You are on page 1of 407

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 GIỚI THIỆU MÔN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Do những ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học và kinh tế mà cơ học cổ điển chia
làm nhiều lĩnh vực lớn:
Cơ học đại cương gồm: Cơ học lý thuyết, Lý thuyết máy và cơ cấu máy, Lý thuyết dao
động tuyến tính, Lý thuyết điều chỉnh tự động, Lý thuyết các quá trình tối ưu, Lý thuyết con
quay, cơ học thiên thể ...
Cơ học chất rắn gồm: Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Lý thuyết đàn hồi, lý thuyết dẻo,
Lý thuyết dão (fluage). Lý thuyết bản và vỏ mỏng, Lý thuyết cân bằng giới hạn, Lý thuyết dao
động ổn định đàn hồi và không đàn hồi.
Cơ học môi trường rời gồm: Cơ học đất, Cơ học đá, Cơ học địa khối ...
Cơ học chất lỏng ứng dụng gồm: Thuỷ lực học, Thuỷ khí động lực học, Động lực học
hàng không ...
Thuỷ lực có thể định nghĩa là khoa học nghiên cứu và ứng dụng các quy luật cân bằng và
chuyển động của chất lỏng - chất khí, và những biện pháp ứng dụng những quy luật đó.
Các quy luật đó được ứng dụng để tính áp suất của chất lỏng, tính áp lực của chất lỏng
lên các vật thể phẳng hoặc cong, giải quyết các bài toán công nghệ cơ khí như đúc xi lanh ...
bằng lý thuyết tĩnh tương đối, để nghiên cứu lực nâng, lực cản, trường vận tốc, ổn định và điều
khiển cơ cấu bay, ổn định và điều khiển tàu thuỷ- những bài toán cơ bản trong ngành hàng không
và hàng hải. Các quy luật khí động lực đã giải quyết kỹ thuật chế tạo tua bin, động cơ, động cơ
phản lực, các loại máy bơm, máy thông gió, máy nén khí, dựa trên các định luật thuỷ khí.
Các quy luật chuyển động của chất lỏng còn được áp dụng cho việc tính toán truyền động
thuỷ lực trong các cơ cấu máy móc. Truyền dẫn xăng dầu trong động cơ, bôi trơn ổ trục, điều

1
khiển phanh hãm thuỷ lực... Đặc biệt là những kiến thức của thuỷ lực được ứng dụng để khảo
sát, thiết kế, định ra kích thước, khẩu độ, cao độ các công trình cầu đường và cống thoát nước
trên các tuyến đường giao thông.
Thuỷ lực còn ứng dụng trực tiếp vào các ngành khí tượng, thuỷ văn, thuỷ lợi, giao thông
thuỷ, du hành vũ trụ, khảo sát các quá trình cháy trong buồng đốt của tua bin khí và động cơ
phản lực, các vấn đề làm lạnh bề mặt vật do tác dụng của khí cháy v.v..
Phương pháp nghiên cứu của môn Thuỷ lực hiện đại là kết hợp chặt chẽ sự phân tích lý
luận với sự phân tích tài liệu thí nghiệm, thực đo để giải quyết những vấn đề thực tế trong kỹ
thuật. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm như sau:
Phương pháp thể tích hữu hạn: ứng dụng định lý về giá trị trung bình của các tích phân
và các hệ thức giữa tích phân mặt và khối cũng như các hàm số đặc biệt khác thường dùng trong
vật lý - toán.
Các phương pháp tương ứng: Tương ứng điện từ thuỷ khí - tương ứng khí - thuỷ lực.
Phương pháp giải tích thứ nguyên: dựa trên tính đồng nhất của phương trình vi phân toán
lý.
Phương pháp thống kê thuỷ động.
Phương pháp nghiên cứu mô hình hoá.
Trong giáo trình này chủ yếu dùng đơn vị mới, nhưng để thuận tiện cho việc chuyển dần
đơn vị cũ sang đơn vị mới, cũng nêu đơn vị cũ để nhận biết và so sánh giữa hai hệ đơn vị.
Khối lượng: ký hiệu M (hay m), thứ nguyên [M], đơn vị thường dùng (kg).
Thời gian: ký hiệu t, thứ nguyên T  , đơn vị giờ h  , phút  ph hay giây s  .
Chiều dài: ký hiệu L (hay l), thứ nguyên L  , đơn vị m  .

 
Nhiệt độ: ký hiệu T 0 , thứ nguyên T 0 , đơn vị là độ Kevin (K) và độ ( 0 C ).
Các đơn vị dẫn xuất:
• Lực: ký hiệu F hay P, thứ nguyên F   MLT 2 , đơn vị Niutơn (N).

1kg.1m / 1s 2  1kgms 2 . Hệ đơn vị cũ là Kilôgam lực( kG) 1kG  9,81N , 1kN  10 3 N .

• Áp suất: ký hiệu p, thứ nguyên [p]  [ML1 T 2 ] , đơn vị: N/m2, KG/m2, N/cm2, trong

kỹ thuật thường dùng átmốtphe, 1 at  98100 N / m 2  9,81 N / cm 2 . Đơn vị cũ:

1at  1 kG/cm 2 . Người ta còn dùng: 1Pa (Pascal)  1 N/m 2 , 1bar  105 N/m 2 ,

1Piezo  103 N/m 2 , 1bari  10 1 N/m 2 , 1KPa  1000 Pa .


• Công: ký hiệu A, thứ nguyên [A]  [ML2 T 2 ] , đơn vị là Jun (J) ,

1J  1N.m  1kgm 2 s -2 .

2
• Công suất: ký hiệu N, thứ nguyên [N]  [ML2 T 3 ] , đơn vị là oát (W),

1W  1J/s  1kgm 2 s 3 , còn dùng mã lực (ml) 1ml  75 kGm/s .


Còn rất nhiều đơn vị dẫn xuất khác sẽ được nêu ra trong các nội dung cụ thể của giáo
trình.

1.2 KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KHOA HỌC THUỶ LỰC

Thật khó mà có thể nêu lên hết được tất cả các công trình nghiên cứu và tên tuổi các nhà
khoa học đã đi sâu phát triển thành ngành khoa học hiện đại, có ứng dụng rộng rãi và thiết thực
cho cuộc sống của loài người. Ngày nay, người ta đã chia làm bốn giai đoạn phát triển chính.

1.2.1 Từ thời cổ đại đến thời đại khoa học được thiết lập trên quan điểm Niutơn

Aristốt (384-322 t.C.n) là người đầu tiên đã giải thích các vấn đề thuỷ động, đặc biệt là sự
tác động tương hỗ giữa nước và không khí với vật chuyển động trong nó.
Acsimet (287-212 t.C.n) là nhà bác học đã đặt nền móng cho "Thuỷ tĩnh học". Sau đó ít
lâu, trên cơ sở nghiên cứu của ông, nhiều máy thuỷ lực đơn giản như bơm pit tông của Ktêtip,
ống xi phông của Hêrôn... đã xuất hiện.
Lêôna đơ Vanhxi (Leónado da Vinci 1452 - 1519) là nhà bác học người Ý có công trình
"về sự chuyển động của nước và cách đo dòng nước", trong đó đã phân tích sức cản của nước
chống lại chuyển động của vật thể. Cũng tương tự, ông đã đặt giả thiết và tìm ra lực nâng của
cánh chim bay trong không khí.
Xtêvin (Stêvena 1548 - 1620) - nhà bác học kiêm nhà sáng chế người Hà Lan đã nghiên
cứu khối chất lỏng trên cơ sở nguyên lý hoá rắn trong cơ học.
Galilê (1564 - 1642) - nhà bác học dũng cảm người Ý đã nghiên cứu sâu hơn những vấn
đề cơ bản của thuỷ tĩnh học và khí tĩnh học bằng những công trình "về định luật cơ bản của vật
nổi".
Pascal (1623 - 1662), trong tác phẩm nổi tiếng "về sự cân bằng của chất lỏng và trọng
lượng của chất khí", công bố năm 1663 đã ứng dụng nguyên lý di chuyển khả dĩ vào thuỷ tĩnh
học.
Ôttô Ghêric (Otto Guericke 1602 - 1686) - nhà bác học Đức đã nghiên cứu áp lực của
chất khí bằng thí nghiệm " bán cầu Macđơbua" nổi tiếng năm 1654.

3
Huy-ghen (Chr.Huygene 1629 - 1695), nhà bác học này đã dựa trên cơ sở thực nghiệm để
xác định gần đúng lực cản tỷ lệ với bình phương vận tốc, vấn đề mà sau một thời gian dài
Lêônađơ Vanhxi nêu ra nhưng vẫn chưa tìm ra được công thức xác định.
Ixăc Niutơn (Issaak Newton 1647 - 1727) - nhà bác học thiên tài người Anh đã nêu những
giả thiết về lực căng bề mặt của chất lỏng. Đây là giả thuyết mở rộng của Niutơn về lực cản do
ma sát gây ra đối với chất lỏng, mà về sau người ta thường gọi là giả thuyết mở rộng của Niutơn,
và chất lỏng tuân theo quy luật này gọi là “chất lỏng thực” hay “chất lỏng Niutơn”.
Nhưng cho đến thời đại Niutơn vẫn chưa hình thành một ngành cơ học có tính chất độc
lập của chất lỏng và chất khí.

1.2.2 Thời đại Ơle và Bécnuli là sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của "Thuỷ động lực
học"

Ơle (Léonard d' Euler 1707 - 1783) - người Thụy Sĩ và Bécnuli (Daniel Bernoulli 1700 -
1782) - người Hà Lan đã mở rộng các thành quả về lý thuyết và thực nghiệm của thời Niutơn và
làm phong phú thêm bằng những công trình nghiên cứu mới có giá trị lớn. Những công trình đó
đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thuỷ lực, hàng không và động cơ ...
Lagrăng và Côsi (Cauchy 1789 - 1857) - đã hoàn thiện các phương pháp của Ơle và
Đalămbe và đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển các phương pháp giải tích thuỷ động lực học.
Côsi, Grômêcô (Grome'cô 1851 - 1889) là các nhà bác học có nhiều đóng góp hoàn thiện
phần động lực học chất lỏng lý tưởng, nhưng chủ yếu vẫn là thuyết.
Naviê (Navies) nhà bác học Pháp, năm 1821 đã lập được phương trình vi phân chuyển
động của chất lỏng thực.
X. Poatxông (Poisson 1781 - 1846), Xanh-Vơnăng (De-Saint-Venant 1879-1866) và cuối
cùng là Stốc (Stokes 1819-1903) đã hoàn chỉnh được phương trình, mang tên hệ phương trình vi
phân chuyển động chất lỏng thực Naviê - Stốc.
Poadơ (Poiseuille 1799 - 1863) - Bác sĩ người Pháp và Haghen (Hadennek 1710 - 1769)
đã nghiên cứu chuyển động chất lỏng nhớt trong khe hẹp.
Râynôn (Raynolds 1842 - 1912) - nhà vật lý người Anh đã khảo sát và phân loại chế độ
chảy.
Pêtơrốp (1838 - 1920), đặt cơ sở cho lý thuyết bôi trơn.

1.2.3 Thời đại Jukốxpki - Traplưgin là sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học
thuỷ lực, nhất là khí động lực học

4
Jukốxpki, Traplưgin - Các nhà bác học Nga, L.Mach - người Áo, Cuta - người Đức,
Langtrecte - người Anh ... lập nên lý thuyết chong chóng, lý thuyết lớp biên, làm nền tảng cho
nguyên lý bay.
Xiônkôpxki (K.E. Sionkovski 1857 - 1935) - nhà bác học người Nga đã chế tạo ra ống khí
động đầu tiên (1896) và lập phương trình cơ bản của chuyển động phản lực có khối lượng biến
thiên.
Prăngtơ, V.Tonmin, O.Tichiên, Slichtinh là nhà bác học Đức, T.Cacman, L. Lin, L .Lizơ
là các nhà bác học Mỹ đã lập ra lý thuyết dòng chảy tầng và sự ổn định của dòng chảy tầng trong
đó có lớp biên chảy tầng.
A.A.Dopôdnitxưn, L.G.Lôixianxki, A.Penicôp, E.M.Minxki, G.I.Pêtrôp v.v... là các nhà
bác học Liên Xô (cũ) đã có công lao lớn trong việc khảo sát lớp biên và các vấn đề chuyển trạng
thái dòng chảy.
Prantơ, Taylo, Cacman... đã nghiên cứu lý thuyết nửa thực nghiệm về dòng rối.
Trước nhu cầu của ngành hàng không hiện đại, kỹ thuật tên lửa, đòi hỏi phải mở rộng sự
nghiên cứu lớp biên của dòng khí có vận tốc âm, vượt âm, siêu âm, các nhà bác học
A.A.Dopodnitxưn, L.E.Kalicman, P.I. Prăng, A.Buzemar, T.Cacman... đã có nhiều công trình
đóng góp vào lĩnh vực đó.

1.2.4 Giai đoạn mà các ngành cơ học chất lỏng, chất khí có quan hệ mật thiết với những
nhiệm vụ mới của khoa học tự nhiên và khoa học thuỷ lực

L.I. Xêđốp, V.Prage, K.Trusden đã có nghiên cứu về cơ học và nhiệt động học môi
trường liên tục.
Các nhà bác học đã chú ý nghiên cứu động lực học các chất khí dãn nở, khí động học tên
lửa, động lực học phatma. Các vấn đề về lý thuyết bôi trơn thuỷ động, bôi trơn khí động ở trục
và ổ trục để phục vụ ngành cơ khí chế tạo và giao thông.
Đặc biệt do sự phát triển của ngành luyện kim và những máy phát từ điện năng, động cơ
từ, nên xuất hiện ngành từ - thuỷ khí với những công trình của G.G. Brannôve, G.A. Grinbe,
A.G. Culicôpxki v.v... Đến nay, để giải quyết những vấn đề của thực tiễn sản xuất, khoa học thuỷ
lực được chia ra nhiều ngành hẹp ứng với các kỹ thuật khác nhau như: Thuỷ lực các công trình
xây dựng, thuỷ lực công nghiệp đóng tàu, thuỷ lực công nghệ chế tạo máy... Riêng trong lĩnh vực
xây dựng cơ bản, khoa học thuỷ lực được phân ra những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu như:
Thuỷ lực - thuỷ văn cầu đường, thuỷ lực kênh hở, thuỷ lực hạ lưu công trình, thuỷ lực của dòng

5
có cột nước cao, thuỷ lực đường ống, thuỷ lực hạ lưu nhà máy thuỷ điện, thuỷ lực về nước ngầm,
thuỷ lực về dòng thấm, dòng không ổn định, lý thuyết sóng, dòng chảy mang bùn cát...

1.3 NHỮNG ĐẶC TÍNH VẬT LÝ CƠ BẢN CỦA CHẤT LỎNG

1.3.1 Tính di động

Dưới tác dụng của lực, mọi vật chất đều biến dạng. Biến dạng được gọi là đàn hồi nếu
biến dạng đó bị mất đi sau khi bỏ lực tác dụng, biến dạng được gọi là dẻo nếu biến dạng được
giữ nguyên sau khi bỏ lực, biến dạng được gọi là chảy nếu biến dạng tăng lên một cách liên tục,
không có giới hạn dưới tác dụng của lực nhỏ tuỳ ý.
Chất lỏng là loại chất chảy. Tính di động là đặc tính nổi bật của chúng. Nó không có hình
dạng riêng ban đầu mà luôn luôn theo hình dạng của vật thể chứa đựng nó hoặc bao quanh nó.
Tính chảy còn thể hiện ở chỗ các phần tử chất lỏng và chất khí có chuyển động tương đối với
nhau khi chất lỏng và chất khí chuyển động.

1.3.2 Tính liên tục

Chất lỏng được coi như môi trường liên tục, tức là những phần tử chất lỏng chiếm đầy
không gian mà không có chỗ nào trống rỗng. Với tính chất liên tục này, ta có thể coi những đặc
trưng cơ bản của chất lỏng như vận tốc, mật độ, áp suất... là hàm số của toạ độ điểm (phần tử) và
thời gian, những hàm số đó được coi là liên tục và khả vi.

1.3.3 Chất lỏng có khối lượng

Cũng như với mọi vật thể, chất lỏng có khối lượng. Đặc tính này được biểu thị bằng khối
lượng riêng, đó là khối lượng của một đơn vị thể tích chất lỏng ký hiệu . Đối với chất lỏng
không đồng chất ta có khái niệm khối lượng riêng cục bộ tại một điểm:
M dM
  lim  (1-1)
V  0 V dV
Đối với chất lỏng đồng chất, khối lượng riêng bằng tỷ số giữa khối lượng M và thể tích V
của khối lượng đó của chất lỏng. Ta có khối lượng riêng trung bình  tb :

M
 tb  (1-2)
V

6
Thứ nguyên của khối lượng riêng là:

   M   M3 
F .T 2
V  L L4

kGs 2
Đơn vị của  là kg/m 3 hoặc Ns 2 /m 4 . Theo hệ MKS đơn vị của  là .
m4
Với nước thì khối lượng riêng lấy bằng khối lượng riêng của đơn vị thể tích nước cất ở
nhiệt độ  4 0 C :   1000 kg/m 3 .

1.3.4 Chất lỏng có trọng lượng

Đó là hệ quả của tính chất thứ 3, được biểu thị bằng trọng lượng riêng (trọng lượng đơn
vị), ký hiệu là  :
Mg
  g  (1-3)
V

Thứ nguyên:   
Mg   F còn g là gia tốc trọng trường.
V  L3
Đơn vị của  là kg/m 2 s 2 hoặc N/m 3 . Theo hệ MKS đơn vị của  là kg/m 3 (xem bảng
phụ lục 1-1 về các đơn vị thường dùng).
Ví dụ:
 H 2O  9810N / m 3  1000kg / m 3 (đối với nước ở 4 0 C )

 Hg  134000N / m 3  13600kg / m 3

Tỷ trọng của  của một số chất lỏng (xem phụ lục 1-2).

1.3.5 Tính nén được của chất lỏng

Do liên kết cơ học giữa các phân tử cũng như một số tính chất cơ bản như tính di động
lớn và ngưng tụ bé, chất lỏng và chất khí gần nhau, nên có thể gọi chung chúng là "chất lỏng".
Chất lỏng khác chất khí ở chỗ, khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng so với chất
khí rất nhỏ, nên sinh ra lực dính phân tử rất lớn. Lực dính phân tử này có tác dụng làm cho chất
lỏng giữ được thể tích hầu như rất ít thay đổi, mặc dầu bị thay đổi về áp suất, nhiệt độ... tức là
chất lỏng khó bị nén, trong khi đó chất khí dễ dàng co lại khi bị nén. Vì thế thường coi chất lỏng
có tính không chịu nén (   const ), còn chất khí là chất lỏng chịu nén được (   const ).

7
Tuy nhiên, trong điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường và không thay đổi và với chuyển
động có vận tốc bé so với vận tốc truyền âm thì có thể xem chất khí là chất lỏng không chịu nén.

1.3.6 Tính thay đổi thể tích do thay đổi áp lực hoặc nhiệt độ

1.3.6.1 Trường hợp thay đổi áp lực


Khi áp suất tăng, thể tích chất lỏng bị nén lại, khi áp suất giảm thì thể tích của nó tăng
lên. Dùng hệ số co thể tích  p , để biểu thị sự giảm tương đối thể tích chất lỏng V tương ứng với

sự thay đổi áp suất p lên 1 đơn vị thể tích:


1 V
p   (m2/N, cm2/N) (1-4)
V p
Dấu (-) biểu thị áp suất và thể tích tỷ lệ nghịch. Nhiều thí nghiệm chứng tỏ với áp suất từ
1 - 500 at và nhiệt độ từ 0 0  20 0 C thì  p  5.10 -5 1/atm  0 .

Vậy trong "thuỷ lực", chất lỏng thường được coi là chất lỏng không chịu nén. Khác với
chất lỏng trong "khí động lực học", chất lỏng là chất lỏng chịu nén. Số đảo của  p gọi là mô đun

đàn hồi K.
1 p
K  V . (N/m2, N/cm2) (1-5)
p V

Đối với nước: K  2,03.10 9 N / m 2  2.10 9 Pa

1Pa  1N / m 2 , 1 Kpa  1000 Pa , 1Mpa  1.000.000 Pa

1.3.6.2 Trường hợp thay đổi nhiệt độ


Dùng hệ số dãn vì nhiệt  t để biểu thị sự biến đổi tương đối thể tích chất lỏng V ứng với
sự tăng nhiệt độ t lên 10C:
1 V
t  (1-6)
V t
Thực nghiệm chứng tỏ trong điều kiện áp suất không khí bình thường, với t = 4100C có
1 1
 t  14.10  5  o  và với t o  10  20 0 C có  t  15.10 5  o 
t  t 
Như vậy, trong "thuỷ lực" chất lỏng có thể được coi như không co giãn dưới tác dụng
thay đổi của nhiệt độ, còn trong "khí động lực học" thì ngược lại.

1.3.7 Sức căng mặt ngoài

8
Tính chất này thể hiện khả năng chịu được ứng suất kéo không lớn lắm tác dụng lên mặt
tự do phân chia chất lỏng với chất khí hoặc trên mặt tiếp xúc giữa chất lỏng với chất rắn. Do đó,
một thể tích nhỏ của chất lỏng đặt trong trường trọng lực sẽ có dạng từng hạt, điều mà chất khí
không có được.
Hạt lỏng là chất điểm lỏng trong không gian, có khối lượng và có kích thước, ta thường
gọi là phân tố chất lỏng.
Trong đa số trường hợp, sức căng mặt ngoài có thể không cần xét đến vì nó nhỏ thua
nhiều so với những lực khác. Trường hợp có hiện tượng mao dẫn, như dòng thấm dưới đất, có
các dụng cụ đo bằng ống thuỷ tinh có đường kính rất bé thường phải tính sức căng mặt ngoài.
Với nước ở t  20 0 C độ dâng cao h(mm) trong ống thuỷ tinh có đường kính d(mm) tính theo
công thức: hd  30mm 2 . Còn với thuỷ ngân thì độ hạ thấp trong ống thuỷ tinh d(mm) tính theo:
hd  10,15 mm 2 .

1.3.8 Tính nhớt

Tính làm nảy sinh ứng suất tiếp giữa các lớp chất
lỏng chuyển động gọi là tính nhớt. Nó biểu thị sức dính
phân tử của chất lỏng. Khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt của
chất lỏng bớt đi. Mọi chất lỏng đều có tính nhớt.
Năm 1686 I. Niutơn đã nêu lên giả thuyết về quy
luật sức ma sát trong xuất hiện khi các lớp chất lỏng
chuyển động: " Sức ma sát giữa các lớp chất lỏng chuyển Hình 1-1
động, tỷ lệ với diện tích tiếp xúc của các lớp ấy, không phụ
thuộc vào áp lực, phụ thuộc vào gradien vận tốc theo chiều thẳng góc với phương chuyển động
và phụ thuộc vào loại chất lỏng".
du
F   .S . (1-7)
dn
trong đó: F- sức ma sát giữa hai lớp chất lỏng;
S- diện tích tiếp xúc;
u- vận tốc, u  f (n)
du
- là gradien vận tốc theo phương n ( hình 1-1 )
dn

9
 - là hằng số tỷ lệ, phụ thuộc vào loại chất lỏng, được gọi là hệ số nhớt động lực.
F
Gọi  là ứng suất tiếp thì   , vậy công thức (1-7) viết lại dưới dạng:
S
du
   (1-8)
dn
Công thức (1-7) hoặc (1-8) dùng trong chuyển động tầng của chất lỏng.
Thứ nguyên của  là:

   F 
 du 
 S dn 

hoặc
FT M
 2

L LT
Đơn vị của  là Ns/m 2 . Người ta thường dùng Poazơ (P) làm đơn vị đo:

1P  0,1Ns / m 2 .
Tính nhớt còn được đặc trưng bởi hệ số nhớt động học ( ):

 (1-9)

Thứ nguyên:

      L2
2

  T
Đơn vị của  là: m 2 /s; cm 2 /s; 1cm 2 /s còn gọi là Stốc (st).

1st  1cm 2 / s , 1 Cst  0,01st  0,01cm 2 / s


Công thức xác định hệ số nhớt có dạng tổng quát sau:
0
 (1-10)
1  at  bt 2
trong đó:
 0 - hệ số nhớt khi t  0 0 C
a, b- hằng số phụ thuộ vào loại chất lỏng
Thí dụ : Với nước  có thể tính theo số liệu thí nghiệm của Poazơ:
0,0178 0
 (g/cm.s) (1-11)
1  0,0337t  0,000221t 2
trong đó:

10
 0 - mật độ của nước ở 00C.
Đối với chất khí hoặc hơi, thường dùng công thức Xuthơlan:
1  c
  0 1  t (1-12)
c
1
T
trong đó:
 ,  0 - hệ số nhớt động lực ở các nhiệt độ và ở 0 0 C ;
T - Nhiệt độ tuyệt đối;
 - Hệ số giãn nở vì nhiệt.
Với không khí:   0,00376 , c  112
Vậy độ nhớt của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, còn nếu áp suất thay đổi lớn (hàng
trăm at) thì độ nhớt chất lỏng cũng sẽ thay đổi, và theo quy luật:
   0 e a ( p  p0 )
trong đó:
 ,  0 - trị số độ nhớt ở các áp suất p và p 0 (áp suất p, p0 được tính theo at).
a - hệ số thí nghiệm: a  0,002  0,003

Trong phòng thí nghiệm thường hay xác định độ nhớt Engơle ( 0 E) . Công thức kinh
nghiệm chuyển thành Stốc như sau:
0,0631
v  0,07310 E  (cm 2 / s) (1-14)
E
Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu chất lỏng (cả chất khí) tuân theo định luật ma sát của
Niutơn biểu thị ở (1-7) và (1-8), gọi là chất lỏng thực hay là chất lỏng Niutơn. Còn chất dẻo, sơn,
hắc ín, hồ cũng là chất chảy, nhưng chúng là chất lỏng không Niutơn. Hệ số nhớt của một số chất
lỏng xem ở phụ lục 1-3.

1.3.9 Tính bốc hơi và độ hoà tan của chất khí trong chất nước

Bốc hơi là đặc trưng của chất lỏng thành hạt, nó phụ thuộc vào loại chất lỏng và áp suất,
nhiệt độ ... của môi trường xung quanh.
Lượng khí hoà tan trong một đơn vị thể tích chất lỏng (chất nước) phụ thuộc vào các chất
nước khác nhau và áp suất của môi trường:
VK p
k 2 (1-15)
Vn p1

11
trong đó:
Vn , VK - thể tích nước và thể tích của khí hoà tan trong điều kiện thường
k - hệ số hoà tan (độ hoà tan).
p1 , p 2 - áp suất của nước trước và sau khi đã hoà tan.

Độ hoà tan k ở 20 0 C của dầu xăng: 0,127 , dầu biến thế: 0,083 .
Trong trường hợp áp suất thấp, chất khí hoà tan bị tách ra khỏi chất lỏng rất mạnh, chất
lỏng bị bốc hơi nhiều "sôi" lên, sẽ gây hiện tượng xâm thực (khí thực) làm hư hỏng các hệ thống
thuỷ lực, máy thuỷ lực.

1.3.10 Sự trao đổi nhiệt lượng và khối lượng

Quá trình trao đổi động lượng chỉ xảy ra khi có chuyển động, còn quá trình trao đổi nhiệt
và khối lượng thì không chỉ xảy ra trong môi trường động mà cả trạng thái tĩnh nữa.
Nhiệt lượng truyền qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian tỷ lệ với gradien
nhiệt độ, còn khối lượng chất lỏng khuếch tán truyền qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị
thời gian tỷ lệ với gradien nồng độ của chất lỏng đó trong dòng chất lỏng, tức là sự truyền nhiệt
trong chất lỏng tuân theo định luật Furie:
dT
q (1-16)
dn
Sự truyền khối lượng tuân theo định luật Fích
dc
mD (1-17)
dn
trong đó:
q, m - nhiệt lượng và khối lượng truyền qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị
J W
thời gian. Đơn vị của q là 2
 2 , của m là: kg / m 2 s
m s m
T , c - Nhiệt độ và nồng độ của vật chất.
 , D - Hệ số dẫn nhiệt và hệ số khuếch tán.
Tính chất này cũng khá quan trọng trong khi nghiên cứu về thuỷ khí động lực học và khí
động lực học.

1.4 CÁC LOẠI LỰC TÁC DỤNG

12
Tại một thời điểm cho trước, người ta cô lập bằng trí tưởng tượng tất cả những phần tử
chất lỏng bên trong một mặt kín S (Hình1-1’). Những lực tác dụng lên những phần tử bên trong S
chia làm hai loại sau:
• Những nội lực (lực trong): những phần tử ở bên trong S tác
dụng lên nhau những lực trong đôi một cân bằng nhau (theo nguyên lý
tác dụng và phản tác dụng), những lực đó tạo thành một hệ lực tương
đương với số không. Thí dụ: lực ma sát trong, áp lực trong nội bộ thể
tích giới hạn bởi mặt S.
• Những ngoại lực (lực ngoài): lực ngoài là những lực tác động
lẫn nhau giữa chất lỏng và vật thể tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với Hình 1-1’
khối chất lỏng đó. Thí dụ: áp lực tác động lên mặt ngoài chất lỏng, trọng lực, lực quán tính. Để
tiện nghiên cứu người ta thường chia ra hai loại lực: lực khối lượng (còn gọi là lực thể tích) và
lực mặt.
Lực khối là lực tác động lên tất cả các phân tố chất lỏng trong khối chất lỏng đang xét.
Lực quán tính, lực từ điện trường, trọng lực là những lực khối. Trong thuỷ động lực, lực khối
thường gặp là trọng lực và lực quán tính.
Lực mặt là lực tác động lên mặt giới hạn bởi khối chất lỏng đang xét, hoặc lên mặt đặt
trong khối chất lỏng. Nếu phân bố đều và liên tục trên mặt chất lỏng thì lực mặt tỷ lệ với diện
tích tiếp xúc. Ví dụ: áp lực không khí lên mặt tự do của chất lỏng, lực ma sát...

Nếu ký hiệu F là véc tơ tổng hợp lực của lực khối lượng và gọi X,Y,Z là các thành phần
hình chiếu của lực khối tác động lên một đơn vị khối lượng chất lỏng, gọi tắt là lực khối đơn vị,
ta sẽ có lực khối tác động lên thể tích chất lỏng V là:

Fx   XdV 
V 

Fy   YdV  (1-18)
V 

Fz   ZdV 
V 
Theo (1-18) lực khối đơn vị biểu thị gia tốc của lực khối. Ví dụ: chất lỏng chịu tác động
của lực trọng trường thì lực khối đơn vị là gia tốc rơi tự do g, nếu sự chuyển động của chất lỏng
luôn luôn thay đổi thì lực khối lượng đơn vị là tổng hợp cả g và gia tốc của chuyển động.

1.5 ỨNG SUẤT TRONG CHẤT LỎNG THỰC

13
1.5.1 Khái niệm chất lỏng trong thuỷ lực

Môn thuỷ lực dựa vào khái niệm phần tử chất lỏng để nghiên cứu. Phần tử chất lỏng được
coi là vô cùng nhỏ, tuy nhiên kích thước của nó cũng còn vượt xa kích thước của phân tử. Ta giả
thiết phần tử chất lỏng là đồng chất, đẳng hướng và liên tục và không xem đến cấu trúc phân tử,
chuyển động phân tử ở nội bộ.
Có hai loại đối tượng chất lỏng nghiên cứu là chất lỏng lý tưởng (chất lỏng không nhớt)
và chất lỏng thực (chất lỏng nhớt). Chất lỏng lý tưởng thì thực tế không có, nhưng nó làm đơn
giản nhiều bài toán phức tạp và với nhiều bài toán lý thuyết ( cả thực tế) giải được với bài toán
chất lỏng lý tưởng. Chất lỏng lý tưởng là mô hình của chất lỏng có tính chất không cản lại lực
cắt, tức là loại chất lỏng có trong đó không có nội lực ma sát và sự truyền nhiệt. Có thể nói chất
lỏng lý tưởng là loại chất lỏng mà hệ số nhớt   0 . Chất lỏng thực là chất lỏng nhớt có hệ số
nhớt   0 .

1.5.2 Ứng suất trong chất lỏng thực

Khái niệm ứng suất đã được làm


quen trong giáo trình cơ học môi trường liên
tục. Trong chất lỏng thực ta tưởng tượng
vạch ra một tứ diện OABC có các cạnh trùng
với các trục của hệ toạ độ vuông góc đề các
Oxyz (Hình 1-2)
Hình 1-2
Khi có chuyển động tương đối giữa
các lớp chất lỏng với nhau và giữa chất lỏng
với thành lòng dẫn thì tồn tại 3 thành phần ứng suất pháp tuyến p xx , p yy , p zz và 6 thành phần ứng

suất tiếp tuyến p xy , p yx , p zx , p xz , p zy , p yz .

Người ta chứng minh được rằng các thành phần tiếp tuyến đôi một bằng nhau. Ví dụ:
p xy  p yx .

Như vậy 9 thành phần ứng suất thu lại còn 6, ba thành phần ứng suất pháp tuyến và ba
thành phần ứng tiếp tuyến. Ta có bảng các thành phần ứng suất sau đây:

14
pxx pxy pxz
pyx pyy pyz
pzx pzy pzz

Bảng này gọi là tensơ ứng suất.


Các thành phần ứng suất này có quan hệ với vận tốc theo giả thuyết Niutơn mở rộng.

1.5.3 Giả thuyết Niutơn mở rộng

Trong chuyển động song phẳng, mối quan hệ giữa vận tốc và ứng suất tiếp được thể hiện
bằng giả thuyết Niutơn:
du
  
dn
Còn đối với chuyển động bất kỳ, mối quan hệ này được gọi là giả thuyết mở rộng của
Niutơn.
Ứng suất tiếp tỷ lệ bậc nhất với vận tốc biến dạng, hệ số tỷ lệ là hệ số nhớt:

 u u y 
p xy  p yx    x  
 y x 
 u u  
p xz  p zx    x  z   (1-19)
 z x  
 u y u z  
p yz  p zy     
 z y  

Quan hệ (1-19) có thể viết dưới dạng tổng quát như sau:
 u u j 
p i j    i   với i, j  x, y, z (1-20)
 j i 

Để tìm các thành phần ứng suất pháp, ngoài giả thuyết mở rộng của Niutơn về sự phụ
thuộc tuyến tính giữa tensơ ứng suất và tensơ vận tốc biến dạng, ta cần phải giả thiết các thành
phần ứng suất pháp tuyến trong trường hợp độ nhớt tiến đến không (chất lỏng lý tưởng) cần dẫn
tới áp suất với tính chất không phụ thuộc vào cách chọn phương mặt tác dụng (tính chất của áp
suất - sẽ rõ trong chương 2). Ký hiệu tạm thời các thành phần ứng suất không phụ thuộc vào
phương mặt tác động là A, khi đó ta có:
p xx  A   xx

p yy  A   yx

15
p zz  A   zz
Với  xx ,  yy ,  zz là các ứng suất pháp tuyến bổ sung xuất hiện do ảnh hưởng của tính

nhớt của chất lỏng.


Vì ứng suất pháp tuyến cũng sinh ra do sự biến dạng của thể tích chất lỏng, nên quan hệ
phụ thuộc tuyến tính giữa các đại lượng  xx ,  yy ,  zz và các thành phần tensơ vận tốc biến dạng

được biểu diễn:


u x 
 xx  2    ' div(u )
x
u y 
 yy  2    ' div(u )
y
u z 
 zz  2    ' div(u )
z
Trong đó  ' là hệ số nhớt chỉ sự phát sinh lực nhớt do ảnh hưởng tính nén được của chất
lỏng. Biểu thức đối với p xx , p yy , p zz có thể viết:

u x  
Pxx  A  2    ' div(u ) 
x

u y  
Pyy  A  2    ' div(u ) (1-21)
y 
u z  
Pzz  A  2    ' div(u ) 
z 
ở đây, đại lượng A không phụ thuộc vào cách chọn phương mặt tác động, tức là A như
nhau đối với mọi thành phần ứng suất pháp tuyến có thể tìm từ (1-21). Do đó:
1 2  
A  ( p xx  p yy  p zz )  div(u )   ' div(u )
3 3
Coi rằng áp suất tại một điểm là trung bình cộng của các ứng suất chính:
p xx  p yy  p zz
p (1-22)
3
thì A bằng:
2  
A  p  div(u )   ' div(u ) (1-23)
3
Thay A vào (1-21) thì ta nhận được giả thuyết mở rộng của Niutơn đối với các thành phần
ứng suất pháp tuyến:

16
u x 2 
p xx   p  2   div(u )
x 3

u y 2  
p yy   p  2   div(u )  (1-24)
y 3 
u z 2  
p zz   p  2   div(u ) 
z 3 
Kết hợp (1-19) và (1-24), ta được giả thuyết mở rộng của Niutơn, và có thể viết dưới
dạng tổng quát sau:
 ui 2 
 p  2  i 
3
div(u ) khi i  j

p ij   (1-25)
u
  ui  j 
 khi i  j

  j i 
với i , j = x , y , z

Còn với chất lỏng không nén được   const và có div(u )  0 thì (1-25) sẽ là:

 ui
 p  2  i khi i  j

p ij   (1-26)
u
  ui  j 
 khi i  j
  j i 
với i , j = x , y , z
Chất lỏng mà trong đó quan hệ giữa các thành phần tensơ ứng suất và các thành phần
tensơ vận tốc biến dạng biểu diễn bằng giả thuyết mở rộng của Niutơn (1-25) hoặc (1-26) được
gọi là chất lỏng Niutơn. Các công thức đó được ứng dụng cho các loại chất lỏng như: Nước,
rượu, xăng, dầu, kim loại lỏng và nhiều loại dầu mỏ. Các công thức (1-25), (1-26) còn được dùng
nhiều ở các chương tiếp theo và rất quan trọng.

1.6 MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO

1.6.1 Dụng cụ đo nhớt

Độ nhớt được xác định bởi những dụng cụ đo nhớt, thuộc nhiều loại khác nhau: loại mao
dẫn, loại có những hình trụ đồng trục, loại có đĩa dao động tắt dần...
Trong các phòng thí nghiệm hay dùng dụng cụ đo độ nhớt Engơle ( 0 E) như hình 1-3.
Nó được dùng đo độ nhớt các loại chất lỏng có độ nhớt lớn hơn độ nhớt của nước. Gồm
hai bình đồng tâm 1 và 2, dưới đáy có lỗ tròn, đường kính 2 3 mm, các nhiệt kế. Bình 2 chứa

17
nước có tác dụng duy trì nhiệt độ của chất lỏng. Đầu tiên ta đo thời gian T1 cần cho 200 cm 3

nước cất ở t  20 0 C chảy qua. Thường có T1  51 s . Sau đó đo thời gian T2 cần cho

200 cm 3 chất lỏng đang nghiên cứu chảy qua.


Tính tỷ số:
T2 0
 E
T1
Để đổi thành Stốc, ta dùng công thức kinh nghiệm (1-14)
Ngoài đơn vị Stốc và độ nhớt Engơle, thường còn gặp các đơn vị đo độ nhớt động học
khác như:
- Giây Rétút (ở Anh), ký hiệu " R :
1,72
v  0,00260" R  cm 2 / s
"R
- Giây Xebôn (ở Mỹ), ký hiệu " S :
1,80
v  0,00220" S  cm 2 / s
"S

1.6.2 Dụng cụ đo áp suất


Hình 1-3

Có nhiều loại áp kế để đo áp suất (tĩnh và động lực) của chất lỏng và chất khí.
1.6.2.1 Áp kế chất nước
Đây là loại áp kế đơn giản và thuận tiện (hình 1-4), chỉ
cần đọc cột chất lỏng trong ống (với điều kiện bình chứa có tiết
diện lớn hơn tiết diện của ống rất nhiều). Áp suất tuyệt đối tại
điểm M là:
M
p tuyet  p a   (ha  h0 )

hoặc áp suất dư là:


p M   (ha  h0 )

Ngoài ra còn hay dùng áp kế chữ U, các áp kế vi sai để


đo độ chênh lệch áp suất tại 2 điểm nên thường gọi là áp kế đo Hình 1-4
chênh. Để đo áp suất chất khí hay chất lỏng thật chính xác, trong
các phòng thí nghiệm hoặc các dung cụ máy móc ta dùng kết hợp giữa áp kế chất nước và các
thiết bị phóng đại cơ khí hay quang học.
1.6.2.2 Chân không kế

18
Dụng cụ đo áp suất chân không gọi là chân không kế, gồm một ống thủy tinh chữ U có
thể đặt như hình 1-5.
1.6.2.3 Phong vũ biểu thuỷ ngân
Là một loại áp kế kín dùng để đo áp suất tuyệt đối của khí trời
(Hình 1-6). Vì p 0  0 nên áp suất trên mặt thoáng của thuỷ ngân sẽ

được biểu diễn bằng cột thuỷ ngân ở trong ống.

Hình 1-5
1.6.3 Dụng cụ đo trọng lượng riêng

Có thể đo trọng lượng riêng của


các chất nước bằng phương pháp bình
thông nhau, dựa trên nguyên tắc chiều
cao các cột chất lỏng trong bình thông
nhau tỷ lệ nghịch với trọng lượng riêng
Hình 1-6 Hình 1-7
của các chất lỏng đó:
h1
2  1 (1-28)
h2

trong đó:
h2 - chiều cao cột chất lỏng khảo sát
h1 - chiều cao cột chất lỏng đã biết
 1 ,  2 - Trọng lượng riêng của chất lỏng đã biết và chất lỏng cần đo.
Trọng lượng riêng còn được xác định bằng một dụng cụ là arêônlét ( tỷ trọng kế ) (Hình
1-7). Đó là ống thuỷ tinh rỗng hình trụ, đầu bé hướng lên trên có chữ số đo trọng lượng riêng hay
khối lượng riêng, phía dưới có đối trọng A để giữ thẳng nó khi thả vào chất lỏng.

19
Câu hỏi lý thuyết:
1. Hãy trình bày đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Khoa học Thủy lực
2. Trình bày vắn tắt lịch sử phát triển của Khoa học Thủy lực.
3. Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu Thủy lực
4. Phân tích những đặc tính cơ bản của chất lỏng
5. Phân tích khái niệm ứng suất trong chất lỏng thực. Phân biệt chất lỏng Niu tơn và chất lỏng
phi Niu tơn?

Bài tập

Bài 1.1
Tính ứng suất tiếp tại mặt trong của một ống dẫn nhiên liệu. Cho biết:

Hệ số nhớt động học:   7,25  10 5 m 2 / s

Khối lượng thể tích (mật độ):   932 kg / m 3


du
Gradien vận tốc: 4
dn
Bài giải:
Hệ số nhớt động lực của nhiên liệu:

    7,25  10 5  932  6,76  10  2 N / m 2


Ứng suất tiếp tại mặt trong của ống:
du
  .  6,67  10 2  4  0,27 N / m 2
dn
Bài 1.2
Đường ống dẫn nước có đường kính trong d  500mm , dài l  1000m chứa đầy nước ở
trạng thái tĩnh dưới áp suất p 0  4at và nhiệt độ t 0  5 0 C . Biết hệ số giãn nở do nhiệt độ của

1 cm 2
nước  t  0,000014 và hệ số nén  p  . Bỏ qua sự biến dạng và nén giãn nở của
21000 kG
thành ống. Xác định áp suất trong ống khi nhiệt độ trong đường ống tăng lên t1  15C .
Bài giải:
Ở nhiệt độ t 0  5 0 C thể tích nước trong ống là:

d 2 3,14  0,5 2
V0  l  1000  196,25 m 3
4 4

20
Khi nhiệt độ tăng lên một lượng t  t1  t 0  15  5  10 0 C thì thể tích nước cũng tăng
lên theo công thức (1-6):
V  V0 .t. t  196 ,25  10  0,000014  0,028 m 3
Theo công thức (1-4) ta có số gia áp suất trong ống p khi thể tích nước tăng lên:
V 0,028
p    21000  3,001kG / cm 2  3at
V0  p 196,25

Vậy áp suất nước trong ống là:


 1  p 0  p  4  3  7 at
Bài 1.3
Xác định thể tích nước cần đổ thêm vào đường ống đường kính d  500mm dài 1000m
để tăng áp suất lên một lượng p  5  10 6 Pa (bỏ qua biến dạng của ống). Biết hệ số nén của
1
nước   Pa 1 .
2  109
Đáp số:
V  0,4905 m 3
Bài 1.4
Xác định sự thay đổi mật độ của nước khi đun nước từ t1  7 0 C đến t 2  97 0 C . Biết

 t  400  10 6 0
C 1 .

Đáp số:
1
 0,964
2
Bài 1.5
Tính ứng suất tiếp tại mặt trong của một ống dẫn nhiên liệu cho biết:
Hệ số nhớt động học   7,25  10 5 m 2 / s

Khối lượng riêng:   932 kG / m 3


du
Gradien lưu tốc: 5
dn
Đáp số:
  0,34 N / m 2
Bài 1.6

21
Hệ thống sưởi (nồi hơi, lò sưởi và đường ống) của một căn nhà có dung tích
V  0,4 m 3 nước. Cần bổ xung bao nhiêu nước vào hệ thống khi nước được đun từ 20C đến
90 C.
Đáp số:
V  0,014m 3
Bài 1.7
Khi thí nghiệm thuỷ lực một hệ thống cấp nước người ta cho phép giảm áp suất trong thời
gian 10 phút là p  0,5 at  4,9.10 4 Pa . Thể tích của ống có thể chứa nước là V  80m 3 . Xác
1
định lượng nước chảy mất cho phép trong thời gian trên. Biết  t  9
Pa 1 .
2.10
Bài 1.8
Một thể tích nước V  50m 3 ở nhiệt độ 70C chảy vào nồi hơi. Đun nước đến 90C thì
thể tích nước V1 chảy ra từ nồi hơi là bao nhiêu, biết  t  600  10 6 C 1 .

Đáp số:
V1  50,6 m 3

Bài 1.9
Để đảm bảo tích định kỳ thể tích nước bổ sung khi nhiệt độ thay đổi, người ta nối vào
điểm trên của hệ thống sưởi bằng nước một bình chứa mở rộng hở. Xác định thể tích nhỏ nhất
của bình chứa mở rộng để nó không bị cạn. Độ dao động cho phép của nhiệt độ nước trong thời
gian ngừng làm việc của lò sưởi là t  95  70  250 C . Thể tích nước trong hệ thống là
V  0,55 m 3 . Lấy  t  600  10 6 C 1 .

Đáp số:
V  8,3 lít

22
Chương 2

THUỶ TĨNH HỌC

Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu các lý thuyết cân bằng của chất lỏng ứng với
hệ toạ độ đã chọn. Vì không có chuyển động tương đối giữa các phần tử chất lỏng nên không có
tác dụng của lực nhớt, do đó những kết luận về tĩnh học chất lỏng đúng cho chất lỏng lý tưởng và
chất lỏng thực. Các kết quả và phương pháp tĩnh học chất lỏng có ý nghĩa rất lớn đối với nhiều
bài toán thực tế quan trọng. Trong tĩnh học chất lỏng các bài toán cân bằng nước trong đại
dương, cân bằng không khí trong khí quyển, các bài toán về lực tác động từ phía chất lỏng và
chất khí lê các công trình thuỷ và khinh khí cầu, các bài toán tĩnh tương đối và vô số các bài toán
khác được xét đến.

2.1 ÁP SUẤT THUỶ TĨNH - ÁP LỰC

Trong chất lỏng tĩnh lực mặt chỉ có một thành phần theo phương pháp tuyến với mặt tiếp
xúc. Ứng suất của lực mặt gọi là áp suất thuỷ tĩnh, kí hiệu là p:
p
p  lim
 0 

Đơn vị của p là atmôtphe kỹ thuật (at), 1at  98100N / m 2  1kG / cm 2 , 1at tương đương
với 736mm cột thuỷ ngân hay 10m cột nước. Còn dùng tor (milimét thuỷ ngân) thì
1 tor  133,288 N m 2 .

Lực P tác dụng lên diện tích  gọi là áp lực thuỷ tĩnh lên diện tích ấy. Áp lực có đơn vị
là Niutơn (N).
Áp suất thuỷ tĩnh có hai tính chất.
• Áp suất thuỷ tĩnh tác dụng thẳng góc với diện tích chịu lực và hướng vào diện tích ấy,
(Hình 2-1).

23
Thật vậy, tại điểm A trên mặt abcd phân chia một khối chất lỏng W có áp suất p với
hướng bất kỳ và được phân thành p n thẳng góc với abcd và  theo hướng tiếp tuyến, (Hình 2-2).
Vì chất lỏng ở trạng thái tĩnh nên   0 , vậy chỉ còn thành phần pháp tuyến p n và hướng vào
diện tích chịu lực vì chất lỏng chỉ chịu nén.

Hình 2-1 Hình 2-2 Hình 2-3


• Áp suất thuỷ tĩnh tại mọi điểm bất kỳ trong chất lỏng bằng nhau theo mọi phương.
Xét một hình trụ chất lỏng vô cùng nhỏ, có tiết diện thẳng dS tâm I’, đáy kia diện tích dS’,
tâm I’ có hướng bất kỳ xác định bởi góc a (Hình 2-3). Chiều dài II’ là vô cùng nhỏ bậc nhất. Gọi
áp suất tại tâm có đáy tương ứng là p và p ’. Lực khối lượng là những vô cùng nhỏ bậc ba. Vì thế
hình trụ này cân bằng theo phương trình chiếu lên trục II’:
pdS  p' dS' cos   0
hay
pdS  p' dS' cos 
vì dS' cos   dS nên p  p'
Vậy áp suất thuỷ tĩnh phụ thuộc vào toạ độ với chất lỏng đồng nhất:
p  f ( x, y,z )
Áp suất là hàm số của toạ độ và khối lượng riêng (mật độ) nếu chất lỏng không đồng
nhất:
p  f ( x, y ,z,  ) (2-4)
Vì vậy bảng tensơ ứng suất viết cho áp suất thuỷ tĩnh chỉ có các thành phần pháp tuyến
đều bằng nhau và bằng p, còn các thành phần tiếp tuyến đều bằng không. Ta có bảng tensơ ứng
suất.

p 0 0
0 p 0
0 0 p

24
2.2 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CÂN BẰNG ƠLE - ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG - MẶT ĐẲNG ÁP
VÀ MẶT ĐẲNG THẾ
2.2.1 Phương trình vi phân cân bằng Ơle

Khảo sát một khối chất


lỏng hình hộp vô cùng nhỏ
ABCDA’B’C’D’ có các cạnh
 x ,  y ,  z (Hình 2-4) đứng cân

bằng.
Điều kiện cân bằng là
tổng số hình chiếu trên các trục
của các lực mặt và lực thể tích
Hình 2-4
tác dụng lên khối đó bằng
không. Gọi p là áp suất tại trọng tâm M của hình hộp thì áp suất tại tâm các mặt ABCD và
p x p x
A’B’C’D là : p  và p  . Với X, Y, Z là các thành phần trên các trục của lực thể tích
x 2 x 2
tác dụng lên một đơn vị khối lượng chất lỏng thì điều kiện cân bằng của phân tố hình hộp theo
phương x là:
p x p x
(p  )yz  ( p  )yz  Xxyz  0
x 2 x 2
Vậy có:
p
X  0
x
hay
1 p
X 0
 x
Tương tự ta có:
1 p
Y 0
 y
1 p
Z 0
 z
Vậy phương trình vi phân cân bằng viết dưới dạng hình chiếu là:

25
U 
X 
x 
U 
Y   (2-5)
y 
U 
Z 
z 
Hoặc viết dưới dạng véc tơ:
1
F gradp  0 (2-6)

Phương trình (2-5) hoặc (2-6) được gọi là phương trình vi phân cân bằng Ơle hay phương
trình Ơle tĩnh. Phương trình này biểu thị qui luật chung về sự phụ thuộc áp suất thuỷ tĩnh đối với
toạ độ.

2.2.2 Xét điều kiện thực hiện cân bằng

Hệ phương trình (2-5) có thể viết dưới dạng vi phân toàn phần của p bằng cách nhân
những phương trình trong hệ (2-5) riêng biệt với dx, dy, dz rồi cộng vế đối vế:
1 p p p
Xdx  Ydy  Zdz  ( dx  dy  dz )  0
 x y z
Hay
1
Xdx  Ydy  Zdz  dp (2-7)

Vế phải của phương trình (2-7) là vi phân toàn phần của hàm p, vậy muốn phương trình
(2-7) có nghĩa thì vế trái của nó cũng phải là vi phân toàn phần của một hàm nào đó, ví dụ như
hàm U chẳng hạn. Tức là tồn tại hàm U để sao cho thoả mãn điều kiện:
Xdx  Ydy  Zdz  dU (2-8)
hay
1 U 
X  
 x 
1 U 
Y   (2-9)
 x 
1 U 
Z  
 z 

26
Lực khối (lực thể tích) thỏa mãn điều kiện (2-8) hoặc (2-9) gọi là lực khối có thế và hàm
U được gọi là hàm thế. Vậy có thể rút ra điều kiện thực hiện cân bằng: khối chất lỏng không nén
ở trạng thái cân bằng khi lực khối là lực có thế. Kết hợp (2-7) và (2-8) viết được là:
1
Xdx  Ydy  Zdz  dp  dU (2-10)

2.2.3 Mặt đẳng áp và mặt đẳng thế

Mặt đẳng áp là mặt có áp suất thuỷ tĩnh tại mọi điểm đều bằng nhau, tức là mặt có
p  const do đó có dp  0.
Vậy từ (2-7) ta nhận được phương trình mặt đẳng áp:
Xdx  Ydy  Zdz  0 (2-11)
Do đó hai mặt đẳng áp khác nhau không thể cắt nhau vì nếu chúng cắt nhau thì tại một
giao điểm áp suất có những trị số khác nhau, điều đó trái với tính chất 2 của áp suất thuỷ tĩnh.
Lực khối tác dụng lên mặt đẳng áp thẳng góc với mặt đẳng áp.
Mặt mà các điểm trên đó hàm thế U giữ giá trị không đổi ( U  const ) gọi là mặt đẳng
thế. Vậy từ phương trình (2-10) có thể nhận thấy khi chất lỏng ở trạng thái cân bằng thì mặt đẳng
áp cũng là mặt đẳng thế vì khi có ( p  const ) thì dp  dU  0

2.3 SỰ CÂN BẰNG CỦA CHẤT LỎNG

2.3.1 Cân bằng trong trường trọng lực

Xét sự cân bằng của chất lỏng và chất


khí trong trường trọng lực. Chọn hệ toạ độ
vuông góc Oxyz, trục z hướng lên trên (Hình 2-
5). Khi đó:
X Y 0 Z  g
Hình 2-5
Từ (2-8) suy ra:
U  gz  c p  p(z )    (z )
Vì vậy, dưới tác động của trọng lực trong chất lỏng và chất khí tĩnh, mặt đẳng áp, mặt
đẳng thế và mặt đẳng mật độ (   const ) là những mặt phẳng nằm ngang.

27
Từ phương trình trạng thái f ( p ,  ,T )  0 , ta thấy nhiệt độ trong chất lỏng tĩnh dưới tác
động của trọng lực cũng chỉ phụ thuộc vào toạ độ z, tức là T  T ( z ).
Theo (2-10) suy ra:
dp
  g  0
dz
có nghĩa là áp suất giảm theo độ cao. Hiệu áp suất giữa hai độ cao z và z0 bằng:
z z
p  p 0    gdz     dz (2-12)
z0 z0

ở đây,   g là trọng lượng riêng của chất lỏng. Như vậy hiệu áp suất giữa hai điểm ở
z
hai độ cao khác nhau z và z0 bằng tích phân   dz , tức là bằng trọng lượng cột chất lỏng với
z0

diện tích đáy là 1 và chiều cao là (z-z0). Kết luận này không phụ thuộc vào tính chất vật lý của
chất lỏng và chất khí.
Trong trường hợp chất lỏng không nén được và đồng nhất thì từ (2-12) ta có:
p  p 0  g( z  z0 ) (2-13)
Tức là áp suất trong chất lỏng tĩnh, đồng nhất, không nén được giảm tuyến tính theo
chiều cao. Nếu trong (2-13) đặt z0  0 , tức nhận p0 là áp suất tại mặt phẳng z  0 thì:

p  p0  ρ gz  p0  gh (2-14)

Trong đó:
h- độ sâu ứng với mặt phẳng z  0 .

Nhờ có (2-13) hoặc (2-14) ta có thể


tính áp suất lên đáy bình chứa chất lỏng áp
suất này chỉ phụ thuộc vào độ sâu của chất
lỏng trong bình.
Nếu lấy các bình có hình dạng khác
nhau (Hình 2-6) và đổ vào đó cùng một loại Hình 2-6
chất lỏng thì áp suất tại các độ sâu như nhau
trong các bình sẽ như nhau. Trường hợp riêng, với độ sâu đáy nằm ngang như nhau, thì áp suất
chất lỏng lên đáy tất cả các bình sẽ như nhau (không phụ thuộc vào hình dạng bình).
Phương trình (2-14) còn có thể viết dưới dạng:
p
z  const (2-15)

28
và thường gọi là phương trình cơ bản của thuỷ tĩnh. Ở đây z là độ cao hình học của một
p p
điểm trong chất lỏng, có thứ nguyên chiều dài và được gọi là độ cao áp suất. Tổng z  gọi
 
là độ cao đo áp.
Vậy tổng độ cao hình học và độ cao áp suất tại mọi điểm trong chất lỏng đứng yên là
không đổi. Hay nói cách khác, trong chất lỏng đứng yên thế năng đơn vị (bao gồm áp năng đơn
vị và vị năng đơn vị) tại mọi điểm không đổi.

2.3.2 Sự cân bằng của chất khí hoàn hảo trong trường trọng lực

Xét sự cân bằng của khí hoàn hảo trong trường trọng lực. Ta có phương trình:
dp   gdz
và phương trình trạng thái:
p  RT
Trong đó:
R- hằng số khí
T- nhiệt độ tuyệt đối.
Từ hai phương trình đó ta có:
dp dz
 g
p RT ( z )
hoặc
 z gdz 
p  p0 exp    (2-16)
 z RT ( z ) 
 0 
Biết sự phụ thuộc của nhiệt độ vào độ cao T(z), nhờ công thức (2-16) ta có thể tìm sự
thay đổi của áp suất theo chiều cao (độ cao).
Nếu giả thiết coi   const (khí quyển đồng nhất) thì p và T theo phương trình cân bằng
và phương trình trạng thái sẽ là hàm tuyến tính của z. Từ (2-13) tìm được độ cao h, trên đó
p  0. Độ cao lớp khí quyển, nếu coi không khí không nén được là một đại lượng hữu hạn:
pa
h  8000m
g
Nếu coi khí quyển ở trạng thái cân bằng là đẳng nhiệt ( T  const ) , thì từ công thức (2-
16) sẽ tìm được qui luật giảm áp suất theo chiều cao:

29
p  g 
 exp ( z  z0 ) (2-17)
p0  RT 

2.3.3. Công thức tính áp suất tại một điểm bất kỳ trong chất lỏng tĩnh

Lấy hai điểm M và N trong khối chất lỏng (Hình 2-7). Lấy mặt Oxy làm chuẩn, khi đó
theo phương trình cơ bản thuỷ tĩnh (2-15) ta có:
pM p
zM   zN  N
 γ
hay
p M  p N   (zN  zM ) (2-18)

Phương trình (2-18) chứng tỏ khi biết áp suất tại một điểm thì có thể tính được áp suất tại
mọi điểm trong chất lỏng đó. Trong trường hợp điểm N nằm trên mặt thoáng thì p N  p0 và

z N  z M  hM ( h M - độ sâu từ mặt thoáng đến điểm M).

Vậy có:
p M  p 0  h

Vì điểm M lấy tuỳ ý, do đó ta có công thức tính


áp suất tại một điểm bất kỳ trong chất lỏng là:
p  p0   h (2-19)

trong đó: Hình 2-7


p0- áp suất trên mặt thoáng. Khi mặt
thoáng tiếp xúc với khí trời thì:
p 0  p a  1at  98100 N m 2 .

h- độ sâu của điểm cần tính áp suất.


Như vậy, khi chất lỏng tĩnh chỉ chịu tác động của trọng lực thì mặt đẳng áp là các mặt
phẳng nằm ngang ( z  const ).

2.4 CÁC LOẠI ÁP SUẤT - BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ ÁP SUẤT - ĐỒ ÁP LỰC

2.4.1 Các loại áp suất

2.4.1.1 Áp suất tuyệt đối

30
Là áp suất toàn phần được xác định theo công thức (2-19):
ptuyệt  p0  h

2.4.1.2 Áp suất dư
Trường hợp có ptuyệt>pa thì hiệu số p tuyệt-pa được gọi là áp suất dư:
p dư=ptuyệt- p a  p 0  h  p a

Nếu mặt thoáng chất lỏng tiếp xúc với khí trời thì:
p d ­  p a  γh  p a

Vậy ta có
pd­   h (2-20)

2.4.1.3 Áp suất chân không


Trường hợp ptuyệt<pa thì hiệu số pa-ptuyệt được gọi là áp suất chân không:
p ck  p a  p tuyÖt (2-21)

hay
pck   p d ­

Như vậy khái niệm áp suất chân không ở đây hiểu rằng nó là trị số còn thiếu hụt của áp
suất tuyệt đối để bằng trị số áp suất khí trời. Vậy p ckmax  p a .

Các loại áp suất được đo bằng các dụng cụ đo áp suất. Áp suất tại một điểm có thể đo
bằng chiều cao cột chất lỏng (nước, thuỷ ngân, rượu…) kể từ điểm đang xét đến mặt thoáng của
cột chất lỏng, biểu thị bằng độ dài:
p tuyÖt
htuyÖt 

pd ­
hd ­ 
γ
p
hck  ck
γ
Ví dụ: Áp suất không khí pa tương đương với 10m cột nước, cho nên hck  10 m cột

nước.

2.4.2 Biểu đồ phân bố áp suất - Đồ áp lực

Từ công thức (2-19) thấy áp suất thuỷ tĩnh là hàm số bậc nhất của độ sâu h. Để đơn giản,
trước tiên ta vẽ biểu đồ phân bố áp suất dư với p0  p a , khi đó pdư  h. Với hệ toạ độ có trục h

31
hướng xuống dưới và trục p đặt nằm ngang, (Hình 2-8a), theo một tỷ lệ xích định trước ta sẽ có
biểu đồ phân bố áp suất dư, dùng biểu đồ đó ta có thể xác định áp suất dư pdư tại một độ sâu h bất
kỳ. Vậy biểu đồ phân bố áp suất dư là sự biểu diễn hàm số pdư  γh trong hệ toạ độ nói trên.
Muốn có biểu đồ phân bố áp suất tuyệt đối từ biểu đồ phân bố áp suất dư OAA’ ta chỉ cần
tịnh tiến đường OA’ theo phương thẳng góc với trục Oh đi một đoạn p0 Vậy biểu đồ phân bố áp
suất tuyệt đối là hình thang vuông góc OO”A”A.

Hình 2-8a Hình 28b

p
Thay trục nằm ngang p bằng trục , khi đó cả hai trục đều có đơn vị là độ dài, áp suất lúc đó

biểu thị bằng độ dài cột nước (chất lỏng). Với toạ độ như thế ta có đồ
áp lực (Hình 2-8b). Vậy đồ áp lực dư được biểu diễn bởi hàm số
pd­ p p0
 h và đồ áp lực tuyệt đối được biểu diễn bởi hàm số   h.
  
Lúc đó có   45 0 vì tg  1 .
Trong thực tế hay dùng đồ áp lực để tính áp lực. Trường hợp áp Hình 2-9
suất tác động lên trên mặt phẳng gồm nhiều đoạn có góc nghiêng khác nhau cũng vẽ biểu đồ
phân bố áp suất và đồ áp lực theo nguyên tắc trên. Cần chú ý rằng, do tính chất áp suất tại một
điểm phải thẳng góc với mặt chịu lực tại điểm đó, nên biểu đồ áp suất và đồ áp lực lên mặt phẳng
bao giờ cũng là tam giác vuông hoặc hình thang vuông.
Biểu đồ phân bố áp suất trên mặt cong ta phải biểu diễn bằng đồ thị trị số áp suất tại từng
điểm theo phương trình (2-19) rồi nối lại thành đường cong (Hình 2-9).

32
2.5 BÌNH THÔNG NHAU - ĐỊNH LUẬT PATSCAL VÀ ỨNG DỤNG

2.5.1 Nguyên tắc bình thông nhau

Nếu hai bình thông nhau chứa chất lỏng có trọng lượng riêng 1, 2 khác nhau và có áp
suất trên mặt thoáng bằng nhau, thì độ cao của chất lỏng ở mỗi bình tính từ mặt phân chia hai
chất lỏng đó đến mặt thoáng tỷ lệ nghịch với trọng lượng riêng của chất lỏng.
h1  2
 (2-22)
h2  1
trong đó:
h1, h2- độ cao chất lỏng ứng với 1, 2.
Từ (2-22) nếu  1   2 (cùng loại chất lỏng) thì h1  h2 .

2.5.2 Định luật Patscal và ứng dụng

Áp suất tĩnh do ngoại lực tác dụng lên mặt thoáng được truyền đi nguyên vẹn tới mọi
điểm trong chất lỏng.
Định luật trên chỉ đúng khi điều kiện
chất lỏng cân bằng không bị phá hoại khi có
sự tăng hoặc giảm áp suất p.
Định luật Patscal đã được ứng dụng
để chế tạo một số máy như máy nén thuỷ
lực, máy tính năng, kích, các cơ cấu truyền Hình 2-10
động bằng thuỷ lực, truyền lực, các bộ giảm
xóc…Để hiểu rõ ứng dụng của nó ta xét một máy nén thuỷ lực (Hình 2-10).
Máy nén gồm một xy lanh và một pittông lớn đường kính D, một xy lanh và một pittông
nhỏ đường kính d, hai xi lanh thông với nhau và chứa chất lỏng, một cánh tay đòn quay quanh
trục để điều khiển máy ép.
Khi tác động vào đòn một lực F, nhờ nguyên tắc đòn bẩy, lực tác động vào pittông nhỏ sẽ
là P1, áp suất tại xi lanh nhỏ là:
P1 4P
p1  2
 12
d d
4

33
Nếu bỏ qua sự chênh lệch về vị trí giữa hai xy lanh, theo định luật Patscal áp suất tại xy
lanh lớn cũng là p1, Vậy lực tác động lên mặt pit tông lớn là:
πD 2 4 P1 D 2 D2
P2  p1 .   P1
4 πd 2 4 d2
Rõ ràng nếu P1 và d không đổi, muốn tăng P2 ta phải tăng đường kính D của pit tông lớn.
Thực tế giữa xi lanh và mặt pit tông có ma sát nên:
D2
P2  P1 (2-23)
d2
Trong đó:
 - hiệu suất của máy nén thuỷ lực <1.
Ta có thể tăng áp suất bằng cách dùng bơm dầu để nén thêm dầu vào hai xi lanh.
Ví dụ 2.1
Hãy tính áp lực P2 theo sơ đồ máy nén thuỷ lực (Hình 2-10), nếu biết F  196,2N ,
a 1 D
 ,  10 bỏ qua các ma sát.
b 9 d
Bài giải:

P1 a  F ( a  b )
nên
(a b)
P1  F
a
4 F( a  b )
P1 
d 2 a
Vậy áp lực của máy nén là:
D 2 4 F ( a  b ) D 2 (ab) D 2
P2  p1  2
F ( )
4 d a 4 a d
P2  196,2 x10 x10 2  196.200 N

2.6 SỰ CÂN BẰNG CỦA CHẤT LỎNG TRONG TRƯỜNG HỢP TĨNH TƯƠNG ĐỐI
Khi chất lỏng chuyển động liền khối, giữa các phần tử chất lỏng không có chuyển động
tương đối với nhau nhưng có chuyển động đối với quả đất, ta có trạng thái tĩnh tương đối. Sau
đây là các bài toán cơ bản.

34
2.6.1 Bình chứa chất lỏng chuyển động thẳng với gia tốc a không đổi

Trường hợp này thường gặp ở các xe chở dầu, nước. Mỗi phần tử chất lỏng chịu tác dụng
của hai lực khối: Trọng lực G  mg và lực quán tính R  ma, với m là khối lượng của phần tử
chất lỏng. Chọn hệ trục toạ độ như trên (Hình 2-11) thì hình chiếu của lực khối lên các trục là:
X  a Y 0 Z  g
2.6.1.1 Mặt đẳng áp
Từ phương trình (2-8): dp   ( Xdx  Ydy  Zdz ) , vì với mặt đẳng áp thì p  const nên
dp  0 , ở đây có:
 adx  gdz  0
Tích phân 2 vế:
ax  gz  C
hay
a
z xC
g
Vậy mặt đẳng áp là mặt phẳng nghiêng, họ các
mặt đẳng áp song song lập thành một góc  đối với mặt Hình 2-11

a
nằm ngang theo tgα   . Nếu a  0 , tức là trường hợp chuyển động nhanh dần đều 
g
tg  0 chất lỏng dồn về phía sau. Còn nếu a  0 tức là chuyển động chậm dần đều 
tg  0 , thì chất lỏng dồn về phía trước.

Thấy ngay rằng mặt đẳng áp vuông góc với vectơ tổng hợp J . Vì hiện tượng này nên
trong máy bay phải có biện pháp đặc biệt đảm bảo việc cung cấp nhiên liệu được điều hoà trong
mọi trường hợp, còn trong ô tô thì bầu chứa xăng của bộ chế hoà khí được đặt quay về phía
trước.
2.6.1.2 Sự phân bố áp suất
Cũng theo (2-8) ta có:
dp   ( adx  gdz )
Lấy tích phân sẽ được:
p   ax  gz  C
Theo hình 2-11, tại x  0, z  0 thì p  p0 , do đó C  p0 .

Vậy phân bố áp suất có dạng:

35
p  p0  ax  z (2-25)

Khi biết các toạ độ (x-z) sẽ xác định được áp suất p.


2.6.2 Bình chứa chất lỏng quay xung quanh trục thẳng đứng với vận tốc góc  không đổi

Trường hợp đúc các vật theo phương pháp ly tâm là ví dụ về bình quay. Lực tác dụng lên
mỗi phần tử chất lỏng bao gồm: trọng lực G  mg và lực quán tính ly tâm F  m 2 r , trong đó
 là vận tốc góc, r là khoảng cách từ vị trí phần tử chất lỏng đang xét đến trục quay. Theo toạ độ
trên hình 2-12, lấy m  1 thì hình chiếu của các lực khối lên các trục là:
X  2x Y  ω2 y Z  g
2.6.2.1 Phân bố áp suất
Theo phương trình (2-8) ta có:
dp   (  2 xdx   2 ydy  gdz )
Tích phân hai vế sẽ được:
 2 2
p ( x  y 2 )  z  C1
2
hay
 2 2
p r  z  C1
2
Tại x  0 , y  0 tức là r  0 thì z  z 0 và p  p a

nên C1  p a  z0

Vậy sự phân bố áp suất có dạng:


 2 2
p  pa  r   ( z  z0 ) (2-26)
2
2.6.2.2Phương trình mặt thoáng
Trên mặt thoáng p  const vậy dp  0 do đó: Hình 2-12
2 2
  (  xdx   ydy  gdz )  0
Tích phân hai vế nhận được:
 2 2
( x  y 2 )  gz  C 2
2
hay
 2 2
r  gz  C2
2

36
Vậy mặt đẳng áp là những mặt Parabôlôit quay quanh trục Oz. Khi r  0 thì z  z0 . Vậy

hằng số tích phân C 2   gz 0  z 0

Do đó ta có phương trình:
 2 r 2
 z  z 0
2
hay
 2r 2
(z  z0 )  (2-27)
2g
(2-27) là phương trình mặt thoáng.
Chiều cao của Parabôlôit là:
 2R2
H
2g
trong đó:
R- bán kính của bình chứa.
Trong thực tế hay thường gặp trường hợp bình chứa chất
lỏng quay xung quanh trục nằm ngang (Hình 2-13), vận tốc góc
lớn, có thể bỏ qua trọng lực vì nó nhỏ so với các lực quán tính ly
tâm. Nếu thay X   2 x, Y   2 y, Z  0 vào phương trình (2-8) Hình 2-13
và lấy tích phân sẽ được:
r2
p   2 C
2
Khi r  r0 , p  p0 thì

 2 r02
C  p0 
2
vậy:
 2 2
p  p0  ( r  r02 ) (2-28)
2
Rõ ràng mặt đẳng áp là mặt xy lanh có trục trùng với trục quay. Bình chỉ chứa một phần
chất lỏng thì mặt thoáng tạo thành khi quay là mặt xy lanh có áp suất p 0 và bán kính r0.
Người ta đã ứng dụng quy luật phân bố áp suất trong bình quay đúc các bánh xe, các ống
dẫn nước bằng kim loại theo phương pháp ly tâm, chế tạo các máy đo vòng quay, các hệ thống
bôi trơn ổ trục khi trục quay thẳng đứng.
Ví dụ 2.2

37
Một ống chữ U có đáy AB nằm ngang dài l  20cm đặt trên chiếc ô tô đang chạy chậm
dần đều với gia tốc a. Xác định gia tốc của ô tô khi độ chênh mực chất lỏng giữa hai ống AC và
BD là h  12cm (Hình 2-14).
Bài giải:
Nối hai điểm IK ta có mặt mức của khối chất lỏng

tĩnh tương đối. Do đó gia tốc tổng hợp J  g  a sẽ vuông


góc với mặt IK. Từ đó rút ra:
a h 12
tg     0 ,6
g l 20

Hay gia tốc a  0,6 g  6m / s 2


Hình 2-14
Ví dụ 2.3
3
Bình trụ tròn đậy kín có chiều cao H và đường kính D chứa chất lỏng đến chiều cao
4
(Hình 2-15). Tính xem bình quay quanh trục thẳng đứng của nó với vận tốc góc  bằng bao
nhiêu để Parabôlôit tròn xoay của mặt thoáng chạm đến đáy bình.
Bài giải:
Khi bình quay quanh với vận tốc góc  thì
mặt thoáng của chất lỏng có dạng Parabôlôit tròn
xoay:
 2r 2
Z  Z0 
2g
với
r 2  x2  y 2
Theo điều kiện bài toán thì khi r  0 ta có
z  0 . Nên z 0  0 . Vậy ta có:
Hình 2-15
 2r 2
z
2g
hay
2 gz
r2 
2
Thể tích Parab «l «it AOB là:
H H
2g gH
V    r 2 dz  2 
zdz  2
0  0 

38
1
Thể tích bày bằng thể tích của bình. Do đó:
4
gH 2 1 D 2
 H
2 4 4
Từ đó có:
16 gH
2 
D2
hay
4
 gH (l/s)
D

2.7 TÍNH ÁP LỰC CHẤT LỎNG LÊN THÀNH PHẲNG

Do tính chất của áp suất thì những áp suất tác dụng lên thành phẳng đều song song với
nhau, do đó chúng có một áp lực tổng hợp duy nhất P.

2.7.1 Trị số áp lực


Tính áp lực P của chất lỏng tác dụng
lên một diện tích phẳng  có hình dạng bất kỳ,
đặt nghiêng so với mặt thoáng một góc  (Hình
2-16). Áp lực dP tác dụng lên một một vi phân
diện tích dw, mà trọng tâm của nó đặt ở độ sâu
h là:
dp  pd  ( p0  h )d

Áp lực P tác dụng lên toàn bộ diện tích Hình 2-16


 bằng:
P   pd   ( p0  h )d
 

Với hệ trục toạ độ như hình 2-16 ta có:


P  p 0  d    hd  p 0   sin   yd
  

trong đó:

 yd

là mô men tĩnh của diện tích  đối với trục Ox .

Vậy có:

39
 yd  y 

c

Từ đó suy ra:
P  p 0   sin y c  p 0  hc

trong đó:
hc - chiều sâu trọng tâm của diện tích w
hoặc
P  ( p0  hc ) (2-29)

Nếu mặt tự do của chất lỏng tiếp xúc với khí trời thì p0  p a , và áp lực dư tính bằng:

p du  hc (2-30)

2.7.2 Điểm đặt của áp lực (tâm áp lực)

Tìm điểm đặt lực, tức là tìm toạ độ giao điểm giữa áp lực và thành phẳng. Ở đây nêu
phương pháp tìm tâm áp lực dư (điểm D), tức là cần tìm yD và xD.
Dùng định lý Varinhông “mô men của hợp lực đối với một trục bằng tổng các mômen
của các lực phân tố đối với trục đó”. Tức là:
Pdu y D   ydP

hay
hcy D    yhd

 sin y c y D   sin   y 2 d (2-31)


Trong đó  y 2 d là mô men quán tính của diện tích  đối với Ox, tức là

2
y d  J x

Như đã biết trong cơ học có thể biểu thị Jx bằng mômen quán tính của diện tích ấy đối
với trục x1x1 song song với Ox và đi qua tâm C của diện tích như sau:
J x  J c  yc2

Thay Jx vào (2-31) ta có:


Jc
y D  yc 
y c

40
Như vậy, vị trí của tâm áp lực bao giờ cũng đặt sâu hơn vị trí trọng tâm một lượng là:
Jc
y c
Jc của một số hình phẳng lấy ở phụ lục (2-1).
Ta cũng chứng minh được rằng trong trường hợp p0  p a thì:

J c
y D  yc 
( p0  y c )

Để xác định tọa độ xD, ta cần thành lập phương trình mômen đối với phương trục Oy.
Px D   pxd

hay
y c sin x D   sin   yxd

Do đó:

 yxd

xD  (2-34)
x c

Trong thực tế hay gặp trường hợp diện tích w có dạng đối xứng với trục song song với
Oy, khi đó điểm D nằm trên trục đối xứng, ta chỉ cần xác định yD, không cần tính xD.
Bây giờ ta ứng dụng cách vẽ biểu đồ áp suất
và đồ áp lực để xác định áp lực chất lỏng lên thành
phẳng có dạng hình chữ nhật (Hình 2-17) có cạnh
đáy nằm ngang.
Vì có thể suy ra dễ dàng áp lực tuyệt đối khi
biết áp lực dư, nên ta chỉ xét việc xác định áp lực dư
theo (2-30):
P  hc
Hình 2-17
với
  bh
trong đó:
b- chiều rộng của diện tích phẳng hình chữ nhật đặt nghiêng so với mặt nằm
ngang một góc .
h1  h2
hc 
2

41
Vậy:
( h1  h2 )
P bh
2
( h1  h2 )
Thấy rằng trị số h bằng diện tính  của biểu đổ áp lực dư ABB’A’.
2
Do đó:
P b

2.8 TÍNH ÁP LỰC CHẤT LỎNG LÊN THÀNH CONG

Đây là bài toán tìm hợp lực của những lực không song song với nhau. Trường hợp tổng
quát quát ta phải xác định ba thành phần hợp lực và ba mômen. Nhưng trong kỹ thuật thường
gặp mặt cong có hình dạng xy lanh hoặc hình cầu và nhận mặt phẳng thẳng đứng làm mặt đối
xứng. Áp lực chất lỏng là một hợp lực nằm trên mặt đối xứng.
Xét một mặt xy lanh AB với các đường sinh vuông
góc với mặt hình vẽ (Hình 2-18). Ta cần xác định áp lực dư
P lên diện tích  của mặt AB đó. Chọn hệ trục tọa độ có
mặt xOy trùng với mặt thoáng của chất lỏng như hình vẽ.
Trên mặt cong AB lấy một diện tích phân tố d. Áp
lực phân tố dP vuông góc với d được phân tích ra thành
hai thành dPx và dPz. Ký hiệu  là góc hợp bởi dP với
đường nằm ngang thì:
dPx  dP cos  Hình 2-18
còn
dPz  dP sin 

Vì d vô cùng nhỏ nên có thể coi là phẳng và gọi h là tọa độ trọng tâm của dw d thì ta
có:
dP  hd
Như vậy:
dPx  h cos d  hd x

Với d  x là hình chiếu của d lên mặt vuông góc với trục Ox. Do đó thành phần áp lực
theo phương ngang tác dụng lên cả diện tích  là:

42
Px    hd x  hcx x (2-36)
x

trong đó:
hcx- độ sâu trọng tâm diện tích hình chiếu của x lên mặt vuông góc với trục Ox.
dPz  hd sin   hd z
trong đó:
d sin   d z - hình chiếu diện tích d  lên mặt phẳng vuông góc với trục OZ
(mặt thoáng).
hd z  dV - thể tích của hình trụ được gạch đứng trên hình 2-18.Vậy thành phần

áp lực thẳng đứng của chất lỏng tác động lên cả diện tích  là:

P z    hd z    dV  V (2-37)
z V

trong đó:
V - thể tích của một hình trụ đứng có đáy dưới là diện tích chịu lực , đáy trên là
hình chiếu của diện tích  lên mặt thoáng của chất lỏng hoặc lên phần kéo dài của mặt thoáng . V
gọi là vật thể áp lực.
Vậy trị số của áp lực thẳng đứng Px (áp lực dư) bằng trọng lượng vật thể áp lực, điểm đặt
của Pz đi qua trọng tâm của vật thể áp lực V. Dấu của Pz sẽ là dương (+) nếu Pz hướng xuống
dưới, ngược lại sẽ là âm (-). Cách xác định của vật thể áp lực như sau:
Vật thể áp lực mang dấu (+) nếu ngay trên mặt chịu lực có chất lỏng (Hình 2-19a). Vật
thể áp lực mang dấu (-) nếu ngay trên mặt chịu lực không có chất lỏng (Hình 2-19b).

Hình 2-19a Hình 2-19b

Trường hợp gặp mặt cong phức tạp, có thể chia thành từng đoạn nhỏ rồi vẽ vật thể áp lực
cho từng đoạn sau đó cộng các vật thể lại có chú ý tới dấu thì sẽ nhận được vật thể áp lực cho cả
mặt cong.
Ví dụ 2.4
Tìm áp lực Pz lên một phần mặt trụ tròn AC (Hình 2-20).
Bài giải:

43
Ta chia ACthành hai đoạn AB và BC.
Với đoạn AB, vật áp lực W1 là hình trụ đứng ABB’ mang dấu (+). Còn đoạn BC, vật thể áp
lực W1là hình trụ đứng BCB’C’mang dấu (-). Do đó Pz  V ABCC , . Dấu (-) chứng tỏ Pz hướng từ

dưới lên trên.


Khi đã biết các thành phần áp lực Px và Pz ta tính được áp lực P của chất lỏng lên mặt
cong theo công thức sau:
2 2
P  Px  Pz (2-38)

Phương của lực P xác định bởi góc  như sau:

Pz
tg  (2-39)
Px
Với thành cong ba chiều (như một phần mặt cầu) thì áp lực
2 2 2
P  Px  Py  Pz

với
Py  hcy y

Nếu thành cong là một phần của hình cầu hoặc trụ tròn thì áp lực P đi qua tâm của mặt
cầu hoặc trụ tròn đó (Hình 2-21), tất nhiên phải đi qua giao điểm của Px và Pz.

Hình 2-20 Hình 2-21

Trong các thiết bị cơ khí, nhiều khi cần tìm thành phần lực theo phương bất kì của áp lực
thuỷ tĩnh lên một nắp, một thành hình cong tiếp xúc với chất lỏng.
Ví dụ 2.5
Mặt cong ABCDE một phía tiếp xúc với chất lỏng có áp suất trên mặt thoáng là p 0 (Hình
2-22).
Bài giải:
Cần tính các thành phần Pn của áp lực chất lỏng theo phương n lập góc  với đường
thẳng đứng. Chiếu đường viền ABCD của mặt cong lên mặt thoáng theo phương n, ta được vật

44
thể hình trụ Vcó đáy là mặt cong ABCDE, đáy trên là hình chiếu A’B’C’D’ với diện tích n. Vật
thể áp lực V cân bằng nếu thoả mãn phương trình:
p 0 n cos  G cos   Pn  o

Suy ra:
Pn  ( p0 n  W ) cos  (2-40)

Thực tế còn được ứng dụng để tính áp lực chất lỏng lên thành ống.

