You are on page 1of 32

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I

BÀI TẬP CUỐI KÌ


MÔN HỌC: NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

MÃ MÔN HỌC: INT1340 NHÓM 01

Giảng viên: Đỗ Thị Bích Ngọc


Sinh viên: Vũ Việt Trung
Ngày sinh: 01/11/2000
Mã số sinh viên: B18DCCN674
Lớp: D18CQCN03-B
Số điện thoại: 0977942025
Đề số 43

Khách hàng yêu cầu anh/chị phát triển một phần mềm quản lí cho thuê truyện ở một cửa hàng
chuyên cho thuê truyện với mô tả như sau:
• Cửa hàng có nhiều đầu truyện khác nhau. Mỗi đầu truyện có số lượng khác nhau và giá thuê
khác nhau (giá thuê theo ngày).
• Mỗi đầu truyện có thể được mượn bởi nhiều khách hàng khác nhau. Mỗi khách hàng mỗi lần
mượn được mượn nhiều đầu truyện khác nhau.
• Mỗi lần mượn, khách hàng được nhận một phiếu mượn. Trong đó, dòng đầu ghi tên khách
hàng và ngày mượn. Thông tin mỗi đầu truyện mượn được ghi trên một dòng: tên, tác giả, nhà
xuất bản, năm xuất bản, giá thuê. Dòng cuối cùng ghi số lượng đầu truyện mượn.
• Khi trả truyện, khách hàng được nhận hóa đơn trả. Trong đó, dòng đầu ghi tên khách hàng và
ngày thanh toán. Thông tin mỗi đầu truyện trả được ghi trên một dòng: tên, tác giả, nhà xuất bản,
năm xuất bản, ngày mượn, ngày trả, giá thuê, thành tiền. Nếu bị phạt thì có thêm cột số tiền phạt.
Dòng cuối cùng ghi tổng số tiền thanh toán.

Anh/chị hãy thực hiện modul "Khách hàng trả truyện và thanh toán" với các bước sau đây: Khi
KH đem truyện đến trả, NV chọn menu tìm danh sách truyện mượn theo tên KH → nhập tên
KH+click tìm kiếm → hệ thống hiển thị danh sách các KH có tên vừa nhập → NV chọn tên KH
đúng với thông tin KH hiện tại → hệ thống hiện lên danh sách các đầu truyện mà KH đó đang
mượn, mỗi đầu truyện trên một dòng với đầy đủ thông tin về đầu truyện, ngày mượn, giá mượn,
và số tiền thuê tính đến ngày đang trả, cột cuối cùng là ô tích chọn trả → NV click vào nút chọn
trả cho các đầu truyện mà KH đem trả (có thể không trả hết 1 lần), nhập tình trạng sách và tiền
phạt nếu có, cuối cùng click nút thanh toán → hệ thống hiện hóa đơn đầy đủ thông tin khách hàng
+ 1 bảng danh sách các đầu truyện trả như mô tả trên + dòng cuối là tổng số tiền trả → NV click
xác nhận → hệ thống cập nhật vào CSDL.
I. Pha lấy yêu cầu
1.1 Danh sách các từ chuyên môn trong lĩnh vực của ứng dụng toàn hệ thống.

GLOSSARY
Tiếng Tiếng Việt Định nghĩa
Anh
Access Điểm truy Một tên, nhan đề, từ, hay nhóm từ được dùng làm điểm truy dụng
point cập và nhận diện trong các cơ sở dữ kiện thư tịch (thư mục). Xem
thêm Heading.
Accompa Tài liệu đi Tài liệu được phát hành cùng với, và có chủ ý sử dụng cùng với tài
nying kèm liệu đang được làm biên mục (tổng kê).
material
Added Bản mô tả Một bản mô tả (tiểu dẫn), khác hơn bản mô tả (tiểu dẫn) chính, từ
entry (Tiểu dẫn) đó một tài liệu được biểu hiện trong thư mục (mục lục). Xem thêm
Main entry.
Alternati Phó đề Phần thứ hai của một nhan đề chính bao gồm hai phần nối với nhau
ve title bằng một từ "hay" hoặc một từ tương đương trong một ngôn ngữ
khác (thí dụ: Crushed violet, or, A servant girl's tale).
Analytica Bản mô tả Một bản mô tả (tiểu dẫn) dùng cho một phần của toàn một tác phẩm
l entry (Tiểu dẫn) cũng đã được làm bản mô tả (tiểu dẫn).
phân tích
Anonymo Tác phẩm vô Chỉ các tác phẩm mà tác giả không được biết.
us danh
Area Vùng Từ này chỉ một đoạn chính trong phần mô tả thư tịch (thư mục) (xem
quy tắc 0C). Xem thêm Element.
Art Nguyên tác Chỉ tác phẩm gốc
original nghệ thuật

Atlas Tập địa đồ Một quyển bao gồm những bản đồ, những trang minh họa, những
trang chạm, những bảng dữ kiện, v.v..., gồm hay không gồm văn bản
mô tả. Một tập địa đồ có thể là một ấn phẩm độc lập, hay nó có thể
được phát hành kèm với một hay nhiều quyển văn bản.
Author Tác giả Một nhân vật chịu trách nhiệm chính về tri thức cũng như về nghệ
thuật của một tác phẩm.
Author/ Xem
Title Name/title
added added entry.
entry
Author/ Xem
Title Name/title
reference reference.
.
Entry Ánh xạ mục Xem Sơ đồ mục
map
Applicati Áp dụng Xem Qui tắc áp dụng.
on
Abridged Ấn bản rút Phiên bản rút ngắn của Hệ thống phân loại thập phân Dewey (DDC),
edition gọn giản lược một cách lôgic hệ phân cấp ký hiệu và cấu trúc của Ấn bản
đầy đủ tương ứng là cơ sở của Ấn bản rút gọn. Ấn bản rút gọn dành
cho các vốn tài liệu tổng hợp từ 20.000 đầu tên sách trở xuống. Xem
thêm Ấn bản đầy đủ; Phân loại khái quát.
Full edition Ấn bản đầy Phiên bản đầy đủ của Hệ thống phân loại thập phân Dewey
đủ (DDC). Xem thêm
Ấn bản rút gọn; Phân loại chi tiết.

Influence Ảnh hưởng Xem Qui tắc áp dụng.

Approxima Bao quát gần Khi một đề tài gần như trùng với ý nghĩa đầy đủ của một môn
te the như toàn bộ loại trong DDC, thì đề tài này được coi là "bao quát gần như toàn
whole bộ" môn loại đó. Thuật ngữ này cũng được dùng để nêu đặc trưng
của các đề tài bao quát quá nửa nội dung của môn loại. Khi một
đề tài bao quát gần như toàn bộ môn loại thì có thể thêm tiểu
phân mục chung. Những đề tài không bao quát gần như toàn bộ,
được coi là ở "vị trí chờ" trong chỉ số này. Xem thêm Ghi chú tiểu
phân mục chung được thêm vào; Ghi chú xếp vào đây; Vị trí chờ.
Schedules Bảng chính Bảng liệt kê các chủ đề và tiểu phân mục của chúng, được sắp
xếp theo thứ tự phân loại với ký hiệu gán cho từng chủ đề và các
tiểu phân mục của nó.
Loạt chỉ số DDC từ 000 đến 999 với các đề mục và ghi chú.
Relative Bảng chỉ mục Bảng chỉ mục (Bảng tra) của DDC được gọi là "quan hệ" vì nó
Index quan hệ cho thấy sự liên hệ giữa chủ đề và các ngành mà trong đó chủ đề
xuất hiện. Trong bảng chính, các chủ đề được sắp xếp bên trong
các ngành. Trong Bảng chỉ mục quan hệ, các chủ đề được liệt kê
theo vần chữ cái. Dưới mỗi chủ đề, các ngành liên quan đến chủ
đề, cũng được xếp theo vần chữ cái. Trong phiên bản in của DDC,
các ngành được in lùi vào ở dưới chủ đề. Trong phiên bản điện tử,
các ngành xuất hiện như những tiểu đề mục có liên quan đến chủ
đề.
Phoenix Bảng hoàn Xem Chỉnh lý (Chỉnh lý toàn bộ).
schedule thiện

