You are on page 1of 54

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 2


I. Môi trường nhân khẩu học 2
II. Môi trường kinh tế 3
III. Môi trường tự nhiên 6
IV. Môi trường công nghệ 8
V. Môi trường chính trị 10
VI. Môi trường văn hóa - xã hội 11
CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG VI MÔ 13
I. Giới thiệu chung và hiệp định VJEPA 13
II. Nhà cung ứng 17
III. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành 18
IV. Quyền lực khách hàng: Áp lực của khách hàng lên doanh nghiệp 21
V. Sản phẩm thay thế 25
VI. Đối thủ tiềm năng 29
CHƯƠNG III: PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG - CHIẾN LƯỢC STP 31
I. Phương thức thâm nhập thị trường Nhật Bản 31
II. Phân đoạn thị trường 32
III. Thị trường mục tiêu 34
IV. Định vị thương hiệu/doanh nghiệp 36
CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 37
I. Sản phẩm 37
II. Định giá lao động xuất khẩu 42
III. Kênh phân phối 45
IV. Truyền thông 49

1
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

I. Môi trường nhân khẩu học


1. Quy mô dân số
Dân số Nhật Bản là 127,2 triệu người, chiếm 1.68 % số người trên thế giới, đứng
thứ 11 trong top quốc gia đông dân nhất thế giới.
(Dân số hiện tại của Nhật Bản là 127.162.625 người vào ngày 26/09/2020 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Trong đó chủ yếu là người Nhật Bản (trên 99%), có
không quá 20 ngàn người Ainu, trên 64 vạn người Triều Tiên, trên 33,5 vạn người
Hoa và 1,7 vạn người Việt Nam.)
2. Cấu trúc dân số
- Phân bố độ tuổi của Nhật bản:
+ 13,1% dân số Nhật Bản dưới 15 tuổi, tương đương 16.585.533 người
(8.515.836 nam / 8.070.960 nữ);
+ 64% người dân trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi, tương đương 80.886.544 người
(40.787.040 nam / 40.099.504 nữ);
+ 22,9% dân số trên 64 tuổi, tương đương 28.913.148 người (12.266.950 nam /
16.646.198 nữ).
- Phân bố dân số theo giới tính:
Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,954 (954 nam trên 1.000 nữ) cao hơn tỷ lệ
giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2018 khoảng 1.017 nam
trên 1.000 nữ.
- Phân bổ dân số theo địa lý:
Dân cư tại Nhật Bản thường phân bố không đều, chủ yếu sống tập trung tại các
vùng ven biển và các thành phố lớn. Theo thống kê, 94,50% dân số sống ở thành thị
(120.356.505 người vào năm 2016) trong đó có 49% dân số tại Nhật sống ở các thành
phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya và một vài thành phố lân cận khác,...
- Tỉ lệ độ tuổi lao động: 64% dân số Nhật Bản nằm trong độ tuổi lao động, con
số này được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
- Độ tuổi trung bình ở Nhật Bản là 47 tuổi.
- Tuổi thọ trung bình: Theo thống kê mới nhất của liên hợp quốc, Nhật Bản là
quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới 84 tuổi, cao hơn tuổi thọ trung bình
của dân số thế giới là 72 tuổi.
- Người trẻ Nhật đang có xu hướng kết hôn ngày một muộn và sinh con ít thậm
chí là không kết hôn vì nhiều lý do như công việc, tính tình độc lập hoặc do nhu cầu
hưởng thụ của bản thân.
- Dân tộc: Trên toàn lãnh thổ Nhật Bản kéo dài từ Bắc đến Nam chỉ có 3 dân
tộc: dân tộc Yamato, dân tộc Ainu và dân tộc Lưu Cầu (hay còn gọi là Ryukyu).

2
Trong đó, người Ainu và người Ryukyu cũng có thể coi là dân tộc thiểu số do họ chỉ
sống tập trung ở những vùng đất nhất định và dân số ít. Đại đa số người Nhật Bản là
dân tộc Yamato.
- Tôn giáo: Gồm 3 tôn giáo chính là Thần đạo (Đạo Shinto), Phật giáo và Thiên
chúa giáo. Trong đó Shinto là quốc giáo của Nhâ ̣t Bản và có khoảng 100 triệu người
theo các tín ngưỡng hay phong tục Thần đạo (Trong tổng số khoảng 127 triệu
dân).Theo cuộc điều tra được thực hiện vào năm 2006 và năm 2008, dưới 40% dân số
của Nhật Bản tự nhận đi theo một tôn giáo có tổ chức: khoảng 35% là Phật giáo, 3%
đến 4% là tín đồ của Thần đạo và các tôn giáo phái sinh từ Thần đạo, và ít hơn 1%
đến 2.3% dân số theo Kitô giáo. Hầu hết người Nhật (50% đến 80% khi xem xét đến
liên hệ phức tạp với Phật giáo) thờ cúng tổ tiên và các vị thần ở các đền thờ Thần đạo
hoặc đền thờ cá nhân trong khi không xác định mình là người theo "Thần đạo" lý do
vì họ nghĩ khi nói đến tôn giáo thì nói đến thành viên chính thức của tôn giáo đó mặc
dù họ vẫn thực hiện các nghi thức và nghi lễ tôn giáo đó.
3. Nhận xét
Nhật Bản là đất nước phát triển với dân số đông, trình độ dân trí cao, là nước có
dân số già và có xu hướng giảm. Với cơ cấu dân số ở Nhật Bản, khi doanh nghiệp
muốn tham gia vào thị trường Nhật Bản có thể gặp một số thuận lợi và khó khăn như:
- Thuận lợi:
+ Dân số đông là thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp kinh doanh.
+ Dân số già có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh các
mặt hàng thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, viện dưỡng lão,...
+ Tỷ lệ nữ nhiều hơn nam có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
kinh doanh về các mặt hàng cho nữ giới.
- Khó khăn:
+ Nhật Bản có dân số già, chi phí lao động là rất lớn việc này làm chi phí sản
xuất của doanh nghiệp tăng.
+ Tỷ lệ nam thấp hơn nữ có thể tạo khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh
những mặt hàng cho nam giới.

II. Môi trường kinh tế

Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển với mức
độ công nghiệp hóa cao, là quốc gia châu Á đầu tiên trong lịch sử có nền kinh tế đạt
ngưỡng phát triển cũng như là cường quốc kinh tế đầu tiên của châu lục này. Năm
2019, quy mô nền kinh tế Nhật Bản tính theo thước đo GDP danh nghĩa được xếp
hạng 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, thứ 2 châu Á; còn theo GDP ngang giá
sức mua thì lớn thứ 4 sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Kinh tế Nhật Bản cũng là nền
kinh tế đầu tiên và duy nhất ở châu Á góp mặt trong G-7.

3
1. Chu kỳ kinh tế
- Thời kỳ gần 20 năm từ năm 1955 đến năm 1973 là thời kỳ mà nền kinh tế Nhật
Bản có tốc độ tăng trưởng rất cao.
- Năm 1971, cú sốc Nixon làm đồng yên tăng giá làm giảm thặng dư cán cân
thanh toán của Nhật Bản. Năm 1973, chiến tranh Trung Đông lần thứ 4 bùng nổ là
một trong những nguyên nhân dẫn tới cú sốc dầu lửa. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng
âm trong năm 1974. Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh chấm dứt.
- Thời kỳ bong bóng kinh tế của Nhật Bản kéo dài 4 năm 3 tháng, từ tháng 12
năm 1986 đến tháng 2 năm 1991.
- Trì trệ kinh tế kéo dài trong giai đoạn 1991 - 2000.
- Từ 2000 – nay Nhật Bản phục hồi kinh tế và dần trở thành cường quốc trên thế
giới.
- Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái kỹ
thuật vì tác động của COVID - 19.
2. Tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tỷ giá hối đoái
- Tăng trưởng kinh tế:
+ Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Tuy nhiên, có dự đoán Nhật
bản đang rơi vào tình trạng suy thoái.
+ Theo số liệu Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 3/8, sau khi điều chỉnh lần
hai, tăng trưởng kinh tế thực nước này trong quý I/2020 tiếp tục giảm 2,2% so với
cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy Nhật Bản đã ở trong tình trạng suy thoái trước
khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID - 19 bùng phát.
+ Dữ liệu GDP của Nhật Bản trong quý II năm nay sẽ được công bố vào ngày
17/8 tới. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng trong quý II sẽ giảm tới hơn
20% so với quý trước, do Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, hạn chế
các hoạt động kinh tế trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 để ngăn dịch bệnh
lây lan. Lần gần đây nhất Nhật Bản ghi nhận 3 quý liên tiếp GDP giảm là vào quý
IV/2010 đến quý I, II/2011, do tiêu dùng cá nhân suy yếu, thảm họa động đất và sóng
thần tàn phá khu vực Đông Bắc nước này vào tháng 3/2011.
+ Về tình hình kinh tế trong quý III/2020, nhiều nhà phân tích dự đoán GDP của
Nhật Bản sẽ phục hồi, song triển vọng kinh tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro do số ca
lây nhiễm tại nhiều khu vực của Nhật Bản đang tăng trở lại.
- Lạm phát của Nhật ở mức thấp => khiến chính phủ lo nguy cơ kinh tế Nhật rơi
trở lại vào một vòng xoáy giảm phát và tiếp tục sự tăng trưởng trì trệ.
- Tỷ giá hối đoái: 1 yên nhật = 219,15 VND; 100 yên nhật = 1 đô la Mỹ
3. Tình trạng thất nghiệp và nguồn cung lao động
- Kể từ tháng 1/2018, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản liên tục biến động trong
khoảng 2,2% đến 2,5%. Giới phân tích nhận định điều này cho thấy thị trường lao
động nước này đang trong trạng thái “hầu hết mọi người đều có việc làm”.
- Tuy nhiên trong đợt dịch COVID thì tỷ lệ thất nghiệp tăng dần đã lên tới 2,9%

4
- Nguồn cung lao động tại Nhật Bản:
+ Là 1 trong những nước có tỷ lệ dân số già cao nhất trên thế giới, tỷ lệ dân số
trong độ tuổi lao động không ngừng giảm đi => Có khả năng thiếu hụt lực lượng lao
động.
+ Tuy nhiên, Nhật Bản mở cửa đón rất nhiều người dân nước ngoài và Việt nam
là 1 trong số nước xuất khẩu lao động sang Nhật nhiều. Trong 5 năm tới Nhật Bản mở
cửa đón thêm 345.000 lao động nước ngoài.
4. Chi phí lao động
- Chi phí nhân sự tại các tập đoàn lớn của Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất
trong 16 năm do tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng đã buộc họ phải
tăng lương cho nhân viên bán thời gian.
- Các chi phí này lên tới 13,38 nghìn tỷ yên (121 tỷ USD) trong quý 1 - 3, mức
chưa từng thấy kể từ cùng kỳ năm 2002, theo khảo sát của Bộ Tài chính về các công
ty có vốn ít nhất 1 tỷ yên. Bộ đã sử dụng giá trị trung bình động của 4 quý vừa qua để
tính đến các biến động theo mùa. Con số này đã tăng 8,3% so với mức thấp trong
tháng 7-9 / 2013 và 6,6% trong năm qua.
- Các doanh nghiệp từ lâu đã hạn chế chi phí lao động bằng cách sử dụng nhiều
lao động không thường xuyên như nhân viên bán thời gian, thay vì lao động thường
xuyên với đầy đủ quyền lợi. Nhưng lương theo giờ của những người lao động không
thường xuyên đã tăng lên do tình trạng thiếu lao động, đẩy chi phí lên cao.
5. Thu nhập bình quân hàng năm của người dân
- GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Nhật Bản là 39.287 USD/người
vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đạt 2%
trong năm 2018, với mức tăng 955 USD/người so với con số 38.332 USD/người của
năm 2017.
- So sánh GDP của các quốc gia trên thế giới, Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới
chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc (tính đến năm 2018).
- Tuy nhiên, "tiềm lực kinh tế quốc gia" và "sự giàu có của người Nhật" không
đồng nghĩa với nhau => GDP của Nhật Bản đứng thứ 3 thế giới nhưng GDP bình
quân đầu người lại chỉ xếp thứ 26 trên thế giới.
6. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa
- Trong bối cảnh dịch COVID - 19 hiện nay, tất cả các nền kinh tế trên thế giới
đều phải chịu những khó khăn như nhau. Toàn cầu hóa đã giúp các nước giao thương
qua lại với nhau => Việc trao đổi hàng hóa giữa các nước gặp những trở ngại nhất
định.
- Bên cạnh đó, nền kinh tế Nhật Bản đang suy thoái dần (như đã nói ở phần tăng
trưởng kinh tế trên).
7. Cơ cấu các ngành nghề
- Ngành Công nghiệp chiếm 25,6%
- Ngành Nông nghiệp chiếm 1,2%

5
- Ngành Dịch vụ chiếm 73,2%

=> Phù hợp phát triển các ngành dịch vụ, khách sạn

III. Môi trường tự nhiên


1. Địa hình và khí hậu
a) Địa hình
- Là một quần đảo núi lửa, đặc điểm vị trí địa lý Nhật Bản khá đặc biệt, nằm trên
vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất,
xung quanh giáp biển chứ không giáp một quốc gia hoặc lãnh thổ đất liền nào. Địa
hình chủ yếu 70 - 80% là núi, hiện có hơn 60 núi lửa đang hoạt động. Điều này chính
là nguyên nhân khiến Nhật Bản thường xuyên xảy ra thiên tai nhất thế giới, và hai mối
hiểm họa lớn nhất là động đất và sóng thần.
- Đặc biệt ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật
thường tới để nghỉ ngơi và dưỡng bệnh.
b) Khí hậu
Khí hậu Nhật Bản có sự phân bố rõ rệt giữa các khoảng thời gian và giữa các vùng.
Giống như Việt Nam, Nhật Bản có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông, tuy nhiên thời tiết
và khí hậu giữa các vùng có sự khác biệt. Khí hậu ở Nhật thuộc kiểu khí hậu ôn đới.
- Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:
+ Hokkaido: Vùng cực bắc có khí hậu ôn đới lạnh với mùa đông dài và rất lạnh,
mùa hè mát mẻ, các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa
đông.
+ Biển Nhật Bản: Trên bờ biển phía tây đảo Honshū', gió Tây Bắc vào thời điểm
mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình
Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió
Phơn về mùa hè.
+ Cao nguyên trung tâm: Khu vực có sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và
mùa đông cũng như giữa ngày và đêm. Đây là kiểu khí hậu đất liền điển hình và lượng
mưa ít.
+ Biển nội địa Seto: Khí hậu dịu mát quanh năm do được các ngọn núi của vùng
Chugoku và Shikoku chắn các cơn gió mùa hạ cũng như đông.
+ Biển Thái Bình Dương: Do nằm trên biển phía Đông nên mùa đông có ít tuyết,
mùa hè nóng và độ ẩm cao do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
+ Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông
mát khô hanh và mùa hè nóng ẩm, song vùng này hiếm khi có tuyết xảy ra. Lượng
mưa trong năm cao, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức khá cao.
- Theo năm có 4 mùa:
+ Mùa xuân: Thông thường, mùa xuân ở Nhật Bản khá ngắn chỉ kéo dài trong 3
tháng và bắt đầu từ tháng 3 tới tháng 5. Đây là thời điểm hoa anh đào – loài hoa tượng

6
trưng cho đất nước Nhật Bản nở rộ. Đầu mùa xuân, tức tháng 3 thì thời tiết khá lạnh
do vẫn đang trong giai đoạn chuyển mùa. Tuy nhiên càng về sau thì thời tiết càng ấm
áp.
+ Mùa hạ: Mùa hạ ở Nhật Bản thường bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến tháng 8.
Thời gian này, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí cao hơn nhiều so với mức nhiệt
trung bình năm khiến cho những người sống trong vùng lục địa thấy khó chịu. Từ giữa
tháng 6 đến tháng 7 sẽ xảy ra khá nhiều cơn mưa bất chợt và khó được dự báo trước.
+ Mùa thu: Từ tháng 9 đến cuối tháng 11 là mùa thu ở Nhật Bản. Tiết trời mùa
thu khá mát mẻ. Bắt đầu tháng 11 trở đi là thời tiết đã khá lạnh (dưới 19 độ C). Nhược
điểm trong mùa thu ở Nhật Bản chính là việc có nhiều cơn bão phát sinh ở vùng biển
Thái Bình Dương đổ bộ vào quốc đảo này từ đầu mùa khiến lượng mưa tăng lên đáng
kể và gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.
+ Mùa đông: Từ tháng 12 đến tháng 2, Nhật Bản bước vào mùa đông, nhiệt độ
giảm xuống còn từ 12 đến 16 độ C. Vào khoảng thời gian này, tuyết bắt đầu xuất hiện
ở các vùng chỉ trừ khu vực Okinawa nằm trong vùng á nhiệt đới. Mùa đông tại Nhật
khá khắc nghiệt.
2. Ô nhiễm môi trường
Vấn đề về rác và ô nhiễm đã từng có ở Nhật. Đi cùng với sự phát triển kinh tế thì
đường phố Nhật Bản cũng ngập tràn rác. Không chỉ có rác mà con người con phải đối
mặt với rất nhiều vấn đề ô nhiễm, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt là sự cố
ngộ độc mỏ đồng Ashio 1891, bệnh Itai Itai 1955, bệnh Minamata 1956, bệnh
Yokkaichi zensoku,... Đối mặt với vấn đề như vậy, chính phủ và người dân Nhật đã
lên tiếng, có những hành động thiết thực để cải thiện môi trường. Cho tới hiện nay,
trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường căng
thẳng do rác, nước thải, và nhiều quốc gia tập trung cho việc phát triển kinh tế mà hi
sinh môi trường, thì Nhật Bản lại là một quốc gia nổi lên với việc coi trọng việc bảo
vệ môi trường vì sự phát triển bền vững. Cá koi là loài cá rất ưa sạch sẽ, nhưng ta có
thể tìm thấy trong các cống thoát nước ở Nhật.
- Đối với rác thải, hệ thống phân loại rác rất phức tạp, tất cả rác có thể đốt cháy
được yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dương
trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu
trắng.
- Đối với nước thải, do nguồn nước mặt/ nước ngầm khan hiếm, nên 80% các
doanh nghiệp và các thành phố lớn của Nhật đều tái tuần hoàn nước thải. Tỷ lệ cấp
nước bổ sung chỉ chiếm khoảng 30%, đa phần do bay hơi, thẩm thấu…
- Khắp nơi trên đất nước Nhật là các thông điệp về BVMT trên mọi phương tiện
thông tin đại chúng nhằm tác động vào nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân Nhật Bản
về trách nhiệm đối với môi trường và cuộc sống, vì thế hệ mai sau.
- Ban hành các luật về việc bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt. Đánh thuế rất
cao cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa mà không có công nghệ tái

7
chế, đồng thời miễn giảm nhiều loại thuế khi thu mua và tái chế các sản phẩm nhựa
trong nước. Chính phủ Nhật cũng tuyên chiến và nói không với việc nhập khẩu và tái
chế các sản phẩm như: giấy, nhựa....
3. Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ,
kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều
phải nhập khẩu.
4. Thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi:
+ Nằm giáp biển => Nguồn thủy hải sản phong phúc và đa dạng.
+ Được hình thành từ nhiều những đảo => Tiềm năng du lịch rất lớn.
+ Phát triển giao thông vận tải biển và cảng biển.
+ Khí hậu ôn đới ở miền Bắc và cận nhiệt ở miền Nam tạo nên khí hậu đa dạng,
thuận lợi để phát triển ngành du lịch và xuất khẩu sang Nhật Bản các loại quả nhiệt
đới: na, vải, chôm chôm,...
- Khó khăn và thách thức:
+ Giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn.
+ Thiên tai (động đất, núi lửa, sóng thần...) thường xuyên xảy ra: nằm ở vành đai
Thái Bình Dương.
+ Các luật về bảo vệ môi trường ở Nhật rất nghiêm ngặt nên cần chú ý khi tham
gia phát triển kinh tế.

