You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

VẤN ĐỀ XUẤT XỨ
HÀNG HÓA
TẠI VIỆT NAM

Đà Nẵng, Tháng 10 năm 2018


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 4

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................4

2. Tên đề tài.................................................................................................................4

3. Kết cấu đề tài...........................................................................................................4

4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu....................................................4

NỘI DUNG CHÍNH..............................................................................................................6

Chương 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa...................................................................6

1. Giới thiệu về xuất xứ hàng hóa đặc điểm và các khái niệm liên quan.....................6

2. Mục đích của xuất xứ hàng hóa...............................................................................7

Chương 2: Thực trạng về xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam..............................................9

1. Quy tắc xuất xứ hàng hóa........................................................................................9

1.1 Quy tắc chung...................................................................................................9

1.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi.......................................................................9

1.3 Quy tắc xuất cứ hàng hóa không ưu đãi..........................................................10

1.4 Các loại quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa....................................................12

1.4.1 Xuất xứ thuần túy.......................................................................................13

1.4.2 Xuất xứ hàng hóa không thuần túy.............................................................13

2. Cơ sở pháp lí..........................................................................................................15

3. Tình hình kiểm tra, cấp giấy chứng nhận xuất xứ..................................................16

3.1 Quy định về khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ...................................16

3.2 Các trường hợp kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa......................................18

3.3 Tình hình chung về hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ..........................20

3.4 Tình hình kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ..................................................23

Chương 3: Những vấn đề trong xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam................................25
2
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

1. Những vẫn đề trong hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ, và các hình thức gian
lận xuất xứ hàng hóa..........................................................................................................25

2. Tình hình thực tế về các vấn đề xuất xứ ở Việt Nam hiện nay..............................27

3. Những khó khăn trong chống gian lận và truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. 29

Chương 4: Giải pháp trong vấn đề xuất xứ hàng hóa.................................................31

1. Xây dựng hệ thông nhà nước Việt Nam luôn luôn quan tâm đến vấn đề xuất xứ
hàng hóa............................................................................................................................ 31

2. Kiểm soát thận trọng quy trình xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp...............32

3. Các giải pháp phối hợp..........................................................................................35

KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 38

1. Những điều mà đề tài làm được.............................................................................38

2. Những điều cần nghiên cứu thêm..........................................................................38

3. Giá trị đóng góp của đề tài.....................................................................................38

4. Những thuận lợi khó khăn trong quá trình làm bài tập nhóm................................38

5. Đóng góp của các thành viên trong nhóm..............................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................39

3
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Với thực tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và
thế giới ngày càng toàn diện hơn về mọi mặt. Việt Nam dần tham gia nhiều hơn vào các hiệp
định song phương và đa phương về ưu đãi thuế quan. Một mặt, chế độ ưu đãi theo các hiệp
định đem lại cho Việt Nam các lợi ích khá lớn. Nhưng đồng thời nó cũng đòi hỏi Việt Nam
phải có cơ chế quản lí đảm bảo thực hiện đúng các cam kết của mình. Những năm gần đây hề
thống pháp luật về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, các thủ tục
nhanh gọn và được quản lí chặt chẻ hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được
giải quyết tốt hơn. Đặc biệt trong thời kì hiện nay chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang
diễn ra căng thẳng, các vấn đề về quản lí hàng hóa chưa được giải quyết có thể là cơ hội để các
thương nhân trong và ngoài nước lợi dụng, gây nên hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam. Vì
vậy nhóm nghiên cứu về vấn đề xuất xứ hàng hóa để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng xuất xứ
hàng hóa ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn còn tồn tại.
2. Tên đề tài.
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.
3. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo mục lục thì nội dung chính mà đề tài
nghiên cứu gồm 4 chương chính:
- Chương 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa
- Chương 2: Thực trạng về xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
- Chương 3: Những vấn đề trong xuất xứ hàng hóa.
- Chương 4: Giải pháp trong vấn đề xuất xứ hàng hóa
4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
a) Phạm vi nghiên cứu.
Vì còn hạn chế về kinh nghiệm, thời gian hạn chế, khả năng nghiên cứu thực tế và tiếp cận
các nguồn thông tin có hạn, nên đề tài sẽ dừng lại ở việc tìm hiểu về thực trạng xuất xứ hàng
hóa Việt Nam những năm gần đây, các quy định và hiệp định về xuất xứ hàng hóa được áp
dụng để cấp giấy chứng nhận và kiểm tra xuất xứ.

4
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

b) Phương pháp nghiên cứu


Nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài theo phương pháp nghiên cứu tài liệu, các bài báo cáo. Từ
những tài liệu nguồn thông tin thu thập được nhóm sẽ thực hiện phân tích, đánh giá, tổng
hợp và so sánh từ đó rút ra được các kết luận, đảm bảo nêu ra và giải quyết được các vấn đề
đã đề ra.

5
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

NỘI DUNG CHÍNH


Chương 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa
1. Giới thiệu về xuất xứ hàng hóa đặc điểm và các khái niệm liên quan.
- Xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin, thường viết tắt là CO) là thuật ngữ kinh tế chỉ
nguồn gốc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện
công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc
vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
- Xuất xứ hàng hóa ưu đãi: là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết
hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.
- Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài
quy định tại Khoản 2 Điều 3  Nghị định 31/2018/NĐ-CP và trong các trường hợp áp dụng
các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ
cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê
thương mại.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý
tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu
hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ
của hàng hóa đó.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) giáp lưng là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi
nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước
thành viên xuất khẩu đầu tiên.
- Tổ chức cấp C/O là tổ chức được Chính phủ nước thành viên xuất khẩu ủy quyền cấp
C/O và các thông tin của tổ chức này được thông báo tới tất cả các nước thành viên khác
theo quy định.
- Thời điểm nộp C/O cho hải quan là thời điểm đăng kí tờ khai hải quan hàng hóa
nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa
nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa
vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.  
6
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

- Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về
xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu
thuế nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong
quá hình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh
thổ này.
2. Mục đích của xuất xứ hàng hóa.
- Để xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế suất hay không:
Xuất xứ hàng hoá có liên quan đến việc tính thuế quan nhập khẩu, cụ thể là đến việc vận
dụng mức thuế (thuế ưu đãi, hoặc thuế bình thường hay thuế trả đũa), đến những thủ tục hải
quan (nếu hàng đến từ các nước trong nhóm thì thủ tục có thể đơn giản, nếu hàng đến từ các
nước ngoài nhóm có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ càng hơn). Chính sách thương mại của các
quốc gia và thoả thuận thương mại khu vực đôi khi có sự phân biệt. Việc xác định được xuất xứ
hàng hoá giúp có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế
độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đãi. Ví
dụ khi nói tới một mặt hàng có xuất xứ từ nước A nào đấy, nước nhập khẩu có thể xác định
ngay thái độ cụ thể đối với hàng hoá nhập khẩu đó, có thể thủ tục rất đơn giản hoặc có thể bị
kiểm tra giám sát rất phức tạp.
Điều này cũng liên quan trực tiếp đến việc xác định thuế quan nhập khẩu và việc vận dụng
các mức thuế khác nhau đối với nước xuất khẩu đó. Nếu nước A được hưởng chế độ ưu đãi
thuế quan từ nước nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu theo những hiệp định ưu đãi thì
nước nhập khẩu phải đảm bảo áp dụng thuế suất thấp hơn hoặc ưu đãi đối với sản phẩm có xuất
xứ từ nước xuất khẩu.
- Để thiết lập biện pháp và là công cụ của chính chính sách thương mại;
Xác định xuất xứ hàng hoá còn có tác dụng trong việc thực hiện chính sách thương mại của
một nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước cụ thể nào khác. Trong các trường
hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất
xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

7
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

- Mục đích thống kê thương mại của một quốc gia.


Xác định xuất xứ hàng hoá là yếu tố cần thiết cho việc thu thập số liệu thống kê thương mại.
Xác định xuất xứ khiến cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại hàng năm được tiến
hành dễ dàng hơn. Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hoá là chỉ tiêu quan trọng cho việc
đánh giá chất lượng, là công cụ để thực hiện chính sách thương mại trong quan hệ song phương
và đa phương của các quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, khi việc gia nhập các liên kết kinh tế
thương mại khu vực và thế giới trở thành một xu thế, một nhu cầu bức thiết nhằm duy trì và
đẩy mạnh quan hệ thương mại, thì việc xác định xuất xứ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng
- Ngoài ra, xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng
hàng hoá, nhất là những sản phẩm thô và đặc sản. Xuất xứ hàng hoá giúp chúng ta hình dung
được nguồn gốc, quê hương, nơi sản xuất của hàng hoá, từ đó chúng ta có thể nhìn nhận hay
đánh giá được chất lượng của hàng hoá đó. Điều này đã được chứng thực ở nhiều quốc gia,
chẳng hạn nói đến Pháp người ta nghĩ ngay đến đất nước của rượu vang đỏ được chiết xuất từ
những cánh đồng nho bạt ngàn, hay nói đến Brazin người ta nghĩ ngay đến quê hương của cà
phê với chất lượng nổi tiếng thế giới. Như vậy có thể coi việc xác định xuất xứ hàng hoá là
một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá.

