You are on page 1of 120

PGS.TS.

PHẠM DUY HỮU

CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG


VÀ BÊ TÔNG ĐẶC BIỆT
(Tái bản lần thứ nhất có bổ sung và sửa chữa)

NHÀ XUẤT BẢN XÂY DựNG


HÀ N Ò I -2011
LỜI GIỚ I T H IỆ U

Bê tông là vật liệu chủ yếu dùng trong xây dựng dân dụng, giao
thông vận tải và công nghiệp.
Trong xây dựng hiện đại bê tông chiếm khoảng 50% các công trinh
xây dựng trên th ế giới. Tuy nhiên bê tông thường bộc lộ một số nhược
điểm cơ bản như cường độ chịu kéo thấp, khối lượng công trình lớn.
Ngày nay ngoài bê tông truyền thống có cường độ chịu nén tối đa đến
60MPa còn có nhiều bê tông hiện đại có cường độ chịu nén đạt đến
250MPa uà có độ bền cao hơn. Việc phát triển các loại bê tông mới và
các phương pháp công nghệ mới đ ể tim ra các bê tông có chất lượng
cao với các tính năng đặc biệt sẽ cho phép sáng tạo ra các kết cấu xây
dựng ưà công nghệ xây dựng mới làm tầng độ bền khai thác của công
trinh xây dựng đến 100 năm.
Ngày nay bê tông chất lượng cao được ứng dụng chủ yếu cho các
công trinh có quy mô ỉớn n hư các ngôi nhà nhiều tồng, các công trinh
biển và các công trình giao thông (cầu, đường, hầm).
Cuốn sách Công nghệ bê tông và bê tông đặc biệt do GS. TS.
Phạm Duy Hữu (chương 1, 2, 3, 6, 10); TS. Đào Văn Đông (chương 4,
5, 8) ưà ThS. Phạm Duy Anh (chương 1, 8, 9) biên soạn với mục đích
làm tài liệu học tập cho nghiên cứu sính, học viên cao học và sinh viên
của Ngành xây dựng công trinh giao thông và Ngành kỹ thuật xây
dựng Trường Đại học Giao thông Vận tảí. Cuốn sách còn là tài liệu
tham khảo cho sinh viên các ngành khác và các cán bộ nghiên cứu.
Sách được Nhà xuất bản Xây dựng xuất bản lần đầu năm 2005,
lần tái bản này các tác giả đã bô sung sửa chữa, cập nhật các kiến
thức hiện đại hơn. Tuy nhiên chắc khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong
được sự góp ý của bạn đọc cho nội dung của cuốn sách được hoàn
thiện hơn.

Các tác giả


Chương 1

NHŨNG YÊU CẦU VỂ


CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG

1.1. K H Á I NIỆM VỂ VẬT LIỆU, KẾT CÂU VÀ CÔ NG N G H Ệ

Công trình xây dựng phải được thi công đảm bảo duy trì được chức năng làm việc
trong suốt thời gian tuổi thọ thiết kế. Kết cấu phải có khả năng chống lại tất cả các tác
động phát sinh trong thi công và trong quá trình làm việc sau này và phải có đủ độ bển
lâu với chi phí bảo trì thấp nhất. Phải xem xét theo một hệ thống sau: vật liệu - kết cấu -
công nghệ - kiểm tra chất lượng.
V ật liệu phải tuân thủ những yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế tương
ứng, nhằm đảm bảo công nãng yêu cầu của kết cấu sẽ được duy trì trong suốt thời gian
tuổi thọ thiết kế. Có thể được phép sử dụng những vật liệu khác so với những vật liệu
quy định của các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đang sử dụng, khi chứng tỏ được những
vật liệu này có thể đáp ímg các yêii cẩu ('ông năng của kết cấu.
Đ ội ngũ cán bộ thi công, phải được tổ chức để đảin bảo hoàn thành vai trò và trách
nhiệm của họ đã được xác định ngay từ khi bắt đầu Dự án. Công nghệ thi công tại hiện
trường phải đạt yêu cầu công năng của kết cấu sẽ phải được đảm bảo trong suốt thời
gian tuổi thọ thiết k ế (sử dụng).
Trong quá trình thi công, cần phải thực hiện các biện pháp kiểm tra chất lượng thoả
đáng để đảm bảo rằng công năng của vật liệu kết cấu và tiêu chuẩn của lực lượng thi
công luôn đạt được yêu cầu đề ra.
Bốn yếu tố trên khi được kết hợp sẽ tạo ra một hệ thống công nghệ xây xây dựng tối
ưư. Công nghệ bê tông cũng đi theo con đường xem xét tổng hợp đó.
Bê tòng thông thường là bê tòng được dùng cho xây dựng thông thường, không bao
gồm các bê tông có phụ gia đặc biệt. Những bê tông đặc biệt là; Bê tông chất lượng cao,
bê tông nhẹ, bê tông khối lớn, bê tông cốt sợi, bê tông đầm lăn, bê tông tự đầm , bê tông
thi công dưới nước, bê tỏng phun, bê tỏng lò phản ứng hạt nhân.

1.2. YÊU CẦU C ơ BẢN VỂ CHÂT LƯỢNG BÊ TÔNG ở 3 TRẠNG THÁI

Bê tông được sản xuất tại trạm trộn hoặc ở hiện trường phải đáp ứng các yêu cầu chất
lượng trong các trạng thái sau đâv: Bẽ tông tươi, bê tông m ềm và bê tông rắn chắc. Xem
xét về chất lượng bê tông cần xem xél cá ba trạng thái trên:
1.2.1. Bê tỏng tươi

Trạng thái bê tông tươi là giai đoạn tính từ khi trộn xong tới lúc hoàn thành việc đổ
bê tòng.
Tính dễ đổ của bê tông cần được quy định cho mỗi khoảng thời gian Ihi công cụ thể,
trong đó có tính đến công nghệ thi công (bao gồm cả phương pháp đầm ) dạng kết cấu
hoặc cấu kiện, loại bê tông, tiết diện của chi tiết kết cấu. Phương pháp thí nghiệm tốt đối
với tính dễ đổ phải là phương pháp có thể đánh giá được khả năng biến dạng và độ phân
li và khả năng chống dồn tách cốt liệu.
Bê tông ở trạng thái hỗn hợp - bê tông tươi phải có lính dễ đổ tốt để dễ dàng lấp đầy
khuôn khi dùng đầm thông thường. Tốc độ suy giảm tính dễ đổ phải nằm trong giới hạn
cho phép để giữ được tính dễ đổ yêu cầư trong suốt quá trình thi công bê tông. Tính dỗ
đổ tốt nghĩa là:
- Có khả nãng biến dạng hoặc tự chảy phù hợp với phương pháp thi công cụ thổ.
- K hông có hiện lượng phân tầng (dồn, tách cốt liệu lớn) trong các khu vực ván khuôn
khi đổ bê tông.
Phương pháp thí nghiệm thông dụng là thử độ sụt bê tông, độ sụt phải được duy trì
trong một quãng thời gian thích hợp đối với mỗi biện pháp thi công.
Hiện không có phương pháp liêu chuẩn để xác định độ phân li của hỗn hợp bê tông.
Phương pháp đơn giản và tiện dụng nhất có thê là quan sát khôi bê tông đã thử độ sụt và
đánh giá độ phân li ihông qua su dồng nhâì của bé tông. Bê tông cần có đủ độ dính đc
trong trường hợp có độ sụt thấp tlù các hạt cốt liệu sẽ không bị tách khỏi khối bè tônsỉ khi
thử độ sụt. Đối với hỗn hợp bê tông có độ sụt cao hoặc bê tông chảy thì phải không ihấy
xuất hiện vành rỗng xi măng hoặt vành nước chạy xung quanh khối bè tông thử ciộ sụt.
Đ ối với bê tông tự đầm cần phải làm Ihí nghiệin vể khả nãng bê tông lọt qua không
gian cốt thép.

1.2.2. T rạng thái bé tông mềm

Trạng thái bê tông m ềm là giai đoạn từ sau khi đổ bê tông lới lúc kết thúc ninh kết.
Cho dù bê tông có thể tốt nhưng hiện tượng lún sụt và co mềm vẫn có thể xẩy ra là do
thực tế thi công kém.
Đ ánh giá bê tông trong trạng thái mềm theo hai chỉ tiêu sau;
- Thể tích tách nước của bê tông tiêu chuẩn phải không lớn hơn giá trị đã được quy
định (tính bằng % thể tích mẫu bê tòng),
- Mức lún sụt của mẫu bê tông tiêu chuẩn phải không lớn hơn giá trị đã được quy
định (tính bằng % chiều cao mẫu bê tông).
N ếu m ẫu bê tông có giá trị lún sụt nhỏ như quy định thì có thể ngãn ngừa được sự
co m ềm bằng cách giữ cho bê tỏng khòng bị m ất nước do hay bị bay hơi qua bề mặt
hở bê tông.
Bê tông ở trạng thái còn mềm phải có những đặc trưng yêu cầu sau đây:
- K hông có hoặc có rất ít hiện tượng tách nước.
- K hông có hoặc có rất ít hiện tượng lún sụt.
- Hạn c h ế được co mềm.
- Có tính hoàn thiện bề mật tốt
1.2.3. Trạng thái rán chắc

1.2.3.1. Trạng thái tuổi sóm


Trạng thái tuổi sớm (trạng thái tuổi ban đầu) là trạng thái của bê tông trước khi đạt
được cường độ đặc trưng. Trường hợp trạng thái bê tòng ớ tuổi 3, 7 ngày đầu được coi là
trạng thái tuổi ban đầu.

Bê tông trong trạng thái tuổi ban đầu phải có những đặc trưng yêu cầu sau:

- Co ngót tự sinh, nếu không thể tránh được thì không được quá lớn đến mức gây ra
biến dạng phá hoại trong nhữag chi tiết liên kết của kết cấu. Biến dạng tự co tuyến tính
của m ột m ẫu bê tông tiêu chuẩn không bị ghìm giữ phải không lớn hơn giá trị được quy
định (tính bằng % chiểu dài ban đầu của mẫu bê tông).

- Q uá trình tăng nhiệt độ trong bê lóng cần phải được kiếm soát để tránh ứng suất phụ
thêm do nhiệt độ có thể dẫn đến nứt hoặc biến dạng bên trong hoặc ở mặt ngoài kết cấu.
Độ chênh lệch nhiệt dộ lớn nhất ớ bất kv 2 điểm nào trons. khối bê tông phải không được
lớn hơn một giá trị quy định (lính bằng '’C). Độ chênh lệch nhiệt độ lớn nhất có thể được
đánh giá bằng một phương pháp ihử quá irình nâng đoạn nhiệt của m ột mẫu bê tông tiêu
chuẩn trong m ột điều kiện môi trường tiêu chuẩn.

- Cường độ tuổi ban đầu của bê tống cần phải đủ lớn đổ chịu được các tải trọng đã
được quy định sau khi tháo ván khuôn. 'ĩhường đó là lải trọng tĩnh và tải trọng động
trong quá trình ihi công. Cường độ của bê tông ihường được biểu thị bằng cường độ nén
ở tuổi 3 ngày hoặc 7 ngày (R j hoặc R 7). Với trình độ vật liệu và công nghệ V iệt Nam ta
nên chọn R 7 ngày.

1.2.3.2. Trạng thái tuổi muộn


Bê tông trong trạng thái rắn chắc phải có những đặc tính tốt, tồn tại trong thời gian
dài. Có 10 đặc tính này được mỏ tả chi tiết dưới đây:

l .2 3 .2 .1 . Đ ục tính cơ học

Đặc tính cơ học bao gồm cường độ và mô đun đàn hồi. Cường độ bê tồng phải đủ lớn
để chịu được ứng suất phát sinh do các tải trọng thiết kế với một hệ thống an toàn thích
hợp. M ô đưn đàn hồi vật liệu bê tõng phải không nhỏ hơn giá trị dùng trong thiết k ế kết
cấu. Cần quan tâm, đến vấn đề mô đun đàn hồi động.

7
Cường độ đặc trưng của bè tông đã đóng rắn thưòng được đánh giá thông qua cường
độ nén phá hoại m ẫu ở tuổi 28 ngày, hoặc bằng phương pháp quy định khác cho những
điều kiện riêng (các phương pháp không phá huỷ).
C ường đ ộ và đ ộ chống thấm của bê tông đã đóng rắn phụ thuộc vào tỷ lệ N /X , loại
xi m ăn g , lượng h ố xi mãng, điều kiện bảo dưỡng, cũng như loại và lượng dùng các phụ
gia và cốt liệu.
ỉ .2.3.2.2. Độ bền lâu
Các đặc trưng bển lâu có liên quan của bê tông phải đạt được cho thời gian làm việc
lâu dài và phụ thuộc vào môi trường sử dụng. Những đặc trưng sau đây phải được xem
xét theo điều kiện m ôi trường xung quanh mặt ngoài bê tỏng.
Đ ộ n ỏ trong điều kiện ẩm ướt. Bê tông không được nở thêm trong điều kiện ẩm ướt:
Đ ộ nở tuyệt đối của bê tông trong một thí nghiệm ngâm nước phải không được quá lớn
đến m ức gây ảnh hưỏíng bất lợi cho các chi tiết lân cận. Độ nở tuyến lính của m ột m ẫu
bê tông tiêu chuẩn, phải không được lớn hơn mức giá trị đã được quy định (tính bằng %
chiều dài ban đầu của mẫu bê tông) trong một khoảng thời gian quy định. Hàm lượng
SO 3 của xi m ăng và các vật liệu thay thế xi măng là một trong những nguyên nhân chính
gây ra nở bê tông trong điều kiện ướt.
C o khô. Bê tông không được có lượng co khô quá lớn, dẫn đến xuất hiện vết nứt có
thể nhìn thấy. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của m(5i quốc gia, lượng co khó tuyệt đối của m ột
m ảu bê tông tiêu chuẩn, tính theo sự Ihíiy đỏi chiều dài tuyến tính trong một điểu kiện
khô tiêu chuẩn liên tục, phải không được lớn hưn giá trị được quy định (tính bằng lĩiicro
biến dạng).
1 .2 3 .2 3 . C achoìiat Iioá

Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của mỗi quốc gia, cliiều dàv lớp bê tông bị cacbonat hoá trên
m ẫu bê tông tiêu chuẩn, thí nghiệm bằng phương pháp nhanh tiêu chuẩn, phải không
được lổfn hofn m ức giá trị đã được quy định (tính bằng mm) trong một giai đoạn thí
nghiệm xác định. G iá trị quy định được xác lập đảm bào rằng: Quá trình cacbonat hoá sẽ
không đạt tới vị trí cốt thép ngoài cùng trong kết cấu bê tông trước thời gian bảo trì theo
quy định thiết k ế hoặc theo dự kiến, hoặc trước khi hết tuổi thọ ihiết kế.
ì .2 3 .2 .4 . Ă n m òn cốt thép
Đ ộ thẩm thấu nước của lớp bê tông bảo vệ tới cốt thép phải đủ nhỏ để hạn chế việc
xâm nhập của nước, các khí và ion nhằm bảo vệ cốt thép trong bẻ tông. Độ thẩm thấu
của m ẫu bê tông phải không được lớn hon mức giá trị đã được quy định (tính bằng
cmVcmVsec). G iá trị lớn hơn có thể được quy định cho lớp bê tông bảo vệ dày hơn. Giá
trị chỉ dẫn được xác định sao cho đảm bảo rằng hàm lượng clorit sẽ không cao hơn mức
giới hạn cho phép tại vị trí cốt thép ngoài cùng của kết cấu bê tỏng trước thời gian bảo
trì theo quy định.

8
Bề rộng vết nứt phải không được lớn hơn giới hạn cho phép trong thiết bị kết cấu
trong m ôi trường xâm thực.

Hàm lượng các thành phần hoá học, khoáng vật của xi m ăng như CaO và C 3A là
những yếu tố ảnh hưởng chính để đảm bảo chống ăn mòn cốt thép.
Loại xi m ăng, hàm lượng xi mãng và lượng phụ gia phải được lựa chọn thích hợp cho
bê tổng làm việc trực tiếp trong môi trường xâm thực.

1 2 3 .2 .5 . Plìảiì ứng kiềm - cốt liệu


Bè tông phải không có nguy cơ phản ứng kiềm - silic hoặc phản ứng kiềm - cacbonat.
Nếu có nguy cơ phản ứng kiềm - cốt liệu thì hàm lượng kiềm trong xi m ăng phải không
được lớn hcfn mức giá trị quy định hoặc phải dùng xi măng hỗn hợp (có thêm m uội silic,
tro bay hoặc xỉ lò c a o ...).
1 2 .3 2 .6 . Đ ộ hao mòn
Bè tông không bị hao mòn ở mức nghiêm trọng trong suốt tuổi thọ thiết kế. Yêu cầu
về chống hao m òn của bê tông phụ thuộc vào dạng kết cấu hoặc chi tiết và vào điều kiện
mòi trường m ặt ngoài bê tông, chất lưựng xi mãng và cốt liệu làm bê tông.

J .2 .3 .2 7 . Ổn âịiilì suỉỷiit

Bè tông phải đủ độ bền siilíat. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của m ỗi quốc gia, độ nở của
m ột mẫu bê tông tiêu chuẩn cho mộl thí nghiệm tiêu chuẩn về độ nở su líat phải không
được lớn hơn m ức giá trị đã được quy định (tính bàng % chiều dài ban đầu củ a m ẫu
bê tỏng) trong m ột giai đoạn thí nghiệm xác định.

1 2 3 .2 .8 . Ôn định hoú cliíít

Bê tông sử dụng phải đủ cứng và bền chống lại các tác động hoá chất như tác động
của axít và m uối. Phần trăm khối lượng bị mất so với khối lượng ban đầu của bê tông
trong m ột thí nghiệm tiêu chuẩn phải nhỏ hơn mức giá trị đã được quy định.
ỉ .2.3.2.9. Đ ộ hền đóiìiỊ hăng và tan hăn^

Bê tông phải chịu được số chu kỳ đóng băng và tan băng tối thiểu trong m ột thí
nghiệm , trong đó m ô đun đàn hồi không nhỏ hơn số % đã được quy định so với giá trị
ban đầu (mức độ giảm thấp).
1.2.3.2.10. Đ ộ suy giả/ìì do siiili vật

Phải có một giới hạn tổn thất cường độ tính bằng % so với cường độ ban đầu trong
m ột thí nghiệm nhanh tốc độ suy giảm cường độ do sinh vật.

1.3. Y ÊU C Ầ U V Ậ T L IỆ U

Vật liệu sử dụng để làm bẽ tỏng phái không được xẩy ra bất kỳ hiệu ứng có hại nào
đến chất lượng của bê tông.
Chất lượng của vật liệu phải dáp ứng được tiêu chuẩn công nghiệp của mỗi nước
hoặc tiêu chuẩn quốc tế. ở Việt Nam phải thỏa m ãn TCVN và TCN (tiêu chuẩn ngành).

1.3.1. Xi m ăng

Xi m ăng dùng để làm bê tỏng phải không gây ra bất kỳ hiệu ứng có hại nào đến chất
lượng của bê tông.

Chất lượng xi m ăng dùng dê sản xuất bê lông phải đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn
công nghiệp của m ỗi quốc gia, hoặc cùa một tiêu chuẩn quốc tế.

Xi m ăng được phân ra các loại chính gồm có: Xi măng pooclăng (xi m ãng pooclãng
thư ờng, xi m ãn g đ ó n g rắn nhanh, xi m ăng đ ó n g rắn cực nhanh, xi m ăng bền su lfat,
xi m ăng ít toả nhiệt và xi măng ít kiềm ), xi m ăng hỗn hợp (xi m ăng pooclăng xí,
xi m ăng pooclăng tro bay và xi măng puzơlan), xi m ăng bền nhiệt độ cao (xi m ăng
alum in), xi m ăng giếng khoan dầu, xi mãng màu (trắng và các loại khác).

Cần phải lựa chọn loại xi mãng thích hợp sau khi đã xem xét loại quy mô, vị trí, môi
trường xung quanh và phương pháp thi công, cũng như điều kiện thời tiết và mùa khí hậu.

1.3.2. Cốt liệu

Chất lượng của cốt liệu lứn phải thỏa mãn yêu cầu về thành phần, độ sụt, cường độ và
các yêu cầu tiêu chuẩn quốc gia hoặc một tiêu chuẩn quốc tế thích hợp.

K ích thước lớn nhất của cốt liệu phải được quy định phù hợp với loại kết cấu, kích
thước giữa các cạnh khuôn và khoảng cách nhỏ nhất giữa các cốt liệu thanh. Xu th ế hiện
nay là giảm đường kính cốt liệu lớn dè’ tăng cường sự đồng nhất và tránh các ứng suất
cục bộ trong khối bê tông.
Cốt liệu nhỏ dùng làm bè lông phải không được gây bất cứ hiệu ứng có hại nào đến
chất lưọng bê tông và không làm tăng lượng xi m ăng trong bê tông.
Cốt liệu nhỏ phải cứng, bền, đủ cường độ, sạch và thành phần hạt Ihích hợp. Theo các
tiêu chuẩn thích hợp.
Sự có mặt của các chất có hại như bụi rác, bùn, chất hữu cơ, clorit hoặc bất kỳ các
chất có hại nào khác với khối lượng không được lớn hơn giới hạn cho phép.
Cần kiểm tra và làm thí nghiệm cốt liệu nhó thoả mãn đầy đủ các yêu cầu, những
điều kiện quy định.

1.3.3. Phụ gia

1.3.3.1. Phụ gia khoáng


Các phụ gia khoáng dùng để làm bẽ lỏng phủi không gây ra hiệu ứng có hại cho chất
lượng bê tông, phải Ihoả m ãn yêu cầu tiêu chuấn quốc gia hoặc của m ột tiêu chuẩn quốc
tế thích hợp.

10
Phụ gia khoáng là các phụ gia thường ở dạng bột và được thêm vào lúc cân đong
nhằm nâng cao m ột số tính chất của bê tông và có thê được phân ra 2 loại sau đây;

- Phụ gia có hoạt tính puzơlan như: xí hoạt tính, tro bay, silicafum e, tro núi lửa, đất
điatôm ít và m ột số đá phiến sét hoặc dất sét tự nhiên hoặc là đã được gia n h iệ t...

- Phụ gia không có hoạt tính puzơlan như đá quắc đập nhỏ, cát silic, đá vôi đôlôm it
hoặc đá vôi canxi, đá granit và các loại bụi đá khác, không được gây ra các tác nhàn gây
nở làm m ất ổn định thể tích của bê tông.

Phụ gia khoáng có ảnh hướng đến tính chất vạt lý của hỗn hợp bê tông tươi đến
cường độ, các tính chất cơ học, lính chất lioá học, tính chất biến đổi theo thời gian của
bê tông đã đóng rắn. Vì vạy chất lượng và lượng dùng phụ gia được thí nghiệm và kiểm
chứng trước.

Khi cốt liệu nhỏ không có đủ kích cỡ thì có thể dùng phụ gia khoáng để tãng thêm
các tính năng dễ đổ, dễ san gạt và dẽ hoàn thiện. Trong các trường hợp này, việc dùng
một loại phụ gia có tỷ diện tích lớn như xi inãng phải không làm tâng hàm lượng nước
yêu cầu của bê tông.

1.3.3.2. Phụ gia hoá học

Phụ gia hoá sử dụng để làm bé lông không được gây ra bất kỳ hiệu ứng nào có hại
dến chất lượng bê tông.

Chất lượng phụ gia hoá dùng để cliế tạo bè tông phải đáp ứng được yêu cầu của tiêu
chuẩn quốc gia của m ỗi nước hoặc inột ticii chuẩn quốc tế.

Phụ gia hoá là các phụ gia thường ớ (iạiig lỏng (rất ít khi ớ dạng cứng), và có thể cho
vào bê tông cả vào lúc trộn lẫn lúc đổ để nâng cao tính chất khác của bê tông, như tính
dễ đổ, hàm lượng bọt khí và độ bền lâu và được tính theo hàm lượng xi măng.

Phụ gia hoá gồm có các phụ gia giảm nước (phụ gia giảm nước thông thường và phụ
gia giảm nước cao) phụ gia chậm ninh kết, phụ gia hỗ trợ bơm, tác nhân dính, chất ức
c h ế ăn m ò n ...

Phụ gia chứa các chất có hại như ion clorit, kiềm và sulfat có thể gây ra hiệu ứng xấu
đối với bê tông và cốt thép. Lượng dùng cúa các chất này cần phải được hạn chế.

- M ỗi phụ gia chỉ được dùng sau khi đã có sự đánh giá để m inh chứng rằng nó sẽ
không có hiệu ứng có hại đến chất lượng của bẽ lòng dự kiến. Việc đánh giá này là quan
trọng trong những trường hợp sau đàv:
+ Sử dụng loại xi m ăng đặc biệt
+ Sử dụng nhiều loại phụ gia
+ Cân đong và nhào trộn ở nhiêt dộ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ quy định.

11
- Sự tương thích của phụ gia thường thay đổi do các yếu tố như hàm lượng nước, loại
xi m ãng, loại và cỡ hạt cốt liệu, phương pháp và độ dài thời gian nhào trộn. Cần iàm
nhiều thí nghiệm để chọn cac cặp tương thích này.

1.3.4. Nước

Nước trộn bê tông phải khỏng được chứa m ột lượng bất lợi các chất có hại, sẽ tác
động xấu đến chất lượiig bê tòng ớ trạng thái tươi, trạng thái tuổi ban đầu, trạng thái
đóng rắn và trạng thái lâu dài cúa bô tông và cốt thép.

N hiệt độ nước trộn phải không quá thấp hoặc qưá cao ( 5 ° c 35°C).
Cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Nước ngầm có thể chứa các chất có hại như: sulíat và ion clorit
- Nước hồ và nước sông có thể chứa các chất thải công nghiệp và lượng lớn đất sét và
các chất khác. Các chất này có thế tác động xấu đến chất lượng bê tông và cốt thép.
- Nước ven biển và nước biển thường có chứa sulfat, ion clorit và các ion khác có thể
gây nở bê tông và ăn mòn cỏì thép, giảm cường độ bê tông. Chỉ nên sử dụng nước biển
trong các loại bê tông cường đô rất thấp và không sử dụng cốt thép.

1.3.5. T hành phần bê tónfí

Tliành phần bê tông pliải được tínỉi toán thiết k ế dựa trên các tính chất đặc trưng của
bê tông và sự sai khác chất lượng lại công trường thi công. Vì vậy cần tính toán thiết kế
bằng cường độ yêu cầu Ironí' phònụ thí nghiệm (fyj.) hoặc cường độ yêu cầu tại công
trường có thể lấy gần đúng = 0,9fy^..

Thành phần bê tông phải duợc tinh loán để đạt được các tính chất của bê tông.

Chất lượng bê tông khôiig chí phụ thuộc vào chất lượng của các vật liệu thành phần
và quá trình thi công mà còn phu tliuộc vào số lượng của mỗi vật liệu thành phần.

Hàm lượng nước là một yêu lố râì quan trọng. Nó ảnh hưởng đến chất lượng bê tông
ở trạng thái bê tông tươi, trạng tliái bê lông đã đóng rắn và đến công nãng lâu dài của bê
tông. Hàm lượng nước cho mỗi mức dỗ đố thích hợp phải càng ít càng tốt. Vì hàm lượng
nước thấp sẽ giảm bớt nguy cơ sinh nứt và co khô nhưng lại tăng cường độ, độ chống
thấm và độ bền của bê tông.

Cường độ nén thường được dùns làm cường độ đặc trưng cho tất cả các loại bê tông.
Cường độ uốn cũng là một thuộc tính quan trọng khi bê tông được dùng trong việc xây
dựng bê tông lớp mặt. Cườiiií độ bé lỏng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ N/X.

Khi thiết k ế thành phần bê lông, cấn phải xem xét đến m ột thực tế là; Chất lượng của
các vật liệu thành phần luôn thav đối và có sự khác nhau giữa chất lượng bê tông trong
phòng thí nghiệm với hiện trường (10-15%).

12
1.4. Y Ê U C Ẩ U V Ề C Ô N G N G H Ệ BÊ T Ô N G

1.4.1. C ân đong và nhào trộn

- Phương pháp cân đong chính xác và nhào trộn bê tông thích hợp với điều kiện cụ
thể của kết cấu và đặc tính công trình.

- Sai số cân đong vật liệu phải nằm trong giới hạn cho phép.

- N hào trộn phải tạo được hỗn hợp đồng nhất và được thực hiện trong các thiết bị quy
định với thời gian trộn quy định.

- Khi sử dụng các phụ gia, cần xem xét kiến nghị quy trình nhào trộn của người sản xuất.

1.4.2. V ận chuyển

Việc vận chuyển bê tông tươi không được để dẫn tối các hiện tượng sau:

- Phân ly
- M ất các vật liệu thành phần trong hỗn hợp bê tông
- M ất đáng kể tính dễ đổ
Tăng đáng kể nhiệt độ hỗn hợp bê tông
Giới hạn thời gian vận chuyển hỗn hợp bê tông cần thỏa m ãn được quy định về thời
gian ninh kết của xi m ãng và bê tông.

1.4.3. Đ ổ bê tông

- Bê tông cần phải được đổ sao cho giữ được tính đồng nhất, đầy hết khuôn, đảm bảo
tính toàn khối, không xuất hiện vết nứt.

- Cần chú ý khi đổ bê tông sao cho không làm chuyển dịch các cốt thép thanh ra khỏi
vị trí đã quy định.

- Chiều cao đổ tự do của hỗn hợp không được cao hơn mức quy định.

- Để đầm có hiệu quả chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải không cao hcín mức quy định.

- Cần phải có giải pháp đặc biệt khi đổ bê tông trong điều kiện thời tiết nóng để tránh
bị mất nước nhanh. Biện pháp chủ yếu là giảm nhiệt độ bê tông và bảo dưỡng hợp lý.

1.4.4. Đ ầm bê tông

Cần phải đầm tốt để đảm bảo độ chặt và tính đồng nhất của bê tông, không làm chảy
mất nước xi m ăng ra khỏi khuôn, thời gian đầm thích hợp, thời gian quá ngắn làm cho
bê tông khống đủ chặt, quá dài gây phân tầng bê tông, làm mất khí cuốn, sự tụ tập nước
hoặc khí. Đ ầm không đúng thiết kế thi công sẽ tạo ra những chỗ rỗng trong bê tông,
hỏng ván khuôn và sai lệch cốt thép. Năng lượng đầm thích hợp, cần quy định về thời
gian đầm , khoảng không gian đầm và công suất m áy đầm.

13
1.4.5. H oàn thiện bề mặt

V iệc hoàn thiện bể mặt phải đảm bảo tạo được bề m ặt phẳng đẹp và bền lâu, đảm bảo
được tính liên tục của mạch ngừng thi công.

V iệc hoàn thiện bê tông phải đảm bảo không gây ra các vết nứt bê tông, không tạo ra
lớp hố xi m ăng trên bề mặt bê tổng làm giảm khả năng chịu mài m òn, không tạo ra bề
mặt xốp, có bọt hoặc rỗ tổ ong, không gây ra hiệu ứng không có lợi cho kết cấu

1.4.6. Bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng cần phải được liến hành đúng mức để đảm bảo rằng bề m ặt và chất lượng
bê tông sẽ đạt được tiêu chuẩn Ihiết kế, cần phải được tiến hành ngay sau khi bê tông bị
phơi ngoài không khí và liên tục trong một khoảng thời gian không ít hofn mức quy định
tối thiểu để đạt cường độ yêu cầu.

Nước tưới bảo dưỡng bê tõng không quá nóng có thể tác động không lợi đến chất
lưọtng bê tông.
M ục đích của bảo dưỡng là tăng quá trình đóng rắn và độ bển bê tông. Đ ồng thời
cũng ngăn ngừa sự phát triển của các vết nứt và các hiệu ứng có hại khác.
Nhiệt độ nước bảo dưỡng cao sẽ tăng nhanh quá Irình phát nhiệt thuỷ hoá và phát
triển cường độ. Nhưng cưííng (lộ vể sau sẽ bị giảm.
Bảo dưỡng bình thường bằng nước là cách tốt nhất. Tuỵ nhiên các dạng bảo dưỡng
khác như bảo dưỡng bằng hơi nước và bảo dưỡng bằng A utoclav (hấp trong áp lực cao)
vẫn có thể áp dụng tuỳ theo you cấu đặc tính riêng (thí dụ như phát triển sớm cường độ
theo dự kiến).

Bảo dưỡng bằng cách bọc kín kêì cấu bê tông cốt thép được áp dụng thay cho bảo
dưỡng tưới nước đã định. Cách này cho phép giữ hoàn toàn khòng cho nước bay khỏi bé
tông trong giai đoạn bảo dưcTOi; \ à dạt được cường độ thiết kế.

1.5. K IỂM T R A C H Ấ T LƯỢNG VÀ ĐẢM BẢO C H Ấ T LƯ Ợ NG

1.5,1. K iểm tra chất lượng bê tông

Chất lượng các vật liệu ihành phần và tay nghề công nhân cần phải được kiểm tra
đúng mức để đạt được chất lưọng yêu cầu của bê tông.
Chất lượng bê tông phải được thử nghiệm theo tiêu chuẩn của nước sở tại.
Hệ thống kiểm tra chất lượng \'ề kỹ thuật và tổ chức cần được thiết lập theo những
điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia.
Các kết quả th í nghiệm do nhà cung cấp bê tông cấp thường không được coi là giải
pháp chính tắc để kiểm tra '/à đảm bảo chất iượng. Kết quả thí nghiệm phải do m ột bên
độc lập thứ ba cung cấp.

14
1.5.2. Tại trạm cân đong và nhào trộn

Việc kiểm tra chất lượng tại trạm cần phải được theo dõi để đảm bảo chất lượng và
tính đồng nhất của hỗn hợp bê tông sản xuất ra.
Việc kiểm tra chất lượng tại trạm được tiến hành cho các vật liệu thành phần trước
khi cân đong và nhào trộn; bê tông trong và sau khi trộn.
N hững giới hạn sai số về tính dễ đổ và cường độ bê tỏng phải được quy định.
Trong một số trường hợp hàm lượng khí và Clorit trong hỗn hợp bê tông phải được
kiểm tra.

1.5.3. Tại công trường

K iểm tra chất lượng bê tông trước khi đổ tại công trường cần được tiến hành:
- K iểm tra chất lượng tại công trường cần được tiến hành định kỳ từ lúc chuẩn bị ván
khuôn tới khi bảo dưỡng bê tông.
- T hí nghiệm kiểm tra chất lượng cần phải được tiến hành theo các phưofng pháp quy
định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc m ột tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận.

Trong trường hợp cụ thể hoặc để đáp ứng những yêu cầu cụ thể, các thí nghiệm
nhanh có thể được dùng coi như là những thí nghiệm chuẩn về chất lượng.

1.5.4. Thẩm tra bê tỏng đóng rán

Bê tông ở trạng thái đóng rắn khòng được có bất kỳ chỗ nứt, rổ tổ ong hoặc khuyết tật
nào có thể dẫn tới làm giảm cường độ và độ bền làu.

1.6. YÊU CẨU V Ể BÊ TÔNG ÚNG L ự c TRƯỚC

Có nhiều phưofng pháp tạo ứng lực trước khác nhau đã và đang được áp dụng. Trong
phần này chỉ giới thiệu phưcíng pháp trong đó lực kéo căng được tạo ra bằng cơ học
thông qua hệ thống bó thép căng và các neo. Phương pháp này được phân ra hai phạm
trù là: Hệ thống căng sau và hệ thống cãng trước. Hệ thống căng sau cũng được chia làm
hai nhóm : Phương pháp có bám dính, nghĩa là các bó thép và bê tông được dính kết với
nhau thành m ột khối bằng một lớp vữa bơm; phương pháp không dính bám , ở đây các bó
thép căng và bê tông của kết cấu được hợp thành một thể thống nhất, trong đó dự ứng
lực trước được giữ bằng lực dính bám giữa thép và bê tông. Hệ thống căng trước được
dùng chủ yếu cho các sản phẩm bê tông đúc sẵn.

1.6.1. N hững yêu cầu cơ bản

V iệc lựa chọn vật liệu, chế tạo, vận chuyển và lắp đật bê tông ứng lực trước phải được
tiến hành sao cho kết cấu đã được hoàn thành phải đạt được những yêu cầu thiết k ế về
tính hiệu quả, an toàn cường độ, khả năng sử dụng, khả năng dễ sửa chữa và những vấn
đề về m ôi trường.

15
1.6.1.1. Yêu cầu vật liệu

Các tính chất của bê tômg, cốt ihép, thép kéo căng, ống gen, neo và những vật liệu có
liên quan phải phù hợp với t[iê!u chuẩn lioậc những quy định quốc gia hoặc quốc tế.
a) B ê tông
Các tính chất cần kiểm tira đôi với bê tòng ứng lực trước là: Cường độ nén, cường độ
kéo vào thời điểm truyền ứnig lực trước và ở tuổi 28 ngày, mỏ đun đàn hồi, hệ số
Poatxông, thay đổi thể tích «doi thay đổi nhiệt độ, từ biến và co ngót.
Kết cấu bê tông ứng lực tirưức thường đòi hỏi bê tông có chất lượng cao hơn so với
yêu cầu đối với kết cấu bê Itôing cốt thép thông thường. Để đạt được chất lượng cao, cần
thiết phải tính toán thành plnầin bê lòng, trộn bê tông, đổ và bảo dưỡng bê tông một cách
cẩn thận.
Trong công tác bê tông lứnig iực trước, thép kéo căng, ống gen, cốt thép thường và các
neo thường được đặt gò bó tnonig những không gian bê tông chật hẹp. Thêm vào đó bê
tông quanh vùng neo phái c:hịiu ứn;g suất cục bộ khá cao. Vì vậy, bê tông cần phải đủ dẻo
và kích thước lớn nhất cúa cổt liệu lớn phải tính toán cẩn thận để đảm bảo sẽ đầm đủ
chặt bê tông xung quanh cốit tlhé.p thông thường và thép kéo căng.

h) Vữa hotìi
Vữa bơm trong be tóriị', ứmg; lưc trước được dùng bảo vệ thép kéo cãng không bị ăn mòn.
V ữa bơm và vậl lịCil dìliìlg dc bioìlì pllủi Ihoả m ãn những yêu cầu sau đây;
- Xi m ăng pooclăiig phải luiân tlhủ tiêu chuẩn công nghiệp địa phương.
- Nước trộn vữa phải saclh, kbiông chứa các chất có hại cho thép.
- Phụ gia phải đưa đến ciííc tính năníĩ cho vữa vể hàm lượng nước thấp, có độ chảy tốt.
1.6.1.2. Yêu cầu về còng' mglnệ

Trước khi đổ bê lỏng, vị ti í các bó ihép cãng phải được kiểm tra lại tại các tiết diện
đặc trưng của kết Cấu. Bẽ tồn;íỊ ph.ải được đổ sao cho hàng lối của bó thép cãng và vị trí
cốt thép thường không bị tlna'y đổii, Cẩn đặc biệt chú ý khi đầm bê tông ở các vị trí neo
bó thép cãng. Các lỗ rỗng plhíyi s;au tấm đệm phải được sửa chữa trước khi tiến hành
kéo căng.
Các bó thép căiriỉỉ dự ứng 1ực v;à các ống gen phải được gìn giữ chắc chắn bằng cách
dùng đủ các giá đ ỡ được đật đu mau sao cho vị trí các bó thép căng được giữ cố định
dưới tác động của trọna lưọine hiỗni hợp bê tông và lực chấn rung mạnh của đầm bê tỏng.
Bất kỳ sự sai lệch vị Irí nào cúia cáic bó thép căng trong quá trình đổ bê tông và bất kỳ hư
hỏng vật lý nào đô)i với ống gen phiài được sửa chữa trước khi tiếp tục công việc.
B ảo ílưỡỉig bê tiôn^
Bảo dưỡng bê tòng pliảa đưoc tiến hành để tránh các dạng nứt do co và đảm bảo
cường độ và các tíinh chất yêu cáiu khác cúa bê tông.

16
Thao tác kéo ccun> tạo ứìiiị lực trước
Khi th í nghiệm mẫu trong điéu kiện hiện trường cho thấy bê tông đã đạt cường độ
yêu cầu thì có thể bắt đầu việc kéo căng. Các bó thép chỉ được kéo căng khi đã có các
thông số về độ dãn dài đồ thị chuẩn định và có đủ lực lượng thao tác có kinh nghiệm .
Việc kéo căng tạo ứng lực phải được kiểm tra cho từng bó thép căng sao cho lực kéo
của mỗi bó sẽ không nhỏ hơn giá trị quy định, có xét đến sự phân tán do nhiều nguyên
nhàn khác nhau.
Khi m ột số bó thép cãng dược đặt trong một chi tiết kết cấu bê tông và các bó được
phàn nhóm thì việc kéo căng các bó thép căng phải được kiểm tra cho từng nhóm và cả
cho từng bó riêng.

D ùng đồng hồ đo lực dọc trực tiếp, như đồng hồ đo động lực, là rất tốt cho việc
kiểm định.

Công tác kéo căng các bó thép được kiểm tra bằng 2 cách: dùng đồng hồ đo đọc tại
m áy bơm đầu cao áp, có thể chuyển đổi thành giá trị lực kéo và dùng độ dãn dài lý
thuyết của bó thép căng tính theo công thức thích hợp.
Cần phải có m ột bảng các giá trị dãn dài từng bó thép cãng được cung cấp như là một
phần của hồ sơ thiết kế.
1.6.2. K iểm tra và đánh í»iá giám định chất lượng

Kiểm tra chất lượng của bê tông, thép kéo căng, cốt thép thường neo, bộ nối và các
vật liệu sử dụng phải được thực hiện theo tiêu chuẩn cóng nghiệp địa phương và những
q uy định cụ thể khác.
Những vật liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng phải được loại bỏ trước khi sử dụng.
Phải thiết lập một hệ thống kiểm Ira chất lượng tay nghề dựa theo yêu cầu kỹ thuật
thi còng thích hợp để đạt được đầu ra có chất lượng cao.
1.6.2.1. T rong quá trình đ ổ bê tông
Việc kiểm tra và giám định chất lượng tại công trình phải được tiến hành để đảm bảo
chát lượng công việc. Những yêu cầu tối thiểu phải như sau:
- Ván khuôn và giàn giáo phải đủ vững chắc để chịu được tải trọng kết cấu và lải
liọ n g thi công m à không gây ra hư hỏng.
- Các bó thép căng phải được đặt đúng hàng và đúng vị trí bằng hệ các thanh đỡ để
tránh sai lệch hàng lối và vị trí.

- Ống gen phải được làm sạch vàkhông có khuyết lật trước khi đặt vào vị trí và suốt
q u á trình đổ bê tông.
- Đầm bẻ tông phải đủ đế đạt được bẽ tông đổng nhất đặc biệt là vùng quanh ống gen,
nhiưng không được làm sai lệch vị trí của chúng.

17
1 .6 .2 2 . T ron g qu á trinh truvền ímg lưc trước
T ruyền ứng lực trước là một trong những thao tác quan trọng nhất trong thi công bê
tông ứng lực trước. Trong quá trình truyền tải ứng dụng trước, việc kiểm tra và giám
định chất lượng phải như sau:
- V iệc cung cấp ihuỷ lực, bơm cao áp, neo và các phụ kiện khác phải theo đúng hệ
thống tạo ứng lực trước đã :hiết kế. Các Ihiết bị này phải có độ chính xác tốt.
- Lực kéo của kích phải tương đưcmg với giá trị thiết k ế với sai sót chấp nhận được.
- Đ ộ dãn dài phải ĩương đương với giá trị tính toán lý thuyết, với sai số chấp nhận được.
- Đ ộ vồng và độ \'õng ban đầu được kiểm tra.
- Sự xuất hiện vết nA tại các vị trí đặc trưng phải được kiểm tra.
- T rạng thái giá đỡ, ván khuón và giàn giáo phải được kiểm tra.

