You are on page 1of 43

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP


THỰC PHẨM TP.HCM
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH: MÀNG TẾ BÀO, TẾ
BÀO HỌC, CÁC BÀO QUAN

GVHD: NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI


NHÓM: SINH HỌC 06
THÀNH VIÊN: TRẦN THANH TÂM 2005150219
NGÔ THỊ ÁI QUYÊN 2005150219
I. MÀNG TẾ BÀO
1. Khái niệm:
- Vỏ bọc bên ngoài của một tế bào eukaryote gọi là
màng sinh chất (plasma membrane). Màng này cũng
có ở các tế bào prokaryote nhưng được gọi là màng
tế bào (cell membrane).
- Chức năng: Màng có chức năng bao bọc và phân
tách tế bào với môi trường xung quanh
- Màng được cấu thành bởi một lớp phospho lipid kép
và các protein
2. NỀN TẢNG LIPID CỦA MÀNG TẾ BÀO:
- Các phân tử lipid chiếm gần 50% khối lượng của
phần lớn các màng của tế bào động vật, còn lại là hầu
như các protein.
- Một tế bào động vật nhỏ có khoảng 109 phân tử
lipid.
- Gồm ba loại căn bản:
 Phospholipid
 Cholesterol
 Glycolipid
- Cả ba điều lưỡng tính(amphiphile), một đầu kỵ
nước(hydrophobe), còn đầu kia ưa nước(hydrophile)
A. PHOSPHOLIPID:
- Phospholipid là thành phần cấu trúc chính của tế bào.
- Có một đầu phân cực ưa nước và hai đuôi
carbohydrate kỵ nước là các acid béo.
- Mỗi đuôi có khoảng 14 – 24 nguyên tử carbon.
- Đuôi thứ hai bị cong do chứa một liên kết đôi.
 Các phân tử phospholipid xếp chặt nhau.
-Sự lưỡng cực đặc biệt đầu tan mà đuôi không tan trong
nước của phospholipid làm nó rất thích hợp cho phần
cấu trúc màng tế bào.
 Các phân tử lipid tham gia cấu tạo màng tế bào đều là
những phân tử lưỡng cực.
B. TẤM PHOSPHOLIPID HAI LỚP:
- Nhờ tính chất vật lý đặc biệt lưỡng cực, các phân tữ
phospholipid tự động hình thành tấm 2 lớp trong
dung dịch nước: đầu phân cực vào đuôi kỵ nước
hướng vào trong với nhau
- Sự hình thành tấm phospholipid 2 lớp là quá trình tự
lấp ráp.
- Đặc biệt các phân tử đã xếp lớp, các mạch
hydrocarbon của chúng vẫn chuyễn động thường
xuyên
- Sự di chuyển đó tạo cho tấm 2 lớp tính dòng lỏng hai
chiều(các phân tử phospholipid cấu trúc có thể di
chuyển ngang dọc theo 1 phía của màng).
- Tấm phospholipid 2 lớp khi ở trạng lỏng
rất mềm dẻo làm cho màng dễ thay đổi
hình dạng mà không bị vỡ ra.
- Sự dung hợp màng là 1 hiện tượng quan
trọng của tế bào, các túi lipid có thể nhập
vào nhau.
- Khi đó các màng 2 lớp nối liền nhau
thành tấm liên tục chung của túi lớn.
- Nhờ đó, vật chất từ bộ phận này có thể
di chuyển sang chỗ khác hoặc theo chiều
ngược lại.
2. CẤU TRÚC MÀNG SINH
CHẤT:
A. TỔ CHỨC MÀNG LIPID 2 LỚP
- Lớp đôi của lipid hình thành phần nền chủ yếu của
màng; các lipid phần lớn là phospholipid, nhưng ở sinh
vật bậc cao có thêm cholesterol.
- Cholesterol chen vào giữa hai phân tử phospholipid và
làm màng cứng hơn.
- Cholesterold còn làm giảm tính thấm của các phân tử
tan trong nước, tăng tính mềm dẻo và ổn định cơ học
của màng.
- Ngoài ra Cholesterol còn giữ vai trò chất điệm của tính
lỏng: ở nhiệt độ cao hạn chế sự vận động quá mức của
các acid béo, khi nhiệt độ thấp tránh sự gắn kết thành
tinh thể.
 - Các protein thì đa số dạng cầu, không đồng
nhất và có sự phân bố thành đốm như hình
khẩm.
- Các protein ngoại vi nằm trên bề mặt của
màng.
- Các protein nội vi được gắn vào giữa lớp lipid
một phần hay toàn bộ; một số chúng xuyên qua
màng.
- Có những đơn vị protein nối với nhau bằng liên
kết cộng hóa trị tạo thành lỗ thông qua màng.
B. PROTEIN GIỮA 2 LỚP
- Số lượng và các kiểu protein ở các loại màng khác
nhau:
- ở màng cô lập dây thần kinh protein ít hơn 25%, còn
có các màng liên quan đến biến đổi năng lượng( ti thể,
lục lạp) số lượng protein chiếm tới 75%. Thường
trong các màng protein chiếm khoảng 50%.
- Các protein nội vi có thể xuyên qua màng một hoặc
vài lần và thường là đầu kỵ nước hướng vào trong.
- Các protein cũng góp phần làm thay đổi tính chất cơ
học của màng.
C. HỆ THỐNG SỢI NÂNG ĐỠ:

- Ở hồng cầu, nhóm protein dồi dào nhất là spectrine,


một loại protein có sợi dài, mỏng và dẻo, chiếm
khoảng 25% khối lượng protein.
- Các protein này là thành phần cơ bản của hệ thống sợi
nâng đợ như khung sườn nằm dưới màng tế bào.
- Chính hệ thống nâng đỡ của spectrine này giúp tế bào
chống lại những tác động bất lợi từ bên ngoài
D. PROTEIN VÀ GLYCOLIPID BÊN
NGOÀI:
- Tổng các hydratecarbon chiếm 2-10% trọng lượng của
màng.
- Phần lớn các protein nằm ở bề mặt ngoài màng đều gắn
với những oligosaccharide bằng liên kết cộng hóa trị nên
được gọi là glycoprotein.
- Hầu hết các lipid nằm ở lớp đơn phía ngoài chứa các
nhóm oligosaccharide được gọi là glycolipid.
- Các oligosaccharide nhô ra bề mặt tế bào, giữ vai trò
trong tương tác giữa tế bào và môi trường. Các
glycoprotein và glycolipid có thể là những điểm nhận
biết tín hiệu và quan hệ giữa các tế bào, có ý nghĩa quan
trọng trong quá trình phát triển phôi, điều hòa sự tăng
trưởng và phân chia tế bào.
3. TƯƠNG TÁC GIỮA TẾ BÀO VỚI
MÔI TRƯỜNG QUA MÀNG TẾ
BÀO
 - Tế bào tương tác với môi trường ngoài trực tiếp qua
màng, biểu hiện ở 2 mặt:
+Các chất ngoài tế bào
+Giữa các tế bào của cơ thể đa bào
- Màng tế bào rất quan trọng trong việc điều chỉnh thành
phần của dịch nội bào, vì các chất dinh dưỡng và các chất
thải hoặc sản phẩm tiết ra, đi và hoặc ra khỏi tế bào đều
phải qua màng tế bào.
- Màng không cho một số chất vào lại nhưng lại cho các
chất khác ngấm dễ dàng.
- Chức năng quan trọng hàng đầu của màng là điều
hòa sự qua lại của các chất trong và ngoài tế bào.
- Tất cả các chất di chuyển và hoặc ra đều phải qua
màng tế bào. Màng của mỗi loại tế bào có chức năng
chuyên biệt để cho chất nào đi qua, với tốc độ nào
và theo chiều hướng nào.
- Tế bào thực hiện kiểm soát việc đó bằng 2 cách: Sử
dụng quá trính tự nhiên như khuếch tán, thẩm thấu và
sự vận chuyển tích cực các chất vào hoặc ra khỏi tế
bào .
- Khả năng đi qua màng của một chất không chỉ phụ
thuộc vào khích thước mà còn phụ thuộc vào điện
tích, mật độ hòa tan của các phân tử trong chất béo.
- Ở CÁC SINH VẬT ĐA BÀO, NHỮNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC
TẾ BÀO CHỦ YẾU Ở 3 DẠNG:

Các tế bào tiết hóa chất ra ngoài , đi đến các tế bào tiêu điểm
thành những tín hiệu tác động lên màng.
 Những tế bào có các phân tử thông tin gắn ở màng tác động
đến màng của những tế bào kế cận.
 Các cấu trúc liên bào trên màng nối trực tiếp tế bào chất của
những tế bào kế cận nhau.
Trong trường hợp trên, màng tế bào còn là nơi trực tiếp và
truyền đạt thông tin từ môi trường ngoài và trong tế bào.
4. SỰ VẬN CHUYỂN CÁC
PHÂN TỬ ĐI RA VÀ VÀO TẾ
BÀO:
A. SỰ THẨM THẤU VÀ ÁP SUẤT
THẨM THẤU

- Nồng độ các chất tập trung bên trong tế bào cao hơn
môi trường bên ngoài.
- Nếu không có màng tế bào giữ lại các chất bên trong
sẽ khuếch tán ra môi trường bên ngoài.
- Như vậy màng tế bào là vật cản duy trì trật tự hóa học
trong tế bào; ngoài ra sự qua lại màng cần năng lượng
tự do.
- Một màng gọi là thấm có chọn lọc hay bán thấm khi
các phân tử chất này qua được mà phân tử chất khác
không qua được
- Sự di chuyển của một dung môi(thường là nước) qua
màng thấm chọn lọc từ chỗ có nồng độ chất cao hơn gọi là
sự thẩm thấu.
- Nước sẽ di chuyển từ chỗ thẩm thấu thấp vào chỗ có
nồng độ cao.
- Nồng độ thẩm thấu phụ thuộc tổng các phân tử hòa tan
trong 1 đợn vị thể tích trong trường hợp có nhiều chất
khác nhau hòa tan. Nước sẽ di chuyển qua màng bán thấm
về phía có nồng độ dung dịch cao hơn do áp suất thẩm
thấu
- Màng sinh học có tính thẩm thấu chọn lọc cho nên sự di
chuyển của nước qua nó cũng theo quy luật thẩm thấu.
- Nếu tế bào rơi vào môi trường có nồng độ thẩm thấu cao
hơn gọi là dung dịch ưu trương, nước trong tế bào sẽ đi ra
ngoài làm tế bào co lại.
- Nếu tế bào nằm trong dung dịch nhược trương có nồng độ
thẩm thấu thấp hơn tế bào, nước sẽ đi vào trong tế bào làm tế
bào căng ra.
- Dung dịch có nồng độ thẩm thấu bằng với nồng độ thẩm
thấu của tế bào gọi là dung dịch đẳng trương..Môi trường
sống của phần lớn tế bào, nhất là các dịch cơ thể thường là
đẳng trương.
B.SỰ KHUẾCH TÁN
- Khuếch tán là hiện tượng các phân tử của một số
chất di chuyển từ vùng có nồng độ cao hơn đến vùng
có nồng độ thấp hơn của chất đó.
- Hiện tượng khuếch tán xảy ra khi các chất ở trạng
lỏng hoặc khí.
- Quá trình khuếch tán xảy ra một cách tự động, vì các
phân tử có trật tự cùng tập trung với nhau, nên có
năng lượng tự do cao hơn so với các phân tử phân tán.
- Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào kích thước, hình
dạng của phân tử, vào điện tích của chúng và nhiệt độ.
Khi nhiệt độ tăng, các phân tử chuyển động nhanh
hơn và tốc độ khuếch tán tăng.
5. SỰ VẬN CHUYỂN CÓ CHỌN
LỌC CỦA PHÂN TỬ:
- CẤU TRÚC MÀNG TẾ BÀO CÓ SỐ LƯỢNG LỚN LIPID ĐỂ
CÁC PHÂN TỬ NHỎ CỦA CÁC CHẤT TÁC TRONG LIPID CÓ
THỂ KHUẾCH TÁN RA VÀO TẾ BÀO, NHƯNG SỰ THẨM
QUA MÀNG CỦA CÁC CHẤT KHÔNG TAN TRONG LIPID
PHỤ THUỘC VÀO CÁC PROTEIN XUYÊN MÀNG.
- ĐỂ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT DINH DƯỠNG PHÂN CỰC
NHƯ GLUCOSE, AMINO ACID XUYÊN QUA TẤM LIPID 2
LỚP, CÁC PROTEIN TẢI GẮN VỚI CHÚNG VÀ TẢI XUYÊN
QUA MÀNG.
- SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TAN QUA MÀNG NHỜ HỆ
THỐNG TẢI TRUNG GIAN. NĂNG LƯỢNG CẦN CHO SỰ
CHUYỂN TẢI NÀY CÓ TỪ 2 NGUỒN: SỰ KHUẾCH TÁN CÓ
CHỌN LỌC (HAY GIẢM KHÁNG) VÀ SỰ VẬN CHUYỂN TÍCH
CỰC.
SỰ VẬN CHUYỂN QUA THÀNH TẾ BÀO
A.SỰKHUẾCH TÁN CÓ CHỌN LỌC
(HAY GIẢM KHÁNG)