8
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Chương 2: Thực trạng về xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam


1. Quy tắc xuất xứ hàng hóa
1.1 Quy tắc chung
- Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa phải căn cứ vào thực tế hàng hóa va hồ sơ hải quan.
Trường hợp có khác biệt nhỏ giữa việc khai thác trên C/O và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
nhưng cơ quan hải quan không nghi ngờ về tính xác thực của xuất xứ hàng hóa và việc khai
thác đó vẫn phù hợp với hàng hóa và thực tế nhập khẩu thì C/O đó vẫn được coi là hợp lệ.
- C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được thay thế ho ặc s ửa đổi n ội dung,
trừ trường hợp có nội dung chính đáng và do cơ quan hay tổ chức có th ẩm quy ền
cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật.
Nội dung kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
Khi kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O) cơ quan hải quan kiểm tra các n ội dung
sau:
Các tiêu chí cơ bản trên C/O, sự phù hợp về nội dung trên C/O và các ch ứng t ừ thu ộc h ồ s ơ
hải quan.
+ Mẫu dấu, tên và mẫu chữ ký, tên cơ quan hoặc tổ chức có th ẩm quy ền c ấp C/O thu ộc chính
phủ của nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ th ương mại
với Việt Nam.
+ Thời hạn hiệu lực của C/ O. Trong trường hợp có nghi ngờ tính xác th ực c ủa ch ứng t ừ ho ặc
mức độ chính xác của thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, cơ quan h ải quan có thể
yêu cầu kiểm tra cùng với giấy chứng nhận xuất xứ có liên quan t ới t ổ ch ức c ấp gi ấy ch ứng
nhận xuất xứ. Yêu cầu kiểm tra cần phải nêu rõ lý do và các thông tin nghi ngờ về tính xác thực
của giấy chứng nhận xuất xứ và xuất xứ của hàng hóa đang xem xét. Trong khi ch ờ k ết qu ả
kiểm tra, hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được phep thông quan theo
các thủ tục hải quan thông thường. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trong th ời gian s ớm
nhất nhưng không quá 150 ngày, kể từ thời điểm người nhập khẩu nộp bộ hồ s ơ đầy đủ và h ợp
lệ.
1.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi
thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà

9
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước
quốc tế đó.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và
các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước
nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc
xuất xứ đó.
1.3 Quy tắc xuất cứ hàng hóa không ưu đãi.
1. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản
xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).
2. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc
không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu
chí xuất xứ thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. Các tiêu chí xuất xứ hàng
hóa không ưu đãi tại Phụ lục I được xác định như sau:
a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS
của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào
không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất
xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.
b) Tiêu chí “Tỷ lệ phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công thức quy
định tại khoản 3 Điều này.
3. LVC được tính theo một trong hai công thức sau:
a) Công thức trực tiếp:

Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc
LVC = vùng lãnh thổ sản xuất X 100%
Trị giá FOB

b) Công thức gián tiếp:

10
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ


Trị giá FOB - nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản x
LVC = 100%
xuất
 
Trị giá FOB
 
Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức
gián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính
đó. Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa
trên công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng.
4. Để tính LVC theo công thức nêu tại khoản 3 Điều này, trị giá nguyên liệu và các chi phí
trong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau:
a) “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản
xuất” bao gồm trị giá CIF của nguyên liệu thu mua hoặc sản xuất trong nước có xuất xứ từ một
nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp,
các chi phí khác và lợi nhuận.
b) “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ
sản xuất” là trị giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ
một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ khác; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào
ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để  sản
xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.
c) “Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau: “Trị giá FOB
= Giá xuất xưởng + các chi phí khác”.
- “Giá xuất xưởng" = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận;
- “Chi phí xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân
bổ trực tiếp;
- “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm
đối với nguyên vật liệu đó;
- “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các khoản thưởng và những khoản phúc lợi
khác có liên quan đến quá trình sản xuất;
- “Chi phí phân bổ trực tiếp” bao gồm: Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản
xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa,
11
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà
máy; bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa); các nhu
yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực
tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn dập,
khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiền
bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng
trong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa); kiểm tra và thử nghiệm nguyên
liệu và hàng hóa; lưu trữ trong nhà máy; xử lý các chất thải; các nhân tố chi phí trong việc tính
toán giá trị của nguyên liệu như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối
với các thành phần phải chịu thuế;
- “Các chi phí khác” là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao
gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoa
hồng, phí dịch vụ, và các phí có liên quan trong quá trình đưa hàng lên tàu để xuất khẩu.
5. Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn tiêu chí xuất xứ nêu tại khoản 1
hoặc khoản 2 Điều này để kê khai, cam kết xuất xứ phù hợp với bản chất hàng hóa được sản
xuất ra với điều kiện hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ đó và các quy định khác thuộc Chương
III Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.
1.4 Các loại quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa.

Xuất xứ thuần RVC


túy
Quy tắc chung
Các tiêu chí xác CTH
định hàng hóa có
xuất xứ.
RVC
Xuất xứ không
thuần túy CTC
Quy tắc cụ thể
(PSR)
Khác

Hình 1-1: Các tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ
1.1.1 Xuất xứ thuần túy
- Hàng hóa nhập khẩu được xem là có xuất xứ thuần túy khi hàng hóa được sản xuất toàn
bộ tại lãnh thổ của 1 nước xuất khẩu là thành viên Asean.

12
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Ví dụ:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng như: hoa quả, rau, cây, tảo biển, nấm và các loại
cây trồng khác được trồng và thu hoạch tại quốc gia đó.
- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó như: động vật có vú, chim, cá, bò sát, vi
khuẩn, vi rút...
- Các sản phẩm chế biến từ động vật sống được đề cập tại tại điều trên
- Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc
săn bắt tại đó.
- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước,
đáy biển hoặc dưới đáy biển của Nước thành viên đó.
- Sản phẩm đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và có treo cờ của
Nước thành viên đó, và các sản phẩm khác được khai thác từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc
dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên đó, với điều kiện là Nước
thành viên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật
quốc tế.
- Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký tại một Nước
thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó
- Các vật phẩm thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban
đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng
làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
- Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
- Quá trình sản xuất tại nước đó; hoặc
- Sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, với điều kiện chỉ phù hợp làm
nguyên vật liệu thô.
1.1.2 Xuất xứ hàng hóa không thuần túy
- Hàng hóa nhập khẩu được gọi là có xuất xứ không thuần túy nhưng được xem là có xuất
xứ từ một nước thành viên khi không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước
thành viên đó, nhưng đáp ứng được một trong 2 tiêu chí xuất xứ chung sau:
Tiêu chí 1:

13
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

- Hàng hóa có hàm lượng các thành phần cấu thành nên giá trị hàng hóa thuộc khu vực
Asean trong giá FOB của hàng hóa không được ít hơn 40% giá FOB của hàng hóa. Hay
còn gọi là “hàm lượng giá trị khu vực (RVC)” phải ≥ 40%.
Ví dụ:
- Giá FOB của sản phẩm A được tạo thành từ: Chi phí B + Chi phí C + Chi phí D
- Trong đó chi phí B và chi phí C thuộc khu vực Asean; chi phí D ngoài khu vực Asean
=> Khi đó để thỏa mãn tiêu chí 1 thì: Chi phí B + chi phí C phải ≥ 40% giá FOB của hàng
hóa.
Tiêu chí 2:
- Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó phải
được thay đổi về tính chất so với hàng hóa thành phẩm. Tức là theo mã số HS thì mã HS
của nguyên phụ liệu không có xuất xứ ban đầu phải khác mã số HS của sản phẩm thành
phẩm ở cấp độ 4 số. Hay còn gọi là tiêu chí CTC.
Ví dụ:
- Nguyên phụ liệu không xuất xứ ban đầu có mã HS 8 số là: 1234.56.78
- Để thỏa mãn tiêu chí CTC thì sản phẩm thành phẩm ít nhất phải có mã HS thay đổi khác
số ở vị trí thứ 5 so với nguyên phụ liệu. Tức là: 1234.1… hoặc 1234.2… hoặc 1234.3…
hoặc 1234.4… hoặc 1234.6… hoặc thay đổi các số ở vị trí 1234 cũng được (ít nhất là phải
số 5 mà)
Chú ý: Người xuất khẩu được chọn 1 trong 2 tiêu chí trên để xin xuất xứ hàng hóa.
Quy tắc cụ thể mặt hàng:
- Ngoài 2 tiêu chí xuất xứ chung như trên thì còn có quy tắc chọn tiêu chí để xét xuất xứ
cho từng loại mặt hàng cụ thể hay còn gọi là quy tắc cụ thể mặt hàng. Vậy 1 mặt hàng có
thể sử dụng 3 cách để được xem là có xuất xứ hay không là tiêu chí 1 và tiêu chí 2 (như
trên) và quy tắc cụ thể mặt hàng, và trong quy tắc cụ thể mặt hàng này có nhiều tiêu chí
hơn cho doanh nghiệp chọn lựa tùy theo hàng hóa cụ thể đó:
+ “RVC” là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá tính theo công thức quy định tại Điều
4 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TTBCT không nhỏ hơn tỷ lệ
phần trăm quy định (ví dụ: 35%/40%/55%/70%...) và công đoạn sản xuất cuối cùng
được thực hiện tại một nước thành viên;

14
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

+ “CC” là chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm.
Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất
ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 02 số (chuyển đổi Chương);
+ “CTH” là chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm.
Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất
ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 04 số (chuyển đổi Nhóm);
+ “CTSH” là chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân
nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình
sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 06 số (chuyển đổi Phân
nhóm);
+ “WO” là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một
nước thành viên theo định nghĩa tại Điều 3 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số
20/2014/TT-BCT.

