You are on page 1of 2

Tư thế “Cổ đẩy”

Do tính ngày càng phổ biến của cuộc sống Social networking service như máy tính, điện thoại thông
minh, công việc văn phòng – mọi thứ đang cố lôi chúng ta về trước và dẫn tới thường xuyên duy trì một
tư thế sai lệch.

Forward Head Posture (mình tạm dịch thổ là Sai lệch Cổ đẩy về trước) là một sai lệch phổ biến hiện nay,
và nó thường đi kèm với những sai lệch khác như Xoay vai, Cụp ngực và Gù lưng.

Cổ đẩy về trước được mô tả/xác định là sự quá ưỡn (hyperextension) của các đốt sống cổ (C1 đến C7) và
vị trí phần đầu của chúng ta có xu hướng bị dịch về phía trước. Từ đó có thể dẫn đến sự co rút của các
nhóm cơ phía sau của cổ, dẫn tới các cơn đau cục bộ cũng như gây ra sự chèn ép giữa các đốt sống cổ.

Do lực ép giữa các đốt sống cổ và sự co rút của các nhóm cơ tăng lên, hậu quả dẫn tới một số hiện
tượng như:

- Nhức đầu
- Khó chịu ở cổ: Căng cơ, đau mỏi
- Gây đau ngực, nếu kết hợp với Cụp ngực gây ảnh hưởng lớn đến chức năng hô hấp do làm suy
yếu các cơ quan của hệ hô hấp.
- Đau, tê bì, cảm giác kim châm chạy dọc cánh tay tới bàn tay – hiện tượng của việc chèn ép các
dây thần kinh.
- Làm tăng áp lực nén lên các mô liên kết quanh đốt sống cổ, đặc biệt là khớp và dây chằng.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các triệu chứng đau cục bộ, rối loạn cơ xương khớp có liên quan
đến sai lệch Cổ đẩy.
- Suy giảm chức năng linh hoạt của khớp vai và tầm vận động của cánh tay

Phương án điều trị và xử lý cơn đau qua việc sử dụng thuốc (thương là thuốc giảm đau, chống viêm hoặc
có thể là thuốc dãn cơ) chỉ làm cho vấn đề của người bị trở nên tồi tệ hơn hoặc dẫn tới các bệnh mãn
tính như thoái hóa đốt sống vì không xử lý được gốc rễ của nguyên nhân gây ra vấn đề.

Nó nằm ở cách chúng ta “đối xử tệ bạc” với chính tư thế của bản thân.

ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN

- Đặc thù tư thế làm việc: Cúi đầu về phía trước trong một thời gian dài, xu hướng ngồi với tư thế
buông thõng và thả lỏng cơ thể, ngồi sai tư thế khi sử dụng các thiết bị điện tử
- Sai lệch tư thế trong lúc ngủ - kê gối quá cao
- Cơ lưng kém phát triển về chức mạnh chức năng
- Không vận động trong thời gian dài.

ĐÁNH GIÁ SỰ SAI LỆCH

- Các nhóm cơ bị co rút (shorten/overactive)


o Các nhóm cơ liên kết ở lồng ngực và chi trên
 Intercostal muscle
 Pectoralis major & minor
 Latissimus dorsi
 Serratus anterior
o Các nhóm cơ quanh vùng cổ, xương vai phía trên lồng ngực
 Levator scapulae
 Sternocleidomastoid
 Scalene
 Upper trapezius
- Các nhóm cơ bị suy giảm chức năng do bị kéo duỗi quá mức (lengthen/underactive)
 Deep cervical flexors
 Scapular retractors (Rhomboids, Middle trapezius)
 Upper thoracic spinae

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC

1. Quan trọng bậc nhất, khắc phục nguyên nhân gây ra hiện tượng – là chỉnh sửa tư thế khi làm
việc và sử dụng các thiết bị điện tử
2. Kéo dãn, thả lỏng các nhóm cơ bị co cứng bằng các hình thứ như massage, SMR, stretching,…
3. Kích hoạt, tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ bị kéo duỗi quá mức – đề xuất đặc biệt là bài
tập Chin Tuck
4. Tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ lưng – đặc biệt là Erector spinae
5. Tập luyện cải thiện độ linh hoạt cho đốt sống ngực, khớp vai và phạm vi chuyển động của xương
cánh tay.

You might also like