You are on page 1of 125

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG - HÌNH........................................................................................4


MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Xuất xứ của dự án......................................................................................................6
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án..................................................6
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án...............................................7
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.............................................................7
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM..............................................7
2.1. Các cơ sở pháp lý lập báo cáo.............................................................................7
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong báo cáo.............................................10
2.3. Các tài liệu, dữ liệu có liên quan sử dụng trong quá trình lập báo cáo...............11
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường.....................................................11
3.1. Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM............................................................11
3.2 Quy trình thực hiện Báo cáo ĐTM.....................................................................13
4. Phương pháp áp dụng trong lập Báo cáo ĐTM của dự án đầu tư.............................14
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN...................................................................15
1.1. Tên dự án...........................................................................................................15
1.2. Chủ dự án..........................................................................................................15
1.3. Vị trí địa lý của dự án........................................................................................15
1.3.1. Vị trí dự án..................................................................................................15
1.3.2. Mối tương quan của dự án với các đối tượng xung quanh...........................16
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án..............................................................................18
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án............................................................................18
1.4.2. Khối lượng, quy mô các hạng mục công trình của dự án............................18
1.4.3. Giải pháp thiết kế kiến trúc các công trình..................................................19
1.4.4. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án..............................................................................................24
1.4.5. Công nghệ sản xuất, vận hành.....................................................................26
1.4.6. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến...........................................................27
1.4.7. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của
dự án..................................................................................................................... 30
1.4.8. Tiến độ thực hiện dự án...............................................................................33
1.4.9. Vốn đầu tư...................................................................................................34
1.4.10. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án...........................................................34
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI......36

1
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên...........................................................................36
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất........................................................................36
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng..................................................................38
2.1.3. Điều kiện tài nguyên thiên nhiên.................................................................39
2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí..............................40
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án...........................................47
3.1. Đánh giá, dự báo tác động.................................................................................48
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án.............48
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.....48
3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành của nhà máy...........................66
3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án.............78
3.2. Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá.......................................80
3.2.1. Đánh giá đối với các tính toán về lưu lượng, nồng độ và khả năng phát tán
khí độc hại và bụi..................................................................................................81
3.2.2. Đánh giá đối với các tính toán về phạm vi tác động do tiếng ồn.................81
3.2.3. Đánh giá đối với các tính toán về tải lượng, nồng độ và phạm vi phát tán các
chất ô nhiễm trong nước thải.................................................................................82
3.2.4. Đánh giá đối với các tính toán về lượng chất thải rắn phát sinh..................82
3.2.5. Đánh giá tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án..........................82
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ
PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.................................................84
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra...............84
4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị.............................................................................84
4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng............................................................................84
4.1.3. Trong giai đoạn vận hành............................................................................87
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phố rủi ro, sự cố của dự án................103
4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong
quá trình xây dựng..............................................................................................103
4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong
quá trình hoạt động của nhà máy.........................................................................103
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG........107
5.1. Chương trình quản lý môi trường....................................................................107
5.1.1. Nội dung của chương trình quản lý môi trường.........................................107
5.1.2. Tổ chức và nhân lực..................................................................................113
5.1.3. Dự trù kinh phí cho các hạng mục công trình xử lý môi trường................113
5.2. Chương trình giám sát môi trường...................................................................114

2
5.2.1. Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường........................................114
5.2.2. Nội dung chương trình giám sát môi trường..............................................115
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG.................................................119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................121
1. Kết luận..............................................................................................................121
2. Kiến nghị............................................................................................................121
3. Cam kết..............................................................................................................121
3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu...........................121
3.2. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường
có liên quan đến nhà máy....................................................................................122
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO...............................................................124

3
DANH MỤC BẢNG - HÌNH

Bảng 1: danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM.........................12
Hình 1. Ranh giới khu đất xây dựng dự án..................................................................16
Bảng 2. Tọa độ giới hạn của Nhà máy (Hệ tọa độ VN 2000).......................................16
Bảng 3: các hạng mục công trình của nhà máy............................................................18
Hình 2: Sơ đồ quy trình sản xuất và nguồn thải...........................................................26
Bảng 4. Một số máy móc thiết bị sử dụng trong giai đoạn thi công.............................27
Bảng 5: Danh mục máy móc thiết bị của dự án...........................................................28
Bảng 6. Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ giai đoạn thi công xây dựng.......................30
Bảng 7: Nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất trong 01 tháng...................................32
Bảng 8: Các loại hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất (1 năm)...........................33
Hình 3: sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án........................................................34
Bảng 9: Tổng hợp nhân sự của Công ty TNHH Sanico Việt Nam...............................35
Bảng 10: vị trí lấy mẫu không khí xung quanh............................................................41
Bảng 11: Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh..............................................41
Bảng 12: vị trí lấy mẫu nước mặt.................................................................................42
Bảng 13: kết quả phân tích chất lượng nước mặt.........................................................43
Bảng 14: Vị trí lẫy mẫu nước ngầm.............................................................................44
Bảng 15: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm.....................................................44
Bảng 16: vị trí lấy mẫu môi trường đất........................................................................45
Bảng 17: kết quả phân tích môi trường đất..................................................................45
Bảng 18: Hệ số của một số chất ô nhiễm đối với các loại xe sử dụng dầu diesel........49
Bảng 19: tổng hợp ước tính tải lượng khí thải phát sinh do phương tiện vận chuyển. .50
Bảng 20: nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trên tuyến đường vận chuyển........52
Bảng 21: Mức ồn gây ra do xe tải................................................................................52
Bảng 22: Tiếng ồn của xe tải vận chuyển (dBA).........................................................53
Bảng 23: các nguồn tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình..........54
Bảng 24: Công suất và nhiên liệu tiêu thụ của máy móc, thiết bị thi công...................56
Bảng 25: Hệ số phát thải của một số phương tiện thi công sử dụng dầu Diesel...........56
Bảng 26: Lượng khí thải từ các máy, thiết bị thi công (kg/h).......................................56
Bảng 27: Giá trị giới hạn môi trường không khí xung quanh......................................57
Bảng 28: thành phần bụi khói một số que hàn.............................................................58
Bảng 29: tải lượng ô nhiễm nước sinh hoạt thải ra trong một ngày.............................60
Bảng 30: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi
công cơ giới.................................................................................................................64
Bảng 31: Mức rung của các phương tiện thi công cầu (dB).........................................65
Bảng 32: tải lượng ô nhiễm nước sinh hoạt thải ra trong một ngày.............................67
Bảng 33: bảng tổng tải lượng bụi phát sinh từ quá trình vận tải..................................69
Bảng 34: hệ số tải lượng khí thải sinh ra đối với xe vận chuyển sử dụng dầu DO.......70
Bảng 35: tổng tải lượng khí thải sinh ra đối với xe vận chuyển sử dụng dầu DO........70
Bảng 36: tải lượng các chất ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng................................72
Bảng 37: nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện................................73
Bảng 38. Thành phần các chất trong khí gas hóa lỏng.................................................73
Bảng 39: danh mục chất thải nguy hại dự kiến phát sinh trung bình/tháng..................74
Bảng 40: danh mục các máy móc, thiết bị phân tích đánh giá chất lượng môi trường. 83