18
Chương 2

CÔNG THỨC THÀNH PHAN BÊ TÔNG

Trong chương này trình bày một số phương pháp xác định thành phần bê tông để đạt
độ dẻo và cường độ. Lựa chọn thành phần có xét đến công nghệ (tính dễ đổ) đã được
nghiên cứu nhiều trên thế giới và còn cần được tiếp tục nghiên cứu. ở đây chỉ trình bày
một vài phương pháp tính thành phần bê tông theo phương pháp thực nghiệm và theo
phương pháp lý thuyết.
V iệc xác định thành phần hỗn hợp xi măng, nước và cốt liệu đạt độ dẻo và có m ột số
đặc tính khác, là m ột vấn đề phức tạp đến nỗi không thể, bằng giải pháp đơn thuần về lý
thuyết.
Ngược lại, theo kinh nghiệm truyền thống bất kể người nào cũng có khả năng sản
xuất m ột hỗn hợp thoả mãn về độ sụt và cường độ với phương pháp đofn giản và không
cần có m ột sự đào tạo nào. Công việc hiệu chỉnh các thành phần để đạt được dộ dẻo
m ong m uốn, tỷ lệ nước/xi măng, và cường độ phù hợp chỉ là việc hiệu chỉnh lượng xi
m ăng và lượng nước.
Cả hai suy nghĩ đofn giản và làm phức lạp đều chưa chính xác. Thật vậy, thành phần
của bê tông không phải là một vấn đề phức tạp đến nỗi không giải quyết được. N hưng
ngược lại, phải nhấn m ạnh nếu chỉ tuân thủ các hướng dẫn thực tế cho phép đảm bảo
cường độ xác định, tính dễ đổ chấp nhận được là chưa đảm bảo tính bển lâu của bê tông.
Tính chất bê tỏng trong tự nhiên được biến đổi rất nhanh nhất do sự xuất hiện các hiện
tượng co ngót nhiệt dẫn đến nứt nẻ và suy giảm độ tin cậy của bê tông. V ì vậy công thức
bê tông phải được xác lập trên cơ sở lý thuyết kết hợp với thực nghiệm dự báo và thực
nghiệm trên kết cấu đã được xây dựng.

2.1. CÁ C PH Ư Ơ N G PH ÁP THỰC NGHIỆM TH ÀN H PH Ẩ N BÊ T Ô N G

2.1.1. Lịch sử thành phần bê tông

Chắc chắn rằng đã 2000 năm vể trước những người La M ã đã có m ột phương pháp ít
nhiều khoa học để cấu tạo bê tông. Người ta sử dụng vật liệu cơ bản là tro núi lửa, nay
được gọi là puzolan, được trộn với vôi. Nghệ thuật sản xuất bê tông, hầu như đã biến
m ất với đ ế ch ế La m ã và chỉ được bắt đầu lại vào giữa thế kỷ X V III, khi phát m inh ra
xi m ăng tự nhiên đạt được bằng cách nung một vài hạt đá vôi với đất sét. ít thời gian sau
đó, m ột ch ất dính kết thủy lực tốt hơn một chút, là vôi thuỷ lực, đã được sử dụng.

19
T h ế kỷ X IX người ta đã bắt đầu sử dụng xi măng, chất kết dính thuỷ lực chính.
T rong nửa sau củ a th ế kỷ XIX dùng xi m ăng poóclãng. Đầu thế kỷ XX đánh dấu một
sự lên ngôi củ a xi m ãng poóclăng và bắt đầu từ iúc này danh từ bê tông đã được sứ
d ụ n g và được hiểu theo nghĩa hê tông bằng xi mãng poóclăng.
Đ ầu th ế kỷ X X , với sự ra đời của xi m ãng cốt thép, việc sứ dụng các hỗn hỢp
kh ông dẻo đã d ần bị bỏ qua. Khi đó bắt đầu bẽ tô n 2 dẻo và đến những nãm cuối thế
kỷ là bê tông có đ ộ siêu dẻo. Hiện nay bê tó n a cường dộ cao, bê tông chất lượng cao
đ ang phát triển m ạnh. Các phương pháp thiết k ế thường dược tiến hành kết hợp lý
thu y ết và thực nghiệm .
2.1.2. N ghiên cứu của Feret
Feret (người Pháp) đã tiến hành các nghiên cứu quan trọng (1892 - 1896) và tầm
quan trọng của nó có tác dụng quyết định đối với phát ininh các định luật về bê tông.
N ghiên cứu này rất rộng chủ yếu trên độ chặt của cát và của vữa, nước trộn, sự so
sánh cường độ của các loại vữa, làm rõ ảnh hưởng cứa tính chất của cát và thành phần;
nó cho phép lập ra m ột quan hệ giữa cường độ và lượng nước của hổn hợp.
2.1.2.1. Đ ộ đặc chắc của cát
F e re t đ ã n g h iê n cứu trên các hỗn hợp của ba loại cát: to CJ, vừa M, và nhỏ F, với biểu
đồ tam giác c ủ a c á c h ỗn hợp.
Trong m ột tam giác cân có đinh được ghi G, M, F một điếm p xác định hỗn hợp của
các đường song song được dẫn từ p Irên canh của tam piác (1, M và F Feret đã tìm thấy
rằng m ột hỗn hợp ba Ihành phần bằng nhau có đọ dặc chác khoang 0,61 và rằng độ chặt
cực đại (0,64) đã đạt được đối với inột hỗn liỢ]0 không luu) gổin các hạt trung bình, còn
các hạt mịn và các hạt lớn có tỷ lộ tirơng ứng là 1/3 và 2/3.
N hư vậy Feret đã làm rõ sự vưọt trội của cấp phối khtĩna liên lục và điều kiện cần
thiết để có m ột hỗn hợp đồng nhất hoàn toàn.

2.1.2.2. Đ ộ đặc chắc của vữa (Đ J

Feret đã n ghiên cứu nhiều hỗn hợp của ba loại cốt liệu G, M, F có cùng độ sệt và
cùng liều lượng cơ bản với mộl phần xi măng nước trộn xuất phát từ nước làm ẩm, các
hạt và xi m ăng‘với quan hệ có các hệ sô' không đổi.

Đ^, - a g + nm + yf + kc
Đ ối với các hạt tự nhiên (lăn tròn): a = 0,03; n = 0,09, y = 0,23; k = 0,23,
Đối với các hạt nghiền: a = 0,04: n = 0,083. y = 0.20; k = 0,23
2.1.23. Độ rỗng - độ thấm nước
Feret đã thấy rằng độ rỗng sinh ra do nước trộn bốc hơi khôntỉ cần thiết cho sự đông
kết sẽ lớn hơn với cát mịn (lượng nước tự do).
Đ ối với tính chống thấm , đó là hiện tượng ngược lại.

20
2.1.2.4. C ường độ của vữa (R J

M ột nghiên cứu rộng rãi về cường độ của vữa đã được tiến hành bởi Feret bằng cách
biến đổi tất cả các yếu tố của hỗn hợp như sau: nước (E) xi mărig (C), không khí (v).

Ry - hàm số của lượng nước trộn, lượng cốt liệu.

Ry - hàm số của độ đặc, được biểu thị bằng


e+ V

- hàm số của tính chất của cát.


2.1.2.5. B iểu thức cường độ

Feret đã tiến hành nghiên cứu này để xây dựng các quan hệ biểu thị cường độ bê tồng là
hàm số của thể tích tuyệt đối của xi mãng (V^), thể tích nước (V^,), thể tích không khí (Vy).

Rv=K - 0,1
^ V +
T vVy

V,
hoặc: R„ = K
V + Y , + V...

V ào nãm 1896 F eret để nghị công thức cường độ bê tông:

fc = I^-Rc

trong đó: K - hệ số thực nghiệm ;

Rj,- cường độ của xi măng.


2.1.3. Phương pháp mô đun độ nhỏ của Abram s

N ăm 1918 m ột phương pháp có hộ thống để tính toán thành phần của các hỗn hợp bê
tông đã được công b ố bởi Abram s. Đặc tính của phưoíng pháp này là hầu như hoàn toàn
thực hiện dựa trên m ột số lớn thí nghiẹm.

2.1.3.1. Tỷ lệ n ư ớ d x i m ăn g - Quy luật về cường độ

A bram s đề ra giả thuyết m ột hỗn hợp bê tông phải được phối hợp, đảm bảo tính dễ đổ
trong các điều kiện nào đó đã cho và phải đáp ứng cường độ nén xác định, ô n g ta đưa ra
quy luật về cường độ theo cách sau đây:

Đ ối với vật liệu đã cho, cường độ bê tông chỉ phụ thuộc vào m ột yếu tố duy nhất là tỷ
lệ nước/xi m ăng.

Q uan hệ tìm được đối với cuờng độ nén có thể được viết dưới dạng:

21
6- = ^

Công thức này có thể viết theo dạng quen thuộc:

R, = A ^ _ A _

trong đó:

ô'- biểu thị cưòmg độ nén ở tuổi xem xét, (Rjb, j - ngày tuổi bê tông);
X- tỷ lệ thể tích nước / thể tích biểu kiến của xi m ăng;
E/C - tỷ lệ nước / xi m ăng theo trọng lượng (N/X);
Pj;- tỷ trọng biểu kiến của xi m ăng, (Px);
A- hằng số thực nghiệm ;
B- hằng số phụ thuộc vào đặc tính của vật liệu, đặc b iệt của xi m ăng và tuổi khi
th í nghiệm .
2.1.3.2. C ông thức của lượng nước cần th iết củ a A bram s
Khi xây dựng được công thức thực nghiệm biểu thị quan hệ giữa cường độ và tỷ lệ
E/X, phải xác định tỷ lệ xi m ăng/ cốt liệu ảnh hưởng đến tỷ lộ nước/ xi m ăng và xác
định lượng nước cần thiết.

Đ ể làm việc này A bram s đã lập ra công thức cho lượiig nước cần thiết có sự liên quan
của yếu tố thành phần hạt được gọi là m ô đun độ nhỏ.

Công thức đối với nước cần thiết là:

X 3 1,2 6 M f

trong đó:
E- thể tích nước;
X- thể tích xi măng;
P- tỷ lệ nước/ xi m ăng đối với độ sệt thông thường (N/X);
n- tỷ ]ộ cốt liệu/ xi m ăng;
Mp- m ô đun độ lớn nhỏ;
s - độ sụt tương đối, tức là tỷ lệ giữa lượng nước thực tế được sử dụng với lượng
nước cho độ sụt vào khoảng 3 cm.
M ô đun độ nhỏ phụ thuộc vào nhiều thông số như hình dạng, tính chất, kích cỡ, cốt
liệu, liều lượng xi m ăng, cường độ, độ dẻo v.v... A bram s đã cho các giá trị tối tiểu của
m ô đun độ nhỏ đối với các loại bê tông thông thường (xem bảng 2 . 1).

22
Bảng 2.1. Giá trị tối ưu của mó đun độ nhỏ
của các thành phần bê tông theo Abram s

Liều lượng Cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu D, mm


xi măng, kg/m^ 10 15 20 25 30 40 60
275 4,50 4,45 4,85 5,25 5,60 5,80 6,00
300 4,20 4,60 5,00 5,40 5,85 5,85 6,20
350 4,30 4,70 5.10 5,50 5,73 5,88 6,30
400 4,40 4,80 5,20 5,60 5,80 5,90 6,40

Các giá trị này được xác định từ nhiều thí nghiệm trong phòng thí nghiệm . Các tác
phẩm của A bram s được viết trước khi dùng đầm chấn động. Các thí nghiệm có tính chất
hệ thống đã chỉ ra rằng khi dùng chấn động, trong thực tế, phải giảm số lượng cát trong
hỗn hợp so với giá trị tìm được bởi phương pháp Abram s không dùng chấn động. Tuy
nhiên, không có bảng các giá trị chính xác nào đã được cho đối với bê tông đầm rung.
• T ỷ lệ cố t liệu nlìỏ

K hi đã xác định kích cỡ lớn nhất của cốt liệu hoặc iheo các quy định, hoặc bằng các
điều kiện sử dụng, m ột m ô đun độ nhỏ cực đại được phép xác định, lúc đó phải xác định
các tỷ lệ thích hợp của cốt liệu nhỏ và to, được xử lý riêng rẽ, để đạt được mô đun độ
nhỏ m ong m uốn của hỗn hợp.
Tỷ lệ phần trăm cát cần thiết được tính toán theo cách sau đây:

Phần trăm cát; %

trong đó:

M p- m ô đun đ ộ nhỏ theo Abram;


Chỉ số 0 biểu thị giá trị cực đại cho phép;
Chỉ số a biểu thị cốt liệu nhỏ;
Chỉ số b biểu thị cốt liệu to.

V í dụ: Cho đá sỏi cỡ 5/lO m m có mô đun độ nhỏ = 6,50 và cát 0/5m m có mô


đun độ nhỏ (M„)^ = 2,60. Ví dụ: Chọn lĩiô đun độ nhỏ của hỗn hợp (Mn)o = 5 liều lượng
xi m ăng bằng 300 k g /m ’ .

(M ,4 -(M ,.)o = 6,50 - 5 ,0 0 = 1,50

(MF)o-(Mf:)b = 6,50- 2,60 = 3,90

c ,% = 1 0 0 .- ^ i ^ ^ = 100.— = 38%
6, 5 - 2 . 6 3,9

Từ đó: đ á = 1 0 0 - 38 = 62%.

23
2.1.4. T hành phần hạt của V alette

V alette đã đề xuất m ột phương pháp chủ yếu của thực nghiệm , nhưng tuy nhiên nó
cần m ột số các tính toán dự bị, phưcrng pháp này thuộc các phương pháp thực nghiệm .
Q uy luật về cấp phối liên tục nói chung không dẫn tới bê tông đặc chắc nhất. Vì vậy
V alette đã đề xuất phương pháp này gọi là liều lượng bê tông có độ chắc cao nhất hoặc
liều iượng bê tông có lượng cát ít nhất, hoặc liều lượng bê tông có cấp phối gián đoạn.
Trong trưèíng hợp thông thường, có hai loại cốt liệu:
- Cát ví dụ: 0/5m m .
- Đ á (sỏi) luôn thể hiện sự không liên tục với cát, ví dụ đá (sỏi) 16/25mm.
Đầu tiên chuẩn bị vữa đặc với lượng xi m ăng tối thiểu. Vữa này đạt được bằng cách
đo các lỗ rỗng của cát ướt và lấp đầy thể tích các lỗ rỗng bằng m ột thể tích ngang bằng
của h ố toàn xi m ăng ( ) .

Sau đó thêm nhiều nhất sỏi ướt phù hợp với thể tích đổ tạo được sự làm ướt đầy đủ,
cho phép đổ khuôn đầy, với việc thi công dễ dàng trong điều kiện ở công trường. Như
vậy bê tông đặc ít cát nhất.
Đ ể kiểm tra, tiến hành trộ n m ột m ẻ bê tông với thành phần đã xác định; đánh giá
ch ất lượng của sản phẩm so với chất lượng m ong m uốn và bằng cách đo tỷ trọng của
bê tông tươi.

2.1.5. Phương pháp thực tế được đơn giản hoá

Các phương pháp trên là những phương pháp lý thuyết, khi áp dụng cần có sử dụng
điều chỉnh cho thích hợp.
2.1.5.1. Thành p h ần chung

Xét đến các tiến bộ được thực hiện vể phương tiện đầm (đầm rung và đầm m ạnh có
tần sô' cao), cần điều chỉnh thành phần bê tông cho phù hợp. Thành phần theo thể tích
thông thưòrng giả định: G = 820 L; s = 420 L; G + s + c + E =
Theo khối lượng C.E.B.T.P đề nghị liều lượng chuẩn sau đây cho 1 m ’ bê tông thường
đầm chấn động tại chỗ.
Đ á / cát 2,0
Đ á (sỏi) (5/25m m ) llS O k g
Cát (0/5m m ) 590 kg
Xi m ăng 350 kg
Nước tổng cộng trên cốt liệu (được giả định là khô) trung bình là 210 L, điều đó
tương ứng với E/C = 0,6
Với sỏi có thành phần hạt khác (5/15 hoặc 16/25), liều lượng này vẫn còn giá trị một
cách gần đúng.

24
2.1.5.2. Biến đôi liều lượng xi móng
Thực tế là liều lượng 350 kg/m ’ được coi là liều lượng bình thường thông thường nhất.
Tuy nhiên người ta có thể biến đổi nó theo chất lượng yêu cầu đối với bê tông hoặc
theo các quy định của tiêu chuẩn.
N goài ra, liều lượng xi măng về nguyên tắc có thể được giảm đi, nếu tãng kích thước
D của cốt liệu và lượng xi măng tăng lẽn, nếu giảm giá trị của D.
Lượng xi m ăng càng lớn khi yêu cầu cường độ càng cao và nó phải khá lớn đối với bê
tông không bị thấm . Tất nhiên lượng xi mãng không nên ít hơn 300kg và nhiều hơn
52 5 k g /l bê tông
2.1.5.3. Biến đổi tỷ SỐĐ/C = s ỏ i/ cát
G iá trị của tỷ số này nói chung bằng 2, tuy nhiên có thể biến đổi nó trong các tỷ lệ
khá rộng, phưoíng pháp đơn giản hoá được đề nghị bởi C.E.B.T.P cho phép nằm trong
phạm vi sử dụng thông thường của biểu đồ (1,6 < Đ/C < 2,4) tỷ số Đ/S càng lớn, về
rìguyên tắc bê tông có cường độ càng cao, nhưng khi đó nó sẽ nhậy cảm với ảnh hưởng
của thành ván khuôn, với sự phân tầng và nó thể hiện khó thi công vì tính dễ đổ kém.
Đ ối với Đ /C > 2,4, có nguy cơ bê tông bị rỗng nhẹ. Mặt khác, nếu cát chứa khá nhiều
thành phần bột mịn, người ta có thể lấy ỉ ) / c lớn hơn nếu cát thiếu thành phần hạt nhỏ
hoặc nếu nó nhám (cát nghiền). Đối với inột kích cỡ cốt liệu D > 25m m , người ta lấy
Đ/S hơi nhỏ m ộl chút và ngược lại.

• M ộ t vài ch ỉ dẫn thực tế:


t

- Bê tông rất dẻo, nhiều vữa, tính dễ thi công tốt, cho các thông số m ặt tường có bộ
m ặt đẹp dễ đổ nói riêng trong điều kicn độ sét thông thường (độ sụt từ 6 đến 5 cm),
nhưng không cho các cường độ đặc biệt,

1,6 < Đ /C < 1,8


- Bê tông có độ sệt thông thường dùng cho bê tông cốt thép thông thưòfng có độ dẻo
có thể biến đổi theo công trình và theo liều lượng nước, khá dễ đổ và cho cưòng độ tốt.

1 ,9 < Đ /C < 2 ,1
- Bê tông có độ chặt cao; Khi có độ sụt thấp (độ sụt 1 đến 3) cho cường độ về mặt lý
thuyết là khá lớn, nhưng dễ bị phân tầng và nhậy cảm với hiệu ứng của thành khuôn, cần
có sự thận trọng khi đổ bê tông và đặc biệt cần chấn động mạnh. Trong trường hợp này,
nên làm m ột vài thí nghiệm trước, cho phép xác định tỷ số G/S tối ưu:

2.2 < Đ/C < 2,4


C.E.B.T.P đề nghị đối với phương pháp này nên tham khảo phương pháp của Faury sẽ
được nghiên cứu sau và cho các giá trị sau đây:

25
Đ ối với A = 32, giá trị cực đại Đ/C = 1,6

A = 25, giá trị trung bình Đ /C = 2


A = 18, giá trị cực tiểu Đ/C = 2,4
2.1.5.4. C ải biến liều lượng nước
Liều lượng nước chỉ có thể được xác định m ột cách có giá trị với độ chính xác nào đó
bằng các thí nghiệm trước. Phải đạt được bê tông và độ dẻo phù hợp với việc thi còng
đúng đắn còng trình có tính đến các đặc điểm và phưcỉng tiện thi công.
Tuy nhiên người ta có thể ấn định với tổng lượng nước N cho cốt liệu khô bằng cách
chấp nhận quy định sau đây đối với lượng dung xi m ăng X.

0,4 < N/X< 0,6 trung bình là 0,5

0,4 < N /X (thậm ch í N /X = 0,25)


Quy định này là sự gần đúng ban đầu và sơ sài. Người ta m uốn hướng tỷ lệ này tới
0,4 và thậm chí nhỏ hơn, nếu m uốn có bê tông khô, nếu dùng sỏi thô (vi dụ D = 40m m )
nếu cát có ít thành phần m ịn, nếu trị số sỏi cát khá cao, hoặc nếu người ta dùng chất tăng
dẻo hoặc siêu dẻo trong bê tông.
Người ta hướng tỷ lệ này với 0,6 trong trường hợp bê tông dẻo, có sỏi liệu nhỏ
(A = 15mm), cát có ít thành phần mịn, (m ô đun độ nhỏ bé) hoặc giá trị của sỏi/cát nhỏ,
bô tông yêu cầu cưòfng độ thấp được điều chỉnh bằng nước.

2.1.5.5. C ác th í nghiệm làm trước


Khi đã cố định liều lượng bê tông theo bảng, C .E.B.T.P đề nghị thực hiện m ột vài thí
nghiệm trước. Các thí nghiệm này phải cho phép:

- Đ ánh giá bằng m ắt xem tỷ số sỏi/cát và ỉiều lượng xi m ăng được chọn cho bê tông
có phù hợp về mặt ngoài và tính dễ đổ để phù hợp với công trình liên quan không và để
cải biến tuỳ tình hình tỷ số sỏi/cát.

- Xác định chính xác liều lượng nước ứng với độ dẻo m ong muốn.

- Kiểm tra theo m ẻ trộn bê tông nếu liều lượng được đề nghị tương ứng đúng với Im^
bê tông.

- Tuỳ tình hình ch ế tạo m ột vài mẫu cho phép suy đoán về cường độ khả d ĩ ở tuổi 7
và 28 ngày.

2.2. PH Ư Ơ NG PH Á P LÝ T H U Y Ê T V Ể T H À N H P H Â N BÊ TÔ N G

Chúng ta đã thấy các phương pháp xác định thành phần tổng bê tông chủ yếu là thực
nghiệm và kinh nghiệm . Nhưng có nhiều ý định cho thành phần lý thuyết của bê tông.
Chúng ta sẽ xem xét m ột vài phương pháp.

26
2.2.1. Phương pháp F uller và Thompson

Puller - Thom pson bằng các thí nghiệm đã đi đến kết luận là tồn tại m ột vài đưòíng
cong thành phần hạt lý tưởng. Họ đã thấy rằng các đường cong này là các thành phần
elip ở phần thấp nhất và sau đó tiếp tục là đoạn tiếp tuyến với đoạn cong đó.
Phương trình của phần elip là:
,2 y .2

trong đó;
y- phần trãm vật liệu qua sàng có mắt là X ;
a và b- trục của elip có trị số là hàm sô' của kích cỡ cốt liệu và hình dạng hạt.
Sau đó Puller và Thom pson đã phát hiện là các đường thành phần hạt gần với hình
parabol m à phương trình chung là:

p, = 100 X (%);

Khi cho n = 1/2 có phương trình sau;


1/2
d
p, = 100 %;

trong đó: Pj - phần các hạt có kích cỡ nhỏ hơn (lượng lọc sàng), d;
D - kích thước lớn nhất của hạt.
2.2.2. Đ ường thành phần hạt hình parabol

Ý tưởng đường thành phần hạt hình parabol của Puller, cho rằng m ột lượng cốt liệu
có đường kính nhỏ hcm cốt liệu có độ lớn đã cho phải bằng căn bậc hai của d/D đã được
nhắc lại bởi các nhà nghiên cứu khác. Họ đã chứng minh rằng quan hệ được đề nghị bởi
l'u lle r được thực tế chỉ thể hiện m ột trường hợp của một họ đường cong có các bậc khác
nhau. Papovics đã đề nghị công thức như sau:

r —----
--- ; q = 1/r,
iDy I d J
trong đó: r có thể khác 1/2 được gọi là thành phần hạt hình parabol.
Hệ quả lý thuyết của thành phần hạt hình parabol đã được A nderson làm rõ và chứng
m inh rằng trị số của q càng nhỏ độ đặc của hỗn hợp càng cao, khi q tiến tới 0 thì độ rỗng
cũng tiến tới 0. Đ ể đạt được m ột vật liệu hạt có cấu trúc đặc cần chọn m ột giá trị q đủ
nhỏ. ở thời kỳ đó người ta khuyên nên dùng q trong lân cận 1/2 để làm bê tông. N gày

27
nay do công nghệ đổi m ới để ch ế tạo các bê tông có cường độ rất cao người ta đã sử
dụng các cốt liệu có đường kính rất nhỏ từ 0 ,6 - 1 mm và sử dụng cấp phối có q rất nhỏ.
Popovice đã chứng m inh rằng m ô đun độ nhỏ phụ thuộc vào D, r cho m ọi đường
thành phần hạt parabol theo công thức:

M Fn = 3,32 [log(lO D ) - 0,4343r (1-lO D )'^]


hoặc bằng công thức đơn giản hoá: M Fn = 3 log (lO D ) - 0,95r
N hư vậy m ô đun độ nhỏ của cát ảnh hưởng lớn đến thành phần của bê tông cấp của r.

Công thức thành phần hạt tính bằng phần trăm; Pj = 100.

trong đó:

i - biểu thị ưị số của kích cỡ dj (sàng bé nhất có lượng lọt sàng là 10 0 %);
g- tỷ số thành phần hạt.
Thực ra đường thành phần hạt tính bằng % cũng tương tự như các đưòfng thành phần
hạt hình parabol.

2.2.3. C ông thức thành phần hạt của B olom ey

Bolom ey đã nhận thấy rằng các hỗn hợp đạt được bằng phương pháp Puller cho bê
tông tương đối cứng, ông ta đã đề nghị sự cải biến sau đây đối với parabol Puller:

Đj

trong đó: f là m ột hằng số kinh nghiệm , các ký hiệu khác có cùng ý nghĩa như ở trên.
G iá trị của f được chọn phụ thuộc vào tứih dễ đổ và hàm lượng nhiều nhất
các hạt nhỏ.
Phưcmg trình trên có thể áp dụng bình thường cho tất cả các vật liệu rắn tạo nên hỗn
hợp. Nhưng trong thực tế, đưòng cong thành phần hạt của xi m ăng là không thể biến đổi.
Bolom ey cũng chỉ áp dụng quan hệ này cho các hạt lớn hơn 0,1 mm.
Trong trường hợp này, đối với m ột thành phần xi m ăng c theo trọng lượng 6 %, đạt
được công thức sau:

P = ( P ,- C ) ‘
1 -C
1
hay: P = (P t-X ) theo ký hiệu V iệt Nam
1 -X
1/2'
u
hoặc: p = f - c + (l-f)
IdJ 1 -C

28
1/2

p= 1 '
D; -X

irong đó: p- thành phần trọng lượng của riêng cốt liệu, có đường kính nhỏ hơn d, trong khi
đó Pj biểu thị thành phần trọng lượng của tất cả các chất rắn, trong đó có xi măng (X).

Bolomey đã cho các giá trị của f được đánh giá là thich hợp và được trình băy trong
bảng ( 2 .2 ) dưới đây:

Bảng 2.2. Các giá trị của hằng sỏ Bolom ey f

Cốt liệu loại bê tông Các giá trị của f


Bê tòng mềm Bê tông chảy
Loại bê tông Bê tông được chấn động
Bé tòng cốt thép Bê tông bơm
Các hạt sỏi 0,06 đốn 0,08 0,1 0,12

Các hạt đá nghiền 0,08 dếii 0,10 0,12 đến 0,14 0,14 đến 0,16

2.2.4. Phương pháp của F a u ry

Các thành phần khác nhau của bê lòng được mô lả ớ trên đều tuân theo m ột giả định
việc đổ bê tông khối lớn hoặc tronỉỉ tát cả các trường hợp, đã bỏ qua về mật lý thuyết tất
cả các hiện iượiig có thể gây trớ ngại chd \'iệc ciổ bô tỏng trong khuôn. Vậy mà trong
thực tế việc đổ bê tỏng cốt thép, đã »ãp nhũng trớ ngại do sự có inặt của cốt thép, thành
khuôn. Vì vậy phải tính đến việc lựa chọn thànli phán hạt, Caquot đã đề xuất lần đầu tiên
năm 1936 m ột lý thuyết chung về kếl câu liại ciia bé tỏng dã làm rõ sự cần thiết phối hợp
bẽ tông theo các đặc tính về thể tích và vé bé niặt khuôn, trong đó Faury đã xét đến hiện
tượng này trong phương pháp cấp phối bê lôiig.
2.2.4.1. H iệu ứng thành
Có thể cụ thê’ hoá hiệu ứng thành, bằng những khó khăn xảy ra khi đổ đầy khuôn có
bề mặt tiếp xúc lớn của bê tông với ván khuôn, cốt thép, cốt liệu v.v...
Hỗn hợp phải đủ dẻo, có tính đến các phương tiện đầm chạt được bố trí ở công
irường, để đổ được dễ dàng trong các khuôn của các kết cấu mà không xảy ra khuyết
điểm . Để làm được việc này, bẽ tông pliái đi qua các mát lưới cốt thép và lấp đầy tất cả
các bộ phận của ván khuôn, sao cho tronu kết cấu không có chỗ nào thiếu vật liệu.
Ngoài ra, hỗn hợp phải được đổ khuôn hoàn toàn vào thành ván khuôn và bảo đảm sự
bao bọc tốt cốt thép. T rong kết cấu bê tôno cốt thép, dựa trên giả thuyết rằng cốt thép
dính bám tốt vào bê tông xung quanh mà không có sự tách ra hoặc trượt khi giãn dài và
để các lực được truyền chính xác từ cốt thép vào bê tông.
Cuối cùng, cần đầm chặt hợp lý với sự bố trí cốt thép phức tạp nhất. Điều quan trọng
là bê tông đạt tới độ đặc tương ứng vói chất lượng yêu cầu. Vậy sẽ phải nghiên cứu các
vấn đề sau:

29
- Các điều kiện của bê tông chảy vào bên trong ván khuôn.
- Các điều kiện liên quan đến ván khuôn và đến việc đầm chặt bê tông.
a) Đ iều kiệìì h ê tông clìày vào trong ván kliiiôn

Đ ể di chuyển vào ván khuôn, bê tông phải di chuyển qua các thanh thép tạo thành các
m ắt lưới hoặc các khe.

M ột m ắt lưới a X b hoặc một khe e được đặc trưng, bởi bán kính trung bình của nó R.
N ếu biểu thị diện tích của tiết diện tự do hẹp nhất của mắt lưới bằng chữ s và chu vi
của nó bằng chữ p thì;

V iết cho m ột mắt: R = — —-— (hình chữ nhật a, b)


2 (a + b)

và cho m ột khe: R =-
2

N hư vậy mức độ cản trở bê tông đi qua một mắt lưới trung bình R, phụ thuộc vào
đường kính lớn nhất của cốt liệu D. Faury đã cho các giá trị mà ông ta cho là có thể phù
D
hợp với
R

■^ < 1,4 đối với côì liệu tự nhiên


R

— < 1,2 đối với cốt liêu nghiền


R
Tuy nhiên người ta có thể nghĩ rằng hiện nay với những phương tiện đầm chặt m ạnh,
các giá trị m à Faury đề nghị có thể được cải biến và đối với bê tông có thành phần hạt

liên tục và có độ dẻo đủ, có thể đạt được; <2


R
T rong thực tế để dễ đổ bê tông, các kỹ sư thường dùng quá liều lượng xi măng. Cách
này, nếu nó có tác dụng làm tâng lượng vữa xi mãng cho bê tông, thì rõ ràng là không
đủ. Dù rằng tăng lượng xi măng từ 300 đến 500kg/m ’ mà không cải biến bộ xương của
nó khó có thể cho phép các hạt cốt liệu quá to di chuyển giữa các cốt thép.
h) Đ iều kiện vún khuôn và việc dâm chặt bê tông

T rong khi đổ bê tông, các viên cốt liệu đi đến vạ vào và dừng lại ở chỗ cốt thép và
thành ván khuôn. Bê tông đầm chặt không tốt ở gần các bề mặt cứng vì các viên cốt liệu
chỉ có thể chuyển động theo những hướng gần song song với thành. Hiệu ứng thành

30
vách làm giảm độ chặt của hỗn hợp đã đổ, nếu số
lượng vữa không đủ để lấp đầy các lỗ rỗng phụ giữa
các hạt sỏi.
C húng ta coi bê tông có khối lượng không xác
định bao gồm x% là đá (sỏi). Nếu chúng ta tưởng
tượng cắt bê tông này theo một mặt giả định A-A,
diện tích của các viên sỏi bị cắt được biểu bằng x%
của tổng diện tích m ặt cắt, hình 2 . 1.

Bây giờ chúng ta giả định rằng bè lóng tiếp xúc


với m ặt của thành bên p. Một mặt phẳng cắt song
song với p là vô cùng gần với thành không cắt một
viên sỏi nào, nhưng càng ngày mặt phẳng này càng
cách xa p mà vẫn song song, phần trăm của diện
tích của các viên sỏi bị cắt tãng lên dần và trở thành
x% từ m ột khoảng cách p, nó tăng lên theo kích
thước cực đại D của sỏi.

C aquot đã chứng m inh rằng đối với một khuôn, hiệu quả của thành có thể được xác
định từ các tính chất của khuôn với sự Irung gian là đường bán kính trung bình của
khuôn R, mà nó được xác định theo còng thức:

_
V,
R=

trong đó: V|^- thể tích sẽ được làm đầy của bê tông;

Fj,- diện tích của các thành phần và cốt thép của khuôn tiếp xúc với bê tông;
R- đường kính trung bình của khuôn.
Lý thuyết chung của Giquot và những thí nghiệm đã thực hiện, đặc biệt bởi Faury, chỉ ra
rằng nếu hỗn hợp các hạt nhỏ và trung bình của bê tông thoả mãn định luật về thành phần

hạt thích hợp, tỉ lê các hat lớn đưa vào trong hỗn hơp dần dần giảm đi khi tỉ số — đô tâng
R
lên. Tỉ số này đặc trưng cho hiệu ứng của thành mà bê tông trong khuôn phải chịu.

T rong m ột cấu kiện bê tông cốt thép, bán kính R phải được tính toán ở phần nhiều cốt
thép nhất và hiệu ứng của thành có nguy cơ lớn nhất.
2.2.4.2. Kích cỡ cực đại

Đ ối với m ột cốt liệu đã cho, chúng ta có thể xác định được kích cỡ lớn nhất thực tế D.
T heo sự phân tích thành phần hạt cung cấp một biên độ cực đại của giá trị tương ứng với
kích cỡ của các sàng dj.

31
Gọi d | là đường kính của lưới sát bên dưới D, tức là lưới đẩu tiên không để tất cả vật
liệu lọt qua.

ổ 2 là đường kính của lưới sát ngay dưới d I.

X là phần trăm của hạt trên d | và dưới hoặc ngang bằng với D, tức là các hạt được giữ
lại bởi sàng d I.

y là phần trăm các hạt nằm trong khoảng d | và dj.

N hư vậy X, y là các lượng sót riêng.


Faury đề nghị m ột ngoại suy tuyến tính như sau:

D = d , + ( d , - d 2> -
y
2 .2 .4 3 . Q uy tắc thông thường liên quan đến tỉ s ố D /R
Đ ể xác định R phải xem xét phần ván khuôn có nhiều cốt thép nhất. Trong trường
hợp đó, phải có:

D/R < 1 hoặc D < R


N hưng việc dùng m ột loại đá quá nhỏ là không hợp lý, vì lượng nước trộn khi đó sẽ
rất lớn. Vậy phải chọn D sao cho; 0,8 < D /R < 1
Trong trường hợp mà kết cấu có nhiều thép, m ật độ cốt thép cao và ở Irong m ột thể
tích nhỏ nên sử dụng m ột loại bê tông lỏng đặc biệt - bê tỏng tự đầm chắc.
2.2.4.4. C h ỉ sô' độ rỗng
Khi xác định thành phần bê tông theo phương pháp Faury, thí nghiệm đầu tiên phải
làm là phân tích thành phần hạt của các thành phần cấu tạo. Phân tích này cho phép đạt
được cỡ D của hạt lớn nhất.
Đối với m ột bê tông có độ sụt đã cho, với các vật liệu đã cho, có thể xác định m ột thể
tích cực đại các chất rắn tương ứng với thể tích rỗng nhỏ nhất.

Caquot đã đề nghị một lý thuyết được kiểm tra bằng thực nghiệm bởi Faury và nó cho
phép tính toán độ rỗng cực tiểu tương ứng với thể tích tổng cộng của nước tự do cán thiết
cho việc đổ bê tông và không kh í được chứa trong bê tông.

Chỉ số độ rỗng I, tương ứng với thể tích biểu kiến, bằng với tỉ số thể tích lỗ rỗng của
bê tông tươi lúc bê tông bắt đầu cứng lại, được cho bởi công thức sau đây:

trong đó:
I- một giá trị lý thuyết cực tiểu;

32
K - m ột hệ số bằng số được xác định bằng thực nghiệm và nó phụ thuộc vào độ
sệt của bê tông vào cường độ đầm chặt và bản chất của cốt liệu;
D - kích cỡ lớn nhất của cốt liệu.
T rong bảng 2.3. là các giá trị đề nghị của Faury đối với hệ số K. Phòng thí nghiệm
cầu đường trung tâm (L.C.P.C) mới đây đã tiến hành nghiên cứu có hệ thống. Với các
phương tiện đ ổ bê tông hiện hành, L.c.p.c đề nghị các giá trị của K nhỏ hơn giá trị được
đề nghị bởi F aury và được nêu lại ở bảng 2.4.

Bảng 2.3. Giá trị của K do Faury đề nghị

Cát và dăm
Độ sệt và sự đầm chặt Cát và sỏi sàng Cát sông và dăm
đều nghiền
Rất lỏng để đổ không cần đầm 0,7 và ở trên 0,05 và ở trên 0,50 và ở trên
Dẻo - đầm chặt trung bình 0,35 - 0,37 0,75 - 0,05 0,30 - 0,60
Khô - đầm chặt thật cẩn thận 0,30-0,350 0,55 - 0,85 0,00 - 0,30
Độ sệt như đất ẩm, đẩm mạnh 0,250 - 0,30 0,30 - 0,50 0,350 - 0,7
Độ sệt rất khô để đầm rất mạnh
0,50 và ờ dưới 0,30 và ở dưới 0,50 và ở dưới
và ép bê tông

B ảng 2.4. Các giá trị K được đề nghị theo các thí nghiệm gần đây
của L .c .p .c

Cát sông cát sông cát nghiền


Độ sệt và đẩm chặt
sỏi sông đá dăm đá dăm
Dẻo - đầm chọn, đầm nện >0;4 > 0,6 > 0,8
Thông thường - chấn động thường 0,6 - 0,8 0,8 - 0,0 0,30 - 0,4
Khô - chấn động 0,5 - 0,7 0,6 - 0,28 0,28 - 0,30
Rất khô - chấn động mạnh <0,4 < 0,5 < 0,27

Chỉ có giá trị đối với bê tông đổ thành khối không xác định, ít hoặc không có cốt
thép. Đ ối với bê tông cốt thép cần tính độ tăng lỗ rỗng do hiệu ứng của thành vách. Phù
hợp với lý thuyết của Caquot, Faury đã xác định bằng thực nghiệm rằng độ rỗng phụ đó
biến đổi như sau:

K'
r=
R
- -0 ,7 5
D
trong đó: K ’ - m ột hệ số bằng số, mà giá trị của nó bằng 0,004 đối với bê tông m ềm,
được đầm bằng cách đổ đơn giản và bằng 0,002 đối với bê tông khô, được đầm
m ạnh. Người ta có thể lấy K ’ = 0,003 cho bê tông thông thường.

33
Cuối cùng, chỉ số tổng cộng về độ rỗng I có thể tính theo công thức:

K K'

G iá trị của I tìm được như vậy là giá trị lý thuyết cực điểm trong thực tế phải được lấy
số tròn tăng lên.

2.2.4.5. Phương p h á p các c h ỉ tiêu theo trọn g lượng


Faury đã đề xuất một phương pháp được gọi là các chỉ tiêu ưọng lượng, nó cho phép xác
định bằng tứứi toán các phần trăm của các cốt liệu khác nhau trước khi phối hợp bê tông.
Đ ối với m ỗi cỡ hạt bị tác động bởi m ột chỉ số trọng lượng, nó thích hợp với cỡ hạt đó,
(bảng 2.5).

Bảng 2.5. Các chỉ số trọng lượng của các cỡ hạt khác nhau

Cỡ hạt (mm) Chỉ sô' trọng lượng


Xi măng và bột mịn < 0,1 1
Cát mịn 0,1/0,4 0,79
Cát trung bình 0,4/1 ,6 0,69
a t to 1,6/ 6 ,3 0,39
Sỏi nhỏ 6,3/12,5 0,24
Sỏi to 12,5/25 0,16
Cuội 25/50 0,10
Cuội to, đá to 50/100 0,04

Chỉ số trọng lượng của m ột hỗn hợp bằng tổng số của các tích số của tỉ lệ thể tích
tuyệt đối của các hạt của m ỗi cỡ với chỉ số trọng lượng tưong ứng (ih Ph)-

V ậy chúng ta phải giải hệ thống phương trình:

C +S+G =1

i , c + i,s + igG = ih-Ph


Có thể tính ig.G theo thành phần hạt trung bình và hạt lớn theo công thức sau;

ÌgG = (Ìo/D/2-^) + (ÌD/2/D-t>)


trong đó;
c , s và G - các tỉ lệ xi m ăng, cát và sỏi theo thể tích tuyệt đối so với thể tích của
một đcfn vị của chất rắn;
ig, và i^. - các chỉ số trọng lượng của đá, cát và xi m ăng;
W /2 ^D/2/D ■ số trọng luợng của hạt trung bình và hạt lón;
a và b - tỉ lộ của các hạt trung bình và hạt lớn.

