You are on page 1of 4

CHUYÊN ĐỀ 1: NHÓM NITƠ

 BÀI TẬP TỰ LUẬN:


Câu 1: Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau
a. NH3 → (NH4)2SO4 → NH4Cl → NH4NO3 → N2O
b. NH4NO2 → N2 → NH3 → NO → NO2
c. NH4Cl → NH3 → N2 → NO → NO2

d. NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 → CuO → Cu → Cu(NO3)2


e. NH3 → NH4NO3 → NaNO3 → HNO3 → Al(NO3)3 → Al2O3 → Al(NO3)3

Câu 2: Bổ túc và cân bằng các phương trình phản ứng (nếu có):
1. Al + HNO3 loãng → ? + NO + ?
2. Mg + HNO3 loãng → ? + N2 + ?
3. Zn + HNO3 loãng → ? + N2O + ?
4. Ag + HNO3 loãng → ? + NO + ?
5. Fe + HNO3 loãng → ? + NH4NO3 + ?
6. FeO + HNO3 loãng → ? + NO + ?
7. Mg + HNO3 đặc, nóng → ? + NO2 + ?
8. Fe + HNO3 đặc, nóng →
9. Ag + HNO3 đặc, nóng →
10. Cu + HNO3 đặc, nóng →
11. Au + HNO3 đặc, nóng →
12. Ag + HNO3 đặc, nguội →
13. Fe + HNO3 đặc, nguội →
14. Zn + HNO3 đặc, nguội →
15. Al + HNO3 đặc, nguội →
16. S + HNO3 đặc, nóng →
17. C + HNO3 đặc, nóng →
18. P + HNO3 đặc, nóng →
19. Fe(OH)2 + HNO3 loãng → ? + NO + ?
20. Fe3O4 + HNO3 đặc, nóng → ? + NO2 + ?
DẠNG 1: BÀI TOÁN KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI HNO3
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Cách 1: Viết PTPƯ: M + HNO3 → M(NO3)n + sp khử + H2O
(trừ Au, Pt) (n hóa trị cao) (NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3)
Chú ý: Al, Fe, Cr thụ động, không phản ứng với HNO3 đặc nguội
- Cách 2: ĐLBT e: ∑ e cho=∑ e nhận

Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu vào dung dịch HNO 3 0,5 M (vừa đủ) thu được V lít khí NO (ở
đktc, là sản phẩm khử duy nhất).
a. Tính giá trị V.
b. Tính thể tích dung dịch HNO3 0,5 M cần dùng.
Câu 4. Hòa tan m gam Al bằng dung dịch HNO 3 dư thu được 6,72 lít khí N 2 (ở đktc, là sản phẩm
khử duy nhất) và dung dịch chứa x gam muối. Tính m và x.
Câu 5. Cho 15 g hỗn hợp X gồm Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng (lấy dư) thu được
6,72 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất).
a. Xác định khối lượng của Cu và Al trong hỗn hợp đầu.
b. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng
Câu 6. Hòa tan 8,3 gam hỗn hợp Al và Fe bằng dung dịch HNO 3 đặc nóng, dư thu được 13,44 lít khí
NO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và một dung dịch chứa m gam muối.
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Tính m.
Câu 7. Cho 11,1 gam hoãn hôïp X goàm Al vaø Fe taùc duïng vöøa ñuû vôùi 1 lít dung dịch HNO3
loãng thì thu ñöôïc 5,6 lít khí NO (ñktc, là sản phẩm khử duy nhất) vaø dung dịch A.
a. Tính % theo khoái löôïng moái kim loaïi coù trong hoãn hôïp X ?
b. Tính noàng ñoä HNO3 caàn duøng ?
c. Tính nồng độ mol/lít các chất có trong dung dịch A
Câu 8. Khi cho 2,95 g hỗn hợp X gồm Al và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng sinh ra
4,48 lít khí NO2 ở (đktc, là sản phẩm khử duy nhất).
a. Xác định thành phần phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp X
b. Tính khối lượng muối nitrat thu được sau phản ứng
Câu 9. Cho m gam hỗn hợp Fe và Al tan hết trong dung dịch HNO 3 thu được 6,72 lít khí NO (đktc,
là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 67,38 gam hỗn hợp các
muối khan. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 10. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe bằng dung dịch HNO 3 đặc, nguội, dư thu được
4,48 lít khí NO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Cũng lượng m g hỗn hợp X trên khi cho tác
dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 11,2 lít khí NO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất)
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b. Tính khối lượng dung dịch HNO3 loãng 10% cần dùng hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X trên.