2.8.1 Ống thẳng (Hình 2-23)

d
Nếu áp suất tại tâm O của ống là p, thì áp suất tại điểm a là p   và tại điểm c là
2
d d
p  .Nhưng số hạng  thường nhỏ so với p nên có thể bỏ qua. Cho nên coi áp suất không
2 2
đổi trong ống. Vậy ta chỉ tính thành phần Px tác động lên mặt abc hoặc adc. Theo công thức tính
thành phần áp lực lên mặt cong ta có:
Px  pld với d là đường kính trong của ống, l là chiều dài ống. Vì áp lực Px có chiều

1
hướng làm vỡ ống tại hai điểm a và c, nên khi tính chiều dày ống e ta lấy áp lực là Px để tính
2
theo công thức sau:
Pd
e (2-41)
2 
trong đó:
  - ứng suất cho phép của vật liệu làm ống.

Hình 2-22 Hình 2-23

45
2.8.2 Ống cong (Hình 2-24)

Dưới tác động của áp lực chất lỏng, ống có xu


hướng bị cong theo chiều lực P. Khối chất lỏng abcd ở
vị trí cân bằng dưới tác động của các lực (bỏ qua trọng
lực):
d 2
P1  p
4
d 2
P2  p
4
và đồng thời phản lực R của thành ống Hình 2-24

P  R . Như vậy, lực P nhận được bằng phép cộng

hình học P1 và P2.

2.9 ĐỊNH LUẬT ACSIMET - SỰ NỔI CỦA VẬT

2.9.1 Định luật Acsimet

Một vật ngập hoàn toàn hoặc từng phần trong


chất lỏng chịu một lực đẩy của chất lỏng từ dưới lên
trên theo phương thẳng đứng, có trị số bằng trọng lượng
của thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ, và còn gọi là lực
đẩy Acsimet
Thật vậy giả sử vật có thể tích V ngập trong chất
lỏng như hình 2-25. Khi đó áp lực của chất lỏng vào vật
chỉ còn thành phần thẳng đứng Pz vì thành phần áp lực
nằm ngang cân bằng và triệt tiêu lẫn nhau. Để tính Pz ta
chia vật làm hai phần bằng mặt cắt ngang có diện tích
Hình 2-25
lớn nhất và áp dụng công thức tính thành phần áp lực
thẳng đứng lên mặt cong ta có:
Thành phần Pz1 tác động lên ABC hướng từ trên xuống và có trị số bằng:

Pz1  V AA,B ,BCA

Thành phần Pz2 tác động lên ADB hướng lên trên và có trị số là :

46
Pz2  V A, ADBB,

Vậy:
Pz  Pz1  Pz2  V ACBDA

hoặc
Pz  V (2-42)
Điểm đặt của Pz là trọng tâm của thể tích chất lỏng bị vật choán chỗ và gọi là tâm đẩy,
thường kí hiệu là D.

2.2.9 Sự nổi của vật

2.2.9.1 Điều kiện nổi của vật


Nếu vật thể với thể tích V, trọng lượng G ngập trong chất lỏng có trọng lượng riêng , lực
đẩy Pz thì:
• Khi G  Pz  V : Vật sẽ chìm xuống đáy.

• Khi G  Pz : Vật lơ lửng, tức là ở bất kì vị trí nào trong chất lỏng vật vẫn giữ trạng thái
cân bằng.
• Khi G  Pz : Vật sẽ nổi nhô lên mặt chất lỏng. Vật nổi lên thì G không thay đổi nhưng Pz
sẽ giảm đi đến khi nào G  Pz  V' với V’ là thể tích của một phần vật ngập trong chất lỏng.

2.2.9.2 Tính ổn định


Một vật ngập trong chất lỏng muốn cân bằng thì trọng lực G phải bằng lực đẩy Acsimet
Pz và trọng tâm C của vật và tâm đẩy D phải nằm trên một đường thẳng đứng. Nhưng đó mới chỉ
là các điều kiện để vật ở trạng thái cân bằng khi không có ngoại lực tức thời tác động vào. Vậy
cần xét tính ổn định của trạng thái cân bằng đó.

Hình 2-26 Hình 2-27


• Khi trọng tâm C nằm dưới tâm đẩy D: Vật cân bằng ổn định, vì nếu có một lực tức thời
tác động làm vật mất thế cân bằng thì lực đẩy Acsimet Pz và trọng lực G sẽ tạo thành ngẫu lực có
xu hướng quay vật trở lại vị trí cân bằng cũ.

47
• Khi C nằm trên D thì có cân bằng không ổn định vì Pz và G sẽ tạo thành ngẫu lực có xu
hướng càng làm cho vật mất thế cân bằng.
• Khi C nằm trùng với D thì có cân bằng phiếm định vì vật sẽ cân bằng ở bất kì vị trí nào
(Hình 2-26).
Có các định nghĩa sau:
• Mớn nước - giao tuyến của vật nổi và mặt nước (Hình 2-27)
• Mặt nổi - mặt phẳng có chu vi là đường mớn nước
• Trục nổi - đường thẳng góc với mặt nổi đi qua trọng tâm vật nổi.
• Trục nghiêng là trục dọc đối xứng của mặt nổi.
Khi vật nổi bị nghiêng tâm đẩy D cũng thay đổi đến vị trí D’. Giao điểm của trục nổi với
phương của lực đẩy mới gọi là tâm định khuynh M (Hình 2-28).
Khi góc nghiêng <150 thì có thể coi như tâm đẩy D di chuyển trên cung tròn M bán
kính là khoảng cách từ M đến D gọi là bán kính định khuynh p M. Khoảng cách MC gọi là độ cao
định khuynh hM. Đoạn CD  e .

Hình 2-28 Hình 2-29 Hình 2-30

Xét các trường hợp có thể xảy ra sau khi vật nổi bị nghiêng :
• Khi M cao hơn C (Hình 2-28): ngẫu lực do G và Pz tạo nên xu hướng làm vật nổi trở lại
trạng thái cân bằng lúc đầu.
• Khi M thấp hơn C (Hình 2-29): ngẫu lực có xu hướng làm vật càng nghiêng thêm.
• Khi M trùng với C : trường hợp này không tạo nên ngẫu lực, hợp lực luôn triệt tiêu, ở
mọi vị trí đều cân bằng, sau khi bị nghiêng, vật nổi vẫn ở trạng thái nghiêng mà không quay lại
vị trí cân bằng ban đầu (Hình 2-30). Trường hợp này gọi là cân bằng phiếm định.
Vậy :
• Khi hM  0 hay  M  e  0 thì vật nổi ổn định.
• Khi hM  0 hay  M  e  0 thì vật nổi không ổn định.

48
• Khi hM  0 hay  M  e  0 thì vật nổi cân bằng phiếm định.

Trong kỹ thuật đóng tàu, thuyền thường lấy hM  0 ,3m  1,5m tuỳ theo hình dạng, kích
thước và công dụng của từng loại.
Bán kính định khuynh được xác định như sau:
J
M  (2-43)
V
trong đó:
J- mô men quán tính của mặt nổi đối với trục nghiêng
V- thể tích chất lỏng bị vật choán chỗ.
Ví dụ 2.6
Một kiểu áp kế nhạy được cấu tạo như sau: Một hình trụ tròn trục thẳng đứng bán
kính R  100 mm , dày e  1mm , được treo qua hai ròng rọc với một đối trọng, miệng của bình
nhúng vào nước úp lên một đầu ống dẫn khí với áp suất p cần đo (Hình ví dụ 2.6). Tính độ di
chuyển theo chiều cao của bình khi áp suất của khí tăng 1mm cột nước.
Bài giải:
Bình được cân bằng bởi trọng lượng
bản thân và vật đối trọng với áp suất từ chất
lỏng (nước và khí). Các áp suất đó bao gồm
một phần áp suất p của khí tác dụng lên toàn bộ
mặt bên trong của bình là R2p và áp suất nước
Hình ví dụ 2.6
z, tác dụng lên vành xung quanh (có chiều dày
là e) của bình là lực đẩy 2 ReZ.
Vậy có:
2 Re Z  R 2 p = Trọng lượng của bình + đối trọng = const.
Lấy đạo hàm:
2
2 Re dZ  R dp  0

R dp
dZ  
2e 
trong đó:

49
dp
- độ biến thiên của áp suất được biểu thị bằng cột nước và được khuếch đại

R
tuỳ thuộc vào tỷ số  50 . Nếu áp suất tăng lên 1mm nước thì chiều sâu Z giảm đi một lượng
2e
tương ứng, tức là bình sẽ dâng lên cao một trị số là 50mm.
Ví dụ 2.7
Xác định áp lực và điểm đặt của áp lực nước
lên cửa van của một cống tháo nước có chiều cao
h  1,5 m và chiều rộng b  5m . Cống nằm dưới
đường giao thông. Biết chiều sâu các mực nước là
h1  4 m và h2  2m (Hình ví dụ 2.7).
Bài giải:
Hình ví dụ 2.7
Áp lực nước từ phía thượng lưu cống là:
h 1,5
P1   n hc1   n (h1  )hb  9810  (4  )  1,5  5  239,5 KN
2 2
Chiều sâu tâm áp lực:
J c1 1,5 5  1,5 3
hD1  hc1   (4  )  3,31m
hc1 2 1,5
12(4  )  1,5  5
2
Áp lực nước lên cửa van từ phía hạ lưu là:
h 1,5
P2   n hc2    n (h2  )bh  9810  (2  )  1,5  5  92KN
2 2
Chiều sâu của tâm áp lực:
J C2 1,5 1,5 2
hD2  hC 2   (2 )  1,40 m
hC2  2 1,5
12( 2  )
2
Áp lực nước lên cửa cống:
P  P1  P2  239 ,5  92  147 ,5 KN
Từ phương trình mô men đối với điểm O, xác định được điểm đặt của áp lực này đặt cách
O một khoảng e như sau:
P1 (h1  hD1 )  P2 (h2  hD2 ) 239,5  0,96  92  0,6
e   0,76m
P 147,5

50
Ví dụ 2.8
Van phẳng hình chữ nhật có chiều rộng b  2m được giữ ở phía trên bằng các móc, phía
dưới bằng bản lề. Ở thượng lưu mực nước h1  3m và a  0 ,5m (Hình ví dụ 2.8). Hãy tính phản
lực của bản lề RA và phản lực của móc RB
Bài giải:
Áp lực nước lên van là:
h1 3
P   n hc   n h1b  9810  3  2  88290 N
2 2
Điểm đặt áp lực cách A một
khoảng là:
h1 1
AD    3  1m
3 3

M A  0  RB ( h1  a )  P .AD  0
Hình ví dụ 2.8
Suy ra
P. AD 88290  1
RB    25225,7 N
h1  a 3,5

Tính R A :

P  R A  RB  0
R A  P  RB  88290  25225,7  63064,3N
Ví dụ 2.9
Xác định tổng áp lực nước tác dụng lên một cửa cống cong AB dài l  3m có diện tích
1
bằng diện tích mặt bên của hình trụ tròn mà bán
4
kính là r  1m (Hình ví dụ 2.9) biết độ sâu của nước
là h  1m
Bài giải:
2 2
Tổng áp lực là P  Px  Pz
Hình ví dụ 2.9
Thành phần áp lực ngang:
1
Px   n hcx x  9810   1  3  14715N
2
Thành phần áp lực đứng :

51
r 2 3,14  12
Pz   nW   n l  9810   3  23.103N
4 4
Vì ngay trên mặt cong không có nước cho nên Pz hướng lên trên.
Vậy

P  14715 2  23103 2  27470 N


Đường tác dụng của tổng áp lực P đi qua tâm O lập với đường nằm ngang một góc  xác
định bởi công thức :
Pz 23103
tg    1,57
Px 14715

Vậy
  57 o 50 '
Ví dụ 2.10
Xác định tính ổn định của gỗ hình hộp chữ nhật ở vị trí như hình ví dụ 2.10.
Kích thước a  60cm, b  20cm, c  30cm khối lượng riêng của gỗ  g  0,8 g cm 3 và

khối lượng riêng của nước   1 g cm 3 .


Bài giải:
Phương trình cân bằng của vật là:
V   g abc

Với:
V   abh  1 60  20h  1200h
 g abc  0,80  60  20  30  28800 g

Từ đó tính được độ sâu ngập


trong nước của vật :
1200 h  28800
Hình ví dụ 2.10
hay
h  24 cm
Để xác định được tính ổn định ta cần tìm bán kính định khuynh M và khoảng cách
CD  e . Theo công thức (2-43) có :
J ab 3 ab 3 20 2
M      1,39cm
V 12  1200  h 12  a  b 12  24
Và ta có

52
c h
e   3cm.
2 2
Như vậy:
h M   M  e  1,39  3  1,61  0

 Vật không ổn định.


Câu hỏi lý thuyết
1. Phân tích khái niệm áp suất tĩnh?
2. Suy diễn phương trình vi phân cân bằng Ơle?
3. Trình bày các loại áp suất, biểu đồ áp suất và đồ áp lực?
4. Trình bày nguyên tắc bình thông nhau và định luật Pascal, nêu các ứng dụng?
5. Thế nào là trạng thái tĩnh tương đối? Phân tích sự cân bằng của chất lỏng trong trường hợp
tĩnh tương đối?
6. Tính áp lực của chất lỏng lên thành phẳng?
7. Tính áp lực chất lỏng lên thành cong?
8. Trình bày định luật Acsimet và ứng dụng?
9. Phân tích sự nổi của vật và ứng dụng?

53
Bài tập
Bài 2.1
Xác định độ cao của mực thuỷ ngân tại A khi cho biết áp suất chỉ trong các áp kế là
p1  0,9at , p 2  1,86at và độ cao các mức chất lỏng biểu diễn như hình (Hình bài 2.1). Biết
 Hg  13,5 .

Đáp số:
hA  30cm
Bài 2.2
Xác định áp suất tại đầu pít tông A khi có độ cao mực nước thuỷ ngân trong ống đo áp
chữ U biểu diễn như hình (Hình bài 2.2). Tỷ trọng của dầu và thuỷ ngân là  d  0,92 ,

 Hg  13,55 .

Đáp số:
p A  1,02at

Hình bài 2.3


Hình bài 2.1 Hình bài 2.2

Bài 2.3
Tính cột áp của nước trong xy lanh cho biết trọng lượng của vật G  53,2 N , trọng lượng
pít tông G ' 13,1N , đường kính của xy lanh d  1,22cm xem hình (Hình bài 2.3).
Đáp số:
Cột áp H  57,85m
Bài 2.4

54

Hình bài 2.4


Xác định vị trí trục quay O để cửa van phẳng hình chữ nhật tự động mở ra khi độ sâu ở
thượng lưu h1  2m . Biết độ sâu nước ở hạ lưu h2  1,2m và  n  9810 N / m 3 . Tính với chiều
rộng b  1m (Hình bài 2.4).
Đáp số:
Trục quay đặt cách đáy A1 một đoạn bằng 0, 81 m
Bài 2.5
Người ta đậy đường vào hầm ngầm bằng cửa cống vuông ( d  11,8kN / m 3 ) có kích

thước 3  3  0,08m . Chiều sâu của nước so với mép trên h  1,4m , h1  4,4m , chiều sâu nước

trong hầm ngầm h2  1,8m , biết hệ số ma sát f  0,5 .


Tính tổng áp lực P (coi áp suất trong hầm là áp suất khí trời). Tìm tâm áp lực h D và lực
nâng T.
Đáp số:
P  208,3KN
hD  3,01m
T  105,5KN
Bài 2.6
Xác định lực căng của lò xo AB khi van đóng kín. Biết a  10cm , d  50cm ,
  9810N / m
Đáp số: T  300,8 N

Hình bài 2.5 Hình bài 2.6

Bài 2.7
Xác định độ sâu của dầu trong bể chứa đủ để mở van hình chữ nhật AB quay xung quanh
trục O nằm ngang có kích thước như hình (Hình bài 2.7).

55
Đáp số:
h  260cm
Bài 2.8
Xác định độ sâu h để cửa van OA cân bằng ở vị trí biểu diễn như hình (Hình bài 2.8). Biết
vật nặng G  6000 N , trọng lượng van Q  747 N ,   9810 N / m 3 và tính với chiều rộng chịu lực
là 1m.
Đáp số:
h  2m

Hình bài 2.7 Hình bài 2.8


Bài 2.9
Áp suất P của nước trong ống dẫn có xu hướng mở van K. Van này đậy kín miệng ống
dẫn có đường kính d, khi đòn bẩy ab ở vị trí nằm ngang. Giả thiết thanh ab và quả cầu không có
trọng lượng. Xác định tỷ số giữa các cánh tay đòn a và b để van đậy kín được miệng ống (Hình
bài 2.9).
Đáp số:
 3d 2 p 
b  a 3
 1
 2D  

Hình bài 2.9 Hình bài 2.10

56
Bài 2.10
Toa xe chở dầu chuyển động với vận tốc v  36km / h theo đường vòng có bán kính cong
R  300m , biết  d  9810 N / m 3 . Xác định góc nghiêng  của mặt dầu hợp với phương ngang

(Hình bài 2.10).


Đáp số:
tg  0,033
Bài 2.11
Một máy bay đang lượn vòng, cánh nghiêng một góc   45o với phương ngang (Hình
bài 2.11). Bán kính lượn R  400m . Vận tốc v của máy bay phải bằng bao nhiêu để mặt mức của
xăng trong thùng chứa song song với mặt phẳng của máy bay?
Đáp số:
v  62,64m / s .
Bài 2.12
Lưu lượng xăng (  x  700kg / m 3 ) trong các_ bua_ ratơ của ô tô được điều hoà bằng một

phao gắn chặt vào cần quay quanh chốt O với a  40mm , b  15mm . Xác định bán kính R của
với điều kiện mức xăng trong bình được giữ không đổi và khi lỗ xăng vào bị kín lại thì phao
chìm một nửa. Biết đường kính lỗ vào của xăng d  4mm , trọng lượng của kim Q  12gam ,
trọng lượng của phao G  25 gam , áp suất dư của xăng tác động lên van kim p  0,3at (Hình bài
2.12).
Đáp số:
R  2,88 cm

Hình bài 2.11 Hình bài 2.12


Bài 2.13

57
Người ta đúc xy lanh rỗng có chiều xi lanh và đường kính trong lớn nhất d  300mm
bằng cách rót gang lỏng vào khuôn rồi cho khuôn quay quanh trục thẳng đứng của nó với số
vòng quay n  200v / ph (Hình bài 2.13).
a. Hỏi bề dày  thành xi lanh dưới dày hơn thành ở trên là bao nhiêu?
b. Tìm số vòng quay n 1 để cho độ chênh lệch trên không quá 1cm.
Đáp số:
  4,35 cm
n1  393 vòng/phút.
Bài 2.14
Lập phương trình mặt tự do của nước trong các gầu của guồng quay theo trục nằm ngang
với vận tốc góc  không đổi. Phần bên phải của gầu được xem là mặt tự do đi qua điểm x  R
và z  0 (Hình bài 2.14).
Đáp số:
2
 g  g2
x2   z  2   R2  4
   

Hình bài 2.13


Hình bài 2.14
Bài 2.15
Một bình trụ tròn đường kính D, chứa chất lỏng đến 50% chiều cao H. Hãy tìm vận tốc
góc  để chất lỏng không trào ra khỏi bình khi quay quanh trục đối xứng
Đáp số:
8gH
 (1 / s)
D
Bài 2.16

58
3
Bình hình trụ tròn đậy kín có chiều cao H và đường kính D chứa chất lỏng đến chiều
4
cao. Tính xem bình quay quanh trục thẳng đứng của nó với vận tốc góc  bằng bao nhiêu để
Parabônlôit tròn xoay của mặt thoáng chạm đến đáy bình.
Đáp số:
4
 gH (1 / s)
D
Bài 2.17
Bình hình trụ tròn đường kính d  0,8m chứa chất lỏng quay quanh trục thẳng đứng với
vận tốc góc  không đổi.
a. Tính vận tốc góc và số vòng quay để cho mức chất lỏng ở thành bình cao hơn điểm
thấp nhất của mặt thoáng một khoảng bằng 0, 9m.
b. Tính vận tốc của phân tố chất lỏng nằm trên thành bình.
Đáp số:
  10,5 l / s
n  100 Vg / ph
u  4,2 m / s

Bài 2.18
Một bể chứa chất lỏng sâu 9m, có một cửa thẳng đứng
gồm ba tấm phẳng chồng lên nhau theo chiều cao (Hình bài
2.18).
a. Muốn cho các tấm chịu áp lực đều như nhau thì chiều
cao mỗi tấm phải bằng bao nhiêu?
b. Mỗi tấm phải được gia cố tại điểm đặt của áp lực, xác
định vị trí cần gia cố. Hình bài 2.18

Đáp số:
AB  5,2m BC  2,14m CD  1,66m
hD1  3,46m hD 2  6,30m hD3  8,24m

Bài 2.19
Xác định thể tích cần thiết của quả bóng bay hình cầu chứa đầy khí phát sáng khi quả
bóng này nâng khỏi mặt đất một vật có trọng lượng G  10000 N . Cho biết mật độ khí sáng là
 ks  0,515kg / m 3 và mật độ không khí là  kk  1,23 kg m 3
Đáp số:

59
V  1420 m 3
Bài 2.20
Trong bình hình trụ khi đóng khoá B, mở khoá A cho thuỷ ngân chảy vào dưới áp suất
của không khí đến độ sâu h1  50cm . Chiều cao bình H  70cm . Sau đó đóng khoá A mở khoá
B. Giả thiết quá trình sẩy ra là đẳng nhiệt, xác định áp suất chân
không trong bình tại thời điểm cân bằng, khi mực nước thuỷ ngân
đạt tới trị số h2. Tính trị số h2. (Hình bài 2.20)
Đáp số:
pck  0,454 at

h2  33,4 cm

Bài 2.21 Hình bài 2.20

Để giữ lưu lượng chất lỏng cố định, trong nghiên cứu, bình Mariốt được sử dụng rộng
rãi. Sau khi đổ đầy chất lỏng vào bình, khoá 1 được đóng lại. Trong thời gian tháo cạn bình chỉ
có ống 2 được thông với không khí. Khi chất lỏng bắt đầu chảy thì trong bình mực nước hạ thấp
và chân không hình thành. Mực nước trong ống 2 cũng hạ
thấp dần và qua ống đó không khí bắt đầu vào bình. Tại
cao trình đầu dưới của ống 2 hình thành áp suất khí quyển.
Tại cao trình đó ở trong bình cũng có áp suất bằng áp suất
khí quyển. Do đó bình chứa sẽ được tháo cạn dưới cột
nước H và lưu lượng cố định Q. (Hình bài 2.21).
Hỏi áp suất p 0 thay đổi ra sao khi bình chứa được
tháo cạn dần.
Đáp số: Hình bài 2.21
po  p a

Bài 2.22
Một nồi hơi của hệ thống sưởi nước nóng có cửa kiểm tra D  0,8m . Cửa kiểm tra có nắp
phẳng được chốt bằng 10 bu lông. Xác định đường kính của bulông nếu mực nước trong bình mở
rộng ở độ cao H  30cm , còn trọng tâm của nắp cửa ở
cao trình h  2 m tính từ đường trục nồi hơi. Nhiệt độ
nước 20 0C (Hình bài 2.22).
Tìm đường kính cần thiết của bulông khi xem
ứng suất kéo cho phép của chúng    140MPa .

60 Hình bài 2.22


Đáp số:
d  0,011m
Bài 2.23
Xác định áp lực chất lỏng lên một của van hình trụ có đường kính d  3,0 m , b  10m và

H  2,5 m. Biết rằng   9810N / m 3 (Hình bài 2.23). Hướng dẫn xem ví dụ mục 2-8.
Bài 2.24
Để làm sạch đường ống tự chảy trong mạng lưới thoát có đường kính d  500m, người ta
sử dụng quả cầu kim loại có đường kính dc nhỏ hơn đường kính ống 20% . Quả cầu làm co hẹp
mặt cắt của đường ống và tạo nên trong giếng một chiều cao nước dâng H  2,0m tính từ điểm
cao nhất của ống. Quả cầu sẽ ép sát lên phần nửa vòng trên cửa đường ống. Cặn được rửa bằng
dòng nước chảy dưới quả cầu. Xác định lực P cần phải đặt vào dây để giữ cho quả cầu ở vị trí đã
định. (Hình bài 2.24)
Đáp số:
P  2710 N

Hình bài 2.24


Hình bài 2.23

Bài 2.25
Xác định chiều sâu ngập nước và độ ổn định của cầu phao xi măng lưới thép có dạng
hình hộp với chiều cao h  1,8m, chiều rộng b  2,5m, chiều dài l  6,0m, chiều dày thành cầu

phao   0,10m. Nếu biết khối lượng đơn vị của xi măng lưới thép là  b  2000kg / m 3 .

Đáp số:
hng  0,95 m - cầu phao ổn định

61
Chương 3

CƠ SỞ ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT LỎNG VÀ CÁC


PHƯƠNG TRÌNH

3.1 CÁC BÀI TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT LỎNG

Động lực học chất lỏng nghiên cứu chuyển động của chất lỏng, vì vậy có thể được
khảo sát như là một phần của thuỷ lực hoặc một phần của cơ học chất lỏng. Trong sách
này chúng ta sẽ nghiên cứu động lực chất lỏng trên quan điểm thuỷ lực học.
Cái khó của việc nghiên cứu các quy luật chuyển động chất lỏng là do bản chất
chất lỏng sinh ra, đặc biệt là do sự phức tạp của việc tính toán các lực ma sát, mà các lực
này ảnh hưởng rất lớn đến chuyển động chất lỏng.
Thuỷ lực nghiên cứu chất lỏng như là nghiên cứu môi trường liên tục chứa đầy
không gian (không có khoảng trống). Vì vậy, chuyển động của chất lỏng là sự biến dạng
liên tục và tiếp nối của môi trường vật chất; còn chất lỏng chứa trong bình thì được coi là
ở trạng thái tĩnh mặc dầu theo lý thuyết phân tử của cấu tạo vật chất thì tất cả các phân tử
của nó chuyển động không ngừng.
Khi nghiên cứu các quy luật chuyển động của chất lỏng cần phân biệt hai khái
niệm khác nhau là điểm không gian và phần tử chất lỏng (hạt lỏng). Điểm không gian đó
là mô hình hình học không có kích thước, vị trí của nó được xác định bằng các toạ độ x, y
và z. Phần tử chất lỏng là mô hình vật lý biểu thị một khối lượng chất lỏng vô cùng nhỏ
và chiếm một thể tích vô cùng nhỏ.

52
Vận tốc chuyển động u của phần tử chất lỏng cũng như áp suất p trong đó tại mỗi
thời điểm sẽ được xác định bằng vị trí của nó trong dòng chảy tức là bằng các toạ độ x, y,
z và t.
Việc xác lập sự phụ thuộc đối với các yếu tố cơ bản của chuyển động chất lỏng là
bài toán của động lực chất lỏng. Ngoại lực tác động vào chất lỏng thường biết trước, vì
vậy áp suất tại các điểm trong không gian chất lỏng chuyển động và vận tốc chuyển động
của các phần tử là nghiệm cần tìm.
Vận tốc chuyển động của phần tử chất lỏng ký hiệu là u, còn các thành phần của
nó theo các trục toạ độ là u x, uy và uz.
Vì rằng các đại lượng u, p và các thành phần của chúng là hàm toạ độ và thời gian,
cho nên ta cần tìm các hàm liên tục sau:
u x  f 1  x , y, z, t 
u  f  x, y, z, t 
 y 2
 (3-1)
u z  f 3  x, y, z, t 
 p  f 4  x , y, z, t 

3.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

3.2.1 Chuyển động ổn định và không ổn định

Hình 3-1 Hình 3-2

Nếu vận tốc của phần tử chất lỏng đi qua một điểm xác định A của không gian
(Hình3-1) ở các thời điểm khác nhau mà khác nhau thì chuyển động này gọi là chuyển
động không ổn định (không dừng). Trong đó, vận tốc, áp suất tại điểm đã cho thay đổi

53
theo thời gian và nếu dịch chuyển từ điểm này sang điểm khác thì chúng cũng thay đổi.
Suy ra:
u  f1  x, y, z , t 
 (3-2)
 p  f 2  x, y , z , t 
(Hình 3-2) là một thí dụ về chuyển động không dừng.
Trường hợp ngược lại, nếu vận tốc và áp suất chỉ thay đổi theo toạ độ mà không
đổi theo thời gian thì chuyển động gọi là ổn định (dừng).
u  f 3  x, y, z 
 (3-3)
 p  f 4 x, y, z 
(Hình 3-3) là thí dụ về chuyển động ổn định.
Trong chuyển động ổn định thì:
ux uy uz p
0 0 0 0
t t t t

3.2.2 Các phương pháp nghiên cứu chuyển động


của chất lỏng
Hình 3-3

3.2.2.1 Phương pháp Lagrăng


Theo phương pháp này ta nghiên cứu chuyển động của từng phần tử chất lỏng
riêng biệt. Giả sử tại thời điểm ban đầu t0 vị trí của một phần tử chất lỏng xác định bằng
toạ độ  x 0 , y 0 , z 0  , tại thời điểm t các toạ độ đó là (x, y, z). Các toạ độ của phần tử chất
lỏng đối với mỗi thời điểm phụ thuộc vào các toạ độ ban đầu và thời gian (nhìn chung là
toạ độ cong). Như vậy, hình ảnh động của chuyển động sẽ được biết nếu các toạ độ x, y
và z là hàm số của toạ độ ban đầu và thời gian.
 x  f1 x 0 , y 0 , z0 , t 

y  f 2 x 0 , y 0 , z0 , t  (3-4)
z  f  x , y , z , t 
 3 0 0 0

Biến x, y và z gọi là biến Lagrăng.


Do gặp nhiều khó khăn trong biểu diễn toán học, phương pháp Lagrăng không
được sử dụng rộng rãi trong thuỷ lực.
3.2.2.2 Phương pháp Ơle

54
Theo Ơle, chuyển động của chất lỏng đặc trưng bởi việc xây dựng trường vận tốc
tức là xây dựng hình ảnh động của chất lỏng tại các điểm khác nhau của không gian ở
mỗi thời điểm đã cho. Trong đó, vận tốc tại tất cả các điểm và áp suất trong chất lỏng
được xác định dưới dạng hàm số:
u x  f 1  x , y, z, t 
u  f  x, y, z, t 
 y 2
 (3-5)
u z  f 3  x, y, z, t 
 p  f 4  x , y, z, t 

trong đó ux, uy, uz là các thành phần vận tốc còn toạ độ không gian x, y, z và t là
biến Ơle. Rõ ràng tại điểm không gian có các phần tử của môi trường chảy qua. Điểm
yếu của phương pháp Ơle là ở chỗ khi xét trường vận tốc thì chuyển động của những
phần tử chất lỏng riêng biệt không được nghiên cứu.
3.2.3 Quỹ đạo chuyển động của phần tử chất lỏng, đường dòng

Vết của chuyển động của phần tử chất lỏng riêng biệt trong không gian được gọi
là quỹ đạo chuyển động của phần tử chất lỏng đó xem (Hình 3-4).
Nếu trong trường vận tốc qua một điểm của dòng chảy ta vẽ được đường cong sao
cho tại mỗi điểm của đường cong véc tơ vận tốc của các phần tử chất lỏng tiếp tuyến với
đường cong thì đường cong này đặc trưng cho phương chuyển động của đường dòng tại
một loạt các phần tử chất lỏng nối tiếp nhau trong thời điểm đã cho và được gọi là đường
dòng (Hình 3-4). Như vậy đường dòng là những đường tưởng tượng, chỉ ra hướng của
chuyển động tại mỗi điểm dọc theo đường dòng tại thời điểm đã cho.

a. Véc tơ tốc độ tiếp tuyến của đường dòng b. Đường dòng và quỹ đạo
Hình 3-4. Đường dòng và quỹ đạo
Trong chuyển động ổn định đường dòng và quỹ đạo chuyển động của các phần tử
chất lỏng trùng nhau còn trong chuyển động không ổn định thì đường dòng không trùng
với quỹ đạo, vì phương và trị số của vận tốc của các phần tử chất lỏng riêng biệt thay đổi

55
theo thời gian. Các phần tử chất lỏng ở thời điểm nào đó nằm ở một đường dòng này
nhưng sang tới thời điểm tiếp theo chúng có thể nằm ở những đường dòng khác nhau.
Tập hợp các đường dòng cho ta một khái niệm rõ hơn về chuyển động chất lỏng so
với trường vận tốc. Phương pháp Ơle giúp ta có thể thành lập được phương trình đường
dòng tại các điểm riêng biệt của không gian.
Phương trình đường dòng trong chuyển động ổn định ở không gian ba chiều Oxyz
có dạng sau:
dx dy dz
  (3-6)
u x u y uz

hay
u x dy  uy dx uz dx  u x dz uy dz  uz dy

còn trong dòng chảy phẳng thì:


dx dy

u x uy

hay
u x dy  uy dx  0 (3-6a)

Qua một điểm của dòng chảy ta chỉ có thể vẽ được một đường dòng và chỉ một mà
thôi, vì nếu ngược lại thì cùng một phần tử chất lỏng lại có vận tốc khác nhau, hướng
theo các đường dòng khác nhau. Các điểm mà ở đó có sự chia nhánh hoặc giao nhau của
các đường dòng gọi là các điểm đặc biệt. Tại các điểm đặc biệt vận tốc hoặc bằng không
hoặc bằng vô cùng. Các điểm đặc biệt được gọi là các điểm tới hạn.
Các phương trình này sẽ được sử dụng trong tích phân dọc theo đường dòng và
các ứng dụng khác.
3.2.4 Ống dòng, dòng nguyên tố chất lỏng,
dòng chảy
Qua tất cả các điểm của một đường cong
khép kín vô cùng nhỏ ta vẽ các đường dòng thì
tập hợp các đường dòng này tạo thành một ống
dòng (Hình 3-5). Chất lỏng không xuyên qua
được ống dòng. Như vậy, chất lỏng chảy trong
ống dòng cũng như chảy trong ống bình thường Hình 3-5

56
duy chỉ có diện tích mặt cắt ngang của ống dòng là vô cùng nhỏ.
Người ta gọi khối lượng chất lỏng bên trong ống dòng là dòng nguyên tố chất
lỏng. Trong chuyển động không ổn định dạng ống dòng thay đổi liên tục và tất nhiên
dòng nguyên tố cũng thay đổi. Còn trong chuyển động ổn định, ống dòng và dòng
nguyên tố không thay đổi. Tập hợp vô số các dòng nguyên tố tạo thành dòng chảy chất
lỏng.

3.2.5 Mặt cắt ướt

Diện tích mặt cắt ngang vuông góc với đường dòng của dòng nguyên tố được gọi
là diện tích mặt cắt ướt của dòng nguyên tố (Hình 3-5). Vì cho là vô cùng nhỏ cho nên có
thể coi tất cả các phần tử chất lỏng trong mặt cắt này có cùng một vận tốc u như nhau.
Nếu qua một điểm nào đó của dòng chảy, ta vẽ một mặt N (Hình 3-6) vuông góc
với đường dòng thì ta nhận mặt cắt n-n, mặt cắt này gọi là mặt cắt ướt của dòng chảy.
Mặt cắt ướt của dòng chảy có thể là mặt cong mặt (n-n), có thể là mặt phẳng mặt (A-A).
Diện tích mặt cắt ướt của dòng chảy ký hiệu là . (Hình 3-6 a,b,c).

(a) (b) (c)


Hình 3-6
3.2.6 Chu vi ướt

Chu vi ướt là chiều dài của phần


tiếp xúc giữa chất lỏng và thành rắn của
mặt cắt ướt, chu vi ướt ký hiệu là  hay
P.
Theo hình 3-7a:   AB  BC  CD . Hình 3-7

Còn AD là chiều rộng đường mặt nước .


Theo hình 3-7b:   d , chất lỏng chảy đầy mặt cắt.
57
3.2.7 Bán kính thuỷ lực

Bán kính thuỷ lực là tỷ số giữa diện tích mặt cắt ướt  và chu vi ướt  , và được
ký hiệu bằng R.

R (3-7)

3.2.8 Lưu lượng và lưu tốc trung bình

Thể tích chất lỏng chảy qua diện tích mặt cắt ướt d của dòng nguyên tố trong
một đơn vị thời gian gọi là lưu lượng thể tích nguyên tố, hoặc đơn giản gọi là lưu lượng
nguyên tố:
dQ  ud (3-8)
Đơn vị của lưu lượng thể tích (thường gọi là lưu lượng) là l/s hoặc m3/s v.v...
Đôi khi còn dùng lưu lượng trọng lượng nguyên tố, ký hiệu dG, đơn vị là N / s ,
KG / s , T / h ...
Lưu lượng của dòng chảy là tổng số các lưu lượng nguyên tố ở mặt cắt ướt của
toàn dòng:
Q   dQ   ud (3-9)
 

Lưu tốc trung bình của dòng chảy tại một mặt cắt là tỷ số lưu lượng Q đối với diện
tích  của mặt cắt ướt đó, ký hiệu bằng v, đơn vị đo bằng m s, cm s :
Q
v (3-10)

Theo định nghĩa này ta có thể thay thế dòng chảy thực tế có sự phân bố các véc tơ
vận tốc điểm u không đều trên mặt cắt ướt bằng dòng chảy tưởng tượng có các véc tơ vận
tốc song song và bằng nhau trên mặt cắt ướt và bằng v sao cho
lưu lượng đi qua hai dòng chảy đó đều bằng nhau. Như vậy,
khái niệm lưu tốc trung bình liên quan chặt chẽ đến điều kiện
mặt cắt phải là mặt phẳng. Trong trường hợp dòng chảy
phẳng, sự thay thế nói trên có nghĩa là có thể thay thế đường
Hình 3-8
58
cong phân bố lưu tốc điểm u bằng đường thẳng phân bố lưu tốc trung bình v sao cho diện
tích biểu đồ phân bố lưu tốc thực    ud bằng diện tích hình chữ nhật  '  v (Hình

3-8).
Từ (3-9) và (3-10) có thể viết:

 ud
 Q
v  (3-11)
 

3.2.9 Dòng chảy có áp, không áp, tia dòng

Dòng chảy theo đặc trưng của chuyển động có


thể chia làm ba nhóm: Dòng chảy có áp, không áp và
dòng tia. Mặt cắt ướt của dòng chảy có áp giới hạn từ
tất cả các phía bằng thành rắn (Hình 3-9a) còn của
dòng chảy không áp có một bộ phận là khí trời (Hình Hình 3-9
3-9b). Mặt cắt ướt của tia dòng giới hạn bởi tất cả các
phía bằng chất lỏng hoặc khí (tức là tất cả các phía là mặt tự do).
3.2.10 Dòng chảy đều và không đều

Dòng chảy ổn định được gọi là dòng chảy đều nếu mặt cắt ướt, lưu tốc trung bình
là không đổi dọc theo chiều dài dòng chảy. Thí dụ dòng chảy trong kênh có mặt cắt
ngang không đổi và độ sâu dòng chảy không đổi dọc theo chiều dài dòng chảy.

3.2.11 Đường xoáy, ống xoáy, phương trình vi phân của đường xoáy

Phần tử chất lỏng khi chuyển động có thể đồng thời quay xung quanh một trục
quay tức thời nào đó, ví dụ phần tử m xoay quanh trục 1-2 (Hình 3-10a).
Giả sử một phần tử m có tâm ở điểm I đang quay xung quanh trục 1-2 trên trục đó
đặt véc tơ quay 1 ; cũng trên trục đó lấy điểm 2 cách tâm I một đoạn vô cùng ngắn, ngay
lúc đó phần tử chất lỏng m’ có tâm 2 cũng quay xung quanh trục 2-3 nào đó, trên trục này
đặt véc tơ quay  2 v.v. Cứ làm như vậy ta có đường gãy khúc 1-2-3-4-5... mang những
59
véc tơ quay 1 ,  2 ,  3 v.v... Nếu những đoạn vô cùng nhỏ 1-2, 2-3, 3-4... tiến tới không
thì đường gấp khúc trên tiến tới thành một đường cong, gọi là đường xoáy (Hình 3-10b).
Đường xoáy là một đường cong đi qua các phần tử chất lỏng có véc tơ vận tốc
quay là tiếp tuyến của đường ấy. Cũng như đối với đường dòng, đường xoáy thay đổi
theo thời gian, chỉ trong chuyển động ổn định đường xoáy không phụ thuộc thời gian.
Phương trình vi phân của đường xoáy ở không gian 3 chiều có dạng:
dx dy dz
  (3-12)
x y z

trong đó  x ,  y , z là các thành phần của véc tơ quay  .

Hình 3-10

60
3.3 CHUYỂN ĐỘNG CÓ THẾ, CHUYỂN ĐỘNG XOÁY, THẾ VẬN TỐC, HÀM
DÒNG

3.3.1 Chuyển động của phần tử chất lỏng rất nhỏ

Sự chuyển động của một phần tử chất rắn có thể được phân tích thành chuyển
động tịnh tiến và chuyển động quay mà mỗi một chuyển động riêng biệt được chỉ ra ở
hình 3-11 đối với hình vuông. Phần tử chất
lỏng khi chuyển động còn được bổ sung
thêm là có thể biến dạng. Vì vậy, chuyển
động của phần tử chất lỏng có thể phân tích
thành ba dạng: chuyển động tịnh tiến,
chuyển động quay và chuyển động biến a. Tịnh tiến b. Quay
hình, đó là định luật Hem-Hôn. Tương tự Hình 3-11

như vật rắn, một phần tử chất lỏng chuyển động phức tạp được xem như gồm các chuyển
động đơn giản chồng lên nhau tại một thời điểm. Để rút ra biểu thức toán của chuyển
động, ta xét phần tử chất lỏng hình hộp vô cùng nhỏ có cạnh dx, dy, dz ở toạ độ Đề các
vuông góc (Hình 3-11c). Trước hết ta xét chuyển động của mặt nào đó, thí dụ mặt ABCD.
• Chuyển động tịnh tiến
Nếu mặt ABCD dời đến vị trí mới A1 B 1C1 D1 mà không làm thay đổi độ dài các
cạnh và góc thì chuyển động này là chuyển động tính tiến (Hình 3-11d).

Hình 3-11c Hình 3-11d


Tốc độ ux là sự di chuyển của mặt (hay phần tử) dọc theo trục Ox trong một đơn vị thời
gian.
61
• Biến dạng dài của phần tử
Nếu trong một đơn vị thời gian, cạnh AB di chuyển
một trị số u x, song cạnh CD trong lúc vẫn song song với AB
ux u x
lại di chuyển một lượng u x  dx thì dx là độ biến
x x
dạng dài của mặt (hay phần tử) theo trục Ox đến vị trí mới
A1 B 1C1 D1 như hình 3-11e.
Hình 3-11e
• Chuyển động quay
Do tốc độ ở điểm A và B khác nhau, tốc độ tại A khác tốc độ tại B một lượng
u x
dz dọc theo trục Ox, do đó cạnh AB quay quanh A một góc  1 , vì góc khá bé nên
z
ux dz u x u
 1  tg 1   . Tốc độ tại điểm D khác A một lượng dọc theo Oz là z dx , do
z dz z x
u z
đó cạnh AD quay quanh A một góc β 2  . Vậy biến dạng góc toàn phần của mặt
x
 u x uz 
ABCD đối với trục Oy là    , là kết quả quay cạnh AB và AD quanh A. Vì biến
 z x 
dạng là nhỏ nên có thể cho rằng mỗi cạnh chỉ nhận m
ột nửa của tổng tức àl
1  u u 
 y   x  z  , là biến dạng đơn thuần về góc, đường
2  z x 
chéo AC không thay đổi đối với trước và sau khi biến
1  u u 
dạng. Tương ự
t có  z   y  x  và
2  x y 

1  u u y 
 x   z   . Phần tử chất lỏng bị biến dạng, nên
2  y z 

khi quay AB, AD và đường chéo AC không còn giữ Hình 3-11f
nguyên vị trí (Hình 3-11f), tạo nên tốc độ góc  y quay

quanh trục Oy. Quy định quay ngược chiều kim đồng hồ là dương và thuận chiều kim
đồng hồ là âm, gọi tốc độ quay đơn thuần là  thì:
u x
Tốc độ quay của B quanh Oy đối với điểm A là:  y dz  dz (a)
z
u z
và tốc độ quay của D quanh Oy đối với điểm A là: -ω y dx  dx (b)
x
62
Tốc độ quay đơn thuần của ABCD quanh trục Oy đối với điểm A sẽ là hiệu của AB
và AD bằng cách đem (a)-(b); sau khi đơn giản cho dx và dz ta có:
1  u u 
y   x  z 
2  z x 

Lập luận tương tự đối với hai mặt còn lại của hình hộp sẽ được tốc độ góc quay
đơn thuần quanh điểm A đối với trục x và trục z.
1  u u y 
 x   z  
2  y z 

1  u y u x 
 z    
2  x y 
Tốc độ góc quay của cả phần tử chất lỏng là:

   x2   y2   z2

Tiếp tục xác định biểu thức tốc độ tại đỉnh G của hình hộp (Hình 3-11c) nếu biết
tốc độ tại A là ux, uy, uz. Đỉnh G có toạ độ là G(x  dx, y  dy, z  dz) và tốc độ thành phần
tại G dọc theo các trục là:
u x u u
uGx  u x  dx  x dy  x dz (c)
x y z
u y u y u y
u Gy  u y  dx  dy  dz (d)
x y z
uz u u
uGz  uz  dx  z dy  z dz (e)
x y z

Kể đến biến dạng đơn thuần về góc  y và quay đơn thuần thông qua tốc độ góc

quay y thì (c) được viết là:


ux 1  u u  1  u u  1  u u  1  u u 
uGx  ux  dx   x  y dy   x  z dz   y  x dy   x  z dz (f)
x 2  y x  2  z x  2  x y  2  z x 

trong đó:
u x 1  u x u y  1  u x u y 
      
y 2  y x  2  y x 


u x 1  x u z u x z1  u u 
      
z 2 z x  2  z x 

63
Biểu thức (f) ở dạng viết gọn thông qua  y và  y :

u x
u Gx  xu  z dx yθ( dy y θ
 dz)
z (ω
 dz ω dy) (g)
x
Tương tự có biểu thức rút gọn thông qua biến dạng góc và quay đơn thuần đối với
hai trục còn lại là:
uy
uGy  uy  dy  (θx dz  θz dx)  (ωz dx  ωx dz) (h)
y
uz
uGz  uz  dz  (θx dy  θy dx)  (ωx dy  ωy dx) (i)
z
Các phương trình (g) và (i) thể hiện định luật Kôsi-Hem hôn đối với chuyển động
của phần tử hình hộp vô cùng nhỏ có các cạnh song song với hệ trục toạ độ đề các vuông
góc (Oxyz), bao gồm chuyển động tịnh tiến, biến dạng dài, biến dạng góc và chuyển động
quay quanh trục tức thời song song với trục toạ độ quanh điểm A

3.3.2 Chuyển động xoáy, chuyển động thế, thế vận tốc, hàm dòng

3.3.2.1 Trường hợp chung


Dòng chảy mà các phần tử chất lỏng không có chuyển động quay đơn thuần gọi là
chuyển động không xoáy, ngược lại dòng chảy mà các phần tử chất lỏng có chuyển động
quay đơn thuần là chuyển động xoáy.
Từ định nghĩa trên, đối với chuyển động không xoáy ta có:
 0
hay
x  0 y  0 z  0

hay
Rotu  0 (3-13)
Rot là một toán tử, biến một véc tơ thành một véc tơ khác. Để dễ nhớ ta có thể
viết:

64
i j k
 
     u z u y   u x u z   u y u x 
Rotu     i   j    k (3-14)
 x y z   y z   z x   x y 
 
u x uy u z 

Theo định nghĩa ta có:


1
 rot u
2

  x i  y j  z k

trong đó i, j, k là các véc tơ đơn vị.

Rot u  0 có nghĩa là:


uz uy ux uz u y ux
 ;  ;  (3-15)
y z z x x y

Biểu thức (3-15) là điều kiện cần và đủ để tồn tại một hàm   x , y, z, t  sao cho

 
u x  x

 
u y  (3-16)
 y
 
u z 
 z
hay
u  grad   (3-16a)
Gradien (Grad) là một toán tử biến một đại lượng vô hướng thành 1 véc tơ theo
dạng:
  
grad  i j k (3-16b)
x y z

Lấy vi phân biểu thức (3-16) ta có:


 u x  2 u z
  
 z xz x
 u y  2 u x
   (3-16c)
 x y x y
 u 2
  u y
 x  
 y zy z

65
Hàm   x , y, z, t  được gọi là thế vận tốc. Một chuyển động mà tồn tại hàm
  x , y, z, t  sao cho (3-16) được thoả mãn thì chuyển động đó gọi là chuyển động thế (tức
là tồn tại thế vận tốc). Như vậy chuyển động thế cũng có ý nghĩa là chuyển động không
xoáy.
Đương nhiên, chuyển động xoáy hay chuyển động không thế thì:
Rotu  0
Phương trình (3-16) dẫn đến:
  
u x dx  uy dy  uz dz  dx  dy  dz  d (3-17)
x y z

Mặt có   const hay d  0 gọi là mặt đẳng thế vận tốc.


3.3.2.2 Dòng chảy phẳng
Đối với dòng chảy phẳng trục tung thường được ký hiệu là y, trục hoành là x, do
vậy tốc độ góc quay quanh trục z là:
1  u y u x 
     (3-18)
2  x y 

 u u 
Biểu thức trong dấu ngoặc    y  x  (3-18a) được gọi là véc tơ xoáy, do
 x y 

vậy   2 (3-18b), còn  là tốc độ góc của phần tử chất lỏng quay quanh khối tâm của
nó trong mặt phẳng xOy. Trong chuyển động xoáy luôn tồn tại véc tơ xoáy, còn trong
chuyển động không xoáy (chuyển động tịnh tiến hay chuyển động biến dạng góc đơn
thuần) thì véc tơ xoáy bằng không, tức là:
 u y u x 
    2  0
 x y 

hay
uy ux
 (3-18c)
x y
Việc phân biệt dòng xoáy và dòng không xoáy là rất quan trọng, chẳng hạn
phương trình Becnuli rút ra cho đường dòng sẽ được áp dụng cho tất cả các đường dòng
của dòng chảy không xoáy, lưới thuỷ động chỉ sử dụng đối với dòng không xoáy.
Nếu chuyển động của chất lỏng là chuyển động phẳng thì hàm thế vận tốc  x , y 
sẽ có:
66
 
d  u x dx  uy dy  dx  dy (3-18d)
x y

Khi   const thì:


 
dx  dy  d  0 (3-18e)
x y
Đó là phương trình đẳng thế vận
tốc trong chuyển động phẳng. Trong
chuyển động phẳng (H
ình 3-11g)
phương trình đường dòng có dạng:
dx dy

u x uy

hay
Hình 3-11g
u y dx  u x dy  0

Ta đưa vào một hàm số   x , y  thỏa mãn điều kiện:


 
 ux ;  uy (3-19)
y x

thì phương trình đường dòng của chuyển động phẳng được viết thành:
 
d  dx  dy  0 (3-20)
x y

tức là   x , y   const dọc theo đường dòng.


Hàm số   x , y  thỏa mãn điều kiện (3-19) gọi là
hàm dòng. Hàm dòng giữ giá trị không đổi dọc theo
mỗi đường dòng. Những đường dòng khác nhau có
trị số hàm dòng khác nhau.
Hiệu số những trị số hàm dòng của hai
đường dòng cho trước bằng lưu lượng chất lỏng
giữa hai đường dòng đó (Hình 3-11g, h), tức là Hình 3-11h

dQ  u x dy  u y dx

hay
 
dQ  dy  dx  d
y x

67
Do đó lưu lượng chảy qua mặt cắt S giữa hai đường dòng là:
ψ2

Q  dψ  ψ2 1ψ
ψ1

hay
Q   2  1

Trong chuyển động phẳng, có thế, ta có sự liên hệ giữa hàm thế vận tốc và hàm
dòng:
  
 x  y

 (3-21)
    
 y x

Do đó dẫn tới:
   
 0 (3-22)
x x y y

Biểu thức này chỉ ra rằng họ đường đẳng thế vận tốc   const và họ đường dòng
  const trực giao với nhau và tạo nên lưới thuỷ động (Hình 3-11h).
Các biểu thức của (3-21) thoả mãn phương trình Laplaxơ, có nghĩa là:
  2  2
 2  2 0
 x y
 2 2
(3-23)
      0
 x 2 y 2

Sử dụng toán tử Laplaxơ  thì (3-23) được viết lại:


    0 (3-23a)
trong đó:
2 2
(   )
x 2 y 2
Đối với dòng chảy cong (Hình 3-11i), để tiện
áp dụng ta sử dụng toạ độ độc cực:
  f r , 
vi phân cho:
 
d  dr  d Hình 3-11i
r 

68
3.3.3 Lưu số và xoáy

Xét phần tử chất lỏng ABCD có cạnh dx, dy


song song với trục tọa độ xOy (Hình 3-11k) trong
chuyển động xoáy. Vì không biết tâm của cả chuyển
động xoáy, do vậy để thuận tiện ta đưa ra quan hệ giữa
xoáy với tổng các tích giữa tốc độ với chu vi phần tử
(chu vi hình ABCD). Tổng này là tích phân đường nên Hình 3-11k
được gọi là lưu số và ký hiệu là  , vậy:
   us ds (3-24)

Đối với phần tử ABCD, bắt đầu từ cạnh AD


u y u x uy u  u y u x 
ABCD  u x dx  (u y  dx )dy  (u x  dy )dx  u y dy  dxdy  x dydx     dxdy
x y x y  x y 

 u y u x 
Vì      z trong dòng chảy phẳng ở toạ độ xOy, còn dxdy  d là diện
 x y 

tích của phần tử, nên


u y u x
ABCD  (  )dxdy   z d (3-24a)
x y
Rõ ràng lưu số dọc theo một đường cong kín
bằng tổng các véc tơ xoáy của diện tích nằm trong
đường cong kín, đây cũng chính là định lý Stoke. Đối
với đường cong C bất kỳ (Hình 3-11m) định lý Stoke
có dạng.
Hình 3-11m
C   u cosds   d (3-24b)
A

Hiển nhiên đối với dòng chảy không xoáy thì lưu số bằng không vì vec tơ xoáy
bằng không.

3.4 PHƯƠNG TRÌNH LIÊN TỤC

69
3.4.1 Phương trình vi phân liên tục của chuyển động chất lỏng không nén được
Để dẫn giải điều kiện liên
tục, ta xét chuyển động của chất
lỏng đi qua một hình hộp chữ
nhật vô cùng bé có các cạnh dx,
dy và dz (Hình 3-12). Trọng tâm
của hình hộp chữ nhật àl
M  x , y, z  . Tại thời điểm t, vận

tốc tại M là uu x , uy , uz  . Vì giả

thiết chất lỏng không nén được


nên   const . Ta xác định khối Hình 3-12

lượng chất lỏng đi vào và ra khỏi


hình hộp trong thời đoạn dt.
Vận tốc tại mặt A1 ABB1 sẽ là:
ux dx
ux 
x 2`
tại mặt D1 DCC1 là:
ux dx
ux 
x 2
Trong thời đoạn dt, khối lượng chất lỏng chảy vào qua mặt A1 ABB1 là:

 u dx 
  ux  x dydzdt
 x 2 

và khối lượng chất lỏng chảy ra khỏi mặt D1 DCC1 là:

 u dx 
  ux  x dydzdt
 x 2 
Như vậy trong thời đoạn dt, khối lượng chất lỏng chảy ra, vào hình hộp theo
phương x chênh nhau là:
 u dx   u dx  u
  ux  x dydzdt    u x  x dydzdt    x dxdydzdt
 x 2   x 2  x

Tương tự theo phương y và z lần lượt bằng:

70
u y
 dxdydzdt
y
u
  z dxdydzdt
z
Rõ ràng trong thời đoạn dt, khối lượng chất lỏng chảy qua hình hộp thể tích
dxdydz có một sự biến đổi dM bằng tổng số các độ chênh khối lượng theo các phương và
bằng:
 u u y u z 
dM   dxdydzdt  x   
 x y z 

Chất lỏng không nén được chảy liên tục do vậy sự thay đổi khối lượng chất lỏng
trong hình hộp phải bằng không, tức là:
dM  0
Vì dxdydz  0 và dt  0 nên ta được:
u x u y uz
  0 (3-25)
x y z

hay
divu  0 (3-25a)
Div là một toán tử biến 1 véc tơ thành một đại lượng vô hướng.
Phương trình (3-25) hoặc (3-25a) là phương trình vi phân liên tục của chất lỏng
không nén được, phương trình liên tục là biểu thức thể hiện định luật bảo toàn khối
lượng.
u z u x u y
Đối với dòng chảy phẳng thì  0 , do vậy chỉ còn   0 (3.25b).
z x y

Phương trình (3-25) có thể mở rộng cho trường hợp chất lỏng chịu nén   const
bằng cách lập tích của khối lượng và tốc độ, sau đó lấy vi phân của tích này, do vậy ta có:
 ( u x )  ( u y )  ( uz )
  0 (3-25c)
x y z
Nếu khối lượng thay đổi theo thời gian, đó là chuyển động không ổn định
 
(  0 ) thì phương trình (3-25b) còn thêm thành phần khi đó ta có:
t t

   ( u x )  ( u y )  ( u x ) 
   0 (3-25d)
t  x y z 

71
hay ở dạng véc t?

 div(  V )  0 (3-25e)
t
Phương trình (3-25d) là phương trình tổng quát nhất dùng cho cả dòng không ổn
định, dòng ổn định, dòng nén được và dòng không nén được. Khi dòng ổn định thì
 
 0 ta có phương trình (3-25c), còn dòng ổn định và không nén được ( 0
t t
và   const ) ta có phương trình (3-25) đã được chứng minh. Phương trình (3-25b) được
viết ở toạ độ trụ:
ur ur 1 u
  0 (3-25f)
r r r 

3.4.2 Phương trình liên tục đối với dòng nguyên tố và dòng chảy ổn định

3.4.2.1 Phương trình liên tục đối với dòng nguyên tố


Xét đoạn dòng nguyên tố giới hạn
bởi 2 mặt cắt aa và bb (Hình 3-12a) có tốc
độ tại aa là u1 , tốc độ tại bb là u2. Sau thời
gian dt các mặt cắt di chuyển được dl1 và
dl2 là a 1a1 và b1b1 làm cho đoạn dòng có vị Hình 3-12a
trí mới là a 1a1 và b1b1. Vì khối lượng đoạn
dòng nguyên tố không đổi, khối lượng của đoạn a1a1 và bb không đổi, nên khối lượng
của đoạn dòng giữa aa và a1a1 phải bằng khối lượng của đoạn dòng giữa bb và b1b1:
 1 dl1 d 1   2 dl2 d 2
Trong đó d 1 , d 2 lần lượt là diện tích mặt cắt ướt dòng nguyên tố ở mặt cắt aa
và bb còn dl  udt hay dl1  u1 dt và dl 2  u2 dt . Thay giá trị của dl vào phương trình, sau
khi giản ước ta có:  1u1 d 1   2 u2 d 2 (3-26)
Đây là phương trình liên tục đối với dòng nguyên tố chất lỏng nén được. Đối với
chất lỏng không nén được thì  1   2  const nên (3-26) chỉ là:
u1 d 1  u 2 d 2 (3-26a)

72
vì tích phân ud được định nghĩa là lưu lượng của dòng nguyên tố và bằng dQ,
nên (3-26a) được viết là:
dQ1  dQ2 (3-26b)
3.4.2.2 Phương trình liên tục đối với dòng chảy ổn định
Nếu giữa 2 mặt cắt 1-1 và 2-2 của đoạn dòng chảy
không có dòng nhánh (Hình 3-12b) thì phương trình liên tục
đối với đoạn dòng chảy rút ra từ định luật bảo toàn khối
lượng là:
M   dM   u.d (3-27)
Hình 3-12b
Gọi  là khối lượng riêng trung bình ở các vị trí
khác nhau của mặt cắt thì
M    u.dω   .Q  .V

Phương trình liên tục đối với đoạn dòng trường hợp chung có dạng

  u d
1
1 1 1    u dω
ω2
2 2 2

hay
 1 v1 1   2 v2 2 (3-27a)
khi chất lỏng không nén được   const thì (3-27a) chỉ là:
v1 1  v 2 2  Q (3-27b)
hay
v1  2
 (3-27c)
v2  1

Phương trình (3-27b) chỉ lưu lượng thể tích của chất lỏng không nén được là hằng
số dọc theo đoạn dòng chảy mà giữa chúng không có dòng nhánh, ở nơi nào diện tích
tăng thì tại đó tốc độ trung bình mặt cắt giảm và ngược lại.

73
3.4.3 Phương trình liên tục đối với dòng không ổn định
Đối với chuyển động không ổn định trong lòng dẫn hở, phương trình liên tục nhận
được bằng cách: Ta cắt đoạn dòng chảy bằng hai mặt cắt(1-1) và (2-2) cách nhau một
khoảng ds đủ nhỏ (Hình 3-13).
Trong thời đoạn dt, lượng chất lỏng chảy vào
mặt cắt (1-1) là Qdt, lượng chất lỏng ra khỏi mặt cắt
(2-2) là:
 Q 
Q  ds dt
 s 
Như vậy trong thời gian dt có một sự biến đổi Hình 3-3
chất lỏng trong đoạn dòng ds bằng:
 Q  Q
Qdt   Q  ds dt   dsdt
 s  s
Do chất lỏng không nén được, cho nên sự biến đổi khối chất lỏng đó cân bằng sự

biến đổi thể tích doạn dòng cũng trong khoảng thời gian dt bằng dt và làm cho thể
t
tích đoạn dòng ds thay đổi một lượng:

dt.ds
t
từ đó rút ra:
 Q
 0 (3-28)
t s
Đó là phương trình vi phân liên tục đối với dòng không ổn định trong lòng dẫn hở
không có dòng nhánh.
 z
Vì Q   .v và  B , ta có:
t t
z  v 
B  0 (3-29)
t s
trong đó
z- toạ độ mặt tự do tương ứng với mặt chuẩn 0  0
B- Chiều rộng lòng dẫn.
Đối với lòng dẫn chữ nhật thì   Bh , nên phương trình (3-28) có dạng:

74
h q
 0 (3-29a)
t s
hoặc:
h  (hv)
 0 (3-29b)
t s
Q
trong đó q  là lưu lượng đơn vị, có đơn vị m 3 m.s
B
Trong thuỷ lực thường xét dòng chảy 1 chiều, khi đó phương trình liên tục (3-25)
sẽ là:
u x
0 (3-30)
x
Nhân (3-30) với dx và tích phân ta nhận được lưu lượng Q:
u x
Q  dx  v (3-31)
x
Đó là phương trình bảo toàn khối lượng. Phương trình này chứng tỏ trong chuyển
động ổn định, mặc dầu lưu tốc trung bình thay đổi, diện tích mặt cắt ướt thay đổi, lưu
lượng luôn giữ giá trị không đổi. Từ (3-31) có thể suy ra quan hệ phụ thuộc đối với mặt
cắt 1 và 2 dọc theo dòng chảy ổn định đã được chứng minh
Q1  Q2

hay
v1  21
 (3-27c)
v2  1

Tức là lưu tốc trung bình luôn tỷ lệ nghịch với diện tích mặt cắt ướt tương ứng.
Ví dụ 3.1
Tốc độ dòng chảy cho ở dạng Vs  (3 x  2 y)i  (2 z  3 x 2 )j  (2t-3z)k
Xác định:
1. Các thành phần tốc độ ux, u y, u z tại một điểm bất kỳ trong dòng chảy.
2. Tốc độ tại điểm có toạ độ (1,1,1) .
3. Tốc độ sau thời gian 2 giây tại điểm (0,0,2)
4. Dòng chảy là ổn định hay không ổn định? đều hay không đều? dòng chảy
một chiều, hai chiều hay ba chiều?
Bài giải:

75
1. ux  3 x  2 y  
uy  2 z  3 x 2  uz  2t  3z 

2. Thay giá trị x  1 , y  1 và z  1 vào biểu thức của ux, u y, uz ta có:


ux  3  2   5 uy  2  3  5 uz  2t  3

Tốc độ:
v 2  ux2  u y2  uz2  52  52  2t  3  4t 2  12t  59
2

vậy:

v1,1,1 ) là: v  4t 2  12t  59

3. Thay t  2 , x  0 , y  0 , z  2 vào biểu thức của ux, u y, uz ta có:


ux  0 , uy  4 , uz  2

vậy:
v20, 0,2,2   (0  16  4)  20


v  20  4,472 m / s

4. Vì vS phụ thuộc vào t nên là chuyển động không ổn định, tại thời điểm t xác

định tốc độ thay đổi theo phương x nên là dòng không đều, tốc độ vS phục thuộc vào 3
trục x, y, z nên là dòng chảy 3 chiều.
Ví dụ 3.2
Trong dòng chảy phẳng tốc độ tại điểm bất kỳ u x  a , u y  a (a không phải là

hằng số). Xác định đường dòng qua điểm (2, 3).
Bài giải:
Phương trình đường dòng qua điểm bất kỳ là:
dx dy

a a
hay
dx  dy

Tích phân cho y  x  c . Tìm c khi đường dòng qua điểm ( x  2 , y  3 ),


c  3  2  1 . Vậy phương trình đường dòng là: y  x  1 là đường thẳng cắt trục tung tại

điểm (0,1) và nghiêng 450 với trục hoành.


Ví dụ 3.3
76
y x
Dòng chảy phẳng được cho bởi u x  - 2
, uy  2 . Xác định phương trình đường
b a
dòng qua điểm (a,0).
Bài giải:
Phương trình đường dòng có dạng:
b 2 dx a 2 dy
 
y x

hay
xdx ydy
2 0
a2 b
Tích phân cho
x 2 2y
 2c
a 2 2b
trong đó c là hằng số tích phân được xác định khi đường dòng qua điểm (a,0) là
a2 1 x 2 y2
2c   0  1 hay c  . Vậy phương trình đường dòng là:   1 , phương trình
a2 2 a2 b2
đường elíp.
Ví dụ 3.4
x
Dòng chảy phẳng được cho bởi 2 thành phần tốc độ có dạng: u x  và
x  y2
2

y
uy  . Dòng chảy này là dòng chảy xoáy hay dòng chảy thế.
x  y2
2

Bài giải:
Biết:
1  u y u x 
ωz    
2  x y 

do vậy tính
u y 2xy u x 2 xy
 ;  2
x (x 2 y2 )
2
y ( x  y 2 )2

u y u x
Thay giá trị của biểu và vào z ta được:
x y

1   2xy  2xy 
ωz   2 2 2   0
2  (x  y ) 
77
Vậy chuyển động là chuyển động không xoáy.
Ví dụ 3.5
Trong hệ toạ độ trụ nằm ngang, tốc độ góc xoay đơn thuần được viết ở dạng:
 1    
 x    rv  (u r )  
 2  rr  r 
 1  u x 1  
 r    (uθ r)
 2  r r x 
 1  u u 
 θ   r  x 
 2  x r 

Nếu trường tốc độ cho bởi ux  0 , ur  0 và u  ar thì chuyển động là xoáy hay
thế?
Bài giải:

1     1  u u  1
x    rv  (u r )  =       (a  a )  a  0
2  rr  r  2  r r  2

Vậy chuyển động đã cho là chuyển động chuyển xoáy.


Ví dụ 3.6
Cho dòng chảy phẳng có tốc độ u cho bởi:
u x  a  by

u y  bx  at
a, b- hằng số
t- thời gian
1. Tìm phương trình họ đường dòng. Xác định đường dòng qua điểm A(1,1) lúc
t  1 và vẽ đường dòng đó nếu a  2 , b  1 .
2. Tìm phương trình có quỹ đạo dưới dạng x  f 1 (t) , y  f 2 (t) . Xác định quỹ đạo

của chất điểmt M0, biết rằng t =  thì chất điểm M0 đi qua điểm A(1, 1) và a  2 , b  1 .
Bài giải:
1. Phương trình đường dòng có dạng
u y dx  u x dy  0

(bx-at)dx  (a  by)dy  0

78
2
Sau khi tích phân và biến đổi (nhóm và  ) ta có
b
a
x 2  y 2  2 (tx  y )  c (*)
b
2 2 2 2
 at   a a  at 
x    y    c       (**)
 b  b b b

at a
Đây là phương trình đường tròn tại thời điểm t, có tâm tại ( , ), có bán kính tuỳ
b b
thuộc vào hằng số c là:
2 2
 a a 
R  c      t
 b b 
Đường dòng qua điểm A(1, 1) lúc t  1 và a  2 , b  1 có được bằng cách tìm hằng
số c từ phương trình (*)
1  1 - 2  2(1  1)  c  c  - 6

Thay c  - 6 vào (**) rút ra

x - 2 2 - ( y -2) 2   2 2

2. Tìm quỹ đạo


dx
ux   a  by
dt
d2 x bdy
2
 (***)
dt dt
dy
uy   bx  at (****) Hình ví dụ 3.6
dt
Kết hợp (***) và (****) ta có:
d2x
2
 b 2 x  abt
dt
phương trình này có nghiệm là:
at
x  C1 cos bt  C2 sin bt   f1(t) (*****)
b
trong đó C1 và C2 là hằng số.
Lấy đạo hàm nghiệm theo t:
dx a
 C1 b sin bt  C2 b cos bt  (******)
dt b

79
So sánh (*) và (******) rút ra:
a a
y  C1 sin bt  C2 cos bt    f 2 (t ) (7*)
b b2
x và y biểu thị các Cycloid
Quỹ đạo chất điểm M0 qua A(1, 1) khi t  2 .
Kết hợp (5*) với (7*) ta được hằng số C:
C1  2  1 , C2  1

Vậy quỹ đạo chất điểm M0 thỏa mãn phương trình


x  (2  1) cos t  sin t  2t
y  (2  - 1)sint - cost

Ví dụ 3.7
Một dòng chảy gần điểm tụ được cho bởi hàm phức
a 2
f ( z)  z
2
1. Vẽ đường dòng và đường đẳng thế.
1 1
2. Tìm tốc độ thành phần tại điểm M (3 cm, 0, 2 cm) với  sec
a 5
Bài giải:
Hàm f(z) được viết lại:
a
f (z)  ( x 2  y 2+2ixy )
2
a 2 2
Vậy có hàm thế   (x - y ) và hàm dòng   axy
2
Các đường dòng là đường hypecbôn đối xứng tiệm cận với các trục toạ độ. Các
đường đẳng thế là họ đường hypecbôn đối xứng, trực giao.
1. Các thành phần tốc độ tại
thời điểm bất kỳ:
 
ux    ax
x y
 ψ
uy    ay
y x
Hình ví dụ 3.7
2. Tại điểm M và a  5 giây
thì
80
ux  5  3  15 cm / s

uy  5  0,2  1 cm / s .

Ví dụ 3.8
C
Cho v  là tốc độ tiếp tuyến với bán kính r của
r
xoáy hút.
1. Xác định lưu số của đường cong tạo bởi r  R1 ;

r  R 2 và cung chắn góc  giữa R1 và R2.

2. Lưu số dọc theo đường tròn bán kính R1.


Hình ví dụ 3.8
Bài giải:
1. Lưu số:
ABCD  AB  BC  CD  DA

BC  DA  0 vì tốc độ dọc theo bán kính bằng không ( ur  0 ).

Do đó
C C
ABCD  R1  R2  0
R1 R2

2. Lưu số dọc theo đường tròn có R1 là:


C
  2R1  2C
R1

Nếu tâm hút ở phía trong đường tròn thì dòng chảy là chuyển động vòng xoáy và
C
dòng chảy cho bởi v  gọi là dòng xoáy tự do. Đối với xoáy này khi r  0 thì
r
v   (điều này không thể có), vậy thì chuyển động ở lân cận xoáy có phân bố tốc độ theo
quy luật diện tích.
Ví dụ 3.9
Cho chất lỏng chuyển động song song với trục Ox, mà mỗi phần tử có tốc độ là u0
ở vô cực.
a. Xác định thế lưu tốc  và hàm dòng của chuyển động?
b. Cho dòng chất lỏng chuyển động song song với trục Oy, mỗi phần tử có tốc độ
V0 ở vô cực. Xác định thế lưu tốc  và hàm dòng của chuyển động.
Bài giải:

81
a. Vì u x  v0 và uy  0 nên d  U 0 dx  0  U 0 dx

Tích phân ta có:   U0 x  C


Tại x  0 thì C  0 , vậy   U 0 x , đường đẳng thế là
họ đường thẳng song song với trục Oy.
Biết hàm dòng (x, y) có
d  ux dy  uy dx
Hình ví dụ 3.9
vì uy  0 nên d  U 0 dy

Tích phân ta có   U 0 y  C
Tại y  0 thì C  0 nên   U 0 y , đường dòng là họ những đường thẳng song song

với trục Ox, dòng chảy là dòng đều. Hàm số  và  thoả mãn phương trình Laplaxơ vì:
 2 (U 0 x )    U 0 x   
 2    (U 0 )  0
x 2 x  x  x


 2 (U 0 y)   (U 0 y)  
 2    (U 0 )  0
y 2 y  y  y

tức là
 2   2  0

b. Vì u x  0 nên
d  0  V0 dy

Tích phân và biết tại y  0 thì C  0 ta có   V0 y , đường đẳng thế là họ những


đường thẳng song song với trục Ox. Cũng vì u x  0 nên hàm dòng d   V0 dx .
Tích phân    V0 x  C , tại x  0 và y  0 thì c  0 nên phương trình đường dòng
là   - V0 x , đường dòng là họ đường thẳng song song với trục Oy, đây cũng là dòng

đều. Tương tự như phần a ta cũng có  2   2  0 .


Vậy thì  và  là hàm điều hoà liên hiệp với nhau và thay đổi vai trò cho nhau.
Ví dụ 3.10
Xác định phương trình đường dòng nếu dòng chảy đều dọc theo trục Ox là
U 0  10 m/s và trục Oy là V0  20m/s (dùng phương pháp cộng những chuyển động thế đơn

giản)
82
Bài giải:
- Chọn tỷ lệ đối với trục Ox và trục Oy:
1mm  2m
- Vẽ đường dòng  A  U 0 y  10y , đường
dòng  b   V0 x  20 x .
Tại A là giao điểm của  a  - 20 và
 b  20 nên đường dòng kết hợp l
à:
  20  20  0 .
Tương tự ta có   0 tại gốc tọa độ và tại
Hình ví dụ 3.10
điểm B, do đó đường dòng   0 đi qua AOB.
Bằng cách công (như đã làm với điểm A) ta có đường dòng qua A1B1 là   20 . Phương
trình biểu diễn họ đường dòng thẳng mà mỗi đường cho bởi phương trình:
   a   b  U 0 y  V0 x  10 y  20 x

được chỉ ra ở hình ví dụ 3.10 là phương trình tổng hợp của hai đường dòng.
Ví dụ 3.11
Cho hàm dòng   ax  by , a và b là hằng số. Chuyển động này có phải là chuyển
động thế? Xác định phương trình của đường dòng?
Bài giải:
 2  2  2  2
Vì   0 nên   0 , do đó chuyển động là chuyển động thế.
x 2 y 2 x 2 y 2
 
Tốc độ ux   b và u y    a do đó u  a 2  b 2  const .
y x

Phương trình của mỗi một đường dòng là:


a  u 
y   x  y x
b b ux ux

 lấy giá trị riêng biệt đối với từng đường dòng.
Đường đẳng thế tốc độ  vuông góc với từng đường dòng
(xem hình ví dụ 3.11). Vậy là ví dụ 3.10 và 3.11 chỉ ra
Hình ví dụ 3.11
dòng song phẳng.
Ví dụ 3.12

83
Điểm nguồn và điểm tụ
Khái niệm: Điểm nguồn là điểm mà từ đó chất lỏng chảy đi theo mọi hướng dọc
theo phương bán kính (Hình ví dụ 3.12a), điểm tụ là điểm mà chất lỏng từ mọi hướng đổ
về theo phương bán kính (Hình ví dụ 3.12b).
a. Xác định hàm 
và  cho điểm nguồn.
a. Xác định hàm 
và  cho điểm tụ.
Bài giải:
Theo định nghĩa thì
lưu lượng Q chảy dọc theo
phương bán kính r từ điểm
Hình ví dụ 3.12
nguồn là tâm của vòng tròn
được viết là:
Q  2ru

u- tốc độ dọc theo phương r


Q- lưu lượng có độ sâu đơn vị.
Tại điểm M(r, ) có tốc độ là u thì:
Q
u x  u cos  cos
2 .r
Q
uy  u sin   sin 
2 r
x y
Vì cos  và sin   cho nên
r r
Q
ux  x
2 .r 2

Q
uy  y
2 r 2

Biết
d  u x dx  u y dy

thay giá trị của ux và u y vào ta có:


84
Q Q
d  2
( xdx  ydy)  rdr
2 .r 2π .r 2
Tích phân cho
Q
φ ln r  C

Đặt C  0 thì
Q
 ng  ln r
2
hay
Q
 ng  ln x 2  y 2

Tìm hàm : Biết
Q
d  ux dy  uy dx  ( xdy  ydx) (*)
2 r 2
Vì hàm dòng lấy giá trị không đổi dọc theo đường dòng nên biểu thức (*) phải có:
xdy  ydx

hay
dy dx

y x

tích phân ta có:


ln y  ln x  C

rút ra:
y
ln C
x
hay
y  Cx

Đây là phương trình đường thẳng qua gốc toạ độ, nên đường dòng là các đường
thẳng theo phương bán kính. Hàm  ( x , y )  C chỉ thay đổi khi  thay đổi, do đó hàm 
y
có thể được viết   C1 hay   C1 arctg . Biết Q   2   1 , nếu  1( 0 ) và  2 ( 2 ) thì
x
Q  C1 ( 2  0 )

hay

85
Q
C1 
2
Vậy dạng cuối cùng của hàm dòng  là:
Q
ψ ng  θ

hay
Q y
 ng  arctg
2 x
Hàm dòng  thoã mãn phương trình Laplaxơ vì
 Q x  2 Q xy
  u y 
x 2 x  y 2
2
y 2
 ( x  y 2 )2
2

 Q x  2 Q xy
  ux 
y 2 x  y 2
2
x 2
 ( x  y 2 )2
2

do đó:
 2ψ  2ψ
 0
x 2 y 2
Vậy chuyển động này là chuyển động thế.
b. Đối với điểm tụ, ta cũng làm tương tự, song có chiều ngược lại, do đó
Q Q
 tô   ln r   ln x 2  y 2
2π 2π

Q y
 tô   arctg
2π x
Đối với điểm nguồn và điểm tụ ta có thể sử dụng toạ độ độc cực   f (r, ) .
d  u r (rd )  u dr

Do dòng chảy dọc theo phương bán kính nên u  0 , đối với điểm nguồn
Q Q
ur  , làm cho d  r d .
2 r 2 r
Q
Tích phân ta được     C nếu    o  C khi   0 thì C  0 và đối với
2
Q Q
điểm nguồn  nguån   , đối với điểm tụ  tô    .
2 2
Ví dụ 3.13

86
Dòng đều kết hợp với nguồn (Hình ví dụ 3.13) cho dòng đều song song với trục
Ox có tốc độ ở xa vô cực là U0 kết hợp với nguồn tại gốc toạ độ xOy. Nếu cho 4 điểm A,
B, C, D có:
 UA  2,5  UB  3,0  UC  4,0  UD  5,0

 SA  3,5  SB  3,0  SC  2,0  SD  1,0

Hãy biểu diễn đường dòng qua ABCD.


Bài giải:
Dùng phương pháp cộng, tức là
 a   UA   SA  2,5  3,5  6

tương tự cho
B 336
C  2  4  6

 D  5 1 6

Hình ví dụ 3.13

Người đọc dễ dàng vẽ được các đường dòng kết hợp để được:
 3   3,5   4,5  5   5,5
Ví dụ 3.14
Ôvan Renkin là do sự kết hợp dòng chảy đều có U0 song song với trục Ox kết hợp
với nguồn và tụ nằm tại trục Ox cách đều gốc toạ độ là -a và a. Một điểm P bất kỳ có thế
tốc độ là:
Q Q Q  ( x  a) 2  y 2 
  U0 x  ln r1  ln r2  U 0 x  ln  
2 2 4  ( x  a) 2  y 2 

87
Điểm dừng là điểm có tốc độ bằng
không, tại đó đường dòng tách đôi bao lấy
nguồn và tụ, đường dòng này coi như vật
thể có dạng Ôvan. Từ biểu thức trên người
đọc dễ dàng tìm được các thành phần của
tốc độ và hàm dòng. Trong thí dụ này nếu
khoảng cách 2a  0 , nguồn chập với tụ thì
Ôvan thành đường tròn và với trị số a rất
Hình ví dụ 3.14
nhỏ thì hàm thế tốc độ là:
Qa x
  U0 x 
 x  y2
2

Nếu Q tăng song tích Q.a là hằng số, thì hàm  biểu diễn hình trụ có bán kính
0,5
 Qa 
r0    trong dòng đều.
  U0 
Ví dụ 3.15
Cho chuyển động của chất lỏng biểu diễn dưới
dạng hàm thế vị phức
z  chw(z)  shw(z) z  x  iy

1. Viết phương trình đường đẳng thế và đường


dòng.
2. Vẽ họ đường đẳng thế và đường dòng.
3. Tìm lưu lượng đơn vị q chảy giữa hai đường
dòng qua điểm A(1, 0) và B(3, 3 ).
Bài giải:
1. Phương trình đã cho viết lại ở dạng: Hình ví dụ 3.15

e w  chw  shw (*)


Lấy logarít (*) ta được
ln z    i (**)
Với z ở toạ độ cực Z  re i thì:
hàm thế:
  ln r  C (3*)
88
hàm dòng:
  C (4*)
Phương trình đường đẳng thế: ln r  C  const , do đó họ đường đẳng thế là họ
đường tròn đồng tâm ở gốc tọa độ. Phương trình đường dòng   C  const hay   const ,
do đó họ đường dòng là họ đường thẳng qua gốc toạ độ O. Chiều đường dòng đi từ tâm
ra ngoài.
Lưu lượng qua A và B là:
1
q   B  A   .
6
Ví dụ 3.16
Cho một dòng phẳng có thế hàm phức:
W ( z)  arch(1  iz)

1. Vẽ định tính các họ đường dòng và đường


đẳng thế.
2. Tìm lưu lượng đơn vị chảy giữa 2 đường
dòng qua điểm A(1, 2) và B(2, 3).
Bài giải: Hình ví dụ 3.16
1. Từ bài cho ta có: chw(z)  1  iz
chw(z)  ch(  i )  cos[i(  i )]  cos(i   )  cos i cos  sin i sin

hay
chw(z )  ch cos  i(sh sin ) (*)
Biết:
1  iz  1  i( x  iy )  (1  y )  ix (**)
So sánh (*) và (**) ta được:
1  y  chcos (3*)
x  sh sin (4*)
Từ (3*):
(1  y ) 2
cos 2   (5*)
ch 2

Từ (4*)

89
x2
sin 2   (6*)
sh 2
Cộng vế với vế của (5*) và (6*) sẽ cho
x2 (1  y ) 2
 1
sh 2 ch 2

Vậy đường đẳng thế là họ đường các elíp đồng tiêu, có tiêu điểm ở E(0, 0) và F(0,
-2), giá trị của  tăng từ trong ra ngoài.
Từ (5*) và (6*) suy ra
(1  y ) 2
Ch 2  (7*)
cos 2 

x2
Sh 2  (8*)
sin 2 

Trừ vế với vế của (7*) và (8*) ta được:


(1  y ) 2 x2
 1 (9*)
cos sin 2 

Vậy đường dòng là họ các hypecbol đồng tiêu, tăng từ trong ra ngoài, do đó có thể
coi EF như một đường nguồn.
2. Biết q AB   A   B giải (9*) với việc thay sin 2   1  cos 2  ta được:
0 ,5

 
cos ψ  0 ,5  (2  2x 2 y  2 y ) 2 2( 2 2 x  y 2  2 y )  4 (1  y ) 
 

Đường dòng qua A(1, 2) thì  A  1935 , qua B(2, 3) thì  B  2715 , nên q AB  7,8
đơn vị.
Ví dụ 3.17
Tốc độ tại điểm M trong dòng chảy không nén được
a. Có các thành phần u x   x , u y  2 y , u z   z .

b. Nếu ux   x , uy  y và uz  z . Hỏi dòng chảy có thỏa mãn điều kiện liên tục ?

