You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


***

ĐỒ ÁN I- QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CNTP

ĐỀ TÀI: Thiết kế thiết bị truyền nhiệt để ngưng tụ hơi cồn


nồng độ 85% khối lượng, lưu lượng 12000 kg /ngày bằng nước mát 25oC

Họ và tên : Hoàng Thùy Dương


MSSV : 20180435
Lớp : KTTP-04
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Hoàng

Hà Nội: 6/2021

0
Nô ̣i dung
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................2
Chương 1. Tổng quan....................................................................................................3
1.1 Lịch sử phát triển và thực trạng sản xuất, tiêu dùng sản phẩm cồn..............3
1.1.1 Lịch sử phát triển........................................................................................3
1.1.2 Thực trạng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm cồn......................................3
1.2 Tính chất và ứng dụng của cồn.........................................................................4
1.2.1 Tính chất......................................................................................................4
1.2.2 Ứng dụng của cồn........................................................................................5
1.3 Quy trình sản xuất cồn......................................................................................6
1.3.1 Khái quát về công nghệ sản xuất cồn.........................................................6
1.3.2 Sơ đồ quy trình chưng cất cồn....................................................................7
1.3.3 Nguyên lí hoạt động.....................................................................................7
1.4 Thiết bị ngưng tụ cồn.........................................................................................8
1.4.1 Tổng quan về ngưng tụ...............................................................................8
1.4.2 Vai trò và vị trí của thiết bị ngưng tụ trong sản xuất cồn........................9
1.4.3 Các loại thiết bị ngưng tụ gián tiếp............................................................9
Chương 2. Lựa chọn thiết bị và phương án thiết kế....................................................14
2.1 Thiết bị ngưng tụ dạng ống chùm...................................................................14
2.2 Cấu tạo của thiết bị ngưng tụ dạng ống chùm nằm ngang...........................16
2.3 Nguyên lý hoạt động........................................................................................20
2.4. Lưu ý về kỹ thuật............................................................................................22
2.5 Một số yêu cầu kỹ thuật khác.........................................................................24
Chương 3. Tính toán công nghệ..................................................................................25
1. Các bước tính..................................................................................................26
2. Hiệu số truyền nhiệt trung bình.....................................................................26
3. Hệ số cấp nhiệt phía nước α2..........................................................................27
4. Hệ số cấp nhiệt phía hơi α1.............................................................................29
5. Bề mặt thiết bị - chọn thiết bị.........................................................................32
KẾT LUẬN................................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................39

1
LỜI NÓI ĐẦU
Khoa học kĩ thuật ngày nay đang ngày càng phát triển cùng với đó là sự phát
triển không ngừng đa ngành của các ngành công nghiệp, để phát triển vượt bậc hơn
hầu hết các ngành đều muốn đạt hiệu quả cao về độ tinh thiết của các hóa chất. Có rất
nhiều cách như: kết tinh, chưng cất, cô đặc, kết tinh, sấy, … Tùy theo yêu cầu sản
phẩm mà ta chọn phương pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao.
Bộ môn quá trình thiết bị cũng như đồ án 1 là một trong những môn học phục
vụ tốt cho việc học tập, nghiên cứu khoa học. Bởi nó giúp phần nào các kĩ sư thực
phẩm trong tương lai có thể giải quyết nhiệm vụ tính toán cụ thể: công nghệ, thiết kế,
chế tạo, tìm hiểu kết cấu và nguyên lí làm việc của một thiết bị trong quá trình sản xuất
hóa thực phẩm.
Dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Ngọc Hoàng, em đã hoàn thành đề tài
“Thiết kế thiết bị truyền nhiệt để ngưng tụ hơi cồn nồng độ 85% khối lượng, lưu
lượng 12000 kg/ngày bằng nước mát 25 độ C”. Em chọn thiết kế thiết bị trao đổi
nhiệt dạng ống chùm nằm ngang, vừa có nhiều ưu điểm lại phù hợp với chưng cất cồn.
Trong ngành sản xuất rượu cồn, giai đoạn ngưng tụ hơi cồn là một trong những giai
đoạn quan trọng để có được sản phẩm cồn nguyên chất. Đa số các nhà máy đều sử
dụng thiết bị ngưng tụ dạng ống chum nằm ngang với ưu điểm là có khoảng áp dụng
rất rộng, gần như ở mọi công suất trong mọi điều kiện hoạt động từ chân không đến
siêu cao áp và cho tất cả các dạng lưu thể ở nhiệt độ, áp suất khác nhau ở phía trong và
ngoài ống.
Trong quá trình làm đề tài dù có nhiều cố gắng nhưng về kiến thức chuyên môn
còn chưa sâu, do việc khảo sát thực tế không có, bên cạnh đó còn là sự hạn chế về tài
liệu nên khó thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong được sự góp ý của thầy cô
và bạn bè để bản thân rút ra kinh nghiệm và củng cố thêm kiến thức để hoàn thiện đồ
án một cách tốt nhất.

2
Chương 1. Tổng quan
1.1 Lịch sử phát triển và thực trạng sản xuất, tiêu dùng sản phẩm cồn.
1.1.1 Lịch sử phát triển

Cồn hay các đồ uống có cồn được cho rằng đã xuất hiện từ 7000 năm trước công nguyên ở Trung
Quốc, con người đã biết lên men gạo, kê, nho và mật ong để sản xuất đồ uống có cồn. Chỉ trong
vòng vài nghìn năm, các nền văn hóa khắp thế giới đã tự lên men các thức uống của riêng mình, hình
thành cách dòng sản phẩm đồ uống đặc trưng. Tại Ai Cập, người cổ đại đã dùng 5 loại ngũ cốc khác
nhau để lên men bia. Rượu vang thì phù hợp ở những nơi có nhiệt độ thấp hơn như châu Âu, tiêu
biểu là Hy Lạp và Rome. Nguyên liệu để lên men rượu cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Từ ngũ
cốc đến các loại hoa quả như nho, táo thậm chí là nhựa xương rồng như ở Mexico hay cọ ở Đông
Phi.

Ở nước ta, nghề nấu rượu thủ công đã có từ lâu tuy nhiên chưa có tài liệu nào cho biết chính xác có
từ khi nào. Còn sản xuất cồn rượu theo quy mô công nghiệp ở nước ta bắt đầu từ năm 1898 do người
Pháp thiết kế và xây dựng.

Rượu cồn được sản xuất với mục đích là đồ uống giúp tạo cảm giác hưng phấn, giảm căng thẳng, có
những lợi ích tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, rượu có nồng độ cao còn được dùng với mục đích y tế như
sát trùng vết thương, dụng cụ,… và là nguyên liệu sản xuất nhiều sản phẩm thực phẩm khác. Ở nhiều
quốc gia, rượu đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc và là một mặt hàng tiềm năng để xuất khẩu.

1.1.2 Thực trạng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm cồn

Rượu và các đồ uống có cồn chiếm một vị trí đáng kể trong ngành công nghiệp thực phẩm. Chúng
rất đa dạng, tuỳ theo truyền thống và thị hiếu của người tiêu dùng mà các nhà sản xuất làm ra nhiều
loại rượu mang tên khác nhau. Tuy nhiên có thể chia thành 3 loại chính: rượu mạnh có nồng độ trên
30% (V/V), rượu thông thường có nồng độ từ 15-30% và rượu nhẹ có nồng độ dưới 15%.

Ở Việt Nam, nghề nấu rượu thủ công đã có từ ngàn đời xưa và chưa có tài liệu nào cho ta biết chính
xác điểm khởi đầu. Từ nguyên liệu gạo, ngô, … qua quá trình nấu cơm, ủ men, chưng thu sản phẩm
đã cho ra những chai rượu đậm chất làng quê Việt Nam. Tuy nhiên sản phẩm rượu thủ công có chất
lượng không cao, không đồng đều, nồng độ cồn thấp vì nhiều yếu tố ảnh hưởng như nguyên liệu là
gạo nếp hay gạo tẻ, hay ngô, khoai, sắn, … nấu chín fnhư cách tiến hành chưng thư sản phẩm. Trong
đó men giống là yếu tố quan trọng nhất và cách làm men giống rất đa dạng. Mỗi nơi, mỗi vùng đều
có các bí quyết làm men khác nhau, từ đó cho ra đời nhiều loại rượu phong phú, đặc trưng, Sản
phẩm rượu thủ công nấu theo phương pháp cổ truyền đều còn rất nhỏ và manh mún, chưa thể đạt
tiêu chuẩn chất lượng nhưng về hương vị thì không thua kém bất kỳ các loại rượu nào trên thế giới
như Martin, Whisky, Sake, …

Các nhà máy sản xuất rượu cồn theo quy mô công nghiệp bắt đầu được xây dựng từ năm 1898 ở Hà
Nội, Hải Dương, Nam Định, Bình Tây, Chợ Quán và Cái Rằng. Tất cả đều sản xuất từ ngô và gạo
theo phương pháp amylo: thủy phân tinh bột bằng enzyme amylaza của nấm mốc Mucor hay

3
Rhizopus. Thời điểm 1980-1985 tổng lượng cồn sản xuất hàng năm là trên 30 triệu lít, vừa xuất
khẩu, vừa tiêu thụ trong nước. Tính đến năm 2017 Việt Nam có khoảng 328 cơ sở sản xuất rượu lớn
với sản lượng 360 triệu lít/năm và 320 cơ sở sản xuất nhỏ có sản lượng dưới 1 triệu lít/năm, hộ gia
đình tự sản xuất khoảng 250 triệu lít/năm. Hiện nay rượu của Việt Nam đã đạt được TCVN-71 về
cồn rượu tuy nhiên TCVN-71 về cồn rượu này thuộc loại thấp nếu so sánh với các tiêu chuẩn hiện
nay của thế giới về cồn rượu.