34
Khi đ ã biết chỉ số trọng lượng và các tỉ lệ của xi m ãng, chỉ còn phải giải hệ thống
phương trình có hai ẩn số.
2.2.4.Ó. Phương p h á p đơn giản hóa theo độ đặc của hỗn hợp khô
M ột m ô hình đơn giản, nhưng lổng hợp được quan hệ giữa độ đặc và các thông số
thành phần của bê tông (hình 2 .2 ).
Đô đặc

1-Đá

6- Cát

H inh 2.2. Mô hình dơn íiiàii hóa mô tả sự phụ thuộc giữa tính cỉễ đổ
vờ các thông số của thành phần hê tôníị

Phần đặc của vật liệu, khi không có mặl của nước, được đồng hóa thành m ột hỗn hợp
độ đặc của nó phụ thuộc trước hết vào giải hạt (d/D) và sau đó vào các thể tích tương
ứng của các pha khác nhau và phụ thuộc vào hình dạng các hạt. M ột mô hình toán học
đã được nêu ra, đề nghị cách giải một bài toán bằng cách tính đến các tương tác: của hai
cỡ hạt, Caquot đã đề nghị quan công thức sau:

r = k ^ ( d /D )
trong đó:
r - độ rỗng của hỗn họp (lức là 1 irừ đi độ đặc);
d, D - đường kính hại min và max;
k- hệ số lấy từ 0,3 - 0,45

35
H àm số độ đặc có d án g m ột đường cong lồi duy nhất. N ói cách khác, khi mà liều
lượng của m ột loại biến đổi từ 0 đến 100 % (các thành phần khác có giá trị tương ứng
không đổi), độ đặc tăng lên qua m ột cực đại, sau đó giảm đi.
M ột yếu tố khác dễ ảnh hưởng đến độ chật tổng thể là tính đồng nhất: Sự phân tầng
nói chung làm giảm độ đặc tổng thể.
Đ ộ đặc của bê tông là tỷ số: (thể tích đặc + thể tích chất lỏng)/thể tích toàn bộ (hoặc
có thể cộng thêm m ột hàm lượng không khO-
Đ ộ đặc của hồ là tỷ số: thể tích chất dính kết/thể tích hồ (đó là sô' hạng xuất hiện
trong cỏng thức Feret, nó tạo ra trước hết cường độ cơ học của vật liệu đông cứng).
Việc sản xuất bê tông bao gồm việc bcfm vào các lỗ rỗng của hỗn hợp vật liệu khoáng
m ột lượng nước có khả năng trong thời gian đầu lấp đầy lỗ rỗng này, sau đó tách xa các
hạt để cho phép có các chuyển động liên quan và làm cho vật liệu có tính dễ đổ.
K hi đó tính dễ đổ được gắn trực tiếp với sự chênh lệch giữa thể tích nước và độ rỗng
của hỗn hợp hạt;

P đ = f(N - r)
N hờ có m ô hình này, người ta có thể hiểu được dáng của những đường cong nhận
được khi thay đổi tỷ số cát/cốt liệu của bê tông với hàm lượng nước không thay đổi
(hình 2.2). Người ta cũng thấy rằng sẽ có lợi khi thêm vào bê tông gầy một lượng nào đó
chất bột m ịn trơ có thành phần hạt như của xi m ăng để cải thiện tính dễ đổ. Cuối cùng,
vai trò của chất tăng độ chảy được phân biệt rõ ràng với vai trò của nước: phụ gia chống
vón tụ các hạt, và như vậy giảm số hạng r, khi đó nước sẽ được biểu thị bằng số hạng N
(trong thực tế, phụ gia luôn được cung cấp dưới dạng m ột dung dịch nhớt thế nào đó để
việc pha trộn nó tác động trên cả hai số hạng).
2 2 .4 .7 . M ô hình P a rris cải biến
Phương pháp theo độ đặc, nếu nó cho phép hiểu được những hướng biến đổi chính,
được áp dụng tốt hơn nếu bê tông kém “dãn nở” tức là nếu sự sắp xếp các hạt gần với
hỗn hợp khô. Đ ối với bê tông từ rất dẻo đến chảy thì chênh xa trường hợp lý tưởng này.
K hi đó, nên áp dụng m ô hình thể huyền phù như m ô hình F aư is.
Lý thuyết này đã được phát triển để m ô tả độ nhớt của m ột hỗn hợp có n loại hạt mà
kích thước rất khác nhau (d| » d 2 -. . » d^). T rong trường hợp bê tông, ví dụ như ngưòi
ta có thể coi hạt đá là cỡ hạt lớn nhất, theo sau là cát (loại 2 ), hỗn hợp xi măng + phụ gia
có độ m ịn như xi m ăng (tro bay, xỉ và bột, loại 3) và cuối cùng là m uội silic (loại 4).

K hi đó, nguyên lý cơ bản của m ô hình là xét rằng m ỗi loại hạt i “xem" m ôi trường
trong lỗ rỗng của nó (nước + hạt nhỏ hơn) như là m ột chất lỏng nhớt đồng nhất. Độ nhớt
riêng của hỗn hợp các hạt i là tích của độ nhớt của m ôi trường trong lỗ rỗng với m ột .sô'
hạng (hàm số H), tính đến hàm lượng của cỡ hạt i trong m ôi trường này. Mặt khác, để

36
đánh giá số hạng hàm lượng, người ta dựa vào đại lượng a,, độ đặc riêng của loại i. aj
biểu thị tỷ lệ cực đại của nhóm i mà người ta có thể đặt vào một bình đon vị. Đ ó là số
hạng a; (với i = 3 và 4) cho phép tính đến sự có mặt cùa phụ gia chống vón tụ, ãị tăng lên
khi người ta thêm vào bê tông phụ gia dco (hoặc một phụ gia siêu dẻo), đến m ột liều
lượng cực đại gọi là liều lượng bão hòa.

V ậy, độ nhớt có thể viết như sau;

0 <1^2 0
H H H
va, . ^ a 3[l-(Ị), -(Ị) 2 ] a 4 [l-(Ị), - ệ 2 -<t>3 ]y

H cần là m ột hàm số tăng dần, hướng \ ề các giá trị rất lớii khi biến số tiến về 1, tức là
khi người ta tìm cách lấp đầy một cỡ hạt đã cho bằng một số lượng m ôi trường phần
rỗng đơn giản là bằng độ rỗng của cấp hạt xem xét.

2.3. C Á C P H Ư Ơ N G P H Á P T ÍN H TOÁN T H À N H PH Ầ N B Ê T Ô N G H IỆ N H À N H

Các phương pháp thiết k ế thành phần bê tông được sử dụng rộng rãi hiện nay là:
phương pháp DoE của Ban môi trường Anh (The British D epartm ent o f the
E nvironm ent), của V iện bê tông Mỹ (Tlie American Concrete Institute), phương pháp
"D reux - G orisse" củ a Pháp, phương pháp Mơđooc (L.J. M urdock) của Anh, phương
pháp của Hội đồng bê tông Pooclăng (Tlie Nevv Zealand Porland C oncrete A ssociation),
phưưiig pháp Bolom ey - Skramlaev (Nịỉil). Mỏi phương pliắp dều có phạm vi Ihích dụng
riêng. Trong khuôn khổ giáo trình này xin (Iược giới thiệu 3 phương pháp: phương pháp
Bolom ey - Skram taev (sử dụng phổ biến ở Việt Nam), AC I, và phương pháp "D reux -
G orisse" (sử dụng phổ biến ở Pháp và một số nước châu Âu). Cả ba phương pháp đều là
phưofng pháp lý thuyết kết hợp với "thực Iigliiệm" dựa trên cơ sở lý thuyết "thể tích tuyệt
đối", có nghĩa là tổng thể tích tuyệt đối (hoàn toàn đặc) của vật liệu trong Im ’ bê tông
thì bằng 1000 lít. Chúng chỉ khác nhau ờ chỗ lựa chọn thành phần và tỷ lệ các cấp hạt
cốt liệu.

2.3.1. Phương pháp Bolom ey - Skramtaev

Cơ sở lý thuyết của phưcíng pháp nàv: Tliể tích bê tông được coi là hoàn toàn đặc và
là tổng của các thể tích đặc riêng rẽ của các vật liệu tạo ra bê tông.

Các bước tính toán;

/. Xác định lượng nước N. Dựa vào độ cứng hoặc độ lưu động, yêu cầu lượng nước
nhào trộn được xác định trên bảng tra (bảng A2). Lượng nước xác định được ứng với cát
trung bình (Ny(, = 7% ) và sỏi.

37
Nếu là cát nhỏ thì lượng nước cần tăng lên 7 - 10% và nếu độ ẩm của cát tăng lên
hoặc giảm đi cứ 1% thì lượng nước tăng lên hay giảm đi theo tính toán tỷ lệ với khối
lượng cát trong bê tông. Lượng nước cho bê tông, kg/m^ được ghi trong bảng tra.

Hệ số a biến đổi từ 1,1 - 1,52 phụ thuộc vào loại cốt liệu và lượng xi m ãng.

2. Tính tỷ lệ XIN: được tính theo công thức Bolom ey - Skram taev như sau:

- Với bê tông có X /N = 1 ,4 - 2 ,5 : - =- ^ + 0,5


N AR,

- Với bê tông có X /N > 2,5; - = - ^ — 0,5


N A ,R ,

trong đó:

Rịi^ - cường độ thiết kế, R(|^ = ( 1,2 - l , 3 )R|3;


R[, - cưcrtig độ tối thiểu của bê tông;
Rx - cường độ xi m ăng;
A, A | - các hệ sô' thực nghiệm.
N hư vậy công thức B-K chưa xét đến cường độ yêu cầu cho nên tỷ lệ X /N thường
được chọn thấp và phái có điều chỉnh sau này. Theo chúng tôi nên tính tỷ lệ X/N có xét
đến cường độ yêu cầu để đảm bảo độ tin cậy cao hơn như sau:

3. Tính lượng.xi măng:

X =| kN (k g )

So sánh lượng xi m ăng tìm được với lượng xi m ăng tối thiểu, nếu thấp hơn thì phải
lấy bằng lượng xi m ăng tối thiểu.
4. Lượỉỉg cốt ìiệii lớn và n h ỏ .xúc định dựa vào thuyết v ề th ể tích tuyệt đôi:
Thể tích Im'’ (hoặc 1000 lít) hỗn hợp bê tông sau khi đầm chặt là tổng thể tích đặc
của cốt liệu, xi m ăng và nước:

X N c
— + — + — + — = 1000
Px Pn Pc Pd
trơng đó: X, N, c, Đ - khối lượng của xi m ãng, nước, cát, dá hoặc sỏi;

Px, Pn, Pj;, Pđ - khối lượng riêng của xi m ăng, nước, cát, đá hoặc sỏi.
Thể tích rỗng của cốt liệu lớn phải được nhét đầy vữa xi m ăng có kể đến sự trượt xa
nhau của các hạt (a):

X +N
•— XT + J •a
Px Pc

38
Từ những phương trình trên tính được:
100
(kg)
a.r
— +
Yđ Pđ
Theo lý thuyết thể tích tuyệt đối ta có:

c = 000- — - N - — •Pc. (kg)


Px Pđ
trong đó: r - độ rỗng của cốt liệu lớn;
a - hệ số trượt (hệ sô' dư vữa).
Với hỗn hợp bê tông cứng a = 1,05 - 1.15; với hỗn hợp bê tông dẻo a biến thiên từ
1,25 - 1,4 và lổìi hơn.
Thành phần các vật liệu cho Im' bê tông được biểu thị bằng tỷ lệ khối lượng so với
lượng xi măng:

X N c c Đ
x 'x X X 'X x 'x
Thực tế cát và đá luôn bị ẩm nên cần phải tính đến để điều chỉnh lại iượng vật liệu
cho chính xác theo độ ẩm của đá và cál.
K iểm tra bằng thực nghiệm : Sau khi tinh toán sơ bộ thành phần bê tông cần phải
kiểm tra lại độ lưu động (hay độ cứng), cường độ, v.v... theo tiêu chuẩn.

2.3.2. Phương pháp A CI (V iện bê tóng Mỹ) ACI 211-1-91


V ề cơ bản phương pháp này cũng sử dụng cường độ yêu cầu theo m ẫu hình trụ. Đó là
phương pháp tính toán cộng thực nghiệm và dựa vào lý thuyết thể tích tuyệt đối. Phương
trình tổng quát như sau:

V b- Pb = Vx-Px + Vc-Pc +V n-Pn.


Lựa chọn P b theo yêu cầu về công trình.
PB=B/l m\ B=c +Đ + N+X
trong đó: B là khối lượng của bê tông tươi.
C ác bươc thiết k ế như sau;
- X ác định cường độ thiết kế;
R[I^ = Rị,( + 8 MPa (nếu cấp của bê tông < 35 MPa)
R,I^ = + 9,7 MPa (nếu cấp của bê tông > 35 M Pa)
- Chọn độ sụt; N ếu không cho trước thl có thể chọn theo bảng A .l.
- Chọn kích thước m ax của cốt liệu thô: - 1/5 kích thước nhỏ nhất của kết cấu,
< 1/3 chiều dày bản, < 3/4 khoảng cách nhỏ nhát giữa các thanh thép.

39
- Xác định lượng nước N; tra bảng A.2.
- X ác định tỷ lệ N/X: tra bảng A.3.
X
- Xác định lượng X; X =
N
- Xác định khối lượng cốt liệu thô Đ: Tra bảng A.4. xác định được thể tích đạc cốt
liệu thô đã lèn chặt

Từ đó tính được: Đ = Pađ-^ađ’

trong đó: khối lượng cốt liệu đã đầm chặt, = 1,6 1,605.
Các bảng A .l, A.2, A.3, A.4, A.5 được lập theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của
V iện bê tông M ỹ theo từng cốt liệu khác nhau.
K hi áp dụng vào thực tế tính toán ở V iệt Nam, nếu các vật liệu kiểm tra phù hợp thì
cững có thể dùng được.
Xác định lượng cát (cốt liệu m ịn) được tính như sau:

C = [lO O O -V 3, - N - V , D - V ^ ^ ] . p ,

c = 1000- — - N - — -2 % •Pc
Px Pđ

trong đó: - khối lượng riêng trung bình của cát;

- khối lượng rỗng của đá;


- khối lượng riêng của xi m ăng (thường bằng 3,15T /m ’);
Vị^i^ - khối lượng kh í (tính theo 2%).
Các bước tiếp theo làm tưcmg tự như phương pháp Bolomey - Skramtaev.
Phương pháp của ACI - M ỹ chỉ hiệu quả với việc thiết k ế thành phần bê tông có
cường độ nén hoặc bằng 50. Trong trường hợp các bê tông có phụ gia hoặc bê tông có
chất lượng cao thì phải dùng các thiết k ế đặc biệt (xem ACI 363-R hoặc tiêu chuẩn
ngành GTVT).
Bảng A .l. Đ ộ sụt của bê tông theo loại kết cấu

Độ sụt, cm
Loại kết cấu
Lớn nhất Nhỏ nhất
- Móng của tường và cột bằng bê tông cốt thép 8 2
- Móng bằng giếng chìm, móng tường 8 2
- Dầm và tường có cốt thép 10 2
- Cột nhà 10 2
- Bản mỏng, tấm lát đường 8 2
- Bê tông nặng 8 2

Ghi chú: Có thể tăng thêm 2 cm đối với những phương pháp đầm rung khác.

40
Bảng A.2

Độ sụt, Khối lượng nước, kg/m^ của bê tông theo Dmax (mm)
cm (in) 9,5 (3/8) 12,5(1/2) 19(3/4) 25(1) 37.5(1,5) 50 (2)
Bê tông không tạo khí
2,5 - 5 185 180 175 170 165 155
5 -7 ,5 190 185 180 175 170 165
7,5 - 10 200 190 185 180 175 170
Lượng khí (%) 3,0 2,5 2,0 1,5 1,0 0,5
Bê tông tạo khí
3 -5 180 175 165 160 145 140
8 - 10 200 190 180 175 160 155
Lượng khí (%) 8,0 7,0 6,0 5,0 4,5 4,0

Bảng A.3

Cường độ bê tông yêu cầu ờ 28 ngày,


Tỷ lệ N/X
tại công trình, MPa
R lập phưcmg Rvc> trụ Bê tông không cuốn khí Bê tông cuốn khí
60 45 0,38
50 40 0,43
40 35 0,48 0,40
35 30 0,55 0,46
30 25 0,62 0,53
25 20 0,70 0,61
20 15 0,80 0,71

Bảng A.4

Thể tích cốt liệu thô (khô) cho 1 m ’ bê tông


Dmax- Drriax ứng với các mô đun hạt cát
in (mm)
2,40 2,60 2,80 3,00
3/8 9,5 0,5 0,48 0,46 0,44
1/2 12,5 0,59 0,57 0,55 0,53
3/4 19 0,66 0,64 0,62 0,60
1 25 0,71 0,69 0,67 0,65
1,5 37,5 0,76 0,74 0,72 0,70
♦2 in 50 0,78 0,76 0J4 0,72

Ghi chú: Có Ihể giảm 10% thể tích cốt liệu thô đối với bê tông dùng máy bơm. Mô đun hạt
của cát được xác định ứng với bộ sàng 0,149; 0,297; 0,595; 1,19; 2,38 và 4,76mm.

41
Bảng A.5

ước tính khối lượng bê tông, kg/m ’


Dmax
(mm) Bê tông không tạo khí Bê tông tạo khí

10 2285 2190
12,5 2315 2235
20 2355 2280
25 2375 2315
40 2420 2355
50 2445 2375
70 2465 2400

2,3.3. Phương pháp của Dreux - Gorisse (D - G)

Phương pháp này là m ột phưofng pháp mới được đề xuất bởi các ông D reux và
G orisse của C.E.B.T.P. (D - G).

Các dữ liệu cơ bản của phương pháp này là:

a) Tính chất của công trì/ili


Cần biết túứi chất của công trình: công trình khối lớn hay công trình cao và mỏng, cốt
thép ít hoặc nhiều... Cần phải biết chiều dầy lối lliiểu của kết cấu, việc đặt cốt thép ò vùng
cốt thép dầy nhất, khoảng cách tối thiểu giữa cốt thép và lớp phủ ứng với ván khuôn.

b) Cường độ yê u cầu

M uốn đạt được cường độ danh nghĩa chịu nén ở tuổi 28 ngày, và có kể đến sự

phân tán và sai sô' quân phương s, phải sử dụng được cường độ yêu cầu ở tuổi 28 ngày,
Ơ28 , như sau:

Ơ28 = ơ'„ + 0 ,8 .s

N ếu chấp n h ận sai số quân phương trung bình khoảng 20% của giá trị trung bình,
người ta có thể ch ấp nhận quy định gần đúng như sau:

ơ '3 = a ;+ 1 5 %

c) Tính d ễ đ ổ m o n g muốn

Nó làm hàm số củ a tính chất công trình, mức độ khó khăn trong thi công, phưcmg
tiện đầm chặt... N ói chung nó có thể được định nghĩa bằng độ dẻo m ong m uốn, được đo
bằng độ sụt của côn A bram s (xem bảng 2.6).

42
B ảng 2.6. Đánh giá tính dễ đổ qua tham khảo độ sụt của côn A bram s

Đô dẻo Sư đầm chãt Độ sụt H, tính bằng cm


Rất khô Chấn đông manh 0 đến 2
Khô Chấn động tốt 3 -5
Dẻo Chấn động thông thường 6 -9
Mềm Đầm chọc 10- 13
Lỏng Chọc nhẹ > 14

• K íc ìì v ỡ lớn n lìđ t ch ấ p ììlìậii dược của c ố t liệu (D):

N gười ta áp dụng các quy định đã được công bố và được tóm tắt trong bảng 2.7.

Bảng 2.7. Đánh giá D theo các kết cấu sẽ đổ bê tông

Kích cỡ D
Đặc tính của các kết cấu sẽ đổ bê tông
Cốt liệu sàng Cốt liệu nghiền
e- khoảng cách của các cốt thép nằm ngang D < 0,9e D < 0,8e
c- bề dày lớp phủ giữa cốt thép và ván khuôn D < 0,8c D < 0,7c
r- bán kính trung bình cùa mắt cốt thép D < l , 8r D < 1,6 r
R- bán kính trung bình của khuôn D < 1,2R D<R
hm- bể dày nhỏ nhất của kết cấu D < hm/4
• Liều lượng xì mủiig:

Đ ánh giá gần đúng ll sô X/N theo tường clộ trung bliih m ong m uốn Ơ 2g (cường độ
yêu cầu).

ơ 'g = A |ơ ;

trong đó:

Ơ 2g - cường độ nén trung bình mong muốn ở tuổi 28 ngày;


- m ác thực của xi măng ở tuổi 28 ngày;
X - liều lượng xi m ãng, biểu thị bằng k g /m \
N - liều lượng nước tổng cộng cho vật liệu khô, được biểu thị bằng l/m \
G - hệ số về cốt liệu được cho trong bảng 2.8 dưới đây:
Bảng 2.8. Các giá trị gần đúng của Aj

Hệ sô' cốt liệu A|


Chất lượng của cốt liệu
16mm 25 < D,e, < 40 D ,„>63
Rất tốt 0,55 0,60 0,65
Tốt - thông thường 0,45 0,50 0,55
Thường 0,35 0,40 0,45

43
Các giá trị của G giả định rằng việc đám chặt bê tông được thực hiện tốt. về nguyên
tắc bê tông được chấn động.
- Liều lượng xi m ãng nhò nhất.
- Tiêu chuẩn N .F.D 18-305 (bê tông trộn sẵn) quy định:

X (kg/m-'') >

B là cường độ bê tông được tính bằng daN/cm^


Tập 65 của Pháp về còng trình bê tông cốt thép xác định liều lượng xim ãng tối thiểu
chỉ rất đặc biệt mới thấp hơn 300kg/m’ (bê tông nghèo).
Đ ối với bê tông ở trong nước ăn mòn hoặc nước biển, Thông tư số 23 của Bộ Thiết bị
Pháp khuyến cáo rằng:
700
X (kg/m-) >

X
K hi biết tỷ l ê — cẩn thân trong xác đinh liều lương nước. Thât vây, khi chon chẳng
N
hạn m ột liều lượng xi m áng ít, sẽ tìm được lượng nước ít; có nguy cơ là khi đó được
X
bê tông quá khô và ngươc lại. Vậy liều lượng xi m ăng là hàm số của — , nhưng cũng là
N
hàm số của liều lượng nuí^c N cần Ịhịết dệ dat dược tính dễ đổ tốt. Dreux và G orisse đã
X
đề nghi m ôt đồ biểu cho phép đánh giá Ị'ần đúng x „ i theo tỉ lê — và đô dễ đổ mong
N
m uốn, m à theo phương pháp này nó phải dược coi là dữ kiện của bài toán.
• Liéií lượrig nước:

Sau khi đã chọn liều lượng xi măng X, xác định được liều lượng gần đúng của nước
tổng cộng để dự kiến. Liều lưọng này là tạm thời, và dĩ nhiên nên hiệu chỉnh về sau
bằng m ột vài thí nghiệm về độ dẻo, tính dễ đổ và lượng nước có trong cát và đá.
• C hất lượng của cốt liệir.

- Đá: Phải có chất lượng tốt về mặt khoáng vật, đủ cứng và thật sạch, nhưng hình
dạng của đường cong thành phần hạt, ít nhiều lõm xuống, có ảnh hưởng không lớn bằng
ảnh hưởng của cát.
- Cát: là thành phần có ảnh hưởng lớn đối với bê tông.
Đ ộ sạch của nó được kiểm tra bằng phép thử đương lượng cát
Tính m ô đun độ nhỏ của nó bằng: tổng các lượng sót % được chuyển sang đơn vị (số
thập phân) trên các sàng có mỏ đun bằng 23, 26, 29, 32, 35, 38. M ong m uốn là mò đun
độ nhỏ có giá trị nằm trong khoảng 2,2 - 2.8. Theo TCVN quy định này cũng được quy
định tương tự.

44
Đ ường cong thành phần hạt sẽ được so sánh với phạm vi tối ưu được ghi trong các
tiêu chuẩn và trong trường hợp cần thiết người ta điều chỉnh bằng cách thêm m ột loại cát
m ịn hoặc m ột chất tãng dẻo cuốn khí, nếu như cát dự kiến là rất thô.
Cần tiến hành lựa chọn thành phần hạt tham chiếu (hợp lý) được ghi trong các tiêu
chuẩn. Từ đó vẽ các thành phần hạt của các cốt liệu (cát và đá). Căn cứ vào đường kính
lớn nhất của các cốt liệu để xác định tỷ lệ thành phần các cốt liệu cho bê tông bằng
phương pháp đồ biểu (xem hình 2 .3.)-
Kích thước hạt cát

H inh 2.3, Thành phẩn hạt vù mô đun độ lớn của cát

• Hệ s ố đầm chặt (y):


Hệ số đầm chặt này bằng tỉ số của thể tích tuyệt đối của các chất rắn (xi m ăng và cốt
liệu) thực tế được chứa đựng trong một thể tích nào đó của bê tông tươi để đổ với chính
th ể tích đó của bê tông.
Các giá trị của y biến đổi từ 0,75 đối với bê tông hạt nhỏ có độ sệt mềm được đổ và đầm
chọn đơn giản đến bằng 0,855 đối với bê tông đá cuội có độ sệt khô và được đầm bằng chấn
động Y = 0,82 là giá trị trung bình tốt đối với bê tông thông thường (16 < D < 40m m ).
• Liều lượrìg cốt liệu:
Xác định bằng phưcmg pháp biểu đổ (xem giáo trình VLXD - Tác giả Phùng V ăn Lự,
Phạm Duy H ữ u .. .)• T h í dụ về thành phần bè tông 2 cốt liệu xem hình 2.4.

45
Kết quả có tỷ lệ các thành phần cốt liệu là g |, g 2» g 3 (đá, đá nhỏ, c á t...)

H ình 2.4. Ví dỉỊ về lựa chọn thành phần hạt hê tông cỡ 0-5 và 5-25 nim
Thể tích tuyệt đọi của tập hợp các cốt liệu cho Im^ bê tông là: Với lượng xi m ăng là X
thì = x /3 ,1. T hể tích của cốt liệu là:

V c = lOOOy -
Thể tích tuyệt đối của m ỗi cốt liệu khi đó là:
v,=g.v,
V 2 = g 2Vc
V 3 = gsVc
Nếu khối lượng thể tích đặc của mỗi loại cốt liệu này là P |, p 2 và P 3 thì các khối
lượng của m ỗi loại cốt liệu này là:
Pi=v,p,
P2 = V 2 P2
P 3 = V 3 P 3

• T lĩí nghiệm - hiệu chỉnh


Vấn đề còn lại là thí nghiệm thành phần bê tông đã được xác định bằng m ột vài thí
nghiêm để đưa ra các hiệu chỉnh cần thiết. Đ ể thực hiện các hiệu chỉnh này, D reux và
G orisse đề nghị các giải pháp sau:
* Cường độ không đạt
Trong trường hợp này phải tăng liều lượng xi m ăng, giảm liều lượng nước; nhưng vì
vấn đề cấp bách là giữ được độ dẻo đầy đủ, người ta có thể tuỳ tình hình phải nhờ đến
phụ gia tăng dẻo. Có thể tăng cường độ bằnơ cách giảm liều lượng phần tử nhỏ của cát

46
để có lợi cho các phần tử lớn hơn, điều đó dẫn đến tăng m ô đun độ nhỏ; khi đó phải chú
ý đến việc giảm tính dễ đổ, tãng sự phân tầng.
Có thể tăng tỉ lệ Đ /C (tỉ lệ giữa đá và cát) bằng cách giảm m ột chút lượng cát để có
lợi cho đá. Nếu thiếu thời gian, thì có thể thực hiện m ột vài thí nghiệm nén ở tuổi 7 ngày
và tham khảo hệ số cường độ giữa các tuổi của bê tông như sau:

4 ^ = 1,45
^1
N hư vậy cường độ đạt được ở tuổi 7 ngày phải vào khoảng 70% của cường độ 28
ngày với xi m ăng có tốc độ cứng hoá bình thường.
* Tính dễ đổ không đủ, có sự phân tầng
T rong trường hợp này phải xác nhận rằng cát không có m ô đun độ nhỏ quá lớn, người
ta có thể thêm m ột loại cát nhỏ để hiệu chỉnh mô đun hoặc cần đến chất tăng dẻo. Nếu
bê tông có vẻ quá khô, người ta tăng liều lượng nước, có chú ý đến sự giảm cường độ mà
việc tăng nước có thể gây nên. Người ta cũng có thể cải thiện tính dễ đổ và giữa sự phân
tầng bằng cách tăng liều lượng các phần tử nhỏ nhất để cho các hạt to hơn, điều đó lại
làm giảm tỉ lệ Đ/C.

2.4. T Ổ N G Q U Á T V Ể P H Ư Ơ N G PH Á P T H IÊ T K Ế T H À N H P H Ầ N B Ê T Ô N G

2.4.1. M ở đầu

T hiết k ế thành phần một bê tông, là trả lời câu hỏi hỗn hợp nào sẽ có các tính chất
đảm bảo và giá rẻ nhất bằng phương pháp kết hợp lý thuvết và thực nghiệm .

D o đó, cần bắt đầu bằng việc quan tâm đến tiêu chuẩn. Sau đó, đề cập đến vấn đề
quan trọng của việc tối ưu hoá khung cốt liệu, đưa ra một vài nguyên tắc cho phép xác
định thành phần ban đầu của vữa, sẽ trộn vào trong khung để tạo ra bê tông ban đầu. Các
nguyên tắc trộn cho phép tạo ra nhanh chóng và chắc chắn loại bê tông tuân theo các
yêu cầu quy định. T iếp tục bằng cách chỉ ra các đại lượng khác nhau biến đổi theo thang
bê tông đạt tới tối uu với sự thay đổi các thành phần. Kết thúc thiết k ế sẽ tạo ra sự ổn
định của thành phần với sự thay đổi chất lưọíng và số lượng các thành phần.

2.4.2. V ấn đề tiêu chuẩn

X uất phát từ tổ hợp các quy định mà bê tông thiết k ế phải tuân theo trong suốt các
giai đoạn trong đời sống của nó. Các quy định này đề cập đến cường độ, các tính chất
đặc biệt và điều kiện thi công, tính chất của kết cấu và tuổi thọ của công trình.

Sau đó, thực hiện việc hiệu chỉnh bằng cách xét đến tất cả các vấn đề từ ch ế tạo vật
liệu đến bảo dưỡng bê tông công trình đang làm việc, cần kiểm tra xem các điều khoản
riêng rẽ có hiện thực không và chúng có trái ngược nhau không.

47
Các vấn đề cụ thể cần xét đến khi thiết kế thành phần bê tông như sau:
- K hả nãng sản xuất;
- V ận chuyển, khả năng bơm;
- Thi công; độ lưu động (theo thời gian và nhiệt độ);

- Yêu cầu bảo dưỡng;


- X ây dựng công trình cường độ chịu nén ở tuổi sớm;
- Co ngót và từ biến ban đầu;

- ú h g xử khi làm việc cường độ chịu nén tuổi 28 ngày như; Cường độ chịu kéo; Mô
đun đàn hồi; Co ngót - từ biến;
- Độ bền lâu có xét đến tính thấm (nước và khí) khi:
+ Đ ộ bền trong m ôi trường biển;
+ Cường độ tạo gen và hủy gen;
+ Đ ộ bển bong bật.

2.4.3. Tối ưu hóa khung cốt liệu

M ột quy luật quan trọng của thiết kết thành phần bê tông là sự tương phản của độ lưu
độngvà cường độ: việc thêm nước trong bê tông thể hiện cùng một lúc sự cải thiện tính
dễ đổ và sự giảm cường độ. Kết quả là nếu người ta muốn rút đi m ột phần xi m ãng có
m ật, phải khai thác hết tất cả các biện pháp (không thêm nước) để đạt được độ chảy cao
nhất. Trong bê tông chất lượng cao, việc đó được thực hiện bằng cách dùng m ột lượng
phụ gia gần với lượng bão hòa. Nhưng Irước khi nói đến phụ gia chúng ta quan tâm đến
khung xương cốt liệu.

Thực nghiệm chứng tỏ rằng những tỉ lệ “tối ưu” của khung xưcíng cốt liệu (được định
nghĩá như tập hợp các hạt có kích thước lớn hơn 80 |_im) phụ thuộc chủ yếu vào các
thành phần của bộ xưcmg hơn là thang bê tông xem xét. Do đó m ột cách lô gíc, trước
tiên ta tìm cách xác định khung xương này rồi xét đến vữa. Vậy người ta định nghĩa
khung xương tối ưu là khung xương cho tính công tác tốt nhất, khi lượng nước và xi
m ăng cố định.

2.4.4. Phương pháp lựa chọn thành phần thiết kẽ

2 .4 .4 .1. P hư ơng p h á p lý thuyết, phương ph áp biểu đồ


Đ ối với m ột bê tông rất khô, vấn đề đặt ra là tìm tổ hợp của các thành phần khác nhau
cho hỗn hợp cốt liệu khô, đặc chắc nhất. Nhận thức này đã dẫn C aquot đề ra m ột lý
thuyết về thành phần hạt hợp lý có ưu tín lâu dài ở nước Pháp. N gày nay, nhờ m ột m ô
hình mới hơn, m ô hình tuyến tính về độ đặc của hỗn hợp cốt liệu, người ta đã lập ra m ột
lý thuyết liên kết của thành phần hạt, có thể tóm tắt trong những nguyên lý sau:

48
Độ đặc của một hôn hợp các hạt khỏ không vón cực, theo một cách đổ nào đó, phụ thuộc
vào: Giải của hạt, hình dạng hạt, sự phân bố về cỡ hạt ở trong phạm vi của giải hạt này

Cận dưới của kích cỡ hạt (“d” của cát) có độ dao động nhỏ, căn cứ vào nguyên lý thứ
nhất, người ta thấy rằng nhìn chung sẽ có lợi khi dùng sử dụng “D ” lớn nhất phù hợp với
các điều kiện thi công bê tông. Vấn đề phân bô' tối ưu các hạt, liên quan đến hình dạng
của nó, không cho phép có một loại hạt trong tổng thể. Do vậy, không có m ột đường
cong cấp phối tối ưu đúng với tất cả các dạng hạt.
Ngược lại, việc tiếp cận m ột đường cong tiêu chuẩn cho phép tiến gần đến độ lưu
động tối ưu, thay vì đạt được nó. Trong các đường cong tối ưu này, Faury đã đề xuất
những đường cong hữu tuyến. Hỗn hợp hạt được xét như gồm cả xi măng. Nhưng khi đó
việc áp dụng chặt chẽ phương pháp dẫn tới một hàm lượng xi m ăng tối ưu xét về phương
diện lấp đầy (xem phần sau) nhưng có ít cơ hội mang tới một cưòng độ m ong đợi.
Vì vậy, Dreux đã đề xuất một phưcmg pháp thực dụng hơn, trên cơ sở m ột chùm các
đường cong tối ưu tưcíng ứng với duy nhất một khung cốt liệu. Phương pháp này, hiện
nay được dùng phổ biến nhất ở Châu Âu, cho phép xác định bằng biểu đồ các thể tích
tương ứng với các loại cát, cuội và đá khác nhau của khung cốt liệu.

2Â .4.2. Phư ơng p h á p thực nghiệm


Cấp phối tối ưu được định nghĩa là cấp phối mang đến độ lun động tốt nhất, người ta
đã thử để tìm tối ưu này bằng thực nghiệm. Người ta đã chứng m inh rằng khi thay đổi tỉ
lệ các hạt, các đại lượng giữ nguyên, chỉ tổn tại một tối ưu duy nhất. Nói cách khác, hàm
số độ chặt là m ột đường cong lồi chỉ có inột cực đại. Cực đại này có thể được tìm thấy
sau m ột số hợp lý các thí nghiệm , đặc biệt là khi nó được tập trung vào m ột thông số
duy nhất, tỉ lệ đá/cát.

Phưcmg pháp thực nghiệm của LCPC, hay phưotng pháp Baron-Lesage, dựa trên
nguyên lý này. T hí nghiệm lưu biến là thiết bị đo độ công tác LCPC và quá trình chủ
yếu là tìm thời gian chảy nhỏ nhất, với hàm lượng xi m ãng và nước cố định, gần các liều
lượng của thành phần cuối cùng.
Sau khi xác định tỷ lệ C/Đ hợp lý cần xem xét loại cấp phối theo cấp phối liên tục và
không liên tục.
Cấp phối liên tục - trong đó tất cả các kích thước của hạt từ d đến D đều có m ặt - có
độ đặc hơi cao m ột chút với cấp phối không liên tục.
Cấp phối không liên tục thực tế thích hợp hơn với bê tông thường và bê tống dẻo.
N ếu xét thêm về góc độ kinh tế (loại bỏ các cỡ hạt trung gian ở công trường), thấy
rằng cấp phối liên tục không nên dùng. Tuy nhiên, chúng có lợi trong trường hợp bê
tông rất khô, như m ột số loại bê tông công nghiệp (bê tông tháo khuôn ngay), hay với
những loại bê tông đầm chặt bằng xe lăn (BCR).

49
v ề vấn đề phân tầng, cũng cần chỉ ra rằng m ột cấp phối tối ưu về phương diện tính
công tác sẽ có xu hướng phân tầng ít nhất - với điều kiện là độ dẻo nhận được không quá
chảy. Thật vậy, sự phân tầng có thể xẩy ra do thiếu m ột cỡ hạt nào đó trong hỗn hợp cát
quá ít hoặc đá quá ít. Trong thực tế tối ưu hóa khung cốt liệu ràng buộc ở yêu cầu về độ
dính kết và độ đồng nhất của bê tông hơn là ràng buộc trong yêu cầu về m ặt kinh tế. V í
dụ như cố gắng đạt được độ dẻo và cưòfng độ với lượng dùng xi m ăng ít nhất là không
cần thiết.

2 .4 .4 3 . Tôi ưu hóa của hồ


Khi khung xưcmg được xác định bằng phưcmg pháp lý thuyết - thực nghiệm hoặc thực
nghiệm hoàn toàn, cần chuyển sang giai đoạn trộn mẻ thử. T uy nhiên có m ột trường hợp
m à sự tối ưu của hồ chứng m inh m ột xử lý đặc biệt: đó là trường hợp bê tông chất lượng
cao (BHP), bê tông tự đầm.

2.4.4Â . Tác dụ n g của p h ụ gia


Các chất tãng dẻo hoặc siêu dẻo có tác dụng cải thiện đáng kể tính lưu biến và dễ đổ
của bê tông, giảm nước và tăng cường độ đối với m ột chất kết dính cho trước.

Thật vậy, thành công của việc tạo thành bê tông chất lượng cao khi đã lựa chọn đúng
phụ gia loại siêu dẻo, tạo ra được ứng xử lưu biến ổn định.

Nhưng người ta không có các thí nghiệm lưu biến đủ nhậy đối với bê tông chảy.
Trong khi chờ đợi sự ra đời của thí nghiệm này bằng cách phát triển lưu biến kế LCPC,
sẽ thích hợp hơn khi thực hiện bằng m ột thí nghiệm đơn giản như côn M arsh trên hồ bê
tông. Khi đó, ta có thể áp dụng m ột biểu đồ tổ chức nghiêm ngặt, tiến tới m ột công thức
tối ưu với điều kiện làm m ột số lượng thí nghiệm hợp lý và tiêu thụ m ột lượng hạn chế
vật liệu (phương pháp Larrad).

2.4.4.S. Phương ph á p lý th u yết k ết hợp thực nghiệm


Trở lại trường hợp chung, sau khi đã xác định trước những tỉ lệ tương quan của khung
xương, tính toán thành phần để kiểm tra trong phòng thí nghiệm . Với các loại bê tông
không dùng phụ gia, D reux đề xuất m ột công thức thực nghiệm , công thức Bôlômay,
Bôlôm ay - C.K .Ram taep, Pheret và m ột loạt các bảng và biểu đổ để đánh giá tỉ lệ của
mẻ trộn ban đầu này. M ột phương pháp khác, của viện bê tông M ỹ ACI là đánh giá
lượng nước, kích thước lớn nhất của cốt liệu và độ sụt yêu cầu, sau đó suy ra lượng xi
m ăng theo tỉ lộ N /X , được tra bảng theo cường độ. N gày nay, các phương pháp này
dường như cần bổ xung thêm vì thành phẩn bê tông có thêm nhiều thành phần (phụ
gia và chất độn), chất bột và các yêu cầu đặc biệt cho bê tông (chất lượng cao, có sợi,
tự đầm ...)-
Trên thực tế, nhìn chung người sản xuất có kinh nghiệm để xác định mẻ trộn ban đầu.
Khi không có kinh nghiệm , người ta có thể dùng m ột công cụ tin học dạng BETONLAB.

50
2.4A .6. Đ iều chỉnh - các m ẻ trộn dẫn xuất
Các th í nghiệm đ ầu tiện được thực hiện trong phần lớn các trường hợp là các thí
nghiệm lưu biến. N ếu đ ộ dẻo không đạt, và khi đó không thay đổi cường độ bê tông,
cần diều ch ỉn h trên th ể tích vữa, tức là thay đổi cùng hàm lượng các tỉ lệ xi m ăng,
chất độn k hoáng, phụ gia và nước và giảm thể tích cốt liệu (tỉ lệ giữa các loại cốt liệu
giữ nguyên).
Một khi đã đạt được độ công tác, thông số thứ hai mà người xác định thành phần bê
tông quan tâm là cường độ ngày 28. Việc đạt được cưòfng độ chỉ có thể sau 28 ngày. Khi
chế tạo mẻ trộn thử đầu tiên, nên tiến hành các mẻ trộn dẫn xuất (B l, B2, B3) để có thể
điều chỉnh thành phần m à không cần trộn lại.
Như vậy, thành phần bê tông BI cho tính công tác yêu cầu và cường độ tính toán gần
với cường độ yêu cầu hai công thức B2 và B3, giữ nguyên tỉ lệ nước và thay đổi ít
nhiều tỉ lệ N /chất kết d ính, sao cho cường độ tính trước hơn hoặc kém fy^ 15%.

Tới thời hạn 28 ngày, cường độ tìm kiếm cần nằm trong khoảng ba cường độ thực
nghièm thu được. M ột nội suy tuyến tính đcfn giản cho phép xác định ở thời điểm này
thành phần phù hợp với tiêu chuẩn về cường độ ngày 28 và độ lưu động.
2.4.4.7. C ôn g thức bê tôn g tối ưu từ các thành ph ần - hàm lượng xi m áng giới hạn
Sau khi lựa chọn thành phần và m ột khung cốt liệu hợp lý, với độ lưu động và cưèfng
độ cho trước, đòi hỏi m ột công thức tối ưu giữa hai tỉ lệ này. Khi đó, ta có thể m inh hoạ
sự b;ến đổi của m ột vài thông số (hàm lượng xi m ãng, lượng nước, thể tích vữa) theo
cưcír.g độ yêu cầu và độ lưu động không đổi.
Sư biến đổi của lượng xi m ăng, lượng nước yêu cầu và thể tích vữa, với m ột loại bê
tông c h ế tạo từ cốt liệu cô' định, loại xi m ăng và phụ gia siêu dẻo được lựa chọn có thể
tạo n các đường cong lý thuyết.
T i thấy rằng tồn tại m ột hàm lượng, gọi là lượng xi m ăng giới hạn, m à ở đó, lượng
nước là nhỏ nhất. N ếu ta vẽ m ột đường song song với cốt liệu, hàm lượng này tương tự
thể t:ch hạt mịn lấp đầy tốt nhất phần rỗng của khung xương.
Đặc điểm của phưoíng pháp được thể hiện như sau:

Có thể cho lượng xi m ăng gần hàm lượng giới hạn (Xgh), bê tông là chặt nhất có thể,
điều đó có xu hướng tạo ra độ đồng nhất và bền lâu của vật liệu;
L iợ n g xi m ăng tối ưu, xung quanh hàm lưọfng giới hạn m à ở đó cường độ tăng m ạnh
nhất theo hàm lượng xi m ăng.
T i hàm lượng hữu hiệu, so với hàm lượng giới hạn, có thể xác định lợi ích của chất
độn íh o á n g (không kể hạt siêu mịn).
Eể đơn giản hoá các ý tưởng này, hãy hạn ch ế ở trường hợp bột m ịn trơ với cùng cấp
phối hạt như xi m ăng. N ếu X < Xgh, pha bột mịn, cho đến khi thể tích xi m ăng - bột mịn

51
bằng thể tích Xg(,, sẽ giảm yêu cầu về nước. Khi điều chỉnh nước để đạt được độ dẻo quy
ước, tỉ lộ N/X sẽ giảm đi và cường độ tăng lên. Đương nhiên là ngược lại nếu X > Xgf,.

Sự giống nhau của hỗn hợp hạt xác định điều kiện để Xgh tăng lên khi:

- D giảm (tăng độ rỗng của khung cốt liệu).

- C huyển từ cốt liệu tròn nhẩn sang cốt liệu nghiền.

- Sử dụng phụ gia siêu d ẻo (tăn g độ chặt bản thân của xi m ăng, cho phép cho
n h iều xi m ăng trong cùng m ột thể tích).

- Độ lưu động yêu cầu tăng (lượng tối ưu các hạt m ịn lớn hơn).