IV. Môi trường công nghệ


1. Hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Nhật Bản là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về
nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học.
- Theo số liệu tháng 12 năm 2018 của Viện Thống kê UNESCO. tổng hợp tất cả
các khoản đầu tư của chính phủ cho tới tư nhân Nhật Bản vào nghiên cứu và phát triển
(R&D), là 170.5 tỉ USD, đứng hàng thứ 3 trên thế giới và chiếm 3.4% tổng ngân sách
GDP Nhật bản năm 2018.
- Mặc dù, việc chi tiền cho nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ không mang lại
kết quả ngay thậm chí còn phải kéo dài cả thập kỷ. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cho
rằng các khoản đầu tư vào R&D là một trong những chỉ số hàng đầu để đo lường sức
mạnh kinh tế. Và qua số liệu năm 2018, họ đánh giá Mỹ,Trung Quốc và Nhật Bản sẽ
là 3 nước nắm quyền chủ đạo của kinh tế thế giới trong nhiều năm tiếp theo.
2. Tác động của công nghệ trọng điểm

8
- Các ngành công nghệ trọng điểm của Nhật Bản gồm: Điện Tử, Ô Tô, Máy
Móc, Robot Công Nghiệp, Quang Học, Hóa Chất, Chất Bán Dẫn, Kim Loại.
- Các ngành công nghệ trọng điểm điển hình:
+ Công Nghệ Robot: Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, sở
hữu 402,200 trong tổng 742,500 số robot cho công nghiệp sản xuất. QRIO, ASIMO và
AIBO là những Robot nổi tiếng nhất thế giới do người Nhật sáng tạo ra.
+ Công Nghệ Ô Tô: Nhật Bản cũng là nước sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và
là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7
trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
+ Công Nghiệp điện tử: Nhật Bản là ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng lớn
nhất thế giới, các công ty Nhật Bản đã tạo ra một số cải tiến quan trọng, bao gồm tiên
phong phát thanh bóng bán dẫn và Walkman (Sony), máy tính xách tay sản xuất hàng
loạt đầu tiên (Toshiba), máy ghi âm VHS (JVC), và pin mặt trời và màn hình LCD
(Sharp).
=> Tuy nhiên hiện nay thị phần đang giảm dần do sự cạnh tranh từ các công ty
Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc và đặc biệt là đến từ chính các công ty Nhật Bản
khi mà họ sản xuất những thứ phục vụ thị trường Nhật Bản mà không có mối liên hệ
với thế giới bên ngoài.
+ Linh kiện bán dẫn: Cuộc cách mạng kỹ thuật trong những năm 80 đã dẫn đến
sự cải thiện nhanh chóng về chất lượng, chức năng của các sản phẩm trong ngành điện
tử Nhật Bản. Kể từ đó các công ty Nhật Bản đã trở thành nguồn cung cấp linh kiện
bán dẫn hàng đầu thế giới. Vào năm 1990, ngành công nghiệp chất bán dẫn Nhật Bản
thống trị toàn cầu. Trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới khi đó, các
công ty đến từ Nhật Bản chiếm 55% doanh thu.
3. Sự phát triển của các công nghệ mới
- Bước vào thế kỉ 21, nước Nhật đã cho chúng ta thấy được rất nhiều sự phát
triển vượt bậc trong công nghệ như các sản phẩm điện tử, IT, công nghệ tiết kiệm
năng lượng và công nghệ hóa sinh...
- Đặc biệt phải kể đến Bước đột phá công nghệ IoT: Nhật Bản hướng tới tạo ra
một môi trường an toàn và thuận lợi cho việc sử dụng Internet để tiến hành các cuộc
giao dịch như từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B to B), từ doanh nghiệp tới khách
hàng (B to C)…
4. Ảnh hưởng của chuyển giao công nghệ
- Hiện nay, Nhật Bản đang chuyển hướng từ chế tạo, sản xuất phần cứng sang
cung ứng các giải pháp phần mềm, ứng dụng CNTT sâu rộng vào cả đời sống và xây
dựng một chính phủ điện tử toàn diện.
- Mục tiêu trở thành nước tiến tiến nhất về IT.
- Theo đánh giá về chỉ số đầu tư cho ICT, Mỹ hiện đang dẫn đầu với tỷ lệ 35.4%,
Nhật Bản xếp ở vị trí thứ hai với 16.8% và bỏ khá xa quốc gia đứng thứ ba là Đức với
6.5%.

9
5. Thuận lợi và khó khăn (Cho doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập vào thị
trường Nhật Bản)
- Khó khăn: Nhật Bản là một trong những nước đứng đầu thế giới về lĩnh vực
công nghệ. Với việc chú trọng đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ và ngành
công nghệ trong nước đã vô cùng phát lớn mạnh.. Điều này sẽ trở thành rào cản cho
các doanh nghiệp muốn xâm nhập vào thị trường này. Tuy nhiên ta k cần đấu trực tiếp
trên lĩnh vực công nghệ ở Nhật Bản, mình sẽ tận dụng nguồn lực trí tuệ Việt Nam,
xuất khẩu nguồn lao động có chuyên môn cao sang.
- Thuận lợi: Người Nhật đã và đang sống trong một nền công nghệ tiên tiến bậc
nhất. Nên khi các DN nước ngoài xâm nhập vào thị trường này thì sẽ không gặp khó
khăn trong việc phải đào tạo khách hàng.

V. Môi trường chính trị

- Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến. Thủ tướng giữ vai trò đứng đầu chính
phủ và chính đảng đa số. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với
chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ, trong trường hợp xấu có
thể đứng ra tự thành lập chính phủ mới. Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng và đối
trọng với chính phủ và hai viện quốc hội gồm thượng viện và hạ viện.
Hoàng gia và nhà nước Nhật do Thiên Hoành đứng đầu. Thiên hoàng sẽ tham gia vào
các nghi lễ của quốc gia nhưng không nắm bất cứ quyền lực chính trị nào, thậm chí
trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này do Thủ tướng và các thành
viên nghị viện đảm nhận.
- Nhật Bản là quốc gia đa đảng: Đảng Dân chủ, Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ
Tự do, Đảng Xã hội Dân chủ,...
- Luật pháp ở Nhật ảnh hưởng nhiều bởi luật pháp của Mỹ.
Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp thị trường tài chính với
một hệ thống các quy tắc linh hoạt để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo
điều kiện để thiết lập hoạt động kinh doanh.
- Nhật Bản là một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới. Chính
phủ có cơ chế hữu hiệu để điều tra và trừng phạt các hành vi lạm dụng, tham nhũng.
- Luật lao động Nhật Bản có rất nhiều điều mang lại quyền lợi cho lao động
nước ngoài như:
+ Điều kiện làm việc rõ ràng
+ Nghiêm cấm cưỡng ép, bóc lột sức lao động
+ Nghiêm cấm phân biệt chủng tộc
+ Không được sa thải người lao động bị tai nạn nghề nghiệp
+ Đảm bảo về an toàn sức khỏe lao động
+ Thông báo trước 30 ngày khi muốn sa thải người lao động
+ Quy định rõ ràng về mức lương tối thiểu và hình thức thanh toán tiền lương

10
+ Quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của người lao động, về giờ làm
thêm trong ngày thường và ngày lễ
+ Hoàn trả tiền đối với người lao động gặp rủi ro

=> Nhật Bản là nơi đáng để lựa chọn xuất khẩu lao động.

- Tại Nhật bản, tất cả các mặt hàng nhập khẩu đều phải chịu thuế Hải quan và
thuế tiêu thụ.
- Nhật Bản là một quốc gia có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế nhằm giải quyết
các vấn đề toàn cầu và khu vực, có các bộ luật riêng quy định chặt chẽ về các chính
sách môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.
- Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức ngày 28/8/2020 có thể để lại những
tác động lớn về chính trị cả của Nhật Bản và khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

VI. Môi trường văn hóa - xã hội


1. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính ở Nhật Bản là tiếng Nhật. Tiếng Nhật được sử dụng phổ biến và
rộng rãi trên thế giới, là ngôn ngữ được nói nhiều thứ chín thế giới và rất đáng để học.
2. Lễ hội, hoạt động văn hoá
Ở Nhật, một năm có 14 ngày quốc lễ và hàng trăm lễ hội tại các địa phương. Nhiều
lễ hội truyền thống được bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng được biến đổi để phù hợp
với đặc điểm tự nhiên và gần gũi với tập quán Nhật Bản. Không ít những lễ hội là dịp
để người dân thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, hoa cỏ, hương vị của những món ăn
truyền thống và thích ứng với những biến đổi của thời tiết lúc giao mùa. Khi theo dõi
từng lễ hội hàng năm, ta sẽ thấy văn hóa Nhật Bản thấm đậm màu sắc của đạo Shinto,
đồng thời lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đạo Phật. Người ta nhận định về Nhật Bản
rằng, “Bạn sẽ luôn tìm thấy một lễ hội đang diễn ra trên đất nước Nhật Bản”, bởi lẽ
một năm Nhật Bản tổ chức rất nhiều lễ hội lớn, nhỏ từ lễ hội địa phương đến những lễ
hội mang quy mô rộng rãi khắp cả nước, thu hút đông đảo sự tham gia của người dân
bản xứ cũng như khách du lịch. Có thể kể đến một số lễ hội nổi tiếng ở Nhật như:
- Lễ hội mừng năm mới Oshogatsu
- Lễ hội hoa anh đào Hanami
- Lễ hội đèn lồng Obon

3. Đặc trưng văn hoá - xã hội
- Ở văn hoá Nhật Bản tồn tại song song các yếu tố truyền thống và yếu tố hiện
đại. Sự kết hợp đó có thể thấy được qua lối sống của người Nhật. Ví dụ:
+ Các ngôi nhà Nhật Bản truyền thống thường tồn tại bên cạnh các ngôi nhà hiện
đại mang phong cách phương Tây.

11
+ Ngày nay các gia đình hầu như ăn kết hợp cả món ăn thuần Nhật và món ăn
theo kiểu Tây. Nhìn chung giới trẻ có xu hướng thích ăn đồ Tây hơn vì nó vừa phong
phú vừa tiện lợi còn người già vẫn có xu hướng thích các món ăn Nhật hơn.
=> Tất cả tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa cái cũ, cái mới và là nét đặc trưng chỉ
tìm thấy tại Nhật Bản.
- Nhật Bản có nhiều loại tôn giáo khác nhau, từ tôn giáo thực hành như Đạo
Thần (Shinto) đến các tôn giáo dân gian truyền thống như Đạo Phật, Đạo Thiên chúa.
Song không có tôn giáo nào giữ vai trò chi phối trong xã hội. Vì thế, thị trường Nhật
khá đa dạng và phong phú về nhu cầu.
4. Tính cách
- Văn hoá tối giản: Người Nhật có lối sống vô cùng giản dị, nói cách khác là “lối
sống tối giản”. Họ cho rằng “Càng tối giản càng tự do, càng tối giản càng hạnh phúc”
bởi những người sống tối giản là những người thực sự hiểu rõ cái gì là cần thiết với
mình.
- Lịch thiệp, tao nhã, tôn trọng đối phương: Người Nhật rất ít khi tranh cãi, họ
tôn trọng ý kiến đối phương và luôn đứng trên lập trường của đối phương mà hành xử,
không háo thắng để giành phần thắng.
- Sống khiêm tốn: Người Nhật thể hiện sự khiêm tốn vì muốn xem trọng, ưu tiên
đối phương và hạ mình xuống thấp hơn. Họ không bao giờ muốn thể hiện sự nổi trội
hay đặc biệt hơn so với người khác.
- Tiết kiệm: Mức tiết kiệm của người Nhật ở mức cao nhất thế giới, có những
thời điểm chiếm tới 25% thu nhập. Người Nhật luôn có tâm lý trân trọng của cải và
luôn cảm thấy phải tiêu dùng đúng mức.
- Óc thẩm mỹ và tính cầu toàn: Người Nhật có xu hướng ưa chuộng những thứ
cầu kỳ và tinh xảo.
- Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài: Họ luôn không ngừng theo
dõi những biến động của tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng
của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra với đất nước. Và nếu họ phát hiện
trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt
kịp trào lưu đó.
- Hướng nội: Người Nhật rất ít nói ý kiến cá nhân hoặc không nói hết ra những
suy nghĩ của bản thân. Họ ngại tiếp xúc với người nước ngoài hay thậm chí là mọi
người xung quanh. Họ có thể rất cởi mở với hàng hoá nước ngoài nhưng lại dè dặt với
người nước ngoài.
- Xem công việc là quan trọng nhất, trách nhiệm, đề cao chữ tín
- Tinh thần tập thể cao: Người Nhật luôn đặt tập thể lên trên hết, gạt cái tôi của
mình khi làm việc. Làm mất danh dự của tập thể là điều tối kỵ đối với họ.
- Ý thức tôn trọng những giá trị truyền thống: Người Nhật có ý thức giữ gìn bản
sắc dân tộc rất cao. Đối với họ, “Mọi thứ của Nhật Bản đều là nhất”.
5. Nhu cầu

12
- Đòi hỏi cao về chất lượng: Sống trong môi trường có mức sống cao nên người
tiêu dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền,
độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm.
- Ưa chuộng sự đa dạng: Hàng hóa đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, công dụng,...
thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Ngoài ra, người Nhật đặc biệt ưa thích những
hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo và thực sự được làm bằng phương pháp thủ công và
chuộng các loại quà tặng và các sản phẩm trang trí nội thất được sản xuất bằng thủ
công với các loại nguyên liệu tự nhiên, phản ánh truyền thống và văn hóa đặc thù của
các nước châu Á.
6. Phân tích
- Thuận lợi:
+ Mức sống cao nên người Nhật sẵn sàng chi trả ở một mức giá phù hợp, thậm
chí là cao hơn so với bình thường để nhận được sản phẩm đạt chất lượng mà họ mong
muốn.
+ Họ ưa thích những sản phẩm cầu kỳ, tinh tế, tạo thuận lợi cho ngành thủ công
mỹ nghệ mang đậm truyền thống văn hoá đặc thù trong sản phẩm.
+ Người Nhật hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hoá nước ngoài nên sẽ cởi mở, chủ
động hơn trong việc tiếp nhận và sử dụng những sản phẩm, hàng hoá của nước ngoài.
- Khó khăn:
+ Người Nhật đòi hỏi cao về chất lượng, đặt ra nhiều tiêu chuẩn cho hàng hoá,
đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo và cải tiến kĩ thuật để tạo ra những
sản phẩm đạt chuẩn đáp ứng được thị hiếu của người Nhật.
+ Người Nhật chuộng sự đa dạng, yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư khá
nhiều nguồn lực và chất xám vào việc đổi mới sản phẩm.
+ Ngôn ngữ cũng có thể là một rào cản cho các doanh nghiệp khi chuyển đổi
thương hiệu sang tiếng Nhật.

CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG VI MÔ

I. Giới thiệu chung và hiệp định VJEPA


Cách đây 47 năm, vào ngày 21/9/1973 Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ
ngoại giao, mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Từ đó đến nay,
Việt Nam và Nhật Bản đã đi một chặng đường dài, cùng nhau xây đắp mối quan hệ
hợp tác hữu nghị, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.08 và có hiệu
lực từ ngày 01/10/2009. Đây là hiệp đinh kinh tế mang tính toàn diện bao gồm nhiều
lĩnh vực như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động, hợp tác kinh tế.
VJEPA được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực căn bản và nguyên tắc của
WTO. Cấu trúc của VJEPA tương tự với Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN -
Nhật Bản (AJCEP), nhưng với nội dung cam kết sâu hơn ở một số lĩnh vực (VJEPA
có cam kết thêm một số mặt hàng như phân bón, linh kiện phụ tùng ô tô, sắt thép... ,

13
khoảng 100 mặt hàng), mà hai bên quan tâm và khó có thể đạt được ở cấp độ khu vực
ASEAN. So với VJEPA, các cam kết về thuế của AJCEP đều thấp hơn, song VJEPA
lại có các quy tắc về xuất xứ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận
thị trường Nhật Bản.
VJEPA gồm có Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (Hiệp định chính
gồm 14 Chương, 129 Điều và 7 Phụ lục) và Hiệp định thực thi (bao gồm 12 Chương,
37 Điều và là Hiệp định mang tính pháp lý, gồm các quy định về cơ chế triển khai các
cam kết thuộc Hiệp định chính).
1. Cam kết trong thương mại hàng hóa
a) Cắt giảm thuế quan
- Về phía Nhật Bản: Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản cam kết xóa
bỏ ngay thuế quan đối với 88,05% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản và 71297 dòng thuế, chiếm 80,08% số dòng thuế. Sau 10 năm
thực hiện VJEPA, 97% dòng thuế và 98% giá trị xuất khẩu của nước ta sẽ được hưởng
thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%.
+ Đối với nhóm hàng nông sản, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với
784 dòng thuế trong tổng số 2020 dòng thuế nông sản của Nhật Bản; giảm thuế cho
505 dòng thuế theo lộ trình từng năm, kéo dài từ 03 đến 15 năm tùy thuộc vào từng
nhóm sản phẩm (hiện chiếm khoảng 24% kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản).
+ Đối với nhóm hàng thủy sản, Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu
đối với 64 dòng thuế trong tổng số 330 dòng thuế của Nhật Bản (đặc biệt là bao gồm
tôm và sản phẩm tôm) và cắt giảm trong vòng 10-15 năm đối với 188 dòng thuế
(chậm nhất đến năm 2024). Đến năm 2016, Nhật Bản đưa thuế suất về 0% đối với cua
ghẹ, cua huỳnh đế, bạch tuộc, sứa, vẹm, nghêu. Hiệp định không cam kết giảm thuế
đối với các mặt hàng cá ngừ, kể cả cá ngừ được chế biến hoặc bảo quản.
+ Đối với nhóm hàng công nghiệp, Nhật Bản không thực thi chính sách bảo hộ
bằng công cụ thuế quan. Mức thuế trung bình áp dụng đối với mặt hàng này dưới 5%.
Theo đó, khoảng 95% số dòng thuế hàng công nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản được
hưởng mức thuế ưu đãi là 0% (chiếm gần 95% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp
của Việt Nam).
+ Đối với hàng dệt và may mặc, Nhật Bản cam kết miễn áp dụng thuế nhập khẩu
đối với tất cả 1978 dòng thuế của Nhật Bản thuộc các chương từ 50 đến 63 trong Biểu
cam kết. Đối với mặt hàng da và giày dép, 93 dòng thuế sản phẩm da và giày dép có
lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trong vòng 10 năm.
+ Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập
khẩu đối với mặt hàng gỗ xẻ (ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực) và đối với mặt hàng
gỗ ván (vào năm 2016). Điều đáng lưu ý là ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các
mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam và thành phố Hà Nội như đồ gỗ nội thất,
đồ nội thất bằng song mây, tre, liễu gai và các mặt hàng khác làm trực tiếp từ vật liệu

