You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG

KHOA XÂY DỰNG

BÀI TIỂU LUẬN


CHỦ ĐỀ:

BÊ TÔNG TỰ LÈN

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quốc Đạt


Lê Trần Anh Khoa
Bùi Viết Nguyên
Nguyễn Quốc Hưng
Lớp : D20XDK4
Giáo viên hướng dẫn: Lê Văn Trí

Phú Yên, tháng 10 năm 2021


CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................3


PHẦN NỘI DUNG................................................................................................5
I. TỔNG QUAN VỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN.................................................5
1.1 Khái niệm................................................................................................5
1.2 Đặc điểm của bê tông tự lèn....................................................................5
1.3 Ưu và nhược điểm của bê tông tự lèn.....................................................6
II. VẬT LIỆU CHẾ TẠO BÊ TÔNG TỰ LÈN......................................13
2.1 Xi măng ................................................................................................13
2.2 Cốt liệu nhỏ..........................................................................................13
2.3 Cốt liệu lớn............................................................................................14
2.4 Phụ gia mịn............................................................................................20
2.5 Phụ gia siêu dẻo.....................................................................................20
III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CẤP PHỐI........................................21
Khái niệm....................................................................................................21
Phân loại bê tông nặng................................................................................21
Thành phần bê tông nặng............................................................................21
Ưu và nhược điểm của bê tông nặng...........................................................27
Ứng dụng của bê tông nặng.........................................................................27
IV. THI CÔNG BÊ TÔNG TỰ LÈN.......................................................30
Khái niệm....................................................................................................30
Phân loại bê tông nhẹ..................................................................................30
Thành phần bê tông nhẹ..............................................................................32
Ưu và nhược điểm của bê tông nhẹ.............................................................34
Ứng dụng của bê tông nặng.........................................................................35
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................37

2
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

LỜI NÓI ĐẦU


Bê tông tự lèn là một loại vật liệu mà tự nó có thể làm đầy cốp pha và có thể
đi qua vật cản bằng trọng lượng bản thân của nó mà không cần rung động (không
cần đầm) vẫn đảm bảo độ đồng nhất.

Thi công bê tông cho các công trình thường phải đầm nén, rung để tăng tính
đồng nhất và độ đặc sít của cấu trúc bê tông nhằm nâng cao chất lượng. Đối với
những cấu kiện phức tạp, có mật độ cốt thép dày đặc hoặc ở những điều kiện thi
công không thể đưa thiết bị để đầm rung được phải cần một loại bê tông có tính
chảy dẻo cao nhưng không bị phân tầng và tự lèn chặt do trọng lượng bản thân mà
không cần đến năng lượng đầm rung.Bê tông tự lèn là loại bê tông có khả năng đáp
ứng các yêu cầu trên. Những tính chất đặc biệt khác như cường độ cao về chịu kéo
và chịu nén, độ chống thấm cao, tuổi thọ cao,… càng khiến cho lĩnh vực áp dụng
loại bê tông tự lèn ngày càng mở rộng.

Trong những năm gần đây, mặc dù có những tín hiệu cho thấy bê tông tự lèn
dần được chấp nhận ở Việt Nam nói chung và ở khu vực Miền Nam nói riêng
thông qua việc sử dụng bê tông tự lèn trong một số kết cấu giới hạn như các kết
cấu thành mỏng, ống thép nhồi bê tông, các vị trí dày đặc cốt thép như đầu dầm,
đầu cột, đầu tháp cầu dây văng, các dầm hộp… Tuy nhiên, hầu như bê tông tự lèn
còn khá mới mẻ đối với các nhà thiết kế, thi công cũng như các cơ quan quản lý
ngành.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bê tông tự lèn chưa được áp dụng
phổ biến là điều kiện cấp phối nghiêm ngặt, đặc biệt trong điều kiện địa phương
chưa có những nghiên cứu đầy đủ và cụ thể. Một nguyên nhân khác là do hệ thống
tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, thi công cho việc áp dụng vật liệu này chưa đầy đủ,
rõ ràng. Cũng như chưa có nhiều nghiên cứu, ứng dụng sử dụng vật liệu sẵn có tại

3
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

địa phương để chế tạo bê tông tự lèn. Mặc dù đây là loại vật liệu có nhiều tính
năng mà so với bê tông truyền thống không có được.

Ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã và đang triển khai rất nhiều các dự án
xây dựng nhà cao tầng, các công trình cầu lớn có nhiều dạng kết cấu phức tạp. Vì
vậy việc sử dụng bê tông tự lèn sử dụng vật liệu tại địa phương vào thực tế xây
dựng sẽ đem lại lợi ích đáng kể về mặt kinh tế và kỹ thuật.

4
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

PHẦN NỘI DUNG


I. TỔNG QUAN BỀ TÔNG TỰ LÈN
I.1 Khái niệm
Bê tông tự lèn là loại bê tông có cường độ nén rất cao; hỗn hợp vữa bê tông tự
lèn (HHVBT -TĐ) có độ linh động lớn (độ sụt côn tiêu chuẩn đạt SN =16 ÷ 26 cm)
và độ xòe (ĐX) lớn (D =300 ÷ 500mm).
Hỗn hợp vữa bê tông tự lèn có khả năng tự chảy và lấp đầy các lỗ rỗng, nhất
là tại các vị trí có khe hở nhỏ, trong kết cấu bố trí cốt thép dày (hàm lượng cốt thép
lớn), tại các góc ván khuôn phù hợp với các kết cấu nhà nhiều tầng với lượng cốt
thép lớn và tiến độ thi công đòi hỏi nhanh. Sau khi đổ hỗn hợp bê tông vào ván
khuôn của cấu kiện thì hỗn hợp bê tông sẽ tự chảy và lấp đầy các lỗ rỗng với các
khoảng cách nhất định theo thiết kế mà không cần phải đầm. Nhờ tính linh động và
trọng lượng bản thân của hỗn hợp bê tông mà khi đổ không cần sự tác động cơ học
nào (không cần đầm, rung,..) nhưng kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu bê tông vẫn
đạt được độ đồng nhất, đặc chắc và có cường độ cao theo yêu cầu.
Chính vì vậy mà bê tông tự lèn được ứng dụng rất hiệu quả trong xây dựng
nhà nhiều tần và trong xây dựng nhiều công trình khác nhau.

Hình 1.1 minh họa bê tông tự lèn

1.2 Đặc điểm của bê tông tự lèn


Bê tông tự lèn cũng giống như bê tông thông thường được chế tạo từ các vật
liệu cấu thành như chất kết dính xi măng, cốt liệu nhỏ, cốt liệu lớn, nước và phụ

5
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

gia. Sự khác nhau cơ bản trong công nghệ thi công bê tông tự lèn là không có công
đoạn tạo chấn động đầm chặt bê tông. Ðể làm đầy cốp pha bằng trọng lượng bản
thân nó, bê tông tự lèn cần đạt khả năng chảy cao đồng thời không bị phân tầng. Vì
vậy đặc trưng cơ bản của loại bê tông này là sự cân bằng giữa độ chảy và sự không
phân tầng của hỗn hợp bê tông.
Ðạt được điều này, bê tông tự đầm cần có các yêu cầu sau:
- Sử dụng phụ gia siêu dẻo để đạt khả năng chảy dẻo cao của hỗn hợp bê
tông;
- Sử dụng hàm lượng lớn phụ gia mịn để tăng độ linh động của vữa xi măng;
- Hàm lượng cốt liệu lớn trong bê tông ít hơn so với bê tông thông thường.
Ngoài các đặc tính cơ bản nói trên, đặc tính chế tạo và thi công của bê tông tự
lèn cũng khác so với bê tông thường như sau:
- Sự bắt đầu và kết thúc ninh kết của bê tông tự lèn có khuynh hướng chậm
hơn so với bê tông thường.
- Khả năng vận chuyển vữa bê tông theo đường ống bằng máy bơm của bê
tông tự đầm cao hơn so với bê tông thường.
- Do sự nhạy cảm lớn dẫn đến dao động chất lượng và sự cố trong khi trộn
của vật liệu nên bê tông tự lèn có yêu cầu về kiểm tra chất lượng, kiểm tra sản xuất
và kiểm tra thi công khắt khe hơn bê tông thường.