+ “WO-AK” là hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại lãnh thổ của bất kỳ nước thành
viên nào thuộc khối AKFTA chỉ từ các nguyên phụ liệu hay sản phẩm có xuất xứ WO
như được định nghĩa tại điểm đ) dẫn trên;
+ “De minimis” là quy tắc ngoại lệ áp dụng cho việc chuyển đổi mã số hàng hóa trong Hệ
thống hài hòa theo quy định tại Điều 10 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số
20/2014/TT-BCT.
2. Cơ sở pháp lí.
Với tư cách là thành viên của WTO, ASEAN, APEC,TPP… Việt Nam đã tham gia thực hiện
các quy định của hiệp định quy tắc xuất xứ, Hiệp định thương mại tự do, chương trình hài hòa
quy tắc xuất xứ, chương trình ưu đãi phổ cập cung của EU, các quy tắc xuất xứ ASEAN và
nhiều hiệp định quốc tế khác làm căn cứ để phục vụ công tác xác định, xác minh và kiểm tra
xuất xứ hàng hóa.
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam kí kết là một trong những cơ sở quan
trọng để đưa ra các quy định về xuất sứ hàng hóa.Tính đến năm 2018 thì Việt Nam đã tham gia
kí kết 13 hiệp định Thương mại tự do (FTA):
1) Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)
2) Hiệp định Đầu tư toàn diện (ACIA)
15
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

3) Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)


4) Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc (ACFTA)
5) Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN- Nhật Bản ( AJCEP)
6) Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc
7) Hiệp định thương mại tự doASEAN- Ấn Độ
8) Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc- New Zealand (ANZFTA )
9) Hiệp định song phương Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
10) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Chi lê
11) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á- Âu (EEUV-FTA)
12) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EVFTA)
13) Hiệp định thương mại TPP.
3. Tình hình kiểm tra, cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
1.5 Quy định về khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
- Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho
sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức
số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên
liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), hồ sơ đề
nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ
theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
c) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo
hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
d) Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản
chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân
được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức
giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật
hoặc thông lệ quốc tế;
e) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ
không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
16
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

g) Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc
hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong
trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng
hóa khác;
h) Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
i) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm
tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định
này; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các
chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như: Tờ khai hải quan
nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có
sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa
đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng
nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có);
chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
- Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cố định (không thay đổi về định
mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với nguyên
liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu
tiên bao gồm các chứng từ theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Từ lần đề nghị cấp Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa tiếp theo, thương nhân chỉ cần nộp các chứng từ theo quy định từ điểm a
đến điểm đ Khoản 1 Điều này. Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa nêu tại điểm e, điểm g và điểm h, Khoản 1 Điều này có giá trị trong thời hạn 2 năm kể
từ ngày thương nhân nộp cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong
trường hợp có sự thay đổi trong thời hạn 2 năm này, thương nhân cập nhật thông tin liên quan
đến các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm e,
điểm g và điểm h Khoản 1 Điều này cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa.
+ Trong trường hợp chưa có các chứng từ nêu tại điểm c và điểm đ Khoản 1 Điều này,
thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép nộp các chứng từ này
sau nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa. Sau thời hạn này nếu thương nhân không nộp bổ sung chứng từ, cơ quan, tổ chức cấp Giấy

17
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thu hồi hoặc hủy Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã
cấp theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
+ Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có quyền yêu cầu thương nhân
cung cấp bản chính của các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này để kiểm tra, đối chiếu trong
trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của các chứng từ này.
+ Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu gửi kho ngoại quan đến các nước thành viên theo
Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Ngoài các chứng từ quy định tại Khoản 1
Điều này, thương nhân nộp thêm các chứng từ sau:
a) Bản sao tờ khai hàng hóa nhập kho, xuất kho ngoại quan có xác nhận hàng đến cửa khẩu
xuất của cơ quan hải quan (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
b) Bản sao hợp đồng hoặc văn bản có nội dung chỉ định thương nhân Việt Nam giao hàng
cho người nhập khẩu ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập theo Điều ước quốc tế (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
+ Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất,
kho ngoại quan, khu phi thuế quan và các khu vực hải quan riêng khác có quan hệ xuất khẩu,
nhập khẩu với nội địa trong trường hợp hàng hóa đó đáp ứng các quy tắc xuất xứ ưu đãi quy
định tại Chương II hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi quy định tại Chương III Nghị định này.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1.6 Các trường hợp kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa.
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
về xuất xứ hàng hóa thì các trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu được quy định cụ thể như sau:
 Bộ Công Thương hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước và
sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
xuất khẩu của thương nhân trong các trường hợp sau:
+ Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Bộ Công Thương cấp hoặc do
cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp hoặc do thương nhân tự chứng nhận
xuất xứ theo yêu cầu của cơ quan hải quan nước nhập khẩu;
18
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

+ Phối hợp kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân để kiểm tra, xác minh xuất xứ
hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong trường hợp kết quả kiểm tra
hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 28 Nghị
định 31/2018/NĐ-CP không được chấp nhận;
+ Thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất đối với thương nhân trước khi được cấp
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc đối với thương nhân đề nghị tham gia tự chứng nhận
xuất xứ hàng hóa trước khi xem xét việc cấp Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng
hóa theo quy định của Bộ Công Thương;
+ Thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất đối với thương nhân sau khi được cấp
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc đối với thương nhân sau khi phát hành chứng từ tự
chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương;
+ Chủ trì cùng các cơ quan hữu quan trong nước, phối hợp với các cơ quan chức năng Điều
tra của nước nhập khẩu để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
 Bộ Tài chính hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi
thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan trong các trường hợp
sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu:
Tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của thương nhân xuất khẩu trong quá trình
làm thủ tục xuất khẩu, đảm bảo hàng hóa khai báo đúng xuất xứ. Trong trường hợp có nghi ngờ
hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, Bộ Tài chính thông báo với
Bộ Công Thương để phối hợp trong việc chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu:
+ Tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của thương nhân nhập khẩu trong quá trình
làm thủ tục nhập khẩu;
+ Gửi yêu cầu kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan
hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu một cách ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghi
ngờ tính chính xác của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tính xác thực của các thông tin
liên quan đến xuất xứ của hàng hóa thuộc diện nghi ngờ.
+ Thành lập đoàn kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất của thương nhân nước
xuất khẩu theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong trường hợp không
chấp nhận kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của cơ quan hải quan
19
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Bộ
Công Thương để phối hợp.
1.7 Tình hình chung về hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
Trao quyền cho doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sẽ thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ ngày 5/10
tới đây trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT
của Bộ Công Thương trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Cục Xuất Nhập khẩu
(Bộ Công Thương) cho biết, theo cơ chế này, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng
hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu).
- Điều này mang lại cho doanh nghiệp Việt thêm nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời dẫn
đến nhiều bất lợi, không phải doanh nghiệp nào cũng chấp nhận quyền chủ động này vì
doanh nghiệp lo ngại sẽ phải đối mặt với rủi ro nếu chứng thực hàng hóa của doanh nghiệp
sai, không đúng sự thật, doanh nghiệp có thể bị trả lại hàng hóa hoặc bị phạt nặng dẫn đến
tổn thất vô cùng lớn. Đó là chưa kể từ trước đến nay, các doanh nghiệp đã quá quen với việc
tuân thủ từ những quy định của các cơ quan cấp bộ, ngành đưa ra chứ chưa bao giờ tự mình
đưa ra các quy định cho bản thân. Nhưng đối với các doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng
tốt và đạt chuẩn thì đây là một cơ hội vô cùng to lớn để có thể nhờ đó phát triển lớn mạnh ra
thị trường quốc tế.
Các tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ:
+ Thứ nhất là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản
xuất.
+ Thứ hai là không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp
hồ sơ đăng ký.
+ Thứ ba, kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối
thiểu 10 triệu USD.
+ Thứ tư, có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa
do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.
- Dựa vào các quy định trên để xác định các doanh nghiệp có đủ khả năng tiềm lực khi
nhiều doanh nghiệp làm ăn gian dối sẽ khó lòng đáp ứng được các yêu cầu trên. Vì hiện nay có
rất nhiều những doanh nghiệp không hoạt động sản xuất mà thay vào đó là mang những sản
phẩm từ nước ngoài vào và dán nhãn mác của thương hiệu mình rồi xuất sang các nước khác.
20
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

- Với loại doanh nghiệp kiểu này sẽ phải đối mặt với lực lượng hải quan khi đến kiểm tra
doanh nghiệp về số lượng lao động, thiết bị dây chuyền, qua đó sẽ phát hiện doanh nghiệp có
sản xuất hay chỉ đưa hàng hóa vào Việt Nam rồi xin xuất xứ để xuất khẩu.
Hiện Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được chọn tự chứng nhận xuất xứ
hàng hóa trong ASEAN, với mã số tự chứng nhận 0001/TCNXXHH. Theo chứng nhận tự cấp
xuất xứ hàng hóa trong ASEAN này, Vinamilk được quyền tự cấp chứng nhận xuất xứ hàng
hóa (Certificate of Origin) cho các sản phẩm như sữa bột, sữa nước, sữa chua ăn, sữa đặc, nước
giải khát, kem…
Doanh thu xuất khẩu của Vinamilk 10 tháng đầu năm 2016 đạt 4.662 nghìn tỷ đồng (tương
đương 208 triệu đô la Mỹ). Vinamilk đã và đang xuất khẩu đến 43 quốc gia trên khắp 5 khu
vực châu lục, và khu vực Châu Á hiện tại là khu thị trường tập trung mạnh của Vinamilk.
- Đặc biệt từ năm 2019, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU phải tự chứng nhận
xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đây là yêu cầu bắt
buộc của EU đối với một số nước, trong đó có Việt Nam. Theo các chuyên gia thương mại, cơ
chế này đem lại nhiều lợi ích trong việc giảm thiểu thời gian, chi phí giao dịch, chủ động trong
phát hành hóa đơn thương mại và giúp doanh nghiệp nắm bắt những cam kết về quy tắc xuất
xứ trong các FTA... Chính sách này đã được các nước ở EU sử dụng hơn 40 năm nay và cho
thấy những ưu điểm như: đơn giản hóa quy trình thủ tục, cắt giảm thời gian và chi phí cho
doanh nghiệp; đồng thời giảm rủi ro cho các cơ quan cấp phép và bớt gánh nặng cho hải quan.
- Chính vì vậy, trong các FTA mà EU đã ký hoặc đang đàm phán đều yêu cầu phía đối tác
áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, thậm chí EU còn đang xem xét áp dụng cơ chế này
trong Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
-  Để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp, trước khi áp dụng phía EU sẽ cho các doanh
nghiệp Việt Nam thời gian quá độ khoảng 6 tháng. Trong thời gian này, nếu doanh nghiệp nào
chưa tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đều có thể xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
từ các cơ quan chức năng giống như hiện nay.
-  Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, cả nước hiện có 2.700 doanh nghiệp đang
xuất khẩu sang EU được hưởng ưu đãi GSP. Vì vậy, việc doanh nghiệp bắt buộc phải tự chứng
nhận xuất xứ khi xuất khẩu sang EU là khá gấp gáp. Tuy nhiên, đây cũng không phải là việc
quá khó khăn bởi thực tế hiện nay nếu muốn xuất khẩu sang EU doanh nghiệp vẫn phải xin
C/O ở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương.
21
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

