You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
TÍCH HỢP

SVTH: TRẦN DƯƠNG DOÃN


MSSV: 1951150012
GVHD: ThS. TRẦN THIÊN THANH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


I. Giới thiệu:
- Mạng viễn thông 5G được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu sử dụng dịch vụ khác nhau
của người dùng với tốc độ truyền tải cao (Gbps). Đó là những cơ hội cho việc phát
triển mô hình thành phố thông minh, vận tải không người lái, cấp cứu tức thời, xử lý
các vấn đề về thiên tai,… Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được số lượng thiết bị IoT tăng
lên theo cấp số nhân cũng với mật độ phân bố không đồng đều giữa nơi có mật độ thấp
và nơi có mật độ cao. Giải pháp BS truyền thống không còn được xem như một cách
tối ưu về giải pháp do chi phí cao. UAV-BS được xem như một giải pháp tối ưu về chi
phí và lợi ích cho người dùng và nhà cung cấp. Trong bài báo, nội dung khảo sát không
chỉ về một UAV-BS thông thường mà còn được tích hợp công nghệ blockchain trong
thành phố thông minh.
II. Phân tích nội dung
1. Tổng quan về công nghệ Blockchain trong thành phố thông minh
- Blockchain là một cơ sở dữ liệu lưu tất cả thông tin dữ liệu trong hệ thống
mạng cụ thể mà cộng động sẽ xác thực thay vì xác thực tập trung ở bên thứ ba như
(ngân hàng, nhà nước,..). Mọi người dùng trong hệ thống sẽ ngang hàng nhau
không bị kiểm soát bởi bên thứ ba. Blockchain được liên kế với nhau bằng cách mã
hóa các trường theo thời gian mỗi khối sẽ chứa thông tin về thời gian khởi tạo và
liên kết với khối trước đó. Một khi liên kết được xác thực thì không có cách nào để
có thể thay đổi hoặc bị tấn công bởi các hacker. Một trong những lí do để Bitcoin
sử dụng Blockchain vì nó an toàn và minh bạch với tất cả người dùng.
2. Những yêu cầu đặt ra cho UAV-BS tích hợp blockchain trong kịch bản
thành phố thông minh
- Tất cả các UAV đều hoạt động dựa trên việc trao đổi dữ liệu liên tục giữa các
máy bay không người lái hoặc các trạm BS, phương tiện, … Dữ liệu được trao đổi
có thể là những thông tin liên quan đến nhiệm vụ của nó bao gồm (vị trí địa lý, các
dữ liệu IoT,..). Có nhiều loại UAV tùy thuộc vào chức năng của nó được sử dụng
trong kịch bản thành phố thông minh.

1
- Trạm phát sóng trên không: Như đã trình bày ở phần giới thiệu, các UAV
phải có chức năng như một trạm di động trên không nhằm giải quyết vấn đề cấp
phát kết nối cho các thiết bị IoT tức thời mà BS chưa thể phủ sóng tới do các vấn đề
về (địa hình, thời tiết, quân sự...).
- Tự động hóa: UAV phải được ứng dụng AI trong kịch bản này để có thể có
khả năng phân tích hành vi, sự kiện đang diễn ra một cách chính xác từ đó có giải
pháp xử lý vấn đề nghiêm trọng một cách tức thời. Vấn đề cấp phát vùng phủ sóng
một cách linh hoạt đã giải quyết do ứng dụng AI để nhận biết lưu lượng người dùng
trong đơn vị diện tích theo thời gian thực để co giãn diện tích phủ nhằm hỗ trợ vấn
đề về năng lượng tiêu hao của UAV. Ví dụ: truyền tải dữ liệu nhanh, cứu thương,
xử lý hỏa hoạn, phát hiện bệnh nhân Covid-19…
- Quyền riêng tư và độ an toàn: Những rủi ro về quyền riêng tư và lỗ hổng có
thể bị khai thác và tin tặc có thể tấn công đánh cắp dữ liệu, điều khiển UAV theo ý
muốn. UAV có khả năng hoạt động theo nhóm hoặc độc lập việc trao đổi dữ liệu
giữa các UAV cần có sự xác thực để khẳng định UAV đó có phải trong nhóm và
được phép trao đổi dữ liệu. Với Blockchain các UAV trong mạng có thể xác thực
trước khi thực hiện bắt tay để truyền tải dữ liệu mà không bị tấn công nghe lén hoặc
bị mạo danh đảm bảo các dữ liệu được an toàn.
- Chất lượng dịch vụ: Như đã trình bày, UAV có thể trao đổi rất nhiều loại dữ
liệu thông tin trong nhiều trường hợp khác nhau. Việc xử lý dữ liệu để đưa ra phản
ứng với độ trễ cực thấp là yếu tố bắt buộc. Trong phạm vi bài báo tác giả đề đề cập
về hai thông số chính là thông lượng, mức độ tin cậy.
- Tiêu thụ năng lượng: Để tối ưu về chi phí và độ linh hoạt các UAV thường
được trang bị dung lượng pin nhỏ. Và hầu hết các dữ liệu thu thập được đều phải xử
lý thông qua Blockchain tích hợp trên UAV. Điều này khiến UAV tiêu tốn nhiều
năng lượng hơn mức trung bình. Vì vậy, bài toán về tối ưu năng lượng tiêu hao trên
dung lượng pin ngắn là yếu tố cần thiết.
3. Thách thức và hướng nghiên cứu trong tương lai

2
- Số lượng nút dày đặc: Có rất nhiều những thách thức như xác định vị trí, lựa chọn
kênh, quản lý nhiễu và sự khả dụng của line of sight.
- Địa điểm và sự phân chia: Một trong những thách thức đặt ra với mô hình UAV-BS
đó là sự thỏa thuận về những địa điểm sự phân chia về dịch vụ giữa các nhà cung cấp
dịch vụ.
- Khả năng mở rộng diện tích phủ sóng và QoS: Blockchain phải đối mặt với những
thách thức về hiệu suất về khả năng mở rộng, thông lượng và độ trễ do khối lượng dữ
liệu ngày càng tăng lên nhanh chóng bởi các thiết bị IoT. Khi tốc độ dữ liệu thu thập
nhanh hơn quá trình khai thác, hiệu suất của hệ thống tổng thể bị ảnh hưởng về thông
lượng và độ trễ. Khả năng mở rộng là một trong những thách thức quan trọng gây ra sự
suy giảm chất lượng dịch vụ.
- Cơ sở hạ tầng hệ thống: Triển khai 5G cơ sở hạ tầng đang được xử lý ở nhiều quốc
gia, và có thể mất nhiều năm trước khi có vùng phủ sóng 5G đầy đủ. Cụ thể ở thời
điểm này, Việt Nam chỉ mới đang trong giai đoạn triển khai thử nghiệm 5G ở một số
khu vực.
- Lưu trữ ngoài Blockchain: Như đã trình bày dữ liệu được thu thập và trao đổi trên
UAV vô cùng lớn và đa dạng về loại dữ liệu. Một số dữ liệu quá lớn để có thể lưu trữ
tại Blockchain nên bài toán được đặt ra là lưu trữ dữ liệu ngoài hệ thống. Trong phạm
vi bài báo tác giả có sử dụng giải pháp sử dụng lưu trữ trên mây đã giải quyết vấn đề
trên.

You might also like