- Do không thực hiện việc rung động làm chặt, yêu cầu quan tâm đến thời
gian duy trì chất lượng cũng như độ chảy lớn hơn bê tông thường.

1.3 Ưu và nhược điểm của bê tông tự lèn

1.3.1 Ưu điểm

Bê tông tự đầm có tính năng vượt trội về độ bền, khả năng tự chảy, tự đầm
chặt và khả năng chống phân tầng cực tốt so với bê tông thông thường. Bê tông tự
đầm được coi là sự thay thế hoàn hảo cho các loại bê tông thông thường về các đặc
tính làm việc.

6
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

Độ linh động cao, khả năng tự làm đầy, khả năng chảy qua các vật cản và
không bị phân tầng của bê tông tự đầm làm cho nó có tính ứng dụng cao trong
công trình xây dựng đặc biệt là những vị trí dày đặc cốt thép, kết cấu thành mỏng,
các kết cấu có điều kiện thi công khó khăn như dưới nước, ở trên cao, kết cấu dầm,
cột xiên... Vì vậy mà ở Việt Nam nó thường được sử dụng để giải quyết các giải
pháp thi công bê tông trong các điều kiện bê tông thường không thể sử dụng được
mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

Tiết kiệm chi phí lao động cho thi công bê tông, giảm chi phí máy móc và rút
ngắn thời gian thi công các công trình xây dựng nhờ đó làm giảm khoảng tổng giá
thành các công trình xây dựng, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước cũng như
nâng cao lợi nhuận của các nhà đầu tư.

Nâng cao mức an toàn lao động cho con người trong xây dựng nhờ việc giảm
chi phí nhân công.

Hạn chế đáng kể độ ồn khi thi công xây dựng do không phải sử dụng các thiết
bị đầm chặt cho bê tông, nhờ đó giảm ô nhiễm môi trường.

Nguồn nguyên liệu: xi măng, phụ gia trơ, xỉ lò cao, puzơland sẵn có ở Việt
Nam.

1.3.2 Nhược điểm

Tuy mang trong mình khá nhiều ưu điểm nỗi trội nhưng bê tông tự lèn vẫn
còn tồn tại song song một số nhược điểm nhất định như:

- Giá thành cao hơn bê tông thường.


- Khó khăn cho việc kiểm soát chất lượng vật liệu đầu vào.
- Yêu cầu đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát chất lượng bê tông trong nhà máy
cũng như trên công trường phải có nhiều kinh nghiệm và trách nhiệm.
- Yêu cầu đội ngũ cán bộ công nhân thi công phải lành nghề.
- Việt Nam là nước có nguồn nhân lực lao động dồi dào, giá rẻ. Do đó, yếu tố
tiết kiệm nhân lực khó thuyết phục được vấn đề hạ giá thành.

7
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

- Không thi công được cho các cấu kiện nằm nghiêng, dốc (bản thang, mái
dốc...).
- Thiết bị phục vụ cho công tác chế tạo, thí nghiệm kiểm tra chất lượng và các
yêu cầu của bê tông tự đầm tương đối phức tạp, đòi hỏi tính đồng bộ, hiện đại.
Nhiều công đoạn nên đòi hỏi cán bộ, công nhân phải có một kiến thức nhất định.

II. VẬT LIỆU CHẾ TẠO BÊ TÔNG TỰ LÈN

Nguyên vật liệu để chế tạo bê tông tự lèn gồm xi măng, phụ gia mịn làm đầy,
cốt liệu nhỏ, cốt liệu lớn và phụ gia siêu dẻo. Chất lượng của bê tông tự lèn phụ
thuộc vào chất lượng của các nguyên vật liệu thành phần. Hiện nay, nguồn nguyên
liệu để chế tạo bê tông ở nước ta rất phong phú. Để sử dụng chúng một cách hiệu
quả, vật liệu trước khi sử dụng cần được lựa chọn và kiểm tra chất lượng. Ngoài
yêu cầu chất lượng của vật liệu sử dụng cho bê tông thường, trong chế tạo bê tông
tự lèn một số chỉ tiêu về vật liệu được yêu cầu ở mức cao hơn.

2.1 Xi măng
Hiện nay, các loại xi măng thông dụng dùng trong bê tông tự lèn là xi măng
poóc lăng thông thường, xi măng giàu belite (thành phần C2S = 40-70%), xi măng
toả nhiệt thấp có thành phần C3A và C4AF nhỏ. Đặc biệt việc dùng xi măng có
thành phần khoáng C3A và C4AF nhỏ trong chế tạo bê tông tự lèn sẽ cho hiệu quả
ảnh hưởng phân tán, giảm nhiệt toả ra trong quá trình thuỷ hoá mà không cần phải
giảm hàm lượng chất bột.

8
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

Hình 2.1 Xi măng chế tạo bê tông tự lèn

2.2 Cốt liệu nhỏ

Cốt liệu nhỏ dùng trong bê tông tự lèn là các loại cát thạch anh dùng cho bê
tông thông thường với mô đun độ lớn 2,6 - 3,0. Bất kỳ một sự thay đổi lượng nước
nào cũng ảnh hưởng đến khả năng phân tầng hay tách nước. Vì vậy lượng nước
trong cát hay độ ẩm của cát trong quá trình sản xuất phải được giữ ổn định. Độ ẩm
của cát sử dụng tương tự như khi thí nghiệm.

Hình 2.2 Cát thạch anh dùng để chế tạo bê tông tự lèn

2.3 Cốt liệu lớn

Trong bê tông thường cốt liệu lớn chiếm tỷ lệ 0,37-0,47% thể tích và đóng
một vai trò quan trọng đối với chất lượng của bê tông. Tuy nhiên trong bê tông tự
lèn, để đảm bảo tính chất tự đầm, hàm lượng cốt liệu lớn được dùng ít hơn so với
bê tông thường. Khả năng tự chảy, tự đầm của bê tông tự đầm phụ thuộc vào kích
thước và hàm lượng cốt liệu lớn trong thành phần bê tông. Khả năng chảy sẽ
không đạt được khi kích thước hạt lớn nhất tăng lên quá mức cho phép.

Cũng giống như cát dùng cho bê tông tự đầm, đá dăm khi sử dụng chế tạo bê
tông tự đầm được giữ ở trạng thái bão hoà khô bề mặt nhằm tránh thay đổi lượng
nước trộn cho bê tông.

9
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

Hình 2.3 Đá dăm để chế tạo bê tông tự lèn

2.4 Phụ gia mịn

Trong bê tông tự lèn việc sử dụng phụ gia khoáng có hàm lượng hạt mịn (bột)
lớn làm tăng độ nhớt dẻo của vữa xi măng.

Phụ gia khoáng mịn sử dụng trong chế tạo bê tông tự lèn có nhiều chủng loại
như silicafume, tro nhiệt điện, xỉ lò cao, bột đá vôi, tro trấu ...

Bột đá vôi: bột của đá vôi nghiền mịn, thành phần chủ yếu là CaCO3. Bột đá
vôi có rất ít hoạt tính trong vai trò chất kết dính. Vì vậy nó cũng có thể được xem
là phụ gia trơ hay là thành phần mịn trong bê tông.

Hình 2.4 Bột đá vôi

Tro nhiệt điện là sản phẩm phụ được thu gom lại thành hỗn hợp vật liệu sau
khi đốt than ăngtraxit và than đá tại các nhà máy điện. Chúng ở dạng bột có kích

10
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

thước nhỏ hơn 0,3 mm với khối lượng riêng dao động từ 2,2 ( 2,8 g/cm3, khối
lượng thể tích xốp khoảng 500 - 1000 kg/m3).

Hình 2.5 Tro nhiệt điện

Ðối với bê tông tự lèn, tro là vật liệu mịn có tính puzơlanic và được đưa thêm
vào để cải thiện tính chất của bê tông.

Xỉ lò cao là loại xỉ thu được khi luyện gang và được làm nguội nhanh để tạo
thành dạng hạt pha thuỷ tinh. Xỉ lò cao nghiền mịn là chất độn mịn có tiềm năng
thuỷ hoá. Xỉ lò cao nghiền mịn có thể thêm vào bê tông tự lèn để cải thiện tính chất
lưu biến.