Hình ảnh sản lượng rượu qua các năm (triệu lít)

Việt Nam hiện được đánh giá là quốc gia được ước tính có mức tiêu thụ rượu bia cao ở Đông Nam
Á, xếp thứ hai sau Thái Lan. Sản phẩm cồn chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các
ngành công nghiệp khác nhau, nhất là công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên, muốn nâng cao chất lượng
sản phẩm cồn chúng ta phải biết áp công nghệ khoa học kĩ thuật, phải có hệ thống chưng luyện,
ngưng tụ tốt và biết cách sử dụng nó. Ngày nay sản xuất cồn đang là một thị yếu trên thị trường
trong và ngoài nước bởi nó dần được thay thế nguyên liệu xăng trên hầu hết các nước trên thế giới.

1.2 Tính chất và ứng dụng của cồn

1.2.1 Tính chất

Cồn (etanol) có công thức cấu tạo là CH3-CH2-OH, có khối lượng phân tử 46 đvC, là chất lỏng có
mùi đặc trưng, không độc, tan nhiều trong nước, nhiệt độ sôi ở 760mmHg : 78.30C , khối lượng riêng
: d204=810 kg/m3

4
Hình ảnh công thức cấu tạo của etanol

Cồn tan trong ete và clorofom, hút ẩm, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da
trời. Sở dĩ cồn etanol tan vô hạn trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với este hay
aldehyde có khối lượng phân tử xấp xỉ là do sự tạo thành liên kết hydro giữa các phân tử rượu với
nhau và với nước.  

1.2.2 Ứng dụng của cồn

Cồn có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

 Cồn được dùng nhiều trong đời sống: pha với nước thành rượu để uống, chế
biến thức ăn, chế biến các loại hương hoa quả…
 Trong y tế được dùng để sát trùng, sản xuất dược phẩm, để chữa bệnh,…
 Nó còn là một sản phẩm hoá học: vì có thể sử dụng trực tiếp hoặc là nguyên
liệu trung gian để sản xuất axit acetic, andehyt acetic, etyl acetat và các hoá chất
khác, có thể tạo ra hoá chất dầu mỏ.
 Ngoài ra cồn còn được dùng trong công nghiệp để làm chất đốt, làm dung môi
hoà tan các hợp chất vô cơ cũng như hữu cơ.
 Được dùng trong cao su tổng hợp,…
 Ngày nay, người ta còn dùng cồn tuyệt đối (trên 99,5%V) để thay thế một phần
nhiên liệu cho động cơ ô tô. Cồn có thể thay thế 20% – 22% trong tổng lượng xăng
thành “gasohol” để sử dụng trong ôtô và các phương tiện khác dùng động cơ xăng.
Đây là một hướng phát triển mới và đầy triển vọng của ngành công nghiệp vì việc
sử dụng cồn thay thế một phần cho xăng sẽ làm giảm bớt sự ô nhiễm môi trường,
để tiết kiệm năng lượng của các loại động cơ. Nó làm tăng chỉ số octan của xăng,
ngăn cản sự cháy kích nổ và dẫn đến có thể thay thế tetra etyl chì là một chất độc.

Cồn có rất nhiều ứng dụng, chính vì vậy việc tạo cồn tuyệt đối là công việc cần thiết và
được quan tâm phát triển. Tuy vậy cồn được coi là 1 sản phẩm có nguy cơ độc hại cao
đối với sức khỏe và cơ thể con người. Vì vậy chúng ta phải biết khai thác và sử dụng
có mục đích hợp lý.

5
1.3 Quy trình sản xuất cồn
1.3.1 Khái quát về công nghệ sản xuất cồn

Công nghệ cồn etanol là khoa học về phương pháp và quá trình chế biến các nguyên
liệu chứa tinh bột đường, cellulose, ethene thành sản phẩm etanol. Công nghệ sản xuất
cồn thực phẩm sử dụng các kiến thức về lý hóa học, hóa keo, hóa công và nhất là hóa
sinh và vi sinh vật học.
Quy trình công nghệ sản xuất cồn etanol có thể chia thành các công đoạn chính gồm:
chuẩn bị dịch đường lên men, gây men giống, lên men dịch đường và xử lý dịch lên
men
Chuẩn bị dịch lên men: Nếu nguyên liệu chứa tinh bột thì công đoạn này gồm nghiền,
nấu, đường hóa và làm lạnh đến nhiệt độ lên men. Nếu nguyên liệu là mật rỉ thì chuẩn
bị dịch lên men gồm pha loãng sơ bộ, xử lí mật rỉ, bổ sung nguồn dinh dưỡng, tách cặn
rồi pha loãng tới nồng độ gây men và lên men.
Gây men giống và lên men: Muốn lên men trước hết cần phát triển men giống tới chất
lượng và số lượng cần thiết, thường bằng 10% thể tích thùng lên men. Sau đó đưa men
giống và dịch đường vào thùng lên men rồi khống chế ở điều kiện xác định để nấm
men chuyển hóa đường thành rượu và CO2. Dịch nhận được sau lên men gọi là giấm
chín.
Xử lý dịch lên men: Công đoạn này có liên quan tới kiến thức lý học và thiết bị công
nghệ sử dụng (thiết bị chuyển khối). Thực chất là dung hệ thống chưng luyện phù hợp
để tách rượu và các chất dễ bay hơi khỏi dấm chín, sau đó đem tinh luyện để nhận
được cồn sản phẩm, thỏa mãn tiêu chuẩn và yêu cầu tiêu dùng. Sản phẩm thu được sau
xử lý bao gồm cồn thực phẩm, cồn dầu, dầu fusel hoặc alcol cao phân tử. 
Ngoài các sản phẩm kể trên chúng ta còn thu nhận nhiều sản phẩm phụ khác của quá
trình sản xuất cồn. Đó có thể là những nguyên liệu cho những chu trình sản xuất sản
phẩm từ phụ phẩm công nghệ sản xuất cồn rượu. Điều này cần được nghiên cứu định
hướng những sản phẩm mới, giảm tối thiểu phụ phẩm trong công nghệ sản xuất, nâng
cao giá trị kinh tế của sản phẩm và đổi mới quy trình sản xuất để tránh lãng phí trong
quá trình sản xuất sản phẩm rượu cồn.

6
1.3.2 Sơ đồ quy trình chưng cất cồn

Chú thích:

1 Thùng chứa hỗn hợp dầu 7 Thiết bị làm mát

2 Bơm 8 Thùng chứa sản phẩm đỉnh

3 Thùng cao vị 9 Thiết bị gia nhiệt đáy tháp

4 Thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu Thùng chứa sản phẩm đáy
10

5 Tháp chưng luyện Thiết bị tháo nước ngưng


11

6 Thiết bị ngưng tụ hồi lưu


1.3.3 Nguyên lí hoạt động

Hỗn hợp cồn – nước nồng độ thấp được chứa trong thùng chứa (1) và được bơm (2)
bơm lên thùng cao vị (3). Thùng cao vị có tác dụng tạo thế năng ổn định và dòng chảy
ổn định tuy nhiên tốn năng lượng bơm nguyên liệu nên hiện nay được thay thế bằng
bơm. Mức nước trong thùng được giữ ổn định nhờ có ống chảy tràn. Hỗn hợp đầu từ
thùng cao vị tự chảy xuống thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu vào (4) quá trình này được
7
theo dõi bởi đồng hồ lưu lượng. Tại thiết bị gia nhiệt hỗn hợp đầu (4) sử dụng dùng
hơi nước bão hòa gia nhiệt hỗn hợp tới nhiệt độ sôi, sau đó được đưa vào đĩa tiếp liệu
của tháp chưng luyện loại tháp đệm (5). 
Trong tháp, chia làm đoạn chưng (bay hơi) và đoạn luyện (tăng nồng độ cồn), hơi đi từ
dưới lên trên tiếp xúc với chất lỏng đi từ tên xuống, tại đây xảy ra quá trình bốc hơi và
ngưng tụ nhiều lần. Trên mỗi đĩa xảy ra quá trình chuyển khối giữa pha lỏng và pha
hơi, 1 phần cấu tử dễ bay hơi chuyển từ pha lỏng vào pha hơi và 1 phần ít hơn chuyển
từ pha hơi vào pha lỏng. Nồng độ cấu tử cồn tăng theo chiều cao của tháp và đạt cao
nhất ở đỉnh tháp do đó càng lên cao nhiệt độ sôi của hỗn hợp càng thấp, nồng độ cấu
tử khó bay hơi lớn nhất ở đáy tháp.
Hơi đi vào thiết bị bị ngưng tụ (6) và được ngưng tụ hoàn toàn, thiết bị ngưng tụ với
chất làm lạnh là nước với nhiệt độ vào 20 - 30℃ nhiệt độ ra là 40- 50℃. Một phần
chất lỏng được ngưng đi qua thiết bị làm nguội (7) còn một phần được hồi lưu về tháp
chưng luyện ở đĩa trên cùng.
Dung dịch lỏng ra khỏi đáy tháp một phần đưa vào thiết bị nồi để đun bốc hơi cung
cấp cho tháp qua thiết bị gia nhiệt đáy tháp (9), một phần được qua thiết bị làm nguội
sau đó đưa vào thùng chứa sản phẩm đáy (10), nước ngưng của cấc thiết bị gia nhiệt
được tháo qua thiết bị tháo nước ngưng (11).
Hệ thống chưng luyện làm việc liên tục cho etanol ở đỉnh tháp và thu được sản phẩm
cồn etanol tại thùng chứa sản phẩm đỉnh (8). Cồn etanol thu được có nồng độ theo yêu
cầu. 
1.4 Thiết bị ngưng tụ cồn
1.4.1 Tổng quan về ngưng tụ

Ngưng tụ là quá trình chuyển hơi nước hoặc khí sang trạng thái lỏng bằng nước hoặc
hơi lạnh.

Phân loại gồm ngưng tụ gián tiếp và ngưng tụ trực tiếp.