Bốn điều kiện trên chính là các phương hưổfng để điều chỉnh thành phần bê tông.

2 Â .4.8. Con đường xác định thành p h ầ n bê tôn g m ới


Vai trò của thiết k ế thành phần bê tông trong bối cảnh phát triển công nghiệp bê tông
đã trở nên quan trọng trong những năm gần đây do nhu cầu m ở rộng chủng loại vật liệu
và kết cấu làm phức tạp thêm vấn đề. C hính vì vậy m à việc sử dụng các phương pháp
kinh nghiệm truyền thống không còn cho phép m ang lại m ột đáp án thoả mãn. Trong
khi đó các phương pháp thực nghiệm , luôn có m ột giá trị. Phương pháp này yêu cầu một
số lượng thí nghiệm tăng theo luỹ thừa của số lượng các thành phần. Các kết quả thực
nghiệm có thể đưa ra các lời khuyên sát với thực tế.

N goài ra, m ột thiết k ế thành phần thành công phụ thuộc phần lớn vào chất lượng thi
công tại công trường, không tăng phí tổn không dự báo trước cho xí nghiệp cũng như
cho chủ công trình và không tăng thời hạn thi công. Đ ộ bển lâu của công trình cũng
được tạo ra bởi sự thích họfp của vật liệu, kết cấu, m ôi trường. K hi đó, sự kết hợp giữa
khoa học về vật liệu và tin học, là m ột giải pháp hứa hẹn. Cần phát triển đồng thời những
m ô hình toán học về các tính chất cơ bản của việc sử dụng bê tông và các cơ sở của các
dữ liệu tổng hợp kinh nghiệm đã qua về các thành phần và về hỗn hợp của chúng. Bao
giờ cũng vậy, chính do sự hòa hợp nhịp nhàng của khoa học và kinh nghiệm là con
đường giải quyết tốt các vấn đề thành phần bê tông.

52
C hư ơng 3

BÊ TÔNG TƯƠI

Bê tông tươi hay bê tông dẻo là hỗn hợp vật liệu có thế chảy thành bất kỳ hình dạng
Iiào. Tỷ lệ tương đối của hỗn hợp xi măng và nước ảnh hưởng quyết định đến trạng thái
ướt cũng như trạng thái rắn chắc.
Hàm lượng của nước phải đủ để phản ứ ní hoá học với xi m ăng và để chui vào lỗ rỗng
gel. Chúng ta đã biết rằng tỷ lệ nước/xi măng theo lý thuyết đảm bảo 2 mục đích này là
0,38. Sử dụng tỷ số nước/xi m ãng cao hơn giá trị này sẽ làm tăng lỗ rỗng m ao quản; và
nếu thấp hơn thì phản ứng hydrat hoá sẽ xảy ra không hoàn toàn dẫn đến ngăn cản sự
phát iriển của cấu trúc gen.
Khi chế tạo vữa cho bê tông, hàm lượng nước nhào trộn sẽ thay đổi do sự có m ặt của
nước tự do bám trên bề mặt hạt cốt liệu hav nằm irong lỗ rỗng của các hạt cốt liệu. Tỷ lệ
Iiước/xi m ăng thực tế sử dụng tại công trường phải dược điéu chỉnh hợp lý.
Tỷ lệ nước/xi m ăng phụ thuộc vào tính công tác của hỗn hợp bê tông.
Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu tính năng lưu biên của bê tông. Tính lưu
biến, rất có ích để hiểu được bê tông tươi. Nó đề cập đốn việc nghiên cứu hệ thống các
lực, đặc biệt có nguồn gốc tĩnh điện, nguồn góc các lực này và dự kiến những quy luật
biến đổi của chúng. Từ đó ta xác định lực giữa các hạl thành phần trong bê tông. Đó là
cơ sở của công nghệ bê tông.

3.1. LỰC GIỮA CÁ C PH Â N T Ử TRONG BÊ TỎNG


Các vật thể rắn bao gồm m ột số lớn các hạt được ion hoá và các phân tử. Các vật thể
như vậy hút và đẩy các phân tử hoặc các ion ớ xung quanh. Các lực hút và lực đẩy có
tính chất vạn nãng, bất kể các hạt nào hút và bất kỳ các hạt khác, giống nhau hoặc khác
nhau, có hoặc không có khả năng xảy ra các phản ứng hoá học giữa chúng.
Các lực tưofng tác sinh ra các cơ ch ế khác nhau: các lực hút được biết dưới cái tên lực
V anđecvan.
Các lực tĩnh điện giữa các chất rắn là quyết định đối với các tính chất vật lý của hồ xi
m ãng. Các lực này phụ thuộc vào tính chất của các bề mặt rắn và các thành phần của
dung dịch nước tiếp xúc với các bề mật hạt xi mãng.
H ậu quả của sức hút vạn năng là hiện lượng quen biết dưới cái tên là “sự hấp thụ” .
M ột bề mặt rắn hút và giữ tạm thời các phẩn lử của chất lỏng tiếp xúc của nó. Nước bị
hút m ạnh bởi các vật liệu rắn trong bê tông.

53
3.1.1. Lực C uỉông

Việc nghiên cứu tính chất của các lực giữa các phân tử xuất phát từ lý thuyết cấu trúc
bên trong của vật chất. Các lực này có nguồn gốc điện và chúng có khả nãng được biểu
thị dưới các dạng khác nhau. D ạng đơn giản nhất được định nghĩa bằng định luật cơ bản
về tĩnh điện được phát hiện bởi C ulông năm 1785 như sau:

Lực hú t tươiìg h ỗ của hai h ụ t m ang điện tỉ lệ thiiậìì với tích sô của điện tích của
chúng vù tỉ lệ /ìgliịch với hình phươ ng khoảng cúcìì giữa các tủm của cliủiìỵ. Đ ể đặc
trưng cho sự tương tác của các hạt, người ta luôn luôn nói không phải là lực, m à là nãng
lượng tương tác, có nghĩa là công cần thiết để tách hoàn toàn các hạt này. Trong trường
hợp này, mẫu số của phương trình của quy luật cơ bản về tĩnh điện chứa khoảng cách và
không phải là bình phương nữa.

Lực Culông đóng m ột vai trò quan trọng trong các tưcmg tác ion. Tuy nhiên rõ ràng là
chúng không thể hoạt động giữa các phân tử trung tính.

3.1.2. Lực V anđecvan (lực hút)

Đ ể hiểu được những tương tác của các phân tử trung tính, cần thiết làm sáng tỏ trước
tính năng của các phân tử đối với trưèíng điện bên ngoài.
Sự phát sinh m ột ngẫu cực trong m ột phân tử không có cực được kích thích bởi biến
dạng của nó, có nghĩa là sai lệch đối với cấu trúc bên trong ổn định nhất khi không có
tác động bên ngoài. Kết quả là m ột ngẫu cực điện ứng dưới tác dụng của điện trường bên
ngoài chỉ tồn tại chừng nào điện trường tồn tại.
C huyển sang những hoạt động giữa các phân tử. Cho hai phân tử có cực khá gần
nhau. Cho rằng các cực cùng dấu của các ngẫu cực của chúng đẩy nhau, trong khi mà
các cực có dấu khác nhau thì hút nhau, hai phân tử có khuynh hướng được định hướng
sao cho các cực có dấu khác nhau ở gần nhau. Trong sự bố trí này sự hút của các cực có
dấu khác nhau chỉ được bù lại m ột phần bởi sự đẩy nhau của các cực có cùng dấu, chúng
ở m ột khoảng cách xa hơn. Khi đó nó sinh ra giữa các phân tử các lực hút phụ thuộc vào
sự tương tác của các ngẫu cực vĩnh cửu của chúng và chúng được gọi là lực định hướng.
N hờ các lực này, hai phân tử đó xích lại gần nhau và hút nhau m ạnh hoặc yếu.
Trường hợp tương tác của m ột phân tử có cực với m ột phân tử không cực như sau:
Ban đầu nó sinh ra trong một phân tử không có cực m ột ngẫu cực điện ứng, sau đó nó
phản ứng với ngẫu cực của phân tử có cực. Ngược lại, sự tương tác giữa hai phân tử
không có cực không có các ngẫu cực vĩnh cửu, hình như nó không phải có ở đó một lực
hút nào đó giữa chúng.

Tính chất của các lực đó gọi là lực phân tán (London - 1930). Sự xuất hiện của chúng
gắn chặt với chuyển động mà các thành phần của các phân tử thực hiện liên tục; các hạt
nhân nguyên tử và các electron.

54
T ất cả các loại tương tác giữa các phân tử có thể được tập hợp lại dưới cái tên là lực
giữa các phân tử hoặc lực Vanđecvan. Tầm quan trọng liên quan đến m ỗi loại lực trong
mỗi trường hợp cụ thể phụ thuộc chủ yếu vào hai tính chất cùa các phân tử có mặt: cực
tính và độ biến dạng của chúng. Cực tính của các phân tử càng lớn, các lực định hướng
đóng vai trò càng quan trọng, về nhiệm \ ụ cùa lực phân tán, nó tăng lên cùng với biến
dạng của các phân tử.
N hư vậy, nếu các lực Culông có thể được biểu thị bằng lực hút hoặc lực đẩy, thì lực
V anđecvan chỉ được biểu thị bằng lực hút,

3.1.3. Lực đẩy

N hưng ngoài các lực hút, còn tồn tại các lực đẩy giữa các phân tử. Lực đẩy nó trở nên
có hiệu quả khi các đáiĩi mây êlectron của hai nguyên tử kề nhau bắt đầu kết hợp, là hàm
số phức tạp của các tính chất điện tử. Tuy nhiên Glandstone đã đề nghị m ột giá trị gần
đúng cho lực này, ít nhất đối với các phàn tử đơn giản, là lực đẩy biến thiên như số
nghịch đảo của luỹ thừa bậc 13 của khoảng cách giữa các phàn tử.

3.1.4. Sự hút và sự đẩy kết hợp

Các quan hệ vừa nêu ra có thể được viết như sau:

F= — - p

trong dó: F là lực được biểu ihị bằng dyn, u vằ [i là những hằng số đặc línli của phân tử
đối với nhiệt độ và áp lực được xem xét. Sô hang thứ nhất cho rnột cách xấp xỉ lực hút
V anđecvan, số hạng thứ hai biểu thị lực đẩy.
N ãng lượng tiềm tàng u giữa hai phán tử cách nhau bởi khoảng cách r, được cho bởi
tích phân Fdr như sau:

X=
12 r ''
D ấu âm của số hạng đầu tiên là do lực hút và nghĩa là phải cung cấp m ột công để tách
các phân tử.
Rõ ràng là lực đẩy giảm rất nhanh, khi khoảng cách giữa các phân tử tăng lên. Lực
này thực tế trở thành số không từ khi khoảng cách vượt quá m ột vài đường kính của
phân tử.

Ngược lại lực hút hoạt động, trong phạm vi lớn hơn.

3.2. S ự H ẤP T H Ụ ( S ự H ÚT)

Lực hút V anđecvan hoạt động không chỉ giữa các cặp phân tử cùng m ột loại m à còn
giữa các phân tử khác nhau hoặc giữa các phân tử và ion. Cũng vậy, các lực này hoạt

55
động giữa các phân tử và ion cấu tạo nên bề m ặt của vật thể rắn và những phân tử và ion
tự do.
Các phân tử và ion tự do trong m ột chất khí dịch chuyển với tốc độ lớn. Khi m ột
trong chúng gặp m ột bề m ặt cứng, nó có thể nâng lên mà không m ất đi nãng lượng hoặc
ngược lại được giữ lại trong m ột thời gian nào đó. Trong thời gian đó, người ta nói rằng
phân tử bị hấp thụ (bị hút) và sự kết tụ của phân tử bị hấp thụ dẫn tới m ột trạng thái gọi
là trạng thái hấp thu (bị hút). V ật liệu bị hút được gọi là chất bị hút và chất rắn hút chất
bị hút gọi là chất hấp thụ.
K hi m ột bề m ặt rắn tiếp xúc với nước dưới dạng chất lỏng, tồn tại m ột lớp nước bị hút
giữa pha lỏng và pha rắn.
Sự hấp thụ là m ột hiện tượng có tính chất động học đặc biệt. Thời gian m à khi đó một
phân tử bị hút phụ thuộc vào số lượng năng lượng m à nó đã m ất trong va chạm , sỏ' lượng
này là lớn hơn đối với các phân tử đến tiếp xúc trực tiếp với bề m ặt và vì vậy phụ thuộc
vào gfadien của tỉ trọng của các phân tử tiếp xúc với bề m ặt lúc va chạm .

Các giá trị thời gian giữ đã tìm được bằng thực nghiệm bởi Pow ers: ở 2 0 °c .

- Đối với các phân tử được liên kết rất chặt chẽ 1,8 sec
- Thời gian trung bình đối với lớp đầu tiên của phân tử 0,04 sec
- Thời gian trung bình đối với lớp thứ hai của phân tử 220.10 '^sec
- Thời gian trung bình đối với lóp thứ ba đến lớp thứ 5 7.10’^ sec
Các giá trị này chỉ ra m ột tính chất rất năng động của trạng thái bị hút.
Trong m ột hồ xi m ăng mới trộn, m àng nước hấp thụ được cấu tạo bởi nước lỏng tiếp
xúc với các chất rắn, có sự trao đổi liên tục các phân tử giữa m àng và chất lỏng khi tiếp
xúc, các phân tử bị hấp thụ liên tục hoà tan bởi chất lỏng, trong khi m à các phân tử khác
đi qua chất lỏng trong m àng. V ậy ở bên trong lớp m àng bị hấp thụ có m ột sự trao đổi
liên tục giữa các phân tử.

3.3. C ơ C H Ế C Ủ A C Á C H Ệ T H Ố N G K EO

Hệ thống keo là các hệ thống nhiều pha đạt được bằng cách phân tán m ột chất được
gọi là pha phân tán trong m ột chất khác m à người ta gọi là m ôi trường phân tán. K ích
thước của các hạt của pha phân tán phải nằm trong khoảng 10'^ đến 1 0 ‘'cm . Nếu các hạt
phân tán quá bé, chúng tạo thành các dung dịch hoá học hoặc huyền phù phân tử và nếu
chúng lớn hơn, chúng tạo thành huyền phù thô.
Các hộ thống keo có các chất rắn phân tán trong m ột chất lỏng gọi là sol và các chất
chảy lỏng phân tán trong m ột chất rắn gọi là gen. Gen là các chất keo có độ sệt nhớt nở
ra khi hút nước. Nếu chất lỏng của gen bốc hơi, nó tạo thành gen khô (đá gen).
Nói chung gen có m ột ngưỡng độ chảy, có độ đàn hồi hoặc độ cứng. Vì vậy có thể
coi chúng như các vật rắn.

56
Trong hệ keo, các hạt của pha phân tán nhỏ, chúng có tỉ diện lớn, vậy không lắng
đọng trong trường hấp dẫn.
Tính chất cuối cùng đó giải thích bằng sự tồn tại của chuyển động Brown.

3.3.1. C huyển động B r o w n

C huyển động Brown là m ột chuyển động hỗn độn có thể quan sát đối với các phần tử
lơ lửng m à kích thước của nó nằm dưới 10 ’ H- 10“ cm . Chuyển động này đi ngược lại và
vượt quá chuyển động được sắp đặt của sự trầm lắng của các hạt trong trọng trường.
Chuyển động Brown do các va chạm của các hạt lơ lửng với các phân tử chất lỏng được
làm chuyên động bằng việc khuấy động nhiệt.
Cưcmg độ của chuyển động Brown được tăng lên bằng tác động của ánh sáng, bức xạ và
nliiệt. Nó có thể được cải biến bằng điện tích của các hạt hoặc bằng các nliân lố hoá học.

3.3.2. Tính xúc biến của bê tông

Chất sol được tạo thành từ gen bằng cách tăng nồng độ của pha phân tán. Sự tăng
nồng độ có thể xuất phát từ các việc sau đây;
- Thêm chất rắn.
- Cho bay hơi từng phần của pha lỏng.
- G iảm nhiệt độ.
- M ột số phản ứiig lìoá học.
Nét đặc trưng chung nhất của tất cả các quá trình rắn chắc là sự bất động của pha
lỏng bèn trong pha phân tán, sự bất động do sự hình thành cấu trúc.
Cấu trúc này thông thường được giả định là được cấu tạo bởi m ạng dính kết các phân
tử dính kết, các mắt của m ạng được chứa đầy chất lỏng và cả hai pha (hoặc chỉ là pha
rắn) là liên tục.
Các nghiên cứu bằng tia X đã cho phép làm sáng tỏ m ột trật tự nào đó của các mạng
này. Trong trường hợp các gen, khi đã cho sự liên tục của m ạng lưới, không thể xảy ra
sự chảy tự do. Phải đạt tới m ột giá trị tối thiểu của lực cắt để phá hoại cấu tạo đã hình
thành. Giới hạn này tạo nên ngưỡng chảy của vật liệu.
Sự xuất hiện ngưỡng chảy đối với các gen không phải chi' do sự tiếp xúc cơ học đơn
giản giữa các hạt tạo thành cấu trúc, mà còn do kết quả của các lực tương tác phát triển
giữa các hạt.

Tính chất này của m ột vài hệ keo có thể biến đổi hai chiều sol - gen dưới tác dụng cơ
học là trường hợp xúc biến.

Nói chung, người ta nói rằng có xúc biến nếu thoả m ãn hai điều kiện sau;
- Sau một thời gian dài để yên và người ta tác dụng đột ngột và đều đều m ột ứng suất
(hoặc m ột tốc độ biến dạng), độ nhớt biểu kiến là hàm số giảm của thời gian chảy đã tạo ra.

57
- Vật thể lấy lại trạng thái ban đầu sau một thời gian để yên khá dài.
Nếu hai điều kiện này không được đầy đủ, đó là xúc biến m ột phần. T ính chất này là
đặc tính của gen của những hạt rắn lỏng lẻo và nó chứa đựng m ột lượng lớn chất lỏng.
Tính xúc biến có thể được giải thích bằng sự phá hoại liên kết giữa các hạt, liên kết
do các lực tưong tác giữa chúng, bởi tác dụng của ngoại lực, rồi bởi sự lập lại liên kết
này khi các ngoại lực đã ngừng tác dụng từ m ột thời gian nhất định.
Để hiện tượng có thể xảy ra, đầu tiên phải là những liên kết ban đầu giữa các hạt
không quá m ạnh và điều đó được thực hiện đối với các cấu trúc có nút lỏng lẻo hoặc
những hạt dài. Sự tự khuấy của chuyển động Brown cũng góp phần để giữ hộ thống ở
trạng thái lỏng.
Điều kiện thứ hai cần những hạt phải có kích thước đủ nhỏ (nhỏ hơn 10 ''cm) và cần
pha lỏng phải có đủ số lượng.
Trong cấu trúc này, phải là các lực và nồng độ hạt không được quá lớn, để không
ngăn cản sự tách ra hoặc sự tái tạo cấu trúc.

3.3.3. Độ nhớt và độ chảy - M ô hình Bingham

Hoạt động cơ học của thể huyền phù và của gen có thể được mô tả bằng biểu đồ tốc
độ biến dạng g - ứng suất T theo cùng một kiểu như là hoạt động cơ học của các thể rắn
được m ô tả bằng biểu đồ ứng suất biến dạng.
Các sai lệch giữa biểu đồ thực của biến dạng của vật liệu (đường cong) và biểu đồ
đường thẳng tương ứng với vật thể của Newton, chỉ ra sự tồn tại của các tính chất của
cấu trúc gen. Đại lượng liên kết các biến số g và T theo như sau:

- Hệ số độ nhớt biểu kiến; ĩìo = tg a

- Ngưỡng của độ dẻo: Xq

- Hê số đô nhớt vi phân: T] = —

Hoạt động của huyền phù có thể được mô tả bởi m ột phương trình có dạng chung là:

g = f(x)
Trong trường hợp của các chất lỏng đặc biệt nhớt Tq = 0. Hoạt động của chất gen có
thể được m ô tả tốt hơn bằng m ột phương trình có dạng như sau:

g = f(i: - Tq)
Nếu người ta giả định rằng quan hệ giữa g và T là tuyến tính, lúc đó người ta đạt được
phưoỉng trình của vật thể Bingham:

g = i ( T - Tq) ; T = Xq + ĩig
TI

58
M ô hình Bingham được biểu diễn theo hình 3.1. sau:

H ình 3.1. Biển dồ dặc trưng của chất lỏng Newton và chất lỏng Bingham
N- Chất lỏng Newton; B- Vật thể Bingham

Nếu biểu diễn quan hệ X và tốc độ biến dạng g thì


biểu đồ có dạng như hình 3.2

Cơ ch ế của sự chảy và độ nhớt của một chất lỏng


thực được gắn với quá trình liên tục của sự hình thành và
sự phá hoại của các nhóm phân tử. Năng lượng phân tán
dưới dạng nhiệt trong quá trình này của sự phá hoại và
tái tạo cấu trúc được biểu thị bằng hệ số nhớt.

Hoạt động thực tế của gen bị ảnh hưỏfng bởi tỉ số giữa


giá trị của ngưỡng độ dẻo Tq và hệ số độ nhớt ĩ].

Từ quan điểm này, người ta có thể xếp gen thành hai Hình 3.2. Mô hình Bingham
nhóm chính:

- Gen biểu thị m ột ngưỡng độ dẻo yếu và một hệ số độ nhớt cao.

- Gen biểu thị m ột ngưỡng độ dẻo cao và m ột hệ số độ nhớt thấp.

Sự khác nhau giữa độ nhớt của hai nhóm nằm trong khoảng 10'^ đến 10^.

Trong nhóm thứ nhất chúng tôi thấy thủy tinh nấu chảy, bitum , trong nhóm thứ hai có
đất sét. Vậy vật liệu của nhóm đầu, để có biến dạng, cần các lực rất lớn, nhưng vì giá trị
của độ dẻo nhỏ, nên các vật thể mất hình dạng của chúng.

Ngược lại, vật liệu thuộc nhóm hai được tạo dáng dễ dàng hơn vì độ nhớt của chúng
nhỏ; trái lại, m ột khi đã được tạo dáng chúng có thể giữ được hình dạng trong thời gian
vì giá trị cao của ngưỡng độ dẻo.

Hoạt động khác nhau của hai nhóm này được giải thích không những bằng sự khác
nhau của độ nhớt, mà còn vì các lực giữa các phân tử tồn tại trong vật liệu của nhóm đầu
lớn hơn nhiều so với các lực tồn tại trong các vật liệu thuộc nhóm thứ hai.

59
Các vật liệu thuộc nhóm thứ nhất được đặc trưng bằng pha phân tán và môi chất phàn
tán giống nhau về phương diện hoá học (ví dụ như thuỷ tinh). Chính vì vậy nạười ta gọi
chúng là Isogel. Các hạt có các kích thước của phân tử. T rong nhóm thứ hai pha phân
tán khác nhau về mặt hoá học với m ôi chất phân tán (ví dụ như đất sét trong nước) và
người ta có dị gen (H eterogel). Lúc đó các hạt có kích thước của keo.

3.3.4. H o ạ t đ ộ n g lưu biến c ủ a v ật th ể

Tính lưu biến là khoa học về sự chảy và về sự biến dạng của vật chất, có xét đến thời
gian tác động. Nó dùng để nghiên cứu tất cả các dạng hoạt động cơ học rất khác nhau,
trong đó tính năng hoàn toàn đàn hồi được đặt ở một đầu, của phổ đến tính năng hoàn
toàn dẻo ở đầu khác, bỏ qua tất cả các dạng trung gian như là dạng nhớt đàn hồi,
nhớt dẻo....
M ột vật thể gọi là vật thể N ew ton nếu hộ số độ nhớt vi phân độc lập với vận tốc biến
dạng và thời gian, ở nhiệt độ và áp suất đã cho; X = tị.e

Hệ sô' tỉ lệ r| được gọi là độ nhớt động học. Nước, không k h í và huyền phù có nồng
độ thấp có thể được coi như những chất lỏng Newton.

M ộl vật thể nhớt dẻo được gọi là vật thể Bingham nếu tốc độ biến dạng 8 xuất hiện
dưới tác dụng của một ứng suất cắt T tỉ lệ thuận với ứng suất này xuất phát từ một giá trị
Tq n à o đ ó : X - Tq = r | ’e

G iá trị Tq của ngưỡng độ dẻo được gọi là giới hạn chảy hoặc ngưỡng chảy và r i’ được
gọi là hệ số độ nhốít dẻo do giống với chất lỏng Nevvton.
H uyền phù rất đặc, được sử dụng trong công nghệ nhiều hofn là những chất lỏng dẻo
Newton.

Một vài loại huyền phù, thể hiện m ột hiện tượng được gọi là (D ilatance) sự dãn nở.
Sự dãn nở (D ilatance) là tính chất m à m ột vật thể có để tăng thể tích dưới lác dụng
của m ột trạng thái ứng suất cắt đơn giản và đồng thời đặc lại.
Có thể giải thích hiện tượng này là trong m ột huyền phù các hạt được sắp xếp để vị trí
của chúng tương ứng với độ rỗng nhỏ nhất. Lực bất kỳ tác dụng vào huyền phù đều tạo
ra sự biến dạng, sinh ra sự dịch chuyển cửa các phân tử và do đó sinh ra sự tăng thể tích
các lỗ rỗng, là sự dãn nở. Đ iều đó kéo theo sự khô cục bộ của huyền phù, có tác dụng
làm tăng sức kháng đối với sự chảy, chính đó là hiện tượng đặc lại.

M ột số nhà nghiên cứu đã m ô tả hiện tượng dãn nở này trong trường hợp bê tông tươi
được kèm theo sự trễ là dòng chảy kiểu Bingham .

3.4. TÍN H C H Ấ T LUtJ B IẾN C Ủ A BÊ T Ô N G TƯƠI

N ghiên cứu tính lưu biến của bê tông tươi là khó khăn, vì sự cấu tạo của bé tông lất
nhiên là không đồng nhất, và do dải thành phần hạt rộng của bê tông.

60
Sự không đồng nhất xuất phát từ sự có mặt của các ihành phần rất khác nhau như là:

- Cốt liệu có sự đa dạng về hình dạng, trạng thái bề mặt và các đặc tính khoáng vật và
hoá học.

- Chất dính kết luôn luôn không đổng nhất về thành phần, vì xi m ãng luôn chứa đựng
các chất phụ gia để điều chỉnh sự đônơ kết.

- K hông k h í có thể ở dạng bọt khí tách biệt có thể coi là m ột thành phần hạt, hoặc
những cầu nối giữa các hạt.

- Phụ gia có nguồn gốc hữu cơ hoặc khoáng vật, có tỉ trọng, độ hoà tan hoặc các tính
chất vật lý - hoá học rất khác nhau. Ngoài ra, chúng ta sẽ thấy xa hofn là mục đích của
các phụ gia được pha vào bê tông là cải thiện rõ ràng một hoặc nhiều tính chất lưu biến
hoặc cơ học của bê tông tươi hoặc bê tông đã cứng rắn.

Thành phần hạt, chính xác hơn đó là dải cỡ hạt của một hỗn hợp bê tông chưa quan
trọng bằng sự không đồng nhất.

K ích cỡ của các hạt được dải ra bằng từ 1 micro đối với các hạt xi m ăng cho đến
nhiều cm đối với cốt liệu. Chính trong dải thành phần hạt rộng như vậy m à phải tìm
nguyên nhân của các tính chất lưu biến đặc biệt của bê tỏng và là các nguyên nhân của
những khó khăn khi nghiên cứu.

Trong hỗn hợp được đổ ra khỏi máv trộn, có Ihè' tìm thấv các tính chất lưu biến của
hồ được tạo thành bởi các phần tử nhỏ và nước, nhưng chúng ta cũng thấy xuất hiện đặc
tính thứ ba, đó là ma sát bên trong do ảnh liư(Vng của khối lượng, của các hạt lớn nhất
(có tỉ diện nhỏ).

M ột khối lượng của các hạt có hệ sô' ina sát biểu kiến K = tg a m à Caquot đã gắn với
hệ số ma sát vật lý tg (p củ a vật liệu trong cóng thức:

tg(|) = - t g a
7T

2
Sô hạng ^ được gọi là hệ sô' làm rối. Hệ sô ma sát biểu kiến tăng lên theo kích thước
n
trung bình của cốt liệu.

Thực nghiệm của H erm ite và Tournon trên cốt liệu có kích thước rất khác nhau đã
dẫn đến quan hệ:

K = log ad'’
trong đó; d- đường kính trung bình của các hạt;
a=13; b = 0,22

61
Sự tồn tại của hệ số m a sát trong bê tông góp phần hình thành một bộ xương, nó có thể
làm bê tông kết đặc lại, trao đổi bất lợi cho độ lưu biến theo độ chảy hoặc độ dàn ra giảm.
Bê tông chỉ có thể chảy nếu nó chịu ứng suất cắt đủ để thấy cùng m ột lúc ảnh hưởng
của các bề m ặt các hạt nhỏ và ảnh hưởng của khối các hạt lớn.
Bê tông chảy, có m ột độ nhớt nào đó m à như vậy người ta lại thấy sự tương tự với các
chất lỏng Bingham . N ếu năng lượng đưa vào nhỏ, sự tồn tại của ngưỡng cắt át cả sự tồn
tại của hệ số độ nhórt, m à giá trị của nó luôn luôn khá cao trong trường hợp bê tông
thông thường.

N gược lại, độ nhớt biểu kiến nhỏ hơn nhiều xuất hiện khi có độ nhớt dính kết được
tạo ra bởi chấn động bằng năng lượng.

Cuối cùng ghi nhận rằng các hạt nhỏ nhất là yếu tố độ dính kết có thể, do hình dạng
của chúng, đóng vai trò m ột chất bôi trơn và ảnh hưởng đến hệ số độ nhớt của tổng thể.
Tóm lại, có thể hiểu hoạt động của bê tông qua nghiên cứu ba hiện tượng sau đây;
- Sự dính kết
- Đ ộ nhóft
- M a sát
Ba hiện tượng này luôn luôn khó tách biệt trong khi đo.
D áng của biến thiên ngưỡng cắt của bê tông theo hàm lượng nước. Người ta lại thấy
hình dạng chung của các đường cong đạt được, m ỗi lần người ta biến đổi tỉ lệ chất lỏng
và chất rắn của m ột hỗn hợp.
H ình dạng rất nhọn chỉ ra rằng biến thiên xảy ra nhanh và rằng các liều lượng phải
được thực hiện m ột cách cẩn thận.
Đ ể khẳng định những ý tưởng, có thể tham khảo trong bảng 3.1 m ột vài đại lượng của
ngưỡng cắt.
Sau đầm chặt m ạnh, bê tông có thể có m ột ngưỡng cắt khoảng từ 100.000 đến
150.000dyn/cm ^, điều đó có thể cho phép trong m ột vài trường hợp tháo ván khuôn trước
khi đông kết.

B ảng 3.1

Dạng Ngưỡng cắt dyn/cm^ Tác dụng


rất lỏng < 10.000 Bê tông bưiii được
Bè tông cốt thép không cần
lỏng 15.000 đến 20.000
đầm manh
dẻo 20.000 - 40.000 Bê tông cốt thép đầm vừa
Đầm mạnh bê tỏng (đường,
khô > 40.000
bê tông đúc sẵn)

62
3.5. T ÍN H DỄ ĐỔ (C Ô N G TÁ C ) C ỦA BÊ T Ô N G

3.5.1. Đ ịnh nghĩa tính dễ đổ

Tính dễ đổ thực tế sinh ra từ việc tổng hợp hai yếu tố sau đây:
- Yếu tố động học: đó là độ chảy hoặc khả năng biến dạng dưới tác dụng của m ột
phương tiện đầm đã cho: làm đầy khuôn dễ dàng và nhanh.
- Yếu tố tĩnh học: sự ổn định hoặc khả năng giữ được sự đồng nhất, tức là không có
sự phân tầng và lắng đọng. Trong trường hợp tháo khuôn trước đỏng kết, người ta còn
mong m uốn giữ được hình dạng.
Vì hai yếu tố đó, độ chảy và sự ổn định luôn luôn biến thiên theo chiều hướng ngược
nhau, việc m ong m uốn đạt được tính dễ đổ tốt hơn dãn tới tìm ra được m ột sự thoả hiệp,
bằng cách xem xét tính đến các phương tiện thi công (ví dụ chấn động m ạnh hoặc yếu).
Cũng phải tính đến tính chất của công việc đổ bê tông, các yêu cầu khác nhau đối với
bê tông cốt thép, bê tông đường và bê tông đúc sẵn hoặc bê tông bơm.
Tínli dễ đổ tối ưu là phưcíng tiện tốt hơn để thực hiện được độ đặc chắc cao, yếu tố
dẫn đến cường độ đảm bảo.

Tuy nhiên không chắc chắn là tối ưu của lưu biến luôn luôn tương ứng với các phẩm
chất tốt hơn của bê tông đã cứng; Vì vậy ở đây còn có m ột sự thoả hiệp có thể là cần
thiết phối hợp để c h ế tạo được m ột loại bê tông có tính dễ đổ hợp lý và đạt được cường
độ yêu cầu.
Sự nghiên cứu lưu biến của bê tông tươi, m ột m ặt đã cho phép xác định tính dễ đổ và
các yếu tố mà nó phụ thuộc và m ặt khác nó cho phép đánh giá và tìm kiếm được các
biện pháp để cải thiện tính dễ đổ.
Để đạt được bê tông có độ đầm nén tốt với m ột công đầm nén nhất định, thường thì
phải đòi hỏi tỷ lệ nước/xi m ăng cao hơn tính toán theo lý thuyết. Đ iều đó nói lên rằng,
nước còn có tác dụng “ bôi trcfn” cho bê tông do đó bê tông có thể được đầm chặt tại
công trường. Mức độ bôi trơn phải đủ nhưng không được gây ra sự phân tầng, m ất tính
đồng nhất của bê tông, khi đầm nén và khi hoàn thiện phải dễ dàng, do vậy sự có mặt
của nước là vô cùng quan trọng.

Chất lượng của bê tông thoả m ãn yêu cầu trên được gọi là bê tông có túih công tác tốt.
Khái niệm “tứih công tác” hay bê tông dễ đổ có hàm ý lớn hơn thuật ngữ “tính lưu biến”
(consistency) mà vẫn thường dùng cho khả năng có thể thi công. Tm h lưu biến dùng để xác
định độ chảy. Bê tỏng có tính lưu biến cao sẽ linh động hơn, và tm h lưu biến phải phù hợp
với từng công trình cụ thể vì mỗi công trình đòi hỏi tmh công tác khác nhau. Bê tỏng nền
móng, khối lớn kliông thích hợp khi đổ bê tỏng trần, m ái và thậm chí đối với bê tông
trần,mái thiết kế cho thi công bằng m áy cũng không thể thi công bằng tay. Cũng như vậy bê
tông dùng cho công trình “dầy” không thể dùng cho công trình m ỏng.

63
Đối với kỹ sư bê tông, phải có kiến thức đầy đủ về tính công tác khi thiết k ế hỗn hợp
bê tông. Tính công tác là m ột chỉ tiêu thiết k ế cần đạt và nói rõ trong quá trình thiết k ế
hỗn hợp, cùng với loại công trình, khoảng cách vận chuyển, m ất m át độ sụt, phưofng
pháp thi công, và nhiều nhân tố khác. Đ ạt được tính công tác cùng với hiểu biết đầy đủ
do kinh nghiệm thì thi công bê tông rất kinh tế và bê tông rất bền lâu.
Đ ã có nhiều nhà nghiên cứu cố gắng để xác định tính công tác. N hung tính công tác
liên quan với nhiều tính chất khác và với chất lượng của bê tông. Phòng thí nghiệm
đường của Anh, đã nghiên cứu rất sâu về lĩnh vực đầm nén và tính công tác, họ cho rằng
tính công tác là “đặc tính của bê tông biểu hiện mức độ công việc cần thiết để đầm chặt
bê tông tối đa” . M ột khái niệm khác m ang hàm ý rộng hơn là “sự dễ dàng mà bê tông có
thể được đầm chặt 100% ứng với cách đầm và vị trí thi công” . Đ ể tìm hiểu sự quan trọng
và ý nghĩa đầy đủ của tính công tác chúng ta sẽ đi tìm hiểu các nhân tô' ảnh hưởng đến
tính công tác.

3.5.2. C ác nhân tô ảnh hưởng đến tính công tác

Bê tông dễ thi công có lực m a sát giữa các phần tử bên trong, lực ma sát với bề m ặt
ván khuôn hay với cốt thép tãng cường là rất nhỏ, các lực ma sát này sẽ ảnh hưởng tới
mức độ đầm . Những nhân tố làm tăng tính bôi trcfn, làm giảm lực m a sát bên trong để bê
tông dễ đầm chặt được cho đưa ra dưới đây:
a) Hàm lượng nước; b) Thành phần hỗn hợp;
c) K ích thước hạt cốt liệu; d) Hình dạng hạt cốt liệu;
e) Bề mặt hạt cốt liệu; g) Cấp phối cốt liệu.
h) Sử dụng phụ gia;

a) H ùm lượng nước: hàm lượng nước với m ột thể tích bê tông cho trước, có ảnh
hưởng rõ rệt đến tính công tác. H àm lượng nước trên m ột m ét khối bê tông tăng, thì bê
tông càng dẻo, hàm lượng nước là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến tính công
tác. Tại công trường, người chỉ đạo thi công nếu không giỏi thì chỉ có cách là tãng lượng
nước để tăng tính công tác. Thực tế cũng thấy thưòfng dùng cách này bởi vì đây là cách
dễ nhất có thể thực hiện tại công trường. Cần biết rằng, theo quan điểm đúng đắn, việc
tăng lượng nước là cách cuối cùng để cải thiện tính công tác thậm ch í trong trường hợp
không thể thi công được bê tông. Để có thể thi công được bê tông thì không thể tăng
lượng nước m ột cách tuỳ tiện. Trong trường hợp m ọi cách sử dụng để làm tăng tính công
tác bị thất bại, thì việc tăng lượng nước là có thể sử dụng. Càng tăng nhiều lượng nước,
thì càng phải tăng nhiều lượng xi m ãng để giữ cho tỷ số nước/xi m ăng không đổi, do vậy
mới giữ nguyên được cường độ bê tông.

h) T ỷ lệ các thànìì phần hỗn lĩỢỊ): tỷ sô' cốt liệu/xi m ăng cũng là m ột nhân tố quan
trọng ảnh hưcmg đến tính công tác. Tỷ số này càng tăng, bê tông càng khô cứng. Trong

64
hỗn hợp bê tông cứng, có rất ít vữa xi mãng trên một đcm vị diện tích bề m ặt cốt liệu để
làm tăng tính bôi trơn do vậy làm giám sự linh động của các hạt cốt liệu. M ặt khác, một
loại bê tóng đắt với tỷ lệ cốt liệu/xi mãng thấp, nhiều vữa xi m ăng bám dính xung quanh
các hạt cốt liệu và làm tăng tính công tác.
c) K ích thước của cố t liệu: Côì liệu càng to, thì diện tích bể m ặt càng giảm dẫn đến
iượng nước cần thiết để làm ướt bề mặt giảm và lượng vữa yêu cầu để bôi trcm bề mặt
cốt liệu cũng giảm . Với cùng một lượna nước và vữa, nếu cốt liệu càng lớn thì tính công
tác càng tăng. Điều này d ĩ nhiên chỉ đúno trong m ột giới hạn nào đó.
íl) H ình dạng của cố t liệu-. Hình dạng của cốt liệu cũng là m ột nhân tố ảnh hưởng đến
tính công lác và người ta cũng dùng nó như một cách để điều chỉnh tính công tác. Cốt
liệu có hình dạng góc cạnh, dài làm cho bê lông rất khó nhào trộn, cốt liệu có hình dạng
tròn thì bê tông dẻo hơn. Tính công lác cùa bè tông có cốt liệu tròn là do với cùng một
đơn vị thể tích hoặc đơn vị khối lượng, CỐI liệu tròn sẽ có diện tích bề m ặt nhỏ hơn.
K hông chỉ có thế, cốt liệu tròn còn có lực ma sát giữa các phần tử nhỏ hơn. Điều này
giải thích vì sao cát sông và sỏi làm tâng tính công tác của bê tông hơn so với cát nghiền
và đá dăm .
H ình dạng của cốt liệu sẽ ảnh hưởng rất kín đến tính công tác trong trường hợp bê
tông chất lượng cao và bê tông chất lượng cao khi chúng ta sử dụng tỷ lệ nước/xi măng
rất thấp khoảng 0,25. C húng ta đã từiig IKÌÌ rằng, sẽ đến những năm m à nguồn cát thiên
nhiên sẽ cạn, con người cần sử dunu cát nhân tao. Hình dang của cát nghiền bây giờ
không thích hợp nhưng những máy nghién hiện đại sẽ được thiết k ế để đạt được hình
dạng và cấp phối hạt hợp lý.
e) B é m ặt hạt cố t liệu: Bề m ặt hạt côì liệu ảnh hưởng đến tính công tác là do tổng
diện tích bề m ặt của cốt liệu thô ráp lớn hơn tổng diện tích bề m ặt cốt liệu trơn nhẩn đối
với cùng một thể tích. Cốt liệu có bề mặl thô, ráp sẽ làm cho bê tông có tính công tác
thấp hơn so với cốt liệu trơn nhẵn. Lực ma sát giữa các cốt liệu trơn nhẵn cũng thấp hơn
cũng làm tăng tính công tác.

g) C ấp p hối hạt: Đ ây là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến tính công tác. Cấp phối tốt sẽ
có tổng lỗ rỗng trên m ột đcfn vị thể tích là thấp nhất. Những nhân tố khác không đổi, khi
tổng lỗ rỗng nhỏ, lượng vữa thừa ra có thể làm tăng tính bôi trơn. Với m ột lượng vữa
thừa ra, hỗn hợp trở nên “d ín h ” , “ béo” và đẩy xa các hạt cốt liệu ra. Cốt liệu sẽ trượt trên
nhau với m ột công đầm nén ít nhất. Cấp phối càng hợp lý thì tổng lỗ rỗng càng nhỏ và
càng làm tãng tính công tác. Đ iều này là đúng đối với cùng một lượng vữa.
Ii) S ử dụng p h ụ gia: Trong tất cả các nhân tố đã được đề cập ở trên, nhân tố quan
trọng nhất ảnh hưởng đến tính công tác là sử dụng phụ gia. ở chưcmg 5 đã nói rằng phụ
gia dẻo và siêu dẻo làm tăng tính công tác \ ô cùng lớn. Với m ột hỗn hợp bê tông có độ
sụt ban dầu là từ 2-3 cm thì độ sụt sẽ tăng rất lớn ứng với m ột lượng phụ gia rất nhỏ.

65
H ỗn hợp có độ sụt ban đầu không phải từ 2-3 cm thì tính công tác có thể tãng nhưng đòi
hỏi lượng dùng phụ gia phải cao hcm - giảm tính kinh tế.
Sử dụng tác nhân cuốn khí làm tãng hoạt tính bề mặt, giảm lực m a sát giữa các phần tử.
Chúng hoạt động cũng như cốt liệu mịn nhân tạo có bể mặt rất trơn nhẩn. Có thể thấy rằng
các bong bóng khí có vai trò như những quả bóng lãn giữa các hạt cốt liệu làm cho chúng dễ
dàng trượt lên nhau. Tương tự như vậy, vật liệu thuỷ tứứi puzolan mặc dù làm tăng diện tích
bề mặt nhưng lại làm tăng ảnh hưởng của bôi trcín cho nên vẫn tăng tứih cồng tác.