4
Hình 4: Sơ đồ khối quy trình xử lý khí thải công đoạn hàn.........................................88
Hình 5. Hệ thống xử lý khí thải và mùi từ quá trình ép silicon, cao su........................89
Bảng 41. Khối lượng than hoạt tính sau một đợt thay..................................................90
Hình 6: Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt............................................................93
Hình 7: mô hình hệ thống xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn......93
Hình 8: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tập trung phương án 1...................................95
Bảng 43: Thông số dự kiến của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.............................96
Hình 9: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tập trung phương án 2...................................98
Bảng 44. Danh mục máy móc, thiết bị được lắp đặt trong trạm xử lý nước thải của Nhà
máy.............................................................................................................................. 99
Hình 10: Hệ thống thu gom nước mưa.......................................................................100
Bảng 44: Kế hoạch quản lý môi trường các giai đoạn thực hiện dự án......................108
Bảng 45 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường...............................................113
Bảng 46: Chương trình giám sát môi trường của dự án.............................................116

MỞ ĐẦU

5
1. Xuất xứ của dự án

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án

Trong nhiều năm trở lại đây, chứng kiến sự gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhằm hiện thực hóa những ưu đãi từ
các hiệp định thương mại tư do song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia
đàm phán và ký kết. Theo đó, để tận dụng tối đa những ưu đãi về thuế quan đòi hỏi
Việt Nam phải thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm khép kín quy trình sản
xuất. Ngày nay, các thiết bị công nghệ, linh kiện điện tử có mặt ở hầu hết các lĩnh vực
của đời sống, đặc biệt là các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông. Sự ra đời và
cải tiến các sản phẩm điện thoại, máy tính để phục vụ nhu cầu của con người theo sự
phát triển của khoa học công nghệ gia tăng đáng kể trong vài năm qua. Theo đó là sự
phát triển của các ngành sản xuất linh kiện, phụ kiện điện tử nhằm cung cấp và đáp
ứng nhu cầu sản xuất, lắp ráp và sử dụng các sản phẩm điện tử, viễn thông.

Nhận thấy được sự cần thiết của thị trường cũng như nhu cầu sử dụng trong
cuộc sống hiện đại về các linh kiện, phụ kiện điện tử Công ty TNHH Sanico Việt Nam
đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện và phụ kiện điện tử tại Cụm công
nghiệp Gia Vân, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, công suất 300 triệu sản
phẩm/năm với các sản phẩm chính là các linh kiện điện tử. Để đáp ứng cơ hội phát
triển về sản xuất cũng như nhu cầu về mặt bằng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, Công ty
TNHH Sanico Việt Nam đã tiến hành lập dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
linh kiện điện tử”.

Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP,
ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ
môi trường. Công ty TNHH Sanico Việt Nam tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động
môi trường cho dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử”.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ khoa học nhằm phân
tích, đánh giá các tác động có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, dự báo những tác
động trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của nhà máy. Qua đó,

6
lựa chọn và đề xuất các giải pháp tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa ô nhiễm và xử lý
môi trường đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước trước khi thải ra bên ngoài.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án

Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử” được xây dựng lại
Lô CN4, Cụm công nghiệp Gia Vân, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình do
Công ty TNHH Sanico Việt Nam làm chủ đầu tư.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: UBND tỉnh Ninh Bình.

1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

Dự án được xây dựng tại Lô CN4 trong bản đồ quy hoạch chi tiết cụm công
nghiệp Gia Vân được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt theo Quyết định số 1572/QĐ-
UBND ngày 18/11/2016 về việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Nhà
máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH Sanico Việt Nam.

Dự án nằm trong Cụm công nghiệp Gia Vân, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình. Phù hợp với ngành nghề thu hút đầu tư của Cụm công nghiệp Gia Vân theo
Quyết định số 325/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ngày 26/02/2016.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Các cơ sở pháp lý lập báo cáo

Các văn bản làm cơ sở pháp lý để thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường của dự án bao gồm:

- Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23/06/2014;
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 18/6/2014;
- Luật PCCC số 27/2001/QH10 được Quốc hội Việt Nam khóa X, kỳ họp 9
thông qua ngày 29/6/2001;
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy được
Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ
6 thông qua ngày 22/11/2013, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014;

7
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 201/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về hướng dẫn
Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Chính Phủ về
thoát nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 59/2007/NĐ - CP ngày 09/4/2007 của Chính Phủ về quản lý
chất thải rắn;
- Nghị định số 18/2015/NĐ – CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi
trường;
- Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 về phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải;
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008
của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Hóa chất;
- Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính
phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải


nguy hại;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về Bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao;

8
- Thông tư 21/2012/TT-BTNMT, ngày 19/12/2012 quy định việc đảm bảo
chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường;
- Thông tư 32/2013/TT-BTNMT, ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và môi
trường ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT, ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 về ban hành quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT, ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ – BTNMT, ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và
môi trường v/v ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình
về việc thành lập Cụm công nghiệp Gia Vân;
- Quyết định số 1571/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình
về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu 20 ha Cụm công nghiệp
Gia Vân;
- Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình
về việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh
kiện điện tử của Công ty TNHH Sanico Việt Nam tại Cụm công nghiệp Gia
Vân.

