You are on page 1of 16

UBND TỈNH LAI CHÂU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ XÂY DỰNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số:710 /HD-SXD Lai Châu, ngày 23 tháng 6 năm 2020

HƯỚNG DẪN
Thực hiện công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm kết cấu, cấu
kiện công trình và một số nội dung hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Căn cứ vào Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 05/5/2017 của UBND tỉnh
Lai Châu về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Xây dựng Lai Châu;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về
Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 62/2016/NĐ-
CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định về điều kiện hoạt động giám định
tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng
về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình
xây dựng; Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/8/2019 của Bộ Xây dựng sửa
đổi, bổ sung một số nội dung Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016;
Thông tư số 06/2017/TT-BXD ngày 25/4/2017 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn
hoạt động thí nghiệm chuyên ngành; Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày
31/12/2019 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản
phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
Chỉ thị số 03/2017/CT-BXD ngày 13/9/2017 của Bộ Xây dựng về việc
tăng cường công tác quản lý hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
Sở Xây dựng Lai Châu hướng dẫn thực hiện công tác thí nghiệm vật liệu
xây dựng, thí nghiệm kết cấu, cấu kiện công trình và một số nội dung về hoạt
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu như sau:
I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG.
- Công tác kiểm tra thí nghiệm chất lượng vật liệu xây dựng và cấu kiện,
kết cấu công trình áp dụng với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp,
giao thông thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên
quan đến xây dựng.
- Các phiếu chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất chỉ có ý nghĩa cam
kết bảo hành chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường xây dựng, không
1
thay thế được các phiếu thí nghiệm vật liệu hiện trường do các Nhà thầu xây
dựng tổ chức thực hiện.
- Các phiếu đánh giá kết quả thí nghiệm là căn cứ để nghiệm thu chất
lượng vật liệu đầu vào của công việc xây dựng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể
của từng loại vật liệu cấu kiện và mục đích sử dụng theo yêu cầu của hồ sơ thiết
kế để lựa chọn các chỉ tiêu thí nghiệm kiểm tra cho phù hợp.
- Tất cả các loại vật tư, vật liệu phục vụ công trình xây dựng trước khi đưa
vào thi công xây dựng phải kiểm tra thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý theo quy định
hiện hành. Vật tư, vật liệu đảm bảo chất lượng mới được sử dụng vào công trình
xây dựng, trường hợp không đảm bảo chất lượng Chủ đầu tư phải yêu cầu Nhà
thầu thi công xây dựng loại bỏ không đưa vào sử dụng xây dựng công trình.
- Tất cả cấu kiện, kết cấu xây dựng như: kết cấu bê tông, bê tông cốt thép,
kết cấu gạch đá, kết cấu bao che, kết cấu nền khi đắp đất công trình, kết cấu nền
móng, kết cấu mặt đường,... đều phải thực hiện việc kiểm tra, thí nghiệm làm cơ
sở cho việc đánh giá nghiệm thu chất lượng và thanh quyết toán khối lượng xây
lắp hoàn thành.
- Ngoài những nội dung quy định tại hướng dẫn này còn phải tuân theo
những quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm chuyên ngành về công tác thí
nghiệm đảm bảo chất lượng về vật liệu xây dựng và kết cấu, cấu kiện công trình.
II. CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ KẾT
CẤU, CẤU KIỆN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.
1. Lấy mẫu thí nghiệm.
1.1. Xi măng.
Mỗi lô xi măng nhỏ hơn 40 tấn đều phải lấy 02 mẫu, mỗi mẫu 20 kg để
làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được lấy rải rác ở các bao trong kho, mỗi bao
lấy 1kg. Làm thí nghiệm 01 mẫu và 01 mẫu lưu để đối chứng khi cần thiết.
Trong thời gian 60 ngày nếu không có khiếu nại nào giữa bên mua và bán xi
măng về kết quả thí nghiệm thì phòng thí nghiệm làm thủ tục hủy bỏ mẫu lưu.
Khi bắt đầu nhập xi măng về công trường đại diện bên A, bên B cùng
nhau lấy mẫu đóng gói niêm phong lập biên bản lấy mẫu và gửi đến phòng thí
nghiệm để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được để trong hộp kín tránh nước,
tránh các hóa chất khác, tránh nhiệt độ cao và để nơi khô ráo.
1.2. Cát xây dựng.
Cứ một lô 350 m3 (hoặc 500 tấn) cát lấy một mẫu thử với khối lượng
không nhỏ hơn 30 kg, lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống cát cùng
loại, góp lại và trộn đều, đóng gói và lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.
2
1.3. Đá dăm (sỏi) các loại dùng trong bê tông.
Cứ mỗi lô 200 m3 đá lấy 02 mẫu thử với khối lượng từ 100-200 kg tùy
theo cỡ hạt. Lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống đá cùng loại,
góp lại trộn đều, đóng gói, lập biên bản lấy mẫu, mang đi thí nghiệm.
1.4. Thép xây dựng các loại.
Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=50 tấn, cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm tra,
bao gồm tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ 0,5m-
0,8m để kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm thép: Giới hạn chảy, giới hạn bền,
độ giãn dài, đường kính thực đo, uốn nguội.
Khi đưa thép vào sử dụng cần kiểm tra đường kính thực của cốt thép bằng
thước kẹp hoặc bằng phương pháp cân trọng lượng.
Có thể áp dụng công thức D(thực tế) = 0,403 x√ Q(thực tế) để kiểm tra đường kính
thực của cốt thép.
Trong đó:
D là đường kính cốt thép cần kiểm tra;
Q là trọng lượng của 1 m thép mẫu (gam)
1.5. Thép hình kết cấu xây dựng.
Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=50 tấn, cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm
tra, bao gồm tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ
0,5m-0,8m. Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm thép: Giới hạn chảy, giới hạn bền,
độ giãn dài.
1.6. Gạch xây dựng.
Cứ mỗi lô 100.000 viên gạch lấy 01 mẫu thử gồm 30 viên. Mỗi lô nhỏ
hơn 100.000 viên xem như một lô. Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm gạch:
Cường độ nén, cường độ uốn, khối lượng thể tích, độ hút nước, hình dạng và
kích thước, các khuyết tật ngoại quan.
1.7. Gạch bê tông tự chèn, gạch bê tông lát.
Cứ một lô 15.000 viên lấy một tổ mẫu gồm 20 viên. Một lô nhỏ hơn 15.000
viên xem như một lô. Kiểm tra, các chỉ tiêu cơ lý được xác định khi mẫu đã đủ 28
ngày kể từ ngày sản xuất: Kích thước và sai lệch kích thước, Khuyết tật ngoại
quan cho phép, Cường độ nén, N/mm2, Độ hút nước %, Độ mài mòn, g/cm2
1.8. Bê tông các loại.
- Trong quá trình thi công xây dựng cán bộ giám sát của Chủ đầu tư (hoặc
TVGS) và cán bộ kỹ thuật thi công của nhà thầu xây dựng phải lấy mẫu bê tông