3.6. Đ ộ D Ẻ O C ỦA HỖ N H Ợ P BÊ TÔNG

Các hỗn hợp chứa nước vừa đủ, cho phép đạt được các mẫu có thể đầm chặt tạo ra bê
tông có rỗng nhỏ nhất (không khí + nước).
Do đó, trong thực tế, độ sụt là một biến số quan trọng, phù hợp với định nghĩa sau:
Tính dẻo là tính chất lưu biến của hỗn hợp bê tông, nó thay đổi theo sự biến đổi về hàm
lượng nước (hay tỉ lộ nước/ xi măng). Độ dẻo có thể được xác định theo định lượng độ
bền đối với biến dạng của một mẫu. Độ bền này là một hàm số của ứng suất cắt, được
biểu thị đon giản là nội lực cần thiết để sinh ra lực cắt đcfn vị. Đó là m ột đại lượng mà
người ta gọi là m ôđun độ cứng. Chúng ta không có khả nãng đo trực tiếp độ cứng, nhưng
chúng ta có thể đo gián tiếp từ các giá trị được giả định là tỷ lệ thuận hoặc nghịch với độ
cứng. Phép thử côn A bram s là một ví dụ được gọi là phép thử độ sụt, phép thử để điều
chỉnh thành phần và tính chất bê tông.

3.6.1. Các chương trình đầu tiên về độ sụt


Năm 1918 A bram s (MT) đã xác định độ sụt tương đối của bê tông thông thường bằng
phép thử độ sụt và chứng minh độ sụt là hàm số của nước của hỗn hợp. Trị số của độ sụt
xác định được bằng côn Abrams.

Popovics đã chứng m inh rằng quan hệ giữa hàin lượng nước và độ sụt được đo bằng
nón cụt của A bram s được viết như sau:

dS dN
— = k |.—
s ‘ N
trong đó: s biểu thị độ sụt và k| là một hằng số.

Đ iều đó nói rằng sự biến thiên của độ sụt tỉ lệ thuận với sự biến thiên của hàm lượng
nước (N). Tích phân phương trình sau ta có:

S = k ,.N ''
Trong đó k 2 ià hằng số tích phân phụ thuộc đặc biệt vào thể tích của hỗn hợp được sử
dụng để thí nghiệm . k 2 tương ứng theo lý thuyết với độ sụt của hình nón đựng đầy nước
và như vậy chỉ có thể có một giá trị duy nhất, chiều cao của nón. Trong thực tế, Popovics
đã thấy rằng k 2 cũng là hàm sô' của thành phần bê tông và rằng kj là m ột hằng số thích
hợp với m ỗi loại dụng cụ.

66
Popovics chứng m inh rằng các quan hệ này có thể được sử dụng để tính toán hàm
lượng nước của hỗn hợp đã cho để đạt được sự thay đổi độ sụt mong muốn.
V ào n ãm 1994, M atern và Odem ark đã chứng minh rằng độ sụt được đo bằng dụng
cụ Vebe có quan hệ với hàm lượng nước theo cách sau đây;

V
VB = A

Hoặc cò n là logV B = - — -B logA


vv

trong đó: V B là độ sụt theo độ Vebe.


A và B là các hằng sô' phụ thuộc vào các đặc tính của vật liệu, nhưng trên thực tế phụ
thuộc vào h àm lượng xi mãng của hỗn hợp.

3.6.2. P hư ơng trình có hàm sô mũ - của độ sụt

Khi ngh iên cứu bằng thực nghiệm sự thay đổi của hỗn hợp bằng cách thêm m ột lượng
vật liệu đặc vào hỗn hợp đã dẻo, người muốn đề ra giả thuyết rằng tác dụng lên độ sụt tỷ
lệ thuận với độ cứng hiện có. Sự biến thiên của độ sụt tỷ lệ thuận với sự biến thiên của
thể tích vật liệu được thêm vào, không phụ thuộc vào kích cỡ các hạt nhưng phụ thuộc
vào khoảng cách trung bình của các hạt.
Nhưng ch ú n g tôi cũng thấy rằng các tác dụng của độ cứng của vật liệu m à người ta
thêm vào là hàm sô' của kích cỡ trung bình của các hat, điều đó chỉ ra rằng tác dụng phụ
thuộc vào k h o ản g cách trung bình giữa các hạt. Vậy ngưòi ta có thể giả định rằng tác
dụng quan sát được có thể tách ra thành hai, một phần là hàm số của số lượng, m ột phần
khác là h àm số của khoảng cách trung bình giữa các hạt.
Tuy n h iên, trong điều kiện hiểu biết hiện nay, có lý để giả định rằng tác dụng được
nghiên cứu, đối với các vật liệu đã cho tỷ lệ thuận một cách đơn giản với tỷ lệ số giữa
thể tích vật liệu được thêm vào với thể tích tổng cộng, ở đây cho rằng nước là pha tạo
rỗng và tất cả các chất rắn là vật liệu được pha thêm, bỏ qua không khí trong thời gian
đầu. Có thể đi tới biểu thức sau đây:

dG
V

E.v,

trong đó:
G - đ ộ cứng thực tế, được biểu thị dưới dạng một ứng suất;
-tJhể tích tổng cộng của thành phần đặc;
V|^ - Lhể tích nước;
k - h àn g số.

67
Tích phân phương trình này ta được:

E . v N>
G = GnC

V,
hoặc logẶ = K
E.v,

trong đó; G q là hằng số phân tích.

H ệ số độ cứng G bằng G q khi thể tích đặc theo đơn vị thể tích nước bằrg không.
Cũng vậy, G q biểu thị độ sệt của nước. M ạc dù ý nghĩa vật lý của nó là th ế nàì, G q độc
ỉập với các tính chất của vật liệu đặc và với các tỷ lệ tương đối của các thành phần của
hỗn hợp.
Các giá trị của K phụ thuộc vào vật liệu: Đ ối với m ột hỗn hợp đã cho K cc' thể biến
đổi với các vật liệu thành phần và đối với vật liệu, nó phụ thuộc tỷ lệ cốt liệu/ Xi m ăng.
Bằng lý thuyết ta thấy rằng độ sụt của bê tông phụ thuộc vào hàm lượng nirớc, hàm
lượng chất độn và tỷ lệ nước/xi m ăng.

3.6.3, N h ậ n xét về tín h dẻo

Thực nghiệm chứng tỏ rằng có sự tương tự giữa độ dẻo của đất sét và tính dễ đổ của
bê tông hoặc tính dễ phun như là chúng ta đã xác định.
Xem xét các tỉ số sau đây:

í VU ' ^ d ẻ o của đất sét)


Ị Khả năng biên dạngl ^ '

Bảo tồn sự đồng nhất /rj.. , , ^. \


(Tinh d ĩd l) --------

Tính ổn định 7 , X
ị— >(K hả năng phun của vữa lỏng)

Có thể nhận thấy rằng tử số liên quan với ngưỡng cắt và m ẫu số liên quan với độ
nhớt dẻo.
Thực nghiệm chỉ ra rằng đối với m ột vật liệu được ch ế tạo trong điều kién đã xác
định, tỉ số các hệ số lưu biến như sau:

Tq _ Ngưỡng cắt _ r,.-l


Tì ~ Đ ộ nhớt dẻo ~

Tính dễ đổ là hằng số và quan hệ (x, r |’) là tuyến tính. Có khả năng tính toán tính dễ
đổ theo độ dốc của đường thẳng trong m ột biểu đồ (x, t ị ’ ): độ dốc này sẽ càng lớn, khi
độ dẻo hoặc tính dễ đổ càng cao.

68
3.7. ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG Lưu BIẾN
Chúng ta vừa thấy rằng các chất hồ, vữa và bê tông có thể được đặc trưng bằng m ột
số đ ạ i lượng nào đó: ngưỡng cắt, độ dính, độ nhóft, ma sát bên trong. K hông m ay là, sự
tách ly và việc đo các đại lượng này rất khó khãn và phần lớn các phương pháp đo tổng
hợp chúng lại ít hoặc nhiểu thành số đo của độ sụt.

Tồn tại nhiều phư ơng pháp, tĩnh hoặc động, luôn luôn là phương pháp kinh
nghiệm , nhưng trước hết là có tính chất thực tiễn phù hợp và được kiểm tra ở nhà
m áy và công trường.

3.7.1. Đo lưu biến của các huyền phù

Chúng tôi sẽ phân các phưcíng pháp đo thành bốn nhóm:


- Các phương pháp đo độ chảy bẹt (xem chương 10).
- Nhớt k ế Sm idth được dùng ở nhà máy xi măng.
- Phép thử độ sụt và phép thử độ chảy.
- Dẻo kế.
10

DỤNG Cự ĐO Đ ộ SỤT

H ình 3.4. Quả tạ Kelly

Sul nhỏ Cắt Sutlớn


HlNH DẠNG CÁC KIỂU SỤT

H ình 3 . 3 . Phép thử độ chảy và độ sụt cùa hê tông

• Cúc phương p h á p xuyên:

- Các kiểu m áy dò độ sệt (ví dụ máy dò Tetmater).

- Kim V icat để xác định sự đông kết của hồ xi mãng.

- Quả tạ K elly để th í nghiệm bê tông.

69
• C ác phương p h á p xá c định độ chảy có hoặc không có chấn động:

- Phễu M arsh được dùng bởi những người


khai thác dầu k h í để thí nghiệm bùn cho việc
khoan và trong bê tông tự đầm hoặc bê tông.
Phưcmg pháp này cho phép đo độ nhớt biểu kiến,
tức là độ nhớt của chất lỏng N ew ton có cùng
khối lượng thể tích chảy trong cùng điều kiện.
Đ ó không phải là th í nghiệm chặt chẽ, nhưng là
phưofng pháp thực tế ở hiện trường. Hinh 3.5, Côn Marsh
- N hững khuôn hình còn được chấn động, đối với bê tông, cũng cho phép đo độ nh'ớt
biểu kiến trong khi có sự phá hoại độ dính gây nên bởi chấn động.
- D ẻo k ế M eynter - O rth v.v...

3.7.2. Đ o và đ á n h g iá tín h dễ đổ _E
Qi
C húng tối đã nhận xét rằng rất khó tách số đo các
đại lượng lưu biến và rằng phải thoả m ãn với các số
đo gộp chung. N goài ra, đối với bê tông, các số đo bị nõ^
nhiễu bởi dải rộng thành phần hạt. X
30cm / \
/ \
Người ta có thể đặc trưng độ chảy của bê tông I 20cm \

bằng độ nhớt của nó dưới chấn động. Người ta đã xác


-i----- - 260mm------ ..
định được chỉ tiêu này từ sô' đo thời gian chảy của
m ột thể tích bê tống nào đó trong côn chấn động. M
J z ] ______
Đ ộ ổn định của bê tông dẻo có tương quan với
ngưỡng cắt. N gười ta có thể đặc trưng nó bằng phép
thử độ chảy bẹt.
Hình 3.6. Nhớt kế kiểu Vehe
3.8. S ự P H Â N T Ầ N G

Sự phân tầng trong bê tông có ảnh hưởng lớn đến tính đồng nhất của bẽ tông. Việc fsử
dụng có tính chất lạm dụng hoặc không được khống ch ế tốt các giải pháp cho phép c ả i
thiện tính dễ đổ của bê tông có thể dẫn tới thiếu sự đồng nhất do phân tầng.
Rất phổ biến là sự phân tầng làm cho chất lượng bê tông ... Phân tầng là do thành phẩn
không hợp lý thiếu chấn động trong hoặc là do hồ xi m ãng do rò rỉ của ván khuôn. Sự phân
tầng của bê tông tươi cũng có thể xảy ra khi trộn, khi chuyên chở, đầm chắc v.v...

3.8.1. Sự kh ôn g đồng nhất trong khối bê tông

Cần bảo đảm được sự phân bổ tốt các thành phần cấu tạo bê tông để tạo ra độ đồng nhất;.
Sự không đồng nhất trong khối bê tông trong phần lớn các trường hợp, xuất phát từ
các sự khác nhau của tỉ trọng giữa m ột phần là các hạt cốt liệu lớn và phần kia là vữra.

70
Đối với những bê tông thông thường, tỷ trọng của đá bằng khoảng 2,6 và của vữa
khoảng 2,1. Trong trường hợp này, các hạt lớn lắng xuống đáy. Trong trường hợp bê
tông nhẹ, hiện tượng phân tầng là ngược lại: các hạt lớn nhất là nhẹ nhất có xu hướng
nổi lên.

Kiểu phân tầng này không thể hiện rõ ràng ở trên m ặt khối bê tông đã đổ khuôn,
nhưng có các hậu quả xấu đối với phẩm chất của bê tông trong công trình.

Trong các vùng ở đấy bê tông bị chấn động quá mức chứa nhiều đá, độ đặc chắc tăng
lên, nhưng lại dễ vỡ. Bê tông như vậy có thể có cường độ kéo nhỏ hơn.

N gược lại, trong vùng bê tông chứa nhiều vữa, độ đặc chắc đối với cốt liệu to giảm đi
và cường độ nén cũng có thể giảm.

3.8.2. X ác định trạn g thái phản tầng

Sự phân tầng được tạo ra bởi các thao tác công nghệ đem lại độ đồng nhất thấp của
hỗn hợp bê tông tươi. Cần đo được sự phân tầng này trên các m ẫu vật liệu được lấy ra từ
bên trong bê tông trong các pha khác nhau của sản xuất và đổ bê tông. G orisse đề nghị
phương pháp sau đây:

N guyên tắc đo độ phân tầng là xác định độ giàu vưa — —— của m ẫu được lấy ra từ
M+G

m áy trộn so sánh với đô giẩu v ữa — — của thành phần, của hỗn hcfp lý thuyết. Lấy
M q + G o

bê tông từ m áy trộ n hoặc ở m áy trước khi đổ bê tông rồi tách G (đá > 5m m ) và M
(vữa < 5cm ) bằng sàng có đường kính 38 (5m m ) ở trong nước.
Tính được độ phân tầng theo công thức:

M
TC M+G

M q+ G q

với: M - trọng lượng của vữa trong m ẫu (cát + xi m ãng + nước của bê tông);
G- trọng lượng của đá > 5m m của mẫu;
M q- trọng lượng của vữa (cát + xi m ãng + nước của bê tông) trong hỗn hợp bê tông;
Gg- trọng lượng của đá > 5m m trong hỗn hợp bê tông.
- Nếu ISq bằng 1 (bằng sai số của phép đo gần đúng), hỗn hợp giống như lý thuyết là
không có phân tầng.

- Nếu ISq > 1, có sự phân tẩng do nhiều vữa.

- N ếu ISg < 1, có sự phân tầng do thiếu vữa.

71
Thực tế, giá trị của độ phân tầng thường nói chung nhỏ hơn (khoảng 0,97). Đ iều này
xuất phát từ việc m à m ất m ột phần vữa trong các cách thao tác, phân tích khác nhau và
các thành phần không hoàn toàn bằng nhau về trọng lượng.
Từ thực nghiệm được thực hiện bởi G orisse để xem xét độ phân tầng khi trộn, vận
chuyển, chấn động có các kết quả sau:
- V iệc trộn: Đ ể đánh giá sự đồng nhất của bê tông trong thùng của m áy trộn, người ta
có thể lấy ra các m ẫu khoảng 20 kg ở các giai đoạn khác nhau của thời gian đổ m ột mẻ
trộn ra và tiến hành phân tích dưới nước.
Các kết quả đạt được đối với bốn m áy trộn được đổ ra thành năm phần bằng nhau,
mỗi phần đều được lấy mẫu. Người ta nhận thấy rằng ba m áy nhào cho các giá trị gần
như không đổi, trong khi m à đối với m áy trộn bê tông hiện tượng phân tầng rất rõ nét.
- Vận chuyển: C.E.B.T.P đã tiến hành m ột vài thí nghiệm liên quan với việc vận
chuyển bê tòng bằng xe ben là rất có hại, ngay cả trong thời gian khá ngắn, sau 15 phút
vận chuyển, đã thể hiện sự không đồng nhất rất rõ.
, - Chấn động: Đ ể kiểm tra các giả thuyết đã nêu ở trên, theo các giả thuyết này các
phần tử đặc lắng xuống đáy khuôn, các thí nghiệm đã được thực hiện trên các m ẫu hình
trụ (ệ25cm và H = 45cm ).
Các kết quả đạt được với hai bê tông yếu được chấn động trên bàn rung trong thời
gian gấp đôi thời gian bình thường. Bê tông đầu tiên là m ột loại bê tông cổ điển (thông
thường) với cốt liệu đá vôi - silic, bê tông thứ hai là bê tông dùng cốt liệu đất sét nở
phồng (kêzam zit).
Theo biến thiên của chỉ số độ phân tầng trong thời gian của 5 lần lấy mẫu được thực
hiện từ lúc bắt đầu đổ đến lúc đổ ra hết đối với 4 loại m áy trộn khác nhau.
Sự phân tầng rất rõ đối với bê tông thưòfng được chấn động rất mạnh.
- Cốt liệu đặc của bê tông thông thường lắng xuống đáy, trong khi m à các hạt nhẹ lại
nổi lên trên mặt.

- Các biến thiên của ISq trong trưèmg hợp đất sét nở (kêzam zit) rất lớn. Trong trường
hợp này những khác nhau về tỉ trọng giữa các hạt lófn và vữa rất rõ rệt.

3.9. K H Ả N Ă N G PH Â N T Ẩ N G

3.9.1. Đ ịnh nghĩa

Có thể dự đoán trước hoạt động của bê tông đối với nguy cơ phân tầng. Chúng tôi gọi
khả năng phân tầng là khả năng của bê tông ít hoặc nhiều đối với phân tầng.

3.9.2. Đ o đ ộ phán tầng

M ột dụng cụ khá đcín giản cho phép đo chỉ số độ phân tầng bằng cách cho bê tông rơi
trên m ẫu cốt thép, sau đó phân tích bê tông ở dưới nước như trong trường hợp phân tầng.

72
Sau khi rơi liên tiếp lên cốt thép bé tông có thể được tách ra làm hai phần: phần ở
giữa c và phần bên ngoài m nhờ một xi lanh.
Đ ộ phân tầng được xét bởi công thức sau đây:

^^ỊỊÌ___

ISe là tỉ SỐ giữa độ giầu vữa của bê tông c ở bên trong của ống trụ phân chia với độ
giầu vữa của bê tông m ở bên ngoài chính ống trụ đó.

Chỉ số độ phân tầng càng lớn. Các giá trị của ISg luôn luôn lớn hơn 1 vì luôn iuôn có
sự phân tầng của bê tông, sau khi đi qua trong máy phân tầng. Các giá trị biến đổi trong
phạm vi từ 1,05 đến 1,9; K là hệ số điều chỉnh tính đến thời gian chảy.
Nếu t là thời gian đổ thùng trộn ra, K có thể được cho theo công thức:

t + 45
Hệ số K này có xu hướng làm tăng ISc trong trường hợp thời gian đổ thùng ra rất
ngắn và làm giảm ISg trong trường hỢỊ') ngirợc lại.

Đ ộ phân tầng phụ thuộc vào thành phán hat của cát, cát quá thô (m ô đun độ nhỏ cao)
cho bê tông dễ phân tầng hơn.

3.10. TÍN H Đ Ổ N G N H Ấ T CỦA BÊ TÔNG

M ột trong các chuẩn mực quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông là
tính đồng nhất, nghĩa là có khả năng có cùng thành phần ở tất cả các điểm trong bê tông.
Về m ặt cấu trúc phải bảo đảm sự xếp chồng của các hạt cốt liệu với nhau, càng hoàn hảo
càng tốt. Đ ể làm được việc này, cần thiết có các phương tiện cơ học cho phép dịch
chuyển của các thành phần và đặc biệt các hạt cốt liệu, mà việc này không được kéo
theo sự phân tầng dù có sự khác nhau về kích thước và tỉ trọng. Hai loại lực chính chống
lại sự dịch chuyển của vật liệu: lực ma sát và trọng lực. Tồn tại các m a sát bề m ặt giữa
hỗn hợp và thành khuôn, nội m a sát của bê tông do sự gồ ghề và góc cạnh của cốt liệu và
các loại ma sát khác phức tạp do tính nhờn rất dễ biến đổi của các hỗn hợp bê tông.

73
C hương 4

CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO BÊ TÔNG

4.1. C Ô N G N G H Ệ C H Ế T Ạ O BÊ T Ô N G

Bê tông tươi có hoạt động lưu biến và chúng cần đạt được tính dễ đổ. Đ ặc trưng của
tính dễ đổ, m ặc d ù k hó hiểu và luôn luôn còn chưa được rõ ràng nhưng rất quan trọng
trong thực tế sản xuất bê tông, vì nó tạo điều kiện cho việc đổ bê tông trong khưòn và
tạo đ ộ đặc chắc và các tính chất cơ học lâu dài của bê tông và kết cấu bê tông cốt thép.
M uốn thu được bê tông có chất lượng cao thì m ọi giai đoạn c h ế tạo cần phải cẩn thận,
tỉ mỉ. T hành phần giố n g hệt nhau nhưng khi thi công có thể thu được bê tỏng tốt hoặc bê
tông xấu. N ếu khô n g thi cồng đúng quy trình thì chất lượng của bê tông rất kém . Do vậy
cần phải biết những quy định ở m ỗi giai đoạn c h ế tạo bê tông. Công nghệ bê tông gồm
những giai đoạn thi công bê tông như sau:
a) C ân đong b) N hào trộn c) V ận chuyển
d) Đ ổ khuôn đ) Đ ầm chặt e) Bảo dưỡng
g) H oàn thiện h) K iểm tra chất lượng

4.1.1. C ân đ on g

Có hai phương pháp chuẩn bị vật liệu: C huẩn bị theo thể tích và theo khối lượng.
C huẩn hị theo th ể tích: không phải là phương pháp hay để xác định thành phần vật
liệu vì rất khó k h ăn khi xác định thể tích của vật liệu dạng hạt rời rạc. V í dụ khi được
đầm chặt cát ẩm có thể tích nhỏ hơn rất nhiều so với cát khỏ. Vì vậy khi cân đong vật
liệu cho bê tông ch ất lượng cao chỉ dùng phưong pháp xác định theo khối lượng. Tuy
nhiên đối với bê tông dùng cho công trình không quan trọng hay lượng dùng ít có thể
chuẩn bị vật liệu theo thể tích.
Xi m ăng luôn luôn được xác định theo khối lượng, không bao giờ được xác định theo
thể tích. N ói chung, cho m ỗi m ẻ trộn, thì dùng xi m ăng theo từng bao. T hể tích của một
bao xi m ăng là 35 lít (50 kg).
Nước được xác định theo kg hoặc theo lít sao cho thuận lợi. Trong trường hợp này hai
đơn vị là như nhau vì khối lượng riêng của nước là 1 kg/lít. H àm lượng nước được xác
định dựa vào tỷ số nước/xi m ăng và khối lượng của xi m ăng; ví dụ, nếu tỷ số nước/xi
m ăng = 0,5, thì lượng nước dùng để nhào trộn với m ột bao xi m ăng là 0,5 X 50 = 25kg
hay 25 lít. H àm lượng nước này bao gồm cả lượng nước có trong độ ẩm của cốt liệu.

74
Cìiuỉi! hị vật liệu tììeo khối lượiiiỊ: là phương pháp chính xác. Với bê tông chất lượng
cao , hệ thống cân đong phải chính xác. Sử dụng hệ thống cân chính xác, thuận tiện và
đơ n giản. Có rất nhiều hệ thống cân khác nhau. Các loại cụ thể phụ thuộc vào loại vật
liệu. Cân khối lượng lớn thường dùng hệ thống tự động. Sử dụng hệ thống cân tự động
yêu ;ầu phải có kỹ sư giỏi, có kinh nghiệm , ở phần tiếp theo sẽ điều chỉnh hàm lượng
nước theo độ ẩm của cốt liệu. Đ ối với những công trình nhỏ, hệ thống cân bao gồm 2
th ù n ', mỗi thùng được gắn với m ột hệ thống đòn bẩy có thể điều chỉnh tải trọng. K hi
qua} đến m ột điểm nào đó thì thùng đựng tự đổ vật liệu ra. D o vậy m ột thùng vừa nhận
v ật lệu còn thùng kia lại đổ vật liệu vào m ẻ trộn. V ới công trình nhỏ thì chỉ cần m áy cân
có rrột cánh tay đòn đơn giản.
Hỉ thống cân tự động có thể hoạt động với công suất lớn lớn hoặc nhỏ. Người điều
kh iểi chi’ cần ấn m ột hoặc hai nút để cân tất cả các loại vật liệu khác nhau, khi loại vật
liệu lào đã được cung cấp đủ thì nó sẽ tự ngắt, không thêm vào nữa. Hệ thống cân đong
tự đcng này được chạy bằng điện hoạt động trên cơ sở hệ thống phiếu đục lỗ. Loại m áy
n ày dặc biệt thích hợp khi ch ế tạo hỗn hợp bê tông thành phẩm và phải liên tục thay đổi
tỷ iệ thành phần hỗn hợp đáp ứng đòi hỏi của các k h ách hàng khác nhau.
Hỉ thông m áy cân đong cần phải được kiểm tra, bảo dưõng thường xuyên để có thể
ho.ạtđộng liên tục. Luôn phải kiểm tra sao cho cánh tay đòn khi cân luôn thăng bằng,
nếĩu ;ai sót phải sửa chữa ngay.

K ii thi công công trình nhỏ, không cần cân xi m ãng; xi m ăng được tính thành nhiều
baiQ, mỗi bao 50kg. Thực tế tại nhà m áy thì m ỗi bao nặng 50 kg nhưng do vận chuyển
đ ế n ihiều nơi... sẽ m ất m át đi m ột chút xi m ãng. Đ ặc biệt nếu xi m ăng được đựng trong
ba <0 )ằng sợi đay. Do vậy lượng xi m ăng ỏ công trưòìig luôn thấp hơn, thậm ch í có lúc
m ấ t lơn 5kg/bao. Đ ây cũng là nguyên nhân gây ra sai sót trong giai đoạn cân đong vật
liệiu.Đ ối với bê tông dùng cho các công trình lớn, quan trọng thì phải cân đong chính
x á c Ihối lượng, tỷ lệ của các thành phần.

Ciuẩn bị lượng nước. K hi đã cân xong các thành phần cốt liệu, xi m ãng thì phải xác
đ ịn h chính xác lượng nước nhào trộn. Bổ xung thêm nước bằng cách đổ dần từng xô
(thiec lít) thì sẽ không chính xác vì sẽ có lượng nước đổ ra ngoài v.v... Nước thường được
đụìriị trong các thùng được đặt nằm ngang hoặc thẳng đứng phù hợp với m áy trộn. Các
th ù n ' nà\' được đổ đầy trước mỗi m ẻ trộn. Việc đổ nước vào nhào trộn cũng được thiết
k ế s;o cho có thể điểu chỉnh được lượng nước. Cũng có thể lắp thêm các công tơ để đo
khiối lượng nước đã đổ vào m áy trộn.

VSi hệ thống m áy nhào trộn bê tông hiện đại thì việc điều chỉnh khối lượng vật liệu
đưíỢc thực hiện tự động bởi m ột chíp vi xử lý, do vậy việc cân đong là rất chính xác, và
còm liều chỉnh sao cho phù hợp với độ ẩm của cốt liệu. Đ ộ ẩm của cốt liệu được xác
đ ịn h tự đóng bởi m ột m áy cảm biến sau đó điều chỉnh ngay lượng nước nhào trộn.

75
4.1.2. N hào trộn

N hào trộn kỹ hỗn hợp vật liệu sẽ thu được bê tông đồng nhất. Khi nhào trộn phải đảm
bảo hỗn hợp phải đồng nhất, cả về m àu sắc và cấu trúc.
N hào trộn bằng m áy tạo ra bê tông đồng nhất và giống nhau trong m ột m ẻ và giữa
các m ẻ, nó thích hợp đối với bê tông cốt thép và bê tông khối lớn. Nhào trộn bằng máy
không những hiệu quả m à còn kinh tế vì khối lượng bê tống nhào trộn được là rất lớn.
Có rất nhiều loại m áy trộn bê tông. Chúng được phân làm hai loại là m áy trộn từng
mẻ và m áy trộn liên tục. M áy trộn từng mẻ sẽ ch ế tạo bê tông thành từng đợt, sau m ột
khoảng thời gian ta thu được m ột m ẻ bê tông. Còn m áy trộn liên tục thì bê tông luôn
được tạo ra không ngừng cho đến khi dừng m áy. Loại m áy trộn liên tục được sử dụng
khi thi công khối lófn như Cầu, đường và đập ngăn nước. Với công trình bình thường thì
sử dụng máy trộn từng mẻ. M áy trộn từng mẻ được chia làm nhiều loại ví dụ như: m áy
có thùng nghiêng, thùng không nghiêng, thùng lật, hay m áy cưỡng bức.
4.1.2.1. M áy trộn bê tông
Các m áy trộn bê tống là các m áy quay đom giản của thùng theo trục của nó, có thể
nằm ngang hoặc hơi nghiêng. Trọng lực là lực chính tác động phối hợp các vật liệu
thành hỗn hợp bê tông.
Có 3 loại m áy trộn bê tông chính như sau:
- M áy trộn có trục nghiêng hoặc có thùng lật;
- M áy trộn có trục nằm ngang;
- M áy trộn có 3 phần hình côn.
• Máy trộn có trục nghiêng hoặc thùng lật
Đ ối với dung tích sản xuất không vượt quá 500 1/mẻ trộn và để đạt được bê tỏng có
phẩm chất trung bình, các m áy trộn thông thường đạt được cấu tạo theo nguyên tấc
thùng lật
Thùng được làm quay xung quanh trục của nó, có thể tạo độ nghiêng khác nhau, tuỳ
theo động tác đang nạp vật liệu, trộn hoặc đổ bê tông ra khỏi m áy.
V iệc nạp và đổ ra của m áy được thực hiện bằng m ột cửa duy nhất được định tâm trên
trục quay của thùng. Việc trộn các phần tử trở nên tốt hơn khi độ nghiêng của trục thùng
so với đường nằm ngang nhỏ hcfn.
• M úy trộn hê tông có trục nằm ngang

Đ ối với m áy trộn bê tông có công suất lớn hofn 500I/m ẻ trộn, không thể sử dụng
thùng lật, vì trọng lượng vật liệu quá lớn. Khi đó người ta sử dụng m ột thiết bị m à thùng
được quay xung quanh trục nằm ngang.

N guyên tắc là cuốn vật liệu lên phía trên, rồi lại để rơi xuống ở đáy của m áy trộn theo
trọng lượng.

76
Ngoài ra việc trộn chỉ thực hiện đúng, nếu các cánh có các hình dạng được nghiên
cứu đ ể truyền chuyển động vào bê tông trong khi rơi theo hướng trục; nếu không, các
thành phần của bê tông dịch chuyển trong các m ặt phẳng tưcmg đối thẳng đứng và hỗn
hợp được trộn không tốt. Các thiết bị này m ạnh và hoạt động đơn giản, nhưng chúng có
hệ số đổ đầy thấp hơn hệ số đổ đầy của m áy trộn bê tông có thùng lật.

C ác m áy trộ n có ba p h ần hình côn chỉ là trường hợp riêng của m áy trộn có trục
nằm ngang.
Trong loại thiết bị này, việc trộn vật liệu được thực hiện bằng hai cánh xoắn của
thùng. Khi chạy bình thường, các cánh cuốn vật liệu ra phía sau của thùng. N hờ có dạng
hình cỏn của nó, khi đó các vật liệu được đưa về phía trước, từ đó nó tạo nên m ột hoạt
động đi qua đi lại song song với trục quay.
Trong khi thùng quay, vật liệu được kéo theo cùng m ột lúc ra phía sau và về phần
trên của thùng, từ đó chúng lại rơi xuống dưới tác dụng của trọng lực. Đảo ngược chiều
quay của thùng để đổ bê tông ra, các cánh lại đẩy vật liệu ra cửa tháo.
T rật tự đưa vật liệu khô vào dường như không có ảnh hưởng lớn đến tính đồng nhất
của m ẻ trộn, nó vẫn tốt trong tất cả các trường hợp.
Với loại th iết bị này người ta luôn đạt được bê tô n g tốt hơn so với các hệ thống
nêu trên.
4.1.2.2. M áy nhào bé tôn g

M áy nhào là m áy trộn được các thành phần của bê tông và bảo đảm tính đồng nhất do
sự dịch ch u y ển ,củ a cánh trộn. N ăng lượng được chuyển thành dịch chuyển cưỡng bức
của các thành phần m ột cách tổng quát sao cho bảo đảm được sự đảo lộn thường xuyên
và việc trộn hoàn hảo hỗn hợp. M áy nhào là loại m áy trộn tốt.

Tuy nhiên để bảo đảm trộn m ạnh, các m áy nhào được lắp động cơ m ạnh hơn nhiều
(gấp hai hoặc ba lần) so với các m áy trộn có thể tích bê tông trộn ngang, tiêu thụ năng
lượng lớn hcfn. Bảo đảm m ột sự đồng nhất tốt hcm.

M áy nhào có d ạn g h ìn h trụ. Chiều cao nhỏ so với đường kính. Tồn tại m ột vài loại
m áy nhào có thể tích lớn có thể cho lưu lượng bằng 5m^ và lớn hơn. T hiết bị khi hoạt
độ n g gần như hoàn to àn đóng kín, trừ phi chỗ đổ ra củ a thùng kín hoặc của băng
c h u y ền , điều đó giới hạn sự bay ra của bụi và giảm thất thoát xi m ăng. M áy được bố
trí nhiều cửa để đưa xi m ãng, phụ gia và cốt liệu vào việc kiểm tra bằng mắt bê tỏng đã
sản xuất.

Bốn loại m áy nhào:

- Thùng c ố định với bộ cánh quay và đồng tâm;

- Thùng cố định có m ột hoặc hai bộ quay của các cánh quay lệch tâm (bộ quay kiểu
nhảy van hoặc bánh răng hành tinh);

77
- Thùng quay với m ột hoặc hai bộ cố định và lệch tâm của các cánh quay theo hướng
ngược lại (ngược chiều);

- Thùng quay với một bộ cố định và lệch tâm của các cánh quay theo cùng một hướng.

Các loại máy nhào cho chất lượng bê tông tốt. Tuy nhiên do cát có tỷ diện quá lóìi nên
khả năng tương tác giữa xi măng và cát cần được lưu ý bằng cách chọn thời gian trộn hợp lý.
Trong trường hợp bê tông vẫn tồn tại các hạt xi măng phải chỉnh thời gian trộn.

4.I.2 .3 . M áy nhào có tác dụng mạnh


Có hai loại m áy nhào có tác dụng m ạnh là:
- M áy trộn kiểu tuốc bin;
- M áy nhào ngược dòng được trang bị các lòng quấy hoặc xoáy ốc.
M áy trộn kiểu tuốc bin là những m áy đơn giản và cổ điển (nhóm thứ nhất), nhưng
chúng ta bố trí m ột số cánh được nâng cao và nó quay với tốc độ lớn (3,5 đến 4m /sec
theo đường chu vi thay vì 2,5m /sec là giá trị trung bình đối với các loại khác). Công suất
rất lớn. Tuy nhiên phải chỉ ra rằng các m áy này, do quan niệm thiết k ế và cách hoạt
động nên chi tiết dề bị m ài m òn nhiều hơn.

M áy nhào ngược dòng được lắp các lồng quấy hoặc xoáy ốc là các m áy được dự kiến
để sử dụng trong công nghiệp bê tông hiện đại.

Trong các m áy này, tất cả hệ thống trộn quay ngược chiều với thùng. Việc bố trí theo
nhiều tầng của các bộ phận trộn cho m ột chiều cao chất tải lớn và trộn m ạnh các thành
phần của bê tông.

Các lồng quay hoặc các xoáy ốc là những bộ phận phụ để kích động. Chúng cho phép
đáp ứng được kỹ thuật trộn được gọi là phương pháp trộn hỗn hợp hai pha (phương pháp
trộn riêng rẽ)

- P ha thứ nhất: tạo ra m ột loại vữa

Các lồng quấy quay với tốc độ cao, trộn xi m ăng với nước tạo thành nhũ tương và tạo
ra sự làm ướt xi m ăng rất tốt. Sau đó cho cát vào hỗn hợp chất nhão. Cát được trộn m ạnh
với tốc độ lớn. Các hạt cát được bao phủ gần như hoàn toàn bằng xi m ăng tạo ra được
m ột loại vữa rất đồng nhất. Tất cả các hạt đều được làm ướt và các liên kết giữa chúng
được giảm đi rõ rệt.

- Pha thứ hai: T ạo thành hê tông

Đ ưa đá (sỏi) vào vữa đã được trộn để ch ế tạo bê tông. G iảm tốc độ của lồng khuấy,
m ột m ặt lồng khuấy liên tục đưa sản phẩm sẽ trộn về phía cánh của m áy nhào, như vậy
tạo nên m ột sự đảo lộn thường xuyên vật liệu. Sự chuyển động của bộ phận trộn và của
thùng hợp lại cho hiệu quả trộn tốt, ngay cả ở vận tốc yếu.

78
Các bộ lồng quấy tạo ra sự cuốn khí lớn, bê tông được sản xuất theo các phưcmg pháp
này có tính dẻo tốt, m ặc dù hàm lượng nước ít.
Ghi chú: công nghệ này đòi hỏi sử dụng các hệ thống xác định liều lượng độc lập để
có thể đưa vào riêng rẽ các thành phần vật liệu của bê tông.
Thời gian nhào: 30 đến 40 giây.
Đ ối với bê tông khô và rất khô, các máy nhào thể hiện chất lượng cao hcín là m áy
trộn bê tông. Các thí nghiệm trước đây đã chỉ ra rằng khi được trộn bằng các m áy nhào
hoặc bằng m áy trộn bê tông có trục nằm ngang hoặc có trục nghiêng, bê tông có cường
độ tỉ lệ với các số 1/0,9/0,5. Có nghĩa là m áy nhào cho bê tông đạt chất lượng cao nhất.
M áy nhào cho phép trộn kỹ các phần tử vật liệu, nên đảm bảo túih dễ đổ tốt của bê tông.
4 .1 2 .4 . C ô n g n g h ệ trộn bé tông
Được chia thành các bước như sau:
a) Đ ổ đầy (nạp vật liệu)

Việc nạp vật liệu vào máy trộn bê tông và m áy nhào được thực hiện trong thùng hoặc
m áng nghiêng.
Đối với m áy trộn theo nhiều pha, m ột trật tự chính xác đưa các thành phần vào là cần
thiết. Cần lắp các thiết bị tự động để đưa riêng biệt của các thành phần vật liệu vào máy;
Xi m ăng được đưa đến trực tiếp từ si lô. Cốt liệu được đưa vào bằng thùng có m ột hoặc
nhiều ngãn, phụ gia, cốt liệu được chuyển vào theo các cửa riêng.
Trong m áy trộn bê tông, nước luôn được cung cấp bởi m ột thùng chứa định lượng
được gắn với m áy trộn; Trong các m áy nhào, nước được đưa vào bởi m ột ống nghiêng
được khoan lỗ chạy vòng quanh thùng. M ột vài loại m áy nhào lại được trang bị để có
nước nóng chảy vào hoặc hơi nước cần thiết cho việc c h ế tạo bê tông nóng.
h) D ung tích của m áy trộn
Để xác định các dung tích khác nhau của m ột m áy trộn. Cần phân biệt:
- D ung tích của thùng nói riêng;
- D ung tích trộn, tức là thể tích hữu ích của các vật liệu, trước khi trộn, mà có thể đưa
vào máy;
- D ung tích sản xuất bê tông từng mẻ. Trong trường hợp này, cần xác định chính xác
nếu thể tích đó được tính khi bị nở ra hoặc được chấn động.

Đối với các m áy trôn bê tông có thùng lât, có thể thừa nhân rằng tỉ số
Dung tích thùng
thường biến đổi từ 0,6 đến 0,75 so với dung tích thùng (tỷ lệ dung tích trộn).

Đ ối với các m áy trộn bê lông có trục nằm ngang, tỷ lệ nhỏ hơn bằng khoảng từ
0,35 đến 0,40.

79
Đ ối với máy nhào, nó vào khoảng 0,4.
Tỉ số giữa: D ung tích bê tông sản xuất (bê tông không chấn động)/dung tích trộn
không phụ thuộc vào m áy trộn, m à phụ thuộc vào loại bê tông sản xuất ra. N ếu dùng
m ột cốt liệu, tỉ số này có thể bằng 0,9, nhưng đối với phần lớn các loại bê tông có thành
phần hạt được phân cấp, nó vào khoảng 0,7 đến 0,75.

c) H iệu suất trộn

Hiệu suất phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu trộn và m ôi trường.
N goài hiệu suất về năng lượng, cần phải xem xét tốc độ, thể tích và chất lượng của
sản phẩm.
Vậy hiệu suất phụ thuộc vào tổng thể của dây truyền sản xuất bê tông, tức là:
- K hả năng cung cấp và iưu kho, hệ thống cân đong vật liệu và sản phẩm , việc chuyển
các thành phần bê tông;

- Vào việc tiếp nhận bê tông khi được đổ ra khỏi m áy trộn bê tông và m áy nhào và
vào việc vận chuyển, đến tận nơi đổ, mức độ tự động hoá tổng thể.

M ỗi m ột sự việc đó được xem xét riêng rẽ, và nhạy cảm đối với lưu lượng xác định,
phụ thuộc vào các điều kiện của công trường.

Để đạt được hiệu suất tốt hơn của m ột thiết bị sản xuất phải thực hiện sự đồng bộ hoá
các động tác khác nhau và cải thiện m ột hoặc m ột vài điểm kìm hãm , hạn c h ế của dây
chuyền. Như vậy, người ta tăng khối lượng sản phẩm giảm giá thành. Tuy vậy để tăng
khối lượng không nên sử dụng hệ số nạp đầy vì có nguy cơ trong trường hợp này, đạt
được các mẻ trộn, m à độ đồng nhất không còn được đảm bảo.

íl) T ốc độ quuy

Số vòng/phút mà thùng hoặc hệ thống trộn của m áy trộn thực hiện được có ảnh
hưởng rất lớn đối với sản lượng của m áy và cũng vậy đối với chất lượng sản phẩm .

- Đối với m áy trộn bê tông, tốc độ quay của thùng được gắn liền với đưòng kính của
chúng theo công thức gần đúng sau đây:

DV^ = 350 đến 400 đối với m áy trộn bê tông có trục nằm ngang;
DV^ = 300 đến 450 đối với m áy trộn bê tông có trục nghiêng.
D được biểu thị bằng m ét, V biểu thị bằng vòng/phút
- Đối với các m áy trộn có trục nghiêng, độ đồng nhất đạt được càng nhanh. K hi tốc
độ càng lớn, tuy nhiên ở điều kiện không đạt tới tốc độ ly tâm . T ốc độ đồng nhất, tức là
tốc độ tương ứng với sự phân tán ít nhất của bê tông sản xuất ra, đạt được khoảng
20 - 30 vòng/phút, điều đó gần bằng nửa tốc độ ly tâm.

- Đối với m áy trộn bê tông có 3 phần hình côn, tốc độ nhỏ hơn ( 1 0 - 2 0 vòng/phút).

80
- Đ ối với m áy trộn bê tông có trục nằm ngang, tốc độ tối ưu đối với phẩm chất bê
tông tốt vào khoảng 25 vòng /phút.
- Đ ối với các m áy nhào, tốc độ vào khoảng 1 5 - 7 0 vòng/phút tuỳ theo loại máy.
e) T hờ i gian trộn

Thời gian trộn là thời gian cần thiết để đảm bảo một mẻ trộn đồng nhất của tổng hợp
các thàn h phần bê tông được gọi là thời gian trộn. Lúc trộn xong tất cả các hạt cốt liệu
phải được bao phủ bằng hồ xi m ãng.
Thời gian trộn của m áy trộn bê tông và máy nhào là một yếu tố ảnh hưởng đến độ
phân tầng.
Thời gian trộn là hàm số của 7 yếu tố sau: Tính chất và kích thước của cốt liệu; Tốc
độ quay của thùng; L oại m áy sử dụng (chất lượng trộn); Độ dẻo m ong m uốn; Số lượng
các hạt nhỏ; T hể tích th ù n g và tải trọng bê tông; Số lượng và bố trí các cánh trộn.
K hó xác định trước thời gian trộn theo tất cả các chuẩn mực. T heo kinh nghiệm thời
gian trộn trung bình như sau: Trong các máy trộn, bằng 1 đến 3 phút đối với bê tông
thông thường (1 phút đ ố i với bê tông rất dẻo đến 3 phút đối với bê tông khô).