Area table Bảng khu vực Bảng phụ trợ (Bảng 2) cung cấp các khu vực địa lý, cùng với các
địa lý quy định về khía cạnh lịch sử và con người có liên quan tới chủ đề.
Các khu vực của thế giới được liệt kê theo hệ thống phân loại
chứ không theo vần chữ cái. Có thể sử dụng các ký hiệu của Bảng
khu vực địa lý với các chỉ số khác trong bảng chính và bảng phụ
khi có chỉ dẫn rõ ràng cho phép dùng như vậy. Xem thêm Bảng
phụ.
Tables Bảng phụ Trong DDC, danh sách ký hiệu có thể được thêm vào các chỉ số
khác để tạo thành chỉ số phân loại thích hợp cụ thể cho tác
phẩm đang được phân loại. Các chỉ số tìm thấy trong bảng phụ
không bao giờ được sử dụng độc lập. Có hai loại bảng phụ: (1)
Bốn bảng phụ có đánh số thứ tự (Các bảng 1–4) thể hiện các tiểu
phân mục chung, các khu vực địa lý, và các khía cạnh văn học và
ngôn ngữ; (2) Danh sách ký hiệu đặc biệt tìm thấy trong ghi chú
thêm ở dưới các chỉ số cụ thể xuyên suốt các bảng chính. Danh
sách này được gọi là Bảng thêm. Xem thêm Ghi chú thêm.
Comparativ Bảng so sánh Bảng được cung cấp cho một lần chỉnh lý toàn bộ hoặc mở
e table rộng, liệt kê theo vần chữ cái các đề tài chọn lọc kèm theo chỉ số
trước đây và chỉ số phân loại trong Ấn bản hiện tại của các đề tài
ấy. Xem thêm Bảng tương đương; Chỉnh lý.
Add table Bảng thêm Xem Bảng phụ (2).
DDC Bảng tóm lược Danh mục liệt kê ba cấp đầu tiên (lớp chính, phân lớp, phân
Summaries DDC đoạn) của Hệ thống phân loại thập phân Dewey. Các đề mục
kết hợp với chỉ số trong bảng tóm lược đã được biên tập
nhằm mục đích dễ xem lướt, và có thể không tương ứng
hoàn toàn với các đề mục đầy đủ trong bảng chính. Xem
thêm Lớp chính; Phân đoạn; Phân lớp; Tóm lược.
Equivalence Bảng tương Bảng được cung cấp cho một lần chỉnh lý toàn bộ hoặc mở
table đương rộng, liệt kê theo thứ tự số, các môn loại của Ấn bản hiện
tại với các chỉ số tương đương của các môn loại ấy trong
Ấn bản trước (và ngược lại). Xem thêm Chỉnh lý.
Preference Bảng ưu tiên Xem Thứ tự ưu tiên
table

MARC Biên mục đọc máy Là hệ thống do Thư viện Quốc Hội Mỹ phát triển năm 1996
từ đó các thư viện có thể chia sẻ các dữ liệu thư mục đọc
máy

catalogue Mục lục (Thư Một danh sách của tài liệu thư viện bao gồm một phần,
mục) toàn phần sưu tập của thư viện, hay những sưu tập của một
nhóm thư viện, được sắp xếp theo một kế hoạch xác định.

Bibliographi Cấp thư mục 1) Mức độ phức hợp của mô tả tài liệu khi biên mục.
c level 2) Vị trí 07 của đầu biểu. Giá trị thông thường nhất là "m"
cho tài liệu chuyên khảo và "s" cho xuất bản phẩm nhiều kỳ.
Record Cấu trúc của biểu Tổ chức một biểu ghi MARC theo đầu biểu, thư mục và
structure ghi các trường có độ dài cố định và thay đổi.

Attraction Cảm tính Xem Phân loại cảm tính.

chart Biểu Một tờ giấy mờ chứa đựng đồ thị, bảng dữ kiện (thí dụ,
đồ biểu đồ gắn trên tường).
chief sourse Nguồn thông tin Nguồn thông tin có trong một tác phẩm được sử dụng như
of chính là một nguồn tài liệu từ đó dữ kiện đã được dùng để mô tả
information thư tịch.

Base number Chỉ số cơ bản Chỉ số có độ dài bất kỳ, được ghép thêm các số khác vào.
Xem thêm Ghi chú thêm.

Hook Chỉ số dẫn nhập Chỉ số trong DDC, bản thân không có ý nghĩa, nhưng dùng
number để giới thiệu những ví dụ của đề tài. Chỉ số dẫn nhập có đề
mục kết thúc (Nguyên văn tiếng Anh: bắt đầu – N.D.) với
các từ "hỗn hợp”, "cụ thể’ hoặc "khác”; và không có các
ghi chú thêm, ghi chú bao gồm cả, hoặc ghi chú xếp vào đây.
Các tiểu phân mục chung bao giờ cũng được đặt trong ngoặc
vuông dưới chỉ số dẫn nhập.
Reused number Chỉ số dùng Chỉ số thay đổi hoàn toàn ý nghĩa qua các lần xuất bản.
lại Thông thường các chỉ số chỉ được dùng lại trong những lần
chỉnh lý toàn bộ hoặc khi chỉ số dùng lại đã bị bỏ trống trong
hai lần xuất bản liên tiếp.
Interdisciplinar Chỉ số liên Chỉ số thường được nhận dạng bằng ghi chú "Xếp vào đây tác
y number ngành phẩm liên ngành" dùng cho các tác phẩm bao quát một chủ đề
xét theo quan điểm của nhiều ngành, bao gồm cả ngành, nơi
chỉ số liên ngành đó được định vị, vd., chỉ số phân loại liên
ngành cho hôn nhân là 306.81 nằm trong Xã hội học. Xem
thêm Chỉ số phân loại tổng hợp.
Class number Chỉ số phân Ký hiệu chỉ môn loại của một tài liệu nhất định. Xem thêm
loại Ký hiệu xếp giá.

Built number Chỉ Chỉ số được cấu tạo theo các chỉ dẫn thêm được nói rõ hay
số tạo lập ngụ ý trong bảng chính và bảng phụ. Xem thêm Tạo lập chỉ
số.
Comprehensive Chỉ số tổng Chỉ số thường được nhận dạng bằng ghi chú "Xếp vào đây tác
number hợp phẩm tổng hợp" bao quát tất cả các thành phần của chủ đề được
xử lý bên trong một ngành. Các thành phần đó có thể ở trong
một dãy chỉ số kế tiếp nhau hoặc được phân bổ trong khắp
bảng chính hoặc bảng phụ. Xem thêm Chỉ số liên ngành.
Optional Chỉ (1) Chỉ số nằm trong ngoặc đơn ở bảng chính và bảng phụ, là
number số tuỳ chọn giải pháp lựa chọn thay cho ký hiệu chuẩn.
(2) Chỉ số được tạo lập theo một lựa chọn. Xem thêm Lựa
chọn.
Facet indicator Chỉ thị diện Chữ số được dùng để mở đầu một ký hiệu thể hiện đặc trưng
của chủ đề. Thí dụ. "0" thường được dùng làm chỉ thị diện
để mở đầu những khái niệm tiểu phân mục chung.
Filing Chỉ thị sắp Chỉ thị này thông báo với máy tính có bao nhiêu ký tự cần
indicator xếp bỏ qua trong khi sắp xếp

Indicator Chỉ thị Là một ký tự cung cấp thông tin bổ sung về một trường, ví
dụ như chỉ thị thứ nhất bổ sung vào nhãn trường 245 chỉ ra
rằng phải lập điểm truy cập theo nhan đề.
Revision Chỉnh lý Kết quả của công tác biên tập làm thay đổi văn bản của bất
kỳ một môn loại nào trong DDC. Có 3 mức độ chỉnh lý:
Chỉnh lý thường nhật chỉ giới hạn cho việc cập nhật thuật
ngữ, làm rõ ghi chú và mở rộng đôi chút; Chỉnh lý mở rộng có
liên quan đến việc soạn lại một cách cơ bản các tiểu phân
mục, nhưng vẫn giữ nguyên dàn ý chính của bảng chính. Chỉnh
lý toàn bộ (trước đây gọi là chỉnh lý hoàn thiện) là một bước
phát triển mới; chỉ số cơ bản vẫn giữ nguyên như lần xuất bản
cũ, nhưng thực sự thì tất cả các tiểu phân mục đều thay đổi.
Những thay đổi đối với các lần chỉnh lý toàn bộ và chỉnh lý mở
rộng được trình bày qua các bảng so sánh và bảng tương
đương hơn là qua các ghi chú chuyển vị trí trong bảng chính
hoặc bảng phụ có liên quan. Xem thêm Bảng so sánh; Bảng
tương đương.
Extensive Chỉnh lý mở Xem Chỉnh lý (Chỉnh lý mở rộng).
revision rộng

Routine Chỉnh lý Xem Chỉnh lý (Chỉnh lý thường nhật).


revision thường nhật

Complete Chỉnh lý toàn Xem Chỉnh lý (Chỉnh lý toàn bộ).