 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1. Khái quát về nhóm Nito
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA là
A. ns2np5. B. ns2np3. C. ns2np2. D. ns2np4.
Câu 2: Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VA?
A. C. B. O. C. P. D. S.
Câu 3: Trong hợp chất nitơ có các mức oxi hóa nào sau đây?
A. -3, +3, +5. B. -3, 0, +3, +5.
C. -3, +1, +2, +3, +4, +5. D. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
Câu 4: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.
C. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền. D. phân tử nitơ không phân cực.
Câu 5: Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí
A. CO B. NO. C. SO2. D. CO2.
Câu 6: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?
A. Li, Mg, Al. B. H2, O2. C. Li, H2, Al. D. O2, Ca, Mg.
Câu 7: N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với
A. H2. B. O2. C. Li. D. Mg.
Câu 8: Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. Mg, H2. B. Mg, O2. C. H2, O2. D. Ca, O2.
Câu 9: Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây?
A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi. B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
C. Phân hủy NH3. D. Đun nóng Mg với dung dịch HNO3 loãng.
Câu 10: Cho các phản ứng sau:
o o

t , xt
(1) N 2  O2   2NO; 
t
(2) N 2 + 3H 2   2NH 3

Trong hai phản ứng trên thì nitơ
A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.

2. Amoniac – Muối Amoni


Câu 1: Trong amoniac, nitơ có số oxi hóa là
A. +3. B. -3. C. +4. D. +5.
Câu 2: Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
A. màu hồng. B. màu vàng. C. màu đỏ. D.màu xanh.
Câu 3: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH 3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại
gần nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng.
Câu 4: Tính chất hóa học của NH3 là
A. tính bazơ mạnh, tính khử. B. tính bazơ yếu, tính oxi hóa.
C. tính khử mạnh, tính bazơ yếu. D. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa.
Câu 5: Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch
A. HCl, CaCl2. B. KNO3, H2SO4. C. Fe(NO3)3, AlCl3. D. Ba(NO3)2, HNO3.
Câu 6: Tìm phản ứng viết sai:
to to
A. NH 4 NO3   NH3  HNO3 . B. NH 4Cl   NH 3  HCl.
o o

C. (NH 4 ) 2 CO3   2NH 3  CO 2  H 2O. D. NH 4 HCO3  NH 3  CO 2  H 2 O.


t t

Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách
A. cho N2 tác dụng với H2 (450oC, bột sắt).
B. cho muối amoni loãng tác dụng với kiềm loãng và đun nóng.
C. cho muối amoni đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng.
D. nhiệt phân muối (NH4)2CO3.
Câu 8: Tìm phát biểu không đúng:
A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước.
B. Các muối amoni khi tan trong nước đều điện li hoàn toàn thành ion.
C. Dưới tác dụng của nhiệt, muối amoni phân hủy thành amoniac và axit.
D. Có thể dùng muối amoni để đều chế NH3 trong phòng thí nghiệm.
Câu 9: Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3?
A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3. B. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3.
C. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3. D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3.
Câu 10: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở?
A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NH4NO2.
3. Axit nitric
Câu 1: Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3?
A. Al, Fe. B. Au, Pt. C. Al, Au. D. Fe, Pt.
Câu 2: Kim loại không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Cu.
Câu 3: Các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch
HNO3 đặc, nguội
A. Fe, Al, Cr. B. Cu, Fe, Al. C. Fe, Mg, Al. D. Cu, Pb, Ag.
Câu 4: Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO 3 loãng, nóng thu được một chất khí không màu hóa
nâu trong không khí, khí đó là
A. NO. B. N2O. C. N2. D. NH3.
Câu 5: Cho HNO3 đậm đặc vào than nung đỏ, khí thoát ra là
A. CO2. B. NO2. C. CO2 và NO2. D. CO2 và NO.
Câu 6: Trong công nghiệp HNO3 được điều chế từ nguồn nguyên liệu nào sau đây?
A. KNO3. B. NO2. C. N2. D. NH3.
Câu 7:Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ
A. NaNO2 và H2SO4 đặc. B. NaNO3 và H2SO4 đặc.
C. NH3 và O2. D. NaNO3 và HCl đặc.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphtalein hóa hồng.
B. Axit nitric được dùng để sản xuất phân đạm, thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.
C. Trong công nghiệp, để sản xuất HNO3 người ta đun hỗn hợp NaNO3 hoặc KNO3 rắn với H2SO4
đặc.
D. Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí amoniac (NH3).
Câu 9: Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit
và oxi?
A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3. B. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3.
C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2. D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
Câu 10: Khi nhiệt phân, muối nitrat nào sau đây có thể không thu được khí O2?
A. NaNO3. B. NH4NO3. C. AgNO3. D. Cu(NO3)2.

You might also like