2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong báo cáo

- Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về


chất lượng nước mặt;
- Quy chuẩn QCVN 09-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
chất lượng nước dưới đất;
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải sinh
hoạt;
- QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
- QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;

9
- QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của một số kim loại nặng trong đất;
- QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung;
- QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt;
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số: 3733/2002/QĐ – BYT,
ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ
sinh Lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
- QCVN 06:2010/BXD – Quy chuẩn về an toàn phòng cháy chữa cháy cho nhà
và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-
BXD ngày 28/07/2010;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn - Mức tiếp
xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị
cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;
- TCVN 5760 -1993 - Hệ thống chữa cháy -Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và
sử dụng;
- TCVN 2622-1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu
thiết kế;
- TCVN 5040-1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy- kí hiệu hình vẽ dùng
trên sơ đồ phòng cháy - yêu cầu kĩ thuật.
- TCVN 5738-2000: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 3254-89: An toàn cháy – Yêu cầu chung.
- TCVN 7435-1:2004-ISO 11602-1:2000 – Phòng cháy và chữa cháy – Bình
chữa cháy xách tay và xe đẩy.
- TCVN 3890 – 2009: Phương tiện Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công
trình trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
- TCVN 4756-1999- Quy phạm nối đất và nối không.
- TCXDVN 394:2007: Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện – Phần an toàn điện.
- TCVN 46-2007 – Tiêu chuẩn chống sét.
- Các Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Bao gồm: 21
tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động)
và các tiêu chuẩn vệ sinh khác có liên quan.

2.3. Các tài liệu, dữ liệu có liên quan sử dụng trong quá trình lập báo cáo

10
- Các bản vẽ chi tiết thiết kế, thi công các hạng mục công trình của dự án và
thuyết minh dự án;
- Các hồ sơ pháp lý có liên quan;
- Số liệu thu thập về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực
nhà máy;
- Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng các thành phần môi
trường tại khu vực nhà máy;
- Tài liệu thống kê về tình hình thủy văn, khí tượng khu vực nhà máy;
- Các số liệu điều tra, đo đạc thực tế tại hiện trường khu vực nhà máy.

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1. Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản
xuất linh kiện điện tử” được chủ đầu tư là Công ty TNHH Sanico Việt Nam ký hợp
đồng với đơn vị tư vấn thực hiện.

* Đơn vị tư vấn lập Báo cáo ĐTM: Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng
môi trường Hà Nội:

- Địa chỉ: số 19/49 phố Vĩnh Hồ, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 04.35641919
- Đại diện: ông Kiều Anh Tuấn
- Chức vụ: Giám đốc

- Văn phòng đại diện tại Ninh Bình: số 23, ngõ 27, đường Định Tiên Hoàng,
phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

- E-mail: xaydungmoitruonghn@gmail.com

Bảng 1: danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
Trình độ chuyên
STT Họ và tên Chức danh Nhiệm vụ Chữ ký
môn
I Công ty TNHH SANICO Việt Nam
1 Park Dong Young Giám đốc
2 Nguyễn Thị Hiên Phiên dịch
II Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng môi trường Hà Nội
Thạc sỹ Khoa học
1 Nguyễn Minh Phương Cán bộ môi trường Tổng hợp báo cáo.
môi trường
Thạc sỹ Khoa học Khảo sát, viết báo
2 Trần Thị Hồng Gấm Cán bộ môi trường
môi trường cáo chương 1,2,3
Cử nhân Khoa học Viết báo cáo
3 Nguyễn Hương Lan Cán bộ môi trường
môi trường chương 4
4 Nguyễn Thị Hoa Cử nhân Khoa học Cán bộ môi trường Viết báo cáo

11
đất chương 5,6
Cử nhân Khoa học Rà soát và hoàn
5 Phạm Văn Huy Cán bộ môi trường
môi trường thiện báo cáo
Báo cáo ĐTM được lập dựa trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu khảo sát
và thu thập được qua các đợt khảo sát thực địa cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia môi
trường và tham khảo các tài liệu liên quan.

3.2 Quy trình thực hiện Báo cáo ĐTM

Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử” được
thực hiện theo trình tự như sau:

(1) Thành lập Nhóm đánh giá tác động môi trường gồm:

Chủ đầu tư lựa chọn cơ quan tư vấn, cơ quan tư vấn lựa chọn cán bộ tham gia
trực tiếp, gián tiếp vào công tác ĐTM. Phân công công việc cụ thể cho các nhóm và
các cá nhân, lập kế hoạch cho công tác ĐTM và viết Báo cáo ĐTM.

(2) Thông qua đề cương chi tiết của Báo cáo ĐTM

(3) Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu đã có

(4) Thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực tế khu vực thự hiện dự án, đo đạc, lấy mẫu
ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm, cụ thể:

- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực
hiện dự án;
- Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để khảo sát, đo đạc, lấy mẫu, phân tích và
đánh giá hiện trạng môi trường nền tại khu vực thực hiện dự án.

