You are on page 1of 4

I.

Mở bài:

Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi
lãnh đạo.

II. Thân bài

Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:

- Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa
quân Lam Sơn.

- Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.

- Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.

Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.

- Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc
ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.

- Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em


I. Kiến thức 
1. Khái niệm

– Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, giúp xđ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, … của sự việc
nêu trong câu

Có rất nhiều loại TN: TN chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích…

Chức năng: Bên cạnh chức năng bổ sung ý nghĩa cho sư việc trong câu, TN còn có chức năng liên kết các câu
trong một đoạn, làm cho đoạn văn được liền mạch

– Ví dụ: Mùa thu, trên các con phố, hoa sữa thơm ngào ngạt.

Trong đó: Mùa thu là TN1

Trên các con phố là TN2

2. Số lượng, vị trí, dấu hiệu nhận biết trạng ngữ

– Số lượng: câu có 1 hoặc nhiều trạng ngữ

– Vị trí: 

 TN thường đứng đầu câu

 TN có thể đứng giữa câu. Ví dụ: con bìm bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, báo hiệu mùa
xuân

 TN có thể đứng cuối câu. Ví dụ: Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp

– Dấu hiệu: 

 Hình thức: TN thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy

 Ý nghĩa: TN chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích

3. Các loại trạng ngữ:

– TN chỉ thời gian: chỉ thời gian, thời điểm

 Câu hỏi: Khi nào? Bao giờ? Mấy giờ

Ví dụ: Mùa hè, ve kêu râm ran

– TN chỉ nơi chốn: địa điểm, vị trí

 Câu hỏi: Ở đâu

VD: Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều
– TN chỉ nguyên nhân: lý do

 Câu hỏi: Vì sao? Do đâu? Tại đâu

VD: Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

– TN chỉ mục đích: mục tiêu hướng tới

 Câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì điều gì?

VD: Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

– TN chỉ phương tiện, cách thức

VD:  Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.

Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

 Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải huy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ
ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản.

Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết: 

- Xác định nội dung cần diễn đạt.

- Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác
nhất nội dung muôn thể hiện.

- Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau
nó trong cùng một câu (đoạn) văn.

Tác dụng

 Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà
người nói (viết) muốn thể hiện.

You might also like