Hình 2.6 Xỉ lò cao

Mêta cao lanh là loại phụ gia khoáng với hàm lượng SiO2 + Al2O3 > 90%.
Meta cao lanh là sản phẩm trung gian của quá trình hình thành mulít từ kaolinít
dưới tác dụng của nhiệt độ cao (700-900oC). Sau khi gia công nghiền mịn, có thể

11
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

sử dụng làm phụ gia khoáng hoạt tính cho bê tông nhằm cải thiện tính công tác của
hỗn hợp bê tông cũng như làm tăng độ đặc chắc cho bê tông đã đóng rắn.

Hình 2.7 Cao lanh

Tro trấu: là sản phẩm thu được từ quá trình đốt cháy trấu. Tro trấu có hàm
lượng SiO2 > 85%. Sau khi nghiền mịn, cũng như mêta cao lanh, tro trấu có thể sử
dụng làm phụ gia cho bê tông.

Hình 2.8 Tro sau quá trình đốt cháy trấu

Tro trấu cải thiện tính chất của bê tông theo 2 cách: phản ứng với hydroxyt
can xi trong bê tông làm tăng số lượng thành phần gel hydrosilicat canxi và lấp đầy
khoảng trống giữa các hạt xi măng. Ðộ đặc chắc của bê tông được nâng cao.

Silicafume là vật liệu rất mịn, chứa oxit silic vô định hình (85-98%), thu được
của quá trình sản xuất xilic và hợp kim silic bằng hồ quang. Do có bề mặt hấp phụ
lớn nên silicafume có khả năng giữ nước tốt trong hỗn hợp bê tông, cải thiện tính

12
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

công tác của hỗn hợp bê tông. Ngoài ra, silicafume còn tham gia phản ứng với các
sản phẩm thuỷ hoá của xi măng cùng với thành phần hạt siêu mịn sẽ lấp đầy các lỗ
rỗng giữa thành phần xi măng làm tăng cường độ, tăng độ đặc chắc cho đá xi
măng.

Hình 2.9 Silicafume

2.5 Phụ gia siêu dẻo

Trong chế tạo bê tông tự lèn, người ta thường sử dụng hai loại phụ gia siêu
dẻo: Phụ gia siêu dẻo giảm nước mức độ cao (30-40% nước trộn) và phụ gia siêu
dẻo giảm nước mức độ cao cuốn khí. Yêu cầu đối với phụ gia siêu dẻo dùng cho bê
tông tự lèn ngoài việc tăng độ chảy của hỗn hợp bê tông còn phải có khả năng duy
trì tính công tác theo thời gian. Hiện nay, phụ gia siêu dẻo gốc polycarboxylate cho
khả năng duy trì tính công tác của hỗn hợp bê tông tự lèn cao hơn so với các loại
phụ gia khác.

II. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CẤP PHỐI

2.1 Nguyên lý cấp phối của bê tông tự lèn

Đặc điểm của BTTL là cường độ cao (> 40 MPa) vì lỗ rỗng ít, tuổi thọ cao,
độ chống thấm tốt [35]. BTTL được chế tạo theo nguyên tắc sử dụng phụ gia
khoáng hoạt tính, tỷ lệ N/B thấp, giảm tối đa hàm lượng cốt liệu lớn, lượng phụ gia
siêu dẻo cao.

Phụ gia khoáng hoạt tính để tăng hàm lượng bột (xi măng + phụ gia khoáng
hoạt tính) nhằm tăng thể tích hồ và cải thiện tính lưu biến của hỗn hợp bê tông với

13
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

lượng dùng xi măng tương đối nhỏ, tỷ lệ N/B thấp để tăng độ liên kết của hỗn hợp
BTTL và đảm bảo cường độ yêu cầu của bê tông, giảm tối đa hàm lượng cốt liệu
lớn để cải thiện tính công tác, lượng phụ gia siêu dẻo cao để đảm bảo độ chảy yêu
cầu của hỗn hợp bê tông. So với bê tông truyền thống, cấp phối BTTL có lượng
bột nhiều hơn và cốt liệu lớn ít hơn, hàm lượng phụ gia siêu dẻo cao. Theo thành
phần vật liệu của hỗn hợp BTTL có xu hướng tương tự với thành phần vật liệu của
bê tông cường độ cao. So sánh thành phần vật liệu giữa BTTL và bê tông truyền
thống ở Hình 2.1.

Hình 2.1 So sánh thành phần vật liệu giữa BTTL và BT truyền thống

2.2 Phương pháp thiết kế cấp phối bê tông tự lèn

Hiện nay, các nước chưa có tiêu chuẩn riêng về thiết kế cấp phối BTTL, thiết
kế cấp phối thực hiện theo hướng dẫn của các tổ chức, hiệp hội nghề và nhà nghiên
cứu bê tông. Hầu hết các phương pháp thiết kế cấp phối đều dựa vào tính công tác
hỗn hợp bê tông làm tiêu chí thiết kế cấp phối, chỉ có 2 phương pháp sử dụng
cường độ nén làm tiêu chí thiết kế. Phương pháp thiết kế cấp phối BTTL được
phân thành hai nhóm chính như sau:

- Thiết kế dựa trên sự tối ưu hóa lượng hồ bao quanh cốt liệu.

- Thiết kế dựa trên số liệu thực nghiệm và đánh giá vật liệu sử dụng.

Phương pháp thiết kế dựa trên sự tối ưu hóa lượng hồ bao quanh cốt liệu gồm
phương pháp CBI , phương pháp ICAR . Thể tích hồ được xác định dựa trên thể
tích khoảng trống cốt liệu. Thiết kế thành phần hồ dựa trên việc đo lưu biến của hồ.
Các phương pháp này thực hiện khá phức tạp do phải đo để xác định thể tích
khoảng trống giữa cốt liệu và tính lưu biến của hồ. Tuy nhiên, kết quả thiết kế cấp
phối BTTL cuối cùng đều phải thử nghiệm tính công tác của hỗn hợp bê tông và
cường độ nén để điều chỉnh các thành phần vật liệu.

14
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

Phương pháp thiết kế dựa trên số liệu thực nghiệm và đánh giá vật liệu sử
dụng đơn giản hơn do sử dụng các kết quả khảo sát đã có nên giảm được số lượng
thử nghiệm. Akamura và Ozawa đề xuất cốt liệu nhỏ (cát) được cố định ở mức
40% thể tích vữa, cốt liệu lớn (đá) chiếm 50% thể tích bê tông, tỷ lệ (N/B)v giả
định trong khoảng 0,9 – 1(Hình 3.1).

Liên đoàn bê tông châu Âu (European Federation of National Associations


Representing for Concrete – EFNARC) đề xuất tỷ lệ N/B theo thể tích (N/B)v từ
0,85 - 1,10, thể tích bột từ 160 - 240 lít, cốt liệu lớn từ 270 - 360 lít, cát chiếm từ
48-55% tổng thể tích cốt liệu, nước từ 150-210 lít/m3, bọt khí khoảng 2% thể tích .

Viện bê tông châu Mỹ khuyến cáo trong ACI 237.R: cốt liệu lớn lấy bằng
50% thể tích bê tông, thể tích hồ 34 - 40%, thể tich vữa 68 - 72%, tỷ lệ N/B = 0,32
- 0,45 [42]; tính tự lèn của bê tông đạt được bằng cách điều chỉnh N/B và hàm
lượng phụ gia siêu dẻo. Trên cơ sở đó , kết hợp đánh giá cơ sở công nghệ - kỹ

thuật, thiết bị chế trộn bê tông của phòng thí nghiệm, chất lượng vật liệu thành
phần, trình độ nhân lực thí nghiệm, phương pháp thiết kế dựa trên số liệu thực
nghiệm và đánh giá các vật liệu sử dụng được lựa chọn để thiết kế cấp phối BTTL
trong luận án.

Hình 2.1 Tỷ lệ theo thể tích của các thành phần trong hỗn hợp BTTL [99]

III. THI CÔNG BÊ TÔNG TỰ LÈN

3. Yêu cầu về kỹ thuật thi công bê tông tự lèn

15
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

3.1 Sản xuất bê tông tự lèn trong trạm trộn sẵn và trộn tại công trường

3.1.1 Yêu cầu chung

So với bê tông truyền thống có độ sụt thấp hơn, bê tông tự lèn dễ bị ảnh
hưởng bởi những thay đổi về đặc điểm của vật liệu và phương pháp trộn. Do vậy,
quá trình sản xuất và thi công cần được giám sát cẩn thận. 

