You are on page 1of 6

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9620-2:2013
IEC 61034-2:2005
ĐO MẬT ĐỘ KHÓI CỦA CÁP CHÁY TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH - PHẦN 2: QUI TRÌNH
THỬ NGHIỆM VÀ CÁC YÊU CẦU
Measurement of smoke density of cables burning under defined conditions - Part 2: Test procedure
and requirements
Lời nói đầu
TCVN 9620-2:2013 hoàn toàn tương đương với IEC 61034-2:2005;
TCVN 9620-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E4 Dây và cáp điện biên soạn,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 9620 (IEC 61034), Đo mật độ khói của cáp cháy trong các điều kiện xác định, gồm các phần
sau:
TCVN 9620-1:2013 (IEC 61034-1:2005), Phần 1: Thiết bị thử nghiệm
TCVN 9620-2:2013 (IEC 61034-2:2005), Phần 2: Qui trình thử nghiệm và các yêu cầu

ĐO MẬT ĐỘ KHÓI CỦA CÁP CHÁY TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH - PHẦN 2: QUI TRÌNH
THỬ NGHIỆM VÀ CÁC YÊU CẦU
Measurement of smoke density of cables burning under defined conditions - Part 2: Test
procedure and requirements
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định qui trình thử nghiệm để đo mật độ khói phát ra từ cáp cháy trong các điều
kiện xác định. Tiêu chuẩn này đưa ra phương pháp chuẩn bị và lắp ráp cáp dùng cho thử nghiệm,
phương pháp đốt cháy cáp và đưa ra các yêu cầu khuyến cáo để đánh giá kết quả thử nghiệm.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi
năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp
dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 9620-1 (IEC 61034-1), Đo mật độ khói của cáp cháy trong các điều kiện xác định - Phần 1:
Thiết bị thử nghiệm.
IEC 60695-4, Fire hazard testing - Part 4: Terminology concerning fire tests for (Thử nghiệm nguy cơ
cháy - Phần 4: Thuật ngữ liên quan đến các thử nghiệm cháy)
IEC Guide 104:1997, The preparation of safety publications and the use of basic safety publications
and group safety publications (Biên soạn các ấn phẩm an toàn và sử dụng các ấn phẩm an toàn cơ
bản và nhóm ấn phẩm an toàn)
ISO/IEC 13943:2000, Fire safety - Vocabulary (An toàn cháy - Từ vựng)
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong IEC 60695-4 hoặc nếu các thuật ngữ
không được xác định trong IEC 60695-4 thì áp dụng định nghĩa trong ISO/IEC 13943.
4. Thiết bị thử nghiệm
Qui trình thử nghiệm xác định trong tiêu chuẩn này phải được thực hiện sử dụng thiết bị thử nghiệm,
tức là buồng thử, hệ thống đo quang và nguồn cháy tiêu chuẩn nêu trong TCVN 9620-1 (IEC 61034-
1).
5. Cụm lắp ráp thử nghiệm
5.1. Mẫu thử nghiệm
Mẫu thử nghiệm phải gồm một hoặc nhiều mảnh cáp thử nghiệm, mỗi mảnh dài 1,00 mm ± 0,05 m và
phải được nắn thẳng cẩn thận rồi ổn định trong ít nhất 16 h ở 23 oC ± 5oC.
5.2. Chọn mảnh cáp thử nghiệm và cụm lắp ráp mẫu thử nghiệm
5.2.1. Chọn số mảnh cáp thử nghiệm
5.2.1.1. Cáp có đường kính ngoài lớn hơn 5 mm
Đối với cáp có đường kính ngoài lớn hơn 5 mm, số mảnh cáp thử nghiệm yêu cầu để tạo thành mẫu
thử nghiệm phải phù hợp với Bảng 1.
Bảng 1 - Số mảnh cáp thử nghiệm
Đường kính ngoài của cáp Số mảnh cáp thử nghiệm
(D)
mm
D > 40 1
20 < D  40 2