3
tại hiện trường. Cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư (hoặc TVGS) ký xác nhận trên
tem và dán lên mẫu ngay sau khi vừa đúc mẫu bê tông (khi bê tông còn ướt). Thí
nghiệm ép mẫu bê tông ở tuổi từ 03 ngày, 07 ngày và 28 ngày để xác định
cường độ mác bê tông.
+ Ép mẫu bê tông ở tuổi 03 ngày hoặc 07 ngày để xác định sự phát triển
cường độ của bê tông làm căn cứ để chuyển tiếp phần công việc tiếp theo.
+ Ép mẫu bê tông ở tuổi 28 ngày để xác định cường độ mác bê tông và
làm căn cứ để nghiệm thu chất lượng thi công bê tông công trình xây dựng.
- Mỗi loại cấu kiện bê tông phải lấy ít nhất một tổ mẫu gồm 03 viên mẫu
được lấy cùng một lúc ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN hiện hành.
Kích thước viên mẫu 15x15x15 cm, 20x20x20 cm (mẫu hình trụ 15x30 cm đối
với công trình cầu bê tông cốt thép) tùy theo kích thước lớn nhất của cốt liệu. Số
lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:
+ Đối với bê tông khối lớn: cứ 500 m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối lượng bê
tông trong một khối đổ lớn hơn 1000 m3 và cứ 250m3 lấy 01 tổ mẫu khi khối
lượng bê tông trong một khối đổ ít hơn 1000 m3.
+ Đối với các móng lớn: Cứ 100 m3 bê tông lấy 01 tổ mẫu nhưng không ít
hơn một tổ mẫu cho một khối móng.
+ Đối với bê tông móng bệ máy có khối lượng đổ lớn hơn 50 m3 thì cứ 50
m3 lấy 01 tổ mẫu. Đối với khối lượng ít hơn 50 m3 vẫn lấy một tổ mẫu khi.
+ Đối với kết cấu khung cột, dầm, sàn cứ 20 m3 lấy 01 tổ mẫu. Đối với
khối lượng ít hơn vẫn phải lấy một tổ mẫu cho mỗi loại cấu kiện.
+ Đối với các kết cấu đơn chiếc khác có khối lượng ít hơn thì vẫn phải lấy
01 tổ mẫu.
+ Đối với bê tông nền, mặt đường ô tô, đường băng sân bay... cứ 200
m lấy 01 tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn 200 m3 thì vẫn phải lấy
3