Đối với bê tông tự lèn được sản xuất tại nhà máy, hoạt động và vật liệu cần
được kiểm soát phù hợp theo chương trình đảm bảo chất lượng. Hỗn hợp bê tông
tự.lèn phải phù hợp tiêu chuẩn công bố và các quy định đối với sản phẩm, hàng
hóa. 

3.1.2 Yêu cầu chuẩn bị vật liệu

Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu để sản xuất bê tông tự lên như: Xi măng, cốt
liệu nhỏ, cốt liệu lớn (Dmax < 20 mm), phụ gia khoáng, phụ gia hóa học, nước phải
phù hợp quy định tại TCVN 12209. Khối lượng đối với vật liệu để sản xuất bê tông
tự lèn phải được đảm bảo để không xảy ra tình trạng cấp bê tông bị gián đoạn. 

3.1.3 Yêu cầu thiết bị trộn và mẻ trộn thử

Bê tông tự lèn có thể trộn bằng bất kỳ máy trộn nào miễn là đạt hiệu quả trộn
tốt, nhưng tốt nhất là dùng máy trộn cưỡng bức. Hỗn hợp bê tông tự lèn phải được
trộn một cách đồng nhất và tách rời, làm cho phụ gia siêu dẻo phân tán đồng đều
trong hỗn hợp bê tông. 

Trước khi cung cấp bê tông tự lèn, phải có mẻ trộn thử để đảm bảo tất cả các
tỷ lệ thành phần và cấp phối phối trộn luôn khẳng định đáp ứng các yêu cầu kỹ
thuật của hỗn hợp bê tông tự lên chảy dẻo và bê tông tự lèn đông cứng. Mẻ trộn
thử phải tuân thủ quy trình trộn, thứ tự nạp vật liệu để kiểm tra thời gian duy trì độ
linh động của hỗn hợp bê tông tự lèn từ đó tính toán thời gian vận chuyển từ nơi
sản xuất đến công trường thi công. Ngoài ra, việc trộn thử còn để đúc mẫu kiểm tra
cường độ ở các tuổi 3, 7, 14 và 28 ngày phục vụ cho việc quyết định tháo dỡ ván
khuôn sau khi thi công bê tông. 

16
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

3.1.4 Quy trình trộn tại trạm

Bê tông tự lèn có hàm lượng chất kết dính và tính chảy cao do đó quá trình
trộn để đạt được một hỗn hợp bê tông tự lèn có tính đồng nhất là rất khó. Nếu trộn
không đúng quy trình thì trong thùng trộn sẽ tạo thành các “quả bóng” của các vật
liệu thành phần không được trộn đều, khi đã hình thành thì các "quả bóng" này rất
khó bị phá vỡ nhất là khi trộn bằng máy trộn rơi tự do và máy trộn đặt trên xe
chuyển trộn. Trộn hỗn hợp bê tông tự lên là phải trộn sao cho hỗn hợp bê tông có
độ linh động dần từ thấp đến cao, trước tiên là trộn cốt liệu với chất kết dính, bột
mịn và bổ sung thêm nước với phụ gia siêu dẻo. Khi sử dụng phụ gia biến tính độ
nhớt (VMA) thì phụ gia này được cho vào sau cùng của mẻ trộn. 

a. Trạm trộn rơi tự do và máy trộn gắn trên xe chuyển trộn

Đối với máy trộn rơi tự do, khoảng hai phần ba nước trộn được cho vào máy
trộn. Tiếp theo là cốt liệu và xi măng. Khi thu được hỗn hợp đồng nhất, nước trộn
còn lại và chất siêu dẻo được thêm vào. Khi sử dụng phụ gia biến tính độ nhớt
(VMA), phụ gia này được cho vào sau cùng sau khi đã cho nước, phụ gia siêu dẻo. 

Khi sử dụng máy trộn gắn trên xe chuyển trộn thì thời gian trộn yêu cầu dài
hơn thời gian trộn của máy trên trạm trộn vì hiệu quả của nó kém hơn. Tình trạng
của bom chuyển trộn và lưỡi trộn là đặc biệt quan trọng đối với bê tông tự lèn và
cần được kiểm tra thường xuyên. Tốc độ quay của bom trong chu kỳ trộn phải tuân
theo khuyến nghị của nhà sản xuất, tốc độ trộn cho bê tông tự lèn thường sẽ nằm
trong khoảng (10 + 15) rmin. 

b. Máy trộn cưỡng bức

Đối với máy trộn cưỡng bức, cốt liệu thường được cho vào máy trộn trước,
cùng với xi măng và bột mịn. Ngay sau đó nước trộn chính và phụ gia siêu dẻo
được bổ sung vào thùng trộn. Khi sử dụng, phụ gia biến tính độ nhớt (VMA) thì
phụ gia này được thêm vào với nước cuối cùng. Máy trộn cưỡng bức có khả năng

17
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

trộn đều cao giúp cải thiện tính lưu động của hỗn hợp bê tông tự lên và có thể giảm
được lượng dùng của phụ gia siêu dẻo so với máy trộn rơi tự do. 

Có thể có nhiều quy trình trộn khác nhau, quy trình trộn chính xác để tiến
hành trộn phải được xác định bằng các thử nghiệm trước khi bắt đầu sản xuất. 

3.1.5 Kiểm soát sản xuất 

a. Thành phần kiểm soát

So với bê tông truyền thống, bê tông tự lèn nhạy cảm hơn nhất là sự biến đổi
về tính chất cơ lý của vật liệu thành phần, đặc biệt là sự thay đổi của cốt liệu như
độ ẩm, thành phần hạt, vì vậy tần suất kiểm tra trong sản xuất yêu cầu thường
xuyên hơn. Trước khi tiến hành trộn, yêu cầu đánh giá lại chất lượng cốt liệu; và
sau đó bằng mắt thường kiểm tra trên mỗi lô cốt liệu nhập về, bất kỳ thay đổi nào
phải được đánh giá cẩn thận trước khi đồng ý nhận hay không nhận lô cốt liệu đó.
Độ ẩm của cốt liệu chế tạo bê tông tự lèn phải được theo dõi liên tục và khi có sự
thay đổi cần được tính toán và điều chỉnh cấp phối trộn kịp thời. Khi sử dụng các
lô xi măng, chất độn mịn, phụ gia mới thì phải có những thí nghiệm bổ xung để
kiểm tra theo dõi những thay đổi đột biến hoặc sự tương tác giữa các thành phần. 

b. Sản xuất bê tông tự lên

Hỗn hợp bê tông tự lèn sau khi trộn phải thỏa mãn các đặc trưng như sau: 

- Khả năng tự điền đầy; 

- Khả năng chảy qua các khe cốt thép - Khả năng chống phân tầng. 

Trình tự nạp vật liệu vào máy trộn phụ thuộc vào từng loại máy trộn. 

Có thể tham khảo các bước như sau: 

- Làm ẩm thùng trộn;

- Cho 70 % lượng nước trộn vào thùng trộn; - Cho xi măng, phụ gia khoáng, cốt
liệu vào máy trộn đều (lưu ý không để nước chảy qua cửa xả bê tông của máy); 

18
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

- Cho phụ gia siêu dẻo vào thùng trộn; 

- Cuối cùng cho gần 30 % lượng nước còn lại vào máy trộn đều cho đến khi đạt
độ linh động theo yêu cầu.

- Nếu sử dụng phụ gia biến tính độ nhớt VMA thì phụ gia này được cho vào sau
cùng và trộn đều đến khi hỗn hợp bê tông tự lèn đạt được các tinh chất yêu cầu.