revision bộ

Indention Chỗ lùi vào Cách sắp chữ các ghi chú và tiểu đề mục ở dưới thuật ngữ
dùng làm mục từ chính và lui về bên phải.
Monograph Chuyên khảo Một tài liệu hoặc đã hoàn tất trong một phần hoặc sẽ được
hoàn tất trong một số phần.
Relocation Chuyển vị trí Việc chuyển một đề tài từ chỉ số này sang chỉ số khác, khác với
chỉ số cũ về những khía cạnh không phải là độ dài. Các ghi chú ở
cả hai phía chuyển vị trí đều nhận dạng các chỉ số mới và cũ.
Xem thêm Không dùng nữa.
Digit Chữ số Đơn vị nhỏ nhất trong một hệ thống ký hiệu. Ví dụ, ký hiệu
954 có 3 chữ số: 9, 5, và 4.
Subject Chủ đề Đối tượng nghiên cứu. Cũng được gọi là đề tài. Chủ đề có thể
là một người hay một nhóm người, sự vật, địa điểm, quá trình,
hoạt động, khái niệm trừu tượng hay bất kỳ một hình thức kết
hợp nào của các yếu tố này. Trong DDC, chủ đề được sắp xếp
theo ngành. Một chủ đề thường được nghiên cứu trong nhiều
ngành, vd., hôn nhân được nghiên cứu trong một số ngành như
đạo đức học, tôn giáo, xã hội học và luật pháp. Xem thêm
Ngành.
Complex Chủ đề phức Chủ đề phức hợp là chủ đề có nhiều đặc trưng. Ví dụ, "Thợ
subject hợp mộc tự do" là một chủ đề phức hợp vì có nhiều đặc trưng (tình
trạng công ăn việc làm và nghề nghiệp). Xem thêm Thứ tự ưu
tiên.
collaborato Người cộng Một người cộng tác làm việc với một hay nhiều người khác để
r tác hoàn thành một tác phẩm. Đối với những người cộng tác cùng
cung cấp đồng đều trong công việc hoàn tất tác phẩm, xin xem
quy tắc 25. Đối với những người cộng tác vào những việc khác
nhau trong việc hoàn thành tác phẩm chẳng hạn như người
nghệ sĩ vẽ tranh, và nhà biên khảo văn bản, xin xem quy tắc
27. Xem thêm Joint author, Mixed responsibility, Shared
responsibility.
collective Nhan đề chung Một nhan đề chính của một tài liệu thư viện gồm hai hay nhiều
title tác phẩm.

coloured Minh họa màu Từ này chỉ một minh họa vẽ bằng hai hay nhiều màu.
illustration

compiler Người biên Một nhân vật làm công việc sản xuất ra một sưu tập bằng cách
soạn, Người gom góp các tác phẩm của hai hay nhiều tác giả cá nhân hay tác
kết tập giả đoàn thể. Xem thêm Editor.
compound Họ kép Một họ gồm hai hay nhiều tên riêng, đôi khi được viết nối nhau
surname bằng dấu gạch nối.
conference Hội nghị 1. Một cuộc họp với mục đích bàn cãi và/hoặc hành động về một
đề tài.
2. Một cuộc họp về quy tắc hay nội bộ của các đại diện của hội
đoàn.
container Vật đựng tài Hộp đựng, bao đựng Một hộp hay bao ,v.v... trong đó một vật
liệu liệu thường
được cất vào.
corporate Hội đoàn Một tổ chức hay một nhóm người được nhận biết bằng một
body danh xưng đặc biệt (thí dụ, một hội đoàn, một chính phủ, một
cơ quan chính phủ, một đoàn thể tôn giáo, một giáo xứ địa
phương, một hội nghị).
Number Cột số Trong phiên bản in của DDC, cột chỉ số nằm ở lề trái của bảng
column chính và bảng phụ và nằm ở bên phải các mục từ xếp theo vần
chữ cái trong Bảng chỉ mục quan hệ.
cross- Xem
reference Reference
Decimal Dấu chấm Dấu chấm tiếp sau chữ số thứ ba trong chỉ số DDC. Dùng theo
point thập phân nghĩa hẹp thì từ "thập phân" (decimal) không chính xác; Tuy
nhiên, đây là theo cách dùng phổ biến trong tài liệu giải thích
của Ấn bản này.
Work mark Dấu hiệu tác Phần số sách bao gồm một chữ cái gắn liền với định danh tác giả
phẩm (hoặc nhân vật được viết tiểu sử) để cho biết chữ cái đầu tiên của
nhan đề (hoặc chữ cái đầu tiên của tên họ người viết tiểu sử).
Xem thêm Số sách.
Shelf mark Dấu hiệu xếp Xem Ký hiệu xếp giá.
giá
Prime marks Dấu ngắt Xem Ngắt đoạn

Delimiter Dấu phân Một ký hiệu sử dụng để giới thiệu một trường con mới hoặc để
định chỉ sự kết thúc của một trường; có thể thay đổi theo từng hệ
thống;
Entry Dẫn tố Một từ hay cụm từ, mở đầu (ghi ở đầu) một tiêu đề lập theo tên
element tác giả, nhân vật, tác giả tập thể...
Introductory Dẫn từ Là một từ, hay cụm từ (ngữ) ghi ở đầu một phụ chú để giới
phrase thiệu nội dung của phụ chú đó
Facet Diện Bất kỳ phạm trù khác nhau nào mà một môn loại nhất định có
thể được phân thành, vd., phân chia môn loại "Người" thành các
phạm trù dân tộc, tuổi tác, trình độ giáo dục, và ngôn ngữ nói.
Mỗi phạm trù có chứa những thuật ngữ dựa trên một đặc trưng
phân chia, vd., trẻ em, vị thành niên, và người lớn là những đặc
trưng phân chia của phạm trù tuổi tác. Xem thêm Thứ tự trích
dẫn.
diorama Tranh tầm Một biểu hiện ba chiều của một cảnh vật được tạo ra bằng cách
sâu để những vật thể, những hình ảnh, v.v... ở phía trước của một bối
cảnh hai chiều.
distributor Nhà phát Một người hay một cơ quan đại diện (khác hơn là nhà xuất bản)
hành làm công việc tiếp thị cho một tác phẩm.
Fixed field data Dữ liệu trường Dữ liệu trong một biểu ghi MARC mà ở đó độ lớn của
cố định trường đã được xác định trước
Subordinate Dưới cấp Mô tả một chỉ số hoặc đề tài ở cấp thấp hơn (hẹp hơn) chỉ
số hoặc đề tài khác trong cùng một hệ phân cấp. Xem thêm
Trên cấp.
edition: books, Ấn bản (Lần Tất cả những bản của một tác phẩm được sản xuất và
etc. xuấn bản) của phát hành với cùng một khuôn mẫu và do cùng một thực
sách, v.v… thể.
edition: Ấn bản (Lần Tất cả những bản sao chứa đựng cùng một nội dung và
computer files xuấn bản) của do cùng một thực thể phát hành.
file máy tính
edition: other Ấn bản (Lần Tất cả những bản sao của một tác phẩm được sản xuất từ
materials xuấn bản) của một bản gốc và do cùng một thực thể phát hành.
những tài liệu
khác
edition: Ấn bản (Lần Tất cả những bản được làm ra từ một bản chính (thí dụ,
unpublished xuấn bản) của bản chính và bản sao từ giấy than của bản chính của một
items một tài liệu bản thảo; một bản sao của một băng hình do cá nhân tự
không xuất bản quay lấy).
editor Giám đốc biên Một người sửa soạn các tác phẩm của các tác giả để được
tập, Soạn giả in thành sách. Xem thêm Compiler.
element Thành phần Một từ, một nhóm từ hay một nhóm kí tự biểu hiện cho
một đơn vị đặc thù của thông tin thư tịch (thư mục) và
tạo thành một phần của vùng mô tả. Xem thêm Area.
entry Bản mô tả (Tiểu Một kí lục (biểu ghi) của một tác phẩm trong thư mục.
dẫn) Xem thêm Heading.
filing title Xem Uniform
title
filmstrip Phim đứng Một đoạn phim gồm có những hình ảnh liên tục được
làm với mục
đích trình chiếu từng ảnh một trong một thời gian hạn
định.
flash card Thẻ nhắc nhở, Một thẻ hay một vật liệu có chữ, số, hay hình ảnh được
Thẻ dùng nhanh in mờ với mục đích trình bày một cách chớp nhoáng.
game Trò chơi Một bộ tài liệu được làm thành trò chơi với mục đích
giải trí theo một số quy luật của trò chơi.
general material Định danh tài Từ này dùng để chỉ một nhóm tài liệu bao quát trong đó
designation liệu tổng quát một tác phẩm thống thuộc (thí dụ, "đĩa hay băng âm
thanh"). Xem thêm Specific material designation.
Note Ghi chú Chỉ dẫn, định nghĩa hoặc tham chiếu giải thích nội dung và
cách sử dụng một môn loại, hoặc mối quan hệ của môn loại
này với môn loại khác. Xem thêm Chuyển vị trí; Ghi chú bao
gồm cả; Ghi chú chỉ số tạo lập; Ghi chú chỉnh lý; Ghi chú
cuối trang; Ghi chú đề mục cũ; Ghi chú định nghĩa; Ghi chú
không dùng; Ghi chú phạm vi; Ghi chú Phần hướng dẫn; Ghi
chú thêm; Ghi chú tiểu phân mục chung được thêm vào; Ghi
chú tiểu phân mục được thêm vào; Ghi chú xếp theo thời
gian; Ghi chú xếp theo vần chữ cái; Ghi chú xếp vào chỗ khác;
Ghi chú xếp vào đây; Không dùng nữa; Tham chiếu xem;
Tham chiếu xem Phần hướng dẫn; Tham chiếu xem thêm; Thứ
tự ưu tiên.
Including Ghi chú bao gồm Ghi chú liệt kê các đề tài mà theo lôgic là một phần của
note cả môn loại, nhưng phạm vi ít mở rộng hơn khái niệm được
thể hiện bởi chỉ số phân loại. Những đề tài này không có
đủ tài liệu để đảm bảo có một chỉ số riêng. Không thể thêm
tiểu phân mục chung vào chỉ số dùng cho các đề tài này.
Xem thêm Đảm bảo về tài liệu; Vị trí chờ.
Number Ghi chú chỉ số Ghi chú cho biết nơi có thể tìm thấy chỉ dẫn về cách tạo
built note tạo lập lập chỉ số cho một chỉ số tạo lập được liệt kê rõ ràng trong
bảng chính và bảng phụ. Những chỉ số tạo lập như vậy
được liệt kê chủ yếu vì 2 lý do: để cung cấp một mục cho
chỉ số tạo lập mà dưới đó yêu cầu phải có các ghi chú khác;
hoặc để cung cấp một mục cho chỉ số tạo lập gồm 3 chữ số.
Revision note Ghi chú chỉnh lý Ghi chú giới thiệu lần chỉnh lý toàn bộ hoặc mở rộng.