Ả nh hưởng của thời gian trộn đối với đồng nhất của cường độ (m áy trộn bê tông có
thùng hình trụ nằm ngang). Bê tông chứa 300kg xi măng/m^ (N/X = 0,7)
T rong m áy nhào bằng 40 đến 60 giây. Các thời gian này phải được kéo dài đối với bê
tông dùng cốt liệu nhẹ.
g) T hờ i gian đ ổ hê tông ru của m áy trộn

Đ ối với các m áy trộn bê tông, thông thường nó nằm trong khoảng từ 10 - 30s.
M ặt khác, bê tông nhiều vữa xi m ăng đổ ra không tốt bằng bê tông ít vữa xi măng.
M ỗi lần vữa xi m ăng tiếp xúc với bề m ặt ướt (ngay cả thẳng đứng), nó dính vào tạo ra sự
bít chét ở đó c ố định các hạt cát và đá.

Sự bít chét giảm tiết d iện đi qua và chống lại sự chảy tốt của bê tông.
Đ ối với m áy nhào, cá c vấn đề không quan trọng như do công củ a các cánh trộn.
Sự đổ ra sẽ n h an h (k h o ản g 10 đ ế n 15s), điều đó giải thích m ột phần tốc độ của các
ch u trìn h .
Các đặc tính cơ bản củ a m áy nhào và máy trộn bê tông được ghi ở bảng 4.1.
h) T rình tự trộn hê tông n h ư sau

H iệu quả tương đối củ a các m áy trộn rất khó xác định, nhưng ta thấy rằng m áy trộn
thùng quay có lắp thêm các tay gạt bên trong họạt động hiệu quả hofn. Chúng đặc biệt
thích hợp đối với hỗn hợp khô, cứng m à các loại m áy trộn khác rất khó trộn do chúng
gắn với nhau thành khối trong thùng. Hình dạng và góc nghiêng thùng, kích thước và
góc nghiêng tay gạt ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của máy trộn. Ta thấy rằng m áy trộn

81
thùng nghiêng hoạt động hiệu quả hơn m áy trộn có thùng nằm ngarig. Người ta thấy
rằng, với m ọi loại m áy trộn thậm chí được nhào trộn rất kỹ, khi đổ ra phần lớn là côì liệu
sẽ đổ ra trước sau đó phần đổ ra sau ít cốt liệu hơn. Do vậy cần nhào trộn thêm m ột chút
ngay sau khi đổ bê tông ra khỏi m áy trộn.

Bảng 4.1. Các đặc tính cơ bản của máy nhào và máy trộn bê tỏng

Dung Bê tông tại Sản Số mẻ Công


Độ đồng Chất
Các máy tích chỏ không iượng trộn suất Lưu
nhất của lượng
khác nhau trộn, chấn động, giờ, trong mô tơ, lượng
-ị bê tông bê tông
/ / m 1 giờ cv
Máy trộn bê tông Vài lít
Vài lít Rất
có trục nghiêng đến đến 19 20-30 1-15 đạt Yếu
đến 6001 thường
10001
Máy trộn bê tông
100 - Trung Trung
có trục nằm ngang đến 600 đến 19 20-30 2-20 Yếu
1000 bình bình
(hình trụ mút côn)
Máy nhào bê tông
275- Trung Trung Trung
có ba phần hình 200-1100 5-35 25-35 4-18
1650 bình bình bình
côn
Máy nhào 150-
100-5000 4-200 40-60 10-240 Tốt Tốt Tốt
7000
Máy nhào có bộ 100 -
85-2500 3-75 30-50 2-240 Tốt Tốt TỐI
chuyển động nhảy 4000

Bình thưòfng m ột mẻ trộn thường được dùng ứng với m ột bao xi m ăng 50kg. Nếu phải
lựa chọn loại m áy trộn thì thùng trộn phải chứa đủ tất cả vật liệu ứng với m ột bao xi
m ăng. Đ iều này phụ thuộc vào tỷ lệ thành phần hỗn hợp. V í dụ với tỷ lệ hỗn hợp là 1:2:4
thì dung tích thùng trộn lý tưcmg là 200 lít, nếu tỷ lệ hỗn hợp là 1:3:6 thì dung tích thùng
sẽ là 280 lít để dùng với m ột bao xi m ăng. Thùng trộn 200 lít không đủ để trộn hỗn hợp
có tỷ lệ 1:3:6 và tưcmg tự như vậy thùng trộn dung tích 280 lít lại quá lớn đối với hỗn
hợp có tỷ lệ 1:2:4 do vậy sẽ không kinh tế.

Đầu tiên đổ m ột nửa số cốt liệu thô vào máng đựng tạm (m áng để đựng tạm thời
trước khi đổ vào thùng trộn) sau đó đổ m ột nửa số cốt liệu mịn vào. Tiếp theo đổ hết xi
m ăng vào (thường là m ột bao) rồi đổ nốt phần cốt liệu thô và cốt liệu vào tiếp theo. Đổ
vật liệu vào như vậy xi m ăng dễ trộn đều với thành phần khác và ngăn cản không cho xi
m ăng bị bay ra ngoài khi có gió thổi m ạnh.

Trước khi đổ hỗn hợp vào thùng trộn, đổ khoảng 25% lượng nước nhào trộn vào
thùng trộn trước để làm ướt thùng trộn, ngăn cản không cho xi m ăng dính vào tay khuấy
hay dính vào đáy thùng trộn. Sau đó ngay lập tức đổ hỗn hợp vật liệu khô vào thùng và
đổ tiếp 75% lượng nước còn lại. Nếu thùng trộn có hệ thống cung cấp nước riêng thì

82
nước sẽ được cho vào đồng thời cùng với vật liệu. Thời gian được tính bắt đầu từ lúc đổ
hết nước vào thùng trộn.

Khi sử dụng phụ gia dẻo hoặc siêu dẻo, thì giữ lại khoảng 1 lít nước rồi trộn phụ gia
với nước sau đó đổ hỗn hợp vào thùng trộn sau khi nhào trộn hỗn hợp được m ột phút.
Khi sử dụng phụ gia thì nên nhào trộn lâu hơn (khoảng 30 giây) để phụ gia trộn đều với
hỗn hợp.

Khi sử dụng phụ gia dẻo, nói chung là phái làm nhiều thí nghiệm trong phòng trước
để tìm ra liều lượng phụ gia hợp lý đê’ đạt được độ sụt. Do lượng nhào trộn ít cho nên
nhào trộn trong phòng thí nghiệm có thể khóng đúng. Phụ gia dẻo dùng với hàm lượng
nho sẽ không được nhào trộn kỹ với xi mãng. Để giải quyết vấn đề này có thể dùng các
cách sau:

Đầu tiên, đổ nước vào để nhào trộn nhưng giữ lại nửa lít. Thêm xi m ãng và cát vào rồi
n h ào trộn hỗn hợp. H oà phụ gia vào nửa lít nước và rót vào hỗn hợp vữa. N hào trộn
hỗn hợp tro n g 30 giây để phụ gia trộn lẫn với vữa và cuối cùng đổ cốt liệu lớn vào
(10-20m m ). Q uá trình này thu được kết qủa nhào trộn tốt hơn.

Thời gian nhào trộn: m áy trộn bê tông tliưìmg được thiết k ế để chạy với vận tốc 15 -ỉ- 20.
vòng trong m ột phút. Để nhào trộn được hỗn h(;tp thì cần quay từ 25 30 vòng. Trên công
trưòìig, thường có xu hướng là tăng nhanh tốc độ quay và giảm thời gian nhào trộn. Kết
quả là làm giảm chất lượng bê tông. Mật khác, nếu bỗ tông được nhào trộn tưcfng đối lâu
thi sẽ không kinh lè vì sản lượng bẻ tồng se thắp và tốn Iihiểu nhiên liệu. Do đó điều quan
trọng là phải nhào trộn hỗn hợp theo đúng quá trình để thu được lợi ích tối đa.
Theo kinh nghiệm thì chất lượng của bê tông - cụ thổ là cường độ của bê tông sẽ tăng
nêu thời gian nhào trộn tăng, nhưng phải nhó hofn 2 phút, tuy nhiên cường độ tăng không
đáng kể.

M áy trộn bê tông không phải là thiết bị dơn giản. Khi thiết k ế m áy trộn thì phải xem
xét nhiều yếu tố. H ình dạng của thùng trộn, số lượng tay gạt, góc nghiêng của tay gạt,
chiểu dài của tay gạt, chiều sâu của tay gạt, khoảng cách giữa tay gạt và thùng trộn, tốc
độ quay v .v ... ảnh hưởng rất lớn đến mức độ đồng đều và thời gian nhào trộn tối ưu.
Nói chung thời gian nhào trộn gắn liền với dung tích thùng trộn. Thời gian nhào trộn nằm
trong khoảng 1’30” - 2 ’30 ” . Dung tích thùng trộn càng lớn thì thời gian nhào trộn càng
tăng. Tuy nhiên, máy trộn hiện đại tốc độ cao theo RMC có thời gian nhào trộn là 15 - 30
giày. M áy trộn dung tích một khối tốc độ cao chỉ cần 2 phút để nhào trộn một mẻ bê tông.
M áy trộn có dung tích thùng trộn 6 m ’ cần 12 phút để thực hiện xong m ột mẻ.

Thỉnh thoảng, ở công trường bê tông có Ihể không được đổ ra khỏi thùng trộn và m áy
trộn thực hiện trong thời gian khá dài vì công nhân tranh luận hay cãi nhau, hay cần phải
sửa lại hình dạng ván khuôn hay bố trí lại cốt thép, thì nói chung là cường độ của
bê tồng sẽ tăng nhưng nằm trong một giới hạn nào đó. Do thời gian nhào trộn dài, cho

83
nên tỷ lộ nước/xi m ăng giảm , do nước bị hút vào trong cốt liệu và bay hơi. Cũng có thể
tăng cường độ là do tăng tính công tác bởi vì cốt liệu thô trong hỗn hợp do bị nhào trộn
nhiều sẽ bị mài mòn hoặc vỡ ra cho nên sẽ có thêm thành phần hạt mịn hoặc bề mặt cốt
liệu thô trơn nhẵn hcfn. Đ iều này có thể không đúng trong mọi điều kiện và trong mọi
trường hợp. Thỉnh thoảng, nước bốc hơi và tăng thêm lượng hạt m ịn lại làm giảm tính
công tác dẫn đến làm giảm cường độ của bê tông. V iệc tăng thêm lượng hạt m ịn làm
tăng thêm co ngót.

Trong trưòng hợp phải vận chuyển bê tông ra công trường với khoảng cách khá xa, bê
tông thỉnh thoảng lại được nhào trộn. Cần biết rằng khi bê tông bị liên tục rung động hay
bị nhào trộn cách nhau m ột khoảng thời gian thì thời gian ninh kết sẽ thay đổi.

i) N hào trộn lại hổn ììỢỊ) hê tông

Thường xảy ra khi vận chuyển bê tông từ trạm trộn, khi xây dựng đường, hầm ngầm
dài, xây dựng công trình trên vùng đất cao m à thi côrig thủ công. Do vậy tại công trường
bê tông thường giảm tính công tác, và hỗn hợp bị cứng lại. Nhiều kỹ sư ở công trường đã
phải loại bỏ m ột số m ẻ trộn. H ỗn hợp bê tông rất đắt do vậy không thể bỏ đi phí phạm
m à không xem xét đến giá thành. c?ần tìm hiểu xem khi nào thì m ột hỗn hợp bê tông
cứng có thể sử dụng m à không gây hại. Q uá trình nhào trộn lại bê tông, nếu cần thiết và
bổ xung thêm m ột lượng nước được gọi là “ nhào trộn lại bê tông”. Thỉnh thoảng cẩn bổ
xung thêm m ột lượng nhỏ xi m ăng khi nhào trộn lại. Có rất nhiều quy định không cho
phép nhào trộn lại. TCV N không cho phép nhào trộn lại hỗn hợp bê tông đã cứng hay bổ
xung thêm thành phần vào hỗn hợp. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu thấy rằng nhào trộn lại
có bổ xung thêm m ột lượng nước nhỏ có thể được chấp nhận để đạt được độ sụt m ong
m uốn nhưng tỷ lệ nước/xi m ăng không được vượt quá giá trị thiết kế. Họ cảnh báo rằng,
nên cấm việc sản xuất bê tông có độ sụt vượt quá hay bổ xung thêm nhiều nước hơn giá
trị thiết k ế để khắc phục việc giảm độ sụt khi vận chuyển. Theo điều tra nhào trộn lại
hỗn hợp bê tông rất dẻo sau m ột giờ làm tăng cường độ từ 2 - 15% nhưng nếu nhào trộn
lại sau thời gian lớn hơn sẽ làm giảm cường độ. Tuy nhiên cường độ giảm khi nhào trộn
lại có bổ xung nước thấp hơn giá trị giảm cường độ tính theo tỷ lệ nước/xi măng nếu
trộn từ ban đầu và với tỷ lệ nước/xi m ăng ban đầu cộng với m ột lượng nước khi nhào
trộn lại sẽ m ang lại cho hỗn hợp tính công tác ban đầu.

k) Bảo dưỡng m áy trộn

M áy trộn bê tông thưòíng được sử dụng liên tục để thi công. V à m ột điều quan trọng
là m áy trộn không được dừng trong quá trình thi công bê tông. Vì lý do này nên m áy
trộn phải được bảo dưỡng cẩn thận. M áy trộn phải được đặt nơi bằng phẳng và đầm nén
tốt. Thùng trộn và tay gạt phải được giữ sạch lúc bắt đầu và lúc kết thúc làm việc. Thùng
trộn phải được che đậy cẩn thận tránh nước mưa.

84
4.1.3. V ận ch u y ê n bê tô n g

Bê tông có thể được vận chuyển bới nhiều phương tiện và nhiều cách khác nhau. Q uy
tắc khi vận chuyển bê tông là hỗn hợp phải đồng nhất tại địa điểm thi công. Có những
phương pháp vận chuyển bê tông như sau:

a) X ẻng, cáng. b) Xe đẩy bằng tay, có bánh.


c) Cần trục, thùng treo trên dây cáp. d) Xe tải có gắn thùng đựng.
e) Băng chuyền. f) Máng đổ.
g) Thùng lồng, dây tời. h) Ôlô có gắn thùng trộn.
i) Bơm, và vận chuyển bằng ống. k) Đổ bê tông dưới nước.
m ) V án khuôn trượt. n) Trực thăng.
a) Xẻng, cáng: Là phương pháp dựa vào nhân công. Bê tông được vận chuyển với số
lượng ít nên diện tích bề m ặt hỗn hợp bê tông lớn cho nên dễ bị m ất nước do bay hơi,
đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm nhỏ nhưng giảm phân tầng, chia tách.
Cần tạo ẩm xẻng, chảo trước khi làm việc và thường xuyên phải vộ sinh dụng cụ trong
khi và sau khi kết thúc thi công. Thích hợp với công trình trên m ặt đất bằng hoặc có
chiều cao không lớn.

h) Xe dẩy: Thường được sử dụng khi thi còng cổng trình trên m ặt đất. Phưcmg pháp
này chuyên ch ở vật liệu khá xa, như khi xây dựng đường. Nếu bê tông được vận chuyển
khá xa m à đường đi lại gồ ghề thì bê tòng sẽ bị phân tầng do rung động. Cốt liệu lớn sẽ
chìm xuống đáy và vữa nổi lên trên. Để tránli hiện tượng này có thể làm bánh xe bằng
cau su hoặc làm đường vận chuyển bằng ván gỗ để giảm rung động.
c) Thùng treo trêu ílủy. Thích hợp \ới cõng liỉnh thi công ở trên cao, rất hay gặp khi
thi công trong các thành phố lớn. Dùng rất linh hoạt, nhanh chóng có thể vận chuyển bê
tông thẳng đứng và đổ bê tông tại vị trí chính xác. Thùng đựng có hai loại là loại có cửa
xả bê tông ở đáy và loại phải nghiêng thùng để đổ. Dung tích thùng đựng trung bình là
0,5 m \
Phương pháp này được dùng khi xây dựng ở các thung lũng, trụ trên sông hay đập
nước. H ỗn hợp bê tông sẽ được nhào trộn trên bờ hoặc ở trên m ố rồi được vận chuyển ra
vị trí thi công nhờ hệ thống dây treo \à con lăn. Kích thước thùng đựng thường lớn và
đậy kín cho nên bê tống giữ được tính công tác.
Đ ổ bê tông bằng cách nghiêng thùng hoặc mở cửa ở đáy thùng, có thể nhờ hệ thống
đẩy qua cửa bằng khí nén. Bê tông nên được đố ở vị trí thấp nhất có thể để chiểu cao rơi
tự do là nhỏ nhất.

d) Xe tải gắn tliíiiig đựng: Đ ể thi công các công trình lớn trên m ặt đất bằng. Các xe tải
có thể di chuyển đến bất kể vị trí nào cẩn đổ và nó thuận lợi hơn xe goòng rất nhiều, vì
xe goòng phải chạy trên ray sắt. Tliùng đựng thường có dung tích từ 2 -3 m \ loại lớn có

85
dung tích từ 4 m ’ trở lên. Trước khi đổ bê tông vào thì thùng đựng phải được tưới ẩm . Có
thể phủ m ột lớp vải nhựa lên trên để bê tông đỡ m ất nước. Khi vận chuyển xa thì phải sử
dụng hệ thống khuấy trộn để tránh phân tầng hoặc đông cứng. Nhưng m áy khuấy hoạt
động với vận tốc chậm .
e) Vận cììuyển bâng hăng cììuyền: Bãng chuyền được sử dụng nhưng rất hạn chế.
Nhược điểm là bê tông bị dồn lại, không đều ở những vị trí dốc, vị trí thay đổi hướng và
vị trí băng nằm trên các con lăn. M ột nhược điểm khác là bê tông bị trải ra dọc theo
băng chuyền nên bị m ất nước rất nhanh, đặc biệt là khi thời tiết khô nóng và có gió. Hcrti
nữa băng chuyền cũng bị rung nên bê tông cũng bị kém chất lượng. Do vậy cần nhào
trộn lại bê tông ở cuối băng chuyền.
Băng chuyền hiện đại có thể điều chỉnh hướng vận chuyển như tiến, lùi, và điều chỉnh
cả vận tốc vận chuyển. Nó có thể vận chuyển bê tông với khối lượng lớn và nhanh chóng
khi bị hạn c h ế thời gian, ở cuối băng chuyềỉi cần tránh chia tách hoặc dính vữa vào băng
chuyền, ở những nơi nhiệt độ cao và có gió thì phải che chắn hệ thống bãng chuyền lại.

f ) M áng: D ùng để vận chuyển bê tông từ m ật đất xuống vị trí thấp hơn. M áng (ống)
được làm bằng thép nhưng các đường trượt phảl'T:ố độ nghiêng xấp xỉ nhau, và độ dốc
cao/ngang > 1/2. Bê tông sẽ trượt theo từng khối mà không bị chia tách hay phân tầng.
g) Thùniị lồng, dây tời: Được sử dụng rộng rãi để vận chuyển bê tông thắng đứng khi
xây nhà cao tầng. Cáng, xẻng và thang bộ không thích hợp để vận chuyển bê tông nhiều
hơn 3-4 tầng nhà. Đ ể vận chuyển bê tông đối với công trình cao hơn thì phải dùng
phương pháp này.

ở độ cao m ặt đất bê tông được đưa thẳng lên bằng hệ thống cáp đến vị trí cần thiết.
Tại vị trí đó bê tông được đổ tự động hoặc bằng tay.
lì) Ô tô có gắn thùng trộn: Xe trộn là phương tiện vận chuyển bê tông thông dụng
nhất, đặc biệt là vận chuyển ở khoảng cách xa và dùng để trộn bê tông luôn. Chúng là
các xe tải có gắn các thùng trộn dung tích từ 4 -7 m \ Có hai loại xe trộn, m ột loại hỗn
hợp bê tông vừa được vận chuyển vừa được nhào trộn với tốc độ từ 2 - 6 vòng / phút, loại
còn lại không được khuấy trộn trên đường vận chuyển. D ùng cách này thì có thể vận
chuyển được khoảng cách xa và bê tông ít bị thay đổi vì được đậy kín trong thùng. Khi
trộn thì thùng trộn quay với vận tốc từ 4 - 16 vòng trên phút. Theo ASTM c 94 thì giới
hạn tốc độ quay là 300 vòng/phút cho cả khi nhào trộn và khi vận chuyển,
Thỉnh thoảng có thể gắn thêm các m áy bơm bê tông nhỏ lên xe tải cùng với thùng
trộn và việc vận chuyển, thi công bê tông được dễ dàng hơn.

i) Bơm và vận chuyển hê tông hằng ống. Bơm bê tông cũng được coi là phương pháp
vận chuyển bê tông và thi công bê tông và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xây
dựng cầu, nhà ở Việt N am .

86
S ự plìàt triển của m áy hom hê tông: M áy bơm bé tông được sử dụng lần đầu ở M ỹ
vào năm 1913. N ăm 1930 vài nước ch ế tạo và sử dụng m áy bơm bê tông cùng với hệ
thống ván trượt. N ãm 1950 - 1960 m áy bơm bê tông được sử dụng rộng rãi ở Đức. 40%
bê tông được thi công bằng m áy bơm. Các hãng sản xuất của Đức như Schwing,
Putzm eister và E lba cạnh tranh nhau và cải tiến m áy bơm bê tông, đặc biệt là hệ thống
van là bộ phận quan trọng nhất.
Bơììì hê tông: M áy bơm bê tỏng hiện đại rất phức tạp, bền và rất khoẻ. Trước đây,
m áy bơm hai thì bao gồm phễu, van hút và van xả, pittông, xilanh. Bơm hoạt động bằng
động cơ điezen. K hi pittông lùi lại tạo ra áp lực hút hút bê tông vào xilanh. Sau đó van
hút đóng lại van xả mở, pittông đẩy ra và bê tông được đẩy vào đưòíng ống vận chuyển.
H ình 4 . 1. m inh hoạ nguyên tắc hoat động.

Van mờ /y

Pittong

H ình 4.1. Mô hình niáy hơni pittông

M áy bơm hiện đại hoạt động giống nguyên tắc như vậy nhưng có nhiều cải thiện.
N ăm 1963, một loại m áy bơm bê tông được sản xuất ở Mỹ. H ình 4.2. m ô tả loại máy
bơm ép.

H ình 4.2. Mô hình máy hơni ép

87
Tuy nhiên m áy bơm pittông thuỷ lực m ới là loại m áy bơm hiện đại, được sử dụng
rộng rãi nhất. Cấu tạo khác hẳn nhưng nguyên tắc hoạt động cũng giống như máy bơm
cơ học. M áy bơm được cấu tạo bởi ba phần cơ bản, thùng đựng bê tông, hệ thống van và
hệ thống truyền chuyển động.
K hả năng của bơm hê tông: Bê tông được bơm vượt chiều cao 400 m và xa trên
2000m . Đ iều này đòi hỏi áp lực bơm rất lớn và phải chú ý đặc biệt đến thiết k ế thành
phần bê tông. Tháng 2 nãm 1985 m ột kỷ lục bơm bê tông vượt qua chiều cao 432m tại
đập thuỷ điện Estangento ở dãy Pyrenees Tây Ban Nha. M áy bơm Putzm eister áp lực
cao sử dụng van dạng ống chữ s (S-transfer tube valve). Bơm này có công suất lý thuyết
là 120 m^/h, xilanh có đưcỉng kính 180mm và áp suất bơm lớn trên 2 0 0 bar, ống dẫn dài
630m có đường kính 125mm chịu được áp suất cao.
Để thi công công trình trên hỗn hợp bê tông có thành phần; 506kg đá granit
12-25mm , 362kg đá granit 5-12m m , 655kg cát granit 0-5m m hoặc cát sông 0-3 mm,
211 kg xi m ăng, 90 kg tro bay và 183 lít nước.
Bê tông hơTìi: Bê tỏng có thể được đẩy qua hộ thống ống được gọi là ống bơm. Nó
được ch ế tạo sao cho m a sát với thành trong của ống không quá cao và không bị kẹt
trong ống dẫn. Phải tìm hiểu xem điều gì xảy ra khi bê tông được bơm trong hệ thống
ống dẫn. Bê tông chảy trong ống và vùng tiếp xúc với thành ống là lớp vữa xi măng
m ỏng có tác dụng bôi trơn. H ình 4.3. m ô tả bê tông chảy dưới áp lực.

T h á n h ống
B ẻ tòng

Ọ -'-;::',;)!-ớ . /
Áp lực bơm Lự c khán g bơm

"P- . •R'
• Ọ ’ -D> •'■ữ.
cx ■, .; •. 'q ữ '- • ,q D ’• • ô ’•

^ ^ ■■ ĩ o : ■[. ;ù ;

N ư ớc v à c á c hạt nhó

/ỉin ằ 4.3, Mô hình hơỉĩỉ hê íôììg

Để bê tông có thể chảy được thì áp lực phải đủ lớn. Tuy nhiên, nếu bê tông quá ướt
với tỷ lệ nước/xi m ăng cao, thì áp lực sẽ đẩy nước ra khỏi hỗn hợp, tạo ra sức cản và bê
tông bị tắc.

H ỗn hợp bê tông bơm được thiết k ế sao cho tất cả thành phần hỗn hợp được gắn chật
với nhau dưới áp lực của m áy bơm do vậy không bị phân tầng hoặc tách nước. Hỗn hợp

88
phải có đủ tính chảy loang và m a sát vớ: thành ống nhỏ. Hỗn hợp cũng có thể biến dạng
khi chảy qua chỗ cong. Đ ể đạt được điều này, tỷ lệ của thành phần m ịn như xi m ăng và
các hạt nhỏ hơn 0,25m m (hạt có kích thước nhỏ hơn 300 m icron) phải hợp lý. Hàm
lượng của các hạt m ịn phải nằm giữa 350 - 400 kg/m^ được coi là thích hợp đối với bê
tông dùng để bơm. Hàm lượng trên không chỉ quan trọng để giảm m a sát m à còn tạo ra
chất lượng và tính công tác.
Có hai lý do làm tắc bê tông khi bơm là:
- Nước bị áp lực thổi ra khỏi bê tông
- Lực m a sát lớn do bản chất tự nhiên của hỗn hợp.
Đ iều quan trọng là phải đạt được cấp phối tốt và độ rỗng nhỏ, tuy nhiên không phải
lúc nào cũng thiết k ế được hỗn hợp từ cốt liệu lý tưởng có thể bơm được. Cốt liệu tự
nhiên hoặc cốt liệu nhân tạo có thể dùng để chế tạo hỗn hợp, nhưng phải chú ý đến cấp
phối, độ rỗng và mức độ đồng đều. Độ sụt của bẽ tông dùng để bơm là khoảng 75m m và
đưòng kính của ống dẫn phải lớn gấp ít nhất từ 3 - 4 lần kích thước lớn nhất của cốt liệu.

L ự a ch ọ n loại bơm

Đ ể lựa chọn chính xác loại bơm thì cần nắm rõ các nhân tố sau:
- Chiểu dài của ống dẫn đặt nằm ngang;
- Chiều dài của ống dẫn đật thẳng đứng;
- Số lẩn đổi hướng của ống dẫn;
- Đ ường kính ống dẫn;
- C hiều dài của đoạn ống ruột ngựa;
- Sự thay đổi đường kính ống dẫn;
- Đ ộ sụt của bê tông.

Á p lực bơm thẳng và tốc độ bơm là một hàm của đường kính ống, khoảng cách bơm
và độ sụt. Sử dụng điều này để chọn khả năng và tốc độ bơm.

C á c v ấn đ ề k h i bơm bê tô n g

Vấn đề thường nảy sinh khi bơm bê tông bị tắc nghẽn. Nếu bê tông không thoát ra tại
cuối ống dẫn, hoặc nếu bơm phát tiếng động lạ thì có nghĩa là bê tông bị tấc đâu đó
trong hệ thống và chỉ sô' áp lực của máy bơm tăng. Hầu hết tắc nghẽn thường xảy ra ở
khoảng cuối ống dẫn.

Tắc nghẽn thường xảy ra do hỗn hợp bê tông không hợp lý, do ống dẫn và đoạn nối
kém , do m áy bơm hoạt động sai hoặc là không bảo dưỡng tốt đoạn ruột ngựa.

Chúng ta đã bàn đến chất lượng bê tông. Hỗn hợp bê tông hợp lý sẽ có lớp vữa bao
bọc ra bên ngoài làm tác dụng bôi trơn cho hỗn hợp với thành ống. Hỗn hợp này phải có

89
hàm lượng nước vừa đủ, tỷ lệ thành phần hợp lý, nhào trộn đồng nhất. Có thể nói rằng,
hỗn họfp bê tông có thể bơm được là hỗn hợp bê tông tốt.
Thỉnh thoảng, nhiệt độ m ôi trường cao, sử dụng phụ gia, đặc biệt là phụ gia tcăng
nhanh ninh kết hoặc tăng lượng xi m ăng đều có thể gây tắc. Cơ hội tắc càng lófn nếu ta
không tiến hành bơm liên tục.

Ố ng dãn không được vệ sinh sạch sẽ, quá nhiều góc chuyển hướng đột ngột, sử dụng
đoạn nối cũ hỏng là những nguyên nhân gây tắc.
Người sử dụng m áy phải thao tác chính xác, sử dụng dầu bôi trơn trước khi bơm.
Đ oạn ống cao su ruột ngựa phải được xem xét cẩn thận và bôi trơn kỹ.

X ử lý tá c n g h ẽn

Tắc nghẽn nhẹ có thể được sử lý bằng cách đảo đầu và bơm ngược lại. K hông nêr. tăng
áp suất để bơm một cách mù quáng để thông tắc, nó có thể gây ra hậu quả trầm trọng.
Thỉnh thoảng có thể giảm chiều dài ống dẫn sẽ giảm được áp lực và bơm khối bé tông
tắc ra ngoài.
Đ ập bề ngoài ống bằng búa và lắng nghe tiếng động có thể xác định và giải quyêt tắc.
Tắc nghẽn có thể xử lý bằng cách chọc hoặc sử dụng quả bóng xốp rồi đẩy bằng khí
nén hoặc nước bằng áp lực cao.

4.1.4. Đổ bê tô n g

Thiết k ế thành phần bê tông hợp lý, cân đong, nhào trộn và vận chuyển chính J.ác là
chưa đủ, m ột điều cũng hết sức quan trọng là hỗn hợp bê tông phải được thi công một
cách hệ thống, để đạt được kết quả tốt nhất. Phương pháp thi công bê tông sẽ khác nhau
khi xây dựng các công trình đặc biệt dưới đây:
- Đ ổ khuôn bê tông tiếp xúc trực tiếp với đất (ví dụ đổ m óng cho cột hoặc tường);
- Đổ bê tông trên m ặt đất rộng hoặc dùng khuôn gỗ (ví dụ tấm bê tông m ặt cưòìig
hoặc m ặt đường sân bay);
- Đ ổ bê tông thành lớp với ván khuôn gỗ hoặc khuôn thép, (ví dụ: khối bê tông khi
xây đập hay m ố trụ);
- Đ ổ bê tông công trình dân dụng (ví dụ cột, dầm , sàn nhà);
- Đ ổ bê tông dưới nước.
Khi thi công tấm bê tông xi m ăng m ặt đưòíng, tấm bê tông sàn nhà thì phải loii bỏ
bùn, nước, hay các chất hữu cơ như cỏ, rễ c â y ... M ặt đất phải được đầm chật cẩn thin để
tránh m ất nước cho bê tông. Nếu không đầm nén tốt thì phần bê tông dưới đáy sẽ cc chất
lượng thấp. Thỉnh thoảng để tránh m ất nước cho bê tông khi trực tiếp tiếp xúc với nước
trên diện tích rộng, ví dụ như tấm bê tông m ặt đường thì có thể sử dụng tấm polyeylen
m ỏng lót dưới đáy trước khi đổ bê tông. Bê tông khi thi công cầu nhiều nhịp liên tic có

90
co ngót rất lớn vì th ế người ta phải c h ế tạo các khe co dãn thích hợp. Cần nhớ rằng bê
tông được đổ liên tục chứ không được “rót” . Cần đảm bảo rằng, bê tông phải được đổ
với chiều dầy thích hợp. Trong thực tế cần tránh đổ bê tông thành đống lớn rồi gạt sang
các phía.
Khi bê tông được đổ với chiều dầy lớn, khối iượng Iófn như khi xây nhà cao tầng, xây
dựiìg mô' trụ hay xây dựng các đập nước, bê. tông được đổ thành nhiều lốp. Chiều dầy mỗi
lớp phụ thuộc vào phương pháp đầm. Khi thi công bê tông cốt thép, chiều dầy mỗi lớp nên
đổ từ 15 đến 30cm còn khi đổ bê tông khối lớn thì chiều dầy mỗi lóp nên đổ là 35 - 45cm.
Các lớp phải được đổ liên tục đủ nhanh để tránh tách lớp. Q iiều dầy tối đa của mỗi lóp phụ
thuộc vào phương pháp đầm, vùng ảnh hưởng và tần số hoạt động của đầm.
Trước khi đổ bê tông, bể mặt của lớp bê tông ở lần đổ trước phải được rửa cẩn thận
bằng vòi phun nước. Trong trường hợp thi công đập, có thể phun bằng cát. Bề m ặt bê
tông cũ có thể được đục đẽo để tạo nhám và loại bỏ các các vật liệu rời rạc bên trên. Bề
m ặt cũ phải ẩm ướt. Đ ôi khi có thể sử dụng một lófp hồ hoặc vữa nhiều xi mãng - cát mịn
m ỏng rải lên irên bề m ạt cũ sau đó mới đổ bê tông tiếp theo. Tất cả quá trình phải được
thực hiện nhẳm tránh tối đa xảy ra hiện tượng tách lớp. Khi đổ bê tông thành nhiều lófp,
tốt hơn là đổ lớp bề m ặt Irên cùng thật xù xì để lófp tiếp theo có thể bám chắc vào lớp
trước. Khi bê tông được phun theo bể ngang thì có thể bố trí thêm các thanh thép đai
ngang dọc, hoặc bổ xung thêm các viên đá để làm tãng độ dính bám giữa các lớp. Dĩ
nhiên những điểu trên áp dụng với bê tông đổ khối lớn bằng nhiều lớp chứ không áp
dụng cho bê tông cốt thép.

Khi đổ bê tông có dùng ván khuôn như thi công dầm , và cột thì phải tuân thủ m ột sô'
nguyên tắc. Đầu tiên phải kiểm tra xem cốt thép đã được buộc chặt chẽ và chính xác
chưa, vị trí tiếp xúc giữa các m ảnh ván khuôn có kín không để vữa xi m ãng không bị
chảy ra ngoài khi đầm . Mặt bên trong của ván khuôn phải được bôi trơn để giảm ma sát.
Cốt thép phải sạch và không dính dầu mỡ. Khi m ật độ cốt thép dày thì phải đổ bê tồng
cẩn thận, đổ dần dần từng chút một để bê tông không bị kẹt. Tinh trạng trên thường xảy
ra khi thi công các cộ t mà m ật độ cốt thép nằm ngang lớn, ở vị trí nối tiếp giữa cột và
dầm và khi thi công các dầm có chiều cao lớn. Nói chung là đổ bê tông cột thì khó khăn
hơn. Bê tông thường được đổ từ chiều cao lớn. Khi rơi xuống chúng chạm vào các cốt
thép đai và cốt thép chủ nằm ngang dễ dẫn đến phân tầng hoặc bị tắc. Để tránh điều này
xảy ra người ta dùng các ống dẫn hoặc các phễu v .v ... để đổ bê tông vào khoảng giữa
các thanh cốt thép. Thỉnh thoảng khoảng cách giữa các ván khuôn quá nhỏ, hay lưới
thép quá dày người ta có thê’ khoét thủng các lỗ ở bên thành của ván khuôn và bê tông
được đổ vào qua các lỗ đó thay cho việc đổ từ trên xuống. Trong giai đoạn bố trí cốt
thép cần phải xét đến khó khăn khi đổ bê tông.

Khi đổ bê lông dưới nước phải đặc biệt lưu ý đến quá trình nhấc ống đổ bê tông.

91
Phần cuối của ống có m ột nút đậy và được đặt tựa H ệ íh ố n p treo ống
vào m ột tấm polyetylen dày hoặc m ột loại vật liệu
tương tự để đổ bê tông lên trên. K hi dưới đáy được
P h ề u nhận
đóng kín, nước sẽ không chảy vào ống được. Bê tông bé tông

có độ sụt rất lớn, khoảng 15 - 20 cm được rót vào


phễu. Khi toàn bộ chiều dài ống được đổ đầy bê
tông, đầu ống được nhấc lên, nhờ vào trọng lượng
của khối bê tông nút bịt đáy sẽ rơi ra và bê tông sẽ
thoát ra. Giai đoạn này cần được quan tâm cẩn thận M ực n ư ớ c
thi công
sao cho đầu ống dẫn luôn luôn nằm trong bê tông và
không cho nước chảy vào trong ống. N ói cách khác
đầu cuối ống luôn luôn được nút chặt bằng bê tông. B ẻ tông d âng

Sau đó bê tông lại được đổ vào trong ống qua phễu


và khi toàn bộ chiều dài ống được đổ đầy bê tông thì
ống lại được nhấc lên chầm chậm và bê tông sẽ thoát
ra từ từ. Q uá trình này được thực hiện liên tục không
dừng cho đến khi chiều dày lớn bê tông vượt hcm
Hình 4.4. M ô tả quá trình đ ổ
chiều cao mực nước.
hê tông dưới nước
N ếu phương pháp này được thực hiện chính xác,
sẽ có ưu điểm là bê tông không bị ảnh hưởng bởi nước ngoại trừ lớp trên cùng. Lớp trên
cùng sẽ bị cào, loại bỏ cuối giai đoạn thi công để loại bỏ phần bẽ tông kém chất lượng.

Trong suốt quá trình đổ bê tông, dòng nước phải tĩnh, không chảy nếu không thành
phần xi m ăng sẽ bị cuốn đi. Bê tông đổ dưới nước không cần đầm chặt vì bê tông sẽ
được đầm chặt tự động bởi áp lực nước. H ơn nữa bê tông có độ sụt như vậy cũng không
cần đầm . M ột trong những nhược điểm của phương pháp đổ bê tông dưới nước là tỷ số
nước/xi m ăng để đạt được độ sụt như vậy là tương đối cao vì th ế làm giảm cường độ của
bê tông. Nhưng bây giờ việc sử dụng phụ gia siêu dẻo là rất phổ biến. Bê tông có tỷ lệ
nước/xi m ãng bằng hoặc nhỏ hơn 0.3 vẫn có thể dùng để đổ bê tông dưới nước.
M ột phưcmg pháp đổ bê tông dưới nước khác là phưcmg pháp phun vữa lỏng vào cốt
liệu đã được đầm . Cốt liệu được đầm chiếm đủ thể tích phần bê tông cần đổ còn vữa xi
m ãng được phun qua ống dẫn xuống đáy vùng cốt liệu. V ữa được lấy và phun từ từ, áp
lực vữa sẽ đẩy nước ra khỏi khe hở giữa các cốt liệu, và chiếm các lỗ rỗng đó. Phương
pháp này rất thích hợp khi thi công m óng giếng chìm .
Bê tông đổ dưới nước có thể được đổ bằng cách sử dụng ống dẫn và m áy bơm bê
tông. Ố ng dẫn được lắp và hạ xuống đến đáy. Sau đó khởi động m áy bơm. K hi ống dẫn
được điền đầy bê tông thì nứt đậy sẽ bật ra, phần bê tông được phun ra xung quanh phần
cuối ống sẽ đóng vai trò như nút đậy, không cho nước chảy vào ống dẫn. Á p lực máy
bơm là rất lớn và quá trình đổ bê tông sẽ diễn ra liên tục cho đến khi bê tông cao hofn
mực nước.

92
Có m ột phương p h áp đặc biệt đổ bê tông sử dụng ván trượt. V án trượt có thể dùng để
xây dựng theo chiều thẳn g đứng hoặc xây dựng theo chiều ngang.
4.1.4.1. Ván kh u ôn trượt th ẳn g đứng
Đã được sử dụng và rất thích hợp với kết cấu có chiều cao lớn. Tlieo phương pháp này, bê
tông được đổ, đầm chặt và ván khuôn được nâng lên nhờ hệ thống kích thuỷ lực. Tốc độ
nâng ván khuôn phụ thuộc vào nhiệt độ và sự phát triển cường độ của bê tông, khi m à bê
tông có thể giữ nguyên hình dạng mà không cần ván khuôn, ở Ấn Độ đã có một số công
trình có chiều cao lớn như ống khói và silò được xây dựng nhờ công nghệ này. M ặc dù
phương pháp này thích hợp với kết cấũ có hình dạng đồng nhất, nó còn được sử dụng để xây
dựng tiTỊ cầu Mỹ Thuận, cầu Kiền, cầu Bính Hải Phòng (xem hình 4.5.)-
Thi còng bẽ tỏng Trượt ván khuôn Tháo vãn khuôn trượt

_ ” Đ ầ y ngang

H ình 4.5. Thi công hê ỉỏng sử dụng vân khuôn ĩrư 0

4.1.4.2. Ván khuôn trư ợt n gan g

Là m ột công nghệ k h á mới. Nó thích hợp cho xây dựng lớp phủ m ặt đưòng. Lần đầu
tiên m áy rải bê tông đường được sử dụng đế đổ bê tông trong xây dựng đường ở sân bay
Tân Sơn N hất và đường Q uốc lộ 1.

M áy rải bê tông đường là m ột máy phức tạp có thể trải bê tông thành lớp và đầm bê
tỏng bằng hệ thống đinh rung động và máv đầm rung bề mặt. M áy rải bê tông đường tạo
ra bề m ặt phẳng, trơn sau đó dùng bàn chái nylông tạo ráp bề mặt. M áy cũng có thể cắm
các đoạn thép ngập xuố n g đưòfng với khoảng cách định trước. Nói chung không có sự
tách và m ất nước vì bê tông rất rắn (độ sụt 2 cm), bê tông này được c h ế tạo làm lớp phủ
m ặt đường. Nếu bê tông bị m ất nước một chút thì trước khi nó bị m ất có thể đổ hỗn hợp
hoá chất tạo thành m ột lớp m àng m ỏng lên trên bề mặt bê tông.
Tất cả hoạt động diễn ra liên tục \'à máy rải tiến từ từ về phía trước bằng bánh xe lăn,
định hướng bằng tia lade - hệ thống máy tính. Định hướng này giúp cho việc đổ bê tông
theo đường thẳng, theo đường cong hoặc có độ chênh cao. Tốc độ xây dựng, vận tốc của

93
xe khoảng Im /phút và m ột ngày có thể là việc 16 giờ. M áy này có thể hoàn thiện
khoảng Ikm đường m ột làn xe rộng 3,75m và dầy 35cm.