(5) Phân tích xử lý số liệu, tổng hợp và viết Báo cáo ĐTM

- Phân tích và xử lý số liệu về hiện trạng chất lượng môi trường nền khu vực
thực hiện dự án;
- Trên cơ sở số liệu thu thập và tính toán, tổng hợp phân tích các yếu tố có
khả năng gây ô nhiễm, xác định nguồn gốc gây tác động, đối tượng, quy mô
bị tác động, phân tích và đánh giá tác động. Thực hiện đánh giá tác động của
dự án đến môi trường;

12
- Xây dựng, đề xuất các biện pháp, phương án giảm thiểu tác động của dự án
tới môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường;
- Xây dựng, đề xuất chương trình quản lý, giám sát môi trường;
- Tổng hợp số liệu, hoàn chỉnh Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

(6) Trình Đơn xin thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án tới cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc các đơn vị được ủy quyền thẩm định.

4. Phương pháp áp dụng trong lập Báo cáo ĐTM của dự án đầu tư

Các phương pháp sử dụng trong lập Báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư xây
dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử” Của Công ty TNHH Sanico Việt Nam
gồm:

Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập, xử lý và phân tích các số liệu
khí tượng, thủy văn, môi trường và kinh tế xã hội có liên quan.

Phương pháp điều tra, khảo sát và lấy mẫu hiện trường: phương pháp nhằm xác định
các vị trí đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
theo các quy định và hướng dẫn về quan trắc, phân tích môi trường của Bộ Tài nguyên
và Môi trường (BTNMT) để xác định các thông số về chất lượng môi trường (bao
gồm: khảo sát chất lượng không khí, tiếng ồn, độ rung, chất lượng nước mặt, nước
ngầm, chất lượng đất khu vực thực hiện dự án) phục vụ cho việc phân tích, đánh giá
hiện trạng môi trường khu vực xây dựng dự án.

Phương pháp định lượng: tính toán tải lượng chất ô nhiễm từ các hoạt động thi công
dự án, lắp đặt các thiết bị và giai đoạn vận hành.

Phương pháp đánh giá nhanh: được thực hiện theo quy định của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khi thải, nước thải từ các
hoạt động thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành của dự án nhằm đánh giá tác
động của dự án tới chất lượng môi trường.

Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cở sở tiêu chuẩn và các quy
chuẩn môi trường do BTNMT ban hành.

Phương pháp mô hình hóa: được sử dụng để tính toán nồng độ bụi phát tán trong quá
trình thi công như khói bụi trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu.

13
Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo: phân tích, tổng hợp các tác động
của Dự án đến các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực dự án.

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án

“Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử”.

1.2. Chủ dự án

Công ty TNHH Sanico Việt Nam

Địa chỉ trụ sở chính: Lô CN4, Cụm công nghiệp Gia Vân, xã Gia Vân, huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Người đại diện: Ông (Mr): Park Dong Young; Chức vụ: Tổng giám đốc

1.3. Vị trí địa lý của dự án

1.3.1. Vị trí dự án

Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử” do Công ty
TNHH Sanico Việt Nam làm chủ đầu tư được triển khai tại Lô CN4 Cụm công nghiệp
Gia Vân, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình với tổng diện tích 36.240 m 2
(Sơ đồ vị trí dự án được đính kèm tại phụ lục của báo cáo ĐTM).

Các vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

- Phía Bắc giáp đường quy hoạch cụm công nghiệp;


- Phía Nam giáp đất quy hoạch cây xanh CX3 và trụ sở UBND xã Gia Vân;
- Phía Đông giáp mương và đường trục xã Gia Vân (đường vào khu du lịch
sinh thái Vân Long);
- Phía Tây giáp đất quy hoạch công nghiệp lô CN3.

Ngoài ra, khu vực thực hiện dự án còn nằm gần trạm y tế xã, khu vực dân cư và trường
mầm non xã Gia vân.

14
Hình 1. Ranh giới khu đất xây dựng dự án
Tọa độ giới hạn của khu đất được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. Tọa độ giới hạn của Nhà máy (Hệ tọa độ VN 2000)
Điểm X (m) Y (m)
A 2250853 0591677
B 2250866 0591593
C 2250381 0507978
D 2250610 0591626
E 2250670 0591722
F 2250791 0591750

1.3.2. Mối tương quan của dự án với các đối tượng xung quanh

Cụm công nghiệp Gia Vân được thành lập theo Quyết định số 325/QĐ-UBND
ngày 26/02/2016; Phê duyệt quy hoạch chi tiết số 195/QĐ-UBND ngày 18/01/2016
của UBND tỉnh Ninh Bình, theo đó các ngành nghề điện tử nằm trong nhóm ngành
nghề thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp Gia Vân.

* Hệ thống giao thông

Đường bộ: Cụm công nghiệp Gia Vân cách Quốc lộ 1A khoảng 7 km, cách
trung tâm thành phố Ninh Bình 18 km.

Đường sắt: Cách ga Ninh Bình 19 km.

15
Đường thủy nội địa: về đường thủy trên địa bàn huyện khá thuận lợi với các
tuyến quốc gia là sông Hoàng Long, sông Đáy.

Hệ thống cảng: Cách cảng Ninh Phúc (tàu 3000 tấn có thể cập bến) 22 km, cách
cảng Hải Phòng 140 km1.