Bài giải:
Áp dụng phương trình (3-25) đối với trường hợp:
u x uy u z
a.  1 ,  2 và  1 tổng - 1  2 - 1  0 thỏa mãn điều kiện liên tục.
x y z

90
u x u y u z
b.  1 ,  1 và  1 tổng - 1  1 - 1  - 1  0 không thỏa mãn điều kiện
x y z

liên tục.
Ví dụ 3.18
Dòng chảy không nén được có tốc độ u với các thành phần u x  x 3 - y 3 - z 2 x ,

z3
u y  y 3 - z 3 và uz  -3x2 z - 23y z  . Hỏi dòng chảy có thoả mãn điều kiện liên tục
3
(đklt)?
Bài giải:
Áp dụng phương trình (3-25) ta có:
u x u y uz
 3x 2  z2 ,  3 y 2 và  3 x 2  3 y 2  z 2
x y z

Tổng 3x 2 - z 2  3y 2 - 3x 2 - 3y 2  z 2  0 , vậy thoả mãn điều kiện liên tục.


Ví dụ 3.19
Xác định sự tồn tại của hai dòng chất lỏng nén được chảy ổn định có tốc độ u x và
u y cho bởi phương trình:

ux 1  4 xy  y 2
Dòng thứ nhất 
u y 1  6 xy  3 x

u x 2  2 x 2  y 2
Dòng thứ hai 
u y 2  4 xy

Bài giải:
Trong bài ra chỉ có toạ độ x và y, đó là dòng chảy phẳng. Áp dụng phương trình
liên tục ta có:
a. Đối với dòng thứ nhất:
u x 1 u y 1
 4y  6x
x y

u x u y
Do đó   4 y  6 x  0 không thỏa mãn phương trình liên tục, dòng này
x y
không tồn tại.
b. Đối với dòng thứ hai

91
u x 2 u y 2
 4x  4 x
x y

u x u y
Vậy   4 x  4 x  0 , thỏa mãn phương trình liên tục, dòng này tồn tại.
x y

Ví dụ 3.20
Tìm thành phần uz là tốc độ u của phần tử chất lỏng trong chuyển động ổn định,
không nén được, nếu biết u x  5 x , uy  3 y và tốc độ tại gốc toạ độ u  0 .

Bài giải:
Sử dụng phương trình liên tục ta có:
u x u y
5  3
x y

Do đó
u z
53 0
z
suy ra
u z
 2
z
tích phân cho
uz  - 2z  C

Tại gốc toạ độ có z  0 và u  0 nên 0  0  C hay C  0 , do đó uz  - 2z .

Vậy tốc độ u có các thành phần


u x  5 x

U  u y  3y

uz  2 z

u  25 x 2  9 y 2  4z 2

Ví dụ 3.21
Dòng chảy trong ống AB có
đường kính d1  50mm , nối với ống BC
có d 2  75mm và tốc độ là v2  2 m/s . Tại
C dòng chảy chia thành hai nhánh, nhánh
Hình ví dụ 3.21
92
1
CD có d 3 với tốc độ v3  1,5 m/s , nhánh CE có d 4  30mm và có lưu lượng Q4  Q3 là
2
lưu lượng của nhánh CD. Xác định Q1, v1, Q2, Q3, d3, Q4 và v4.
Bài giải:
Dòng chảy không nén được trong ống AB nối tiếp với ống BC nên lưu lượng
không đổi:
Q1  Q2

  .d 22  
Q 2   2  v2   v2   0,075 2  2  8,836  10 3 m 3 / s

 4  4

vì Q1  Q2 suy ra

Q1 8,836  10 3
v1    4,50m / s
1 
 0,05 2
4
Trong đoạn BC, CD và CE thì lưu lượng ở đoạn BC bằng tổng lưu lượng đoạn
CDvà đoạn CE:
Q2  Q3  Q4

1
Song Q4  Q3 nên lưu lượng Q2  1,5Q3 hay
2
1
Q3  Q2  5,891 10 3 m 3 s
1,5

Q4  0,5Q3  2,945.10 3 m 3 s

π 
Vì Q3   d 32 v3 suy ra
4

4Q3
d3   0,071m  71mm
 .v3

Q4 2,945  10 3
v4    4,17 m s
 
 d 42  0,03 2

4 4

93
Ví dụ 3.22
Dòng chảy AB phân làm hai nhánh BC và
BD. Xác định các diện tích  1 , 2 nếu cho Q1, Q2
và  2 đồng thời giả thiết v1  v2  v 3 .
Bài giải:
Từ phương trình liên tục ta có Q1  Q2  Q3
Hình ví dụ 3.22
hay Q3  Q1 - Q2
Q2
Vì v2  và từ v2  v3 (giả thiết) nên:
.2

 Q  Q2 
 3   1  2
 Q2 

Q 
Vì v2  v1 (giả thiết) nên ω 1   1 ω 2
 Q2 

3.5 PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CHUYỂN ĐỘNG ƠLE CHO CHẤT LỎNG LÝ
TƯỞNG (CHẤT LỎNG KHÔNG NHỚT)

Trong chuyển động chất lỏng ta tách ra một hình


hộp nguyên tố, thay sự tác động của chất lỏng xung
quanh lên các mặt của hình hộp bằng các áp lực thuỷ
động dPx, dP’x, dPy, dP’y, dPz và dP’z (Hình 3.14a).
Theo nguyên lý Đalamber ta có thể xem hình
hộp như hình hộp ở trạng thái tĩnh nếu trong phương
trình cân bằng lực khối (trọng lượng hình hộp) và lực Hình 3-14a
mặt (áp lực thuỷ động) ta thêm vào lực quán tính và
tính cho một đơn vị khối lượng, cho nên các thành phần
lực quán tính theo các trục toạ độ sẽ là:
du x duy duz
1. 1. 1.
dt dt dt
Thêm các thành phần này vào phương trình cân bằng tĩnh của Ơle ta nhận được
phương trình:

94
du x 1 p 
X
dt  x 

du y 1 p 
Y   (3-32)
dt  y 
du z 1 p 
Z 
dt  z 

hay dưới dạng véc tơ:


du
dt
1
 F  grad p 

u
t
 
 u u (3-32a)

Vế trái là đạo hàm toàn phần của hàm 4 biến. Do vậy, hệ (3-32) viết đầy đủ ở dạng:
u x u x xu u 1 p 
 ux x y u z u X  
t x y z ρ x 

u y y u y yu u 1 p 
 ux y u z u Y   (3-32b)
t x y z ρ y 
u z u z zu u 1 p 
 ux z y u z u Z  
t x y z ρ z 

Hệ 3 phương trình (3-32b) chưa đủ để giải bài toán với 4 ẩn (p, ux, uy, uz) cho nên
để đóng kín hệ phương trình ta phải thêm vào phương trình vi phân liên tục của chuyển
động chất lỏng không nén được (phương trình 3-25).
Trong trường hợp chuyển động ổn định thì trong hệ (3-32b) ta bỏ các số hạng
u x u y u
, và z vì chúng bằng không.
t t t
 là toán tử Hamintơn coi như một véc tơ có dạng:
  
 i j k
x y z

3.6 TÍCH PHÂN PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT
LỎNG LÝ TƯỞNG

3.6.1 Trường hợp chung

Trong mục 3.1 ta đã biết tốc độ góc quay của phần tử chất lỏng  có ba thành
phần trong hệ đề các Oxyz là:

95
1  u u 
y   x  z  (*)
2  z x 

1  u u y 
 x   z   (**)
2  y z 

1  u u 
 z   y  x  (***)
2  x y 

Do vậy hệ phương trình (3-32b) được viết lại có chứa thành phần xoáy. Trước hết
ta viết đối với trục x:
Từ (***) rút ra
u x uy
  2 z
y x
và từ (*) rút ra
ux uz
  2 y Error! Reference source not found.
z x
u x u
Thay biểu thức của và x vào phương trình theo trục x sẽ được:
y z

1 p u x  u u u 
X   x u  yy uz z y Z u2 z ω
y u
 ω u
ρ x t  x x
x  x 

u x  2
Sử dụng hàm thế tốc độ  thì  , đồng thời biết
t xt
2
ux u u   2 uz u 2 u  u 2 
ux  yy u z z x u  y     
x x x x2 2 
 2  x2
thì phương trình theo trục x được viết gọn lại là:
1 p  2   u 2 
X      2( y u z  ω z u y )
ρ x xt x  2 
Phân tích tương tự đối với trục y, trục z và nhớ rằng X, Y, Z là các thành phần của
hàm thế p nào đó theo trục x, y và z:
 π π
X  Y Z
x y z

Cuối cùng hệ phương trình (3-32b) được viết là:

96
  p u 2   
       2 y u z  ω z u y  
x   2 t  
  p u 2
  

 π      2ω z u x  ω x u z  (3-33)
y  ρ 2 t  
  p u 2
  
 π     
 2 ω xu y  ω yu x  
x  ρ 2 t  

Đây là phương trình Grômêkô-Lambe công bố năm 1881 áp dụng cho chuyển
động xoáy và chuyển động thế, chuyển động ổn định và chuyển động không ổn định.
Để tích phân phương trình Ơle; Grômêkô-Lambe, nhân tương ứng hai vế phương
trình (3-33) với dx, dy, dz rồi cộng lại và đổi dấu phương trình ta có:

dx dy dz
p u2 φ
d( π    )  2 x ω y ωz ω (3-34)
ρ 2 dt
ux uy uz

Tổng quát phương trình (3-34) thể hiện quy luật thay đổi trị ố s
p u 2 
(    ) trong toàn bộ khối chất lỏng chuyển động, đó là quan hệ giữa áp
 2 dt

suất, tốc độ, gia tốc lực khối và gia tốc chuyển động. Chuyển động là chuyển động thế thì
 x   y   z    0 , còn chuyển động xoáy thì chỉ cần một thành phần của  0 ,

 
chuyển động ổn định thì  0 , không ổn định thì  0 . Lời giải đơn giản nhất của
t t
(3-34) là chuyển động của chất lỏng không nhớt và vế phải bằng không, tức là:
p u 2 
(    )C (3-35)
 2 dt

Đây là tích phân Lagrăng. Trong trường hợp chuyển ổn định (  0 ) thì:
t
p u2
( π   ) C (3-35a)
ρ 2
Biểu thức (3-35a) chính là tích phân hay phương trình Bécnuli (1738). Biểu thức
thể hiện tổng cơ năng của một đơn vị khối lượng chất lỏng lý tưởng (gồm thế năng biểu
p u2
thị bởi  , áp năng bởi , động năng bởi ) là hằng số khi định thức D  0 .
 2

97
Các trường hợp làm cho D  0
• u x  uy  uz  0 , chất lỏng không chuyển động, (3-35a) có dạng phương trình cơ

bản thuỷ tĩnh


p
z C
g
• dx  dy  dz , thể hiện không có dịch chuyển tại điểm nào đó của chất lỏng, tại
điểm này tổng trị số trong (3-35a) luôn là hằng số.
•  x   y   z    0 (3-13), đó là chuyển động thế, hằng số tích phân C có giá

trị không đổi đối với bất kỳ điểm nào trong mối trường chuyển động.
dx dy dz
•   , đó là phương trình đường dòng (3-6) do vậy tích phân (3-35a)
u x uy uz

đúng cho từng đường dòng riêng biệt, đường dòng khác nhau sẽ có trị số hằng số C khác
nhau C1 , C2 , ... Cn , đồng thời chuyển động có thể là chuyển động xoáy. Vậy là cơ năng
đơn vị chất lỏng lý tưởng không đổi dọc theo một đường dòng.
dx dy dz
•   , đó là phương trình đường dòng xoáy (3-12), tích phân (3-35a)
 x ωy ωz

đúng cho từng đường xoáy riêng biệt với trị số hằng số C riêng biệt: C1 , C2 , ... Cn .

ux uy u
•   z , đặt các tỷ số này bằng k thì u x  k x , u y  k y , u z  k z , có thế
x y z


1 1 1
x  ux  y  uy  z  uz
k k k
Đưa biểu thức của  vào phương trình (3-12) ta có
dx dy dz
 
u x uy uz

Là phương trình đường dòng (3-6), chứng tỏ đường xoáy trùng với đường dòng,
đó là chuyển động xoắn, phần tử chất lỏng vừa chuyển động dọc theo đường dòng vừa
xoay quanh đường dòng, tức là tại mỗi điểm phương của tốc độ góc quay  trùng với
phương của vận tốc u . Chuyển động xoắn này tích phân (3-35a) giữ giá trị hằng số tích
phân C không đổi cho mọi điểm trong môi trường chuyển động, hay cơ năng đơn vị chất
lỏng lý tưởng không đổi với điểm bất kỳ của môi trường chuyển động ổn định.

98
Kết luận: Tích phân Bécnuli (3-35a) chỉ áp dụng đối với các trường hợp có định
thức D  0 .

3.6.2 Trường hợp riêng

3.6.2.1 Lực khối là trọng lực


Phương trình Ơle cho chuyển động ổn định của chất lỏng lý tưởng(3-32) có thể
biến đổi bằng cách nhân lần lượt 2 vế của chúng với dx, dy, dz và cộng lại:

1  P P P  dx dy dz
 Xdx  Ydy  Zdz    dx  dy    du x  du y  duz (3-36)
  x y z  dt dt dt

Trong phương trình (3-36) khi chuyển động là ổn định thì:


dx dy dz
 ux  uy  uz
dt dt dt
u 2x  uy2  uz2  u2

du 2
suy ra vế phải của nó bằng . Đa thức trong ngoặc đơn (3-36) sẽ là
2
Xdx  Ydy  Zdz  d

(trong trường hợp lực khối có thế) và

1  p p p  1
 dx  dy  dz   dp
  x y z  

Do đó phương trình (3-36) có thể viết ở dạng:


1 u2
dπ  dp  d 0 (3-37)
ρ 2

Như đã chỉ ra trong chương 2, nếu trục z quay lên song song với phương gia tốc g
thì phương trình (3-37) sau khi chia cho g (viết cho một đơn vị trọng lượng) ta có:
1 u2
dz  dp  d 0 (3-38)
 2g

Tích phân phương trình (3-38) cho:


p u2
z   const  H d (3-39)
 2g
Trong đó Hd là cột áp thuỷ động.
99
Phương trình (3-39) viết cho hai mặt cắt 1 và 2 của tia dòng:
H d1  H d 2

hoặc
p 1 u12 p u2
z1    z2  2  2 (3-39a)
 2g  2g

Biểu thức (3-39) gọi là tích phân Bécnuli hay phương trình Bécnuli cho chất lỏng
lý tưởng, còn phương trình(3-39a) thường gọi là phương trình Bécnuli.
3.6.2.2 Lực có thế là trọng lực và lực quán tính (Hình 3-15a)
Thí dụ xét chất lỏng chuyển động dọc theo đường AB, đường này lại quay quanh
trục thẳng đứng với tốc độ góc quay  , vậy là phần tử chất lỏng đồng thời chịu gia tốc
trọng lực g và gia tốc ly tâm  2 r , tức là:

X   2x
x

Y   2y
y

Z  g
z
hay Hình 3-15a

d   2 xdx   2 ydy  gdz

Tích phân ta có:


 2x2  2y2
   gz  C1
2 2
hay
 2r 2
  gz  C1
2
Thay giá trị của p vào (3-35a) thì (3-35a) sẽ được viết lại là:
 2r 2 p u2
gz    C (3-40)
2  2
Phương trình (3-40) viết cho một đơn vị trọng lượng chất lỏng lý tưởng:
 2r 2 p u2
z   C (3-40a)
2g g 2 g
Đối với hai điểm A và B ở cùng một đường dòng thì

100
p1 1 u2 1ω
2 2
r 2
2
p 22 2 u ωr
z1   2  2z    (3-40b)
ρg 2 g 2g ρg 2 g 2g
trong đó u1 và u2 là tốc độ chuyển động tương đối (tốc độ đối với hệ thống chất
lỏng đang quay) của A và điểm B. Biến đổi (3-40b) bằng cách đặt:
2 2
hi 12  r2  r12 
2g

là cột nước do tốc độ góc  sinh ra, hay cột nước quán tính trong đoạn dòng AB ta
được dạng quen thuộc
p 1 u12 p u2
z1    z 2  2  2  hi 12 (3-40c)
g 2 g g 2 g
Phương trình (3-40c) là phương trình Bécnuli viết cho hai điểm của đường dòng
chất lỏng lý tưởng chuyển động ổn định chịu đồng thời hai lực (trọng lực và lực quán
tính).
3.6.2.3 Một số dạng quen thuộc của tích phân Bécnuli
Tích phân phương trình(3-32b) dọc theo đường dòng của chất lỏng lý tưởng,
chuyển động ổn định cho ta ba dạng:
p us2
z   C1 (3-41)
g 2g

us2
gz  p    C2 (3-41a)
2
p u s2
gz    C3 (3-41b)
 2
Biểu thức (3-41), (3-41a) và (3-41b) gọi là tích phân hay phương trình Bécnuli.
Các số hạng ở vế trái của biểu thức lần lượt thể hiện năng lượng đối với một đơn vị trọng
lượng, một đơn vị thể tích và một đơn vị khối lượng. Như đã kết luận và nhận xét, các
biểu thức này chỉ thoả mãn khi có 4 điều kiện:
• Chất lỏng lý tưởng (chất lỏng không có ma sát).
• Chảy ổn định.
• Chất lỏng là môi trường liên tục không nén được.
• Chất lỏng chảy dọc theo đường dòng hay ống dòng.
Tuy nhiên tích phân Bécnuli còn áp dụng cho chất lỏng chuyển động không ổn
định trong một số điều kiện nhất định, cũng như cho dòng chất lỏng chịu nén nếu nhiệt
101
độ không thay đổi và số Mach (M) nhỏ thua 0,20, hay không có sự thay đổi lớn về tốc độ
hay độ cao chẳng hạn như lực gió lên công trình và dòng khí trong các hệ thống thông
gió...
Tích phân Bécnuli cũng áp dụng cho chất khí chịu nén đoạn nhiệt:
2
 k p u
gz     C (3-42)
 k  1  2
Cp
Trong đó k  gọi là chỉ số đoạn nhiệt Cp và Cv lần lượt là tỷ nhiệt đẳng áp và
Cv

tỷ nhiệt đẳng tích.


Giá trị k khác nhau đối với từng loại chất khí.

3.7 PHƯƠNG TRÌNH BÉCNULI CHO TIA DÒNG CỦA CHUYỂN ĐỘNG CHẤT
LỎNG THỰC

Phương trình Bécnuli cho chuyển động chất lỏng lý tưởng là định luật bảo toàn
năng lượng của dòng chảy: cột áp tại mặt cắt đầu bất kỳ luôn bằng cột áp tại mặt tiếp
theo:
H d1  H d 2 (3-39a)
Đối với chất lỏng thực, vì một phần năng lượng bị tiêu hao để thắng lực ma sát
(đối với chất lỏng lý tưởng thì không có lực ma sát này) nên:
Hd1  Hd 2

hay
Hd1  Hd 2  h f

trong đó hf là tổn thất năng lượng của một đơn vị trọng lượng chất lỏng để thắng
lại lực ma sát khi dịch chuyển từ mặt cắt 1 đến mặt cắt 2 (Hình 3.15b).
Như vậy phương trình Bécnuli viết cho tia dòng chuyển động ổn định của chất
lỏng thực có dạng:
p 1 u12 p u2
z1    z2  2  2  h f (3-43)
 2g  2g

102
Sử dụng phương trình Bécnuli ta có thể giải được nhiều bài toán trong kỹ thuật có
liên quan đến dòng chảy một khi đã thiết lập được
quan hệ phụ thuộc của hf
Nhớ rằng
a. Khi chất lỏng chuyển động trong đường
cong, năng lượng do lực ly tâm tạo ra không được
tính vào phương trình Bécnuli.
b. Năng lượng bị mất đi trong dòng hàm khí Hình 3-15b

không được tính vào phương trình Bécnuli.

3.8 GIẢI THÍCH PHƯƠNG TRÌNH BÉCNULI CHO TIA DÒNG CỦA CHẤT
LỎNG KHÔNG NHỚT VÀ CHẤT LỎNG THỰC

3.8.1 Giải thích cơ học

Từ quan điểm cơ học, tích phân Bécnuli là biểu thức của định luật năng lượng
trong chuyển động ổn định của tia dòng. Xét sự chuyển dịch mặt cắt của tia dòng chất
lỏng giữa 2 mặt cắt (1-1) và (2-2) (Hình 3-16).
Lấy mặt xOy làm mặt chuẩn. Toạ độ
trọng tâm của diện tích mặt cắt  1` là z1, mặt
cắt  2 là z2, áp suất tại trọng tâm mặt cắt là
p1 và p2, vận tốc u1 và u2 vì  1 và  2 là rất
nhỏ nên coi vận tốc cũng như áp suất là như
nhau trên toàn mặt cắt.
Sau một thời gian vô cùng nhỏ dt các Hình 3-16
phân tử chất lỏng tại mặt cắt (1-1) đã di
chuyển một đoạn s1 đến mặt cắt (1’-1’) và
s1  u1t , còn các phần tử chất lỏng tại mặt (2-2) di chuyển đến (2’-2’) một đoạn
s2  u2t .
Lưu lượng đi qua mặt cắt (1-1) và (2-2) bằng:

103
dQ  u1 1  u2 2

Không gian giữa (1-1) và (2’-2’) được chia làm 3 khu a, b, c


Trong thời gian dt sự biến thiên động năng D(đn) của đoạn dòng nguyên tố đang
xét bằng hiệu số động năng khu c và khu a, vì động năng khu b không đổi:
u22 u2   u 2  u12 
D(đn)  dQt  dQt 1  dQt  2 

2 2 g  2 
Công của các lực ngoài (gồm trọng lực và áp lực thuỷ động) tác dụng lên khối
lượng của đoạn dòng nguyên tố đang xét là:
Công của trọng lực tương đương với công của trọng lực khối chất lỏng khu a di
chuyển một độ cao bằng z1  z 2  để đến khu c, tức là bằng:
dQt z1  z 2   Ctl

Công của áp lực được tính là công sinh ra do áp lực lên mặt cắt (1-1) và (2’-2’) (vì
áp lực bên hướng thẳng góc với phương chuyển động nên không sinh ra công) và bằng:
p1 1s1  p2 2s 2  dQ p1  p 2 t  C al

Theo định luật động năng “Sự biến thiên động năng của một khối lượng nhất định
khi nó di động trên một quãng đường, bằng công của các lực tác động lên khối lượng
cũng trên quãng đường đó”, do đó:
D(đn)  Ctl  Cal
hay
 u 2  u12 
dQt  2   dQt  p 1  p 2   dQt z1  z 2 
 2 
Đơn giản phương trình trên cho dQt , sau khi sắp xếp lại ta có:
p 1 u12 p u2
z1    z2  2  2 (3-44)
 2g  2g

tức là nhận phương trình Bécnuli (3-39a)

3.8.2 Giải thích hình học

Xét dòng nguyên tố chất lỏng không nhớt có trục AB (Hình 3-17). Các điểm A và
B tại các mặt cắt (1-1) và (2-2) có độ cao z1 và z2 so với mặt chuẩn 0-0, dọc theo đường

104
u12
thẳng đứng, từ A ta lấy đoạn AA1 bằng độ cao đo áp p1 và A1A2 bằng độ cao vận tốc .
2g
Tại mặt cắt (2-2) từ điểm B ta cũng kẻ các đoạn tương tự:
p2 u22
BB1  B1 B2 
 2g

Tương tự có thể xây dựng cho các điểm khác trên trục AB. Đỉnh của các đoạn
thẳng đứng nhận được AA2, BB2… cần ở một độ cao như nhau kể từ mặt chuẩn 0-0, tức là
p u2
cần ở trên một mặt phẳng nằm ngang 0’-0’ vì tổng ba số hạng z   theo phương
 2g
trình (3-39a) dọc theo tia dòng chất lỏng lý
tưởng giữ giá trị không đổi. Mặt này gọi là
mặt tổng cột nước, còn đường nối các đỉnh
của các đoạn thẳng đứng trên biểu diễn sự
biến thiên của tỷ năng dọc dòng chảy nên
gọi là đường năng. Độ cao H kể từ mặt
chuẩn gọi là cột nước động lực của dòng Hình 3-17
chảy hoặc là tổng cột nước.
Như vậy đường năng của dòng
nguyên tố chất lỏng lý tưởng là một đường nằm ngang.
Nối các điểm A1 , B1 ...ta được đường pp, gọi là đường đo áp.
Khi xét chuyển động của chất lỏng thực thì cột áp động lực tại mặt cắt trước Hd1
bao giờ cũng lớn hơn cột áp động lực tại mặt cắt sau Hd2 một trị số bằng tổn hao cột áp hf.
Do vậy, đường năng 0' 0' cho dòng nguyên tố chất lỏng thực luôn dốc xuống (Hình 3-
18). Độ nghiêng của đường năng được gọi
là độ dốc thuỷ lực.
H   H  dH  dH dh f
J   (3-45)
ds ds ds
Độ dốc đo áp Jp bằng
p
d (z  )

Jp   (3-46) Hình 3-18
ds
Độ dốc đo áp có thể hướng theo

105
dòng chảy hoặc ngược lại dòng chảy, còn độ dốc năng lượng chỉ có thể hướng theo dòng
chảy.
3.8.3 Giải thích vật lý
Giả sử phần tử chất lỏng lý tưởng với khối lượng m chuyển động theo trục AB
bên trong dòng nguyên tố (Hình 3-17). Xác định tổng năng lượng tức là động năng và thế
năng tại các mặt cắt (1-1) và (2-2).
u12
Động năng của phần tử chất lỏng tại (1-1) bằng m .Thế năng (tổng vị năng và
2
 p1 
áp năng) bằng gm z1  .
  

Tổng năng lượng của phần tử chất lỏng tại mặt cắt (1-1) (Thế năng cộng động
năng) bằng:
2
p u
E  z1 gδm  1 gδm 1δm (3-47)
γ 2

Chia biểu thức (3-47) cho trọng lượng của phần tử chất lỏng gm , ta nhận được tỷ
năng đơn vị, tức là năng lượng ứng với một đơn vị trọng lượng chất lỏng chảy qua mặt
cắt 1-1.
p1 u12
e  z1  
 2g
Cũng như vậy, tỷ năng tại mặt cắt 2-2 sẽ là:
p 2 u22
e  z2  
 2g

Từ phương trình Bécnuli cho dòng nguyên tố chất lỏng lý tưởng, suy ra tỷ năng tại
mặt cắt đầu phải bằng tỷ năng tại mặt cắt thứ hai nghĩa là đối với mặt cắt bất kỳ của tia
dòng ta có:
p u2
e z  (3-48)
 2g
Vì vậy tỷ năng toàn phần của dòng nguyên tố chất lỏng lý tưởng giữ giá trị không
đổi dọc theo đường dòng và bao gồm ba phần:
• Vị năng đơn vị z đo bằng độ cao vị trí của phần tử chất lỏng so với mặt chuẩn 0-
0.

106
p
• Áp năng đơn vị đo bằng độ cao đo áp .

u2
• Động năng đơn vị đo bằng độ cao lưu tốc .
2g

Như vậy từ giải thích vật lý, phương trình Bécnuli là trường hợp riêng của định
luật bảo toàn năng lượng trong tự nhiên.
Đối với chuyển động chất lỏng th ực, năng lượng đơn vị toàn phần dọc theo tia
dòng luôn giảm do năng lượng bị tiêu hao trên đường đi, và do đó đường năng 0'  0''
luôn dốc xuống (Hình 3-18).

3.9 PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT LỎNG NHỚT (PHƯƠNG
TRÌNH NAVIÊ-STỐC)
Để viết phương trình chuyển động của chất lỏng thực, ta lập luận tương tự như đối
với chất lỏng lý tưởng, tức là xét phân tố hình hộp chữ nhật rất nhỏ có các cạnh dx, dy,
dz, có khác chỉ là đối với phần tử chất lỏng thực ngoài áp suất p phải thêm thành phần
ứng xuất pháp tuyến và tiếp tuyến do nhớt gây ra. Trước hết viết phương trình đối với
trục Ox. Các lực tác dụng bao gồm lực khối, lực mặt và lực quán tính:

Hình 3-19. Các ứng suất mặt của phần tử hình hộp
• Lực khối: X  dxdxdz

107
• Lực mặt:
- Áp lực:
  p  p
 p   p  x dx  dydz   x dxdydz
  
- Lực do ứng suất nhớt tác dụng lên các mặt của hình hộp:
+ Tại những mặt vuông góc với trục Ox:
   x   x
  x   x  dx  dydz   dxdydz
  x  x

+ Tại những mặt vuông góc với trục Oy:


   yx   yx
  yx   yx  dy  dxdz   dxdydz
  y  y

+ Tại những mặt vuông góc với trục Oz:


   zx   zx
  zx   zx  z dz  dydx   z dxdydz
  
du x
• Lực quán tính của khối chất lỏng có gia tốc là:
dt
du x
dxdydz
dt
Theo định luật II Niutơn ta có:
du x p    yx  zx 
dxdydz  Xdxdydz  dxdydz   x   dxdydz
dt x  x y z 
hay
du x p  x  yx  zx 
  X      (3-49)
dt x  x y z 

Với giả thiết biến dạng nhỏ ta thay sx bằng hàm tuyến tính vận tốc biến hình dài
tương đối, thành phần tiếp tuyến  yx và  zx là hàm tuyến tính vận tốc biến hình góc thì

(3-49) được viết là:


2
dux 1 p    2 u x  2 u x  uy  2 u x  2 uz 
X  2 2    
dt  x   x y 2 xy z 2 xz 

hay

108
du x 1 p   2u  2 ux  2ux    u u u 
X    2x       x  y  z  (3-49a)
dt  x  x y 2 z 2  x  x y z 
Thay phần trong ngoặc thứ nhất bằng u x , còn phần trong ngoặc thứ hai không
bằng vì tính liên tục của dòng chảy thì (3-49a) được viết gọn là:
dux 1 p
X  ux (3-49b)
dt  x
Lập luận tương tự đối với trục Oy và Oz ta được hệ phương trình vi phân chuyển
động của chất lỏng thực không nén được, và gọi là hệ phương trình Naviê-Stốc(1822-
1845)
dux 1 p
X  ux
dt  x
duy 1 p
Y  uy (3-50)
dt  y
duz 1 p
Z  uz
dt  z
hay ở dạng véc tơ

du 1
 F  grad p  vu (3-50a)
dt 
So sánh với hệ phương trình Ơle động (3-32b) thì thành phần ma sát đối với một
đơn vị khối lượng chất lỏng
 f   u (3-51)
Phân tích (3-50a) cho thấy khi:
•   0 thì ta có (3-32b)
•   0 và u  0 ta có hệ phương trình Ơle tĩnh.
du
• Nếu chuyển động là thẳng đều (  0 và  u  0 ) thì ta có phương trình thuỷ
dt
tĩnh.
• Phương trình thỏa mãn dòng đổi dần (mặt phẳng vuông góc với đường dòng thì
phân bố áp suất theo quy luật thuỷ tĩnh).
Đối với dòng chảy có thế tốc độ
u  grad

thì
109

u   gradφ grad φ 0
do đó có thể nói dòng chất lỏng nhớt có thế tốc độ thì chuyển động này có thể
được coi như dòng chảy lý tưởng.
Đối với lực khối chỉ là trọng lực, phương trình cho đường dòng chất lỏng thực
chảy ổn định có thể dễ dàng rút ra từ phương trình Naviê-Stốc (người đọc tự chứng
minh).

3.10 PHƯƠNG TRÌNH BÉCNULI CHO TOÀN DÒNG CHẢY THỰC CHẢY ỔN
ĐỊNH

3.10.1 Đặt vấn đề

Phương trình Bécnuli (3-43) chỉ áp dụng cho dòng nguyên tố của chất lỏng thực.
Việc mở rộng tích phân viết cho toàn dòng chảy, mà dòng chảy là tập hợp của vô số dòng
nguyên tố gặp một số khó khăn, đó là phân bố vận tốc không đều tại mặt cắt ướt, có
thành phần vận tốc hướng ngang và ảnh hưởng của lực quán tính ly tâm. Do vậy chỉ mở
rộng phương trình Bécnuli cho toàn dòng chảy không đều đổi dần
3.10.2 Dòng chảy đổi dần
Mặt cắt ướt của dòng chảy trong các lòng dẫn tự nhiên thay đổi liên tục dọc theo
dòng chảy về hình dáng và diện tích. Trường hợp dòng chảy đổi dần (khác với dòng chảy
đổi gấp) có những tính chất sau:
• Các đường dòng gần là các đường thẳng song song (Hình 3-20a), trong đó thành
phần nằm ngang của vận tốc rất nhỏ có thể bỏ qua, ta chỉ xét thành phần vận tốc dọc trục.
• Bán kính cong của đường dòng khá lớn và như vậy có thể bỏ qua lực quán tính
ly tâm (Hình 3-20b).
• Mặt cắt ướt được coi như mặt phẳng, các đường dòng vuông góc với mặt cắt ướt
đó.
• Áp suất phân bố theo quy luật thuỷ tĩnh, tức là trên mặt cắt ướt của dòng chảy
đổi dần có phương trình (Hình 3-20c, 3-20d).
p
z  const

110
Hình 3-20
3.10.3 Hệ số hiệu chỉnh của vận tốc không đều
Trong tính toán thuỷ lực, người ta thường thay lưu tốc thực bằng lưu tốc trung
bình của dòng chảy, làm dẫn đến việc cần xác định hệ số hiệu chỉnh lưu tốc không đều.
Để xác định hệ số hiệu chỉnh có ba tích phân: lưu lượng, động lượng và năng lượng.
3.10.3.1 Tích phân lưu lượng
Lưu lượng của chất lỏng viết dưới dạng tích phân:
Q   ud (3-52)

Thay vận tốc điểm u bằng vận tốc trung bình v và độ lệch v0 thì.
Q   v  v0 d  v   v0 d (3-52a).

Vì rằng Q  v nên:

 v d  0
0

Như vậy, khi tính lưu lượng có thể thay vận tốc điểm bằng lưu tốc trung bình.
3.10.3.2 Tích phân động lượng
Tích phân động lượng của chuyển động chất lỏng với khối lượng  trong đơn vị
thời gian có thể viết như sau:
K t   udu    u 2 d (3-53)

Thay vận tốc điểm bằng vận tốc trung bình như trên ta có:
2
  
K t    v  v0  d   v 2  2v  v 0 d   v02 d   v 2   v02 d 
ở đây:

111
 v d  0
0 (3-53a)

Phương trình (3-53a) có thể được sắp xếp như sau:


2

 v0 d   v 2 1      v 2   K
K t  v 2  1  2 (3-53b)
 v 
0 0 tb
 
trong đó ký hiệu:
2


 v d 0

v 2
0  1 

K tb  v 2 là động lượng tính theo vận tốc trung bình v

Rõ ràng   0 , tức là động lượng xác định theo vận tốc trung bình luôn nhỏ hơn
động lượng thực, và hệ số điều chỉnh vận tốc  0 là một hệ số không thứ nguyên, bằng tỷ
số giữa động lượng thực của chất lỏng đang xét với động lượng tính theo lưu tốc trung
bình:
2
 u d
0 
v 2
hay
2
v 0 d K t
0  1 2
 (3-54)
v K tb

3.10.3.3 Tích phân năng lượng


Tích phân năng lượng với   const và thay vận tốc điểm bằng vận tốc trung bình,
tương tự như tích phân động lượng ta có:
u2
Et   ud .1  0,5   u 3 d  0,5  (v  v o ) 3 d (3-55)
2
Sau khi lấy tích phân ta có:

Et  0,5  v 3  3v 2  v0 d  3v  v02 d   v 03 d  (3-55a)

Trong (3-55a) thì:

 v d  0
0

còn  v03 d khá nhỏ so với các số hạng khác, do đó:

112

  v 02 d 
3
Et  0,5v  1  3 2  0,5 v 3 1  3   0,5v 3 (3-55b)
 v 
 
trong đó 0,5 v 3  Etb là năng lượng theo lưu tốc trung bình,  là hệ số hiệu chỉnh động
năng không đều hay còn gọi là hệ số Cô-ri-ô-lit và bằng tỷ số giữa động năng thực và
động năng tính theo lưu tốc trung bình.
1
  u 3 d u 3 d
 2 
 3
1 3 v
v 
2
hay
Et
  1  3  (3-56)
Etb

Do phân bố vận tốc theo mặt cắt ướt chưa được nghiên cứu đầy đủ cho nên việc
xác định chính xác các hệ số  0 và  gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế người ta xác
định  0 và  bằng thực nghiệm và thường làm tròn như sau:
 0  1,037   1,11
Do  0 rất gần với 1 cho nên người ta thường cho  0  1 . Còn  trong một số bài
toán cũng cho bằng 1.

113
3.10.4 Phương trình Bécnuli cho toàn dòng chảy

Phương trình Bécnuli biểu diễn định luật năng lượng. Bởi vậy việc mở rộng
phương trình cho toàn dòng chảy phải thay vận tốc điểm bằng lưu tốc trung bình theo mặt
cắt .Như vậy trong phương trình sẽ xuất hiện hệ số  để tính đến sự ảnh hưởng của sự
phân bố vận tốc không đều theo mặt cắt. Khi đó phương trình Bécnuli cho toàn dòng
chảy có dạng:
p1 1v12 p  v2
z1    z2  2  2 2  h f (3-57)
 2g  2g

Đây là phương trình cơ bản và quan trọng nhất của thuỷ lực học. Muốn vận dụng
phương trình này phải nắm vững những điểm sau:
• Phương trình Becnuli cho toàn dòng chảy không phải dùng cho bất kỳ dòng chảy
nào mà chỉ dùng cho dòng chảy thoả mãn 5 điều kiện sau: dòng chảy ổn định, lực khối
chỉ là trọng lực, chất lỏng không nén được, lưu lượng không đổi, tại mặt cắt mà ta chọn
viết tích phân dòng chảy phải là đổi dần, còn giữa hai mặt cắt đó dòng chảy không nhất
thiết phải là đổi dần.
p v 2
• Vì trị số (z   ) là giống nhau cho mọi điểm trên cùng một mặt cắt ướt nên
 2g

khi viết phương trình Bécnuli có thể tuỳ ý chọn điểm nào trên mặt cắt ướt cũng được,
song tất nhiên nên chọn sao cho viết phương trình được đơn giản.
• Áp suất p1 và p2 tại điểm chọn ở 2 mặt cắt phải là cùng loại.
• Nói đúng ra thì  1   2 nhưng trong thực tế tính toán thường coi chúng bằng
nhau, tức là 1   2 .
3.11 ỨNG DỤNG PHƯƠNG TRÌNH BÉCNULI
3.11.1 Dụng cụ đo tốc độ và đo lưu lượng
3.11.1.1 Ống Pitô đo tốc độ điểm
Ống Pitô là dụng cụ đo lưu tốc điểm (Hình
3-20e) gồm hai ống khá bé, một thẳng (ống 1) và
một đầu đo uốn cong 90 0 (ống 2), miệng hai ống sát
nhau.
Muốn đo lưu tốc điểm tại điểm nào (chẳng Hình 3-20e

114
hạn điểm A ở hình 3-20e) miệng ống được đặt vào A sao cho chiều dòng chảy song song
với miệng ống 1 và vuông góc với miệng ống 2, chất lỏng sẽ dâng cao lên hơn trong ống
2 so với ống đo áp 1 một lượng h, từ đó xác định được tốc độ tại điểm A là: u A  2gh .
Để xác nhận công thức đã nêu, ta viết phương trình Bécnuli cho mặt cắt 1-1 ngay trước
miệng ống 2 và mặt cắt 2-2 tại mặt nước của ống 2, đối với mặt so sánh nằm ngang qua
tâm lỗ:
p1 u12 p u2
z1    z2  2  2
g 2g g 2g
vì nước trong ống Pitô (ống 2) không chuyển động nên không có tổn thất ( h f  0 ),

đồng thời tại điểm này có z1  0, u1  u, p 2  0 (áp suất dư) u2  0.


Do đó
p1 u2
  z2
g 2 g
hay
u  2 gh (3-58)
Để tính đến độ nhớt của chất lỏng và sự phá hoại cấu trúc dòng chảy khi đặt ống
Pitô, hệ số   1,00  1,04 được thí nghiệm xác định cần phải thêm vào vế phải của (3-58),
khi đó tốc độ u là:
u   2 gh (3-58a)
3.11.1.2 Ống Venturi
Ống Venturi là dụng cụ đo lưu
lượng gồm ống nhỏ đường kính d có
hai đầu nối êm thuận với ống lớn hơn
cùng đường kính, cả hai ống đều được
gắn ống đo áp (Hình 3-21a). Khi dòng
Hình 3-21a
chảy chảy trong ống Venturi, tại ống
nhỏ tốc độ tăng, còn áp suất và chều
p2 p
cao do áp  h2 giảm so với áp suất và chiều cao đo áp trước ống 1 (trong ống to).
g g

115
Lưu lượng Q và độ chênh đo áp (h1  h2 ) có thể được xác định nhờ phương trình
Bécnuli và phương trình liên tục. viết phương trình Bécnuli cho 2 mặt cắt 1-1 trước thu
hẹp và mặt cắt 2-2 ở nơi thu hẹp đối với mặt so sánh qua trục ống 0-0. Đối với ống nằm
ngang thì z1  z 2  0 , ta có:

 1 v12  2 v 22
h1   h2   h f 12
2g 2g

Q
Lấy  1   2  1 , đồng thời biết rằng Q  v hay v  , sau khi biến đổi ta được:

Q2   22 
 1  2   h1  h2  h f 12 (3-59)
2 g 22  1 
Đối với ống tròn:
D 2 d 2
1  2 
4 4
Thay giá trị của  1 và  2 vào (3-59) rút ra

d 2 2 g h1  h2  h f 12 
Q
4   d 4 
1    
  D  

Do bố trí khoảng cách giữa hai mặt cắt (1-1) và (2-2) nhỏ, dòng chảy vào, ra khỏi
đoạn ống nhỏ êm thuận nên tổn thất không lớn, do vậy tính ban đầu có thể bỏ qua
h f 12 h f 12  0  ta có:

d 2 2 g h1  h2 
Q1   1 h1  h2  (3-60)
4`   d 4 
1    
  D  

1 là trị số hằng số đối với mỗi một ống đo. Thực tế lưu lượng Q  Q1 vì có tổn

thất, nên Q  Q1 .


Thường k  0,93  0,99 . Đặt k 1   thì

Q h1  h2    h (3-60a)

Từ (3-59), nếu bỏ qua tổn thất h f 12  0  thì chiều cao đo áp ở ống nhỏ (ống 2) là:

16Q 2   d 4 
h2  h1  1     (3-61)
2 g 2 d 2   D  

116
Từ (3-61) có thể thấy, khi giảm d hay tăng Q thì độ cao đo áp h 2 có thể có giá trị
âm (đường đo áp đi dưới trục ống). Vậy thì có thể xác định chiều cao chân không:
4
8Q 2   d  
hckh  1      h1 (3-62)
g 2 d 4   D  

Nguyên tắc hình thành độ cao chân


không được sử dụng trong máy bơm li tâm
để hút nước từ thấp lên cao...
Trường hợp này, áp suất ở trong ống
Venturi nhỏ thua áp suất tại mặt của bình A
làm cho chất lỏng dâng lên một độ cao z
trong ống ( z  hckh ) (Hình 3-21b), cột nước

v02
tốc độ trong ống đứng .
2g Hình 3-21b

Ví dụ 3.23
Xác định lưu lượng Q để ống Venturi (ống nhỏ), hình thành áp suất chân không,
nếu D  300mm, d  100mm và chiều cao đo áp tại mặt cắt (1-1), h1  1m .
Bài giải:
Từ (3-62) ta có biểu thức tìm Q khi hck = 0:
d 2 gh1  .0,12 9,81  1
Q 4
 4
 0,035 m 3 s  35 l s
2  d  2   0,1  
2 1     2 1    
  D     0,3  
Vậy khi lưu lượng Q  35 l s thì ống
nhỏ hình thành chân không.
Ví dụ 3.24
Xác định lưu lượng chảy trong ống
Venturi nếu cho: chỉ số áp kế thuỷ ng
ân
htng  600mm, D  200mm, d  75mm khoảng

cách giữa hai mặt cắt l12  400mm , ống Hình ví dụ 3.24
nghiêng góc   30 0 , hệ số ư
lu lượng
  0,95 .

117
Bài giải:
Viết phương trình Bécnuli cho mặt cắt (1-1) và (2-2) đối với mặt so sánh (0-0)
nằm ngang qua tâm mặt cắt (2-2):
p 1  1 v12 p  v2
z1    z 2  2  2 2  h f 12
g 2g g 2g

Trường hợp này có z1  z 0 , z2  0 , bỏ qua tổn thất h f 12  0  và lấy  1   2  1 ta

có:
p 1  p 2 v22  v12
htng    z0 (*)
g 2g

Tìm v1 và v2 từ phương trình liên tục: v1 1  v 2 2


2
 d
v1  v2 2  v 2   (**)
1 D
Thay v1 ở (**) vào (*) ta được:
4
p1  p 2 v22   d  
htng   1      z 0
g 2g   D  

rút ra
2 g (htng  z 0 )
v2 
  d 4 
1    
  D  

Thay
1
z 0  l sin 30 0  0,4  0 ,2 m
2
và chuyển htng ra cột nước:

  tng   n 
h  htng    0,613,6  1  7,56 m cét n­íc
 n 
Vậy lưu lượng:
   0,075 2  9,81  27,56  0,2 
Q   1v1    4
 0,05506 m 3 s  55,00 l s.
 4    0,075  
1    
  0,2  
Lưu lượng thực tế là:
Q  0,95  55,00  52,25 l / s

118
Ví dụ 3.25
Xác định lưu lượng nhỏ nhất chảy trong ống
Venturi đặt thẳng đứng (hình ví dụ 3.25) sao cho nước
từ bình A dâng lên mặt cắt (2-2). Biết rằng diện tích
ống nhỏ là 0,00025m 2 và ống lớn chảy vào không khí
là 0,001m 2 .
Bài giải:
Viết phương trình Becnuli cho mặt cắt (2-2) và
(3-3) đối với mặt so sánh (0-0) (Hình ví dụ 3.25)
p 2  2 v22 p  v2
z2    z 3  3  3 3  h f 23
g 2g g 2g

(*)
Lấy  2   3  1,0 bỏ qua tổn thất h f 23  0  , Hình ví dụ 3.25
đồng thời từ phương trình liên tục:
0,00025v2  0,001v3

rút ra
v 2  4v 3

Thay z2  2 ,0 m, z3  1 ,9 m, pd 3  0 và v 2  4v 3 vào (*) thì (*) được viết lại là:

p2 d 16 v2 2 v
2, 0  3 3   1 ,9 (**)
ρg 2g 2g

từ (**) rút ra
15v32  p 
   0,1  2  (***)
2g  g 
Vì nước dâng dọc theo ống hút lên mặt cắt (2-2) nên
p1 p2
  z 2  z 1 
g g

p 1d  0

rút ra
p2 d
   z 2 1z   1 0, m
ρg

119
p2 d
Thay  1, 0 m vào (***), rút ra
ρg
v2  1,0844 m s


Q  1,0844  0,001  0,0010844 m 3 s  1,0844 l s

Ví dụ 3.26
Dầu chảy trong ống Venturi có
đường kính d  100 mm , D  250 mm . Xác
định lưu lượng lý thuyết nếu biết  d  0,9 ,
 tng  13,6 và cột thuỷ ngân trong ống chữ

U là 0,63m .
Bài giải:
Viết phương trình Bécnuli cho hai
mặt cắt (1-1) và (2-2) đối với mặt so sánh Hình ví dụ 3.26
(0-0) (Hình ví dụ 3.26)
p 1 v12 p v2
z1    z2  2  2
g 2 g g 2 g

 p  p2  
v22  v12  2 g  1  z1  z 2  (*)
 g 
vì  1 v1   2 v2 nên
2
v1  v2
1
do đó (*) được viết lại:
2
      p  p2  
2
v 1   2
2
   2g 1   z1  z 2 
   1    g 

hay

1  p  p2  
v2  2g  1  z1  z 2 
 2
1   22   g 

120
 1 2   p  p2   2  p  p2  
Q   2 v2  2g  1  z1  z 2   2g  1  z1  z 2 
 2
1  2
2   g    22 
 1  2 
 g 
 1 
Độ cao đo áp trong dấu căn được xác định từ điều kiện áp suất tại mặt (x-x) của
hai nhánh ống đo áp chữ u phải bằng nhau:
p x  p1  gz1  z   p 2  gz 2  z  h   g tng h (**)

rút ra
 p1  p 2   
   z 1  z 2   htng  tng  1  (***)
 g    
cuối cùng lưu lượng Q là:

2   tng 
Q 2 ghtng   1  (3-63)
 
2
  
1   2 
 1 
thay số ta có

 1  13,6 
Q 0,12 2  9,81  1 0,63  0,10508 m 3 s  105,08 l / s
4  0,1 
4
 0, 9 
1 
 0,25 

Nhận xét: Trong công thức (3-63)  là khối lượng riêng chất lỏng chảy trong ống
Venturi và htng không phụ thuộc vào độ nghiêng của ống đo tương ứng với lưu lượng đã
xác định.
Ví dụ 3.27
Xác định lưu lượng nước chảy trong ống Venturi đặt
thẳng đứng có D  30 cm , d  15cm ,   0,98 , độ chênh mực
chất lỏng trong ống áp kế vi phân là 1, 16m, tỷ trọng chất
lỏng   1,25 .
Bài giải:
Viết phương trình Bécnuli cho mặt cắt qua A và B đối
với mặt chuẩn qua A.
p A v A2 p v2
0   0,45  B  B Hình ví dụ 3.27
g 2 g g 2 g

121
 p  p B  
v B2  v A2  2 g  A   0,45 (*)
 g  
thay
2 2
B  0,15   1
vA  vB  vB    vB  
A  0,3   2
vào (*) thì
2 g p A  p B 
 0,45
g
vB 
  1 4 
1    
  2  

 1  p  p B  
Q    0,15 2  2 g  A   0,45
4 0,9375  g  
pA  pB
Lượng được xác định từ điều kiện pC  p D ở hình ví dụ 3.27
g
pc  p D

tức là
pA p
 n  1,16   B  m  (1,16)1,25
g g
hay
 p A  pB 
   m  n   1,161,25  1
 g 
do đó thành phần trong dấu ngoặc vuông trong căn là
 p A  pB   p  pB 
   m  n    A   0,45  1,16 1,25  1  0,29
 g   g 
cuối cùng lưu lượng Q là:
 1
Q  0,98   0,15 2  2  9,81  0,29  0,042664 m 3 s  42,664 l s
4 0,9375

Chú ý kết quả này có thể xác định trực tiếp từ phương trình (3-63) nhờ vào nhận
xét ở ví dụ 3.26.

122
Ví dụ 3.28
Xác định lưu lượng chảy trong hệ thống ống nằm ngang, tốc độ dòng chảy ở mỗi
đoạn ống, đường đo áp, nếu giả thiết cột nước H không đổi và bằng 5,5m , d1  15mm ,
d2  20mm , d3  10mm bỏ qua tổn thất .

Hình ví dụ 3.28
Bài giải:
Vì H  5,5m  const nên giả thiết tốc độ tại mặt thoáng (0-0) bằng không. Viết
phương trình Bécnuli cho mặt cắt (0-0) và (3-3) đối với mặt so sánh qua trục các ống:
p0 p v2
z0   0  z3  3  3
g g 2g
Trường hợp này có z 0  H  5,5 m , p0  p3  pa , z3  0 do đó

v32
H
2g
hay
v3  2 gH

Thay số cho
v3  2  9,81  5,5  10,388 m s

Lưu lượng
 0,012
Q   3 v3   10,388  0,0008159 m 3 s
4
Tốc độ ở ống 1:

123
Q 4Q
v1  4   4,617 m s
d1   0,015 2
2

hay
2 2
d   0,01 
v1  v3  3   10,388   4,617 m s
 d1   0,015 

Tốc độ ở ống 2:
2 2
d   0,01 
v2  v3  3   10,388   2,597 m s
 d2   0,02 

Đường đo áp thấp hơn đường năng lượng một cột nước lưu tốc độ, do vậy cần tính:
v12 4,6172
  1,086m
2 g 2  9,81

v22 2,5972
  0,344m
2 g 2  9,81

v32 10,3882
  5,5m
2 g 2  9,81

Vì bỏ qua tổn thất nên đường năng lượng là đường thẳng song song với trục ống
và đi trên trục ống một độ cao bằng H  5,5m , đường đo áp của đoạn ống d3 trùng với
trục ống (Hình ví dụ 3.28).
3.11.2 Tháo cạn chất lỏng trong bình chứa
Giả sử một bình chứa có diện tích mặt thoáng 
chứa chất lỏng đến cao độ h. Dưới đáy bình có một lỗ có
diện tích  (  ) (Hình 3-22). Khi tháo chất lỏng qua lỗ
thì h thay đổi và như vậy trạng thái chảy qua lỗ là không ổn
định. Nhưng do    cho nên thay đổi rất chậm do đó
dòng chảy được coi như ổn định h trong một khoảng thời
gian rất ngắn. Như vậy dòng chảy qua lỗ có thể coi như một Hình 3-22

chuỗi các dòng chảy ổn định.


3.11.2.1 Lưu lượng chảy qua lỗ
Viết phương trình Bécnuli cho mặt cắt tự do của bình và mặt cắt ngang của lỗ, lấy
đáy bình làm mặt chuẩn và coi chất lỏng là lý tưởng.
Bỏ qua tốc độ ở mặt thoáng của bình ta có:

124
pa p v2
h0 a  2 0
  2g
Phương trình cho tốc độ
v  2 gh (3-64)
trong đó:
v- vận tốc dòng chảy qua lỗ
Lưu lượng chảy qua lỗ
Q   2 gh (3-65)
Do ma sát, vận tốc thực của dòng chảy qua lỗ nhỏ hơn vận tốc lý thuyết, nên v
thực:
vt   1 2 gh

j1- hệ số vận tốc, 1  1.


Do đường dòng khi vào lỗ bị uốn cong, cho nên tiết diện thực của tia dòng nhỏ
hơn tiết diện lỗ
 t   2

j2- hệ số co hẹp qua lỗ,  2  1 .


Như vậy lưu lượng thực tế qua lỗ sẽ bằng:
Q   t vt   1 2 2 gh

Ký hiệu  L  1 2 ,  L là hệ số lưu lượng thì:

Q   L 2 gh (3-65a)
Hệ số mL phụ thuộc vào hình dạng lỗ, nó thay đổi từ
0,06 đối với lỗ bình thường thành mỏng, đến 0,98 đối với lỗ
có cửa vào cong thuận (Hình 3-23) (chi tiết về dòng chảy qua
lỗ sẽ được trình bày trong chương sau). Hình 3-23
3.11.2.2 Tính thời gian tháo cạn
Trong một thời gian đã cho ta có:
dV
Qt     L 2 gz
dt
z- cao độ từ mặt tự do đến mặt chuẩn và V là thể tích chất lỏng chứa trong bình tại
thời điểm t.

125
Trong khoảng thời gian dt, z thay đổi 1 đoạn dz và thể tích thay đổi dV  dz
Thay vào phương trình trên ta nhận được:
 dz   L 2 gz dt

 dz
dt 
 L 2 g z

từ đó:
 dz 
t
h
0

 L 2 g z

 L 2g
2 z 
h
0

2h
t
 L 2 gh

h - thể tích chất lỏng ban đầu V0 chứa trong bình và  L 2 gh là lưu lượng ban

đầu Qto . Như vậy ta có thể xác định thời gian tháo cạn t dưới dạng:
2 V0
t (3-66)
Qt 0

3.11.3 Ống loe tuốc bin

Để tránh bị ngập, ống xả của tuốc bin thường đặt


cao hơn mặt kênh dẫn 1 độ cao z1. Nếu phần cuối của
ống sả ở vị trí 1 (Hình 3-24) thì áp suất tại 1 sẽ là áp suất
khí trời pa và năng lượng của nước khi rơi theo độ cao z1
sẽ không được sử dụng. Để sử dụng năng lượng đó người
ta nối vào ống xả 1 ống loe để vận tốc giảm dần đến 0 .
Viết phương trình Bécnuli cho hai mặt cắt 1 và 2
(bỏ qua vận tốc v 2 ):
Hình 3-24
p 1 v12 p
  z1  2  0  z 2
 2g 
từ đó:
p1 p 2 v2 p v2
  z 2  z1  1  a  z1  1
  2g  2g

126
v12
Như vậy áp suất p1 nhỏ hơn áp suất khí trời một đại lượng z1  . Độ giảm áp
2g
suất tại 1 làm tăng công suất của tuốc bin. Nhưng để tuốc bin làm việc bình thường thì áp
suất p1 cần phải lớn hơn áp suất hơi bão hoà ở nhiệt độ mà tuốc bin làm việc. Trường hợp
ngược lại, sẽ xuất hiện hiện tượng sôi trong chất lỏng với việc tạo thành các bóng hơi,
hiện tượng này gọi là hiện tượng xâm thực. Hiện tượng xâm thực sẽ được đề cập tiếp
trong phần dòng chảy qua vòi…

3.11.4 Tích phân Bécnuli cho chuyển động tương đối

Tích phân Bécnuli còn có thể áp dụng cho chất lỏng chuyển động trong lòng dẫn,
lòng dẫn lại chuyển động với gia tốc nào đó. Chẳng hạn lòng dẫn chuyển động thẳng đều
với gia tốc a, lực quán tính do gia tốc a tạo ra không đổi theo thời gian tác động một lực
như nhau vào tất cả các phần tử của chất lỏng chuyển động làm tăng hay kìm hãm dòng
chảy, thì dòng chảy vẫn được coi là ổn định. Hay lòng dẫn quay quanh trục thẳng đứng
 2r
với tốc độ góc   const , tạo ra lực quán tính đơn vị và công dọc theo bán kính đoạn
g

 2 rdr
dr là . Khi chuyển động từ bán kính r1 đến r2 (theo đường cong bất kỳ) sẽ hình
g

2 2 2
thành cột áp quán tính bằng (r1 - r2 ) .
2g

Ví dụ 3.29
Một ống có đường kính d  10mm chứa đầy nước bẻ cong hình số 4, đoạn nằm
ngang r  300mm , một đầu cắm xuống nước, đầu kia hướng về phía đối diện, cách mặt
nước 800mm. ống quay quanh trục đứng của phần cắm vào nước với tốc độ góc
  const .
a. Tìm giá trị  sao cho nước trong ống là tĩnh
tương đối.
b. Lưu lượng ra khỏi ống là bao nhiêu khi giá trị 
v2
vừa tính được tăng gấp đôi. Biết rằng tổn thất h f  3 .
2g

127

Hình ví dụ 3.29
Bài giải:
Đây là chuyển động tương đối. Viết phương trình Bécnuli cho mặt 1 và 2 đối với
mặt chuẩn là mặt1 (Hình ví dụ 3.29) ta có:
v22
0  h  h f 12  hqt (*)
2g

 2r 2
hqt  
2g

v2
h f 12  3
2g

Thay hqt và h f12 vào (*) thì (*) được viết lại là:

4v 2  2 r 2
0 h  (**)
2g 2g

a. Khi v2  0 thì nước trong ống là tĩnh tương đối, do đó từ (**) rút ra:
1 1
 2 gh  2.9,81.0,8  13,206 l s
r 0,3
b. Tăng  lên 2 lần thì

 2 (2 ) 2 r 2  2 gh 
Q d  (0,01) 2 (26,4  0,3) 2  19,62  0,8  0,00026931m 3 s  0,2693 l / s
4 4 8

3.12 PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LƯỢNG CỦA TOÀN DÒNG CHẢY ỔN ĐỊNH

Như đã biết trong cơ học lý thuyết, định luật động lượng phát biểu như sau:
Đạo hàm của động lượng của một vật thể đối với thời gian bằng hợp lực những
ngoại lực tác động vào vật thể, hay độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng
thời gian bằng xung của lực tác dụng lên vật
trong thời gian ấy

d k d ( m u)
 F (3-67)
dt dt
hoặc:
d k  d (mu)  Fdt (3.67a)
Hình 3-25a
Đẳng thức này là dạng khác của định

128
luật II Niutơn. Tích Fdt gọi là xung của lực.
trong đó:
-1
k - véc tơ động lượng, k  mu , có đơn vị là (kg.m.s ).
m - khối lượng vật thể, có đơn vị là (kg).

u - vận tốc vật thể, có đơn vị là (m/s).


t - thời gian, thường là giây (s).
Dạng (3-67) và (3-67a) là dạng tổng quát, đúng cho vật không chỉ có tốc độ nhỏ
mà còn có tốc độ rất lớn.
Trong phương trình động lượng chỉ có ngoại lực mà không có nội lực và chỉ có
động lượng do ngoại lực sinh ra nên khi vận dụng định luật động lượng của chất lỏng
chuyển động ta chỉ cần tìm những số liệu về tình hình dòng chảy ở mặt biên giới mà
không đòi hỏi phải biết tình trạng dòng chảy ở trong nội bộ dòng, đó là điều rất thuận lợi.
Đối với các trường hợp cần dùng đến phương trình động lượng, thông thường ta không
cần xét toàn bộ dòng chảy như suốt cả chiều dài dòng chảy trong ống, trong sông, trong
kênh mà chỉ cần xét một đoạn nhất định của dòng chảy, bao bọc bởi mặt kín gọi là mặt
kiểm tra gồm các mặt bên và hai mặt cắt ướt 1-1 và 2-2, hoặc thể tích kiểm tra (Hình 3-
25a).
Trước hết ta viết phương trình động lượng cho dòng nguyên tố, ở dạng hình chiếu
lên trục x:
dFx   u x 2  u x 1 dQ (3-68)
Trong đó rdQ là khối lượng dòng nguyên tố trong 1 đơn vị thời gian,  u x 2 dQ và
 u x 1 dQ lần lượt là động lượng ra khỏi và đi vào dòng nguyên tố giới hạn bởi mặt cắt 1

và 2 trong một đơn vị thời gian.


Đối với toàn bộ dòng thì:
Fx    u x 2  u x 1 dQ (3-69)

Sử dụng tích phân động lượng (công thức3- 53b) ta có:


Fx  Q 0vx 2   0vx 1  (3-69a)
trong đó:
 0 - hệ số sửa chữa động lượng,  0  1,02  1,05 .

129
Fx  Q 02 v2 cosv 2 , x    01 v1 cosv1 , x  (3-69b)
* Phương trình động lượng dọc theo dòng
chảy chiếu lên trục x và trục y.
Giả thiết tốc độ trung bình mặt cắt v1, v2
cùng chiều với chiều dương trục Ox (Hình 3-
25b). Trong bài toán phẳng này véctơ v1 làm với
trục Ox một góc  , véc tơ v2 làm với trục Ox góc
. Tốc độ và động lượng đều là đại lượng véc tơ
Hình 3-25b
nên được phân thành hai thành phần theo trục Ox
và Oy. Gọi Fx và Fy là hai thành phần của hợp lực F tác dụng lên thể tích kiểm tra bao lấy
chất lỏng giới hạn bởi ABCD thì
Fx  Q 02v2 cos    01v1 cos   Qv2 x  v1x  (3-69c)

Fy  Q 02v2 sin    01v1 sin    Qv2 y  v1 y  (3-69d)

hợp lực:

F  Fx 2  Fy 2 (3-70)
Nếu dòng chảy được tách làm 3 phần Ox, Oy, Oz thì tương tự ta có đối với trục
Oz:
Fz  Qv2 z  v1z  (3-69e)

F  Fx 2  Fy 2  Fz 2 (3-70a)
Lực mà chất lỏng tác dụng lên thể tích kiểm tra gọi là R có giá trị bằng lực F của
mặt biên dòng song ngược chiều, do vậy:
R   Fbiª n cøng (3-70b).

Phương trình động lượng viết ở dạng véc tơ:



F  Q  02 v2   01 v1  (3-69f)
Biểu thức (3-69a, b, c, d, f) nói rằng:

130
Trong dòng chảy ổn định, sự biến thiên động lượng của toàn dòng chảy trong
một đơn vị thời gian bằng hợp lực các ngoại lực (lực khối và lực mặt) tác động vào đoạn
dòng trong đơn vị thời gian ấy .
Khi viết ở dạng hình chiếu lên trục toạ độ, thường hướng dương của trục đặt theo
hướng xuôi dòng chảy thì dấu quy định như sau:
• Động lượng của chất lỏng Q 0 v mang dấu + nếu chất lỏng đi ra khỏi mặt kiểm
tra, mang dấu - nếu đi vào.
• Dấu của cos  tuỳ theo trị số góc  lập nên bởi véc tơ vận tốc v và chiều dương

của trục toạ độ, a có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn .
2
• Dấu của số hạng biểu thị xung lực sẽ tuỳ theo phương của véc tơ lực là dương
hay âm đối với trục toạ độ.
Như vậy, cho đến nay đã có 3 phương trình quan trọng nhất để giải các bài toán
thuỷ lực đó là: Phương trình liên tục, phương trình Bécnuli và phương trình động lượng.
Ví dụ 3.30
Nước chảy trong ống dài 60 m với tốc độ 1,8m/s , do độ chênh áp suất giữa mặt cắt
ra (mặt cắt 2) và mặt cắt vào (mặt cắt 1) là 25KN/m 2 . Xác định độ tăng áp làm cho nước
có gia tốc là 0,02m/s 2 , nếu bỏ qua tính đàn hồi của nước.
Bài giải:
Gọi  là diện tích mặt cắt ngang ống, l là chiều dài, r là khối lượng riêng của
nước, a là gia tốc của nước, d p là độ tăng áp suất tại mặt cắt vào để tạo ra gia tốc a. Theo
định luật động lượng (công thức 3-67) thì:
Lực do  p dọc theo phương chảy phải bằng thay đổi động lượng của nước trong

ống:
 . p   . .l.a

hay
 p   .  l  a  10 3  60  0,02 N/m 2  1,2 KN/m 2

Ví dụ 3.31
Luồng nước chảy tự do vào tấm chắn cong cố định bị lệch đi một góc 60 0 so với
phương ngang ban đầu (Hình ví dụ 3.31). Xác định áp lực của luồng nước lên tấm chắn

131
cong, nếu cho tốc độ vào tấm chắn v1  30 m s ,
tốc độ ra khỏi tấm chắn v2  25 m/s , lưu lượng
khối của luồng nước Qm  Q  0,8 kg / s , bỏ qua
trọng lượng luồng nước và coi áp suất là không
đổi ở mọi nơi đối với luồng nước tự do. Hình ví dụ 3.31
Bài giải:
Áp lực của dòng chảy lên tấm chắn cong được chia làm 2 thành phần, lấy
 01   02  1 ta có:
R x  -F  -Qm (v2 - v1) x

hay
R x  Qm (v1  v2 ) x (*)
tương tự
R y  Qm (v1  v2 )y (**)

Theo trục x ta có v1x  v1 , v2 x  v2 cos  thay giá trị đã cho vào (*) thì:

R x  0,8  (30-25 cos 60 0 )  14 N

Theo trục y: v1y  0 , v2 y 2 v sinα

do đó
Ry  0,8  25 sin 60  17,32 N

Áp lực tổng là

R  14 2  17,32 2  22,271N

Lực R làm với phương x một góc


Ry
  arctg  51,0510
Rx

Ví dụ 3.32
Một đoạn cong vuốt nhỏ dần từ ưđờng kính
d 1  500mm đến d 2  250mm và cong trong mặt phẳng

ngang một góc   45 0 . Nếu trong ống àl dầu


  850kg/m 3 , áp suất ở mặt cắt nhỏ là 23KN/m 2 , áp suất

Hình ví dụ 3.32
132
ở mặt cắt lớn là 40 kN m2 , lưu lượng của dầu là 0,45 m 3 /s . Tính áp lực của dầu lên đoạn
ống.
Bài giải:
Lưu lượng khối của dầu là:
Qm  Q  850 . 0,45  382,5 kg/s


1  0,5 2  0,19635 m 2
4
4Q 4.0,45
v1    2,292 m/s
d12  .0,5 2

2  0,25 2  0,04909 m 2
4
2 2
d   0 ,5 
v2  v1  1   2,292.   9,168 m s
 d2   0,25 

Theo trục x :
R x  p 1 1  p 2 2 cos   Qm v 2 cos   v1  (*)
Theo trục y :
R y  0  p 2 2 sin   Qm v2 sin  (**)

Thay số vào ta có:


R x  5,453 KN Ry  3,278 KN

Vậy lực tác dụng lên đoạn ống cong là:

R  5,4532  3,278 2  6,36243 KN

Áp lực nghiêng với trục Ox một góc  :


3,278
  arctg  31,012 0
5,453

Ví dụ 3.33
Một vòi nước mở ở cạnh bình lớn dưới
cột áp 1,8 m nước trong bình, vòi có đường kính
d  50mm phun ra với tốc độ v  5,1 m/s . Tính
lực của vòi lên bình khi:
a. Bình không di chuyển
Hình ví dụ 3.33

133
b. Bình di chuyển ngược tia dòng với tốc độ 1,3 m/s , trong lúc tốc độ tương đối
của vòi với bình không đổi. Tính công sinh ra trong 1 giây.
Bài giải:
R=-Fbình  - Q (vra-vvào)
Lưu lượng khối
d 2 
Qm  Q   v  1000   0,052  5,1  10 kg/s
4 4
a. Bình không di chuyển thì vt  5,1 m / s còn vv  0 do đó
R  10  (5,1 - 0)  51 N

ngược chiều với tia nước phun từ bình ra.


b. Trường hợp bình di chuyển ngược thì:
vr  v  u  5,1  1,3  3,8 m / s

vv  u  1,3 m / s

làm cho
v  v r - vv  (v - u) - (-u)

do đó lực của dòng tác dụng lên bình không đổi (51 N)
Công sinh ra trong thời gian 1 giây là:
R  u  51  1,3  66,3 W
Ví dụ 3.34
Xác định lưu lượng FBX cần thiết để giữ cánh
cống ở vị trí thẳng đứng như hình ví dụ 3.34. Biết rằng
chiều rộng cống b  3,0 m , hệ số thắt hẹp cửa thoát
Cc  0,6 , hệ số lưu lượng   0,583 , lưu lượng chảy

qua 1 đơn vị chiều rộng cửa cống (b  1m) tính theo

công thức q   .a 2 gh , bỏ qua lực ma sát.


Hình ví dụ 3.34
Bài giải:
Theo hình vẽ thì lưu lượng đơn vị q là:
q  0,583  0,2  2  9,81  2,0  0,7304 m 3 s.m

tốc độ

134
0,7304
v1   0,3652 m s
2,0

q 0,7304
v2    6,087 m s
H2 0,12

Độ sâu dòng chảy sau cửa cống:


H 2  0,6  0,2  0,12 m

Áp dụng phương trình động lượng đối với đoạn dòng giới hạn bởi hai mặt cắt 1 và
1 1
2 của thể tích kiểm tra ta có: Qv2  v1   gH12b  gH 22b  FBx (*)
2 2
Thay số vào (*):
1
0,7304  3,0  1000(6,087 - 0,3652)   3  9810  (2,0 2 - 0,12 2 ) - FBx
2
Kết quả được lực giữ FBx  46,11 KN
Ví dụ 3.35
Một vòi có đường kính d  40mm phun dòng nước với tốc độ 15 m/s vào tâm A
một tấm OCtreo thẳng đứng nặng 1000N . Xác định:
a. Góc lệch  của tấm treo do vòi nước tạo ra.
b. Lực giữ tại mép dưới tấm sao cho tấm ở vị trí thẳng đứng.
Bài giải:
a. Tấm ở vị trí cân bằng khi mô men với điểm O
của trọng lượng tấm bằng mômen của dòng nước đập vào
tấm.
Thành phần lực nước vuông góc với tấm:
Qv cos
Mômen của lực này theo chiều ngược kim đồng
hồ:
Hình ví dụ 3.35
Q cos  .OB
1 l
OB 
2 cos
Mô men của trọng lượng tấm theo chiều kim đồng hồ:

135
l
G sin 
2
Cân bằng hai mô men này:
1 l 1
 .Q.v. cos  .  G. . sin 
2 cos  2
rút ra
Qv  15 2
sin    103   0,04 2  3  0,2827433
G 4 10
hay
  16,42 0

b. Gọi lực giữ là F đặt tại C, để tấm ở vị trí thẳng đứng phải có tổng mô men của
lực F và lực của vòi nước tác dụng lên tấm đối với điểm O phải bằng không:
l
Qv  Fl
2
hay
Qv
F
2
1 
F  10 3   0,04 2  15 2  141,372 N
2 4

Bài tập

Bài 3.1
Lập phương trình đường dòng đi qua điểm A(2, 4, 8) của một môi trường chất lỏng
chuyển động, nếu hình chiếu của vận tốc lên các trục toạ độ là:
u x  x 2
 2
u y  y
 2
u z  z
Đáp số:

136
1 1 1
 x  y  4

1  1  1
 y z 8

Bài 3.2
Xác định chuyển động là có thế hay xoáy, nếu hình chiếu vận tốc của phần tử chất
lỏng trong chuyển động ổn định được cho bởi các phương trình:
ux  2 xy

uy  2 yz

uz  2 zx
Đáp số:
Chuyển động là chuyển động xoáy vì   0
Bài 3.3
Quỹ đạo của một phần tử chất lỏng được cho bằng phương trình:
 x  0,02t 2
 2
 y  0,02t
 2
 z  0,02t
trong đó:
t- thời gian (s).
x, y, z - toạ độ không gian (m).
Xác định toạ độ và trị số lưu tốc của nó sau 10s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.
Đáp số:
• u  0,0692t
• sau 10s toạ độ của lưu tốc là (2, 2, 2) và trị số u  0,692 m s
Bài 3.4
Lập phương trình đường xoáy, nếu tốc độ của phần tử chất lỏng được cho bởi
u x  y  2z

uy  z  2 x
u  x  2 y
 z
Đáp số:

137
 x  y  C1

 y  z  C2
Bài 3.5
Chuyển động là có thế hay là xoáy nếu tốc độ của phần tử chất lỏng được cho bởi.
u x  y  z

u y  z  x
u  x  y
 z
Đáp số:
Chuyển động là chuyển động có thế vì  x   y   z  0

Bài 3.6
Một dòng chảy có trường tốc độ được cho bởi
x 2y 3z
ux  , uy  và u z 
1 t 1 t 1 t
1. Tìm các thành phần gia tốc của chuyển động.
2. Tìm thành phần gia tốc theo biến Largăng.
3. Chứng minh đường dòng trùng với quỹ đạo.
Đáp số:
2y 6z
1. a x  0 , ay  2
, az 
(1  t ) (1  t )2

2. a x  0 , a y  2y0 , az  6 z0 (1  t )

3. Lập phương trình quỹ đạo, khử t sẽ được phương trình đường dòng
Bài 3.7
Trong dòng chảy phẳng, trường tốc độ được cho bởi biến Ơle:
u x  A( x  y )  Ct
u y  B ( x  y )  Et

Tìm sự dịch chuyển phần tử chất lỏng ở toạ độ Largrăng.


Đáp số:
A  A( E  C)   BC  AE  2 ( E  C)
x  C 1  C2 e ( A  B ) t   2 
t t  ( A  B ) 2
B  ( A  B )   2( A  B ) 
 B ( E  C)   B ( AE)  2
y  C1  C2 e ( A  B ) t   2 
t  t
 ( A  B )   2( A  B ) 

138
Hằng số tích phân C1, C2 tìm từ điều kiện đầu tại t  t 0  0 thì x  x 0 , y  y 0 .
Kết quả là
x  f 1 (x 0 , y 0 , t)
y  f 2 (x 0 , y 0 , t)

Bài 3.8
Trường tốc độ của dòng chảy tại điểm (P, x, y, z) được cho bởi:
u x ( x, y, z)  Cx  2 0  u x 0
u y ( x, y, z)  Cy  u y 0
u z ( x, y, z)  -2Cz  u z 0

trong đó C, u x0, uy0, uz0 và  0 là hằng số.


Xác định các thành phần tốc độ tại lân cận điểm (x1, y1, z1) và các dạng chuyển
động tương ứng.
Đáp số:
Viết định luật Kôsi– Hemhôn của phần tử chất lỏng chuyển động cho thấy
chuyển động tại (x1, y1, z1) có 3 dạng:
u  u x i  u y j  uz k  (Cx  2ω0 y  u x 0 )i  (Cy  u y 0 ) j  (u z 0 - 2 Cz)k

Rotu  0 dy i   0dx  j

Gọi toàn bộ biến dạng dài, biến dạng góc đơn thuần và quay đơn thuần theo 3 trục
là D thì
D  Cdx   0 dy i   0 dx  Cdy  j   2Cdz k.

Bài 3.9
Trường tốc độ cho bởi các biểu thức sau có phải là dòng chảy không chịu nén?
z3
u x  x 3 -y 3 - z 2 x uy  y 3- z3 uz  -3 x 2 z -3y 2 z 
3
Đáp số:
Là dòng chịu lực nén vì thoả mãn phương trình liên tục.

Bài 3.10
Tìm thành phần ux? để cho divu  0 nếu biết
u y  ax3 - by
2 2
Cz

139
uz  bx 3- Cy 2  az 2 x

Đáp số:
2azx 2
ux  2 byx   f ( y, z )
2
Bài 3.11
Trường tốc độ của dòng phẳng được cho bởi
x y
ux  uy 
x  y2
2
x  y2
2

a. Tìm thành phần gia tốc ax và ay.


b. Dòng chảy là dòng xoáy hay dòng thế 
Đáp số:
 x
a x   2

a. 

x  y2 
2

a   y


y

x  y2
2

2

b. Dòng chảy là dòng thế vì  z  0

Bài 3.12
Tìm lưu số dọc theo một đường kín được cho bởi
a. y  1 , x  2 , y  4 và x  4 nếu biết u x  (16y - 8x) và u y  (8y - 7x)

Đáp số:
 ABCD  138

b. x   1 và y  2 nếu u x  y và u y   x

Đáp số:
-16
c. x  1 , x  3 , y  1 và y  4 nếu u x  x 2  2xy và u y  - (y 2  2xy)

Đáp số:
-86
Bài 3.13
Kiểm tra xem các hàm sau đây hàm nào biểu diễn dòng thế
a.   x 2  y  y 2
140
b.   sin x  y  z 
Ax
c.  
(x  y2 )
2


d.   u cos
r
1   2 1  2
Gợi ý cho d. Trong tọa độ cực thì   0
r r r 2 r 2  2
Đáp số:
• Câu a, c, d. thoả mãn phương trình Laplaxơ nên dòng là dòng thế.
• Câu b.   3. sin x  y  z   0 nên không biểu diễn dòng thế.
Bài 3.14
Cho
A
 ln r
2
trong đó A là hằng số dương.
a. Tìm hàm  .
b. Vẽ đồ thị biểu diễn đường đẳng thế đường dòng.
c. Dòng chảy gọi là dòng gì?
d. Tìm giá trị A?
e. Khi r  0 thì điểm đó được gọi là điểm gì?
Đáp số:
 A
a.   C
2
b. Điểm nguồn, A  Q  ur 2 r , r  0 thì ur   , gốc là điểm kỳ dị.
Bài 3.15
Điểm nguồn có cường độ 3,0 m 3 / s.m tại gốc toạ độ đặt trong dòng chảy đều có
U 0  1,0 m/s theo chiều dương trục x.

a. Vị trí điểm dừng.


b. Giá trị đường dòng max qua điểm dừng.
c. Tốc độ tại điểm (-0,3;1,5).
Đáp số:

141
a. Điểm dừng tại x  - 0,477 m
b. Giá trị max của y  1,5m

c) Tại (-0,3;1,5) thì u  ur2  u2  0,116 2  0,9812  0,988 m s

Bài 3.16
Chứng tỏ trong dòng chảy hai chiều dòng xoáy được cho bởi
 2  2
  2 z
x 2 y 2

Bài 3.17
Trường tốc độ cho bởi
u x  x 2 - y 2  x và u y  - (2xy  y)

Tìm hàm  và 
Đáp số:
y2 x2 x3
  (2 x  1)   C
2 2 3
  (2 xy  y )  C
Bài 3.18
Lập phương trình vi phân của dòng chất lỏng lý tưởng chảy ổn định mà hình chiếu
của vận tốc lên các trục toạ độ cho bởi phương trình:
u x  3x

u y  4 y

u z  0
Lấy gốc toạ độ ở mặt nước, trục z hướng xuống dưới. Xác định áp lực tại A có toạ
độ x A  2m; y A  2m và ở độ sâu cách mặt nước h  1m
Đáp số:
p 1
• z 
g 2 g
 
3x 2  4 y 2  C

• p  pa  gz   4,5 x 2  8 y 2 
• ptA  0,59 at
Bài 3.19

142
Tìm biểu thức hình chiếu tốc độ của một phần tử chất lỏng lên trục z, nếu
u x  5 x, u y  3 y . Biết rằng chất lỏng không nén được, chuyển động là ổn định, và tại

thời điểm trùng với gốc toạ độ, lưu tốc u  0 .


Đáp số:
• uz  2 z  c  uz  2 z

u x  5 x

• uu y  3y

uz  2z

Bài 3.20
Lập phương trình vi phân liên tục cho chuyển động chất lỏng không nén được nếu:
u x  2 x 2  y
 2
u y  2 y  z
 2
u z  2 z  x
Đáp số:
xyz0

Bài 3.21
Vận tốc ở mặt cắt ngang của một ống tròn thay đổi theo công thức:
 r2 
u  u max 1  2 
 r0 
trong đó:
u max - vận tốc tại trục ống,

r0 - bán kính trong của ống,

u - vận tốc đo cách trục ống một khoảng r.