-  Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã biết cách làm thế nào đáp ứng tiêu chí về
xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi GSP. Do vậy, điều khác biệt duy nhất là thay vì Bộ
Công Thương hay VCCI cấp C/O thì doanh nghiệp sẽ tự cấp C/O cho chính mình bằng cách
ghi một dòng lên chứng từ và hóa đơn là "sản phẩm này đạt tiêu chí để hưởng GSP".
Nhiều phương thức hỗ trợ
- Nhận thức được tầm quan trọng của C/O, hầu hết các nước trên thế giới đã áp dụng cơ
chế tự chứng nhận xuất xứ, tức là trao quyền cho doanh nghiệp được tự chứng minh nguồn gốc
xuất xứ hàng hóa của mình để được hưởng ưu đãi. Nhưng khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp
tự chứng nhận xuất xứ là vấn đề kim ngạch vì phải đạt kim ngạch tối thiểu 10 triệu USD, có
quá trình chấp hành tốt pháp luật, nhất là thuế, hải quan, xuất nhập khẩu; có bộ máy đủ năng
lực bởi khi làm tự chứng nhận là doanh nghiệp đang tự làm thay vai trò của Nhà nước.
- Ông Trần Thanh Hải cho biết, Bộ Công Thương sẽ không cấp phép cho doanh nghiệp đủ
điều kiện tự chứng nhận hàng hóa bởi EU bắt buộc doanh nghiệp phải làm khi xuất khẩu hàng
hóa sang quốc gia họ.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp qua việc tổ chức các buổi hội thảo để
cung cấp thông tin về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong thời gian tới, Bộ sẽ mở
các lớp đào tạo để cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng
hóa và khi có vấn đề xảy ra Bộ Công Thương sẽ nắm được thông tin nhằm phối hợp với EU
truy xuất nguồn gốc hàng hóa và doanh nghiệp.
 Hiện nay, Bộ Công Thương đang tập trung xây dựng Thông tư hướng dẫn doanh nghiệp tự
chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu sang EU. Sau khi Thông tư được ban hành, Bộ
Công Thương sẽ phối hợp với VCCI, các Hiệp hội, ngành hàng có nhiều doanh nghiệp để tổ
chức tập huấn và hướng dẫn nhằm giúp họ tự chứng nhận xuất xứ nhanh chóng, chính xác,
không mất thời gian đi lại và chi phí như cách xin cấp C/O truyền thống.

Doanh nghiệp Việt đang tận dụng rất tốt ưu đãi FTA
- Trong 6 tháng đầu năm 2018, các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp
458.285 bộ C/O ưu đãi với trị giá 22,7 tỷ USD, tăng 36% về trị giá và tăng 33% về số lượng
hồ sơ so với cùng kỳ năm 2017.
- Về cơ cấu mặt hàng, các mặt hàng nông sản của Việt Nam có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA
rất tốt do hầu hết đều đáp ứng quy tắc xuất xứ thuần túy (WO) đối với nông sản thô/sơ chế và
22
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

quy tắc Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hoặc Chuyển đổi mã số HS (CTC) đối với nông sản
có hàm lượng chế biến sâu.
- Một số mặt hàng công nghiệp có tỷ lệ sử dụng ưu đãi rất cao, tuy nhiên, có một số khác
có tỷ lệ sử dụng C/O còn thấp. Nhìn chung, nhóm hàng công nghiệp chưa đáp ứng được quy
tắc xuất xứ phức tạp.
1.8 Tình hình kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ
- Mỗi lần tra cứu tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu của một lô hàng, tổ chức cấp C/O nếu
phải truy cập vào trang điện tử nêu trên để kiểm tra tính xác thực thì quá trình này không đảm
bảo thời gian xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các mẫu C/O ưu đãi và C/O không ưu
đãi hiện chưa được đồng bộ hóa để khai báo và cấp điện tử.
- Do vậy, trong thời gian quá độ hiện nay, hồ sơ đề nghị cấp C/O theo Điều 15 Nghị định
số 31/2018/NĐ-CP vẫn quy định việc nộp 1 bản in từ Tờ khai hải quan xuất khẩu (được hiểu là
bản in ra từ bản mềm Tờ khai hải quan điện tử).
- Đối với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 25 Nghị định số
31/2018/NĐ-CP, trường hợp thương nhân đáp ứng một số tiêu chí lựa chọn theo Điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, hoặc các tiêu chí theo quy định của nước nhập
khẩu do Bộ Công Thương hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, thương
nhân có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, không hạn chế là hàng
nông nghiệp hay hàng công nghiệp.
Phân luồng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Chế độ luồng Xanh
- Để được áp dụng chế độ luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi, thương nhân cần
đạt được tiêu chí sau:
- Thương nhân được Bộ Công Thương công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín; hoặc
Thương nhân được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà
nước về hải quan; hoặc Thương nhân đáp ứng các điều kiện dưới đây: Không vi phạm quy
định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xét duyệt chế độ Luồng Xanh;
có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử) đầy đủ để đảm bảo chứng minh tính xác
thực của C/O và xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ theo quy định tại Nghị định số
31/2018/NĐ-CP; thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua Hệ thống quản lý và cấp chứng

23
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn) và có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu
đãi/năm.
- Các chế độ ưu tiên thương nhân được hưởng khi được phân vào luồng Xanh gồm: Ưu
tiên về nộp chậm chứng từ, ưu tiên về thời gian cấp C/O ưu đãi và ưu tiên về kiểm tra thực tế
hàng hóa và cơ sở sản xuất.
Cụ thể, được gia hạn thời gian nộp chậm chứng từ trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày
cấp C/O đối với các chứng từ được phép nộp chậm theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-
CP. Thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi dưới dạng bản giấy là tối đa 6 giờ làm việc kể từ khi
nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ; Được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất trong
quá trình đề nghị cấp C/O ưu đãi.
Chế độ luồng Đỏ
- Mặt hàng áp dụng chế độ luồng Đỏ được xác định theo tiêu chí sau: Mặt hàng có nguy
cơ cao gian lận xuất xứ hàng hóa để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập
khẩu hoặc hưởng lợi từ cam kết thuế quan ưu đãi mà nước nhập khẩu dành cho Việt Nam; hoặc
Mặt hàng có lượng C/O thuộc diện điều tra xác minh xuất xứ hàng hóa tăng đáng kể và bất
thường theo đề nghị của nước nhập khẩu.
- Khi bị đưa vào luồng Đỏ, thương nhân bắt buộc phải nộp hồ sơ đầy đủ (bản giấy và bản
điện tử) các chứng từ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
- Việc xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi thực hiện trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận
được đầy đủ hồ sơ hợp lệ dưới dạng bản giấy theo quy định.
Kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất: Cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi kiểm tra thực
tế hàng hóa và cơ sở sản xuất đối với mặt hàng đề nghị cấp C/O ưu đãi lần đầu hoặc trong quá
trình thương nhân đề nghị cấp C/O ưu đãi khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa. (Thông tư
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2018.).
Chương 3: Những vấn đề trong xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
1. Những vẫn đề trong hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ, và các hình thức gian lận
xuất xứ hàng hóa.
- Trong thời hội nhập, lĩnh vực xuất nhập khẩu đã xuất hiện nhiều hình thức gian lận
thương mại, chủ yếu là gian lận trong việc khai báo mã số và chứng nhận xuất xứ hàng hóa
(C/O) để hưởng lợi từ các chính sách miễn giảm thuế của các hiệp định thương mại.

24
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

- Khi tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, các DN được hưởng mức thuế suất ưu
đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết. Đây chính là điều kiện để những loại hàng
hóa gian lận C/O trong khu vực gia tăng.
- Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam cho biết: Trong 3 năm trở lại đây đã có hơn 1.000 bộ hồ sơ gian lận C/O với hành vi giả,
sửa chữa C/O ngày càng tinh vi hơn. Trong đó, những sản phẩm có mức thuế suất cao như
nông sản, thủy sản, dệt may… thường xuyên rơi vào “danh sách đen”.
- Bởi khi gian lận C/O, mức thuế suất của DN sẽ được giảm mạnh, nhất là đối với C/O
mẫu D. Thủ thuật gian lận được thể hiện dưới nhiều hình thức. Thí dụ DN dùng hình thức đạo
giá để gian lận về giá tính thuế hoặc cố ý cung cấp thông tin sai về mã số thuế, sai tên nước
xuất xứ vào tờ khai hải quan hoặc khai gian số lượng hàng hóa thực tế trên hợp đồng thương
mại.
- Một số DN khác sử dụng thủ thuật sửa chữa các chứng từ, hóa đơn và bảng kê nộp cho
cơ quan hải quan. Nếu bị phát hiện, DN sẽ tiếp tục sửa đổi, thay thế hoặc bổ sung những chứng
từ đã sửa chữa. Nhiều chủ hàng còn sử dụng hình thức quá cảnh hàng hóa tại một nước trung
gian nhằm thay đổi xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa theo nước quá cảnh nhằm tránh những quy
định hạn chế về hạn ngạch và được hưởng các ưu đãi.
- Nhiều đơn vị nhập khẩu còn sử dụng hàng hóa xuất xứ từ hai nước khác nhau để lẫn vào
nhau nhằm giấu xuất xứ thực của hàng hóa khi làm thủ tục xuất nhập khẩu. Ngoài ra, còn có
DN tự tạo những mẫu giấy chứng nhận gần giống với C/O thật, thậm chí giả mạo chữ ký của
cán bộ có thẩm quyền cấp C/O.
- Cung cấp tài liệu chứng từ không đúng sự thật với cơ quan có thẩm quyền khi xin cấp
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Đưa hàng hóa giả mạo vào lãnh thổ Việt Nam.
- Xuất khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ, làm giả nhãn mác nguồn gốc xuất xứ.
- Trong khi khai báo các doanh nghiệp thường khai không chính xác và đầy đủ. Có những
trường hợp doanh nghiệp quên không ghi vào ô tiêu chuẩn hàng hóa và xuất xứ sản phẩm ,…
kết quả là bị từ chối C/O điều này làm ảnh hưởng tới thời gian và mức thanh toán của doanh
nghiệp
- Ngoài ra có những trường hợp doanh nghiệp sử dụng sai form C/O. Trong thời gian gần
qua có nhiều lô hàng được nhập khẩu vào VN từ TQ sau đó qua các nước EU. Mặc dù sản
25
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