Ngưng tụ trực tiếp hay còn gọi là ngưng tụ hỗn hợp, cho hơi và nước tiếp xúc với nhau,
hơi cấp ẩn nhiệt ngưng tụ cho nước và ngưng tụ lại, nước lấy nhiệt của hơi và nóng lên,
cuối cùng tạo thành hỗn hợp chất lỏng đã ngưng tụ và nước.

Ngưng tụ gián tiếp hay còn gọi là ngưng tụ bề mặt, tiến hành trong thiết bị trao đổi
nhiệt có tường ngăn cách giữa hơi và nước, hơi được ngưng tụ trên bề mặt trao đổi
nhiệt.

Thiết bị ngưng tụ gián tiếp có nhiều ưu điểm như lưu thể không tiếp xúc với nhau, chỉ
tiếp xúc qua bể mặt truyền nhiệt của 2 lưu thể, không bị giảm nồng độ (khi sử dụng hơi
nước trực tiếp), không bị bẩn, nhiễm tạp chất ( tiếp xúc với loại đệm), khả năng truyền
nhiệt lớn, kết cấu thiết bị làm việc liên tục, không bị gián đoạn , dễ dàng tháo lắp và
thay thế khi có sự cố hay vệ sinh thiết bị, thích hợp cho nhiều loại lưu thể. Do đó được
sửu dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm, đặc biệt là sản xuất cồn.

8
1.4.2 Vai trò và vị trí của thiết bị ngưng tụ trong sản xuất cồn

Thiết bị ngưng tụ có vai trò ngưng tụ hơi cồn sau khi ra khỏi tháp chưng cất thành dạng
lỏng, một phần hồi lưu về đỉnh tháp, một phần đi vào thiết bị làm mát sau đó lấy ra làm
sản phẩm.

Trong quy trình sản xuất cồn, thiết bị ngưng tụ thường ở vị trí sau tháp chưng cất,
trước thiết bị làm mát.
1.4.3 Các loại thiết bị ngưng tụ gián tiếp

Trong phần này sẽ đề cập tới các thiết bị trao đổi nhiệt cơ bản loại gián tiếp thường sử
dụng, về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu, nhược điểm của từng thiết bị.

1.4.3.1 Nồi hai vỏ

1. Cửa nạp liệu gián đoạn 6. Gía đỡ 11. Cửa lắp áp kế


2. Cửa lắp chân không kế 7. Vỏ 12. Cửa nối với bơm chân không
3. Nắp 8. Đáy ngoài
4. Thân trong 9. Cửa nước ngưng ra
5. Cửa cho hơi nước nóng vào 10. Cửa tháo sản phẩm
Cấu tạo gồm hai vỏ trong và ngoài gắn với nhau chia thiết bị làm hai không gian, không gian trong
vỏ trong và không gian giữa hai lớp vỏ, hai lưu thể trao đổi nhiệt qua bề mặt lớp vỏ trong được bao
bọc bởi vỏ ngoài. Lưu thể có nhiệt độ cao (hơi cồn) cần ngưng tụ đi trong không gian giữa hai lớp
vỏ, truyền nhiệt cho lưu thể có nhiệt độ thấp (nước lạnh) đồng thời trao đổi nhiệt với môi trường nên
tăng hiệu suất làm nguội, ngưng tụ.

Ưu điểm: 
- Ứng dụng rộng rãi trong quá trình vừa gia nhiệt vừa khuấy.

9
- Có thể làm sạch bề mặt trao đổi nhiệt ở không gian 2 vỏ bằng cơ học (loại tháo rời).
Nhược điểm:
- Việc bịt kín khó khăn và đắt tiền (loại tháo rời).
- Không chịu áp suất lớn, tối đa là 3MN/m2.
- Bề mặt trao đổi nhiệt hạn chế.
- Chỉ phù hợp cho trao đổi nhiệt lỏng – hơi.
1.4.3.2 Ống xoắn ruột gà

1,6 Cửa vào,ra của lưu thể 1 2. Nắp 4. Ống truyền nhiệt 9. Gía đỡ
8,5 Cửa vào,ra của lưu thể 2 3. Thân 7. Đáy
Gồm các đoạn ống thẳng nối với nhau bằng ống khuỷu gọi là xoắn gắp khúc hoặc các ống uốn cong
theo hình ren ốc. Thiết bị được chia làm hai không gian, không gian bên trong ống ruột gà và không
gian bên ngoài ống, hai lưu thể trao đổi nhiệt qua bề mặt ống ruột gà.
Đường kính ống xoắn ruột gà thường không quá 100mm.
Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ chế tạo
- Có thể dùng trao đổi nhiệt lỏng-lỏng, lỏng-hơi.
- Có thể dễ dàng điều chỉnh bề mặt truyền nhiệt bằng cách lắp nhiều cụm ống xoắn có
cùng đường kính hay đường kính khác nhau.
- Cấu trúc xoắn nên có tính đàn hồn nên khắc phục sự cố giãn nở tốt.
- Làm việc với áp suất khá lớn mà thành ống không cần dày lắm.
10
- Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.
Nhược điểm:
- Khó làm sạch bên trong của ống ruột gà nên chất lỏng đi trong đó phải là loại không
gây bám bẩn.
- Năng suất thiết bị không lớn lắm.
- Cấu trúc xoắn gây cản trở dòng lưu thể đi phía ngoài ống.
- Lưu thể đi bên trong phải sạch hơn lưu thể bên ngoài.
1.4.3.3 Ống lồng ống

11
Gồm nhiều đoạn nối tiếp vào nhau, mỗi đoạn có 1 ống lồng vào, ống trong này nối với ống trong kia,
ống ngoài này nối với ống ngoài kia. Thiết bị gồm hai không gian: bên trong ống trong và giữa hai
lớp ống, hai lưu thể trao đổi nhiệt với nhau qua bề mặt ống trong được bao phủ bởi ống ngoài.
Ưu điểm:
- Chịu được áp suất lớn.
- Cấu tạo đơn giản.
- Có khả năng làm sạch bề mặt truyền nhiệt trong ống
- Đa dạng lưu thể lỏng – lỏng, lỏng – hơi, độ nhớt, cặn bẩn.
Nhược điểm:
- Chiếm nhiều không gian hơn so với ống chùm.
- Chỉ phù hợp truyền nhiệt liên tục.
1.4.3.4 Tấm bản mỏng

12
Thiết bị ngưng tụ kiểu tấm bản được ghép từ nhiều tấm kim loại ép chặt với nhau nhờ hai nắp kim
loại có độ bền cao. Các tấm được dập gợn sóng. Môi chất làm lạnh và nước giải nhiệt được bố trí đi
xen kẽ nhau. Cấu tạo gợn sóng có tác dụng làm rối dòng chuyển động của môi chất và tăng hệ số
truyền nhiệt đồng thời làm tăng độ bền của nó. Các tấm bản có chiều dày khá mỏng nên nhiệt trở dẫn
nhiệt bé, trong khi diện tích trao đổi rất lớn. Thường cứ 2 tấm được hàn ghép với nhau thành 1 panel
khi lắp đặt.
Ưu điểm:
- Do được ghép từ các tấm bản mỏng nên diện tích tảo đổi nhiệt khá lớn, cấu tạo gọn.
- Dễ dàng tháo lắp để vệ sinh sửa chữa và thay thế. Có thể thêm bớt một số panel để
thay đổi công suất giải nhiệt một cách dễ dàng, đáp ứng được cho năng suất lớn.
- Hiệu quả trao đổi nhiệt cao.
Nhược điểm:
- Chế tạo khó khăn. Cho đến nay chỉ có các hãng nước ngoài là có khả năng chế tạo
các dàn ngưng kiểu tấm bản. Do đó các phụ tùng thay thế và sữa chữa không sẵn có.
- Khả năng rò rỉ đường nước khá lớn.
- Chịu được áp lực không lớn.
- Không dùng được cho những chất nhiều cặn bẩn.
1.4.3.5 Ống chùm

13
Một lưu thể đi trong ống trong (có nhiều cặn hơn), một lưu thể đi ở không gian giữa
ống và vỏ. Hai lưu thể truyền nhiệt cho nhau qua bề mặt của các ống.
Ưu điểm:
- Bề mặt truyền nhiệt lớn, không gian gọn.
- Dễ dàng làm sách bề mặt truyền nhiệt bên trong ống.
- Chịu được áp suất khá lớn.
Nhược điểm:
- Khó (không) làm sạch được bề mặt giữa ống và vỏ.
- Chỉ phù hợp nhất cho truyền nhiệt có một lưu thể chuyển pha.
- Tính thiết kế và kết cấu phức tạp.

Chương 2. Lựa chọn thiết bị và phương án thiết kế.


2.1 Thiết bị ngưng tụ dạng ống chùm
Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm là một trong những dạng thiết bị trao đổi nhiệt
được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các ngành công nghiệp, ước tính có tới 60% số
thiết bị trao đổi nhiệt hiện nay trên thế giới là thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm.
Thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm có khoảng áp dụng rất rộng, gần như ở mọi công
suất, trong mọi điều kiện hoạt động từ chân không đến siêu cao áp, từ nhiệt độ rất thấp
đến nhiệt độ rất cao và cho tất cả các dạng lưu thể ở nhiệt độ, áp suất khác nhau ở phía
trong và ngoài ống. Vật liệu để chế tạo thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm chỉ phụ thuộc
vào điều kiện hoạt động, vì vậy cho phép thiết kế để đáp ứng được các yêu cầu khác
như độ rung, khả năng sử dụng cho các lưu thể có những tính chất đóng cặn, chất có
độ nhớt cao, có tính xâm thực, tính ăn mòn, tính độc hại và hỗn hợp nhiều thành phần.
Thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm có thể được chế tạo từ vật liệu là các loại kim loại,
hợp kim cho tới các vật liệu phi kim với bề mặt truyền nhiệt từ 0,1 m2 đến 100.000
m2. Tuy nhiên, thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm có một nhược điểm là bề mặt trao
đổi nhiệt tính trên một đơn vị thể tích của thiết bị thấp so với các dạng thiết bị trao đổi
nhiệt kiểu mới, vì vậy, cùng một bề mặt trao đổi nhiệt như nhau, thiết bị trao đổi nhiệt
kiểu ống chùm thường có kích thường lớn hơn nhiều. Trong phần này chúng ta sẽ đi
sâu vào lựa chọn thiết bị cho công nghệ ngưng tụ hơi cồn hiện nay đang sử dụng rất
rộng rãi đó là thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm.

