You are on page 1of 18

12D6 Chuyên đề: Đột

biến cấu trúc


nhiễm sắc thể.
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

Thực hiện
Biên tập: Nguyễn Bùi Phương Linh
Thông tin: Đỗ Nguyễn Nam Anh
In ấn: Nguyễn Đặng Phương Nhi
Hình ảnh: Huỳnh Vũ Thanh Huyền
Bìa: Lê Quỳnh Ngọc Trân

1
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

Nhiễm sắc thể

N hiễm sắc thể là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào, được tập trung lại thành
những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài. Nhiễm
sắc thể có khả năng tự nhân đôi, phân li hoặc tổ hợp ổn định qua các thế hệ. Nhiễm sắc
thể có khả năng bị đột biến cấu trúc tạo ra những đặc trưng di truyền mới.

Chức năng của nhiễm sắc thể


 Lưu trữ thông tin di truyền: nhiễm sắc thể mang gen chứa thông tin di truyền, mỗi gen
chiếm một vị trí xác định trên nhiễm sắc thể. Các gen trên cùng một nhiễm sắc thể được
di truyền cùng nhau
 Bảo quản thông tin di truyền: thông tin trên nhiễm sắc thể được bảo quản nhờ cấu trúc
đặc biệt của nhiễm sắc thể.
 Truyền đạt thông tin di truyền: thông tin di truyền trên nhiễm sắc thể được truyền đạt từ
thế hệ này sang thế hệ khác nhờ cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể thông
qua quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
 Điều hòa hoạt động của gen thông qua hoạt động cuộn xoắn và tháo xoắn nhiễm sắc thể
chỉ được thực hiện được khi nhiễm sắc thể tháo xoắn trở thành ADN dạng mạch thẳng.

2
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Đột biến
Đột biến gen

Đột biến nhiễm sắc thể

Đột biến cấu trúc nhiễm Đột biến số lượng nhiễm


sắc thể sắc thể

Mất đoạn
Lặp đoạn
Đảo đoạn
Chuyển đoạn

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự thay đổi trong cấu trúc của từng nhiễm sắc thể →
sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng trên nhiễm sắc thể dẫn đến thay đổi
hình dạng và cấu trúc nhiễm sắc thể.

Nguyên nhân:
 Do tác động của các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh.
 Do rối loạn trao đổi chất nội bào, làm cho nhiễm sắc thể bị đứt gãy.
 Do rối loạn quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể, hay tiếp hợp trao đổi chéo không bình
thường của các cromatit.

3
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

Đột biến mất đoạn


Là dạng đột biến mất một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó, mà hậu quả là làm giảm số lượng
nhiễm sắc thể trên gen, mất cân bằng gen trong hệ gen → giảm sức sống hoặc gây chết.

Một số loại bệnh

 Hội chứng Angelman


Hội chứng Angelman (angelman sydrome, viết tắt AS) là một rối loạn di truyền, chủ yếu ảnh
hưởng đến hệ thống thần kinh. Hội chứng Angelman là do thiếu chức năng của một phần nhiễm
sắc thể 15 được thừa hưởng từ mẹ của một người, đôi khi đó là do thừa hưởng hai bản sao nhiễm
sắc thể 15 từ cha của một người và không có từ mẹ của họ. Vì các phiên bản của người cha bị bất
hoạt bởi một quá trình được gọi là in dấu gen, nên không còn phiên bản chức năng của gen. Các
triệu chứng bao gồm một đầu nhỏ và một diện mạo đặc thù, khuyết tật trí tuệ nghiêm
trọng, khuyết tật phát triển, vấn đề về nói, cân bằng và các vấn đề vận động, hay co giật và khó
ngủ, trẻ em thường có tính cách vui vẻ và có hứng thú đặc biệt với nước.

4
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

Triệu chứng
Trẻ có hội chứng thiên thần thường sẽ bình thường lúc sinh, nhưng dần xuất hiện vấn đề về ăn
uống và chậm phát triển trong từ 6 - 12 tháng tuổi. Các triệu chứng đặc trưng của hội chứng
Angelman ở trẻ bao gồm: 

 Gặp khó khăn khi bú


 Chậm phát triển về vận động: khó đi lại hoặc không có khả năng giữ thăng bằng
 Dáng đi thô cứng, có những hành vi bất thường như vỗ tay, đưa tay và nâng cả cánh tay
lên khi đi bộ.
 Luôn có vẻ mặt hạnh phúc, cười kể cả trong những tình huống không có gì đáng cười. 
 khả năng tư duy giảm, không nói hoặc nói được rất ít từ, thậm chí mất khả năng ngôn
ngữ.
 Dễ bị kích động
 Rối loạn giấc ngủ

Về ngoại hình, trẻ có thể có một số dấu hiệu:


 Kích thước đầu nhỏ, phần sau đầu phẳng

 Sắc tố giảm khiến tóc, da và mắt có màu nhạt hơn bình thường.

 Trẻ có tật đẩy lưỡi, hay lè lưỡi ra ngoài, miệng rộng.