Footnote Ghi chú cuối Chỉ dẫn áp dụng cho nhiều tiểu phân mục của một môn
trang loại, hoặc cho một đề tài trong phạm vi một môn loại. Tiểu
phân mục hoặc đề tài được chỉ dẫn có đánh dấu bằng ký hiệu
là một dấu sao. Trong phiên bản in của DDC, ghi chú này
nằm ở cuối trang. Trong phiên bản điện tử, ghi chú này
được đưa vào phần ghi chú của mỗi môn loại có chỉ dẫn.
Do-not- use Ghi chú không Ghi chú chỉ dẫn người phân loại không dùng toàn bộ hay
note dùng một phần ký hiệu tiểu phân mục chung chính tắc hoặc một
quy định của Bảng thêm mà dùng một quy định riêng, hoặc
ký hiệu tiểu phân mục chung ở chỉ số rộng hơn. Xem thêm
Tiểu phân mục chung được thay thế.
Scatter note Ghi chú phân tán Ghi chú xếp vào chỗ khác, ghi chú tham chiếu xem, hoặc
ghi chú chuyển vị trí, chỉ dẫn tới nhiều chỗ trong DDC. Xem
thêm Chuyển vị trí; Ghi chú xếp vào chỗ khác; Tham chiếu
xem.
Manual note Ghi chú Phần Một mục cá biệt trong Phần hướng dẫn. Xem thêm Mục; Phần
hướng dẫn hướng dẫn; Tham chiếu xem Phần hướng dẫn.

Scope note Ghi chú phạm vi Ghi chú chỉ ra rằng ý nghĩa của chỉ số phân loại rộng hơn
hoặc hẹp hơn so với hình thức trình bày của đề mục.
Number Ghi Xem Ghi chú thêm.
building note chú tạo lập chỉ
số

Variant-name Ghi Ghi chú liệt kê các từ đồng nghĩa hoặc gần đồng nghĩa
note chú tên khác đối với một đề tài trong đề mục khi đề tài này bất tiện
hoặc không thích hợp để đưa những thông tin như vậy
vào trong đề mục.
Add note Ghi chú thêm Ghi chú hướng dẫn người phân loại ghép thêm những
chữ số tìm thấy ở
chỗ khác trong DDC vào một chỉ số cơ bản nhất định.
Standard- Ghi chú tiểu Ghi chú chỉ rõ đề tài nào trong một đề mục đa thuật ngữ có
subdivisions- phân mục chung thể thêm tiểu phân mục chung. Những đề tài chỉ định phải
are-added được thêm vào bao quát gần như toàn bộ chỉ số. Xem thêm Bao quát gần
note như toàn bộ.

Subdivisions- Ghi chú tiểu Ghi chú được dùng ở nơi tiểu phân mục được ghép vào
are-added phân mục được theo chỉ dẫn thêm; chỉ dẫn này nêu rõ đề tài nào trong
note thêm vào một đề mục đa thuật ngữ có thể thêm tiểu phân mục.
Những đề tài được chỉ định phải bao quát gần như toàn bộ
chỉ số. Xem thêm Bao quát gần như toàn bộ.

Arrange- Ghi chú xếp theo Ghi chú gợi ý lựa chọn xếp theo thời gian khi muốn nhận
chronologicall thời gian dạng theo năm tháng. Xem thêm Lựa chọn.
y note

Arrange- Ghi chú xếp theo Ghi chú gợi ý lựa chọn xếp theo vần chữ cái khi muốn
alphabetically vần chữ cái nhận dạng theo một tên cụ thể hoặc một đặc trưng nhận
note dạng khác. Xem thêm Lựa chọn.

