You are on page 1of 6

Chương 1

KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

NỘI DUNG

I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ


MINH.

1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh.


- Khái niệm tư tưởng được hiểu là toàn bộ những quan điểm, quan niệm
đã phát triển thành hệ thống, được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất
định, nhằm lý giải các vấn đề tự nhiên, xã hội và con người.
Các khái niệm “chủ nghĩa”, “tư tưởng”, “học thuyết” tuy nội hàm có
những điểm khác nhau, nhưng có ý nghĩa gần tương đồng nhau, nên trong
những trường hợp cụ thể, chúng có thể được dùng để thay thế cho nhau.
- Khái niệm nhà tư tưởng (quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin): Một
người sẽ trở thành nhà tư tưởng khi người đó đi trước phong trào tự phát của
quần chúng, chỉ đường cho quần chúng, vạch ra đường lối chiến lược, sách lược
của cách mạng và xây dựng cho quần chúng một tổ chức cách mạng (Lênin).
Như vậy: Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng điển hình theo truyền thống
lý luận phương Đông và theo quan điểm của Lênin
- Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh chính thức được nêu ra tại Đại hội
VII, ĐCSVN, năm 1991: Đảng lấy CNMLN và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng và kim chỉ nam hành động…
Sau đại hội VII của Đảng, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã
được triển khai sâu rộng ở trong và ngoài nước
- Cho đến nay, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về tư tưởng Hồ Chí Minh
được công bố, ta có thể khái quát thành 3 loại ý kiến sau:
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào điều kiện nước ta.
Loại ý kiến này nhấn mạnh vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, song như
giáo sư Trần Văn Giàu đánh giá: Nếu chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta
khó, thậm chí không thể làm cách mạng thành công.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết là sức mạnh nội lực Việt Nam đã dung
hóa, Việt hóa tư tưởng văn hóa của nhân loại để thăng hoa lên thành những sáng
tạo mới mẻ. (loại ý kiến này nhấn mạnh yếu tố bản địa).
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống dân
tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, mà nội dung cốt lõi là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chúng ta thống nhất định nghĩa được nêu tại Đại hội lần thứ IX Đảng
Cộng sản Việt Nam:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu săc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự
kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp và giải phóng con người."
Ta cũng có thể hiểu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các luận điểm về cách mạng Việt
Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên CNXH nhằm giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội, giải phóng con người, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình
thống nhất độc lập, dân chủ, giàu mạnh góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế
giới.
- Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
- Định nghĩa đã làm rõ các nội dung:
+ Bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh: đó là hệ thống
các luận điểm phản ánh những vấn đề mang tính quy luật của cách mạng Việt
Nam.
+ Nguồn gốc tư tưởng – lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh: chủ nghĩa Mác
- Lênin, giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
+ Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh: Bao gồm những vấn đề liên
quan trực tiếp của cách mạng Việt Nam.
- Giá trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí
Minh: soi đường thắng lợi cho cách mạng Việt Nam; là tài sản tinh thần to lớn
của Đảng và dân tộc ta.
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh gồm:
+ Tư tưởng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
+ Tư tưởng về xây dựng một chế độ mới theo con đường XHCN.
+ Tư tưởng kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, sức
mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội,
giải phóng con người.
+…

2. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh.