 Vẹo cột sống: Cột sống của một số ít bệnh nhân có thể phát triển theo hướng cong bất
thường, dáng đi không tự nhiên.

5
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

 Béo phì: lớn hơn một chút trẻ sẽ thèm ăn nhiều hơn trẻ bình thường, lâu dài có thể dẫn tới
béo phì.

 Hội chứng Cri du Chat


Hội chứng Cri du chat, hay còn gọi là hội chứng xóa nhiễm sắc thể 5p hoặc hội chứng 5p- (5p
trừ) hay hội chứng mèo kêu, là một bệnh di truyền gây ra bởi việc xóa vật liệu di truyền trên
nhánh nhỏ (nhánh p) của nhiễm sắc thể số 5. Trẻ sơ sinh bị tình trạng này thường có tiếng kêu
the thé giống tiếng mèo.

Về ngoại hình, trẻ có thể có một số dấu hiệu:

 Nếp gấp mí mắt  Mặt tròn  Vẹo cột sống


trên nằm sâu bên trong  Chậm phát triển  Cổ ngắn
 Tai thấp và xoay ra toàn thân  Tầm vóc ngắn
sau  Sống mũi rộng  Tay nhỏ
 Đầu nhỏ  Mí mắt xiên xuống  Mật độ khoáng
 Hàm nhỏ  Vòm miệng cao xương bất thường
 Giảm trương lực cơ  Hai mắt cách xa  Các ngón tay dính
bắp nhau nhau

6
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

 Thoát vị bẹn  Khớp kéo giãn quá  Sụn thừa


mức  Gãy xương tái phát

Allie Wallace (trái) 5 tuổi và Katie Castillo


Cô bé Taylor Towers, 12 tuổi (20 tuổi) đều mắc hội chứng "cri du chat"
và mắc hội chứng cri du chat. hay là có tiếng khóc của mèo, một rối loạn
gene hiếm gặp gây ra những thiểu năng về
thể chất và tinh thần.

7
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

 Hội chứng Williams


Hội chứng Williams (WS) còn gọi là Hội chứng Williams–Beuren (WBS) là một rối loạn di
truyền ảnh hưởng tới nhiều phần của cơ thể, gây nhiều vấn đề về phát triển. là chứng bệnh do
nhiễm sắc thể (NST) bị bất thường: người bệnh có đủ số NST là 23 cặp, nhưng NST số 7 bị mất
đi một đoạn khoảng 27 gen, trong đó thiếu gen tạo ra chất elastin là protein có tính co giãn và
tăng sức mạnh. Thành mạch máu của bệnh nhân thiếu chất elastin nên không có tính đàn hồi dẫn
đến bị trục trặc về tim mạch, chậm phát triển trí tuệ.

Triệu chứng
 Tim mạch: chẳng hạn như hẹp động mạch chủ tăng áp (SVAS) và tăng huyết áp.

8
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

 Tăng canxi huyết-mức canxi cao trong máu ở trẻ sơ sinh.


 Trọng lượng sơ sinh thấp, tăng cân chậm.
 Khó khăn khi cho ăn.
 Đau bụng/khó chịu.
 Bất thường về răng.
 Bất thường về thận: một số người mắc hội chứng này có thể có vấn đề về cấu trúc/chức
năng thận.
 Thoát vị bẹn và rốn.
 Nhạy cảm với âm thanh.
Về ngoại hình, trẻ có thể có một số dấu hiệu:
 Trán rộng, mũi ngắn, cằm đầy và miệng rộng, môi dầy
 Khi những trẻ này mọc răng, răng của chúng có thể nhỏ, cong vẹo, khoảng cách mọc xa
nhau.
 Trẻ lớn hơn và người lớn có thể khuôn mặt sẽ gầy gò, hốc hác.
 Có thể chậm phát triển và gặp khó khăn trong học tập.

9
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

Đột biến lặp đoạn


Một đoạn nào đó của NST được lặp lại một vài lần xen vào NST tương đồng, hay do sự trao đổi
chéo giữa các cromatit không bình thường. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen, tăng lượng
sản phẩm của gen đó → tăng khả năng biểu hiện của tính trạng.

Một số ví dụ
 Lặp đoạn NST ở lúa đại mạch
Ở đại mạch, đột biến cấu trúc lặp nhiễm sắc thể nào sau làm tăng hoạt tính của enzim amilaza
trong công nghiệp sản xuất bia. Nhằm tăng năng suất và thu lợi nhuận.

Enzyme Amilaza ở đại mạch

10
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

 Lặp đoạn NST barr ở ruồi giấm


Lặp đoạn barr là đột biến lặp đoạn ở trên NST giới tính, thể barr tức là trong cặp NST GT XX có
1 NST giới tính X không hoạt động. Điều này cũng đồng nghĩa, mọi phụ nữ cũng đc coi là 1 thể
barr, và như ruồi giấm cái có NST GT XX cũng là 1 thể barr. Đột biến lặp đoạn ở thể barr gây ra
biến dạng ở mắt. Lặp đoạn barr cũng như lặp bình thường, nhưng chỉ khác nó lặp lại 1 gen trên
NST GT X vẫn đang hoạt động. Trong 1 số trường hợp, số đoạn lặp càng tăng thì mắt càng bé,
nhưng trong 1 số trường hợp khác thì ngược lại.