10 < D  20 3

5<D  10 N1

Trong đó
45
N 1= mảnh cáp thử nghiệm
D
Giá trị N1 phải được làm tròn xuống về số nguyên để cho số mảnh cáp thử nghiệm.
5.2.1.2. Cáp có đường kính ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 5 mm nhưng không nhỏ hơn 1 mm
Đối với cáp có đường kính ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 5 mm nhưng không nhỏ hơn 1 mm, bảy mảnh
cáp thử nghiệm phải được tạo thành một bó. Số bó (N 2) yêu cầu để tạo thành mẫu thử nghiệm phải
được tính theo công thức dưới đây:
45
N2 
3D
Giá trị N2 phải được làm tròn xuống về số nguyên để cho số bó cáp thử nghiệm.
Đối với từng bó, bảy mảnh cáp thử nghiệm phải được xoắn với nhau với lớp từ 20 D đến 30 D và
được buộc bằng hai vòng dây có đường kính xấp xỉ 0,5 mm ở tâm và ở mỗi khoảng 100 mm từng
phía tính từ tâm (xem Hình 1).
5.2.1.3 Cáp không tròn
Mẫu cáp không tròn phải là cáp dẹt theo bề ngang trong đó trục ngắn của từng mảnh cáp thử nghiệm
được đưa vào nguồn cháy. Phải áp dụng các tiêu chí dưới đây để xác định số mảnh cáp thử nghiệm
được yêu cầu để tạo thành cụm thử nghiệm:
a) Trục ngắn danh nghĩa phải được dùng làm đường kính (D) đối với cáp trong đó tỷ số trục dài trên
trục ngắn nhỏ hơn hoặc bằng 3;
b) Nửa chu vi của cáp phải được dùng để tính đường kính tương đương đối với cáp có tỷ số trục dài
trên trục ngắn nằm trong phạm vi từ 3 đến 5;
c) Đối với cáp có tỷ số trục dài trên trục ngắn lớn hơn 5 hoặc kích thước của trục ngắn nhỏ hơn 2,0
mm, việc tạo thành cụm thử nghiệm vẫn đang được xem xét.
5.2.2. Lắp đặt mẫu thử nghiệm
Mẫu thử nghiệm phải cố định đúng vị trí trong quá trình thử nghiệm như sau:
- Các mảnh hoặc bó cáp thử nghiệm riêng rẽ phải được buộc với nhau ở các đầu, và cách từng đầu
300 mm, tại vị trí đó chúng phải được kẹp vào giá đỡ bằng dây buộc.
CHÚ THÍCH: Tùy thuộc vào cấu tạo, mẫu thử nghiệm được chuẩn bị từ các cáp cỡ nhỏ hoặc cáp
mềm có thể phải chịu di chuyển trong khi thử nghiệm. Trong các trường hợp này, mảnh hoặc bó cáp
thử nghiệm nên được buộc bằng hai vòng dây có đường kính xấp xỉ 0,5 mm ở tâm và ở mỗi khoảng
100 mm từng phía tính từ tâm. Một cách khác, các mảnh hoặc bó cáp thử nghiệm có thể được kéo
căng ở một hoặc cả hai đầu bằng cơ cấu thích hợp, ví dụ, bằng lò xo hoặc vật nặng.
5.3. Định vị mẫu thử nghiệm
Khay có chứa cồn phải được đỡ phía trên bề mặt đất để cho phép lưu thông không khí xung quanh và
bên dưới khay. Các mảnh hoặc bó cáp thử nghiệm riêng rẽ phải được đặt nằm ngang chạm vào nhau
và định tâm ở phía trên khay sao cho khoảng cách giữa mặt dưới của mẫu thử nghiệm và đáy của
khay là 150 mm ± 5 mm (xem Hình 2).
