You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CHỦ ĐỀ THI TRỰC TUYẾN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ


 NĂM HỌC 2020-2021

CHỦ ĐỀ 1: Sản xuất hàng hóa ra đời trong điều kiện nào? Hiện nay Việt
Nam có điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa không? Vì sao?
Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành,
nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội.

Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn đến
chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do phân công lao
động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất
định. Song, cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Để thoả mãn nhu cầu đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, trao đổi
sản phẩm cho nhau.

Tuy nhiên, phân công lao động xã hội chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ. C.
Mác đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc ấn Độ thời cổ, đã có sự phân công
lao động khá chi tiết, nhưng sản phẩm lao động chưa trở thành hàng hoá. Bởi vì tư
liệu sản xuất là của chung nên sản phẩm và từng nhóm sản xuất chuyên môn hoá
cũng là của chung; công xã phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thoả mãn
nhu cầu. C. Mác viết: "Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và
không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hoá". Vậy
muốn sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai nữa.

Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ
là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất
là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về
tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng
họ lại nằm ttrong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về
sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của
người khác phải thông qua sự mua - bán hàng hoá, tức là phải trao đổi dưới những
hình thái hàng hoá.

Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một
trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không
mang hình thái hàng hoá.
Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa Việt Nam sau thời kỳ đổi
mới (từ năm 1986 đến nay).
Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội,
tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam đã quyết định xóa bỏ cơ chế quản lý cũ,
bắt đầu thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.[3]
Ở nước ta đang tồn tại hệ thống phân công lao động do lịch sử để lại với nhiều
ngành nghề. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều ngành nghề mới
xuất hiện làm cho sự phân công lao động ở nước ta trở nên phong phú hơn, nó tạo
điều kiện cho hàng hóa phát triển. Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở
của trao đổi chẳng những không mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu. Xét về phạm vi, phân công lao động xã hội không chỉ diễn ra trên
phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên quy mô quốc tế. Nền kinh tế của mỗi quốc
gia trở thành bộ phận của nền kinh tế thế giới, cùng hợp tác, các quan hệ kinh tế đối
ngoại ngày càng phát triển. Mỗi quốc gia chỉ lựa chọn phát triển một số ngành, một
số lĩnh vực phát triển lợi thế của quốc gia mình. Việt Nam trên thế giới là một đất
nước thuận lợi về phát triển nông nghiệp. Vì vậy, những mặt hàng xuất khẩu ra
nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm của nông nghiệp. Hiện nay, Việt
Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới (sau Thái Lan). Phân công lao
động xã hội đã phá vỡ các mối quan hệ truyền thống của nền kinh tế tự nhiên khép
kín, tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất vào hệ
thống của hợp tác lao động.
Sự phân công lao động của ta đã ngày càng chi tiết hơn đến từng ngành, từng cơ
sở và ở phạm vi rộng hơn nữa là toàn bộ nền kinh tế quốc dân; có sự chuyên môn
hóa hình thành các vùng kinh tế, các ngành kinh tế. Hiện nay, nước ta có 4 vùng
kinh tế trọng điểm đó là: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gồm Hà Nội, Hưng Yên,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc); vùng kinh tế trọng điểm