phẩm không xuất xứ tại VN nhưng lại được gắn mác ‘’made in VN’’ từ những sai lầm sai form
C/O của VN , mà nhà xuất khẩu nhập khẩu của TQ chớp thời cơ để chuộc lợi cho doanh
nghiệp của họ
 Về cơ quan quản lí cấp C/O :
Trong những năm gần đây Bộ Thương Mại chưa ban hành đầy đủ các văn bản về quản lí
hoạt động xin và cấp C/O. Mọi năm không có báo cáo về tình hình cấp C/O của các tổ chức
được Uỷ Quyền. Chính vì vậy mà bộ thương mại không nắm được các vấn đề còn tồn tại , cũng
như những vi phạm liên quan đến hoạt động xin và cấp C/O. Chỉ khi có những vấn đề nảy sinh
như bị hải quan nước nhập khẩu khiếu nại ở mức độ nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến
mọi mặt hàng xuất khẩu thì nó nó mới hoạt động
C/O form D bắt đầu sử dụng từ tháng 06/1996. Trong thời gian qua đã có rất nhiều thay đổi
trong lịch trình cắt giảm thuế cũng như trong danh mục sản phẩm CEPT của các nước thành
viên ASEAN. Trong khi đó , những thông tin này không được thông báo một cách cụ thể kịp
thời cho các doanh nghiệp. Điều này làm hạn chế khả năng tận dụng ưu đãi về thuế quan của
các doanh nghiệp cho sản phẩm của mình.
- Vấn đề thành Ban quản lí về GSP để thuận tiện cho giao dịch đối ngoại và xúc tiến công
tác GPS của VN đã được Bộ Thương mại họp bàn cùng VCCI ngày 18/07/1995 với văn bản số
2340/TMAM trong văn bản này Bộ thương mại nếu rõ nhiệm vụ của ban quản lí GSP VN:
+ Làm đầu mối trong quan hệ các nước cho hưởng GPS và đầu mối của họ trong việc thực
hiện GSP ở VN
+ Tổ chức việc cấp C/O trong cả nước và giám sát thực hiện quy chế xuất xứ khi cấp C/O
cho các doanh nghiệp , đồng thời kiểm tra giám sát các chứng từ , C/O tại cửa khẩu
+ Thống kế tổng hợp và báo cáo các C/O đã được cấp định kỳ để kịp thời có những biện
pháp xử lí thích hợp những vấn đề phát sinh , đáp ứng yêu cầu về quản lí và thực hiện chức
năng hợp tác các nước cho hưởng GSP khi có yêu cầu
+ Cung cấp thông tin , mở các lớp đào tạo , tuyên truyền phổ biến kiến thức qua mọi hình
thức
+ Yêu cầu các cơ quan nêu trên cử đại diện cho việc thành lập và đưa vào hoạt động Ban
quản lí GSP

26
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

=> phòng thương mại và công nghiệp VN đã có trả lời và cử người tham gia vào Ban quản
lý , nhưng cho đến nay việc thành lập Bản quản lí GSP , mới chỉ dừng lại ở đó , Ban quản lý
GSP chưa ra đời
2. Tình hình thực tế về các vấn đề xuất xứ ở Việt Nam hiện nay.
Trong sáu tháng đầu năm 2018, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã xử lý hơn 52 nghìn
vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại. Tuy nhiên, đây chỉ là con số nhỏ so với thực tế vi
phạm hiện nay. Tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng nhan nhản khắp nơi,
không chỉ gây thiệt hại kinh tế, thậm chí còn ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe, nhất là niềm tin
người tiêu dùng.
Số liệu báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2017 và triển khai
nhiệm vụ năm 2018 của Ban Chỉ đạo 138 (Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống
tội phạm) và Ban Chỉ đạo 389 (Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và
hàng giả) cho thấy, thời gian qua, công tác phòng ngừa, xử lý tội phạm, xử lý các hành vi buôn
lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Song thực tế, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ…
vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng hàng hóa bị cắt mác, giả nhãn hiệu khá nhiều. Chị Nguyễn Thị
Minh (ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), vì muốn sắm thiết bị nhà bếp cho ngôi nhà mới, đã bỏ
15 triệu đồng để mua một chiếc bếp hồng ngoại được quảng cáo là hàng nhập “nguyên chiếc”
từ châu Âu với mặt kính cường lực, có chức năng hẹn giờ, cảnh báo khi mặt bếp nóng… tại
một cửa hàng đồ gia dụng trên đường Khâm Thiên (Hà Nội). Khi đến một trung tâm thương
mại ở quận Hoàn Kiếm, chị Minh thấy chiếc bếp cùng nhãn hiệu nhưng giá tới gần 40 triệu
đồng. Hỏi ra mới biết, đây là hàng chính hãng. Kiểm tra lại bếp của nhà mình thì thấy dưới đáy
bếp có tem dán tên một nhãn hiệu khác. Tìm hiểu chị biết dòng bếp hồng ngoại mà chị mua
được sản xuất tại Trung Quốc theo tiêu chuẩn châu Âu, giá thực của bếp chỉ khoảng 8 triệu
đồng. Thực trạng lập lờ nhãn mác hàng hóa, nhất là các mặt hàng: gia dụng, thời trang, điện tử,
đồ chơi trẻ em… lâu nay khiến cho người tiêu dùng không khỏi bất an khi mua hàng. Qua khảo
sát tại một số chợ lớn chuyên kinh doanh hàng quần áo, may mặc trên địa bàn Hà Nội, không
khó để tìm các loại quần áo toàn “hàng hiệu” bày bán la liệt, nhất là mặt hàng quần jean với đủ
nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Levis, CK… nhưng giá chỉ hơn một trăm nghìn đồng/chiếc.
Thậm chí, có cửa hàng, người bán đưa ra đầy đủ các nhãn mác quần jean bằng chất liệu simili,
kim loại để may hoặc nẹp lên quần và cho biết, khách thích thương hiệu gì thì họ sẽ may nhãn
27
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

của thương hiệu đó. Bà Hạnh, kinh doanh quần áo tại chợ sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy
cho biết, nhiều trường hợp người bán còn tháo mác sản phẩm nhập lậu chất lượng thấp và dán
mác Việt Nam để đánh lừa người tiêu dùng. Ông Nguyễn Văn Hưng, một chủ cửa hàng kinh
doanh kính lâu năm tại quận Thanh Xuân cho rằng, phần lớn các loại kính mắt, đồng hồ tại chợ
sinh viên, bày bán trên thị trường có giá vài trăm nghìn, thậm chí đến hàng triệu đồng vẫn là
hàng giả, hàng nhập lậu… Loại hàng này bán ra lời gấp nhiều lần so với vốn, do đó tiểu thương
lao vào kinh doanh và sẵn sàng đóng tiền nộp phạt khi bị cơ quan chức năng kiểm tra.
Theo cơ quan quản lý thị trường, hiện nay, ngoài việc làm giả các mặt hàng của những
thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, nhiều đối tượng còn làm giả cả các mặt hàng được tiêu thụ
tốt trong nước sản xuất, giả xuất xứ hàng hóa Việt Nam để đưa hàng kém chất lượng từ nước
ngoài vào tiêu thụ. Nhóm mặt hàng được các đối tượng tập trung làm giả chủ yếu là thực phẩm,
thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, quần áo, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng… Thủ đoạn của
các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ rất đa dạng. Đối với
hàng hóa đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, khó sản xuất thì các đối tượng thường đặt sản xuất gia
công ở nước ngoài, sau đó chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Đối với hàng hóa không đòi hỏi kỹ
thuật cao, mẫu mã đơn giản, giá rẻ phù hợp phần lớn người lao động có thu nhập thấp thường
được sản xuất ngay trong nước, tại các khu công nghiệp, làng nghề Hà Nội như: Sơn Hà, Phú
Yên (huyện Phú Xuyên), La Phù (huyện Hoài Đức), Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm)… Một số đối
tượng đã lợi dụng mua lại những mặt hàng hết hạn hoặc gần hết hạn sử dụng, sau đó tẩy xóa,
sửa lại kéo dài hạn sử dụng, đưa ra thị trường ở vùng sâu, vùng xa, ngoại thành Hà Nội. Đáng
chú ý là tình trạng tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trái phép các loại hóa chất, phân bón,
vật tư nông nghiệp, phụ gia thực phẩm không bảo đảm; sử dụng chất cấm trong chế biến, bảo
quản và chăn nuôi vẫn còn tồn tại, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của
người tiêu dùng.
3. Những khó khăn trong chống gian lận và truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
- Địa hình biên giới phức tạp, các đối tượng manh động, thủ đoạn tinh vi nên tình trạng
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả luôn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp. Bên cạnh
đó, một số chính sách liên quan hiện nay chưa cụ thể, dễ tạo kẽ hở để các đối tượng lợi dụng..
- Lợi dụng địa hình phức tạp, sơ hở trong quản lý, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng
cao, các đối tượng vận chuyển đa dạng các mặt hàng từ thiết yếu đến hàng hoá có giá trị cao,
như: Thuỷ hải sản, thuốc lá, ma tuý... nhập lậu từ Trung Quốc đi qua địa bàn tỉnh vào sâu nội
28
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