14
tết bện (HS 4602), đồ mộc dùng trong xây dựng (HS 4418) cũng được Nhật Bản giảm
thuế nhập khẩu về 0%.
b) Các quy định cơ bản về quy tắc xuất xứ
- Theo VJEPA, hàng hóa được hưởng ưu đãi là có xuất xứ thuần túy hoặc hàng
hóa đáp ứng được tiêu chí hàm lượng giá trị nội địa không dưới 40% hoặc thay đổi mã
số hàng hóa ở cấp 4 số (tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa - CTH). Người xuất khẩu sẽ
được phép lựa chọn áp dụng một trong hai tiêu chí nói trên để được cấp Giấy chứng
nhận xuất xứ của hàng hóa.
- Ngoài quy tắc chung, VJEPA còn áp dụng Tiêu chí xác định xuất xứ đối với
mặt hàng cụ thể cho một số mặt hàng. Các tiêu chí này bao gồm cho phép áp dụng
hàm lượng giá trị gia tăng dưới 40%, chuyển đổi chương, chuyển đổi phân nhóm, thực
hiện công đoạn gia công chế biến cụ thể, xuất xứ thuần túy.
- Quy tắc xuất xứ trong VJEPA bao gồm các điều khoản chính tương tự như các
FTA khác mà Việt Nam đã tham gia trước đây như quy tắc tối thiểu (de-minimis),
cộng gộp, công đoạn gia công đơn giản, vận chuyển thẳng, quy định về bao bì, phụ
tùng, phụ kiện, dụng cụ, nguyên vật liệu gián tiếp, đánh bắt ngoài lãnh hải bằng tàu
thuyền thuộc sở hữu của các bên.
c) Các quy tắc trong thương mại
- Về biện pháp phòng vệ thương mại, Việt Nam và Nhật Bản đưa ra các quy định
về cơ chế tự vệ song phương trong trường hợp một trong hai nước có quyền tạm
ngừng thực hiện cắt giảm thuế quan hoặc nâng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa
nếu như xác định được lượng hàng hóa nhập khẩu này tăng đột biến vì lý do giảm
thuế theo VJEPA và gây tổn hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất trong nước.
- Về thủ tục hải quan, các điều khoản trong VJEPA nhằm tăng cường tính minh
bạch hóa, tính ổn định, có thể dự đoán được trong việc áp dụng luật và các thủ tục
hành chính liên quan tới thủ tục hải quan nhằm đảm bảo việc các thủ tục này được
thực hiện hiệu quả hơn, thông quan nhanh hơn và do đó tạo thuận lợi chung trong
thương mại.
- Về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (SPS), Hiệp định khẳng định cam kết
của Việt Nam và Nhật Bản tuân thủ các quy định của WTO.
- Về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), VJEPA tạo ra một khuôn
khổ trao đổi thông tin, hợp tác, gặp gỡ thường kỳ và thành lập tiểu ban về TBT nhằm
tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý của hai nước, tạo thuận lợi thương mại
và giảm các chi phí giao dịch liên quan đến thương mại hàng hóa giữa hai bên.
- Về quyền sở hữu trí tuệ, hai bên tái khẳng định quyết tâm tuân thủ các cam kết
về sở hữu trí tuệ theo các quy định của WTO, chủ yếu theo Hiệp định về quyền sở hữu
trí tuệ liên quan tới thương mại (TRIPS).
- Về đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, các điều khoản về cạnh tranh
trong Hiệp định đã đề cập tới các cam kết về hợp tác (trao đổi thông tin với nhau trong

15
quá trình xử lý các hành vi gây phương hại đến môi trường cạnh tranh lành mạnh),
xây dựng năng lực trong lĩnh vực cạnh tranh.
2. Cam kết trong thương mại dịch vụ
Trong phần lớn các ngành/phân ngành, các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam
được hưởng cam kết “không hạn chế”. Đặc biệt, các loại dịch vụ quan trọng như dịch
vụ về thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch và
vận tải cũng được cam kết với mức tự do hóa cao.
Ngoài các cam kết trong WTO, Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam một khoản
vay ODA lãi suất thấp để đào tạo khoảng 200 - 300 y tá Việt Nam mỗi năm tại Nhật
Bản, và được làm việc tới 7 năm tại Nhật Bản. Hỗ trợ xây dựng hệ thống kiểm định
tay nghề và cấp chứng chỉ nghề y tá và hộ lý cho Việt Nam. Kể từ khi Hiệp định có
hiệu lực, trong vòng 1 năm, hai bên sẽ nối lại đàm phán về di chuyển lao động nhằm
tiếp tục cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường cho y tá, hộ lý và các ngành nghề khác
của Việt Nam. Bên cạnh đó, Hiệp định cũng quy định một số chương trình hợp tác
song phương quan trọng như xây dựng Trung tâm vệ sinh an toàn thực phẩm, hài hòa
tiêu chuẩn kỹ thuật, cải thiện môi trường kinh doanh, hợp tác về nâng cao năng lực
trong các lĩnh vực du lịch, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, giao thông vận tải, sở
hữu trí tuệ...
3. Cam kết về đầu tư
VJEPA không đề cập đến nội dung về cam kết đầu tư do Việt Nam và Nhật Bản
đã có Hiệp định về tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư (Hiệp định BIT) từ năm
2003. Việt Nam và Nhật Bản thống nhất đưa Hiệp định BIT sẽ là một phần không thể
tách rời của VJEPA, trong đó tập trung vào các khía cạnh tăng cường minh bạch hóa,
cải thiện môi trường kinh doanh thông qua một Chương với các cam kết về cải thiện
môi trường kinh doanh
4. Cam kết về hợp tác kinh tế
Trong khuôn khổ VJEPA, Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất các hình thức
hợp tác chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực, trao đổi chuyên gia, thông tin giữa hai
bên trong các lĩnh vực cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, hải quan, SPS, TBT, nông lâm thủy
sản, xúc tiến thương mại và đầu tư,... Ngoài ra, Nhật Bản còn cam kết hỗ trợ Việt
Nam nhiều dự án mới như dự án về đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may,
xây dựng, công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực, kiểm dịch động thực vật,...
5. Cơ hội và thách thức
Từ những phân tích trên cùng với sự phân tích môi trường marketing vĩ mô,
nhóm em nhận thấy được những cơ hội và thách thức đối với một số thị trường nhất
định.

16
- Đặc biệt, trong VJEPA các loại dịch vụ quan trọng như dịch vụ về thông tin,
xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch và vận tải cũng
được cam kết với mức tự do hóa cao. Nhật Bản là một nước rất giỏi về công nghệ, đi
đầu những nghiên cứu về y học,... ta sẽ không thể trực tiếp đối đầu với họ trên các lĩnh
vực này, thay vào đó ta sẽ xuất khẩu nguồn trí tuệ dồi dào của mình sang đó để học
hỏi, tiếp thu, cũng như cung cấp nhân công lao động cho nước Nhật.
- Với các ưu đãi như vậy, hàng Việt sẽ có cơ hội lớn để thâm nhập thị trường
Nhật Bản, đặc biệt là các sản phẩm nông, thủy sản và hàng dệt may. Song, tận dụng
được cơ hội này không phải là chuyện dễ dàng, bởi Nhật Bản là một trong những thị
trường khó tính nhất thế giới với tiêu chuẩn kỹ thuật cao và quy trình nghiêm ngặt.
- Tuy Nhật Bản sẽ cắt giảm và xóa bỏ hẳn với các dòng thuế của ngành thủy sản,
đặc biệt là tôm và sản phẩm tôm, nhưng rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay nguồn
lao động của ngành trong nước này đang thiếu hụt sẽ làm vô hiệu hóa lợi ích của thuế
tạo ra.
- Chính sách nới lỏng thuế đối với mặt hàng nông sản trong VJEPA của Nhật
Bản dành cho Việt Nam, lại làm tăng thêm sự thuận lợi của ngành hàng này. Kèm với
đó, Nhật Bản là nước địa hình chủ yếu là đồi núi, với khí hậu ôn đới và thường xuyên
xảy ra thiên tai, nên đây là một thị trường tiềm năng cho các mặt hàng như lúa gạo,
hoa quả nhiệt đới ( ví dụ: na, chôm chôm, vải,...). Tuy nhiên chi phí để trồng các loại
cây nhiệt đới để đưa sang Nhật Bản sẽ rất cao, bởi sự nghiêm ngặt trong kiểm tra chất
lượng, nhiều quy chuẩn đặc biệt, sự bảo quản,... nên đây cũng là một thách thức lớn
với nếu chúng ta muốn gia nhập.
II. Nhà cung ứng
Nhật Bản có cơ cấu dân số già nên thiếu hụt lực lượng lao động trầm trọng và có
nhu cầu nhập khẩu lao động nước ngoài lớn, chính sách đãi ngộ đối với lao động nước
ngoài cũng rất tốt nên Nhật Bản đã trở thành một thị trường xuất khẩu lao động lớn
trong khu vực.
- Theo MHLW, tổng số lao động nước ngoài đang làm việc ở Nhật Bản vào cuối
tháng 10/2019 là 1.658.804 người, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2019 và là mức
cao nhất kể từ năm 2008
- Trong tổng số hơn 1,6 triệu lao động nước ngoài kể trên, lao động đến từ Trung
Quốc đông nhất (418.327 người), chiếm 25,21% và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm
trước đó. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 2 với 401.326 lao động nhưng có tốc độ tăng
mạnh nhất so với hai nước còn lại trong top 3 (26,7%). Philippines xếp ở vị trí thứ ba
với 179.685 lao động, tăng 9,6%
- Thống kê theo lĩnh vực, công nghiệp có số lượng lao động nước ngoài đông
nhất với 483.278 người, chiếm 29,1% trong tổng số lao động nước ngoài, trong đó gần
50% làm việc dưới tư cách thực tập sinh kỹ thuật. Tiếp theo là lĩnh vực bán lẻ với
212.528 lao động và các dịch vụ khác với 266.503 lao động.
● Khó khăn

17
- Lao động Trung Quốc đã thâm nhập vào thị trường Nhật Bản từ lâu nên họ đã
tạo được chỗ đứng trên thị trường và đã trở nên quen thuộc với các nhà tuyển dụng
Nhật Bản.
- Lao động Trung Quốc cũng rất được lòng các doanh nghiệp Nhật Bản do có tay
nghề, học vấn, tính kỉ luật và tác phong công nghiệp cao.
- Theo thống kê của Bộ Tư pháp Nhật Bản, hiện nay thực tập sinh Việt Nam bỏ
trốn nhiều nhất. Tính đến cuối tháng 1/2018, con số thực tập sinh ở Nhật Bản là gần
295.451. Trong đó, số tu nghiệp sinh đến từ Việt Nam chiếm phần lớn với hơn
124.802 người, sau đó là Trung Quốc với 78.959 người.
- Năm 2016 có hơn 2.000 lao động bỏ trốn thì đến 2018 con số này lên gần 5.500
lao động bỏ ra ngoài và vi phạm pháp luật.Nguyên nhân được cho là vì Nhật Bản có
nhiều quy định khắt khe. Bên cạnh đó, du học sinh của chúng ta đi du học nhưng trá
hình, thực chất là đi làm qua nhiều hình thức khác.
● Thuận lợi
- Lao động Việt Nam cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi
- Giá thuê nhân công Việt Nam rẻ hơn so với các nước trong khu vực và trên thế
giới
- Nếu như trước đây, thực tập sinh Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu
trong các ngành cơ khí, điện tử, dệt may thì nay Nhật Bản đã mở rộng diện tiếp nhận
thực tập sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề, từ xây dựng, cơ khí, nông
nghiệp, chế biến thực phẩm cho đến dệt may (trong đó, nhu cầu với các ngành xây
dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm ngày càng tăng).
III. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
1. Thực trạng

Do nhu cầu về nguồn lao động lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng và chăm
sóc người cao tuổi, Nhật bản đặt ra mục tiêu thu hút 500.000 lao động nước ngoài đến
năm 2025 .

- Số lượng người lao động nước ngoài tại Nhật tính tới cuối năm 2019 đạt
1.650.000 người, trong đó:
+ Trung Quốc: Đứng đầu về số lượng lao động tại Nhật, với 418.000 người.
+ Campuchia có hơn 9000 lao động tại Nhật (dân số hơn 16 triệu người).
+ Philippines: 179.000 người lao động tại Nhật (hơn 109 triệu dân).

=> Là những nước có ngành xuất khẩu lao động sang Nhật phát triển và cạnh tranh
mạnh với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.

- Tuy nhiên trong những năm gần đây, Nhật Bản ngày càng đòi hỏi nguồn lao
động có chất lượng, phẩm chất tốt hơn.
- Việt Nam vốn từ lâu vốn là nước xuất khẩu một lượng lớn lao động cho Nhật
Bản.

18
- Hiện nay, người Việt nam muốn XKLD sang Nhật cần có những yêu cầu cơ
bản sau:
+ Độ tuổi: Từ 18 đến 36
+ Trình độ học vấn: Tốt nghiệp cấp 2 trở lên (Có đơn yêu cầu trình độ cấp 3 trở
lên).
+ Sức khỏe: Tốt - không mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan ABCD,
lao,...
+ Chiều cao/Cân nặng: Tùy vào yêu cầu của từng đơn hàng (Trung bình 1m45 trở
lên).
+ Kinh nghiệm làm việc: Tùy theo đơn hàng, đa số không yêu cầu kinh nghiệm

=> Các yêu cầu trên là tương đối cơ bản

- Ý thức chấp hành kỷ luật lao động, pháp luật của lao động Việt còn yếu.
+ Hiện tượng vi phạm quy định về trật tự, vệ sinh công cộng, cờ bạc, đánh nhau,
uống rượu, nấu rượu lậu, ăn cắp diễn ra trong một số ít lao động, nhưng gây tiếng xấu,
làm mất uy tín của lao động Việt Nam.
+ Hiện tượng bỏ hợp đồng để trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp, hoặc hết hạn
hợp đồng không về nước, cư trú bất hợp pháp là khá nghiêm trọng. Cá biệt có những
trường hợp người lao động cố tình vi phạm, bỏ trốn ngay tại sân bay sau khi nhập
cảnh.

=> Việt Nam sẽ gặp những bất lợi nếu nguồn lao động của mình không chất lượng
và yếu kém về trình độ, đạo đức. Trong khi đó, nguồn cung từ các nước khác với
những điểm mạnh riêng đang dần tăng lên.

=> Yêu cầu về nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo thực hiện cơ chế thưởng,
phạt nghiêm minh để khắc phục những yếu kém, vi phạm trong chấp hành kỷ cương
pháp luật của người lao động.

2. So sánh một số quốc gia là nguồn cung lao động cho Nhật Bản

Trung Quốc

- Số lượng người lao động Trung Quốc tại Nhật Bản lớn (41,5%)

=> Tuy nhiên, những năm gần đây do giữa Trung Quốc và Nhật Bản có xảy ra
tranh chấp đảo Senkaku (Điếu Ngư) nên nhiều chủ Nhật quyết không nhận lao động
người Trung Quốc.

- Năm 2013, GDP Trung Quốc đạt 9000 tỷ đô la, xếp thứ 2 thế giới, GDP bình
quân đầu người xếp thứ 86 với 6.629 đô la/người

19
=> Thu nhập bình quân của người Trung Quốc hiện đã cao nên họ không thích
sang Nhật làm như trước đây.

- Năm 2017, mặc dù đã nới lỏng chính sách một con, tỷ lệ sinh của nước này vẫn
giảm 3,5%.

=> Trung Quốc đang chuẩn bị bước vào thời kỳ lực lượng lao động giảm và dân số
già hóa.

Điểm mạnh của lao động Trung Quốc

- Ý thức tổ chức làm việc tốt


- Kỹ năng chuyên môn tốt, tay nghề cao
- Cẩn thận, tỉ mỉ
- Năng suất lao động cao (sản lượng gấp 1,5 lần người Việt)

Philippines

- Khoảng 1 triệu lao động Philippines ra nước ngoài làm việc mỗi năm, tính ra
mỗi ngày có gần 3.000 người rời đất nước đi xuất khẩu lao động, trong đó có cả
những gia đình hai thế hệ.
- Kể từ những năm 1970, Philippines đã nổi tiếng vì thường xuyên xuất khẩu
một lượng lớn người lao động ra nước ngoài, đặc biệt là các nhân công giúp việc và
công nhân xây dựng. Họ chấp nhận một cuộc sống với tương lai không ổn định, thu
nhập rẻ mạt ở nước ngoài để thoát khỏi cái nghèo trong nước.
- Sớm coi xuất khẩu lao động là một hướng đi nhằm giải quyết những vấn đề về
việc làm, chính phủ Philipines có rất nhiều chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động này
như: miễn thuế giá trị gia tăng, con cái được giảm học phí và bảo hiểm y tế, không
phải xếp hàng khi xuất nhập cảnh…
- Ưu tiên xuất khẩu lao động phổ thông, tay nghề cao và trí thức thay vì di dân
dài hạn.
- Từ nhiều chương trình dạy nghề phù hợp với nhu cầu, các lao động được đào
tạo từ Cơ quan dạy nghề, cấp phép dạy nghề của chính phủ (TESDA) còn được phổ
biến về văn hóa, hoặc được dạy những câu bản ngữ căn bản của những nước họ sẽ tới
làm việc.

Điểm mạnh của lao động Philipines

- Lao động Philippines được đánh giá nói tiếng Anh tốt
- Tay nghề giỏi
- Kỷ luật tốt, cởi mở và lễ phép

=> Các lao động Philippines có chứng chỉ của TESDA được đánh giá rất cao

20
3. Nhận xét

- Mặc dù bị lép vế về nhiều mặt so với các đối thủ, song lao động Việt Nam vẫn
được Nhật Bản tiếp nhận rất nhiều do:
+ Người Việt học việc rất nhanh và thích sang Nhật làm việc
+ Việt Nam có nhiều nét tương đồng văn hóa với Nhật Bản
+ Nguồn lao động của Việt Nam hiện vẫn nhiều
+ Các công ty lớn của Nhật đã và đang chuyển dần sang Việt Nam
+ Lực lượng lao động trẻ người Philippine không quá nhiều và không nhanh ý
như người Việt
+ Lực lượng lao động người Indonesia không phù hợp về văn hóa, vì người
Indonesia theo đạo hồi.
+ Người Châu Phi khác biệt văn hóa lớn với Nhật Bản.
- Mấy năm trở lại đây người Nhật đã chọn lao động Việt sang Nhật tăng đột
biến:
+ Năm 2014 có 19.766 người đi
+ Năm 2015 có 27.000 người
+ Năm 2016 có 39.938 người
- Tuy nhiên, theo thống kê năm 2016, mức lương của người Việt chỉ bằng 1/2
người Trung Quốc ở công việc tương đương

=> Cần có những chính sách, biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn lao
động Việt Nam, nếu không cho dù là nước xuất khẩu lao động nhiều nhất cho Nhật
Bản, ta vẫn sẽ không đạt được những kết quả kinh tế mong đợi.