Trung Bộ (gồm Thừa thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định);
vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (gồm TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang); và vùng kinh tế trọng
điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (gồm TP. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà
Mau)[4]. Hiện nay ta đã có hàng loạt các thị trường được hình thành từ sự phân
công lao động đó là: Thị trường công nghệ, thị trường các yếu tố sản xuất,…Tạo đà
cho nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển giúp ta nhanh chóng hoà nhập
được với kinh tế trong khu vực và thế giới.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất được thể hiện rất rõ trong
thời kỳ Việt Nam sau đổi mới. Việt Nam thừa nhận sự xuất hiện của tư hữu. Ngoài
những doanh nghiệp nhà nước như: tập đoàn điện lực Việt Nam, tập đoàn dầu khí
Việt Nam, tập đoàn xăng dầu Việt Nam, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn, tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, … Hiện nay còn có nhiều
doanh nghiệp tư nhân hoạt động ở Việt Nam, đó là tập đoàn Vingroup, công ty cổ
phần ôtô Trường Hải, công ty cổ phần tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, công ty cổ
phần đầu thư thế giới di động, công ty cổ phần FPT,… Không những thế, các doanh
nghiệp tư nhân còn có những thành tựu đáng ghi nhận trong sản xuất kinh doanh.
Tại bảng xếp hạng top 500 doanh nghiệp lớn nhất cả nước, bao gồm các khối
doanh nghiệp Nhà nước, FDI và tư nhân - Vingroup đã vươn từ vị trí 28 năm ngoái
lên vị trí 11 năm 2017 [5].
Trong nền kinh tế đã và đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu
sản xuất và sản phẩm lao động: sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể
của những người sản xuất hàng hoá nhỏ, sở hữu tư nhân TBCN, sở hữu hỗn hợp,
đồng sở hữu,… tương ứng với nó là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân,…
Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trực tiếp tư liệu sản xuất cũng
được thể hiện rõ ràng. Ví dụ về doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước ở Việt Nam,
quyền sở hữu là sở hữu Nhà nước (vốn đầu tư của Nhà nước, lợi nhuận thuộc về
ngân sách Nhà nước và lỗ do Nhà nước chịu), Nhà nước có quyền quyết định “số
phận” của doanh nghiệp: thành lập, giải thể, tổ chức lại, yêu cầu phá sản,…; quyết
định điều lệ, mức vốn đầu tư (điều chỉnh, chuyển nhượng); quyết định cơ cấu tổ
chức quản lý, bộ máy quản lý doanh nghiệp; quyết định chiến lược, kế hoạch sản
xuất kinh doanh, đầu tư phân phối lợi nhuận. Tuy nhiên, mặc dù quyền sở hữu là sở
hữu Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước lại có quyền sử dụng trực tiếp tư liệu
sản xuất. Đó là quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu
tư; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các
chức danh quản lý quan trọng trong công ty; quyết định góp vốn, tăng giảm của
công ty tại doanh nghiệp khác; quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể
công ty; quy định quy chế quản lý nội bộ, tổ chức, quản lý điều hành doanh nghiệp
tuân thủ đúng quy định của pháp luật,…[6]. Ví dụ như công ty cổ phần sữa Việt Nam
– Vinamilk (thuộc sở hữu nhà nước) có quyền quyết định về việc thực hiện kế hoạch
quảng cáo sản phẩm. Vinamilk cũng là điển hình sự thành công của mô hình cổ
phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước.
Chế độ xã hội hoá sản xuất giữa các ngành, các xí nghiệp trong cùng một hình thức
sở hữu vẫn chưa đều nhau. Sở dĩ như vậy là do cơ cấu kinh tế của ta giờ là cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần, sự tồn tại của các thành phần kinh tế là một tất yếu khách
quan. Ở nước ta cũng đang tồn tại quan hệ sở hữu đa dạng về tư liệu sản xuất và
ứng với nền kinh tế nhiều thành phần. Điều đó tạo nên sự độc lập về mặt kinh tế
giữa các thành viên, doanh nghiệp. Nó cũng có tác dụng làm cho hàng hóa phát
triển.
Có thể thấy
Việt Nam hiện nay tồn tại đầy đủ hai điệu kiện của sản xuất hàng hóa. Do đó, sản
xuất hàng hóa tồn tại ở Việt Nam là một tất yếu. Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa lại
mang tính hai mặt.