14
  Nhiệm vụ chính khi thiết kế các thiết bị truyền nhiệt là xác định bề mặt truyền nhiệt
theo đề bài đã cho. Dựa vào các số liệu ban đầu đã cho là năng suất, và điều kiện nhiệt
độ của quá trình. Trong lúc thiết kế các thiết bị truyền nhiệt cần chú ý nhất đó là việc
chọn thiết bị ống chùm loại nằm ngang hay ống chùm thẳng đứng.

Hình 1. Dạng thẳng đứng Hình 2. Dạng nằm ngang


1. Nắp 1,2 Cửa vào ,ra của sản phẩm
2. Vỉ ống 3. Cửa vào của hơi cồn
3. Ống truyền nhiệt 4. Van xả nước ngưng
4,10 Cửa vào, ra của lưu thể 1 5. Xả khí không ngưng
8,11 Cửa vào, ra của lưu thế 2 6. Ống truyền nhiệt
5. Gía đỡ 7. Khoảng không
6. Thân 8. Lớp bọc cách nhiệt
7. Nắp 9. Chân đế
9. Gioăng 10. Nắp

Trong sản xuất cồn, ta thường lựa chọn thiết bị ngưng tụ ống chùm loại nằm ngang và cho hơi
cồn đi ở không gian bên ngoài ống truyền nhiệt, còn nước lạnh đi bên trong ống. Nếu lựa
chọn loại thẳng đứng thì có nhiều bất lợi cho quá trình ngưng tụ vì hơi cồn sau khi cấp nhiệt
cho nước lạnh bên trong ống sẽ ngưng tụ thành giọt nước bám trên bề mặt ống. Các giọt nước
15
này không rời khỏi bề mặt truyền nhiệt mà chảy dọc theo ống, tạo thành màng nước ngưng,
khi đó hơi cồn truyền nhiệt cho nước lạnh phải thông qua màng nước ngưng dẫn đến giảm
hiệu suất truyền nhiệt và ngưng tụ. Do đó, ta nên lựa chọn dạng nằm ngang, khi hơi cồn
ngưng tụ thành giọt nước, giữa các giọt nước có khoảng trống cho phép hơi cồn trao đổi nhiệt
trực tiếp với nước lạnh qua bề mặt ống, các giọt nước đạt đủ khối lượng sẽ rơi xuống, hạn chế
hình thành màng nước ngưng.
Ngoài ra việc lựa chọn lưu thể nào đi trong không gian nào cũng rất quan trọng, nếu cho hơi
cồn đi trong ống, sau khi hơi ngưng tụ thành giọt nước sẽ chảy dọc trong thành ống truyền
nhiệt, hình thành màng nước ngưng cản trở sự trao đổi nhiệt giữa hơi cồn và nước lạnh. Ngoài
ra, hơi cồn đi bên ngoài ống đồng thời trao đổi nhiệt với môi trường giúp tăng hiệu suất
ngưng tụ, nước lạnh có thể chứa cặn bẩn đi bên trong ống để dễ vệ sinh. Vì vậy, người ta
thường lựa chọn cho hơi cồn đi bên ngoài ống và nước lạnh đi bên trong ống truyền nhiệt.
2.2 Cấu tạo của thiết bị ngưng tụ dạng ống chùm nằm ngang

a. Ống truyền nhiệt


Là thành phần cơ bản của thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm, bề mặt của chúng
chính là bề mặt truyền nhiệt giữa hai lưu thể trong và ngoài ống. Các ống trao đổi nhiệt
được gắn vào mặt sang bằng phương pháp nong hay hàn. ống trao đổi nhiệt thường
bằng đồng hoặc bằng thép hợp kim. Ngoài ra trong một số trường hợp ống trao đổi
nhiệt được chế tạo từ hợp kim Niken, Titanium hoặc hợp kim nhôm. 
Khi một lưu chất có hệ số truyền nhiệt thấp hơn nhiều so với chất kia. Chọn thiết bị có
ống trao đổi nhiệt trơn hoặc ống được tăng cường bề mặt bằng các cánh. Với kết cấu
ống này có tăng bề mặt trao đổi nhiệt so với ống trơn từ 2 đến 4 lần cho phép bù lại hệ
số truyền nhiệt ở phía ngoài ống.
Có 3 kiểu bố trí ống trên: theo hình 6 cạnh, theo đường tròn đồng tâm, đôi khi theo
kiểu thẳng hàng.
16
a, xếp theo hình 6 cạnh b, xếp theo hình tròn c, xếp theo hình vuông
b. Mặt sàng ống (vỉ ống)

Mặt sàng ống kép

Các ống được định vị cố định nhờ gắn chặt vào lỗ trên mặt sàng. ống gắn trên mặt
sàng bằng phương pháp làm biến dạng ống (nong ống) hoặc phương pháp hàn tùy theo
dạng vật liệu chế tạo ống và mặt sàng, điều kiện hoạt động của thiết bị.
Mặt sàng ống thường là một tấm kim loại phẳng hình tròn, được khoan lỗ theo kiểu bố
trí thích hợp va soi rãnh để cố định ống, lắp mặt đệm, bulong mặt bích …
Trong quá trình gia công phải đảm bảo mối nối giữa ống và mặt sàng kín tránh rò rỉ
trộn lẫn hai lưu thể trong và ngoài ống để tránh hiện tượng này người ta thiết kế mặt
17
sàng kép. Theo thiết kế này phần không gian giữa hai mặt sàng được thông với môi
trường bên ngoài, khi xảy ra rò rỉ sẽ nhanh chóng được phát hiện. trong trường hợp
ngay cả lưu chất rò rỉ ra bên ngoài cũng không được phép trộn lẫn vào nhau thì sử
dụng 3 mặt sàng nối tiếp nhau. Khi đó, các chất nếu các lưu chất rò rỉ là các chất độc
hại hay quý hiếm thì cần được thu hồi hay xử lý đúng quy trình.
Ngoài ra mặt sàng phải đáp ừng được yêu cầu chống mòn với cả lưu chất trong và
ngoài ống. vật liệu chế tạo mặt sàng ống phải có tính chất tương đồng với vật liệu chế
tạo ống và khoang chứa lưu chất trong lòng ống nhằm giảm thiểu hiện tượng ăn mòn
điện hóa do sự khác biệt vật liệu chế tạo các bộ phận của thiết bị gây ra.
c. Vỏ và cửa lưu chất vào ra

Tiết diện vỏ và sơ đồ bố trí tâm chắn dòng thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm
Vỏ thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm là bộ phận chứa lưu chất bên ngoài ống trao đổi
nhiệt. Cửa lưu chất là nơi đưa lưu chất trao đổi nhiệt phía ngoài ống vào và ra khỏi
thiết bị, chúng thường có tiết diện tròn được chế tạo từ thép tấm.
Tại cửa vào lưu chất, thường có 1 tấm chắn dòng đặt sát ngay dưới cửa vào nhằm mục
đích: chuyển hướng chuyển động của dòng lưu thể vào có vận tốc lớn có thể ảnh
hưởng đến phần đầu của ống trao đổi nhiệt. Các ảnh hưởng của dòng có vận tốc lớn
đập trực tiếp vào phần đầu ống trao đổi nhiệt gây ra hiện tượng xói mòn cơ học, hiện
tượng khí xâm thực và gây rung động thiết bị. Để đủ không gian lắp đặt tấm chắn và
không làm tổn thất áp suất dòng chảy lớn do việc lắp tấm chắn gây ra, một số ống ở vị
trí này có thể được loại bỏ để dành không gian thích hợp bố trí lắp đặt.
d. Khoang đầu và đầu đưa chất lỏng vào ra phía trong ống
Khoang đầu và các đầu dẫn lưu chất phía trong ống vào ra đơn giản là việc kiểm soát
dòng lưu chất chảy chạy phía trong ống thường là các chất có tính ăn mòn cao hơn, vì
vậy khoang đầu và đầu dẫn lưu chất thườngđược chế tạo từ vật liệu hợp kim. Để giảm
chi phí chế tạo, có thể chỉ tráng 1 lớp hợp kim bên ngoài các bộ phận này mà không
nhất thiết phải chế tạo toàn bộ chi tiết bằng hợp kim
e. Nắp

18
Nắp của thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm là tấm hình tròn (có thể là 1 chỏm cầu) được
lắp với mặt bích của khoang đầu bằng bulong. Nắp có thể được tháo dễ dàng để kiểm
tra ống trao đổi nhiệt hoặc vệ sinh bảo dưỡng thiết bị định kỳ mà không làm ảnh
hưởng tới chất lượng chùm ống.
f. Tấm chia khoang
Khi thiết bị dùng 2 ngăn trở lên ta dùng ống chia khoang
Yêu cầu: đảm bảo số lượng ống ở mỗi khoang là như nhau để giảm thiểu chênh lệch
áp giữa các khoang (giảm hiện tượng rò rỉ), đảm bảo bề mặt chịu nén là thích hợp lắp
đặt vòng đệm, không quá gây khó khăn cho việc chế tạo và không làm ảnh hưởng đến
chi phí chế tạo, vận hành và bảo dưỡng. Một số dạng tấm chia khoang tiêu biểu:

g. Ống thoát khí không ngưng


Thành phần không khí và các chất khí không ngưng ở trong hơi ảnh hưởng đến quá
trình cấp nhiệt. Lượng khí càng nhiều thì hệ số cấp nhiệt càng giảm vì nó sẽ tập
trung ở cạnh hoặc thành thiết bị tạo thành một lớp đệm không khí, làm tăng nhiệt
trở cho quá trình cũng như ngăn cản hơi đến sát thành thiết bị để ngưng tụ. Do đó
cần bố trí ống thoát khí không ngưng trong thiết bị trao đổi nhiệt.
h. Chia ngăn cho dòng lưu thể
Chức năng:
Khi cần tăng vận tốc của chất tải nhiệt để tăng hiệu quả truyền nhiệt, người ta thường
chia thiết bị ra làm nhiều ngăn. Trên hình a chia thành bốn ngăn dọc đối với chất tải
nhiệt đi trong ống, như vậy vận tốc chất tải nhiệt tăng lên bốn lần. Tấm ngăn dọc 3
chia thành 2 ngăn đối với chất tải nhiệt đi ở ngoài ống như vậy tốc độ tăng lên 2 lần.
Hình b mô tả sự chia ngăn ngang với chất tải nhiệt đi bên ngoài ống, làm cho chất tải
nhiệt đi chéo góc với phương của trục ống truyền nhiệt, nhưng vận tốc không tăng tỉ lệ
với các ngăn.