địa tiêu thụ. Sự đa dạng trong các chủng loại hàng lậu gây ra những khó khăn trong công tác
kiểm tra, kiểm soát, xử lý. Trong đó, thuốc lá lậu luôn là điểm nóng chưa được xử lý triệt để.
Nguyên nhân là thuốc lá dễ vận chuyển, mức chênh lệch lại cao gấp 4,5 lần, lợi nhuận cao, do
đó, các đối tượng buôn lậu thuốc lá hoạt động ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi
phương thức, liều lĩnh chống trả sự kiểm soát.
 Những vướng mắc về cơ chế chính sách, văn bản quy phậm pháp luật là một khó khăn
không nhỏ cho việc kiểm tra, kiểm soát và xử lí vi phạm trong xuất xứ hàng hóa.
Ví dụ: chi phí kiểm tra theo giỏi, bắt giữ, tiêu hủy hàng hóa rất tốn kém nhưng kinh phí được
cấp còn kho khăn, hạn chế. Trang thiết bị và điều kiện làm việc còn thiếu, lạc hậu, chưa được
trang bị đầy đủ công cụ hỗ trợ. Đối với mặt hàng thuốc lá nhập lậu, Theo quy định của luật
thương mại và các nghị định chi tiết và hướng dẫn luật này quy định: Thuôc lá điếu, xì gà và
các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu thuộc danh mucjhangf hóa cấm kinh doanh, nhưng
theo quy định Luật Đầu tư (01/07/2015) thì sản phẩm thuốc lá thuộc ngành nghề kinh doanh có
điều kiện.
 Đối với các hộ kinh doanh, khi mua lại hàng từ cơ sở nhập khẩu, chỉ cần hóa đơn mua
hàng và sản phẩm có tem, nhãn là đủ điều kiện lưu thông trên thị trường. Vì vậy, khi kiểm tra
các cơ sở kinh doanh hàng nhập khẩu, lực lượng chức năng rất khó xác minh xuất xứ, nguồn
gốc hàng hóa.
 Các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc ngày càng có các chiêu trò, thủ
đoạnh tinh vi để tránh thuế khi nhập khẩu một số mặt hàng như thép nhôm vào Mỹ,EU bằng
việc nhập hàng hóa vào Việt Nam rồi trải qua một giai đoạn gia công đơn giản rồi cấp giấy
chứng nhận xuất xứ từ Việt Nam để hưởng các ưu đãi về thuế quan.
Ví dụ: Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính, tiến hành kiểm tra kho
nhôm khổng lồ nghi nguồn gốc Trung Quốc ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Về nguồn gốc kho nhôm
này, từ cuối năm 2016, trên tờ thời báo The Wall Street Journal của Mỹ đã có bài điều tra với
nghi vấn về 500.000 tấn nhôm đùn (để sản xuất nhôm) của một công ty Trung Quốc chuyển từ
Mexico đến Việt Nam. Bài báo đó còn chỉ ra chiêu thức thường dùng của các công ty nhôm
Trung Quốc là xuất nhôm sang các nước thứ ba như Mexico hay Việt Nam rồi lợi dụng các
công ty ở nước sở tại để tái xuất hàng sang Mỹ hay các thị trường bị áp thuế. Nguyên do là
nhôm Trung Quốc khi xuất vào Mỹ sẽ bị áp mức thuế 374%, trong khi nhôm có xuất xứ từ Việt
Nam chỉ chịu mức thuế thấp 5%.
29
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Đứng trước lo ngại nhất là việc một số công ty Trung Quốc dùng chiêu thức trá hình như
nhờ người Việt đứng tên hoặc công khai đăng ký tại Việt Nam để nhập hàng hóa vào Việt Nam
“gia công, sản xuất” nhưng thực chất chỉ thay đổi chút ít về nhãn mác, ghi thêm “Made in Việt
Nam” rồi lấy C/O (giấy chứng nhận xuất xứ) Việt Nam để xuất khẩu – tái xuất nhằm hưởng
thuế thấp ưu đãi cho Việt Nam tại nước nhập khẩu. Sẽ dẫn đến hậu quả của tình trạng này có
thể dẫn đến việc DN trong nước sẽ “lĩnh” đủ nếu như DN Việt không làm rõ được nguồn gốc
xuất xứ nhôm xuất khẩu vào Mỹ. Chuyện này đã từng xảy đến với ngành thép hồi tháng
10/2016 khi một số DN sản xuất thép Mỹ đệ đơn kiện chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá
và chống trợ cấp với sản phẩm thép mạ nhập từ Việt Nam .
 Đặc biệt trong năm 2018, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc đang diễn
ra căng thẳng với các lệnh áp thuế lên các mặt hàng xuất khẩu. Việt Nam sẻ chịu những tác
động tiêu cực và khó khăn trong công tác kiểm soát xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu từ Trung
Quốc, rất nhiều mặt hàng của Trung Quốc bị đánh thuế sẽ tìm cách đầu tư vào các nhà máy
Việt Nam rồi tìm các mặt hàng này vào Việt Nam, lợi dụng quan hệ Việt Mỹ để xuất đi với tư
cách hàng Việt Nam để được hưởng các ưu đãi về thuế quan.
 Việc cho phép doanh nghiệp tự chứng minh xuất xứ hàng hóa chữa những rủi ro vì vẫn
có khả năng gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp qua Việt Nam,
mượn xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi cũng như gian lận thương mại hàng nhập khẩu từ các
nước khác vào Việt Nam. Nguy cơ gian lận thường vào các sản phẩm mà các nước gần Việt
Nam (chủ yếu là Trung Quốc) bị áp các biện pháp hạn chế nhập khẩu (hạn ngạch, thuế chống
bán phá giá và các rào cản kỹ thuật khác) vào thị trường EU, Hoa Kỳ…., trong đó phần lớn là
hàng nông sản.

30
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Chương 4: Giải pháp trong vấn đề xuất xứ hàng hóa


1. Xây dựng hệ thông nhà nước Việt Nam luôn luôn quan tâm đến vấn đề xuất xứ hàng
hóa.
Ngày nay tình hình kinh tế thế giới gặp rất nhiều biến động lớn do chiến tranh thương mại
của hai nước có nền kình đừng đầu thế giới Trung Quốc và Mĩ bởi nguyên nhân gây ra là Mỹ
áp đặt thuế 20% lên 200 tỷ hàng hóa của Trung quốc. Và để đáp trả lại Trung Quốc củng đánh
thuế cao lên các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, điều đó đã tạo ra ảnh hưỡng lớn đến nên kinh tế
Thế giới và Việt Nam củng không là ngoại lệ.
Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đến Việt Nam đa số là thuận lợi đến nền kinh tế Việt
Nam, tuy nhiên củng có một số điểm không tốt là thứ nhất là bởi Mỹ và Trung đang tập trung
nhắm vào thị trường Việt Nam để có thể giãm bớt căng thẳng trong việc cải thiện lại số lượng
hàng xuất nhập khẩu trong các khâu sản xuất và tiêu dùng, điều đó dẫn đến số lượng hàng hóa
ồ ạt vào và ra Việt Nam có thể dự tính là tăng cao trong những tháng năm tới, điều này dẩn đến
nguy cơ các mặt hàng cấm, hàng giã… hoạt động mạnh và các vấn đề trong việc kiếm chứng
hàng hóa xuất xứ có thể xẩy ra. Thứ hai là mới đây đang có một ví dụ điển hình cho vấn đề tiêu
cực này đó là chuyện Khải Silk nhập nhèm bán lụa Trung Quốc gắn mác Việt Nam cho các thị
trường thế giới (trong đó có thị trường Mỹ) điều này có thể sẻ dẫn đên một điểm xấu lớn cho
Việt Nam trong ngoại giao với Mỹ.
Hệ thống pháp lí của Việt Nam tương đổi là hoàn chỉnh ngày nay. Từ 01/01/2007, Việt Nam
là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế và đã tham gia Công ước Kyoto sửa
đổi. Vì vậy chúng ta phải tuân thủ các quy định của Hiệp định về quy tắc xuất xứ của Tổ chức
Thương mại quốc tế và Công ước Kyoto sửa đổi.
Và một số các nghị định mới nhất quy định về xuất xứ hàng hóa như: Nghị định số
98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08
tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng
hóa đã khái quát cụ thể về nhiệm vụ quy định cần thiệt cho can bộ về xuất xứ hàng hóa, đảm
bảo yêu cầu không sai xót trong vấn để kiểm tra, sổ sách, các chứng nhận cần thiết trong xuất
xứ hàng hóa. Và các quy định về hàng hóa xuất nhập khẩu khác. Nhìn chung là Ổn định nhưng
không nên lơ là trong việc điều chỉnh bổ sung bởi tính phù hợp với thực tiển là rất cần thiết.