CHỦ ĐỀ 2: Giá cả hàng hóa là gì? Giá cả lên xuống do nhân tố nào chi phối?
yếu tố nào quyết định giá cả? Lạm phát có liên quan đến giá cả như thế nào?
Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm về giá cả hàng hóa và tất cả là những nghiên cứu của
những vĩ nhân nổi tiếng được nhân loại công nhận như sau:
– Quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển: giá cả là biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng
hóa.
– Quan điểm của các nhà kinh tế thị trường hiện đại: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá
trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, đồng thời cũng biểu thị một cách tổng hợp các các mối hệ
trong nền kinh tế quốc dân.
– Quan điểm các Mác: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất
định.
– Quan điểm của Lê-nin: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền giá trị xã hội của một hàng hóa nhất
định, một đơn vị sử dụng nhất định.
Như vậy, không có một khái niệm chung nào về giá cả hàng hóa, ngoài những khái niệm trên
thì còn có rất nhiều khái niệm khác về giá cả hàng hóa và tùy vào cảm nhận mỗi người để có
khái niệm tốt nhất. Giá cả ảnh hưởng rất lớn đến đến cuộc sống hàng ngày của mọi người,
ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu nên bất cứ bên cung hay bên cầu đều muốn có giá cả tốt
nhất để cân bằng thị trường.

– Giá trị của hàng hóa: đây là yếu tố quyết định nhất đến giá cả hàng hóa. Giá trị của hàng
hóa chịu sự tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Nói dễ hiểu là
một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì nó giá cả hàng hóa càng
cao.
– Giá trị sử dụng của hàng hóa: tức là công dụng của hàng
hóa.
– Tiền tệ: nó tỉ lệ nghịch với giá cả hàng hóa. Khi giá tiền tệ tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ
mua được ít hàng hóa hơn và ngược lại.
– Cầu thị trường: sự cung cấp hàng hóa của nhà sản xuất
– Cung thị trường: nhu cầu thị trường đối với các loại hàng hóa.
– Quan hệ cung cầu: giá cả tăng giảm, thay đổi do mối quan hệ cung cầu: khi cầu lớn hơn
cung thì giá cả hàng hóa tăng, ngược lại khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa giảm
– Tác động của các chính sách kinh tế: tùy vào chính sách kinh tế của mỗi quốc gia mà giá cả
có thể thay đổi theo từng thời kì để phù hợp với sự phát triển trong nước và thế giới.

CHỦ ĐỀ 3: Vai trò của thị trường thể hiện ở các quy luật kinh tế nào? Quy
luật giá trị có phải là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa không? Vì
sao?

+ Thị trường thúc đẩy các


quan hệ kinh tế không
ngừng phát triển => kích
- Một là, thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho SX
phát triển.
+Giá trị của hàng hóa được thực hiện thông qua trao đổi, việc trao đổi phải
được diễn ra ở thị trường. Thị trường là môi trường để các chủ thể thực hiện giá trị
hàng hóa
+Thị trường là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, đặt ra các nhu cầu cho sản
xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng.
- Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra
cách thức phân bố nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế
+Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế không ngừng phát triển => kích
thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội.
+Thông qua thị trường, các nguồn lực cho sản xuất được điều tiết, phân bố tới
các chủ thể sử dụng hiệu quả.
- Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc
gia với nền kinh tế thế giới.
+Phạm vi quốc gia, thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông,
phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất.
+Trong quan hệ với nền kinh tế thế giới, thị trường tạo ra sự gắn kết nền kinh tế
trong nước với nền kinh tế thế giới, thông qua thị trường các quan hệ sản xuất, lưu
thông, phân phối tiêu dùng có thể kết nối, liên thông với các quan hệ trên phạm vi thế
giới => góp phần thúc đẩy sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá vì nó quy
định bản chất của hàng hoá và là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản
xuất hàng hoá.
Nó đóng vai trò hết sức quan trọng giúp cho quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hoá ở các doanh nghiệp được diễn ra một cách thuận lợi và
hiệu quả, phù hợp với yêu cầu cũng như điều tiết sản xuất trong xã hội
hiện nay.