Tính động năng của dòng nước chuyển qua mặt cắt trong một đơn vị thời gian và
động năng sau thời gian t  5 s nếu umax  3 m s, r0  100mm .
Đáp số:
 1 3 2
 E d  umax r0 (Nm s)
 8
 A  Ed t  530Nm

143
Bài 3.22
Nước chảy từ một bể chứa hở vào
không khí theo ống tròn có đường kính thay
đổi d1  50mm; d 2  40mm; d 3  25mm với
Q  2,77 l s bỏ qua tổn thất cột nước, xác định

độ cao H cần thiết và vẽ đường năng, đường Hình bài 3.22


đo áp.
Đáp số:
• H  1,63m
v2
• v1  1 ,41 m s  1  0 1, m
2g

v22
• v2  2 ,20 m s   0 ,25 m
2g

pd v2
• Cao độ đường đo áp là: H
 2g

Bài 3.23
Để đo lưu lượng nước chảy qua ống, người ta
dùng ống Venturi. Xác định lưu lượng nước chảy
trong ống nếu H  600 mm cột thuỷ ngân, D  200 mm ,
d  75 mm , khoảng cách giữa hai mặt cắt 1-1 và 2-2 là
 400 mm , góc nghiêng   30 0 , hệ số lưu lượng ống
Venturi   0,95 .
Đáp số:
• H  7,56 m H 2 0 Hình bài 3.23

• Ql t  55 l s  Qt t  52,25 l s

Bài 3.24
Xác định lưu lượng Q của máy bơm ly tâm, nếu
chiều cao đặt bơm H s  5,5m , đường kính ống hút
d  100 mm , chân không kế tại mặt cắt vào bơm (m/c1-

144
Hình bài 3.24
1) chỉ h  425 mm cột thuỷ ngân, tổn thất cột nước trong ống hút h f h  0,25m cột nước.

Đáp số:
• ht ng  425 mm  5,78 m cét n­íc

• v1  0,706 m s , Q  5,5 l s
Bài 3.25
Xác định đường kính của đoạn ống co hẹp của
ống dẫn nước nằm ngang
a. Biết rằng cột nước dâng cao trong ống đo
h  3,5m khi chuyển lưu lượng Q  6 l s và đường kín
ống to D  10cm (Hình bài 3.25), bỏ qua tổn thất cục
Hình bài 3.25
bộ.
b. Nếu h  55cm , Q  8,8 l s , D  10cm ,

P2  3924 N m 2 , dòng chảy không chảy vào không khí.

Đáp số:
• d  3,03 cm
p1
•  0,4m; d  5 cm
g
Bài 3.26
Hãy xác định (Hình bài 3.26)
a. Tốc độ của nước chuyển động ở trong ống,
nếu cột nước thuỷ ngân trong ống đo dâng
:
hA  20mm .

b. Chiều cao cột thuỷ ngân là bao nhiêu nếu tốc


độ nước trong ống v  3 m s Hình bài 3.26
uA
c. Quan hệ giữa nếu hA  15mm , hB  13mm
uB

 tn
Biết  13,6
m

Đáp số:
a. v  2,3 m s

145
Hình bài 3.27
b. h  34 mm
c. 1,08
Bài 3.27
Nước chảy trong ống dẫn có tiết diện thay đổi (Hình bài 3.27) với Q  9 l s , đường
kính của phần co hẹp d 2  50mm . Hãy xác định:
a. Độ chênh h của ống đo áp nếu đường kính của ống lớn D  75mm .
b. Đường kính của ống lớn D bằng bao nhiêu nếu độ chênh h  1,03m .
Đáp số:
a. h  0,84 m
b. D  100 mm
Bài 3.28
Bỏ qua tổn thất cột nước hãy tính độ chênh áp lực
phù hợp với thay đổi tốc độ và vẽ đường đo áp của đoạn
ống l12  40cm , với u1  2 m s , u 2  20 m s (Hình bài Hình bài 3.28a
3.28).
Đáp số:
1 p 1  2
• 
g x 2 g x
u  
Hình bài 3.28b
px
•  30,2  9,17 x  103,2 x 2
g
Bài 3.29
Vòi phun thẳng đứng có kích thước như hình (Hình bài 3.29). Xác định
a. Lưu lượng vòi phun ?
b. Chiều cao cột nước phun ra đạt được?
Biết rằng: Dòng phun có đường kính bằng 4 cm , tốc
độ phân bố đều, không có ma sát.
Đáp số:
a. v1  0,9736 m / s v2  6,0847 m / s
Q  7,6463 l / s
Hình bài 3.29
b. h  1,887 m

146
Bài 3.30
Dòng nước từ hồ được máy bơm hút
qua đường ống hút có d h  150mm , đẩy lên
cao h  15m qua ống đẩy có d d  150m và
vòi có d v  100 mm như hình bài 3.30. Xác
định năng lượng cần cấp cho máy bơm tạo
ra nếu p tdhut  210,0 KN/m 2 , vr tại vòi là
Hình bài 3.30
6,0 m/s , dòng phun vào không khí
p a  101,3 KN/m 2 , không có ma sát.

Đáp số:
H b  11,3736 m

 QH b
Năng lượng tạo ra:  11,83 kW
10 3
Bài 3.31
Một vòi phun có đường kính D0
và tốc độ v0 phun nghiêng góc a vào
không khí như hình vẽ (Hình bài 3.31).
Xác định độ cao và khoảng cách mà vòi
phun đạt được.
Đáp số: Hình bài 3.31

(v 0 sin  ) 2
h1   0,2548v02
2g

v02 sin 2
l max  2 x 1   0,10194v02 khi   450
g

Bài 3.32

147
Một người cầm vòi phun chữa cháy có d  30mm , cách mặt đất 2m phun lưu
lượng 22,0 l/s vào cửa sổ cao 30m so với mặt đất. Xác định khoảng cách từ vòi phun tới
đường thẳng từ cửa sổ xuống, góc nghiêng  của vòi? Biết rằng

g  9,806 m/s và  0,785 .
4
Đáp số:
x  65,116 m

  56,76 0
Bài 3.33
Bình đựng nước được khoét 2 lỗ ở thành như
hình vẽ (Hình bài 3.33).
3
Tìm y2 sao cho x 2  x1 .
4
Đáp số:
y 2  9,0 m hay 1,0 m

Bài 3.34
Prantơ giới thiệu quy luật thay đổi tốc độ Hình bài 3.33

mặt cắt dòng chảy rối trong ống tròn ở dạng


17
u  umax y r0  , trong đó umax ở trục ống, y là khoảng cách từ thành ống. Xác định động

lượng toàn dòng và hệ số a 0.


Đáp số:
• Tổng động lượng trong một đơn vị thời gian
2
49  60 
bằng  r02   v 2  1,02  r 2 v 2
72  49 
•  0  1,02
Hình bài 3.34
Bài 3.35
Vòi phun cứu hoả có đường kính giảm
nhanh từ 20mm đến 5mm . Tìm lực của vòi tác
dụng vào dòng nước, nếu pd tại mặt cắt 1 là
200 KN/m 2 .
Đáp số: Hình bài 3.35

148
• v1  1,2525 m / s
• Q  3,935.104 m 3 / s
• Fbx  55,439 N
Bài 3.36
Một vòi nước có tốc độ v đập vào tấm chắn thẳng đứng làm tấm di chuyển tốc độ
u. Xác định công của vòi nước vào tấm và hiệu quả của tác dụng (Hình bài 3.36).
Đáp số:
1. Công trong một đơn vị thời gian bằng
lực nhân tố độ c  A V  u2 u
2. Hiệu suất = Công / động năng vòi 
2 Hình bài 3.36
2u  u 
   1      8 27  29,63%
v  v

Bài 3.37
Dòng nước có tốc độ V, diện tích  đập vào
tấm chắn cống đặt trên xe và nghiêng góc a làm xe
chạy với tốc độ u. Tìm biểu thức u  u(t) nếu xe
nặng G và bỏ qua ma sát.
Gợi ý: • Tốc độ tương đối của vòi nước là
( V  u ). Hình bài 3.37

G
• Sử dụng định luật II Niutơn cho gia tốc của xe với M  .
g

Đáp số:
 Bvt  g
u  v  với B  (1  cos  )
 1  Bvt  G

Bài 3.38
Tên lửa nhỏ có trọng lượng ban đầu 2000N được phóng thẳng
đứng. Tên lửa tiêu thụ 4,0 kg/s nhiên liệu và rút không khí ở tốc độ
1000m/s tương đối với tên lửa. Tìm gia tốc ban đầu của tên lửa và tốc
độ của nó sau 10 giây (s), bỏ qua sức cản của không khí (Hình bài
3.38).

149
Hình bài 3.38
Gợi ý: Khối lượng của tên lửa ở thời điểm bất kỳ:
M  M 0  mt

trong đó:

M0- khối lượng ban đầu của tên lửa và nhiên liệu.

m- lượng nhiên liệu bị tiêu hao.


Đáp số:
a  9,81 m/s 2 , sau 10 giây thì v  120,305 m / s

Bài 3.39
Vòi tưới cây như hình vẽ (Hình bài 3.39) với
miệng vòi có d  5mm , phun ra tổng lưu lượng
0,2 l / s . Xác định tốc độ quay của vòi và mômen

hãm vòi ổn định, bỏ qua ma sát.


Hình bài 3.39
Gợi ý: mô men động lượng của chất lỏng rời
khỏi hệ thống bằng không.
Đáp số:
•   10,186 rad/s hay n  97,269 vßng/phót
• Mômen hãm là 0,05093 Nm
Bài 3.40
Vòi phun có diện tích w, phun ra với tốc
độ ur nghiêng với phương tiếp tuyến góc a khi
quay đối xứng quanh trục O bán kính r (Hình bài Hình bài 3.40
3.40).
a. Xác định biểu thức tốc độ góc quay và mô men hãm. Bỏ qua ma sát của trục
quay.
b. Giá trị của biểu thức khi   30 0 , d  50 mm , r  150 mm , ur  6 m / s .
Đáp số:
u r cos  2d 2 2
a.   và M h  ur  r cos 
r 4
b.   34,641 rad/s và M h  18,3647 Nm

150
Hình bài 3.41
Bài 3.41
Hiện tượng nước chảy ở kênh chữ nhật có lưu lượng chảy qua 1m chiều rộng là
q (m 3 /s.m) , tốc độ và độ sâu ở mặt cắt trước và sau nước chảy lần lượt là v1 h1 và v2 h2 .

a. Tìm biểu thức liên hệ giữa h 1, h2 và q, bỏ qua ma sát.


b. Tìm h 2 nếu cho h1  0,5 m; q  4 m 3 /s.m .
Đáp số:
2q 2 h  h  2g 2
a. h1h2 (h1  h2 )  hay 2  1  2   3
g h1  h1  gh1
b. h2  2,316 m
Bài 3.42
Nước nhảy xảy ra ở bậc nước trong 2 trường hợp sau. Chứng minh rằng:
Đối với trường hợp A thì:
2
 h 2 z 
    1
h h1 
Fr 1   1
2
h
2(1  1 )
h2

Đối với trường hợp B thì:


2 2
 h2   z 
    1  
h h1 
Fr21   1  
h
2(1  1 )
h2

v12
trong đó Fr21  , các ký hiệu khác cho
gh1

trong hình vẽ (hình bài 3.42). Hình bài 3.42

151
Chương 4

SỨC CẢN THUỶ LỰC - TỔN THẤT CỘT NƯỚC

4.1 NHỮNG DẠNG TỔN THẤT

Số hạng thứ bảy trong phương trình Becnuli viết cho toàn dòng chảy thực hf là tổn thất
năng lượng của một ñơn vị trọng lượng chất lỏng ñể khắc phục sức cản của dòng chảy trong
ñoạn dòng ñang xét, hay còn gọi là tổn thất cột nước. ðể tiện nghiên cứu, tổn thất ñược chia làm
hai dạng:
• Tổn thất dọc ñường (hd) là tổn thất sinh ra ở trên toàn bộ chiều dài dòng chảy ñều hoặc
không ñều ñổi dần, chẳng hạn tổn thất trong ống thẳng dẫn nước, trong kênh thẳng có mặt cắt
ngang không ñổi.
• Tổn thất cục bộ (hc) là tổn thất sinh ra ở những nơi cá biệt, ở ñó dòng chảy bị biến dạng
ñột ngột, chẳng hạn tổn thất ở những nơi ống cong, mở rộng hay hẹp ñột ngột, nơi có ñặt khoá
nước…
Nếu giả thiết tổn thất hd và hc xảy ra ñộc lập nhau thì hf là:
h f = ∑ hd + ∑ hc (4-1).

Song dù ở dạng nào thì nguyên nhân của tổn thất cột nước cũng do sự ma sát giữa các
phần tử chất lỏng (ma sát trong) sinh ra. Công do lực ma sát này tạo ra biến thành nhiệt năng mất
ñi không lấy lại ñược cho dòng chảy.

4.2 HAI CHẾ ðỘ CHẢY, THÍ NGHIỆM RÂYNÔN


Xét chất lỏng thực, chuyển ñộng trong biên cứng ta thấy:
Tính chất của dòng chảy cũng như trường tốc ñộ và phân phối áp suất khác nhau tuỳ
thuộc vào quan hệ tương ñối của lực nhớt và lực quán tính của dòng chảy. Chính quan hệ ñã
phân chia dòng chảy thành hai chế ñộ khác hẳn nhau khi nghiên cứu:

152
• Chế ñộ chảy tầng.
• Chế ñộ chảy rối, và ñược O.Râynôn(1883) chứng minh bằng thí nghiệm.
4.2.1 Thí nghiệm Râynôn
Thí nghiệm Râynôn ñược mô tả sơ lược (Hình 4-1) bao gồm:
Một ống dài ñường kính không ñổi (T), Một ñầu gắn vào thùng (A), một ñầu có khoá (B)
ñiều chỉnh lưu lượng (từ thùng A) qua ống chảy vào thùng (D). Nước từ ống cấp (C) chảy vào
bình (A). Một ống nhỏ ñựng nước màu (O) có kim dài luồn vào trong ống (T) có khoá (K) ñể
ñiều chỉnh dòng nước màu có tỷ trọng như của nước chảy trong ống (T).

Hình 4-1

Trình tự thí nghiệm: Giữ nước bình A cố ñịnh suốt trong quá trình thí nghiệm. Mở khoá
(B) từ từ ñợi cho dòng chảy trong ống T ổn ñịnh, mở khoá K cho dòng nước màu chảy vào ống,
thấy một dòng màu nhỏ, căng chứng tỏ dòng màu và dòng nước chảy riêng rẽ, không xáo trộn
vào nhau. Mở khoá B từ từ sẽ thấy dòng màu tiếp tục một thời ñoạn nào ñó, khoá mở ñến mức
ñộ nhất ñịnh dòng màu sẽ là hình sóng. Tiếp tục mở, dòng màu bị ñứt ñoạn, sau cùng hòa lẫn
trong dòng nước thành ống nước màu (Hình 4-1a, b, c). Chế ñộ chảy trong ñó các phần tử chất
lỏng chuyển ñộng theo những tầng lớp (không nhất thiết thẳng), không xáo trộn vào nhau ñược
gọi là chế ñộ chảy tầng. ðó là chế ñộ do trao ñổi ñộng lượng phân tử gây ra, ảnh hưởng nhớt là
chính.
Chế ñộ chảy trong ñó chất lỏng chuyển ñộng vô trật tự, hỗn loạn ñược gọi là chế ñộ chảy
rối. ðó là chế ñộ mà lực nhớt giữ vai trò thứ yếu so với lực quán tính của dòng chảy.

153
Làm thí nghiệm ngược lại ñóng khoá B nhỏ dần sẽ thấy dòng nước màu từ từ xuất hiện
rồi rõ dần thành sợi màu tức là dòng chảy lại chuyển từ chảy rối sang chảy tầng.
Trạng thái quá ñộ từ tầng sang rối hoặc từ rối sang tầng gọi là chế ñộ chảy phân giới.
Tương ứng lần lượt có lưu tốc phân giới trên và lưu tốc phân giới dưới ñược ký hiệu là Vktrên
(ñiểm b)và Vkdưới (ñiểm a). Kết quả thí nghiệm trên toạ ñộ Logarit chỉ ra Vktrª n > Vkd−íi và ba khu
vực chảy (chảy tầng dưới ñiểm a, quá ñộ giữa a và b, chảy rối trên ñiểm b).
Với V < Vkd có hd = k 1 v còn V > Vktr có hd = k 2 v m với m = 2 , còn trong khoảng từ

Vkd ÷ Vktr có m = 1,7 ÷ 2,0 (Hình 4-1c).

4.2.2 Tiêu chuẩn phân biệt hai chế ñộ chảy - Tiêu chuẩn Râynôn Re

Từ kết quả thí nghiệm Râynôn ñưa ra một ñại lượng không thứ nguyên ñặc trưng cho chế
ñộ chảy ñược gọi là số Râynôn -Re:
Vd LT −1 L
Re = = = L0 T 0 (4-2)
ν L2 T
ứng với Vkd có Rekd và với Vktr có Rektr
Lùc qu¸n tÝnh khèi l−îng
Re ~
Lùc ma s¸t nhít khèi l−îng
Gọi l là chiều dài ñặc trưng (là ñường kính của ống ñối dòng chảy ñầy ống, là bán kính
thuỷ lực ñối với dòng chảy hở), t là thời gian, thì chiều dài, diện tích, tốc ñộ và gia tốc có thể
biểu diễn qua l và t:
• Thể tích: k 1 l 3

• Khối lượng: ρk 1 l 3

l
• Tốc ñộ của phần tử: k 2
t
l
• Gia tốc của phần tử: k 3
t2
trong ñó k 1 , k 2 , k 3 là hằng số. Theo ñịnh luật II Niutơn,
Lực quán tính:
Fqt = Khèi l − îng × Gia tèc

154
l
= k1 ρl 3 × k 3
t2
2
l 
= k1 k 3 ρl 2  
t 
kk
= 1 2 3 ρl 2 v 2
k
Lực nhớt:
Fnh = øng suÊt tiÕp nhít × diÖn tÝch chÞu øng suÊt

v k
= µ× × k 5 l 2 = 5 µvl
k4 l k4
trong ñó:
µ - hệ số nhớt ñộng lực
Tỷ số
Fqt k1 k 3 k 4 ρl 2 v 2 ρlv vl
= =C =
Fnh k 2 k 5 µvl
2
µ ν
biểu thị số Râynôn.
trong ñó:
µ
ν= - hệ số nhớt ñộng học.
ρ
Thực vậy:
Chế ñộ chảy ứng với Re < Rekd bao giờ cũng là chảy tầng, ứng với Re > Rektr bao giờ

cũng là chảy rối, còn chế ñộ chảy ứng với Re < Rekd < Rektr có thể là chảy tầng hoặc chảy rối vì
dòng chảy rất dễ mất ổn ñịnh, ñó là chảy tầng không bền.
Rõ ràng tiêu chuẩn Râynôn phụ thuộc vào:
Chiều dài ñặc trưng dòng chảy (l), lưu tốc v, ñộ nhớt chất lỏng (v).
Song Rekd ñược thí nghiệm chỉ ra không phụ thuộc vào loại chất lỏng và chiều dài ñặc
trưng, và bằng 2000 trong lúc Rektr tới 50.000 song rất không ổn ñịnh dễ dàng thành chảy rối.
Vậy có thể coi Re ≤ 2000 sẽ có chế ñộ chảy tầng, còn Re ≥ 4000 sẽ có chế ñộ chảy rối
ñối với ống thẳng có ñường kính không ñổi.
ðối với kênh hở bán kính thuỷ lực R ñược thay cho ñường kính ống d nên:
VR
Re R =
ν
d
và Rekd = 500 vì R = và giá trị giới hạn có thể sử dụng tới 300.
4

155
Nhớ rằng cả chảy tầng lẫn chảy rối ñều do tính nhớt gây ra, nếu không có nhớt sẽ không
có cả hai chế ñộ chảy. Song tính nhớt ñược biểu hiện khác nhau trong từng chế ñộ chảy và phải
thể hiện bằng số trong tính toán.

4.3 LỰC MA SÁT VÀ CÔNG THỨC TÍNH TỔN THẤT DỌC ðƯỜNG TRONG DÒNG CHẢY
ðỀU

4.3.1 Những yếu tố ảnh hưởng ñến ứng suất tiếp ở thành rắn trong dòng chảy rối

Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm dòng trong ống tròn cho thấy ứng suất tiếp tại thành
rắn τ 0 phụ thuộc vào lưu tốc trung bình v, ñường kính ống d, khối lượng chất lỏng ρ , hệ số nhớt
µ và ñộ nhám tuyệt ñối của thành rắn ∆ , tức là:
τ 0 = f (v , d , ∆ , ρ , µ )
Theo nguyên tắc ñồng thứ nguyên của Fuariê (1882) ta có:
τ 0 = kv a d b ρ c µ d ∆e (4-3)
trong ñó:
k- hằng số.
a, b, c, d, e là những số mũ chưa biết
gọi
M- khối lượng
L- chiều dài
T- thời gian thì (4-3) ñược viết ở dạng thứ nguyên của từng ñại lượng là:

ML La b M c M d e
= L 3c d d L
T2 Ta L LT
Cân bằng thứ nguyên ñối với từng ñại lượng:
ñối với M : 1 = c + d
ñối với L : −1 = a + b − 3c − d + e
ñối với T : −2 = −a − d
Giải a, b, c theo d và e ñược:
a=2−d c = 1− d b = −d − e
Thay giá trị của a, b và c vào (4-3) biểu thức τ o có dạng:

τ 0 = kv 2− d d − d −e ρ 1−d µ d ∆e

156
hay:
µ d ∆ e 2
τ 0 = k( ) ( ) ρv (4-4)
vdρ d
hay:
vdρ ∆ v 2
τ 0 = f1 ( , )ρ (4-5)
µ d 2
hay:
∆ v2
τ 0 = f 2 (Re, ) ρ (4-6)
d 2
ñặt

ψ = f 2 (Re, ) (4-7)
d
thì (4-6) ñược viết là:
v2
τ 0 = ψρ (4-6a)
2

4.3.2 Phương trình cơ bản của dòng chảy ñều và công thức tính tổn thất dọc ñường trong
dòng chảy ñều

4.3.2.1 Phương trình cơ bản của dòng chảy ñều


Phương trình cơ bản của dòng chảy ñều (dòng chảy ñầy ống và dòng chảy hở) thiết lập
quan hệ phụ thuộc của tổn thất cột nước hf vào lực cản dọc theo chiều dài l của dòng chảy khi
không có lực cản cục bộ ñối
với dòng chảy ổn ñịnh, lưu
lượng Q là hằng số, diện
tích mặt cắt ướt không ñổi.
ðể rút ra phương
trình, ta xét một ñoạn dòng
chảy ñầy ống giữa hai mặt
cắt (1) và (2) có ω và Q là
hằng số và nghiêng với
phương nằm ngang góc a
Hình 4-2a
(Hình 4-2a) chịu các lực:
- Lực khối: G = ρgωl

157
- Lực mặt:
+ Áp lực thuỷ ñộng lên mặt cắt 1 và 2 là
P1 = p1ω P2 = p2ω
pI và p2 là áp suất thuỷ ñộng tại trọng tâm mặt cắt ướt 1 và 2.
+ Áp lực của thành ống PN vuông góc với dòng chảy.
+ Lực ma sát ở thành ống T = τ 0 Pl ,

τ 0 là ứng suất tiếp ở 1 ñơn vị diện


tích bề mặt thành ống còn P là chu vi ướt
(Hình 4-2b).
Viết phương trình ñộng lượng cho
thể tích ñoạn dòng ñang xét dọc theo
Hình 4-2b
phương chảy ta có:
P1 − P2 + G sin α − T = 0 (4-8)
Q
Vế phải bằng không vì dòng chảy là dòng chảy ñều v1 = v 2 = nên sự thay ñổi ñộng
ω
lượng
ρQ(α 02 v2 − α 01 v1 ) = 0
Thay các giá trị của P1, P2, G, T và sina vào (4-8) thì (4-8) ñược viết lại là:
z1 − z 2
p 1ω − p 2ω + ρgωl = τ 0 Pl (4-8a)
l
trong ñó
z1 − z 2
sin α =
l
Chia hai vế (4-8a) cho trọng lượng G = ρgωl của thể tích ñoạn dòng ñang xét, sau khi
sắp xếp lại ta có:
 p   p 
 z1 + 1  −  z 2 + 2 
 ρg   ρg  τ 0 p
= (4-8b)
l ρ gω
Vế trái của (4-8b) là ñộ dốc ño áp Jp của ñoạn dòng chảy ñều, và là hằng số vì lực cản
dọc theo chiều dài là hằng số, do vậy:
τ0 p τ
Jp = = 0 (4-8c)
ρgω ρgR

158
ω
trong ñó R = là bán kính thuỷ lực của mặt cắt ướt.
p
Dạng khác của (4-8c) là:
τ 0 = γRJ (4-8d)
Phương trình (4-8c) hay (4-8d) gọi là phương trình cơ bản của dòng chảy ñều. Trong
αv 2
dòng chảy ñều v và là hằng số, do ñó ñường năng lượng song song với ñường ño áp làm
2g
cho ñộ dốc năng lượng bằng ñộ dốc ño áp:
J = Jp (4-9)

ðối với dòng chảy hở ta còn có ñộ dốc ñáy i bằng ñộ dốc ño áp và ñộ dốc năng lượng:
J = Jp = i (4-9a)

Hai phương trình (4-9) và (4-9a) cũng ñược gọi là phương trình dòng chảy chuyển ñộng
ñều:
4.3.2.2 Công thức tính tổn thất dọc ñường trong dòng chảy ñều
Trong dòng chảy ñều có:
τ 0 = γRJ (4-8d)

hd
Biết rằng J = nên
l
hd
τ 0 = ρgR (4-10)
l
Cân bằng (4-10) với (4-6a) ta có:
l v2 l v2
hd = ψ =ψ (4-11)
R ρg R 2g
2
ρ
d
trong ống tròn R = nên tổn thất dọc ñường ñối với ống tròn là:
4
l v2
hd = 4ψ (4-11a)
d 2g
ðặt 4ψ = λ hay ƒ thì (4-11a) ñược viết là:

l v2
hd = λ (4-12)
d 2g

159
v2
Công thức (4-12) chỉ ra tổn thất dọc ñường tỷ lệ với cột nước tốc ñộ và do ðácxy tìm
2g

ra 1856, trong ñó λ là hệ số ma sát không thứ nguyên, xác ñịnh chủ yếu bằng thí nghiệm

λ = f (Re, ) .
d
Dạng khác của (4-10) là:
l 4τ l
hd = τ 0 = 0 (4-10a)
ρgR ρgd
So sánh (4-12) với (4-10a) cho thấy:
λ
τ0 = ρv 2 (4-13)
8
Công thức (4-13) chỉ ra ứng suất tiếp trung bình tại thành rắn tỷ lệ trực tiếp với tốc ñộ
λ v2
trung bình bình phương.Viết lại (4-13) ở dạng: τ 0 = ρ (4-13a) thì ứng suất tiếp trung bình
4 2
tại thành rắn tỷ lệ trực tiếp với ñộng năng trung bình của một ñơn vị khối lượng chất lỏng. Vậy λ
phải phụ thuộc vào các yếu tố mà các yếu tố này có ảnh hưởng tới ứng suất tiếp trung bình τ 0 tại
thành rắn.
ðể tiện dùng cho mặt cắt ướt không tròn, ñường kính d ñược thay bằng bán kính thuỷ lực
ω
R theo quan hệ d = 4 R với R =
χ

l v2
hd = λ (4-14)
4R 2g
Công thức tính tổn thất dọc ñường (4-12) và (4-14) dùng cho cả dòng tầng lẫn dòng rối
và gọi chung là dòng chảy ñều.

4.4 CHẾ ðỘ CHẢY TẦNG TRONG ỐNG

ðây là trạng thái ñặc trưng bởi Re d ≤ 2000 hay Re R < 300 − 500 , nói chung ít gặp trong
thực tế, nó chỉ xuất hiện trong ống dầu của máy, trong dòng ngầm... Nhiều vấn ñề chảy tầng có
thể hoàn toàn giải quyết bằng lý luận do vậy cần ñược nghiên cứu trước ñể so sánh mà hiểu rõ
hơn về dòng chảy rối khi nghiên cứu dòng rối.

160
4.4.1 Phân bố ứng suất tiếp

Ứng suất tiếp biến thiên theo quy luật bậc nhất trên mặt cắt ống, ở tâm ống ( r = 0) ứng
suất tiếp bằng không, ở thành ống (r = r0 ) ứng suất tiếp có trị số cực ñại (τ 0 ) Hình (4-3):

r
τ = τ0 (4-15)
r0

d ro
Thật vậy từ (4-8c) thay R= = thì
4 2
2τ 0
Jp = (*) là ñộ dốc của lớp chất lỏng tại thành.
ρgr0
ðối với lớp có bán kính r thì ứng suất tiếp là t, ñộ
p Hình 4-3
cao ño áp z + = const , ñộ dốc ño áp J p thể hiện sự
γ
p 2τ
giảm trị số ( z + ) theo chiều dài, nên cũng là hằng số, do ñó J p = (**). Cho (*) bằng (**)
γ ρgr
thì biểu thức (4-15) ñược chứng minh.

4.4.2 Phân bố lưu tốc

Trong trạng thái chảy tầng ứng suất tiếp chỉ do tính nhớt của chất lỏng sinh ra, ñược xác
ñịnh theo công thức Niutơn viết trong trường hợp này là:
du
τ = −µ (4-16)
dr
Mặt khác trong dòng ñều, từ (4-8d) ta
có:
r
τ = γJ (4-17)
2
Kết hợp (4-16)và (4-17), tiến hành tích Hình 4-4
phân và chú ý rằng ở thành ống ( r = r0 ) có

u = 0 , sau khi sắp xếp ta có:


γJ 2
u= (r0 − r 2 ) (4-18)

Theo (4-18) thì quy luật phân bố tốc ñộ trên mặt cắt ướt của dòng chảy tầng phù hợp với
quy luật parabol (Hình 4-4), ở tâm ống ( r = 0) thì tốc ñộ umax ñược viết là:

161
γJ 2
u max = d (4-19)
16 µ
Kể ñến (4-19) thì (4-18) ñược viết lại:
r
u = u max [1 − ( ) 2 ] (4-18a)
r0

4.4.3 Lưu lượng và lưu tốc trung bình

Lưu lượng của dòng chảy tầng trong ống tròn tỷ lệ với ñộ dốc thuỷ lực J tỷ lệ bậc 4 với
ñưòng kính (hoặc bán kính), thể hiện ñịnh luật poazơ (1840).
Biết lưu lượng phân tố: dQ = udω
Diện tích phân tố: dω = 2πrdr
r0

Vậy lưu lượng toàn dòng Q = ∫ dQ = ∫ 2πurdr


ω 0

Thay (4-18) vào và tích phân ta có:


γπ
Q= Jd 4 = MJd 4 (4-20)
128µ
Biểu thức (4-20) chỉ ra ñối với dòng chảy tầng trong ống tròn lưu lượng tỷ lệ bậc nhất ñối
d
với ñộ dốc thuỷ lực J, bậc 4 với ñường kính d hay bán kính ống r0 = , trong ñó
2
γπ
M =
128µ
chỉ phụ thuộc vào loại chất lỏng.
thay (4-19) vào (4-20) thì lưu lượng là:
u max
Q = πr0
2
(4-20a)
2
Lưu tốc trung bình:
Q u max
v= = (4-21)
ω 2
Vậy là trong dòng chảy tầng lưu tốc trung bình bằng một nửa lưu tốc cực ñại.

4.4.4 Tổn thất dọc ñường

162
Trong dòng chảy tầng trong ống tròn tổn thất (cột nước) dọc ñường tỷ lệ bậc nhất với tốc
ñộ trung bình dòng chảy.
hd
Thật vậy: Thay (4-19) vào (4-21) và nhớ rằng J = , sau khi sắp xếp lại ta có:
l
32µl
hd = v = Av (4-22)
γd 2
trong ñó:
32µl
A=
γd 2
không phụ thuộc vào tốc ñộ trung bình mặt cắt v.
v2
Do tổn thất biểu thị qua cột nước lưu tốc: nên ta có (4-22) ñược viết là:
2g

64 l v 2
hd = (4-22a)
Re d 2 g
hoặc:
l v2
hd = λ (4-22b)
d 2g
trong ñó:
64
λ=
Re
chỉ phụ thuộc vào số Râynôn ñược gọi là công thức ðácxy.

4.4.5 Hệ số α trong ống chảy tầng

Biết rằng:
r0
r2 3
∫ u dω ∫ (1 − ) 2πrdr
3 3
umax
ω r02
α= = 0


3
umax 3 2
( ) πr0
2
r0 r0 r0 r0

16( ∫ r06 rdr − ∫ 3r04 r 3 dr + ∫ 3r02 r 5 dr − ∫ r 7 dr )


= 0 0
8
0 0

r
0
8 8 8
16 r 3r 3r r08
= ( − +0
− )=2
0 0

r08 2 4 6 8

163
4.4.6 Dòng chảy tầng là chuyển ñộng xoáy

Thực vậy theo ñịnh nghĩa của chuyển ñộng xoáy ta có:

ux = u uy = uz = 0 r = y 2 + z2

Vậy là

ux = u =

[
γJ 2
]
r0 − ( y 2 + z 2 )

Các thành phần của véc tơ góc quay là:


ωx = 0

1  ∂u ∂u  γJ u 
ωy =  x − z  = − z = − max z
2  ∂z ∂x  4µ 2
r0 
 (4-24)
1  ∂u y ∂u x  γJ umax 
ωz =  − =+ y= 2 y
2  ∂x ∂y  4µ r0 

Tốc ñộ quay
umax umax
ω = ωy2 + ωz2 = z2 + y2 = r (4-25)
r02 r02

Tốc ñộ góc quay lớn nhất ñạt ñược ñối với phần tử chất lỏng ở thành ống khi r = r0 tức
là:
u max
ω max =
r0
tại trục ống r = 0 và ω = 0
Vậy là ω ≠ 0 và dòng chảy tầng là chuyển ñộng xoáy.
Phương trình vi phân của chuyển ñộng xoáy là:
γJ
( ydy + zdz ) = 0

Tích phân ta ñuợc:
y2 + z2 = C (4-25a)
Như vậy, ñường xoáy là những ñường tròn ñồng tâm với trục ống.

4.4.7 Phân phối áp lực thuỷ ñộng trong dòng chảy song song chảy ñều

164
Xét ñoạn dòng chảy nằm ngang chịu lực duy nhất là trọng lực (Hình 4-5) ta thấy thành
phần của trọng lực trên các trục tọa ñộ là: X = Y = 0 , Z = + g . Trong chuyển ñộng ñều thì

u y = uz = 0 , ux = u = const . Thay các giá trị này vào phương trình Ơle ñộng sẽ ñược:

∂p
=0
∂x
∂p
=0
∂y
còn
∂p
= ρg = γ
∂z Hình 4-5
hay
dp
=γ (4-26)
dz
hay
dp = γdz
Tích phân (4-26):
p z
∫p0
dp = γ ∫ dz
0

ta ñược
p = p 0 + γz (4-27)
Vậy là trong dòng chảy ñều áp lực thuỷ ñộng phân bố theo quy luật thuỷ tĩnh.

4.5 SỰ QUÁ ðỘ TỪ CHẾ ðỘ CHẢY TẦNG SANG CHẢY RỐI

Phần này không ñề cập ñến nguồn gốc của dòng chảy rối mà chỉ nói riêng sự quá ñộ từ
dòng tầng sang dòng rối. Khi dòng chảy có Re > Re k thì các lớp chất lỏng chảy tầng không bền
vững, chỉ cần một xáo ñộng nhỏ sẽ chuyển sang dòng chảy rối. Quá trình ñược giải thích sơ lược
như sau:

Hình 4-6. Xoáy hình thành trên sóng ở bề mặt mất liên tục

165
Do có một xáo ñộng nào ñó làm uốn khúc nhẹ nhàng một ñường dòng tạo thành một loạt
ñỉnh lồi và ñáy lõm (Hình 4-6). Việc áp dụng phương trình Bécnuli chỉ ra áp suất lớn ở mặt lõm
của mỗi ñỉnh sóng, còn phía mặt lồi có áp suất nhỏ. Quá trình này tiếp tục phát triển, kết quả là
bề mặt sóng mất ổn ñịnh tạo ra ñỉnh nhọn, cuộn lại thành xoáy riêng lẻ, bứt vô hướng vào dòng
chảy, phân chia thành vô số xoáy nhỏ. Nhìn chung các xoáy không duy trì mà ñều phân rã và
chảy xuôi dòng. Vấn ñề này ñược giải quyết bằng một số lý thuyết nhiễu ñộng nhỏ hay ổn ñịnh.
Những yếu tố ảnh hưởng tới tính bền vững của lớp chảy tầng là:
du
• Gradien lưu tốc
dy
• Khối lượng ñơn vị ρ và ñộ nhớt của chất lỏng µ , khoảng cách từng lớp xét ñến thành.
Theo H. Raoxơ chỉ tiêu bền vững cho lớp mỏng chảy tầng ζ là:
du
ρy 2
dy
ζ = (4-28)
µ
du
Hiển nhiên khi y = 0 và = 0 ở tâm dòng thì ζ = 0 , tương tự như số Râynôn, ζ càng
dy
lớn càng kém bền vững. Như vậy tồn tại một ζ ở khoảng cách y nào ñó sự bền vững của lớp
chảy tầng là kém nhất.

4.5.1 Tính y

Xét dòng chảy trong ống tròn có quy luật phân bố lưu tốc theo (4-18), lấy ñạo hàm (4-18)
theo y, với chú ý r = r0 − y thay vào (4-28) thì (4-28) ñược viết là:

γρJ 2
ζ = y (r0 − y ) (4-28a)
2µ 2

Lấy ñạo hàm của (4-28a) theo y, ñặt = 0 và giải ra ta ñược:
dy
2
y = r0 (4-29)
3
2
Vậy tại nơi cách thành rắn r0 lớp chất lỏng chảy tầng có khuynh hướng sinh ra những
3
xoáy ñầu tiên.

4.5.2. Tính ζ max và ζ k

166
Thay vào (4-29) vào (4-28a) sẽ cho giá trị ζ max

2 γJ 3
ζ max = ρ r0 (4-30)
27 µ 2
γJ 2
Thay v = r0 vào (4-30) ta ñược

8
ζ max = Re
27
Biết rằng Re = 2000 vậy
8
ζ k = ζ max = × 2000 = 592,6 = 593
27
ðiều này muốn nói: chỉ cần một xáo ñộng nhỏ từ bên ngoài khi ζ > ζ k = 593 sẽ làm cho
dòng chảy tầng chuyển sang chảy rối.

4.6 NGUỒN GỐC CỦA RỐI VÀ ỨNG SUẤT TIẾP


4.6.1 Nguồn gốc của rối
Thí nghiệm Râynôn chỉ ra dòng chảy rối là kết quả phá vỡ dòng tầng thành các xoáy
choán ñầy ống với chuyển ñộng dao ñộng không ñều ñặn... chẳng hạn xoáy hình thành ở bề mặt
tiếp xúc hai lớp chất lỏng do có sự khác biệt về tốc ñộ giữa hai lớp kề nhau, do biến dạng ñột
ngột hay gián ñoạn của thành rắn, hoặc dòng chảy bao quanh vật rắn, hoặc do xuất hiện gradien
tốc ñộ khi không có thay ñổi của thành rắn theo phương dòng chảy (Hình 4-7).

Hình 4-7. Hình thành xoáy


a. Qua ñỉnh nhọn b. Vật thể dựng ñứng
c. Dọc theo ñuôi nhọn d. Bao theo mặt cong tạo ra vùng tách dòng
4.6.2 Lưu tốc năng lượng và tính liên tục trong dòng chảy rối

167
Cơ chế chuyển ñộng của dòng rối thật quá phức tạp so với dòng chảy tầng. Môi trường
dòng chảy ñược coi như choán ñầy các phần tử chất lỏng chuyển ñộng hỗn loạn, nói chung có xu
thế xuôi dòng, tốc ñộ tại một ñiểm luôn thay ñổi cả về trị số và phương hướng, thật khó mô tả
chính xác. Do bản chất rời rạc nên nó ñược xem như tập hợp các tính chất mang tính chất thống
kê.
4.6.2.1 Lưu tốc thực, lưu tốc trung bình thời gian, lưu tốc mạch ñộng
Hiển nhiên lưu tốc ở một ñiểm luôn thay ñổi cả về trị số và phương hướng theo thời gian
(Hình 4-8a), chỉ riêng thành phần ux dọc theo trục dòng chảy (Hình 4-8b) cũng là một ñường
dích dắc khá phức tạp không thể biểu diễn bằng phương trình cụ thể. Song nếu xét trong thời

gian ñủ dài Tx thì ux cũng có quy luật, tăng giảm xung quanh giá trị không ñổi u x - lưu tốc trung
bình thời gian. Như vậy theo phương pháp thống kê ta có:

Hình 4-8
a. Lưu tốc ở một ñiểm b. Thành phần lưu tốc theo phương X
Lưu tốc tức thời hoặc lưu tốc thực là lưu tốc trung bình thời gian cộng với thành phần
thay ñổi không ngừng xung quanh giá trị trung bình thời gian - mạch ñộng lưu tốc. Theo ba trục
tọa ñộ ta có các thành phần lưu tốc là:
ux = ux + u,x

uy = uy + uy
,
(4-31)

uz = uz + uz
,

trong ñó:
1 T
T ∫0
ux = u x dx (4-32)

Tương tự cho u y , u z còn


T
1 ,
T ∫0
u x, = u x dt = 0 (4-33)

168
Thực vậy theo (4-31) ta tìm ñược giá trị trung bình thời gian của ux dọc trục x là:
1 T 1 T 1 T

T 0
u x dt = ∫ u x dt + ∫ u x, dt
T 0 T 0
hay
1 T ,
T ∫0
u x = u x, + u x dt

, ,
do ñó u x, ≡ 0 , tương tự ta có u y = u x ≡ 0 . Cùng với hiện tượng mạch ñộng lưu tốc, ñộng

áp lực cũng có hiện tượng mạch ñộng, tức là:


P = P + P, (4-34)
biểu thị sự thay ñổi không ngừng của mực nước trong ống ño áp xung quanh trị số trung
bình thời gian.
ðể tiện nghiên cứu quy luật của dòng rối Râynôn (1895) và Buxinetscơ (1897) ñề nghị
thay dòng chảy thực bằng dòng chảy trung bình thời gian (dòng tưởng tượng). Nếu u không phụ

thuộc thời gian t sẽ có dòng trung bình thời gian ổn ñịnh (Hình 4-8c), còn u phụ thuộc thời gian t
cho dòng thời gian không ổn ñịnh (Hình 4-8d).

Hình 4-8
c. Ổn ñịnh d. Không ổn ñịnh
Cho tới ñây ñã có bốn khái niệm về lưu tốc ñược nêu ra:
• Lưu tốc thực.
• Lưu tốc trung bình thời gian u .
• Lưu tốc mạch ñộng u '
• Lưu tốc trung bình mặt cắt v.

trong ñó u và v ñều là các lưu tốc tưởng tượng.


4.6.2.2 Năng lượng của dòng rối
ðộng năng của dòng rối biểu thị bằng ñộng năng ñơn vị (là ñộng năng trung bình của một
ñơn vị trọng lượng chất lỏng):

169
1
K e = ( u x, 2 + u y, 2 + u z, 2 ) (4-35)
2
Cường ñộ rối trung bình thông qua ñộ lệch bình phương trung bình:

1 T
u x, 2 =
T ∫0
u , 2 dt (4-36)

ðối với u x, dọc theo phương trục 0x, ta có cường ñộ rối theo phương trục x.

Tương tự cho u ,y và u z, dọc theo trục 0y và 0z có cường ñộ rối theo phương y và z.

Hình 4-9 Cường ñộ rối và ứng suất tiếp rối ñối với rối chảy ñều
a. Cường ñộ rối b. Ứng suất tiếp c. Phân phối năng lượng của dòng rối

170
Cường ñộ rối không thứ nguyên ứng với hai trị số Re ( 5.10 4 và 5.105 ) ñối với dòng chảy
rối trong ống ñã phát triển ñầy ñủ ñược ño và cho ở fình 4-9a. Cường ñộ rối theo phương ngang
u ,y và u z, không những nhỏ thua u x, mà còn khá gần nhau.

u x, u ,y
Hình 4-9b chỉ ra ứng suất tiếp rối không thứ nguyên ñối với cùng trị số Re như ở
u*2
hình 4-9a.
Phân bố năng lượng trong quá trình chuyển cơ năng thành nhiệt năng và thành năng
lượng rối của dòng trung bình thời gian (Hình 4-9c).
Theo Râynôn ñối với dòng chảy trong ống ta có phương trình chuyển hoá cơ năng:
r du du du
τ 0 x = ρ u x, u ,y x − µ ( x ) 2 (4-37)
r0 dr dr dr
Gọi y là khoảng cách từ thành rắn ñến lớp chất lỏng ñang xét:
y = r0 − r
Căn cứ vào phân tích và kết quả ñã nêu ta có thể có một số nhận xét sau:
• Cường ñộ rối gần tâm ống là như nhau ñối với mọi thành phần lưu tốc.
• Ứng suất tiếp lớn nhất ở gần thành rắn, còn tâm ống bằng không.
• Chuyển hóa năng lượng rối ñạt giá trị lớn nhất ở nơi có:
u∗ y
= 12
ν
rất gần ñỉnh của lớp mỏng chảy tầng
4.6.2.3 Tính liên tục của dòng rối
Tính liên tục thể hiện bằng phương trình vi phân liên tục. Sử dụng (4-31) ta có:

∂(u x + u x, ) ∂(u y + u y ) ∂(u z + u z, )


,

+ + =0
∂x ∂y ∂z
hoặc

∂u x ∂u y ∂ u z ∂u x, ∂u y ∂u z,
,

+ + + + + =0
∂x ∂y ∂z ∂x ∂y ∂z
Lấy trung bình từng số hạng ta có:

∂u x, ∂u y ∂ u z,
,

+ + =0
∂x ∂y ∂z
Vì vậy:

171
∂u x ∂u y ∂u z
+ + =0 (4-38)
∂x ∂y ∂z

∂u x, ∂u y ∂u z,
,

+ + =0 (4-39)
∂x ∂y ∂z
Vậy là cả hai thành phần trung bình thời gian và thành phần rối phải thỏa mãn phương
trình liên tục.

4.6.3 Ứng suất tiếp trong dòng chảy rối

Sự xáo trộn của các phần tử chất lỏng có thể xem như sự xáo trộn của các lớp chất lỏng
tưởng tượng, như vậy giữa chúng có sự trao ñổi ñộng lượng và do ñó xuất hiện ứng suất tiếp rối
giữa chúng. ðịnh lý biến thiên ñộng lượng.

Theo Buxinétscơ (1887):


du
τr = η (4-40)
dy
η - hệ số nhớt rối, phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc dòng chảy.
Năm 1895 Râynôn chứng minh rằng:

τ r = − ρu x, u ,y (4-41)

Cả hai (4-40) và (4-41) chưa giúp giải quyết


phân bố lưu tốc tại mặt cắt ngang. Phải ñợi ñến Pơrantơ
(1926) mới cho cách giải thích tương ñối ñầy ñủ.
Hình 4-10 cho thấy các phần tử chất lỏng luôn
mạch ñộng với lưu tốc u ,y ra vào qua mặt phân chia hai

lớp chất lỏng. Phần tử lớp 1 có u lọt vào hẳn lớp 2 sẽ


Hình 4-10
du ,
có lưu tốc là: u + l ñồng thời khối lượng chất lỏng
dy
chuyển qua trong thời gian ∆t là:
∆m = ρ ∆ω u ,y ∆t

Do vậy ñộng lượng lớp 2 thay ñổi là:

172
du , du ,
∆K = ∆m l = ρ ∆ω u ,y ∆t l
dy dy
Biến thiên ∆K phải cân bằng với xung lực ∆T tác dụng lên ∆ω trong thời gian ∆t :
∆T = τ r ∆ω ∆t
Do ñó ta có lượng ứng suất tiếp dọc theo trục x trên mặt phân chia hai lớp khi chất lỏng
chuyển ñộng dọc theo trục x, có mạch ñộng ngang ở mặt vuông góc với trục x:
du
τ r = ρ uy, l , (4-42)
dy
So sánh (4-42) và (4-41) cho thấy:
du
u x, = l , (4-43)
dy

Giả sử ñộ lớn của u ,y = k u x, tức là:

du
u ,y = kl , (4-44)
dy
Thay (4-44) vào (4-42) ta ñược:
du 2
τ r = ρ k l ,2 ( ) (4-45)
dy
hoặc:
du 2
τr = ρ l2( ) (4-46)
dy

Với l 2 = k l , 2 và l ñược gọi là ñộ dài ñường xáo trộn của hai lớp chất lỏng.
So sánh (4-46) và (4-40) cho thấy:
du
η = ρ l2 (4-47)
dy
Tổng quát ta có ứng suất tiếp trong dòng rối gồm: ứng suất tiếp do trao ñổi ñộng lượng
rối và ứng suất nhớt (nội ma sát) của các phần tử chất lỏng và giữa chất lỏng với thành rắn tạo ra:
du du
τ = τt + τ r = µ + ρ l 2 ( )2 (4-48)
dy dy
Biểu thức (4-48) sẽ ñược sử dụng ñể tìm τ và quy luật thay ñổi tốc ñộ mặt cắt nếu biết
l = l ( y ) , song thật khó có khả năng áp dụng cho dòng chảy trong trường hợp chung.
Cácman (1936) cho rằng ñộ rối của các ñiểm khác nhau là do ñộ dài và thời gian ñã rút
ra:

173
du 4
( )
dy
τr = ρ κ 2
(4-49)
d2u
( 2 )2
dy
So sánh (4-46) ta thấy:
du
dy
l =κ 2 (4-50)
d u
dy 2
κ không phải là hằng số trên toàn mặt cắt. Theo Ph.A.Sevelev thì:
κ = 0,337 d −0,08

4.6.4.Lớp mỏng chảy tầng, thành trơn và thành nhám thủy lực

Hiển nhiên không phải toàn bộ mặt cắt của dòng chảy là dòng chảy rối mà dòng chảy
ñược phân chia thành hai phần chủ yếu là lõi rối và lớp mỏng chảy tầng sát thành rắn (Hình 4-
11). Do tính nhớt, chất lỏng bám sát vào thành rắn, do vậy chất lỏng chuyển ñộng không trượt
du
với thành rắn mà ñược trượt lên nhau theo từng lớp tưởng tượng. Sát thành rắn gần như
dy
ñường thẳng, tức là trong lớp mỏng chảy tầng δ t .
Ta có:
ut du
=
δt dy
Theo (4-15) ta có:
r0 − y
τ = τ0 ( ) ≈ τ0
r0
Biết rằng:
du u
τ0 = µ = ρν t
dy δt
ðặt:
τ0 Hình 4-11. Trạng thái chảy rối
u*2 = trong ống
ρ
hoặc

174
τ0
u* = (4-51)
ρ
u* ñược gọi là tốc ñộ ñộng lực vì có thứ nguyên của tốc ñộ ( m / s ) do ñó:

ut
δt = ν
u*2
hoặc:
ut u*δ t
= =N
u* ν
ut
Tương tự Râynôn, tỷ số = N ñược gọi là số Nicuratsơ, N dao ñộng từ 10, 5 ñến 11, 1
u*
nếu lấy N = 10,6 thì
10,6ν
δt = (4-52)
u*

hd λ v 2
Thay u* = gRJ ở trong dòng ñều và J = = vào biểu thức (4-52) thì δ t ñược
l d 2g
viết lại:
30d
δt = (4-53)
Re λ
Chiều dày δ t và các khu vực khác nhau trong dòng chảy rối ñược thể hiện ở hình 4-12a,
4-12b.

Hình 4-12. Các khu vực hình bao tốc ñộ


a. Gần tới thành rắn hình bao tốc ñộ trệch khỏi phương trình logarit
b. Với thành nhám u tuân theo quy luật logarit tới thành nhám

175
Chiều dày δ t rất quan trọng trong phân biệt thành rắn là thành trơn thủy lực hay thành
nhám thủy lực.
Các mấu nhám của thành rắn do quá trình thi công, chế tạo tạo ra. Nếu δ t lớn hơn bề dày

mấu nhám D, (δ t > 4∆) , che phủ các mấu nhám, làm cho dòng chảy không qua lại trực tiếp với
mặt nhám, tổn thất cột nước không phụ thuộc vào ñộ nhám của thành - thành như vậy gọi là
thành trơn thủy lực (Hình 4-13a).
1
Nếu δ t nhỏ thua bề dày các mấu nhám D, (δ t < ∆) , mấu nhám nhô ra khỏi lớp mỏng
6
chảy tầng, dòng chảy rối qua lại trực tiếp với các mấu nhám - thành này ñược gọi là thành nhám
thủy lực (Hình 4-13b).
Như vậy, thành trơn
và nhám là khái niệm thủy
lực, không phải hình học ñơn
thuần, và cũng chỉ là khái
niệm tương ñối vì trạng thái
Hình 4-13. Thành trơn và thành nhám thuỷ lực
chảy phụ thuộc vào số Re.

4.6.5 Phân bố lưu tốc trong dòng chảy rối

Sử dụng biểu thức (4-46) viết cho ống tròn có bán kính r0 :

τ du
=l (4-54)
ρ dy
Tuy chiều dài ñường xáo trộn còn là vấn ñề cần tiếp tục làm rõ hơn, song có thể dùng k
như là hằng số l = κy thì biểu thức (4-54) ñược viết:

du
u* = κy (4-55)
dy

Sắp xếp lại và tích phân ta ñược:


u*
u= ln r0 + C1 (4-56)
κ
tức là phân bố lưu tốc theo quy luật Logarit của khoảng cách y từ thành rắn, ở trục ống
y = r0 nên có:

176
u*
umax = ln r0 + C1 (4-57)
κ
Kết hợp (4-56) và (4-57) sau khi sắp xếp ta có:
umax − u 1 r0
= ln (4-58)
u* κ y

Biểu thức (4-58) biểu thị quy luật phân bố Logarit của ñộ hụt lưu tốc tương ñối, nó không
phụ thuộc vào lưu lượng và tính chất của thành rắn. Song ñể hiểu rõ các quy luật phân bố của
dòng chảy rối ta hãy xét cụ thể cho thành trơn và nhám thủy lực.
4.6.5.1 Thành trơn thủy lực
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, dòng chảy rối chia làm ba khu vực tùy thuộc vào ñộ lớn của
u* y
.
ν
u* y
• Lớp mỏng chảy tầng sát thành rắn: 0 < <4
ν
u* y
• Khu vực quá ñộ: 0 < < 30 ÷ 70
ν
ở ñây τ t và τ r có cùng ñộ lớn.

u* y y
• Khu vực rối: > 30 ÷ 70 , < 0,20
ν δ
du
Thật vậy, ở thành rắn có một vùng, ở ñây gần như thẳng và τ chủ yếu do µ sinh ra, ở
dy
ñấy cũng xuất hiện dao ñộng không gian của lưu tốc và xuất hiện xoáy rời rạc bứt vào dòng
chảy, song năng lượng dao ñộng bằng không và dòng trung bình là dòng chảy tầng - lớp mỏng

chảy tầng, ở ñấy quan hệ giữa τ và u phụ thuộc vào mật ñộ và ñộ nhớt của chất lỏng thể hiện
u u y
bởi ñẳng thức: = f( * ) (4-59)
u* ν

Hình 4-14. ðường cong tốc ñộ thể hiện quy luật của thành rắn

177
và hình 4-14.
∂u
Trong lớp mỏng chảy tầng có: u ≡ u và ≈ const
∂y
Vì vậy:
∂u u
τ ≈ τ0 = µ ≡µ
∂y y =0
y

Nên (4-59) là:


u u* y
= (4-59a)
u* ν
u* y
Cho rằng chiều dày của lớp mỏng chảy tầng là y và tại = 4 thì
ν
4ν 4 8d
δ t* = = (4-60)
λ Re λ
v
8
hay

δ t* 4 8 4C
= = (4-60a)
d Re λ Re g

δ t*
Biểu thức (4-60a) chỉ ra giảm khi Re tăng, chứng tỏ dòng chảy càng rối thì lớp mỏng
d
chảy tầng sát thành rắn càng giảm.
Trong khu vực rối sát thành rắn, ở ñó:

du du
τ 0 = τ r = ρl 2
dy dy

mà ta ñã rút ra ñược quy luật (4-56), (4-58) về sự thay ñổi tốc ñộ mặt cắt trong dòng chảy
rối
u 1
= ln y + C1
u* κ
theo công thức (4-56a).

Mở rộng quy luật này tới thành rắn sẽ cho y = y , ở nơi u = 0 . ðiểm này ∈ ν và τ 0 , cho

ν
y , tỷ lệ với - là chiều dài ñặc trưng thì:
u*

Tại u = 0 ta có:

178
1 1 ν
C1 = − ln y , = C 2 − ln (4-61)
κ κ u*
Thay (4-61) vào (4-56a) và thay ln = 2,3 lg ta ñược:

u 2,3 u* y
= lg( ) + C2 (4-62)
u* κ ν
Nhiều nghiên cứu chỉ ra κ thay ñổi trong phạm vi từ 0,36 ÷ 0,435 .
Thay κ = 0,4 và C2 = 5,5 vào (4-62) ta có:

u u y
= 5,75 lg( * ) + 5,5 (4-62a)
u* ν
Trong vùng lõi rối (4-58) ñược viết lại khi thay κ = 0,4 và ln = 2,3 lg :

umax − u r
= 5,75 lg 0 (4-62b)
u* y
Biểu thức (4-62b) ñược minh họa bằng kết quả thí nghiệm của Nicuratsơ ở hình 4-15.
Chú ý (4-61) và (4-62a, b) áp dụng cho cả thành trơn lẫn thành nhám thủy lực của dòng
chảy trong ống ñã phát triển rối ñầy ñủ. Kết quả nghiên cứu của Pơrantơ, Karman và Shevêlép
thì
umax − v 1,5
= ≈ 3,75
u* κ
do ñó
umax = v + 3,75u*
hay

umax = v(1 + 1,33 λ )

Hình 4-15

179
v λ
trong ñó: u* =
8
khi λ = 0,013; ...; 0,05 thì

umax
= 1,15; ...; 1,3 < 2 (ñối với dòng tầng thì tỷ số này bằng 2)
v
Ngoài quy luật Logarit còn thông dụng
quy luật hàm số mũ thay ñổi theo số Re (Hình
4-16a)
u y
= ( )1/ n (4-63)
umax r0
dẫn ñến:
v 2n 2
= (4-64)
umax ( n + 1)( 2 n + 1)
với n ∈ Re có thể tra bảng 4.1 theo số Hình 4-16a
liệu của Nicuratsơ.
BẢNG TRA n ∈ Re
Bảng 4.1

Re 4×103 2, 3×104 1, 1x105 1, 1×106 2×106 3,2×106


n 6, 0 6, 6 7, 0 8, 8 10 10
v
0, 791 0, 806 0, 817 0, 853 0, 865 0, 865
umax

Theo bảng khi Re thay ñổi từ 10 4 ÷ 10 5 có thể lấy n = 7 .


v λ v2 0,3164
Nếu lấy = 0,8 phù hợp với n = 7 và kết hợp τ 0 = ρ với λ = 4 ta ñược
umax 4 2 Re
quan hệ:
umax ur
= 8,74( * 0 )1 / 7 (4-65)
u* ν

Giả thiết umax và r0 có thể thay bằng u và y ta sẽ ñược quy luật hàm số mũ của phân
phối lưu tốc:
u u y
= 8,74( * )1 / 7 (4-66)
u* ν

180
4.6.5.2 Ảnh hưởng của nhám
Trong ñiều kiện của nhám thuần tuý (Hình 4-16b) ñộ nhám của hạt cát ∆ s tạo ra ñỉnh của
hình bao tốc ñộ tương ứng với cùng số Re.

Hình 4-16b Hình 4-17


Các ñường cong này ñược mô tả bằng phương trình:
u y
= 5,75 lg + 8,5 (4-68)
u* ∆

Khi u = umax tại y = r0 sẽ có phương trình thiếu hụt lưu tốc. Trừ (4-62a) cho (4-68) ta
ñược:
∆ u utr − unh u∆
= = 5,75 lg * + C (4-69)
u* u* ν

∆u u∆
Hình 4-17 là ñồ thị cho thành trơn và nhám cát chỉ ra quá trình tăng cùng với * s
u* ν
Hình 4-18 chỉ ra nhám bề mặt ảnh hưởng ñến phân phối tốc ñộ và lực cản theo các thông
số khác nhau:
• ðộ lớn của nhám ∆ .
• Hình dạng và sự phân bố nhám trên bề mặt.
Với cùng một loại nhám và cùng phân bố thì ñộ lớn của nhám sẽ ñặc trưng cho ñiều kiện
∆s
thành nhám. Khi < 4 ảnh hưởng của nhám ñến ứng suất tiếp τ có thể bỏ qua ta có thành trơn
δ t*
thủy lực.

181
∆s
Khi > 6 ma sát và phân phối tốc ñộ chỉ phụ thộc vào nhám, ta có thành nhám thuần
δ t*
tuý, ñồng thời sử dụng quan hệ:
u y
= f( ) (4-70)
u* ∆
Biểu thức (4-70) chứa cả quy luật ñộ thiếu hụt lưu tốc, tức là có thể lấy hàm Logarit ñể
biểu diễn phân phối tốc ñộ.

4.6.6 Thí nghiệm Nicuratsơ và quy luật biến thiên của λ trong dòng chảy rối

Trong biểu thức (4-12) ñã ñặt λ = 4ψ mà y theo quan hệ (4-7), vậy thì:

λ = f (Re, ) (4-71).
d
Quy luật chung này ñược biểu hiện cụ thể nhờ thí nghiệm của Nicuratsơ (1932 − 1933) .
Nicuratsơ ñã ño ñược hd trên ñoạn dài l phía sau ñoạn ñầu dòng chảy và phát triển rối (Hình 4-
19) l dd = ( 25 ÷ 30 )d , ứng với các lưu lượng khác nhau chảy qua ống có ñộ nhám nhân tạo là cát.

Từ công thức ðácxy (4-12) rút ra l:

Hình 4-18. Hệ số sức cản l ñối với dòng chảy trong ống
182
Hình 4-19. ðoạn ñầu dòng chảy và sự phát triển của lớp biên ñầu

hd 2 gd
λ=
l v2
Nicuratsơ ñã ghi lại kết quả thí nghiệm dòng chảy trong ống có nhám nhân tạo là cát ñều
hạt, trên biểu ñồ có trục tung là lg 100 λ , trục hoành là lg Re (Hình 4-20). Những ống có cùng ñộ

nhám tương ñối biểu thị cùng một ký hiệu (chú ý những ống có thể có ñường kính d khác
r0

Hình 4-20

183
nhau và ñộ nhám tuyệt ñối ∆ khác nhau). Biểu ñồ có thể ñược chia làm 5 khu vực:
1) ðường thẳng AB- khu chảy tầng, ở ñây gặp tất cả các dạng ký hiệu ứng với trạng thái
chảy tầng, tức là hệ số ma sát l chỉ phụ thuộc vào số Re không phụ thuộc vào ñộ nhám của ống:
λ = f (Re) .
Ta thấy l giảm khi Re tăng, quan hệ này ñược xác lập bằng lý thuyết khi nghiên cứu dòng
64
chảy tầng: λ =
Re
2) Một số lớn ñiểm nằm lộn xộn giữa AB và ñiểm C- khu quá ñộ từ chảy tầng sang chảy
rối, vùng này chưa có quy luật.
3) ðường thẳng CD: khu chảy rối thành trơn thủy lực ứng với những ñiểm thí nghiệm
làm cho thành ống thành trơn thủy lực ứng với nhám tương ñối khác nhau. Rõ ràng, trong ống
trơn thủy lực hệ số ma sát λ chỉ phụ thuộc vào Râynôn, không phụ thuộc vào ñộ nhám, tức là
λ = f (Re) . ðường thẳng này gọi là ñường Bơladiut.
4) Khu vực giữa ñường CD và ñường châm chấm EF, khu chảy rối, ống nhám thủy lực.
Ta thấy ứng với mỗi loại ñộ nhám tương ñối có một ñường riêng, các ñường này là những ñường

Hình 4-21
184
∆ ∆
cong, tức là λ ∈ Re và , λ = f ( R0 , ) .
r0 r0
5) Những ñiểm tương ứng với thành thuần tuý nhám thủy lực ñều ở bên phải ñường EF:
khu sức cản bình phương lưu tốc. Mỗi ñộ nhám tương ñối lập thành một ñường riêng và nằm

ngang, tức là không phụ thuộc vào số Re. Vậy λ = f ( ) chỉ phụ thuộc vào nhám tương ñối.
r0
Ngoài ra còn có nhiều kết quả thí nghiệm của nhiều tác giả khác nhau, song cũng có nhận
xét tương tự, trong số ñó phải chú ý ñến thí nghiệm của Côlơbơrúc và Oaitơ ñối với ống có ñộ
nhám tự nhiên ñã cho sự khác biệt với Nicurátsơ trong khu giữa CD và EF .
Trên hình 4-21 biểu diễn ñồ thị Côlơbơrúc và Oaitơ, ghi lại những kết quả thí nghiệm
làm với những ống có ñộ nhám tự nhiên. Trên ñồ thị ñó có những ñường chấm chấm giới hạn
560
khu sức cản bình phương, vị trí của ñường ñó ñược xác ñịnh theo Re '' gh = với Re > Re '' gh


thì sức cản là ở khu bình phương, ∆ = là ñộ nhám tương ñối. Ngoài ra kết quả thí nghiệm của
d
K.Kôlbrúk, G.A.Murin, F.A.Shêvêlép cũng ñạt ñược những ñồ thị tương tự, rất quan trọng trong
thực tế tính toán. Khác với Niucuratsơ, trong khu vực chuyển tiếp (khu b) từ thành trơn sang
thành nhám thuần tuý, trị số λ có giá trị lớn hơn ở khu sức cản bình phương (khu c).
Từ những khảo sát trình bày tóm tắt ở trên, ta thấy khi giải quyết những vấn ñề thực tế,
cần lựa chọn ñúng hệ số l (hay C) mà hệ số này ñồng thời phụ thuộc vào trạng thái chảy và trạng
thái trơn, nhám thủy lực của thành rắn.

4.6.7 Công thức xác ñịnh

4.6.7.1 Trạng thái chảy tầng


Dòng chảy có áp trong ống tròn:
64 A
λ= =
Re Re
Theo Idơbatsơ ñối với mặt cắt:
Dạng hình vuông A = 57 .
Dạng tam giác: A = 53 .
Dạng hình vành khăn và khe hở phẳng: A = 96 , ñồng thời phải tính Re theo d td

vd td
Re = (4-72)
ν

185
ðối với hình vuông cạnh a: d td = a .

Tam giác ñều cạnh a: d td = 0,58a .

Dạng hình vành khăn và khe hở phẳng có chiều rộng là a: d td = 2a .


ðối với kênh hở:
24
λ= (4-73)
Re R
4.6.7.2 Trạng thái chảy rối trong thành trơn thủy lực
Khi 4000 < Re ≤ 10 5 có công thức Bơladiut (1912) phù hợp với ñường CD ở trên ñồ thị
Nicuratsơ.
0,3164
λtr = 4
(4-74)
Re
hay công thức Filonenko và Altshul ñối với nhám tự nhiên
1
λtr = (4-74a)
( 4,14 lg Re − 1,64) 2

Khi Re ≥ 10 5 (thành trơn) dùng công thức Cônacốp (1947):


1
λtr = (4-75)
(1,8 lg Re − 1,5) 2

Khi Re = 5.10 3 ÷ 3.10 6 và 3.10 6 < Re < 4.10 7 có thể dùng công thức của Nicuratsơ
(1933)
1
= 2 lg(Re λtr ) − 0,8 (4-76)
λtr
4.6.7.3 Trạng thái chảy rối trong vùng hoàn toàn nhám thủy lực, công thức Pơrantơ -
Nicuratsơ
1 d d
= 2 lg + 1,14 = 2 lg(3,71 ) (4-77)
λnh ∆ ∆


trong ñó nếu < 7.10 −3 có thể dùng công thức Sifrisơn:
d

λ = 0,11( )1 / 4 (4-78)
d
4.6.7.4 Khu vực thành nhám (khu quá ñộ từ thành trơn thủy lực sang thành nhám thủy lực)

Áp dụng cho Re d = 10 4 ÷ 10 7 và = 0,0002 ÷ 0,01 hay Re > Re 2
d

186
∆ 68 1/ 4
λ = 0,11( + ) (4-79)
d Re
hay
1 2,5 ∆
= −2 lg( + ) (4-79a)
λ Re d λ 3,7d
hay công thức Lobaev
1,42
λ= (4-79b)
Re 2
(lg )
(∆ / d )
áp dụng cho λ = 0,0001 ÷ 0,01
4.6.7.5 Nhám tự nhiên: công thức của Côlơbớuc - Oaitơ cho nhám tự nhiên ñối với chế ñộ
chảy rối (khu quá ñộ)
1 d d /∆
− 2 lg = 1,44 − 2 lg(1 + 9,35 ) (4-80)
λ ∆ Re λ

Công thức của Moody phù hợp với 4.10 3 < Re < 1.10 7 , cho < 0,01 :
d
 2.103 ∆ 106 1 / 3 
λ = 0 ,0055 1 + ( + )  (4-80a)
 d Re 
hay công thức của Barr (1975):
1 ∆ 5,1286
= −2 lg( + ) (4-80b)
λ 3,7 d Re 0,89
Công thức của Jain:
1 ∆ 21,25
= 1,14 − 2 lg( + 0,89 ) (4-80c)
λ d Re
Công thức của Barr (1981):
1 ∆ 5,02 lg(Re/ 4,518 lg(Re/ 7))
= −2 lg( + ) (4-80d)
λ 3,7 d Re(1 + Re 0,52 / 29(d / ∆) 0, 7 )


Khi Re 0 < Re < Re1 và ≥ 0,007 thì Samoilenko cho
d
0 , 00275

− 0 , 595
λ = 4,4 Re e (∆ / d )
(4-80e)
trong ñó:
0 , 0065
(∆ / d )
Re 0 = 754e

187
d
Re1 = 1160( ) 0,11

d
Re 2 = 2090( ) 0, 0635

ðể tiện việc lựa chọn tính l trong các khu vực nhám khác nhau của dòng chảy, một số
tiêu chuẩn ñược nêu ra dưới ñây:
4.6.7.6 Tiêu chuẩn giới hạn các khu vực thành trơn, thành nhám, khu sức cản bình phương
• Theo chiều dày lớp mỏng chảy tầng
30,0d
δt =
Re λ
và số liệu thí nghiệm trên ñồ thị Nicuratsơ thì:

Thµnh tron cã : δ t ≥ 4∆ 

∆ 
Thµnh hoµn toµn nh¸m : δt ≤  (4-81)
6 
∆ 
Khu thµnh nh¸m : 0,25 ≤ ≤ 6 
δt 
• Theo các số Re giới hạn, Re gh

1 r0 u∆
Sử dụng số liệu của Nicurátsơ lập ñồ thị giữa − 2 lg với lg ∗ như hình 4-22.
λ ∆ ν

Hình 4-22

Từ ñồ thị ta thấy: khi Re λ < 10 sẽ có thành trơn thủy lực (ñường AB thẳng ở hình 4-
d
22)

188
Thay λ theo (4-74) vào ta có:
d
Re tr ≤ 27( ) 8 / 7 (4-82)

ðường nằm ngang thể hiện khu bình phương sức cản có giá trị Re tại nơi bắt ñầu là:
d
Re bf = 21,6C (4-83)

Trong ñó C là hệ số Sêdi.
4.6.7.7 ðối với lòng dẫn hở (với mức ñủ chính xác trong thực hành) có thể dùng công thức do
Jain (1976)
• Thành trơn:
1
= 1,80 lg Re− 1,5146 (4-84)
λ
• Thành nhám:
1 ∆ 21,25
= 1,14 − 2,0 lg( + )
λ 4 R Re 0,9
ðể áp dụng cho dòng chảy hở, các công thức ñối với dòng chảy trong ống, ñường kính d
ω
ñược thay là: d = 4 R , R = (diện tích mặt cắt / chu vi ướt).
P
• Liên quan ñến công thức Sêdi (trình bày tiếp sau) trong khu sức cản bình phương ta có:
n2
λnh = ( ).8 g
R1 / 3
trong ñó:
n- hệ số nhám.
R- bán kính thủy lực
g- gia tốc trọng lực.

4.6.8 Phương trình Sêdi

Áp dụng phương trình ñộng lượng ñối với thể tích kiểm tra ở trên ñoạn kênh dài L giới
hạn bởi hai mặt kiểm tra ω1 và ω 2 dễ dàng rút ra:
τ 0 = ρgR0i

Cho rằng τ 0 = kρv 2 thì

v = C0 R0 i (4-85)

189
trong ñó:

γ 1
C0 =
ρk
phụ thuộc thực trạng bề mặt thành rắn, k là hệ số tỷ lệ. Mặt khác xuất phát từ (4-12) dễ
dàng có

8g
C0 =
λ
Như vậy, C 0 có thể tìm bằng thực nghiệm hay lý thuyết. Chỉ số 0 muốn thể hiện dòng
chảy là dòng chảy ñều.

4.6.9 Những công thức kinh nghiệm xác ñịnh hệ số Sêdi - C

ðối với dòng chảy ở khu sức cản bình phương dùng công thức Sêdi từ ñó tính ra tổn thất
cột nước, hệ số C có thứ nguyên là m / s , R tính là m.
4.6.9.1 Dạng số mũ
• Công thức Maninh (1890) áp dụng cho dòng chảy ñều:
1 1/ 6
C= R (4-86)
n
trong ñó:
n - hệ số nhám, n < 0,02
R- bán kính thủy lực R < 0,5m

khi J ≥ 2.10 −8 thì công thức này có thể cho kết quả gần ñúng ngoài phạm vi giới hạn ñã
nêu.
• Công thức Phoóccơrâyme (1923):
1 1/ 5
C= R (4-87)
n
thích hợp với kênh hở có 0,02 < n < 0,03 (không cỏ, không sập lở, không có ñá lớn)
• Công thức N. N. Pavơlốpski: áp dụng cho 0,1 < R < 3,0 ÷ 5,0m và n < 0,04
1 y
C= R (4-88)
n
y = y (n, R) = −0,13 + 2,5 n − 0,75( n − 0,1) R

khi R < 0,1m thì y = 1,7 n

190
khi 0,1 < R < 1m thì y = 1,5 n

khi R > 1m thì y = 1,3 n

Trong các công thức trên, R có ñơn vị là mét (m), hệ số C có ñơn vị là m/s.
4.6.9.2 Công thức không có dạng mũ số
• Công thức Găngghilê - Cutte
1 0,00155
23 + +
C= n i (4-89)
 0,00155  n
1 +  23 +  R
 i
• Công thức I. I. Agơrốtskin (1949) - công thức có Lôgarít
C = 17,72(k + lg R) (4-90)
trong ñó:
1 0,5643
k= =
17,72n n
• ðối với kênh ñất ổn ñịnh có thể xác ñịnh:
 1, 30 lg R − 2 , 3 lg n 
 
 1+ 0 , 22 lg R 
C=e (4-90a)
trong ñó ñộ nhám n = 0,02 ÷ 0,045

4.6.10 Tóm tắt các các quy luật thay ñổi tốc ñộ

4.6.10.1 Quy luật thay ñổi tốc ñộ gần thành trơn thuỷ lực
u* y
khi > 70
ν
u uy
= 5,75 lg * + 5,5 (4-91a)
u* ν
u* y
khi 5,0 < < 70
ν
u uy
= 11,5 lg * − 3,05 (4-91b)
u* ν
u* y
khi < 5,0
ν
u u* y
= (4-91c)
u* ν

191
4.6.10.2 Gần khu vực thành nhám thuỷ lực
u y
= 5,75 lg + 8,5 (4-92)
u* ∆
4.6.10.3 Tốc ñộ trung bình
• Thành trơn thuỷ lực:
v ur
= 5,75 lg * 0 + 1,75 (4.93a)
u* ν
• Thành nhám thuỷ lực:
v r
= 5,75 lg 0 + 4,75 (4-93b)
u* ∆
• Trong dòng chảy rối ñều chảy ñầy ống:
u r0 y
= 1 − 2 lg (4-94a)
umax 0,975
+ 1,35
λ
hay
0,9 λ 0,9 λ
u y   r 
=   =  1 −  (4-94b)
umax  r0   r0 
umax
= 1 + 1,35 λ (4.94c)
v
Hệ số α = 1 + 2,65λ và khoảng cách y có u = v là:

. y u = v = 0,223r0

• Tốc ñộ trung bình quan hệ với ñộ dốc thuỷ lực, ñộ nhám


 ∆ 2,51ν 
v = −2 2 gdJ p lg +  (4-95)
 3,7 d d 2 gdJ p 
 

4.7 TỔN THẤT CỤC BỘ


4.7.1 Khái niệm
Tổn thất cột nước ñặc biệt lớn ở những nơi dòng chảy thay ñổi ñột ngột về phương
hướng, về hình dạng mặt cắt ướt, ở những nơi có vật chướng ngại ñược gọi là tổn thất cục bộ,
sức cản loại này gọi là sức cản hình dạng (Hình 4-23, 4-28).
Ở những nơi xảy ra tổn thất cục bộ thường xuất hiện sự tăng cường mạch ñộng lưu tốc và
áp lực, phân bố lại lưu tốc và áp lực trên mặt cắt, sự hình thành khu nước xoáy, sự tách dòng
khỏi thành rắn..., phải nói rằng dòng chảy ở những nơi này là dòng chảy không ñều, có sự tăng

192
tốc hay giảm tốc dòng chảy do thay ñổi không gian của véc tơ lưu tốc dưới tác ñộng của thay ñổi
áp lực.
Mặt phân chia dòng chính và khu nước xoáy là nơi tập trung xảy ra tổn thất năng lượng. Dòng
chính phải cung cấp năng lượng ñể duy trì dòng xoáy và tiêu tán năng lượng thành nhiệt năng do
trao ñổi ñộng lượng ở mặt phân chia dòng chảy nên tạo ra ứng suất tiếp rối lớn. Nếu gọi:
hc
ζ =
v2
2g
là hệ số tổn thất năng lượng thì ζ = f (kích thước dòng chảy và Re ), song phần lớn
những nơi hình thành dòng chính và khu nước xoáy, ζ phụ thuộc kích thước hình học, trừ trường
hợp dòng chảy gần như là chảy tầng.

Hình 4-23. ðường năng lượng và ñường ño áp ñối với ñoạn mở rộng ñột ngột

4.7.2 Tổn thất cột nước cục bộ khi ống ñột ngột mở rộng, công thức Boócña-Cácnô

Áp dụng phương trình ñộng lượng dọc theo phương chảy cho ñoạn dòng chảy mở rộng
ñột ngột từ ω ñến Ω (Hình 4-24).
Fs = ρQ (α 02 v2 − α 01v1 ) (4-96)

Fs = P1 − P2 + G cosθ
trong ñó:

193
P1 và P2 lần lượt là áp lực thủy ñộng tác ñộng lên mặt cắt (1 − 1) và (2 − 2) .
G - Trọng lượng khối chất lỏng ñang xét.
P1 = p1Ω

P2 = p2 Ω
G = γΩl
z1 − z 2
cosθ =
l

Hình 4-24. Sơ ñồ tính hc do ñột ngột mở rộng

Thay các giá trị của Fs vào (4-96), sau ñó ñơn giản cho γΩ , với Q = Ωv2 và sắp xếp lại
ta có:
p1 − p2 v2
( z1 − z 2 ) + = α0 (v2 − v1 ) (4-96a)
γ g

v12 − v22
Thêm α 0 vào hai vế của phương trình (4-96a) sẽ ñược:
2g

p1 − p 2 v12 − v22 v v 2 − v22


( z1 − z 2 ) + +α0 = α 0 2 (v2 − v1 ) + α 0 1 (4-96b)
γ 2g g 2g
Hiển nhiên vế phải của (4-96b) là tổn thất cột nước của dòng chảy mở rộng ñột ngột vì vế
trái chính là hiệu năng lượng giữa mặt cắt 1 và 2.
Sau khi biến ñổi nhận ñược:
α 0 (v1 − v2 ) 2 v22 v2
hdm = =ζ2 = ζ1 1 (4-97)
2g 2g 2g

194
trong ñó:

ζ 2 = α0 ( − 1)2
ω

ω 2
ζ 1 = α 0 (1 − ) (4-98)

Chú ý với ống nhỏ có ñường kính

ống từ 1,25 ÷ 15cm và tỷ số = 2 ÷ 12
ω
tổn thất cục bộ có tăng lên, nên phải bổ
sung thêm hệ số ñiều chỉnh:

k = 1,025 + 0,0025 − 0,0079d
ω
Nên (4-97) ñược viết lại là:
v22 v2
hdm = kζ 2 = kζ 1 1 (4-97a)
2g 2g Hình 4-25

4.7.3 Một số dạng tổn thất cục bộ trong ống

Những nét tiêu biểu cho dòng chảy bị co hẹp ñột ngột ñược thể hiện trên (Hình 4-26).
x
Dòng chảy tự do bị tách khỏi ngưỡng trên ñoạn dài xấp xỉ 17 lần chiều cao của thành = 17 .
h
Sau ñây là một số trường hợp thường gặp về tổn thất cục bộ trong ống. Những hệ số tổn
thất tìm ñược bằng thí nghiệm và dùng với lưu tốc ở mặt cắt sau nơi có tổn thất (theo chiều dòng
chảy).

Hình 4-26. Vùng tách dòng phía sau ngưỡng hay màng chắn
195
4.7.3.1 Co hẹp ñột ngột (Hình 4-27)
v22
hc = ζ c
2g
trong ñó:
1
ζc = ( − 1)2
Cc
với:
ω
Cc = 0,62 + 0,38( ) 3

hay
ω d2
ζ c = 0,5(1 − ) = 0,5(1 − ) khi d < 0,5 D (4-99a)
Ω D2
hay theo Altshul khi d > 0,5 D
2
 
 
 1 
ζc =  − 1 (4-99b)
 0,57 + 0,043 
 d 2 
 1,1 − ( ) 
 D 

Hình 4-27. Sơ ñồ dòng chảy bị co hẹp ñột ngột

4.7.3.2 Miệng vào ống


• Sắc mép: ζ v = 0,50

• Miệng vuông sắc mép ζ v = 0,4

• Mép tròn thuận: ζ v = 0,20

• Mép vào rất thuận: ζ v = 0,05


Hình 4-28a Hình 4-28b
4.7.3.3 Nơi ống tròn uốn cong
• Uốn cong ñột ngột (Hình 4-28a) với d1 = d 2 < 50mm .

