trên cơ sở lý thuyết kết hợp với kết quả phỏng vấn.
3.3. Phương pháp nghiên cứu số liệu.
3.4. Đạo đức trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, nhóm luôn đặt đạo đức trong nghiên cứu khoa học là yếu tố quan
trọng trên hết. Đối với thông tin người được phỏng vấn với sự bảo mật về danh tính và sẽ
được mã hóa khi phân tích dữ liệu, nhóm sẽ ghi âm cuộc phỏng vấn, lưu vào một folder
trên laptop cá nhân của một thành viên. Đối với các bảng hỏi, sau khi phát ra và thu lại sẽ
được mã hóa. Trong bảng hỏi, nhóm không thu thập thông cá nhân của người khảo sát. Và
tất cả dữ liệu được thu thập đều chỉ phục vụ cho nghiên cứu

CHƯƠNG 4. KẾ T QUẢ NGHIÊ N CỨ U


Phân tích dữ liệu và kết quả
CHƯƠNG 5. KẾ T LUẬ N VÀ BÀ N LUẬ N
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Amir, F., & Perjuangan, J. (2020). Extracurricular Management Program to Improve Students ’Non-
Academic Achievement Activities in MAN 3 Cirebon. Diadikasia Journal, 1(1), 11–23.
https://doi.org/10.21428/8c841009.5494e7d0
Ban Chấp Hành, T. Ương Đ. C. S. V. N. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Forneris, T., Camiré, M., & Williamson, R. (2015). Extracurricular Activity Participation and the
Acquisition of Developmental Assets: Differences Between Involved and Noninvolved Canadian
High School Students. Applied Developmental Science, 19(1), 47–55.
https://doi.org/10.1080/10888691.2014.980580
Hoàng, P. (2007). Từ điển Tiếng Viêt. NXB Đà Nẵng.
Mcneal, R. B., Press, T., & Url, S. (2015). Social Science Quarterly,. 80(2), 291–309.
Nguyễn, T. N. (2021). ĐA DẠNG HÓA TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ, HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ
SỞ. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC, 02(30).
Nguyễn, V. B. H. (2015). QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO
DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT – ÚC HÀ NỘI.
Rahman, A., & Ali Hundal, R. (2021). Inclination of Students towards Active Participation in
Extracurricular Activities as an Effective Tool for Professional Development during Education in
Pakistan. Indonesian Journal on Learning and Advanced Education (IJOLAE), 3(2), 76–85.
https://doi.org/10.23917/ijolae.v3i2.12026
 
Hoa
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

You might also like