You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG

VI SINH – KÝ SINH TRÙNG


CÂU 1: Nêu tóm tắt hình thể , khả năng gây bệnh và biện pháp phòng bệnh của salmonella,
shigella và trực khuẩn tả

VI KHUẨN THƯƠNG HÀN( SAMONELA)- nội độc tố


1, hình thể

- Trực khuẩn gram âm


- Có khả năng di động , có nhiều lông ở xung quanh thân
- Ko có vỏ, ko nha bào

2, khả năng gây bệnh

 Gây ra ngộ độc thực phẩm


- Do ăn phải vi khuẩn từ thực phẩm, số lượng vi khuẩn sẽ bị tiêu hủy 1 phần ở dạ
dày, phần còn lại sẽ xuống tói ruột non và bám vào niêm mạc đường ruột-> tăng
sinh -> phát triển-> một số vi khuẩn bị ly giải -> giải phóng nội độc tố-> một phần
độc tố thấm qua niêm mạc ruột vào máu-> thần kinh trung ương ( não thất ba)
gây sốt, một phần nội độc tố sẽ kích thích thần kinh búi ruột tăng co bóp gây rối
loạn tiêu hóa, đau bụng tiêu chảy nôn ói.
 Sốt thương hàn
- Do ăn phải vi khuẩn -> ruột non, do niêm mạc ruột non bị tổn thương( ăn uống, vi
khuẩn ruột)-> samonela sẽ xuyên qua niêm mạc ruột vào ổ bụng ( mạc treo,…) ->
tăng sinh -. Bị ly giải -> giải phóng nội độc tố -. Thấm qua máu-> thần kinh trung
ương -> sốt cao, sốt ly bì

3, phòng bệnh

- Thực hiện vệ sinh ăn uoongs


- Cung cấp và sd nước sạch
- Quản lý sử lý phân
- Pháy hiện người lành mang vui khuẩn, chuẩn đoán sớm bệnh để cách ly
- Dùng vacine phòng thương hàn bằng đường tiêm

4,điều trị

- Dựa vào kháng sinh đồ chọn kháng sinh thích hợp để điều trị
Shigela
1, hình thể:

- Trực khuẩn hai đầu tròn gram âm(-), không di động không nang, không sinh bào
tử , dài 1-3µm.

2, Khả năng gây bệnh

 Shigella có thể kháng với dịch acid của dạ dày


 Nhiễm bệnh là do ăn phải vi khuẩn, dễ dàng vượt qua dạ dày, theo ống tieu hóa
xuống tới ruột già và bám vào niêm mạc ruột già để tăng sinh, phát triển( chỉ sâm
nhập qua niêm mạc ruột khi người bị suy giảm hẹ thống miễn dịch) như nhiễm HIV ở
giai đoạn cuối ->ly giải ->giải phóng ra nội độc tố-> nội độc tố thâm qua niêm mạc
ruột vào tuần hoàn với thần kinh trung ương và gây sốt, một phần nội độc tố kích
thích niêm mạc ruột tăng quá trình co bóp gây ra đau bụng, mót rặn, tiêu chảy( đạc
điểm)

3, Phòng bệnh

- Vệ sinh ăn uống
- Sd nc sạch
- Xử lý phân
- Diệt rồi nhặn
- Chuẩn đoán sớm và cách ly
- Chua có vacine

4, Điều trị

- Hiện nay vi khuẩn shigellla có khae năng kháng sinh cao nên cần làm kháng sinh
đồ
- Bù nước điện giải

Phẩy khuẩn tả- vibrio choleras


1,Hình thể

- Hình que uống cong


- Gram âm, di động ko nang ko sinh bào tử

2,Khả năng gây bệnh


- Nhiễm là do ăn phải vi khuẩn, bị tiêu hủy một phần ở dạ dày, phần còn lạ sẽ
xuống tới ruột non, bám vào niêm mạc ruột non -> tăng sinh -> tiết ra ngoại độc
tố. đọc tố tăng bài tiết nước vào đường ruột giảm hấp thu chất dd, tăng bài tiết
chất điện giải, gây rối loạn tiêu hóa -> gây ra tiêu chảy cấp ( sẽ gây tử vong nếu ko
điều trị kịp thời

3,Phòng bệnh

- Vệ sinh ăn uống
- Sd nc sạch
- Xử lý phân
- Diệt rồi nhặn
- Xử lý phân chất nôn
- Uống vacine

4,Điều trị

- Bù nước, bù điện giải


- Ttracylin, chloramphenicol hoặc bactrim. Cần theo dõi hiện tượng kháng thuốc

Câu 2: nêu các giai đoạn nhân lên của virus trong TB cảm thụ

- Virus không sinh sản theo kiểu trực phân như ở vi khuẩn. sự sinh sản của virus
gắn liền với sự tổng hợp acid nucleic và protein của tế bào khi virus đã xâm nhập
vào nên người ta gọi là sự nhân lên. Sự nhân lên của virus là quá trình nhân lên
trong TB cảm thụ, xuất hiện nhiều virus mới ,có đầy đủ tính chất như virus ban
đầu. quá trình nhân lên chia 5 giai đoạn:

1, hấp thu: nhờ sự vận chuyển của virus trong các dịch gian bào, giúp virus tìm tới TB cảm thụ