Class- Ghi chú xếp vào Ghi chú chỉ dẫn người phân loại về vị trí của các đề tài
elsewhere note chỗ khác liên quan với nhau. Ghi chú có thể cho biết thứ tự ưu tiên,
dẫn tới một chỉ số liên ngành hoặc tổng hợp, bỏ qua quy
tắc lấy chủ đề xuất hiện đầu tiên hoặc dẫn tới một chỉ số
rộng hơn hoặc hẹp hơn trong cùng một phân cấp mà nếu
không, có thể bị bỏ qua. Xem thêm Chỉ số liên ngành;
Chỉ số tổng hợp; Thứ tự ưu tiên.
Ngoài ra còn có một số thuật ngữ hay được sử dụng
1.  Ấn bản phẩm (Publications)
Là tài liệu in ấn và điện tử được xuất bản và phổ biến rộng rãi đến người đọc. Ấn
phẩm bao gồm nhiều loại tài liệu khác nhau như sách, tạp chí, hình ảnh, và nhiều
loại tài liệu khác.
2.  Ấn phẩm định kỳ (Periodicals)
Là tài liệu được xuất bản theo định kỳ như báo, tạp chí, và bản tin. Các loại tài liệu
này được xuất bản theo tuần, tháng, quý, năm, v.v.
3.  AV: Audio-Visual (materials): Ký hiệu dùng chỉ Tài liệu Nghe nhìn
4.  Bách khoa toàn thư = Encyclopedias
Bách khoa toàn thư trình bày dưới dạng các bài viết ngắn hiện trạng tri thức của
nhân loại về tất cả các lĩnh vực hoặc về một chủ đề nào đó, các chủ đề được biên
tập và sắp xếp theo vần chữ cái. Bách khoa toàn thư có thể ở dạng phổ thông, đa
ngành hoặc chuyên ngành. Hầu hết các bách khoa toàn thư đều dễ hiểu và dễ tra
cứu theo an pha bê.
5.  Bài báo/Bài viết (Articles)
Là một bài luận ngắn hoặc bài báo cáo nghiên cứu về một chủ đề nào đó. Bài báo
có thể xuất hiện trong các tạp chí thông thường, tạp chí học thuật, báo, cơ sở dữ
liệu toàn văn hoặc các nguồn khác như bách khoa toàn thư.
6.  Bản quyền (Copyright)
Là sự bảo vệ về mặt pháp luật đối với tác phẩm của một tác giả nào đó nhằm bảo vệ
tác phẩm không bị sao chép bất hợp pháp, không có bản quyền. Tất cả sinh viên,
giảng viên và nhà nghiên cứu đều phải nghiêm ngặt tuân theo Luật Bản quyền.
7.  Báo (Newspapers)
Là loại tài liệu xuất bản định kỳ và phục vụ cho tất cả các đối tượng thay vì cho các
nhóm học giả chuyên ngành. Ví dụ như báo Phụ nữ, Thời báo Kinh tế Sài gòn, v.v.
8.  Chủ đề (Subjects)
Chủ đề phản ánh nội dung của tài liệu, giúp bạn đọc có thể tra cứu tài liệu theo các
vấn đề được quan tâm. Chủ đề được sử dụng bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Bạn đọc có
thể tra cứu theo chủ đề trên trang OPAC hay qua các công cụ tìm tin khác trên
Internet và các cơ sở dữ liệu.
9.  Cơ sở dữ liệu (Databases)
Là bộ sưu tập các dữ liệu tài liệu chuyên ngành được lưu trữ trên máy tính điện tử
theo một cơ chế thống nhất, được quản lý bởi hệ thống các phần mềm gồm các
chương trình giúp người sử dụng quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hiệu quả. Cơ sở
dữ liệu còn cung cấp tóm tắt và toàn văn của bài viết. Có các khái niệm khác được
dùng như: Cơ sở dữ liệu toàn văn, cơ sở dữ liệu trực tuyến, cơ sở dữ liệu thư mục,
cơ sở dữ liệu tạp chí, v.v.
10.  Dịch vụ tham khảo ( Reference services)
Là dịch vụ miễn phí của thư viện. Bạn đọc được hướng dẫn sử dụng các dịch vụ về
cách tra cứu và tìm tài liệu, giải đáp các thắc mắc liên quan đến thư viện, hỗ trợ kỹ
thuật, khi bạn đọc gặp sự cố trong quá trình sử dụng máy tính trong thư viện tại
quầy Dịch vụ Tham khảo. Bạn đọc có thể liên hệ cán bộ tại quầy Tham khảo để
được tư vấn trực tiếp, gửi email hoặc gọi điện khi có nhu cầu.
11. DDC = Dewey Decimal Classification
Hệ thống phân lọai thập phân Dewey là một công cụ dùng để sắp xếp cho có hệ
thống các tri thức của nhân loại.
12.  DIG: Digital (materials): Ký hiệu dùng chỉ Tài liệu số (có bi màu tím trên gáy
sách), là bộ sưu tập gồm giáo trình, tài liệu tham khảo ở dạng in ấn được xử lý và
chuyển đổi sang dữ liệu được lưu trữ trên máy tính phục vụ sinh viên theo môn học
tín chỉ.
13.  Đạo văn (Plagiarism)
Là bài viết hay công trình nghiên cứu của người khác bị sao chép và hiển nhiên
xem như của mình mà không trích dẫn và ghi rõ nguồn tham khảo. Đạo văn là một
hành động vi phạm Luật bản quyền khá nghiêm trọng.
14.  Facebook & Twitter
15.  FAQs = Frequently Ask Questions
Các câu hỏi thường gặp tại.
 16.  Gia hạn tài liệu (Renewing)
Khi tài liệu đang mượn hết hạn sử dụng, nhưng có nhu cầu tiếp tục sử dụng, bạn
đọc được quyền gia hạn thêm thời gian mượn. Có thể gia hạn trực tiếp với cán bộ
tại quầy Lưu hành.
17.  Học viên cao học (Postgraduates)
Là sinh viên đã hoàn thành chương trình Đại học và tiếp tục học Sau đại học hoặc
Thạc sĩ.
18.  ISBN = International Standard Book Number
Là một chỉ số tiêu chuẩn quốc tế mang tính thương mại, được gán cho mỗi quyển
sách trong khuôn khổ của một hệ thống thông tin, bao gồm một tập hợp 10 chữ số
được chia thành bốn nhóm, cách nhau bằng dấu gạch ngang.
19.  ISSN = International Standard Serial Number
Là chỉ số tiêu chuẩn quốc tế mang tính chất thương mại, được gán cho các ấn phẩm
định kỳ hay tạp chí, bao gồm 8 chữ số được chia thành 2 nhóm, cách nhau bằng dấu
gạch ngang.
20.  Kỹ năng thông tin/Kỹ năng tìm kiếm thông tin (Information literacy)
Là khả năng nhận biết được nhu cầu thông tin của bản thân, cũng như khả năng tìm
kiếm, định vị, đánh giá và sử dụng hiệu quả thông tin tìm được (ALA, 1989).
Có 5 lớp Kỹ năng thông tin tại THƯ VIỆN: Hướng dẫn sử dụng THƯ VIỆN, Tìm
tin hiệu quả trên Internet, Tra cứu các Cơ sở dữ liệu và nguồn thông tin miễn phí,
Hướng dẫn sử dụng Web 2.0 phục vụ học tập & nghiên cứu, Trích dẫn tài liệu và
sử dụng phần mềm quản lý tài liệu tham khảo Zotero trong nghiên cứu.
21.  Luận án Thạc sĩ/Tiến sĩ (Thesis/ Dissertations)
Bài nghiên cứu hoàn chỉnh của học viên Cao học và Nghiên cứu sinh.
22.  Luận văn sinh viên (Thesis/ Dissertations)
Bài nghiên cứu hoàn chỉnh của sinh viên Đại học.
23.  Mobile web
Là phiên bản di động cho trang web. Bạn đọc có thể truy cập trang web qua các
điện thoại thông minh (smart phones) hay các loại điện thoại và thiết bị điện tử
khác có tính năng truy cập Internet.
24.  MOL = Monographs for lending: Tài liệu chuyên ngành cho phép mượn về
nhà.
25.  MON = Monographs: Tài liệu đọc tham khảo  tại THƯ VIỆN (tài liệu có bi
đỏ - không được mượn về nhà)
26.  Mục lục tài liệu tham khảo (Bibliography)
Là một nhóm các thông tin về tài liệu được trích dẫn và được người viết tham khảo
khi nghiên cứu về một chủ đề nào đó. Tất cả thông tin về tài liệu được trích dẫn
được tập hợp lại, sắp xếp an-pha-bê theo tên tác giả và đặt ở cuối một bài nghiên
cứu, sách, hay một số dạng bài viết khác. Mục lục tài liệu tham khảo rất hữu ích
trong việc giúp bạn đọc định vị các nguồn tài liệu theo một chủ đề nào đó.
27.  Nhan đề (Title)
Là tựa đề của một tài liệu.
28.  OPAC
OPAC = Online Public Access Catalogue: Cơ sở dữ liệu thư mục tài liệu trực
tuyến.
29.  Quầy Lưu hành (Circulation desk)
Là nơi bạn đọc liên hệ mượn – trả và gia hạn tài liệu. Ngoài ra, đây là nơi bạn đọc
có thể liên hệ làm thẻ và in tài liệu.
30.  Peer reviewed journals/Refereed journals
Là tạp chí hay các bài viết trong các tạp chí đã được các chuyên gia có cùng chuyên
ngành đánh giá và phê duyệt trước khi cho xuất bản. Vì vậy, đây là nguồn tham
khảo rất đáng tin cậy phục vụ cho nghiên cứu. Bạn đọc có thể tìm loại tạp chí này
trong các cơ sở dữ liệu.
31.  REF: Reference (materials): Kí hiệu dùng chỉ Tài liệu tham khảo
32.  RSS
RSS = Really Simple Syndication = Rich Site Summary: Hệ thống lấy thông tin
nhanh tự động từ các trang web yêu thích và các trang blog. Người dùng phải đăng
ký nhận tin bằng cách click chọn biểu tượng RSS trên các trang web có biểu tượng
này.
33.  Số (Issue)
Là số xuất bản nằm trong Tập (Volume) của một tạp chí. Một Tập thường bao gồm
nhiều số. Một số thường bao gồm nhiều bài viết với số trang tăng dần và được ngắt
theo bài viết.
34.  Số đăng ký cá biệt (Barcode)
Là nhãn bao gồm một dãy sọc bên trên, chữ và số bên dưới và được dán ở bìa trước
của tài liệu. Cán bộ thư viện quét barcode trên tài liệu bằng máy quét kết nối với
máy tính và phần mềm trước khi cho bạn đọc mượn tài liệu.
35.  Số phân loại/Phân loại (DDC/Dewey number/Call number)
Là ký hiệu số dùng để phân chia một cách khoa học các tài liệu theo các môn loại
khoa học nhất định phù hợp với nội dung của tài liệu và được sắp xếp theo một trật
tự nhất định. Số phân loại tại thư viện được in trên nhãn và dán trên gáy tài liệu
(hay trên lưng tài liệu).
36.  Tài liệu chuyên khảo/Tài liệu chuyên ngành (Monographs)
Sách, giáo trình được sắp xếp theo lĩnh vực chuyên ngành. Mỗi tài liệu đều được
dán số phân loại để giúp bạn đọc dễ tìm kiếm tài liệu. Bạn đọc tra cứu tài liệu trên
OPAC, xem hiện trạng tài liệu và ghi lại số phân loại, sau đó đến kệ tìm tài liệu.
37.  Tài liệu đã thanh lý (Weeding materials)
Tài liệu lạc hậu về nội dung, thừa bản, bị hư hỏng không thể phục hồi, bị mất trong
quá trình phục vụ sẽ tiến hành thanh lý (không còn lưu hành tại THƯ VIỆN).
38.  Tài liệu điện tử (Electronic materials)
Là tài liệu bạn đọc có thể xem trực tuyến qua mạng, lưu, in, tải, chia sẻ qua email
các file điện tử ở nhiều định dạng khác nhau như file word, html, powerpoint, pdf,
file âm thanh, hình ảnh, flash, v.v.
39.  Tài liệu học phần (Course reading materials)
Là tài liệu được chọn lọc theo từng học phần của sinh viên và bố trí tại thư viện.
Sinh viên có thể đọc tại chỗ, photo hoặc xem bản điện tử trên trang Tài liệu số của
thư viện
40.  Tài liệu in ấn (Printed materials)
Là tất cả các nguồn tài liệu của THƯ VIỆN được in trên giấy, bao gồm sách, báo-
tạp chí, từ điển, giáo trình, sách tặng của các tổ chức, v.v.
41.  Tài liệu số (Digital collections)
Bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số hóa dưới nhiều
hình thức khác nhau (như văn bản, hình ảnh, audio, video…) về một chủ đề nào đó
và được lưu trữ dưới dạng số. Mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về
cách thể hiện,  nhưng nó đều  cung cấp một giao diện đồng nhất mà qua đó các tài
liệu có thể được truy cập, tìm kiếm dễ dàng.
 42.  Tài liệu tham khảo (Reference collection)
Tài liệu tham khảo phục vụ cho mục đích tra cứu, bao gồm từ điển, bách khoa toàn
thư, atlas, niên giám thống kê, sổ tay, dược thư, v.v. Tài liệu tham khảo được đọc
tại chỗ ở thư viện.
43.  Tạp chí (Journals)
Tạp chí là một ấn phẩm định kỳ (hay tài liệu được xuất bản theo định kỳ gồm các
bài nghiên cứu khoa học có mục lục tài liệu tham khảo đính kèm). Có hai dạng tạp
chí là tạp chí in ấn (printed journals) và tạp chí điện tử (e-journals).
44.  Tạp chí đóng bộ (Bound journals)
Là bộ sưu tập tạp chí được xếp theo thứ tự số phát hành và đóng nhiều số liên tục
thành 1 cuốn
45.  Tạp chí học thuật (Scholarly journals/Academic journals)
Là tạp chí bao gồm các bài viết, bài nghiên cứu được viết bởi các nhà nghiên cứu
học thuật cho một trường đại học hoặc các cộng đồng nghiên cứu. Nội dung của
các tạp chí này rất khác với các tạp chí thông thường vì đây là các tạp chí mang tính
học thuật cao. Tạp chí có thể được xuất bản bởi một trường đại học, một nhóm học
giả hay các nhà xuất bản học thuật.
46.  Tập (Volume)
Là một phần của tạp chí hoặc sách nhiều tập. Mỗi tập của tạp chí có nhiều số được
xuất bản trong một năm. Số tập gia tăng theo năm.
47.  THE: Thesis: Ký hiệu dùng chỉ Luận văn, luận án
48.  Thông tin tài liệu theo chủ đề (Subject Guide/LibGuide)
Bao gồm các hướng dẫn và thông tin về tài liệu cho từng chuyên ngành đào tạo tại
trường ĐHCT và một số chủ đề liên quan khác. Bảng thông tin giới thiệu các loại
tài liệu in ấn như sách, báo - tạp chí, tài liệu hướng dẫn nghiên cứu và các loại tài
liệu điện tử như tạp chí, cơ sở dữ liệu, website, tài liệu tra cứu,..liên quan đến lĩnh
vực học tập, nghiên cứu của bạn đọc và các hướng dẫn tìm kiếm thông tin.
49.  Thư mục tài liệu (Catalogue = Bibliography)
Là bản liệt kê đầy đủ hay có chọn lọc các tài liệu về một chủ đề nào đó hay liệt kê
định kỳ các tài liệu mới gồm thông tin đặc trưng bên ngoài của tài liệu như: tác giả,
tên tài liệu, nguồn gốc và dạng tài liệu, ngôn ngữ, các yếu tố xuất bản, v.v. OPAC
chính là cơ sở dữ liệu thư mục trực tuyến.
50.  Tóm tắt (Abstract)
Là một công đoạn mô tả nội dung tài liệu được cô đọng bằng một đoạn viết ngắn
thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên.
51.  Toàn văn (Full text)
Bài viết hoàn chỉnh hay toàn bộ nội dung của một bài viết, bài báo cáo nghiên cứu.
52.  Từ khóa (Keyword)
Từ khóa của tài liệu là các cụm từ đủ nghĩa và ổn định, thể hiện những khái niệm
quan trọng nhất của nội dung tài liệu. Tập hợp từ khóa của một tài liệu phản ánh
đầy đủ và cô đọng những thông tin cơ bản về nội dung tài liệu. Bạn đọc có thể xác
định từ khóa quan trọng về nội dung tài liệu cần tìm trước khi thực hiện việc tìm tài
liệu phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của mình.
53.  Từ khóa kiểm soát (Thesaurus)
Là từ khóa kiểm soát theo quy định hay bộ sưu tập các từ đồng nghĩa, các từ quan
hệ, các thuật ngữ hẹp, các thuật ngữ rộng mang nghĩa.
54.  Tra cứu (Searching)
Đây là thuật ngữ dùng thay thế cho thuật ngữ Tìm kiếm (thông tin).
55.  Trích dẫn tài liệu (Citation)
Đó là thông tin về tác giả, năm xuất bản, tựa đề, số trang cho một các loại tài liệu
được tham khảo trong quá trình viết bài nghiên cứu, như sách, các chương của
sách, bài viết từ các tạp chí, website, v.v. Trích dẫn tài liệu còn gọi là tham khảo tài
liệu và được sắp xếp thành một bảng liệt kê theo an pha bê ở cuối bài viết hay bài
nghiên cứu. Kiểu trích dẫn tham khảo sẽ khác nhau theo lĩnh vực nghiên cứu.