6. Qui trình thử nghiệm
CHÚ THÍCH: Trước mỗi thử nghiệm, có thể cần làm sạch cửa sổ của hệ thống đo quang để đạt được
độ truyền sáng bằng 100 % sau khi ổn định điện áp (xem thêm Điều A.2 của TCVN 9620-1 (IEC
61034-1).
6.1. Ngay trước khi bắt đầu thử nghiệm, nhiệt độ bên trong buồng thử hình khối phải nằm trong dải
25oC ± 5oC khi đo ở bề mặt bên trong cửa ở độ cao từ 1,5 mm đến 2,0 mm và cách vách ít nhất là 0,2
m.
6.2. Trước một thử nghiệm, thực hiện một thử nghiệm trống như xác định ở Điều 6 của TCVN 9620-1
(IEC 61034-1) để gia nhiệt trước buồng thử nếu cần thiết.
6.3 Để thử nghiệm, nguồn cháy phải như qui định ở Điều 6 của TCVN 9620-1 (IEC 61034-1).
6.4. Với mẫu thử nghiệm được đỡ phía trên khay, bắt đầu lưu thông không khí và mồi cháy cồn. Đảm
bảo rằng tất cả mọi người rời khỏi buồng hình khối ngay và cửa được đóng.
6.5. Thử nghiệm được xem là kết thúc khi độ truyền sáng không giảm trong 5 min sau khi dập tắt
nguồn cháy hoặc khi thời gian thử nghiệm đạt đến 40 min.
6.6. Ghi lại độ truyền sáng nhỏ nhất.
CHÚ THÍCH: Nếu có yêu cầu sử dụng thông tin về mật độ khói để đánh giá nguy hiểm mở rộng hoặc
cho mục đích kỹ thuật về an toàn cháy thì có thể cần tính các tham số khác. Hướng dẫn cho các tính
toán này được nêu trong Phụ lục A.
6.7. Hút các sản phẩm cháy khi kết thúc thử nghiệm.
7. Đánh giá kết quả thử nghiệm
Yêu cầu này phải được nêu trong yêu cầu kỹ thuật cáp liên quan.
Đối với cáp có đường kính ngoài đến và bằng 80 mm, độ truyền sáng nhỏ nhất ghi được (6.6) phải
được lấy làm độ truyền sáng của cáp.
Đối với cáp có đường kính ngoài lớn hơn 80 mm, độ truyền sáng nhỏ nhất ghi được (6.6) phải được
chuẩn hóa bằng cách nhân với hệ số D/80 (trong đó D là đường kính thực, tính bằng milimét của cáp
cần thử nghiệm) và giá trị thu được phải được lấy làm độ truyền sáng của cáp.
CHÚ THÍCH: Nếu không đưa ra giá trị nào trong yêu cầu kỹ thuật của cáp liên quan thì nên chấp nhận
khuyến cáo trong Phụ lục B làm giá trị nhỏ nhất.
8. Qui trình thử nghiệm lại
Trong trường hợp có mâu thuẫn, phải thực hiện hai thử nghiệm nữa, sử dụng cáp tương tự.
Cả hai kết quả của các thử nghiệm này phải phù hợp với Điều 7.
9. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải gồm các thông tin sau:
a) mô tả đầy đủ cáp được thử nghiệm;
b) nhà chế tạo cáp được thử nghiệm;
c) đường kính ngoài của cáp được thử nghiệm;
d) số lượng và các bố trí các mảnh cáp thử nghiệm trong mẫu thử nghiệm;
e) mô tả chi tiết việc buộc dây hoặc kéo căng các mảnh cáp thử nghiệm trong mẫu thử nghiệm;
f) độ truyền sáng nhỏ nhất ghi được trong thời gian thử nghiệm.