IV. Quyền lực khách hàng: Áp lực của khách hàng lên doanh nghiệp
1. Khái niệm
- Quyền lực của khách hàng là khả năng tác động của khách hàng trong một
ngành sản xuất.
- Thông thường khi khách hàng có lợi thế trong đàm phán hay được gọi là khách
hàng có quyền lực lớn, quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng trong một ngành sản
xuất gần với trạng thái thị trường là các nhà kinh tế học gọi là độc quyền mua - đó là
trường hợp mà trên thị trường có rất nhiều người bán và chỉ có một hay một số rất ít
người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy thì người mua thường có vai trò quyết
định trong việc xác định giá cả.
- Trên thực tế thì trạng thái thị trường độc quyền mua như vậy ít khi xảy ra,
nhưng thường có một sự không đối xứng giữa một ngành sản xuất và thị trường người
mua.
2. Phân tích đặc điểm khách hàng
a) Tính cách, lối sống

21
Con người Nhật Bản mang những nét đặc trưng riêng hình thành nên những nét
độc đáo riêng có của văn học Nhật, nó mang sắc thái khá rõ ràng và đồng nhất, có thể
nhận thấy qua quá trình lịch sử lâu đời cũng như có thể quan sát được trong những
sinh hoạt hiện tại. Đã có nhiều học giả nghiên cứu và viết sách về con người Nhật
Bản, Ta có thể kể ra một vài đặc trưng trong tính cách của người Nhật Bản như sau:
- Tối giản: Người Nhật có lối sống vô cùng giản dị, nói cách khác là “lối sống tối
giản”. Họ cho rằng “Càng tối giản càng tự do, càng tối giản càng hạnh phúc” bởi
những người sống tối giản là những người thực sự hiểu rõ cái gì là cần thiết với mình.
- Lịch thiệp, tao nhã, tôn trọng đối phương: Người Nhật rất ít khi tranh cãi, họ
tôn trọng ý kiến đối phương và luôn đứng trên lập trường của đối phương mà hành xử,
không háo thắng để giành phần thắng.
- Óc thẩm mỹ và tính cầu toàn: Người Nhật có xu hướng ưa chuộng những thứ
cầu kỳ và tinh xảo.
- Xem công việc là quan trọng nhất, trách nhiệm, đề cao chữ tín
- Tinh thần tập thể cao: Người Nhật luôn đặt tập thể lên trên hết, gạt cái tôi của
mình khi làm việc. Làm mất danh dự của tập thể là điều tối kỵ đối với họ.
- Luôn xem công việc, trách nhiệm, đề cao chữ tín là quan trọng nhất.
- Ý thức tôn trọng những giá trị truyền thống: Người Nhật có ý thức giữ gìn bản
sắc dân tộc rất cao. Đối với họ, “Mọi thứ của Nhật Bản đều là nhất”.

b) Thói quen
● Tôn trọng sự yên lặng
- Ở Nhật người ta tin rằng mỗi suy nghĩ hoặc ý kiến đều tồn tại dù không nói,
người Nhật vẫn có thể biểu lộ cảm xúc của mình một cách tinh tế, ví dụ như khi một
nhân viên lơ đễnh trong cuộc họp, sếp người Nhật sẽ nghiêng đầu và mím môi, thay vì
việc yêu cầu người đó tập chung hơn, sếp hi vọng anh/cô ấy sẽ hiểu rằng biểu cảm
khuôn mặt thể hiện sự không hài lòng của mình.
- Mỗi ngày bạn hãy chú ý nhiều hơn tới ngôn ngữ phi cử chỉ của những người
xung quanh, một khi nhận biết được những dấu hiệu này, bạn có thể điều chỉnh cách
ứng xử của mình một cách phù hợp.
● Quan tâm đến những điều dù nhỏ bé:
- Người Nhật nổi tiếng vì chú ý tới ngay cả những chi tiết nhỏ nhất, rất nhiều
nghi thức làm việc của Nhật tưởng chừng tầm thường như quy tắc ra vào thang máy,
bạn nên ngồi ở vị trí nào trong taxi nếu đi cùng đồng nghiệp và loại nước nào bạn nên
phục vụ khi tiếp khách hàng...
- Biết cách kiểm soát những chi tiết nhỏ sẽ sẽ tạo nên sự khác biệt cho bạn so với
những đồng nghiệp khác, ngoài ra còn giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và được yêu
mến hơn.
● Đúng giờ

22
Người Nhật Bản có tính kỉ luật rất cao. Chính bởi vậy nếu bạn đến muộn trong các
buổi hẹn hay đi làm muộn thì sẽ bị đánh giá không cao, và nhận được cái nhìn không
thiện cảm từ những con người nơi đây. Giờ giấc rất được coi trọng quốc gia này, mỗi
người dân nơi đây đều sắp xếp lịch trình cụ thể cho từng công việc để đảm bảo mọi
thứ đều hoàn thành theo đúng kế hoạch.

c) Nhu cầu về lao động


- Theo thông tin của Cục quản lý lao động ngoài nước:

Theo thông tin của Cục quản lý lao động ngoài nước, dự kiến năm 2017 Việt Nam
đưa được khoảng 50.000 người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Trong đó, chủ yếu là
lao động ngành xây dựng, cơ khí, chế biến và đóng gói thực phẩm, nông nghiệp và
thủy sản.

Các tháng 2 quý đầu năm 2017, nhu cầu tuyển dụng lao động chính của thị trường
Nhật Bản là tuyển lao động theo hợp đồng 3 năm tại các ngành nghề xây dựng, cơ khí,
chế biến thực phẩm và nông nghiệp.

Theo đó, Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, dự kiến năm 2018 thị trường
Nhật Bản cần trên 60.000 lao động Việt. Trong đó lĩnh vực xây dựng để chuẩn bị cho
các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020 trong giai đoạn 2018 – 2020 cần
khoảng 10.000 lao động. Còn lại là các công việc khác như làm trong nhà máy xí
nghiệp hoặc làm nông nghiệp.

- Ngoài lao động phổ thông, Nhật Bản còn có nhu cầu tiếp nhận lao động theo
diện kỹ thuật viên Nhật Bản. Đây chính là cơ hội cho những bạn trẻ có bằng cao đẳng
trở lên sang làm việc và học tập tại Nhật Bản.
- Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay Nhật Bản đã hạn chế tuyển dụng lao động
Trung Quốc và tập trung vào tuyển lao động Việt Nam và một số nước Đông Nam Á
khác. Đồn thời, phía Nhật Bản cũng lên kế hoạch nhận lại các bạn thực tập sinh đã
hoàn thành hợp đồng về nước trước đây. Nên người lao động Việt Nam, nhất là những
lao động đã hết hợp đồng và về nước đúng hạn sẽ có cơ hội lớn trở lại Nhật Bản làm
việc trong năm 2018.
d) Đặc điểm khác
- Khách hàng Nhật Bản: Có khả năng thương lượng cao vì các doanh nghiệp,
đơn vị Nhật Bản trả lương rất cao và đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi có lợi cho
người lao động.
- Khách hàng Nhật Bản có nhiều thông tin về Doanh Nghiệp của chúng ta hay vì
ta đã xuất khẩu một lượng lớn người lao động sang nước họ và đã xuất khẩu qua rất
nhiều năm.
- Khách hàng Nhật có tỉ lệ chuyển đổi thấp. Bởi họ là người trọng chữ tín. Trong

23
trường hợp doanh nghiệp của chúng ta xuất khẩu lao động có chất lượng, trình độ cao,
nhân công làm việc tốt, chăm chỉ. Thì tỉ lệ chuyển đổi hầu như là không có. Còn trong
trường hợp người lao động ta xuất sang chất lượng không tốt, thì không chỉ một nước
khắt khe như Nhật Bản mà bất kì nước nào cũng sẽ chuyển đổi cao.
3. Thuận lợi

Hiện nay, cầu về nguồn lao động ở Nhật Bản là rất lớn, nhất là khi Nhật đã hạn
chế lao động Trung Quốc. Đây chính là cơ hội cho lao động Việt Nam và các nước
Đông Nam Á.

Nhật Bản được đánh giá là thị trường xuất khẩu lao động cao cấp. Cao cấp là bởi
các doanh nghiệp, công ty, đơn vị Nhật Bản trả mức thu nhập được đánh giá là cao
nhất hiện nay (theo số liệu năm 2017 là 25-30 triệu/tháng chưa kể tăng ca).

Các chính sách ưu đãi của Nhật Bản với lao động Việt Nam:

- Khi sang làm việc tại Nhật Bản, người lao động Việt Nam còn được học hỏi
nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, tích lũy được vốn tiếng Nhật, sau khi về nước sẽ giúp
người lao động làm ăn và xây dựng cuộc sống.
- Trong quá trình làm việc tại đây NLĐ còn được đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thân thể đúng với quy định làm việc của pháp luật ,
- Ngoài ra, phía Nhật Bản cũng lên kế hoạch nhận lại các bạn thực tập sinh đã
hoàn thành hợp đồng về nước trước đây. Nên người lao động Việt Nam, nhất là những
lao động đã hết hợp đồng và về nước đúng hạn sẽ có cơ hội lớn trở lại Nhật Bản làm
việc trong năm các năm tiếp theo.
- Nhật Bản đã mở cửa rộng hơn với lao động Việt Nam sau khi các thỏa thuận
liên Chính phủ được ký kết. Cụ thể là bớt khắt khe hơn với các chỉ tiêu tuyển dụng
đầu vào, chiều cao, trình độ học vấn, ngoại ngữ, tay nghề, thời gian đăng ký xuất cảnh
cũng được rút ngắn,…để lao động Việt Nam dễ dàng vượt qua các đợt thi tuyển sang
làm việc tại nước này.

=> Các nhu cầu và chính sách ở trên đã tạo những điều kiện vô cùng thuận lợi, thu
hút lao động Việt Nam, đó cũng chính là cơ hội thuận lợi cho các công ty, doanh
nghiệp Xuất khẩu lao động Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

4. Áp lực của khách hàng

- Thị trường lao động xuất khẩu Nhật Bản vẫn luôn được đánh giá là một thị
trường khó tính và khắt khe bậc nhất. (Những tiêu chuẩn này được hình thành từ tính
cách, lối sống, thói quen của người Nhật.)

24
=> Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đào tạo người lao
động một cách kỹ lưỡng và khắt khe. Để họ có thể nâng cao hơn nữa về ý thức lao
động, tự khắt khe với bản thân, tôn trọng kỷ luật lao động, nội quy doanh nghiệp, cũng
như pháp luật, phong tục tập quán tại nước sở tại,…. thì mới có thể trụ vững tại Nhật
Bản.

- Ngoài ra, việc trước đây đã có rất nhiều trường hợp người Việt “bỏ trốn” khỏi
các khu công nghiệp của doanh nghiệp Nhật Bản. Điều này, cũng sẽ trở thành một trở
ngại lớn trong tương lai đối với các doanh nghiệp và người lao động XKLĐ. Bỏi
người Nhật rất trọng chữ tín.

V. Sản phẩm thay thế


1. Định nghĩa
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu
dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế hơn sản phẩm bị thay thế ở các
đặc trưng riêng biệt. Ngày nay, sản phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau
thường thông qua việc sáng tạo ra các giá trị mới, giá trị tăng thêm, giá trị cảm nhận
hơn là giá trị hữu dụng vốn có của nó với người mua.
Trong mô hình của Porter, các sản phẩm thay thế muốn nói đến các sản phẩm từ
các ngành khác. Đối với các nhà kinh tế học, nguy cơ của sự thay thế xuất hiện khi
nhu cầu về một sản phẩm bị tác động bởi những thay đổi về giá của sản phẩm thay
thế. Độ co giãn giá của một sản phẩm bị tác động bởi sản phẩm thay thế; sự thay thế
càng đơn giản thì nhu cầu càng trở nên co giãn vì khách hàng có nhiều sự lựa chọn
hơn. Sản phẩm thay thế phụ thuộc vào khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một
ngành. Sự cạnh tranh gây ra bởi nguy cơ thay thế là do các sản phẩm thuộc các ngành
khác. Trong khi nguy cơ của sản phẩm thay thế thường tác động vào ngành kinh
doanh thông qua cạnh tranh giá cả, tuy nhiên có thể có nguy cơ thay thế từ các nguồn
khác.
● Nguy cơ thay thế thể hiện ở:
- Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm,
- Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng,
- Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.
2. Phân tích
a. Thực trạng
Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 11 thế giới về quy mô dân số với 126.860.301 dân
năm 2019, giảm 0,27% so với năm 2018. Điều đáng lo ngại là cơ cấu dân số của Nhật
Bản đang đi theo xu hướng già hóa. Theo phân tích của Cơ quan Nghiên cứu dân số,

25
đến năm 2050, dân số Nhật Bản sẽ giảm xuống còn 90 triệu người, trong đó số người
trên 65 tuổi dự kiến chiếm khoảng 40% và số người dưới 15 tuổi chỉ chiếm khoảng
8,5%. Tỷ lệ sinh của Nhật Bản bước vào vùng thấp nhất, kéo theo đó là sự suy giảm
khoảng 10 triệu người trong độ tuổi lao động. Ước tính trong những thập niên tới,
nước này sẽ có khoảng 20 triệu người rời khỏi thị trường lao động. Tình trạng thiếu
lao động kinh niên của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đặc biệt trong các lĩnh vực như
điều dưỡng, sản xuất, xây dựng và giao hàng bưu kiện, đang dần trở nên trầm trọng
hơn khi tỷ lệ tuyển dụng tính theo đầu người là 1:1,5. Điều đó có nghĩa, trung bình cứ
một người Nhật thì sẽ có tới 1,5 vị trí tuyển dụng. Song, đối với một quốc gia vẫn
không mấy cởi mở với người nhập cư như Nhật Bản, thì có lẽ lựa chọn sử dụng AI là
giải pháp tốt nhất cho thị trường lao động.
b. Sử dụng trí tuệ nhân tạo thay thế nhân công lao động
● Mô hình xã hội 5.0 Nhật Bản
- Có thể khái quát mô hình xã hội 5.0 của Nhật Bản trên các nội dung cụ thể sau:
+ Thứ nhất, đây là hình mẫu của một xã hội tối ưu hóa sự tham gia của robot, trí
tuệ nhân tạo (AI) trong nhiều hoạt động, giảm thiểu tối đa sự tham gia của con người.
+ Thứ hai, đây là xã hội văn minh, hiện đại, mang lại cuộc sống đầy đủ và viên
mãn cho con người. Trong xã hội 5.0, sẽ có người máy siêu thông minh, biết cảm thụ
và nhận thức, có thể đưa ra các quyết định thay cho con người.
+ Thứ ba, vạn vật đều được kết nối internet (Internet of things).
+ Thứ tư, xã hội 5.0 sẽ tác động sâu sắc tới mọi mặt của cuộc sống, thậm chí thay
đổi cả các ngành công nghiệp truyền thống. AI và robot sẽ thay thế con người trong
nhiều lĩnh vực và giúp làm ra nhiều của cải, vật chất hơn.
=> Nhật Bản là một nước tiên tiến với thế mạnh vượt bậc của công nghệ, khoa học
kỹ thuật. Tuy nhiên với thực trạng “dư việc làm, thiếu lao động” trầm trọng cùng với
sự phát triển của mô hình xã hội 5.0 thì việc lựa chọn phương án thay thế là ứng dụng
công nghệ, trí tuệ nhân tạo vào vấn đề này được ưu tiên hàng đầu tại Nhật Bản. Theo
hội Hội đồng Sáng kiến Cách mạng Robot Nhật Bản, công nghệ robot sở hữu tiềm
năng giải quyết các thách thức xã hội, như tình trạng thiếu hụt lao động, làm việc quá
tải cũng như góp phần tăng năng suất ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Ví dụ về sự hiện diện của công nghệ robot trong các ngành ở Nhật Bản (Video)
● Tương quan giữa nhân công lao động và công nghệ robot
Tại Nhật Bản, sự phát triển vượt bậc về công nghệ cùng với sự thiếu hụt nhân công
ngày một gia tăng đã tạo điều kiện cho công nghệ robot ngày càng được chú trọng,
một là để giải quyết vấn đề về nguồn lực lao động cấp thiết, hai là giúp Nhật Bản từng
bước đi lên xây dựng một xã hội 5.0 ngày càng hiện đại, văn minh. Điều này đặt ra
nhiều ý kiến tranh luận cho các doanh nghiệp, liệu rằng đây sẽ là một cơ hội hay thách
thức đối với các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường lao động ở Nhật Bản?

26
Ở Nhật, với tình hình chi phí lao động ngày một tăng cao do sự lão hoá dân số thì
sự xuất hiện của robot trong mọi mặt cuộc sống hàng ngày của người dân Nhật Bản đã
không còn là điều xa lạ. Dù là ở nhà máy hay sảnh bệnh viện, máy móc đã được sử
dụng và thay thế những công việc có tính lặp lại, tốn sức hoặc nguy hiểm nhằm giúp
cho quy trình làm việc hiệu quả hơn. Robot xuất hiện từ viện dưỡng lão đến văn
phòng, từ những việc nhỏ như robot có thể thay nhân viên xếp đồ lên kệ hàng, hay
robot tự pha chế cocktail cho khách trong nhà hàng, thậm chí robot có thể thay thầy tu
thuyết giảng Phật giáo tại Nhật Bản,... Trong nhiều ngành nghề đặc biệt là công
nghiệp, sự tham gia của robot vào quá trình sản xuất đã giúp doanh nghiệp tăng năng
suất và hiệu quả công việc lên rất nhiều.
Bên cạnh đó, ngoài việc đẩy mạnh phát triển công nghệ, sản xuất ra nhiều robot đa
năng phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của các ngành nghề, chính phủ Nhật cũng
xúc tiến các biện pháp thu hút lao động nước ngoài tham gia thị trường Nhật Bản. Báo
cáo số lượng lao động nước ngoài ở Nhật Bản do Bộ lao động – Y tế – Phúc lợi Nhật
Bản công bố vào thời điểm cuối tháng 10/2016 thì có 1.083.769 người, trong đó có:
Thực tập sinh kỹ năng (Người đi XKLĐ Nhật Bản) tăng 25,4% lên 211,108 người;
Nguồn nhân lực tiên tiến (Kỹ sư – kỹ thuật viên Nhật Bản) trong các lĩnh vực kỹ thuật
và công nghệ cũng tăng hơn 20%. Đây là lần đầu tiên con số này vượt quá một triệu
người và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2015, đó là một mức cao kỷ lục trong năm
thứ tư liên tiếp. Nếu xét số lượng lao động nước ngoài ở thị trường Nhật Bản theo
từng quốc gia thì: Trung Quốc là lực lượng đông đảo nhất chiếm 344.658 người
(31,8%), tiếp theo là Việt Nam với 172.018 người (15,9%), Philippines là 127.518
người (11,8%). Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước cao nhất là Việt Nam
tăng 56,4%, tiếp theo là Nepal tăng 35,1%. Hiện nay Bộ lao động – Y tế – Phúc lợi
Nhật Bản đã tăng cường một số yếu tố để có thể làm tăng số lượng lao động nước
ngoài như: Hỗ trợ việc làm cho sinh viên quốc tế sau khi ra trường, nới rộng các điều
kiện để tuyển thêm nguồn nhân lực nước ngoài tiên tiến (Kỹ sư). Chính phủ Nhật Bản
của Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố từ năm 2018 sẽ ưu tiên mở rộng chương trình
tuyển kỹ thuật viên nước ngoài, đặc biệt là nguồn kỹ thuật viên từ Việt Nam. Có thể
thấy những nỗ lực không hề nhỏ của chính phủ Nhật Bản trong việc thực hiện các giải
pháp thu hút lao động nước ngoài.
Trung bình, lương của một người lao động Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản rơi
vào khoảng 17 man - 20 man/tháng (Tương đương với 37 triệu - 43 triệu VNĐ). Nếu
người lao động làm kỹ sư hay những công việc đòi hỏi tay nghề cao hơn thì mức
lương của họ sẽ còn cao hơn thế nữa. Bên cạnh các chính sách lương thưởng, số tiền
đầu tư mà chính phủ Nhật hay các doanh nghiệp bỏ ra cho việc thu hút lực lượng lao
động nước ngoài là không hề nhỏ. Về chi phí dành cho công nghệ robot, năm 2019
chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ chi 921 triệu USD để nghiên cứu và phát triển ngành
công nghiệp robot. Đồng thời, để công nghệ robot được vận hành suôn sẻ còn phải xét
đến các chi phí sản xuất, đầu tư nguyên vật liệu, chi phí vận hành, chi phí bảo trì. Ở