• Uốn cong ñột ngột thành góc 900 (Hình 4-28b)

196
• Dòng chảy trong ống α 0 = 90 0
• Uốn cong dần thành góc 900 (Hình 4-27c, c’)
r
ζ = 0,13 + 1,85( 0 ) 3,5 (4-99c)
R
α
Nếu α ≠ 90 0 thì nhân ζ với .
90 0

Hình 4-28c Hình 4-28c’

4.7.3.4 Cửa van phẳng trong ống tròn (Hình 4-28d)


d −h
ζ = f( )
d
4.7.3.5 Van một chiều ở ống hút của bơm có kèm theo lưới ngăn rác (Hình 4-28e)
Nếu không có van mà chỉ có lưới: ζ = 5 ÷ 6
4.7.3.6 Khóa nước (Hình 4-28f)

Hình 4-28d Hình 4-28e Hình 4-28f

Ví dụ 4.1
Tốc ñộ là bao nhiêu ñể dòng nước ở t = 20°C (ν = 0,01 cm 2 / s ) chảy trong ống có
d = 100 mm bắt ñầu chuyển sang chế ñộ chảy rối. Xác ñịnh lưu lượng tương ứng.
Bài giải:
vd
Từ số Regh phân chia chảy tầng và chảy rối: Re gh = 2000 = rút ra
ν

197
2000ν 2000 × 0,01
v= = = 2,0 cm s
d 10
Vậy bắt ñầu từ tốc ñộ ≥ 2,0cm dòng chuyển sang chảy rối.
Lưu lượng tương ứng là:
πd 2 π
Q= v= × 1 × 0,2 = 0,157 l s
4 4
Ví dụ 4.2
Tìm quy luật phân phối tốc ñộ và tốc ñộ trung bình của dòng chất lỏng không nén ñược
chảy tầng ổn ñịnh giữa hai bản song song cách nhau một khoảng nhỏ là b.
Bài giải:
- Giả thiết hai bản song song nằm ngang, theo ñầu bài
∂ ∂
thì = 0 (dòng ổn ñịnh) và = 0 (dòng chảy ñều),
∂t ∂x

= 0 (hai bản song song, nên là dòng chảy phẳng, hai
∂z
chiều), u y = uz = 0 (bản song song rất rộng). Hình ví dụ 4.2
∂u x ∂u
Như vậy từ phương trình liên tục có: (dòng chảy song song với trục x ) =0=
∂x ∂x
và tốc ñộ u không phải là hàm của t , x , z chỉ còn là hàm của y : u = f (y )
Thay các ñiều kiện ñã nêu vào phương trình Naviê-stốc thì phương trình chỉ còn:
∂p ∂ 2u
− +µ 2 =0 (a)
∂x ∂y
∂p
− =0 (b)
∂y
∂p
− =0 (c)
∂z
phương trình (b) và (c) chỉ ra áp suất p = p ( x ) , song nếu vậy thì từ (a) sẽ cho u = f ( x , y )
không phù hợp với kết quả của phương trình liên tục. u = f (y )
∂p
do ñó phải có = C hay áp suất thay ñổi tuyến tính theo trục x .
∂x
tích phân phương trình (a):
∂ 2 u 1 ∂p
=
∂y 2 µ ∂x

198
∂u 1 ∂p
= y + c1 (*)
∂y µ ∂x
1 ∂p 2
u= y + c1 y + c2 (**)
2 µ ∂x
b ∂p
ðiều kiện biên: y = 0 và y = b thì u = 0 , nên c 2 = 0 và c1 = −
2 µ ∂x
thay c1 vào (**) thì

1 ∂p 2
u=
2µ ∂x
(y − by )
Lưu lượng qua 1 ñơn vị chiều rộng
b
1 ∂p  1 3 by 2 
b
b 3 ∂p
q = ∫ udy =  y −  = −
0
2 µ ∂x  3 2 0 12 µ ∂x

q b 2 ∂p
v= =−
b 12 µ ∂x
∂p (p − p2 )
biết rằng =− 1
∂x l12
p 1 − p 2 12µv 12 µvl
suy ra = 2 hay ( p 1 − p 2 ) =
l b b2
Ví dụ 4.3
∂p
Cùng ñiều kiện như ví dụ 4.2, cho b = 2,0mm, µ = 5 × 10 −2 kg ms và = −10 kN m 3 .
∂x
Xác ñịnh q, ứng suất tiếp lớn nhất τ max , tốc ñộ lớn nhất umax

Bài giải:
∂u 1 ∂p
= (2 y − b )
∂y 2µ ∂x
∂u 1 ∂p
τ = +µ = (2 y − b )
∂x 2 ∂x
tại y = 0 có

b ∂p 2 × 10 −3
τ max =− = 10.000 = 10 N m 2
2 ∂x 2

( )
3
b3 ∂p 2 × 10−3
q=− = −2
×10.000−1 = 0 ,13 l s
12 µ ∂x 12 × 5 ×10
b
tại y = có
2

199
b 2 ∂p (2 × 10 −3 )
2

umax =− = × 10.000 = 0,1 m s


8 µ ∂x 8 × 5 × 10 − 2
Ví dụ 4.4
Hãy xác ñịnh loại thành ống trong 2 trường hợp sau:
a. d = 300 mm , l = 50 m , ∆p = 4,2 kN / m 2 , ∆ = 0,02 mm , ρ = 998 kg m 3 ,

ν = 0,95 × 10 −6 m 2 s .
N
b. τ 0 = 638,78 2
, ρ = 998 kg / m 3 , ν = 10 −6 m 2 s , ∆ = 2,0 mm .
m
Bài giải:
a. Trường hợp một:
d 4,2 × 10 3 × 0,30
τ 0 = ( p1 − p 2 ) = = 6 ,3 N m 2
4l 4 × 50
τ0 63
u* = = = 0,07945 m s
ρ 998
lấy

δ t = 10,6ν u* =
(10,6 × 0,95 × 10 ) = 0,12675mm
−6

0,07945

Ta có = 0,1578 < 0,25 , vậy thành ống là thành trơn thuỷ lực.
δt
b. Trường hợp hai:

638,78
u* = = 0,8 m s
998

ν 10,6 × 10 −6
δ t = 10,6 = = 0,01325 mm
u* 0,8

∆ 2,0
= = 150,9434 > 6,0
δ 0,01325
Vậy thành ống là thành nhám thuỷ lực.
Ví dụ 4.5
Dòng chảy có số Re = 10 4 ở t = 20 0 C chảy trong ống thành trơn có d = 50 mm . Xác
ñịnh u* và tổng lực cản ma sát trên ñoạn ống dài l = 200 m .
Bài giải:
vd 10 4 × 10 −6
R= = 10 4 → v = = 0, 2 m s
ν 0.05

200
0,3164
Thành là thành trơn có Re < 10 5 thì λtr = 1
= 0,03164
Re 4

λ v 2 0,03164 998 × 0,2 2


τ0 = ρ = × = 0,1579 N m 2
4 2 4 2
Lực cản
Fms = πdl × τ 0 = 4,96 N

τ0
u* = = 0,01258 m s
ρ
Ví dụ 4.6
Dòng nước ở t = 20 0 C chảy trong ống gang có d = 250 mm và ∆ = 0,26 mm với tốc ñộ
tại trục ống u0 = 3,0 m s . Xác ñịnh lưu lượng chảy.

Bài giải:
t = 20 0 C → ν = 10 −6 m 2 s
∆ 0,26
= = 0,00104
d 250
Nếu
u0 d 3 × 0,25
Re1 = = = 7 ,5 × 10 5
ν 10 −6

Sử dụng ñồ thị của Moody ta có λ = 0,023


Áp dụng quy luật phân phối tốc ñộ dòng rối
umax
= 1,326 λ + 1 = 1,326 0 ,023 + 1 = 1, 2011
v
3,0
v1 = = 2,498 m s
1,2011
Tính lại
2,498 × 0,25
Re 2 = = 6,244 × 10 5
10 − 6

khi Re = 6,244 × 10 5 và tại = 0,00104 thì λ = 0,024 do vậy
d
umax
= 1,326 0 , 024 + 1 = 1, 2054
v

v 2 = 2,489 m
s

201
∆v
sai số tương ñối: = −3,000 × 10−3 không cần tính tiếp.
v
π
Q = 2,489 × × 0,25 2 = 122,179 l s
4
Ví dụ 4.7
Kênh chữ nhật có chiều rộng giảm 3, 5m ñến 2, 5m ñồng thời ñáy dâng cao 0, 25m tại
vùng thắt hẹp. Biết chiều sâu tại nơi chưa thu hẹp là 2m, giảm ñến 1, 8m tại nơi thu hẹp. Tính lưu
lượng trong kênh
a. Bỏ qua tổn thất do thu hẹp.
b. Tổn thất năng lượng bằng 1/10 cột nước thượng lưu
Bài giải:
Theo phương trình liên tục
b1 h1 v1 = b2 h2 v2
rút ra

B2 h2 2 ,50 ×  2 ,00 − ( 0.25 + 0 , 2 ) 


v1 = v2 = v2 = 0,5536v2
B1h1 3,50 × 2 ,00
a. Nếu h f = 0 thì theo phương trình Becnuli ta có

v12 v2
h1 + = ∆z + h 2 + 2 (lấy α 1 = α 2 = 1,0 )
2g 2g

v22 − v12 v22   v1  


2

(h1 − h2 − ∆z ) = = 1−    = 0,2
2g 2 g   v2  
 

(2 × 9,81 × 0,2)
v2 = = 2,379 m
[1 − (0,5536 ) ] s
2

Q = 2,379 × 2,5 × 1,55 = 9,2173 m s

v12
b. Khi h f = 0,1 thì:
2g

v12 v2 v2
h1 + = ∆z + h2 + 2 + 0,1 1
2g 2g 2g

v 22 − 0,9 v12
( h1 − h2 − ∆z) =
2g

v22
2g
(
1 − 0,9 × (0,5536 ) = 0,2
2
)

202
v2 = 2,328 m s , Q = 2,328 × 2,5 × 1,55 = 9.0202 m 3 s
Ví dụ 4.8
Kênh hình thang rộng 2, 0m, t = 20 0 C , sâu h = 0,5 m , ñộ dốc ñáy i = 0,0004 .
a. Xác ñịnh tính chất của thành kênh nếu:
• Kênh là bê tông mặt nhẵn ∆ = 0,25m
• Kênh là bê tông mặt nhám ∆ = 3,5 m
b. Xác ñịnh lưu lượng nếu áp dụng:
• Công thức Sêdi và λ
• Công thức Maninh.
Bài giải:
a. Bán kính thuỷ lực:
ω 2 × 0, 5
R= = = 0,333 m
p (2 + 2 × 0,5 )
τ 0 = γRi = (9,81 × 10 3 )× 0,333 × 0,0004 = 1,308 N m 2
Tốc ñộ ñộng lực:

τ0 1,308
u* = = = 0 , 03617 m s
ρ 103
• Mặt kênh là bê tông nhẵn, bóng thì:
∆ 0,03617 × 0,25 × 10 −3
u* = = 9,0425 > 4
ν 10 −6
do vậy thành kênh ở giai ñoạn ñầu của khu vực chuyển từ thành trơn thuỷ lực sang thành
nhám thuỷ lực.
• Kênh là bê tông mặt nhám:
∆ 0,0035 × 0,03617
u* = = 126,595 > 70
ν 10 − 6
do ñó thành kênh là thành nhám thuỷ lực
b. Tính lưu lượng
• ðối với thành trơn thuỷ lực:
∆ 0,25 × 10 −3
= = 0,1875 × 10 − 3
4R 4 × 0,333
1  ∆ 21,25   −3 21,25 
= 1,14 − 2,0 lg +  = 1,14 − 2,0 lg 0,1875 × 10 + 
λ
0 , 89
 4 R Re   Re 0,89 
Trong ñó Re chưa biết, Do vậy phải dùng phương pháp thử dần (tính lặp). Kết quả cho

203
λ = 0,0145

C = 8 g λ = 73,569 ≈ 73,6

v = C Ri = 0,8495 ≈ 0,85 m/s

Q = 0,85 × 1 = 0,85 m 3 s
ðối với thành trơn, ∆ = 0,25 mm thì n ≈ 0,012 , do ñó
1
(0,333) 3 (0,0004)0,5 = 0,80125 m s
2
v=
0,012

Q = 0,80125 m 3 s

• ðối với thành nhám thuỷ lực ∆ = 3,5mm và = 2,625 × 10 − 3
4R
1
= 1,14 − 2 lg 2,625 × 10 −3
λ
λ = 0,0252

8 × 9,81
C= = 55,8058 ≈ 55,81
0,0253

v = 55,81 × 0,333 × 0,0004 = 0,6444 m s

Q = 0,6444 m 3 s
ðối với kênh nhám ∆ = 3,5mm thì n = 0,015
1
× (0,333) 3 × (0,0004 ) ≈ 0,641 m s
2 0, 5
v=
0,015

Q = 0,641 m 3 s

4.8 HIỂU BIẾT BAN ðẦU VỀ LỚP


BIÊN
4.8.1 Khái niệm chung
Một vật rắn ñặt trong dòng
chảy (ví dụ như tấm phẳng ở hình
4.29), tại mặt tiếp xúc với chất lỏng
tốc ñộ chất lỏng bằng không(- ñiều
kiện không trượt) xa bề mặt tốc ñộ
dòng chảy tăng rất nhanh, hình
thành khu vực chất lỏng gọi là lớp
Hình 4-29
204
biên của bề mặt vật rắn. Dòng chảy ñều có tốc dộ v0 tiếp xúc với mặt tấm phẳng không giữ
nguyên ñược tốc ñộ bị giảm tốc ñộ trong khu vực gần tấm phẳng, bởi vì giữa chất lỏng và bề mặt
thành phẳng có lực nhớt khá lớn, lực tiếp tuyến chống lại chuyển ñộng của chất lỏng, lực này
trên một ñơn vị diện tích mặt tấm là:
∂u
τ = −µ
∂y
Chính lực này làm cho chất lỏng gần với thành rắn bị giảm tốc ñộ. Tại ñầu tấm lực này
rất lớn vì sự thay ñổi tốc ñộ theo phương vuông góc với tấm lớn. Song do khu vực chảy tầng sát
mặt tấm phát triển làm cho sự thay ñổi tốc ñộ giảm, lực tiếp tuyến giảm cùng với sự dầy lên của
lớp biên δ .Vậy có thể nói lớp chất lỏng giữa bề mặt vật rắn (tấm phẳng), dọc theo thành rắn và
dòng chất lỏng chảy tự do phía ngoài có tốc ñộ ñều v0 là lớp biên của mặt vật rắn. Về lý thuyết
thì lớp biên sẽ dầy lên vô hạn khi tấm là vô hạn, song thực tế ñã bị ngắn lại bởi các ñiều kiện cụ
thể. Khi nghiên cứu dòng chảy trong ống, ta ñã biết tốc ñộ chảy tăng từ không tại thành ống ñến
tốc ñộ lớn nhất tại trục ống, dù chế ñộ chảy là chảy tầng hay chảy rối, ñồng thời sự phân bố tốc
ñộ phụ thuộc số Râynôn, do vậy có thể sử dụng số Râynôn ñể phân tích ảnh hưởng lực nhớt của
chất lỏng ñến sự thay ñổi tốc ñộ gần mặt thành rắn.
Hình 4-29a chỉ ra sự phát triển của lớp biên dọc theo tấm phẳng bắt ñầu là khu vực chảy
tầng, quá ñộ rồi sang khu vực chảy rối. ðối với tấm phẳng, trơn nhẵn khu vực chảy tầng không
ρv 0 x
vượt quá số Râynôn Re x = = 5 × 10 5 tới 10 6 .
µ

4.8.2 ðịnh nghĩa chiều dày lớp biên


Chiều dày lớp biên δ ñược coi như một thuật ngữ mang ý nghĩa vật lý, tức là khoảng
cách từ mặt thành rắn theo chiều vuông góc với mặt thành rắn (phương y) tới nơi có tốc ñộ bằng
99% tốc ñộ dòng chảy tự do dòng ngoài có tốc ñộ v0 coi như dòng lý tưởng ( u = 99%v 0 hay

u
= 0,99 ).
v0
Thí nghiệm xác nhận:
• chiều dày lớp biên d tăng khi µ , x tăng; ρ , v 0
giảm
• chiều dầy lớp biên d giảm khi µ , x giảm;
ρ , v 0 tăng.
Hình 4-30

205
4.8.2.1 Chiều dày dịch chuyển δ *
Chiều dày dịch chuyển δ * là khoảng cách mà ñường dòng bị dịch chuyển tới do hình
thành lớp biên. Thật vậy xét biểu ñồ phân phối tốc ñộ trong lớp biên (Hình 4-30). Trong lớp
biên, tốc ñộ tại bất kỳ ñiểm nào cũng thua dòng ngoài ( u < v0 ), do vậy lưu lượng qua mặt cắt

nhỏ thua lưu lượng với cùng mặt cắt tính với tốc ñộ dòng ngoài v0 , tương ñương với diện tích
ABC. Thể tích giảm ñi này ñối với chiều rộng ñơn vị là tích phân:
δ

∫ (v
0
0 − u)dy

Nếu diện tích ABC bằng diện tích ABED = δ * v 0 thì chiều dầy dịch chuyển δ * là khoảng

cách mà mặt có tốc ñộ v0 phải di chuyển dọc theo phương y ñể giảm một lượng lưu lượng tương
ñương với hiệu quả thực của lớp biên.
δ
v 0δ * = ∫ (v 0 − u )dy
0

hay
 u
δ * = ∫  1 −  dy (4-100)
v
 0 
do ñó δ * là chiều dày của lớp chất lỏng tưởng tượng có tốc ñộ v0 và khối lượng bằng
lượng thiếu hụt do thay ñổi tốc ñộ trong lớp biên hay chiều dày tổn thất lưu lượng.
4.8.2.2 Chiều dày ñộng lượng q hay chiều dày tổn thất xung lượng
Tương tự như chiều dầy dịch chuyển, chiều dày ñộng lượng là chiều sâu của dòng ngoài
mà ñộng lượng của dòng chảy qua một ñơn vị chiều rộng thông qua ñộ sâu này tương ứng với
tốc ñộ v 0 tương ñương với ñộng lượng do sự thiếu hụt của lớp biên, ñây cũng là chiều dầy tưởng

tượng có tốc ñộ là v0 .
δ
ρv 02θ = ∫ ρu(v 0 − u )dy
0

δ
u  u 
θ =∫  1 −  dy (4-101)
0
v0  v0 
ñối với tấm phẳng Blasius cho lời giải ñủ áp dụng trong thực tế:
δ 5

x v0 x ν

206
u
tại ≈ 0,992
v0

νx
δ * = 1,73
v0
νx
θ = 0,664
v0

4.8.2.3 Chiều dầy ñộng năng δ **


Chiều dày ñộng năng δ ** là tích phân (4-102)

u  u 
2

δ ** =∫ 1 −    dy (4-102)
v0   v 0  
 
4.8.2.4 Phương trình tích phân ñộng lượng ñối với mặt cắt tổng quát của lớp biên
Xét mặt cắt dọc theo lớp biên ñối với một ñơn vị chiều rộng (Hình 4-31) giới hạn bởi thể
tích kiểm tra ABCD, mặt lớp biên là ñường dòng BC. Lưu lượng qua CD là:
δ
QCD = ∫ udy
0

phải bằng với lưu lượng qua AB (vì BC


là ñường dòng)
δ
QAB = ∫ udy
0

Sự thay ñổi ñộng lượng ra và vào mặt


Hình 4-31. Mặt cắt dọc theo lớp biên
kiểm tra dọc theo lớp biên theo phương x là do
lực ma sát trên bề mặt vật rắn do vậy:
δ δ

∫ ρu dy − ∫ ρv udy = − F
2
0 s
0 0

Dấu trừ ở vế phải chỉ ra lực ma sát ngược chiều với tốc ñộ chuyển ñộng. Sau khi sắp xếp
lại ta có:
δ δ
 
Fs = ∫ ρ (v 0 u − u 2 )dy = ρv02 ∫
u u
 1 − dy = ρv02θ
0 0
v0  v0 
Lực ma sát ñơn vị τ 0 không phải là hằng số mà thay ñổi theo x vì lớp biên dầy lên theo x,
do vậy phương trình tích phân ñộng lượng là:
L
Fs = ∫ τ 0 dx
0

207
hay
L

∫τ
0
0 dx = ρv 02θ (4-103)

ðể giải phương trình này cần biết θ và τ 0 , song cả hai lại phụ thuộc vào phân phối tốc
ñộ của lớp biên, tốc ñộ lại phụ thuộc vào bản chất của dòng chảy là tầng hay rối.
• ðối với dòng chảy tầng
Trong dòng chảy tầng ta có dạng phương trình phân phối tốc ñộ tiêu biểu là:

u  y y 
2

=  A − B  
v 0  δ  δ  

do ñó

 y y   y y 
δ 2 2
 
 dy = ∫  A − B    1 −  A − B    dy
u u
θ =∫  1 − (4-104)
0
v0  v0   δ  δ     δ  δ   

d  y y 
2
du  A 2 By  µv A
τ0 = µ = µv 0  A − B    = µv 0  −  = 0 (4-105)
dy dy  δ  δ   y = 0 δ δ  y =0 δ

Nếu A và B ñược xác ñịnh thì tích phân (4-104) xác ñịnh. Thay (4-104) và (4-105) vào
(4-103) ta sẽ có Bài giải.
• ðối với dòng chảy rối
Thí nghiệm chỉ ra quy luật số mũ của phân phối tốc ñộ phía ngoài lớp mỏng chảy tầng có
dạng:
1 n`
u y
=  ( 6 < n < 11 ) (4-106)
v0  δ 

Theo Pơrantơ thì n = 7 và ta có


7
u y
=  (4-106a)
v0  δ 
Thay (4-106a) vào (4-101) sẽ tìm ñược θ .
Tuy nhiên không thể tìm τ 0 từ (4-106a) bởi vì
1
d  y 7
  =0
dy  δ  y =0

Do ñó ta sử dụng quan hệ:


0,023 ρv 02
τ0 = 1
(4-107)
(Re δ ) m

208
phương trình này rút ra từ quan hệ:
1
u  u y m
= 8,7 r 
ur  ν 
và tại y = δ thì u = v 0
trong ñó
δ
Re δ = ρv 0
µ

4.8.3 Phương trình lớp biên (theo Pơrantơ)

Phương trình lớp biên là thể hiện phương trình Navie-stốc cùng với phương trình liên tục.

Trường hợp ñơn giản khi trục x trùng với phương chảy, song song với mặt thành rắn, trục y
vuông góc với mặt thành rắn bỏ qua ảnh hưởng của ñộ cong ñối với dòng chảy ổn ñịnh hai chiều
có mật ñộ, ñộ nhớt bằng hằng số và trọng lượng dòng ñược bỏ qua thì phương trình chuyển ñộng

theo x là:

∂u x ∂u 1 ∂p  ∂ 2 u ∂ 2u 
ux + uy x = − + ν  2x + 2x 
∂x ∂y ρ ∂x  ∂x ∂y 

phương trình theo phương y là:

∂u y ∂u y 1 ∂p  ∂ 2 uy ∂ 2 u y 
ux + uy =− +ν  2 + 
∂x ∂y ρ ∂y  ∂x ∂y 2 
 
do chiều dày lớp biên δ << L chiều dài thành rắn, do ñó có thể bỏ qua ñạo hàm bậc hai
∂2 ∂2
theo x so với ñạo hàm bậc hai theo y, tức là <<
∂x 2 ∂y 2
Từ phương trình liên tục ta có:
∂u x ∂u y
+ =0
∂x ∂y

giả thiết u y y=0


= 0 ta có

y
∂u x
u y = −∫ dy
0
∂x

Nếu có thể xấp xỉ

209
∂u V0

∂x L
thì uy tại mặt lớp biên y = δ ta có:

δ 
uy ( x, δ ) ≈ V0  
L
hay
uy δ

V0 L

δ
Kết quả là sự thay ñổi áp suất theo phương y vuông góc với thành rắn tỷ lệ với , nếu
L
δ ∂p
ñủ nhỏ thì có thể lấy ≈ 0 hay áp suất là hằng số dọc theo phương vuông góc với lớp biên
L ∂y
∂u x V0
hay áp suất p chỉ thay ñổi theo phương x ( p = p ( x )) . Ngoài ra còn có ~ và
∂y δ
∂u x V0 V
~ hay 0
∂x x L
δ ∂u V2 ∂u V2
ðã biết u y ~ V0 do ñó u x x ~ và u y x ~ có cùng ñộ lớn.
L ∂x L ∂y L
Phương trình cuối cùng ñối với lớp biên dọc theo phương x (ñối với chất lỏng không chịu
nén) là:
 ∂ux ∂uy 1 dp ∂ 2 ux
u
 x + u y = − + ν (4 - 108a)
 ∂x ∂y ρ dx ∂y 2

 ∂ux + ∂uy = 0 (4 - 108b)
 ∂x ∂y
Phương trình này áp dụng chung cho lớp biên tầng và lớp biên rối. Tuy nhiên khi mức ñộ
rối lớn ta nên sử dụng phương trình ở dạng

∂ux ∂u 1 ∂  '2  1 ∂  ∂ux 


ux + uy x = −  p + ρu x  + µ − ρ u ' '
u  (4-109)
 ρ ∂y  ∂y 
x y
∂x ∂y ρ ∂x  
2
việc bổ sung ρ u ' x là do cường ñộ rối tạo ra.
Nếu lớp biên là chảy tầng ở tấm phẳng và có V0 = C thì hệ phương trình chỉ là:

210
 ∂u ∂u ∂ 2 ux
u
 x + u y = ν (4 - 110a)
 ∂x ∂y ∂y 2

 ∂u x + ∂u y = 0 (4 - 110b)
 ∂x ∂y
Với ñiều kiện biên
u x (x,0 ) = u y (x,0 ) = 0

u x (x, y → ∞ ) = V0
uy
Kết quả Bài giải của Blasius (1908) cho Re x ≈ 0.81
V0 y →∞

1
 ∂u  V 0,664 V2 v2
τ 0( x ) = µ   = 0,332 µ Re x2 0 = ρ 0 = Cf ρ 0

  y =0
y x 1
2 2
Re x2

3,32
Cf =
Reδ
khi
1

δ = 5 x Rex 2
Áp lực lên một tấm phẳng có chiều rộng b là:
L
1,328 v 02 v2
F = b ∫ τ 0 ( x )dx = 1
ρ bL = C f ρ 0 bL
0 Re x 2 2 2

Ví dụ 4.9
Dòng chảy chảy tràn qua mặt dốc bê tông rộng, mặt nhẵn ñổ vào sông. Nếu lớp biên là
chảy rối, hãy tìm ứng suất tiếp ở mặt tấm bê tông và chiều dầy lớp biên cách ñầu tấm 50m. Biết
1
 u   y 7 0,0225 ρv02
rằng v0 = 7 m / s , µ = 1,14 × 10 −3 kg / sm , m = 4 ,   =   , τ 0 = .
 δ 
1
 v0 (Reδ )4
Bài giải:
Theo (4-103) ta có:
L

∫τ
0
0 dx = ρv02θ

hay có thể viết

τ0 =
d
(ρv02θ )
dx
Theo (4-101) thì

211
δ
u  u 
θ =∫  1 − dy
0
v0  v0 
1
u  y 7
Thay =   thì
v0  δ 
1
 1

 y 7   y 7  7
θ = ∫   1 −   dy = δ
δ   δ   72
 
do ñó
d  2  7δ   7 dδ
τ0 =  ρv 0   = ρv02
dx   72  72 dx
Song
v02
τ 0 = 0 , 0225 ρ 1
( Reδ ) 4
nên
v 02 7 dδ
0,0225 1
= ρv 02
(Re δ ) 4
72 dx

Thay ρ = 10 3 kg / m 3 và v 0 = 7 m s , sau khi sắp xếp lại ta có:

0,2314 dδ
1
=
(Re δ ) 4
dx

voδ
Reδ = ρ
µ
rút ra
1 1
(Re δ ) 4 = 49,78δ 4

1 5
49,78δ 4 39,82δ 4
x=∫ dδ =
0,2314 0,2314
hay
4
 0,2314  5
δ = 
 39,82 
Nếu x = 50 m thì δ = 0,372m và

212
0,0225 ρv02 0,0225 × 10 3 × 7 2
τ0 = = = 28,36 N
1 1
m2
(Re δ ) 4
 10 × 7 × 0,372 
3
4

 −3

 1,14 × 10 

Câu hỏi
4.1 Tổn thất cột nước (năng lượng) là gì ? Có thể chia tổn thất ra làm mấy loại? Các loại
tổn thất có gì khác nhau? Giống nhau?
4.2 Chất lỏng có mấy chế ñộ chảy? Phân biệt các chế ñộ chảy ấy?
4.3 Phân biệt chế ñộ chảy rối trong ống và trong kênh hở.
4.4 Có mấy loại lưu tốc trong dòng chảy? Phân biệt các loại lưu tốc ấy (cho tới chương
này).
4.5 Có mấy quy luật phân bố lưu tốc trong dòng chảy rối ñã học, hãy chỉ ra những quy
luật ấy.
4.6 Tìm τrối trong dòng chảy rối theo cách giải thích của Pơrantơ.
4.7 Phân biệt các công thức khác nhau tính chiều dài ñường xáo trộn.
4.8 Chứng minh công thức phân bố lưu tốc trong dòng chảy rối.
u 2,3 u* y
= lg( ) + C2
u* κ ν

Bài tập
Bài 4.1
Chứng minh dòng chảy tầng là chuyển ñộng xoáy, với dòng chảy trong ống, ñường xoáy
là những ñường tròn ñồng tâm với trục ống
y2 + z2 = C
Bài 4.2
Chứng minh ñịnh luật Poazơ (1840). Lưu lượng của dòng chảy tầng trong ống tròn tỷ lệ
với ñộ dốc thủy lực và tỷ lệ bậc 4 với ñường kính (hoặc bán kính) của ống.
Bài 4.3
Chứng minh công thức xác ñịnh chiều dày của lớp mỏng chảy tầng
30,0d
δt =
Re λ
Bài 4.4

213
Chứng minh lưu tốc trung bình mặt cắt ñược tính theo công thức:

8
v = u*
λ
Bài 4.5
Chứng minh hệ số Re tr ở thành trơn thủy lực ñược tính theo công thức:

d
Re tr ≤ 27( ) 8 / 7

Gợi ý:
• Dùng kết quả ở bài 4.4
u* ∆
• Ở thành trơn có < 3,55
ν
0,3164
• Ở thành trơn λtr =
Re1 / 4
Bài 4.6
a. Chứng minh trong kênh hở, dòng chảy ñều có quy luật phân bố lưu tốc theo chiều sâu
là:
gJ y2 γJ y2
u= (h0 y − ) = (h0 y − )
ν 2 µ 2
trong ñó:
h0- ðộ sâu dòng chảy ñều
y- Khoảng cách từ ñiểm có lưu tốc u ñến ñáy dòng chảy.
b. Dùng quy luật phân bố lưu tốc của phần 4-6a ñể tìm lưu lượng dòng chảy có chiều
rộng là b, tìm lưu tốc trung bình, ñộ dốc thủy lực và tổn thất cột nước của ñoạn dòng dài ∆l .
c. Chứng minh rằng trường hợp trên hệ số Sêdy
C 0 = 1,81 Re R
Bài 4.7
Cho
τ = kv a d b ρ c µ d ∆e
a. Xác ñịnh hệ số sức cản dọc ñường λ theo biểu thức:
(∆ / d ) e
λ = 8k
Re 2− a
Biết rằng:
λ
τ= ρv 2
8

214
b. Tìm biểu thức λ cho dòng chảy tầng và dòng chảy rối
c. Tìm biểu thức tổng quát xác ñịnh hệ số Sêdy C 0 .

d. Tìm biểu thức C 0 cho dòng chảy tầng, dòng chảy rối.

e. Xác ñịnh hệ số nhám n ứng với C 0 của dòng rối.

Bài 4.8
Xác ñịnh hệ số α (hệ số Côriôlít) và tốc ñộ trung bình mặt cắt của dòng chảy tầng trong
lòng dẫn hình chữ nhật có chiều rộng b , ñộ sâu h , lưu tốc phân bố theo quan hệ:
 y 
u = u max 1 − ( ) 2 
 h 
ðáp số:
α = 1,54
2
v= umax
3
Bài 4.9
Dòng chảy trong ống thành phẳng có quy luật phân bố lưu tốc theo quan hệ
u u y
= a( * ) n
u* v
với u là lưu tốc ở ñiểm có khoảng cách y từ thành rắn.

a. Tìm biểu thức của u qua u max .


b. Tìm biểu thức xác ñịnh lưu lượng, lưu tốc trung bình mặt cắt.
c. Tìm biểu thức xác ñịnh hệ số tổn thất dọc ñường λ .
• Trường hợp tổng quát
1
• Khi a = 8,7 và n =
7
Bài 4.10
Khi Re ≤ 10 5 hệ số sức cản dọc ñường λtr có thể quan hệ:
• Bơladius (1912)
0,3164
λtr =
Re1 / 4
• Nicurátsơ (1933)
1
= 2 lg(Re λtr ) − 0,8
λtr
a. Tính hệ số Sêdy áp dụng cho kênh hở ứng với hai trường hợp trên.

215
b. Cho một số giá trị của Re R tính C 0 , từ ñó so sánh và ñưa ra nhận xét ứng với hai
trường hợp trên.
(Biết rằng Re d = 4 Re R )

Bài 4.11
Tìm chỉ tiêu bền vững ζ , H.Raoxơ của dòng chảy ở kênh hở, từ ñó tìm ζ max và ζ k .
Gợi ý:
du
ρy 2
dy
• Sử dụng chỉ tiêu ζ =
µ
• Sử dụng quy luật phân bố lưu tốc của bài 4.6.
Bài 4.12
Dùng quy luật ở (4-68) hãy tìm quy luật ma sát, hoặc sức cản dọc ñường (λ ) cho ống
thành trơn.
Bài 4.13
Dùng quy luật ở (4-68) hãy tìm quy luật ma sát, hoặc sức cản dọc ñường (qua λ ) cho
dòng chảy trong ống thành nhám.
Bài 4.14
Tìm công thức tính lưu tốc trung bình của dòng không ñều qua lưu tốc của dòng ñều u 0
theo công thức:
u0
u=
C R ∂ω 1 / 2
2
(1 − )
gω ∂l
Bài 4.15
Tìm ñường kính của ống tháo
nước ngầm qua thân ñường khi thoát lưu
lượng Q = 0,95m 3 / s ñộ chênh mực nước
thượng hạ lưu H = 0,2m , ống dài

l = 15m , góc uốn ở tâm ống là α 0 = 30 0


lưu tốc ở thượng lưu v = 0,7 m / s , ở hạ Hình bài 4.15

lưu v = 0,8m / s , t 0 nước là 20 0 C , ñộ


nhám ∆ = 1mm .
Gợi ý:

216
• Tìm ñường kính d theo phương pháp thử dần (lập biểu ñồ hay sử dụng máy
tính)
d
• Rgh dưới khu nhám thuần túy: Rghd = 21,6C

• Với t 0 = 20 0 C thì ν = 0,0101cm 2 / s .
1 1/ 6
• Tính C = R với n = 0,012 .
n
ðáp số:
d ≈ 0,87m
v = 1,60 m s
Bài 4.16
Nước chảy qua ống có mặt cắt ñột ngột thay ñối với d1 = 80mm , d 2 = 250mm , lưu lượng
Q = 19,45 l / s .
Gợi ý:
δH O
hHg = hH 2O 2

δl Hg − δ H O
2

δ Hg = 13,6 δ H O = 1,0
2

Xác ñịnh tổn thất cục bộ và ñộ chênh của thủy ngân trong áp kế (bỏ qua tổn thất dọc
ñường). Trong hai trường hợp
a. ðột ngột mở rộng.
b. Chảy ngược lại.
ðáp số:
a. 0,141 mH2 O 11,2 mHg
b. 0,342 mH2 O 87 mmHg
Bài 4.17
Hệ thống ống mô tả như hình bài 4.17. Hãy xác ñịnh tốc ñộ dòng chảy, lưu lượng, vẽ
ñường năng lượng và ñường ño áp. Biết:
d1 = 100mm ω1 = 78,5cm 2 l1 = 150m

d 2 = 200mm ω 2 = 314cm 2 l2 = 50m

ω 3 = 10cm 2
z1 = 4 m z2 = 2,5m z3 = 2 m H1 = 8m
Gợi ý:

217
Khi d < 500mm thì
1 5.10 −4
λ = 0,02(1 + ) = 0,02 +
40d d
trong ñó: d (m)
ðáp số:
v32
v3 = 9,59m / s Q = 9,59 l / s = 4,70m
2g

v22 v12
= 0,0047m = 0,076m hd1 = 2,85m
2g 2g
hd 2 = 0,026m ∑ h f = 5,306m

Hình bài 4.17

Bài 4.18
Cho dòng chảy ổn ñịnh trong ống tròn ñặt nằm ngang.
Yêu cầu:
a. Tìm quy luật phân phối tốc ñộ tại mặt cắt ngang ống bằng phương trình biến thiên
ñộng lượng.
b. Lưu lượng, tốc ñộ trung bình mặt cắt.
c. Biểu thức ( p 1 − p 2 ) .

ðáp số:
1 ∂p 2 2 π r04 ∂p
u=−
4 µ ∂x
(
r0 − r ) Q=−
8 µ ∂x

v=−
d 2 ∂p
( p1 − p2 ) = 32 µ2vl
32 µ ∂x d
Bài 4.19

218
Dầu có ρ d = 800 kg m 3 , ν = 0,02 poazo chảy trong ống có d = 50 mm , dài l = 500 m

với lưu lượng 0,19 l s . Xác ñịnh:


• Số Re d .
• Tốc ñộ tại trục ống.
• Thay ñổi áp suất.
• Tổn thất áp suất suốt chiều dài 500m.
• Ứng suất tiếp tại thành ống.
• Năng lượng ñể duy trì dòng chảy.
ðáp số:
• Re d = 1936,3

• umax = 0,1936 m / s

• p1 − p2 = 1239,04 N m 2
∂p
• = 2,478 N m 2
∂x
• τ 0 = 0,03098 N m 2
• Năng lượng: Q( p 1 − p 2 ) = 0,2354 N

Bài 4.20
Dầu chảy ngược lên trong khe của hai tấm phẳng song song cách nhau 10mm nghiêng
20 0 với phương ngang có lưu lượng 2,0 l s qua 1m chiều rộng.

Xác ñịnh ñộ chênh áp giữa 2 mặt cắt cách nhau 10 m , nếu ρ d = 800 kg / m 3 ,

µ = 2 × 10 −3 kg sm .
ðáp số:
p 1 − p 2 = 27320,458 N m 2
Bài 4.21
Dòng dầu chảy tầng trong ống có lưu lượng là 100 l s Biết rằng ρ d = 950 kg m 3 ,

µ = 8 × 10 −2 kg m.s .
Xác ñịnh:
a. ðường kính tối ưu của ống.
b. Năng lượng tải dầu xa 1km .
ðáp số:
Lấy Re = 2100 thì d = 0,720 m

219
Năng lượng = Q × ∆p = 121,273 w
Bài 4.22
Dầu chảy trong hai bản phẳng nghiêng 45 0 với phương ngang cách nhau 10mm. Biết
rằng µ = 0,9 kg s.m , ρ d = 1260 kg m 3 , áp suất tại 2 ñiểm cách nhau theo phương ñứng h = 1m

là 80 kN m 2 và 250 KN m 2 khi tấm trên di chuyển ngược với phương chảy của dầu là
2,00 m s so với tấm dưới. Xác ñịnh:
a. Phân phối tốc ñộ.
b. Tốc ñộ lớn nhất umax .
c. Ứng suất tiếp ở tấm trên.
ðáp số:
Biểu thức chung của phân phối tốc ñộ khi tấm trên di chuyển tốc ñộ là u0 :

u y  − b 2 ∂p  y y 2 
= +  − 
u0 b  2 µu0 ∂x  b b 2 
do ñó
u = 516,486 y − 71648,6 y 2
umax = 0,9308 m s

τ 0 = −824,837 N m 2
Bài 4.23
Trong 2 trường hợp dưới ñây, trường hợp nào thành ống là thành trơn thuỷ lực, khu quá
ñộ, thành nhám thuỷ lực.
a. d = 100 mm , Q = 3,925 l / s , ρ = 1260 kg / m 3 , ν = 6,65 × 10 −4 m 2 / s và ∆ = 1,0 mm .
∂p
b. ∆ = 300 mm , = 84 N / m 3 , ρ = 998 kg / m 3 , ν = 10 −6 m 2 / s và ∆ = 0,2mm .
∂x
ðáp số:
a. Dòng chảy tầng nên không chịu ảnh hưởng của nhám
b. Thành ở khu quá ñộ từ thành trơn sang thành nhám.
Bài 4.24
Ống có d = 150 mm, ∆ = 0,01mm chở nước ở t = 20 0 C suốt chiều dài 100 m bị tổn thất
áp suất 26,61 kN m 2 . Thành ống loại thành gì ? Xác ñịnh umax , v và Q .
Gợi ý: Áp dụng quy luật phân bố lưu tốc của thành trơn.
ðáp số:

220
ν ∆
• Nếu δ t = 11,6 thì = 0,0862 < 0,25 nên thành là thành trơn thuỷ lực.
u* δt
• umax = 2,778 m s v = 2,403 m s Q = 42,443 l s
Bài 4.25
du
Dòng chảy trong ống có t = 20 0 C , d = 500 mm , v = 4,42 m s và = 5,523 × 10 − 3 s
dy
( p1 − p2 )
tại nơi cách thành ống 50mm . Xác ñịnh Q, ∆, λ ,τ 0 và .
l
ðáp số:
τ 0 = 48,743 N m 2 V = 4,479 m s Q = 0,879 m 3 s

( p1 − p2 )
λ = 0,0196 = 389,944 N m 2 .m
l
Bài 4.26
Xác ñịnh tổn thất cột nước ở cống hộp vuông có cạnh a = 100mm , chở Q = 0,025 m 3 s

ở t = 20 0 C trong ñoạn ống dài l = 20 m , có nhám ∆ = 0,50mm .


ðáp số:
hd = 1,91132m

Bài 4.27
Ống có d = 150 mm chở Q = 100 l s ở t = 20 0 C . Xác ñịnh λ ,τ 0 và umax nếu

∆ = 1,0 mm .
ðáp số:
λ = 0,0332
τ 0 = 132,667 N m 2
umax = 7,03 m s
Bài 4.28
Dòng chảy chuyển từ mặt cắt hình thang ñều vào mặt cắt chữ nhật với bậc ở ñáy
p = 0,3 cho lưu lượng Q = 10 m 3 / s . Xác ñịnh kích thước ở mặt cắt chữ nhật và vẽ ñường năng
lượng, ñường ño áp. Biết rằng mặt cắt hình thang có b1 = 6,0 m , h1 = 1,5 m , hệ số mái dốc
m = 1,5 tỷ số mặt cắt chữ nhật so với mặt cắt hình thang bằng 0,4 , hệ số do co hẹp ξ c = 0,3 .

ðáp số:
• h2 = 0,95 m b2 = 5,21m
• ðường ño áp trùng với ñường mặt nước

221
• ðường năng lượng vượt trên mặt nước một cột nước tốc ñộ
Bài 4.29
Nước từ bình A chảy sang bình C qua bình B (Hình bài 4-29). Biết rằng ñường kính ống
d = 200 m , ñộ nhám ∆ = 0,62mm , H1 = 4,0m , H3 = 1,0m , l1 = 30,0m , l2 = 50,0m . Xác ñịnh
cột nước H2, giả sử rằng dòng chảy ở khu sức cản bình phương.
ðáp số:
V = 2,05 m / s

H2 = 2,84m

Hình bài 4.29


Bài 4.30
Dầu có tốc ñộ chảy tự do V0 = 3,0 m / s chảy qua tấm phẳng mỏng rộng 1,25 m dài 2,0 m .

1
Xác ñịnh chiều dầy lớp biên và ứng suất tiếp τ tại chiều dài. Tính tổng lực cản ở cả hai mặt
2
 du   du  V
tấm. Biết rằng ρ dÇu = 860 kg / m s , υ = 10 −5 m 2 / s , τ 0 = µ  
1/ 2
và   = 0,332 0 Re x ,
 dy  y = 0  dy  y = 0 x

1 −1 / 2 −1 / 2
Fms = ρV0 l C f ñối với chiều rộng ñơn vị, C f = 1,33 Re x , δ = 5 x Re x .
2
ðáp số:
1
Re x 2 = 5,48 × 10 + 2

δ = 0,9 × 10 −2 m
τ 0 = 4,7N / m 2
F2 mÆt = 33,224 N

Bài 4.31

222
Một tấm phẳng nhẵn rộng 3,0m dài 30,0m kéo qua nước tĩnh ở t 0 = 20 0 C với tốc ñộ
6 m / s . Xác ñịnh tổng áp lực nước lên tấm và tại 3,0m ñầu tiên của tấm. Biết rằng
C f = 0,455(lg Re l ) −2,58 và tại Rel = 105 thì kết thúc lớp biên tầng.

ðáp số:
Ftæng = 6,36 KN

Fl =3 m theo phương pháp tương tự.

Bài 4.32
dp
Giả thiết rằng dòng chảy lớp biên là dòng chảy tầng ổn ñịnh trên tấm phẳng = 0 có
dx
quy luật phân bố tốc ñộ là:
u 3 y 1 y
= ( ) − ( )3
V0 2 δ 2 δ
Hãy xác ñịnh.
a. θ và C f như là hàm của δ và x .

b. σ là hàm của Re x và x.
c. So sánh với kết quả của Bài giải chính xác của Blasius
Bài 4.33
θ δ
Xác ñịnh tỷ số và * .
δ δ
a. Nếu phân bố tốc ñộ là:
1
u  y 2
= 
v0  δ 
b. Nếu
u π y 
= sin 
v0 2δ
ðáp số:
a. 0,166
0,333
b. 0,136
0,360
Bài 4.34

223
Hãy chỉ ra trên chiều dài của ñoạn chảy tầng trong ống tròn nằm ngang, lực ma sát ở
thành ống ñược xác ñịnh bằng công thức:
 1 
Fms = πr02  p 1 − p 2 − ρV 2 
 3 
trong ñó:
V - tốc ñộ trung bình trong ống
r0 - bán kính

p 1 , p 2 - áp suất tại mặt cắt 1 và 2 .


Biết rằng khi dòng rối phát triển ñầy ñủ thì tốc ñộ có quy luật phân phối là:

u  r 2

= 2 1 −    α 0 = 1,33
v   r0  

Bài 4.35
δ*
Hãy chỉ ra tỷ số ñối với dòng chảy tầng trong ống có phân phối tốc ñộ là:
θ
  r 2 
u = umax 1 −   
  r0  

ðáp số:
δ*
= 3,0
θ
Bài 4.36
Hãy chỉ ra hai trường hợp sau thành ống là thành trơn thuỷ lực, khu vực quá ñộ hay thành
nhám thuỷ lực
a. D = 300 mm , l = 50 m , ∆p = 3,5 kN m 2 , ∆ = 0,015mm , ρ = 998 kg / m 3 ,
ν = 0,95 × 10 −6 m 2 / s .
b. τ 0 = 600,00 N m 2 , ρ = 998 kg m 3 , ν = 10 −6 m 2 s và ∆ = 1,6mm ñối với ống thép.
ðáp số:
a. Thành trơn thuỷ lực
b. Thành nhám thuỷ lực
Bài 4.37
Một tàu dạng hình trụ ñầu tròn có chiều dài l = 55 m , ñường kính 6,0 m . Xác ñịnh năng
lượng cần thiết vượt qua lực ma sát của lớp biên nếu tàu ñi với tốc ñộ 8,0 m s trong nước biển ở

t = 20 0 C ( ρ = 1030 kg m 3 , ν = 10 −6 m 2 s ).

224
ðáp số:
FV
P= KW = 476,535 KW
10 3

225
Chương 5

DÒNG CHẢY QUA LỖ VÀ VÒI - HIỆN TƯỢNG VA ĐẬP


THUỶ LỰC

5.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI


Ta thường gặp dòng chảy qua lỗ và vòi khi tháo cạn một bể chứa, sự điều tiết qua
các cống, sự lắng và tháo nước qua các âu thuyền v.v...
Mục đích chính của chương này là xác định vận tốc và lưu lượng của dòng chảy qua lỗ và
vòi. Phần hai của chương này đề cập đến khái niệm va đập thuỷ lực trong đường ống và đưa ra
công thức tính độ tăng áp suất khi có va đập thuỷ lực.
Trên thành bình ta khoét một lỗ để cho chất lỏng chảy qua, ta gọi là dòng chảy qua lỗ. Để
nghiên cứu dòng chảy qua lỗ ta ký hiệu (Hình 5-1):
e - chiều cao của lỗ.
 - tiết diện lỗ.
 - chiều dày của thành bình.
H- khoảng cách từ tâm lỗ đến mặt thoáng gọi là cột nước trên
lỗ.
Căn cứ vào kích thước và các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy
qua lỗ, người ta phân loại lỗ như sau:
1- Theo quan hệ e và H: Hình 5-1
e 1
• Nếu  thì lỗ là lỗ nhỏ
H 10
e 1
• Nếu  thì lỗ là lỗ to
H 10

226
Lỗ nhỏ và lỗ to khác nhau ở chỗ: với lỗ nhỏ ta xem cột nước H tác dụng tại các điểm trên
diện tích lỗ là như nhau. Còn lỗ to thì cột nước tác dụng tại mép trên và mép nước của lỗ là khác
biệt nhau, nên trong tính toán không thể dùng chung cột nước H được.
2- Theo quan hệ  và e.
• Nếu   3  4 e ta có lỗ thành mỏng (Hình 5-1)
và bề dày của thành không ảnh hưởng đến dòng chảy qua lỗ.
• Nếu   3  4 e và cạnh lỗ không được vát
mỏng ta có lỗ thành dày, bề dày của lỗ ảnh hưởng đến dòng chảy
qua lỗ (Hình 5-2). Về mặt thuỷ lực, lỗ thành dày cũng coi như
vòi.
3- Theo sự nối tiếp của dòng chảy ra khỏi lỗ. Hình 5-2
• Chảy tự do nếu dòng chảy ra khỏi lỗ tiếp xúc
ngay với không khí (Hình 5-1, 5-2)
• Chảy ngập nếu dòng chảy ra khỏi lỗ bị ngập
dưới chất lỏng (Hình 5-3).
4- Theo cột nước H.
• Nếu H  const - dòng chảy qua lỗ với cột áp
không đổi (chảy ổn định). Hình 5-3
• Nếu H  const - dòng chảy qua lỗ với cột áp
thay đổi (không ổn định).

5.2 DÒNG CHẢY TỰ DO QUA LỖ NHỎ THÀNH MỎNG, CỘT ÁP KHÔNG ĐỔI
Đây là bài toán đơn giản nhất của dòng chảy qua lỗ.
5.2.1 Hệ số co hẹp của lỗ
Dòng chảy sau khi qua khỏi cạnh lỗ không tiếp xúc với
thành của lỗ mà tiếp tục thu nhỏ mặt cắt, tạo nên hiện tượng co hẹp
dòng chảy. Mặt cắt co hẹp c-c cách thành một đoạn xấp xỉ bằng
đường kính lỗ và ở đó các đường dòng trở thành gần như song song
(Hình 5-4). Qua khỏi mặt cắt co hẹp dòng chảy hơi mở rộng ra và Hình 5-4
trong trường hợp chảy tự do nó sẽ cong xuống do tác dụng của
trọng lực.
Tại mặt cắt co hẹp c-c dòng chảy có thể coi là dòng không đều biến đổi chậm.
Gọi  c là diện tích mặt cắt co hẹp,  là diện tích lỗ, khi đó ký hiệu:

227
c


e gọi là hệ số co hẹp của lỗ. Hệ số này phụ thuộc hình dạng lỗ và vị trí lỗ trên thành bình.
Trường hợp khoảng cách từ các thành khác của bể chứa đến
các cạnh cuả lỗ đều lớn hơn 3 lần kích thước cạnh tương ứng, dòng
chảy qua khỏi lỗ sẽ bị co hẹp hoàn chỉnh (lỗ 1 trên hình 5-5). Trường
hợp ngược lại ta có co hẹp không hoàn chỉnh (lỗ 2, 3, 4 trên hình 5-5).
Với lỗ tròn, co hẹp hoàn chỉnh thì   0 ,63 .
5.2.2 Tính lưu lượng qua lỗ
Hình 5-5

Viết phương trình Bécnuli cho 2 mặt cắt 1-1 và c-c lấy mặt cắt đi qua tâm của mặt cắt c-c
làm mặt chuẩn:
v c2
H  c  hc (1)
2g
ở đây v1  0 và hc là tổn thất cục bộ qua lỗ:

v2c
hc   c
2g
và (1) sẽ là:
vc2
H  ( c   c ) (2)
2g
vận tốc qua lỗ vc có dạng
1
vc  2 gH   2 gH (2-1)
c  c
1
trong đó   gọi là hệ số vận tốc của lỗ, phụ thuộc vào hình dạng lỗ và số Re,
c   c
  1.
Lưu lượng chảy qua lỗ sẽ bằng:
Q  vc c  vc    2 gH

đặt    ,  là hệ số lưu lượng của lỗ, phụ thuộc vào hình dạng lỗ, số Re và vị trí lỗ
trên thành lỗ,   1 , công thức Q có dạng:

Q   2 gH (2-2)

228
Với chất lỏng có độ nhớt bé như nước, xăng, dầu hoả, lỗ tròn, thành mỏng thì có thể lấy:
  0,61 ,   0,63 ,   0,97 ,  c  0,065 .

Khi dòng chảy ngập qua lỗ (Hình 5-6), công thức tính lưu lượng vẫn sử dụng công thức
(2-2) nhưng cột áp H là hiệu 2 cột áp H  H 1  H 2 .
Các hệ số  ,  ,  đều phụ thuộc vào số Râynôn mà đối
với lỗ tròn, A.D.Ansun đề nghị viết dưới dạng:
2 gH d
Re H  (2-3)

Khi đó các hệ số  ,  ,  tuỳ theo số ReH có thể xác định
theo đồ thị trên hình 5-7.
Khi Re H  104 , hệ số lưu lượng có thể xác định theo
công thức Ansun: Hình 5-6

5 ,5
  0 ,592  (2-4)
ReH

Khi ReH rất bé (Re H  25 ) , ảnh hưởng


của độ nhớt trở nên rất quan trọng và lúc đó
  1,    lưu lượng tỷ lệ bậc nhất với cột áp
H, hệ số lưu lượng tỷ lệ với ReH và ta có thể dùng
công thức:
d 3 gH
Q
50
ứng với
Hình 5-7
Re
 H
25

5.3 DÒNG CHẢY TỰ DO QUA LỖ TO, THÀNH MỎNG CỘT ÁP KHÔNG ĐỔI

H
Như trên đã phân loại, khi e  thì lỗ thuộc loại lỗ to. Lỗ to khác lỗ nhỏ ở chỗ cột
10
nước tác dụng lên mép trên và mép dưới của lỗ to khác nhau nhiều. Do vậy để tính lưu lượng qua
lỗ to người ta chia lỗ thành nhiều dải nằm ngang có chiều cao dh và coi dòng chảy qua mỗi dải
như dòng chảy qua lỗ nhỏ. Dòng chảy qua lỗ to là tập hợp của vô số dòng chảy qua mỗi dải.
Xét trường hợp lỗ to dạng chữ nhật có chiều rộng b, chiều cao e (Hình 5-8):

229
Hình 5-8
Từ công thức (5-2) ta suy ra lưu lượng qua mỗi dải:
dQ   ,bdh 2 gh
trong đó:
h - cột nước đến tâm dải
m- hệ số lưu lượng của dải
Lưu lượng qua cả lỗ sẽ bằng:
H2
,
Q  b
H1
2 ghdh

Sau khi thực hiện tích phân và thay  , bằng  trung bình (  là hệ số lưu lượng qua lỗ)
ta có:

2  3 3

Q b 2 g  H 22  H 12  (3-1)
3  
thay
e e
H1  H   H(1 )
2 2H
e  e 
H2  H   H 1  
2  2H 
vào (3-1) và Q được viết lại dưới dạng:
3 
e 2 
3 3
2 e 2
2
Q  b 2 g H ( 1  ) (1 )  (3-2)
3  2H 2H 

Khai triển biểu thức trong dấu ngoặc của (3-2) theo nhị thức Niutơn và bỏ qua những số
hạng vô cùng nhỏ, ta nhận được công thức tính lưu của lỗ to chữ nhật:
Q   2 gH (3-3)

230
Tương tự ta cũng có công thức xác định xác định lưu lượng qua lỗ to hình tròn, hình tam
giác giống như công thức (3-2) nhưng trị số của  thì khác.

5.4 DÒNG CHẢY QUA LỖ CÓ THÀNH HÌNH ĐƯỜNG DÒNG, LỖ CÓ CO HẸP KHÔNG
HOÀN CHỈNH

5.4.1 Lỗ hình đường dòng (Hình 5-9)

Nếu thành trong của lỗ được cấu tạo có dạng hình đường
dòng cho đến mặt cắt co hẹp (  1 , sc  s ) thì   0 ,98 và lưu

lượng tháo đạt cực đại:


Q  0 ,98 s 2 gH (4-1)
Hình 5-9

5.4.2 Lỗ co hẹp không hoàn chỉnh

Với các lỗ, chảy không ngập điều chỉnh bằng cửa
van khi không có co hẹp hai bên và đáy thì có thể áp dụng
công thức Ponsele (Poncelet).
5.4.2.1 Cửa van thẳng đứng (Hình 5-10)
Q  0 ,7 be 2 gH (4-2) Hình 5-10

b- chiều rộng kênh


5.4.2.2 Cửa van nghiêng 1/2 (Hình 5-11)
Q  0 ,74be 2 gH (4-3)
5.4.2.3 Cửa van nghiêng 1/1 (Hình 5-12)
Q  0 ,80be 2 gH (4-4)

Hình 5-11 Hình 5-12

231
5.5 DÒNG CHẢY QUA VÒI HÌNH TRỤ GẮN NGOÀI CỘT ÁP KHÔNG ĐỔI (Hình 5-13)

Ký hiệu:
d - đường kính vòi.
l - chiều dài vòi: l  (3  4)d .
Nếu l  (3  4)d phải tính như dòng chảy qua ống.
Giống như dòng chảy qua lỗ, khi dòng chảy vào vòi
cũng bị co hẹp đến mặt cắt co hẹp c-c (có tiết diện  c ) rồi
Hình 5-13
dòng chảy mở rộng ra và bám vào thành vòi, chảy đầy vòi.
Quanh mặt cắt co hẹp xuất hiện chân không. Hiện tượng chân
không trong vòi làm tăng khả năng tháo chất lỏng qua vòi so với lỗ có cùng tiết diện và cùng cột
áp.

5.5.1 Tính lưu lượng qua vòi

Viết tích phân Bécnuly cho 2 mặt cắt 1-1 và 2-2 và lấy mặt chuẩn 0-0 đi qua tâm vòi (coi
v1  0 ):

v22 vc2 vc2 l v22


H  2  1 2  (1)
2g 2g 2g d 2g

trong đó:
 1 - là hệ số tổn thất cục bộ do thu hẹp từ  đến  c .
 2 - là hệ số tổn thất cục bộ do mở rộng từ  c đến  .
vc - là vận tốc tại mặt cắt co hẹp c-c.
v2 - là vận tốc tại mặt cắt ngang của vòi, giữa v2 và vc có quan hệ như sau:
v 2  vc c
suy ra
v2
vc 

Thay các biểu thức trên vào (1):
  (1   ) 2 l  v22
H   2  21   
  2 d  2 g

Từ đó rút ra:

232
v2   2 gH (2)
ở đây
1
 (3)
 1 l
 2  21  (  1) 2  
  d
 - là hệ số vận tốc của vòi.
Lưu lượng của vòi sẽ bằng:

Q  v2   2 gH   2 gH (5-1)

Trường hợp dòng chảy qua vòi thì hệ số vận tốc  bằng hệ số lưu lượng  của vòi.
L
Theo thực nghiệm cho vòi có:  3 ,   0,02 thì  1  0,06 ,   0,64 và     0,82
d
Q  0,82 2 gH (5-2)
So với công thức tính lưu lượng của lỗ (   0,62) ta nhận thấy Qvßi  Qlç có cùng w và

H. Trường hợp này Qvòi=1,32Qlỗ

5.5.2 Tính độ cao chân không trong vòi

Viết tích phân Bécnuli cho 2 mặt cắt (1  1) và (c  c) :

p a pc vc2 vc2
H   c c
  2g 2g
hay
vc2 p  pc
( c   c ) H a (5-3)
2g 
vì pc  p a cho nên
p a  pc p ck
p a  p c  pck ,   hck
 
hck - độ cao chân không
v2 p  pc
Thay vc  và hck  a vào phương trình trên ta được:
 
 c   c v22
H  hck (5-4)
 2 2g

thay v2   2 gH vào (5-3) ta rút ra:

233
   2 
hck  H      c   1 (5-5)
   
nếu   0,82 ,   0,64 ,   0,06 thì
hck  0,75 H (5-6).

Từ (5-3) ta xác định được vận tốc trung bình tại mặt cắt co hẹp c-c:

1  p  pc 
vc  2 g H  a    lç 2 gH  hck 
c   c   

và lưu lượng của vòi:


Qvßi  vcc  vc   lç  2g H  hck  (5-7)

hay
Qlç   lç  2 gH  hck  (5-7)

ở đây
lç  lç 

vì hck  0 cho nên Qvßi  Qlç ( Qlç   2 gH ).

5.5.3 Hiện tượng xâm thực của vòi

Ta biết rằng, khi áp suất trong nước nhỏ hơn áp suất khí trời p a thì nhiệt độ bốc hơi của
nước nhỏ hơn 100 0 c . Ví dụ nước ở 20 0 c thì áp suất bốc hơi
N
pbh  0,03 at  300  9,81
m2
Khi cột áp H tăng thì pc giảm và nếu pc  pbh thì tại vùng co hẹp nước sẽ bốc hơi.

Những bọt khí xuất hiện và bị dòng nước cuốn đến những vùng có áp suất lớn hơn áp suất bốc
hơi làm chúng bị ngưng tụ đột ngột thành những hạt nước rất nhỏ so với bọt khí ban đầu. Hiện
tượng ngưng tụ đột ngột tạo ra các khoảng trống làm cho nước xung quanh ập tới với vận tốc lớn
gây ra áp suất xung kích cục bộ, có khi tới hàng nghìn atmôtphe. Vì vậy vòi bị ăn rỗ và chân
không trong vòi bị phá hoại. Đó là hiện tượng xâm thực trong vòi.
Để tránh hiện tượng xâm thực thì độ chân không trong vòi không được lớn hơn độ chân
không cho phép hck  :

p a  p bh
hck   (5-8)

234
N
Ví dụ: Nước ở 20 0 C có áp suất bốc hơi p bh  300  9,81 thì:
m2

hck   10000  300  9,7 m


1000
Theo công thức (5-6) ta tìm được trị số giới hạn của cột nước H cho trường hợp vòi hình
trụ gắn ngoài:
9,7
H max   13 m
0,75
Trong thực tế trị số chân không h ck đề nghị không lấy quá 9m cột nước.

5.6 CÁC LOẠI VÒI KHÁC

5.6.1 Vòi hình trụ gắn trong

5.6.1.1 Vòi ngắn, chất lỏng không bám vào vòi (Hình 5-14)
Q  0,51 2 gH (5-9)
Hình 5-14
5.6.1.2 Vòi dài, chất lỏng bám vào vòi (Hình 5-15)
Q  0,707 2gH (5-10)

5.6.2 Vòi hình côn

5.6.2.1 Vòi hình côn thu hẹp, thành vào thuận (Hình 5-16)
Hình 5-15
Q   2 gH

ở đây
d 2

4
d - đường kính tại mặt cắt ra
l
 - hệ số lưu lượng   f ( , )
d
 - góc ở đỉnh
Nếu lấy   13 0 30' thì    max  0,97 , tức là:

Q  0,97 2 gH (5-12)
Hình 5-16
Weisbach đề nghị công thức tổng quát:

235

Q  (0,906  0,213tg ) 2gH (5-13)
2
5.6.2.2 Vòi hình côn mở rộng
• Thành vòi thuận, hình đường dòng (Hình 5-16)
Q   2 gH (5-14)

• Thành thẳng với góc   5  7 0 (Hình 5-17)


Q   2 gH (5-15)
  0,45  0,50
Hình 5-17

5.7 DÒNG CHẢY QUA LỖ VÀ VÒI KHI CỘT ÁP THAY ĐỔI, THỜI GIAN THÁO CẠN BỂ
CHỨA
Khi cột nước H  const , bài toán tính lưu lượng Q trở nên phức tạp vì đó là dòng không
ổn định. Ta chỉ xét trường hợp khi cột nước H thay đổi từ từ, tức là trong khoảng thời gian ngắn
có thể coi như cột nước tác dụng lên lỗ, vòi không đổi và có thể áp dụng công thức tính dòng
chảy ổn định qua lỗ hoặc vòi.
Giả sử bể chứa có diện tích mặt thoáng là  , ở đây   f (t ) . Tại đáy hoặc trên thành
bình có khoét một lỗ (hoặc gắn một vòi) có diện tích  (Hình 5-18). Tại thời điểm trước khi mở
khoá ta có cột nước là H1, hãy tính thời gian t12 để mức nước trong bể chứa giảm từ H1 đến H2.
Giả sử tại thời điểm t, cột nước tác dụng trên tâm lỗ là h, diện
tích mặt thoáng là  h , khi đó lưu lượng của lỗ (hoặc vòi) sẽ

là:
Q   2 gh

Sau khoảng thời gian dt, thể tích nước chảy qua lỗ
bằng:
Hình 5-18
Qdt   2 gh dt

Cũng trong khoảng thời gian dt, mực nước trong bể chứa giảm một đoạn là dh, thể tích
nước giảm bằng  h dh .

Rõ ràng thể tích nước chảy ra bằng thể tích nước giảm trong bể chứa cho nên ta có
phương trình:
 2 gh dt   h dh
hay

236
H1
1  h dh
t 12   (6-1)
 2g H2 h
Thời gian t 0 để mức nước giảm đến tâm lỗ (hoặc vòi)
H1
1  h dh
t0   (6-2)
 2g 0 h

trong đó  h  f (h)
Trường hợp khi  h    const thì


t12 
 2 g

2 H1  H 2  (6-3)


t0  2 H1 (6-4)
 2 g
Công thức (6-4) có thể viết dưới dạng:
 2 H1 2H 1 V
t0   2 (6-5)
 2g  2gH 1 Qbd

tức là t0 bằng hai lần thể tích ban đầu / lưu lượng qua lỗ ban đầu, hay nói cách khác, thời
gian tháo cạn bể chứa bằng hai lần thời gian tháo một thể tích nước tương đương nhưng giữ cho
cột áp tác dụng trên lỗ không đổi.
Trường hợp khi có nguồn nước chảy vào Qv thì:
H1
 h dh
t12  Q (6-6)
H2 v   2 gh

Nếu  h    const , thời gian t 12 sẽ bằng:

2  H v  H1 
t12   H1  H 2  H v ln  (6-7)
 2 g  H v  H 2 

trong đó Hv là cột nước với lưu lượng chảy vào tức là:
Qv
Hv  (6-8)
2 g 2 2

5.7 CHẢY ĐẦY VÀ THÁO CẠN BỂ CHỨA (Hình 5-19)

Trong trường hợp tổng quát nếu lưu lượng chảy vào Qv được cho bằng một biểu đồ
đường quá trình lưu lượng (Hình 5-20) và diện tích mặt hồ cho bằng đường cong  h  f (h)

237
(Hình 5-21) thì thời gian tháo cạn hoặc chứa đầy hồ được xác định bằng phương pháp tích phân
gần đúng từ công thức:
0,5( i   i1 )h
t   (7-1)
0,5(Qi  Qi 1 )   2 gH tb

trong đó:
H i  H i 1
H tb 
2
Nếu không có lưu lượng chảy vào (Qv  0) thì thời

gian tháo t12 bằng:


H2 H2
1 dh 1 f (h )dh
t 12     (7-2)
 2g H1 h  2g H1 h

Trường hợp biết đường cong của diện tích mặt hồ,
thì trong phạm vi từ A đến B (Hình 5-21) có thể lấy gần
đúng  h  f (h)  ch n . Khi đó thời gian t12 để mực nước hạ
Hình 5-19
từ H 1 đến H 2 sẽ bằng:

t12 
2c
 2 g 2n  1

H12 n 1  H 22 n 1  (7-3)

trong đó số mũ n và hệ số c được xác định như sau:


1
lg
2
n
H
lg 1
H2


c
hn
ở đây  1 và  2 được tính trực tiếp theo đồ thị hình 5-21 ứng với cột nước H1 và H2.

Hệ số lưu lượng m được tính sơ bộ cho công trình tháo nước với đường kính D có xét đến
tất cả hệ số tổn thất cục bộ cũng như dọc đường:
1

l
1    
d
Thời gian tháo nước tổng cộng t xác định theo phương pháp hình thang sẽ bằng:
t  t 1  t 2  ...  t n

238
trong đó t 1 , t 2 ,... là thời gian cần thiết để mức nước hạ từ H1 đến H2, từ H2 đến H3, từ H3

đến H4...
Ngoài ra, mỗi thời đoạn riêng:
2tb 
ti   H i  H i 1  (7-5)
 2 g  

trong đó:
1
 tb`   i   i 1 
2
Các chỉ số i và i  1 tương ứng với số thứ tự của cột nước h và diện tích mặt hồ  ban
đầu và cuối trong mỗi thời đoạn t i 1 .

Hình 5-20 Hình 5-21


5.8 SỰ TẠO THÀNH PHỄU KHI CHẤT LỎNG CHẢY QUA LỖ

Khi chất lỏng chảy qua lỗ lớn ở các cột nước nhỏ và khi tháo cạn bể chứa thường thấy
hình thành các phễu. Quá trình chảy này phức tạp và có liên quan đến sự quay của chất lỏng đối
với đường trục của phễu. Cường độ quay của phễu có
thể lớn đến mức tạo nên một dải không khí (lõi) của
phễu, chiếm toàn bộ chiều dày của chất lỏng và ăn sâu
vào lỗ xả (Hình 5-22). Khi đó, diện tích làm việc của lỗ
và khả năng thoát của nó bị giảm xuống.
Hiện tượng tạo phễu còn ít được nghiên cứu.
Hình 5-22
Theo P.G. Perenmen, cột nước phân giới tương ứng với
sự xuất hiện sự gián đoạn của lõi không khí đi vào lỗ
đáy có thể xác định theo công thức:
0 , 55
 v 
H k  0 , 5 D 0  (8-1)
 gD 
 

239
trong đó:
D - đường kính lỗ
v0 - vận tốc trung bình tại mặt cắt co hẹp c  c (Hình 5-23) tại khoảng cách gần
bằng 0,5 D thấp hơn mặt phẳng lỗ.
Để tính toán theo công thức trên, nên dùng đồ thị
hình 5-24 (cho lỗ đặt nằm ngang).
Cột nước phân giới tính theo công thức (8-1) đặc
trưng cho sự chảy với phễu không ổn định xuất hiện khi
cột nước
v0
H k  0,36D( ) 0,67
gD

(8-2)
Với vận tốc v0 và đường kính lỗ D cho trước, sau
Hình 5-23
v0 H
khi tính được tỷ số có thể tìm được tỷ số k theo
gD D

đồ thị. Nếu thấy cột nước H  H k thì phễu không khí sẽ ăn

sâu vào lỗ.


Nếu lỗ đặt trên vách đứng và ở ngay gần đáy thì
việc kiểm tra khả năng gián đoạn của phễu không khí vào
trong lỗ cũng tiến hành tương tự như trường hợp trên (lỗ
nằm ngang) nhưng sử dụng đồ thị hình 5-25. Nếu lỗ đặt xa
đáy thì tính toán sẽ tiến hành tương tự như tính toán lỗ đáy
Hình 5-24
theo đồ thị 5-24.

5.9 KHÁI NIỆM VA ĐẬP THUỶ LỰC TRONG ỐNG

5.9.1 Hiện tượng va đập

Va đập thuỷ lực là hiện tượng tăng hoặc


giảm áp suất đột ngột trong ống khi vận tốc dòng
chảy giảm hoặc tăng đột ngột.
Khi vận tốc lớn trong ống dừng lại do Hình 5-25
đóng khoá một cách đột ngột thì áp suất sẽ tăng

240
vọt lên, đó là hiện tượng va đập thuỷ lực dương.
Ngược lại, khi mở khoá đột ngột làm cho chất lỏng tĩnh trong ống đột nhiên chuyển động
với vận tốc lớn, áp suất trong dòng chảy sẽ giảm hẳn xuống, đó là hiện tượng va đập thuỷ lực
âm.
Nếu dòng chảy trong ống dưới tác dụng của một cột áp cao thì hiện tượng va đập thuỷ
lực xảy ra mạnh, có thể làm vỡ ống, phá hỏng khoá và các thiết bị bố trí trên ống.
Hiện tượng va đập thuỷ lực khá phức tạp, nhà bác học Nga Jucôpski là người đầu tiên
(năm 1898) nghiên cứu một cách chặt chẽ và đưa ra các công thức tính toán khá chính xác.

5.9.2 Tốc độ truyền sóng va đập thuỷ lực - Độ tăng áp suất do va đập

Để giải thích hiện tượng va đập thuỷ lực ta phải dựa vào tính nén của chất lỏng
tức   const .
Nguyên nhân tăng hay giảm áp suất trong va đập
thủy lực là do lực quán tính xuất hiện khi vận tốc dòng
chảy thay đổi đột ngột. Theo Đalămber, lực quán tính luôn
luôn ngược chiều với gia tốc, do vậy khi vận tốc giảm thì
lực quán tính tác dụng theo phương dòng chảy, khi vận tốc
tăng thì ngược lại.
Giả sử có một ống thẳng nối với một bể chứa lớn,
cuối ống có lắp khoá K (Hình 5-26). Trước khi đóng khoá,
vận tốc trong ống là v0 , áp suất tại khoá K là p0 và vì bể Hình 5-26

lớn nên có thể coi áp suất tại A (gần miệng vào ống) bằng gH ( pa  H ), H là cột nước trên A,

p A  const trong suốt quá trình biến đổi áp suất sau này.

Nếu đột ngột đóng khoá K thì lớp chất lỏng MNM 1 N 1 , có chiều dày l dừng lại. Nhưng

toàn bộ lớp chất lỏng đó không dừng lại đồng thời mà mặt MN sát khoá dừng lại trước tiên còn
mặt M1 N1 tiếp tục bị các lớp chất lỏng phía sau nén lại và sau thời gian t nó mới dừng lại

hoàn toàn. Do lớp chất lỏng MNM1 N1 bị nén lại nên trong thời gian t áp suất tăng lên
thành p 0  p . Để tìm p ta áp dụng phương trình biến thiên động lượng viết cho đoạn

MNM1 N1 .

5.9.2.1 Giả thiết ống cứng tuyệt đối


Phương trình động lượng có dạng

241
mv  Ft
ở đây: mv  l , F  p , cho nên ta có
l (v 0  0)  pt
hay rút ra:
l
p   v0 (9-1)
t
Tiếp đó, sau khoảng thời gian t tiếp theo lại có thêm lớp chất lỏng M1 N1 M 2 N2 dừng lại
và áp suất tại đó tăng lên. Các lớp chất lỏng tiếp theo cũng vậy. Cứ như thế, hiện tượng chất lỏng
bị ngừng chảy và bị nén lan dần về phía đầu ống với vận tốc bằng:
l
c  lim t 0 (9-2)
t
c - được gọi là vận tốc truyền sóng va đập thuỷ lực.
Thay (9-2) vào (9-1) ta có:
p c
 v0 (9-3)
 g
Đây là công thức Jucôpski.
L
Nếu chiều dài ống là L, thì sau thời gian t 1  toàn bộ chất lỏng trong đường ống ở
c
trạng thái đứng yên và bị nén, áp suất trong toàn bộ ống đều tăng lên. Quá trình tăng vọt áp suất
kết thúc.
Trong khi áp suất tại miệng vào của ống tăng lên một lượng p thì áp suất ở A vẫn coi
như không đổi. Do sự chênh lệch áp suất ấy, chất lỏng chảy ngược từ miệng ống vào bể với vận
tốc v0, chất lỏng tại đó được giãn ra và trở lại trạng thái ban đầu không bị giãn nữa, làm cho
chênh lệch áp suất trên mất đi. Tiếp đó lại xảy ra sự chênh lệch áp suất giữa lớp chất lỏng tại
miệng ống với lớp sát nó ở trong ống và chất lỏng cũng chảy ngược vào bể như trên.
Như vậy, tuần tự từ miệng ống đến khoá, áp suất trong ống trở lại trị số ban đầu p 0 và

2L
chất lỏng chảy ngược từ ống về bể. Sau thời gian t 2  áp suất trong ống sẽ hoàn toàn trở lại
c
trạng thái ban đầu (toàn bộ chất lỏng không bị nén nữa). Ngay sau đó, do quán tính lớp chất lỏng
sát khóa cũng có khuynh hướng chảy ngược về phía bể nhưng vì không có nguồn chất lỏng bổ
sung nên chỉ giãn ra một phần rồi ngừng lại. Hiện tượng này làm cho áp suất p0 tại đó giảm một
lượng Dp và tiếp tục như vậy độ giảm p truyền dần đến miệng ống.

242
3L
Sau thời gian t 3  thì toàn bộ áp suất trong ống đều giảm đi một lượng p và chất
c
lỏng trong ống ở trạng thái tĩnh bị giãn tức thời. Lúc này giữa A và miệng ống, áp suất lại chênh
lệch một lượng p nên chất lỏng chảy vào ống với vận tốc v0. Cứ tuần tự như vậy, từ miệng ống
đến khoá, do trạng thái giãn nở của chất lỏng biến đi và áp suất p0 dần dần khôi phục.
4L
Tại thời điểm t 4  thì chất lỏng trong ống trở lại trạng thái ban đầu.
c
Từ đồ thị ta nhận thấy tại khoá:
2L
Sau thời gian   áp suất lại trở lại bình thường p 0 .  gọi là pha va đập.
c
4L
Sau thời gian T   2 thì hiện tượng biến đổi áp suất lại lặp lại. T gọi là chu kỳ va
c
đập.
Trong thực tế vì ống có đàn tính và có tổn thất thuỷ lực nên sự biến thiên áp suất sẽ tắt
dần (Hình 5-28).

Hình 5-27 Hình 5-28


5.9.2.2 Trường hợp ống có đàn tính
Ta vẫn dùng công thức (9-3) nhưng giả thiết vận tốc truyền sóng c theo công thức:
ECL 1
c (9-4)
 D ECL
1
e E«

trong đó:
ECL - mô đun đàn hồi của chất lỏng.
D - đường kính trong của ống.
e - bề dày thành ống.
Eô - mô đun đàn hồi của vật liệu làm ống.

243
ECL
 a - vận tốc truyền tiếng động trong môi trường chất lỏng. Trong

nước a  1425m/s , trong dầu a  1200  1400 m s .

5.9.3 Va đập trực tiếp và va đập gián tiếp

Ta gọi  d là thời gian đóng khoá. Nếu thời gian đóng khoá  d nhỏ hơn một pha va đập

2L
 (  ) thì ta có va đập trực tiếp. Độ tăng áp suất khi có va đập trực tiếp (  d  ) được tính
c
theo công thức (9-3) hay
c
p   v0
g
Còn nếu thời gian đóng khoá lớn hơn một pha va đập:  d  thì ta có va đập gián tiếp.
Với va đập gián tiếp, độ tăng áp suất không đạt đến trị số lớn nhất
vì một phần bị tiêu hao do sóng phản xạ. Trong trường hợp này sự
tăng áp suất có thể xác định theo công thức Mixô:
2 lv0
p  (9-5)
d

Hình 5-29
5.9.4 Chống va đập thuỷ lực

Để chống hiện tượng va đập thuỷ lực, ta có các phương pháp sau:
• Đóng mở khoá van từ từ, tức là tránh va đập trực tiếp (va đập trực tiếp xảy ra khi thời
gian đóng khoá  d  fa va đập  ).

• Dùng ống lớn để giảm vận


tốc dòng chảy.
• Dùng vật liệu làm ống có
mômen đàn hồi bé.
• Lắp bình điều tiết trên
đường ống để tháo chất lỏng ra khi
áp suất vượt trị số định trước (Hình
5-29) hoặc làm giếng điều tiết trong
Hình 5-30
các trạm thuỷ điện (Hình 5-30).

244
Tuy nhiên, người ta có thể lợi dụng hiện tượng va đập thuỷ lực để chế tạo bơm nước va.
Ví dụ 5.1
Đường ống dẫn nước đường kính D  300mm , chiều dày e  4mm , lưu lượng
Q  145l/s . Ống làm bằng thép có môđun đàn hồi E«  196,2x106K N/m 2 . Tính độ tăng áp suất

cực đại pmax khi đột ngột đóng khoá ở cuối ống
Bài giải:
Ta áp dụng công thức Jucôpski để tính pmax

p max  cv0
g
Trước hết tính v0
4Q 4  0,145
v0  2
  2,05m / s
D 3,14  0,32
Tính vận tốc truyền sóng theo (9-4)
EN
Đã biết  1425m / s , EN  2,03  106 KN/m 2 cho nên

1425 1425
c   1069m / s
D EN 300 2,03  10 6
1 1
e E 4 196,2  10 6

9810
p max   1069  2,05  2191450N / m 2  2191,45 KN / m 2
9,81

245
Câu hỏi
1. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu chuyển động của chất lỏng qua lỗ và vòi?
2. Phân loại lỗ theo chiều dày thành bình, theo tỷ số độ cao của lỗ và cột nước H, theo việc bố trí
lỗ trên thành bình?
3. Mặt cắt co hẹp xuất hiện ở đâu, vì sao. Trong phạm vi mặt cắt co hẹp, dòng chảy có đặc tính
gì? Điều đó dẫn đến hệ quả nào?
4. Để lập công thức tính lưu lượng dòng chảy qua lỗ ta phải dùng các phương trình nào? Phải bắt
đầu tính đại lượng nào? Xuất hiện những hệ số nào trong việc lập công thức?
5. Phân biệt và nói rõ các dạng co hẹp của dòng chảy qua lỗ. Dùng những tiêu chí nào để phân
biệt các dạng co hẹp?
6. Đặc tính của lỗ lớn là gì? Giải pháp để tính lưu lượng qua lỗ lớn?
7. Dòng chảy trong vòi bao gồm bao nhiêu loại tổn thất?
8. Phân loại vòi theo cách lắp vòi vào bình chứa, theo hình dạng vòi?
9. Đặc điểm của dòng chảy qua vòi. Yếu tố nào là quan trọng nhất tác động đến lưu lượng của
chất lỏng qua vòi?
10. Khi tăng cột nước vượt qua cột nước giới hạn sẽ dẫn đến hiện tượng nào?
11. Hãy giải thích hiện tượng xâm thực trong vòi?
12. Hãy chứng minh lưu lượng qua vòi lớn hơn qua lỗ với cùng kích thước?
13. Dòng chảy qua lỗ và vòi khi mực nước thay đổi thực chất là dòng ổn định hay không ổn
định?
14. Giải pháp tính lưu lượng, thời gian tháo cạn bình chứa trong trường hợp này?
15. Nêu hiện tượng tạo thành phễu khi dòng chảy qua lỗ và ảnh hưởng như thế nào đến khả năng
tháo chất lỏng?
16. Khi nào xảy ra hiện tượng va đập thủy lực (hiện tượng nước va)?
17. Nêu khái niệm về tốc độ truyền sóng nước va trong ống cứng tuyệt đối và ống đàn hồi?
18. Phân biệt nước va trực tiếp và nước va gián tiếp. Sự tăng áp suất ∆p trong hai trường hợp
này?
19. Các giải pháp để chống va đập thủy lực?
20. Nguyên lý làm việc của bơm nước va?

246
Bài tập
Bài 5.1
Người ta cho nước chảy vào bể trên với lưu lượng Q  0,25 l s (Hình bài 5.1). Từ bể này
nước lại chảy qua lỗ ở đáy có đường kính d1  10mm vào

bể dưới. Nước bể dưới lại chảy qua đường kính


d 2  15 mm ra ngoài. H1 và H2 không đổi, xác định:

a. Cột nước H1 và H2.


b. Với đường kính d 2 bằng bao nhiêu thì Hình bài 5.1
H 2  0 ,5 H 1 .

