You are on page 1of 2

Hình thoi 2 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

HÌNH THOI
Môn: TOÁN 8
Năm học 2021-2022
MATH-TVS Biên soạn: Thầy TVSang
LỚP 8TA - 261021

1 Định nghĩa và tính chất


Định nghĩa 1. Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.

MATH-TVS-0964999928
Tính chất.
1) Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành

2) Trong thoi hai đường chéo vuông góc với nhau

3) Trong hình thoi hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.

2 Dấu hiệu nhận biết


1) Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi

2) Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi

3) Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc là hình thoi

4) Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi

Tính độ dài đoạn thẳng, tính góc


Bài 1. Cho hình thoi ABCD có ∠A = 30◦ , đường cao BH = 3cm. Tính chu vi của hình thoi.

Bài 2. Hình thoi ABCD có chu vi bằng 36cm, đường chéo BD = 9cm. Tính các góc của hình thoi
và độ dài đường chéo AC.

Bài 3. Hình thoi ABCD có cạnh bằng 25cm và tổng hai đường chéo bằng 70cm. Tính độ dài mỗi
đường chéo của hình thoi.

Bài 4. Tính chu vi của hình thoi biết độ dài hai đường chéo là 10cm và 24cm.

Bài 5. Từ đỉnh góc tù A của hình thoi ABCD kẻ đường cao AH chia cạnh BC thành hai đoạn thẳng
HB = 7cm và HC = 18cm. Tính độ dài các đoạn thẳng AH, AC và BD.
LATEX by TVS Page 1
Hình thoi 2 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Chứng minh một tứ giác là hình thoi


Bài 6. Cho tam giác ABC cân tại A có M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC,CA.
Chứng minh tứ giác AMNP là hình thoi.

Bài 7. Cho tam giác ABC cân tại A có hai đường trung tuyến BM,CN cắt nhau tại G. Gọi D là
điểm đối xứng với A qua G. Chứng minh tứ giác BDGC là hình thoi.

Bài 8. Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC,CD, DA.
Chứng minh tứ giác MNPQ là hình thoi.

Bài 9. Cho hình thang cân ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC,CD, DA.
Chứng minh tứ giác MNPQ là hình thoi.

MATH-TVS-0964999928
Bài 10. Cho tam giác ABC vuông tại A có đường trung tuyến AM. Gọi N là điểm đối xứng với C
qua trung điểm I của AM. Chứng minh tứ giác AMBN là hình thoi.

Bài 11. Cho tam giác ABC, đường phân giác AD. Kẻ DE k AB và DF k AC với E ∈ AC và F ∈ AC.
Chứng minh tứ giác AEDF là hình thoi.

Bài 12. Cho tứ giác ABCD có AD = BC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Đường
thẳng qua M song song với AD cắt BD tại E. Đường thẳng qua M song song với BC cắt AC tại F.

a) Chứng minh tứ giác MENF là hình thoi

b) Chứng minh MN ⊥ EF.

Bài 13. Cho tam giác đều ABC có trực tâm H và đường cao AD. Trên cạnh BC lấy điểm M. Từ
M vẽ ME ⊥ AB (E ∈ AB) và MF ⊥ AC (F ∈ AC). Gọi I là trung điểm của AM.

a) Chứng minh tam giác MID


E đều

b) Chứng minh tứ giác DEIF là hình thoi

c) Gọi O là tâm của hình thoi DEIF, chứng minh M, O, H thẳng hàng.

Bài 14. Cho tam giác ABC có hai đường cao BE,CF cắt nhau tại H. Đường thẳng qua B và vuông
góc với AB cắt đường thẳng qua C và vuông góc với AC tại K.

a) Tứ giác BHCK là hình gì? Vì sao?

b) Tam giác ABC cần thêm điều kiện gì để tứ giác BHCK là hình thoi?

LATEX by TVS Page 2

You might also like