19
2.3 Nguyên lý hoạt động
Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm dựa trên nguyên lý trao đổi nhiệt gián tiếp giữa
hai lưu thể chuyển động bên trong và bên ngoài ống trao đổi nhiệt. Để tăng cường hiệu
quả trao đổi nhiệt, người ta tạo ra chiều chuyển động của lưu thể trong và ngoài ống
theo phương vuông góc hoặc chéo dòng. Thiết bị được chia làm hai không gian: không
gian giữa nắp và vỉ ống, trong ống truyền nhiệt và không gian ngoài ống truyền nhiệt,
hai lưu thể trao đổi nhiệt với nhau qua bề mặt ống truyền nhiệt.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm
Bố trí dòng chảy trong thiết bị
20
   Về nguyên tắc, hai lưu thể tham gia quá trình trao đổi nhiệt trong thiết bị ống chùm
có thể bố trí chảy phía trong hay phía ngoài ống đều có thể chấp nhận được. Tuy
nhiên, việc lựa chọn dòng chảy của các lưu thể ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế, vì vậy,
người ta dựa vào một số tiêu chí làm cơ sở để bố trí dòng chảy của lưu thể trong thiết
bị.
a. Áp suất cao
  Nếu một trong hai lưu thể có áp suất cao thì lưu thể này được bố trí chảy trong lòng
ống trao đổi nhiệt. Nhờ cách bố trí này, chỉ có ống và phần bít kín liên quan đến dòng
chảy trong ống được thiết kế để chịu được áp suất cao, còn vỏ thiết bị được thiết kế ở
điều kiện ít khắc nghiệt hơn. Trong khi đó, nếu bố trí dòng lưu thể có áp suất cao hơn
chảy ngoài ống thì toàn bộ phần vỏ có kích thước lớn sẽ phải được thiết kế để chịu áp
suất cao dẫn đến chi phí chế tạo sẽ cao hơn.
b. Ăn mòn
     Tính ăn mòn của lưu thể quyết định sự lựa chọn vật liệu chế tạo thiết bị nhiều hơn
là vấn đề thiết kế cơ khí. Các hợp kim chống ăn mòn thường đắt hơn so với các kim
loại thường, vì vậy, lưu thể có tính ăn mòn được bố trí chảy phía trong ống để vỏ thiết
bị không phải chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn, nhờ đó giảm được chi phí chế tạo
thiết bị.
c. Đóng cặn
Trong quá trình hoat động, các chất cặn bẩn trong lưu thể sẽ đóng cặn lại trên thành
thiết bị lưu thể đi qua. Lớp cặn này sẽ làm giảm hiệu quả quá trình truyền nhiệt của
thiết bị, vì vậy, từ giai đoạn thiết kế cần phải có giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của
hiện tượng đóng cặn. Một số giải pháp được đưa ra trong thực tế:
- Giảm thiểu khả năng đóng cặn bằng cách không để vùng chết trong thiết bị, tăng
tốc độ dòng chảy.
- Có kết cấu dễ dàng trong vệ sinh lớp cặn bẩn bằng cách bố trí dòng lưu thể dễ
đóng cặn chảy phía trong ống, phía vỏ có các cửa để rửa và thu cặn nếu lưu thể có khả
năng đóng cặn cao chảy phía ngoài ống.
- Tăng thời gian phục vụ của thiết bị bằng cách bố trí nhiều thiết bị nối tiếp hoặc
song song.
d. Hệ số truyền nhiệt thấp
Nếu một lưu thể vốn có hệ số truyền nhiệt thấp (các chất khí áp suất thấp hoặc chất
lỏng có độ nhớt cao) thì lưu thể này thường được bố trí chảy phía ngoài ống để trong
một số trường hợp có thể sử dụng ống có cánh tăng cường bề mặt nhờ đó giảm được
kích thước thiết bị và giá thành chế tạo.
Trong trường hợp cụ thể là ngưng tụ hơi cồn, để tăng hiệu quả trao đổi nhiệt và ngưng
tụ, hơi cồn thường đi bên ngoài ống.

21
2.4. Lưu ý về kỹ thuật

2.4.1 Ứng suất nhiệt


Các lưu thể chuyển động trong thiết bị trao đổi nhiệt thường có nhiệt độ khác nhau
tương đối lớn, vì vậy mà nhiệt độ của các bộ phận, chi tiết của thiết bị trao đổi nhiệt
tiếp xúc với các lưu thể này cũng khác xa nhau đặc biệt là giữa các ống trao đổi nhiệt
và vỏ thiết bị.
Nhiệt độ của các bộ phận, chi tiết trong thiết bị khác nhau do đó độ dẫn độ nhiệt cũng
khác nhau. Điều này dẫn tới sự di chuyển tương đối giữa các bộ phận với vị trí ban đầu
và sinh ra các ứng suất dư cục bộ. các chi tiết có chiều dài lớn là vỏ và ống trao đổi
nhiêt bị ảnh hưởng của nhiệt độ càng lớn. ứng suất nhiệt càng lớn khi nhiệt độ giữa 2
bộ phận này có chênh lệch càng lớn.
Trong một số trường hợp hậu quả của ứng suất nhiệt gây ra là vỏ bình sẽ bị uốn cong
hoặc các ống trao đổi nhiệt sẽ bị tuột ra khỏi mặt sàng ống. vấn đề đặt ra là:
Cần có giải pháp kỹ thuật để khắc phục ứng suất nhiệt do sự giãn nở nhiệt không đồng
đều giữa ống chùm và vỏ thiết bị. Dưới đây trình bày một số giải pháp đã được ứng
dụng trong thực tế nhằm giảm ứg suất nhiệt gây ra.
2.4.2 Một số giải pháp điển hình
a. Vành bù giãn nở trên vỏ thiết bị
Biện pháp này là tạo ra một vành bù giãn nở nhiệt trên vỏ của thiết bị trao đổi nhiệt.
Tuy nhiên kết cấu này chỉ thích hợp với các thiết bị trao đổi nhiệt có kích thước nhỏ và
hoạt động trong điều kiện áp suất thấp.
Gồm hai loại:
- Bù giãn nở nhờ ghép thêm một bộ phận đàn hồi: được mô tả trên hình a,
gọi là vòng bù giãn nở. Khi ống co giãn thì vỏ thiết bị sẽ co giãn nhờ
vành đai 2, loại này thường dung khi độ co giãn không dưới 10-15mm và
áp suất không khí không dưới 3,5 at.

- Bù giãn nở nhờ kết cấu di chuyển tự do theo chiều dọc: thường chỉ có
một lưới ống di chuyển tự do, gồm loại đầu phao hở (hình b), đầu phao
kín (hình c), loại hộp đệm (hình d), loại ống ghép (hình g). Kết cấu này
cho phép dễ làm sạch lòng ống và thay thế ống một cách độc lập mà
không cần phải đưa chùm ống ra khỏi vỏ thiết bị. Tuy nhiên kết cấu này
có nhược điểm: số ống trong thiết bị bị giảm đi so với thiết bị khác có
cùng đường kính vỏ (dành không gian cho đầu bích tự do).
-

22
Các kết cấu bù gian nở trong ống chùm: 1. vỏ thiết bị 2. vành đai 3. đầu phao 6. ống
trong 7. ống ngoài

b. Ống hình chữ U


Kết cấu này cho phép chùm ống và thân thiết bị giãn nở một cách độc lập nhờ đó
không gây ra ứng suất dư do sự co kéo giữa các bộ phận. Tuy nhiên gây ra một số hạn
chế: không cho phép thay thế một cách riêng rẽ các ống trao đổi nhiệt, không vệ sinh
được đoạn cong của ống khi bảo dưỡng điều này không thể chấp nhận trong một số
ứng dụng.