Bài giải:
a. Gọi Q1 là lưu lượng qua lỗ d1, Q2 là lưu lượng qua lỗ d 2. Để hai cột nước H1 và H2
không đổi thì Q1  Q2  Q  0,25 l s .
Như vậy ta có công thức:
Q   1 2 gH 1


Q   2 2 gH 2

Từ đó rút ra:
Q2 250 2
H1    135 cm
 2 12 2g  3,14  1,5 2 
 0,62    2  9,81
 4 
Q2 250 2
H2    27cm
 2 2 2 g  3,14  12 
2

 0,62    2  9,81
 4 
b. Tính d 2 khi
H 2  0,5 H 1  0,5  135  67,5cm
Từ công thức
Q   2 2gH 2

ta có
Q 250
2    1,11cm 2
 2 gH 2 0,62 2  9,81  67,5

Khi đó

247
4 22 4  1,11
d2    1,2cm
 3,14
Bài 5.2
Nước chảy qua lỗ thành mỏng dưới tác dụng của cột nước không đổi H  1,5m với lưu
lượng Q  1,4 l s . Hãy xác định:
a. Đường kính lỗ.
b. Sự thay đổi của cột nước H để tháo một lưu lượng như trên với đường kính lỗ
d  30 mm .
Đáp số:
a. d  23mm
b. H giảm 0,98 m
Bài 5.3
Xác định lưu lượng Q chảy qua lỗ nhỏ với cột áp không đổi H 1  1,2m nếu:

a. Với cột áp H 2  2m lỗ thoát được lưu lượng Q  7,75 l s ,

b. Với H 2  1,5m, Q  5 l s

Đáp số:
a. Q  6 l / s
b. Q  4,5 l / s
Bài 5.4
Nước chảy vào bể chứa A với lưu lượng không đổi Q  0,5 l s . Từ bể chứa A nước chảy
vào bể chứa B qua lỗ có đường kính d 1  15 mm . Từ bể chứa B qua lỗ có đường kính

d 2  20mm ra ngoài không khí. Cho biết cột nước trong hai bể chứa không đổi (Hình bài 5.4).

a. Hãy xác định cột nước H2 và độ chênh mực nước


H .
b. Với đường kính ống d2 bằng bao nhiêu để cho
H 2  0,54 H lấy   0,62 .

Đáp số:
a. H  108 cm H2  33,6 cm

b. d2  15 mm Hình bài 5.4


Bài 5.5

248
Nước từ bình kín chảy ra ngoài qua lỗ ở thành bình có đường kính d  20mm (Hình bài
5.5). Cột nước H trên tâm lỗ không đổi và bằng 2m, áp kế chỉ 0,2at . Hãy xác định lưu lượng
nước qua lỗ.
Bài giải:
Lưu lượng qua lỗ xác định

 p 
Q   2g H  M 
  
ở đây lấy   0,62

d 2 3,14  0,022
   3,14  10 4 m 2
4 4
p M 0,2  9,81  10 4
  2m Hình bài 5.5
 9810
Thay số vào ta có:
Q  0.62  3,14  10 4 2  9,812  2   1,725  10 3 m 3 s

Bài 5.6
Một bể chứa được ngăn bởi hai vách có các lỗ diện
tích  1  0,4 dm 2 , 2  0,85 dm 2 và một lỗ ở đáy của ngăn

thứ ba có  3  0,5dm 2 (Hình bài 5.6). Biết cột nước

H1  3m , 1   2   3  0,62 . Hãy xác định lưu lượng Q


và các cột nước H 2 và H 3 . Hình bài 5.6
Đáp số:
Q  13,7 l s
H2  1,37 m

H1  1m
Bài 5.7
Người ta bơm vào bể chứa một lưu lượng Q  37 l s . Bể này được ngăn bởi vách, các lỗ
ở đáy và vách đều như nhau và có đường kính d  10cm (Hình bài 5.7).
a. Xác định lưu lượng chảy qua hai lỗ đáy.
b. Để cho lưu lượng chảy qua hai lỗ đáy bằng nhau thì
đường kính của lỗ ở đáy ngăn thứ nhất phải bằng bao nhiêu.
Đáp số:

249
Hình bài 5.7
a. Q1  21,7 l s Q2  15,3 l s
b. d  8,4cm
Bài 5.8
Một lỗ hình chữ nhật để tháo nước từ hồ chứa vào kênh có chiều rộng b  1m . Khoảng
cách từ cạnh dưới của lỗ đến mặt thoáng của hồ chứa H  2,5m . Hãy xác định:
a. Chiều cao a của lỗ để có lưu lượng Q  2 m 3 s .
b. Lưu lượng Q nếu chiều cao của lỗ a  0,5m .
Hướng dẫn: Trường hợp này hệ số lưu lượng  có thể lấy bằng hệ số lưu lượng của lỗ to
ở đáy với co hẹp bên lớn tức là   0,65  0,7 .
Đáp số:
a. a  0,45m

b. Q  2,31 m 3 s
Bài 5.9
Nước với lưu lượng Q  15 m 3 s chảy vào bể chứa. Bể
này được ngăn làm hai vách ngăn dày 30mm và trên vách
Hình bài 5.9
khoét 4 hàng lỗ đường kính d 1  10 mm (Hình bài 5.9).
Khoảng cách giữa tâm các lỗ trong một dãy và giữa các dãy lỗ a  50 mm . Từ ngăn thứ hai nước
chảy qua vòi hình côn thu hẹp đường kính d 2  80mm , hệ số lưu lượng của vòi   0,94 . Xác
định chiều sâu H1 và H2 tại hai ngăn nếu mỗi hàng có 48 lỗ.
Bài giải:
Trước hết xác định cột nước H2:
Từ công thức:
Q   2 2 2 gH 2

Ta suy ra
2
2
 
   
Q  15.000   51cm
H2    
   2g   3,14  8 2 
 2 2   0,94  2  9,81 
 4 
Tiếp theo ta xác định cột nước H1 với a  50 mm , tất cả các lỗ ở vách được coi như vòi
chảy độc lập với nhau và lưu lượng tổng cộng sẽ được tính theo công thức:
Q   2 g H 1  H 2   n

trong đó

250
n- số lỗ, n  48  4  192
 - lưu lượng của vòi,   0,82
Vậy cột nước H1 sẽ bằng:
2
2
 
   
Q 15000
H1  H2     51     58,6 cm
 n 2 g   3,14  12 
   0,82   192  2  9,81 
 4 
Bài 5.10
Bể chứa được chia làm hai ngăn bằng thành mỏng,
trong đó khoét một lỗ đường kính d  30mm (Hình bài 5.10).
Đường kính của vòi hình côn thu hẹp tại đáy d1  15mm ,
đường kính vòi hình trụ tại ngăn thứ hai d 2  20mm .

Yêu cầu:
Hình bài 5.10
a. Xác định lưu lượng nước Q chảy từ tháp nước vào
bể và cột nước H2 tại vách ngăn thứ hai nếu cột nước ở ngăn thứ nhất H 1  1,25m được giữ

không đổi, còn khoảng cách từ đáy đến tâm vòi hình trụ h  0,2m .
b. Lưu lượng Q và cột nước H2 nếu tăng đường kính lỗ tại thành đến 40mm
Đáp số:
a. Q  1,83 l / s H2  0,98 m
b. Q  1,945 l / s H2  1,15 m
Bài 5.11
Nước chảy từ bể chứa kín qua vòi hình trụ gắn vào đáy, đường kính vòi d  20mm . Xác
định:
a. Áp suất dư cần có trên mặt thoáng của bể chứa để có lưu lượng Q  2,5 l s nếu chiều
sâu nước trong bể H  2m .
b. Lưu lượng của vòi bằng bao nhiêu nếu áp suất dư trên mặt thoáng của bể
pM  50 KPa và chiều sâu nước trong bể H  1,5m .
Đáp số:
a. p M  27,4 KPa

b. Q  2,92 l s
Bài 5.12

251
Nước chảy qua một bể thành mỏng đường kính d  120mm khoét trên đáy của một ống
đường kính D  200 mm . Một áp kế kim loại lắp trước lỗ chỉ áp suất p M  1at , tâm áp kế cao

hơn trục ống h  1,5m (Hình bài 5.12).


a. Tính lưu lượng qua lỗ.
b. Lưu lượng sẽ thay đổi thế nào nếu thay thêm
vào lỗ một trụ tròn.
c. Trường hợp lắp vòi như trên, tìm áp suất p M

khi xẩy ra hiện tượng gián đoạn dòng chảy (giả thiết
gián đoạn dòng chảy xẩy ra khi mặt cắt co hẹp áp suất
tuyệt đối bằng không).
Cho hệ số tổn thất lỗ   0,04 , hệ số co hẹp Hình bài 5.12

  o,67 ,   1 .
Bài giải:
a. Xác định Q:
Viết phương trình Bécnuly cho mặt cắt 1  1 và mặt cắt co hẹp c  c  lấy trục ống làm
mặt chuẩn:
p1 v12 vc2 vc2
   (1)
 2g 2g 2g
trong đó
p1  p M  h

v11  vc c

d 2
c  
4
D 2
1 
4
suy ra
2
v D
vc  1  
 d
Thay biểu thức trên vào (1) ta có:
4
pM v2 1 v2  D 
 h  1  1     12  
 2g 2g   d 

252
4
v12  1    D   pM
 1  2     h
2 g    d   

Thay số:
4
v12  1  0,04  200  
 1      10  1,5
2  9,81  0,67 2  120  

2  9,81  11,5
v1   3,65 m s
16,87

D 2 3,14  0,22
Q  v1   3,65  0,115 m 3 s
4 4
b. Q  0,155 m 3 s
c. Áp kế chỉ 1,07 at .
Bài 5.13
Để tăng khả năng tháo chất lỏng qua một vòi hình đường
Hình bài 5.13
dòng có đường kính lỗ ra d  80mm và hệ số tổn thất
  0,04 người ta nối thêm vào nó một đoạn ống ngắn đường kính D (Hình bài 5.13).
a. Xác định đường kính của đoạn ống ngắn sao cho khả năng tháo nước của vòi là lớn
nhất.
b. Trường hợp chất lỏng là nước, xác định cột nước giới hạn ứng với áp suất chân không
trong mặt cắt co hẹp của vòi bằng một.
Bài giải:
a. Viết tích phân Becnuly cho mặt cắt 0  0 và 2  2 đi qua miệng vòi:
v22
H  hw (1)
2g
ở đây tổn thất năng lượng hw chỉ kể đến tổn thất cục bộ do mở rộng từ vòi hình đường

dòng sang vòi hình trụ, tức là:


2
v2  D2  v2
hW   1   2  1 2 (2)
2g  d  2g
2
 D
Từ phương trình liên tục: v1 d 2  v2 D 2 suy ra v1    v 2
d
2
D
Thay h w từ (2) với v1  v2   vào (1) ta có:
d

253
v22  1   4 D2 
H  4 D  2 2  2 
2g  d d 
hay
v22
H
2g
AD 4  BD 2  C 

trong đó ký hiệu:
1  2
A B C 2
d4 d2
vận tốc v2 bằng:

2 gH
v2 
AD 4  BD 2  C
Lưu lượng Q bằng:
 D2
Q 2 gH (3)
4 AD 4  BD 2  C
Như vậy lưu lượng Q đạt giá trị cực đại khi
dQ
0
dD
dQ
Lấy đạo hàm biểu thức (3) theo D và cho  0 , sau một số phép tính ta có:
dD
2C
D 
B
2 2
Thay B   2
 , C  2 vào ta được: D  0 ,113m
d 0,08 2
b. Hướng dẫn
Viết tích phân Bécnuli cho mặt thoáng và mặt cắt co hẹp, ta tính được cột áp giới hạn
H  10,8m
Bài 5.14
Nước từ trong thùng chứa chảy ra ngoài theo lỗ nhỏ khoét trên thành. Chiều sâu nước
trong thùng H  3m và được giữ không đổi.
a. Với chiều cao h từ tâm lỗ đến sàn bằng bao nhiêu
thì chiều dài rơi của tia nước đạt cực đại.
b. Với chiều cao h2 từ sàn bằng bao nhiêu để hai
luồng nước rơi xuống một chỗ trên sàn nều h 1  1m .

254

Hình bài 5.14


Bài giải
a. Lấy hệ toạ độ như hình bài 5.14 thì phương trình đường cong của luồng nước có dạng:
 x  vt

 t2
 y  g
 2
ở đây

v- vận tốc ra khỏi vòi tại mặt cắt co hẹp v  2gH 0

H0- cột nước tác dụng nên tâm lỗ l


Từ các phương trình trên ta có:
x  2 H 0 y

trong đó
H0  H  h
yh
Vậy chiều dài rơi bằng:
x  2 H  h h
dx
Để chiều dài rơi đạt cực đại thì  0 hay:
dh
dx  H  2h
 0
dh H  h h
suy ra:
h  o,5 H  0,5  3  1,5m .
b. Để hai luồng cùng rơi xuống một chỗ trên sàn thì:
x  v1 t 1  v2 t 2

gt12
y1 
2
gt22
y2 
2

v1   2gH o1

v2   2gH02

trong đó:
y1  h1 y2  h2 Ho1  H  h1 H02  H  h2

255
Từ các phương trình trên ta có thể chứng minh được rằng:
H  h1 h1  H  h2 h2
Thay H  3m , h1  1m ta được:

h22  3 h2  2  0

Giải phương trình này ta nhận được hai nghiệm h  2m vµ h  1m , h  1m ứng với lỗ
1. Như vậy khoảng cách từ sàn đến lỗ 2 bằng 2m.
Bài 5.15
Nước chảy từ bình hở qua lỗ nhỏ, tâm lỗ cách sàn một khoảng h  1m (Hình bài 5.15).
a. Xác định chiều sâu nước trong bể H, nếu
x 1  1,5m và a  0,2m .
b. Tính x 2 nếu H  1,2m; a  0,2m.

Đáp số:
a. H  0,8m
b. x 2  1,94m
Bài 5.16 Hình bài 5.15
Trong thân đập bê tông có đặt ống tháo nước dài l  5 m . Độ chênh giữa mực nước
thượng lưu và trục ống H 1  6,5 m . Độ chênh giữa mực nước thượng lưu và hạ lưu z  15m .

a. Xác định đường kính d của ống nếu lưu lượng cần tháo Q  12 m 3 s . Bỏ qua lưu tốc
tới v0 .
b. Trong trường hợp chảy tự do, ống phải đặt ở độ sâu H1 là bao nhiêu để lưu lượng tháo
qua là lớn nhất.
Hướng dẫn và đáp số:
a. Xác định đường kính ống: giả thiết ống làm việc với vòi hình trụ tròn và lấy hệ số lưu
lượng   0,82 . Từ công thức

d 2
Q 2gH 1
4
ta tính được d
d  1,29m
Ta nhận thấy
Hình bài 5.16
l 5
  3,87
d 1,29
Như vậy giả thiết tính như vòi là chấp nhận được.

256
b. Vòi trong trường hợp này là chảy ngập. Q  10,5 m 3 s .

c. Với số liệu đã cho z  15m  vòi sẽ cho lưu lượng lớn nhất khi đặt ở độ sâu H1  15m ,
song chân không vòi sẽ là:
hck  0,75 H 1  11,25m .
Ta biết hck không thể vượt quá 10m cột nước. Thực tế đối với nước trong điều kiện bình

thường thì cột chân không phải nhỏ hơn 9  9,5m cột nước để tránh hiện tượng xâm thực. Vì vậy
ống chỉ có thể đặt ở độ sâu tối đa là:
9
H 1 max   12m
0,75
Nếu H 1 max  12m thì lưu lượng thoát qua ống sẽ bằng:

3,14  1,29 2
Qmax  0,82  2  9,81  12  16,4 m 3 s
4
Bài 5.17
Một sà lan hình hộp chữ nhật chiều rộng  2m , chiều dài L  5m , chiều cao
H  0,5m và nặng G  10 KN . Sà lan bị thủng một lỗ ở đáy có đường kính d  15 mm . Coi lỗ
thủng như là lỗ nhỏ thành mỏng, chảy ngập, hãy tính thời gian sà lan chìm hẳn.
Bài giải:
Khi đáy sà lan chưa thủng, độ ngập của sà lan
trong nước bằng:
G
h Hình bài 5.17
BL
Khi thủng, nước chảy vào sà lan một độ sâu
bao nhiêu thì sà lan cũng chìm với độ sâu như vậy. Do đó h không đổi trong quá trình chìm. Từ
đó suy ra lưu lượng nước chảy vào sà lan xác định theo công thức Q   2 gh cũng không đổi.

Sà lan chìm hẳn khi:


G  BLh'  BLH
hay thay G  BLh ta có:

BL h  h'   BLH


và có:
h'  H  h
Tức là sà lan chìm hẳn khi một thể tích nước BL(H-h) chảy vào sà lan.
Vậy thời gian để sà lan chìm hẳn bằng:

257
 G  G
BL  H   BLH 
BL H  h   BL  
t   2
 2gh G d G
 2g  2g
BL 4 BL
Thay số ta có:
t  26.636s  7h 23'56'' .
Bài 5.18
Bình kín đường kính D  0,5m , nắp trên có lắp một ống hở
hai đầu. Đáy dưới có lỗ nhỏ đường kính d  15 mm (Hình bài 5.18).
a. Hãy xác định thời gian tháo cạn nước trong bình nếu
H  1,3m và h  0,5m.
b. Với h bằng bao nhiêu thì lưu lượng chảy qua lỗ bằng
0,4 l s.
Hướng dẫn
Hình bài 5.18
a. Áp suất tại mặt cắt 1  1 :
p1  p 0   H  h   p a .

do vậy lưu lượng Q1   2 gh


Ta có thể tính được thời gian để mực nước giảm từ mặt thoáng đến mặt cắt 1  1 .
Từ mặt cắt 1  1 , thời gian tháo cạn tính theo công thức (6-4)
Đáp số:
a. t  970 s  16h10'
b. h  0,68 m
Bài 5.19
Thùng phuy có bán kính R  0,3m , dài L  1m chứa đầy nước (Hình bài 5.19), áp suất
trên mặt thoáng bằng pa.
a. Tính thời gian tháo cạn nếu đường kính lỗ d  2cm và thùng ở vị trí nằm ngang.
b. Nếu dựng đứng thùng lên và lỗ ở đáy có d  2cm thì thời gian tháo cạn bằng bao
nhiêu.
Hướng dẫn:
a. Thùng nằm ngang, thời gian tháo cạn tính theo công thức (6-2):
2R
1  h dh
t0  
 2g 0 h

258

Hình bài 5.19


ở đây

 h  2 xL  2L R 2  h  R 2  2 L 2 Rh  h 2

t 0  720 s  12 '

b. Đáp số t 0  5' 26'' .

Bài 5.20
Nước chảy vào bể hình trụ với lưu lượng q  0,55 l s . Đáy bể
có lỗ đường kính d  16 mm . Diện tích mặt cắt ngang của bể
  1m 2 . Cột nước ban đầu trong bể bằng không (Hình bài 5.20).
a. Tính cột nước lớn nhất H M .

b. Tính thời gian để cột nước trong bể bằng 0,5 H M .

c. Xây dựng đồ thị sự phụ thuộc giữa lưu lượng qua lỗ Q và


thời gian t.
Hình bài 5.20a
d. Tính lưu lượng, cột nước, thể tích nước chảy ra khỏi bể và
tích được trong bể sau 1 giờ.
Bài giải:
a. Cột nước trong bể sẽ dâng lên đến khi nào lưu lượng Q chảy ra bằng lưu lượng q chảy
vào:
Q   2 gH M  q

Từ đó
2
2
 
   
q 550
HM     
  2 g   3,14  1,6 2 
   0, 62  2  9,81 
 4 
b. Giả sử tại thời điểm t, cột nước trong bể là h. Sau khoảng thời gian dt, cột nước dâng
lên một độ cao dh (Hình 5-20).Thể tích nước dâng lên trong bể bằng:
dV  dh .
Thể tích này chính bằng hiệu của thể tích nước chảy vào qdt và thể tích nước chảyra
Qdt , tức là:


dV  dh  qdt  Qdt   2gH 1   2gh dt 
hay
 dh
dt 
 2 g HM  h

259
Tích phân phương trình trên với điều kiện khi t  0; h  0 ta được:

2 H M  h h 
t   ln(1  )
 2 g  H M HM 

Khi h  0,5 H M  0,5 m thì t  1886 s

c. Xây dựng đồ thị Q  f (t )

Cho một loạt trị số h sẽ tính được t tương ứng và tính Q   2 gh và vẽ được đồ thị

Qt

h (m) t (phút) Q (l/s)


0,3 14,8 0,302
0,5 31,4 0,390
0,6 43,2 0,428
0,7 58,9 0,461
0,8 81,7 0,494
0,9 122,0 0,524

d. Sử dụng đồ thị (Hình 5-20b) ta tìm được với t  60 phót , Q  0,465l / s  465cm 3 / s ,
cột nước tương ứng với lưu lượng đó bằng:
 Q 
h   71cm  0,71m
  2g 
 
Thể tích nước tích trong bể ở thời điểm
t  1 giờ:
Vt  h  1 x 0,71  0,71m 3

Trên đồ thị hình 5-20b thể tích Vt bằng


diện tích hình cong OABC. Hình bài 5.20b
Thể tích nước chảy vào sau 1 giờ:
VQ  V  Wt  1,98  0,71  1,27 m 3 (diện tích OCD)

Bài 5.21
Xác định lưu lượng nước chảy ra từ bình Mariôt (Hình 5-21) qua vòi đường kính
d  25mm với h  0,7 m .
Đáp số:
Q  1,46l / s

260
Bài 5.22
Một bình chứa hình nón cụt với đường kính phía trên D  2,4m
và đường kính đáy d  1,2m . Ở đáy có một lỗ tròn đường kính d0 và hệ
số lưu lượng   0,60. Hãy xác định đường kính lỗ d0 để tháo cạn nước
của bình trong 6 phút nếu độ sâu khi đầy bình bằng 3m (Hình bài 5.22).
Đáp số:
d 0  10cm Hình bài 5.22
Bài 5.23
Hãy thiết lập công thức tính lưu lượng qua đập tràn lỗ hình tam
giác cân (Hình bài 5.23).
Bài giải:
Chia mặt cắt ướt thành các giải nhỏ chiều cao dy và chiều rộng
. Như vậy, lưu lượng qua một giải bằng (coi chất lỏng là lý tưởng):
Hình bài 5.23
dQ  2gy d  2gy xdy

v02
ở đây bỏ qua , v0 - vận tốc tới
2g
Theo tính chất đồng dạng của tam giác ta có:
x Hy 
 , b  2 Htg
b b 2
Tổng lưu lượng sẽ là:
H
b 1
Q  2g  x y dy  2g  H  y y 2 dy
0
H

Tích phân biểu thức trên và nhân với hệ số lưu lượng m ta nhân được công thức tính lưu
lượng thực tế:
8  5
Q m 2 g tg H 2
15 2
8
Thực nghiệm cho biết khi   90 0 , m  0,60 và m 2 g  1,4
15
Cho nên công thức tính lưu lượng qua đập tràn tam giác có dạng:
5
2
Q  1,4 H

Trong đó H (m) , Q(m 3 s) .


Bài 5.24

261
Hãy thiết lập công thức tính lưu lượng chuyển qua đập tràn
thành mỏng chữ nhật chiều rộng b, cột nước H (Hình bài 5.24)
v02
không có co hẹp bên và bỏ qua cột nước lưu tốc tới
2g
Đáp số:
Hình bài 5.24
3
Q  mb 2g H 2

m - hệ số lưu lượng
Bài 5.25
Cửa cống có bề rộng b  1,5m , cao a  1,0m . Cửa cống
được nâng lên với vận tốc v  2,5m / s (Hình bài 5.25).
Xác định thể tích nước chảy qua cống từ khi cống bắt đầu
mở đến khi cống mở hoàn toàn. Cho cột nước H  3,5m và giữ
không đổi, dòng chảy tự do với hệ số lưu lượng   0,60
Đáp số: Hình bài 5.25
3
V  153m
Bài 5.26
Xitéc hình trụ đường kính D  3m chứa nhiên liệu có   9,0252 KN / m 3 . Tại đáy có
khoan lỗ tròn đường kính d  50mm, hệ số lưu lượng   0,63. Chiều sâu nhiên liệu trong Xitéc
H  3 m . Để tháo nhiên liệu cho nhanh người ta vừa tháo qua lỗ vừa dùng bơm có lưu lượng
q  20t / h để bơm nhiên liệu ra. Tính thời gian tháo cạn nhiên liệu trong Xitéc trên.
Đáp số:
t  30 phót 48s
Bài 5.27
Ống bằng thép dài l  2m , đường kính trong D  200 mm chiều dày  6 mm dẫn nước
với lưu lượng Q  28 l s .
Xác định độ tăng áp suất trong ống nếu:
a. Thời gian đóng khoá đặt cuối ống Td  3s .

b. Thời gian đóng khoá Td  10s .

Đáp số:
a. p  110 N cm 2

b. p  35,61 N cm 2

262
263
Chương 6

TÍNH THUỶ LỰC ðƯỜNG ỐNG

6.1 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ðƯỜNG ỐNG, CÔNG THỨC TÍNH CƠ BẢN

ðường ống ñược sử dụng ñể vận chuyển chất khí như chất ñốt, chất lỏng như xăng, dầu,
nước ... và các loại hỗn hợp khác ñược sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế.
Song chương này chủ nghiên cứu dòng chảy ổn ñịnh, có áp, chảy rối ñều chẳng hạn như
dòng nước trong ống dẫn nước của thành phố, nhà máy ñể phục vụ nhu cầu sinh hoạt và công
nghiệp; ống hút và ñẩy của máy bơm li tâm...
ðường ống bao gồm các ñoạn có kích thước khác nhau, hay vật liệu khác nhau và các
loại lực cản cục bộ dọc theo chiều dài. Do vậy khi viết phương trình Bécnuli ñể tính ñường ống,
vế phải của phương trình phải bao gồm tổng tổn thất cột nước theo chiều dài của các ñoạn khác
nhau và tổn thất cột nước cục bộ:
p1 α 1 v12 p 2 α 2 v22 l v2 v2
Z1 + + = Z2 + + + ∑λ + ∑ξ (6-1)
γ 2g γ 2g D 2g 2g
Nếu ñường ống khá dài thì tổn thất cột nước theo chiều dài lớn hơn nhiều so với tổn thất
l v2 v2
cục bộ tức là ( ∑ λ 〉〉 ∑ ξ ) nên có thể bỏ qua tổn thất cục bộ.
D 2g 2g
Vậy căn cứ vào kích thước và các ñiều kiện thuỷ lực của ñường ống, ñường ống ñược
chia thành ñường ống dài và ñường ống ngắn. Thực chất là dựa vào sự so sánh giữa tổn thất cục
bộ và tổn thất dọc ñường trong toàn bộ tổn thất cột nước ñể phân chia.
Ống ngắn là ñường ống mà tổn thất cục bộ phải ñược tính cùng với tổn thất dọc ñường
trong tính tổn thất cột nước. Thực tế ñường ống ñược gọi là ống ngắn khi tổn thất cục bộ cột
nước lớn hơn 5-10% tổn thất dọc ñường.

260
Ống dài là ống có tổn thất dọc ñường là chủ yếu, tổn thất cục bộ có thể bỏ qua. Thường
ñường ống có chiều dài l < 50 m ñược coi là ñường ống ngắn, khi chiều dài l > 100 m thì ñường
ống là ñường ống dài, còn khi l = (50 ÷ 100) m thì tuỳ vào quan hệ tổn thất cột nước cục bộ và
dọc ñường mà ñường ống ñược coi là ống ngắn hay ống dài.
Trong tính ñường ống thường sử dụng các phương trình sau:
• Phương trình Bécnuli (6-1)
• Phương trình liên tục
• Phương trình xác ñịnh tổn thất cột nước (chủ yếu là công thức xác ñịnh hệ số ma sát dọc
ñường λ , hệ số Sedy C, hệ số tổn thất cục bộ x.
Công thức tính tốc ñộ trung bình mặt cắt:
v = C RJ
Công thức tính lưu lượng:
Q = ωv = ωC RJ (6-2)
Gọi môñun lưu lượng
K = ω C R = f ( D, n ) (6-3)
thì
Q=K J
trong ñó D và n lần lượt là ñường kính và ñộ nhám của ống. Biết K rút ra ñộ dốc năng
lượng:
Q2
J= (6-4)
K2
Nếu ống là ống dài thì
Q2
h f = hd = l (6-5)
K2
ðối với ống ngắn thì
l v2  l  Q2  l 
hd = λ =  λ  × 0,08263 × 4 = 0,08263 ×  λ 5  × Q 2
D 2g  D  D  D 

v2 Q2
hc = ξ c = ξ c × 0,08263 × 4
2g D

trong ñó g = 9,81m / s 2 khi biểu diễn tốc ñộ qua lưu lượng.

261
6.2 TÍNH ðƯỜNG ỐNG ðƠN GIẢN, ðƯỜNG ỐNG NGẮN
6.2.1 Tính ñường ống hút của máy bơm ly tâm
Sơ ñồ và ñường ống hút thể hiện ở hình 6-1. ðể
tính ñường ống hút ta lấy mặt so sánh trùng với mặt
thoáng, mặt cắt 1 trùng với mặt so sánh (giả thiết tốc ñộ tại
mặt thoáng v1 = 0 ), mặt cắt 2 là mặt cắt trước khi vào

bơm. Tại mặt thoáng có p1 = p a ; z1 = 0 ; v1 = 0 . ðối với

mặt cắt 2 ta có z2 = hb là chiều cao ñặt bơm so với mặt Hình 6-1

Q
thoáng v 2 = ( Q là lưu lượng bơm, w là diện tích mặt
ω
v22 Q2
cắt ngang ống) thì = (lấy α 2 = 1,0 ).
2 g 2 gω 2
Với các ñiều kiện ñã nêu, áp dụng (6-1) ta có:
pa p Q2 l Q2 Q2
ρg
= hb + 2 +
ρ g 2 gω 2
+ λ
D 2 gω 2
+ ∑ 2 gω 2
ξ

p a − p2
ðã biết = hckh cho nên chiều cao hút hay chiều cao ñặt bơm là:
ρg
Q2  l 
hb = hckh − 1 + λ + ∑ ξ  (6-6)
2 gω 
2
D 
Biểu thức (6-6) cho thấy: Chiều cao ñặt bơm luôn nhỏ thua chiều cao chân không vì một
Q2
phần chân không ñã tiêu hao ñể tạo ra cột nước tốc ñộ (tạo ra nước chuyển ñộng, và khắc
2 gω 2
phục tổn thất cột nước dọc ñường và cục bộ (tổn thất thuỷ lực). ðể tránh tạo ra áp suất quá thấp
tại mặt cắt 2 gây ra sự xâm thực, rỗ bề mặt kim loại do sự hoá hơi của chất lỏng thường áp dụng
hckh ≤ 6 − 7 m , do vậy chiều cao ñặt bơm không nên vượt quá 4 - 6m.

6.2.2 Ống tháo nước hay xả nước

ðường ống xả nước ñược bố trí ñể nước không tràn qua thành bể chứa hay bình chứa ...
ðể tính ta chọn mặt so sánh trùng với mặt cắt ra của ống, mặt 3, mặt 1 trùng với mặt chất lỏng ở
bình chứa, áp suất tại mặt 1 bằng áp suất tại mặt cắt 3, p1 = p 3 = p a , do ñó p d = 0 , tốc ñộ tại

mặt 1 bằng 0, v1 = 0
Áp dụng (6-1) ta có:

262
Q2  l 
H=  1 + λ + ξ vµo + ξ cong  (6-7)
2 gω 
2
D 
trong ñó:
α = 1,0
v2 Q2
=
2 g 2 gω 2
ξvµo , ξcong - hệ số tổn thất cục bộ tại chỗ vào

và uốn cong của ống.


Biểu thức (6-7) chỉ ra lưu lượng càng lớn thì ñộ
chênh H giữa mặt chất lỏng ở bình và mặt cắt ra của ống xả
càng lớn. Nếu ñẩy mặt cắt xả của ống xả cao lên thì lưu Hình 6-2
lượng giảm, chứng tỏ trong ống xuất hiện áp suất chân không mà trị số lớn nhất ở tại mặt cắt 2.
Xác ñịnh trị số này, nhờ vào phương trình với Becnuli viết cho mặt cắt 2 và 3 với mặt so sánh
trùng với mặt cắt 3.
p 2 v22 v32  h  p
h+ + =  1 + λ + ξ uèn  + a
ρg 2 g 2 g  D  2g
khi v 2 = v 3 = v thì

pa − p2  λ v 
2
v2

= hckh = h 1 − − ξ uèn (6-8)
ρg  D 2 g  2g

Biểu thức (6-8) chỉ ta miệng ống càng thấp thì chân không càng lớn, tức là áp suất trong
ống giảm, làm cho tốc ñộ và lưu lượng tăng. Song cần nhớ chiều cao chân không không ñược
vượt quá chiều cao chân không cho phép (thường [hckh ] ≤ 7 m )
Từ (6-7) rút ra

Q = µ thω 2 gH (6-9)
trong ñó:
µth - hệ số lưu lượng của cả hệ thống

1
µth =
1 + ξth

ξth - hệ số sức cản của cả hệ thống bằng tổng của hệ số sức cản dọc ñường và cục bộ

l
ξ th = ∑ λ + ∑ξ c = ∑ξ l + ∑ξ c
D
Biết l và xc thì lưu lượng Q theo (6-9) ñược xác ñịnh.

263
6.2.3 ðường ống có ñường kính khác nhau nối vào bình chứa
Trong hình 6-3 ở khoảng giữa ống thứ hai có khoá làm tăng thêm tổn thất cột nước cục
bộ. Tính ñường ống này ta lấy mặt so sánh trùng với trục ống và áp dung (6-1) ñối với mặt 0-0
và mặt 2’-2’, tại ñây có p 0 = p 2' = p a nên p d = 0 , v 0 = 0 .

αv12 v2 l v2 v2 l v2 v2 l v2
H= + ξ vµo 2 + λ1 1 1 + ξ mr 2 + λ 2 2 2 + ξ kh 2 + λ 2 2 2
2g 2g D1 2 g 2g 2 D2 2 g 2g 2 D2 2 g
Từ phương trình liên tục v1ω1 = v 2 ω 2 rút ra
2
ω D2 D 
v1 = v2 2 = v2 22 = v2  2 
ω1 D1  D1 
do ñó

v22  
4 4
 D2  l1  D2  l2
H=  α + ξv   + λ   + ξ + λ + ξ  (6-10)
2g  
1 mr 2 kh
 D1  D1  D1  D2
 
Biểu thức (6-10) giúp ta tìm ñược v2 và Q = ω2 v 2 khi biết cột áp H, hay biết lưu lượng Q

sẽ tính ñược v 2 và cột áp H. Biết v1 , v2 dễ dàng vẽ ñược ñường năng lượng và ñường ño áp
(như thể hiện ở hình 6-3), ñường ño áp luôn ñi dưới ñường năng lượng một cột nước tốc ñộ,
ñoạn ống mở rộng ( D2 f D1 ) ñường ño áp ñi cao lên so với ñoạn ống nhỏ ( D1 < D2 ).

Hình 6-3

6.2.4 Ống xi phông

264
Hình 6-4 chỉ ra ống xi phông làm việc trong ñiều kiện chân không ñể hút nước từ hồ A ñổ
vào bể chứa B, do vậy ñối với bài toán này ta phải kiểm tra giá trị chân không lớn nhất tại ñỉnh
của xi phông. Lấy mặt so sánh trùng với mặt thoáng (3-3), áp dụng (6-1) ñối với mặt cắt (1) và
(2), mặt cắt (2) tại ñỉnh của xi phông ta có:
pa p v2  l 2

H+ = H+h+ 2 +  1 + λ + ∑ ξ 

ρg ρg 2 g  D 1 
trong ñó H và h lần
lượt là ñộ chênh mực nước
giữa A và B, và ñộ chênh cao
của ñỉnh xi phông so với mặt
nước ở A, l là khoảng cách
dọc theo ống xi phông từ
ñiểm bắt ñầu ñến mặt cắt (2),
2
Hình 6-4
∑ ξ là tổng hệ số tổn thất
1

cục bộ từ ñiểm bắt ñầu ống tới mặt cắt (2).


Biết rằng
pa − p2
= hckh
ρg
nên
v2  l 2

hckh = h +  1 + λ + ∑ ξ  (6-11)
2g  D 1 

v2
Tìm giá trị bằng cách áp dụng (6-1) ñối với mặt cắt (1) và (3):
2g

v2  L 
H=  λ + ∑ξ  (6-12)
2g  D 
trong ñó L là tổng chiều dài của ống xi phông, ∑ξ là tổng hệ số tổn thất cục bộ của

v2
ống. Rút từ (6-12) thay vào (6-11) ta có:
2g
2
l
1+ λ + ∑ξ
D 1
hckh = h + H (6-13)
L
λ + ∑ξ
D

265
Thường thì hckh ≤ 7 m , trường hợp ngược lại ống xi phông làm việc không ổn ñịnh, sẽ
phát sinh sự nguy hiểm của sự tách chân không. Trường hợp này phải thay ñổi các thông số hình
học của xi phông (thường là h hay H) ñể ñảm bảo [ hck ] ≤ 7 m .

Ví dụ 6.1
Xác ñịnh ñộ cao h của ñỉnh ống xi phông. Biết rằng L = 50m , l = 30m , D = 200 mm ,
H = 4 m , λ = 0,025 , ξ vµo = 5,0 , ξ u1 = 0,3 ; ξ u 2 = 0,5 và ξ ra = 1,0

Bài giải:
Áp dụng biểu thức (6-13) ta có:
l 30
1+ λ + ξ vµo + ξ u1 1 + 0,025 × + 5 + 0,3
D 0,2
h = hchk − H = 7−4 = 3,92 m
L 50
λ + ξ vµo + ξ u1 + ξ u 2 + ξ ra 0,025 × + 5 + 0,3 + 0,5 + 1
D 0,2

6.3 TÍNH ðƯỜNG ỐNG DÀI

6.3.1 Công thức tính

Trong tính ñường ống dài, tổn thất cục bộ thường ñược bỏ qua vì tổn thất này không lớn
 v2 l v2  p
so với tổn thất dọc ñường  ∑ ξ << ∑ λ  . Trong (6-1) thì z + là cột nước ño áp H
 2g D 2g  ρg

ở mặt cắt 1 và 2, tức là ở ñầu và cuối ñường ống. Nếu ñối với ñường ống ta lấy z cao trình mặt
p
ñất trên mặt cắt ống, hay cột áp áp suất H n = thì H = z + H n
ρg
Thường Hn phụ thuộc vào chiều cao toà nhà, và không nhỏ thua10m, do vậy cột nước ño
áp H thường > 10m . Tốc ñộ chảy trong ống thường là v = 1 ÷ 3 m s , do ñó cột nước tốc ñộ:

αv 2 1,05 × (1 ÷ 3)
2
= ≈ 0,05 ÷ 0,48m
2g 2 × 9,81
cột nước này khá nhỏ so với cột áp H, nên có thể bỏ qua. Trong thực tế tính ñường ống
dài, vấn ñề ñặt ra là tìm lưu lượng Q, hay cho trước lưu lượng Q, như vậy tổn thất cột nước dọc
ñường thường có dạng:
l v2 l Q 2 16
hd = λ =λ = S0Q2 l (6-14)
D 2g D 2 gπ 2 D 4

266

trong ñó S0 = là sức cản ñơn vị của ñường ống, phụ thuộc vào ñường kính ống D
gπ 2 D 5

và hệ số ma sát dọc ñường l. l phụ thuộc và Red và nhám tương ñối . ðể tham khảo có thể sử
D
dụng bảng 6.1 ñối với ống gang ñã sử dụng có tốc ñộ v ≥ 1,2m / s .

BẢNG SỨC CẢN ðƠN VỊ S 0 (s 2 / m 6 ) , MÔðUN LƯU LƯỢNG K ( m3 / s), n ≈ 0,013


Bảng 6.1
ðường ðường kính ðường ðường kính
Sobf K Sobf K
kính trong tính toán kính trong tính toán
(s2/m6) (m3/s) (s2/m6) (m3/s)
D (mm) Dtt (mm) D (mm) Dtt (mm)
50 51,0 11540 0,0093 400 401,4 0,219 2,14
80 82,6 953 0,0324 450 450,6 0,199 2,91
100 102 312 0,0565 500 500,8 0,0687 3,84
125 127,2 96,7 0,102 600 600,2 0,026 6,22
150 152,4 37,1 0,164 700 699,4 0,0115 9,32
200 202,6 8,09 0,352 800 799,8 0,0057 13,30
250 253 2,53 0,628 900 899,8 0,0031 18,17
300 304,4 0,95 1,027 1000 998,4 0,0018 24,00
350 352,4 0,437 1,512 1200 1199,2 0,00066 38,90

Khi V < 1,2m / s thì dòng chảy ở khu chuyển tiếp, do ñó S 0 = S 0 bf .θ

θ phụ thuộc v cho ở bảng 6-2


BẢNG HỆ SỐ ðIỀU CHỈNH q
Bảng 6.2

Tốc ñộ v (m/s) 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2


hệ số q 1,41 1,2 1,11 1,06 1,03 1,00

Sử dụng (6-14) thì biểu thức (6-1) tính cho ống dài là:
H1 − H 2 = ∑ S0 Q 2 l (6-16)

ðối với ống là ống ñơn thì


H1 − H 2 = ∑ S0Q 2l = hd (6-16a)

Công thức (6-16a) cũng có thể ñược viết là:


hd
10 3 = 10 3 S 0 Q 2 = f ( D, Q, vËt liÖu lµm èng) (6-16b)
l

267
hd
10 3 là tổn thất cột nước tính bằng m trên chiều dài 1000m.
l
Biết

Q = ω .v = ω .c RJ = K J (6-3)
D
ñối với ống tròn có R = nên (6-3) ñược viết lại:
4
1
y+
π .D 2 1  D  2
K = ω .c R =   = f ( D, n )
4 n 4 
Trong dòng chảy ñều thì ñộ dốc ño áp bằng ñộ dốc thuỷ lực do ñó
hd
Q 2 = K 2 .J = K 2
l
hay
Q2
H 1 − H 2 = hd = l (6-17)
K2
hay
1
S0 =
K2
công thức (6-17) còn có thể ñược viết ở dạng
K
Q= H1 − H2 (6-17a)
l
K
trong ñó là khả năng dẫn nước của ñường ống.
l

6.3.2 Các bài toán cơ bản về tính ñường ống dài

Tính ñường ống dài ñơn giản có thể gồm 3 bài toán cơ bản sau:
Bài toán 1: Cho cột nước ñầu ống Hñ, cuối ống Hc, chiều dài l, ñường kính ống D. Yêu
cầu xác ñịnh lưu lượng Q?
Bài toán 2: Cho cột nước cuối ống Hc, l, Q, D. Xác ñịnh Hñ?
Bài toán 3: Cho Hc, l, Q, Hñ. Tìm D?
Bài toán 1 ñặt ra ñể kiểm tra sự làm việc của ñường ống vì các ñường ống sau thời gian
làm việc thường có hệ số sức cản thuỷ lực tăng, làm giảm mô ñun lưu lượng. Thường thì khả
năng thông qua của ống giảm 6 - 20% (trị số lớn tương ứng với ống có ñường kính nhỏ).

268
Bài toán 2 và 3 liên quan ñến thiết kế ñường ống, việc tính tiến hành theo công thức (6-
16a), ( 6-3) hay (6-17a) và (6-17), trong ñó S 0 = f ( D ) , K = f ( D) .
Riêng bài toán thứ 3 giải bằng phương pháp ñúng dần. Một trong nhiều cách giải ñược
nêu ra dưới ñây.
• Giả thiết λ1
• Tính
1/ 5
 8 LQ 2 
d1 =  2  λ1 / 5 (6-18)
π ghd 
• Tính l2 theo một trong các công thức ñã biết, nếu l phụ thuộc cả vào Red thì tính
 4Q  1
Re d1 =   (6-19)
 πν  d1
sau ñó tính l2.
• Lặp lại cho tới khi λ n −1 = λ n sẽ ñược ñường kính D theo yêu cầu ñầu bài.(Tìm D và tìm

cả h fd và D sẽ ñược thực hiện bằng máy tính). Việc tính ñường kính D của ống phải là ñường

kính kinh tế liên quan vào bao gồm kinh phí lắp ñặt và khai thác kết hợp với bài toán thuỷ lực:
Khi tăng D thì tăng giá thành xây dựng, ñồng thời giảm tổn thất cột nước, giảm chi phí và công
suất máy bơm, giảm ñiện năng, dẫn ñến giảm giá thành khai thác và nhiều vấn ñề liên quan khác.
Khi tính l, cần nhớ rằng việc kết hợp các phương trình cuả Dácsy-Vâysbas và Côlơbrúc- Hoaitơ
(Darcy - weisbach và Colebroook - While) cho ta biểu thức xác ñịnh tốc ñộ trung bình mặt cắt
trong ống.
 ∆ 2,51ν 
v = −2. 2 gDJ d log  +  (4-95)
 3,7 D D. 2 gDJ d 


ðối với ống có tới 0,01 và Red từ 4.103 - 107 và với ñộ chính xác tới ±5% có thể sử
D
dụng công thức của Mooody ñể tìm l:
 6 3
1
 ∆ 10 
λ = 0 ,0055 1 +  2.000 × + 
 (4-80a)
  D Red  
 
hay công thức do More ñề nghị
1  ∆ 5,1286 
= −2 lg  + 0 ,89 
(4-80b)
λ  3,7 D Re 
hoặc công thức do Barr (1981) giới thiệu:

269
 
 
 
  Re d  Re  

 5,02 lg . lg d   
∆  4,518  7   
= −2 lg 
1
+ (4-80d)
λ 3,7 D   
   
  Re 0,52  
 Re d  1 + 0,7  
  29 D   
  
  ∆   
Việc giải ba bài toán này có thể thực hiện bằng toán ñồ “Toán ñồ thiết kế thuỷ lực ñường
ống và kênh”.
Ví dụ 6.2
Tốc ñộ dòng chảy dọc theo trục ống cách thành trong của ống dọc theo phương bán kính
tại 25mm và 75mm là 0,815 m/s và 0,96 m/s của ống có ñường kính trong là 150mm chở nước ở
t 0 = 15 0 C . Xác ñịnh:
a. ðộ nhám tuyệt ñối ∆ ?
b. ðộ dốc thủy lực?
c. Lưu lượng chảy trong ống?
Biết rằng quy luật phân phối tốc ñộ ở thành nhám thủy lực có dạng
u y
= 5,75 lg + 8,5 (a)
u* ∆
Bài giải:
a. Áp dụng phương trình (a) cho 2 ñiểm tốc ñộ dọc theo ống:
0,96 75
= 5,75 lg + 8,5 (b)
u* ∆

0,815 25
= 5,75 lg + 8,5 (c)
u* ∆
ñem (a) - (b) ta ñược:
0,95 − 0,815 75
= 5,75 lg
u* 25

rút ra u* = 0,05285m / s và τ 0 = 2,793N / m 2


Thay u* vào (b) rút ra ∆ :
0,96 75
= 5,75. lg + 8,5
0,05285 ∆
Vậy ∆ = 1,564mm

270
b. ðộ dốc thuỷ lực
hd τ 2,793
J= = 0 = = 7,592 × 10 −3
l D 0,15
ρg 10 3 × 9,81 ×
4 4
c. Lưu lượng: Áp dụng (4-95) ta có

π .D 2  ∆ 2,5ν 
Q = − 2. 2 gDJ lg  + 
4  3,7 D D. 2 gDJ 
thay số vào ta ñược Q = 13,37l / s , v = 0,757m / s

Re d = 1,004.105

∆ 1,564
= = 0,01043
D 150
Tham khảo toán ñồ của Moody thì thành dòng chảy ở khu vực thành nhám thuỷ lực, trong
khu vực này tốc ñộ cũng có quy luật:
V D
= 5,75. lg + 4,75
u* 2∆
rút ra V = 0,762m / s và Q = 13,46l / s
Hai công thức cho kết quả tương tự nhau.

6.3 ðƯỜNG ỐNG NỐI TIẾP

ðường ống nối tiếp là ñường ống gồm nhiều ñoạn có chiều dài và ñường kính khác nhau
lắp nối tiếp với nhau. Mỗi ống có d i , li , và ∆i

sẽ cho môñun lưu lượng hay ñặc tính lưu lượng


K i . Dòng chảy trong mỗi ống là ñường ống
ñơn giản và có lưu lượng như nhau vì lắp nối
tiếp, tổn thất dọc ñường trong mỗi ống tính
theo (6-17) Hình 6-5a. ðường ống nối tiếp gồm 2 ñoạn:
L1D1 và L2D2
Q2
hdi = li = S 0 i Q 2 li
K i2
Tổn thất cột nước của hệ thống là
H 1 − H n = (S 0 Q 2 l )1− 2 + (S 0 Q 2 l )2− 3 + ..... + (S 0 Q 2 l )( n −1) − n

Trường hợp hai ñường ống nối với nhau có ñường kính D1 và D2 có thể chuyển về tính
như một ñường ống, nếu tính ñường kính lớn thì cột nước áp suất cuối ống sẽ tăng lên. Trường

271
hợp này ống D1 (ñường kính lớn) có chiều dài l1 và chiều dài l2 = l − l1 tương ứng với D2 (ñường

kính nhỏ). Trong hình 6-5a. H 2' là cột áp ở cuối ống khi D = D2 , còn H 2'' là khi có D = D1 . Áp
dụng biểu thức (6-16) ta có
H 1 − H 2 = S 01 Q 2 l1 + S 02 Q 2 (l − l1 ) (6-18)
từ ñây xác ñịnh ñược l1 và l2.

6.3.4 ðường ống nối song song

Nhiều ñường ống lắp chung ñiểm ñầu và


ñiểm cuối tạo ra hệ thống ñường ống song song như
hình 6-5b. Mỗi ống có lưu lượng khác nhau song có
cùng cột áp tại ñầu vào là HA và ñầu ra là HB, do ñó
tổn thất cột nước ở tất cả các ống ñều giống nhau,
mỗi ống là ñường ống ñơn giản.
hd = H A − H B
Hình 6-5b. ðường ống nối song song
Tổng quát ta có:
H A − H B = (S 0 .Q 2 .l )1 = (S 0 .Q 2 .l )2 = ..... = (S 0 .Q 2 .l )n (6-19)
Từ (6-19) rút ra:

S 0 l1 K l1 
Q2 = Q1 = Q1 2 
S 02 l 2 K1 l2 
S 0 l1 K l1 
Q3 = Q1 = Q1 3 
S 03 l 3 K1 l3 

...................  (6-20)

S 0 l1 K l1 
Qn = Q1 = Q1 n
S n ln K1 ln 

Q1 + Q2 + Q3 + ..... + Qn −1 + Qn = Q 


Giải (6-20) sẽ tìm ñược lưu lượng ở tất cả các ống.
Ghi nhớ: trong tính ñường ống dài nếu kể ñến tổn thất cục bộ thì (6-16a) ñược bổ xung
là:
H 1 − H 2 = S 0 Q 2 ltt = (1,05 − 1,1) S 0 Q 2 l (6-16b)

272
6.4 ðƯỜNG ỐNG CÓ LƯU LƯỢNG THAY ðỔI DỌC ðƯỜNG - ðƯỜNG ỐNG THU NƯỚC

ðường ống có lưu lượng bổ xung hay phân phối là hệ thống ñường ống trong cấp và
thoát nước sinh hoạt, công nghiệp, nước ngầm... ðể giải quyết, trước hết ta xem xét các ñiều kiện
chuyển ñộng của chất lỏng có lưu lượng thay ñổi theo chiều dài.

6.4.1 Phương trình chuyển ñộng của chất lỏng có khối lượng thay ñổi theo chiều dài

Xét thể tích kiểm tra của ñoạn dòng giới hạn bởi hai mặt cắt 1 và 2 có chiều dài dl
nghiêng với phương ngang một góc β , dọc theo dl có khối lượng thêm vào (hay bớt ñi) nghiêng
với phương chảy một góc α .
Áp dụng nguyên lý biến thiên ñộng lượng ñối với thể tích kiểm tra (như hình 6-6) dọc
theo phương chảy ta có:
• ðộng lượng ở mặt cắt 1 và 2 là:
K 1 = α 0 ρω V 2 = α 0 ρ QV K 2 = α0 ρ(Q + dQ )(V + dV )

• Hình chiếu ñộng lượng của khối ρdQ thêm vào (hay bớt ñi):
K dQ = α 0 ρdQv cos α = α 0 ρdQθ

trong ñó θ = v cos α .
• Xung lực của áp lực ở mặt cắt 1 và
2 là:
P1 = pω và P2 = ( p + dp )(ω + dω )
• Xung lực của thành phần áp lực
dọc của thành ống trong ñoạn 1-2 là:
p + p + dp  dp 
p1− 2 = dω =  p +  dω Hình 6-6. Sơ ñồ xác lập phương trình vi phân
2  2  chuyển ñộng của chất lỏng có khối lượng thay ñổi
• Hình chiếu xung lực do trọng lực
là:
 dω   dω 
G = ρg  ω + dl sin β = − ρg ω + dz
 2   2 
dấu (-) chỉ dz giảm.
• Xung lực của lực ma sát là:
 dP   dR  dP  dhd  dω 
F = τ0 P + dl = ρg  R +  P +  dl = ρg  ω + dhd
 2   2  2  dl  2 

273
Tập hợp lại ta có phương trình biến thiên ñộng lực của ñoạn 1-2 là :
α 0 ρ (Q + dQ)(V + dV ) − α 0 ρQV − α 0 ρdQθ =
 dp   dω   dω 
= pω +  p +  dω − ( p + dp )(ω + dω ) − ρg ω + dz − ρg ω + dhd
 2   2   2 
Sau khi chia hai vế phương trình cho ρgω, bỏ qua vô cùng bé bậc hai, giả thiết α0 = 1,0 ,

Q = ω ..V ta ñược:

VdV (V − θ )V dQ  p 
+ + d   + dz + dhd = 0 (6-21)
g g Q  ρ .g 
Phương trình (6-21) là phương trình vi phân chuyển ñộng cơ bản của chất lỏng có khối
lượng thay ñổi. Nếu khối lượng thêm vào (hay bớt ñi) vuông góc với trục dòng chảy ( α = 90 0 )
thì θ = 0 và nếu diện tích mặt cắt không ñổi ( ω = C ) thì (6-21) ñược viết lại là:
VdV
2 + dH + dl d = 0 (6-21a)
g
p
trong ñó H = + Z là cột nước ño áp.
ρg

6.4.2 ðường ống có khối lượng bổ sung dọc


ñường (hình 6-7)

Áp dụng biểu thức (6-21a) ta phải xác ñịnh


trị số cột nước tổn thất dọc ñường và quy luật thay
ñổi tốc ñộ trung bình mặt cắt. Hình 6-7

6.4.2.1 Xác ñịnh trị số cột nước tổn thất dọc ñường
Xét ñoạn chiều dài ống khá bé dx ta có
dx Q 2
dhd = λ b (6-22)
D 2 gω 2
trong ñó lb là hệ số tổn thất dọc ñường khi có khối lượng bổ sung dọc ñường không lớn
so với lưu lượng không ñổi của ống trước khi bổ sung. Tổn thất sẽ thay ñổi dọc theo ống vì lưu
lượng dọc ống có thay ñổi. Nhìn chung lưu lượng dọc ñường tại mặt cắt cách ñầu ống một
khoảng x ñược tính theo công thức
n
x
Qx = Qb   + Qd (6-23)
l

274
trong ñó Qd , Qb và Qx lần lượt là lưu lượng tại mặt cắt ñầu ống, tổng lưu lượng bổ sung
dọc theo chiều dài l và lưu lượng cách ñầu ống một khoảng x. Số mũ n chỉ ra tính chất bổ sung
lưu lượng dọc ñường, khi cường ñộ bổ sung ñều thì n = 1 , cường ñộ tăng thì n > 1 . Cường ñộ
giảm thì n < 1 .
6.4.2.2 Thay ñổi tốc ñộ trung bình mặt cắt v
Tốc ñộ tại mặt cắt bất kỳ của ống
n
Q x
Q Q
V= = b  + d (6-24)
ω ω l ω

Qb nx n−1 dx
dV = (6-25)
ω .l n
Thay các biểu thức dhd , dV và Q trong biểu thức (6-22) ñến (6-25) vào (6-21a) ta có:
2
 x 
n
n −1
 x 
n

2 Qd + Qb    Qb nx dx Qd + Qb   

  l   dx   l  
− dH = + λ b (6-26)
g.ω .2 l n D 2 gω 2
ðộ hạ cột nước ño áp tại cuối ống ( x = l ) là tích phân (6-26) từ x = 0 tới x = l .

2Qd Qb + Qb2 l  2 2Qd Qb Qb2 


H1 − H 2 = + λb  Qd + +  (6-27)
gω 2
D2gω 2  n +1 2 n + 1 

Trong thực hành ñể thuận tiện, ñộ hạ cột áp tính theo cột nước tốc ñộ xác ñịnh theo lưu
Qb
lượng trung bình Q = Qd + , khi ñó
2
 Q Q  Qb   Q
2 2

H1 − H 2 = 4 d b
+ 2  
 +
 Q   2 gω
2 2
 Q
(6-28)
 Q  2 2 Qd Qb 1  Qb 
2
 l Q2
+  d  + +   λ b
 Q  n +1 Q 2
2 n + 1  Q 
  D 2 gω
2

ðặt
Qd
=m
Q

Qb 2Q − 2Qd
= = 2(1 − m )
Q Q

275
4m(1 − m) 4(1 − m )
2
m2 + + =A
n +1 2n + 1
Sau khi sắp xếp ta có:
2
 l Q
H1 − H 2 = 8(1 − m ) + Aλ b  (6-28a)
 2 gω
2
 D

Khi không có lưu lượng bổ sung dọc ñường tức là Qd = Q , A = 1 , m = 1 , λb = λ


phương trình(6-28a) sẽ trở thành công thức tính tổn thất dọc ñường của dòng chảy ñều. Khi có
bổ sung lưu lượng dọc theo chiều dài dòng chảy thì tỷ số lưu lượng tại mặt cắt ñầu ống và lưu
Qd
lượng tính toán = m , trị số A phụ thuộc vào m và ñặc trưng thay ñổi lưu lượng dọc ñường n
Q
ảnh hưởng tới ñộ hạ cột nước ño áp.
Trị số A = f ( m, n) ñược chỉ ra ở hình 6-8 ñối với n từ 0,5 - 1,5. Nghiên cứu cho thấy giá
trị A tiến tới 1 khi tăng lưu lượng bổ sung ( n > 1 ) , khi lưu lượng bổ xung ñều hay giảm ( n ≤ 1 )
thì A ≠ 1 khi m < 0,65 . Nếu không ñủ số liệu ñể xác ñịnh n thì phải chia ñường ống thành một
số ñoạn. ðối với cường ñộ bổ sung ñều hay giảm dọc theo chiều dài thì m < 0,65 chỉ ñối với
ñoạn ñầu, các ñoạn sau lấy A ≈ 1 ñể tính. Nếu không chia ống thành các ñoạn thì trị số A phải
tính chính xác hơn. Ví dụ ñối với ống có bổ sung dọc ñường song lưu lượng của mặt cắt ñầu
4 Q
Qd = 0 thì m = 0 và A = , và Q = b thì (6-28a) ñược viết là:
2n + 1 2
 λ b l  Qb2
H1 − H 2 =  2 +  (6-28b)
 2 n + 1 D  2 gω 2
Còn khi cường ñộ bổ sung ñều ( n = 1 ) thì phương trình (6-28b) sẽ là:
 λ l  Q2
H1 − H 2 =  2 + b  b 2 (6-28c)
 3 D  2 gω

Hình 6-8 Hình 6-9

276
6.4.3 ðường ống nằm ngang thu nước liên tục

ðối với bài toán ñường ống có lưu lượng bổ sung dọc ñường ta phải biết tổng lưu lượng
bổ sung Qb cũng như quy luật phân phối của nó, song ñiều này không phải lúc nào cũng thực
hiện ñược. Do vậy trước hết ta xét bài toán không có lưu lượng chảy trong ống trước khi bổ sung
(Hình 6-9), tức là lưu lượng tại ñầu ñoạn ống ñang xét bằng không ( Qd = 0 ) bằng cách giải
ñồng thời phương trình (6-21a) và phương trình dòng chảy qua lỗ mô tả chuyển ñộng của nước
vào ống thu nước.

= µ a 2 g (H y − H ) = µ a 2 gz
dQ
q= (6-29)
dx
trong ñó:
dQ
q= - lưu lượng bổ sung trên một ñoạn ñơn vị chiều dài ống
dx
m- hệ số lưu lượng trung bình của lỗ ở thành ống

a=
∑ω 0
- diện tích tất cả các lỗ trên một ñơn vị chiều dài ống
l
z = (H y − H ) - ñộ chênh cột nước của nguồn cấp Hy so với cột nước ño áp H.

Q dQ
ðể giải phương trình (6-21a) ta thay V = , dV = , sử dụng (6-22) thay cho dhd .
ω dω
Sau khi chia hai vế phương trình cho dx ta ñược:
dH 2QdQ λbQ 2
+ + =0 (6-30)
dx gω 2 dx D 2 gω 2
Từ (6-29) rút ra cột áp trong ống và sự thay ñổi cột áp này dọc theo chiều dài ống
2
 dQ 
 
 dx 
H = Hy − 2 2 (6-31)
µ a 2g

dQ d 2 Q
dH 2
= − dx2 dx (6-32)
dx µ a2 g
Thay (6-32) vào (6-30) ta ñược
dQ d 2 Q 2 µ 2 a 2 dQ µ 2 a 2 Q2
− + Q + λ b =0 (6-33)
dx dx 2 ω2 dx 2ω 2 D
ðể giải phương trình này ta ñưa vào biến mới ñể ñưa phương trình về dạng không thứ
nguyên:

277
ðặt
Q Q
Q= = (6-34)
ω 2 g (H y − H c ) ω 2 gZ c

và khoảng cách tương ñối


µax
x= (6-35)
ω
Trong ñó Hc là cột nước ño áp ở cuối ống, Zc là ñộ chênh cột nước của nguồn cấp so với
cột nước ño áp ở cuối ống. Phương trình (6-33) ñối với biến mới là:

dQ d 2Q d Q ξd 2
− 2
+ 2Q + Q =0 (6-36)
d xd x dx 2f

trong ñó:
l
ξd = λb - là hệ số sức cản dọc theo ống thu nước.
D
µ al
f = = x c - là hệ số hở (hay ñộ hở) của ống.
ω
Giải phương trình (6-36) cho trường hợp ñơn giản nhất với giả thiết tổn thất cột nước
ξd 2
theo chiều dài ống bằng không ( Q = 0 ). Sau khi tích phân ta có:
2f

( )
Q = C1 ch 2 x + C2 sh 2 x ( ) (6-37)

Tại ñầu ống x = 0 , Q = 0 , sh 0 = 0 và C1 = 0 , do ñó

Q = C2 sh 2 x( ) (6-38)
Tìm C2 bằng cách lấy

dQ
dx
= C2 2ch 2 x ( ) (6-39)

Thay Q ở (6-34), x ở (6-35) vào (6-39) thì (6-39) ñược viết lại là:

dQ dQ µ a 2g ( H y − H ) Z
= = = (6-40)
d x ω 2 g H − H µ a dx µ a 2 g ( H y − H c )
( y c) ω Zc

dQ
Tại cuối ống Z = Z c , = 1 , x c = l và
dx
1
C2 = (6-41)
(
2ch 2 f )
Khi ñó lưu lượng tại nơi cách ñầu ống một khoảng x là:

278
Q=
1 Sh ( 2x) (6-42)
2 Ch ( 2f)

Quan hệ (6-42) ñược chỉ ra ở hình 6-10.


Khả năng thông qua, tức là lưu lượng tương ñối ở mặt cắt cuối ống khi x = f , thì

Qc =
th 2 f( )
2

( )
Khi f ≥ 1,6 thì th 2 f → 1 còn Qc → 0,71 ñược thể hiện ỏ hình 6-11. Tiếp tục tăng
thêm lỗ ở thành ống cũng không làm tăng lưu lượng Qc ở cuối ống vì khả năng thông qua của tất
cả các lỗ tiến tới khả năng thông qua của ống có diện tích mặt cắt w và mực nước ở nguồn cấp
Hy ñã cho. ðể xây dựng ñường ño áp trong ống ta cho (6-39) cân bằng với (6-40) và thay C2 ở
(6-41) sẽ ñược:

Z = Zc
Ch 2 ( 2x ) (6-44)
Ch 2 ( 2f )
Tại mặt cắt ñầu ống có x = 0 , Ch 0 = 1 ,
do ñó bậc nước tại ñầu:
Zc
Zd = (6-45)
Ch 2
( 2f )
Ảnh hưởng của ñộ hở dến bậc nước tại mặt cắt ñầu ống Zd ñược chỉ ra ở hình 6-11

Hình 6-10 Hình 6-11


6.5 ðƯỜNG ỐNG CÓ KHỐI LƯỢNG GIẢM DỌC THEO DÒNG CHẢY HAY ðƯỜNG ỐNG
PHÂN PHỐI NƯỚC
Trong bài toán này góc j hợp bởi trục dòng tháo với
trục chính của ống thay ñổi phụ thuộc vào quan hệ giữa
ñường kính lỗ và chiều dày ống, giữa tốc ñộ và cột nước ño
áp trong ống, thường thì ϕ ≠ 90° như hình 6.12.
Hình 6-12

279
Gọi tỷ số hình chiếu tốc ñộ tháo khối lượng lên trục dòng chính với tốc ñộ dòng chính là
θ
e= , ñồng thời giả thiết e không ñổi theo chiều dài dòng chính thì phương trình (6.21) khi
V
ω = const , dQ = ωdV ñược viết lại là:
VdV (1 − e)VdV
− dH = + + dhd
g g
hay
VdV
− dH = e* + dhd (6-46)
g
trong ñó e* = 2 − e tức là e* ≤ 2
Phương trình (6-46) tích phân ñược khi biết quy luật thay ñổi tốc ñộ V và tổn thất cột
nước hd dọc theo dòng chảy. Nếu trên ñoạn ống, dòng chảy ñược tháo liên tục với lưu lượng
không ñổi trên một ñơn vị chiều dài là q0 (l/s.m) thì tốc ñộ trung bình mặt cắt tại ñoạn cách ñầu
ống một khoảng x là:
Q Q0 − q0 x
V= = (6-47)
ω ω

q0 dx
dV = − (6-48)
ω
trong ñó Q, Q0 và w lần lượt là lưu lượng tại mặt cắt tính, lưu lượng tại ñầu ống và diện tích mặt
cắt ngang ống. Tổn thất cột nước trên ñoạn chiều dài khá bé dx có thể ñược tính gần ñúng như
trong chuyển ñộng ñều:
dx (Q0 − q0 x )2
dhd = λ (6-49)
D 2 gω 2
Thay (6-47), (6-48) và (6-49) vào (6-46) ta có:
dx (Q0 − q0 x )2 e
− dH = λ − * 2 (Q0 − q0 x )q0 dx (6-50)
D 2 gω 2

Hệ số sức cản dọc ñường l thay ñổi nhỏ, nên có thể coi λ = const . Sau khi tích phân ta có
phương trình ñường ño áp ñối với phân phối ñều:

x  2 q0 2 x 2  e*  q02 x 2 
Hd − H = λ  0
Q − Q q
0 0 x +  −  0 0
Q q x −  (6-51)
D 2 gω2  3  gω2  2 

trong ñó Hd và H lần lượt là cột nước ño áp tại ñầu ống và tại mặt cắt tính.
Lưu lượng phân phối chung trên ñoạn tính có chiều dài l ñược gọi là lưu lượng dọc
ñường:

280
Qdd = q0l (6-52)
ðối với cả ñường ống thì ñộ hạ ñường ño áp là:

l  2 Qdd2  e*  Qdd2 
Hd − Hc = λ  0
Q − Q Q
0 dd +  −  0 dd
Q Q −  (6-53)
D 2 gω2  3  gω2  2 

trong ñó Hc là cột nước ño áp ở cuối ống.


Khi Q0 = Qdd thì
2 2
l Qdd e*Qdd
H d − Hc = λ −
2 g ω 2 D 3 2 gω 2
hay
2
Qdd  l 
H d − Hc = 2 
λ − e*  (6-54)
2 gω  3 D 
l
Phân tích (6-54) cho thấy khi hệ số sức cản dọc ñường ξ d = λ > 3e* thì cột nước ño
D
áp cuối ống Hc nhỏ thua cột nước ño áp ở ñầu ñoạn ống ñó: Hc < H d

Khi ξ d = 3e* thì Hc = H d còn nếu ξ d < 3e* thì Hc > H d vì dọc theo ñoạn ống ngắn

D
l < 3e* trị số tổn thất cột nước hd nhỏ thua mức ñộ giảm cột nước tốc ñộ theo chiều dài
λ
Q02 − Qc2
, do ñó ñã tăng cột nước ño áp H.
2 gω 2
Khi ñường phân phối lưu lượng vuông góc với ống
chính tức là ϕ = 90° thì e* = 2 , ξ d = 3 × 2 = 6 và H d = Hc .

Nhìn chung e* < 2 , một số nghiên cứu cho thấy trung bình
e* = 1,7 và khi ξ d = 3 × 1,7 = 5,1 thì H d = Hc , còn nếu

ξ d < 5,1 thì H d < H c và ξ d > 5,1 thì H d > Hc . Các kết quả
Hình 6-13
này ñược thể hiện ở hình 6.13.

6.5.1 Tính ñường ống phân phối liên tục

Ta xét trường hợp phân phối nước dọc theo ñường ống ñược xem như ñều. Lưu lượng
qua lỗ ở thành ống là:
Qth = µ .ω th . 2 g (H − H y ) (6-55)

281
trong ñó µ , ωth và H y lần lượt là hệ số lưu lượng của lỗ, diện tích lỗ và cột nước trung

bình (khi chảy vào không khí thì H y = 0 ).

Gọi tỷ số lưu lượng qua lỗ tại mặt cắt bất kỳ với lưu lượng qua lỗ ở ñầu ống là chỉ tiêu
phân phối ñều

H − Hy
C ff = (6-56)
Hd − H y

ñối với trường hợp diện tích lỗ wth và hệ số lưu lượng lỗ m không ñổi theo chiều dài ống.
Khi phân phối tất cả lưu lượng ñược chia theo chiều dài ống, tức là Q0 = Qdd = q 0 l thì từ
(6-51) với việc ñặt cột nước tốc ñộ làm thừa số chung:

Q2  l  x x 2 x 3   x x2 
H = Hd −  λ  − +  − 2 e  − 2  (6-51a)
2 gω 2  D  l l 2 3l 3 
*
 l 2l 
biểu thức (6-56) ñược viết lại là:

Q02   x*3   x*2 


C ff = 1 − ξ 
 d *x − x 2
+  − 2 e  x −  (6-57)
2 gω 2 (H d − H y )   3 
* *
2 
*

hay

C ff = 1 − ηV f ( x* ,ζ d ) (6-58)

x Q02
trong ñó x * = , ηV = tức là cột nước tốc ñộ tương ñối ở ñầu ống.
l 2 gω 2 (H d − H y )

 x3   x2 
f ( x* ,ζ d ) = ζ d  x* − x*2 + *  − 2e*  x* − *  (6-59)
 3  2 

Như vậy chỉ tiêu phân phối phụ thuộc vào 3 yếu tố là η V ,

ξ d và e* , chỉ cần một trong 3 yếu tố thay ñổi sẽ làm cho chỉ tiêu
phân phối thay ñổi. Trị số của f ( x * , ξ d ) khi e* = 1,7 ñược chỉ
ra ở hình 6-14.
ðối với từng trường hợp cụ thể khi biết η V và ξ d , theo

(6-58) có thể xây dựng ñường C ff = f ( x * ) như hình 6-15. Hình

6-15 chỉ ra ñộ lệch của phân phối ñều ∆C ff , ñó là ñộ chênh lệch

giữa giá trị chỉ tiêu phân phối lớn nhất và nhỏ nhất
∆C ff = ∆ C ff max − C ff min
Hình 6-14

282
Giá trị cho phép của chỉ tiêu phụ thuộc vào các ñiều kiện kỹ thuật song có thể trong phạm
vi:
[∆ C ] ≤ 0,05 ... 0,2 .
ff

[ ]
Nếu ∆ C ff < ∆ C ff thì phân phối lưu lượng dọc ống ñược coi là phân phối ñều, và f

xác ñịnh gần ñúng theo công thức:


Q0
f = (6-60)
ω 2 g (H d − H y )

Từ f ta tính ñược diện tích lỗ trên một ñơn vị


Hình 6-15
chiều dài ống


a= (6-61)
µl
và số lượng lỗ tương ứng với ñường kính lỗ d là

f D2
n= (6-62)
µ d2
[ ]
Khi ∆ C ff > ∆ C ff thì cần chia ñường ống ra làm một số ñoạn có ñường kính lỗ khác

nhau hay bước lỗ khác nhau sao cho bảo ñảm ∆ C ff < ∆ C ff [ ]

6.5.2 Tính ñường ống nước phân phối ñều dọc theo dòng chảy

Một trong các bài toán của cấp nước thành phố là có thể sơ ñồ hệ thống này thành phân
phối nước Qdd ñều suốt chiều dài hay chỉ từng ñoạn. Phân tích chỉ ra sơ ñồ thay thế áp dụng khi
bỏ qua một lượng tổn thất, song lượng này không lớn bởi vì chiều dài ñường ống khá lớn do ñó
thành phần thứ 2 trong phương trình (6-53) khá nhỏ so với thành phần thứ nhất có thể bỏ qua.
π .D 2
Lấy diện tích mặt cắt ngang của ống ω = , lưu lượng Q0 = Qdd + Qch ( Qch là lưu lượng
4
chảy trong ñường ống sau khi thêm hay bớt dọc theo ñoạn ñang xét) thì (6-53) ñược viết lại:

8.λ .l  2 Q2   Q2 
Hd − Hc =  Qch + Qch .Qdd + dd  = S 0  Qch2 + Qch .Qdd + dd l (6-63)
g π 2 .D 5  3   3 
 
trong ñó S 0 là sức cản ñơn vị của ñường ống (xem 6.3.1). So sánh (6-63) với (6-16a) cho
thấy tổn thất cột nước trong ñường ống có phân phối ñều lưu lượng dọc theo chiều dài có thể tính
theo công thức

283
H d − H c = S 0 q tt2 l (6-64)
trong ñó
2
Qdd
q tt = Qch2 + Qch Qdd + (6-65)
3
Biểu thức (6-65) chỉ ra qtt lớn hơn Qch , song lại nhỏ thua lưu lượng tại ñầu ống ñang xét

Q0 . Do ñó trong thực tế tính mạng lưới ñường ống có thể sử dụng công thức ñơn giản sau:

q tt = Qch + βQdd = Qch + βq 0 l (6-66)

trong ñó hệ số β < 1 . Cho (6-55) cân bằng với (6-66) sẽ rút ra ñược

1 Qch2 Q
β= Qch2 + Qch Qdd + − ch (6-67)
Qch 3 Qdd

1
Trường hợp giới hạn thứ nhất khi Qch = 0 , thì β = = 0,58
3
Biểu thức của b có thể viết ở dạng khác

Qch  2 
β=  1 + Qdd + Qdd − 1  (6-67a)
Qdd  Qch 3Qch 
 
Trường hợp giới hạn thứ hai:
Qdd2
Biết rằng trong (6-67a) khi Qdd << Qch thì ñược bỏ qua vì giá trị này khá bé so với
3Qch
Qdd
1+ và
Qch

Qch  
β=  1 + Qdd − 1  (6-67b)
Qdd  Qch 
 
Khai triển biểu thức trong căn của (6-67b) và chỉ giữ lại 2 số hạng ñầu, sau khi sắp xếp
lại, bỏ qua vô cùng bé bậc cao ta có:

Q  1 Qdd 1 1 Qdd 2

β = ch 1 + − . + . . . . . − 1  ≈ 0,5
Qdd  2 Q 2 4 Q 2 
 ch ch 
Như vậy giá trị của b thay ñổi từ 0,5 ñến 0,58 ,
trung bình lấy β = 0,55 khi tính ñường ống. Kết quả tính Hình 6-16

ñược sơ ñồ như hình vẽ 6-16, trong ñó ñầu ñoạn tháo 45%Qdd , cuối ñoạn là 55%Qdd .

6.5.3 Tính mạng lưới ñường ống phân nhánh (Hình 6-17)

284
6.5.3.1 Xác ñịnh ñường kính của các ñoạn ống và cột áp tại ñiểm nút
ðể giải quyết bài toán này thường biết trước:
• Chiều dài các ñoạn
• Cao trình nút Z và cột áp tự do tại các nút H
• Lưu lượng tiêu thụ của các ñoạn Q1− 2 , Q2− 3 , .. . và lưu lượng tại nút Q1 , Q2 , Q3 ...

Gọi lưu lượng của các ñoạn Q1− 2 , Q2− 3 , .. . là lưu lượng dọc ñường còn lưu lượng tại các

nút Q1 , Q2 , Q3 ... là lưu lượng nút. Lưu lượng tính tại các ñoạn riêng biệt của mạng gọi là lưu

lượng tính toán của ñoạn q1− 2 , q 2−3 , .. .


Trình tự tính:
• Lựa chọn trục nối ñiểm ñầu với ñiểm cuối
của mạng lưới sao cho thoả mãn lưu lượng và cột
nước ñã cho.
• ðiểm cuối thường là xa ñiểm ñầu nhất, song
phải có cao trình cao nhất Z max , và lưu lượng tiêu thụ

lớn nhất Qmax . Nếu ñiểm ñó không thỏa mãn các yêu
cầu trên thì phải tiến hành tính toán so sánh. Hình 6-17
Ví dụ 6.3
Ở hình 6-17 ñiểm 4 có Z max và Qmax , song ñiểm 5 lại là ñiểm xa nhất so với ñiểm 1. Do
ñó lưu lượng tính của ñoạn 3-4 và 3-5 là:
q 3 −4 = Q4
q 3 − 5 = Q5 + 0,55(q 0 .l )3 − 5
Xác ñịnh ñường kính ống tương ứng với q 3− 4 và q 3− 5 , và lực cản riêng tương ứng S 0
theo bảng 6.1.
Cột áp cần thiết ở ñiểm 3 ñể thỏa mãn ñiểm 4 là:
H 3 ( 4 ) = H 4 + hd 3 − 4 = (Z + H n )4 + (S 0 q 2 l )3 − 4

Tương tự cho ñiểm 5:


H 3 ( 5 ) = H 5 + hd 3 − 5 = (Z + H n )5 + (S 0 q 2 l )3 − 5

So sánh H 3 ( 4 ) với H 3 ( 5 ) , nếu H 3 ( 5 ) > H 3 ( 4 ) thì tuyến nước chính là 1-2-3-5.

Lưu lượng tính của ñoạn 2-3 ở tuyến chính là:


q 2−3 = Q3 + Q4 + Q5 + (q 0 l )3 − 5 + 0,55(q 0 l )2−3

285
Cột áp ở nút 2 là:
H 2 = H 3 + (S 0 q 2 l )2− 3
Tương tự ta có cột nước ở ñiểm 1:
H n1 = H 1 − Z1

Nếu ñiểm 1 của trục chính là tháp nước thì chiều cao tính toán là H n 1 , là trạm bơm thì áp

lực p 1 là:

p 1 = ρ.g (H 1 − Z 1 ) (6-68)
Nhánh 3-4 có sức cản ñơn vị xác ñịnh theo
H3 − H4
S0 =
(q 2 l )3−4
sau ñó từ S 0 tìm ra ñường kính ống tương ứng.
Nếu nhánh lại gồm một số ñoạn, Ví dụ nhánh 2-7-8 thì nên tính trước ñộ dốc ño áp trung
bình
H2 − H8
itb = (6-69)
l 2 − 7 + l7 − 8
sau ñó xác ñịnh cột áp tại ñiểm 7
H 7 = H 2 − itb l2−7
và sức cản ñơn vị cần thiết của ñoạn ñó
H2 − H7
S0 2 − 7 =
( )
q 2l 2 − 7
Có S 0 2−7 sẽ tìm ra ñường kính ống tương ứng và tính chính xác lại sức cản S 0 và cột áp

tại ñiểm 7
H 7 = H 2 − (S 0 q 2 l )2−7
Tính nhánh 7-8 và 7-9 tương tự như tính ñối với nhánh 3-4.
Nếu ñã biết cột áp tại ñiểm ñầu của mạng ñường ống thì việc tính tiến hành tương tự như
nhánh 2-7-8 theo ñộ dốc ño áp trung bình. Ví dụ ñường trục chính là 1-2-3-5 thì:
H1 − H 5
itb =
l 1− 2 + l 2 − 3 + l 3 − 5
sau ñó xác ñịnh cột áp tại ñiểm 2, ñường kính ống ñoạn
1-2, trị số chính xác của cột áp. Tương tự tìm cột áp tại ñiểm 3
và ñường kính ống ñoạn 2-3 và 3-5.

Hình 6-18

286
5.5.3.2 Xác ñịnh lưu lượng tại ñiểm cuối của mạng lưới (Hình 6-18)
ðối với bài toán này, các yếu tố ñã biết bao gồm:
• Chiều dài
• ðường kính ống tương ứng
• Cột áp tại các ñiểm 1, 3, 4.
Yêu cầu xác ñịnh lưu lượng tại 3 và 4:
Q3 = q 2−3 và Q4 = q 2−4 , lưu lượng chung ở ñiểm 1, q1−2 và cột áp ở ñiểm 2, H 2 . Bài
toán này có 4 ẩn, do ñó phải lập và giải 4 phương trình với giả thiết dòng chảy trong ống làm
việc ở khu sức cản bình phương và sức cản ñơn vị không phụ thuộc vào tốc ñộ:
( )
H1 − H 2 = S0 q 2l 1− 2 

( )
H 2 − H 3 = S 0 q 2l 2 − 3 
(6-70)

( )
H 2 − H 4 = S 0 q 2l 2 − 4 
q1− 2 = q2 − 3 + q2 − 4 

Giải (6-70) bằng cách tính ñúng dần. Xác ñịnh ñược lưu lượng q1− 2 , q 2− 3 , q 2− 4 sau ñó tính
tốc ñộ và sức cản ñơn vị cho từng ñoạn và ñưa vào 3 phương trình trên. Tính cho tới khi hệ (6-
70) thỏa mãn sẽ ñược các yêu cầu cần tìm.
5.5.3.3 Lấy nước từ hai nguồn cấp (Hình 6-19)
Nước cấp cho ñiểm 3 từ hai nguồn 1 và 2 theo sơ ñồ ở hình 6-19. Nhất thiết phải xác lập
ñiều kiện làm việc tại hai nguồn 1 và 2, các
ñường ống 1-3 và 2-3 tương ứng với yêu cầu
sử dụng nước khác nhau tại ñiểm 3. Như vậy
có thể có nột số khả năng xảy ra:
• Dùng nước với lưu lượng max tại
ñiểm 3, Q3 max khi cột áp tại ñiểm 3 là min,

H 3 min từ ñiều kiện


Hình 6-19
Q3 max = q1− 3 + q 2− 3
(6-71)
trong ñó

H 1 − H 3 min
q1− 3 =
(S 0 l )1− 3

287
H 2 − H 3 min
q 2−3 =
(S 0 l )2 − 3
• Khi H 3 min < H 3 < H 2 và nước cấp vào ñiểm 3 có Q3 < Q3 max . Trường hợp này xảy ra
khi giảm một phần khả năng tiêu thụ tại 3 và tăng cột áp tương ứng.
• Tiếp tục ñóng van tại ñiểm 3, song tại ñây có H 3 = H 2 . Trường hợp này nguồn 2 ngừng
làm việc, nước ở ñiểm 3 chỉ do nguồn 1 cung cấp
H1 − H 2
Q3 = q1− 3 =
(S 0 l )1−3
• Khi ñóng gần như toàn bộ van và H 3 > H 2 thì nguồn 2 tiếp tục ngừng làm việc và lưu
lượng ở ñiểm 3 chỉ do nguồn 1 cung cấp:

H1 − H 3
Q3 = q1− 3 =
(S 0 l )1− 3
• Khi ñiểm 3 ngừng tiêu thụ (van ñóng hoàn toàn) thì nguồn 1 cấp cho nguồn 2 và

H1 − H 3
q1−3− 2 =
( S0l )1−3

H3 − H 2
q1−3− 2 =
( S 0 l )3 − 2
từ ñây rút ra
H1 − H 3 H 3 − H 2
= (6-71)
( S0l )1−3 ( S0l )3−2
Tìm ñược H 3 sẽ tìm ñược lưu lượng q1− 3− 2 do nguồn 1 cấp vào 2 khi ñóng hẳn van ở

H1 − H 2
ñiểm 3. Vậy khi không có yêu cầu dùng nước tại ñiểm 3 hay khi Q3 < thì nguồn 1
(S 0 l )1−3
cấp cho nguồn 2 và tạo ra sự thừa nước hay nước dự trữ.