+ Giá trị của hàng hóa được thực hiện thông qua trao đổi, việc trao đổi phải

+ Thị trường là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, đặt ra các nhu cầu cho sản
CHỦ ĐỀ 4: Tiền là gì, tiền có mấy chức năng? Chức năng nào phải dùng tiền
vàng? Chức nào nào liên quan đến xuất hiện tiền giấy? Chức năng nào là cơ
bản nhất, vì sao?
Tiền tệ xuất hiện  là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và
trao đổi hàng hoá, của các hình thái giá trị hàng hoá.
Tiền tệ có 5 chức năng:

– Thước đo giá trị: Giá trị của một hàng hoá được biểu hiện bằng một số
lượng tiền nhất định. Sở dĩ có thể làm thước đo giá trị vì bản thân tiền cũng
có giá trị.

Giá trị của hàng hoá biểu hiện bằng tiền là giá cả. Do đó, giá trị là cơ sở của
giá cả. Giá cả hàng hoá thay đổi lên xuống xoay quanh giá trị tuỳ theo quan
hệ cung – cầu về hàng hoá, nhưng tổng số giá cả luôn bằng tổng số giá trị
hàng hoá.

– Phương tiện lưu thông. Tiền tệ làm môi giới trung gian trong trao đổi hàng
hoá và phải là tiền mặt, việc trao đổi hàng hoá vận động theo công thức H-T-
H

– Phương tiện cất trữ: Làm chức năng này, tiền tệ phải có đủ giá trị như
vàng, bạc.

– Phương tiện thanh toán. Kinh tế hàng hoá phát triển đến một trình độ nào
đó sẽ sinh ra việc mua, bán chịu. Tiền tệ sẽ là phương tiện thanh toán, thực
hiện trả tiền mua, bán chịu, trả nợ… Chức năng này phát triển làm tăng thêm
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất hàng hoá.
– Tiền tệ thế giới. Khi quan hệ trao đổi, mua, bán hàng hoá vượt khỏi biên
giới quốc gia và quan hệ buốn bán giữa các nước hình thành, thì chức năng
này xuất hiện. Tiền tệ thế giới phải là tiền có đủ giá trị, tức là vàng, bạc…

Chức năng là phương tiện đo lường và tính toán giá trị:


Việc đo giá trị hàng hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng
bằng cân và đo khoảng cách bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước đo được sử
dụng phổ biến trong các quan hệ xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ
hoá ngày càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức
sống của con người…Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.
Tiền làm phương tiện trao đổi chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng
hóa lấy tiền rồi lại dùng tiền để mua lại hàng hóa mà mình cần. Bản thân tiền
giấy không có giá trị vì vậy việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông
tiền giấy.
– Chức năng là phương tiện trao đổi : Khi tiền tệ xuất hiện, cũng là lúc
quá trình trao đổi hàng hóa dần xuất hiện. Hình thức trao đổi trực tiếp dần dần
chuyển qua trao đổi gián tiếp thông qua trung giang của tiền tệ. Tiền là vật
ngang giá chung, là trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với
người khác trở nên thuận lợi hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng
nhất của tiền tệ. Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.