- Nên xem xét điều chỉnh kéo dài thời gian trộn khi cần so với bê tông truyền
thống để đạt độ đồng nhất yêu cầu của bê tông tự lèn. Hỗn hợp bê tông chỉ được
gọi là hỗn hợp bê tông tự lèn khi đáp ứng đầy đủ 03 đặc trưng kỹ thuật nêu trên.

c. Vận chuyển và cung cấp 

Một trong những lợi thế chính của bê tông tự lèn là tăng tốc độ thi công. Tuy
nhiên, điều này phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nhà máy, thời gian vận
chuyển đến công trường và khả năng thi công phảiđược tính toán để đảm bảo thi
công bê tông không bị gián đoạn. Việc cung cấp bê tông gián đoạn có thể dẫn đến
việc bê tông đã được thi công khô cứng lại ảnh hưởng đến khả năng lấp đầy của
hỗn hợp bê tông tự lèn khi khởi động thi công lại hoặc dẫn đến ngăn cản hỗn hợp
bê tông không tiếp tục dâng lên theo chiều thẳng đứng (biện pháp thi công bê tông
bơm từ dưới lên). Khi vận chuyển hỗn hợp bê tông tự lèn từ trạm trộn đến công
trình nên dùng xe trộn tự hành. Đưa hỗn hợp bê tông tự lèn vào khối đổ, tùy từng
trường hợp có thể dùng bơm, cẩu móc thùng đựng hỗn hợp bê tông và phễu có vòi
voi, máng. Trong tất cả mọi trường hợp chiều cao từ miệng ra của hỗn hợp bê tông
tự lên đến mặt bê tông đang đổ không vượt quá 0,5m. Cần đảm bảo thời gian vận
chuyển và thi công bê tông tự lên không vượt qua thời gian mà hỗn hợp vẫn đảm
bảo được khả năng tự điền đầy khuôn và độ đồng nhất. 

3.1.6 Yêu cầu chuẩn bị trên công trường 

a. Yêu cầu chung

Để thi công bê tông tự lèn, phải đảm bảo rằng việc chuẩn bị mặt bằng thích
hợp đã được thực hiện, bao gồm: 

19
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

- Xác nhận rằng hỗn hợp bê tông tự lèn được cấp là phù hợp cho công trình;

- Công trường xác nhận có thể thi công bê tông theo tiến độ cấp bê tông đã thỏa
thuận;

- Các thí nghiệm kiểm tra bê tông tự lèn tại công trường đã được đồng ý và sẽ ghi
lại kết quả

- Công nhân của công trường được đào tạo về các yêu cầu cụ thể để thi công bê
tông tự lên;

- Ván khuôn tại công trường đã được chuẩn bị phù hợp để thi công bê tông tự lèn.

b. Kiểm tra tại công trường

Tại công trường thi công bê tông tự lên yêu cầu phải có một quy trình kiểm
soát chất lượng thi công bê tông cùng sổ theo dõi và nhật ký thi công được quy
định thống nhất. Tất cả mọi xe chở hỗn hợp bê tông tự lên đến công trường trước
khi đổ vào khối đổ cần được kiểm tra độ sụt. Ngoài ra nếu có trường hợp yêu cầu
phải kiểm tra những tính năng khác như khả năng tự điền đầy, khả năng chảy qua
thì cũng được kiểm tra bổ sung. Khi chất lượng hỗn hợp bê tông tự làn do nhà cung
cấp đã ổn định thì không nhất thiết phải kiểm tra 100% độ sụt của toàn bộ các xe
chuyển cấp bê tông, chỉ khi nào thấy nghi ngờ thì có thể kiểm tra đột suất. 

c. Điều chỉnh thành phần cấp phối

Điều chỉnh thành phần cấp phối bê tông tự lèn trên công trường chỉ phải tiến
hành trong trường hợp: Cần phải bổ sung các phụ gia để kiểm soát độ đông cứng
của bê tông tự lên; Hỗn hợp bê tông tự lèn được phát hiện có độ sụt giảm hoặc
không đáp ứng các yêu cầu đối với hỗn hợp bê tông tự lèn (Khả năng tự điền đầy;
Khả năng chảy qua các khe cốt thép; Khả năng chống phân tầng). 

d. Giám sát và kỹ năng giám sát

20
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

Điều cần thiết là công nhân công trường thi công bê tông tự lèn phải được đào
tạo hoặc hướng dẫn trong các yêu cầu cụ thể đối với việc thi công loại bê tông tự
lèn. Công nhân trên công trường thi công bê tông tự lèn cần được biết:

- Ảnh hưởng của đầm rung đến sự ổn định hỗn hợp bê tông tự lên;

- Tốc độ thi công

- Ảnh hưởng của sự ngắt/dừng trong khi thi công;

- Cách sử lý được thực hiện nếu xảy ra sự cố hoặc dừng

- Phát hiện tắc nghẽn, phân tầng hoặc giải phóng không khí trong khi bơm bê
tông tự lên;

- Các yêu cầu trong khi thi công bê tông tự lèn bằng bơm, hoặc máng tự chảy,

- Các yêu cầu hoàn thiện bề mặt trên cùng và bảo dưỡng. 

e. Áp lực ván khuôn

Khi thi công bê tông tự lèn cần phải tính toán đầy đủ áp lực của hỗn hợp bê
tông lên ván khuôn để trong quá trình thi công không xảy ra sự cố vỡ ván khuôn.
Áp lực tác dụng lên ván khuôn phụ thuộc vào khả năng chảy và sự gắn kết, tốc độ
nâng độ cao thẳng đứng và phương pháp thi công (từ đỉnh / từ đáy) của bê tông tự
lèn. Thông thường nên dự tính áp suất tác dụng lên ván khuôn ít nhất bằng với áp
suất thủy tĩnh của hỗn hợp bê tông tự lèn. Nếu bê tông tự lèn đang được bơm từ
đáy thì cục bộ, áp suất có thể cao hơn áp lực thủy tĩnh ở gần với điểm vào của
bơm; Trong trường hợp thi công từ trên đỉnh xuống, với mức độ nâng độ cao thích
hợp, áp lực lên ván khuôn có thể chỉ đạt tới dưới áp suất thủy tinh của hỗn hợp bê
tông tự lèn. 

f. Thiết kế ván khuôn

Bê tông tự lèn là loại bê tông khi thi công không cần đến tác dụng bên ngoài
của đầm rung, vì vậy có thể cho phép thiết kế ván khuôn với nhiều chi tiết tạo ra
sản phẩm với bề mặt phức tạp, hình dạng bất thường. Thiết kế ván khuôn cho thi
21
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

công bê tông tự lên phải đảm bảo tuyệt đối kín khít, bề mặt phẳng nhẵn và đặc biệt
phải chịu được áp lực thủy tĩnh của hỗn hợp bê tông và áp lực đẩy của bơm khi thi
công theo kiểu bơm từ dưới lên. Khi thiết kế ván khuôn cho thi công bê tông tự lên
phải tính toán đầy đủ áp lực bê tông thủy tĩnh, cần đặc biệt chú ý đến cả các giá đỡ
bên ngoài và hệ thống thanh giằng và khoảng cách để đảm bảo rằng ván khuôn
không thể biến dạng trong quá trình thi công bê tông. Cần chú ý đặc biệt đến việc
thiết kế lắp dựng và cố định ván khuôn đảm bảo luôn luôn vững chắc tránh trường
hợp nổi ván khuôn do tác động của độ linh động cao đối với ván khuôn có thể nổi. 

Thiết kế ván khuôn phải thỏa mãn các yêu cầu: 

- Đảm bảo đúng hình dạng và kích thước của kết cấu như thiết kế 

- Phải đảm bảo độ ổn định, áp lực lên ván khuôn, mức độ chuyển vị, biến dạng
cho phép khi thi công bê tông tự lèn. Cần lưu ý ván khuôn để đổ bê tông tự lèn
phải đảm bảo vững chắc đủ khả năng chống lại áp lực thủy tĩnh do hỗn hợp bê tông
tự lèn tác dụng lên. 

- Phải đảm bảo kín khít tuyệt đối, không cho vữa bê tông tự lèn chảy ra ngoài; 

- Mặt ván khuôn tiếp xúc với hỗn hợp bê tông tự lên phải nhẫn phẳng không để
lại các khuyết tật trên bề mặt

- Phải phù hợp và thống nhất với biện pháp thi công đổ bê tông tự lèn. 