31
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Đẩy mạnh cung cấp thông kịp thời, đào tạo về kỹ thuật cho DN xuất khẩu về các FTA
nhằm giúp các DN có thể hưởng lợi tối đa từ các FTA như: Các hiệp định Thương mại tự do
ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông (Trung Quốc)
(AHKFTA). Đồng thời, triển khai cụ thể các giải pháp hỗ trợ DN xuất khẩu về thông tin thị
trường, về vốn, tỷ giá...
2. Kiểm soát thận trọng quy trình xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp
Với các hàng hóa có thuế suất ưu đại đặc biết theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo
các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia: căn cứ vào các quy định và quy tắc
tại các văn bản được nhà nước cấp để xem xét xử lí sao cho hợp lí nhất.
Phải thật là chú ý, chính xác hạn chế tối đa sai xót trong các khâu kiểm tra, kiểm chứng bên
cạnh đó phải phối hợp duần duyển với các nghị định của nhà nước và đẩy mạnh các giải pháp
chống buôn lậu, buồn hàng cấm…
- Kiểm tra xuất xứ trong thông quan
(1).Trình tự thực hiện:
Bước 1: người khai hải quan thực hiện khai báo hải quan.
+ Nếu đề nghị hưởng TS MFN thì tự khai báo xuất xứ và tính thứu theo mưc TS theo quy định
+ Nếu đề nghị hưởng ưu đãi đặc biệt thì nộp C/O bản gốc.
Bước 2: Chi cục Hải quan tiếp nhận, kiểm tra đối chiếu nội dung khai báo với chứng từ hồ sơ.
Trường hợp cần bổ sung chứng từ hoặc C/O bản gốc thì thông báo để người khai HQ thực hiện.
Bước 3: Chi cục Hải quan xác định xuất xứ và kiểm tra mức TS tương ứng với thực trạng lô
hàng NK (hàng hóa có C/O hay MFN).
Bước 4: người khai hải quan kiến nghị TCHQ/Bộ TC nếu không nhất trí với quyết định của
TCHQ.
(2). Cách thức thực hiện:
- Hàng hóa hưởng ưu đãi MFN: người NK khai HQ điện tử.
- Hàng hóa hưởng ưu đãi FTAs: người NK khai báo hải quan điện tử và nộp C/O bản gốc đến
cơ quan Hải quan.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai hải quan: khai báo trên mạng;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa:
32
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

- Hóa đơn thương mại:


- Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói
không đồng nhất:
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
- C/O bản gốc hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ khác.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: theo quy định thủ tục hải quan chung.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người khai hải quan hàng NK.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục
HQ tỉnh/TP.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan.
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Công thương, VCCI.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phù hợp với quy định FTAs và khuyến nghị của
WTO,WCO.
8. Phí, lệ phí: không có.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: tờ khai hải quan nhập khẩu.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: C/O hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ
khác là căn cứ để được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định. Khi làm thủ tục NK, doanh
nghiệp phải nộp C/O hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ khác cho cơ quan HQ cùng với bộ
hồ sơ hải quan NK.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO, Công ước Kyoto-Phụ lục K.
- Các Hiệp định thương mại tự do mà VN đã ký kết.
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát, hải quan.
-Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám
sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu.
33
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

- Các Thông tư hướng dẫn về quy tắc xuất xứ do Bộ Công thương ban hành.
- Các Thông tư hướng dẫn về biểu thuế do Bộ Tài chính ban hành.
Ở trên là quy đinh thực hiện thông quan xuất xứ, có nhiều chổ cần quan tâm để tránh sai sót
nên kiểm tra sơ bộ
- Kiểm tra xuất xứ khi kiểm tra bộ hồ sơ hải quan: Công chức tiếp nhận tờ khai hải quan tiến
hành kiểm tra sự phù hợp về thủ tục đối với hàng nhập khẩu tất cả các luồng.
+ Trường hợp không phải nộp C/ O: Kiểm tra phần khai báo xuất xứ hàng hóa của doanh
nghiệp trên tờ khai hải quan để đảm bảo việc khai báo thống nhất với các chứng từ có liên quan
về xuất xứ trong bộ hồ sơ (hợp đồng, hóa đơn thương mại, vận đơn…)
+ Đối với trường hợp phải nộp C/ O (áp dụng đối với cả C/ O được cấp điện tử): Công chức hải
quan tiến hành kiểm tra thể thức C/ O. Trường hợp người khai hải quan có đề nghị nộp chậm
C/ O thì kiểm tra lại điều kiện nộp chậm C/ O và đề xuất để lãnh đạo Chi cục xem xét, quyết
định. Trường hợp không đủ điều kiện được chậm nộp C/ O thì thông báo cho người khai hải
quan biết và hướng dãn thủ tục tiếp theo quy định. Kiểm tra hình thức của C/ O, công chức hải
quan phải kiểm tra các tiêu chí sau: Trên C/ O phải thể hiện dòng chữ FORM D/ FORM E/
FORM S/ FORM AK/ FORM AJ…; mỗi C/ O có một số tham chiếu riêng; Các tiêu chí trên C/
O phải được điền đầy đủ; Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của C/ O phải đúng quy
định (ghi đủ tên các nước thành viên)
• Kiểm tra chi tiết, kiểm tra thực tế hàng hóa – Kiểm tra nộ dung C/ O khi kiểm tra chi tiết
hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa theo tiêu chí xuất xứ. Hải quan kiểm tra sự phù hợp
về thủ tục, tiêu chí xuất xứ và điều kiện vận tải.
+ Kiểm tra chi tiết hồ sơ: Kiểm tra đối chiếu dấu và chữ ký trên C/ O với mẫu dấu và chữ ký
của người và cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp C/ O đã được Tổng cục Hải quan thông
báo cho Cục hải quan các tỉnh, thành phố. Kiểm tra thời hạn hiệu lực của C/ O; Sự phù hợp về
nội dung trên C/ O và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Kiểm tra cách ghi tiêu chuẩn xuất xứ
của hàng hóa trên C/ O được quy định tại các Quy tắc xuất xứ thực hiện Hiệp định thương mại
tự do do Bộ Công Thương ban hành và phần hướng dẫn ở mặt sau C/O. Đối với C/ O có hóa
đơn thương mại do bên thứ ba phát hành: Không nhận C/ O mẫu E trong trường hợp hóa đơn
thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở đặt tại một nước, lãnh thổ không phải là
thành viên của Hiệp định. Kiểm tra thông tin về hành trình của lô hàng trên C/ O.

34
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

 Trường hợp cần thiết, phải tham khảo các nội dung hướng dẫn ghi ở mặt sau bản C/ O,
đối chếu với C/ O của các lô hàng nhập khẩu khác, hoặc vận dụng kinh nghiệm và sự hiểu biết
về thị trường, năng lực và quy trình công nghệ sản xuất của nước xuất xứ, đặc điểm địa lý, quy
tắc mã vạch… có liên quan đến mặt hàng để nhận định khả năng gian lận.
+ Đối với C/ O giáp lung: Ngoài việc thực hiện kiểm tra, đối chiếu về hình thức và nội dung
C/ O như trên, cần kiểm tra việc xác nhận trên ô 13 của C/ O.
+ Đối với C/ O cáp điện tử: Kiểm tra C/ O như hướng dẫn trên và tại các văn bản có liên
quan để thực hiện Hiệp định thương mại tự do.
• Xử lý kết quả kiểm tra
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có sự sai lệch, nghi vấn về xuất xứ hàng hóa thì đề
xuất để lãnh đạo Chi cục xem xét, quyết định áp dụng một hoặc kết hợp một số biện pháp sau:
Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp có đủ căn cứ xác định C/ O không hợp lệ:
Công chức hải quan đánh dấu vào ô số 4 trên C/ O, ghi rõ lý do từ chối (bằng Tiếng Anh), ký
tên, đóng dấu công chức và hướng dẫn doanh nghiệp nhập khẩu gửi trả lại C/ O cho cơ quan
cấp. Tiến hành kiểm tra xác minh tính hợp lệ của C/ O
Trong thời gian chờ kết quả xác minh hàng hóa, hàng hóa được thông quan theo quy định thì
tạm thời chưa nhận các ưu đải thuế, sau khi có xác minh rỏ ràng từ bộ phận chức năng có kết
quả chính xác thì tiến hành cung cấp các ưu đải mà chính phủ quy đinh.
3. Các giải pháp phối hợp
Hợp tác hải quan – hải quan:
• Hợp tác trong khuôn khổ WTO:
Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ chuẩn
bị các nội dung, tài liệu để đóng góp vào kết quả chung của WTO, cũng như tham gia các cuộc
đàm phán, các phiên họp để bàn luận các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các
nước thành viên, cũng như của toàn WTO, triển khai các kết quả và nội dung đã thống nhất. Do
vậy, về phía Hải quan cần chủ động, tích cực chuẩn bị các nội dung liên quan đến hải quan
phục vụ cho các phiên đàm phán, trong đó có các nội dung đàm phán liên quan đến xuất xứ
hàng hóa và quy tắc xuất xứ về thuận lợi hóa thương mại. Hải quan cần phối hợp chặt chẽ với
ủy ban Quốc gia về hội nhập kinh tế, với các Bộ, Ngành chức năng được giao đầu mối chủ trì
chuẩn bị nội dung và tham gia các phiên đàm phán với Ban Thư ký WTO để đảm bảo chất
lượng, hiệu quả các nội dung về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ khi đàm phán. Tranh thủ
35
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