H1 − H 2
Khi Q3 > thì lượng dự trữ sẽ ñược
(S 0 l )1−3
sử dụng và cả hai nguồn cung cấp cho ñiểm 3.
Sự phân phối lưu lượng phụ thuộc vào cột áp
H 3 ở ñiểm 3 ñược thể hiện ở hình 6-20.

Hình 6-20
288
Bài toán này ñược mở rộng cho trường hợp có nhiều nguồn cung cấp.
H3 − H2
(Lượng bổ sung của nguồn 2: q 2− 3 = )
(S 0 l )3 − 2

6.5.4 Tính mạng lưới ñường ống khép kín (Hình 6-21)
Tính toán ñường ống loại này thường phức tạp vì hướng chảy và lưu lượng trong từng
ñoạn ống không biết trước. Thường thì ta biết ñược:
• Chiều dài các ñoạn l
• Cao ñộ tại các nút Z
• Cột nước tự do Hn
• Lưu lượng trên một ñơn vị chiều
dài ống q0 và lưu lượng tại nút Qn , lưu
lượng của tổng mạng ñường ống
Q = ∑ q 0 l + ∑ Qn , do vậy ta có trình tự

tính: Hình 6-21


 Tính lưu lượng dọc ñường theo tất cả các ñoạn theo (6-51)
Q1− 2 = (q 0 l )1− 2 , Q2− 3 = (q 0 l )2− 3 , . . .
 Tính lưu lượng tính toán tại nút bằng lưu lượng nút Qn cộng với một nửa tổng
lưu lượng dọc ñường chảy tới nút tiếp theo. Ví dụ ñối với nút 1 là:
Q1− 2 + Q1− 4
Q1 = Qn1 +
2
ñối với nút 2 khi lưu lượng Qn 2 = 0 là:

Q1− 2 + Q2 − 3 + Q2 − 5
Q2 =
2
 ðối với mỗi nút tổng lưu lượng ñến bằng tồng lưu lượng rời khỏi nút, với quy
ước lưu lượng ñến là dương, dời ñi là âm ta có

∑q = 0 (6-72)

Ví dụ:
ñối với nút 1: Q − Q1 − q1−2 − q1− 4 = 0

ñối với nút 5: q 2− 5 + q 4 − 5 − Q5 − q 5− 6 − q 5− 8 = 0


 Xác ñịnh ñường kính của ống ñã kể ñến lưu lượng dọc ñường.

289
 Tính thuỷ lực ñường ống tức là xác ñịnh lưu lượng tính toán chảy trong ống và
cột nước ño áp tại các nút.
Từ sự chuyển ñộng của nước trong hệ thống ñường ống nối song song ở mục 6.3.4 có thể
nhận thấy: trong mỗi một vòng kín tổn thất cột nước khi dòng chảy ngược chiều kim ñồng hồ
bằng tổn thất cột nước khi dòng chảy ngược lại. Quy ước tổn thất khi dòng chảy theo chiều kim
ñồng hồ là dương và ngược chiều kim ñồng hồ là âm thì trong một vòng kín ta có:

∑h d =0

Như vậy nguyên tắc tính toán là:


• Tại nút có ∑q = 0
• Trong một vùng kín thì ∑h d =0

Do vậy bài toán thường là giả thiết lưu lượng ñể tính hd khi ñã biết ñường kính, nếu chưa
biết ñường kính phải giả thiết cả hai. Chẳng hạn ñối với
vòng 1 thì: (Hình 6-22)
h1− 2 + h2− 5 − h1− 4 − h4 − 5 = 0
Song do ta giả thiết lưu lượng tính trong các ống qtt
và ñường kính của ống nên không thể ñạt ñược ngay ñiều
kiện cân bằng, tức là:

∑h d = ∆h >=< 0 (6-74)
Hình 6-22
Biết rằng tổn thất của mỗi của mỗi một ñoạn ống
tính theo quan hệ
hd = S 0 .q 2 .l (6-75)
chiều dài l không ñổi, giả thiết dòng chảy ở khu sức cản bình phương thì S0 hầu như
không ñổi, do vậy có thể tính ñúng lưu lượng chảy trong ñoạn ống.
Ví dụ trong một vòng kín tổn thất theo chiều thuận kim ñồng hồ lại lớn hơn chiều ngược
lại ( ∆h > 0 ) thì cần phải giảm lưu lượng trong ống có dòng chảy thuận và tăng lưu lượng trong
ống có dòng chảy ngược một lượng ∆q ñể ñảm bảo lưu lượng tại nút bằng không ( ∑ q = 0 ,

phương trình 6-72)


Muốn vậy ta xét (6-75), thay S = S 0 l là sức cản của ñoạn ống có chiều dài l thì (6-75)
ñược viết lại
hd = Sq 2 (6-75a)
ðối với vòng kín (Hình 6-22), sử dụng (6-75a) thì (6-73) là:

290
S1− 2 ( q1− 2 − ∆ q ) + S 2−5 ( q2−5 − ∆ q ) − S1− 4 ( q1− 4 + ∆ q ) − S 4−5 ( q4−5 + ∆ q ) = 0
2 2 2 2

Khai triển các biểu thức trong ngoặc và bỏ qua trị số ∆q 2 vì nó nhỏ thua q 2 ± 2q∆q , ta
ñược:
S 1− 2 q12− 2 + S 2− 5 q 22− 5 − S 1− 4 q12− 4 − S 4− 5 q 42− 5 − 2(S 1− 2 q1− 2 + S 2− 5 q 2− 5 + S 1− 4 q1− 4 + S 4 − 5 q 4 − 5 )∆q = 0
hay
∆ h − 2 ∆ q∑ Sq = 0

rút ra
∆h
∆q = (6-76)
2∑ Sq

Khi ∆ h > 0 thì hiệu chỉnh lưu lượng ∆ q theo chiều ngược kim ñồng hồ, còn khi ∆ h < 0
thì theo chiều kim ñồng hồ. Hiệu chỉnh Dq với một vòng kín không khó khăn song nhiều vòng
kín như hình 6-21 thì phức tạp, do vậy trong thực tế ñối với hình này thì ∆h có thể là:
h1− 2 + h2− 3 + h3 − 6 + h6 − 9 − h1− 4 − h4 −7 − h7 − 8 − h8 − 9 ≤ ±1.0 m
Biết cột áp yêu cầu tại ñiểm xa nhất và tổn thất cột nước tương ứng với lưu lượng của các
ñoạn ống có thể xác ñịnh ñược cột nước ño áp tại mỗi nút. Chẳng hạn
1
H1 = H9 + (h1−2−3−6 −9 + h1−4−7 − 8− 9 + h1− 2− 5− 8− 9 )
3
Tính mạng lưới ñường ống có thể thực hiện theo sơ ñồ sau:

Sơ ñồ hình 6-23
291
BẢNG ðƯỜNG KÍNH ỐNG TƯƠNG ỨNG SỰ THAY ðỔI LƯU LƯỢNG ðỂ THAM KHẢO, Q (L/S)
Bảng 6.3

ðường kính ống Ống


D (mm) Thép Gang Nhựa
100 6,7 - 11,7 4,4 - 7,3 3,4 - 5,7
125 11,7 - 16,6 7,3 - 11,6 5,7 - 9,1
150 16,6 - 21,8 11,6 - 19,6 9,1 - 15,8
175 21,8 - 29,2
200 29,2 - 46,0 19,6 - 35,5 15,8 - 30,7
250 46,0 - 71,0 35,5 - 57,0 30,7 - 48,3
300 71,0 - 103 57,0 - 83,8 48,3 - 64,1
350 103 - 140 83,8 - 116 64,1 - 85,6
400 140 - 184 116 - 174 85,6 - 114
450 184 - 226 114 - 150
500 226 - 301 174 - 273 150 - 195
550 195 - 250
600 301 - 424 273 - 402 250
700 424 - 571 402 - 560
800 571 - 751 560 - 749
900 751 - 959 749 - 970
1000 959 - 1199 ≥ 970

Ví dụ 6.4
Nước chảy từ tháp A ở cao ñộ 21,2m sang ñiểm B ở cao ñộ 14,5m dọc theo hai ống nối
song song (Hình ví dụ 6.4), ống thứ nhất có ñường kính
d1 = 150 mm , dài l1 = 620 m , ống thứ hai có ñường kính

d 2 = 200 mm , dài l2 = 700 m ñược bố trí phân phối ñều


lưu lượng q = 23 ,0 l / s dọc theo chiều dài. Yêu cầu:
a. Xác ñịnh lưu lượng chảy tại ñiểm B.
b. Xác ñịnh cao ñộ mực nước ở bình A ñể lưu
lượng tại ñiểm B tăng gấp ñôi song lưu lượng phân phối
dọc ñường và cao ñộ ñường ño áp ở ñiểm B không thay Hình ví dụ 6.4
ñổi.
Bài giải:

292
a. Áp dụng (6-17a) sẽ tìm ñược lưu lượng cho ống thứ nhất

hd 6,7
Q1 = K1 = 158,4 = 16,47 l / s
l1 620

Lưu lượng chảy trong ống thứ hai xác ñịnh theo công thức (6-63)
 2 2
Qdd 

hd = S 0 .l. Qch + Qch .Qdd +  (6-63)
3 
 
hay
1 Q2
Qch2 + Qch .Qdd = hd − dd
S 02 l2 3
Thay số vào ta có:
6,7 23 2
Qch2 + Qch × 23 = − = 938,7
0,7 × 8,584 × 10 −3 3
giải phương trình sẽ ñược Qch = 21,23 l / s .
Lưu lượng tại ñiểm B gồm lưu lượng ống một và hai
QB = Q1 + Qch = 16,47 + 21,23 = 37,70 l / s
b. Lưu lượng tại ñiểm B tăng gấp ñôi tức là
QB = 37,70 × 2 = 75,40 l / s
Biết rằng tổn thất cột nước có giá trị như nhau ñối với cả hai ống, do vậy nếu viết lưu
lượng chảy trong ống thứ nhất là:
Q1 = QB − Qch
thì
 2 Q2 
 Qch + Qch × Qdd + dd  S 02 × l 2 = (QB − Qch )2 S 01 × l1
 3 

hay
 2 Q2  l S
 Qch + Qch × Qdd + dd  2 × 02 = QB2 − 2QB × Qch + Qch2
 3  l1 S 01

Thay số vào ta có:


(Q 2
ch )
+ 23Qch + 176 ,3 0 ,244 = 5625 − 15Qch + Qch2

Giải phương trình rút ra Qch = 46 ,3 l / s .


do ñó lưu lượng trong ống thứ nhất là:
Q1 = QB − Qch = 75,40 − 46,3 = 29,10 l / s

293
Tổn thất cột nước tương ứng là
hd = S 01 × l1 × Q12 = 29,10 2 × 0,62 × 0,03985 = 20,92 m
Cao ñộ mặt nước ở tháp A là:
H A = 14,5 + 20,92 = 35,42 m

Ví dụ 6.5
ðường ống nước gồm 4 ñoạn nối với nhau, trong ñó có hai ñoạn nối song song, có chiều
dài lần lượt là l1 = 200 m , l 2 = 200 m , l 3 = 150 m và l 4 = 300 m , ñường kính

d 1 = d 4 = 300 mm , d 2 = 250 mm , d 3 = 200 mm . Hãy xác ñịnh áp lực cần thiết của máy bơm ñể

chuyển lưu lượng nước Q = 75 l / s ñến cuối ống. Biết rằng cao ñộ trục máy bơm là Z 3 = 5 m ,

cột áp cuối ñường ống là 20 m , ống là ống thép như hình ví dụ 6.5.
Bài giải:
a. Xác ñịnh lượng của ñoạn ống là
200 m , nối song song
• Tính ñúng lần thứ 1
Giả thiết dòng chảy ở khu vực sức
Hình ví dụ 6.5
cản bình phương có v ≥ 1,2 m / s ta có hệ
hai phương trình
 S 03 × l3 9,27 × 150
 Q2 = Q3 = Q3 = 1,642 × Q3
 S 02 × l2 2,58 × 200

 Q2 + Q3 = Q hay 75 = Q3 + 1,642 × Q3 = 2,642 × Q3
Giải phương trình rút ra Q3 = 28,388 l / s , Q2 = 46,612 l / s
Tốc ñộ trong ống thứ hai:
4 × Q2 0,046612 × 4
V2 = = = 0,9496 = 0,95 m / s
π × d2 π × 0,25 2
do vậy sức cản ñơn vị
S 0 = S 0 bf × θ = 1,035 × 2,58 = 2,67 s 2 / m 6

Tốc ñộ trong ống thứ ba:


0,028388 × 4
V3 = = 0,904 m / s
π × 0,2 2

S 0 = S 0 bf .θ = 1,04 × θ = 1,04 × 9,27 = 9,641 s 2 / m 6

294
• Tính ñúng lần thứ 2

9,461 × 150
Q2 = Q3 = 2,708 × Q3 = 1,6456Q3
2,67 × 200

Sai số tương ñối giữa hai lần tính là 2,192 × 10 −3% , do vậy lấy: Q2 = 46,612 l / s và

Q3 = 28,388 l / s .
b. Tốc ñộ trong ống thứ nhất và ống thứ 4 là:
0,075 × 4
V1 = V4 = 1,061 m / s
π × 0,3 2
do vậy sức cản ñơn vị S 0 = 1,02.0,94 = 0,9588 ≈ 0,96 s 2 / m 6 .
c. Cột áp của máy bơm:
( ) ( ) (
H b = Hc − Z b + ∑ S0 × Q2 × l = H c − Z b + S0 × Q2 × l 4 + S0 × Q2 × l 2 + S0 × Q 2 × l )
1

= 20 − 5 + 0,96 × 0,075 × 300 + 2,67 × 0,046612 × 200 + 0,96 × 0,075 × 200 = 18,8602 m
2 2 2

Áp lực cần thiết của bơm là:


p b = γ .H b = 9,81 × 10 3 × 18,8602 = 185018,66 N / m 2 = 1,8660 at

Ví dụ 6.6
Nước từ bể chứa A chảy dọc theo ñường ống thứ nhất có l1 = 120 m , ñường kính

d 1 = 120 mm tới ñiểm nối D, từ ñây nước chảy theo ñường ống thứ hai có l 2 = 60 m , ñường kính
d 2 = 75 mm tới bể B có cao ñộ mặt nước thấp hơn bể A là 16 m , và theo ñường ống thứ ba có

ñường kính d 3 = 60 mm và chiều dài l 3 = 40 m chảy tới bể C có cao ñộ mặt nước thấp hơn bể A

là 24 m . Xác ñịnh lưu lượng trong


mỗi ống, biết rằng λ = 0 ,04 cho cả 3
ống, bỏ qua tổn thất cục bộ.
Bài giải:
Theo ñầu bài thì nước từ D
chảy tới B và C, có 3 ẩn chưa biết là
v1 , v 2 và v3 , do ñó cần phải có 3
phương trình thể hiện năng lượng của
dòng chảy ổn ñịnh và tính liên tục của Hình ví dụ 6.6

dòng chảy.
• Dòng chảy từ bể A tới bể B:

295
 p V2   p V 2  λ .l V 2 λ .l V 2
 Z A + A + A  =  Z B + B + B  + 1 1 + 2 2
 ρ .g 2.g   ρ .g 2.g  d 1 2.g d 2 2.g

Lấy p A = p B = Pa và coi V A và V B là nhỏ có thể bỏ qua thì phương trình còn là:

λ .l1 V12 λ .l 2 V22


ZA − ZB = +
d 1 2.g d 2 2.g
thay giá trị ñã cho vào ta ñược
16 = 2 ,0387.V12 + 1,631.V22 (1)
• Dòng chảy từ bể A tới bể C là:
 p V2   p V 2  λ .l V 2 λ .l V 2
 Z A + A + A  =  Z c + c + c  = 1 1 + 3 3
 ρ .g 2.g   ρ .g 2.g  d 1 2.g d 3 2.g
tương tự như trên ta có:
λ .l1 V12 λ .l 3 V32
Z A − ZC = +
d 1 2.g d 3 2.g
sau khi thay số ta ñược
24 = 2,0387 V12 + 1,3592 V32 (2)
• Phương trình liên tục tại ñiểm nút D:
Q1 = Q2 + Q3
hay
π π π
d 12V1 = d 22V2 + d 32V3
4 4 4
rút ra
2 2
d  d 
V1 =  2  V2 +  3  V3
 d1   d1 
thay số ta có:
V1 − 0 ,3906.V2 − 0 , 2500.V3 = 0 (3)
Giải ñồng thời cả 3 phương trình (1), (2) và (3) rút ra kết quả.
Từ (1):

V2 = (9 ,81 − 1,25V ) 1
2

Từ (2):

V3 = (17 ,657 − 1,5V ) 1


2

Thay V2 và V3 vào (3) thì ta có:

296
V1 − 0 ,3906 9 ,81 − 1,25V12 − 0 ,25. 17 ,657 − 1,5V12 = 0 (4)
Phương trình (4) giải bằng biểu ñồ hay phương pháp ñúng dần với sai số
∆V1 = −0 ,0005
thì
V1 = 1,82 m / s
Vậy lưu lượng Q1 ở ñoạn AD
π
Q1 = d12 V1 = 0,0205837 ≈ 0,0206 m 3 / s
4
V2 = 2 ,381 m / s
và lưu lượng Q2 ở ñoạn DB là:
π
Q2 = d 22V2 ≈ 0 ,0105 m 3 / s
4
V3 = 3 ,562 m / s

và lưu lượng ở Q3 ở ñoạn DC là:

Q3 = 0 ,0101 m 3 / s
Kiểm tra lại theo phương trình liên tục tại nút D:
Q2 + Q3 = 0 ,0105 + 0 ,0101 = 0 ,0206 = Q1
Nhận xét: Ví dụ là trường hợp của ñường ống phân phối hở có cột áp tại nút D lớn hơn
cột áp tại B và C. Bài toán có thể giải trực tiếp ra lưu lượng Q2 và Q3 khi biểu diễn tốc ñộ qua

4Q1 4 Q2
lưu lượng, tức là thay V1 = và V2 =
π .d 1
2
π .d 22
hay
V1 Q2
= 0 ,08263. 14
2.g d1

V2 Q2
= 0 ,08263. 24
2.g d2
khi rút ra phương trình (2) và (3).
Ví dụ 6.7
Xác ñịnh tổn thất dọc theo chiều dài ống
nước l = 100 m , ñường kính d = 200 mm , nhám Hình ví dụ 6.7

297
∆ = 0 ,03 mm . Biết rằng lưu lượng tại ñầu ống Qd = 150 l / s và lưu lượng phân phối ñều dọc
theo ống là q dd = 1,0 l / s .m

Bài giải:
Lưu lượng tại mặt cắt x là:
Q x = Qd − q x (1)
Cột nước tổn thất tại mặt cắt x là:
x
hx = D∗ .∫ λx (Qd − q x ) dx
2
(2)
0

trong ñó
1 1× 4 2 0,08263
D∗ = = =
2 gDω 2
2 × 9,81 × π × D
2 5
D5

tính λ x theo công thức

1  ∆ 2 ,51.υ 
= −2.lg  +  (3)
λx  3 ,7.D V x .D . λ x 

Nếu lấy λ x là hằng số dựa vào lưu lượng vào Qd = 150 l / s và lưu lượng ra ở cuối ống

Qc = 50 l / s tức là:

Qd = 150 l / s thì Vd = 4,775 m / s và Re 1 = 8,45.10 5

Qc = 50 l / s thì Vc = 1,592 m / s và Re 2 = 2,82.10 5

Từ toán ñồ của Moody xác ñịnh ñược λd = 0 ,014 và λc = 0,016


Vậy
λ d + λc
λtb = = 0,015
2
khi
∆ 0,03
= = 0,00015
D 200
L L
 q2 x3   q 2 L2 
hL = D* λtb Qd2 x − q dd Qd x 2 + dd  = D* λtb L Qd = q dd Qd L + dd  = 4,195 m
 3 0  3 0

Nếu lấy λ x thay ñổi dọc theo ống, song trung bình trong khoảng 10m một thì kết quả
ñược cho trong bảng của ví dụ 6.7 (H3 = ∆hl)

298
Bảng tính ∆hd của Ví dụ 6.7

x (m) λ1 λ2 H3
10 0,014 0,014 0,760
20 0,014 0,014 0,659
30 0,014 0,0144 0,573
40 0,0144 0,0148 0,499
50 0,0148 0,0152 0,427
60 0,0152 0,0152 0,355
70 0,0152 0,0154 0,287
80 0,0154 0,0156 0,225
90 0,0156 0,0160 0,173
100 0,016 0,0164 0,127

Kết quả sai số tương ñối khi tính trung bình suốt chiều dài là ≈ 2,67%
( ∑ H 3 =∑ ∆hl = 4.086m )

Ví dụ 6.8
Xác ñịnh lưu lượng trong các ống và cột áp
tại các nút của hệ thống ñường ống khép kín, như
hình 6-28, nếu bỏ qua tổn thất cục bộ. Biết rằng
chiều dài các ñoạn ống, ñường kính và cao ñộ các
nút cho trong bảng sau. ðộ nhám tuyệt ñối của
ñường ống là ∆ = 0 ,06 mm , cột áp tại nút A là Z A = 70 ,00 m .

Ống AB BC CD DE EF AF BE
Chiều dài l (m) 600 600 200 600 600 200 200
ðường kính (mm) 250 150 100 150 150 200 100

Cao ñộ tại các nút

Nút A B C D E F
Cao ñộ Z (m) 30 25 20 20 22 25

Bài giải:

299
Trình tự tính toán
• Xác ñịnh các vòng kín: Hệ thống gồm 2 vòng kín nối với nhau là 1 và 2, vòng 1:
ABEFA, vòng 2 BCDEB.
• Tổng lưu lượng vào Qd = 220 l / s , nếu Q AB = 120 l / s thì Q AF = 100 l / s như số liệu
ban ñầu ở hình ví dụ 6.8.
• Hệ số nhám xác ñịnh theo công thức của Barr:
1  ∆ 5,1286 
= −2 × log + 0 , 89 
(1)
λ  3,7 × D Re 
Sức cản của cả ñoạn ống (hay hệ số tổn thất cột nước) có chiều dài l là
λ .l 0 ,08263
S= 2
= λ .l = D* λ .l
 π .D 2  D5
2 gD 
 4 
tính cho từng ñoạn ống. λ xác ñịnh theo toán ñồ của Moody hay công thức của Barr nêu
trên (1).
hd
Trong tính toán lấy ñơn vị của lưu lượng là (m3/s), song bảng ghi là (l/s), có ñơn vị là
q

 m 
  ñể cho Dq có ñơn vị trực tiếp là (l/s)
l/s
Quá trình tính ñược lập bảng

∆  m 
Vòng Ống q (l/s) Re105 λ S hd ( m ) hd / q  3 
D  m /s 
AB 0.00024 120.00 5.41 0.0157 797.0 11.48 95.64
BE 0.00060 10.00 1.31 0.0205 33877.0 3.39 338.77

1 EF 0.00040 -60.00 4.51 0.0172 11229.1 -40.42 673.75


FA 0.00030 -100.00 5.63 0.0162 836.6 -8.36 83.66

∑= -33.91 1191.82

33 ,91
∆ .q = = 0 ,01423 = 14 ,23 l / s
2.1191,82

300
 m 
Vòng Ống q (l/s) R* 10 5 λ S hd ( m ) hd / q  3 
m / s
BC 50.0 3.76 0.0174 11359.7 28.40 567.98
CD 10.0 1.13 0.0205 33877.0 3.39 338.77
2 DE -20.0 1.50 0.0189 12338.9 -4.94 246.78
EB -24.23 2.73 0.0189 31232.9 -18.34 756.77

∑= 8.51 1910.30

∆ .q = −2.23 l / s

 m 
Vòng Ống q (l/s) R* 10 5 λ S hd ( m ) hd / q  3 
m / s
AB 134.23 6.05 0.0156 791.9 1427 106.30
BE 26.46 2.98 0.0188 31067.7 21.75 822.05
1 EF -45.77 3.44 0.0175 11424.9 -23.93 522.92
FA -85.77 4.83 0.0164 846.9 -6.23 72.64

∑= 5.86 1523.91

∆ .q = −1.92 l / s
Tiếp tục tính cho vòng 2, và lặp lại quá trình như ñã làm sao cho thoả mãn yêu cầu, Ví dụ
sai số ∑h d < 0 ,01 m thì dừng. Tuy nhiên kết quả của Ví dụ này có sai số lớn hơn, không phải là

0,01m. Kết quả cuối cùng cho trong bảng sau.


Lưu lượng các ống khép kín Cột áp tại các nút
Ống q( l / s ) hd ( m ) nút cột áp (m)
AB 131.55 13.7 A 40.00
BE 25.02 19.55 B 31.29
AF 88.45 6.59 C 11.57
FE 48.45 26.67 D 10.05
BC 46.53 24.74 E 14.74
CD 6.55 1.52 F 38.41
ED 23.47 6.69

301
302
303
Câu hỏi ôn tập chương 6
1. Viết và giải thích các phương trình dùng tính thuỷ lực ñường ống
2. Phân biệt cách tính ñường ống hút của bơm ly tâm và ñường ống xả nước
3. ống xiphông là gì? Chỉ ra phương trình kiểm tra áp suất tại ñỉnh xiphông
4. Các bài toán của ñường ống dài là gì? công thức cho từng bài toán
5. Phương trình tính ñường ống nối tiếp
6. Phương trình tính ñường ống song song
7. Chỉ ra phương trình chuyển ñộng của chất lỏng có khối lượng thay ñổi dọc ñường
8. Viết và giải thích công thức xác ñịnh lưu lượng dọc ñường tại mắt cắt bất kì
9. Viết và giải thích phương trình xác ñịnh lưu lượng bổ sung dọc ñường q?
10. Phương trình tính ñường ống phân phối liên tục
11. Phương trình tính ñường ống nước phân phối ñều
12. Trình tự tính ñường ống phân nhánh
13. Giải thích sơ ñồ hình 6.19 và 6.20
14. Trình tự tính mạng ñường ống khép kín
15. Làm lại các thí dụ
16. Nhận xét gì sau khi làm thí dụ 6.6 và 6.7?

Câu hỏi bài tập chương 6

Bài 6.1
Với số liệu và yêu cầu như bài ví dụ 6.5, song ống là gang.
Bài 6.2
Với số liệu và yêu cầu như bài ví dụ 6.6, song khi lập phương trình biểu thị tốc ñộ dòng
chảy qua lưu lượng như nhận xét cuối bài ñã nêu.
Bài 6.3
Một ñường ống dài 5000m có ñường kính d = 200 mm , nhám tuyệt ñối ∆ = 0 ,03 mm nối
hai hồ chứa có ñộ cao mặt nước chênh nhau 40 m .
Yêu cầu
a. Xác ñịnh lưu lượng chảy trong ống nếu chỉ tính tổn thất dọc ñường, tại cửa vào ống và
cột nước tốc ñộ.

304
b. Nếu lưu lượng tăng thêm 50l/s
song không tăng cột áp. Hãy xác ñịnh
chiều dài ñoạn ñường ống cần nối song
song nếu ống có d = 200 mm nhám
∆ = 0 ,015 mm và chỉ tính tổn thất dọc
ñường (Hình bài 6.3).
ðáp số: Hình bài 6.3

l3 = 1645m

Bài 6.4
Xác ñịnh lưu lượng chảy trong ống (Hình bài 6.4) nếu bỏ qua tổn thất cục bộ. Biết rằng:
Ống chiều dài (m) d (mm)
AE 10.000 450
BE 2000 350
CE 3000 300
DE 3000 250

Hình bài 6.4

ðáp số:
Q AE = 344 l / s
Q∉B = 105 l / s

QEC = 127 l / s

QED = 112 l / s
Gợi ý: l ñược xác ñịnh theo công thức Barr hay toán ñồ Moody.
Bài 6.5

305
Cho hệ thống ống như hình bài 6.5 có l12 = 300 m , l 23 = 200 m , l 34 = 150 m ,

l 35 = 250 m , l 26 = 100 m , l67 = 100 m , l68 = 150 m . Cao trình Z 1 = 41 m , Z 2 = 40 ,5 m ,

Z 3 = 40 ,5 m , Z 4 = 38 m , Z 5 = 37 m , Z 6 = 38 m , Z 7` = 36 m và Z 8 = 37 m . Q2 = 6 l / s ,

Q3 = 15 l / s , Q4 = 11 l / s , Q5 = 14 l / s , Q6 = 8 l / s , Q7 = 9 l / s , Q8 = 8 l / s . q A ở 2-3 và 6-8

là 0 ,02 l / s . Cột nước H n ≥ 12 m . Tìm ñường kính ống và cột áp tại nút, ống là ống gang.

Hình bài 6.5

ðáp số:
• ðường kính ống d1−2 = 300 mm , d 2 −3 = 250 mm , d 3−4 = 125 mm ,
d 3−5 = 150 mm , d 2 −6 = 200 mm , d 6 −7 = 100 mm , d1−2 = 300 m .
• Cột áp tại các ñiểm: H1 = 55,44 m , H 2 = 53,52 m , H 3 = 52,50 m ,
H 4 = 50,41 m , H1 = 55,44 m , H 6 = 52,78 m , H 7 = 49,77 m , H 8 = 51,18 m .

306
Chương 7

DÒNG CHẢY ĐỀU, KHÔNG ÁP TRONG LÒNG DẪN HỞ

7.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Đặc trưng cơ bản của dòng chảy không áp trong lòng dẫn hở là có mặt thoáng, tiếp xúc
với khí trời. Ta thường gặp dòng chảy này trên các kênh thuỷ lợi, kênh thoát nước hai bên
đường, cống ngầm thoát nước của thành phố v.v...
Dòng chảy là đều, ổn định nếu chiều sâu h của dòng chảy cũng như các thông số thuỷ lực
khác (vận tốc trung bình v, lưu lượng Q,
độ nhám n, độ dốc đáy i...) không đổi dọc
theo dòng chảy. Các đường dòng là các
đường thẳng song song, áp suất tại mặt cắt
còn phân bố theo quy luật thuỷ tĩnh. Độ
dốc đáy của lòng dẫn i, độ dốc mặt nước
Jp và độ dốc thuỷ lực J là như nhau: Hình 7-1
i  Jp  J (1-1)

Dòng chảy đều rất ít gặp trên các kênh tự nhiên và ngay cả trên kênh đào cũng vậy. Dòng
chảy đều chỉ quan sát được trên các kênh lăng trụ rất dài và ở các đoạn cách xa hồ chứa (Hình 7-
1)
Vì dòng chảy đều ít gặp trong thực tế cho nên người ta sử dụng nó như dòng chảy mẫu để
nghiên cứu (lý thuyết và thực nghiệm) các dạng dòng chảy khác, đặc biệt là nghiên cứu lực ma
sát của dòng chảy.

307
7.2 PHƯƠNG TRÌNH LIÊN TỤC

Vì dòng chảy là đều và ổn định, diện tích mặt cắt ướt  không đổi theo chiều dài l và
thời gian t, cho nên phương trình liên tục dạng:
 (v ) 
 0 (2-1)
l t
trở thành:
d
(v )  0 (2-2)
dl
hay Q  v là lưu lượng, v là vận tốc trung bình.
Lưu lượng sẽ không đổi:
Q  const (2-3)
Giữa hai mặt cắt (Hình 7-2) ta có:
 1v1   2 v2  Q (2-4)

7.3 PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG

Giả sử ta có một kênh lăng trụ (  f (h) , hình 7-2) chất lỏng khi chuyển động sẽ sinh ra
lực ma sát lên thành kênh:
Fms   0 dl

Trọng lực trên đoạn dl chiếu


lên trục dòng chảy:
FG  dl sin   G sin 

Vì dòng chảy đều, ta có cân


bằng giữa hai lực:
 0 dl  dl sin 
Và dẫn tới biểu thức:
Hình 7-2

 0   sin 
l
(3-1)
Góc  nhỏ, cho nên có thể coi sin   tg  i . Phương trình (3-1) có thể viết dưới dạng:
 0  Ri (3-2)

trong đó:

308
t0- Là ứng suất tiếp tuyến trên thành kênh.
R- bán kính thuỷ lực.
Trong thuỷ động lực người ta đưa vào khái niệm vận tốc ma sát v* như sau:
0
 v*2

Và từ (3-2) ta có:
v*  gRi (3-3)

Để thay cho  0  v*2 , người ta sử dụng hệ số ma sát hay hệ số cản dọc đường :
0 v
 2
 8( * ) 2 (3-4)
v v

8
Biểu thức này được gọi là phương trình Vaisơbac-Đácxy (Weibach-Darcy). Công thức
này rất hay dùng khi nghiên cứu dòng chảy trong đường ống (Chương 5).
Hệ số ma sát  phụ thuộc vào số Râynôn, hệ số nhám của lòng dẫn, đồng thời cũng phụ
thuộc vào hình dạng mặt cắt.
Phương trình (3-4) có thể viết:
8g
v Ri

Hay thường viết:
v  C Ri (3-5)
trong đó:

C ( m ) - là hệ số ma sát theo Sêdy - Công thức (3-5) gọi là công thức Sêdy.
s

7.4 HỆ SỐ MA SÁT

Hệ số ma sát  hoặc C đóng vai trò quan trọng có ảnh hưởng đến độ chính xác của kết
quả khi sử dụng phương trình (3-4) và (3-5).
Các kênh đào, đặc biệt là sông suối tự nhiên có các dạng mặt cắt và độ nhám rất khác
nhau. Không một thông số nào đặc trưng đầy đủ được dạng mặt cắt, bán kính thuỷ lực cũng vậy.
Đánh giá hệ số ma sát cho lòng dẫn có đáy cố định đã khó, độ khó càng tăng lên đối với kênh có
đáy di động.

309
7.4.1 Hệ số Vaisơbac-Đácxy (Weibach-Darcy)

Với lòng dẫn hở, người ta đề nghị sử dụng công thức Colebrook-White:
1   2,51 
 2 log    (4-1)
  3,7 Re  
trong đó:
v 4(R)
Re 
8
ks

4(R )
ks - độ nhám tương đương của cát (m)
 - Độ nhám tương đối.
 - hệ số hình dạng. Bock đề nghị các biểu thức sau cho  :
• Trạng thái chảy rối thành trơn:
Cho kênh chữ nhật:
1
  4
1,629( b ) 
   (4-2)
 1  2( h ) 
 b 
Cho kênh hình thang với m  1 :
1
  4
 1  ( ) 
 mb
  1,629( )  (4-3)
 b h
1  2 1 m2 ( ) 
 mb 
Cho kênh tam giác:


  2,599m 
0 ,15
(4-4)
Kênh tròn:
1
 4
  (4-5)
D
Các biểu thức trên cũng có thể áp dụng cho trạng thái chảy với thành nhám.
Vận tốc trung bình xác định theo công thức:
 k 2,51 
s
v  4 2 giR log    (4-6)
14,8R 8 2 giR3 

310
Ví dụ 7.1
Cho kênh chữ nhật có chiều rộng b  2,50m , h  1m , i  0,1% , k s  5.10 -4 m,

  1,15  10 6 m2/s. Hãy xác định vận tốc trung bình v và lưu lượng Q.
Bài giải:
Bán kính thuỷ lực:
bh 2,50  1
R   0,566m
b  2h 2,5  2  1
Hệ số hình dạng tính theo (4-2) cho   0,776; R  0,776  0,556 =0,776,
R  0,776  0,556  0,431m
Vận tốc v xác định theo (4-6)
 
1
 0,0005 2,51  1,15  10  6 
v  42  9,81  0,001  0,556  2 log  1
 14,8  0,431 3 2 
 8  0,776  2  9,81  0,001  0,556  
 1,698 m s
Lưu lượng sẽ là:
Q  v  h  b  4,245 m 3 s
Nếu bỏ qua ảnh hưởng của hình dạng (tức cho   1 ) thì v  1,744 m s , và sai số là
2,7% . Như vậy sai số không quá lớn và ta có thể lấy  1 . Mọi công thức của dòng chảy trong
đường ống đường kính d có thể áp dụng ngay cho kênh hở với điều kiện là thay d bằng 4 R hay
nói cách khác thay đường kính ống dẫn d bằng đường kính thuỷ lực Dh mà Dh  4 R

7.4.2 Hệ số Sêdy C

7.4.2.1 Với dòng chảy rối thành hoàn toàn nhám ta có công thức Sêdy
v  C Ri (4-7)
Công thức này không đúng cho dòng chảy tầng cũng như dòng chảy rối thành trơn.
Hệ số Sêdy C  
m s là đại lượng có thứ nguyên. Các công thức kinh nghiệm để tính hệ
số Sêdy đều có liên quan tới bán kính thuỷ lực R .
7.4.2.2 Công thức Bazin
 21 
Bazin coi C là hàm của bán kính thuỷ lực R m  và hệ số m B  m  đặc trưng cho độ
 
nhám của lòng dẫn. Với các kênh đào nhỏ, hệ số Sêdy sẽ là:

311
87
C (4-8)
m
1 B
R

hệ số Bazin thay đổi từ 1,75 m cho lòng dẫn có cuội hoặc phủ cỏ.
7.4.2.3 Công thức đơn giản hoá của Kutle thành lập cho các sông lớn
100
C (4-9)
m
1 k
R

mk  m  là hệ số Kutle
7.4.2.4 Trong thực tế người ta sử dụng công thức dạng số mũ- Công thức Maning-strikcler
2 1
v  ks R 3i 2
(4-10)

trong đó
1
6
1 16
C  ks R  R (4-11)
n
1 1
k s  m 3 s 1  là hệ số strikcler và n m 3 s 1  là hệ số Maning. Công thức này dựa trên cơ
   
sở nhiều số liệu đo đạc trong các kênh tự nhiên và kênh đào. Các trị số của m B , n vµ k s trong
bảng (7-1)
• Công thức Forchheimer:
1 15
C R (4-12)
n
• Công thức Pavlôpski:
1 y
C R (4-13)
n
với
R 1 m y  1,5 n

R 1 m y  1,3 n

7.4.3. Công thức Maning-strikcler

Công thức ngày nay thường dùng nhất là công thức Maning-strikcler hay gọi tắt là công
thức Maning.

312
1 2 3 12
v R i (4-14)
n
Công thức này đơn giản nhưng chú ý là chỉ dùng cho dòng rối thành hoàn toàn nhám
(khu sức cản bình phương).

7.4.4 Nhám phức tạp

Các hệ số ma sát  hoặc C được dùng đúng với điều kiện tất cả chu vi ướt có cùng độ
nhám, hay nói cách khác là mặt cắt đồng nhất. Với các mặt cắt ướt không đồng nhất, mỗi thành
kênh và đáy kênh có các độ nhám khác nhau (Hình 7-3), khi đó ta cần tính một độ nhám tương
đương.
Theo Einstein, người ta chia một cách hợp lý mặt
cắt ướt  thành N phần có các chu vi ướt  1 ,  2 ,...,  Nn và

các độ nhám tương ứng là n1 , n 2 ,..., n N . Tiếp đó ta thừa

nhận vận tốc trung bình của mỗi mặt cắt thành phần
 1 ,  2 ,..., N là như nhau và bằng vận tốc trung bình của
Hình 7-3
toàn mặt cắt, tức là:
v1  v2  ...  vN  v

Áp dụng công thức Maning Maning (4-10) ta có:


2 2 2
1 1 1
1  3 1  3 1 N 3 2
v    i 2   1  i 2  ...    i
n  n  1  nN   N 
2 N 2

và cho     hệ số nhám tương đương của nhám phức tạp được xác định dưới
3
i
3

i 1

dạng:
2
3
 3
N  n2
 N N 
n    (4-15)
 1  
 
Theo Pavlôpski, hệ số nhám tương đương tính theo công thức:
1
 N 2 2
   N nN 
n 1  (4-16)
  
 

313
Ví dụ 7.2
Kênh đất hình thang có chiều dài mỗi mái dốc là 5m, đáy kênh rộng 10m và phủ sỏi.
Hãy xác định hệ số nhám tương đương.
Bài giải:
Ta có  1   3  5 m ,  2  10 m
  2  1   2  20 m

Theo bảng tra n1  n3  0,020 , n2  0,03 . Như vậy,


nếu áp dụng công thức (4-15) thì
 5  0,02 3 2  10  0,03 3 2  5  0,02 3 2 
n 2
  0,025
20 3
Theo (4-15):
Hình ví dụ 7.2
1

n
5  0,02 2 2
 10  0,03  5  0,02 2
 2
 0,025
20 2
BẢNG TRỊ SỐ TRUNG BÌNH CỦA n, mB, ks

Bảng 7.1

Loại áo kênh n mB ks
Xi măng mài nhẵn, gỗ bào nhẵn 0,01 0,11 100
Gỗ bào, gang phủ 0,012 0,20 83,33
Bê tông nhẵn 0,014 - 71,43
Bê tông thô 0,016 - 62,50
Kênh đất trong điều kiện tốt 0,023 1,54 43,48
Kênh đất điều kiện trung bình 0,027 2,36 37,03
Đá làm mặt đường (đá hộc) xây vữa 0,0225 - 44,44
Đá dăm xếp 0,025 - 40
Đá cuội sỏi 0,025 - 40
Kênh đất có cỏ mọc 0,03 - 33,33
Sông suối tự nhiên 0,03 - 33,33

7.5 TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG CỦA KÊNH CÓ ĐÁY CỐ ĐỊNH

7.5.1 Đặc trưng lưu lượng

314
Lưu lượng Q của dòng chảy đều xác định bằng công thức (2-4) và vận tốc trung bình v
tính bằng công thức (3-5):
1 2 3 12
Q  v  C Ri  R i
n
Các giá trị của diện tích mặt cắt ướt  và bán kính thuỷ lực R được xác định nếu biết độ
sâu của nước h  h0 . Hơn nữa độ nhám n phụ thuộc vào vật liệu thành kênh cho nên biết trước.
Do vậy, biểu thức:
1 23
K ( h )  C R  R  (5-2)
n
được gọi là đặc trưng lưu lượng và là hàm số của chiều sâu h  h0 . Chiều sâu này gọi là

chiều sâu chảy đều h 0 của lưu lượng Q. Như vậy phương trình (5-1) có thể viết dưới dạng:
Q  K (h ) i (5-3)
hoặc:
Q
 f (h) (5-4)
i
Với dạng mặt cắt cho trước,
quan hệ này có thể vẽ thành một
đường cong (Hình 7-4).
Ta có thể tính được đặc
trưng lưu lượng đối với các dạng
mặt cắt đơn giản. Với các dạng mặt Hình 7-4

cắt phức tạp thì cần giải bài toán đó bằng đồ thị.
Chiều sâu h 0 tăng khi lưu lượng tăng. Đối với các lòng dẫn đồng nhất với các độ dốc
khác nhau, chiều sâu chảy đều h0 tăng nếu độ dốc đáy giảm (Hình 7-5).
Đặc trưng lưu lượng K biểu thị khả năng tải nước của
lòng dẫn tại mặt cắt này.
Đường cong của các chiều sâu chảy đều (Hình 7-5)
rất có lợi để giải các bài toán khác nhau, nếu hai trong ba
tham số h 0, Q và i cho trước (xem công thức 5-4) ta có thể
tìm được tham số thứ ba, đương nhiên hệ số nhám n đã biết.

7.5.2 Chiều sâu chảy đều Hình 7-5

315
Chiều sâu chảy đều h0 là chiều sâu của nước trong dòng chảy đều trong kênh có độ dốc
đáy i cho trước với lưu lượng Q không đổi. Các yếu tố hình học của mặt cắt ứng với chiều sâu
chảy đều h0 được gọi là các yếu tố chảy đều, thí dụ như R0, 0, 0,...
Người ta tính chiều sâu chảy đều của một kênh có dạng mặt cắt cho trước bằng phương
trình:
1 2 3 12
Q  v  C Ri  R i (5-5)
n
Quan hệ này chỉ ra rằng dòng chảy đều có được trong kênh có độ dốc đáy thuận ( i  0) .
Trong kênh nằm ngang i  0 , chiều sâu chảy đều không xác định ( h0   ) .

Với dòng chảy tự nhiên, cũng như với các kênh mặt cắt chữ nhật có chiều rộng rất lớn
(Hình 7-6), người ta lấy R  h . Công thức lưu lượng (5-5) có dạng:
1 1

Q  v  (Ch 2 i 2 )(hB )
Và chiều sâu chảy đều h 0 sẽ là:
q 2 13
h0  ( 2 ) (5-6)
C i
Q
ở đây q  là lưu lượng đơn vị.
B
Các kênh hoặc rãnh thoát nước đào trong đất
hình thang với kích thước nhỏ, ta có thể sử dụng công
Hình 7-6
thức Porsê (Porchet) để tính gần đúng h0 :
0 , 353
Q
h0  0,268  (5-7)
 i
phạm vi sử dụng công thức này khi m  1,5; 0,5  h  1,5m .
Cần lưu ý rằng, các công thức (5-6) và (5-7) chỉ là các công thức đơn giản hoá. Phương
trình (5-5) là phương trình vô tỷ, chỉ có thể giải bằng đồ thị hoặc bằng phương pháp lặp (gần
đúng dần).
Ví dụ 7.3
1
3
Kênh bê tông (n  0,0143m s ) mặt cắt hình thang có b  5 m , hệ số mái dốc m  3 , độ

dốc đáy i  0,1% dẫn lưu lượng Q  80 m 3 / s . Giả thiết rằng dòng chảy trong kênh là đều. Hãy
tính chiều sâu chảy đều h0.
Bài giải:
Các đặc trưng hình học của mặt cắt hình thang:

316
  (b  mh)h  (5  3h)h
Sử dụng hệ số Manning và phương trình (5-5) để tính chiều sâu chảy đều h 0:
1 2 3 12
Q  v  R i 
n
Thay , R, n và i vào phương trình trên ta có:
2
3
1  ( 5  3 h) h 
Q  80  0,001(5  3h)h
0,0143  5  2h 10 
Phương trình này giải bằng cách lặp:

h (m) Q (m3/s)
2,20 69
2,50 91
2,36 80

Chiều sâu chảy đều h0  2,36m

Kiểm tra trạng thái dòng chảy với hệ số nhớt   1,31  10 6 m2/s.
Số Râynôn:
4 Rv
Re 

Q 80
v   2,81m / s
 (5  3 x2,36)2,36
(5  3 x 2,36)2,36
R  1,43m
5  2 x 2,36 10
4 x1,43x2,81
Re   12,4 x10 6  2000
1,31x10  6
Dòng chảy này là chảy rối.

7.6 KÊNH CÓ MẶT CẮT LỢI NHẤT VỀ THUỶ LỰC

7.6.1 Các dạng mặt cắt thường dùng

Ta thường sử dụng các dạng mặt cắt khác nhau của kênh như kênh có mặt cắt chữ nhật,
hình thang, nửa đường tròn hoặc parabol (Hình 7-7) v.v....

317
7.6.2 Kênh có mặt cắt lợi nhất

Kênh có mặt cắt lợi nhất về thuỷ lực là kênh có lưu lượng cực đại khi diện tích mặt cắt 
và độ dốc i cho trước.
Từ công thức (5-5) ta nhận thấy với  và i cho trước, lưu lượng Q đạt cực đại nếu bán

Hình 7-7

kính thuỷ lực R đạt cực đại, hay chu vi ướt  đạt cực tiểu. Với các dạng mặt cắt kênh thường
dùng (Hình 7-7) ta nhận thấy kênh nửa đường tròn có chu vi ướt là nhỏ nhất. Trong trường hợp
này thì:
r 2  r h
 ,   r , R   
2  2 2
Tức là bán kính thuỷ lực bằng nửa chiều sâu.
Kênh nửa đường tròn chỉ thích hợp cho các kênh đào có áo kênh được gia cố bằng bê
tông, vữa, ximăng, amin-ximăng...
Với kênh đất, thì kênh có dạng hình thang là
tốt hơn cả. Mặt cắt ướt của kênh hình thang được xác
định bằng ba yếu tố (Hình 7-8): chiều rộng đáy kênh
1
b, chiều sâu nước h, hệ số talus m: m  . Hệ số
tg
talus m phụ thuộc vào vật liệu áo kênh. Do đó chỉ còn Hình 7-8
hai biến số h và b để xác định dạng mặt cắt có lợi nhất về thuỷ lực, tức là phải xác định quan hệ
b
sao cho với diện tích mặt cắt ướt cho trước, kênh tải được lưu lượng lớn nhất.
h
Với kênh mặt cắt hình thang ta có:
  (b  mh)h

  b  2h 1  m 2
d  hdb  (b  2mh)dh

318
d  db  2 1  m 2 dh
Vì  là không đổi nên d  0 hay:
hdb  (m  2mh)dh  0 (1)
Để cho    min thì d  0 nên:

db  2 1  m 2 dh  0 (2)
Khử db và dh của hai phương trình (1) và (2) ta nhận được:

b  2h( 1  m 2  m )
b
Để đặc trưng cho mặt cắt ướt hình thang, người ta thường dùng hệ số  
h
Khi   const ,    min thì ta có trị số  thoả mãn điều kiện mặt cắt có lợi nhất về thuỷ
lực:
b
 ln  ( ) ln  2( 1  m 2  m) (6-1)
h
Như vậy, để xây dựng kênh mặt cắt hình thang có lợi nhất về thuỷ lực khi m cho trước thì
tỷ số giữa b và h phải tính theo công thức (6-1). Ta cũng có nhận xét rằng khi m  1 thì các mặt
cắt có lợi nhất về thuỷ lực tương đối hẹp và sâu. Thí dụ: m  2 , ta có  ln  0,48

Nếu thay b từ công thức (6-1) vào các công thức xác định  và , ta cũng có bán kính
h
thuỷ lực R  và không phụ thuộc vào góc .
2
Với kênh mặt cắt chữ nhật b  B , hệ số ln bằng 2 (vì m  0 ):
b
 ln  ( ) ln  2
h
Cần lưu ý, kênh có mặt cắt lợi nhất chỉ có nghĩa về mặt thuỷ lực, còn về phương diện
kinh tế và kỹ thuật chưa chẵc đã thỏa mãn vì cần tính đến độ sụt lở, công đào đắpv.v....

7.7 CÁC BÀI TOÁN VỀ DÒNG CHẢY ĐỀU TRONG LÒNG DẪN HỞ

Công thức tổng quát của dòng chảy đều:


Q  C Ri (7-10)
Cho quan hệ giữa lưu lượng Q (hoặc vận tốc trung bình v), độ dốc đáy i và diện tích mặt
cắt ướt . Do vậy, sẽ có ba dạng bài toán sau:
Bài toán 1- Tính lưu lượng Q Khi biết diện tích  và độ dốc đáy i.

319
Bài toán 2- Tính độ dốc đáy i khi biết lưu lượng Q và diện tích .
Bài toán 3- Tính diện tích mặt cắt ướt  khi biết lưu lượng Q và độ dốc đáy i.
Hai bài toán đầu không có gì khó khăn, lời giải được rút ra trực tiếp từ phương trình (7-
1). Ngược lại, bài toán ba sẽ gặp một số khó khăn, thí dụ với lòng dẫn hình thang chẳng hạn, mặt
cắt xác định bằng ba yếu tố h, b và m.
Hệ số talus m phụ thuộc vào vật liệu áo kênh cho nên có thể chọn trước, chỉ còn lại h và
b, có các trường hợp sau:
• Q, b, m, n, i cho trước tính h, đây là bài toán xác định chiều sâu chảy đều h0 từ (7-10)
mà phải giải bằng cách tính lặp.
• Vì Q và i cho trước nên ta tính ngay được đặc trưng lưu lượng ứng với h 0
Q
K0 
i
Cho h một số giá trị: h 1, h2, h3,.... ta tính các đặc trưng K1, K2, K3,.... tương ứng. Trong hệ
toạ độ K-h, ta vẽ đường cong K=f(h) (Hình 7-9). Từ trị số K0 đã biết, nhờ đồ thị ta tìm được h0.
• Q, h, m, n, i cho trước, tính chiều rộng đáy kênh b.
Bài toán này cũng giải tương tự, chỉ cần chú ý nghiệm của bài
toán tồn tại nếu K 0  K ' Trong đó K’ ứng với trị số

b  0 (Hình 7-10).
• Q, m, n, i cho trước cần xác định đồng thời h và b.
Bài toán này thường gặp nhiều trong thực tế. Vì cần
xác định hai đại lượng chưa biết, cho nên thường là cho trước
một đại lượng, xác định đại lượng kia. Đối với các kênh nhỏ, Hình 7-9
rãnh thoát nước chẳng hạn thì có thể tính b và h dựa trên điều
kiện mặt cắt lợi nhất về thuỷ lực (6-1). Còn đối với các kênh
lớn thì chọn b và h trong giới hạn khai thác kênh tốt nhất.
Ngoài ra, nếu biết trước bán kính thuỷ lực R hoặc vận
tốc trung bình v thì sẽ giải như sau:
• Trường hợp cho trước R.
Từ (7-11) ta rút ra
Q Hình 7-10

C Ri

và   ta có hệ phương trình với 2 ẩn là h và b:
R

320
(b  mh)h  

 2  (7-3)
b  2 h 1  m  R

Sau khi tính được R từ (7-3), bài toán lại dẫn đến giải hệ phương trình (7-2)

7.8 LÒNG DẪN CÓ MẶT CẮT PHỨC TẠP

Nếu lòng dẫn có mặt cắt phức tạp, thí dụ về mùa lũ, lòng dẫn tự nhiên gồm dòng chủ và
dòng trên bãi thì dù chu vi ướt có nhiều độ nhám hay chỉ một ta vẫn phải chia mặt cắt ướt 
thành nhiều mặt cắt nhỏ bằng những đường thẳng đứng a-a, b-b và tính vận tốc trung bình cho
từng phần.
Do vậy cần tính riêng diện tích i,
chu vi ướt i, bán kính thuỷ lực Ri, hệ số
nhám n i và lưu lượng Qi cho từng mặt cắt
ướt nhỏ với giả thiết độ dốc đáy lòng dẫn
như nhau (Hình 7-11):
Q  v1 1  v 2 2  ....  vn n Hình 7-11

hay
Q  ( K 1  K 2  ....  K n ) i (8-1)

trong đó:
 1
 K 1   1 C1 R1 R1 
 1
...

 i
 K i   i Ci R i Ri  (8-2)
 i
...

K   C R n
 n n n n Rn 
 n

Chú ý: Khi tính chu vi ướt i, chỉ tính độ dài phần tiếp xúc giữa nước với lòng dẫn,
không tính phần tiếp xúc giữa nước với nước của hai phần.

321
7.9 TÍNH LƯU LƯỢNG CỦA LÒNG DẪN CÓ ĐÁY DI ĐỘNG

Các lòng dẫn có đáy là đất hoặc cát sỏi (đất không dính) được coi là lòng dẫn có đáy di
động. Để tính lưu lượng mà các lòng dẫn này tải được ta phải dùng hệ số ma sát của lòng dẫn có
đáy di động.
Trong các kênh đào và lòng dẫn tự nhiên, vận tốc dòng chảy tại sát đáy cần:
• Không vượt quá vận tốc cho phép cực đại hay còn gọi là vận tốc xói: vận tốc phân giới.
• Không nhỏ hơn vận tốc cho phép cực tiểu hay vận tốc lắng.
Như vậy, vận tốc v của dòng chảy trong lòng dẫn cần thoả mãn điều kiện sau:
vl  v  v x (9-1)

trong đó:
vl- là vận tốc lắng.
vx- là vận tốc xói hay vận tốc phân giới: v x  vc

Trên đồ thị hình 7-12, ta nhận thấy các giá trị của vx và vl là khác nhau.

7.9.1 Vận tốc lắng

Vận tốc lắng cho phép nhỏ nhất hay vận tốc lắng vl là vận tốc nhỏ nhất cần để vận tải
nước có chứa các hạt rắn. Vận tốc lắng có trị số gần đúng như sau:
0,25  vl (m / s )  0,9

với trị số vận tốc như vậy thì nước có thể cuốn đi bùn hoặc cát. Trên đồ thị hình 7-12,
Hjulstrom đã lập được đường cong phân chia vùng lắng phụ thuộc vào đường kính hạt.

7.9.2 Vận tốc phân giới

Thành hoặc đáy kênh sẽ bị


xói khi vận tốc dòng chảy vượt vận
tốc phân giới trung bình vcr -
Hjulstrom đã xây dựng được quan
hệ v c  f (d ) (Hình 7-12). Đồ thị

đã chỉ ra với cát nhỏ (d~0,1mm)


xói xẩy ra dễ dàng nhất. Còn với

Hình 7-12

322
d  0,01mm khó xói do sự kết dính giữa các hạt với nhau.
Phương pháp của Neill. Với các lòng dẫn tạo từ các hạt đồng nhất có bán kính khá lớn,
Neill đã đề nghị quan hệ sau:
vc2 d
 2,5( ) 0,2 (9-2)
gd (  s   ) Dh

ở đây:
S- khối lượng riêng của hạt.
Dh- đường kính thuỷ lực, Dh  4 R .

d
và quan hệ này đúng với 0,01  ( )  1,0 .
Dh

7.9.3 Ứng suất phân giới c

Ứng suất phân giới hay còn gọi là ứng suất khởi động là ứng suất trung bình ở đáy dòng
chảy, ứng với nó hạt cát bắt đầu chuyển động.
Gọi 0 là ứng suất tại đáy:
 0  Ri

v - vận tốc trung bình, v  C Ri


ta có quan hệ:
v C
 (9-3)
0 g

Người ta thường dùng ứng suất không thứ nguyên *:


0 Ri
 *  (9-4)
( s   )d ( s   )d
Shieldo - yalin đề
nghị sử dụng đường kính
hạt không thứ nguyên d*:
1
3
   g 
d*  d  s 2 
(9-5)
   

 *  f ( d *)
Quan hệ này được Hình 7-13

323
biểu diễn trên hình (7-13) với d  d 50 , d50 là đường kính mà ứng với nó khối lượng các hạt lớn

hơn nó chiếm 50% trong thành phần hạt.

7.9.4 Một số công thức tính vận tốc xói và lắng

Như trên đã giới thiệu, khi thiết kế kênh vận tốc trung bình phải thoả mãn điều kiện:
vl  v  v x

Vận tốc xói vx có thể xác định theo công thức của I.I.Lêvi:
R
v x  3 gd lg (9-6)
7d
trong đó:
D- là đường kính trung bình của hạt trong lòng kênh.
BẢNG TRỊ SỐ vx
Bảng 7.2
Vận tốc xói Vận tốc xói
Loại đất hoặc loại áo kênh Loại đất hoặc áo kênh
vx (m/s) vx (m/s)
1- Đất không dính 3- Đá
A- Bụi bùn 0,150,2 A- Trầm tích 2,54,5
B- Cát 0,20,6 B- Tinh thể 2025
C- Sỏi 0,61,2 4- Gia cố
2- Đất dính A- Kiểu đá lát đường đơn 33,5
A- Á cát và á sét 0,71,0 B- Đá lát đường kép 3,54,5
B- Đất sét 1,01,8 C- áo bê tông 510

Vận tốc lắng có thể xác định theo công thức:


vl  0,5 R (9-7)
trong đó:
R- bán kính thuỷ lực (m).

7.10 DÒNG CHẢY TRONG ĐOẠN CONG

324
Đoạn cong làm cho dòng chảy thay đổi hướng. Nếu lưu lượng Q chảy qua đoạn cong,
vận tốc trung bình v và diện tích mặt cắt ướt  không đổi, sự phân bố chiều sâu h(y) sẽ tạo thành
độ dốc ngang và xuất hiện độ dâng mực nước z tại bờ ngoài.
Sự phân bố vận tốc trong đoạn cong này có thể phỏng chừng như một xoáy nước tự do.
Vận tốc đạt cực đại ở gần bờ trong (Hình 7-14).

Hình 7-14

Theo Kozeny, độ dâng z có thể tính như sau:


v12 v 22 v2 r r
z    a ( 0  0)
2 g 2 g 2 g r1 r2
trong đó:
va- vận tốc tại trục, va~v
Cho B  r2  r1 thì

Br0 v 2
z  (10-1)
r1 r2 2 g

Nếu chiều rộng B  r0 , r0 - bán kính cong, ta có:

Bv 2
z  (10-2)
r0 2 g
Ta dẫn vào hệ số dâng Kc:

325
Br0
Kc 
r1 r2
Apman đề nghị công thức kinh nghiệm sau:
5 r r
Kc  tgh( 0 ) ln( 2 ) (10-4)
4 B r1

Khi đó độ dâng z có thể sử dụng để xác định lưu lượng:

z
Q   2g (10-5)
Kc
Công thức này còn tỏ ra hữu hiệu để xác định lưu lượng của một con lũ còn để lại dấu
vết, tức đo được z.
Nếu bờ ngoài dễ xói thì xói sẽ xuất hiện từ cao xuống thấp và còn bờ trong thì bị bồi
(Hình 7-14).

7.11 DÒNG CHẢY ĐỀU, KHÔNG ÁP TRONG KÊNH KÍN

Trong thực tế ta còn gặp các dòng chảy đều, không áp trong kênh kín, thí dụ như hệ
thống cống ngầm thoát nước trong thành phố, ống thoát nước khi dòng chảy không đầy
cốngv.v...Ta có thể áp dụng tất cả các phương trình, các công thức của dòng chảy đều trên kênh
hở. Nhưng vì diện tích mặt cắt ướt , chu vi ướt  là các hàm số phức tạp của chiều sâu h nên
việc tính các đặc trưng lưu lượng K, đặc trưng vận tốc W khá rắc rối. Vì vậy để tính vận tốc và
lưu lượng qua các kênh kín, người ta lập đồ thị các quan
hệ hàm số:
K h
A  f1 ( )  f 1 ( a ) (11-1)
K0 H
W h
B  f 2 ( )  f 2 (a) (11-2)
W0 H
trong đó:
K0, W0- là sự đặc trưng lưu lượng và đặc
Hình 7-15
trưng vận tốc ứng với chiều sâu H, tức là độ đầy lớn
nhất (chảy đầy kênh).
K, W - là các đặc trưng ứng với độ sâu h
(h  H ) .

326
Hình 7-16
Đối với các kênh kín có mặt cắt đồng dạng hình học thì các quan hệ f1(a) và f2(a) hầu như
không đổi.
K W
Trên hình 7-15 và 7-16 biểu diễn các đường cong A   f 1 (a ) và B   f 2 (a)
K0 W0
của kênh kín bằng bê tông có n  0,013 mặt cắt tròn và mặt cắt ôvan. Sử dụng các đường cong
này, có thể xác định được K và W ứng với chiều sâu h của kênh nếu cho biết K0 và W0 ứng với
chiều sâu lớn nhất của kênh (chảy dầy).
Ứng với h ta có:
K  AK 0  f 1 (a) K 0


W  BK 0  f 2 (a) K 0

Như vậy, ta tính được lưu lượng và vận tốc khi chiều sâu nước là h:
Q  AK 0 i  f1 (a ) K 0 i (11-3)

v  BK 0 i  f 2 (a )W0 i (11-4)

7.12 ĐIỀU KIỆN LƯU LƯỢNG CỰC ĐẠI VÀ VẬN TỐC TRUNG BÌNH CỰC ĐẠI TRONG
KÊNH KÍN

7.12.1 Điều kiện lưu lượng cực đại

Lưu lượng trong kênh xác định theo công thức:


Q  C Ri (1)

Q sẽ đạt cực đại (Q  Qmax ) nếu:

dQ
0
d
Từ phương trình (1) ta có thể viết:

3
Q  v  C i R  C i

Cho hệ số Sêdy C và độ dốc i là không đổi thì:
d
3 2    3
dQ C i d  0

d 3 2
2

327
Từ đó suy ra điều kiện cực đại:
3d  d  0 (12-1)

7.12.2 Điều kiện vận tốc cực đại

Ta có:

v  C Ri  C i

dv
v  vmax nếu  0 hay
d
d
 
dv 1 d  0
C i 2
d  
2

Suy ra điều kiện để vận tốc v đạt vmax:
d  d  0 (12-2)
Trong thực tế người ta sử dụng điều kiện này để tính toán cho việc tự động vét kênh kín.

7.12.3 Ứng dụng các điều kiện trên cho kênh kín mặt cắt tròn

Với kênh mặt cắt tròn (Hình 7-17):


r2
 (  sin  )
2
r2
d  (1  cos  )d
2
  r  d  rd Hình 7-17
Thay các biểu thức trên vào (12-1) ta rút ra phương trình cho Q  Qmax :
2  3 cos   sin   0

Giải phương trình ta nhận được   308 0 và khi đó:


h  1,9r
hay
h  0,95D
Tương tự ta có phương trình để v  vmax :

328
sin    cos   0

Giải phương trình này ta có   258 0


Với vận tốc trong kênh đạt cực đại khi:
h  0,81D

Trong thực tế người ta thường lấy   2400 và với điều kiện này thì chiều sâu h như sau:
h  0,75D
Hình (7-18) chỉ ra các quan hệ trên.

Hình 7-18

Bài tập

Bài 7.1
Một kênh dẫn nước hình chữ nhật, có chiều rộng b  2m , độ dốc đáy i  0,0001 , lòng
kênh trát vữa xi măng n  0,011. Nếu chiếu sâu nước h  2,4m thì kênh dẫn được lưu lượng Q
bằng bao nhiêu?
Đáp số:
Q  3,456m 3 / s
Bài 7.2
Kênh hình thang đào trong đất (n  0,025) có chiều rộng đáy b  5,5m , chiều sâu nước
h  1,8m , hệ số mái dốc m  1 và độ dốc đáy i  0,0004 . Xác định lưu lượng Q.
Đáp số:
Q  12,2 m 3 / s
Bài 7.3
Giữ nguyên kích thước và độ nhám như bài 7.2, muốn tăng lưu lượng lên gấp đôi thì độ
dốc i phải bằng bao nhiêu?
Bài giải:
Từ công thức

329
1 2 3 12
Q  C Ri   R i
n
suy ra
2
 nQ 
i   2


 R 3 
Cần tính
  (b  mh)h  (5,5  1  1,8)1,8  13,14m 2

  b  2h 1  m 2  5,5  2  1,8 1  12  10,59m


 13,14
R   1,24m
 10,59
Theo bài 7.2: Q  12,2m 3 / s suy ra

Q  2  12,2  24,4m 3 / s
Vậy
0,025  24,4
i( 2
) 2  0,0016
3
13,14  1,24
Bài 7.4
Sông đồng bằng, đất lòng sông là sỏi nhỏ và cát lớn. Dòng chảy tương đối đều. Cho biết
chiều rộng sông B  250 m , chiều sâu trung bình h  2,5m , độ dốc mặt nước i  0,00014 . Xác
định vận tốc trung bình v và lưu lượng nước Q.
Bài giải:
Đối với sông mà lòng sông là cuội sỏi thì hệ số Sêdy có thể xác định theo công thức
không chứa hệ số nhám n:
14,8
C 1
 26
6
i
Như vậy, theo bài ra ta có:
14,8 m
C 1
 26  38,9
0,00014 2 s

Vận tốc trung bình của dòng sông:


250  2,5
v  C Ri  38,9  0,00014  0,72 m s
250  5
Lưu lượng:

330
3
Q  v  0,78  250  3,5  450 m s

Bài 7.5
Xác định vận tốc trung bình và lưu lượng của dòng chảy đều trong kênh hình thang có độ
dốc đáy i  0,0025 , chiều rộng đáy b  0,8 m , hệ số mái dốc m  1,5 , hệ số nhám n  0,011 ,
chiều sâu h  0,38m .
Đáp số:

v  1,85 m
s
3
Q  0,96 m
s
Bài 7.6
Hãy xác định độ nhám của kênh nếu:
a. Chiều rộng kênh b  0 , hệ số mái dốc m  0,75 , độ dốc đáy i  0,0066 , chiều sâu
3
chảy đều h0  0,46m , lưu lượng Q  0,158 m s .

3
b. Nếu b  1,1m , m  0 , i  0,001 , h0  0,76m , Q  0,95 m .
s
3
c. Nếu b  0,8m , m1  2 , m2  3 , i  0,0004 , h0  0,62m , Q  0,85 m .
s
Đáp số:
a. n  0,020
b. n  0,013
c. n  0,017
Bài 7.7
Hãy xem xét khả năng chống xói của kênh có mặt cắt lợi nhất về thuỷ lực với các số liệu
sau (biết v x  3 m s )

a. Kênh hình thang có m  2,5 , b  1,4 m , Q  100 m3/s.


b. Kênh chữ nhật có b  0,8 m , Q  1,28 m3/s.
Đáp số:
a. v  2,7 m / s - không xói
b. v  4,0 m / s - kênh bị xói cần gia cố
Bài 7.8
Tính kích thước của kênh hình thang tức tìm b và h sao cho mặt cắt kênh lợi nhất về thuỷ
lực, nếu biết trước độ dốc i, lưu lượng Q, hệ số nhám m, hệ số mái dốc m.

331
Bài giải:
Sử dụng công thức Sêdy-Maning
1 2 3 12
Q  R i (1)
n
trong đó:
  (b  mh)h
(b  mh)h
R
b  2h 1  m 2
Phương trình (1) viết lại thành:
2

Qn  b  mh   3
 (b  mh)  (2)
2
i  b  2h 1  m 
b
Mặt khác ta có  ln    
 n  ln
b   ln h (3)
trong đó


 ln  2 1  m 2  m  (4)

Thay b   ln h vào (2) và biến đổi ta được:

 Qn
h  


3
8

 ln  2 1  m2
5
1
4

(5)
 i   ln  m  3
Ví dụ cho Q  4 m 3 s , i  0,001 , n  0,017 , m  2

  
 ln  2 1  m 2  m  2 1  2 2  2  0,472 
Thay số cho trước vào (5) ta có:

 Qn 
h   
3
8
 ln  2 1  m2 
1
4
 4  0,017 
  
3
8
0,472  2 1 4
1
 4
 0,44 m
5  5
 i  ln  m  3  0, 001  0,472  2  3
b   ln h  0,472  0,44  0,21m
Bài 7.9
Bằng phương pháp thử dần và xây dựng đồ thị hãy tính chiều sâu chảy đều và vận tốc
trung bình trong kênh hình thang nếu b  1m , m  1 , i  0,002 , n  0,0225 , Q  0,815 m 3 s .
Bài giải:
a. Phương pháp thử dần

332
• Tính K 0 :

Q 0,815
K0    18,22 m 3 s
i 0,002
• Cho h1  0,21m , khi đó

 1  b  mh1 h1  1  1  0,210,21  0,25 m 2

1  b  2 h1 1  m 2  1  2  0,21 1  1  1,59m
1 0,25
R1    0,16m
1 1,59
2
1 2 0,16 3
K1  1c1 R1  1 R1 3  0,25  3,28 m 3 s
n 0,0225
Như vậy K 1  K 0

• Cho h2  0,44m tương tự ta tính được K 2  11,2 m 3 s

h3  0,82m tương tự ta tính được K 3  37 ,3 m 3 s

Như vậy h2  h0  h3

• Cho h4  0,57 m khi đó K 4  18 ,2 m 3 s

Suy ra chiều sâu dòng chảy đều


h0  h4  0,57 m

Q 0,815
v   0,91 m s
 4 1  0,57 0,57
b. Phương pháp đồ thị B
Dựa vào các ốs liệu:
h1 , K 1 , h2 , K 2 , h3 , K 3 ,... ta xây dựng quan hệ
K  f h Từ đồ thị ta có h0  0,57 m (hình bài 7.9).
Hình bài 7.9
Bài 7.10
Cho Q  0,24 m 3 s ; b  25 m , lòng chữ nhật, n  0,025; i  0,004 . Hãy tính độ sâu
dòng chảy đều h0 .

Đáp số:
h0  1,115m

Bài 7.11

333
Xác định chiều rộng đáy b của kênh khi cho Q  100 m 3 s , i  0,0004 , m  1,5 và
h  3m .
Đáp số:
b  15 m
Bài 7.12
Xác định lưu lượng nước trong sông có chiều rộng b  320m , chiều sâu trung bình
h  1,2m với độ dốc mặt nước sông i  0,0001 . Sông sạch, đất lòng sông là cát hạt trung bình.
Đáp số:
Q  168,6 m 3 s .
Bài 7.13
Xác định lưu lượng kênh bê tông ( n  0,014 ) mặt cắt tròn với h  1m , r  1,2m ,
i  0,00006 .
Bài giải:
h 1
với   0,833 ta có   1610
r 1,2
sin   sin 1610  0,325

  2,81

r2 1,2 2
    sin    2,81  0,325  1,77m 2
2 2
  r  2,81 1,2  3,37m
 1,77
R   0,52m
 3,37
2
1 2 1 0,52 3
Q   R 3 i 2  1,77  0,00006  o,63 m 3 s
n 0,014
Bài 7.14
Xác định độ dốc đáy của máng mặt cắt hình tròn có r  0,5m , Q  0,5 m 3 s độ sâu

h  0,4 m (  157 0 ) , n  0,014 .

Đáp số:
i  0,00384
Hình bài 7.14
Bài 7.15

334
Xác định lưu lượng và vận tốc trung bình trong một kênh kín mặt cắt tròn nếu cho
D  3m , h  2,10m , n  0,017 , i  0,0009 .
Bài giải:
Độ dầy
h h 2,1
a    0,7
H D 3
Theo đồ thị hình 7-15 ta tra được A  f 1 a   0,85 và B  f 2 a   1,137

Tính K 0 ứng với a  1


2 2
D 2 1  D  3
3,14 32  3  3
K0         343 m 3 s
4 n 4  4 0,017  4 
2 2
3 3
1D 1 3
W0        48,55 m s
n 4  0,017  4 
Lưu lượng:
Q  AK 0 i  0,85  343  0,0009  8,75 m 3 s

Vận tốc
v  BW0 i  1,137  48 ,55 0,0009  1,65 m s

Bài 7.16
Xác định đường kính kênh kín bê tông cốt thép n  0,015; i  0,001; Q  24 m 3 s với độ
dầy a  0,7 .
Đáp số:
D  4,08m
Bài 7.17
Tính lưu lượng của dòng chảy không đầy trong ống có D  4,2m , i  0,0009 , n  0,020
nếu độ sâu cho dưới đây :
a. h  4,1 m
b. h  3,5 m
c. h  2,7 m
Đáp số:
a. Q  22,8 m 3 / s

b. Q  22,1 m 3 / s

c. Q  16,4 m 3 / s Hình bài 7.18

335
Bài 7.18
Xác định lưu lượng của nước chảy trong kênh đào gồm dòng chủ và dòng bãi (Hình bài
7.18) với các số liệu cho như sau:
B  50m , b  25m , m1  3 , m2  2 , h  2,5m , H  4m , nch  0,025 , nb  0,040 ,
i  0,0004 .
Đáp số:
QI  460 m 3 s

QII  QIII  25 m 3 s

Q  510 m 3 s
Bài 7.19
Kênh dẫn tàu thuỷ có mặt cắt
ngang như hình vẽ (Hình bài 7-19)
kích thước cho bằng mét.
Mái dốc hệ số m1  1,5 ,
m2  2,5 được gia cố bằng lát đá
( n  0,015 ), còn mái dốc m 3  4 và
Hình bài 7.19
gia cố n  0,0225 . Xác định độ

dốc đáy cần thiết của kênh để có lưu lượng Q  60 m 3 s với độ sâu H.
Đáp số:
i  0,000026

336
Chương 8

DÒNG CHẢY KHÔNG ĐỀU THAY ĐỔI CHẬM TRONG LÒNG DẪN HỞ

8.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA DÒNG CHẢY KHÔNG ĐỀU

Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu dòng ổn định có mặt tự do với lưu lượng
không đổi dọc theo dòng chảy.
Dòng chảy được gọi là không đều là dòng chảy có diện tích mặt cắt ướt không đổi cả về
trị số và hình dạng. Vận tốc trung bình và đặc trưng của phân bố vận tốc cục bộ cũng thay đổi
tương ứng. Nếu sự thay đổi đó khá chậm và dần dần thì dòng chảy được gọi là dòng chảy không
đều thay đổi chậm. Còn sự thay đổi đó là nhanh, thì được gọi là dòng chảy không đều thay đổi
gấp, ví dụ như nước nhảy v.v…Chương này chỉ nghiên cứu dòng chảy không đều thay đổi chậm.
Trong lòng dẫn không lăng trụ, chúng ta luôn có dòng chảy không đều mà sự thay đổi diện tích
mặt cắt ướt dọc theo dòng chảy hoặc chỉ do sự thay đổi chiều rộng của kênh (còn chiều sâu
h  const ), hoặc phụ thuộc vào cả chiều rộng và chiều sâu dòng chảy:   f l, h  .

Hình 8-1 Hình 8-2


Trong các lòng dẫn lăng trụ, dòng chảy không đều chỉ do sự thay đổi chiều sâu h. Như
vậy dòng chảy không đều trong các lòng dẫn lăng trụ xuất hiện tại thời điểm khi dòng chảy đều
bị nhiễu động do các yếu tố bên ngoài. Ví dụ như nước dâng do các chướng ngại vật tự nhiên

337
hoặc nhân tạo (các công trình thuỷ lợi) (Hình 8-1), nước hạ khi dòng chảy chảy vào hồ chứa
(Hình 8-2) hoặc sự thay đổi đột ngột độ nhám của lòng dẫn, hoặc thay đổi đột ngột độ dốc v.v...
Vì dòng chảy không đều có chiều sâu thay đổi dọc theo lòng dẫn cho nên mặt thoáng là
cong. Trong dòng chảy này mặc dù đường đo áp và đường mặt nước là trùng nhau. Song ba độ
dốc là khác nhau (Hình 8-3). Hay nói cách khác với dòng không đều
J  Jp  i

trong đó:
J- độ dốc thuỷ lực
Jp- độ dốc đo áp
i - độ dốc đáy kênh
Chiều sâu h thay đổi dọc theo chiều dòng chảy có thể xảy ra 2 trường hợp sau:
• Chiều sâu tăng theo chiều dòng chảy
• Chiều sâu giảm theo chiều dòng chảy
Trường hợp thứ nhất ta nói đường mặt nước tạo
thành đường nước dâng (Hình 8-1).
Trường hợp thứ hai là đường nước hạ (Hình 8-
2). Các dạng đường mặt nước sẽ được nghiên cứu kỹ ở
các mục sau. Chỉ lưu ý với đường nước dâng (h tăng)
vận tốc trung bình dòng chảy giảm, ta có dòng chảy
chậm dần, còn ngược lại với đường nước hạ (h giảm)
Hình 8-3
thì vận tốc tăng dần, ta có dòng chảy nhanh dần.

8.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA DÒNG CHẢY KHÔNG ĐỀU

8.2.1 Phân loại kênh hở theo độ dốc đáy

Gọi i là độ dốc đáy, i  sin  , ta có các trường hợp


sau:
• Kênh (hoặc lòng dẫn) có độ dốc đáy thuận nếu
i  0 (Hình 8-4a).
• Kênh nằm ngang, nếu i  0 (Hình 8-4b)
• Kênh độ dốc đáy nghịch nếu i  0 (Hình 8-4c)
Hình 8-4

338
8.2.2 Chiều sâu chảy đều

Nếu ta biết kích thước mặt cắt ngang của lòng dẫn, độ nhám n và lưu lượng Q chảy qua
mặt cắt đó, với một trị số của độ dốc i0  0 , ta luôn có thể tìm được một chiều sâu tại mặt cắt đã

cho sao cho thỏa mãn phương trình của dòng chảy đều:
Q  c Ri (2-1)
Chiều sâu đó được gọi là chiều sâu chảy đều, ký hiệu là h 0. Phương trình trên được viết
lại là:
Q   0 C0 R 0 i (2-2)

trong đó:  0 , C0 , R 0 là các đại lượng với h  h0 .

Với lý thuyết của dòng chảy không đều ta chấp nhận:


• Lòng dẫn đáy thuận: i0  i

• Lòng dẫn nằm ngang: i0 là một số dương bất kỳ.

• Lòng dẫn đáy nghịch: i0  i

8.2.3 Lưu lượng giả định

Khi kích thước mặt cắt ướt cho trước, ta có thể lấy một trị số i0  0 và tìm được một lưu

lượng phù hợp với phương trình (2-1) của dòng chảy đều. Lưu lượng này được gọi là lưu lượng
giả định và ký hiệu bằng Q’, ta có thể viết lại phương trình (2-1) dưới dạng:
Q '  c Ri0  K i0 (2-3)

trong đó  , C, R là các trị số phù hợp với chiều sâu h (không phải h0). Trị số i0 chọn như
trên.
Ví dụ 8.1
Cho kênh hình thang có chiều rộng b  0,5m , độ dốc đáy i  0,01 , hệ số nhám
n  0,017 . Xác định:
a. Chiều sâu chảy đều, nếu Q  0,46 m 3 s .

b. Lưu lượng giả định Q' , nếu h  1,0m .


Bài giải:
a. Lấy i0  i  0,01 , từ phương trình (2-2) ta có:

Q  0,46   0 C0 R 0 0,01

339
Giải phương trình này theo phương pháp thử dần ta nhận được: h0  0,5m .

b. Sử dụng phương trình (2-3)


Q'  C R 0,01
Ta tính:
  bh  0,5  1  0,5m 2
  b  2h  0,5  2  1  2,5m
 0,5
R   0,2m
 2,5
1 23
C R R  20,8 m / s
n
Từ đó Q'  1,04 m 3 s .