* Cơ sở hạ tầng

Cấp điện: Trạm trung gian Gia Vân công suất (2 x 1800) kVA-35/10 kV; Gia
Tân (3200 + 1800) kVA-35/10 kV; Me (2 x 1800 + 3200) kVA-35/10kV. Hệ thống điện
được trải khắp huyện, đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định cho các doanh nghiệp
trong cụm công nghiệp.
Cấp nước: Trên địa bàn huyện có 01 nhà máy nước công suất 1.500
m3/ngày/đêm ở thị trấn Me.
Thoát nước, xử lý nước thải và chất thải: Hệ thống thoát nước mưa và nước thải
được xây dựng riêng biệt. Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống và chảy ra
mương thoát nước chung của Cụm công nghiệp. Nước thải sẽ được xử lý trước khi đổ
thải vào hệ thống xử lý nước thải chung của cụm công nghiệp. Tổ chức thu gom chất
thải rắn về Nhà máy xử lý chất thải công suất 200tấn/ngày tại xã Đông Sơn, thành phố
Tam Điệp.
Thông tin liên lạc: Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và luôn sẵn có
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, truyền dữ liệu tốc độ cao và dịch vụ bưu điện
trong nước và quốc tế. Hệ thống cáp quang ngầm được đấu nối trực tiếp đến hàng rào
cụm công nghiệp2.
* Mối tương quan của dự án với các dự án khác trong cụm công nghiệp
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Sanico với diện tích
36.240m2 nằm ở lô CN4, trong cụm công nghiệp Gia Vân phù hợp với ngành nghề thu
hút của CNN cùng với 2 dự án khác cũng đang được xây dựng trong CCN như: Dự án
xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Goryo thuộc lô CN5 và Dự án xây dựng
nhà máy sản xuất đồng bộ kết hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển giày da thuộc
lô CN2, CN3.
Do các dự án đã được quy hoạch phân lô và có đường đi vào dự án khác nhau
nên hầu như trong quá trình xây dựng và vận hành sẽ không ảnh hưởng lẫn nhau. Việc
tập chung thu hút ngành nghề đặc trưng của CCN như da giày và linh kiện điện tử sẽ
gây ra sự cạnh tranh về nguồn lao động, là cơ sở để kích thích các đơn vị này có những
ưu đãi tốt hơn để thu hút lao động nhằm nâng cao mức lương cũng như đưa ra những
chính sách bảo hộ cho người lao động trong quá trình sản xuất.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1
http://cumcongnghiepninhbinh.vn/Quy-hoach/Cum-cong-nghiep/cum-cong-nghiep-gia-van
2
http://cumcongnghiepninhbinh.vn/Quy-hoach/Cum-cong-nghiep/cum-cong-nghiep-gia-van

16
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
Xây dựng cơ sở sản xuất, gia công linh kiện điện tử (chủ yếu sản xuất linh kiện
điện tử cho thiết bị di động: điện thoại, máy tính bảng…) nhằm mở rộng phát triển sản
xuất theo định hướng của Công ty làm tăng doanh thu, lợi nhuận của Công ty, đồng
thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm cho lao động và
đóng góp vào ngân sách địa phương.
1.4.2. Khối lượng, quy mô các hạng mục công trình của dự án.
1.4.2.1. Quy mô xây dựng
Công ty TNHH Sanico Việt Nam đầu tư xây dựng nhà xưởng đáp ứng nhu cầu
sản xuất với công suất 300 triệu sản phẩm/năm tại lô CN4 Cụm công nghiệp Gia Vân,
xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Trong đó phần diện tích dự kiến xây
dựng là 36.240 m2.
Xây dựng hệ thống nhà xưởng, văn phòng điều hành, nhà kho phụ trợ, hố điều
hòa, sân đường nội bộ và một số công trình phụ trợ đồng bộ có công năng phù hợp để
sản xuất các sản phẩm linh kiện điện tử của nhà máy đạt công suất như dự kiến và cho
ra các sản phẩm chất lượng mà không gây ảnh hưởng đến môi trường.
1.4.2.2. Các hạng mục công trình của dự án
Bảng 3: các hạng mục công trình của nhà máy
Diện tích Diện tích Diện tích
STT Tên hạng mục chiếm đất xây dựng sàn (m2)
2
(m ) (m2)
1 Cổng, hàng rào 203 200
2 Nhà bảo vệ (2 nhà) 36 36 36
3 Nhà để xe 3.240 3.240 3.240
4 Nhà xưởng số 1 5.000 5.000 5.000
5 Nhà văn phòng điều hành số 1 (3 450 450 1.350
tầng)
6 Nhà xưởng số 2 5.000 5.000 5.000
7 Nhà văn phòng điều hành số 2 (3 450 450 1.350
tầng)
8 Trạm biến áp 16 16
9 Nhà kho phụ trợ 900 900
10 Nhà căng tin 1.800 2.016 1.800
11 Nhà nghỉ nhân viên 900 900 900
12 Hố điều hòa + PCCC 2.300 2.300
13 Lán tập kết rác thải (trong đó, xây 144 144 144
dựng kho CTNH diện tích khoảng
10m2)
14 Hệ thống xử lý nước thải tập 160 160
trung
15 Cây xanh trong nhà máy 3.540

17
16 Sân đường nội bộ 12.101
Cộng 36.240
Chi tiết vị trí các hạng mục và sơ đồ mặt bằng Công ty TNHH Sanico Việt Nam
được thể hiện tại phục lục đính kèm báo cáo.

1.4.3. Giải pháp thiết kế kiến trúc các công trình

1.4.3.1. Các tiêu chuẩn áp dụng thiết kế công trình

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, năm 1997;


- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam tập IV, VI , tập VIII;
- TCVN 4319-2012: Nhà và công trình công cộng- Nguyên tắc cơ bản để thiết
kế;
- Tải trọng và tác động TCVN- 2737-1995;
- Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình TCXD- 45-78;
- Kết cấu bê tông cốt thép- Tiêu chuẩn thiết kế TCVN- 5574-2012;
- Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo cho các công trình kiến
trúc T.C.X.D - 95 - 83 của Bộ Xây Dựng;
- Quy phạm thiết kế đặt đường dây dẫn điện, thiết bị điện, chống sét cho các
công trình kiến trúc;
- Quy phạm nối đất, nối không các thiết bị điện TCVN 4756-89;
- TCVN 2622-1978: Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình;
- TCVN 3255-1986: An toàn nổ - Yêu cầu chung;
- TCVN 3254-1989: An toàn cháy - Yêu cầu chung;
- Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường ISO 14000.

