You are on page 1of 4

Nguyễn Bùi Phương Linh – 2053801014123

Trần Thị Thanh Nhàn – 2053801014180


Lý Thị Huyền – 2053801014098
Bùi Bích Nga – 2053801014155
Bùi Thị Thanh Nguyên – 2053801014172

Câu hỏi: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị xã hội của hàng hóa. Liên hệ với nền
kinh tế Việt Nam hiện nay.
Trả lời
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá là:

 Năng suất lao động.


 Cường độ lao động.
 Mức độ phức tạp của lao động.

1. NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG.


Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản
xuất ra trong một đợn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm.
Khi tất cả các yếu tố khác không đổi:
Năng suất lao động xã hội tăng > Số lượng hàng hoá được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời
gian tăng; nghĩa là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hoá giảm >
lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm.
 Lượng giá trị xã hội của hàng hoá được quyết định bởi thời gian lao động xã hội cần
thiết là một khái niệm trong kinh tế chính trị Mác-Lênin dùng để chỉ về khoảng thời giờ
lao động cần phải tiêu tốn để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện
sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình
độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội ở thời điểm
đó.
 Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Mác-Lênin chỉ về
một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó,
lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động
xã hội cần thiết.
Ví dụ:
Một người lao động trong một ngày sản xuất ra 15 sản phẩm có tổng giá trị là 60 USD, như vậy
giá trị của 1 sản phẩm là 4 USD. Khi năng suất lao động tăng lên 2 lần thì giá trị 1 sản phẩm sẽ
giảm đi 2 lần, là 2 USD. Đồng thời số lượng sản phẩm sản xuất ra cũng tăng lên 2 lần, là 30 sản
phẩm, nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong 1 ngày vẫn là 60 USD.
Kết luận:
Sự thay đổi của năng suất lao động tác động theo tỷ lệ nghịch đến lượng gt của một đơn vị hàng
hóa nhưng không tác động đến tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong
cùng một đơn vị thời gian.
2. CƯỜNG ĐỘ LAO ĐỘNG.
Cường độ lao động là mức độ hao phí lao động của người lao động trong một đơn vị thời gian,
được tính bằng số calo hao phí trong 1 đơn vị thời gian.
Khi tất cả các yếu tố khác không đổi:
Cường độ lao động tăng > mức độ hao phí lao động tăng > tổng số hàng hoá được sản xuất ra
trong cùng 1 đơn vị thời gian tăng đồng thời với sự tăng của tổng lượng hao phí > nên lượng hao
phí lao động để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hoá không đổi > lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá
không đổi.
Ví dụ:
Công nhân bình thường làm 1 ngày 8 tiếng, nay tăng thành 10 tiếng > tổng số hàng hóa trong 8
tiếng là 20 thùng hang, nay tăng lên là 30 thùng hàng (giả sử 1 thùng có giá bán 10 USD) kéo
theo đó là hao phí lao động của công nhân bị tăng lên nhưng lượng hao phí cho 1 thùng hàng
không thay đổi > nên lượng giá trị cho một thùng hang không đổi.
Kết luận:
Như vậy, sự thay đổi của cường độ lao động không tác động đến lượng giá trị của một đơn vị
hàng hóa nhưng nó tác động theo tỷ lệ thuận đến tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được
sản xuất ra trong cùng một đơn vị thời gian.
3. MỨC ĐỘ PHỨC TẠP CỦA LAO ĐỘNG.
Mức độ phức tạp của lao động có thể được hiểu là sự công phu, tính tỉ mỉ, những yêu cầu khắt
khe đòi hỏi ở người lao động khi họ tiến hành làm ra một sản phẩm, đó có thể là những yếu tố
như môi trường làm việc, điều kiện thời tiết, vấn đề sức khỏe trong môi trường làm việc, sự cạnh
tranh…
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hoá. Theo
mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức
tạp.
 Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một người bình
thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao
động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề. Trong cùng một
đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so
với lao động giản đơn.
 Trong nền sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi diễn ra liên tục, phức tạp. Để thuận tiện
cho trao đổi, người ta lấy lao động giản đơn trung bình làm đơn vị trao đổi và quy tất cả
lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình.
Kết luận:
Mức độ phức tạp của lao động ảnh hưởng theo tỷ lệ thuận đến lượng giá trị của một đơn vị hàng
hóa bà tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa đưỡn sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian
Liên hệ đến nền kinh tế Việt nam
Cũng như phần trình bày trên về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị xã hội của hàng hóa, thì
sau đây là một vài ví dụ liên hệ đến nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta cũng đã biết, lượng giá trị
trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
hàng hóa đó, cho nên, về nguyên tắc, những nhân tố ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã
hội caacfn thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng
hóa. C. Mác cho rằng, có những nhân tố sau đây:

o Một là, năng suất lao động:


- Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa
tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Đóng góp của năng suất các nhân tố
tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 39,0%. Tốc độ tăng
năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 5,8%/năm. hệ số ICOR giảm từ
gần 6,3 giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn khoảng 6,1 giai đoạn 2016 – 2019. Chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) bình quân giảm từ 18,6% năm 2011 xuống ổn định ở mức khoảng
4%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Lạm phát cơ bản giảm từ 13,6% năm 2011 xuống khoảng
2,5% năm 2020.
- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 3,6 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên
543,9 tỷ USD tỷ USD năm 2020. Xuất khẩu tăng bình quân khoảng 14%/năm, là động
lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Thị trường xuất khẩu được mở rộng; nhiều doanh
nghiệp tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu; góp phần nâng cao năng lực
xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xuất siêu liên tục từ 2016-2020. Cán cân
thanh toán quốc tế thặng dư; dự trữ ngoại hối tăng từ 12,4 tỷ USD năm 2010 lên trên 90
tỷ USD vào năm 2020.1

1
Vị thế và cơ đồ kinh tế Việt Nam- Ts. Nguyễn Minh Phong- Ths. Nguyễn Trần Minh Trí- báo Nhân Dân Điện Tử.
o Hai là, tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động:
- Đặc biệt, theo Báo cáo Phát triển con người toàn cầu năm 2020 do Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố
chiều 16-12-2020 tại Hà Nội, Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2019 của Việt Nam
là 0,704, lần đầu tiên đưa Việt Nam vào nhóm các nước phát triển con người cao và xếp
thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong giai đoạn 1990-2019, giá trị HDI của Việt
Nam đã tăng gần 46%, nằm trong số các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới,
trong khi vẫn còn là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp…2

2
Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh- Báo Tổng Cục Thống Kê.

You might also like