23
2.5 Một số yêu cầu kỹ thuật khác
a. Mối ghép bích
Được dùng phổ biến trong các thiết bị sản xuất hóa chất và dầu mỏ cũng như ở các
đường ống dẫn lỏng hoặc khí.
Yêu cầu: 
 Các mối ghép bích phải thật kín ở áp suất và nhiệt độ của môi trường nhất là
thiết bị hoặc đường ống có chứa các chất độc và chất dễ cháy
 Mối ghép bích phải bền và chống được ăn mòn
 Thuận tiện tháo lắp nhanh mà không ảnh hưởng đến tính năng của thiết bị
 Dễ chế tạo và dễ thay thế, lắp lẫn
 Giá thành hạ
Các loại mặt bích: mặt bích đúc, mặt bích hàn hay mặt bích rèn liền với thân …
Độ kín mối ghép do vật đệm quyết định, đệm được làm bằng vặt liệu mềm, dễ biến
dạng, căn cứ vào nhiệt độ, áp suất, tính chất môi trường chọn vật liệu thỏa mãn yêu
cầu
b. Yêu cầu vật đệm
 Đủ độ dẻo và dễ bị biến dạng khi bị nén
 Trong thời gian làm việc độ dẻo không bị biến đổi
 Bền đối với môi trường trong thiết bị hay đường ống Nhận xét khi thiết kế mặt
bích:
- Các kích thước của bất kỳ loại bích nào trong thiết kế thiết bị và đường ống đều phải
phù hợp với quy phạm. Các kích thước khác có thể tự thiết kế, sao cho khoảng cách
giữa vòng đệm và tâm bu long, kích thước hình học và khối lượng của bích là nhỏ
nhất.
- Số lượng bu lông của vành bích hình tròn nên là bội số của 4
- Vành đệm phải đặt phía trong của bu long
- Áp suất càng lớn thì đệm càng hẹp để bu long đỡ to

24
- Phải thiết kế sao cho bu long khi xiết chặt chỉ chịu lực kéo.
- Bu long phải tiện nhẵn và tạo điều kiện để tăng sức đàn hổi, giảm ứng suất tập trung.
Dùng bulong lớn ít hơn dùng nhiều bulong nhỏ. Chú ý đến tình trạng nhiệt để chọn vật
liệu bulong thích hợp
- Nên vẽ cụ thể hệ thống bích, bulong và vòng đệm rồi hãy bắt đầu tính
- Vành bích cần có đường kính ngoài D1 = D2 + 2d + (0,5 – 1) cm
c. Thân hình trụ
Là thiết bị phổ biến để chế tạo các thiết bị hóa chất và dầu mỏ làm việc ở áp suất dư
lên đến 10N/m2 hoặc ở áp suất khí quyển và ở chân không Chú ý khi chế tạo:
- Tổng chiều dài các mối hàn khi hàn là nhỏ nhất
- Các mối hàn dọc hay ngang cần phải giáp mối 
d. Đáy và nắp
Là 2 chi tiết cùng với thân tạo nên thiết bị, hình dạng của thiết bị phụ thuộc vào nhiệm
vụ của nó, áp suất làm việc và phương pháp chế tạo
Đối với thiết bị hàn, đáy và nắp hàn vào thân hay ghép bằng mặt bích, còn thiết bị đúc
thì đáy và nắp đúc liền hay nắp được ghép với thân bằng mặt bích
Đáy và nắp thường dùng trong các thiết bị hóa chất có dạng cầu, elip, nón… đối với
các thiết bị làm việc ở áp suất thường nên dùng đáy và nắp thẳng vì chế tạo đơn giản
giá rẻ, đáy và nắp hình elip hợp lý nhất của thiết bị trụ hay nồi hơi chế tạo bằng
phương pháp dập, dùng trong trường hợp áp suất dư không nhỏ hơn 1 N/m2 
e. Vỉ ống
Một trong các chi tiết cơ bản của thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm để giữ chặt các đầu
ống truyền nhiệt theo một sự sắp xếp nhất định.
Theo hình dáng chia ra vỉ ống hình tròn, hình vuông, hình vành khăn…phổ biến hơn
cả là vỉ ống hình tròn phẳng, hình cầu hoặc elip…cấu tạo từ phôi tấm, ngoài ra có thể
đục, vật liệu phải bền với cứng hơn vật liệu làm ống
f. Tai đỡ và chân
Việc lựa chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nơi đặt thiết bị, tỷ lệ chiều cao, đường
kính thiết bị, khối lượng thiết bị…
Thiết bị ở vị trí đặt tai đỡ cần ốp thêm một tấm kim loại để tăng độ cứng sau đó mới
hàn vào tai đỡ

Chương 3. Tính toán công nghệ

Bài toán: Thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt dạng ống chùm để ngưng tụ hơi cồn
nồng độ 85% khối lượng 12000kg/ngày.
25
Phương án:
Thiết kế ống chùm nằm ngang, ống truyền nhiệt Φ2.5x30mm, được làm từ vật liệu
X18H10T (thép không gỉ). Chiều dài ống L= 1.5m.
Tác nhân làm lạnh là nước lạnh công nghiệp có nhiệt độ đầu vào là tđ = 25℃, nhiệt độ
đầu ra là tc= 45℃ để ngưng tụ hơi cồn 85% thành lỏng ở nhiệt độ ngưng tụ là 79,6℃
(tra Phụ lục VI trang 273 – Công nghệ sản xuất và kiểm tra cồn etylic).
Do kết cấu của thiết bị ta sẽ cho hơi cồn đi vào khoảng không gian bên ngoài ống,
nước lạnh đi bên trong ống.
1. Các bước tính
Cách tính các thiết bị truyền nhiệt theo trình tự như sau:
- Xác định lượng nhiệt trao đổi theo phương trình cân bằng nhiệt:
Q =G×C×∆t
(G - khối lượng chất tải nhiệt, C - nhiệt dung riêng).
- Xác định lượng chất tải cần đun nóng hoặc làm nguội.
- Xác định hiệu số nhiệt độ trung bình Δttb
- Tính các hệ số cấp nhiệt α1, α2
Q Q
- Tính hệ số truyền nhiệt K F= =
K × Δt qtb

- Xác định bề mặt truyền nhiệt F


- Kiểm tra nhiệt độ của bề mặt hoặc nhiệt tải riêng.
- Khi tính α đối với chất tải nhiệt lỏng hoặc khí ta luôn phải chọn chế độ chảy xoáy
(Re > 104) để đảm bảo α lớn, ngoài ra khi chọn chế độ dòng chảy xoáy sẽ thuận tiện
cho việc truyền nhiệt xảy ra.
- Ở trong thiết bị này là thiết bị làm nguội bằng nước mát thì nhiệt độ cuối của nước
không được quá 40-50℃, vì nếu nhiệt độ cao hơn thì các muối dễ kết tủa và đóng cặn
lại trên bề mặt truyền nhiệt, ngoài ra nhiệt độ cao còn ảnh hương tới sự dãn nở của vật
liệu khi làm ống.
2. Hiệu số truyền nhiệt trung bình
Chênh lệch nhiệt độ tại đầu vào:
Δt 1=tng – tđ=79,6 – 25=54,6 ℃

Chênh lệch nhiệt độ tại đầu ra:


Δt 2=tng−tc=79,6−45=34,6℃

Hiệu số truyền nhiệt trung bình giữa hơi cồn và nước làm lạnh:

26
Δt 1−Δt 2 54,6−34,6
Δttb= = =43,84 ℃
Δt 1 54,6
ln ln
Δt 2 34,6

Nhiệt độ trung bình của nước trong thiết bị là


Tntb=tng− Δttb=79,6−43,84=35.8 ℃

Lượng nhiệt bỏ ra để ngưng tụ hoàn toàn hơi cồn thành lỏng là:
Q=Gh ×r

Trong đó
kcal
r: là ẩn nhiệt ngưng tụ của hơi cồn r =256 =1071616 J /kg (tra Phụ lục VI trang 273
kg
– Công nghệ sản xuất và kiểm tra cồn etylic).
5
Lưu lượng tính theo giây Gh=12000 kg /24 h= kg/ s
36
5
Suy ra Q= ×1071616=148853,556W
36

Từ đây ta tính được hệ số truyền nhiệt K là:


1
K= W . m 2.℃
1 1
+ Σrcặn +
α1 α2

3. Hệ số cấp nhiệt phía nước α2


Khối lượng riêng của nước tại nhiệt độ 35.8℃ là: ρnước =993.78 kg/m3 (tra Bảng I.5
trang 12 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập 1 sau đó nội suy kết quả)
Độ nhớt của nước tại nhiệt độ 35.8℃ là: µnước =0.7113× 10−3 N . S/m 2 (tra Bảng I.102
trang 94 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập 1 sau đó nội suy kết quả)
Hệ số dẫn nhiệt của nước tại nhiệt độ 35.8℃ là: λ nước =0,6269 W /m. độ (tra Bảng I.139
trang 133 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập 1 sau đó nội suy kết quả).
Nhiệt dung riêng của nước tại nhiệt độ 35.8℃ là: Cp=4179,3 J /kg . độ (tra bảng I.149
trang 168 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập 1 sau đó nội suy kết quả).
Chuẩn số Prandlt của nước là:
Cp× µ 4179,3 × 0.7113 ×10−3
Pr= = =4.74
λ 0.6269
ω×d× ρ
Ta có: R=
µ

27
Gn
ω=
Trong đó, π
× d 2 × n × ρ Là vận tốc nước chảy trong ống (m/s)
4

V: lưu lượng (m3/s)


n: Số ống thiết bị ống chùm
f: tiết diện dòng chảy
Gn: lượng nước lạnh cần cho quá trình ngưng tụ (kg/s)
d: đường kính trong của ống (m)
ρ: khối lượng riêng của nước (kg/m3)
µ: độ nhớt của nước (kg/m.s)
Chuẩn số Nusselt của nước được tính theo phương trình với nhiệt độ trung bình của
lưu thể:
0.25
Pr
Nu=0.021 × εk × ℜ0.8 × Pr 0.43 × ( )
Pr T

Trong đó, PrT là chuẩn số Pran của dòng tính theo nhiệt độ trung bình của tường, các
thông số còn lại tính theo nhiệt độ trung bình của dòng.
Chọn chế độ dòng chảy trong thiết bị truyền nhiệt là chế độ chảy xoáy
Chọn Re= 10000
εk là hệ số hiệu chỉnh tính đến ảnh hưởng của tỷ số giữa chiều dài ống và đường kính
ống.
L 1.5
= =60> 50
d 0.025
Chọn εk = 1 (tra Bảng V.2 trang 15 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập 2)

Thay số liệu ta được

28
0.25 0.25
4.74 4.74
Nu=0.021 ×1 ×10000 × 4.74 0.8 0.43
×( )
Pr T
=64.98 × ( )
PrT