một tổ mẫu.
1.9. Vữa xây, trát.
Mỗi hạng mục công việc xây trát công trình nghiệm thu lấy 01 nhóm
mẫu. Kíchthước mẫu 4x4x16 cm hoặc 7,07x7,07x7,07 cm.
1.10. Đất đắp nền.
Cứ 1 lô 10.000 m3 lấy mẫu 1 lần, mỗi mẫu 50 kg. Mỗi lô nhỏ hơn 10.000
m3 vẫn xem như 1 lô.
1.11. Độ chặt đắp nền, độ chặt của các lớp móng.
Cứ 500m2 lấy mẫu 1 điểm, mỗi lớp đắp dày 15-18 cm có diện tích đắp
4
<=300 m2 kiểm tra 01 điểm.
2. Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cấu kiện, kết cấu công trình xây dựng
bao gồm:
- Thí nghiệm kiểm tra cấu kiện bê tông.
- Thí nghiệm kiểm tra vữa xây trát các cấu kiện.
- Thí nghiệm kiểm tra độ chặt nền đất đắp, độ chặt của các lớp móng.
- Thí nghiệm kiểm tra các lớp kết cấu áo đường trong xây dựng đường
giao thông.
- Thí nghiệm kiểm tra mặt đường bê tông nhựa, mặt đường láng nhựa.
- Thí nghiệm kiểm tra chống sét cho các công trình xây dựng.
3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng thí nghiệm.
Các Chủ đầu tư, các đơn vị tham gia xây dựng công trình phải thực hiện
kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định, tuân thủ theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế; Các
quy định về lấy mẫu, thí nghiệm phải cập nhật các tiêu chuẩn, quy chuẩn mới
phù hợp để kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định theo quy định (tham khảo phụ lục số
01 về một số danh mục tài liệu viện dẫn kèm theo)
4. Phiếu kết quả thí nghiệm.
Phiếu kết quả thí nghiệm do cơ sở thiết lập theo yêu cầu của các phép thử,
nhưng phải có các thông tin và nội dung cơ bản sau:
- Tên cơ sở quản lý phòng thí nghiệm;
- Tên và địa chỉ phòng thí nghiệm, mã số LAS-XD (ghi theo quyết định
công nhận);
- Số hợp đồng kinh tế hoặc văn bản yêu cầu của đơn vị yêu cầu thí nghiệm;
- Tên dự án/công trình/hạng mục công trình được khảo sát, lấy mẫu, thí
nghiệm. Đối với các thí nghiệm phục vụ nghiên cứu/tự kiểm tra chất lượng của
nhà sản xuất thì ghi rõ mục đích thí nghiệm.
- Tên cán bộ giám sát của Chủ đầu tư trong quá trình lấy mẫu, thí nghiệm;
- Loại mẫu thí nghiệm;
- Tiêu chuẩn và thiết bị thí nghiệm;
- Kết quả thí nghiệm;
- Thời gian lập phiếu kết quả thí nghiệm;
- Chữ ký của nhân viên thí nghiệm và trưởng phòng thí nghiệm;