27
Nhật Bản, các ngành công nghiệp thường sẽ ưu tiên sử dụng robot vào quá trình sản
xuất, chế biến hơn để nâng cao năng suất, chất lượng. Nhưng một số ngành đặc thù
khác không thể tách rời sự tham gia của con người như kĩ sư (Vận hành máy móc,
thiết bị, điều khiển robot), điều dưỡng (Chăm sóc người già, công việc liên quan nhiều
hơn đến yếu tố cảm xúc và robot không thể hoàn toàn thay thế),... lại cần đến số lượng
lớn lao động có trình độ tốt.
Vậy có thể thấy, dù công nghệ robot là một giải pháp thông minh và thiết thực để
giải quyết nhu cầu về nguồn lao động, song sự tham gia của người lao động vào sản
xuất ra của cải vật chất vẫn rất cần thiết và quan trọng, và Nhật Bản vẫn luôn không
ngừng mở rộng thị trường lao động nước ngoài tại nước họ, tìm kiếm lực lượng lao
động dồi dào, có chuyên môn.
● Thuận lợi, khó khăn cho doanh nghiệp khi tham gia thị trường lao động tại
Nhật Bản
- Thuận lợi
+ Nhật Bản có cơ cấu dân số già, thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân công lao
động cho các ngành nghề, vì vậy nhu cầu của họ về nguồn lao động nước ngoài là rất
cao.
+ Chính phủ Nhật luôn tạo điều kiện và xúc tiến các biện pháp cần thiết để thu
hút lao động nước ngoài, ví dụ như chương trình tu nghiệp sinh. Ví dụ:
- Chính phủ Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố từ năm 2018 sẽ ưu
tiên mở rộng chương trình tuyển kỹ thuật viên nước ngoài, đặc biệt là nguồn kỹ thuật
viên từ Việt Nam.
- Từ 01/11/2017 luật thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản có hiệu lực, đã ra hạn thời
hạn lao động cho thực tập sinh lên 5 năm và thêm các ngành nghề khác như: Chăm
sóc điều dưỡng, nông nghiệp và nhà trọ.
- Khó khăn
+ Các doanh nghiệp Việt Nam XKLĐ sang thị trường Nhật Bản thiếu chủ động
trong phát triển nguồn nhân lực của chính mình. Nguyên nhân chính xuất phát từ
những hạn chế của hệ thống giáo dục hiện nay, làm cho các doanh nghiệp khó tuyển
dụng nguồn nhân lực theo đúng nhu cầu.
+ Các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, trong bối cảnh của xã hội 5.0 Nhật Bản, để phục vụ tốt
cho doanh nghiệp, NNL phải được trang bị không chỉ đơn giản là các thao tác kỹ thuật
đơn thuần, mà còn phải có năng lực để sáng tạo, phân tích, chuyển hóa thông tin để
tương tác hiệu quả với những người khác.
+ Nhật khá khắt khe trong tiêu chuẩn đầu vào, đòi hỏi người lao động có trình độ
tay nghề cao hơn và không chấp nhận nguồn nhân lực có chất lượng không đạt yêu
cầu.
3. Đề xuất

28
- Các doanh nghiệp chủ động phân tích hiện trạng và xây dựng chiến lược phát
triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng tay nghề cho lao động.
- Tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang
thị trường Nhật Bản với các cơ sở đào tạo, đồng thời các doanh nghiệp cần có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia trong các cơ sở để thiết kế và quản lý chương trình
đào tạo.
- Chủ động tổ chức tốt các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp
với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Việc đào tạo phát triển NNL cần chú ý
đến các kỹ năng cơ bản sau:
+ Kỹ năng giao tiếp, đàm phán với đối tác
+ Am hiểu văn hóa, pháp luật Nhật Bản
+ Có trình độ ngoại ngữ có thể giao tiếp được với đối tác

VI. Đối thủ tiềm năng


1. Khái niệm đối thủ tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: là sự cạnh tranh thể hiện qua phản ứng của các đối
thủ cạnh tranh hiện có khi xuất hiện các rào cản xâm nhập ngành (giáo trình quản trị
Marketing - Đại học Kinh tế Quốc dân).

Mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của các đối
thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Nguy cơ này phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập ngành thể
hiện qua phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện có. Ngành nào có rào cản gia nhập
lớn thì việc các doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành là khó khăn và các doanh
nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ bớt đi rủi ro cạnh tranh tăng trong tương lai.

Có thể hiểu đơn giản đối thủ cạnh tranh tiềm năng của các doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu lao động Nhật Bản là các doanh nghiệp có khả năng sẽ tham gia vào
ngành xuất khẩu lao động Nhật Bản trong tương lai.
2. Những rào cản và khó khăn gia nhập ngành của các doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu lao động Nhật Bản:
(1) Chi phí gia nhập ngành:
+ Các quy định pháp lý: kinh doanh xuất khẩu lao động là ngành kinh doanh có
điều kiện nên doanh nghiệp phải đáp ứng đủ những điều kiện quy định. Và cũng giống
như những doanh nghiệp khác, doanh nghiệp phải chuẩn bị những thủ tục quan trọng
như: vốn điều lệ của doanh nghiệp, đặt tên cho doanh nghiệp, lựa chọn loại hình công
ty, đặt địa chỉ công ty, người đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh, …. và
một số thủ tục về việc mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký,....
Về vấn đề pháp lý bên nước sở tại, các định chế kinh tế Việt-Nhật cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt có thể kinh doanh xuất nhập khẩu lao động
sang Nhật .

29
+ Mức độ trung thành của khách hàng với thương hiệu hiện có: ngành kinh doanh
xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 1980 nên có nhiều doanh
nghiệp thâm niên đã tạo được danh tiếng cho mình, có lượng khách hàng lớn lớn và có
quy mô lớn nên dễ tạo niềm tin cho khách hàng hơn. Theo thống kê thì trong những
năm qua có rất nhiều các công ty nhỏ tham gia vào ngành nghề này nhưng do nguồn
lực có hạn và không có nguồn lao động đăng ký nên dần họ gia nhập vào những công
ty lớn hơn để cùng kinh doanh hoặc dừng hoạt động.
+ Doanh nghiệp mới phải bỏ ra vốn ban đầu khá lớn cho việc quảng bá, xây dựng
hình ảnh và tìm kiếm các doanh nghiệp, tổ chức liên kết bên nước sở tại.
Nói chung thì ngành kinh doanh xuất khẩu lao động cũng là một trong những
ngành nghề được phép và được tạo điều kiện kinh doanh nên việc mở doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu lao động thì vấn đề pháp lý cũng khá là dễ dàng. Nhưng về vấn
đề phát triển lâu dài thì những doanh nghiệp mới sẽ gặp nhiều khó khăn.
(2) Khoảng trống trên thị trường cho các doanh nghiệp mới:

Chính phủ Nhật Bản ban hành chính sách tăng cường tuyển mộ người lao động có
tay nghề cao, sinh viên làm việc bán thời gian và thực tập sinh đến từ các nước đang
phát triển theo chương trình thực tập sinh kỹ năng. Dự kiến trong tương lai thì nhu cầu
về lao động đã qua đào tạo sẽ lớn. Trong tương lai có thể sẽ có rất nhiều doanh nghiệp
tiềm năng nhận ra mảnh đất màu mỡ này và sẽ vào khai thác làm cho sự cạnh tranh
trong ngành tăng.

(3) Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động sang Nhật Bản ở các nước
khác:

Nhật Bản ký kết các thỏa thuận song phương về lao động nước ngoài với 8 nước
của châu Á như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Campuchia,...và Việt Nam
Năm 2020, Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản vừa thông báo số lượng người lao động
nước ngoài tại nước này tính tới cuối năm 2019 đạt 1.650.000 người.
+ Xét về quốc tịch: công dân Trung Quốc đứng đầu danh sách với khoảng 418.000
người, Việt Nam đứng thứ hai với 401.000 người, tiếp theo là công dân Philippines
với 179.000 người.
+ Về tư cách lưu trú: có khoảng 383.000 người là thực tập sinh kỹ thuật, và
329.000 là lao động có chuyên môn cao như kỹ sư, nhà nghiên cứu… Đáng chú ý là
số lượng thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài đạt mức gia tăng lớn nhất, lên tới 24% so
với cùng kỳ.
Trung Quốc dù đứng thứ nhất về số lượng lao động tại Nhật nhưng so với quy mô
dân số tỷ dân thì con số này là thấp, nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân về mối quan
hệ kinh tế, chính trị, dân tộc...giữa hai nước. Còn với những nước khác như
Campuchia có hơn 9000 lao động tại Nhật với dân số hơn 16 triệu người, Philippines
là 179000 người với hơn 109 triệu dân...thì đây cũng là những nước có ngành xuất
khẩu lao động sang Nhật phát triển và cạnh tranh mạnh với các doanh nghiệp xuất

30
khẩu lao động Việt Nam. Vì vậy trong tương lai có thể sẽ có nhiều doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu lao động sang Nhật tại các nước này tham gia vào ngành làm cạnh
tranh trong ngành tăng.
(4) Chính phủ Nhật Bản tăng tuổi về hưu của lao động lên 70 tuổi:
Nhật Bản là nước đi đầu về mức sống và điều kiện chăm sóc sức khỏe nên tuổi thọ
của người Nhật là cao với phụ nữ là 87,32 tuổi, nam giới là 81,25 tuổi( năm 2018).
Năm 2019 Chính phủ Nhật Bản quyết định sẽ yêu cầu các doanh nghiệp xem xét
"giữ chân" nhân viên cho đến tuổi 70, và chính phủ xem xét kéo dài tuổi về hưu là 70
tuổi. Vấn đề này có thế làm cho nhu cầu về lao động nước ngoài giảm đi vì lượng lao
động trong nước sẽ đáp ứng một phần nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp trong
nước.

CHƯƠNG III: PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG - CHIẾN LƯỢC STP

I. Phương thức thâm nhập thị trường Nhật Bản


- Để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản có rất nhiều phương thức với ưu và
nhược điểm riêng của từng phương pháp. Tuy nhiên, xét theo dịch vụ mà doanh
nghiệp cung cấp - nguồn lao động chất lượng cao thì phương thức thâm nhập khả thi
và phù hợp nhất là phương thức thành lập một liên doanh 50/50 với một công ty tuyển
dụng Nhật Bản. Nguồn lao động sẽ được công ty tuyển chọn và sàng lọc bởi công ty
tại Việt Nam, công ty liên doanh tại Nhật sẽ chịu trách nhiệm marketing: giới thiệu hồ
sơ ứng viên, tìm kiếm khách hàng (doanh nghiệp cần nguồn lao động), liên kết khách
hàng với doanh nghiệp …
- Giả sử gọi doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam là doanh nghiệp A.
Công ty tuyển dụng liên doanh tại Nhật Bản là B. Phương thức này có khá nhiều ưu
điểm có thể kể đến như:
+ Giúp tận dụng thế mạnh của cả 2 doanh nghiệp. Doanh nghiệp A sẽ có lợi thế
trong việc tiếp cận đến người lao động Việt Nam hơn, giúp tìm được ứng viên sát với
yêu cầu của các nhà tuyển dụng nhất. Trong khi đó, công ty B lại có lợi thế trong thị
trường Nhật Bản do hiểu được yêu cầu của các công ty, doanh nghiệp bản địa.
+ Dễ dàng tạo uy tín và có được sự tin tưởng hơn với các công ty Nhật Bản. Các
công ty Nhật Bản sẽ cảm thấy an tâm hơn về chất lượng nhân công được cung cấp và
đảm bảo bởi một công ty trong nước hơn là một công ty nước ngoài.
+ Giảm thiểu chi phí tìm kiếm các khách hàng (công ty cần tuyển lao động) hơn.
Công ty liên doanh Nhật Bản vốn đã có dữ liệu và thông tin về nhu cầu tuyển người
lao động nước ngoài tại thị trường Nhật Bản, từ đó dễ dàng tiếp cận với họ hơn. Hơn
nữa nhờ sự am hiểu, quen thuộc với thị trường Nhật Bản, công ty liên doanh cũng dễ
dàng.

31
+ Dễ dàng thu hút lượng lớn lao động nhờ uy tín của cả 2 công ty Việt Nam,
Nhật Bản, tạo cảm giác an toàn và tin tưởng hơn cho họ. Hơn nữa sự rõ ràng trong
danh sách các công việc cần tuyển dụng giúp người lao động có thể lựa chọn, cân
nhắc theo sự phù hợp, lợi thế của bản thân.
+ Tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm về tuyển dụng, đào tạo, điều kiện quy
chuẩn,.. từ công ty Nhật liên doanh, hỗ trợ nhiều trong việc hướng tới sự đầu tư toàn
bộ của công ty (nếu có) trong tương lai.
+ Thuận lợi hơn trong các vấn đề liên quan đến luật pháp tại Nhật Bản: thủ tục
giấy tờ cho người lao động, chỗ ăn ở,...
- Tuy nhiên phương thức này cũng tồn tại những hạn chế nhất định
+ Dễ xảy ra mâu thuẫn giữa 2 công ty
+ Tăng chi phí tìm kiếm người lao động đạt yêu cầu của các doanh nghiệp. Với
các đơn hàng yêu cầu nguồn lao động đã có trình độ, tay nghề và sẵn sàng làm việc
mà không cần đào tạo thêm thì công ty xuất khẩu lao động sẽ phải mất rất nhiều công
sức tìm kiếm và tiếp cận đối tượng người lao động này.
+ Phải phân chia lợi nhuận với công ty liên doanh tại Nhật.
II. Phân đoạn thị trường
Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản được phân đoạn dựa theo ngành nghề kết
hợp với khu vực địa lý:
1. Dựa theo ngành nghề:
(1) Dệt may:
Ngành nghề may mặc tại Nhật hiện nay đang thiếu hụt lao động số lượng rất lớn.
Với các lao động có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên thì việc đi Nhật làm việc là
không quá khó khăn. Bên cạnh đó, do nhu cầu lớn nên lao động ngành dệt may
thường sẽ phải làm thêm và tăng ca nhiều hơn so với lao động các ngành khác, đồng
nghĩa với việc tổng thu nhập của người lao động cũng tương đối cao. Tuy nhiên phần
lớn nhu cầu tuyển dụng trong ngành này là người lao động ở mức phổ thông do công
việc khá dễ dàng và không đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao.
(2) Điện - Điện tử:
Ngành điện - điện tử của Nhật Bản rất phát triển, có rất nhiều tập đoàn điện tử lớn
đến từ Nhật Bản có thể kể đến như Canon,Tamron, NEC, Sony EMCS. Nhu cầu về
lao động có chuyên môn giỏi của ngành đang là rất lớn vì vậy đây cũng là một thị
trường tiềm năng cho lao động xuất khẩu đã đào tạo.
(3) Sản xuất ô tô:
Là một trong những quốc gia sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng trong ngành ô tô
như Honda, Suzuki, Mazda, Subaru, Mitsubishi, Lexus... nhu cầu về lao động xuất
khẩu của ngành là rất lớn không chỉ với lao động phổ thông mà cả lao động có chuyên
môn giỏi.
(4) Chế biến thực phẩm:

32
Hàng năm Nhật Bản cần hơn 1000 lao động cho ngành này, tuy nhiên đa số vẫn là
lao động phổ thông vì làm việc trong các dây chuyền chế biến không đòi hỏi trình độ
chuyên môn cao, thường chỉ dùng lại ở sự tỉ mỉ, chăm chỉ và cẩn thận.
(5) Chế biến thủy sản:
Nhật Bản được biết đến là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản đứng đầu trên
thế giới hiện nay, dự báo trong những năm tới đây nước này sẽ cần thêm khoảng 2000
lao động mỗi năm cho ngành này. Tuy nhiên cầu về lao động trong ngành này đa số là
lao động phổ thông vì làm việc trong dây chuyền chế biến thủy sản cũng ít yêu cầu về
trình độ chuyên môn.
(6) Xây dựng:
Do bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai nên phát triển cơ sở hạ tầng tại Nhật rất được
chú trọng, nhu cầu về lao động trong ngành xây dựng do đó là rất lớn. Hiện nay, đa số
lao động xuất khẩu làm trong lĩnh vực này là lao động phổ thông, đặc thù của ngành
đòi hỏi người lao động cần phải có sức khỏe, do đó hầu hết các đơn hàng đều tuyển
lao động nam có chiều cao từ 1.65m trở lên, có sức khỏe tốt, những ai có kinh nghiệm
làm xây dựng là một lợi thế lớn khi tham gia thi tuyển. Về lao động chuyên môn đã
được đào tạo, nhu cầu của ngành cũng rất lớn và hiện thị trường này vẫn ít doanh
nghiệp tham gia kinh doanh.
(7) Nông nghiệp:
Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, gặp nhiều thiên
tai đồng thời sự phát triển đô thị hóa tại Nhật khiến số lượng người Nhật tham gia
ngành này giảm mạnh. Thay vào đó, Nhật áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào hoạt động
canh tác. Hiện nay, hầu hết các trang trại đều được đầu tư máy móc hiện đại do vậy
nhu cầu về việc khai thác, phát triển và cải tiến kỹ thuật canh tác cũng rất lớn và đòi
hỏi người lao động có chuyên môn giỏi.
(8) Cơ khí:
Nhật Bản là cường quốc kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới với nền công nghiệp hết sức
phát triển trong đó cơ khí chính là một trong những ngành mũi nhọn thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của Nhật Bản. Đây cũng là một thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu lao động đã đào tạo do nhu cầu của ngành về lao động chuyên
môn, có tay nghề là rất lớn.
2. Theo khu vực địa lý
(1) Honshu
Có diện tích rộng lớn nhất.
Kinh tế phát triển nhất với đa dạng ngành nghề.
Các trung tâm công nghiệp lớn: Tokyo, Hiroshima, Osaka-Kyoto, Nagoya, Sendai,
Yokohama, Niigata, Kobe, tạo thành chuỗi đô thị.
(2) Kyushu
Phát triển công nghiệp nặng.
Các trung tâm công nghiệp lớn: Fukuoka, Nagasaki, Kagoshima.

33
Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.
(3) Shikoku
Khai thác quặng đồng phát triển.
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế.
Trung tâm công nghiệp: Kochi.
(4) Hokkaido
Diện tích rừng bao phủ lớn.
Dân cư ít, phân tán thưa thớt.
Ngành công nghiệp phát triển: khai thác than, sắt, luyện kim đen, sản xuất giấy
Các trung tâm công nghiệp: Sapporo, Asahikawa, Hakode.

III. Thị trường mục tiêu


1. Lựa chọn thị trường mục tiêu
- Sau khi phân đoạn thị trường theo từng ngành, nhóm quyết định lựa chọn bốn
ngành cơ khí, ô tô, điện - điện tử, xây dựng làm các ngành chính để tập trung xuất
khẩu lao động.
- Kết hợp song song với việc phân đoạn thị trường theo khu vực địa lý, nhóm
quyết định chọn Honshu làm khu vực chính. Bởi đây là nơi có nền kinh tế phát triển
nhất trong 4 hòn đảo, khác với Kyushu tập trung phát triển công nghiệp nặng, Shikoku
chủ yếu khai thác quặng đồng hay Hokkaido là khai thác than, sắt, luyện kim đen,
giấy, 3 hòn đảo này cần nguồn lực lao động làm việc chân tay là chủ yếu, bản chất
khác hoàn toàn với nguồn lao động trí thức ngành công nghiệp mà doanh nghiệp cung
cấp. Trong khi đó, Honshu - nơi tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nhất Nhật Bản
lại đang cần lực lượng lao động này để cống hiến chất xám, để hiểu và thực hành
những công nghệ kỹ thuật phức tạp. Chính vì thế, Honshu là một địa điểm lý tưởng.
2. Sự hấp dẫn của thị trường
- Quy mô thị trường và mức độ tăng trưởng: Thị trường lao động Honshu là một
thị trường có quy mô lớn và mức độ tăng trưởng vượt trội, đặc biệt là về 4 ngành mà
nhóm chọn. Bởi Honshu là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất
thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép,
phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Nổi trội như:
Fuji, Sony, Panasonic, Canon,Toshiba là các công ty điện tử nổi tiếng nhất trên thế
giới. Toyota, Honda, Nissan, Mazda, Mitsubishi, Suzuki, và Subaru cũng là các công
ty ô tô rất nổi tiếng trên thế giới.
Ngoài ra đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng
thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một
trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản. Vì thế, Honshu có tiềm lực vững
chắc để cung cấp một số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, nên quy mô
thị trường lớn.