1.2 Mô tả hệ thống bằng ngôn ngữ tự nhiên

Phạm vi phần mềm:


- Phần mềm dạng ứng dụng cho máy tính cá nhân, dùng nội bộ trong
một cửa hàng chuyên cho thuê truyện, chỉ có nhân viên cửa hàng mới
được sử dụng trực tiếp. Phần mềm có thể cài đặt trên nhiều máy tính cá
nhân của nhân viên. Nhưng cơ sở dữ liệu là tập trung tại một máy chủ
duy nhất.

Người dùng và chức năng của người dùng:


- Chỉ các nhân viên sau của cửa hàng được phép sử dụng phần mềm:
quản lý cửa hàng và nhân viên thu ngân được sử dụng.
- Quản lý cửa hàng có thể thực hiện các chức năng:
+ Quản lý đầu truyện: thêm/sửa/xóa
+ Thống kê truyện được mượn nhiều
+ Thống kê khách hàng mượn nhiều
+ Thống kê doanh thu cửa hàng
- Nhân viên thu ngân có thể thực hiện các chức năng:
+ In ra phiếu mượn sách truyện cho khách hàng
+ Xác nhận cho khách hàng trả truyện và thanh toán

Thông tin các đối tượng cần xử lí:

- Thông tin về đầu truyện bao gồm: mã, tên, tác giả, mô tả, số lượng truyện
và giá thuê.
- Thông tin về khách hàng bao gồm: tên, địa chỉ, số CCCD/passport, điện
thoại, email
- Thông tin về phiếu mượn truyện: bao gồm thông tin khách hàng: tên, địa
chỉ, số điện thoại, mỗi đầu truyện trên một dòng với các thông tin: tên, số
lượng, ngày mượn.
- Thông tin về hóa đơn thanh toán: bao gồm thông tin nhân viên thanh toán:
tên, chức vụ. Thông tin khách hàng: tên, địa chỉ, số điện thoại. Mỗi đầu
truyện trên một dòng với đầy đủ các thông tin về đầu truyện, ngày mượn, giá
mượn và số tiền thuê tính đến ngày đang trả, tình trạng truyện và tiền phạt
nếu có.
- Thông tin thống kê truyện được mượn nhiều: mã, tên, tác giả, NXB, năm
XB, tổng số lượt được mượn, tổng số tiền thu được.
- Thông tin thống kê khách hàng mượn nhiều: mã, tên, CMT, số điện thoại,
địa chỉ, tổng số lượt mượn, tổng số tiền đã trả
- Thông tin thống kê doanh thu theo thời gian: tên tháng/quý/năm, tổng doanh
thu

Quan hệ giữa các đối tượng cần xử lí:


- Cửa hàng có nhiều đầu truyện khác nhau. Mỗi đầu truyện có số lượng khác
nhau và giá thuê khác nhau (giá thuê theo ngày).
- Mỗi đầu tryện có thể được mượn bởi nhiều khách hàng khác nhau. Mỗi
khách hàng mỗi lần mượn được mượn nhiều đầu truyện khác nhau.
- Mỗi lần mượn, khách hàng được nhận một phiếu mượn. Trong đó, dòng
đầu ghi tên khách hàng và ngày mượn. Thông tin mỗi đầu truyện mượn được
ghi trên một dòng: tên, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, giá thuê. Dòng
cuối cùng ghi số lượng đầu truyện mượn.
- Khi trả truyện, khách hàng nhận được hóa đơn trả. Trong đó, dòng đầu tiên
ghi tên khách hàng và ngày thanh toán. Thông tin mỗi đầu truyện trả được
ghi trên một dòng: tên, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, ngày mượn, ngày
trả, giá thuê, thành tiền. Nếu bị phạt thì có thêm cột số tiền phạt. Dòng cuối
cùng ghi tổng số tiền thanh toán.