5
- Chữ ký của người có thẩm quyền và dấu pháp nhân của cơ sở quản lý
phòng thí nghiệm.
(Phiếu kết quả thí nghiệm là cơ sở để đăng ký c hất lượng vật liệu xây
dựng cung cấp cho thị trường xây dựng; Là căn cứ đánh giá, nghiệm thu
công trình, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu)
III. HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM
1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là hoạt động đo lường nhằm xác định
đặc tính của đất xây dựng, vật liệu xây dựng, môi trường xây dựng, sản phẩm
xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng treo quy trình nhất định.
Bao gồm các hoạt động đo lường xác định đặt tính về cơ, lý, hóa, hình học của
các đối tượng thí nghiệm: sản phẩm, vật liệu xây dựng; đất xây dựng; cấu kiện,
kết cấu công trình xây dựng; môi trường xây dựng đối với các loại công trình
xây dựng. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện trong
phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện trường. có thể được thực hiện bằng phương
pháp phá hủy hoặc không phá hủy, xác định các đặc tính của đối tượng thí
nghiệm tại một thời điểm trong một khoảng thời gian nhất định.
Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải đáp ứng điều
kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 62/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính
phủ, quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp và thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng. Hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải tuân thủ
theo đúng quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BXD ngày 25/04/2017 của Bộ
Xây dựng, hướng dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
2. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng.
Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng được thực hiện với các công
trình xây dựng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 29 Nghị định số
46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng công
trình xây dựng.
Nội dung kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản
phẩm xây dựng theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày
26/10/2016 của Bộ xây dựng. Trách nhiệm chi trả chi phí kiểm định trong quá
trình thi công xây dựng theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Nghị định số
46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ.
3. Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là một thực thể trực thuộc tổ
chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, bao gồm: nhân lực (trưởng,