34
- Sức mua của thị trường này rất dồi dào, do tốc độ phát triển nhanh chóng của 4
ngành, nên các doanh nghiệp Nhật Bản đang cần nhiều nguồn nhân lực hơn bao giờ
hết.
- Các điều kiện cạnh tranh:
Theo số liệu thống kê, Tokyo và Honshu tiếp tục là thành phố và đảo có mức
lương tối thiểu vùng cao nhất Nhật Bản tiếp đó là Osaka và Kanagawa, trong khi mức
lương cơ bản trung bình trên toàn Nhật Bản là 874 yên/ giờ thì ở những tỉnh thành này
mức lương nhỉnh hẳn lên cụ thể: Tokyo: 985 yên/ giờ, Kanagawa: 983 yên/ giờ,
Osaka: 936 yên/ giờ. Nhưng với các ngành “hot” như cơ khí, ô tô, điện - điện tử, xây
dựng, thì mức lương có thể lên đến hơn 1000 yên/h.A. Bởi mức lương “khủng” như
thế, nên đây sẽ điểm hấp dẫn, thu hút người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu. Trở
thành điều kiện cạnh tranh khiến các doanh nghiệp chọn Honshu và 4 ngành công
nghệ trên thay vì các đảo, ngành khác.
3. Thế mạnh cạnh tranh
● Sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường
- Doanh nghiệp chủ yếu cung cấp lực lượng lao động được tuyển chọn khắt khe
và đào tạo bài bản theo một lộ trình cụ thể đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu cao
hơn của công việc. Những người lao động này không chỉ dừng lại ở việc làm những
công việc chân tay đơn thuần mà doanh nghiệp còn định hướng đào tạo họ theo hướng
chuyên môn hoá hơn để nâng cao tay nghề. Vì vậy, nguồn cung lao động của doanh
nghiệp là phù hợp với nhu cầu của thị trường bởi những lí do sau:
+ Honshu là một hòn đảo tập trung nhiều trung tâm công nghiệp lớn như Tokyo,
Hiroshima,... tạo thành chuỗi đô thị đồ sộ. Hiện nay, dân số trên hòn đảo Honshu là
118,3 triệu người, chiếm đại đa số dân số của nước Nhật Bản (126,3 triệu người). Tuy
nhiên, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng già hoá dân số dẫn đến thiết hụt lao
động chất lượng do những người trong độ tuổi lao động giảm dần. Trong khi đó, cuộc
sống của người dân ở những thành phố lớn ngày càng trở nên hiện đại hơn cùng với
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kỹ thuật. Những ngành nghề như điện
- điện tử, sản xuất ô tô, cơ khí đòi hỏi cao ở người lao động về trình độ chuyên môn,
về sức khỏe hay tuổi tác đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc. Do đó, nguồn cung lao
động của doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của thị trường, bởi thị
trường không chỉ cần nguồn lao động dồi dào mà còn cần lao động chất lượng cao
hoạt động hiệu quả, những kĩ sư chắc tay nghề và am hiểu về công việc để tạo ra năng
suất tốt nhất.
+ Nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, động đất, thiên tai xảy ra thường
xuyên trên Honshu. Với đặc điểm về địa lý như vậy, nhu cầu về lao động trong ngành
xây dựng tại Honshu ngày càng tăng cao bởi họ cần chú trọng xây dựng nên hệ thống
cơ sở hạ tầng vững chắc. Bên cạnh đó, do Honshu là nơi tập trung những đô thị lớn, là
biểu tượng của sự hiện đại hoá tại Nhật Bản nên họ không chỉ cần những lao động
chân tay, có sức khoẻ làm những công việc nặng nhọc mà họ cần lao động chất lượng

35
cao, những kỹ sư xây dựng tay nghề tốt, thiết kế những công trình vững chãi, thông
minh, đáp ứng yêu cầu của ngành nghề.
- Theo số liệu thống kê mới nhất, Việt Nam có 326.840 lao động tại Nhật Bản,
đứng đầu trong nhóm Đông Nam Á. Các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá khá cao về
lao động Việt Nam bởi họ luôn chăm chỉ, nhanh nhẹn và có trình độ tay nghề tốt hơn
so với lao động đến từ các nước khác. Đây có thể coi là một lợi thế cạnh tranh cho
doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị trường.
● Giá cả
Do được tuyển chọn và đào tạo từ công ty tại Việt Nam nên chi phí mà doanh
nghiệp khách hàng cần bỏ ra để sàng lọc ứng viên sẽ giảm xuống. Các chi phí khác
như chi phí tìm kiếm khách hàng cũng được giảm thiểu một cách đáng kể, bởi công ty
liên doanh Nhật Bản đã có nguồn dữ liệu sẵn và dễ dàng tiếp cận với các doanh
nghiệp có nhu cầu hơn.
● Hình ảnh
Do liên doanh với một công ty Nhật Bản, cụ thể là Job Nexus - một công ty nhân
sự có uy tín tại Nhật Bản, công ty có thể xây dựng niềm tin trong lòng khách hàng.
Job Nexus được thành lập từ năm 2014 và đã tạo được một chỗ đứng cho mình trong
thị trường. Do hướng tới tuyển chọn các lao động có chuyên môn cao, kỹ năng tốt nên
Job Nexus đã sớm phát triển các quan hệ đối tác với các nhà lãnh đạo nhân sự ưu việt
ở Nhật Bản. Với sự tín nhiệm sẵn có của các doanh nghiệp đối với khách hàng, doanh
nghiệp hoàn toàn có thể cạnh tranh trong thị trường với nguồn lực lao động chất lượng
cao của mình.

IV . Định vị thương hiệu/doanh nghiệp

Theo thống kê, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ngày càng
gia tăng. Với nguồn lao động dồi dào này, nếu việc tuyển dụng được thực hiện nghiêm
túc với các chiến lược truyền thông tốt tới bộ phận lớn người dân, ắt hẳn số lượng
người đi xuất khẩu lao động còn nhiều hơn rất nhiều.

Tuy nhiên như tình hình hiện nay, nguồn lao động của Việt Nam đang bị lãng phí
rất lớn. Có rất nhiều người lao động đang phải chờ được đi xuất khẩu lao động ở các
Trung tâm hay Công ty xuất khẩu lao động không có đủ chức năng và cả ở những
Trung tâm, Công ty xuất khẩu lao động “ma”. Họ phải chờ đợi và chịu đựng những
khoản vay để đặt cọc cho việc đi xuất khẩu lao động, trong khi không hề biết rằng
mình đang bị lừa. Thậm chí người lao động không thể lấy lại số tiền cọc mà mình đã
phải bỏ ra.
Có thể thấy nhận thức của người dân còn thấp về xuất khẩu lao động, việc đi xuất
khẩu lao động còn gặp nhiều bất trắc. Trong khi đó, phía bên khách hàng là các doanh

36
nghiệp lại luôn thiếu hụt nguồn nhân lực nhưng cũng không thể tiếp cận đến người lao
động cần việc làm tại Việt Nam.
=> Định vị đối với khách hàng( doanh nghiệp cần tuyển lao động): cung cấp nguồn
lao động chất lượng, đa dạng, uy tín
- Nguồn lao động được kiểm duyệt kỹ càng 2 lần qua doanh nghiệp Việt Nam và
doanh nghiệp liên doanh tại Nhật Bản. Đảm bảo chất lượng chuyên môn cũng như đạo
đức nghề nghiệp. Giảm thiểu các tình trạng như nhân sự yếu kém về ý thức, sức khỏe,
thái độ làm việc, chuyên môn làm việc, kiểm soát được các vấn đề nhức nhối hiện nay
khi xuất khẩu tại Nhật Bản như trốn việc, tụ tập chơi bời, gây gổ..
- Nguồn cung lao động dồi dào, đa dạng ngành nghề. Doanh nghiệp tại Việt Nam
đẩy mạnh quá trình truyền thông và tuyển chọn nhiều đối tượng thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động.
- Doanh nghiệp tại Nhật Bản trực tiếp làm việc và liên kết người lao động với
doanh nghiệp cần lao động. Việc này tạo sự tin tưởng và cảm giác an tâm cho doanh
nghiệp cần lao động hơn do được làm việc với doanh nghiệp tại Nhật thay vì phải làm
việc với các công ty xuất khẩu lao động tại Việt Nam, khoảng cách địa lý sẽ làm mất
tính đảm bảo và tăng rủi ro cho doanh nghiệp.
-> Nâng cao số lượng nhân công và hiệu quả công việc cho các doanh nghiệp cần
lao động.

=> Mục tiêu chính khi liên doanh giữa 2 doanh nghiệp Xuất khẩu lao động tại Việt
Nam và Môi giới việc làm tại Nhật Bản là tạo ra sự liên kết, tính đảm bảo, hiệu quả
công việc, giảm thiểu rủi ro cho cả đôi bên.

CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX

I. Sản phẩm
1. Cấp độ
- Dịch vụ cốt lõi:
+ Cung cấp nguồn lao động với chất lượng cao, đa dạng ngành nghề theo đáp
ứng đủ mọi nhu cầu của khách hàng, với 4 ngành nghề chính thị trường Honshu đang
thiếu: cơ khí, điện - điện tử, ô tô, xây dựng. Nhưng chủ yếu là các lao động đã qua đào
tạo, ít nhất đã có kiến thức cao đẳng về chuyên môn . Tùy theo nhu cầu của khách
hàng để cung cấp về mức độ chuyên môn cao hay thấp.
- Dịch vụ bổ sung ( mô hình 8 cánh hoa):
+ Thông tin: Khách hàng là các doanh nghiệp sẽ được nhận một bản hồ sơ đầy đủ
các thông tin về chuyên môn, kỹ năng, bằng cấp, các loại chứng chỉ của người lao
động. Độ chính xác của các bản hồ sơ đó được đảm bảo bằng danh tiếng của công ty
mình, kết hợp với đó là điều khoản trong hợp đồng ký kết giữa 2 bên. Ngoài ra, còn có

37
cả những giấy tờ liên quan đến vấn đề sức khỏe của người lao động cũng được trình
bày một cách rõ ràng và có nguồn gốc, giấy tờ khám sức khỏe phải là giấy tờ được
khám ngay trước khi người lao động xuất cảnh 1 tháng.
+ Đặt hàng: Công ty và các khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu về lao động
sẽ ký kết một bản hợp đồng để đảm bảo cho việc tìm người lao động diễn ra một cách
đúng thời hạn và chất lượng theo tiêu chuẩn. Trong thời gian thử việc yêu cầu của
doanh nghiệp, công ty sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm nếu có vấn đề phát sinh
như: người lao động bỏ trốn, người lao động không đủ năng lực theo yêu cầu,...
+ Quyết toán, xuất đơn: Quyết toán một cách rõ ràng, minh bạch bằng các giấy tờ
hợp lệ. Mỗi bên giữ một bản quyết toán để xác thực cho hoạt động xuất khẩu lao động
sang nước Nhật Bản đã thành công, và các bên có liên quan phải chịu trách nhiệm với
hành động này.
+ Thanh toán: Sau khi nhận người lao động vào làm việc, công ty sẽ được nhận
một nửa giá trị đơn hàng. Khi quá trình thử việc kết thúc, mọi quy định trong hợp
đồng diễn ra tốt đẹp, công ty sẽ nhận tiếp phần giá trị còn lại.
+ Lòng mến khách:
● Sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận ý kiến từ khách hàng trong quá trình tìm kiếm
người lao động cho họ. Tạo môi trường làm việc lịch sự, văn minh trong lòng khách
hàng. Đây là một loại hình dịch vụ đặc biệt, thường xuyên phải tiếp xúc với các doanh
nghiệp lớn, nên thái độ của nhân viên tiếp đón tại văn phòng nâng cao hơn tính lịch
sự, chuyên nghiệp, cởi mở, nhã nhặn.
● Luôn cố gắng phục vụ khách hàng nhanh nhất có thể. Đảm bảo Đảm bảo thời
gian tìm kiếm và chất lượng người lao động chuẩn theo đúng cam kết, để tăng độ tin
tưởng và tín nhiệm với khách hàng.
● Năng lực phục vụ của nhân viên sale tại văn phòng đều phải được training kĩ
càng, là người có khả năng thuyết phục, nghiên cứu nắm bắt thông tin liên quan cần
thiết cho việc phục vụ khách hàng.
+ An toàn:
● Đảm bảo sự an toàn về thông tin của khách hàng sẽ không được tự do công
khai
● Đảm bảo những người lao động được đưa sang không có tiền án, tiền sự, gây
ảnh hưởng đến trật tự nơi làm việc
+ Tư vấn:
● Luôn có đội ngũ tư vấn những thắc mắc về quy trình làm việc, tìm kiếm có
năng lực 24/7
● Có 2 kênh tư vấn chính là hotline và fanpage của công ty
+ Dịch vụ bổ sung khác:
● Tạo buổi gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giữa người lao động với nhà tuyển dụng
2. Đặc tính
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ:

38
+ Hiện công ty có 2 loại lao động chính:
● Người đã có kinh nghiệm làm việc, có thể đi làm luôn, phù hợp với những vị trí
công việc đòi hỏi có chuyên môn sâu
● Người lao động cần được đào tạo thêm, xong họ đều phải đáp ứng tiêu chí có
bằng cao đẳng về ngành nghề liên quan.
+ Lao động có sức khỏe tốt, có khả năng chịu nhiệt và sức bền cao, điều này giúp
người lao động thích nghi nhanh với môi trường làm việc và thời tiết tại Nhật Bản
+ Lao động có thái độ chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt thời gian làm việc.
Bên cạnh đó, người lao động có trách nhiệm với phần công việc mình làm, có ý chí cố
gắng và cầu tiến trong công việc.
+ Những người lao động được tuyển chọn không có tiền án, tiền sự, tránh xảy ra
các vấn đề hy hữu ví dụ như gây sự, cờ bạc.. Gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
- Tính không đồng nhất: chất lượng của các lần tuyển dụng, hoặc ngay trong cả
lần tuyển dụng ấy đều không đồng đều như nhau. Có người sẽ nhỉnh hơn chút về tay
nghề, hoặc có những đợt khách hàng sẽ yêu cầu tìm những người lao động chưa qua
đào tạo để về tự mình rèn dũa và đào tạo nhưng họ đều phải đảm bảo đáp ứng được
các chỉ tiêu mà doanh nghiệp Nhật bản đã đề ra.
- Tính vô hình: đây là sản phẩm về trí tuệ, sức lao động của con người nên không
thể dễ dàng cầm nắm, sờ vào được, cũng như không thể nhìn mặt mà biết ngay năng
lực làm việc của người lao động.
- Tính không lưu trữ được: con người không thể đem cất kho để khi nào cần tới
sức lao động mới đem ra phục vụ. Nhưng cũng có thể đưa họ vào danh sách những
người dự bị, cần trau dồi thêm, để sẵn sàng thay thế cho những người lao động đã
được đưa sang bên Nhật Bản, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
3. Thương hiệu, chủng loại và danh mục sản phẩm
a) Thương hiệu:
- Thương hiệu: Fuji Labor

- Nguồn gốc tên thương hiệu:


- Fuji: Núi Phú Sĩ
- Labor: Nguồn lao động

- Labor trong tiếng anh nghĩa là “ nguồn lao động”, giúp khách hàng dễ dàng nhận
biết và phân biệt dịch vụ cung cấp nguồn lao động của doanh nghiệp so với các hàng
hóa, dịch vụ khác.

- Fuji là “núi Phú sĩ”: nằm trên đảo Honshu, là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với
3.776,24 mét, đỉnh núi cao thứ 2 trên một hòn đảo tại châu Á và thứ 7 trên thế giới.
Đây không những là biểu tượng, danh thắng đặc biệt mà còn là một di tích lịch sử,
một niềm tự hào của cả đất nước Nhật Bản. Việc lấy núi Phú Sĩ làm tên thương hiệu
giúp khách hàng có thể cảm nhận được sự đáng tin cậy và tin tưởng vào dịch vụ của

39
thương hiệu. Tuy nhiên, độ tin cậy này còn phụ thuộc phần lớn vào chất lượng dịch vụ
lao động mà doanh nghiệp cung cấp.

- Fuji Labor là thương hiệu cá biệt bởi doanh nghiệp chỉ cung cấp một dịch vụ cụ
thể đó là Xuất Khẩu Lao Động Tri thức sang thị trường Honshu, Nhật Bản. Ngoài ra,
chiến lược đặt tên cho Fuji Labor là một thương hiệu tạo ra sự nhận diện ở thị trường
Nhật Bản, bởi theo phân tích của nhóm dựa trên các số liệu thống kê về tốc độ phát
triển của các ngành nhóm hướng tới, nhu cầu cũng như xu hướng của Người Việt khi
xuất khẩu lao động, thì Nhật Bản trong thời gian dài tới vẫn luôn là “miếng bánh béo
bở”, một thị trường hot có nhiều điểm sáng. Vì vậy, định hướng của doanh nghiệp
trước mắt là Honshu, sau đó sẽ mở rộng ra thị trường Nhật Bản nên đã chọn tên Fuji
Labor.

b) Danh mục và chủng loại sản phẩm


❖ Khái quát chung
● Về danh mục sản phẩm (Product mix)
- Định nghĩa
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các chủng loại sản phẩm và các đơn vị sản
phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua.
- Mô tả về danh mục sản phẩm
+ Bề rộng của danh mục sản phẩm: Tổng số các chủng loại sản phẩm do công ty
sản xuất.
+ Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm: Tổng số những mặt hàng thành
phần của nó.
+ Bề sâu của danh mục sản phẩm: Tổng số các đơn vị sản phẩm cụ thể được chào
bán trong từng mặt hàng riêng của một chủng loại.
+ Mức độ hài hòa của danh mục sản phẩm: Mức độ gần gũi của sản phẩm thuộc
các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc độ mục đích sử dụng cuối cùng, hoặc
những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó.
● Về chủng loại sản phẩm (Product line)
- Là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức
năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những
kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá.
- Bề rộng của chủng loại sản phẩm là sự phân giải về số lượng các mặt hàng
thành phần theo một tiêu thức nhất định, ví dụ như theo kích cỡ, theo công suất,…
❖ Danh mục và chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp

PRODUCT MIX

Ô TÔ XÂY ĐIỆN TỬ CƠ KHÍ

40
DỰNG
Kỹ sư thiết Kỹ sư xây Kỹ sư thiết Kỹ sư cơ khí
kế dựng kế bộ phận bảo dưỡng
Kỹ sư vận Kỹ sư giám Kỹ sư thiết Kỹ sư cơ khí
PROD
hành hệ thống sát thi công kế thiết kế
UCT
LINE
Kỹ sư ô tô Lắp ráp linh Quản lý vận
kiện điện tử hành

Danh mục sản phẩm của doanh nghiệp tập trung vào 4 nhóm ngành nghề chính, cụ
thể là:
- Công nghệ kỹ thuật ô tô
- Xây dựng
- Kỹ thuật điện tử
- Kỹ thuật cơ khí
Danh mục sản phẩm bao gồm các chủng loại sản phẩm như sau:
● Công nghệ kỹ thuật ô tô
- Kỹ sư thiết kế: Người thiết kế hệ thống vận hành ô tô.
- Kỹ sư vận hành hệ thống: Người chịu trách nhiệm điều phối, vận hành hệ thống
sản xuất.
- Kỹ sư ô tô: Người thực hiện các dịch vụ về sửa chữa, bảo dưỡng ô tô.
Ngành công nghiệp ô tô tại Nhật Bản đã rất phát triển. Toyota, Nissan đều là
những hãng xe nổi tiếng của Nhật Bản. Không chỉ người dân Việt mà cả toàn thế giới
đều biết với chất lượng, kiểu dáng được công nhận. Đây chính là sự thành công của sự
phát triển ngành công nghệ ô tô tại Nhật Bản. Hơn thế nữa, Nhật Bản liên tục tuyển
dụng các kỹ sư cơ khí tại Việt Nam sang Nhật làm việc, nhất là những kỹ sư về ngành
công nghệ ô tô và kỹ sư cơ khí.
● Xây dựng
- Kỹ sư xây dựng: Lái máy, làm điện nước công trình, thiết kế và tính toán công
trình xây dựng dân dụng tại Nhật.
- Kỹ sư giám sát thi công: Trực tiếp theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động thi
công hàng ngày tại hiện trường và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành xây dựng ngày càng tăng cao do Nhật Bản
cần xây mới, khắc phục những công trình hệ quả từ thiên tai, động đất. Đặc thù ngành
xây dựng cần một số lượng lao động tương đối lớn, đa số các công việc đòi hỏi người
lao động ở trình độ phổ thông. Tuy nhiên vẫn có khá nhiều cơ hội việc làm dành cho
kỹ sư xây dựng, kỹ sư giám sát thi công với trình độ cao, làm các công việc thiết kế
công trình, quản lý giám sát thi công.