Mô tả nghiệp vụ chi tiết của các chức năng:


Nội dung phần này chỉ mô tả một số chức năng mà không mô tả hết toàn bộ
chức năng của hệ thống:
- Chức năng “Quản lý đầu truyện”: Quản lý đăng nhập vào hệ thống -> giao
diện quản lý chung hiện ra có chức năng quản lý đầu truyện -> chọn chức
năng quản lý đầu truyện -> trang quản lí hiện ra -> Quản lý chọn chức năng
sửa thông tin đầu truyện -> giao diện tìm đầu truyện theo tên hiện ra -> Quản
lý nhập tên đầu truyện và click tìm kiếm -> danh sách các đầu truyện có chứa
tên từ khóa hiện ra -> Quản lý chọn sửa một đầu truyện -> giao diện sửa đầu
truyện hiện ra với các thông tin của đầu truyện đã chọn -> Quản lý nhập một
số thông tin thay đổi và click cập nhật -> hệ thống lưu thông tin vào CSDL và
thông báo thành công.
- Chức năng “Cho thuê truyện”: Sau khi chọn được các truyện để thuê mượn,
khách hàng (KH) cầm đến quầy nhân viên (NV) thu ngân làm phiếu mượn.
NV nhập tên KH và tìm kiếm → Hệ thống trả về danh sách các KH có tên
vừa nhập → NV click chọn tên KH trong danh sách (nếu KH mượn lần đầu
thì nhập mới) → Hệ thống hiện giao diện thêm truyện mượn vào phiếu: Với
mỗi đầu truyện, NV click chọn tìm truyện theo tên → nhập tên truyện + click
tìm → hệ thống hiện lên danh sách các đầu truyện có tên vừa nhập → NV
click chọn dòng đúng với quyển truyện do KH chọn thuê → Hệ thống thêm 1
dòng tương ứng với đầu truyện đó vào phiếu thuê mượn như mô tả. Khi hết
các đầu truyện do KH chọn thuê, NV click tạo phiếu mượn → Hệ thống lưu
vào CSDL và hiển thị phiếu mượn lên màn hình → NV click in ra → Hệ
thống in phiếu mượn ra cho KH.
- Chức năng “Khách hàng trả truyện và thanh toán”: Khi KH đem truyện
đến trả, NV chọn menu tìm danh sách truyện mượn theo tên KH → nhập tên
KH+click tìm kiếm → hệ thống hiển thị danh sách các KH có tên vừa nhập
→ NV chọn tên KH đúng với thông tin KH hiện tại → hệ thống hiện lên
danh sách các đầu truyện mà KH đó đang mượn, mỗi đầu truyện trên một
dòng với đầy đủ thông tin về đầu truyện, ngày mượn, giá mượn, và số tiền
thuê tính đến ngày đang trả, cột cuối cùng là ô tích chọn trả → NV click vào
nút chọn trả cho các đầu truyện mà KH đem trả (có thể không trả hết 1 lần),
nhập tình trạng sách và tiền phạt nếu có, cuối cùng click nút thanh toán → hệ
thống hiện hóa đơn đầy đủ thông tin khách hàng + 1 bảng danh sách các đầu
truyện trả như mô tả trên + dòng cuối là tổng số tiền trả → NV click xác nhận
→ hệ thống cập nhật vào CSDL.
- Chức năng “Thống kê truyện được mượn nhiều”: QL chọn menu thống kê
đầu truyện được mượn nhiều → Nhập khoảng thời gian (ngày bắt đầu – kết
thúc) thống kê → Hệ thống hiển thị danh sách các đầu truyện được mượn
nhiều theo dạng bảng, mỗi dòng tương ứng với một đầu truyện với đầy đủ
thông tin: mã, tên, tác giả, NXB, năm XB, cột tổng số lượt được mượn, cột
tổng số tiền thu được. Xếp theo thứ tự giảm dần của cột tổng số lượt mượn,
tiếp theo là giảm dần của cột tổng số tiền thu được. NV click vào 1 dòng của
1 truyện → hệ thống hiện lên chi tiết hóa đơn có truyện đó đã mượn, mỗi hóa
đơn trên 1 dòng: id, tên khách mượn, ngày giờ mượn, ngày giờ trả, tổng số
tiền.
- Chức năng “Thống kê khách hàng mượn nhiều”: QL chọn menu thống kê
khách hàng mượn nhiều → Nhập khoảng thời gian (ngày bắt đầu – kết thúc)
thống kê → hệ thống hiển thị danh sách KH mượn nhiều theo dạng bảng, mỗi
dòng tương ứng với một KH với đầy đủ thông tin: mã, tên, số CMT, số đt, địa
chỉ, tiếp theo là cột tổng số lượt mượn, cột tổng số tiền đã trả. Xếp theo chiều
giảm dần của tổng số lượt mượn, tiếp theo là chiều giảm dần của tổng số tiền
trả. NV click vào 1 dòng của 1 khách hàng → hệ thống hiện lên chi tiết các
hóa đơn khách hàng đấy đã mượn, mỗi hóa đơn trên 1 dòng: ngày mượn,
tổng số sách mượn, tổng số tiền thanh toán.
- Chức năng “Thống kê doanh thu”: QL chọn menu thống kê doanh thu theo
thời gian (tháng, quý, năm) → hệ thống hiện ô chọn thống kê theo tháng,
quý, hoặc năm → QL click chọn theo tháng → hệ thống hiện lên thống kê
doanh thu theo tháng dưới dạng bảng, mỗi dòng tương ứng với 1 tháng
(tương ứng là quý, năm): tên tháng, tổng doanh thu. Sắp xếp
theo chiều thời gian tháng (tương ứng là quý, năm) gần nhất đến tháng (tương
ứng là quý, năm) cũ nhất. NV click vào 1 dòng → hệ thống hiện lên chi tiết
các hóa đơn trong khoảng thời gian của dòng đấy, mỗi hóa đơn trên 1 dòng:
id, tên khách hàng, ngày mượn, tổng số truyện mượn, tổng số
tiền của hóa đơn.

1.3 Sơ đồ tổng quan các use case của toàn HỆ THỐNG


1.4 Với module mình phụ trách, vẽ sơ đồ chi tiết và mô tả các use case
như trong bài
II. PHA PHÂN TÍCH
2.1 Vẽ lại sơ đồ chi tiết use case của module cá nhân

2.2 Với mỗi use case, trích các scenario chuẩn và các ngoại lệ tương ứng
- Tên use case: “Khách hàng trả truyện và thanh toán”.
- Tên actor: Nhân viên, khách hàng.
- Tên điều kiện: Khách hàng yêu cầu nhân viên thực hiện trả sách và thanh
toán.

1. Khách hàng đem truyện đến yêu cầu nhân viên thực hiện trả truyện và
thanh toán, nhân viên click vào chức năng tìm danh sách truyện mượn theo
tên khách hàng.
2. Giao diện nhập tên khách hàng để tìm kiếm hiện ra, nhân viên hỏi khách
hàng tên, khách hàng trả lời, nhân viên nhập đúng tên mà khách hàng nói và
click vào nút “Tìm kiếm”.
3. Giao diện hiển thị ra danh sách các khách hàng có tên vừa nhập.
4. Nhân viên xác nhận lại với khách hàng để chọn dòng chứa khách hàng có
thông tin trùng khớp với khách hàng hiện tại, click vào dòng đó.
5. Giao diện hiện ra danh sách các đầu truyện mà khách hàng đó đang mượn,
mỗi đầu truyện trên một dòng với các thông tin về đầu truyện, ngày mượn,
giá mượn, số tiền thuê tính đến ngày trả và ô cuối cùng là ô tích chọn trả
truyện.
6. Nhân viên tích vào ô tích chọn trả của các đầu truyện mà khách hàng muốn
trả ( có thể không trả hết ), mỗi lần tích vào một đầu truyện, một giao diện
nhỏ hiện ra để nhân viên nhập thông tin về tình trạng truyện và tiền phạt (nếu
có).
7. Nhân viên click chọn nút “Thanh toán, một giao diện hiển thị thông tin
khách hàng, một bảng danh sách các đầu truyện trả với thông tin đầu truyện,
ngày mượn, ngày trả, giá mượn, tổng số tiền thuê, dòng cuối cùng là tổng số
tiền phải trả.
8. Nhân viên thông báo số tiền tổng phải trả cho khách hàng.
9. Khách hàng thanh toán cho nhân viên số tiền được yêu cầu.
10. Nhân viên click chọn nút “Xác nhận” để xác nhận trả truyện, hệ thống
cập nhật vào cơ sở dữ liệu, thông báo “Thành công”.
11. Nhân viên thông báo lại cho khách hàng kết thúc thành công giao dịch.