CHÚ DẪN
1 dây buộc
2 tâm
3 số mảnh cáp thử nghiệm = 7
Hình 1 - Phương pháp buộc dùng cho bó cáp thử nghiệm
A Hình chiếu cạnh 1 giá đỡ 4 vách phía sau
B Hình chiếu bằng 2 khay kim loại 5 sàn
3 mẫu thử nghiệm
Hình 2 - Phương pháp đỡ mẫu thử nghiệm

PHỤ LỤC A
(tham khảo)
HƯỚNG DẪN VỀ NGUYÊN TẮC VÀ SỬ DỤNG CÁC PHÉP ĐO KHÓI
A.1. Khái quát chung
A.1.1. Định luật Bouguer
Khói gồm có aerosol của các phần tử có thể được đo như một hàm số của đặc tính trọng trường của
nó, đặc tính làm mờ ánh sáng của nó hoặc kết hợp cả hai đặc tính. Tiêu chuẩn này đo khói như một
hàm số của các đặc tính làm mờ ánh sáng, là hàm số của số lượng và cỡ của các phần tử trong
tuyến quang. Nếu các phần tử được xem là chắn sáng thì dung lượng khói làm mờ ánh sáng liên
quan đến tổng diện tích mặt cắt ngang của các phần tử trong tuyến quang. Dung lượng này được đo
theo đơn vị của diện tích, ví dụ, tính bằng mét vuông (m 2) và được gọi là diện tích triệt tiêu, xem A.1.2.
Phép đo khói quang được rút ra từ định luật Bouguer mô tả sự suy giảm ánh sáng đơn sắc do khói.
I/Io = e-kL
k = (1/L) ln (Io/I)
Trong đó
I là cường độ ánh sáng được truyền;
Io là cường độ ánh sáng tới;
L là chiều dài tuyến quang đi qua khói;
k là hệ số hấp thụ tuyến tính Napierian (hoặc hệ số triệt tiêu).
CHÚ THÍCH 1: Các đơn vị của k là nghịch đảo của chiều dài và được thể hiện là, ví dụ, m -1.
Trong một số trường hợp, kể cả trong tiêu chuẩn này, logarit cơ số 10 được dùng để tính mật độ
quang, D', trong đó
D' = log10(Io/I)
Và cũng để tính mật độ quang trên một đơn vị chiều dài tuyến quang (D), cũng được xem là hệ số
hấp thụ tuyến tính theo cơ số 10 hoặc hệ số triệt tiêu theo cơ số 10.
CHÚ THÍCH 2: D có đơn vị là nghịch đảo của chiều dài, ví dụ m -1.
I/Io = 10-DL
D = (1/L) log10 (Io/I)
k = D In 10 hoặc k = 2,303 D
A.1.2. Vùng triệt tiêu
Phép đo hữu ích lượng khói, đặc biệt là đối với mục đích kỹ thuật an toàn cháy, là tổng diện tích mặt
cắt ngang hữu ích của tất cả các phần tử khói. Đây được xem là vùng triệt tiêu của khói, S.
Vùng triệt tiêu liên quan đến cả hệ số triệt tiêu của khói và thể tích chứa khói bên trong, theo công
thức:
S = kV
Trong đó, V là thể tích phòng có chứa khói.
Vùng triệt tiêu của khói cũng có thể được tính từ D, sử dụng công thức:
S = 2,303 DV
CHÚ THÍCH: S có đơn vị của diện tích, ví dụ m 2.
A.1.3. Tầm nhìn
Mối tương quan được thiết lập giữa các mức nhìn trong khói và các số đo của hệ số triệt tiêu khói để
ngắm tới độ tương phản và độ rọi qui định.
Nhận thấy rằng, tầm nhìn tỷ lệ nghịch với k (hoặc D), tức là  x k là hằng số.
Nếu mối liên quan giữa tầm nhìn () và k (hoặc D) đã biết, thì tầm nhìn có thể dễ dàng tính được nếu
lượng khói (vùng triệt tiêu) đã biết về thể tích mà khói chiếm giữ cũng đã biết.
 =  (V/S)
Trong đó  = k = 2,303 D
A.2. Sử dụng các tham số đo được trong tiêu chuẩn
Đầu ra từ việc đánh giá các kết quả thử nghiệm là độ truyền, (I/I o), thường được thể hiện là phần
trăm. Việc này cho phép xác định mật độ quang không có thứ nguyên, D'.
D' = log10(Io/I)
Và hệ số hấp thụ tuyến tính cơ số 10, D
D = (1/L) x D'
Trong đó L là chiều dài tuyến quang đi qua buồng thử (thường là 3 m).
Vùng triệt tiêu của khói được tính từ:
S = 2,303 D V
Trong đó V là thể tích buồng thử (thường là 27 m 3)
Vùng triệt tiêu trên một chiều dài của cáp, S n, được tính từ:
Sn = S/n
Trong đó n là số mảnh cáp thử nghiệm.
Dữ liệu từ thử nghiệm có thể được sử dụng để dự đoán tầm nhìn đối cho trường hợp cháy được xác
định.
CHÚ THÍCH: Hướng dẫn chung được nêu trong IEC 60695-6-1.

PHỤ LỤC B
(tham khảo)
YÊU CẦU TÍNH NĂNG KHUYẾN CÁO
Các yêu cầu về tính năng đối với một loại hoặc một cấp cụ thể của ruột dẫn cách điện hoặc cáp tốt
nhất là được đưa ra trong tiêu chuẩn riêng của cáp.
Trong trường hợp không đưa ra yêu cầu thì nên chấp nhận độ truyền sáng 60 % của cáp là giá trị nhỏ
nhất cho cáp bất kỳ được thử nghiệm theo tiêu chuẩn này.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] IEC 60695-6-1, Fire hazard testing - Part 6-1: Smoke opacity - General guidane (Thử nghiệm nguy
hiểm cháy - Phần 6-1: Độ chắn sáng của khói - Hướng dẫn chung).

MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Thiết bị thử nghiệm
5. Cụm lắp ráp thử nghiệm
6. Quy trình thử nghiệm
7. Đánh giá kết quả thử nghiệm
8. Quy trình thử nghiệm lại
9. Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (tham khảo) – Hướng dẫn về nguyên tắc và sử dụng các phép đo khói
Phụ lục B (tham khảo) – Yêu cầu tính năng khuyến cáo
Thư mục tài liệu tham khảo

You might also like