6
phó phòng thí nghiệm, thí nghiệm viên) và các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho
việc thí nghiệm. Thực hiện các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được cấp mã
số (LAS-XD) và có địa chỉ cố định ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Đối với các phòng thí nghiệm được thành lập theo quy định pháp luật
hoạt động trên địa bàn tỉnh Lai Châu, trước khi hoạt động phải thực hiện đăng
ký hoạt động qua Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu. Nội dung hồ sơ đăng ký hoạt
động theo Phụ lục số 02 của Hướng dẫn này. Báo cáo tình hình hoạt động định
kỳ về tình hình hoạt động 02 lần/năm (trước ngày 15/6 và 15/12 hàng năm). Nội
dung báo cáo theo mẫu số 02 Phụ lục số 02 của Hướng dẫn này.
4. Trạm thí nghiệm hiện trường
- Việc thành lập trạm thí nghiệm hiện trường cho từng dự án, công trình
xây dựng cụ thể phải được thành lập bằng Quyết định của đơn vị chủ quản, ghi
rõ địa chỉ, kèm theo danh mục nhân sự, thiết bị. mọi hoạt động phải đáp ứng
theo các yêu cầu quy định về điêug kiện, năng lực hoạt động theo quy định của
pháp luật. Trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm và sau khi kết thúc hoạt
động của trạm thí nghiệm hiện trường, phải thông báo bằng văn bản cho Sở Xây
dựng Lai Châu nơi thực hiện dự án/công trình xây dựng.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ
1. Chủ đầu tư.
Có trách nhiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng,
thiết bị lắp đặt vào công trình, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng
mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành theo yêu cầu;
Chi phí thực hiện được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 của Thông tư số
09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng.
Hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng, chất
lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện đưa vào thi công công trình xây dựng. Trong quá
trình thực hiện dự án chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu thi công xuất trình các
phiếu chứng nhận chất lượng sản phẩm và tiến hành các thí nghiệm vật liệu cấu
kiện xây dựng và kết cấu công trình theo quy định. Kiên quyết không cho phép
nhà thầu sử dụng vật liệu, cấu kiện xây dựng không đảm bảo chất lượng để thi
công công trình.
2. Nhà thầu thi công xây dụng công trình.
Có trách nhiệm thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu đầu
vào sử dụng cho công trình, dự án. Chi phí thí nghiệm của nhà thầu được tính
trong khoản mục chi phí gián tiếp quy định tại Điều 8 Thông tư số 09/2019/TT-
BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng.
7
Các Nhà thầu thi công xây dựng phải cung cấp phiếu chứng nhận chất
lượng của nhà sản xuất, sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn của mình hoặc
thuê các phòng thí nghiệm hợp chuẩn khác để thực hiện các phép thử mà phòng
thí nghiệm của nhà thầu không thực hiện được để chứng nhận chất lượng vật
liệu, cấu kiện xây dựng đưa vào thi công đảm bảo yêu cầu của hồ sơ thiết kế.
3. Phòng thí nghiệm, Trạm thí nghiệm hiện trường.
Các phòng thí nghiệm, Trạm thí nghiệm hiện trường phải thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định, quy trình về tổ chức thí nghiệm vật liệu xây dựng và kết cấu,
cấu kiện công trình. Cung cấp phiếu kết quả thí nghiệm trung thực, đầy đủ nội
dung và phải lưu mẫu theo đúng quy định. Các phòng thí nghiệm không lưu mẫu
theo đúng quy định sẽ bị coi là không thực hiện công tác thí nghiệm, đồng thời bị
xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
Các cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đều
phải có phiếu chứng nhận chất lượng vật liệu xây dựng và phải cung cấp phiếu
này cho bên mua làm cơ sở xác định vật liệu đầu vào của công trình xây dựng.
Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng khi lưu thông trên thị trường
quy định tại Bảng 1, Phần 2 của Quy chuẩn việt Nam QCVN 16:2019/BXD phải
có giấy chứng nhận hợp quy, giấy công bố hợp quy hoặc thông báo tiếp nhận hồ
sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu.
Trên đây là nội dung hướng dẫn thực hiện công tác thí nghiệm vật liệu
xây dựng, thí nghiệm cấu kiện, kết cấu công trình và một số nội dung hoạt động
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của Sở Xây dựng. Đề nghị cơ quan cấp phát,
thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình chỉ thực hiện việc cấp phát,
thanh quyết toán khi hồ sơ nghiệm thu có đầy đủ các phiếu thí nghiệm, các tài
liệu chứng nhận chất lượng công trình theo quy định.
Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 656/SXD-GĐ&QLCL ngày
23/10/2013 của Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu. Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Xây dựng để hướng dẫn, giải đáp./.
Nơi nhận: KT.GIÁM ĐỐC
- UBND tỉnh (b/c); PHÓ GIÁM ĐỐC
- Các Sở, ban, ngành tỉnh; Ký bởi: Sở Xây dựng
Cơ quan: Tỉnh Lai Châu
- UBND các huyện, thành phố Lai Châu;
- Các Chủ đầu tư XDCT;
- Phòng KT-HT các huyện; phòng QLĐT thành
phố Lai Châu;
- Các phòng thí nghiệm LAS-XD;
- Lãnh đạo Sở;
- Trung tâm GĐCLXD;
- Cổng TTĐT Sở Xây dựng; Nguyễn Thái Lực
- Lưu: VT, CCGĐXD.
8
PHỤ LỤC SỐ 01
Một số danh mục tài liệu viện dẫn tham khảo áp dụng hoạt động thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu
(Kèm theo Hướng dẫn số /HD-SXD ngày / /2020 của Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu)

