You are on page 1of 6

 -Phơi sáng (Exposure) là một thuật ngữ trong nhiếp ảnh chỉ lượng ánh sáng

mà cảm biến nhận được trong quá trình chụp một bức ảnh. Đây là yếu tố
quyết định đến độ sáng tối của bức ảnh, đánh giá bức ảnh có bị thừa sáng
hoặc thiếu sáng không. Một bức ảnh có mức phơi sáng chính xác là bức ảnh
gây được cảm xúc “đẹp” với mắt người xem và chủ đề của bức ảnh được
nhận ra rõ rệt. Với thực tế ánh sáng trong tự nhiên và cả ánh sáng nhân tạo
đều biến đổi trong từng hoàn cảnh chụp, máy ảnh đôi khi không tính toán
được mức phơi sáng phù hợp, khi đó bạn sẽ cần phải tự tay điều chỉnh để
bù phơi sáng, hay bù sáng (exposure compensation).

 Nhiệm vụ của bạn khi chụp ảnh là tìm ra một mức phơi sáng phù hợp với
hoàn cảnh chụp. Một chủ đề được chiếu sáng bởi ánh nắng mặt trời giữa
trưa trên một bãi biển sẽ sáng hơn 4000 lần so với cùng một chủ đề được
chiếu sáng dưới ánh trăng. Để hỗ trợ bạn, máy ảnh cung cấp cho bạn các
giá trị phơi sáng (exposure value, viết tắt là EV) dùng để đo độ sang

 Trên các máy ảnh, 1 EV = 0 có nghĩa là hình ảnh được phơi sáng trong 1 giây
ở tiêu cự f1, mỗi một nấc điều chỉnh lên xuống sẽ tăng hoặc giảm độ sáng.
EV =1 sẽ tăng gấp đôi độ sáng so với EV=0, EV=3 tăng 8 lần độ sáng, EV=-2
là giảm 1/4 độ sáng…

 Cứ mỗi một nấc điều chỉnh EV được gọi là một “stop”. Và “stop” cũng dùng
để nói về mỗi một nấc điều chỉnh trong các thiết lập của “tam giác phơi
sáng”.
Tam giác phơi sáng là khái niệm dùng để chỉ 3 yếu tố liên quan mật thiết
đến việc phơi sáng một bức ảnh
+Khẩu độ (aperture) 
+Tốc độ màn trập (shutter speed)
+Độ nhạy sáng (ISO)
Ba giá trị khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO liên quan mật thiết với nhau.
Khi bạn điều chỉnh một giá trị thì hai giá trị kia cũng phải thay đổi theo.
Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu một chút về từng giá trị nào.
1. Tốc độ màn trập (Shutter speed)
-Tốc độ màn trập là khoảng thời gian mà máy cần để chụp một bức ảnh.
Ví dụ: Trên máy ảnh Dikon D850, bạn có thể chụp bất kỳ tốc độ màn trập
nào từ 1/8000 giây đến 30 giây, cũng như chế độ thời gian để phơi sáng
lâu hơn. 
-Tốc độ màn trập là một những yếu tố quyết định độ phơi sáng vì :
+Tốc độ màn trập dài cho phép lượng ánh sáng lớn đi qua và ngược
lại tốc độ màn trập càng ngắn thì lượng ánh sáng đi qua càng ít.
Để hình dung rõ hơn, bạn có thể nhìn bức ảnh dưới đây :
+Tốc độ màn trập tạo hiệu ứng mờ chuyển động cho ảnh chụp. Tốc độ
màn trập dài (chẳng hạn như năm giây) sẽ chụp bất cứ thứ gì di chuyển
trong quá trình phơi sáng. Nếu một người đi ngang qua, họ có thể xuất
hiện như một vệt sáng phi thường trên hình ảnh. Đây gọi là chuyển động
mờ.
+Sử dụng tốc độ màn trập nhanh giúp chụp chuyển động nhanh tốt hơn.
Ví dụ bạn có thể chụp ảnh thác nước ở 1/1000 giây và nhìn thấy những
giọt nước giữa không trung mà không có máy ảnh mắt thường không thể
nhìn thấy.

2. Khẩu độ (Aperture)
- Khẩu độ là độ mở của ống kính để cho lượng ánh sáng đi qua. Giống như
con ngươi trong mắt chúng ta có thể co lại hoặc mở ra để thu nhận ánh
sáng.
-Bộ phận này trên ống kính gọi là "lưỡi khẩu độ" các lưỡi này có thể mở
lớn hoặc thu nhỏ lại, cơ chế hoạt động cũng giống như con ngươi trong
mắt chúng ta, khi trời tối đồng tử giãn ra để nhận nhiều ánh sáng hơn,
cũng như vậy khi trời tối bạn mở khẩu độ của ống kính rộng hơn để cảm
biến nhận được nhiều ánh sáng hơn.
-Khẩu độ được biểu thị bằng kí hiệu  f/tham số. Ví dụ: Bạn có thể có khẩu
độ f/2 hoặc f/8 hoặc f/16,..
-Tham số càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn, bạn có thể xem hình sau đây :
-Để phơi sáng một bức ảnh đúng cách, điều quan trọng là phải chú ý đến
cài đặt khẩu độ:
+Khẩu độ lớn bức ảnh sẽ sáng hơn: Các khẩu độ lớn như f/1.4 và f/2 cho
phép bạn nhìn thấy trong bóng tối. Mặt khác, một khẩu độ nhỏ như f/16
(với các lưỡi khẩu độ gần đóng) bức ảnh sẽ tối hơn rất nhiều.
+Bằng cách thay đổi cài đặt khẩu độ và tốc độ màn trập, bạn có thể điều
chỉnh chính xác lượng ánh sáng giúp bức ảnh có độ phơi sáng thích hợp.
Đây là lí do khẩu độ là yếu tố rất quan trọng khi phơi sáng.

3. ISO - Độ nhạy sáng

-ISO làm sáng ảnh của bạn, nhưng lại không phải là một phần của phơi
sáng vì ISO không ảnh hưởng đến lượng ánh sáng chiếu tới cảm biến máy
ảnh (theo định nghĩa phơi sáng). Thay vào đó, ISO làm sáng ảnh sau khi
cảm biến đã được tiếp xúc với ánh sáng.

-ISO thấp nhất trên máy ảnh của bạn được gọi là ISO cơ sở. Thông
thường, ISO cơ sở sẽ là 100, nhưng một số máy ảnh có ISO 64, ISO 200.
Nếu bạn đặt ISO cơ sở và phơi sáng ảnh đúng cách, chất lượng hình ảnh
sẽ rất tốt và độ nhiễu hạt ở mức thấp nhất. Hãy nhìn vào bức ảnh dưới
đây để hình dung :

-Độ nhạy sáng ISO sẽ rất hữu ích khi không còn cách nào để làm sáng ảnh,
ví dụ bạn đã khẩu độ hết cỡ và tốc độ cửa trập đã quá dài không thể tăng
thêm được nữa thì lúc này bạn có thể làm sáng ảnh thêm bằng cách tăng
ISO. 
-Tuy nhiên ISO càng tăng thì độ nhiễu hạt của bức ảnh càng nhiều, bạn có
thể xem bức ảnh dưới đây:

You might also like