1.4.3.2. Giải pháp quy hoạch mặt bằng

Yêu cầu về quy hoạch tổng thể:

- Tuân thủ những khống chế về chỉ giới đường đỏ, về ranh giới khu đất. Đặc
biệt là quan hệ không gian và quan hệ chức năng với các công trình lân cận;
- Có các giải pháp kỹ thuật phù hợp trong quá trình xây dựng thuận tiện cho
việc bố trí cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.

Yêu cầu về kiến trúc công trình:

- Hài hoà với cảnh quan môi trường thiên nhiên và các công trình lân cận;
- Đáp ứng được các đặc điểm khí hậu vùng, miền;
- Phù hợp với quy hoạch chung của Cụm công nghiệp.

1.4.3.3. Giải pháp kiến trúc hạng mục công trình

Công trình là một tổ hợp gồm 11 phân khu với những chức năng khác nhau, cụ thể:

(1) Hệ thống nhà xưởng sản xuất

18
Là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu trong công nghệ sản xuất sản phẩm của dự
án. Nhà xưởng được thiết kế là khung thép lợp tôn chống nóng, sàn bê tông với hệ
thống thông gió tự nhiên bằng hệ thống cửa, hệ thống quạt và hệ thống điều hòa đảm
bảo môi trường trong nhà máy thoáng mát.

Nhà máy được xây dựng gồm có 2 phân xưởng với tổng diện tích là 10.000 m 2.
Nhà xưởng được bố trí hợp lý để thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản
xuất phù hợp với công nghệ sản xuất của công ty và thuận tiện cho việc di chuyển và
vận hành máy của công nhân. Đồng thời, đảm bảo hệ thống điện, hệ thống cấp thoát
nước được thiết kế đạt tiêu chuẩn môi trường; hệ thống nhà vệ sinh gắn liền với nhà
xưởng, được bố trí thành các khu vệ sinh nam, nữ riêng biệt.

(2) Hệ thống văn phòng làm việc

Văn phòng làm việc gồm 02 toà nhà 03 tầng với tổng diện tích xây dựng là 900
m2, tổng diện tích sàn là 2.700 m2 bao gồm: Phòng giao dịch và các phòng ban chức
năng của nhà máy.

Công trình xây dựng sử dụng hệ kết cấu khung cột chịu lực. Tường trong và
ngoài của văn phòng được xây gạch tuynel vữa xi măng (VXM) 75#, trát trong và
ngoài VXM 75# dày 15. Trong nhà lăn sơn màu sáng, ngoài nhà lăn sơn màu xanh
theo phối cảnh. Phần mái kê gạch 6 lỗ chống nóng. Toàn bộ cửa được lắp đặt bằng
nhựa lõi thép, kính cường lực dày 8 ly. Sàn và nền nhà được lát gạch ceramic KT
600X600 màu sáng. Sàn nhà vệ sinh lát gạch chống trơn KT 300x300. Tường nhà vệ
sinh được ốp gạch men kính trắng 300x600 cao 2100cm tính từ chân tường. Mặt bậc
tam cấp và bậc cầu thang ốp đá granit màu xám tro. Lan can cầu thang sử dụng inox
ống, tay vịn Ф60, trụ thẳng inox vuông 20x20. Mái sảnh của văn phòng kích thướng
2x11,5m, được làm bằng khung xương sắt, bọc nhôm alu màu xám.

Mỗi tầng của tòa nhà được bố trí một tủ điện đấu nối với tủ điện tổng để cung
cấp điện năng cho từng tầng với phạm vi như sau:

- Tủ điện tầng 1: cấp cho hộp nối cầu thang và phòng y tế, phòng chờ; ngoài
ra còn cấp cho hộp nối kho vật tư và phòng họp.
- Tủ điện tầng 2: cấp cho hộp nối cầu thang, Phó chủ tịch, Phó giám đốc và
cấp cho hộp nối phòng làm việc, phòng họp.
- Tủ điện tầng 3: cấp cho hộp nối cầu thang và các phòng nghỉ, ngoài ra còn
cấp cho hộp nối phòng ăn và phòng giải trí.

19
Tòa nhà được xây dựng hệ thống thu lôi chống sét. Sử dụng cọc tiếp địa dùng
thép góc L63x6 dài 2,5m được chôn sâu dưới mặt đất 0,8m, tưới nước và lấp bằng đất
thịt nện chặt. Cọc tiếp địa được liên kết với nhau bằng thép tiếp địa Ф20 bởi liên kết
hàn với chiều dài mối hàn là 100mm. Vị trí các cọc tiếp địa đặt sat chân tường rào,
cách đều nhau 3m. Dây tiếp địa nối với dây thu sét bởi liên kết hàn với chiều dài mối
hàn 100mm. Sử dụng 20 kim thu lôi Ф18 dài 1m được nối với nhau bởi liên kết hàn
với chiều dài mối hàn 100mm. Dây thu sét đặt cách tường 60mm hàn với các bật sắt
chôn vào tường, các bật sắt chôn cách nhau 800mm. Phần kim thu lôi và dây sét hở
ngoài trời phải được sơn chống gỉ 2 lớp (phần chôn dưới đất không được sơn). Kim
thu lôi phải được liên kết chắc chắn vào đỉnh mái (hàn lập là và bắt chặt vào mái bê
tông) phần đầu nhọn đặt hướng lên trên.

(3) Dãy nhà phụ trợ

Bao gồm các hạng mục như: Lán tập kết rác thải (144m 2), phòng máy phục vụ
xưởng, nhà kỹ thuật điện bao gồm phòng máy biến áp và phòng máy phát. Các hạng
mục này được xây dựng với tường bao xây bằng gạch tuynel VXM 50#, trát tường
VXM mác 50# dày 15mm. Toàn bộ tường, trần trong nhà được lăn sớn 3 lớp không bả.
Hệ thống cửa được làm bằng khuôn nhựa lõi thép pa nô kính cường lực dày 8mm. Nền
được đổ bê tông đá 1x2 mác 100# dày 150mm. Mặt nền đánh màu, mái lớp tôn thường
dày 0,45mm, nền nhà chứa rác thải mềm đánh dốc 1%.