CHỦ ĐỀ 5: Lực lượng tham gia thị trường gồm những ai? Đâu là nhân tố
khách quan của thị trường, đâu là nhân tố chủ quan?
- Lực lượng tham gia thị trường gồm người mua và người bán
-
CHỦ ĐỀ 6: Có mấy nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Các
nhân tố ảnh hưởng đến đại lượng giá trị hàng hóa như thế nào? Cho ví dụ
minh họa?
– Năng suất lao động:
+ Khái niệm: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đợn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm.
+ Khi tất cả các yếu tố khác không đổi:
Năng suất lao động xã hội tăng > Số lượng hàng hoá được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị
thời gian tăng; nghĩa là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hoá
giảm > lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm.
>> Kết luận:
Sự thay đổi của Năng suất lao động tác động theo tỷ lệ NGHỊCH đến lượng GT của MỘT
đơn vị hàng hóa NHƯNG KHÔNG tác động đến TỔNG lượng giá trị của TỔNG số hàng hóa
được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.
>> Liên hệ:
Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh về giá cả là quan trọng nhất. Để cạnh tranh về giá cả với
nhà sản xuất khác thì phải tăng năng suất lao động cá biệt vì nó làm giảm lượng giá trị cá biệt
của một đơn vị hàng hoá xuống thấp hơn lượng giá trị xã hội của nó > giá cả bán hàng hóa có
thể rẻ hơn của người khác mà vẫn thu lợi nhuận ngang, thậm chí cao hơn.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ, tác động theo chiều THUẬN đến NSLĐ:
 Một: Trình độ khéo léo (thành thạo) của người lao động.
 Hai: Mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng
những thành tựu đó vào sản xuất.
 Ba: Trình độ tổ chức quản lý sản xuất.
 Bốn: Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
 Năm: Các điều kiện tự nhiên.
– Cường độ lao động:
+ Khái niệm: Cường độ lao động là mức độ hao phí lao động của người lao động trong một
đơn vị thời gian, được tính bằng số calo hao phí trong 1 đơn vị thời gian.
+ Khi tất cả các yếu tố khác không đổi: Cường độ lao động tăng > mức độ hao phí lao động
tăng > tổng số hàng hoá được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian tăng ĐỒNG THỜI
với sự tăng của tổng lượng hao phí > nên lượng hao phí lao động để sản xuất ra 1 đơn vị hàng
hoá không đổi > lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá không đổi.
>> Kết luận:
Như vậy, sự thay đổi của CĐLĐ KHÔNG tác động đến lượng GT của MỘT đơn vị hàng hóa
NHƯNG NÓ tác động theo tỷ lệ THUẬN đến TỔNG lượng giá trị của tổng số hàng hóa
được sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.
>> Liên hệ:
Trong thực tế SX hàng hoá TBCN, việc các nhà tư bản áp dụng tăng CĐLĐ đối với người
làm thuê (trong khi không trả công tương xứng) KHÔNG nhằm làm giảm lượng giá trị của 1
đơn vị hàng hoá, không tạo ra khả năng cạnh tranh về giá MÀ là NHẰM tăng MỨC ĐỘ
BÓC LỘT lao động làm thuê.
+ Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào:
1. Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay nghề, ý thức của người lao động.
2. Trình độ tổ chức quản lý.
3. Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất.
– Mức độ phức tạp của lao động:
Ảnh hưởng theo tỷ lệ THUẬN đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa bà TỔNG lượng giá
trị của tổng số hàng hóa đưỡn sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian

CHỦ ĐỀ 7: Tại sao nói: “giá trị thặng dư là học thuyết trung tâm trong học
thuyết kinh tế của Mác”? Giá trị thặng dư có mấy hình thái và  liên quan đến
các phương pháp sản xuất ra nó là gì? Liên hệ với Việt Nam?
Thứ nhất: Bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi.
Hiện nay, các nước tư bản chủ nghĩa đã và đang đạt những thành tựu nổi bật
về kinh tế. Họ luôn luôn là những nước đi đầu trong việc ứng dụng những
thành tựu khoa học công nghệ hiện đại đồng thời là những quốc gia đi đầu
trong quá trình dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức. Phù hợp với xu thế kinh
tế này, chủ nghĩa tư bản hiện đã có nhiều thay đổi đáng kể về quan hệ sở
hữu, về vai trò của người lao động trong doanh nghiệp (người lao động trở
thành những cổ đông đồng sở hữu về tư liệu sản xuất). Đặc biệt, trong nền
kinh tế tri thức, vai trò của người lao động ngày càng được coi trọng, những
sáng kiến kinh nghiệm, những phát minh khoa học của người lao động được
chủ tư bản đánh giá cao và có những phản hồi về mặt lợi ích phù hợp. Do đó,
tỉ lệ người lao động đứng vào hàng ngũ trung lưu ngày càng đông đảo và
chiếm 50% trong cơ cấu dân số.
Mặc dù có những thay đổi đáng kể như thế, nhưng sự thay đổi biểu hiện bên
ngoài không tạo ra sự thay đổi về mặt bản chất của chủ nghĩa tư bản. Quan
hệ kinh tế của chủ nghĩa tư bản vẫn dựa trên cơ sở là hình thức sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất. Người lao động mặc dù được là cổ đông đồng sở
hữu về tư liệu sản xuất với nhà tư bản nhưng 99% cổ phần thuộc trong tay
giai cấp tư bản. Cán cân quyền lực kinh tế vẫn nghiêng về giai cấp tư sản.
Mặt khác, với tư cách là cổ đông đồng sở hữu về tư liệu sản xuất, người công
nhân lại làm việc trên tinh thần “làm cho mình” với nhiệt huyết hăng say, năng
suất và hiệu quả tăng lên. Như vậy, việc người lao động trở thành cổ đông
đồng sở hữu tư liệu sản xuất thực chất không phải do nhà tư bản tự nguyện
mà đó là một trong những biện pháp để chủ nghĩa tư bản thích nghi với
những thay đổi của nền kinh tế thế giới.
Giai cấp tư sản dưới danh nghĩa bán 1% cổ phần cho người lao động, họ đã
thực hiện được phương châm “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”, họ chia tỉ lệ 1%
giá trị thặng dư cho người lao động, nhận về 99% lao động không công do
công nhân làm ra đồng thời kèm theo đó là sự quan tâm, tinh thần thái độ lao
động hết mình của người lao động. Đáng lưu ý là trong nền kinh tế tri thức,
yếu tố quan trọng nhất mang lại nguồn lượng giá trị thặng dư lớn cho nền
kinh tế tư bản không phải là tư bản hữu hình, mà là tư bản vô hình tồn tại
trong hàng hóa sức lao động. Những người lao động ở đây là người lao động
có tri thức và trình độ, là những người chủ sở hữu kinh tế tiềm năng - tiềm
năng về trình độ, về tri thức khoa học. Những tiềm năng kinh tế này chỉ có thể
được phát huy trong điều kiện được quan tâm và tạo điều kiện phát huy sức
sáng tạo.
Trang 146 trong quyển sách “Chủ nghĩa tư bản ngày nay: mâu thuẫn nội tại,
xu thế, triển vọng” viết: “Ở Mỹ, kết quả tính toán cho thấy: 1% gia tăng chi phí
lao động đưa lại sản lượng gấp ba lần so với việc tăng 1% vốn”. Nhà tư bản
ưu ái, coi trọng và trả lương cao cho người lao động có trình độ thực chất họ
đang đầu tư vào yếu tố tạo nên lượng giá trị thặng dư vô tận cho mình. Sự
thay đổi này thực chất là thay đổi hình thức bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư
bản đối với người lao động. Chuyển bóc lột lao động từ hao phí lao động
chân tay sang bóc lột hàm lượng tri thức, chất xám, gia tăng khối lượng giá trị
thặng dư từ lao động của người công nhân nhưng lại có được sự quan tâm
và nhiệt huyết của họ, đồng thời xóa mờ mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối
kháng này.
Thứ hai: Xét về chất, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là
động lực để phát triển kinh tế theo hướng kinh tế tri thức. Để theo đuổi giá trị
thặng dư siêu ngạch, nhà tư bản đầu tư vào nghiên cứu khoa học công nghệ
và ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất.
Trong nội dung học thuyết giá trị thặng dư, C.Mác đã phân tích rõ về phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do
tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho lượng giá trị cá biệt của hàng hoá
thấp hơn giá trị thị trường của nó. Dù xét trong từng trường hợp, giá trị thặng
dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng nó lại là một hiện tượng liên
tục, thường xuyên khi xét trong toàn bộ xã hội. Với mức giá trị thặng dư lớn