2, xâm nhập: virus xâm nhập vào bên trong TB bằng 1 trong 2 cách

- Theo cơ chế ẩm bào: virus làm cho màng TB lõm dần rồi xâm nhập vào bên trong
TB
- Bơm acid nucleic qua vách TB: sau khi enzym của virus làm thủng vách TB , vỏ
capsid co bóp bơm acid nucleic vào bên trong TB cảm thụ

3, tổng hợp: sau khi virus vào bên trong TB , acid nucleic của virus điều khiển mọi hoạt động của
TB, bắt TB tổng hợp nên acid nucleic và vỏ capsid( protein) của chính virus ấy _ đây là quá trình
phức tạp nhất

4, lắp ráp: nhờ enzym cấu trúc của virus hoặc enzym của TB cảm thụ giúp cho các thành phần
cấu trúc của virus được lắp ráp theo khuôn mẫu của virus gây bệnh tạo thành những virus mới
5, giải phóng: sau một khoảng thời gian nhân lên của từng loại virus, virus cần giải phóng ra khỏi

TB để tiếp tục lây nhiễm cho các TB khác bằng 2 cách

- Phá vỡ TB để giải phóng hàng loạt virus ra khỏi TB


- Nảy chồi từng hạt virus ra khỏi TB sau chu kì nhân lên

Câu 3: phân biệt virus và vi khuẩn

Sinh Kích thước Cấu trúc Phương thức Cách điều trị Có sự sống?
vật sinh sản
Vi Lớn hơn -một TB có: vách Sinh sản vô tính.Kháng sinh, Có
khuẩn (khoảng TB, màng TB, Nhân đôi DNA và chất tẩy rửa
1000nanomet) ribosome, sinh sản bằng kháng khuẩn
DNA/RNA chuyển cách phân đôi tạo ra môi
động tự do trường vô
trùng
Virus Nhỏ hơn ( 20- -không có TB: cấu Xâm nhiễm TB Chưa có Chưa biết
400 nanomet) trúc protein đơn chủ, tạo ra bản vaccine
giản, không thành sao DNA/RNA phòng bệnh.
TB hay màng TB, của virus, virus Triệu chứng
không ribosome, mới được sinh ra có thể được
DNA/RNA được từ TB chủ điều trị
bảo vệ trong
màng protein
Câu 4: phân biệt lỵ trực trùng và lỵ amip
Câu 5: phân biệt các thể của amip lỵ

Câu 6: trình bày tóm tắt chu kỳ gây bệnh của kí sinh trùng sốt rét

Chu kì này có 2 giai đoạn:

- Giai đoạn sinh sản vô tính, còn gọi là sự liệt sinh, xảy ra ở người và giúp ký sinh
trùng lan tràn trong cơ thể người bệnh.
 Sự liệt sinh gồm 2 pha:
+ Pha tiền hồng cầu ( hay pha ngoại hồng cầu) trong mô gan
+ Pha hồng cầu trong máu
- Giai đoạn sinh sản hữu tính, còn gọi là bào tử sinh, giai đoạn đầu xảy ra ở người,
sau đó xảy ra ở muỗi anopheles giúp cho ký sinh trùng lây lang cho người khỏe
mạnh khác
Câu 7: giải thích cơ chế hình thành cơn sốt điển hình của bệnh sốt rét

 cơn sốt điển hình


- rét run- hồng cầu bị vỡ hàng loạt trong cùng một thời điểm-> cơ thể bị choáng ->
co thần kinh ngoại biện( máu ko ra ngoại biên được )-> co mạch ngoại biên
- sốt cao: thần kinh giãn mạch ngoại biên đáp trả, co mạch ngoiaj biên bị ức chế->
mạch máu ngoại biên giản ra-> sốt cao-> rối loạn các chuyển hóa sinh học
- vã mồ hôi: hạ thân nhiệt, cân bằng nhiệt độ cơ thể. Cơ thể bị mất nước-> khát
nước , mệt lả

câu 8: trình bày cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn, qua đó đề xuất biện pháp nhằm
hạn chế gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh

Kháng sinh của vi khuẩn

 Đề kháng giả: có biểu hiện bên ngoài mà bản chất ko phải là sự đề kháng, tức là do
người dùng ko do nguồn gốc di truyền
 Đề kháng thật
- Đề kháng tự nhiên
- Đề kháng thu được

Cơ chế đề kháng kháng sinh:

- Làm giảm tính thấm của vách/màng ngoài và màng bào tương nên kháng sinh
không thấm được vào TB vi khuẩn
- Thay đổi đích tác động nên kháng sinh không gắn được vào đích để phát huy tác
dụng
- Thay đổi con đường trao đổi chất do tạo ra isoenzym, không có ái lực với khang
sinh nữa
- Tạo ra enzym để biến đổi cấu trúc phân tử kháng sinh hoặc enzym phá hủy cấu
trúc phân tử kháng sinh như các beta-lactamase

Biện pháp hạn chế gia tăng đề kháng kháng sinh

- Hạn chế gia tăng đề kháng kháng sinh bằng cách sử dụng kháng sinh hợp lý,
không nên lạm dụng kháng sinh quá nhiều
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn
- Phải lựa chọn đúng kháng sinh
- Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh, đặc biệt đối với phụ nữ có thai, cho
con bú, người già, mguoiwf bị suy gan suy thận
- Phải biết nguyên tác phối hợp kháng sinh. Kết hợp bừa bãi hoặc kết hợp quá
nhiều kháng sinh có thể gia tăng độc tính và gia tăng đề kháng
- Sử dụng kháng sinh dự phòng theo đúng nguyên tắc
- Thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

You might also like