Nguồn điện phục vụ các hạng mục phụ trợ được lấy từ lưới điện nhà máy. Bảng
điểu khiển dùng aptomat 2 pha; dây dẫn trong công trình đi chìm luồn trong ống gen.
Bảng điện được đặt cao 1,5m so với nền nhà. Đèn huỳnh quang 2 bên tường lắp cách
trần 0,3 m.

(4) Hố điều hòa và PCCC và bế chứa nước

Tổng diện tích xây dựng 2.300m2. Bể nước được xây dựng với thể tích 200 m 3
chia 3 ngăn tích hợp chứa nước, hố điều hòa và PCCC bằng bê tông mác 200, RN =
90kg/cm2, cốt thép D < 10, nhóm AI, RA – 2100kg/cm 2. Cốt thép D > 10 nhóm AII,
RA = 2700 kg/cm2. Bê tông lót mác 50 dày 100mm. Tường bể được xây bằng gạch đặc
mác 75, vữa xi măng mác 75. Trát trong và ngoài bằng VXM mác 75#.

Đáy bể tạo độ dốc về rốn bể, ngâm nước xi măng chống thấm cho bản đáy. Lắng VXM
lên nắp bể sau khi đậy tấm đan nắp bể.

20
Hệ thống PCCC được đặt tại các tầng của toàn nhà văn phòng, nhà xưởng và
nhà ăn,v.v. bao gồm các loại bình chữa cháy CO 2-MT3, bình chữa cháy MFXL4, bình
chữa cháy MFZT35 và gắn bảng tiêu lệnh chữa cháy. Định mức trang bị bình chữa
cháy là 75m2/01 bình, khoảng cách di chuyển < 15m.

(5) Cổng, hàng rào

Tổng diện tích xây dựng là 203 m2 trong đó tường, rào, trụ, tường rào được xây
dựng bằng gạch tuynel, VXM mác 50# trát VXM 50# với chiều dày 15mm. Giằng
móng, giằng đỉnh, tường rào bê tông mác 200#, đá 1x2. Lót móng trụ cổng, hàng rào
bê tông đá 4x6 mác 100# dày 100mm. Hoàn thiện lăn sơn 3 lớp toàn bộ trụ cổng, hàng
rào.

(6) Nhà bảo vệ

02 nhà với tổng diện tích xây dựng 36m2 được xây dựng kết cấu tường 220 chịu
lực, sàn mái bằng bê tông cốt thép mác 200#, dày 100, láng sênô mái VXM mác 75#
dày 20mm. Tường được xây bằng gạch tuynel VXM mác 75#, trát tường VXM 75#
dày 15mm. Trát trần, cột, phào, chỉ, đấu trụ VXM mác 75#. Nền và bồn hoa được lát
gạch liên doanh 400x400, bậc cấp xây gạch tuynel VXM mác 75#. Cửa đi, cửa sổ
được dùng gỗ nhóm III, không khuôn hộc, ô thoáng khuôn hộc đơn 60x140, bên trong
có hoa sắt vuông 12x12 bảo vệ. Mái lớp tôn L.D dày 0,45mm, hoa sắt cửa sổ được sơn
màu xanh đậm, hoàn thiện lăn sơn trực tiếp 3 lớp tường, trần toàn bộ công trình.

(7) Nhà ăn và nhà để xe

Nhà ăn và nhà để xe tường bao được xây bằng gạch tuynel, VXM mác 75#, trát
VX 75#, hoàn thiện lăn sơn trực tiếp 1 lớp lót 2 lớp phủ. Tường khu bếp được ốp gạch
L.D400x600 màu trắng cao 2,2m; mặt bàn bếp, mặt khu rửa tay ốp đá granit màu đen.
Ốp toàn bộ bột thép phía trong khu nhà ăn, mặt và cổ bậc cấp ốp đá granit màu hồng.
Tường nhà để xe xây gạch tuynel, VXM 75#, trát VXM 75#, hoàn thiện lăn sơn trực
tiếp 1 lớp lót 2 lớp phủ.

* Cấu tạo nền:

- Nền nhà ăn: đất nền được san lấp đã lu lèn chặt, sau đó đổ một lớp tôn nền
đá mạt 1x1, đầm chặt lại dày 300mm. Tiếp đến là lớp bê tông nền đá 1x2,
mác 250# dày 200mm. Trên cùng lát gạch nền L.D = 500x500 mm.

21
- Nền khu bếp: dưới cùng là nền đất được san lấp đã lu lèn chặt, tiếp đến đổ
lớp tôn nền đá mạt 1x1 sau đó dầm chặt lại với chiều dày 300mm. Phía bên
trên đổ lớp bê tông nền đá 1x2, mác 250#, dày 200. Trên cùng lát gạch nền
L.D = 500x500mm chống trơn.
- Nền nhà để xe: dưới cùng là nền đất san lấp đã lu lèn chặt sau đó rải lớp tôn
nền đá mạt 1x1, đầm chặt, lớp này có chiều dày 300mm. Sau đó đổ bê tông
nền đá 1x2, mác 250# dày 200mm cuối cùng là láng VXM 100# dày 30mm.

* Mặt bằng hoàn thiện trần:

- Trần nhà ăn hoàn thiện bằng trần nhôm kích thước 600x600 (S – 1008 m2).
- Trần khu bếp hoàn thiện bằng hệ trần nhựa chịu nước (S = 333.4 m2).