41
● Kỹ thuật điện tử
- Kỹ sư thiết kế bộ phận: Thiết kế bộ điều khiển máy điện, hệ thống năng lượng
tái tạo, mạng điện, trạm biến áp, nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều
khiển thiết bị và hệ thống điện.
- Kỹ sư thiết kế: Làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế điện, thiết bị điện, xây
lắp máy, xây lắp điện, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời.
- Lắp ráp linh kiện điện tử: Lắp ráp các thiết bị, linh kiện điện tử nhỏ lẻ thành
một phần thống nhất để tạo ra sản phẩm cuối cùng, đòi hỏi sự chính xác cao và tay
nghề vững.
Đây cũng là một trong số ngành nghề phát triển và đi đầu trong nền kinh tế Nhật
Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản không ngừng tìm kiếm những lao động chất lượng
cao làm các công việc thiết kế linh kiện điện tử, vận hành máy móc,...
● Kỹ thuật cơ khí
- Kỹ sư cơ khí bảo dưỡng: Thực hiện công việc duy trì hoạt động và bảo dưỡng
các trang thiết bị, máy móc, là người làm việc trực tiếp với máy móc.
- Kỹ sư cơ khí thiết kế: Thực hiện công việc lên ý tưởng và thiết kế các loại máy
móc, thiết bị.
- Kỹ sư vận hành máy móc: Đọc bản vẽ, hiểu biết về máy móc và biết cách vận
hành máy móc,...
Đây cũng là một nhóm ngành khát nhân lực tại Nhật Bản. Nhật là một trong những
cường quốc về công nghệ trên thế giới với ngành cơ khí làm ngành mũi nhọn của nền
kinh tế. Ngành cơ khí cần nhiều lao động phổ thông, tuy nhiên vẫn có những đơn hàng
về lao động chất lượng cao - kỹ sư cơ khí làm các công việc vận hành, thiết kế chế tạo
máy.

II. Định giá lao động xuất khẩu


1. Các yếu tố ảnh hưởng đến định giá lao động Việt chất lượng cao sang
Nhật Bản
(1) chi phí
- Chi phí sản xuất:
+ Chi phí cố định: Gồm các loại chi phí như tiền thuê văn phòng/ tiền xây dựng
văn phòng, máy móc thiết bị như điều hòa, quạt, bóng đèn, máy in, máy tính, điều
hòa, bàn ghế...tiền lương cơ bản trả nhân viên sản xuất như giáo viên dạy tiếng, nhân
viên tư vấn...
+ Chi phí biến đổi: Tiền điện nước, tiền giấy in, tiền thuế thu nhập, hoa hồng, trợ
cấp, lương thưởng cho nhân viên sản xuất...
- Chi phí ngoài sản xuất: Tiền trả cho nhân viên quản lý như bản vệ, lao công, kế
toán...chi phí về thủ tục làm visa, vé máy bay, khám sức khỏe, lệ phí…
- Để giảm thiểu chi phí doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy hoạt động hợp lý và
hiệu quả, việc quản lý dòng tiền ra và dòng tiền vào là vô cùng quan trọng trong việc

42
hoạt động của doanh nghiệp. Để có được bộ máy hoạt động hiệu quả thì việc chiêu mộ
được nhiều nhân viên giỏi là quan trọng và doanh nghiệp cần có chính sách lương hấp
dẫn để thu hút họ. Điều này có thể sẽ làm tăng chi phí nhân công nhưng với hiệu quả
về công suất và hiệu suất làm việc của họ lại mang lại nhiều lợi ích cho công ty hơn so
với những lao động có trình độ thấp hơn.
- Chi phí liên quan đến xuất khẩu lao động:
Chi phí này liên quan đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lạm phát của đất nước nhập
khẩu, tình hình chính trị - xã hội của Nhật Bản và những quy định của pháp luật Nhật
Bản với doanh nghiệp xuất khẩu lao động nước ngoài. Nhật Bản là một cường quốc
lớn mạnh và có tiềm lực kinh tế lớn và giá trị đồng tiền Yên cũng lớn và ổn định nên
những rủi ro về tình hình chính trị - xã hội, thay đổi giá trị đồng tiền Yên gần như
không có.
(2) Cạnh tranh
- đối thủ cạnh canh hiện tại và tiềm năng: Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 2
về số lượng lao động đang làm việc tại Nhật Bản chỉ sau Trung Quốc, có rất nhiều
doanh nghiệp đang kinh doanh trong thị trường lao động Nhật Bản và trong tương lai
sẽ có nhiều doanh nghiệp ra nhập ngành làm tăng mức cạnh tranh cho ngành.
- Mức lương dành cho lao động nước ngoài tại Nhật không có sự khác biệt giữa
các quốc gia mà phần lớn phụ thuộc vào năng lực và phẩm chất của lao động. Mức phí
dịch vụ của mỗi đơn hàng sẽ phụ thuộc vào chất lượng của lao động và số lượng lao
động.Vì vậy sự khác biệt giữa mức giá của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Nhật
Bản là không quá nhiều.
- Quy định về cạnh tranh giá: Nhật Bản có những quy định chặt chẽ, rõ ràng về
giá cạnh tranh của các doanh nghiệp. Những quy định này đảm bảo cho thị trường
hoạt động ổn định, công bằng chứ không gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
(3) Cầu thị trường
- Thị trường lao động Nhật Bản đang thiếu hụt trầm trọng, do đó nhu cầu về lao
động nước ngoài là rất lớn, nhất là lao động chất lượng cao tập trung vào 4 ngành: cơ
khí, xây dựng, điện - điện tử và ô tô. Do đó, trong những năm gần đây, Nhật Bản đã
sửa đổi những quy định và tiêu chuẩn để tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước
ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng. Có thể nói, cầu về lao động tại thị
trường lao động Nhật Bản là không nhạy cảm nhiều về giá. Khi doanh nghiệp cung
cấp được nguồn lao động chất lượng và ổn định thì có thể nâng giá lên mức cao hơn
nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lý với doanh nghiệp Nhật Bản.
(4) Các yếu tố của môi trường quốc tế
- Lạm phát: trong những năm gần đây tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản luôn ở mức
thấp, tháng 7/2020 chỉ số CPI của Nhật Bản là 0.4% thấp hơn nhiều so với mục tiêu là
2%. Nhật Bản có lạm phát rất thấp và chính quyền đang lo ngại về việc sẽ xảy ra giảm
phát trong tương lai làm cho nền kinh tế bị trì trệ.

43
- Giá trị đồng tiền: Nhật là cường quốc kinh tế trên thế giới nên đồng Yên là một
đồng tiền mạnh và tương đối ổn định.
1 yên = 217.73 VND
1000 yên = 9.44 USD
- Trợ cấp và kiểm soát của chính phủ: như trong phân tích hiệp định Việt-Nhật,
chính phủ Nhật Bản rất tạo điều kiện cho lao động Việt Nam sang Nhật làm việc và
định cư. Nhật Bản cũng có quy định để bảo vệ lao động trong nước để đảm bảo công
việc cho người dân nhưng nhìn chung thì những chính sách này cũng không gây bất
lợi cho lao động nước ngoài.
(5) Mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp
Mục tiêu của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách giá của doanh
nghiệp đó.
Doanh nghiệp đi theo mục tiêu tăng lợi nhuận bằng cách thực hiện được nhiều đơn
hàng là hợp lý vì lao động Việt Nam cũng đã khá quen thuộc đối với thị trường lao
động Nhật Bản và doanh nghiệp đang chọn cung ứng lao động chất lượng cao mà
Nhật Bản đang cần nhiều lao động nhất. Doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng lao
động và nguồn cung ổn định để xây dựng được lòng tin với các doanh nghiệp Nhật
Bản.
2. Các bước định giá
(1) thu thập thông tin về giá của đối thủ cạnh tranh: không có nhiều sự khác biệt
giữa chính sách giá của đối thủ cạnh tranh. Giá đơn hàng sẽ phụ thuộc vào số lượng và
chất lượng của đơn hàng, thường các doanh nghiệp sẽ tính giá theo loại lao động và số
lượng lao động cung ứng.
(2) các loại thuế:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt
Nam và Nhật Bản.
- Thuế hải quan
- Thuế giá trị gia tăng
- Lệ phí hành chính
(3) Theo dõi quan điểm về giá của các bên liên quan
- Người lao động: lao động Việt Nam có suy nghĩ khá tích cực về xuất khẩu lao
động Nhật Bản: lương cao, môi trường làm việc không quá khó khăn, môi trường
sống tốt, an toàn, cơ hội sang Nhật làm việc là khá dễ dàng và mức phí bỏ ra cao hơn
tương đối so với sang Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc...
- Doanh nghiệp Nhật Bản:
+ Giá lao động Việt Nam thấp hơn so với lao động trong nước và một số nước
khác trong khu vực và nguồn lao động Việt dồi dào
+ Mối quan hệ Việt - Nhật tốt đẹp với các hiệp định thương mại tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật tiếp nhận lao động Việt Nam hơn khi giảm bớt
các thủ tục và lệ phí giúp giảm chi phí nhân công.

44
- Đối thủ cạnh tranh: các doanh nghiệp sẽ có chính sách giá phù hợp với mục
tiêu của doanh nghiệp mình, tuy nhiên mức giá phải hợp lý với mức giá chung của thị
trường, nếu có chính sách giá cao hơn thì liệu doanh nghiệp mình có đủ cơ sở để
thuyết phục khách hàng đồng ý với mức giá đó không
(4) Xác định độ co dãn của cầu theo giá
- Khách hàng ít nhạy cảm về giá do nhu cầu về lao động của doanh nghiệp Nhật
là rất lớn và họ quan tâm nhiều hơn về chất lượng lao động và cách làm việc chuyên
nghiệp, trách nhiệm của doanh nghiệp cung ứng lao động. Vì vậy, khi doanh nghiệp
đã chứng minh được chất lượng nguồn lao động của mình và cách làm việc trách
nhiệm, chuyên nghiệp thì việc nâng giá cao hơn tương đối cũng là việc không quá khó
khăn.
(5) Xác định lượng cầu
Thị trường lao động Nhật đang cần lượng lớn lao động nhất là lao động chất lượng
cao tập trung vào 4 ngành ô tô, điện - điện tử, cơ khí và xây dựng.
(6) Đánh giá chi phí marketing và sản xuất
- Chi phí marketing: khi liên doanh với doanh nghiệp Nhật Bản sẽ giúp việc tiếp
cận cũng như giới thiệu lao động của công ty đến các doanh nghiệp Nhật cần nguồn
lao động dễ dàng hơn, giảm chi phí marketing cho doanh nghiệp.
- Chi phí sản xuất: như đã trình bày ở yếu tố ảnh hưởng đến phần định giá,
doanh nghiệp cần tối thiểu hóa chi phí để có thể có được mức lợi nhuận tốt nhất vì
phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ cạnh tranh trên chi phí sản xuất khi
lao động có trình độ chuyên môn tương đương nhau.
(7) Lựa chọn mức giá mang lại lợi nhuận ròng cao nhất
Mức giá mà các doanh nghiệp Nhật thường phải trả cho công ty xuất khẩu lao
động là từ 15 - 20 triệu/ lao động phổ thông.
Vì nhu cầu về lao động chất lượng cao của doanh nghiệp Nhật là rất lớn và hiện
nay các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn chủ yếu xuất khẩu lao động phổ thông,
kết hợp cùng các phân tích trên, mức giá doanh nghiệp có thể đưa ra là từ 30 - 40 triệu
đồng/ lao động chất lượng cao.

III. Kênh phân phối


1. Lựa chọn kênh
- Phân phối trực tiếp: Thông qua công ty liên doanh bên Nhật để cung cấp trực
tiếp lao động cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài. Bởi
hiện Fuji Labor đang có một lợi thế là liên doanh với công ty tuyển dụng Nhật Bản, họ
sẽ là người trực tiếp đưa người lao động đến với doanh nghiệp. Điều này giúp giảm
chi phí quản lý kênh, giảm thiểu các rủi ro về đạo đức, giúp thông tin liền mạch, chính
xác hơn trong quá trình phân phối. Cụ thể:
- Chi phí: Chi phí cho việc quản lý kênh phân phối không tốn kém, đơn giản, vì
Fuji Labor phân phối trực tiếp đến cho doanh nghiệp Nhật Bản, không hề qua bất kì

45
khâu trung gian nào. Điều này giúp cho công ty có thể tập trung nguồn lực vào việc
tìm kiếm nguồn lao động và đưa người lao động sang Nhật. Hơn nữa, công ty liên
doanh cùng là công ty đã có kinh nghiệm trên thị trường Nhật Bản, vì vậy việc sử
dụng kênh phân phối đơn giản để từng bước thâm nhập thị trường thật chắc.
- Mức độ kiểm soát: Liên doanh với công ty Nhật Bản, và phân phối trực tiếp,
nên mức độ quản lý kênh rất chặt chẽ và sát sao. Việc quản lý kênh phân phối quá
rộng khi mới thâm nhập vào thị trường sẽ gây sức ép lớn đối với công ty mình.
- Mức độ bao phủ: hiện tại với thị trường lao động bên Nhật, Fuji Labor chỉ chọn
ra một phần để tập trung vào đó là thị trường những doanh nghiệp Nhật Bản cần đến
những lao động với tay nghề cao tại hòn đảo Honshu.
- Đặc điểm phù hợp của kênh phân phối: là một loại hình sản phẩm đặc thù, việc
phân phối qua quá nhiều kênh trung gian sẽ khiến cho người lao động bị thiệt hại rất
nhiều, nếu có vấn đề gì phát sinh, người lao động sẽ phải chịu sự lằng nhằng vì không
biết phải gặp gỡ người nào để đảm bảo quyền lợi của mình. Hay cũng giống như
quyền lợi đối với doanh nghiệp Nhật Bản, để xử lý xong một vấn đề, phải trải qua quá
nhiều khâu.
- Tính liên tục hoặc trung thành của các thành viên trong kênh: vì là chính công
ty Fuji Labor tự phân phối, nên không có sự ngắt quãng trong quá trình phân phối.
- Đặc điểm khách hàng: tác phong làm việc của người Nhật nổi tiếng là có tính
kỷ luật rất cao. Việc có nhiều kênh trung gian phân phối dẫn đến sự làm việc, đặc biệt
là vấn đề về việc truyền đạt thông tin quá chậm, sẽ khiến cho doanh nghiệp Nhật Bản
khó lòng tin tưởng và hợp tác dài lâu. Hơn nữa, nếu là doanh nghiệp mới, còn thiếu
nhiều nguồn lực, việc quản lý kênh lớn là rất khó, và chưa khả thi, dẫn đến sự thiếu
chuyên nghiệp trong làm việc.
2. Quản lý kênh
- Chiều rộng: phân phối chọn lọc, công ty liên doanh bên Nhật đã chọn lọc
những ngành nghề, công ty sẽ cung cấp nguồn lao động. Công ty cung cấp chủ yếu
nguồn lao động cho các lĩnh vực: cơ khí, ô tô, điện - điện tử, xây dựng tại hòn đảo
Honshu.
- Chiều dài: Công ty phân phối trực tiếp, không qua bất kì trung gian nào. Hồ sơ
của người lao động được tiếp nhận tại trụ sở của công ty Fuji Labor ở Việt Nam. Sau
đó sẽ chuyển qua cơ sở tại Nhật để chuyển tới tay doanh nghiệp có nhu cầu lao động
tại Nhật Bản. Nhìn chung thì chiều dài của kênh phân phối là ngắn.