1. Sản phẩm xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông.


TCVN 6260-1995; 6282-2009; 6260-2009 Quy cách lấy mẫu xi măng
TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6260:2009, Xi măng poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6067:2018, Xi măng poóc lăng bền sun phát - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 7711:2013, Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát
TCVN 7713:2007, Xi măng- Xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong
dung dịch sun phát
TCVN 141:2008, Xi măng poóc lăng - Phương pháp phân tích hóa học
TCVN 6016:2011, Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ
TCVN 8877:2011, Xi măng - Phương pháp thử - Xác định độ nở autoclave
TCVN 6017:2015, Xi măng - Phương pháp thử - Xác định thời gian đông kết và
độ ổn định thể tích
TCVN 9807:2013, Thạch cao dùng để sản xuất xi măng
TCVN 11833:2017, Thạch cao phospho dùng để sản xuất xi măng
TCVN 4315:2007, Xỉ hạt lò cao để sản xuất xi măng
TCVN 11586:2016, Xỉ hạt lò cao nghiền mịn dùng cho bê tông và vữa
TCVN 8265:2009, Xỉ hạt lò cao - Phương pháp phân tích hóa học
TCVN 10302:2014, Phụ gia tro bay hoạt tính dùng cho bê tông, vữa xây và xi
măng
TCVN 6882:2016, Phụ gia khoáng cho xi măng
TCVN 8262:2009, Tro bay - Phương pháp phân tích hóa học
TCVN 8826:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông
TCVN 9339:2012, Bê tông và vữa xây dựng - Phương pháp xác định pH bằng
máy đo pH
2. Cốt liệu xây dựng.
TCVN 7570:2006; TCXD 127-1985. Quy cách lấy mẫu cát xây dựng
TCVN 7572:2006. Quy cách lấy mẫu thí nghiệm đá dăm( sỏi) xây dựng
TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
9
TCVN 9205:2012, Cát nghiền cho bê tông và vữa
TCVN 7572-2:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử- Phần 2:
Xác định thành phần hạt
TCVN 7572-8:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 8: Xác
định hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu và hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ
TCVN 7572-9:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 9:
Xác định tạp chất hữu cơ
TCVN 7572-10:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần
10: Xác định cường độ và hệ số hóa mềm của đá gốc
TCVN 7572-11:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần
11: Xác định độ nén dập
TCVN 7572-14:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần
14: Xác định khả năng phản ứng kiềm - silic
TCVN 7572-15:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần
15: Xác định hàm lượng clorua
3. Sản phẩm gạch, đá ốp lát.
TCVN 6476-1999. Quy cách lấy mẫu gạch bê tông tự chèn, gạch bê tông lát
TCVN 7483:2005, Gạch gốm ốp lát đùn dẻo - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 7745:2007, Gạch gốm ốp lát ép bán khô - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 4732:2016, Đá ốp lát tự nhiên
TCVN 8057:2009, Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
TCVN 6415-3:2016, Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ
hút nước, độ xốp biểu kiến, khối lượng riêng tương đối và khối lượng thể tích
TCVN 6415-4:2016, Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử- Phần 4: Xác định độ
bền uốn và lực uốn gẫy
TCVN 6415-6:2016, Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định độ
bền mài mòn sâu đối với gạch không phủ men
TCVN 6415-7:2016, Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 7: Xác định độ
bền mài mòn bề mặt đối với gạch phủ men
TCVN 6415-8:2016, Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định hệ
số giãn nở nhiệt dài
TCVN 6415-10:2016, Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 10: Xác định
hệ số giãn nở ẩm
4. Gạch xây dựng.
TCVN 1450:2009 và TCVN 1451-1998. Quy cách lấy mẫu gạch xây dựng
10
TCVN 1450:2009, Gạch rỗng đất sét nung
TCVN 1451:1998, Gạch đặc đất sét nung
TCVN 6355:2009, Gạch xây - Phương pháp thử
TCVN 6477:2016, Gạch bê tông
TCVN 7959:2017, Bê tông nhẹ - Sản phẩm bê tông khí chưng áp - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 7959:2017, Bê tông nhẹ - Phương pháp thử
TCVN 11524:2016, Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép
TCVN 3113:1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ hút nước
TCVN 3118:1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén
5. Thép xây dựng.
TCVN 1651-1985, TCVN 6285-1997, Quy cách lấy mẫu thép xây dựng

11
PHỤ LỤC SỐ 02
Nội dung Hồ sơ đăng ký, báo cáo tình hình hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu
(Kèm theo Hướng dẫn số /HD-SXD ngày / /2020 của Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu)

