You are on page 1of 4

Ôn Tập Địa 8 Giữa Kì I

1.Vị trí, Kích thước của châu á?

Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu. Diện tích phần đất liền rộng khoảng
41,5 triệu km2, nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2.

2.Nguyên Nhân dẫn đến khí hậu châu á rất đa dạng?

+ Sự đa dạng này là do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

+ Ở một số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rất
rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu
vào nội địa.

+ Trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

3.Nêu đặc điểm địa hình, sông ngòi, cảnh quan châu á?

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều đồng bằng rộng.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc -
nam hoặc gần bắc - nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp.

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây,
Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công ...), nhưng phân bố không đều.

- Sông ngòi châu Á có chế độ nước khá phức tạp, thể hiện:

+ Khu vực Bắc Á: mạng lưới sông dày đặc chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng
băng vào mùa đông, mùa xuân có lũ do băng tan.

+ Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á: mạng lưới dày có nhiều sông lớn,
lượng nước lớn vào mùa mưa.

+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng
tan.

- Cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng với nhiều loại:

+ Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới


+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. Trong
rừng có nhiều gỗ tốt, nhiều loại động vật quý hiếm.

+)Thảo nguyên, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

4.Đặc điểm dân cư ,sự phân bố dân cư ở châu á?

- Dân cự châu Á thuộc các chủng tộc: Mông–gô–lô–it, Ơ–rô–pê–ô–li, Ô–xtra–lô–


it.

- Phân bố:

+ Chủng tộc Môn-gô–lô–it sống chủ chủ yếu ở Bắc Á và Đông Nam Á, Đông
Nam Á.

+ Chủng tộc Ơ–rô–pê–ô–li sống chủ yếu Nam Á, Tây Nam Á và Nam Á.

+ Chủng tộc Ô–xtra–lô–it sống chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á.

5.Dân cư đông tác động đến kinh tế xã hội như thế nào?

a) Tích cực :

- Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những
ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.

b) Tiêu cực :

Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi
trường.

- Về kinh tế :

+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát
triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.
+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không
hợp lí, hiệu quả.

- Về xã hội :

+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn
thấp.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở
những vùng miền núi.

- Về môi trường :

Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường

+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

+ Ô nhiễm môi trường.

6.Cách tính số dân của châu lục so với thế giới?

Dân số của châu lục đó : thế giới x 100

7.Các tôn giáo lớn ở châu á?

1) Ấn Độ giáo:

+)Nơi ra đời :Ấn Độ.

+)Thời gian ra đời: thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất TCN.

+)Thần linh được thờ:Đấng tối bà-la-môn.

2)Phật giáo:

+)Nơi ra đời :Ấn Độ.

+)Thời gian ra đời: thế kỉ VI TCN.

+)Thần linh được thờ:Phật Thích ca mô ni.

3)Ki-to giáo:

+)Nơi ra đời :Pa-les-xtin(Tây Á).


+)Thời gian ra đời: Đầu CN.

+)Thần linh được thờ:chúa Giê-su.

4)Hồi Giáo:

+)Nơi ra đời : Ả-rập-xê-út(Tây Á).

+)Thời gian ra đời: thế kỉ VII sau CN.

+)Thần linh được thờ:Thánh A-la.

You might also like