Thiết kế ván khuôn tiến hành theo Điều 3.4 của TCVN 4453 . Lưu ý độ kín
khít của ván khuôn đảm bảo không bị mất hồ xi măng trong quá trình đổ bê tông
và tác động va đập thủy lực trong quá trình đổ lên kết cấu ván khuôn do bê tông tự
lèn có độ linh động lớn, khả năng chảy dẻo cao hơn nhiều so với bê tông truyền
thống. 

g. Chuẩn bị ván khuôn

Khi thi công bê tông tự lèn việc chuẩn bị ván khuôn tốt sẽ tạo ra sản phẩm bê
tông tự lèn đông cứng có bề mặt chất lượng cao, bề mặt ván khuôn chính là bề mặt

22
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

của sản phẩm bê tông sau này. Điều này mang lại cơ hội cho thiết kể nâng cao chất
lượng sản phẩm bê tông nhưng ngược lại, bê tông tự lèn sẽ hiển thị bất kỳ thiếu sót
nào trong vật liệu ván khuôn, chất hoàn thiện hoặc chất giải phóng ra từ ván khuôn
sẽ làm xấu đi vẻ ngoài của bề mặt khối bê tông. Chuẩn bị ván khuôn càng tốt thì bề
mặt hoàn thiện của bê tông tự lèn càng được tối ưu hóa và tránh được những
khuyết tật.

h. Ván khuôn để bơm từ dưới lên

Bê tông tự lèn cho phép sử dụng các phương pháp mới để thi công bê tông
bao gồm cả việc bơm đẩy từ dưới lên. Trong trường hợp này, bơm được kết nối
thông qua một đầu nối đặc biệt với các ván trượt vào ván khuôn. Thiết kế ván
khuôn phải được tính toán để chống lại ít nhất là áp suất thủy tĩnh của bê tông
Trong trường hợp bơm từ dưới lên, điểm bơm phải ở giữa tường, từ đó giảm thiểu
chiều dài dòng chảy ngang. Khoảng cách ngang của các điểm bơm sẽ phụ thuộc
vào cốt thép và khả năng chảy của bê tông tự lèn. Khoảng cách đọc của điểm lắp
bơm phụ thuộc vào áp lực tối đa mà ván khuôn có thể chịu. Sau khi bơm đầy, van
được đóng và khóa. 

3.1.7 Thi công và hoàn thiện trên công trường 

a. Yêu cầu chung

Bê tông tự lèn được thiết kế để có độ linh động rất cao với các đặc tính gắn
kết, đảm bảo rằng cốt liệu được phân bổ đều và không phân tầng tách lớp. Việc sử
dụng máy đầm rung sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng này và thường sẽ dẫn đến sự
phân tầng đáng kể. Vì lý do này, không nên sử dụng thiết bị đầm rung với bê tông
tự lèn trừ trường hợp đặc biệt. Cần chú ý đến các nguồn rung bên ngoài có thể ảnh
hưởng, ví dụ, ảnh hưởng thiết bị gần đó. 

Trong quá trình thi công, bê tông phải được kiểm tra thường xuyên để đảm
bảo rằng cốt liệu thô vẫnn còn ở hoặc rất gần bề mặt và không có dấu hiệu của sự
phân tầng hoặc lắng đọng. Bê tông phải tạo thành một mặt trước tiến đều đặn ở

23
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

một góc nông và được quan sát để chảy vòng và bao kín hoàn toàn các thanh cốt
thép mà không tạo thành các túi rỗng. Không nên để không khí bị cuốn vào bê tông
trong quá trình thi công. Kiểm tra ván khuôn xem có dấu hiệu rò rỉ không. Điều
cần thiết là công nhân được phân công để thi công bê tông tự lèn phải được đào tạo
/ hướng dẫn trong các yêu cầu cụ thể để thi công loại bê tông này. Cần phải đảm
bảo trong khi thi công, hỗn hợp bê tông tự lên không bị phân tầng, tách nước, ảnh
hưởng đến tính tự lèn của hỗn hợp. Trước khi thi công bê tông tự lèn cần kiểm tra
lại độ ổn định và độ kín khít của ván khuôn, làm sạch nước đọng trong ván
khuôn . 

Khi thi công bê tông tự lèn theo phương pháp đúc ngược (invert casting) hỗn
hợp bê tông tự lèn tự dâng đến độ cao cần thiết, tận dụng tốt khả năng tự lèn của bê
tông cho những trường hợp không cho phép có mạch dừng và mối nối. Những khối
đổ có ván khuôn mặt cần bố trí lỗ thoát khí để hỗn hợp bê tông tự lèn điền đầy ván
khuôn, hoàn chỉnh khối đổ. 

Khi đổ bê tông bê tông tự lèn theo hướng từ trên xuống có thể thi công bằng
cách bơm hoặc máng đổ từ trên xuống, khoảng cách tự chảy của hỗn hợp được giới
hạn trong khoảng chiều cao 5m, theo chiều nằm ngang tính từ điểm đổ thì khoảng
cách tự chảy là 10 m. Khoảng cách từ đầu ra của hỗn hợp bê tông đến bề mặt bê
tông đang đổ không lớn hơn 50 cm. Hoàn thiện bề mặt bê tông tự lên tiến hành
tương tự như bê tông truyền thống và tuân thủ Điều 6.11 của TCVN 4453. 

b. Xả bê tông tự lèn

Việc xả bê tông tự lên không nên diễn ra trước khi quá trình kiểm tra kiểm
soát hỗn hợp bê tông tại hiện trường quá lâu. Bê tông tự lèn có thể được thi công
bằng cách xả trực tiếp từ xe chuyển trộn chuyên dụng qua mạng trượt. Ngoài ra,
đầu tiên có thể bê tông được xả thẳng vào máy bơm. Một phễu tiếp nhận với máy
khuấy có thể được sử dụng nếu cần thiết, khi bê tông tự lên con được lưu lại tại
công trường một khoảng thời gian sau đó mới thi công. 

c. Thi công bằng bơm


24
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

Bơm là phương pháp phổ biến nhất để thi công bê tông tự lèn và do đó, đây là
phương pháp mà đã thu được nhiều kinh nghiệm thi công nhất. 

Trước khi bơm, máy bơm phải được trảng bằng vữa xi măng, phần đầu tiên
khoảng (100 L + 150 L) hỗn hợp bê tông nên được chạy qua máy bơm và quay trở
lại vào xe chuyển trộn. Điều này bôi trơn các ống bơm, trong khi cốt liệu thô còn
lại được trộn lại vào phần lớn của hỗn hợp bê tông tự lèn. Bê tông tự lèn rất phù
hợp để bơm qua một vân từ đáy ván khuôn với điều kiện hỗn hợp bê tông có khả
năng chống phân tầng tốt. Bơm từ dưới cùng của ván khuôn thông qua một van
thường mang lại bề mặt tốt nhất cho bất kỳ kết cấu thẳng đứng nào. Nó cuốn ít
không khí vào bê tông và cho phép tốc độ đúc nhanh hơn so với bơm từ đỉnh. Phễu
và đường ống bơm phải được giữ đầy hoàn toàn bằng bê tông để đảm bảo không
khí không bị cuốn vào phía dưới. Lưu ý, khi khởi động lại sau khi dùng bơm có thể
dẫn đến sự gia tăng áp lực trên ván khuôn. 

Sau khi bơm từ đáy xong, van được đóng và khóa lại. Bê tông thừa nhỏ ra có
thể được gỡ bỏ sau khi tháo ván khuôn. Khi bơm từ trên xuống và khi hoàn thiện
bề mặt cần chú ý không để cho không khí cuốn vào. Thi công nên bắt đầu ở phần
thấp nhất của cấu kiện, vòi bơm nên được đưa vào bê tông. Sự kết thúc của vòi
bơm, nên được duy trì bên dưới bề mặt bê tông mọi lúc, kể cả khi thay đổi vị trí
của nó để không khí không bao giờ được phép cuốn vào vòi bơm. Việc bơm phải
được kiểm soát để tạo ra tốc độ tăng liên tục và đồng đều của bê tông trong ván
khuôn, với càng ít lần ngắt quãng càng tốt. 

d. Thi công bằng máng hoặc thùng đổ


Thi công bê tông tự lèn có thể dùng bằng bơm, thùng đổ với cần cẩu và cả
mảng bê tông. Khi xả bằng mảng nên được hướng vào đầu xa nhất của vật đúc và
rút lại dần khi tiến hành đúc. Khi đúc bê tông tự lèn từ cần trục và thùng đồ cần lưu
ý:

25
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

- Phương pháp đổ bằng thùng để thường chỉ hữu ích cho các kết cấu tương
đối nhỏ hoặc khả năng thị Công chỉ đạt thường là (10 + 20) morth, nhưng còn phụ
thuộc vào kích thước của thùng bê tông và khả năng cơ động của cần trục.