11
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

Đột biến đảo đoạn


Đảo đoạn nhiễm sắc thể là một dạng tái cấu trúc nhiễm sắc thể, trong đó một đoạn của nhiễm sắc
thể bị đảo ngược 180 độ so với vị trí ban đầu của nó. Đảo đoạn nhiễm sắc thể xảy ra khi một
nhiễm sắc thể duy nhất bị đứt và sau đó tự tái cấu trúc bên trong chính nó. Đảo đoạn có hai
loại: đảo đoạn gần tâm và đảo đoan quanh tâm.

Một số ví dụ
 Ở ruồi giấm (Drosophila)
Ví dụ như Drosophila, việc chuẩn bị các nhiễm sắc thể tuyến nước bọt của ấu trùng cho phép
quan sát hiện tượng đảo đoạn khi chúng dị hợp. Đặc tính hữu dụng này của nhiễm sắc thể đa sợi
lần đầu được đăng báo bởi Theophilus Shickel Painter vào năm 1933.

Một vòng lặp đảo đoạn trong tay A của một nhiễm sắc thể trên một loài ruồi
vằn Axarus
Đảo đoạn thường không gây ra bất kỳ bất thường nào ở chủ thể miễn là sự tái cấu trúc được cân
bằng mà không bị thiếu hay thừa ADN nào. Tuy nhiên, ở những cá thể mà là dị hợp đối với một

12
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

sự đảo đoạn thì sẽ gia tăng sự sản sinh các nhiễm sắc tử bất thường (điều này xảy ra khi trao đổi
chéo xảy ra bên trong chiều dài bị đảo đoạn. Điều này dẫn tới khả năng thụ tinh thấp đi do sự sản
sinh ra những giao tử mất cân bằng

Đột biến chuyển đoạn


Trong di truyền học, chuyển đoạn NST là sự trao đổi giữa các đoạn của các NST không tương
đồng. Chuyển đó có thể là chuyển đoạn cân bằng (tức là trao đổi vật liệu bằng nhau mà không có
thông tin di truyền nào bị thừa hay thiếu, và có chức năng đầy đủ một cách lý tưởng) hoặc không
cân bằng (là trao đổi vật liệu nhiễm sắc thể không bằng nhau dẫn đến thừa hay thiếu gen).

Một số loại bệnh


 Ung thư máu ác tính
Ung thư máu còn gọi là bệnh bạch cầu myeloid cấp tính (Acute Myeloid Leukemia – AML).
Ung thư máu làm rối loạn tủy và hệ bạch huyết, tạo ra những bạch cầu ác tính. Bạch cầu này phát
triển mạnh mẽ, phá hủy các hồng cầu, người bệnh sẽ bị thiếu máu dẫn đến tử vong.

13
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

Nguyên nhân
Sự chuyển đoạn NST là kiểu đột biến chính gây ung thư máu, vị trí NST rời đi gây ảnh hưởng
đến các gen lân cận, nó kích thích gen sinh ung thư hoặc hạn chế gen RUNX1, RARa – gen giúp
tế bào máu trưởng thành.

Triệu chứng
Khi tế bào dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy sẽ gây đau nhức xương. Đồng thời
chúng chiếm chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác. Lúc đó bệnh
nhân có thể có những chứng sau:

 Đốm đỏ: Đốm đỏ hoặc tím trên da là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ
thể.
 Nhức đầu: Nhức đầu dữ dội, đi kèm đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao. Do sự
suy thoái lưu lượng máu đưa lên não khiến cho não không được cung cấp đủ oxy nên gây
đau đầu.

14
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

 Đau xương: Một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương.
Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp
xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng.
 Sưng hạch bạch huyết: Sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung
thư máu và không gây đau.
 Xanh xao, mệt mỏi: Khi mắc ung thư máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm
đáng kể, hiện tượng này còn gọi dễ hiểu hơn là “thiếu máu” . Thiếu máu khiến cơ thể trở
nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.
 Chảy máu cam: Chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp nhưng nếu trong trường
hợp chảy máu nhiều, liên trục nhiều ngày thì ngay lập tức phải khám bệnh càng sớm càng
tốt bởi đây có thể là hệ quả của việc suy giảm số lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm
máu.
 Sốt cao thường xuyên: Bệnh nhân mắc ung thư máu bị suy giảm trầm trọng khả năng
miễn dịch biểu hiện qua những cơn sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành.
 Đau bụng: Khi ung thư máu đã tiến triển đến gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các
bộ phận này. Vì thé, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi, mất cảm giác ngon
miệng, buồn nôn, hoặc ói mửa.

15
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

Nhiễm sắc thể Philadelphia là nhiễm sắc thể số 22 ở người bị đột biến thêm đoạn từ nhiễm sắc
thể số 9 chuyển vào, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1959 ở người bị ung thư bạch cầu tại
Philadelphia.

16
CHUYÊN ĐỀ: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

17

You might also like