ở Việt Nam trong thi công đường ô tô và sân bay (sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất) đã
sử dụng thiết bị ván khuôn trượt như G om aco C om m ander III (M ỹ), W irtgen SP 500
(Đức), HTH 5000 (Trung Q uốc). Pow er C U RBERS BC870 (M ỹ). Các loại m áy này có
thể rải m ặt đường chiều dày tối đa 40 cm .
Chúng được sử dụng để xây dựng đường m ột làn xe hoặc từng làn xe một, còn ở Châu
Âu và những nước phát triển khác m áy rải có thể rải hai hoặc ba làn xe m ột lúc. Đ ể rải
được bề m ặt rộng như vậy cần m ột lượng lớn bê tông có chất lượng đồng đều ở Châu Âu
các m ẻ trộn liên tục cung cấp bê tông với tốc độ từ 150 - 250m ’/h. Tốc độ này có thể
cung cấp cho các máy rải dung tích lớn.

4.1.5. Đầm nén bê tông

Đ ầm nén bê tông là quá trình loại bỏ không khí ra khỏi bê tông. Trong quá trình nhào
trộn, vận chuyển, đổ khuôn bê tông khống k h í sẽ cuốn vào trong bê tông. Bê tông có
tính công tác càng thấp thì lỗ rỗng cuốn vào càng nhiều. Nói cách khác, bê tông càng
cứng thì phần trăm lỗ rỗng cuốn vào càng nhiều và do đó cần công đầm nén nhiều hơn.
Cần biết thêm rằng đầm nén đạt độ chặt 100% không chỉ quan trọng theo quan điểm
về cường độ m à còn quan trọng cả về độ bền. Trong thời gian gần đây độ bền trở nên
quan trọng hơn cả cường độ.
Đ ầm nén không đủ làm tăng tính dễ thấm của bê tông làm cho các hoá chất thấm vào
“tấn công” bê tông và cốt thép làm giảm độ bền của bê tông.
Để đạt được độ đặc chắc lớn nhất với công đầm nén hợp lý tại công trường, cần sử
dụng hỗn hợp có tính công tác và ch ế độ chấn động hợp lý.
Chấn động là m ột trong các biện pháp hiệu nghiệm nhất để làm dẻo bê tông tạo ra độ
dẻo biểu kiến tốt khi đúc khuôn, độ đặc chắc cao do đưa được không khí ra ngoài và độ
cứng cần thiết khi tháo ván khuôn ngay. Tất cả điều đó làm cho là bê tông cấu trúc tốt về
thành phần hạt.
Cõng nghệ sản xuất bê tông thường dùng chấn động để sản xuất các cấu kiện bê tông.

V iệc sử dụng bê tông khô được gợi ý bởi các quan niệm về kỹ thuật và kinh tế là:
độ cứng m ong m uốn và hàm lượng xi m ăng. H ai yếu tố này, gắn chặt với nhau, biến
đổi theo m ột yếu tô' thứ ba là tỉ lệ N /X . V ới hàm lượng xi m ăng đã cho, cường độ cực
đại đạt được đối với N /X nhỏ, nằm tro n g khoảng 0,3 - 0,4 tùy th eo cường độ đầm .
Các giá trị N /X như vậy cho bê tông k h ó đổ và cần đưa vào năng được tạo ra đặc biệt
nhờ chấn động.
H oạt động của bê tông dưới tác dụng của chấn động là cơ sở để đề xuất các quy định
tối ưu về việc dùng chấn động bê tông.

94
Xem xét chấn động trên bê tông khỏ, có nhiều cốt liệu và không tự chảy được, lúc
đầu đổ bê tông bằng chấn động có tác động Irực tiếp trên cốt liệu lớn, chúng va chạm
vào nhau. H iện tượng này m ất đi nhanh chóng và bê tỏng đạt được độ chảy biểu kiến.
Chấn động không lan truyền nữa theo các hạt mà theo hồ lỏng tạo ra sóng lan truyền.

Các sóng này cho chất lỏng một chuvển động tương đối đối với các hạt lơ lửng.

Tập hợp các hạt được phủ lớp mỏng chất lỏng, tạo nên các kênh m à tiết diện biến đổi,
chúng hẹp dần lại ở các điểm tiếp xúc giữa các hạt. Do đó, hoạt động xoay chiều của
chất lỏng trong các kênh sẽ gây nên áp lực dư, tạo ra sự co thắt có tác dụng đẩy không
khí ra và tãng khoảng cách giữa các hạt.
Hiện tượng cuối cùng này làm giảm lực hút và ma sát. Bê tông được chuyển từ trạng
thái dẻo sang trạng thái chảy. Hiện tượng này được làm rõ bằng nghiên cứu lưu biến của
bê tông chịu chấn động và chúng ta đã thấy ớ chương trước.
Nghiên cứu này làm rõ một trong các lợi ích của chẩh động, đó là việc tãng hệ số ma sát
trong sau khi dừng chấn động, do tăng số các điểm tiếp xúc giữa các hạt, điều đó kéo theo
đ ộ d ín h tố t h ơ n , v i ệ c g i ữ tố t hcm h ìn h d ạ n g Siiu k h i th á o k h u ô n , n g a y c ả t h á o k h u ô n n g a y .

Chúng ta đã thấy rằng tác dụng tốt của chấn động được tạo ra bởi giao động của chất
lỏng giữa các hạt. N ếu chúng ta có thể nêu iên định luật truyền sóng trong môi trường
thì sẽ có thể sử dụng hiện tượng này bàng cácli chọn hợp lý các đặc tính của chấn động
như sau:
a) Chiên clìấii động

M ột cột bè tông đựng trong m ột thùng (lược chấn động th eo phương thẳng đứng;
chấn động được tru y ề n trong bê tông qua liồ lỏng; nó có tác dụng tách các hạt. Tác
dụn g này cũng phát sinh dọc theo thành Ihùng. Do dó, chấn động theo phương thẳng
đứng làm cho bê tông chảy dọc theo tliàiih đứng dễ dàng hơn, điều đó được đặc biệt
quan tâm khi đúc khuôn.
Trong m ột m ôi trường không đồng nhất như bê tông, các sóng lan truyền qua chất
lỏng được phản hồi trên mỗi hạt, điều đó làm rung động tất cả các kênh chứa đầy chất
lỏng. Tuy nhiên cần phải thấy rằng những kênh có hướng thẳng đứng có kích thước lớn
hofn những kênh nằm ngang do tác dụng của trọng lực. Như vậy sự truyền chấn động
theo phương thẳng đứng dễ dàng hơn nhiều so với phưcíng ngang.
Ngoài ra chấn động ngang không có lợi đối với độ bền của m ột vài loại m áy và
khuôn của kết cấu.
b) Tần s ố chấn động

Độ chảy biểu kiến của bê tông được chân động được tạo ra bởi các giao động của
chất lỏng giữa các hạt. Áp lực được tạo ra tỉ lệ với bình phương của tốc độ và với khối
lượng thể tích. Tốc độ cực đại của chấl lón« khi được chấn động bằng:

95
V = coXo hoặc V = 27ifXo

f là tần số và X q là biên độ của chuyển động

Do đó, áp suất tối đa sẽ là; p = k .p .f .Xg^

Tác dụng của giao động tỉ lệ thuận với bình phương của tần sô' và biên độ, là cả với
năng lượng của giao động.

N gày nay đầm bê tông để tăng độ chặt của bê tông thường tăng tần số riêng củ a
m áy đầm .

Đ ối với các cấu kiện cao, tác dụng của chiều cao là trội nhất, khi đó phải giảm tần số
chấn động.

Biên độ là m ột yếu tố có thể tăng lên để tăng hiệu quả của chấn động. Tuy nhiên
không nên vượt quá m ột giới hạn nào đó, vì các hạt lơ lửng trong hồ, khi biên độ thấp
hầu như không chuyển động do độ nén ép của m ôi trường, bắt đầu chuyển động khi biên
độ cao. C huyển động không đối xứng vì hoạt động của trọng trường lên hạt, nó càng lóíi
khi các hạt có thể tích càng to và biên độ càng lớn. Cuối cùng, xuất hiện sự rã rời của
cấu trúc và phân tầng, các hạt nặng đi xuống đáy và các hạt nhẹ nổi lên trên.

Trong khi đổ bê tông, có thể chấp nhận biên độ lớn hơn lúc đầu, vì sự có m ặt của
không kh í làm cho bê tông có độ nén lại cao hơn. Dần dần theo sự thoát ra của không
khí, độ đặc chắc của bê tông tãng lên, vậy phải giảm biên độ cùng lúc với việc đổ khuôn
nhưng song song với việc đó tăng tần số, vì khi đó sự truyền giao động tốt hơn. M ặt
khác chú ý là trong thực tế biên độ giảm đi do tăng khối lượng bê tông được chấn động
trong nhiều trường hợp ở giai đoạn sau sử dụng các m áy là bề m ặt bê tông biên độ nhỏ.

Sử dụng hiện tượng này đối với các m áy đầm làm đường để tăng chất lượng bê tông.

c) H ệ thống chấn động - hệ thống rung đ ể đầm chắc bê tông

Theo cách tác động của lực, hệ thống rung có thể được xếp thành bốn loại như sau:

- Tác động trực tiếp của sự dịch chuyển xoay chiều;

- Tác dụng trực tiếp của m ột lực;

- Tác động của nội lực - phản lực của quả quán tính;

- Lực quán tính được tạo ra bởi m ột khối quay.

Hai trưòíng hợp đầu được dùng cho m ột vài ứng dụng đặc biệt có tần số thấp và có
tính thực nghiệm . Nó có nhược điểm là truyền phản lực của lực rung vào khung m áy.
Trong số các đầm rung có nội lực, trong đầm rung có quả quán tính nối liền kiểu đàn
hồi với khối chính. Đó là trường hợp của các đầm rung điện từ hoặc của những m áy đầm
đất. N hững loại được dùng nhiều hcfn là các m áy đầm rung dùng lực ly tâm của m ột khối

96
quiy làm lực rung. Chúng thể hiện một hệ số khuếch đại đáng chú ý; Thật vậy người ta

chứng m inh rằng yếu tố này lớn hơn 1 khi — tăng lên.

Đ ầm rung có hoặc không ly tâm gồm có 7 loại đầm.

Các đặc tính của hệ thống đầm rung là;

- Tần số;

- K hối lượng m của bộ lệch trọng tâm quay hoặc khối rung;

- Bán kính quay r của quả quán tính, hoặc biên độ dịch chuyển 2a của khối rung;

- Lực ly tâm hoặc lực rung cực đại p = m arr hoặc F = mco^a;

- K hối lượng tổng cộng của hệ thống M, kể cả đầm rung;

- H ằng số tắt dẩn h của hệ thống.

N goài các đặc tính cần thiết của hệ thống và của đầm rung, sẽ phải xem xét các yếu
tố kỹ thuật ảnh hưởng đến quan niệm của tổng thể, đó là.

- N guồn năng lượng và việc cấp năng lượng;

- Công suất bị hút (tính bằng W att đối với các đầm rung chạy điện) hoặc sự tiêu thụ
(tính bằng lit/ph không khí nén đối với đầm rung khí nén);

- Đ iện áp của việc cung cấp năng lượng, tấn sô cua nó hoặc áp lực của khí nén tính
bằng 3 (tức kg/cm^);

- Phương pháp cố định đầm rung trên hệ;

- Bán kính hoạt động của đầm rung.

• P h ạ m vi túc dụ n g củ a đ ầ m rung:

Khi đầm bê tông, vấn đề quan trọng là tất cả khối bê tông phải được đầm rung. Để
làm được điều đó các dao động tạo ra bởi đầm rung phải lan truyền trong toàn bộ khối,
phân bố và giao nhau, để không có chỗ nào không được đầm kém đặc chắc và có cường
độ nhỏ hơn và trở thành các điểm yếu trong cấu trúc thành khuyết tật trên bề mặt.

• Đầỉiì riuiịỊ hên trong (đầm dùi):

Đầm dùi chúng bao gồm m ột m áy phát, cần gạt và dùi. M áy phát có thể chạy bằng
điện, xãng, khí nén. Rung động được tạo ra khối lệch tâm gắn vào tay nắm , mỏ tơ hay
roto của bộ phận tạo rung động. Tần số dao động khoảng 12.000 chu kỳ /phút, đường
kính của dùi từ 20 - 75m m , chiều dài từ 25 - 90cm. Loại dùi lófn để ch ế tạo bê tông khối
(m ố cầu hoặc đập nước). Bán kính hoạt động của đầm dùi có thể tham khảo các sô' liệu ở
bảng 4.2.

97
Bảng 4.2. Các bán kính hoạt động của đầm dùi thông thường
theo đường kính của chúng

Bán kính hoạt động, tính bằng cm được xác định với một tần sô' lực ly tâm
Loại Bê tông khô Bê tông dẻo Bê tông mểm
đầm dùi Tẩn sô' Rung Rung Rung Rung Rung Rung
trong lOs trong 30s trong lOs trong 30s trong lOs trong 30s
Ộ56 mm 12.000 v/ph
40 55 45 60 55 70
chạy điện 4.600N
Ộ50 mm 13.500 v/ph
40 55 50 60 55 70
khí nén 4.500N
Ộ35 mm 18.800 v/ph
12 35 40 50 50 55
khí nén 2.000N
Ộ25 mm 20.000 v/ph
5 20 35 45 45 55
khí nén 650N

Chiều dày của lớp bê tông bình thưòng không lớn hơn 60cm , lớp bê tông đầu tiên
không quá 15cm.
Độ cắm sâu của m áy đầm : Đầu rung được cắm xuyên qua lớp bê tông đang đổ và
cắm sâu vào lớp dưới từ 15-20cm để các lớp có thể dính bám vào với nhau. Tốc độ ấn và
rút đầu rung 3cm /s.

Thời gian rung được đánh giá bằng mắt thường thời điểm khi đầm rung đã đủ, đối với
bê tông phối hợp tốt khi không còn sinh ra bọt khí trên bề m ặt và bề mật được phủ một
lớp hồ xi m ăng (theo kinh nghiệm ).

Có thể xác định thời gian đầm rung bằng m ột phép thử tương đối với mỗi trường hợp
riêng biệt, thời gian này thường nằm trong khoảng từ 30 giây đến 2 phút.

C.E.B.T.P đã tiến hành nghiên cứu thời gian rung đối với các thí nghiệm và kiểm tra
khác nhau. Các thí nghiệm đã được thực hiện bằng một đầm dùi (|)25mm, đối với các
m ẫu có kích thước thông thường.

Có thể xác định thời gian đầm rung theo công thức sau đây (theo giây):

100
+ G V v .F (s)
ệ VA + 5

Với: ệ - đường kính của đầm dùi được sử dụng, tính bằng mm;
A - độ sụt của hình côn, tính bằng cm;
G - hộ số hình dạng của cốt liệu;
F - hệ số m ật độ cốt thép;
V - thể tích bê tông tính bằng lit phải nhỏ hơn 25/.

98
Thời gian chấn động biến đổi theo căn bậc hai của V. Điều đó có tính đến m ột thực tế
là hiệu ứng thành của khuôn trở nên quan trọng đối với các thể tích bê tống nhỏ.

Bảng 4.3. Các giá trị của các hệ sỏ G và F

Đá Cát G
Sỏi Cát sông 1
Đá nghiền Cát nghiền 3
Đá nghiền Cát nghiền 5

Bố trí cốt thép F


Rất đặc 1,50
Đặc 1,35
Thường 1,20
ít 1,10

Nếu thể tích của bê tông đầm tăng lên nhiều, và đối với các kết cấu thông thường, có
thể dự kiến thời gian chấn động tỉ lệ với V và công thức sẽ như sau đối với V > 251:

25 100
T= +G + 2.5 ■F (s)
<ỉ> ^A + 5 ^10

Công thức cuối cùng này cho phép đánh giá gần đúng thờigian rung tổng cộng của
công trình và để dự kiến như vậy sô' lưgfng đầm dùicó đường kính đã cho, biết rằng
trong thực tế m ột đầm dùi chỉ được sử dụng một cách hiệu quả để đầm rung bê tông
trong 2/3 thời gian hoạt động của nó.

V í dụ tính toán thời gian chấn động ở công trình.


Dữ liệu: loại đầm rung đầm dùi bên trong.
Dụng cụ: đầm dùi có đường kính 76m m và 54mm (ta dùng (ị) = 65m m ).
Đ ộ dẻo: A = 5cm (độ sụt).
Cốt liệu: dăm nghiền, cát sông và G = 3.
Công suất; 25m Vgiờ = 250001/giờ.
Cốt thép; cốt thép dày F = 1,35.

25 100 25000
T= +3 - + 2,5 ,l,3 5 = 17.000sec
65 5+ 5 10

Biết rằng ưong 1 giờ ứiòi gian đầm rung hiệu quả của một đầm dùi là 2/3x3600 = 2400 sec,
..1 7 0 0 0
vậy số đấm dùi dự kiến là — = 7 đầm .
2400

Bùn rung là m ột bộ m áy được dự kiến để đỡ các khuôn và truyền cho chúng những
dao động càng đồng đều càng tốt để đạt được một diện tích và độ đặc chắc đều đặn.

99
K ích thước của đầm bàn sẽ lớn hơn kích thước của khuôn m ột chút để có thể lắp
những bộ gá để kẹp giữ và định vị các khuôn. Rõ ràng là bàn càng lớn, thì không phải
cứng để nó truyền tốt chấn động thoả m ãn xu hướng tãng nhanh trọng lượng lớn kết cấu
dùng các đầm rung. Các giải pháp được chấp nhận đối với đầm bàn lớn là:
- H oặc là sự phân bố của nhiều đầm rung được đồng bộ hoá dưới bàn.
- Hoặc là sử dụng các bàn nhỏ được khởi động riêng rẽ, nhưng chúng cần các khuôn
cứng hơn.
Đ ầm bàn rung được cấu tạo bởi m ột cái khung ở bên dưới đỡ các gối tựa đàn hồi, trên
đó đặt cố định m ột cái bàn bên trên.
Các kích thước của các bàn rung phải được hạn ch ế vì khối lượng của chúng trở nên
rất lớn và để đạt được độ cứng cần thiết đối với sự phân bố dao động. Vì lý do đó, các
cấu kiện bê tông có bề mặt lớn được chấn động trực tiếp bởi các khuôn của chúng bằng
m ột số nào đó các đầm rung được bố trí sao cho mỗi đầm rung trong số đó làm dao động
m ột phần của khuôn và phải để các vùng được chấn động lại giao nhau để không có
vùng nào không được đầm rung.
Vúìi khuôn rung độiìi; {nnìỊị động ngoài). V án khuôn rung động được sử dụng để chế
tạo bê tông cột, tường m ỏng hay kết cấu đổ tại chỗ. M áy đầm được gắn chặt vào mặt bê
ngoài của ván khuôn và truyền rung động qua ván khuôn vào bê tông. Sử dụng phương
pháp này sẽ làm cho bề mặt của bê tông tốt nhưng tốn năng lượng hơn phương pháp
rung trong. Hiệu quả của phưcmg pháp này thấp hơn so với phương pháp rung Irong nên
có thể dùng kết hợp cả hai phương pháp.
M ột kiểu đầm rung như vậy kéo theo m ột sự mỏi đáng kể đối với các ván khuôn.
Người ta giảm sự mỏi này bằng việc dùng dao động tần số cao (lớn hơn hoặc bằng
100Hz), nó cho các biên độ nhỏ và như vậy vùng ảnh hưởng nhỏ hơn; điều đó làm giảm
độ cứng cần thiết cho khuôn (độ cứng biến đổi theo 1^).
Các khoảng cách giữa các đầm rung sẽ vào khoảng từ 1,5 đến 2m và việc bố trí
chúng, để nó ngăn cản được những hiện tượng giao thoa có hại cho sức chống sự một
mỏi của khuôn. Trong việc tính toán lực dao động sẽ dùng, người ta có thể lấy F trong
thực tế = 2g Z M .
Việc sử dụng trực tiếp các đầm rung trên các khuôn lớn thể hiện nhược điểm là tăng
sự bất động của vật liệu được chấn động, tạo ra sự chậm trễ đông cứng \ à tháo ván
khuôn. Người ta có thể tránh được nhược điểm này bằng việc dùng các bộ gá kẹp nhanh
của các đầm rung hoặc bằng cách dùng các rầm hoặc các mễ rung.

4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP c ơ HỌC KHÁC CẢI THIỆN TÍNH DỄ Đ ổ

Chấn động bê tông không phải luôn luôn đầy đủ và không cho phép bê tỏng đạt được
sự đặc chắc cao, m à người ta có thể hy vọng iheo lý thuyết. Năng lượng tiêu thụ cho ma
sát là lớn, kết quả là m ột hệ số tắt dần hạn ch ế nhiều bán kính hoạt động, điều đó càng

100
lớn khi bê tông càng cứng. Chấn động được chọn lọc; tốc độ đầm chặt lúc đầu lớn, sau
giảm nhanh. Đ iều đ ó kéo theo việc làm chặt hoàn toàn bê tống khô đòi hỏi m ột thời gian
và m ột tiêu phí về năng lượng vượt quá khả năng kỹ thuật trong phần lớn thời gian.
Có thể sử dụng các giải pháp sau:
G iải pháp thêm áp lực bên ngoài bằng đầm rung. Hệ thống này đòi hỏi sử dụng năng
lượng, nó phải tăng theo bình phưcmg của áp lực và khi đó nhanh chóng đạt tới giới hạn.
M áy đầm lăn (bê tông đầm lãn) là phưofng pháp m ới được phát triển gần đây dùng để
đầm bê tông rất khô bằng cách sử dụng m ột con lăn rung động (lu chấn động). Phương
pháp thi công này được phát triển đầu tiên ở Nhật Bản sau đó xuất hiện ở M ỹ, Pháp và
gần đây ờ V iệt N am . Nó chủ yếu dùng để đầm bê tông khi xây dựng đập nước và m ặt
đường. Con lăn nặng vừa lăn vừa rung để đầm bê tông khô cứng.

4.2.1. C ông nghệ đầm nện bê tông

V iệc đầm nện là m ột biện pháp động lực cho phép gây ra trong hỗn hợp sự hình thành
các chuyển động trượt, tạo ra sự làm chặt. N ăng lượng được cung cấp dưới dạng va đập
và xung động liên tục. Nhưng mỗi va đập phải đủ để tạo ra m ột loạt các chuyển động
trượt. M ỗi giá trị năng lượng tương ứng với m ột giới hạn làm chặt phụ thuộc vào số
lượng va đập và cường độ làm chặt.
V ấn đề làm chặt bằng đầm nện là xác định giá trị của w , phù hợp với các phương
tiện thực tế và cho phép đạt nhanh tới độ đặc chắc gần với giới hạn tối ưu.

Công nghệ đầm nện được phát triển ở M ỹ, Nga, Ý và đã bước đầu ứng dụng công
nghiệp ở V iệt N am ch o năng xuất cao.

4.2.2. C ông nghệ cán

C ông nghệ cán có thể tạo ra các chuyển động trượt nén trên bê tông
Phương pháp cán, dựa vào nguyên lý đạt được những thay đổi về hình dạng bằng các
chuyển động tiếp tuyến, được sử dụng trong m ột vài trường hợp sản xuất các dầm làm
bằng bê tông cốt thép.

Bê tông được đổ trong khuôn di động hướng theo chiều dài và được tác động bởi
những bánh lăn nhỏ, chúng ấn lên bề m ặt bằng những chuyển động trượt ngang và dọc.
V iệc ấn những bánh răng có độ sâu tăng lên và số lượng của chúng biến đổi theo hình
dạng kết cấu dầm .

Bằng cách này, bê tông có độ đặc chắc chấp nhận được.

4.2.3. É p ra nước

Phương pháp này bao gồm việc trộn m ột loại bê tông chứa m ột lượng nước đủ để đổ
dễ dàng và để tiết ra nước sau đó bằng m ột phưcmg tiện ép.

101
a) Ép nước hằng quay ly tâm

Phưcmg pháp ép nước này được sử dụng từ lâu để sản xuất các ống. Bê tông được đổ
vào m ột ống hình trụ quay với tốc độ lớn. Lực ly tâm đẩy bê tông vào thành ống dưới
dạng m ột lớp có chiều dày đểu đặn. Khi đó các hạt trong hỗn hợp có xu hướng phân cấp
theo độ lớn của chúng, những hạt nào có tỉ số thể tích/bề mặt lởn thể hiện sự chống lại
chuyển dịch kém hơn qua khối nhớt. Lúc đó người ta thấy phần bên ngoài của lóp gồm
bê tông đã được làm chặt có vữa tối thiểu, rồi đến lớp trung gian gồm bê tông có quá
nhiều vữa và cuối cùng nước thừa chứa ít nhiều xi m ăng, được đẩy vào theo hướng trung
tàm, từ đó có thể để nó chảy đi. Lợi ích của việc xử lý này là không những đạt được bê
tông có chất lượng cao, mà còn cho phép tháo ván khuôn ngay.
Để được như vậy, bê tông phải có độ đặc chắc lớn gắn với m ột hệ số m a sát trong cao
và sự dính kết đầy đủ. Các chuyển động ly tâm của các hạt tạo nên sự làm chặt phải
chống lại ma sát trong của bê tông.
N hư vậy, có lợi khi tìm kiếm từ lúc khởi đầu, m ột hỗn hợp có hệ sô' m a sát yếu,
nhưng làm sao để sự dính kết mao quản có thể xuất hiện nhanh chóng. Chính trong các
phần nhỏ của thành phần hạt có thể sử dụng giải pháp, thêm bột khoáng thật m ịn vào
thành phần bê tông.
Phương pháp này có thể được cải thiện bằng cách thêm vào đó m ột dao động trong
khi ly tâm. Nó giảm hoặc loại bỏ m a sát chống lại sự dịch chuyển của các hạt và sự ép
nước và có tác dụng tãng nhanh tốc độ làm chặt bê tông.
h) S ự ép nước hằng chân không
Đó là phương pháp mới đây nhất. Nó bao gồm việc tách ra m ột phần nước q u a thành
thấm nước, đằng sau đó tạo chân không.
ÌBằng phưcmg pháp này, người ta thấy rằng sự m ất nước, dưới áp lực cao hơn lượng
nước được chuyển ra bởi chính bê tông đó chịu áp lực tĩnh để có cùng độ lún.
Hệ thống này cho phép đạt được sự dính kết cao cho phép tháo ván khuôn nhanh.

4.3. H O À N TH IỆ N

G iống như bất cứ m ột loại bê tông thông thường nào khác, việc hoàn thiện cần được
thực hiện đúng đắn để đảm bảo độ bền. Có m ột vài sự khác nhau trong quá trình hoàn
thiện bê tông thông thường và bê tông HPC, tuy nhiên, sự khác nhau có thể cho những
kết quả quan trọng. Đ áng chú ý nhất trong số khác nhau là cần phải đổ tương đối nhanh
và hoàn thiện bê tông đồng thời với quá trình xử lý bê tông. Tuân thủ theo các bước thực
hành thi công bê tông tốt là cần thiết để đạt được những lợi ích trong khi phục vụ m à bê
tông có thể m ang lại.
Đ ối với các kết cấu phụ, làm chặt đúng cách là cần thiết để đạt được sự hoàn thiên
m ong m uốn, để tránh những lỗ hổng trên bề mặt, các bề m ặt được tạo dáng. Các bề m ặt
phơi trần chỉ cần sự hoàn thiện bằng tay tối thiểu.

102
Các m áy móc để hoàn thiện như nhau có thể được sử dụng cho đến khi chúng được
xác lập và vận hành theo khuyến cáo của nhà sản xuất, và được kiểm tra xem hoạt động
có chính xác không. Sử dụng đồng hồ công tơ mét để đảm bảo là sự rung đúng đắn là
cần thiết. Q uá trình hoàn thiện nên tuân thủ theo các thực hành về bê tông. Bê tông cần
phải được bảo vệ khỏi sự bay hơi và m ôi trường bằng cách che bằng bao bì ướt hoặc chất
dẻo nếu có sự chậm trễ trong hoạt động hoàn thiện xảy ra. Ảnh hưcmg của sự chậm trễ
này phụ thuộc vào các điều kiện thời tiết trong quá trình đổ và các m ối quan hệ của nó
với tốc độ tổn thất nước thoát ra khỏi bê tông tươi; chậm trễ m ột ngày với nhiệt độ thấp,
độ ẩm thấp và tốc độ gió thấp có thể ít bị ảnh hưởng hcfn sự chậm trễ m ột ngày với nhiệt
độ cao, độ ẩm thấp, và tốc độ gió cao. K hông để dư quá nước hoặc xối nước để cải thiện
khả năng làm việc.
Các thao tác hoàn thiện cần hoàn tất đúng lúc. Cần phải ưu tiên đổ bê tông trong thời
gian bay hơi thấp. Bất kể là gì, bê tông cần được đổ, hoàn thiện và xử lý không quá 30'.
Công nhân ngoài hiện trường cần phải hiểu rằng sử dụng m ột chất làm chậm quá trình
ninh kết sẽ duy trì khả nãng làm việc ở bê tông, nhưng nó sẽ không bảo vệ bê tông khỏi
tổn thất nước và gây ra các vết nứt do co rút dẻo. Q uá trình đổ bê tông không nên vượt
quá 5 - 8 feet (1,75 - 2,8m ) phía trước m áy hoàn thiện. Nếu bê tông được đổ ngoài phạm
vi này khi đó quá trình làm khô và lắng đọng của vật liệu có thể xảy ra và nó trở nên khó
hoàn thiện bề mặt. Sau khi m áy hoàn thiện đi qua, công việc hoàn thiện bằng tay phải
được thực hiện trong phạm vi lừ 5 - 8 feet (1,75 - 2,8m ) phía sau m áy để hoàn tất công
việc hoàn thiện trước khi bể m ặt bắt đầu khô.
Đối với các phiến không cần làm nhẩn bề m ặt vì cần m ột lớp vân nhám sẽ được tạo ra
vì lý do ma sát/an toàn. H oàn thiện bề mặt quá mức có thể làm tăng khả năng đóng vảy
và làm chậm quá trình xử lý. Khi công việc hoàn thiện bằng tay là cần thiết cần phải giữ
ở mức tối thiểu để đảm bảo độ bền của bê tông. H oàn thiện quá mức bề mật sẽ làm cho
cốt liệu chìm vào hỗn hợp và lớp vữa nhão trồi lên bề mặt.
Việc áp dụng bất kỳ m ột kiểu vân nào lên bề m ặt cần phải được hoàn tất ngay sau khi
hoạt động làm nổi nước lên mặt. Sự chậm trễ trong việc áp dụng các vân lên bê tông dẻo
sẽ gây ra sự xé bề mặt.

Ngay sau khi tạo vân cần phải xử lý tránh nứt do co rút. Dấu vết thứ yếu của vật liệu
xử lý thì ít quan trọng hơn việc áp dụng chậm trễ xử lý. Đ ể tạo điều kiện thuận lợi cho
sự thoát nước kết cấu phiến và giảm khả nãng các phưcmg tiện giao thông tạo rãnh trên
bề m ặt phiến cầu m ột khi nó đi vào phục vụ, nhiều tổ chức đã kêu gọi tạo vết khía bê
tông tươi để cung cấp các rãnh cho việc thoát nước. Với HPC, người ta sử dụng các rãnh
thoát hình răng cưa là m ột sự lựa chọn tốt hơn. Khi khía rãnh cần bê tông đóng rắn ở
điểm mà tại đó rãnh sẽ được cắt vào phía trong để bê tông tươi sẽ không đổ đè lên nó.
Cần phải đổ và xử lý đúng thời gian, điều kiện rằng bê tông sẽ được che phủ trước khi nó
có thể được tạo rãnh đúng đắn bằng m ột bàn cào kiểu răng.

103
4.4. BẢ O DƯỠNG

Đ ộ bền của bê tông phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vật liệu, định m ẻ trộn, vận chuyển,
đổ, hoàn thiện và bảo dưỡng. Bảo dưỡng là quá trình tạo ra bê tông mới để đảm bảo các
tính chất m ong m uốn của bê tông là tối đa. Bảo dưỡng đúng cách m ang lại một môi
trường tốt cho bê tông, điểu này có nghĩa là giữ cho bê tông ở các điểu kiện độ ẩm và
nhiệt độ thích hợp để tối đa hoá quá trình hydrat các loại vật liệu kết dính.
Thông qua quá trình hydrat hoá m ang lại nhiều đặc tính hơn cho bê tông như mức
tăng trưởng cường độ được cải thiện, làm giảm khả năng thấm của bê tông và giảm quá
trình nứt co rút dẻo. Vì công nghệ bê tông và việc sử dụng ngày càng tăng các loại vật
liệu kết dính phụ, nên các tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo dưỡng, được tuân theo thực hành
xử lý đúng đắn trong quá trình thi công phải được thực hiện.

4.4.1. M ôi trưòfng bảo dưỡng

Q uá trình hydrat hoá xi m ăng đòi hỏi các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm chính xác.
Phương pháp xử lý tốt nhất thông dụng được chấp nhận cho bê tông là xử lý ướt liên tục.
Khi quá trình bảo dưỡng bị giám đoạn, thì quá trình hydrat hoá bê tông từ từ dừng lại vì
độ ẩm tương đối bên trong của bê tông giảm xuống dưới 80% . Với HPC quá trình hydrat
hoá thậm trí còn quan trọng hơn, nó cho thấy rằng hỗn hợp có chứa các vật liệu kết dính
m à dựa trên sự kết thúc của phản ứng hydrat hoá và sự có m ặt liên tục của ẩm để phát
triển đầy đủ các đặc tính m ong m uốn của bê tông.
Bê tông bảo dưỡng ở nhiệt độ thích hợp sẽ có các đặc tính về tính năng cao hcm nhiều
khi được so sánh với bê tông được bảo dưỡng ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Hậu quả
của việc xử lý bê tông ở nhiệt độ qu á cao là làm giảm cường độ cực đại và làm tăng sự
nứt do co rút. C ách để làm giảm nhẹ ảnh hưởng của n h iệt độ cao bao gồm việc sử dụng
các hợp chấp làm chậm , làm m át vật liệu trong bê tông, và bảo dưỡng bằng làm ướt
liên tục.

4.4.2. Các phương pháp bảo dưỡng

Thời gian bảo dưỡng và phương pháp được áp dụng phụ thuộc vào loại bê tông được
bảo dưỡng. Các ứng dụng theo chiều đứng được xem là hoàn toàn khác với chiều ngang.
Sự làm chắc kết cấu được bảo dưỡng luôn luôn là cần thiết khi lập k ế hoạch bảo dưỡng.
M ục đích là để bảo dưỡng m ột cách có hiệu quả và vì thời gian nhiều nhất có thể. Các
ứng dụng là khác nhau nhưng bê tông nói chung được bảo dưỡng trong thời gian 7 ngày
hoặc hơn. Các phương pháp bảo dưỡng phổ biến bao gồm :
- Bảo dưỡng ẩm ướt liên tục:
+ Ngâm .
+ Phun
+ Tạo sưcfng mù

104
- Bảo dưỡng bằng cách che đậy (bảo dưỡng khô): Che bằng giấy và nhựa vải
- Bảo dưỡng bằng hợp chất
Sự kết hợp các phương pháp trên thưòfng được sử dụng trong thời gian mong muốn hoặc
đã quy định. Tạo bể để ngâm bê tỏng là cách làm rất thông dụng cho các kết cấu bê tông
dạng phẳng nơi m à nó không có độ dốc nào và người ta có thể be bờ xung quanh vành đai
của kết cấu để tạo thành bể ngâm bê tông. Có rất ít các kết cấu bê tòng được đổ m à nó cho
phép tạo ao để ngâm bê tông do vậy việc sử dụng vòi phun hoặc dàn tạo mưa, thường kết
hợp với m ềm che hoặc bao bì, để tạo ướt liên tục mà nó dễ dàng được thiết lập. Quá trình
này cần cung cấp nước liên tục và có thể cần phải kiểm soát sự chảy của nước.

Khi làm ướt liên tục là không thể thực hiện được, thì bảo dưỡng bằng cách che đậy
thường được dùng. Che đậy có thể bao gồm ; tấm ni lon (nhựa), giấy không thấm nước,
hoặc các m ền chăn sợi phủ ni lon. Các loại vật liệu này tránh được sự bốc hơi ẩm. Cần
lưu ý khi sử dụng các loại vật liệu này vì chúng có thể làm hỏng bề m ặt của bê tông dẻo.
Trong hẩư hết các trường hợp, điều quan trọng hơn để bắt đầu quá trình xử lý là có liên
quan đến sự không hoàn thiện về tính thẩm m ỹ trên bề mặt bê tông. Che đậy cần phải
được bảo vệ để tránh bị dịch chuyển không làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình
bảo dưỡng. Phủ chồng lên các m ét của che đậy và buộc chắc lại là cần thiết. Để ván
khuôn lại tại chỗ là những nắp che đậy bảo dưỡng rất hiệu quả c h o các ứng dụng đứng.
Các loại ván khuôn có tác dụng như cách nhiệt cần phải lưu ý trong các điều kiện thời
tiết nóng để tránh các ứng suất do nhiệt trong quá trinh phát triển. Nới lỏng các ván
khuôn và cung cấp xử lý ướt giữa ván khuôn và bê tông tươi là có lợi cho bê tông. Cần
chú ý để đảm bảo rằng bê tông đã đủ lắng đọng trước khi nới lỏng ván khuôn.

M àng chất lỏng là phương pháp bảo dưỡng khác. Các sản phẩm này có hiệu quả khi
được sử dụng đúng cách. Các hợp chất bảo dưỡng phải được sử dụng ngay sau quá trình
hoàn thiện và trước khi bề m ặt bê tông bắt đầu khô. Tỉ lệ áp dụng phổ biến là 1 lít/3,5m ^
và phải duy trì tỉ lệ này để quá trình xử lý có thể chấp nhận được. Thông thường tỉ lệ áp
dụng không được duy trì hoặc vật liệu được sử dụng không đồng đều ở m ột lóp và hai
lớp, dùng ở các góc bên phải với lớp thứ nhất là cần thiết. Giới hạn chủ yếu của việc
dùng hợp chất xử lý là nếu diễn ra m ột quá trình đổ sau đó, thì bề m ặt áp dụng bảo
dưỡng sẽ cần phải làm sạch bởi vì hợp chất bảo dưỡng sẽ làm gãy m ối liên kết giữa lớp
trước và lớp sau.

Thời gian bảo dưỡng thường từ 10 - 14 ngày.

4.5. K IỂ M S O Á T C H Ấ T L Ư Ợ N G BÊ T Ô N G

Bê tông được sản xuất gần hoặc ngay tại công trường và chất lượng cuối cùng của nó
bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Do vậy, việc kiểm soát chất lượng có tính hộ thống phải
được tiến hành ngay tại công trường.

105
Thông số chính nói lên chất lượng kết cấu của bê tông là cườiìg độ nén của nó. Các thí
nghiệm đối với đặc tứih này được tiến hành trên các mẫu thử hình trụ có chiều cao gấp hai
lần đưòíig kính, thường là 6 X 12 inso. Người ta đổ đầy bè tông vào các khuôn có hình dạng
như mẫu thử trong quá trình đổ bê tông như được mô tả bởi ASTM C172, “Phương pháp tiêu
chuẩn để lấy mẫu bê tông đã trộn”, và ASTM C31, “Tiêu chuẩn thực hànli để thí nghiộrn và
xử lý mẫu thử bê tỏng ngay tại công trường”. Các mẫu thử hình trụ này được giữ ẩm ở nhiệt
độ 70"F trong vòng 28 ngày, và sau đó tiến hành thí nghiệm với tốc độ nạp tải trong phòng
thí nghiệm. Cường độ nén đạt được từ các thí nghiệm này gọi là cườỉìỊị độ nén ttiẫu thử và

đó là đặc tmh chủ yếu để mục đích thiết k ế dựa vào.

Đ ể an toàn cho kết cấu, cần phải kiểm tra liên tục nhằm đảm bảo rằng cường độ của
bê tông như đã được nêu trong hợp đồng với giá trị do nhà thiết k ế đưa ra. Bộ tiêu chuẩn
ACI quy định cứ 150 yd^ bê tông hoặc 5000 diện tích bề m ặt sàn được đổ thực tế sẽ
tiến hành lấy hai mẫu thử để thí nghiệm , nhưng không được ít hơn m ột lần trong một
ngày. Không thể tránh khỏi có sự khác biệt trong các kết quả thí nghiệm cưòìig độ của
những m ẻ trộn khác nhau với cùng một tỉ lệ. Có thể giảm bớt các sai số bằng cách kiểm
tra chặt chẽ hơn, nhưng đỏi khi các thí nghiệm với cường độ m ẫu thử được xác định bởi
thiết kế là không thể tránh khỏi. Để bảo đảm cường độ bê tông được chính xác bất kể là
sai số như th ế nào, bộ tiêu chuẩn ACI quy định chất lượng bê tông sẽ được đảm bảo nếu:
( 1) không có kết quả thí nghiệm cường độ riêng lẻ nào (giá trị trung bình của m ột cặp
m ẫu thử) nhỏ hơn cường độ được yêu cầu là 500 psi và (2) m ọi giá trị trung bình số

học của 3 thí nghiệm cường độ k ế tiếp nhau phải bằng hoặc ỉớn .

K inh nghiệm cho thấy rằng, nếu bê tông được định tỉ lệ như th ế nào đó m à cường độ
trunh bình của nó chỉ bằng với cường độ yêu cầu , thì nó sẽ không đạt được các yêu
cầu về chất lượng vì khoảng m ột nửa các kết quả thí nghiệm cường độ đã nằm dưới mức
yêu cầu. Do vậy, cần định tỉ lệ bê tông để cường độ trung bình của nó được sử dụng
làm cơ sở cho việc lựa chọn các tỉ lệ phù họp vượt cường độ thiết k ế yêu cầu một giá trị
đủ để đảm bảo đáp ứng được hai yêu cầu đã nêu ra. Giá trị tối thiểu mà cường độ trung
bình cần thiết phải vượt qua chỉ có thể xác định được bằng các phương pháp thống kê
vì bản chất ngẫu nhiên của sai số th í nghiệm . Các yêu cầu được đề ra trên cơ sở các phân
tích thống kê sẽ được sử dụng để xác định chính xác tỉ lệ bê tông tại nhà m áy sao cho
xác suất các trường hợp cường độ kém tại công trường ở m ức có thể chấp nhận được.
Cơ sở cho các yêu cầu này được m inh hoạ trên hình 4.6, ở đó cho thấy 3 đường cong
thể hiện sự phân bô' của các kết quả thí nghiệm cường độ. Cường độ thiết k ế là . Các
đường cong tương ứng với 3 mức độ kiểm tra chất lượng khác nhau, đường cong A đại
diện cho sự kiểm tra tốt nhất, có nghĩa là ít sai số nhất, đường cong c thể hiện sự kiểm

106
tra tồi nhất có nghĩa là nhiều sai sỏ' nhất. Mức độ kiểm tra được đánh giá m ột cách thống
ké thông qua độ lệch tiêu chuẩn ơ (ơ,, dành cho đường cong A, ơt, dành cho đường cong
B, và dành cho đường cong C), và nó tương đối nhỏ đối với nhà sản xuất A và tương
đối lớn đối với nhà sản xuất c. Cả ba sự phân bố này đều có cùng xác suất về cưòfng độ
ít hơn giá trị chỉ định , có nghĩa là mỗi một đường cong này đều có cùng một phần bé

tổng diện tích nằm phía dưới đường cong phía bên trái của . Đối với bất kỳ m ột đường

cong phân b ố bình thường, thì phần hệ sô đó được xác định bởi chỉ số Pj., một số nhân
được sử dụng cho độ lệch tiêu chuẩn ơ; là như nhau cho cả ba đường cong phân bố
trên hình 4.6. Người ta thấy rằng để thoả mãn các yêu cầu đó thì cứ 100 thí nghiệm sẽ có
1 thí nghiệm nằm dưới giá trị (với gía trị được xác định theo cách như vậy), đối với

nhà sản xuất A với công việc kiểm tra chất lượng tốt nhất thì giá trị trung bình gần

với giá trị xác định hơn nhà sản xuất c với hoạt động kiểm tra chất lượng tồi.