- Việc đổ bằng thùng sử dụng cần phải được kiểm soát chặt chẽ" để tránh mất
vữa hoặc hồ trong quá trình vận chuyển

- Việc đổ bằng thùng không được rung động hoặc rung lắc mạnh để tránh sự
phân tách của bê tông.

- Nếu để lưu hỗn hợp bê tông tự lèn lâu trong thùng có thể gây ra đông cứng
bê tông sẽ không tự chảy từ thùng khi mở ra để xả một cách tự nhiên và trơn tru
được.

- Tốc độ cấp bê tông chậm có thể gây ra một thời nghỉ kéo dài ở dạng dẫn đến
lớp vỏ bề mặt cứng lại và điều này có thể dẫn đến dấu vết nằm ngang có thể nhìn
thấy giữa các lớp.

- Khi đúc tường cao hoặc mỏng, việc đúc phải dùng ống mềm thả từ thùng
(vòi voi). Việc sử dụng ống vòi voi mềm giúp ngăn không khí bị cuốn vào bê tông,
điều này đặc biệt quan trọng nếu bề mặt hoàn thiện cần phải được phẳng nhẵn. Nếu
sử dụng ống cứng, đầu cuối phải được giữ bên dưới bề mặt bê tông và cần hết sức
cẩn thận để đảm bảo không khí không bị cuốn vào bê tông.

e. Đầm rung

Thi công bê tông tự lèn thông thường không dùng đầm rung, tuy nhiên trong
một vài trường hợp, các kết cấu quá phức tạp, nhiều cốt thép thì có thể dùng đầm
rung nhẹ. Một số trường hợp có thể sử dụng thiết bị rung nhẹ: 

Trong một số cấu trúc, hình dạng ván khuôn có thể khiến không khí bị kẹt ở
một vị trí nhất định. Điều này thường có thể được loại bỏ bằng cách gõ nhẹ hoặc
chọc bằng que sắt nhỏ ở khu vực xa. 

26
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

Kết cấu đặc biệt đúc từ bê tông tự lèn có độ chảy loang thấp hơn có thể cần
đầm bằng một thanh thép chọc rất nhẹ nhàng rung để có thể làm cho hỗn hợp bê
tông tự lèn linh động hơn và làm điền đầy các lỗ hổng của ván khuôn.. 

Sau khi nghỉ ngắt quãng trong việc đổ bê tông, nếu bề mặt bê tông mới bị vỡ
hoặc cứng đến mức mà khe lạnh hoặc khuyết tật bề mặt có thể hình thành. 

f. Hoàn thiện bê mặt 

Các kết cấu tấm thường yêu cầu loại bê tông tự lèn có độ chảy loạng thấp hơn
cho tường và cột. Bê tông tự lèn loại này ít linh động hơn dễ đông cứng hơn dính
và khó thi công hơn. Việc hoàn thiện ban đầu cần được tiến hành càng sớm càng
tốt, trước khi quá trình đông cứng bắt đầu và trước khi xảy ra hiện tượng khô bề
mặt (lớp vỏ). Nếu bề mặt của các kết cấu tấm có độ dốc đến 2% hoặc 3% có thể
cần dùng thiết bị đầm rung nhẹ, tuy nhiên cần lưu ý việc đầm rung có thể gây ra
trượt ngang của hỗn hợp bê tông tự lèn. Việc hoàn thiện bề mặt tấm có thể dùng
các tấm kim loại phẳng để xoa mặt, việc xoa mặt phải làm trước khi bê tông có
hiện tượng đông cứng. 

Hoàn thiện bề mặt bê tông tự lên tiến hành tương tự như bê tông truyền thống
và phải phù hợp với Điều 6.11 trong TCVN 4453. 

IV. BẢO QUẢN BÊ TÔNG TỰ LÈN

4.1 Bản chất của việc bảo dưỡng bê tông tự lèn

Theo TCVN 8828:2011 [2], bảo dưỡng bê tông là quá trình giữ ẩm thường
xuyên cho bê tông trong điều kiện tác động của các yếu tố khí hậu. Thực hiện
dưỡng ẩm bằng cách tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông, phủ vật liệu ẩm và
tưới nước, phun sương hoặc phủ các vật liệu cách nước lên bề mặt. Như vậy, bản
chất của bảo dưỡng bê tông nói chung và BTTL nói riêng là tạo điều kiện thuận lợi
về nhiệt độ và độ ẩm để cho xi măng thủy hóa và các phản ứng Puzzolanic với sự
tham gia của các phụ gia khoáng hoạt tính Puzzolan xảy ra trong giai đoạn đầu
đóng rắn, các điều kiện này phải được duy trì cho đến khi bê tông phát triển và đạt

27
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

được các thuộc tính mong muốn. Yếu tố độ ẩm giúp phản ứng thủy hóa được thực
hiện tối đa, còn nhiệt độ là điều kiện để đảm bảo tốc độ thủy hóa của xi măng.

4.2 Các phương pháp bảo dưỡng bê tông tự lèn

Bê tông thi công ở các công trường xây dựng có thể được bảo dưỡng bằng 2
hình thức như sau:

- Duy trì sự tồn tại của nước trộn trong bê tông ở giai đoạn đầu đóng rắn, bao
gồm ngâm, phun nước, phun sương hoặc phủ vải ẩm. Hình thức này sử dụng nước
để bảo dưỡng nên thường được gọi là bảo dưỡng ẩm.

- Giảm thiểu quá trình mất nước bê tông bằng cách che phủ lên bề mặt bê tông
các loại vật liệu cách ẩm như: vải nhựa, bạt giấy không thấm nước, ni lông hoặc sử
dụng các hợp chất bảo dưỡng dạng tạo màng. Hình thức này không sử dụng nước
để bảo dưỡng, nên thường được gọi là bảo dưỡng khô. Theo liệt kê trong [3], một
số phương pháp bảo dưỡng bê tông cơ bản được sử dụng như sau:

- Ngâm nước: Bê tông kết cấu có bề mặt phẳng lớn như sàn, mái có thể được bảo
dưỡng bằng cách ngâm nước, nhằm ngăn ngừa sự mất nước và duy trì một mức
nhiệt độ, độ ẩm ổn định trong bê tông.

- Phun sương và tưới nước: Phun sương và tưới nước định kỳ lên bề mặt bê tông
có tác dụng làm tăng độ ẩm trong không khí và làm ẩm bề mặt bê tông, từ đó làm
chậm tốc độ mất nước của bê tông qua bề mặt. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi
nghiêm ngặt trong kỹ thuật thực hiện. Ở điều kiện thời tiết nắng nóng, bức xạ mặt
trời cao, không khuyến cáo áp dụng phương pháp này, tránh cho bề mặt bê tông bị
xung nhiệt liên tục trong khoảng thời gian giữa các lần tưới nước.

- Phủ vật liệu giữ ẩm: Phủ lên bề mặt bê tông ngay khi bê tông vừa bắt đầu đóng
rắn vật liệu giữ ẩm (vải bố...) được làm ẩm thường xuyên.

- Phủ (che) màng ni lông: Phủ lên bề mặt bê tông màng ni lông hay vật liệu cách
ẩm nhằm hạn chế mất nước bê tông.

28
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

- Phun hợp chất tạo màng: Phun lên bề mặt bê tông đã có độ cứng nhất định các
hợp chất tạo màng dạng lỏng bao gồm các dạng sáp, cao su chlorinate, nhựa thông
và các vật liệu khác, nhằm giữ và giảm sự mất nước của bê tông.

- Giữ nguyên ván khuôn: Ván khuôn không tháo sớm, giữ nguyên tại chỗ bề mặt
kết cấu giúp ngăn chặn sự mất độ ẩm của bê tông. Các tấm khuôn gỗ cần được giữ
ẩm bằng cách phun nước, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khô, nóng.

