On Tap Chuong 1 - Trac Nghiem - Khong Dap An-1

You might also like

You are on page 1of 3

Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý – HÓA 11 2021-2022 HS: ……………….

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG I

Câu 1. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất điện ly mạnh
A. MgCl2, HClO, HNO3, KOH. B. NaCl, K3PO4, KMnO4, HClO4.
C. MnO2, H2SO4, BaSO4, Ca(OH)2. D. HCl, HF, KClO3, NaOH.
Câu 2. Chọn câu trả lời đúng, khi nói về dung dịch NaCl loãng
A. Trong dung dịch NaCl tồn tại các phân tử NaCl.
B. Trong dung dịch NaCl tồn tại các nguyên tử Na và Cl
C. Trong dung dịch NaCl chỉ tồn tại các ion Na+ và Cl-.
D. Trong dung dịch NaCl không hề tồn tại bất kì phân tử NaCl nào.
Câu 3. Chọn câu trả lời đúng, khi nói về dung dịch acid acetic loãng
A. Trong dung dịch acid acetic không tồn tại các phân tử CH3COOH.
B. Trong dung dịch acid acetic chỉ tồn tại các phân tử CH3COOH.
C. Trong dung dịch acid acetic chỉ tồn tại các ion H+ và CH3COO-.
D. Trong dung dịch acid acetic gồm các tiểu phân CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
Câu 4. Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn, khan. B. CaCl2 nóng chảy.
C. NaOH nóng chảy. D. HBr hòa tan trong nước.
Câu 5. Chọn phát biểu đúng về dung dịch muối.
A. Một số dung dịch muối có thể làm đổi màu quì tím.
B. Tất cả các dung dịch muối đều làm đổi màu quì tím
C. Tất cả các dung dịch muối đều không làm đổi màu quì tím.
D. Tất cả các dung dịch muối trung hòa đều không làm đổi màu quì tím.
Câu 6. Cho các chất sau: HCl, NaHCO3, Zn(OH)2, Al(OH)3, (NH4)2CO3, FeCl3, Ca(OH)2, H2O,
KHSO4. Số chất có tính lưỡng tính (vừa có thể là axit, vừa có thể là bazơ) là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 7. Những ion không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Cu2+, Na+, Cl-, SO42-. B. Na+, K+, OH-, Cl-.
C. Fe3+, Cu2+, Cl-, OH-. D. K+, Mg2+, Cl-, NO3-.
Câu 8. Khi xét dung dịch CH3COOH 0,5 M, kết quả nào sau đây sai?
A. [H+] = 0,5 M B. [H+] < 0,5 M
C. [H+] = [CH3COO-] D. [CH3COO-] < 0,5 M
Câu 9. Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch natri hydroxit vào dung dịch nhôm
clorua là
A. Xuất hiện kết tủa keo trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại.
B. Xuất hiện kết tủa xanh lơ, sau đó kết tủa tan dần đến hết, dung dịch có màu xanh.
C. Xuất hiện kết tủa keo trắng, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, rồi tan dần đến hết,
dung dịch không màu.
D. Ban đầu không có hiện tượng sau đó xuất hiện kết tủa keo trắng, lượng kết tủa tăng
dần đến cực đại.

1
Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý – HÓA 11 2021-2022 HS: ……………….

Câu 10. Cho biết dung dịch HCl 0,01 M có pH là bao nhiêu?
A. 1. B. 2. C. 13. D. 14.
Câu 11. Điều nào sau đây là đúng khi nói về pH của dung dịch NH3 0,1 M?
A. pH = 7 B. pH = 13 C. 1< pH < 7 D. 7 < pH < 13
Câu 12. Trong các hình ảnh sau đây, hình ảnh nào phù hợp nhất với dung dịch axit nitric?

A. (i). B. (ii). C. (iii). D. (iv).


Câu 13. Một dung dịch chứa các ion : Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO3- (0,05 mol) và
SO42- (x mol). Giá trị của x là:
A. 0,03. B. 0,045. C. 0,05. D. 0,07.
Câu 14. Câu nào sau đây sai khi nói về pH và pOH của dung dịch?
A. pH = -lg[H+] C. pH = -lg[OH-]
B. pH + pOH = 14 D. [H+] = 10-a thì pH = a
Câu 15. Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch
NaOH?
A. Fe2O3, KOH, Al(OH)3. B. KHCO3, NaHS, HNO3.
C. H2SO4, Al2O3, Zn(OH)2. D. Na2HPO4, Al(OH)3, KHCO3.
Câu 16. Phát biểu đúng về pH là
A. Giá trị pH tăng thì độ axit giảm.
B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.
C. Dung dịch có pH > 7 thì làm quỳ tím hóa đỏ.
D. Dung dịch có pH < 7 thì làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 17. Cho các PTHH sau:
(1) HCl + NaOH → NaCl + H2O
(2) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
(3) H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O
(4) NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
(5) Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
(6) 2HNO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2H2O
Phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O biểu diễn bản chất của các phản ứng
A. (1), (3), (6). B. (1), (4), (6). C. (1), (5), (6). D. (2), (4), (5
Câu 18. Dung dịch của các muối, axit, bazơ dẫn điện được là vì
A. phân tử của chúng dẫn được điện.
B. trong dung dịch muối, axit, bazơ đều có nước.
C. muối, axit, bazơ có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.
D. có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron và electron mang điện tích.

2
Trường THCS – THPT Đinh Thiện Lý – HÓA 11 2021-2022 HS: ……………….

Câu 19. pH của dung dịch KOH 0,0001 M là


A. 8. B. 9. C. 10. D. 11.
Câu 20. Nếu pH của dung dịch A là 11,5 và pH của dung dịch B là 4,0 thì khẳng định nào
sau đây đúng?
A. Dung dịch A có nội dung ion H+ cao hơn dung dịch B.
B. Dung dịch B có tính bazơ mạnh hơn dung dịch A.
C. Dung dịch A có tính bazơ mạnh hơn dung dịch B.
D. Dung dịch A có tính axit mạnh hơn dung dịch B.
Câu 21. Dung dịch X có [OH-] =2,5.10-10 mol/l. Dung dịch X có
A. môi trường axit. B. môi trường bazơ.
C. môi trường trung tính. D. môi trường chưa xác định được.
Câu 22. Tổng nồng độ mol các ion trong dung dịch BaCl2 0,01 M là
A. 0,01 B. 0,02. C. 0,03. D. 0,3.
Câu 23. Hòa tan một axit vào nước, kết quả là
A. [H+] < [OH-]. B. [H+] = [OH-].
C. [H+] > [OH-]. D. [H+] = [OH-] = 10-7M.

Câu 24. Dung dịch H2SO4 0,10M có


A. pH = 1. B. pH = 2. C. pH < 1. D. pH > 1.

You might also like