You are on page 1of 5

Lâm Mạnh Cường (fb.

com/lammanhcuong98) Đề số 12 lớp online mã 304

LÂM MẠNH CƯỜNG THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2020
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN, môn thành phần: HÓA HỌC
ĐỀ NÂNG CAO
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Đề thi có 5 trang
Họ và tên thí sinh: …………………………………….
Mã đề thi 304
Số báo danh: …………………………………………...
▪ Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (đvC): H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19;
Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56;
Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
▪ Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 1: Kim loại berili (Be) thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
A. Nhóm IA. B. Nhóm IIA. C. Nhóm IB. D. Nhóm IIB.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH– → H2O?
A. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl. B. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O.
C. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O. D. Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm axit axetic, fomanđehit và saccarozơ cần dùng
vừa đủ 0,42 mol O2, thu được CO2 và 0,38 mol H2O. Giá trị của m là
A. 25,32. B. 11,88. C. 24,28. D. 13,16.
Câu 4: Polime nào sau đây không có oxi trong phân tử?
A. Tơ nilon–6,6. B. Tơ olon. C. Tơ lapsan. D. Tơ visco.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa?
A. Đốt bột sắt trong bình chứa Cl2. B. Cho thanh đồng vào dung dịch FeCl3.
C. Để lá thép để trong không khí ẩm. D. Cho thanh sắt vào dung dịch HNO3.

Câu 6: Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 cần dùng vừa đủ 4,48 lít khí CO.
Mặt khác, để hoà tan hoàn toàn m gam X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 400. B. 100. C. 300. D. 200.
Câu 7: Chất X là chất tinh thể màu xám đen, có cấu trúc lớp, mềm. X được dùng làm điện cực,
làm nồi để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn, … X là
A. than chì. B. than muội. C. than cốc. D. than hoạt tính.
Câu 8: Hai chất nào sau đây đều có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH loãng?
A. C6H5NH3Cl và H2NCH2COOC2H5. B. CH3NH2 và H2NCH2COOH.
C. CH3NH3Cl và H2NCH2COONa. D. CH3NH3Cl và C6H5NH2.

Câu 9: Thủy phân este X trong môi trường axit thu được chất hữu cơ Y và Z. Bằng một phản ứng
trực tiếp có thể chuyển hóa Y thành Z. Chất nào sau đây không thỏa mãn tính chất của X?
A. Etyl axetat. B. Vinyl axetat. C. Metyl axetat. D. Metyl propionat.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sắt(III) hiđroxit và crom(III) hiđroxit đều có tính lưỡng tính.
B. Sắt(II) hiđroxit là chất rắn màu nâu đỏ.
C. Crom(VI) oxit là một oxit bazơ và có tính oxi hóa mạnh.
D. Sắt là kim loại có màu trắng hơi xám và có tính nhiễm từ.

Luyện thi THPTQG môn Hóa tại TP.HCM www.lammanhcuong.vn – Trang 1


Đề số 12 lớp online mã 304 Lâm Mạnh Cường (fb.com/lammanhcuong98)

Câu 11: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là


A. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. SO2 và NO2. D. CO và CO2.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?


A. Isoamyl axetat là một este no, đơn chức, mạch hở và có mạch cacbon phân nhánh.
B. Phenol rất ít tan trong nước lạnh, nhưng tan nhiều trong nước nóng và etanol.
C. Axit fomic có thể tham gia được phản ứng tráng bạc.
D. Chất béo là những hợp chất tạp chức.
Câu 13: Lên men m gam glucozơ để tạo ra ancol etylic (hiệu suất phản ứng 90%). Hấp thụ hoàn
toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,0. B. 37,0. C. 45,0. D. 30,0.
Câu 14: Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X (mạch hở), thu được các sản phẩm gồm x gam valin,
15 gam glyxin và 8,9 gam alanin. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là
A. 6. B. 9. C. 12. D. 15.
Câu 15: Tơ nilon–6,6 có tính dai, bền, ít thấm nước, giặt mau khô nên được dùng để
A. dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét.
B. vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa.
C. màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa.
D. dệt vải may mặc hoặc bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới.
Câu 16: Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?
A. Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để ngoài không khí ẩm.
B. Nhúng dây đồng nguyên chất vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C. Cho miếng gang vào dung dịch H2SO4 loãng.
D. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch CuCl2.