-Khi có sự chênh lệch nồng độ của các chất bên ngoài


và trong tế bào, màng tế bào cho chất khuếch tán về phía
nồng độ thấp hơn, khi đó các kênh của màng mở cho
chất đi qua một cách chọn lọc hay thụ động.
B. SỰ VẬN CHUYỂN TÍCH CỰC
- Các bơm của màng là 1 kiểu permease thực hiện sự
vận chuyển tích cực nhờ năng lượng ATP do tế bào
tích lũy.
- Sự vận chuyển này rất quan trọng, nó giúp đưa vào tế
bào các chất có kích thước lớn và không tan trong
màng. Các bơm cũng vận chuyển đơn vị cấu trúc trên
hormone của các đại phân tử sinh học vào tế bào.
- Sự đồng chuyển do các kênh phức tạp hơn, tuy vẫn
thụ động, thường chuyển 2 chất cùng lúc vào tế bào.
- Sự vận chuyển có phối hợp này rất quan trọng trong
việc đưa glucose, là nguồn năng lượng quan trọng
nhất vào tế bào.
C. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO
- Tế bào có quá trình thu nhận tích cực các chất lớn không qua
được màng gọi là nhập bào, khi tế bào bao các chất vào 1 túi
tách biệt với màng sinh chất.
- Quá trình này được chia làm 2 loại:
+ Thực bào: là quá trình bao các hạt hay vật rắn vào tế
bào.
+ Ẩm bào: là quá trình bao các chất lỏng hay hạt nhỏ vào
tế bào. Các giọt lỏng bám vào màng, màng
lõm vào hình thành túi chứa chất lỏng.
- Quá trình xuất bào ngược lại với quá trình thu nhận vào.
Những túi bên trong tế bào chứa chất thải sẽ di chuyển ra
phía ngoài nhập với màng sinh chất rồi vỡ ra đưa các chất ra
khỏi tế bào
6. SỰ TIẾP NHẬN THÔNG TIN QUA
MÀNG TẾ BÀO:
A.CHUYẾN LƯỢC TRUYỀN PHÂN TỬ
THÔNG TIN VÀ PHẢN ỨNG TẾ BÀO:
- Các phân tử thông tin ngoại bào thực hiện mối quan hệ giữa
các tế bào là những chất trung gian gồm 3 loại, phụ thuộc
vào khoảng cách tác động:
- Sự truyền tín hiệu nội tiết tác động xa do những tuyến
chuyên biệt tiết các hormone vào máu tác động đến các tế
bào khác nhau phân tán trong cơ thể.
- Sự truyền cận tiết tác động đến các tế bào kế cận bằng các
chất hóa học trung gian cục bộ.
- Sự truyền qua sinap là điểm tiếp xúc giữa các tế bào thần
kinh.
TRONG MỖI TRƯỜNG HỢP, TẾ BÀO TIÊU ĐIỂM ĐÁP LẠI
CÁC TÍN HIỆU NGOẠI BÀO ĐẶC HIỆU NHỜ NHỮNG
PROTEIN CHUYÊN BIỆT GỌI LÀ CÁC THỤ THỂ, GẮN VỚI
PHÂN TỬ THÔNG TIN VÀ CÓ PHẢN ỨNG ĐÁP LẠI. NHỮNG
TẾ BÀO KHÁC NHAU CÓ THỂ PHẢN ỨNG KHÔNG GIỐNG
NHAU KHI ĐÁP LẠI CẦN MỘT TÍN HIỆU THÔNG TIM.
B. CÁC PHÂN TỬ THÔNG TIN ƯA
NƯỚC:

- Đa phần các phân tử thông tin tan trong nước,


chúng gắn với các thụ thể trên bề mặt tế bào.
- Những thông tin phân tử kỵ nước như các
hormon tuyến giáp và steriod không tan trong
nước, nhưng nhờ được gắn với các protein đặc
hiệu mà chúng tan được trong máu và được
chuyển đi xa.
- Các hormon này tan trong lipid, khi được các
protein tải phóng thích, chúng dễ dàng ngấm qua
màng của tế bào tiêu điểm.
- CÁC PHÂN TỬ THÔNG TIN TAN TRONG NƯỚC KHI
ĐƯỢC PHÓNG THÍCH VÀO MÁU CHỈ TỒN TẠI VÀI PHÚT,
SỐ KHÁC VÀI GIÂY HAY MILIGIÂY NGAY KHI XÂM
NHẬP VÀO KHOẢNG GIỮA CỦA MÀNG TẾ BÀO.
- CÁC HORMON STERIOOD TỒN TẠI ĐƯỢC NHIỀU GIỜ
VÀ CÁC HORMON TUYẾN GIÁP TỒN TẠI ĐƯỢC NHIỀU
NGÀY.
- CÁC PHÂN TỬ THÔNG TIN TRONG NƯỚC GÂY PHẢN
ỨNG NGẮN HẠN, CÒN CÁC PHÂN TỬ THÔNG TIN TAN
TRONG LIPID CÓ PHẢN ỨNG LÂU DÀI HƠN.
C. BA NHÓM PROTEIN THỤ THỂ
TRÊN BỀ MẶT TẾ BÀO:
- Các thụ thể gắn với các kênh: là những kênh ion
mà việc mở được điều chỉnh bởi phân tử thông
tin.
- Các thụ thể xác tác tác động trực tiếp như các
enzyme.
- Hầu như tất cả các thụ thể xúc tác đều là những
protein xuyên màng với một vùng tế bào chất có
chức năng của 1 protein kinase đặc hiệu cho
tyrosine.
- Các thụ thể gắn với protein G được hoạt hóa hay
bất hoạt gián tiếp bởi 1 enxyme liên kết với
màng sinh chất hay 1 kênh ion.
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like