và liên tục từ phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch, các nhà tư
bản không ngừng cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao
động nhằm hạ giá trị hàng hóa.
Với khát vọng tăng lượng giá trị thặng dư, các nhà tư bản không ngừng đầu
tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, đồng thời họ chuyển hướng
đối tượng kinh tế của mình sang đầu tư tư bản vô hình là tri thức, là chất xám
có sẵn trong người lao động. Bởi giá trị thu được từ nguồn nguyên liệu có sẵn
trong trự nhiên là hữu hạn, nhưng lượng giá trị có được từ hàm lượng tri thức
của người lao động là vô hạn, càng khai thác càng phát huy giá trị. Bàn về
vấn đền này trong tác phẩm Chủ nghĩa tư bản ngày nay: mâu thuẫn nội tại, xu
thế, triển vọng, tác giả Đỗ Lộc Diệp viết: “Việc chuyển hóa nhanh khoa học
công nghệ thành sức sản xuất xã hội vừa đòi hỏi có một số lượng lớn các nhà
khoa học, vừa đòi hỏi phải có một đội ngũ đông đảo nhân viên kỹ thuật có
trình độ tri thức tương đối cao và những người lao động lành nghề. Điều đó
đòi hỏi sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng nhân tài phát triển tương ứng. Sau
chiến tranh, các nước tư bản phát triển nói chung đều rất coi trọng công tác
giáo dục”.
Như vậy, chuyển đổi nền kinh tế từ công nghiệp sang nền kinh tế tri thức
không làm mất đi giá trị của học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác mà thậm
chí, mục tiêu của các nhà tư bản khi chuyển đối tượng kinh tế sang đầu tư
các loại hàng hóa chiếm hàm lượng tri thức cao cũng đều phục vụ nhu cầu
tìm kiếm giá trị thặng dư và lợi nhuận siêu
ngạch.                                                     
Thứ ba: Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư có ý nghĩa to lớn đối với nước
ta trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng kinh tế tri thức.
Tại Hội thảo “Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam” (Hà Nội, ngày 31/3/2015) các nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Việt Nam
cần ưu tiên phát triển nền kinh tế tri thức như một điều kiện sống còn trong
thế giới đang vận động rất mau lẹ. Kinh tế tri thức còn là điều kiện để Việt
Nam tồn tại, cạnh tranh và thoát khỏi cái rốn nghèo của khu vực vốn đeo đuổi
bấy lâu. Việt Nam chưa có nền kinh tế tri thức hay cụ thể hơn là chỉ một vài
doanh nghiệp, ngành đã và đang đi sâu vào kinh tế tri thức bằng cách đi tắt
đón đầu và ngang bằng với trình độ của thế giới, như: điện tử viễn thông, hóa
dược và vật liệu xây dựng”.
Học thuyết giá trị thặng dư có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử phản ánh mâu
thuẫn cơ bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong chủ nghĩa tư bản,
vạch rõ tính tất yếu của sự ra đời một xã hội mới thay thế cho chủ nghĩa tư
bản. Ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, học
thuyết này có ý nghĩa hiện thực to lớn cho quá trình phát triển kinh tế hướng
đến nền kinh tế tri thức. Cần vận dụng học thuyết một cách thông minh, sáng
tạo nhưng đảm bảo tính khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt
Nam.
Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác trong điều kiện phát triển
kinh tế hướng đến kinh tế tri thức của nước ta hiện nay, chỉ rõ:
Muốn tối ưu hóa lợi nhuận, Việt Nam cần thực hiện phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư siêu ngạch. Hiện nay, trong xu thế chung của thế giới là
chuyển dịch kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, cần nhận thức rõ
phương pháp đem lại giá trị thặng dư và lợi nhuận cao là tìm kiếm giá trị
thặng dư nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm. Muốn làm được điều đó, Việt Nam cần giải quyết tốt mối quan hệ
giữa khoa học, công nghệ và tri thức. Xác định rõ sự phát triển của khoa học,
công nghệ là điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển kinh tế tri thức.
Cần đầu tư hơn nữa cho khoa công nghệ, chú trọng công tác giáo dục, thực
hiện chính sách thu hút người lao động có trình độ cao, tránh nguy cơ chảy
máu chất xám,… Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ phù
hợp với Việt Nam hiện nay, bảo vệ lợi ích của nước mua công nghệ, đồng
thời khuyến khích sự sáng tạo từ trong nước.
Xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn so với các nước khác trong khu vực
và trên thế giới, do đó Việt Nam cần thực hiện chiến dịch “đi tắt, đón đầu”, học
tập những thành tựu khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của
các nước trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh
doanh.