T rên cơ sở nghiên cứu như vậy, bộ tiêu chuấn ACI yêu cầu rằng các điểu kiện sản
xuất bê tông phải lưu giữ lại các bản ghi chép mà ở đó độ lệch tiêu chuẩn đạt được trong
một điều kiện nhất định. Ngoài ra bộ tiêu chuẩn còn quy định giá trị tối thiểu m à cường
độ trung bình cần thiết đạt được khi lựa chọn tỉ lệ bê tông sẽ vượt quá cường độ thiết
k ế đã chỉ ra f ' , phụ thuộc vào độ lệch tiêu chuẩii ơ như sau:

(4.1)

Hoặc (4.2)

Hinlì 4.6: Đỉtòng coììg íấn suấĩ vù cưcy/ì^ dộ ỉrnniỊ hình cỉấi với râc mức kiểm trư chất lượng
hê íâng k l ì á c nhau với cường âộ tlìicì kè' f[' (lũ.\úc (ỈỊìììì (lấy từ (ùi liệỉi tham khảo 2.11)

107
Phưcmg trình (4.1) cho xác suất của 1 trong số 100 giá trị trung bình của ba thí
nghiệm liên tiếp sẽ nằm dưới giá trị cưòfng độ thiết kế đã chỉ ra , và phương trình (4.2)
cho xác suất của 1 trong số 100 giá trị m à kết quả m ột thí nghiệm riêng lẻ sẽ nhỏ hofn
giá trị cường độ thiết kễ đã chỉ ra tới 500 psi. Theo bộ tiêu chuẩn ACI, nếu không có
bản ghi chép chính xác nào về hoạt động sản xuất bê tông, thì cường độ trung bình phải
có giá trị lớn hơn ít nhất là 1000 psi đối với có giá trị là 3000 psi, và 1200 psi đối

với có giá trị từ 3000 H- 5000 psi, và 1400 psi đối với có giá trị lớn hơn 5000 psi
(35M Pa).

Phương pháp kiểm tra này cho thấy trong thực tế những mẻ trộn vô tình bị khuyết tật
là không tránh khỏi. Những yêu cầu này nhằm đảm bảo (1) m ột xác suất nhỏ m à sự
khiếm khuyết về cường độ chắc chắn xảy ra sẽ đủ lớn để tạo ra m ột loạt các m ối nguy
hiểm và ( 2 ) m ột xác suất nhỏ như nhau m à m ột phần kết cấu khá lớn, như đã nêu bởi ba
thí nghiệm cường độ k ế tiếp nhau, sẽ tạo ra khối bê tòng dưới mức trung bình.
M ặc dù đã có nhiều tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, trong công nghệ xây dựng và
đặc biệt là trong công nghệ bê tông, nhưng vẫn còn những yếu tố thuộc về kỹ xảo,
chúng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng và những cái không thể lường được. N hiệm vụ
của việc kiểm tra m ang tính hệ thống là nhằm đảm bảo sự tương ứng chặt chẽ giữa các
nhà m áy, các thông số kỹ thuật và kết cấu đã hoàn thiện. Việc kiểm tra trong quá trình
xây dựng nên giao một kỹ sư có đủ trình độ, ưu tiên cho những người đã tham gia thiết
k ế hoặc những người chịu trách nhiệm trước kỹ sư thiết kế. N hiệm vụ chính của người
giám sát liên quan đến việc kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu là lấy m ẫu, xem xét,
làm th í nghiệm đối với các loại nguyên vật liệu, kiểm tra tỉ lệ bê tông, giám sát quá
trình chuẩn bị m ẻ trộn, trộn, vận chuyển, đổ, đầm chặt và quá trình xử lý, giám sát
công việc chuẩn bị m ẫu thử cho phòng thí nghiệm . N goài ra, kỹ sư giám sát còn phải
theo dõi các công việc đào m óng, ván khuôn, đặt thép tăng cứng, và các đặc điểm khác
của tiến độ công trình nói chung; lưu giữ lại biên bản ghi chép của tất cả các hạng m ục
đã tiến hành kiểm tra, và chuẩn bị các báo cáo định kỳ. Đ iều tối quan trọng đối với
công việc kiểm tra là tính trung thực và không nên quá thổi phồng chất lượng chính
xác của kết cấu đã hoàn thiện.

108
Chương 5

PHỤ GIA BÊ TÔNG

5.1. LỊCH SỬ

Việc đưa vào bê tông các sản phẩm khác nhau (phụ gia) nhằm cải thiện một vài tính
chất của chúng, bắt nguồn từ thời kỳ đầu của việc sản xuất bê tông bằng xi mãng
poóclăng. Các sản phẩm đầu tiên chắc chắn là thạch cao, can xi clorua, các loại bột mịn.
Trước hết, người ta tìm cách tác động lên thời gian ninh kết, cường độ cơ học, tính
chống thấm nước.
Cnadlt đã nghiên cứu từ năm 1891 tác dụng của các chất làm đông kết nhanh và làm
chậm sự đông kết. V iệc sử dụng chất đường làm m ột chất làm chậm đông kết đã được
biết tới vào năm 1909.

Những nhà sản xuất đầu tiên bán các sản phẩm thích hợp đối với bê tống để cải thiện
m ột vài tính chất của chúng xuất hiện vào nãm 1910.

Các sán phẩm đề xuất vào những năm 1920-1930 là các chất kỵ nước có gốc là các
sản phẩm mịn, là các m uối stearat, keo xương, san hô biển, các chất cứng nhanh có gốc
là clorua can xi, các chất kỵ nước cứng nhanh. Các chất làm dẻo được bán vào năm
1935. Các chất cuốn kh í chỉ được thực tế sử dụng từ năm 1948. Các phụ gia này bao
gồm những sản phẩm m à tác dụng đã được biết rõ, xuất hiện trên thị trường đã 25 năm
nay như: Các chất làm chậm đỏng kết, chống băng giả, sản phẩm bảo dưỡng. Gần đây
hơn, các chất Polim e đã được đưa vào bê tông. Hiện nay ở Pháp, tồn tại khoảng 300 loại
phụ qia, ớ Việl Nam cũng có khoảng 100 loại phụ gia.

5.2. Đ ỊN H N G H ĨA , P H Â N LOẠI

5.2.1. Đ ịnh nghĩa

Phụ gia cho bẽ tông là những vật liệu được cho vào trong quá trình nghiền clinke xi
m ãng hoặc bổ xưng trực tiếp vào quá trình nhào trộn hỗn hợp bê tông xi m ăng để cải
thiện m ột sô' tính chất của xi m ăng hoặc của bê tông.

Phụ gia là các sản phẩm có liều lượng nhỏ (với tỉ lệ nhỏ hơn 5% trọng lượng xi m ãng)
khi trộn vữa và bê tông hoặc íhêm vào bề mật bê tông ở trạng thái ướt, để cải thiện một
vài tính chất của bê tông.

109
Theo định nghĩa này các sản phẩm pha vào clanke khi nghiền không được coi là phụ
gia và các sản phẩm với liều lượng pha quá 5% trọng lượng của xi m ăng (ví dụ bột
puzơlan) cũng không được coi là phụ gia.

5.2.2. Phân loại

Có thể phân loại phụ gia theo thành phần, theo công năng và theo các yêu cầu đặc biệt.
Phụ gia cho bê tông có thể được phân thành 3 nhóm chính, bao gồm :
- N hóm phụ gia hoá học: là các sản phẩm được sử dụng với hàm lượng nhỏ (thưcmg
nhỏ hơn 5 % khối lượng xi m ăng). Chúng được coi như là m ột thành phần của bê tông
và được thêm vào m ẻ trộn hỗn hợp bê tông ngay trước khi hoặc trong quá trình nhào
trộn để cải thiện m ột số tính chất của hỗn hợp bê tông và của bê tông.
- N hóm phụ gia khoáng: là các sản phẩm dạng bột m ịn có nguồn gốc tự nhiên hay
nhân tạo. Chúng có thể thể hiện tính chất của vật liệu puzơlan hay tính chất c ủ ấ x i m ăng.
Chúng được thêm vào trong quá trình nghiền clanhke để sản xuất xi m ăng hoặc thêm
vào trực tiếp trong quá trình nhào trộn bê tống để cải thiện m ột số tính chất của hỗn hợp
bê tông và của bê tông.
- N hóm hoá chất xây dựng; là các chất hoá học được sử dụng trong quá trình thi công
bê tông ngoài công trưcmg để nâng cao chất lượng của bê tông.
Phân loại của H iệp hội quốc gia về phụ gia (SYNAD) của Pháp.
- Phụ gia cải biến tính lưu biến và hàm lượng khí.
+ Chất tăng dẻo - giảm nước;
+ Chất tăng dẻo - giữ nước;
+ Chất cuốn khí.
- Phụ gia cải biến sự ninh kết và cứng rắn.
+ Tăng nhanh hoặc làm chậm ninh kết;
- Phụ gia cải biến độ bền đối với các tác dụng vật lý và hoá học.
+ Chống đóng băng và chống nứt nẻ do đóng băng;
+ Kỵ nước bên trong;

+ Sản phẩm bảo dưỡng.


Theo tiêu chuẩn L iên Xô (Nga) chia 3 loại phụ gia: Phụ gia khoáng, phụ gia tạo bọt,
phụ gia hoá học. Phụ gia hoá học được chia làm 9 nhóm .
Tiêu chuẩn ASTM c 494-86 quy định 7 loại phụ gia hoá học và 4 loại phụ gia
khoáng cho bê tông.
Tiêu chuẩn M ỹ A CI 212 quy định về 14 loại phụ gia.

ở V iệt Nam phụ gia bê lông đã được nghiên cứu từ những năm 1965 - 1967 và ngày
càng phát triển với những chủng loại tương tự như những nước khác. Các chủng loại phụ

110
gia ở Việt Nam chủ yếu là: Phụ gia tăng dẻo, siêu dẻo giảm nước, phụ gia chống thấm,
phụ gia nở và không co, phụ gia khoáng, phụ gia sửa chữa kết cấu. Nói chung các sản
phẩm phụ gia ở V iệt N am đã bước đầu được chế tạo công nghiệp và có chất lượng tốt.

5.3. N H Ó M PH Ụ G IA H O Á HỌC

5.3.1. Phụ gia cải biến tính lưu biến và hàm lượng khí

5.3.1.1. C h ất tăn g dẻo - giảm nước (phụ gia h oạt tính b ề mặt)
Đ ó là các phụ gia truyền thống được dùng ở V iệt Nam từ những năm 1960 cho phép
hoặc giảm nước để có cùng tính dễ đổ, hoặc tăng tính dễ đổ với cùng hàm lượng nước.
Các phụ gia này cải thiện khả năng biến dạng của vữa và bê tông tươi dưới tác dụng
của phương tiện đầm . Đ ó luôn luôn là những sản phẩm hữu cơ có khả năng giảm sức
cãng trên bề m ặt, hoặc ở giữa các m ặt của các chất lỏng của nước nói riêng. Q iú n g bôi
trơn các hạt xi m ăng, các hạt xi m ãng sẽ tách rời nhau. Sự phân tán đó tạo điều kiện dễ
dàng cho việc làm ướt và thuỷ hoá.
Lignosulíonat: Đ ó là các sản phẩm phụ của sản xuất giấy (nước bã giấy) bằng
phưcmg pháp hoá học, nó bao gồm việc làm tan lignin của gỗ bằng bisuníit tẩy rửa.
Chúng thể hiện dưới dạng m ột chất lỏng, hoặc dạng bột m ịn, m ịn hơn xi m ãng và có
thể tan trong nước. LignosuIfolat cũng tham gia vào thành phần của các phụ gia khác
như là phụ gia cuốn khí, chất làm chậm đông cứng hoặc các chất kỵ nước.
Xà phòng nhựa hoặc abietat kiềm , natri hoặc kali.
A bietat natri được gọi là nhựa V IN CO L ở M ỹ được dùng nhiều nhất. Nó xuất phát từ
việc xử lý nhựa thông được chiết ra từ cây thổng bằng xút.
A lkylary sulfonat, chất tẩy tổng hợp m à các m ắt xích chứa 12 đến 20 cacbon.
Lignosulfonat trước hết là chất giảm nước. Các abietat và alkylaryl - sulíonat trước
hết là chất cuốn khí.

5 3 .1 .2 . Các ch ất h oá dẻo giảm nước


Các tác dụng của phụ gia hoá dẻo như sau:

- Tác dụng lên bê tỏng tươi; Tính dễ đổ được cải thiện đối với cùng m ột hàm lượng
nước. Độ sụt bê tông tươi có thể tãng từ 2 - 3 lần so với độ sụt gốc (không dùng phụ gia).

Tính chất này có lợi trong trưèmg hợp đổ bê tông các cấu kiện m ỏng hoặc nhiều cốt
thép và trong trường hợp dùng cốt liệu nghiền. N hưng về nguyên tắc, việc sử dụng m ột
sản phẩm có tác dụng làm dẻo phải kết hợp với việc giảm hiệu quả hàm lượng nước.
Việc giảm nước đối với cùng tính dễ đổ thường biến đổi từ 5 đến 15%.

- Ả nh hưcmg đối với bê tông đã cứng rắn do giảm liều lưcmg nước làm tăng các cường
độ cơ học (đến 15%).

111
Sự dính kết giữa hồ xi m ăng và cốt liệu tăng lên và việc giảm hàm lượng nước tạo ra
sự giảm độ hút nước m ao quản, từ đó tăng tính bền của bê tông. Đ ộ bền trong nước ăn
m òn và đối với băng giá tăng.
Các liều lượng sử dụng biến đổi nói chung từ 0,2 đến 0,5% trọng lượng xi m ăng.
Người ta sử dụng các chất hoá dẻo - giảm nước đối với bê tông chất lượng cao (bê tông
cốt thép và bê tỏng ứng suất trước) với điều kiện là các phụ gia này không chứa clorua
để tránh các hiện tượng ãn m òn thép.
Có thể sử dụng chất hoá dẻo đối với bê tông có m ật độ cốt thép lófn, đối với bê tông
công nghiệp và đối với bê tông đúc sấn, trong các trạm sản xuất bê tông trộn sẵn, đối với
công trình xây dựng lớn và các công trình còng cộng (đường ôtô, công trình biển,
đập. . đối với m ột vài công trình đặc biệt như phụt, phun bê tông, đổ bê tông bằng cốp
pha trượt.

Các phụ gia này cải biến tính dễ đổ của bê tông, chúng cải thiện độ dẻo và tính đồng
nhất. Đ ó thường là các sản phẩm nhỏ, bổ khuyết cho thành phần hạt của vữa và bê tông.
Sản phẩm làm gốc của phụ gia hoá dẻo là:
- Bentouit: đó là đất sét dạng keo, phụ thuộc chủ yếu vào nhóm M ontm o R illonit và
cỡ hạt nhỏ nhất của nó có thể đạt tới 0 ,lc m . Các hạt hút từ 2 đến 6 lần trọng lượng nước.
- Kieselgiirỉr: đó là đất hoá thạch của loại tảo chứa silic mà thành phần hạt từ 1 đến
100fi và hút nước từ 2 đến 5 lần trọng lượng của chúng.
- Các sản phẩm keo như là aginat, cazêin hoặc chất bột
- Các Polyvinyl Axêtat, các Stearat...
- Các chất phụ gia có tác dụng về m ặt cơ học và vật lý, có tỉ lệ càng nhỏ, khi chúng
càng mịn. Hiệu quả của nó được gắn liền với độ mịn (d < 10|a).
Hiệu quả của các phụ gia cũng phụ thuộc vào thành phần của bê tông. Khi liều lượng
phụ gia nhiều quá, chúng có thể làm giảm các cường độ cơ học, vì phải thêm nước cần
thiết và tăng độ co ngót thuỷ lực.

Các cách sử dụng khả dĩ các phụ gia hoá dẻo giảm nước như sau;
- Đ ổ bê tông trong các kết cấu m ỏng cốt thép dày.
- Đ ổ bê tông khối lớn.

- Cải thiện việc dỡ ván khuôn và bộ m ặt bê tông mới tháo ván khuôn.

- Bê tông đổ dưới nước, để tránh sự rửa trôi.

- Bê tông được chuyên ch ở đường dài; đó là trường hợp bê tông trộn sẵn.

- Bê tông bơm.

- Bê tông phụt vào cáp ứng suất trước, phụt vào đất, bê tông chảy.

112
- Bê tông và vữa cho các đường hầm đổ bê tông phương pháp bơm
N ó i chung liều lượng sử dụng vào khoảng 2% đến 3% của trọng lượng xi m ãng

5.3.1.3. Chất cuốn khí


N hiệm vụ của các phụ gia này là tạo bên trong bê tông những bọt khí tròn, mà đường
kính của chúng nằm trong khoảng từ 10 đến 10.000 |i, phần lớn bọt thường nằm trong
khoảng từ 25 đến 250 |a các bọt này tách nhau. Chúng có đường thành phần hạt liên tục
mà m iền của nó phủ kín m iền của xi măng và cát inịn nhất. K hoảng cách giữa các bọt
biến đổi, từ 100 đến 2 0 0 fi, trong bê tông được bảo vệ tốt khỏi tác dụng của muối.

Các sản phẩm gốc được dùng là các loại sau đây;
L o g n o su lfo n a t và ab ietate natri, m uối của elhanolam in, su lío n at rượu béo,
A lk y lary lsu lfo n at, xà phòng kiềm của axit béo
T rong bê tông tươi, các bọt khí đóng hai vai trò: Đầu tiên là vai trò của m ột chất lỏng
thay th ế m ột phần nước, sau đó là vai trò của một chất trơ, thay th ế cho m ột phần cát
mịn (nhỏ hơn 1 hoặc 2 m m ).
K hi bê tông đã cứng rắn, các bọt khí làm Ihay đổi cấu trúc của vật liệu và cắt m ạng
ống dẫn trong bê tông. K hi đóng băng, nó đóng vai những cái bình dãn nở đối với nước
bởi đẩy băng hoặc đối với dính băng.
Các chất cuốn khí cho phép giảm sự phân tầng và liêì nước của bê tông.

G íc chất cuốn khí luôn luôn cải thiện bề mạt của bê lông klii tháo khuôn. Nhưng phần
lớn chúng có thể làm giảm cường độ cơ học. Khổng khí nằm trong bê tông luôn luôn cải
thiện rất tốt độ bền băng giá của bê tông đã cứng rắn, tính bền của bê tông tăng lên.
Các chất cuốn kh í hoạt động ở liều lượng nhó (từ 0,05 đến 0,5 phần nghìn của trọng
lượng xi m ăng). Tuy nhiên nó được pha loãng; nếu không ở công trường thực tế không
đo lường được. Sau khi pha loãng nó là dạng chất lỏng được pha vào với liều lượng từ
0,5 đến 2% trọng lượng xi măng, và đôi khi ờ dạng bột đế pha trộn với liều lượng 2%
trọng lượng xi m ăng (ít dùng).

Các chất cuốn khí được sử dụng để chế tạo bê tông thông thường có cốt thép và
không cố t thép, đối với m ột vài loại bê tông đặc biệt (bê tông nặng và bê tông nhẹ) để
hạn ch ế sự phân tầng.
Người ta sử dụng chúng trong các trạm bê tông, đối với bê tông được vận chuyển trên
đường dài và đối với m ột vài loại vữa và bê tông phun. Các loại bê tông khác có thể được
pha phụ gia dùng để:

- C hế tạo cấu kiện đúc sẵn.

- Cho bê tông đổ dưới nước.


- Cho bê tông thô khi tháo ván khuôn.

113
Hàm lượng % khí được khuyến nghị theo độ lớn của cốt liệu (theo R.E. Hess).

ở Pháp các chất cuốn khí phải được dùng cho đường, đường ôtô, đường bãng và đập.
ở Việt Nam dùng thuỷ điện Hàm Thuận, cầu Đà Rằng.

5.3.2. Các phụ gia cải biến đông kết và cứng hoá

Chúng có thể tan trong nước và cải biên độ hoà tan của các thành phần khác nhau của
xi m ăng.
Tác động của chúng thường rất phức tạp và khó giải thích. Có những nhận xét ngay
như sau:
- Nói chung phải dùng các liều lượng phụ gia khá cao để tăng nhanh đông kết và
cứng hoá, các liều lượng cực thấp để làm chậm đông kết và cứng hoá.
- M ột sản phẩm có thể hoạt động như m ột chất làm chậm hoặc như m ột chất tàng
nhanh đông cứng tuỳ theo liều lượng pha trộn, hoặc bản chất của xi m ăng.
- Cường độ cuối cùng luôn luôn tăng lên với chất làm chậm và giảm đi với chất tăng
nhanh và trong trường hợp sau, càng giảm cường độ cuối cùng khi tãng nhanh đông
cứng càng nhiều.

5.3.3. C ác chất tăng nhanh sự đông cứng

Các chất tăng nhanh đông cứng:


- Clorua: canxi, natri, nhôm .
- Các chất gốc kiềm : sút, potat, am oniắc cũng như các muối của chúng:
Cacbua, alum inat, borat natri và borat kali, nitrat, nitrit, íocm iat canxi.
Các phụ gia là các sản phẩm hỗn hợp được dùng với các liều lượng từ 2 đến 5% trọng
lượng xi m ăng. M ột số được dùng để tác động lên xi m ăng có hàm lượng clanhke cao.
Đ ối với các liều lượng khá cao (10 đến 40% của trọng lượng xi m ăng), đông kết có thể
rất nhanh và có thể so sánh được với đông cứng của xi m ăng cứng nhanh. Phải thực hiện
các phòng ngừa trong trường hợp dùng gốc kiềm thấp.
Sản phẩm hiệu quả nhất phần nhiều là canxi clorua.
Tuy nhiên, việc sử dụng nó bị cấm đối với các công trình bằng bê tống ứng suất trước
và đối với nhiều công trình bằng bê tông cốt thép vì nguy cơ xâm thực thép.
Các chất tãng nhanh đông cứng được đề nghị cho các công tác sau đây:
- Đ ổ bê tông và thời gian lạnh.
- Tháo ván khuôn nhanh.
- Kết cấu đúc sẵn được tháo ván khuôn nhanh.
Tác dụng của canxi clorua;
- G iảm thời gian bảo dưỡng và bảo vệ và các công tác thi công nhanh (sàn lót nhà
công nghiệp, tu sửa công trinh ban đêm trước khi được đưa ra sử dụng vào ban ngày).

114
- G iảm áp lực lên ván khuôn.
- G ắn, bít kín, bít các khe nứt và các m ạch nước, bít các đường nước ở thành tầu.
- Thi công đường hầm , nhà vòm có thành ẩm ướt.
- Thi công ngoài biển giữa hai lần thủy triều.
- Bè tông và vữa phun.
- Thi công dưới nước.

5.3.4. C á c c h ấ t là m c h ậ m đ ô n g cứ ng

- Các sản phẩm gốc nằm trong thành phần của chất làm chậm đông cứng bám ngoài
thị trường là các chất hữu cơ thuộc các loại sau đây:
- Các lognosulfonat canxi, natri và am onium , chúng chứa ít nhiều đưòfng.
- Các axit và các m uối của axit hydroxi - cacboxilic.
- Các hydrat cacbon: ghico, sacaro, tinh bột, xenlulô.
Các chất làm ch ậm đông kết cho các sản phẩm thể keo bao bọc các hạt xi m ăng và
như vậy giảm tốc đ ộ tiến triển của thủy hoá trong m ột thời gian nào đó. Các liều lượng
sản phẩm tinh khiết sẽ sử dụng cực nhỏ, khoảng 1% của trọng lượng xi m ãng. Các sản
phẩm bán ngoài thị trưòíng được pha loãng.

Tác động của chúng có thể khác nhau tuỳ theo tính chất của xi m ăng và các liều
lượng sử dụng. N ói ch u n g , các chất làm chậm đông cứng giảm nhiều cường độ ở tất cả
các tuổi ban đầu và giảm nhiệt thuỷ hoá nnột cách tương ứng.
Lưu ý sự quá liều lượng, nó có nguy cơ làm chậm đáng kể thời gian đông kết và các
chậm chễ đó có thể k h ông tỉ lệ với phần trăm sản phẩm pha vào. Nói chung các chất này
có hiệu quả ở 2 0 ° c , cũng như ở các nhiệt độ cao (ví dụ 40 °C). Cần làm trước các thí
nghiệm trước khi sử dụng.

Các chất làm chậm đông cứng được kiến nghị dùng trong các trưòfng hợp sau đây:
- Thi công bê tông trong thời tiết nóng.

- V ận chuyển đường dài.

- Bê tông trộn sẵn.

- Bè tòng bơm.

- Vữa trát phun.

- Các tấm bê tông m ỏng tránh lộ cốt liệu sau khi đổ.

- Thi công phụt.

N hiều chất làm chậm đông cứng có tác dụng hoá dẻo và cuốn khí. Đặc biệt là trường
hợp của các axit hữu cơ và các lignosulfonat.

115
5.3.5. Phụ gia cải biến độ bền đối với các tác dụng vật lý hoá học

Đó là các phụ gia cải thiện tính chống thấm nước dưới áp lực của bê tông và chống
ẩm bằng cách ngăn sự hấp phụ m ao quản.
Các chất kỵ nước, bao gồm các hỗn hợp của các sản phẩm sau;
- Các chất bột mịn (kieselguliv, bentonit, vôi béo, nhũ tương của chất dẻo)
- Các m uối axit béo (stearat - o le a t...)
- Các chất làm dẻo (polim e, lignosuníonat)
- Các sản phẩm khác (sulfat nhôm , chất keo nở phồn có gốc là tảo biển)
- Các chất tăng nhanh đông cứng: ciorua, sú t,... trong trường hợp m ột trong các sản
phẩm là m ột chất cuốn khí hoặc m ột chất làm chậm đông cứng.
Các chất kỵ nước tác động trước hết về m ặt vật lý là bít các lỗ rỗng và các ống dẫn
nhỏ nhơ vào các hạt rất nhỏ mà chúng chứa, hoặc là vào các sản phẩm kết tủa hoặc nở
phồng. Nhưng các chất kỵ nước chỉ có thể bít được các lỗ rỗng, nếu chúng tương đối
nhỏ. Chúng không thể làm kín nước cho m ột loại bê tông xấu, phối hợp không tốt, có
những lỗ rỗng lớn hoặc những chỗ không đồng nhất.
Các sản phẩm bán trên thị trường có dạng bột hoặc dạng lỏng. L iều lượng dùng được
đề nghị nằm trong phạm vi từ 0,5 đến 5% trọng lượng xi m ăng. Các chú ý giống như
trong trường hợp của các chất hoá dẻo.

Các ứng dụng chính như sau:

- Bê tông của các công trình thủy lợi: bể chứa, bể nước, kênh dẫn, bể bơi, tường
m óng, chỗ trữ nước, silô.

- Vữa chống thấm; lớp phủ (ban công, hầm , gara, cầu, sàn nhà công n g h iệ p ,.. .)■
- Trát m ặt ngoài, m ối nối của khối xây, lớp phủ của ống dẫn cống, tunnen.

5.3.6. P h ụ gia siêu dẻo

Phụ gia siêu dẻo là loại phụ gia làm tăng độ sụt của bê tông đến 4 lần (15 -22 cm ),
có thể bớt nưóc từ 20 - 30% . Nó được sử dụng ở mức độ hợp lý để vừa tãng độ dẻo (từ
8 - 1 2 cm ) và tăng cường độ đến 30% (do bớt nước).

Phụ gia siêu dẻo có tính tương thích với từng loại xi m ăng và cốt liệu. Vì vậy trước
khi sử dụng cần lưu ý hướng dẫn của nhà sản xuất và tiến hành các thử nghiệm cần thiết.

Có 5 loại phụ gia siêu dẻo: T h ế hệ 1 là A, th ế hệ 2 là B và thế hệ 3 là c .


• A l - Ligno Sulíonat (LS);
Là phụ gia siêu dẻo th ế hệ 1 từ các chất cao phân tử tự nhiên lignin (từ gỗ và senlulo)
độ giảm nước tối đa là 10%, có thể làm chậm ninh kết, độ sụt giảm 30% sau 30 phút.
Lượng dùng 2,5% xi mãng.

116
• B l- Polime gốc Sulfonat M elam in (MFS):
Phụ gia siêu dẻo gốc urê và Pormadehyd có tác dụng giảm nước tối đa đến 25%
lượng dùng 1,5 - 2,5 xi m ãng giảm độ sụt đến 50% sau 40 phút và cho cường độ sớm
(R 3 = 0,85R2s), thời gian thi công ngắn, tỷ lệ N/X < 0,4 và phù hợp với khí hậu nóng.
• B2 - N aphthalen sulfonat polycondesat (BMS):
N guồn gốc từ than đá, giảm nước tối đa 25% - Lưọng dùng 1,5-2,5% X, giảm độ sụt
đến 50% sau 50 phút.
• B3 - Chất siêu dẻo th ế hệ thứ hai: Vinylcopolyme (VC):
Thành phần chính là: Sulfonat Vinylcopolyme (dầu thỏ).
G iảm nước tối đa đến 30% lượng dùng 1,5 - 2% xi m ăng (lít) giảm độ sụt ban đầu
đến 50% sau 100 phút, tạo ra độ sụt đến 22 cm, kéo dài thời gian thi công.
• c - Chất siêu dẻo th ế hệ ba: Poly Cacboxylat (PC);
Gốc polym e cao phân tử tổng hợp, giảm muội tới 40 % (tỷ lệ N /X có thể đến 0,27),
bê tổng có thể đạt đến độ sụt 22cm , cho chất lượng cao. Duy trì được tính công tác trong
thời gian dài.
Loại phụ gia đặc biệt này có thể thay đổi cấu tạo phân tử để phụ gia phù hợp với các
yêu cầu đặc biệt. Với bê tông chất lượng cao thirờng dùng chất siêu dẻo PC, với bê tông
tự đầm có thể dùng loại cải tiến là: Polyme Viscocret (PV).
Liá/ ý: Các phụ gia siêu dẻo có thể thí nghiệm theo tiêu chuẩn Anh - BS 5075, ASTM -
C494. ơ Việt Nam có thể chọn các chẩt siêu déo chê tạo trong nước và các sản phẩm của
SICA, của Đức, Ý, của Mỹ. Cần tổ chức tuyển chọn với số lưcmg các chất siêu dẻo ít nhất là
3 đế có một chất siêu dẻo tối ưu.
Công thức hoá học của phụ gia siêu dẻo xern hìiih sau:

/................ V
HO-/CH2NHy-N.Xj/NHCH20 -V- H
N N
.........../
N H CH ^ SO sN a / n

Melamin su iío n a ta g e n t
N ap h lale n su líonat agent

Amino sulfonat ag ent

CH3 CH,
/ ' \ /
HO-hCH^-C — CH2-C H P o ly ca cb o x y la t agent
I /n
CO O Na coo EC}pCH3

fíìĩi/ĩ 5 . 7. c ỏ / ỉ g thứi' củ a r á c p h ụ g i a Sỉẽii d ẻ o .

117
Các thí nghiệm về sự tương thích của các loại xi m ăng N ghi sơn, Bỉm son, Chinh
Phong với các chất siêu dẻo (về cường độ và độ sụt) được trình bày trên hình 5.2. và 5.3.
theo thí nghiệm tại Bộ m ôn V ật liệu xây dựng trường Đại học G iao thông V ận tải.
Cường độ nén M Pa

- ♦ - N g h i sơ n0,5l/100kg X M

- « - B ỉ m sơn 0,71/1 OOkgXIVI

-ùr- Chinh phong 0.51/1 OOkgXM

Bỉm sơn 0,8l/100kgXM

30 ngáy

H ình 5.2. Quan hệ giữa cường độ vù thời gian, ìượng phụ gia

Phụ g ia//1 0 0 kg XM

H ình 5.3. Quan hệ giữa lượiiíỊ phụ gia V với dộ sụt cùa hê tông

5 .4 . PH Ụ G IA K H O Á N G

Các phụ gia khoáng thường dùng trong bê tông là: Tro nhẹ, Xỉ lò cao, m uội Silic, tro
trâu và phụ gia m eta caolanh.

5.4.1. Tro bay

Tro bay là sản phẩm thu được từ khói của nhà m áy nhiệt điện. Đường kính hạt từ
10 -í- 40 |im (tỷ diện từ 3000 H- 5000 cmVg). Tro bay nhẹ có thành phần chù yếu là SÌO 7
vô định hình có khả năng tác dụng với xi m ăng trong phản ứng puzơlan. Đặc tính của tro
bay nhẹ được xác định theo ASTM - C109 gồm tro bay loại c và loại F. Tro bay nhẹ
được dùng trong bê tông từ 10 H- 25% so với lượng xi m ăng. Có thể dùng tro bay nhẹ
trong bê tông m ác cao đến 60 M Pa và bê tông thuỷ công, bê tông làm đường.

118
5.4.2. Xỉ lò cao

Phụ gia xỉ lò cao là sản phẩm khi làm nguội nhanh xỉ lò cao, nghiền m ịn với tỷ diện
từ 4000 ^ 5000 cm 7 g , có cấu tạo vô định hình. Xỉ lò cao có thể dùng để ch ế tạo bê tông
xỉ lò cao có tác dụng bền nước và tiết kiệm xi măng.

5.4.3. M uội Siiic

Phụ gia m uội Silic (M icrosilica) là sản phẩm phụ thu được từ công nghiệp sản xuất
Silicon hoặc thép hợp kim silic, thành phần chính là SÌO 2 vô định hình. Kích thước hạt
(1/100 đường kính của hạt xi m ăng). Liều lượng dùng 5 15% cho bê tông chất
lượng cao, 15 H- 20 % cho bê tông cường độ rất cao. Khi sử dụng nên dùng cùng với chất
siêu dẻo và chất làm chậm ninh kết để đảm bảo tính dễ đổ cho bê tông.

T hành phần hoá học của m uội silic chủ yếu là SÌO 2 và các ôxýt khác (Bảng 5.1.)

Bảng 5.1. Thành phần, tính chất của sỉlica fum e

Chỉ tiêu Phần trăm (%)


Thành phân hoá học:
SÌO2 9 0 -9 6
AI2O 3 0,5 - 0,8
MgO 0 ,5 - 1,5
FC203 0,2 - 0,8
CaO 0 ,1 -0 ,5
Na 2Ơ 0,2 - 0,7
K 2O 0,4 - 1
c 0 .5 - 1,4
s 0,1 -0 ,4
Các thành phần khác 0,7 - 2,5
Các tính chất vật lý:
Khối lượng riêng 2,2 g/cm'
Tỷ diện 20.000 m'/kg
Kích thước hạt 0,1 micron
Khối lượng thể tích 576kg/m'

M uội silic và các hỗn hợp chứa muội ôxit siiic được sử dụng trong bê tông chất lượng
cao dùng xi m ăng PC40 trở lên nhằm tăng khả năng chịu lực, kết cấu chịu m ài mòn,
giảm độ ihấm nước. M uội ôxit silic là m ột sản phẩm phụ lấy ra từ quá trình tái sản xuất
thạch íinh với than đá trong các lò hồ quang điện trong ngành công nghiệp sản xuất
Silicon và các hợp kim sắt - Silicon. M uội này có hàm lượng dioxit Silicon vô định hình
cao và chứa các tinh thể hình cầu rất m ịn thu được từ khí thoát ra khỏi lò.

M uội silic bao gồm các hạt thuỷ tinh rất m ịn với m ột diện tích bề m ặt lên tới
20 .0 0 0 inVkg khi được đ o bằng kỹ thuật hấp phụ nitơ. Sự phân bố vể m ặt kích thước
hạt của m ột loại khói ô xit silic điển hình cho thấy hầu hết các hạt đều nhỏ hcfn

119
Im icro đường kính trung bình khoảng 0,1 Ịim nhỏ hơn kích thước củ a hạt xi
m ăng gấp khoảng 100 lần. K hối lượng riêng của m uội silic phổ biến là 2 ,2 g /cm ',
nhưng cũng có thể cao hơn (2,5 g /c m ’).
Theo ASTM c 1240 - 93, m uội silic có thành phần hoá học được quy định như trong
bảng 5.2.

B ảng 5.2. Tiêu chuẩn ASTM về m uội silic

(Cúc quy định sau đây được lấy nguyên vãn từ A S T M c 1240 - 93)
Các yêu cầu hoá học
- Hàm lượng SÌO2 tối thiểu là 85%
- Độ ẩm của muội silic, tối đa là 3%
- Lượng mất khi nung, tối đa là 6 %. Diện tích bề mặt rỗng: 15-30 mVg
Các yêu cầu kỉútc
- Độ mịn: Lượng sót tích luỹ trên sàng 45|am (N" 325), không lớn hơn 10%.
- Đ ộ hoạt h o á puzơ lan: V ớ i xi m ã n g jX)O clãng, x á c đ ịn h ở tuổi 7 n g à y tối th iểu 8 5 % .

- Mức độ đồng nhất:


+ Độ đặc và độ mịn của các mẫu thử được lấy từ một nguồn muội s i l i c không thay đổi quá 5%
so với trị số trung bình đã được xác lập bởi 10 kết quả thí nghiệm đã có hoặc bởi tất cả các kết
quả thí nghiệm đã có nếu số kết quả thí nghiệm đó nhỏ hơn 10
* Cần chú ý tránh sự kết tụ của các hạt vật liệu cực nhỏ
+ Độ hoạt hoá puzơlan được xác định từ phép đo cường độ chịu nén của bê tông dùng muội
silic. Đây là phép đo phản ứng của muội silic với xi măng được cung cấp và có thể thay đổi
tuỳ theo nguồn cung cấp của cả muội silic và xi măng. Nhà cung cấp sản phẩm muội silic cán
được công bô' chỉ tiêu này

M uội silic có hàm lượng ôxit silic và độ m ịn cực cao nên là vật liệu có tính puzơlan
cao. M uội silic phản ứng với vôi trong q u á trình hydrat hoá xi m ãng để tạo ra hợp chất
kết dính bền vững - CSH. ở V iệt Nam có thể sử dụng m uội silic được ch ế tạo từ các
công ty của Thuỵ Sỹ, Đức, Ý đang bán trên thị trường Việt Nam .

ở châu Âu và M ỹ thường pha MS vào xi m ăng để có được xi m ăng m ác rất cao đến
100, 200M Pa. Liều lượng m uội silic thường từ 5-20% .

Bảng 5.3. T hành phần hoá học của xi m ăng có chứa Silica Fum e (%)
CaO SÌO2 AI2O 3 MgO SÌO3 K 2O Na 2Ơ Lol

Xi mãng
63,78 20,59 3,66 6,10 0,95 2,13 0,48 0,26 2.05
loại 5

Muội silic 2 90 1,5 1,5 0,8 - - - -

120
Bảng 5.4. C ường độ nén ờ 28 ngày xi mãnịỉ và xi m ăng EM C
thí nghiệm ở nhiệt độ 20°c

Cường độ nén, MPa


Liều lượng MS trong
Xi măng không cải tiến Xi măng cải tiến, EMC
xi mãng, %
OPC RHPC Anl OPC RHPC Anl
0 89,5 88,7 94.7 - - -

5 96,7 94.1 105,0 70,0 54,0 165,4


10 98,4 96,3 108,0 180.5 164,0 172,3
20 - -
L. .' , - - 205,0

5.4.4. T ro tr ấ u

Tro trấu là sản phẩm thu được từ quá trình đổt trấu, có thành phần chủ yếu là SÌO 2 vô
định hình, tỷ diện 5000 ^ 6000 cmVg- Tro trấu có phản ứng puzơlan hoá với xi m ăng. Bê
tông dùng tro trấu có độ bền nước cao và tiết kiêm được xi m ăng. Tro trấu siêu m ịn cũng
c ó thể đư ợ c d ù n g c h ế tạo b ê tô n g ch ất lư ợ ng cao.

5.4.5. Phụ gia khơáng hoạt tính mcta cao lanh

K hoáng m eta cao lanh được nghiền inịn làmột loại bột mịn bổ xung thành phần hạt
m ịn trong bê tông. Bê tỏng có bột mịn có Ihódùiig trona các kết cấu bê tỏng cốt thép
m ỏng, hoặc các bê tông phun, bê tông lự (lấm vằ bc tông chrú lư(Tng cao.

5.5. H O Á C H Ấ T X Â Y D Ụ N G

C ác h o á c h ấ t x ây d ự n g b a o g ồ m những loai sau:


- Các hợp chất bảo dưỡng bê tông.
- Các chất liên kết polym e.
- Vữa polym e cải tiến để sửa chữa.
- Các chất tháo ván khuôn.
- Các chất bọc phủ và trang trí.
- Các chất tăng độ cứng bề m ặt sàn và chống thấm nước.
- Vữa rót cường độ cao không co ngót.
- Các chất làm chậm rắn chắc bề mặt.
- Các chất hỗ trợ bơm , phun.

- Các chất cách n ư ớ c ,...

Nội dung dưới đây giới thiệu về các san phám bảo dưỡng bê tông:
Bê tông tươi phải được giữ mộl thời gian sau khi trộn để tránh mất nhiều nước trong
nó. Cần giữ cho bê tỏng ẩm ướt.

121
M ột phương pháp hiện đại, đơn giản và thực tiễn, chỉ cần ít nhân công, bao gồm việc
phun lên bê tống tươi m ột sản phẩm bảo dưỡng để tạo thành sau đó m ột màng liên tục
không thấm nước, nó tự m ất đi sau m ột vài tuần lễ, m à không để lại vết.
Nó được sản xuất từ năm 1950, đầu tiên ở M ỹ, dùng ở Châu Âu và đã dùng ở Việt
N am từ năm 1995.
Các sản phẩm bảo dưỡng có gốc là:
- Nhựa, xi hoặc parafin dạng nhũ tương nước
- Nhựa thiên nhiên hoặc tổng hợp hoà tan trong các dung m ôi đặc biệt (dầu mỏ).
- Xi hoặc paraíin hoà tan trong m ột dung môi dầu mỏ

- Cao su clo hoá


Các sản phẩm này không m ầu hoặc có mầu để dễ dàng kiểm tra việc phun chúng.
Chúng ở dạng m ột chất lỏng nhớt để phun lên bê tông tươi, ở m ột khoảng cách đến bề
m ặt là 40 đến 80cm hoặc rải ra. Lượng tiêu thụ biến đổi từ 100 - 200g/cm ^ Phổ biến
hiện nay ở V iệt Nam là chất A ntisob E, s.
Các sản phẩm bảo dưỡng được sử dụng cho các kết cấu sau:
- Lớp phủ m ặt đường, đường ôtô, đường bãng và cầu.
- Bảo vệ sàn lát, sàn, sân thượng.

- Lớp phủ bờ kênh.


- Tunnen và vòm.
- Lófp phủ m ặt của các bể chứa khác nhau.
- Các lớp trát và lớp mặt.
Trước khi sử dụng các chất trên cần kiểm tra chính thức của m ột uỷ ban thường trực
về chất dính kết thủy lực và phụ gia (COPLA).
Tuy vậy trong quá trình sử dụng vẫn không tránh được những sai sót phát sinh là:
Từ sai sót về liều lưọng, sự quá liều lượng cục bộ do sự phân bố sản phẩm không tốt,
sự không thích ứng với một vài chất dính kết.
Cũng chú ý rằng ngay cả có sự đồng ý, cũng cần phải thực hiện việc kiểm tra trên
công trường và cần đào tạo cán bộ về m ặt này.
Cuối cùng, phải nhấn m ạnh đến việc là, dù dùng phụ gia nào, cũng không thể cải
thiện được bê tông có thành phần và công nghệ ch ế tạo không hợp lý.

122

You might also like