Câu 17: Hỗn hợp X gồm đimetylamin, etylamin và anilin tác dụng tối đa với 0,2 mol HCl. Nếu
đốt cháy hoàn toàn cùng lượng X trên thì tổng khối lượng H2O và N2 thu được là
A. 9,1 gam. B. 11,9 gam. C. 15,4 gam. D. 7,7 gam.
Câu 18: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm tăng dần theo chiều từ Li đến Cs.
B. Li được dùng để chế tạo hợp kim siêu nhẹ, ứng dụng trong kỹ thuật hàng không.
C. Trong các kim loại kiềm thì Na là kim loại mềm nhất.
D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại ở dạng đơn chất.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp muối gồm Fe(NO3)2.9H2O và 11,6 gam FeCO3 vào dung dịch
HNO3 loãng, dư, sau phản ứng, thu được dung dịch X và 4,48 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và NO.
(sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cô cạn cẩn thận X thu được tối đa bao nhiêu gam muối khan?
A. 48,4 gam. B. 36,3 gam. C. 72,6 gam. D. 24,2 gam.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại Na và K đều khử được H2O ở điều kiện thường.
B. Để bảo quản kim loại kiềm cần ngâm chìm trong dầu hỏa.
C. Cho Na kim loại vào dung dịch FeSO4 thu được Fe.
D. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ.

Trang 2 – www.lammanhcuong.vn Luyện thi THPTQG môn Hóa tại TP.HCM


Lâm Mạnh Cường (fb.com/lammanhcuong98) Đề số 12 lớp online mã 304

Câu 21: Cho dãy các loại tơ sau: sợi bông, tơ vinilon, tơ capron, tơ nitron, sợi len, tơ visco, tơ tằm,
tơ xenlulozơ axetat, tơ lapsan. Số tơ hóa học trong dãy là
A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.
Câu 22: Dẫn dòng điện một chiều có cường độ là 20A đi qua nhôm oxit nóng chảy, dư, có xúc tác
criolit. Sau 8 giờ 2 phút 30 giây, thu được 48,6 gam nhôm. Hiệu suất quá trình điện phân là
A. 15%. B. 30%. C. 45%. D. 90%.
Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ phenol lỏng vào etanol dư, khuấy đều;
(2) Cho Cu(OH)2 vào lượng dư dung dịch glucozơ, khuấy đều;
(3) Nhỏ benzen lỏng vào nước dư, khuấy đều;
(4) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch anilin;
(5) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
Số thí nghiệm chỉ thu được dung dịch đồng nhất là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 24: Cho 11,2 lít hỗn hợp khí X gồm axetilen và H2 qua Ni đun nóng, thu được hỗn hợp khí Y
(chỉ gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với X là 5/3. Biết Y có khả năng phản ứng tối đa với a mol
Br2 trong CCl4. Giá trị của a là
A. 0,20. B. 0,25. C. 0,15. D. 0,40.
Câu 25: Cho hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X. Phản ứng nào sau đây
phù hợp với thí nghiệm?
Dung dịch X
A. NaCl + H2SO4 ⎯⎯ → NaHSO4 + HCl. Khí Y
t

B. NH4Cl + NaOH ⎯⎯ → NaCl + NH3 + H2O.


t

C. HCOONa + NaOH ⎯⎯⎯⎯ → Na2CO3 + H2.


CaO, t Nước

H SO đăc , t 
D. C2H5OH ⎯⎯⎯⎯⎯→
2 4
C2H4 + H2O.

Câu 26: Nhỏ từ từ 500 ml dung dịch hỗn hợp K2CO3 0,4M và KHCO3 0,6M vào 600 ml dung dịch
HCl 0,7M, thu được V lít CO2 và dung dịch Y. Cho dung dịch BaCl2 dư vào Y, thu được m gam
kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 6,720 và 15,76. B. 4,928 và 48,93. C. 6,720 và 64,69. D. 4,928 và 104,09.
Câu 27: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch chứa Ba(OH)2;
(2) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa phèn chua;
(3) Sục khí NH3 dư vào dung dịch chứa AlCl3;
(4) Cho từ từ dung dịch HCl dư vào dung dịch chứa NaAlO2;
(5) Sục khí HCl dư vào dung dịch chứa AgNO3.
Số thí nghiệm có xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa này tan dần đến hoàn toàn là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 28: Đun nóng 0,05 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH trong lượng dư dung dịch AgNO3/NH3,
thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 27. B. 10,8. C. 21,6. D. 43,2.

Luyện thi THPTQG môn Hóa tại TP.HCM www.lammanhcuong.vn – Trang 3


Đề số 12 lớp online mã 304 Lâm Mạnh Cường (fb.com/lammanhcuong98)

Câu 29: Cho các phát biểu sau:


(1) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom;
(2) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh;
(3) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất;
(4) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 30: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn dung dịch
sau phản ứng, thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là
A. 13,1 gam. B. 17,0 gam. C. 19,5 gam. D. 14,1 gam.
Câu 31: Cho các sơ đồ chuyển hóa sau:
(1) X + NaOH ⎯⎯ → Y + Z; (2) Y + NaOH ⎯⎯⎯⎯ → CH4 + Na2CO3;
t CaO, t

(3) Y + HCl → T + NaCl; (4) Z + A (là hợp chất của cacbon) → T.