I. Đăng ký hoạt động: Theo mẫu số 01


II. Hồ sơ gửi kèm:
1. Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư.
2. Quyết định thành lập phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
3. Bản sao Quyết định công nhận năng lực thực hiện phép thử hoặc Giấy
chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
4. Quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng, phó phòng (nếu có);
5. Hồ sơ nhân sự:
- Danh sách cán bộ quản lý, nhân viên thí nghiệm;
- Bản sao bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ đào tạo của cán bộ;
- Hợp đồng lao động;
- Hồ sơ bảo hiểm xã hội.
6. Hồ sơ thiết bị, máy móc, dụng cụ:
- Danh mục máy móc, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm;
- Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu (hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao,
hóa đơn chứng từ) hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền đối với các thiết bị
được điều chuyển từ nơi khác đến;
- Giấy chứng nhận kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị;
7. Hồ sơ quản lý hoạt động phòng thí nghiệm:
- Hồ sơ Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO/IEC 17025:2017 đã
được lãnh đạo đơn vị phê duyệt, bao gồm: Sổ tay chất lượng, hệ thống quy trình
quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thí nghiệm và các tài liệu khác có liên quan.
- Bản vẽ mặt bằng phòng thí nghiệm (sơ đồ bố trí thiết bị, khu vực lưu
mẫu, khu vực gia công, khu vực bảo dưỡng mẫu thử...)
III. Báo cáo tình hình hoạt động: Mẫu số 02

12
Mẫu số 01

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
........................, ngày ..... tháng .... năm 20.....

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG


TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu.

1. Tên tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
Địa chỉ:....................................................................................................................
Điện thoại:....................................Fax:.................................Email:........................
2. Thông tin phòng thí nghiệm:
Tên phòng thí nghiệm:............................................................................................
Mã số được cấp: LAS-XD.......................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................
Điện thoại:....................................Fax:.................................Email:........................
3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng số:..................................................................................................
Đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Lai Châu xem xét để Phòng thí nghiệm
.........................................................của ................................................. được hoạt
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu./.
ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THÍ
NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
(Ký tên, đóng dấu)

13
Mẫu số 02
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........................, ngày ..... tháng .... năm 20.....

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM


CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG

1. Tên tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
Địa chỉ:....................................................................................................................
Điện thoại:....................................Fax:.................................Email:........................
2. Thông tin phòng thí nghiệm:
Tên phòng thí nghiệm:............................................................................................
Mã số được cấp: LAS-XD......................................................................................
Địa chỉ:....................................................................................................................
Điện thoại:....................................Fax:.................................Email:........................
3. Đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng số:.................................................................................................
4. Cán bộ quản lý, thí nghiệm viên của phòng thí nghiệm:
Tình độ Chứng chỉ
TT Họ và tên Chức vụ Năm sinh
chuyên môn đào tạo
1 2 3 4 5 6

5. Trang thiết bị:


5.1 Phương tiện đo lường:
Tên Phạm vi đo, Chu kỳ kiểm Ngày kiểm định Cơ quan kiểm
phươn cấp chính xác định hiệu hiệu chuẩn lần định hiệu
tiện đo chuẩn cuối chuẩn

1 2 3 4 5

14
6. Báo cáo tình hình thực hiện công tác thí nghiệm:
6.1 Tổng hợp các loại vật liệu, kết cấu đã thực hiện:
TT Tên vật liệu, cấu Tiêu chuẩn thí Số mẫu thử trong Nguồn gốc
kiện, kết cấu được nghiệm kỳ báo cáo mẫu
thí nghiệm
1 2 3 4 5

6.2 Danh mục dự án/công trình đã thực hiện:


TT Tên dự án/công trình Chủ đầu tư Địa điểm xây dựng
1 2 3 4

7. Các đề xuất, kiến nghị: .......................................................................................

PHỤ TRÁCH PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC QUẢN LÝ


(Ký, ghi rõ họ tên) PHÒNG THÍ NGHIỆM
(Ký tên, đóng dấu)

15
0

You might also like