Như vậy, theo phân tích cơ sở khoa học về tính công tác hỗn hợp bê tông và
bảo dưỡng bê tông tự lèn có thể rút ra một số kết luận như sau:

Tính công tác của hỗn hợp BTTL được đặc trưng bởi khả năng lấp đầy, khả
năng chảy qua, khả năng chống phân tầng. Tính công tác ban đầu của hỗn hợp
BTTL chịu sự ảnh hưởng của yếu tố vật liệu thành phần và nhiệt độ của hỗn hợp.
Tính công tác bị suy giảm theo thời gian lưu giữ, vận chuyển với các mức độ khác
nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tính chất ban đầu của hỗn hợp, tỷ lệ N/B, phương
tiện lưu giữ và đặc biệt là các yếu tố khí hậu môi trường. Trên kinh nghiệm nghiên
cứu đã thực hiện trên thế giới, việc sử dụng mạng ANN để đưa ra dự báo về tính
công tác của hỗn hợp BTTL trong điều kiện khí hậu Việt Nam là cơ sở khoa học
và khả thi.

Tốc độ thủy hóa, đóng rắn và phát triển cường độ BTTL phụ thuộc vào hàm
lượng, tính chất của xi măng, phụ gia khoáng và phụ gia hóa dẻo. Các yếu tố này
ảnh hưởng khác nhau đến tốc độ thủy hóa và phát triển cường độ BTTL, dẫn đến
ảnh hưởng đến thời gian bảo dưỡng bê tông. BTTL có tỷ lệ N/X thấp luôn có hiện
tượng tự khô, các mao quản thường không liên tục, kết hợp với các lỗ rỗng nhỏ và
mịn nên việc cung cấp độ ẩm vào bên trong bê tông bằng phương pháp tưới nước
là không hiệu quả. BTTL có lượng bột lớn, hàm lượng phụ gia siêu dẻo nhiều, hiện
tượng nước trồi lên trên bề mặt kết cấu ít xảy ra nên BDBĐ cần bắt đầu sớm để
tránh nứt cho kết cấu bề mặt, đặc biệt là trong điều kiện nắng nóng, thời gian
BDTT cũng kéo dài hơn. Mất nước nhanh dẫn đến biến dạng mềm phát triển, là hai

29
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

quá trình vật lý xảy ra ở giai đoạn đầu đóng rắn, ảnh hưởng đến chất lượng bê
tông, quy luật và giá trị của mất nước và biến dạng mềm là một trong những cơ sở
để quyết định thời điểm bảo dưỡng BTTL trong điều kiện khí hậu Việt Nam.

Điều kiện khí hậu Việt Nam ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến công tác
BTTL, trong đó kể đến sự suy giảm tính công tác và lựa chọn phương pháp bảo
dưỡng. Về cơ bản, khí hậu Việt Nam được phân thành 4 điều kiện tương đối theo
nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi trường trong ngày: nồm ẩm - nhiệt độ dao
động từ 15-30oC, độ ẩm dao động từ 70-95%; khô hanh - nhiệt độ 18-30 oC, độ ẩm
40-65%; nóng ẩm - nhiệt độ 28-35 (0C), độ ẩm 45-85%; và nắng nóng - nhiệt độ 28-
400C, độ ẩm 40-65%.

Hình 4.1 minh họa các phương pháp bảo quản

V. ỨNG DỤNG CỦA BÊ TÔNG TỰ LÈN

Vào những năm 1993, công nghệ bê tông tự lèn mới được áp dụng vào xây
dựng các công trình cao tầng.

Với khả năng tự lấp đầy khuôn mà không cần phụ gia, bê tông tự lèn đã giải
quyết được các vấn đề thi công các cấu kiện khó của nhà cao tầng như các liên kết
dầm cột, các vách có chiều dày nhỏ, các vị trí có nhiều thép gia cường...Bê tông tự

30
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

lèn góp phần rút ngắn thời gian xây dựng, hạn chế sự phụ thuộc yếu tố con người
trong việc đầm nén, hạn chế tai nạn lao động. Các tính toán cho thấy tổng chi phí
xây dựng khi dùng BTTĐ giảm nhiều so với sử dụng bê tông thường.

vì vậy công nghệ bê tông tự lèn đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong việc
xây dựng các công trình cao tầng trên thế giới. Các công trình cao tầng sử dụng bê
tông tự lèn đã được xây dựng ở nhiều nơi trên thế giới, điển hình là: tháp Macao
(Trung Quốc) cao 138m, tòa nhà Taipei (Đài Loan) cao
509m, tòa nhà Burj Khalifa (Dubai-UAE) cao 828m , tòa

nhà Landmark Tower-Dubai cao 320m,...

Hình 5.1 thi công tòa nhà Burj Khalifa

Những năm gần đây bê tông có độ chảy cao đã được sử dụng cho một số công
trình như Keangnam Hanoi Landmark Tower, Lotte Center Hanoi, Viettinbank

31
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

Tower. Công trình The Landmark 81 tại Tp Hồ Chí Minh là công trình siêu cao
tầng đầu tiên do nhà thầu Việt Nam thi công với kết cấu đài móng siêu lớn, chiều
cao lớn nhất đến 8,4m, diện tích bề mặt 3000m2, khối lượng bê tông móng xấp xỉ
17.000m3, mật độ cốt thép dày đặc. BTTL c độ chảy cao, tỏa nhiệt thấp đƣợc lựa
chọn cho kết cấu đài móng, quá trình đổ bê tông liên tục trong 41 giờ, bê tông đài
móng được đánh giá tốt, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.

Hình 5.2 Móng tòa nhà siêu cao tầng the Landmark 81

KẾT LUẬN
Bê tông tự đầm có tính năng vượt trội về độ bền, khả năng tự chảy, tự đầm
chặt và khả năng chống phân tầng cực tốt so với bê tông thông thường. Bê tông tự
đầm được coi là sự thay thế hoàn hảo cho các loại bê tông thông thường về các đặc
tính làm việc.
Từ những ưu điểm của bê tông tự đầm, Việt Nam cũng đã nghiên cứu, chế tạo
và ứng dụng thành công trong một số công trình giao thông và cho kết quả tốt. Bê
tông tự đầm sẽ hiệu quả hơn với các dự án có tính phức tạp, khối lượng bê tông
lớn, thời gian thi công dài như các dự án đê, đập, các công trình cao tầng.
Tuy nhiên, bê tông tự đầm chưa thực sự được quan tâm và chú trọng ứng
dụng rộng rãi vào các công trình xây dựng ở Việt Nam mặc dù Việt Nam hội tụ
đầy đủ các điều kiện thuận lợi cũng như đầy đủ cơ sở để ứng dụng bê tông tự đầm
vào các công trình xây dựng và đặc biệt là công trình cao tầng một cách có hiệu
quả:
Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển, xu hướng xây dựng
nhà nhiều tầng trong tương lai sẽ ngày càng nhiều và quy mô.
Nguồn nguyên liệu để sản xuất bê tông tự đầm ở Việt Nam tương đối dồi dào
(tro nhiệt điện, ximăng puzerland, một số chất phụ gia...) có sẵn ở nhiều địa
phương trong cả nước với trữ lượng lớn, chất lượng tốt cũng là một lợi thế để sản
xuất bê tông tự đầm đạt chất lượng tốt và giá thành phù hợp.

32
CHUYÊN ĐỀ BÊ TÔNG TỰ LÈN SVTH: NHÓM 1

- Quy trình công nghệ chế tạo bê tông tự đầm không thực sự phức tạp, dễ
dàng kiểm soát được chất lượng mác bê tông theo thiết kế cấp phối (sản phẩm luôn
đạt theo mác thiết kế).
- Nhiệt độ môi trường tương đối thuận lợi trong việc phát triển cường độ của
bê tông cũng như công tác thi công bê tông.
- Có đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ, hiểu biết và có thể làm chủ được
công nghệ chế tạo cũng như kiểm soát chất lượng bê tông.
Máy móc thiết bị phục vụ cho công tác thi công bê tông tự đầm cơ bản như bê
tông truyền thống; Máy móc thiết bị tương đối nhiều, đa dạng.

33

You might also like