8.2.4 Tỷ năng

8.2.4.1 Định nghĩa


Tỷ năng, ký hiệu E tại mặt cắt
ướt là trị số trung bình năng lượng các
phần tử chất lỏng của mặt cắt đó ứng
với một đơn vị trọng lượng chất lỏng,
năng lượng này tương ứng với trục
nằm ngang đi qua điểm thấp nhất của
mặt cắt.
Xét một mặt cắt ngang
Hình 8-5
S  (Hình 8-5), ký hiệu:
v- vận tốc trung bình của dòng chảy tại mặt cắt này
h- chiều sâu lớn nhất
i  sin   tg - độ dốc đáy
Theo định nghĩa, tỷ năng tại mặt cắt S  sẽ là:

v2
E  h cos   
2g
Thường là độ dốc đáy rất nhỏ, ta có thể coi cos   1 và ta có tỷ năng E như sau:

340
v 2
E h (2-4)
2g
hay
Q 2
E h (2-5)
2 g 2
Nếu ta ký hiệu zd là cao độ của điểm thấp nhất của mặt cắt đang xét, H là năng lượng toàn
phần thì từ hình 8-5 ta có:
H  E  zd

Tỷ năng biểu thị khoảng cách thẳng đứng kể từ đường năng đến điểm thấp nhất của mặt
cắt. Ta cần phân biệt sự khác nhau giữa biến thiên của tỷ năng và năng lượng toàn phần. Như ta
đã biết, năng lượngtoàn phần của H của mặt cắt chỉ có thể giảm theo chiều dòng chảy, còn tỷ
năng E có thể giảm, tăng hoặc không đổi dọc theo dòng chảy.
Ví dụ với dòng chảy đều   const, h  const  , rõ ràng tỷ năng E không đổi [từ phương
trình (2-5)].
Đối với mặt cắt cho trước,  là hàm của h, biểu thức (2-5) là phương trình dưới dạng:
f  E , h, Q   0 (2-6)
8.2.4.2 Đường cong hQ  với E không đổi
Phương trình (2-5) viết dưới dạng:
Q 2  2 g 2 E  h 

d Q 2 
lưu lượng Q đạt cực đại nếu  0 , hay:
dh
d  Q2  d 2

dh  2 g
   
 E  h   0
 dh
d
2 E  h    2  0
dh
d
Thay  B , B là chiều rộng mặt thoáng (Hình 8-5), cuối cùng ta nhận được:
dh
Q 2
B 1 (2-7)
g 3
Với phương trình này ta nhận được một trị số của chiều sâu h, chiều sâu này được gọi là
chiều sâu phân giới, ký hiệu hk- trạng thái chảy biểu diễn bằng phương trình (2-7) là trạng thái
chảy phân giới. Như vậy, trạng thái chảy phân giới là trạng thái chảy ứng với lưu lượng cực đại
tại mặt cắt đang xét khi tỷ năng cho trước.

341
Đường cong h(Q) được biểu diễn trên hình 8-6.
Đường cong đó chỉ ra rằng
đối với một lưu lượng Q1 cho
trước, tồn tại đồng thời hai chiều
sâu ha và h b với cùng một tỷ năng,
nếu lưu lượng Q1 tăng, hai chiều
sâu đó tiến gần lại nhau và hướng
tới một trị số hk đó là chiều sâu
Hình 8-6
phân giới, tại chiều sâu phân giới
Q  Qmax .

Nếu Q  Qmax sẽ không có nghiệm, tức là dòng chảy không thể xảy ra với E đã cho.

8.2.4.3 Đường cong E(h) đối với Q  const


Ta có biểu thức:
Q 2
E h
2 g 2
Với Q  const , khi h       thì E  h   .
Khi h  0   0  thì E  0 . Như vậy đường cong Eh  nhận đường phân giác góc
phần tư thứ nhất làm tiệm cận xiên còn trục tung h  0  làm tiệm cận đứng (Hình 8-7).
Đường cong có một cựcc tiểu C tương ứng với:
dE Q 2  2 d 
 1  0
dh 2g   3 dh 
hay
Q 2 B
1 (2-8).
g 3
Phương trình này hoàn toàn giống
như phương trình (2-7) đặc trưng cho
trạng thấi chảy phân giới. Hoành độ của C
chính là chiều sâu phân giới h k.
Đường cong E(h) chỉ ra rằng với
E1 cho trước. Tồn tại hai chiều sâu h1 và
h2 với cùng một lưu lượng, nếu E1 giảm,
hai chiều sâu này tiến gần tới nhau và sẽ
Hình 8-7

342
bằng chiều sâu phân giới h k khi tỷ năng lấy giá trị cực tiểu Emin với lưu lượng cho trước.
Đại lượng Emin này là tỷ năng phân giới, còn ký hiệu là Ek
8.3 CHIỀU SÂU PHÂN GIỚI

8.3.1 Định nghĩa

Trị số chung của hk xác định bằng tung độ của điểm C1 của đường cong Qh  (hình 8-6)
hoành độ điểm C của đường cong E(h) (hình 8-7) được gọi là chiều sâu phân giới. Với một kênh
đang xét, chiều sâu phân giới tương ứng với.
• Lưu lượng cực đại khi tỷ năng cho trước.
• Tỷ năng cực tiểu khi lưu lượng cho trước.
Khi chiều sâu h nhận giá trị hk ta nói trạng thái chảy là trạng thái phân giới,
mặt thoáng ở cao độ phân giới k  k ,Tất cả các yếu tố thuỷ lực tương ứng với chiều sâu phân
giới đều có chỉ số “k”, ví dụ  k ,  k , Rk ...

Trạng thái phân giới thường không ổn định và đường cong E(h) (hình 8-7) tại lân cận của
điểm c chỉ một biến thiên nhỏ của tỷ năng E dễ gây ra sự biến thiên của chiều sâu về hai phía của
hk.

8.3.2 Các công thức xác định chiều sâu phân giới

Phương trình (2-8) là phương trình cơ bản để xác định chiều sâu phân giới. Phương trình
này có thể viết dưới dạng:

Q 2   3 
   (3-1)
g  B k
Đối với các mặt cắt bất kỳ, phương trình (3-1) được giải bằng phương pháp thử dần hoặc
đồ thị. Với một số mặt cắt có dạng đặc biệt, ta có thể tìm thấy lời giải giải tích chính xác hoặc
gần đúng.
8.3.2.1 Mặt cắt bất kỳ
Q 2
Với Q cho trước, ta có thể tính bằng bằng cách tự cho h một số giá trị, rồi tính
g

3
tương ứng.
B

343
3 Q 2
Khi nào bằng thì trị số của h đó chính là chiều sâu phân giới h k. Ta có thể xây
B g

3
dựng đường cong  f h , bằng đường cong này sẽ tìm được h k.
B
Ví dụ 8.2
Xác định chiều sâu phân giới hk của kênh mặt cắt hình thang nếu cho b  5m , m  1,5 ,

Q  6,6 m 3 / s ,   1,1 .
Bài giải:
Tính :
3
Cho h một trị số, rồi tính:   b  mh h , B  b  2 mh ,  3 , .
B
Với các số liệu tính được ta lập thành bảng sau:

3
h (m) w (m2) B (m) w3
B
0,8 4,96 7,4 122 16,5
0,6 3,54 6,8 44,5 6,55
0,5 2,87 6,5 23,6 3,63
0,4 2,24 6,2 11,2 1,81
0,2 1,06 5,6 1,29 0,21

Dựa vào bảng ta tìm được hk ~ 0,55 m . Từ số

3
liệu của bảng, ta có thể lập được đường cong  f h 
B
và từ đồ thị tra được hk.
8.3.2.2 Mặt cắt chữ nhật
Thay vào (3-1) các biểu thức: Bk  b,  k  bhk

Q 2 b 3 hk3
  b 2 hk3
g b Hình ví dụ 8.2

Từ đó ta có:

Q 2 q 2
hk  3  3 (3-2)
gb2 g

344
Q  m3 
trong đó q  là lưu lượng đơn vị  
b  sm 
Ta còn có
v k2
hk  (3-3)
g
3
Ek  hk (3-4)
2
8.3.2.3 Mặt cắt parabol x 2  2 py (Hình 8-8)

B  2 2p h

4
 h 2p h
3
Thay vào (3-1):
Hình 8-8
Q 2 64hk4 p

g 27
ta có

27Q 2
hk  4 (3-5)
64 gp

8.3.2.4 Mặt cắt tam giác (Hình 8-9)

2Q 2
hk  5 (3-6)
gm 2
Hình 8-9
8.3.2.5 Kênh mặt cắt hình thang
Với mặt cắt hình thang, không tồn tại lời giải chính xác của phương trình (3-1) Ta có thể
áp dụng lời giải gần đúng của Agrôskin.
Trước hết ta tính các tham số phụ trợ:

Q 2
k
gb 2

mk
k 
b
sau đó ta tính độ sâu phân giới h k theo công thức:
  
hk  k  1  k  0,105 k2  (3-7)
 3 
Ví dụ 8.3

345
Áp đụng phương pháp Agrôskin, hãy xác định chiều sâu phân giới h k của kênh có số liệu
cho trong ví dụ 8.2.
Bài giải:
Tính k:

Q2 3 1,1  6,6 2


k3   0,58 m
gb 2 9,81  52

mk 1,5  0,58
k    0,174
b 5
và theo (3-7):
 0,174 
hk  0,58  1   0,105  0,174 2   0,547m
 3 

8.4 ĐỘ DỐC PHÂN GIỚI

Từ phương trình xác định chiều sâu phân giới (3-1) ta nhận thấy chiều sâu phân giới chỉ
phụ thuộc vào dạng mặt cắt, kích thước mặt cắt và lưu lượng. Chiều sâu phân giới không phụ
thuộc vào độ dốc đáy i, đây là điều khác nhau căn bản giữa chiều sâu phân giới h k và chiều sâu
chảy đều h0.
Xét một kênh có mặt cắt không đổi và lưu lượng không
đổi độ dốc i thay đổi. Như vậy, chiều sâu phân giới không đổi,
chiều sâu chảy đều h 0 sẽ thay đổi, h0 giảm nếu độ dốc đáy tăng và
ngược lại (Hình 8-10).
Với một trị số của độ dốc đáy nào đó thì chiều sâu chảy
đều h0 bằng chiều sâu phân giới h k. Trị số đặc biệt đó của độ dốc Hình 8-10
đáy kênh được gọi là độ dốc phân giới ký hiệu là ik .
Rõ ràng với một lưu lượng đã cho nếu i  ik ta có h0  hk , còn i  i k thì ho  hk .

Để xác định độ dốc phân giới ik ta cần phải đồng thời giải hai phương trình (2-2) và (3-1)
Từ phương trình (2-2) ta có:
Q   k Ck Rk ik

hay
Q 2   k2 Ck2 R k ik

Sử dụng phương trình (3-1) ta sẽ tìm được (thay Q 2 vào):

346
 k2Ck2 Rk ik  k3

g Bk


g k g k
ik   (4-1)
Bk Ck Rk Bk Ck2
2

Ví dụ 8.4
Xác định độ dốc phân giới ik với kênh có kích thước như ví dụ 8.2 và cho độ nhám
n  0,030 .
Bài giải:
Tính:
 k  bhk  mhk2  5  0,55  1,5  0,55 2  3,20 m 2

 k  b  2hk 1  m 2  5  2  0,55 1  1,52  6,98m

 k 3,20
Rk    0,46m
 k 6,98

Bk  b  2mhk  5  2  1,5  0,55  6,65m

1 16
Ck  Rk  10,461 6  29,28 m s
n
vậy
9,81  6,98
ik   0.011
1,1  6,65  29,28 2
Không nên quên rằng độ dốc phân giới ik phụ thuộc vào lưu lượng Q vì h k phụ thuộc Q -
khi thay đổi Q, ik sẽ thay đổi. Mặt khác độ dốc phân giới không có gì liên hệ với độ dốc tự nhiên
của lòng dẫn i. Độ dốc i có thể dương hoặc âm hoặc bằng không, còn ik là luôn luôn dương
( ik  0 ).

8.5 TRẠNG THÁI CHẢY XIẾT, TRẠNG THÁI CHẢY ÊM, SỐ FRUTDE Fr

Xét dòng chảy có lưu lượng Q, chiều sâu h và chiều sâu phân giới hk. So sánh h và h k ta
có 3 trường hợp sau:
• Nếu h  hk thì trạng thái chảy gọi là trạng thái chảy êm.
• Nếu h  hk` thì trạng thái chảy gọi là trạng thái chảy xiết

• Nếu h  hk thì đó là trạng thái chảy phân giới.

347
Người ta còn dùng số Frutde để phân biệt trạng thái chảy. Để hiểu rõ thêm bản chất vật
lý của các trạng thái chảy êm và xiết ta xét một kênh có mặt cắt chữ nhật có lưu lượng đơn vị q,
vận tốc trung bình v và chiều sâu h.
Số Frutde (Fr) đặc trưng cho dòng chảy và xác định bằng một đại lượng không thứ
nguyên:
v2
Fr  (5-1)
gh
v
Cần lưu ý, một số tác giả lấy số Frutde bằng
gh

 
 Fr  v 
 gh 

Vận tốc truyền sóng mặt u. Kênh mặt cắt chữ nhật, chiều sâu nước là h. Độ dốc bằng
không và ở trạng thái tĩnh, gây một nhiễu trên mặt (ví dụ mở van đột ngột) thì tốc độ truyền sóng
mặt theo công thức Lagrangiơ sẽ bằng 
gh u  gh . 
Vận tốc u là vận tốc truyền sóng mặt trong nước tĩnh.
• Trường hợp chảy xiết:
 q 2 
h  hk  hk  3 
 g 
 
Khi đó v  vk ( vk vận tốc phân giới) hay v  ghk  gh .

Như vậy theo (5-1) thì số Frutde lớn hơn một: Fr  1

Trường hợp này gh  v tức u  v suy ra sóng mặt không thể truyền ngược về phía

thượng lưu được. Điểm tượng trưng của dòng chảy trên đường E(h) ở nhánh (T) về phía trái
E
của điểm C (Hình 8-11) và tại nhánh này  0.
h
Trường hợp chảy êm: h  hk và v  v k hay:

v  ghk  gh và suy ra Fr  1 . Sóng mặt mà vận tốc truyền

gh  vk có thể truyền ngược về phía thượng lưu. Điểm đặc

trưng của dòng chảy trên đường E(h) ở nhánh (F) về phía phải
E
của điểm C (Hình 8-11) và  0.
h
Hình 8-11
Trường hợp chảy phân giới: h  hk , trường hợp này có

348
v  v k  ghk và Fr  Frk  1 .

Lưu ý rằng trạng thái chảy êm và xiết xuất hiện cả trong dòng chảy đều. Với dòng chảy
đều, trạng thái chảy xác định bằng cách so sánh độ dốc i với độ dốc phân giới ik . Rõ ràng khi
tăng độ dốc i thì làm cho chiều sâu h giảm với (với Q  const ) và ta có các bất đẳng thức sau:
• Nếu i  i k thì ho  hk độ dốc đáy nhỏ, dòng chảy là dòng chảy êm.

• Nếu i  ik thì ho  hk , độ dốc đáy lớn, dòng chảy là dòng chảy xiết.
• Nếu i  ik thì ho  hk , dòng chảy là chảy phân giới, độ dốc đáy là độ dốc phân giới.

Tập hợp tất cả các định nghĩa có liên quan tới các
trạng thái chảy êm, xiết và phân giới ta có thể tóm tắt các kết
quả nhận được như dưới đây (Hình 8.12)
Độ dốc nhỏ (sông): i  ik , ho  hk

Độ dốc lớn: i  ik , ho  hk
Độ dốc phân giới: i  ik , ho  hk

Trạng thái chảy êm: h  hk , v  vk , Fr  1

Trạng thái chảy xiết: h  hk , v  vk , Fr  1

Trạng thái chảy phân giới: h  hk , v  vk , Fr  1 Hình 8-12

8.6 CÁC PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CƠ BẢN CỦA DÒNG CHẢY KHÔNG ĐỀU THAY ĐỔI
CHẬM TRONG LÒNG DẪN HỞ

8.6.1 Các giả thiết để lập phương trình chuyển động

Ta xét một lòng dẫn với các giả thiết sau:


- Lòng dẫn đủ dài để có được dòng chảy không đều thay đổi chậm.
- Ta giới hạn ở trường hợp khi trục lòng dẫn chiếu trên một mặt phẳng ngang theo một
đường thẳng.
- Dòng chảy là thẳng và song song
- Độ dốc đáy nhỏ để có thể coi cos  1 và sin   tg ~ i .

dE
8.6.2 Phương trình dạng dọc theo dòng chảy
dl

349
Xét một mặt cắt trong đó E là tỷ năng, i- độ dốc đáy, J- độ dốc thủy lực ( J  0 ).
Nếu h  h0 thì i  J

Nếu h  h0 thì i  J

Nếu h  h0 thì i  J

Ta lấy hai mặt cắt ( S1 ) và ( S 2 ) cách nhau một khoảng đủ nhỏ để có thể coi i và J không

đổi giữa hai mặt cắt ( S1 ) và ( S2 ) (Hình 8-13)


Viết tích phân Bécnuli cho hai mặt cắt đó và lấy mặt cắt ngang 0-0 làm mặt chuẩn:
v12 v 2
z1  h1   z 2  h2  2  Jl
2g 2g
hay
z1  E1  z 2  E 2  Jl
Đặt:
E  E2  E1
z1  z2  il
E  i  J l
E
iJ (6-2)
l
Đó là phương trình ở dạng sai phân, còn vi phân
sẽ là:
Hình 8-13
dE
iJ (6-3)
dl
Phương trình (6-3) chỉ ra rằng biến thiên của tỷ năng bằng hiệu giữa công sinh ra do
trọng lực và tổn hao năng lượng trong chất lỏng.

Tổn hao năng lượng Jl luôn dương, còn il có thể dương (nếu kênh đáy thuận i  0 )
hoặc âm (kênh đáy nghịch i  0 ).
Ta có nhận xét sau:
• Trong dòng chảy đều, tỷ năng E là không đổi dọc theo lòng dẫn, tổn thất cột áp bù đúng
bằng độ giảm tương ứng của lòng dẫn, dòng đều chỉ có thể xẩy ra tại lòng dẫn đáy thuận.
dE
• Tại lòng dẫn đáy thuận, bằng không với trạng thái chảy đều, còn với trạng thái chảy
dl
dE dE
không đều thay đổi chậm thì  0 nếu h  h0 và  0 nếu h  h0
dl dl

350
dh
8.6.3 Phương trình dạng
dl

Xét trường hợp tổng quát   f h, l 


Ta biết tỷ năng E dưới dạng:
Q 2
E h
2 g 2

dE dh Q 2 d dh Q 2    dh 
      
dl dl g 3 dl dl g 3  l h dl 

Thay  B ta có:
l
dE dh Q 2   dh 
  3 
B  (a)
dl dl g  l dl 
Mặt khác từ phương trình (6-3):
dE Q2
iJ i 2
dl K
Thay vào (a) và sau một vài bước biến đổi đơn giản ta nhận được phương trình:
Q2 C 2  
i  1  
dh K2  g l 
 (6-4)
dl Q 2 B
1
g 3
Với lòng dẫn lăng trụ   f h  , phương trình trên trở nên đơn giản hơn:

Q2
i
dh
 K2  i  J (6-5)
dl Q 2 B 1  Fr
1
g 3

Q 2
trong đó Fr  B coi như số Frude đối với kênh mặt cắt bất kỳ.
g 3
Sử dụng các phương trình trên ta có thể tìm được quy luật biến thiên của chiều sâu h dọc
theo dòng chảy l.

8.7 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH CÁC DẠNG ĐƯỜNG MẶT NƯỚC CỦA CHUYỂN ĐỘNG
KHÔNG ĐỀU, THAY ĐỔI CHẬM TRONG LÒNG DẪN HỞ

351
Ta sử dụng phương trình (6-5) để nghiên cứu các dạng đường mặt nước trong kênh lăng
dh
trụ. Số hạng đầu tiên là độ dốc của mặt thoáng so với đáy của lòng dẫn. Rõ ràng khi
dl
dh
 0 tức là chiều sâu tăng dần theo dòng chảy thì đường mặt nước là đường nước dâng.
dl
dh dh
Khi  0 , h giảm theo dòng chảy ta có đường nước hạ. Còn  0 , tức là
dl dl
h  const thì ta có dòng chảy đều.
Biết chiều sâu chảy đều h0 và chiều sâu phân giới hk theo các phương pháp tính đẫ trình
bầy ở phần trên, ta vẽ đường N-N biểu thị mặt nước có chảy đều cách đáy một khoảng h 0 và
đường K-K biểu thị độ sâu phân giới cách đáy một khoảng hk - Hai đường đó chia không gian
trên đáy lòng dẫn thành 3 khu: Phần trên cùng là khu a, phần giữa là khu b, phần phía dưới là
khu c.
Điều kiện biên, tức là độ sâu đã biết ở một đầu kênh nằm ở khu nào sẽ xác định đường
mặt nước nằm trong khu đó và mang tên các đường a, b, c. Các đường đó có các đặc điểm khác
nhau. Tuỳ thuộc lòng dẫn có độ dốc thuận i  0  , nghịch i  0  và nằm ngang ( i  0 ) và quan
hệ của i với ik: i  ik , i  i k , i  0 mà ta có tất cả 12 dạng đường mặt nước khác nhau. Ta lần lượt

xét từng trường hợp.

8.7.1 Lòng dẫn đáy thuận i  0

Ta sử dụng phương trình (6-5)


dh iJ

dl 1  Fr
hay
dh T

dl M
(7-1)
trong đó T  i  J ; M  1  Fr
Xét 3 trường hợp sau:
8.7.1.1 Trường hợp 1: i  i k hay h0  hk
Vị trí đường N  N và K  K như hình vẽ
(Hình 8-14)

Hình 8-14
352
• Khu a: h  h0  hk
h  h0  i  J do đó T  0
h  hk  chảy êm  Fr  1

dh
Suy ra M  0 , vì vậy  0 , tức là h tăng theo chiều dòng chảy, đường mặt nước là
dl
đường nước dâng a 1 - Đường nước dâng a 1 có đặc điểm sau:

dh
Ở thượng lưu h  h0 , i  J và  0 , tức là a 1 ở thượng lưu tiệm cận với đường
dl
NN.
Ở hạ lưu: Khi h  , M  1 vì
dh
Fr  0, T  i (vì J  0 ) và do đó  i hay
dl
đường a1 tiến tới đường nằm ngang (Hình 8-14).
Trong thực tế, đường nước dâng a1 xẩy ra ở thượng
lưu một đập tràn hoặc một trụ cầu khi độ dốc
Hình 8-15
i  i k (Hình 8-15). Người ta giới hạn chiều dài
đường nước dâng a1 bằng cách lấy mặt cắt xuất phát của đường nước dâng có hd  1,02h0 .

• Khu b : h0  h  hk

dh
h  h0  i  J  T  0, h  hk  êm  Fr  1  M  0 suy ra  0 , h giảm theo
dl
dòng chảy, ta có đường nước hạ b1.
dh
Tại thượng lưu: h  h0 , i  J cho nên  0 , tức là đường b1 tiệm cận với N-N.
dl
dh
Tại hạ lưu: h  hk , Fr  1 và M  0  
dl
Tức là đường b 1 vượt qua đường K-K theo phương vuông góc với đáy và trong khu này
các giả thiết nhằm đơn giản hoá là không
đúng, vận tốc không còn song song với đáy
lòng dẫn, thành phần ngang không còn đáng
kể nữa. Đường b1 có được trên kênh có độ dốc
i1  i k khi chuyển sang i2  i k (Hình 8- 16).

Trong thực tế với mặt cắt đầu của


đường b 1 người ta lấy chiều sâu hd  0,98h0 . Hình 8-16

353
• Khu c: h  hk  h0

h  h0  i  j  T  0
dh
h  hk  xiết  Fr  1  M  0 từ đó ta có  0 , như vậy h tăng theo dòng chảy,
dl
dh
ta có đường nước dâng c1 (Hình 8-15) khi h  hk ,   . Chú ý ở đây khi vượt qua K-K
dl
đường mặt nước mất liên tục và tạo thành nước
nhảy (sẽ nghiên cứu kỹ trong chương nước nhảy).
Đường nước dâng c1 thường gặp tại hạ lưu của một
van khi độ mở a nhỏ hơn chiều sâu phân giới h k và
độ dốc i  i k (Hình 8-17). Đường c1 được kéo dài

bởi nước nhảy để chuyển từ trạng thái chảy xiết


Hình 8-17
sang trạng thái chảy êm.
8.7.1.2 Trường hợp 2: i  i k ta có h0  hk

Vị trí đường K-K và N-N như trên hình 8-18 và có 3 khu a, b, c.


• Khu a: h  hk  h0
h  h0  i  j  T  0

h  hk  êm  Fr  1  M  0

dh
Suy ra  0 , tức là ta có đường nước
dl
dâng a 2 (Hình 8-18). Tại thượng lưu khi h  hk ,

dh
  , tức là đường a 2 vượt qua K-K gần như
dl Hình 8-18
dh
thẳng đứng. Tại hạ lưu khi h  ,  i , từ đó
dl
chứng tỏ đường mặt nước có một tiệm cận ngang khi chiều sâu tăng vô hạn
Đường nước dâng a2 thường gặp ở
thượng lưu của các công trình chặn ngang
lòng dẫn có độ dốc i  ik (đập tràn, trụ

cầu....) (Hình 8-19). Trước đường a2 thường


là nước nhảy.
• Khu b: h0  h  hk
Hình 8-19

354
h  h0  T  0

dh dh
h  hk  M  0,  0 tức là tại khu b có đường nước hạ b2 khi h  hk ,   ,
dl dl
dh
tại thượng lưu đường mặt nước cắt K-K dưới một góc vuông, còn khi h  h 0 ,  o , tại hạ
dl
lưu đường b 2 tiệm cận với đường N - N (Hình 8-18). Trong thực tế, đường b2 thường ở kênh có
độ dốc thay đổi từ i1  ik đến i2  ik (Hình 8-16).

• Khu c: h  h0  hk
h  h0  T  0

dh
h  hk  M  0 , do đó  0 , tức là có đường
dl
dh
nước dâng c2. Khi h  h0 ,  0 ở hạ lưu đường c2
dl
tiệm cận với đường N-N.
dh
h  0,  0 , tức là đường c2 về mặt lý thuyết Hình 8-20
dl
dh
sẽ cắt đáy dưới một góc khác không, khi h  ,  i đường mặt nước có đường tiệm cận
dl
ngang.
Ta gặp đường c2 tại hạ lưu van của kênh có i  i K mà độ mở a  h0 (Hình 8-20).

8.7.1.3 Trường hợp 3: i  ik hay h0  hk

Đường N-N và K-K trùng nhau lên chỉ có hai khu: khu a và khu c (Hình 8-21).
dh
• Khu a: h  h0  hk ta có  0 , tức là có đường
dl
dh 0
nước dâng a3. Khi h  h0  hk thì  , để tìm giá trị
dl 0
dh
của ta biến đổi phương trình (6-5) như sau:
dl
Hình 8-21
thay Q  K 0 i vào (6-5) ta có:

K 02 K 02 K 02 K 02
i i 2 1 2 1 2 1 2
dh K K K K
  i  i  i (7-2)
dl K 02 i B K 02  i B C 2 R K 02  i C 2 K 02
1 1  1  1  j
g 3  2C2 R g K 2 g K2
ở đây

355
 i C 2R
j (7-3)
g

vì i  ik nên theo (4-1)

g
ik 
Bk Ck

thay vào (7-3) ta có


C 2B k
j
Ck2 Bk 

Khi h  hk thì j  1 , vậy từ (7-3) với h  hk  h0 thì


dh
 i tức là khi h  hk đường nước dâng a3 tiến tới vị trí
dl
nằm ngang. Đường a3 có giới hạn đầu và cuối là các đường
nằm ngang và có độ cong rất bé nên trong thực tế đường a3 Hình 8-22
được coi như đường nằm ngang, tương ứng với giới hạn chung của đường a 1 và a 2. Đường a 3
gặp trong kênh dẫn có i  ik nối với hồ chứa (Hình 8-22).

dh
• Khu c: h  hk  h0   0 , ta có đường nước dâng c3 (hình 8-21) tương tự như a 3,
dl
dh
khi h  hk thì  i nên c3 có thể coi là
dl
đường nằm ngang và là giới hạn chung của
đường c1 và c2. Đường cong c3 gặp trong
kênh có độ dốc thay đổi từ i  ik đến

i  ik (Hình 8- 23).

Tóm lại, với độ dốc đáy thuận (i  0) ta


Hình 8-23
có 8 đường mặt nước quan trọng, 6 đường
nước dâng a 1, a2, a 3, c1, c2, c3 hai đường nước hạ b1 và b2

8.7.2 Lòng dẫn đáy nằm ngang ( i  0 )

Dòng chảy đều có được dưới tác động của trọng


lực, nghĩa là cần có i  0 . Khi i  0 hoặc i  0 dòng chảy
được là do có nguyên nhân khác, cho nên có thể coi

Hình 8-24

356
h0   và lúc đó chỉ còn hai khu b và c (Hình 8-24).

• Khu b: h  hk vì i  0 nên phương trình (6-5) sẽ là:

Q2

dh R2 J
 2

dl Q B 1  Fr
1 3
g 
dh
Vì Fr  1 mẫu số M  0 còn tử số T  0 nên  0 , ta có đường nước hạ b0.
dl
dh
Khi h   ,  0 (vì J  0 ) tức là thượng lưu đường b 0 có tiệm cận ngang.
dl
dh
Khi h  hk ,   đường b0 cắt K-K dưới một góc vuông (Hình 8-24). Đường nước
dl
hạ b 0 xuất hiện trên đoạn kênh nằm ngang đổ ra chỗ thoát (Hình 8-25).
dh
Khu c : h  hk  M  0 , do vậy  0 , ta có đường nước dâng c0 (Hình 8-24). Khi
dl
dh
h  hk thì   suy ra c0 sẽ cắt K-K, nhưng gần K-K đường mặt nước mất liên tục và tạo
dl
thành nước nhảy. Đường c0 xuất hiện sau van khi i  0 tiếp theo c0 là nước nhảy (Hình 8-26).

Hình 8-25 Hình 8-26


8.7.3 Lòng dẫn đáy ngược ( i  0 )

Giống như lòng dẫn nằm ngang (i  0) , lòng


dẫn đáy ngược (i  0) cũng chỉ còn hai khu b và c
(Hình 8-27).
dh
• Khu b : h  hk   0 , ta có đường
dl
Hình 8-27
nước hạ b ’ giống như b0.
dh
• Khu c: h  hk   0 , ta có đường nước dâng c’, có dạng giống như c0.
dl

357
Tổng kết lại ta thấy có 12 đường mặt nước, 8 đường nước dâng a1, a2, a3, c1, c2, c3, c0, c’
có 4 đường nước hạ: b 1, b2, b 0, b ’ và có thể tóm tắt trong bảng sau:

Loại đường mặt nước


i
Khu a Khu b Khu c
i  ik a1 b1 c1
i0 i  ik a3 không có c3
i  ik a2 b2 c2

i0 không có b0 c0
i0 không có b' c'

Trong đó 6 đường mặt nước: a 1, b1, c1, a2, b2, c2 là các đường mặt nước cơ bản. Đường a 3
và c3 là trung gian của a 1, a2 và c1, c2.
Qua các phân tích trên, để vẽ nhanh một cách định tính các đường mặt nước ta dựa vào
các nhận xét sau:
• Ở khu a và khu c chỉ có thể là đường nước dâng.
• Ở khu b chỉ có thể là đường nước hạ.
• Đường mặt nước chỉ tiến
tới tiệm cận với đường (N-N) hoặc
đường nằm ngang chứ không bao
giờ tiệm cận với đường (K-K).

• Đường mặt nước có xu thế


cắt đường (K-K) chứ không bao giờ
có xu thế cắt đường (N-N). Khi qua
đường (K-K) đường mặt nước đổ
trúc hoặc mất liên tục (phải qua
nước nhảy nếu chuyển từ xiết sang
êm).
Ta cũng có thể ứng dụng đồ Hình 8-28
thị h0  f(i) để gọi tên 12 dạng
đường mặt nước bằng cách kết hợp tên các khu a, b, c với các ký hiệu chỉ số của các miền độ
dốc khác nhau (Hình 8-28).
Ví dụ khi biết toạ độ một điểm (h, i) trên đồ thị ta gọi ngay được tên đường mặt nước
tương ứng, điểm x chẳng hạn: i  i k , h  ho  hk ta biết ngay là đường nước dâng a1.

358
8.8 TÍNH TOÁN CÁC ĐƯỜNG MẶT NƯỚC TRONG DÒNG CHẢY KHÔNG ĐỀU, THAY ĐỔI
CHẬM

Ở phần trên ta đã thành lập được phương trình của đường mặt nước (6-5) hoặc phương
trình dưới dạng tỷ năng (6-3) các phương trình đó cho phép ta xác định được hình dạng của
đường mặt nước.
Tích phân phương trình đường mặt nước là cần thiết để tiến hành tính toán và xây dựng
chính xác các dạng mặt thoáng. Ta có thể áp dụng hai phương pháp tính sau:
• Phương pháp gần đúng liên tiếp
• Phương pháp tích phân trực tiếp
Dù áp dụng phương pháp nào chăng nữa thì kết quả cũng chỉ cho đường mặt nước một
cách gần đúng. Rõ ràng là vị trí của đường mặt nước không phải là tuỳ ý. Để định vị, phải biết
một trong các điểm của nó đó là điểm kiểm tra. Điểm kiểm tra thường là điểm gốc của dòng
chảy, Ví dụ ở đầu dốc nước, hồ chứa hoặc van...

8.8.1 Phương pháp gần đúng liên tiếp hay còn gọi là phương pháp cộng trực tiếp (phương
pháp Tracnômski) hay phương pháp sai phân hữu hạn
Sử dụng phương trình (6-3) viết dưới dạng sai phân hữu hạn:
E 
i J (8-1)
l
trong đó:
v 2 m 1 v 2 m
E  Em 1  Em  (hm1  )  ( hm  ) (8-2)
2g 2g
E là tỉ năng tại mặt cắt
l  l m  1  l m (8-3)

Q2 Q2  1 1 
J 2 2
  2 2  (8-4)
 C R 2  K m K m 1 

Chiều sâu h m xuất hiện ở hoành độ lm, còn chiều sâu hm+1 ở hoành độ lm+1 (Hình 8-29)
Các trị số c, , R tương ứng với trị số trung bình của độ sâu h
hm  1  hm
h
2

Phương trình sai phân hữu hạn có thể viết dưới dạng:

359
  v2 
Em 1  Em   i  2 lm 1  lm  (8-5)
 C R
 
hoặc
Em
l  (8-6)
iJ
Đối với tất cả đoạn kênh, chiều dài l
là tổng của l và ta có Hình 8-29
Với i  o :
n
Em n
1  vm2 1 vm 2 
l  
 ( h
  m 1
 )  ( hm  ) (8 -7)
n 1 iJ m 1 i  J  2g 2g 

Với i  o :
n
E m n
1 v 2 v 2 
l   
   (hm 1  m 1 )  (hm  m ) (8-8)
m 1 J m 1 J  2g 2g 

Với i  o :
n
Em n
1  vm 12 vm 2 
l   
  ( h
 m 1  )  ( hm  ) (8 -9)
m  i i J m 1  2g 2g 
i J

Phương trình (8-5) đã dẫn ở trên có thể dùng vẽ đường mặt nước như sau:
• Với một đoạn nhỏ l  lm 1  lm cho trước một cách tuỳ ý, người ta vẽ sự biến thiên của

chiều sâu h  hm 1  hm đó là phương pháp phân đoạn.

• Với hiệu rất nhỏ của độ sâu h  hm 1  hm cho trước, ta vẽ khoảng cách l  lm 1  lm

giữa hai chiều sâu, đó là phương pháp biến đổi chiều sâu
• Trước khi tính toán, cần xác lập lại một hoặc vài điểm kiểm tra, hoặc quan hệ giữa lưu
lượng và chiều sâu điểm kiểm tra có thể lấy trên mặt cắt Ví dụ như tại cửa vào hoặc ra của kênh,
tại hồ chứa v. v...
• Với dòng chảy êm (Fr  1) thì thực hiện tính từ hạ lưu ngược lên thượng lưu, còn dòng
chảy xiết (Fr  1) thì ngược lại, từ thượng lưu về hạ lưu.
• Các phương pháp gần đúng liên tiếp nói chung phải tính toán nhiều, dài, nhưng thường
độ tính xác cao hơn
8.8.1.1 Phương pháp phân đoạn (D là cố định)
Áp dụng phương pháp này cho phương trình (8 -5):
Giả sử biết chiều sâu hm tại hoành độ l m .

360
• Tính chiều sâu hm+1 tại hoành độ lm+1rất gần l m

• Chọn trị số thứ nhất hm' 1 từ đó tính  m


'
1

• Tính các đại lượng C ,  , R, v tất cả ứng với chỉ số trung bình h:
hm  h'm 1
h
2
• Thay tất cả các trị số vào (8-5), ta sẽ nhận được trị số hm' 1 nói chung là khác chiều sâu

hm+1 cần tìm


• Bằng gần đúng liên tiếp ta tiếp tục tính đến khi hai trị số liên tiếp gần bằng nhau (hội tụ)
và chiều sâu h m+1 bằng trị số cuối cùng của hm' 1 , hm'' 1 , hm''' 1 ,...

• Ta chuyển sang tính cho đoạn tiếp theo.


Phương pháp phân đoạn có thể áp dụng cho cả kênh không bằng trụ. Tuy nhiên phương
pháp này tính toán khá dài và phức tạp.
8.8.1.2 Phương pháp biến đổi chiều sâu (Dh là cố định)
Phương pháp này cũng ứng dụng cho phương trình (8-5)
• Giải thiết biết chiều sâu hm tại hoành độ lm
• Ta tính hoành độ lm+1 với chiều sâu hm+1 gần đó
• Ta chọn trị số hm+1 không khác nhiều trị số hm
Để giảm sai số cần thu hẹp sự biến đổi chiều sâu hm+1và hm.
• Ta tính hoành độ lm+1 từ phương trình (8-5)
• Chuyển sang tính cho đoạn tiếp theo.
Phương pháp này rất hiệu quả, tính toán ngắn hơn và ít phức tạp hơn phương pháp phân
đoạn.

8.8.2 Phương pháp tính phân trực tiếp

Ta sử dụng phương trình (6-5) với kênh lăng trụ:


dh iJ

dl 1  Q 2 B
g 3

361
8.8.2.1 Tích phân bằng số
Phương trình trên có thể viết dưới dạng
dh T
  f (h) (8-11)
dl M
hoặc
M dh
dl  dh  (8-11)
T f (h)
Phương trình này có thể tính toán được bằng các
điều kiện biên. Một mặt cắt ở đó hoành độ l1 và chiều
sâu h cho trước đủ để giải bài toán.
Cho trước một mặt cắt (l,h), ta tự cho một
khoảng của chiều sâu dh (dương hoặc âm phụ thuộc vào
dạng đường mặt nước) và tính (8-11) bằng cách sử dụng
dh
h cho f(h) để tìm độ dốc trung bình của khoảng Hình 8-30
2
đó (Hình 8-30).
dh dh
Bắt đầu từ điểm A, ta nhận thấy điểm B tính từ  f (h  ) sẽ gần với nghiệm chính
dl 2
dh
xác hơn với điểm C tính bằng tiếp tuyến tại A với  f (h).
dl
Phương trình trở thành:
dh
dl  (8-12)
dh
f (h  )
2
Phương trình này cho kết quả đủ chính xác với điều kiện chọn khoảng chiều sâu dh đủ
nhỏ việc này tính toán trên máy không có gì khó khăn.
Trong một số trường hợp lại cần tính khoảng chiều sâu dh khi khoảng chiều dài dl cho
trước với trường hợp đó ta viết:
dh  dlf(h) (8 -13)
dh
Với chỉ số đầu tiên của h ở bước lặp thứ nhất, tiếp theo một trị số h  cho bước lặp
2
tiếp theo. Cách tính này ít thực tiễn, dài cho nên người ta thường tính toán bắt đầu từ dh, tránh
được phép tính lặp lại nhiều lần.

362
Ví dụ 8.1
Kênh hình thang có b  20m , i  0,0016 , hệ số m  2 , hệ số nhám theo Bazin m B  1,3 ,

Q  400m 3 /s . Tại đầu kênh đặt một van độ mở a  1m . Tính chiều dài đường mặt nước từ
h1  1 m đến hn  hk .

Bài giải:
Bằng phương pháp tính thử
dần ta tìm được chiều sâu dòng
chảy đều h0  4, 102m , chiều sâu
phân giới hk  3, 087m .

Độ mở của van a  1 m , do
đó h1  1 m và ở đây ta có đường
Hình ví dụ 8.1
nước dâng c1
Lấy khoảng dh như sau:
hk  h1 3,087  1
dh    0,2087m
10 10
Để tính khoảng dl thứ nhất xuất phát từ mặt cắt (1 - 1) ta viết (8-12)

dh
M (h1 
)
dh 2
dl   dh
dh dh
f (h  ) T (h1  )
2 2
trong đó theo (8-10):
Q2 Q2
T(h)  i  J  i  i
C 2 R 2  
2

 
 
 87  h 3 (b  mh) 3
 
1  mB  b  2h 1  m 2
 (b  mh) 
 
 b  2 h 1  m 2 

Q2 B Q 2 (b  2mh)
M(h)  1 -  1 
g 3 g h 3 (b  mh) 3
Nếu ta thay
dh 0,2087
h  h1  1  1,1044m
2 2

363
Ta có
T  0,0016 - 0,1908  - 0,1892
M  1 - 26,9936  - 25,9936
như vậy
M  25,9936
dl  dh  0,2087   28,069m
T  0,1892
Các tính toán tiếp theo được cho trong bảng sau:

dh M
h(n) h (m ) T M dl  dh l(m)
2 T
1,000 0,000
1.104 -0.189 -25.994 28.669
1.209 28.669
1.313 -0.101 -14.706 30.523
1.417 59,192
1.522 -0.0584 -8.867 31.694
1.626 90,886
1,730 -0.0361 -5,562 32,142
1.835 123.028
1.939 -0.0234 -3,560 31.772
2.044 154.800
2,148 -0,157 -2,282 30,424
2,252 185,224
2,357 -0,0107 -1,430 27,841
2,461 213,065
2,565 -0,00744 -0,842 23,615
2,670 236,6800
2,774 -0,0520 -0.425 17.069
2.876 253.749
2.983 -0.00361 -0.121 7.007
3,087 260,755

Như vậy ta vẽ được đường nước dâng c1 ở đây ta thấy trị số của T rất nhỏ cho nên cần
phải tính chính xác.

364
Ta có thể áp dụng phương pháp cộng trực tiếp Tracnômski tính cho 1 đoạn của đường
mặt nước trên
E
l 
iJ
ở đây l  l2  l1 , l1  0 , h1  1m
h2  h1   h  1  0,2087  1,2087m
E  E2  E1

Q2 4002
E2  h2   1, 2087   12,316m
2 g 20  2  1,2087  1,2087
2
2 g 22

Q2 4002
E1  h1   1   17,849m
2 g 20  2  1  1
2
2 g12

Q2
J 1  J(h1 )   0,2731m / m
C12 R1 12

Q2
J 2  J h2    0,1329m / m
C22 R2 22
J 1  J 2 0,2731  0,1329
J   0,203
2 2
E2  E1 12,316  17,849
l    27,47m
iJ 0,0016  0,203
Theo phương pháp tích phân bằng số thì l  28,67m . Sở dĩ có sự khác biệt giữa hai kết

quả là do chọn độ dốc thuỷ lực trung bình J thực tế sự biến thiên của J(h) còn xa mới tuyến
tính (nó là hypecbolic). Để nâng cao độ chính xác, cần giảm dh.
Từ ví dụ trên ta thấy phương pháp sai phân hữu hạn (8-1) có ưu điểm là tương đối đơn
giản, nhưng so với phương pháp tích phân bằng số thì kém chính xác hơn. Song cũng cần nhắc
lại sự chính xác cuối cùng của một phương pháp tính phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn các hệ số
nhám. Nếu chọn hệ số nhám không đúng thì việc sử dụng phương pháp tính này hay phương
pháp tính khác cũng bằng thừa.
8.8.2.2.Phương pháp số mũ thuỷ lực (phương pháp Bakhmeteff)
Theo Bakhmeteff, ta có thể biểu diễn đặc trưng lưu lượng K cho một lòng dẫn như sau:
K 2  Ah x
trong đó:
A- hằng số
x- số thuỷ lực, nó được xác định đối với mỗi dạng của lòng dẫn: 2  x  5,5 .

365
Nhờ quan hệ này, phương trình (7-2) có thể viết lại dưới dạng:
h
1  ( 0 )x
dh h
i (8-14)
dl h
1  j( 0 )x
h
ở đây
i C 2 BR
j i
ik g
có thể coi là không đổi cho mỗi đoạn kênh.
h
Ta đặt   và dh  h0 d
h0
Phương trình (8-14) dẫn đến:
1  1 i 
l  1  h0 d (8-15)
i    1 
Tích phân phương trình trên giữa hai mặt cắt có hoành độ l1 và l2, coi j và x không đổi
trong đoạn đó thì ta có:
h0
l 
i
  
2  1   1  j  2    (1 )  (8-16)

trong đó
h1 h2
1  2 
h0 h0
h0- chiều sâu chảy đều
d
 ( )    (8-17)
 x 1
gọi là hàm Bakhmeteff. Hàm  ( ) phụ thuộc vào số mũ thuỷ lực x và được tính sẵn với
các số mũ thuỷ lực và cho trong phụ lục 8-1 Số mũ thuỷ lực x có thể tính theo công thức:
K2
lg
K1
x  2 (8-18)
h
lg 2
h1
Để thuận tiện cho việc tính toán trên máy, ta cũng có thể xác định số mũ thuỷ lực x theo
công thức giải tích sau:
2h d
x ( h)  (5 B  2 R ) (8-14)
3 dh
Kênh mặt cắt hình thang thì:

366
h h
1  2 m( ) 1  m2  
10 b 8 b
x(h)  (8-20)
3 h 3 h
1  m( ) 1  2 1  m2  
b b
Hệ số
 Ci B
j
g
1   2

2
C1  C2
C
2
B1  B2
B
2
• Với kênh nằm ngang (i  0) , công thức Bakhmeteff (8-16) có dạng:
hk
l
ik

j k  2   1  ( 2 )   ( 1 )  (8 -21)

ở đây
2
 C ik B
Jk 
g
h1 h2
1  2 
hk hk

 x 1
 ( )   c và j(x) ta theo phụ lục 8-2
x 1
• Kênh có độ dốc đáy nghịch i  0

l
h' 0
i'
 '
  2   1  (1  j ) ( 2 )   ( 1 )  (8-22)

trong đó i'  i hay i'  - i  0 , h0' là độ sâu chảy đều ứng với lưu lượng đã cho và với

giả thiết lòng dẫn đáy thuận và có trị số bằng độ dốc thực tế âm (ứng với i' )  2, ,  1 là độ sâu

tương đối:
h2 h11
2  1 
h' 0 h' 0
2
i' C B
j' 
g

367
d
 ( )   C
1 x
Giá trị của  2 ( 2 ) và 1 ( 1 ) tra theo phụ lục (8-3)
8.8.2.3 Phương pháp Pavlôpski
Phương trình (7 -2) viết lại dưới dạng:
 K0 2 
1  j ( K )  dh
dl    (8 -23)
 K 
i 1  ( 0 )2 
 K 
K
ký hiệu  z Pavlôpski cho h và z có mối quan hệ dạng:
K0
h  az

dh  adz
trong đó
h2  h1
a (8-24)
z2  z1

Thay các biểu thức trên vào (8-22) và cũng như Bakhmeteff, Pavlôpski coi j thay đổi rất ít
trong đoạn kênh và lấy j bằng j , sau khi tích phân ta nhận được công thức tính chiều dài đường
mặt nước:
a 

l  z 2  z1  (1  j )P( z2 )  P( z1 ) (8-25)
i 
trong đó:
K2
z2 
K0
K1
z1 
Ko
2

 iC B
j
g
P(z) là hàm Pavlôpski, P (z1 ) và P (z2 ) có thể tra theo phụ lục (8-1) với x  2 , hoặc có thể
tính trực tiếp theo công thức:

368
 1 z
P(z)  1,15 lg 1  z nÕu z 1
 (8-26)
P(z)  1,15 lg z  1 nÕu z 1
 z 1
Công thức (8 -24) để tính chiều dài đường mặt nước trong lòng dẫn lăng trụ có độ dốc
đáy thuận i  o . Với đường nước dâng a 1 thì ta có thể bỏ qua j và khi đó phương trình (8-25) trở
nên đơn giản hơn:
a
l z 2  z 1  P ( z 2 )  P ( z1 ) (8-27)
i
Với kênh nằm ngang i  0 ta có:

 
a 1 3 3
l j (z 2  z1 )  ( z2  z1 ) (8-28)
io  3 
 
Ở đây i0 là một trị số dương bất kỳ.
Với kênh độ dốc nghịch i  0 :
a 

l  ( z2  z1 )  (1  j )F ( z2 )  F ( z1 ) (8-29)
i'  
trong đó:
i'  - i
dz
F(z )    arctgz
1  z2
Ví dụ 8.2
Vẽ đường nước hạ trong máng bê tông ( n  0,017 ), mặt cắt hình thang với số liệu cho
trước: Q  2m 3 /s , b  1m , m  1,5 , i  0,03 , h0  0,35m , h0  0,35m , hk  0,57m (tức là

i  i k ) chiều dài máng l  50m , dẫn nước vào máng là một lòng dẫn dài và có độ dốc i  i k .

Bài giải:
Phân tích đường mặt nước trước và sau chỗ nối tiếp giữa lòng dẫn vào máng ta nhận thấy
tại đầu máng hd  hk  0,57m . Tại máng hình thành đường nước hạ b 2 từ độ sâu h d đến độ sâu
h0. Vì đường mặt nước tiệm cận với đường độ sâu chảy đều N-N, nên độ sâu tính toán cuối lấy
như sau:
hc  h0  h
Áp dụng phương pháp cộng trực tiếp Tracnômski.
Tính đại lượng không đổi dùng trong tính toán:

369
Q 2 1,1  2 2
  0,224
2g 2  9,81
Các yếu tố thuỷ lực và đại lượng tính toán ở mặt cắt độ sâu hd  hk  0,57m :

 d  (b  mhd )hd  (1  1,5  0,57)0,57  1.06m 2

Q 2 1 0,224
Ed  2
 hd   0,57  0,77m
2g  d 1,06 2

X d  3,05 m , Rd  0,35 m

1 16 1 1 m
Cd  Rd  0,35 6  49,4
n 0,017 s
Để vẽ đường mặt nước và xác định chiều dài, ta cho chiều sâu tại các mặt cắt
h2  0,52 m , h3  0,47 m , h4  0,42 m , h5  h0  h  0,35  0,01  0,36 m , đối với các chiều
sâu cho trước như trên, ta tính toán và kết quả cho trong bảng 8-2.
Độ dốc thuỷ lực trung bình trong đoạn thứ nhất giữa hai mặt cắt với độ sâu h d và h 2:

J d  J 2 0,0042  0,0058
J   0,0050
2 2

Q2
Jd   0,0042
( d Cd R d ) 2
J 2  0,0050
Khoảng cách giữa mặt cắt đầu và mặt cắt có h2:
E  Ed 0,78  0,77
ld2  2   0,4m
iJ 0,03  0,005

h   R Q 2 E C Q2 E l l  l
J J
(m) (m) (m) (m) 2 g 2 (m) ( m / s) K2 (m) (m) (m)
0,57 1,06 3,05 0,35 0,2 0,77 49,4 0,0042
0,0050 0,01 0,04 0,4
0,52 0,93 2,87 0,33 0,26 0,78 48,9 0,0058
0.0074 0,04 1,9 2,3
0,47 0,80 2,69 0,30 0,35 0,82 48,1 0,009
0,0120 0,09 5,0 7,3
0,42 0,68 2,51 0,27 0,49 0,91 47,3 0,014
0,020 0,19 19,0 26,3
0,36 0,55 2,3 0,24 0,74 1,1 46,4 0,025

370
Như vậy chiều sâu đường mặt nước l  26,3 m . Dựa vào kết quả trong bảng trên, ta vẽ
được đường mặt nước trong máng (Hình ví dụ 8.2).
Áp dụng phương pháp Pavlôpski. Tính chiều dài đường mặt nước với giả thiết a và j
không đổi trên cả dòng kênh.
Tính K0 cho mặt cắt có chiều sâu chảy đều h0  0,35m

Q 2
K0    11,54 m3 s
i 0,03

Tại mặt cắt đầu với hd  hk  0,57 m ta đã có  d ,  d …như trên ta tính tiếp:

Bd  b  2mhd  1  2  1,5  0,57  2,7m


3
K d   d Cd R d  1,60  49,4 R d  1,60  49,4 0,35  30,97 m s

K d 30,97
zd    2,68
K o 11,54

Tại mặt cắt cuối với chiều sâu


hc  h0  h  0,35  0,01  0,36

và các yếu tố thuỷ lực:


 c  0,55 m 2

Rc  0,24 m

Cc  46,4 m /s

K c   c Cc R c  0,55  46,4 0,24  12,5 m 3 / s

Kc 12,5
zc    1,08
K o 11,54

Bc  1  2  1,5  0,36  2,08 m

Theo công thức (8-26):


2,68  1
P( z d )  1,15 lg  0,39
2,68  1
1,08  1
P( zc )  1,15 lg  1,62
1,08  1
Tính a theo (8 -24):
hc  hd 0,36  0,57
a   0,13
z c  z d 1,08  2,68

Tính j :

371
2
 iC B
j
g

Cd  Cc 49,4  46,4 m
C   47,9
2 2 s
B d  Bc 2,7  2,08
B   2,39m
2 2
 d   c 3,05  2,3
   2,67m
2 2
1,1  0,03  47,9 2  2,39
j  6,89
9,81  2,67
Thay các trị số tính được vào (8 -25):
0,13
l  2,68  1,08  (1  6,89)1,62  0,39  24,50m.
0,03

Hình ví dụ 8.2
Kết quả của 2 phương pháp sai khác nhau không nhiều.
Ví dụ 8.3
Một sân bậc nước bằng bê tông dài 20m mặt cắt chữ nhật b  2,00m , hệ số nhám
n  0,014 , dốc ngược i  - 0,01 (Hình ví dụ 8.3). Dòng chảy với Q  3m 3 /s rơi từ trên xuống và
tại mặt cắt thu hẹp c-c có chiều sâu hc  0,40m .

Yêu cầu:
a. Tính độ sâu ở cuối bậc.
b. Tính chiều dài sân bậc cần thiết lk sao cho độ sâu ở cuối sân vừa bằng độ sâu phân giới
hk.

372
Bài giải:
Tính chiều sâu phân giới h k

Q 2 3 32
hk  3   0,61m
gb 2 9,81  2 2

Vì hc  0,4m  hk vậy ta có đường nước dâng c ' trên sân bậc.

a. Biết h1  hc  0,40m và l  20m , cần tính h2. Ta dùng phương pháp Bakhmeteff với
công thức (8-22):

l
h0
i'
 
  2   1  (1  j ' ) ( 2 )   ( 1 ) (8-22)

Tính h0' với i '  - i  0,01 bằng phương pháp thử dần ta có h0'  0,44 m .

0,4  0,6
Tính j’ theo độ sâu trung bình h   0,5m
2
Với h  0,50m ta có

  1m 2
  3,0m

R  0,333

B  2m

m
C  61
s Hình ví dụ 8.3
K  35,3m 3 / s
2
 BC 1  2  612
j i'   0,01  2,53
g 9.61 3

Tính số mũ thuỷ lực x theo hai độ sâu h '  0,40m và h''  0,50m
Với h"  0,50m có K "  35,3 m3/s
Với h ,  0,40m có K '  25, 4 m3/s
Theo (8-18) ta có:
35,3
lg
25,4
x 2  2,45
0,5
lg
0,4
lấy x  3 .
Viết lại (8 -22) dưới dạng:

373
i'

'


 
 2   1  j   2    1  1  j '   1   ' l
h0
(1)

h1 0,40
trong đó:  1    0,91, tra phụ lục (8 -3)
h0' 0,44
 1  0,91, x= 3 ta có   1   0,787 .
i' 0,01
'
l  20  0,455.
ho 0,44

1  j  1  2,53  3,53
Phương trình (1) dẫn tới:
 2  3,53  2   2,35 (2)
Giải phương trình (2) ta thấy phương trình vô nghiệm, điều đó chứng tỏ không có thể có
đường mặt nước c’ trên toàn sân bậc dài 20m với độ dốc i  0,01 . Hay nói cách khác, chiều dài
đường mặt nước lk từ độ sâu ở đầu hc  0,4 đến độ sâu phân giới h k (là giới hạn cuối cùng của

đường c’ phải nhỏ hơn chiều dài sân bậc: l k  20m

b. Biết h1  hc  0.61 m , ta biết l theo (8 -22):

0,61
h2  0,61 m ,  2   1,39 , tra  ( 2 ) theo phụ lục 8-3 với x  3 ta có
0,44
  2   0,787
Thay các trị số trên vào (8 -22) ta tính được:
L  9m
hay
lk  9 m
Ta thấy chiều dài lk nhỏ hơn chiều dài sân bậc, nghĩa là đường mặt nước c’ (dòng chảy
xiết) đạt đến độ sâu phân giới trong phạm vi sân bậc. Như vậy nhất định phải có nước nhảy trên
sân bậc này và đó là khu chuyển tiếp sang đường nước hạ b’ (chảy êm)- Thuỷ lực phần 2 sẽ
nghiên cứu tiếp vẫn đề này.

8.8.3 Phương pháp đơn giản để vẽ đường nước dâng

Trong trường hợp cần phải vẽ nhanh (hoặc là không chính xác lắm) đường nước dâng của
các lòng dẫn có độ dốc đáy nhỏ i  i k ta có thể sử dụng một trong các phương pháp gần đúng sau:
• Phương pháp thứ nhất, đường nước dâng coi như nằm ngang (Hình 8-31)

374
Độ dài đường nước dâng:
H
Ld  (8 -30)
i
trong đó
H  T  h0
• Phương pháp thứ hai
Đường nước dâng AB lấy bằng cung
tròn (Hình 8-32) có độ dài bằng:
2H
l d  2l  (8-31)
i
• Phương pháp thứ ba - Đường nước Hình 8-31
dâng lấy theo dạng parabôn. Ngọn của đường nước dâng lấy ở tuyến của điểm A (Hình 8-33) tức
là ở điểm gặp nhau của đáy lòng dẫn với đường nằm ngang đi qua điểm B. Độ dài của đường
nước dâng trong trường hợp này bằng:

Hình 8-31 Hình 8-31

h0  H
ld  (8-32)
i

8.9 PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN CỦA DÒNG CHẢY TRONG SÔNG

Sông thường có đáy mấp mô, lồi lỗm, độ dốc


i  const cho nên độ sâu h thay đổi một cách phức
tạp, hầu như không có quy luật. Để viết phương trình
dòng chảy trong sông ta không xét quan hệ giữa h và
l mà xét quan hệ giữa cao trình mặt nước z theo chiều
dài dòng chảy l (Hình 8-34).

Hình 8-34
375
Ta lấy một mặt cắt bất kỳ, khi đó năng lượng sẽ là:
pa v 2
E z 
 2g
khi đó

dE d  p v 2 
  z  a    J
dl dl   2 g 

Vì p a  const cho nên

dz d v 2 dh dh
  ( ) d  c
dl dl 2 g dl dl

dhd Q 2 v2
vì  2 , hc   c phương trình trên có dạng:
dl K 2g

dz Q 2 d v 2 d v2
  2 ( ) c ( ) (9 -1):
dl K dl 2 g dl 2 g
dz
1) biểu thị sự thay đổi của cao trình mặt
dl
nước trên sông, có thể âm (-) hoặc dương (+).
Q2
2) biểu thị tổn thất dọc đường, luôn luôn
K2
dương (+).
d v2
3) ( ) biểu thị sự thay đổi động năng
dl 2 g
trung bình do biến thiên vận tốc, có thể (-) âm hoặc Hình 8-35
(+) dương.
d 2
4)  c ( ) biểu thị tổn thất cục bộ, luôn luôn dương (+).
dl 2 g

Kết hợp 3 và 4 ta thấy rằng hệ số  c có thể âm (-) hoặc dương (+).

Để tính toán, ta viết phương trình (9-1) dưới dạng sai phân với các yếu tố thuộc mặt cắt
dưới ký hiệu chỉ số “d” ở mặt cắt trên ký hiệu là “t” (Hình 8-35) ta có:
Q2 vd2 vt2
 z d  zt   z  2
l  (   c )(  ) (9-2)
K 2g 2g

Trong phương trình (9-2) ta coi:  d   t   , còn giá trị trung bình  c xác định như
sau:

376
a) Với các đoạn sông thu hẹp dần sẽ có vd  vt thì tổn thất cục bộ không lớn lắm nên

thường lấy  c  0 vậy từ (9-2) sẽ có:

Q2 vd2 vt2
z  z t  z d  2
l   (  ) (9 -3)
K 2g 2g

b) Với đoạn sông mở rộng nghĩa là vd  vt thì tổn thất cục bộ lớn hơn trường hợp a)

Nhiều nhà khoa học lấy  c  1 , (Riêng Pavlốpki đề nghị lấy  c  - 0,5 ). Khi đó phương trình (9-

2) có dạng đơn giản:


Q2
z  z t  z d  l (9-4)
K2
Nói chung tổn thất cục bộ trong sông rất không đáng kể so với tổn thất dọc đường nên
thường có thể bỏ qua, lúc đó là dùng phương trình (9-3)
d v 2
Nếu bỏ qua cả số hạng biến đổi động năng do vận tốc thay đổi ( ) vì cũng rất bé so
dc 2 g

Q2
với tổn thức dọc đường 2
thì phương trình tính toán là (9-4).
K
Khi tính toán dòng chảy trong sông bằng các phương trình trên, ta phải biết các yếu tố
thuỷ lực như , , R, B … và độ nhám n và các trị số trung bình của chúng.

8.10 DÒNG CHẢY QUA TRỤ CẦU

8.10.1 Nghiên cứu sơ đồ

Giả sử có một loạt trụ như nhau đặt cách đều nhau và song song với hướng dòng chảy
chính (Hình 8-36) kí hiệu:
l1- khoảng cách giữa hai tim trụ
l2- khoảng cách giữa hai trụ.
Ta có các giả thiết như sau:
• Các điều kiện biên đủ xa để không ảnh hưởng đến dòng
chảy ở vùng lân cận của các trụ.
• Chiều sâu chảy đều sẽ lặp lại ở một khoảng cách nào đó
cách các trụ tức ở thượng lưu và hạ lưu cầu. Hình 8-36

377
Nghiên cứu định tính của đường mặt nước có thể được thực hiện một cách khá dễ dàng
bằng cách xem xét kỹ các đường cong tỷ năng E (h) đối với các mặt cắt ở thượng lưu của các trụ
và ở giữa các trụ.
Ở thượng lưu trụ:
q  vh

v2 q2
Eh h
2g 2 gh 2
(đường cong 1 ở hình 8-37) ở giữa các trụ:
q' 2
E'  h 
2 gh 2
(đường cong 2)
Vì q ' l '  ql , l '  l nên q '  q .
Ta có chiều sâu phân giới tương ứng:

q2
hk  3
g

ở trước trụ Hình 8-37

q '2
hk  3
g

ở giữa các trụ và đương nhiên h’k > h k


Ta có:
3
Ek  hk
2

3 '
E 'k  hk
2
Các điểm tương ứng c và c’ nằm trên đường thẳng  với độ dốc 3/2 đi qua gốc toạ độ.
Dạng của đường mặt nước phụ thuộc chủ yếu vào:

378
• Độ dốc i so với độ dốc phân giới ik.
• Tỷ năng E0 trong trạng thái chảy đều so với tỷ năng E’k giữa các trụ.
Ta xét các dạng chính của dòng chảy.
• Trường hợp thứ nhất i < ik, dòng chảy là chảy êm.
1) E0 >E’k đó là trường hợp thường gặp (Hình 8-38).
Dòng chảy là chảy êm, ở thượng lưu trụ có dạng đường nước dâng a1 (điểm 1 và 2), ở
giữa các trụ là đường nước hạ (điểm 2 và 3) và tiếp theo đường mặt nước nối tiếp với dòng chảy

Hình 8-38
đều N0 ngay tại hạ lưu trụ. Trên E(h) điểm biểu diễn vẽ một vòng khép kín 1. 2. 3. 1.
2) E0 < E’k (Hình 8-39).
Tại thượng lưu trụ, dòng chảy ở trạng thái chảy êm, tại hạ lưu chảy xiết. Từ thượng lưu
đến hạ lưu ta quan sát thấy đường nước dâng a1, tiếp đó đường nước hạ đột ngột ở giữa các trụ
và vượt qua mức mốc phân giới ở trạng thái chảy xiết, ở hạ lưu trụ xuất hiện nước nhảy và nối
tiếp với mực nước chảy đều.

Hình 8-39
Trên đường E (h) điểm biểu diễn vẽ một đường khép kín 1.2.3.4.5.1.

379
• Trường hợp thứ hai i  i k , dòng chảy ở trạng thái chảy xiết.

1) E0  Ek' (Hình 8-40).

Hình 8-40
Dòng chảy ở trạng thái chảy xiết và ở hạ lưu trụ ta quan sát thấy đường nước hạ b2. Trên
đồ thị E (h) , đường biểu diễn vẽ đường cong khép kín 1.2.3.1.

2) E0  E k' (Hình 8-41).

Hình 8-41
Nước nhảy xuất hiện ở thượng lưu trụ, cho phép dòng chảy vượt qua mực nước phân giới
và tiếp theo là đường nước dâng a 2. Ở giữa các trụ có dòng chảy xiết và tại hạ lưu trụ được nối
tiếp bằng đường nước dâng c2. Trên đường E(h), điểm biểu diễn vẽ đường khép kín 1.2.3.4.5.1.

8.10.2 Tính toán đường mặt nước

Ta nghiên cứu chi tiết trường hợp E0  E k' (Hình 8-38) đó là trường hợp thường gặp

trong thực tế: dòng chảy êm tại thượng lưu, đường mặt nước là đường nước dâng a1 và độ chênh
mực nước giữa thượng lưu và hạ lưu trụ là đáng kể và cần xác định.
Xét dòng chảy đi qua hai trụ (Hình 8-42) và kí hiệu:

380
Hình 8-42
l1 - chiều rộng giữa hai tim trụ l - chiều rộng giữa hai trụ
ml- chiều rộng tại mặt cắt co hẹp
h1 - chiều sâu tại thượng lưu (mặt cắt S1)
h - chiều sâu tại mặt cắt co hẹp Sc
h2 - chiều sâu tại hạ lưu ( h 2  h 0 )

y  h1 - h2 - độ chênh mực nước xuất hiện ở trụ cầu.


Giả thiết i  0 .
Viết tích phân Bécnuli cho hai mặt cắt S 1và S2 và bỏ qua tổn thất năng lượng:
v12 v2
h1   1  h  (10-1)
2g 2g
Lưu lượng dòng chảy tại mặt cắt co hẹp S c:
Q  vlh
hoặc
Q
v
lh
Và thay vào phương trình (10-1) ta có:

Q  lh v12  2 g h1  h  (10-2)


Nhưng h1 - h không phải là giá trị thực của độ chênh y mà y  h1 - h 2 . Một thời gian dài

người ta đã coi hai giá trị đó như nhau. Thực ra tại mặt cắt co hẹp độ lõm h1 - h lớn hơn độ
chênh thực tế y .
Công thức Aubuisson (1834). Aubuisson lấy gần đúng y  h1 - h2 (h  h2 ) và công thức có

dạng:

381
Q  lh2 v12  2gy

Để hiệu chỉnh, tác giả đã thay hệ số  bằng  A tức là:

Q   A lh2 v12  2 gy (10-3)

Và từ đó ta có thể tính được y.


l1  l
Hệ số  A cho trên đồ thị hình 8-43 nó phụ thuộc vào tỷ số   và hình dạng của
l1
trụ.

Hình 8-43
• Công thức Eytelwein.
v22  l1 
y 2
  E  (10-4)
g E  l 
Hệ số  E  0,95 đối với trụ có mũi trước nhọn
(Hình 8-44a)
 E  0,85 trụ không có mũi nhọn (Hình 8-44b)
(a) (b)
• Công thức Rehbock (Đức 1919) Hình 8-44

v22 v22
y   R    R  1(0,4   2  9 4 )(1  ) (10-5)
2 g 2g

trong đó  R hệ số Rehbock (xem đồ thị 8-44)


l1  l
 
l1

8.10.3 Tính toán độ chênh mực nước y đối với các công trình nhỏ

382
Đối với cầu nhỏ hoặc công trình một nhịp bao gồm hai trụ thì người ta có thể sử dụng
công thức gần đúng sau để tính độ chênh y:
v2
y  (c1  c 2  c 3 ) (10-6)
2g
hoặc
v   2 gy (10-7)
với
1
 (10- 8)
c1  c2  c3

trong đó:
y - độ chênh (dâng) khi dòng chảy qua cầu (m)
v - vận tốc trung bình dòng chảy dưới cầu (m/s)
c1- hệ số tổn thất năng lượng tại cửa vào
c2 - hệ số tổn thất năng lượng dưới cầu
c3 - hệ số tổn thất năng lượng tại cửa ra
Các hệ số c1, c2, c3 có thể tính như sau:
c1  0,5 đối với trụ (mố) mặt cắt chữ nhật
c1  0,2 đối với trụ vê tròn đều
2 gl
c2 
C2R
trong đó
L- chiều dài cầu (theo hướng dòng chảy), L (m).
 m
C  - lực số sêdy tại mặt cắt dưới cầu.

 s 
R - bán kính thuỷ lực trung bình tại mặt cắt dưới cầu
2

c3  1   
 1 
 - diện tích mặt cắt ướt dưới cầu.
 1 - diện tích mặt cắt ướt tại hạ lưu cầu.
Đối với các công trình thông thường, ta cũng có thể lấy  theo cách sau:
• Với cầu rất nhỏ:   0,80

383
• với cầu mà chiều dài theo hướng dòng chảy bằng khoảng 20 đến 30m thì   0,70
Trường hợp bỏ qua tổn thất dọc đường (với cầu nhỏ) thì:
• Nếu chân của công trình cùng độ cao với đáy kênh:
  0,8 có trụ chữ nhật.
  0,90 với trụ vê tròn.
• Nếu chân công trình cao hơn đáy kênh:
  0,76 với trụ hình chữ nhật.
  0,85 với trụ vê tròn.

8.10.4 Độ chênh mực nước khi chảy qua chắn song (Hình 8-45)

Chắn song bao gồm một loạt các thanh song song và khi dòng chảy chảy qua cùng tạo
nên độ chênh mực nước y tương tự như chảy qua các trụ cầu (Hình 8-45).
Các công thức sau cho phép tính độ chênh y:
v2
yc (10-9)
2g
với
4
s 3
c     sin  (10-10)
b
trong đó:
v - vận tốc trung bình dòng chảy ( m/s)
s - chiều dài của thanh theo phương ngang (m)
b - chỉều rộng giữa hai thanh (m)
q - góc của thanh với mặt nằm ngang
b - hệ số hình dạng của mặt cắt ngang của thanh (tra theo hình 8-46)

384
Hình 8-45 Hình 8-46
Bài tập

Bài 8.1
Xác định chiều sâu phân giới trong lòng dẫn mặt cắt chữ nhật nếu:
a. Lưu lượng Q  0,98 m 3 s , chiều rộng b  2m

b. Q  0,87 m 3 s , b  1,5m

c. Q  1,8 m 3 s , b  0,6m
Đáp số:
a. hk  0,3 m

b. hk  0,33 m

c. hk  1,0 m

Bài 8.2
Xác định chiều sâu phân giới trong lòng dẫn mặt cắt tam giác có Q  0,76 m 3 s, m  1,0
Đáp số:
hk  0,65m

Bài 8.3
Xác định chiều sâu phân giới trong lòng dẫn có mặt cắt tròn nếu Q  15,6 m 3 s ,
m  1,25 , h  7,3 .
Đáp số:
hk  1,2m

Bài 8.4
Xác định h k trong lòng dẫn mặt cắt hình thang có Q  5,6 m3 s , m  1,25; b  7,3m
Đáp số:
hk  0,4 m

Bài 8.5
Xác định chiều sâu phân giới trong lòng dẫn có mặt cắt tròn nếu Q  2,0 m 3 s, d  3m
Bài giải:
Đối với lòng dẫn mặt cắt tròn, để tính chiều sâu phân giới ta có thể áp dụng công thức
gần đúng của Agrôskin (sai số không quá 2%) như sau:
2
hkt h h 
 1,55 kcn  0,9 kcn   0,025 (1)
d d  d 

385
hkcn
Khi 0,05   0,04
d

2
hkt h h 
 1,50 kcn  0,6 kcn   0,018 (2)
d d  d 
h kcn
Khi 0,40   0,85
d
trong đó

 Q2
hkcn 
gd 2
Với số liệu cho trước như trên ta có:

Q 2 3 1,1  2 2
hkcn  3   0,368 m
gd 2 9,81  32

hkcn 0,368
  0,1226
d 3
h kcn
Do ở đây  0,40 nên áp dụng công thức (1)
d
2
hkt 0,368  0,368 
 1,55   0,9   0,025  0,2015
d 3  3 
từ đó suy ra:
hkt  0,2015  3  0,6045 m

Bài 8.6
Xác định chiều sâu phân giới trong lòng dẫn mặt cắt tròn nếu Q  5,6 m 3 /s, d  5,6m.
Đáp số:
hk  0,887m

Bài 8.7
Xác định chiều sâu phân giới trong lòng dẫn mặt cắt tròn nếu
a. Q  0,8 m 3 /s , d  2,4 m

b. Q  8 m 3 s , d  4 m
Đáp số:
a. hk  0,408 m

b. hk  1,11 m

386
Bài 8.8
Kênh hình thang có lưu lượng Q  10 m 3 / s , m  3,0 , b  5 m .
a. Tính chiều sâu phân giới
b. Tính độ dốc phân giới nếu n  0,020
Đáp số:
a. hk  0,65m

b. i k  0,0003

Bài 8.9
Xác định độ dốc phân giới nếu:
a. b  0,6 m , m  1,5 , n  0,02 , hk  0,36 m .

b. b  0,8 m , m  0 , n  0,025 , hk  0,4 .

c. b  0 m , m  2 , n  0,0275 , hk  0,6 m .

Đáp số:
a. ik  0,0075

b. ik  0,025

c. ik  0,016

Bài 8.10
Xác định độ dốc phân giới:
a. Đường hầm mặt cắt tròn có r  1m , n  0,022 , Q  17 m 3 /s .

b. Ống tròn có n  0,014 , r  0,5m , Q  0,7m 3 /s .

c. Máng mặt cắt Parabôn với p  0,2m , Q  0,84m 3 /s , n  0,012 .


Đáp số:
a. ik  0,031

b. ik  0,005

c. ik  0,00034

Bài 8.11
Xác định trạng thái chảy (êm hoặc xiết) của dòng chảy trong kênh hình thang với các
điều kiện sau:
a. Chiều sâu tại mặt cắt đang xét h  0,24m , Q  0,48 m 3 /s , b  0,6 m , m  1,5 .

b. h  0,56 m , Q  0,5 m 3 / s , b  0,4 m , m  0 .

387
c. h  0,4 m , Q  0,6 m 3 / s , b  0,5 m , m  1,5 .
Đáp số:
a. Chảy xiết
b. Chảy phân giới
c. Chảy êm
Bài 8.12
Xây dựng đồ thị của tỷ năng mặt cắt và xác định trạng thái chảy với các điều kiện sau:
a. b  1 m , m  1 , Q  1,1 m 3 / s , h  0,6 m .

b. b  0 m , m1  1 , m 2  1,5 , Q  0,8 m 3 / s , h  0,4 m .

c., b  0,6 m , m  2 , Q  2 m 3 / s , h  0,3 m .


Hướng dẫn
Cho 1 loạt chiều sâu rồi tính diện tích và tỷ năng mặt cắt tương ứng. Kết quả tính toán
đưa vào bảng theo mẫu sau:

2 2 2
Q Q Q Q
h    0,0561  E  h  0,0561 
      

(m) (m2) (m/s) (m2/s2) (m)

Sau đó xây dựng đồ thị E  f(h) và với chiều sâu đã biết có thể xác định trạng thái chảy.
Bài 8.13
Vẽ đường nước dâng của một kênh rộng (b  h) mặt cắt hình chữ nhật với các điều kiện

sau: lưu lượng đơn vị q  6,22m 3 /sm; i  0,0004; n  0,02 (Hình bài 8.13).
Ở tuyến (a-a) thiết kế một công trình
dâng nước có chiều sâu ở thượng lưu
H  6m .
Hướng dẫn và đáp số:
Tính ho theo công thức:
0,6
 qn 
h0   
 i Hình bài 8.13
ta được: h0  3 m

388
Tính khoảng cách l 1, l 2 ,.. kể từ công trình dâng nước (tuyến a-a) tại đó có

h2  H  6m đến các tuyến có độ sâu tương ứng bằng h1I  5,5m , h1II  5 m , h1III  4,5 m ,

h1IV  4 m , h1V  3,5m theo phương pháp Bakhmetteff ta sẽ có l1  1470 m , l2  2860 m ,

l3  4370 m , l4  6130 m , l5  8300 m .


Bạn đọc có thể sử dụng phương pháp Pavlốpki hoặc Tracnômski để tính và so sánh kết
quả.
Bài 8.14
Kênh hình thang có b  10 m , m  1,25 , n  0,020 , i  0,001 , Q  22m 3 /s . Trong kênh
người ta đặt một cống làm cho nước dâng lên 0,53m so với mực nước chảy đều. Xác định các
dạng đường mặt nước và tính toán đường mặt nước đó theo các phương pháp đã trình bày.
Hướng dẫn:
Tính chiều sâu chảy đều bằng phương pháp thử dần: ho  1,22m

Tính h k theo công thức gần đúng Agrôskin: hk  0,79 m . Vì h 0  h k ta có dòng chảy êm
và đường mặt nước là đường nước dâng.
Theo đầu bài như vậy chiều sâu tại cống h6  1,75 m và
h1  ho  0,03  1,22  0,03  1,25m

Ta có 5 đoạn: h6  1,75 m , h5  1,65 m , h4  1,55 m , h3  1,45 m , h2  1,35 m ,


h1  1,25 m . Ta tính từng đoạn theo công thức Bakhmettef và Pavlốpki chẳng hạn - Kết quả như
sau:
Theo Bakhmettef: l  1079 m
Theo Pavlốpki: l  1083 m
Bài 8.15
Lưu lượng đơn vị tại kênh hạ lưu của một đập tràn q  8m 3 /sm - Hãy xác định chiều dài

đường nước dâng giữa hai mặt cắt với độ sâu h1  0,68 m , h2  0,92 m nếu i  0 , n  0,025 .
Đáp số:
l  37m
Bài 8.16
Xác định chiều dài đường nước dâng của bài toán trên (Bài 8.15) nếu cho i  0,0009
Đáp số:
l  26m
Bài 8.17

389
Xác định chiều dài đường nước dâng trong lòng dẫn mặt cắt chữ nhật với Q  600 m 3 /s ,

b  40 m , i  0,0006 , h1  1,06 m , h2  2,72 m , h0  3,40 m .


Đáp số:
l  1300m
Bài 8.18
Tính toán đường nước hạ trong kênh bê tông mặt cắt hình thang: b  5m , m  1 ,
i  0,0009 , Q  30 m 3 / s , cuối kênh có 1 bậc nước.
Đáp số:
• Theo Bakhmettef: l  1400 m
• Theo Pavlốpki: l  1500m
Bài 8.19
Hãy vẽ đường mặt nước tại đoạn kênh chuyển tiếp với dốc nước mặt cắt chữ nhật. Đoạn
chuyển tiếp có đáy thu hẹp từ b1  10m đến b2  2m - chiều dài của đoạn chuyển tiếp l  60m ,

lưu lượng Q  10m 3 /s , n  0,017 , i  0,008 (Hình bài


8.19).
Hướng dẫn
Để tính đường mặt nước cho đoạn kênh không lăng
trụ phải áp dụng phương pháp cộng trực tiếp:
Hình bài 8.19
E
iJ (1)
l

trong đó:
 v 2   v 2  Q 2  1 1 
E   h2  2    h1  1   h2  h1   2  2 
 2g   2g  2 g   2 1 

Q2  1 1 
J   2 2  2 2 
2  1 C1 R1  2 C2 R2 

Phương trình (1) có thể viết dưới dạng


Q 2  1 1 gl 1 1 
h  il   2 2 ( 2 2  2 2 ) (2)
2 g  1  2  1 C1 Ri  2 C2 R2 
Ở đây hệ số Sêdy C có thể tính theo công thức Agrôskin:
1
C  17,72 lg R
n

390
h  h2  h1 l  l2  l1

Với b  10 m , Q  10m 3 , chiều sâu phân giới hk  0,48 m và tại mặt cắt bắt đầu vào

đoạn chuyển tiếp này độ sâu dòng chảy cho bằng độ sâu giới tức h1  0,48m . Chia đoạn chuyển
tiếp ra làm 4 đoạn nhỏ tức lấyl  15 m , bằng phương pháp thử dần, phương trình (2)
cho h2  0,53m . Ta tính tương tự cho các đoạn tiếp theo.

Bài 8.20
Tính chiều dài đoạn chuyển tiếp với đáy nằm ngang khi lưu lượng Q  8m 3 /s , chiều sâu
không đổi và bằng h  1,2m với m  0 , n  0,03 . Chiều rộng tại đầu đoạn chuyển tiếp
b1  0,45m , tại cuối b2  2,8m .

Đáp số:
L  175m
Bài 8.21
Xác định chiều sâu tại mặt cắt cách mặt cắt đầu một khoảng l  20 m .Lòng dẫn mặt cắt
chữ nhật và mở rộng dần: Q  10 m 3 /s , b1  5m , h1  1m , i  0,001 , b2  7m , n  0,02 .
Đáp số:
h2  1,2m

391
THÔNG TIN VỀ CÁC TÁC GIẢ CỦA GIÁO TRÌNH THỦY LỰC ĐẠI CƯƠNG :

 Họ và tên : TS. PHÙNG VĂN KHƯƠNG


 Sinh năm : 1943
 Cơ quan công tác : Bộ môn Thủy lực –Thủy văn, Khoa Công trình Trường
Đại học GTVT.
 Địa chỉ email liên hệ :

Ảnh

 Họ và tên : PGS. TS. TRẦN ĐÌNH NGHIÊN


 Sinh năm : 1948
 Cơ quan công tác : Bộ môn Thủy lực –Thủy văn, Khoa Công trình Trường
Đại học GTVT.
 Địa chỉ email liên hệ : nghientd_hydr.@yahoo.com

Ảnh

 Họ và tên : Th.s. PHẠM VĂN VĨNH


 Sinh năm : 1955
 Cơ quan công tác : Bộ môn Thủy lực –Thủy văn, Khoa Công trình Trường
Đại học GTVT.
 Địa chỉ email liên hệ : phamvinhtl@yahoo.com.vn

Ảnh

2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH


 Giáo trình có thể dùng tham khảo cho những ngành nào :
Giáo trình có thể dùng tham khảo cho các ngành : Công trình cầu đường, Công trình thủy, Xây dựng,
Thủy lợi, Cơ khí chuyên dùng…
 Có thể dùng cho các trường nào :
Có thể dùng cho các trường đại học : Giao thông vận tải, Đại học Xây dựng, Đại học Thủy lợi, Đại học
Kiến trúc, Đại học Mỏ địa chất, Học viện kỹ thuật quân sự…
 Các từ khóa : thủy lực đại cương, thủy lực

1
 Yêu cấu kiến thức trước khi học môn này :
Trước khi học môn này người học đã phải học các môn : Toán cao cấp, Vật lý và Cơ học lý thuyết.
 Đã xuất bản in chưa, nếu có thì Nhà xuất bản nào :
Đã in tại Nhà xuất bản Giao thông vận tải – năm 2002.

You might also like