α 2× d Nu× λ
Từ công thức N= ⇒ α 2= W /m2. độ
λ d
Hệ số cấp nhiệt phía nước α2
0.25 0.25
Nu × λ 64.98 × 0.6269 4.74 4.74
α 2=
d
=
0.025
×
Pr T ( ) =1629.44 × ( )
Pr T
W /m2. độ

4. Hệ số cấp nhiệt phía hơi α1

Trong trường hợp ống chùm nằm ngang những dãy ống phía dưới sẽ bị phủ lên một
lớp nước ngưng dày hơn các ống phía trên, đồng thời vận tốc cũng bị giảm từ trên
xuống dưới do một phần đã bị hơi ngưng tụ. Vì vậy, hệ số cấp nhiệt giảm dần đối với
các dãy phía dưới.
Công thức:α 1=ɛ TB ×α
Trong đó: ɛ TB là hệ số phụ thuộc cách sắp xếp ống và số ống trên mỗi dãy
α là hệ số cấp nhiệt của hơi ngưng tụ trên 1 ống đơn độc nằm ngang:
0.25
r
α =1,28 × A × ( ∆t×d ) (W/m2độ)

d: đường kính ngoài của ống, dn= 30mm


r: ẩn nhiệt ngưng tụ (J/kg)
2 3
A: hệ số phụ thuộc vào nhiệt độ màng cồn: A= 4 ( ρ . λ )
√ μ
ρ: khối lượng riêng của cồn (kg/m3 )
λ: hệ số dẫn nhiệt của cồn (W/m độ)
µ: độ nhớt của cồn (Ns/m2 )
1
t m= × ( t hc +t T 1 ): Nhiệt độ màng cồn
2

Chú ý: Đại lượng r phải lấy ở nhiệt độ hơi ngưng tụ thc còn các đại lượng vật lý ρ, µ, λ
lấy theo nhiệt độ trung bình của màng nước tm.

(trang 28- STTB 2)


29
∆t = thc – tT1 là hiệu số nhiệt độ giữa hơi ngưng tụ và thành thiết bị
tT1: nhiệt độ tường phía hơi, ℃.
thc: nhiệt độ hơi ngưng tụ, ℃.
ɛTB: hệ số phụ thuộc vào cách sắp xếp ống và số ống trên mỗi dãy.
Tổng trở nhiệt 𝚺rcặn
δ
Σrcặn=r 1+ + r 2
λ
Trong đó:
δ: chiều dày ống truyền nhiệt 2,5mm= 0,0025m
λ: hệ số dẫn nhiệt của thành ống, λ = 16,85 W/độ.m (vật liệu sử dụng X18H10T)
r1, r2 - nhiệt trở của cặn bẩn bám vào hai bên thành ống phía hơi và phía nước lạnh
(m2.độ/W)
Với nước lạnh công nghiệp r1 = 0,464×10−3 m2.độ/W (tra bảng V.I trang 4 Sổ tay
QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập 2)
Với hơi cồn r2 = 0,116×10−3 m2.độ/W (tra bảng V.I trang 4 Sổ tay QT&TB Công nghệ
hoá chất - Tập 2)
Suy ra
δ 0.0025
Σr=r 1 + + r 2=0,464 × 10−3 + + 0,116 ×10−3=0.728 ×10−3 (m2.độ/W).
λ 16.85

4. Nhiệt tải riêng q1 (W/m2): mật độ dòng nhiệt truyền từ hơi cồn đến thành ống
Nếu coi sự mất mát của nhiệt khi truyền từ lưu thể này sang lưu thể kia ko quá 5%, thì
ta tính toán nhiệt tải riêng q1 và q2 cũng không chênh lệch quá 5%. Thực hiện các bước
như sau:
 Chọn nhiệt độ chênh lệch giữa hơi và thành ống: ∆ t 1=t hc −t T 1
 Tính α1 và q1 (nhiệt tải riêng phía hơi).
 Tính ∆t = tT1 −tT2 chênh lệch nhiệt độ giữa hai bên thành ống:
∆ t=q1 × ∑ r

 Từ đó suy ra tT2 là nhiệt độ tường phía nước.


 Tính chuẩn số Prandlt tường PrT theo nhiệt độ tT2.
 Tính α2 theo công thức đã xác định, từ đó tính q 2=α 2 × ∆ t2
 So sánh q1 và q2 : |q 1−q 2
q1 |
〈 5 % thì phù hợp.

 Tính qtb là nhiệt tải riêng trung bình:


1
q tb = (q 1+ q2 ) (W/m2)
2

30
Chọn ∆t1 =8℃
t T 1=79,6−8=71,6℃

- Nhiệt độ màng cồn là:


1 1
t m= × ( t hc +t T 1 )= × ( 78.19+71,6 )=74,9 ℃
2 2
2 3
- Ở 74,9℃ thì A= 4 ( ρ . λ )
√ μ
của màng cồn với:

ρcồn =785,77(kg /m3) (tra bảng I.2 trang 9 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập 1
sau đó nội suy kết quả)
λ cồn=0.274 (W /m .độ) (tra bảng I.130 trang 135 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất -
Tập 1 sau đó nội suy kết quả)
μcồn =0.588× 10−3 ( kg/m . s) (tra bảng I.101 trang 92 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất
- Tập 1 sau đó nội suy kết quả)

785,772 .0,274 3
A= 4 (
√ 0,588.10−3
) = 68,17

Hệ số cấp nhiệt phía hơi là:


0.25
1071616
α =1,28 ×68,17 × ( 8 ×0.03 ) =4011,07 (W /m 2.độ)

Chọn cách sắp xếp ống là xen kẽ, số ống 1 dãy đứng là 3. Suy ra ε tb =0.85
α 1=ε tb ×α =0,85 × 4011,07=3409,4 ¿)

Nhiệt tải riêng:


31
q 1=α 1 . ∆ t 1 =3409,4 ×8=27275,2(W /m 2)

Chênh lệch nhiệt độ giữa hai thành ống:


∆ t=q 1.∑r =27275,2× 0.728 ×10−3 =19,85℃
Nhiệt độ tường phía nước:
t T 2=t T 1−∆ t=71,6−19,85=51,75 ℃

Chênh lệch nhiệt độ giữa thành ống và nước:


∆ t 2=t T 2−t ntb =51,75 – 35.8=15,95℃

Tại tT 2=51,75 ℃
μ=0.5315× 10−3 kg /m. s (tra bảng I.102 trang 95 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất -
Tập 1 sau đó nội suy kết quả)
Cp=4185.8 J /kg . ℃ (tra bảng I.49 trang 168 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập
1 sau đó nội suy kết quả)
λ=0.65 W /m .℃ (tra bảng I.129 trang 133 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập 1
sau đó nội suy kết quả)
μ . C p 0,5315. 10−3 ×4185,8
Vậy PrT = = =3.4227
λ 0,65
Khi đó hệ số cấp nhiệt phía nước là
0.25
4.74
α 2=1629.44 × ( 3,4227 ) =1767,63 W /m2. độ

Nhiệt tải riêng phía nước là:


q 2=α 2 . ∆ t 2=1767,63× 15,95=28193,7 W /m2

q 1−q 2 27275,2−28193,7
So sánh: η=¿ ∨¿| ∨.100 %=3,37 % <5 %
q1 27275,2

Vậy Δt 1=8 ℃ phù hợp.


5. Bề mặt thiết bị - chọn thiết bị
Với Δ t 1=8 ℃ do sai số giữa q1 và q2 không lớn lắm nên ta có nhiệt tải riêng trung
bình:
1 1 W
qtb= ( q 1+ q 2 )= ( 27275,2+28193,7 )=27734,45 ( )
2 2 m2

Hệ số truyền nhiệt K là:


1 1 W
K= = =630,1( )
1 1 1 1 m . độ
+∑ r + + 0.728 ×10−3 +
α1 α2 3409,4 1767,63
32
Bề mặt truyền nhiệt được tính theo công thức:
Q 148853,556
F= = =5,37 m 2
qtb 27734,45
Lượng nước cần thiết cho quá trình làm lạnh được tính theo công thức
Q=Gn .Cp .(tc – tđ )

Suy ra
Q 148853,556
Gn= = =1.772 kg/ s
Cp.(tc−tđ ) 4200×( 45−25)

Số ống truyền nhiệt:


F 5.37
n= = =45.44 ống
π . dtd . L π .0,0275. 1,5
1
Trong đó: dtd= ×(0,03+0,025)=0,0275 m
2

Kết quả tính được là n= 45.44 ống. Trong thực tế không có thiết bị truyền nhiệt dạng
ống chùm như vậy. Do đó:
Tra bảng V.11 trang 48 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất Tập 2:
- Tổng số ống n = 61 ống.
- Xếp ống theo hình sáu cạnh (kiểu bàn cờ)
- Số ống trên đường xuyên tâm của hình sáu cạnh: b = 9 ống.
- Chiều dài ống: L = 1,5 m.
Chia ngăn trong thiết bị: kiểm tra có ảnh hưởng đến số ống không, tính lại diện
tích truyền nhiệt
Vận tốc thực tế của nước trong ống là:
Gn 1.772
ω tt = = =0,059 m/s
π π
× d2 ×n × ρ × 0,0252 × 61× 993.78
4 4

Vận tốc chảy giả thiết theo Re = 10000 là:


ℜ× μ 10000 ×0,7113 × 10−3
ω ¿= = =0,286 m/ s
d×ρ 0,025 ×993,78
Ta thấy ωgt > ωtt nên phải chia ngăn trong thiết bị.
ωgt 0,286
Số ngăn: m = = = 4,85 ngăn
ωtt 0,059

Chọn m=5
Tính lại chuẩn số Reynolds:
33
n
n1 =
m
4 ×Gn 4 ×1.772
ℜ= = =10399,7>10000
π × d × n1 × μ 61 −3
π × 0.025 × ×0.7113 ×10
5