- Ngoại lệ 1:
3.1 Không tìm thấy kết quả.
- Ngoại lệ 2:
10.1 Nhân viên click nút “Hủy” để hủy giao dịch đang thực hiện.

2.3 Trích các lớp thực thể cho toàn hệ thống. Vẽ sơ đồ lớp thực thể cho
toàn hệ thống
- Cửa hàng: là đối tượng xử lí của hệ thống → là một lớp thực thể: Store
- Đầu truyện: là đối tượng xử lí của hệ thống → là một lớp thực thể: Book
- Khách hàng: là đối tượng xử lí của hệ thống → là một lớp thực thể: Reader
- Phiếu mượn : là đối tượng xử lí của hệ thống → là một lớp thực thể:
HiringForm
- Hóa đơn trả: là đối tượng xử lí của hệ thống → là một lớp thực thể: Receipt
- Quản lý: không phải đối tượng xử lí trực tiếp của hệ thống, nhưng cũng bị
quản lý cùng với nhân viên theo kiểu người dùng trực tiếp của phần mềm →
đề xuất một lớp thực thể chung: User
- Nhân viên: không phải đối tượng xử lí trực tiếp của hệ thống, nhưng cũng bị
quản lý cùng với quản lý theo kiểu người dùng trực tiếp của phần mềm → đề
xuất một lớp thực thể chung: User
- Các thông tin thống kê: thống kê truyện được mượn nhiều → BookStat,
thống kê khách hàng mượn nhiều → ReaderStat, thống kê doanh thu →
IncomeStat.

Như vậy, các lớp thực thể ban đầu là Store, Book, Reader, HiringForm,
Receipt, User và các lớp thực thể thống kê: BookStat, ReaderStat và
IncomeStat.

Quan hệ giữa các lớp thực thể được xác định như sau:
- Một Store có nhiều Book, một Book chỉ thuộc vào một Store. Vậy
quan hệ giữa Store và Book là 1 - n.
- Mỗi Book có thể được mượn bởi nhiều Reader khác nhau, mỗi Reader
mỗi lần mượn được mượn nhiều Book khác nhau. Vậy quan hệ giữa
Reader và Book là n – n.
- HiringForm là thực thể liên kết giữa Reader và Book.
- Một HiringForm có thể thanh toán nhiều lần khác nhau, do đó có nhiều
Receipt khác nhau. Vậy quan hệ giữa HiringForm và Receipt là 1 – n.
Một User cũng có thể lập nhiều Receipt khác nhau cho các HiringForm
do đó, quan hệ giữa User và Receipt là quan hệ 1 – n.

2.4 Trích các lớp biên, các lớp điều khiển cho module. Vẽ sơ đồ lớp từ
các lớp đã trích được của module
Đề xuất lớp điều khiển cho module:
- Lớp điều khiển cho module Book: BookManagerCtr
- Lớp điều khiển cho module Reader: ReaderManagerCtr
- Lớp điều khiển cho module HiringForm: HiringFormManagerCtr
- Lớp điều khiển cho module Receipt: ReceiptManagerCtr

Đề xuất lớp biên cho module “Trả truyện và thanh toán”


Giao diện chính: ReaderManagerFrm
Chức năng tìm kiếm khách hàng được gộp trong giao diện chính
Chức năng thêm tình trạng truyện khi trả: ReturnStatusFrm
Chức năng xác nhận hóa đơn: ReceiptManagerFrm

2.5 Xây dựng thẻ CRC cho các lớp điều khiển module
2.6 Xây dựng sơ đồ hoạt động (statechart) cho module và viết lại scenario
với các lớp đã trích được của module

Scenario cho Module “Khách hàng trả truyện và thanh toán”:

1, Nhân viên A sau khi login, chọn menu tìm danh sách truyện mượn theo tên
khách hàng.
2, Lớp ReaderManagerFrm hiện ra với ô nhập Tên khách hàng và nút: Tìm kiếm ở
trên đầu màn hình.
3, Nhân viên A hỏi tên khách hàng, nhập vào ô nhập và click vào nút Tìm kiếm để
tìm kiếm danh sách các khách hàng có tên vừa nhập.
4, Lớp ReaderManagerFrm gọi lớp ReaderManagerCtr để tìm kiếm các đối tượng
Reader có thông tin tên khách hàng trùng với tên vừa được nhập.
5, Sau khi tìm kiếm xong, lớp ReaderManagerCtr trả về cho lớp
ReaderManagerFrm danh sách các Reader có tên trùng với tìm kiếm.
6, Lớp ReaderManagerFrm hiển thị ra danh sách các khách hàng có tên như tên vừa
nhập.
7, Nhân viên A click vào dòng của khách hàng hiện tại.
8, Lớp ReaderManagerFrm gọi lớp HiringFormCtr để lấy danh sách các đầu truyện
mà khách hàng đó đang mượn. Lớp HiringFormCtr trả về cho lớp
ReaderManagerFrm 1 danh sách các đầu truyện.
9, Lớp ReaderManagerFrm hiển thị ra màn hình danh sách các đầu truyện đó, mỗi
dòng có đầy đủ thông tin về đầu truyện, ngày mượn, giá mượn, số tiền thuê tính
đến ngày trả và 1 nút “Chọn trả”.
10, Nhân viên A click vào nút “Chọn trả” của đầu sách mà khách hàng muốn trả.
11, Lớp ReaderManagerFrm gọi lớp ReturnStatusFrm yêu cầu hiển thị.
12, Lớp ReturnStatusFrm hiện ra với các ô nhập: Tình trạng sách, Tiền phạt và 1
nút “Thanh toán”.
13, Nhân viên A nhập vào tình trạng sách và tiền phạt (nếu có), sau đó click vào nút
"Thanh toán”.
14, Lớp ReturnStatusFrm gọi lớp HiringFormCtr để cập nhật lại danh sách các đầu
truyện khách hàng đó mượn. Lớp ReturnStatusFrm gọi lớp Receipt để đóng gói các
thông tin khách hàng, thông tin đầu truyện và số tiền thanh toán.
15, Lớp Receipt đóng gói thông tin và trả về 1 đối tượng Receipt cho lớp
ReturnStatusFrm.
16, Lớp ReturnStatusFrm gọi lớp ReceiptManagerFrm và truyền đối tượng Receipt
vừa nhận được vào.
17, Lớp ReceiptManagerFrm hiện ra thông tin về hóa đơn và 1 nút “Xác nhận”.
18, Nhân viên A click vào nút “Xác nhận”.
19, Lớp ReceiptManagerFrm gọi lớp ReceiptManagerCtr, lớp ReceiptManagerCtr
lưu thông tin hóa đón vào CSDL.
20, Lớp ReceiptManagerCtr thông báo cho lớp ReceiptManagerFrm đã thanh toán
thành công.
21, Lớp ReceiptManagerFrm hiển thị đã thanh toán thành công.

2.7 Thực tế hóa scenario thành sơ đồ tuần tự cho module


III. PHA THIẾT KẾ
3.1 Trình bày lại thiết kế sơ đồ lớp thực thể cho toàn hệ thống

3.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống


Các bước thiết kế CSDL cho hệ thống:
Bước 1: Mỗi lớp thực thể đề xuất thành một bảng tương ứng trong CSDL:
- Lớp Store => bảng tblStore
- Lớp Book => bảng tblBook
- Lớp Reader => bảng tblReader
- Lớp HiringForm => bảng tblHiringForm
- Lớp User => bảng tblUser
- Lớp Receipt => bảng tblReceipt
- Lớp BookStat => bảng tblBookStat
- Lớp ReaderStat => bảng tblReaderStat
- Lớp IncomeStat => bảng tblIncomeStat

Bước 2: Với mỗi lớp thực thể, các thuộc tính không đối tượng chuyển thành thuộc
tính của bảng tương ứng.
Bước 3: Chuyển quan hệ số lượng giữa các lớp thực thể sang các bảng tương ứng.
Bước 4: Thêm 1 bảng quan hệ vào giữa 2 bảng có quan hệ nhiều – nhiều.
Bước 5: Thêm khóa chính, khóa phụ vào bảng

3.3 Với module cá nhân, chọn 1 trong 3 mô hình MVC


Mô hình thực thể bean:
4.4 Vẽ lại sơ đồ tuần tự sau pha thiết kế cho module

You might also like