tận dụng sự hỗ trợ, giúp đỡ của WTO, các Tổ chức quốc tế trong việc đào tạo và nâng cao năng
lực cho cán bộ công chức hải quan, trợ giúp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ về xuất xứ hàng hóa và
quy tắc xuất xứ, tổ chức các hôi thảo trong nước và quốc tế về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất
xứ.
• Hợp tác trong khuôn khổ WCO:
Là thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới, Hải quan Việt Nam cần thực hiện tốt các
chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi, đặc biệt cần tham gia tích cực hơn hội nhập quốc tế,
thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó việc đơn giản hóa và hài hòa các thủ tục hải quan mà
Tổ chức thương mại thế giứo WTO vá các tổ chức khác như APEC, ASEAN, WCO kêu gọi
các nước thành viên phải thực hiện. Vì vậy, Hải quan Việt Nam cần thực hiện nghiêm túc các
quy định trong Hiệp định về quy tắc xuất xứ.
Để làm tốt các quy định trong Hiệp định về quy tắc xuất xứ, Hải quan Việt Nam cần tham
gia xây dựng các quy tắc xác định xuất xứ cho các sản phẩm cụ thể, tham gia đàm phán các quy
tắc xuất xứ hài hòa được xây dựng trên cơ sở từng sản phẩm va tất cả các sản phẩm theo HS.
Hải quan Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán, chuẩn bị nôi dung để Chính phủ ký kết các
Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan. Trong tương lai Việt Nam cần tham gia chuẩn bị
nội dung và sẵn sàng tham gia đàm phán về quy tắc xuất xứ giữa các nước ASEAN với New
Zealand và các đối tác khác. Tuy nhiên, các quy tắc xuất xứ chủ đạo của CEPT vẫn là nền tảng
cho Hải quan Việt Nam tham gia đàm phán những vấn đề về xuất xứ hàng hóa.
• Hợp tác trong khuôn khổ song phương
Để làm tốt công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, trước hết Hải quan Việt Nam cần
ký kết các thỏa thuận với hải quan các nước tham gia thương mại quốc tế với Việt Nam về
việc:
+ Nghiên cứu ký kết các thỏa thuận hợp tác với Hải quan các nước, vùng lãnh thổ để tăng
cường phối hợp về trao đổi thông tin tình báo, tương trợ tư pháp, giúp đỡ kỹ thuật, đặc biệt là
các đối tác quan trọng để kiểm soát xuất xứ hàng hóa. + Thông báo cho nhau mẫu “Giấy chứng
nhận xuất xứ”, dùng để xác định xuất xứ hàng hóa, trên đó, cơ quan có thẩm quyền phát hành
giấy chứng nhận này sẽ chứng nhận nước xuất xứ của hàng hóa.
+ Nếu phát hiện có sự gian lận xuất xứ của doanh nghiệp của nước xuất xứ hoặc của nước
nhập khẩu cần thông báo ngay cho hải quan của nước đối tác xử lý kịp thời.

36
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

+ Xây dựng cơ chế hỗ trợ hành chính lẫn nhau giữa hải quan Việt Nam với các cơ quan hải
quan trong khuôn khổ ASEAN, WCO và các tổ chức quốc tế khác trong việc trao đổi thông tin,
hợp tác chống gian lận về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.
 Hợp tác Hải quan – các Bộ, ngành
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhạp khẩu theo chức năng, nhiệm vụ
của mình, Hải quan Việt Nam cần xây dựng cơ chế phối hợp và hỗ trợ chặt chẽ với các Bộ,
ngành. - Hợp tác Hải quan – Doanh nghiệp Hải quan – Doanh nghiệp luôn là đối tác đồng hành
trong cuộc hội nhập toàn cầu. Vì vậy việc hợp tác giữa Hải quan và Doanh nghiệp trong thương
mại quốc tế là tất yếu khách quan
Khai báo xuất xứ hàng hóa cũng như tuân thủ tự nguyện trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Xây dựng cơ chế ưu tiên cho Doanh nghệp tuân thủ tự nguyện và cơ chế quản lý chặt chẽ, thậm
chí xử phạt thật nghiêm đối với các Doanh nghiệp cố tình gian lận thương mại về xuất xứ hàng
hóa.
Với các giải pháp trên đều có chung một nhược điểm chính đó là thời gian thực hiên rất là
cao nên sẻ phát sinh rất nhiều vấn đề trong khâu.
Vì vậy cần có sự sáng suốt trong khâu thông quan hàng hóa, các cán bộ chức năng cần phải
xem xét kĩ lưỡng để thực hiện một cách hiệu quả nhất và để tránh mất thời gian trong khâu lưu
thông, phần nào có thể bỏ qua thì bỏ qua, phần nào cần chú trọng thì phải cực kì chú trọng để
hậu quả trong việc gian lận trong khâu lưu thông.

37
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

KẾT LUẬN
1. Những điều mà đề tài làm được.
Giới thiệu một cách khái quát về xuất xứ hàng hóa, nếu lên được tình hình chung cũng như
thực trạng và các vấn đề của xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam hiện nay.
Đưa ra được những giải pháp cơ bản có thể giúp khắc phục được các vấn đề còn tồn tại trong
xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam hiện nay
2. Những điều cần nghiên cứu thêm.
Cần nghiên cứu sâu hơn các các hành vi gian lận xuất xứ để đưa ra được các giải pháp chi
tiết cụ thể hơn.
Nghiên cứu sâu hơn về quá trình cấp giấy, kiểm tra chứng từ xuất xứ hàng hóa điện tử, các
vấn đề tồn tại trong có, mặt tích cực tiêu cực của chứng từ C/O điện tử.
Việc cho doanh nghiệp tự chứng minh xuất xứ sẽ có tác động tích cực, tiêu cực như thế nào
đến sự phát triển của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
3. Giá trị đóng góp của đề tài.
Giúp người đọc có được cái nhìn chung và sự hiểu biết cơ bản về xuất xứ hàng hóa ở Việt
Nam, các vấn đề còn tồn tại, để khắc phục tránh gặp phải trong quá trình kinh doanh.
4. Những thuận lợi khó khăn trong quá trình làm bài tập nhóm.
Thuận lợi:
- Tiếp cận được với nguồn thông tin cơ bản qua các bài báo, các bài nghiên cứu luận
văn.
- Các thành viên nhóm tham gia đầy đủ, hoạt động tích cực trong quá trình làm bài.
Khó khăn:
- Do lượng kiến thức còn hạn chế nên chưa thể phân tích sâu hơn các vấn đề trong C/O,
cũng như điều kiện để nghiên cứu khảo sát thực tế.
- Những năm gần đây xu hướng tự do thương mại ngày càng phát triển, đẫn đến các
quy định nguồn luật có nhiều thay đổi, các nguồn tài liệu nghiên cứu những năm gần
đây còn hạn chế, hay một số đã không còn phù hợp với xu hướng hiện nay nên khó
khăn trong việc lựa chọn, thu thập và xử lí thông tin

38
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- http://khaithuehaiquan.info/xuat-xu-hang-hoa-la-gi/
- https://luatvietnam.vn/thuong-mai/thong-tu-05-2018-tt-bct-quy-dinh-ve-xuat-xu-hang-hoa-161460-
d1.html
- http://ddvt.vn/topic/835/ph%C3%A2n-bi%E1%BB%87t-v%C3%A0-c%C3%A1ch-x%C3%A1c-
%C4%91%E1%BB%8Bnh-xu%E1%BA%A5t-x%E1%BB%A9-thu%E1%BA%A7n-t%C3%BAy-v
%C3%A0-xu%E1%BA%A5t-x%E1%BB%A9-kh%C3%B4ng-thu%E1%BA%A7n-t%C3%BAy-c
%E1%BB%A7a-h%C3%A0ng-h%C3%B3a-trong-asean
- https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-doanh-nghiep/thu-tuc-xin-cap-giay-chung-nhan-xuat-xu-hang-
hoa-hien-nay-duoc-phap-luat-quy-dinh-nhu-the-nao--.aspx
- https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/thuong-mai/cac-truong-hop-kiem-tra-
xac-minh-xuat-xu-hang-hoa-xuat-khau-nhap-khau-233657
- https://bnews.vn/tu-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-co-hoi-cho-doanh-nghiep/83216.html
- http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thong-tin-doanh-nghiep/2016-11-28/vinamilk-duoc-tu-
chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-trong-asean-38423.aspx
- http://cafef.vn/doanh-nghiep/trao-quyen-tu-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-doanh-nghiep-lo-nhieu-
mung-it-2015090308305292.chn
- http://vneconomy.vn/doanh-nghiep-viet-dang-tan-dung-rat-tot-uu-dai-fta-
20180802133940607.htm
- http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/DN-duoc-tu-chung-nhan-xuat-xu-cho-hang-hoa-xuat-
khau/341054.vgp
- https://baomoi.com/se-phan-luong-cap-giay-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-uu-dai-tu-15-
8/c/27008334.epi
- http://www.trungtamwto.vn/tin-tuc/quy-tac-xuat-xu-hang-hoa-chia-khoa-nang-cao-kim-ngach-
xuat-khau
- http://vi.sblaw.vn/viet-nam-va-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-ftas/
- https://thoibaokinhdoanh.vn/viet-nam/kho-ngan-chieu-gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-1025469.html
- http://www.nhandan.org.vn/bandoc/item/37391302-ngan-chan-tinh-trang-gian-lan-nhan-mac-
xuat-xu-hang-hoa.html
- http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201709/van-kho-khan-trong-dau-tranh-chong-buon-lau-gian-
lan-thuong-mai-hang-gia-2356525/

39
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

- http://www.nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-xahoi/item/36152502-kho-trong-truy-xuat-
nguon-goc.html
- https://theleader.vn/viet-nam-se-la-mat-xich-quan-trong-trong-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-
1532709782648.htm
- https://baotintuc.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/kho-khan-khi-tu-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-
20141126161312177.htm
- https://vtc.vn/eu-phat-hien-thep-trung-quoc-phu-phep-thanh-thep-made-in-vietnam-de-tron-96-
trieu-usd-tien-thue-d363306.html
- http://cafebiz.vn/tu-chuyen-khai-silk-nhap-nhem-ban-lua-trung-quoc-gan-mac-viet-nam-chu-tich-
hiep-hoi-dau-tam-to-tiet-lo-thuc-trang-buon-nganh-to-tam-20171028084018753.chn
- https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-05-2018-TT-BCT-quy-dinh-ve-xuat-xu-
hang-hoa-366061.aspx
- http://cafebiz.vn/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-quoc-anh-huong-toi-viet-nam-tac-dong-truc-
tiep-chua-nhieu-nhung-gian-tiep-rat-kho-luong-20180620134216654.chn
- http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/giai-phap-day-manh-xuat-khau-hang-hoa-viet-nam-
sang-thi-truong-trung-quoc-136480.html
- http://vietnamexport.com/uploads/attach/2890323032018/2018-3JPPu.pdf

40

You might also like