46
Công ty Fuji Labor tại Việt
Nam

Công ty Fuji Labor tại Nhật

Doanh nghiệp Nhật Bản

- Kiểm soát các dòng chảy trong kênh:


+ Quyền sở hữu hợp đồng lao động luôn thuộc công ty Fuji Labor. Vì sử dụng
hình thức phân phối trực tiếp, kênh phân phối ngắn, nên hợp đồng người lao động
không phải qua bất kì trung gian nào, đảm bảo an toàn cho người lao động, uy tín của
công ty, cũng như giảm bớt chi phí chuyển nhượng.
+ Thông tin đi theo một đường thẳng từ công ty mình tới doanh nghiệp. Điều này
giúp sự truyền tải về thông tin một cách minh bạch, rõ ràng và chính xác nhất. Ngoài
ra, nhờ sự kết hợp công nghệ, nên việc truyền tin nội bộ công ty từ cơ sở tại Việt Nam
sang cơ sở tại Nhật Bản cũng rất nhanh chóng, các sự thay đổi luôn được cập nhật kịp
thời và chính xác để tránh sự sai sót trong nội bộ cũng như đảm bảo uy tín với khách
hàng.
+ Cơ sở tại Việt Nam sau quá trình tìm và sàng lọc chất lượng người lao động về
cả kiến thức, đạo đức, sức khỏe sẽ hoàn thành các giấy tờ, thủ tục từ hồ sơ người lao
động, hợp đồng lao động, cam kết sức khỏe, đến các giấy tờ Visa để đưa người lao
động sang Nhật Bản. Mọi giấy tờ sẽ đảm bảo hoàn thành 2 tuần trước ngày người lao
động lên đường. Doanh nghiệp cũng sắp xếp cả về phương tiện đi lại, nơi nghỉ tại
Nhật Bản cho tới khi người lao động bắt đầu công việc tại doanh nghiệp Nhật Bản
đang cần lao động. Điều này giúp việc quản lý đối với người lao động được rõ ràng
hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
3. Hậu cần
- Việc tổ chức sơ tuyển và đào tạo nâng cao tay nghề của người lao động từ Việt
Nam ứng tuyển cho các doanh nghiệp Nhật Bản được diễn ra rất rõ ràng và có sự kiểm
tra chặt chẽ:

47
+ Sơ tuyển ứng viên: Để tham gia chương trình, các ứng viên phải đáp ứng đủ
các điều kiện cơ bản như độ tuổi, chiều cao, cân nặng, trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm trong chuyển môn…Quá trình sơ tuyển ứng viên sẽ giúp
lựa chọn ra các ứng viên đủ điều kiện đi Nhật Bản.
+ Khám sức khỏe: Khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện sơ tuyển đầu vào, người
lao động sẽ được Công ty Fuji Labor đưa đi khám sức khỏe tại các bệnh viện đủ điều
kiện khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước
ngoài. Bước khám sức khỏe nhằm loại ra những ứng viên không đủ điều kiện sức
khỏe để đi làm việc tại nước ngoài. Trước khi đi khám sức khỏe, người lao động cần
lưu ý không uống nước có ga, nước ngọt hay các chế kích thích.
+ Đào tạo trước khi thi tuyển: Thủ tục đi Nhật Bản không thể thiếu đó là khi đã
đủ điều kiện về sức khỏe, người lao động sẽ tham gia khóa học tiếng Nhật ngắn hạn
và kỹ năng đối mặt với sự áp lực, tinh thần làm việc khắc nghiệt của môi trường Nhật
Bản . Thời gian của khóa học là 7 ngày. Khóa học này sẽ cung cấp cho người lao động
những câu chào hỏi tiếng Nhật, cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật, những kỹ
năng cần thiết trong quá trình phỏng vấn ứng tuyển vào các doanh nghiệp Nhật, đối
với trình độ cao hơn là những từ ngữ cơ bản đối với ngành nghề.
+ Kiểm tra trình độ ứng viên:
● Phỏng vấn: Gồm Phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng hoặc phỏng vấn gián
tiếp qua mạng internet như skype, zalo, line…
● Thi tuyển trình độ tay nghề: thi tay nghề, thi thể lực, thi kỹ năng, các bài test IQ
+ Kết thúc quá trình, người lao động sẽ được nhân viên công ty Fuji Labor đánh
giá và gợi ý doanh nghiệp phù hợp với năng lực và trình độ .
- Hoàn thiện giấy tờ giúp người lao động, tư vấn, giải đáp thắc mắc của họ về
vấn đề xuất khẩu lao động: Trong quá trình người lao động tham gia quá trình đào tạo,
Công ty xuất khẩu lao động sẽ tiến hành xin visa cho người lao động và hoàn tất các
thủ tục đi XKLĐ Nhật Bản để người lao động xuất cảnh sang Nhật làm việc.
- Cho doanh nghiệp được gặp mặt với ứng viên trước: Bên cạnh đó, sau khi nhập
cảnh vào Nhật Bản, trong 2 tuần đầu tiên đến Nhật Bản,người lao động sẽ được
nghiệp đoàn cử cán bộ phụ trách hướng dẫn, giúp thích nghi với môi trường làm việc,
điều kiện sinh hoạt và đi lại ở Nhật Bản. Sau thời gian 1 tuần người lao động ở lại
Nhật Bản, sẽ sắp xếp một cuộc gặp mặt trước cho doanh nghiệp và người lao động, để
doanh nghiệp có cái nhận xét sơ bộ về chất lượng của người lao động. Điều nãy cũng
rất hợp với phong cách người Nhật, họ đánh giá cao những cuộc họp mặt hơn là
những mớ giấy tờ.
- Phương tiện vận chuyển: đi bằng máy bay, công ty Fuji Labor sẽ đưa đón
người lao động từ nơi tập trung đến sân bay và giao đoàn cho bộ phận giám sát, đưa
người lao động sang Nhật, đảm bảo đúng quy trình. Ngoài phí dịch vụ ban đầu của
người lao động đã đóng toàn bộ thì sẽ không mất thêm bất kì một chi phí gì khác.

48
IV. Truyền thông
1. Công chúng nhận tin mục tiêu
- Là các quản lý và giám đốc các doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu về lao động
nước ngoài trong 4 lĩnh vực: Ô tô, Điện tử, Cơ khí, Xây dựng.
- Đặc điểm của công chúng mục tiêu:
● Nhân khẩu học:
○ Tuổi: 32 - 55
○ Vị trí địa lý: trên toàn nước Nhật, nhưng tập trung chủ yếu vào vùng Honshu.
○ Nghề nghiệp: Quản lý, giám đốc các doanh nghiệp trong ngành ô tô, điện tử, cơ
khí, xây dựng.
● Tâm lý:
○ Đề cao lòng tin đối với thương hiệu, danh tiếng của thương hiệu đó, chất lượng
lao động mà công ty đã cung cấp và coi trọng giá trị mà người lao động đem lại hơn là
giá trị bằng tiền họ bỏ ra để thuê lao động đó, tức là họ sẵn sàng trả lương rất cao miễn
là lao động đạt tiêu chuẩn của họ.
○ Ngoài ra, theo một nghiên cứu của tờ WordBank thì Nhật Bản là quốc gia duy
nhất trên thế giới nơi mà những ý kiến, nhận xét của người tiêu dùng còn có ảnh
hưởng tới những người tiêu dùng khác, hơn là các nhận định được đưa ra bởi các
chuyên gia.
2. Mục tiêu truyền thông
a) Tạo sự nhận biết, tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng
- Mục tiêu đầu tiên nhóm đưa ra cho doanh nghiệp trong thời gian tới chính là
tạo được nhận thức và tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng. Bởi Fuji Labor
cùng với dịch vụ cung cấp lao động chất lượng cao mà doanh nghiệp cung cấp chỉ mới
đang bắt đầu thâm nhập vào thị trường lao động Nhật Bản, là một thương hiệu hoàn
toàn mới, nên việc tạo sự nhận biết, tăng cường hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm
trí khách hàng là việc hết sức quan trọng.
- Cụ thể, mục tiêu nhóm đặt ra là đưa thông tin và hình ảnh của thương hiệu tiếp
cận được với khoảng 1 triệu khách hàng bằng phương tiện quảng cáo trong thời gian 3
tháng triển khai. Bên cạnh đó, nhóm đề ra mục tiêu tiếp cận trực tiếp được với 500
doanh nghiệp cả bằng hình thức tiếp thị trực tiếp và tiếp cận tại các Hội chợ nhân
sự/xuất khẩu lao động.
b) Tạo sự quan tâm, thái độ tích cực của khách hàng đối với thương hiệu
- Sau khi khách hàng đã có một sự nhận biết nhất định về Fuji Labor. Thì mục
tiêu tiếp theo của doanh nghiệp là thu hút sự quan tâm, chú ý từ phía khách hàng,
khiến họ hình thành thái độ tích cực đối với thương hiệu.
- Cụ thể, trong 1 triệu khách hàng doanh nghiệp tiếp xúc được qua phương tiện
quảng cáo, Fuji Labor đặt ra mục tiêu thu hút được 5% trong số đó sẽ có tương tác với
với doanh nghiệp (có thể đo lường qua lượng truy cập website, inbox, comment...)

49
Còn với hình thức tiếp thị trực tiếp và tiếp cận tại các Hội chợ nhân sự/xuất khẩu lao
động thì mục tiêu được đặt ra là tiếp cận với 300 khách hàng/ 3 tháng.
c) Tác động đến hành vi của khách hàng

- Sử dụng thêm các phương tiện truyền thông và tận dụng việc trả lời inbox,
comment, trao đổi tư vấn trực tiếp với khách hàng để tăng thêm, củng cố niềm tin của
khách hàng với doanh nghiệp. Từ đó khách hàng sẽ yên tâm đặt và sử dụng dịch vụ
của Fuji Labor.

- Cụ thể: Sau khi thực chiến lược truyền thông dài 3 tháng thì tỉ lệ chuyển đổi ra
đơn hàng nhóm đặt ra là 5%.
3. Thiết kế thông điệp
- Insight: Do chính sách phát triển hội nhập của các doanh nghiệp Nhật Bản mà
ngày nay họ càng muốn có những nhân sự nước ngoài có chất lượng cao, có thể làm
được các công việc đòi hỏi tư duy logic, xử lý các tình huống linh hoạt, có thể đảm
nhiệm được những vị trí quan trọng trong công ty. Tuy nhiên, hiện nay, nhân sự nước
ngoài có nhiều rủi ro khiến doanh nghiệp Nhật không an tâm khi để họ chịu trách
nhiệm những công việc quan trọng.
- Big Idea: Người bạn tri kỷ và uy tín, cống hiến hết mình cho con đường xây
dựng và phát triển công ty, coi lợi ích của công ty chính là lợi ích của bản thân.
- Thông điệp:“Fuji Labor cam kết đem đến Uy tín – Chất lượng - Giá trị dài lâu.
4. Lựa chọn phương tiện truyền tin
- Quảng cáo: Nhìn chung người Nhật có cái nhìn khá tích cực về hoạt động
Marketing. Theo kết quả của một cuộc khảo sát tại bảy quốc gia phát triển vào năm
2015, người Nhật thường bày tỏ cảm xúc tích cực hoặc trung lập đối với các quảng
cáo. Họ có xu hướng đánh giá sự hấp dẫn của một quảng cáo dựa trên tính bắt mắt của
nó nhiều hơn so với người Mỹ. Và nếu như với nhiều quốc gia khác, quảng cáo online
được coi là thứ gây xao lãng, mất tập trung khi người tiêu dùng sử dụng Internet thì ở
Nhật các quảng cáo trực tuyến này lại được coi là bình thường. Đây chắc hẳn là một
tin tốt cho các Marketer, bởi với sự cân nhắc hợp lý về hành vi của người tiêu dùng
Nhật Bản, quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến thực sự là một phương tiện tiềm năng
để có thể tạo ra kết quả mà công ty mong muốn.
- Marketing trực tiếp: Do loại hình sản phẩm đặc thù là cung cấp nhân sự có chất
lượng cao cộng với thực trạng doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường nên đây là
một trong những phương tiện hữu hiệu để giúp giới thiệu về thương hiệu, sản phẩm
mới của công ty và tìm kiếm những đơn đặt hàng thực sự cho từng món hàng, thu
được nhiều thông tin về khách hàng một cách nhanh chóng nhất, nhằm đúng vào mục
tiêu với hiệu quả truyền thông cao và chi phí thấp.
- Hội chợ nhân sự/xuất khẩu lao động: Tham gia các hội chợ việc làm, hội chợ
nhân sự là cách để một thương hiệu mới như Fuji Labor có thể tiếp cận với nhiều
khách hàng doanh nghiệp lớn và giới thiệu cho họ về sản phẩm của mình. Nhờ đó,

50
công ty có thể nhận được đơn hàng ngay trong thời gian hội chợ. Các dữ liệu thu thập
được tại hội chợ về khách hàng doanh nghiệp cũng có thể được lưu trữ để phục vụ cho
các hoạt động kinh doanh và marketing trong thời gian sau này.
- Khuyến mại quốc tế: Phương tiện này sẽ giúp công ty khuyến khích các đối tác
đặt hàng để tạo ra các đơn hàng đầu tiên cho sản phẩm của mình.
- Quan hệ Marketing quốc tế: Fuji Labor dùng phương tiện này nhằm tạo lập và
duy trì quan hệ dài hạn giữa doanh nghiệp với các khách hàng. Công ty cần sử dụng
các phương pháp theo dõi, đánh giá mức độ hài lòng và so sánh mức độ thỏa mãn
khách hàng của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Khi khách hàng hiện tại thực
sự hài lòng với sản phẩm, dịch vụ họ nhận được, họ sẽ là một kênh truyền thông miễn
phí và uy tín cho chính doanh nghiệp. Tại thị trường Nhật Bản, truyền miệng trên
mạng xã hội trực tuyến đứng thứ hai (20%), kết hợp với danh tiếng doanh nghiệp
đứng đầu (35%), chiếm 55%, với đa số người nói là “danh tiếng”. Nó chỉ ra rằng
đánh giá của bên thứ ba và xã hội, chẳng hạn như truyền miệng, được người Nhật
thường xuyên sử dụng làm tiêu chí trong quyết định mua hàng.
- Quan hệ công chúng: Có thể nói những năm gần đây hình ảnh của người lao
động Việt Nam trong mắt doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và người Nhật nói riêng
được đánh giá không mấy khả quan. Nguyên nhân là do chất lượng lao động dưới mức
phổ thông và các trường hợp người lao động Việt Nam vi phạm pháp luật tại Nhật. Do
đó, để xây dựng hình ảnh thương hiệu, tăng cường quan hệ cộng đồng, quảng cáo giá
trị tên thương hiệu,…thì công ty Fuji Labor cũng cần phải sử dụng phương tiện PR
trong hoạt động truyền thông của mình. Phương tiện này nên được sử dụng để truyền
đặt rằng thương hiệu là một phần của xã hội và đang tạo ra những giá trị đích thực cho
xã hội Nhật Bản.
5. Giai đoạn gợi mở, nhận biết, lan tỏa
a) Gợi mở
- Thời gian thực hiện: 1 tháng
- Mục tiêu:
+ Tăng độ nhận biết cho thương hiệu
+ Xây dựng niềm tin của khách hàng về chất lượng lao động của doanh nghiệp
- Key hook:
Vì Fuji Labor là công ty mới, chưa có thương hiệu trên thị trường Nhật Bản và
đang cần thâm nhập vào thị trường, nên ở giai đoạn gợi mở công ty sẽ chủ yếu tập
trung 2 hoạt động chính để làm tăng độ nhận biết cho thương hiệu, đó là:
+ Một, xây dựng website chính thống của công ty. Việc xây dựng nền tảng
website sẽ do bên thứ 3 đảm nhiệm và Fuji Labor về sau sẽ dùng website đó để quản
lý nguồn lao động, các đơn đặt hàng, cũng như thời gian làm việc và tình trạng làm
việc của các lao động tại các doanh nghiệp khách hàng. Fuji Labor sẽ cung cấp đầy đủ
các thông tin của người lao động lên website (như kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ

51
hành nghề, đánh giá chất lượng theo thang 5 sao…) để khách hàng có thể hiểu rõ
doanh nghiệp cũng như dịch vụ mà mình sẽ sử dụng.
=> Xây dựng niềm tin của khách hàng về chất lượng dịch vụ.
+ Hai, triển khai hoạt động marketing trực tiếp:
- Fuji Labor thu thập thông tin các doanh nghiệp cần nguồn lao động xuất khẩu.
- Gửi thư điện tử giới thiệu về doanh nghiệp và lực lượng lao động chất lượng
cao của doanh nghiệp: Những người lao động chăm chỉ, có đạo đức nghề nghiệp cao
đến từ Việt Nam, cùng đầy đủ các chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí cần tuyển
dụng của doanh nghiệp.
- Nếu không có hồi âm, gọi điện trực tiếp tới các doanh nghiệp đó để giới thiệu
cụ thể hơn về dịch vụ của Fuji Labor và phúc lợi đi theo đó, ví dụ như: chương trình
khuyến mãi 10% cho đơn đặt hàng ngay hôm nay, tặng voucher 10% cho lần đặt hàng
tiếp theo,..
- Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp chưa có phản hồi, Fuji Labor tiếp tục đi tìm
kiếm khách hàng bằng cách bán hàng cá nhân. Lực lượng bán của Fuji Labor sẽ đi tới
các doanh nghiệp cần lao động và giới thiệu về nguồn lao động của mình cùng với
một số bằng chứng như chứng chỉ lao động đồng thời cam kết lao động chất lượng và
có “bảo hành”. Fuji cũng có thể để xuất các mức giá ổn hơn như giảm 20% 30%..
- Key message: Fuji Labor là doanh nghiệp cung cấp nguồn lao động chất lượng,
dồi dào và an toàn cho doanh nghiệp bạn.
b) Nhận biết
- Thời gian thực hiện: 1 tháng
- Mục tiêu:
+ Tăng độ nhận diện của thương hiệu trên thị trường ngành xuất khẩu lao động
+ Nhấn mạnh USP của doanh nghiệp.
- Key hook:
+ Tham gia các hội chợ nhân sự/ việc làm/ xuất khẩu lao động để giới thiệu về
thương hiệu, cung cấp thông tin về chất lượng người lao động, quy trình tuyển chọn
cùng với dịch vụ đi kèm của doanh nghiệp.
● Tại các hội chợ tuyển dụng nhân sự, hội chợ việc làm, nơi các doanh nghiệp
lớn tìm kiếm cho nhân sự của mình thì Fuji Labor có thể giới thiệu tới họ nguồn lao
động chất lượng của mình bằng cách tiếp cận trực tiếp các gian hàng trong hội chợ và
cung cấp thông tin, quảng bá về dịch vụ của mình.
● Tại các hội chợ xuất khẩu lao động, Fuji Labor sẽ đầu tư quảng cáo cho doanh
nghiệp mình bằng cách
● Tại các hội nghị khách hàng, các chuyên viên bán hàng có thể phát biểu ý kiến
của mình tới khách hàng mục tiêu, cung cấp thông tin về doanh nghiệp và dịch vụ của
mình
+ Trong thời gian này, doanh nghiệp Fuji sẽ tiếp tục triển bán hàng cá nhân. Do
số lượng doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn, đội ngũ bán hàng sẽ phải dành thời

52
gian chăm sóc khách hàng, cung cấp cho các khách hàng những ưu đãi để hướng tới
chốt được đơn hàng.
- Key message: Fuji Labor là doanh nghiệp đảm bảo uy tín, chất lượng và khác
biệt với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bình thường khác.
c) Lan tỏa
- Thời gian thực hiện: 1 tháng
- Mục tiêu:
+ Tạo sự quan tâm, thái độ tích cực của khách hàng với doanh nghiệp. Thay đổi
cái nhìn của người Nhật cũng như doanh nghiệp Nhật về con người Việt Nam và việc
Việt Nam cung cấp nguồn lao động vô cùng chất lượng.
- Key hook:
+ Tổ chức hội thảo hoặc Workshop có sự tham gia của các doanh nghiệp Nhật
Bản và các công ty lao động xuất khẩu Việt Nam để cùng chia sẻ về thực trạng đang
gặp phải và cùng bàn luận giải pháp. Đồng thời doanh nghiệp sẽ chia sẻ quá trình
tuyển dụng nguồn lao động của doanh nghiệp, sàng lọc những người uy tín và tốt nhất
để bổ sung vào đội ngũ, cũng như các chính sách hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp.
=> Mục đích chính của hội thảo mang tới những thông tin về thực trạng, tìm ra giải
pháp cho cả công ty Nhật Bản và các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam, từ đó giúp
cải thiện và thúc đẩy sự hợp tác phát triển giữa hai bên. Bên cạnh đó, hội thảo cũng
đưa ra một hướng nhìn mới cho các doanh nghiệp Nhật về nguồn nhân sự Việt Nam
có chất lượng cao hơn, uy tín hơn.
+ Quan hệ Marketing quốc tế: Thiết lập các mối quan hệ đối với các khách hàng
đã và đang sử dụng dịch vụ. Khảo sát khách hàng và xin khách hàng đánh giá về chất
lượng người lao động ngay trên website để thu thập thêm thông tin phản hồi khách
hàng và khắc phục dần các điểm yếu. Bên cạnh đó, cung cấp tới khách hàng các ưu
đãi giảm giá cho lần đặt đơn tiếp theo hoặc giới thiệu khách hàng mới để kích thích
nhu cầu của khách hàng.
+ Làm việc thông qua những người có thế lực trong cộng đồng như những người
bình luận trên phương tiện truyền thông địa phương, những chủ tịch công ty có hạng
và các tổ chức xã hội khác.
- Key message: Fuji Labor là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu
lao động. Fuji Labor muốn cùng các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ với
đội ngũ nhân sự tốt nhất, đi tới hợp tác quốc tế lâu dài.

53
54

You might also like