Hình thái
- Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động quá
giới hạn thời gian lao động cần thiết. Ngày lao động kéo dài khi thời gian lao động
cần thiết không đổi sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư. Phương pháp này được
áp dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của
CNTB khi công cụ lao động thủ công thống trị, năng suất lao động còn thấp.

- Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động
cần thiết rên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Độ dài ngày lao động không đổi,
thời gian lao động cầnthiết giảm sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư để sản xuất
ra giá trị thặng dư tương đối. Do chạy theo giá trị thặng dư và cạnh tranh, các nhà Tư
bản luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý sản xuất để tăng năng suất lao
động, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội. Nhà Tư bản nào làm
được điều đó sẽ thu được phần giá trị thặng dư trội hơn giá trị bình thường của xã hội
gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch

CHỦ ĐỀ 8:  Nghiên cứu tích lũy tư bản rút ra ý nghĩa gì về nhân tó ảnh
hưởng và các quy luật của tích lũy tư bản?
Nghiên cứu tích lũy tư bản cho thấy rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa.
- Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy
chiếm tỷ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. CMac nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là
một giọt nước trong dòng sông của tích lũy mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m)
cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá
khứ lại trở thành những phương tiện để bóc lột chính người công nhân.
- Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến
thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, sự trao
đổi giữa những người sản xuất hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không
dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Trái lại, nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao
động của công nhân mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó.

CHỦ ĐỀ 9: Tại sao lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận được coi là những chỉ tiêu
kinh tế quan trọng của hoạt động kinh tế? Việc hình thành tỷ suất lợi nhuận
bình quân rút ra ý nghĩa gì trong việc đầu tư sản xuất vào các ngành kinh tế
khác nhau?

CHỦ ĐỀ 10: Trình bày các hình thức tổ chức độc quyền dưới CNTB? Ngày
nay, hình thức tổ chức độc quyền nào phát triển mạnh nhất và những biểu hiện
mới là gì?

CHỦ ĐỀ 11: Nghiên cứu hàng hóa sức lao động có ý nghĩa gì trong việc hình
thành thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay? 

CHỦ ĐỀ 12: Nêu sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

CHỦ ĐỀ 13: Từ các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường, anh (chị)
hãy thử nêu quan hệ lợi ích giữa quản lí và bị quan lý trong các cơ sở kinh tế
hiện nay ở Việt Nam?

CHỦ ĐỀ 14: Sự khác nhau giữa phân chia tư bản thành tư bản bất biến, tư
bản khả biến với sự phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động
ở những tiêu chí nào?

CHỦ ĐỀ 15: Sự cần thiết khách quan phải hội nhập kinh tế quốc tế? Hội nhập
quốc tế là gì? Lợi ích từ Hội nhập kinh tế đến sự phát triển kinh tế của Việt
Nam?

You might also like