a. Đối tượng nghiên cứu.
Là hệ thống các quan điểm lý luận được thể hiện trong các di sản của Hồ
Chí Minh và quá trình vận động hiện thực hoá các quan điểm lý luận đó trong
thực tiễn cách mạng Việt Nam.
- Để nắm vững các vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta
cần tìm hiểu thông qua:
+ Các “công trình” (tác phẩm, bài nói, bài viết) do Hồ Chí Minh để lại đã
được tập hợp trong bộ sách: Hồ Chí Minh, Toàn tập, 15 tập
+ Tìm hiểu thông qua đường lối chính sách của Đảng ta được thể hiện
trong các văn kiện Đảng.
+ Tìm hiểu thông qua việc làm và cách làm của Hồ Chí Minh.
+ Tìm hiểu thông qua lời kể, những kỷ vật... của những người đã từng
sống, làm việc, sinh hoạt gần gũi với Hồ Chí Minh...
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của một quá trình tìm tòi, kế thừa có
chọn lọc tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại. Vì vậy, phải nắm vững
truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, phải tự nâng trình độ của mình
lên thì mới có thể nhận thức đúng và đầy đủ về tư tưởng của người.
- Cần lưu ý tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống “mở’’, nó đòi hỏi
chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu, bổ sung và phát triển tư tưởng của
người, làm cho tư tưởng của Người đã và mãi mãi tỏa sáng.

b. Nhiệm vụ nghiên cứu.


- Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nội dung, bản chất cách mạng, khoa học, đặc điểm của các quan điểm
trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của tư tưởng Hồ
Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
- Quá trình quán triệt và vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua
các giai đoạn cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.
- Các giá trị tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh đối với kho tàng tư tưởng,
lý luận cách mạng thế giới.

3. Vị trí môn học

Với đối tượng và nhiệm vụ đã xác định ở trên, bộ môn tư tưởng Hồ Chí
Minh có quan hệ chặt chẽ với Hồ Chí Minh học, các khoa học xã hội và nhân
văn, và đặc biệt là với các môn học lý luận chính trị.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin, là sự vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn Việt Nam. Vì vậy, môn tư
tưởng Hồ Chí Minh và môn Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, Lịch sử Đảng cộng sản
Việt Nam, có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, Muốn nghiên cứu, học tập tốt
môn này cần nắm vững môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện, lãnh đạo Đảng ta. Tư tưởng
Hồ Chí Minh là một bộ phận tư tưởng nền tảng, kim chỉ nam cho hành động của
Đảng ta. Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trang bị cơ sở thế giới quan,
phương pháp luận khoa học để nắm vững kiến thức về đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.


1. Cơ sở phương pháp luận.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta cần quán triệt các nguyên tắc
có tính phương pháp luận sau:
- Cơ sở phương pháp luận chung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là thế
giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - lênin mà chủ yếu thế giới
quan và phương pháp luậnduy vật biện chứng và duy vật lịch sử, voeis các quan
điểm:
+ Bảo đảm sự thống nhất tính Đảng và tính khoa học.
+ Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc Lý luận phải gắn với thực tiễn.
+ Quan điểm lịch sử cụ thể.
+ Quan điểm toàn diện và hệ thống.
+ Quan điểm kế thừa và phát triển.
- Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm kinh điển với thực tiễn chỉ đạo cách
mạng của Hồ Chí Minh.

2. Các phương pháp cụ thể.


- Phương pháp là cách thức đề cập đến hiện thực, cách thức nghiên cứu
các hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Có thể khái quát: phương pháp là hệ
thống các nguyên tắc điều chỉnh nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn xuất
phát từ các quy luật vận động của khách thể được nhận thức.
- Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoài các vấn đề có tính phương
pháp luận chung cần chú ý một số phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp xuyên suốt trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là kết
hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc. Phương pháp lịch sử giúp
chúng ta nhận thức về mặt lịch sử quá trình tư duy Hồ Chí Minh, ngược lại nếu
thiếu phương pháp lôgíc, chúng ta không thể tìm ra cái cốt lõi trong tư duy Hồ
Chí Minh và hướng phát triển mà tư duy Hồ Chí Minh đã đạt tới.
- Ngoài ra việc vận dụng các phương pháp liên ngành: thống kê, phân
tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, tiếp xúc nhân chứng lịch sử...cũng là những
phương pháp cần thiết trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.

III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Việc học tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa:
- Là cơ sở để nhận thức sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác- lênin và đường lối,
chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác.
- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị

You might also like