(Thỏa mãn ℜ≥ 10000)


Như vậy với m=5 chế độ vận chuyển của nước ở chế độ chảy xoáy.
Cách sắp xếp vỉ ống
Chọn cách sắp xếp vỉ ống theo ống theo hình sáu cạnh (kiểu bàn cờ) có số ống xuyên
tâm hình sáu cạnh
Trong đó: b=9 ống
dn: đường kính ngoài của ống truyền nhiệt, dn=0,03 m
t: bước ống (khoảng cách giữa các tâm của 2 ống liền nhau) , thường chọn
t=( 1,2÷ 1,5)dn

Chọn t=1,5. dn=1,5. 0,03=0,045 m


Đường kính trong của thiết bị:
D=t .(b – 1)+4. dn

Khi đó: D=0,045.(9 – 1)+ 4. 0,03=0.48 m


Lấy D=0.5 m
Xác định độ dày vỏ ngoài của thiết bị
Theo cơ sở tính toán thiết bị thì thiết bị thuộc loại vỏ mỏng chịu áp suất trong, nên
chiều dày của thiết bị được tính theo công thức:
P× D
δ v= +C
2× [ σ k ] × φ

Trong đó:
P: áp suất bên trong vỏ, bằng áp suất khí quyển: P=0.1 N /mm 2
D: đường kính trong của vỏ, D=500 mm
[ σ k ]=101 N / mm2 là ứng suất kéo cho phép của thép
𝜑: hệ số bền mối hàn giáp mối bằng máy φ=0.8
C: Hệ số bổ sung, C=2 mm
Thay các hệ số ta được
P× D 0.1 ×500
δ v= +C= + 2=2.3 mm
2× [ σ k ] × φ 2 ×101× 0.8
34
Để đảm bảo độ bền cơ học cũng như đồng bộ thiết kế của thiết bị ta chọn độ dày vỏ
ngoài thiết bị δ v =4 mm
Mặt bích
Sử dụng vỉ ống làm mặt bích luôn cho thiết bị nên các kích thước của vỉ ống được tra
theo bảng XIII.26 trang 418 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất – Tập 2
Sử dụng kiều bích liền có cổ: Bích liền ngoài kiểu 2 (trang 417 Sổ tay QT&TB Công
nghệ hoá chất – Tập 2).
Chọn bích kiểu 2

Áp suất Đường kính Kích thước ống nối Bu lông


trong
P Dt D Db Dl D0 db Z h H S1
N/mm2 Mm Mm mm Mm mm mm cái mm mm Mm
1 500 630 580 550 511 M20 20 18 40 5

Đáy và nắp thiết bị


Đáy và nắp có thể nối với thân bằng cách ghép bích hoặc hàn. Đáy và nắp
thường dùng trong các thiết bị hóa chất có dạng cầu, elip, nón, … đối với các thiết bị
làm việc ở áp suất thường nên dùng đáy và nắp thẳng vì chế tạo đơn giản giá rẻ, đáy và
nắp hình elip hợp lý nhất của thiết bị trụ hay nồi hơi chế tạo bằng phương pháp dập,
dùng trong trường hợp áp suất dư không nhỏ hơn 1N/m2.

35
Tra trang 382-383 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập 2.

Thông số Giá trị


Đường kính trong của thiết bị Dt = 500 mm
Bán kính trong của đáy và nắp Rt = 500 mm
Chiều cao đáy ht = 125 mm

Chiều cao gờ đáy h = 25 mm


Bề mặt trong của đáy F = 0,31 m2
Thể tích của đáy V = 21,4.10-3 m3
Khối lượng của đáy và nắp m = 10 kg
Đường kính phôi đáy, nắp elip 634 mm
Bề dày đáy và nắp S= 4 mm
Chú ý: nếu thiết bị không chịu áp lực, thì nên chọn bề dày ống bé đến mức có thể,
để đạt hiệu quả truyền nhiệt tốt nhất, giá thành rẻ, nhẹ….
Kích thước trong của ống dẫn nước vào và ra:
Vận tốc nước đi vào trong thiết bị là v= 1.5m/s. Từ phương trình lưu lượng ta tính
được đường kính trong của ống dẫn nước
4 × Gn 4 × 1.772
D 1n=
√ π ×ρ×v
=
√π ×993.78 ×1.5
=0.039 m

Ta lấy đường kính trong của ống dẫn hnước vào và nước ra là d 1 n=d 2 n=0.039 m
Tra trang 411 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập 2.
Dy=40mm, D=130mm, D1=80mm, M12, 4 cái, h=12mm
Ống dẫn hơi cồn vào

36
Chọn vận tốc hơi vào thiết bị là vh1=10 m/s với lưu lượng Gh1=0.08(kg/s)
Khối lượng riêng của hơi cồn 85% vào tại t=79.6oC

ρ=
[ 46 ×0.85+ ( 1−0.85 ) .18 ] ×273 =1.44 kg /m3
22.4 × ( 273+ 79.6 )

Lượng hơi vào ống là


0.08
Q= m3 /s
1.44
Đường kính trong của đường hơi cồn vào là

0.08
dh 1=
√ 4 ×Q
π × vh
=
√ 4×
1.44
π × 10
=0.08m=80 mm

Tra trang 412 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập 2.
Dt=80mm, D=185mm, D1=150mm M16, 4 cái, h=14mm

Đường kính của ống cồn lỏng ra:


Chọn vận tốc cồn ra là 0.5m/s lưu lượng G=0.08 kg/s, ρ=781.84
4 × Gh 4 × 0.08
Dcl=
√ π ×ρ×v
=

π × 781.84 ×0.5
=0.016 m

Tra trang 409 Sổ tay QT&TB Công nghệ hoá chất - Tập 2.
Dy=20mm, D=90mm, D1=50mm, h=12mm, M10, 4 cái
Ống tháo khí không ngưng:
Chọn theo tham khảo
Dt=20mm, D=90mm, D1= 65mm, h=12mm, M10, 4 cái
Các thông số:
- Nhiệt độ tính toán là 35,8oC
- Áp suất tính toán là 0,1x 106 N/m2
- Hệ số bền mối hàn là 0,8
- Chiều dày thân thiết bị là 4 mm
- Chiều dày đáy và nắp thiết bị 4mm
- Chế tạo bưng cách hàn do lằm việc ở áp suất thấp
Các chú ý:
- Đảm bảo đường hàn càng ngắn càng tốt.
37
- Chỉ hàn giáp mối (giáp mối một bên)
- Bố trí các đường hàn dọc cách nhau ít nhất là 100mm.
- Bố trí mối hàn ở vị trí dễ quan sát
- Không khoan lỗ qua mối hàn
Chọn thiết bị trao đổi nhiệt ống chùm, đặt nằm ngang có đường kính trong D =
0,5m, chiều dài L=1,5m, số ống truyền nhiệt n = 61 ống, ống xếp theo hình 6 cạnh
(kiểu lục giác). Số ngăn trong thiết bị m = 5 ngăn.

KẾT LUẬN

Như vậy, hiệu quả trao đổi nhiệt khá ổn định đối với khi sử dụng ống chùm
nằm ngang, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Cấu tạo chắc chắn, gọn với suất tiêu
hao kim loại nhỏ, hình dạng phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ trong công nghiệp. Thiết bị
trao đổi nhiệt dạng ống chùm dễ chế tạo, lắp đặt cũng như vệ sinh, bảo dưỡng và vận
hành, tuổi thọ cao. Tốc độ ăn mòn diễn ra chậm do thiết bị thường xuyên chứa nước
nên không tiếp xúc với không khí. Yêu cầu vệ sinh thiết bị định kì nhằm nâng cao hiệu
quả làm việc cũng như tránh được các hư hỏng không đáng có. Khi lau thiết bị cần chú
ý tránh làm trầy xước bề mặt trong bình dẫn đến việc khó lau cặn bẩn vào các lần sau.
Cách chia ống và kích thước của thiết bị là khá hợp lí, phù hợp với mục đích sủ dụng
để đạt được hiệu quả cao nhất.
Thiết kế thiết bị trao đổi nhiêt dạng ống chùm để ngưng tụ hơi cồn đòi hỏi
người thiết kế phải nắm rõ về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của thiết bị. Do
vậy đối với sinh viên, nhưng người kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế thì việc thiết
kế thiết bị cũng gặp không ít khó khăn.
Trong đồ án này em đã cơ bản hoàn thành các yêu cầu của một bài thiết kế bao gồm:
- Tổng quan chung về cồn và các thiết bị truyền nhiệt cơ bản.
- Tìm hiểu về thiết bị ngưng tụ ống chùm nằm ngang.
- Tính toán thiết bị và cơ khí.
Qua việc thiết kế trong đồ án này giúp em nắm vững được kiến thức môn học, hiểu
được vai trò của người thiết kế.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn
TS. Nguyễn Ngọc Hoàng cùng sự giúp đỡ của bạn bè đã giúp em hoàn thành tốt đồ án
này.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất, Tập 1 - Các tác giả - Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, 2006
Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất, Tập 2 - Các tác giả - Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, 2006
Thiết bị truyền nhiệt và chuyển khối – Nguyễn Văn May, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, 2006
Công nghệ sản xuất và kiểm tra cồn etylic – PGS.TS. Nguyễn Đình Thưởng và TS.
Nguyễn Thanh Hằng – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2005
Tập 2 Các quá trình và thiết bị truyền nhiệt– PGS.TS. Tôn Thất Minh (Chủ biên),
Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Tấn Thành – Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội, 2015
Cơ sở tính toán thiết kế máy và thiết bị thực phẩm, PGS.TS. Tôn Thất Minh - Nhà
xuất bản Bách khoa Hà Nội, 2012
Các quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm - Phạm Xuân Toản –
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật

39
Công thức:

40

You might also like