Kết luận nào sau đây sai?
A. X và T đều có một liên kết π trong phân tử.
B. Z và T đều có cùng số H trong phân tử.
C. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y thu được 1,5 mol CO2.
D. Nhiệt độ sôi của Z cao hơn T.
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm các chất béo (chỉ tạo từ glixerol và axit oleic
và axit panmitic), thu được số mol CO2 nhiều hơn nước là 0,2 mol. Mặt khác, m gam hỗn hợp A
phản ứng tối đa với 0,09 mol H2 (xúc tác Ni, đun nóng), thu được hỗn hợp B gồm các chất béo no.
Thủy phân hoàn toàn B bằng dung dịch NaOH dư (đun nóng), cô cạn dung dịch sau phản ứng,
thu được khối lượng muối khan là
A. 43,81 gam. B. 43,99 gam. C. 48,21 gam. D. 48,39 gam.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ;
(2) Fructozơ dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía;
(3) Các amino axit thường là chất rắn kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước;
(4) Quần áo làm từ len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34: Cho dung dịch X chứa Ba(OH)2 2M và BaCl2 1M. Cho dung dịch Y chứa Al2(SO4)3 0,5M
và H2SO4 1,5M. Nhỏ từ từ dung dịch X vào dung dịch Y đến khi khối lượng kết tủa lớn nhất thì
dừng lại. Tỉ lệ thể tích X : Y tại thời điểm đó là
A. 3 : 2. B. 3 : 1. C. 5 : 3. D. 2 : 1.
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 64,65 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al trong dung dịch chứa
3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa
465,85 gam muối sunfat trung hòa và 11,2 lít Z gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu ngoài
không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 2,4. Phần trăm khối lượng Al trong X gần nhất với
A. 19%. B. 20%. C. 18%. D. 21%.

Trang 4 – www.lammanhcuong.vn Luyện thi THPTQG môn Hóa tại TP.HCM


Lâm Mạnh Cường (fb.com/lammanhcuong98) Đề số 12 lớp online mã 304

Câu 36: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp


y
gồm FeCl3 và CuCl2 vào nước dư, thu được C
dung dịch X. Tiến hành điện phân X với B
điện cực trơ, màng ngăn xốp và cường độ
dòng điện cố định. Khối lượng dung dịch
giảm (y gam) theo thời gian (x giây) được 17,05 y
biểu diễn ở đồ thị bên. Đồ thị gấp khúc tại A
ba điểm A, B, C. Giả sử hiệu suất phản ứng x
x
điện phân là 100%, các khí sinh ra không 0 a a+b 5a 5a + b
tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của m gần nhất với
A. 43. B. 60. C. 39. D. 46.
Câu 37: Cho các phát biểu sau:
(1) Thủy phân vinyl axetat bằng dung dịch NaOH, thu được natri axetat và anđehit fomic;
(2) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp propilen;
(3) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí;
(4) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit;
(5) Ở điều kiện thích hợp, triolein có thể tham gia phản ứng cộng H2;
(6) Một số muối có thể làm đông tụ protein.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 38: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y (phân tử Y nhiều hơn X một nguyên tử nitơ).
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol E có khối lượng là 31,95 gam trong dung dịch NaOH đun nóng
(phản ứng vừa đủ), thu được dung dịch F chứa hai muối của glyxin và alanin. Cho F tác dụng
với HCl dư, thu được 83,26 gam hỗn hợp muối. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tỉ lệ mol X : Y trong hỗn hợp E là 3 : 5. B. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 30,77%.
C. Số liên kết peptit trong phân tử Y là 5. D. Tỉ lệ mol hai muối trong F là 1 : 1.
Câu 39: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch FeSO4 dư vào dung dịch HNO3 đặc, nguội;
(2) Ngâm thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
(3) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;
(4) Cho vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2Cr2O7 dư;
(5) Cho vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch HCl.
Có bao nhiêu thí nghiệm có màu sắc của dung dịch trước và sau khác nhau?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 40: Cho X là este đơn chức, tạo bởi axit cacboxylic A, còn Y là este đơn chức, tạo bởi axit
cacboxylic B, biết X và Y đều mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro trong phân tử (MX < MY).
Cho 71,27 gam hỗn hợp M gồm X, Y, A, B tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,025 mol NaOH,
sau phản ứng, thu được 18,72 gam hai ancol đồng đẳng kế tiếp và 83,74 gam hai muối. Cho toàn
bộ lượng muối trên vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, thấy sinh ra tối đa 104,76 gam Ag.
Phần trăm khối lượng của X trong M gần nhất với
A. 23%. B. 27%. C. 25%. D. 29%.
――――― Hết ―――――

Luyện thi THPTQG môn Hóa tại TP.HCM www.lammanhcuong.vn – Trang 5

You might also like