(8) Khu xử lý nước thải:

Tổng diện tích xây dựng 160m2 được xây bằng gạch tuynel VXM75#, trát trong
VXM 75#, dày 20mm, đánh màu và được trát ngoài bằng VXM 75# dày 15mm. Phần
đáy được láng bằng VXM 75# dày 20mm được đánh màu. Nắp bể láng VXM 75# dày
20mm. Đáy bể và nắp bể dùng bên tông đá 1x2 mác 200, tấm đan TĐ1 khi thi công
chìa lỗ thăm. Trong quá trình thi công chờ lỗ để lắp đặt đường ống.

(9) Cây xanh cách ly

Tổng diện tích xây dựng khoảng 3.540 m 2, cây xanh được trồng trong khu vực
này nhằm tạo bóng mát, cảnh quan cho nhà máy và giúp điều hòa không khí.

(10) Sân đường nội bộ

Đường nội bộ với tổng chiều dài 330 m bao gồm tuyến 1A, 1B và tuyến 2. Đất
nền được đầm chặt K95, cấp phối đá dăm loại 1 dày 18cm, cấp phối đá dăm loại 1 dày
15 cm, tiếp đến là lớp cát đệm dày 3cm sau đó được đổ bô tông xi măng đá 2x4
M250# dày 24 cm. Kết cấu sân bê tông với lớp dưới cùng cấp phối đá dăm loại 1 dày
18 cm, tiếp đến là cấp phối đá dăm loại 1 dày 15 cm, sau đó là lớp cát đệm dày 3 cm
cuối cùng được đổ bê tông tại chỗ đá 2x4 M250# dày 20 cm.

(11) Hệ thống chống sét


- Việc thiết kết, thi công và bảo trì hệ thống chống sét phải đảm bảo tuân thủ
đúng TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế,
kiểm tra và bảo trì hệ thống.

22
- Hệ thống chống sét phải được đo kiểm đủ điều kiện và được cấp giấy chứng
nhận theo đúng quy định.
- Hệ thống kim thu sét phải đúng tiêu chuẩn của kim thu sét khoảng cách các
kim trên mái đặt theo đúng thiết kế. Kim được cố định chắc chắn vào mái nhà.
- Các dây nối tiếp đất là các dây thép phi 12 phải được hàn nối đúng kĩ thuật và
được kiểm tra kĩ lưỡng, liên kết các bật thép vào tường theo thiết kế đã được phê
duyệt.
- Các cọc thép tiếp đất phải và dây thép chôn dưới mương phải đúng độ sâu
thiết kế. Khi thi công phải kiểm tra bằng đồng hồ đo điện trở của đất và đạt được điện
trở theo thiết kế yêu cầu.
(Bản vẽ tổng mặt bằng bố trí các hạng mục công trình của nhà máy được đính kèm
phần phụ lục của báo cáo)

1.4.4. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án

1.4.4.1. Quy trình chung

- Chuẩn bị mặt bằng, xây dựng nhà xưởng sản xuất;

- Tùy vào kế hoạch sản xuất cũng như tiến độ lắp đặt thiết bị. Công ty lắp đặt
từng dây chuyền sản xuất của nhà máy đảm bảo đúng tiến độ và không làm ảnh hưởng
đến hoạt động của các cơ sở lân cận.

1.4.4.2. Quy trình cụ thể


* Tiếp nhận và bảo quản vật tư
Vật tư bao gồm xi măng, gạch, cát, khung nhà, vì kèo, mái tôn được tập kết
theo tiến độ xây dựng của dự án và được tập kết tại sân chứa sản phẩm của nhà máy.
Vật liệu tập kết được để đúng vị trí quy định. Các vật liệu như xi măng, khung nhà, vì
kèo, mái tôn cần được phủ bạt nhằm hạn chế các tác động gây giảm chất lượng công
trình.
* Thi công móng, cột, lắp dựng bulông móng
Xác định tim cột, tim bulông móng theo đúng thiết kế để thi công đảm bảo độ
chính xác, giảm các sai số sau khi lắp dựng cột làm giảm tuổi thọ của công trình. Thực
hiện thi công thủ công, quá trình thi công sử dụng các thiết bị xây dựng đơn giản. Sử
dụng máy đo thủy bình hoặc máy đo kinh vỹ để xác định tim móng cột và độ cao của
móng cột.
* Thi công lắp dựng khung chính
Đây là phần lắp đặt chính của nhà thép tiền chế, sử dụng xe cẩu 25 tấn để lắp
dựng cột. Quá trình lắp dựng cột phải bố trí xe cẩu hợp lý để lắp đặt, tránh bị uốn cong

23
thanh kèo làm tuổi thọ công trình bị giảm sau này. Quá trình lắp đặt cột, kèo phải đảm
bảo thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật an toàn trong lắp đặt nhà khung thép.
Việc lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên là quan trọng nhất, nó định hình toàn bộ cho cả
khu nhà sau này. Dựa theo mặt bằng thi công, tiến hành thi công từ một đầu hồi nhà rồi
phát triển vào trong. Để đảm bảo độ chính xác về góc vuông, mặt phẳng, độ cao cần sử
dụng máy đo kinh vĩ, máy chiếu laze để xác định góc vuông và cao độ.
Sau khi lắp đặt cột, kèo đầu tiên xong, cần phải giằng níu thật chặt đảm bảo cột
kèo không bị xê dịch. Công đoạn thi công này phải làm thật tốt và chuẩn để làm căn cứ
tiếp tục triển khai công đoạn tiếp theo.
* Lắp dựng phần tôn mái
Việc lắp dựng phần tôn mái được tiến hành sau khi phần lắp dựng khung chính
đã hoàn thành và căn chỉnh chính xác, các bulông, các thanh giằng đã được bắt chặt.
Cũng như phần lắp đặt khung chính, phần lắp đặt tôn mái cũng yêu cầu tấm tôn đầu
tiên đòi hỏi phải được làm Chirất
tiếtcẩn
bánthận,
thành nó chính
phẩm nhậplà tiêu điểm cho các tấm tôn lắp đặt
sau này. khẩu (nguyên vật liệu đầu vào)
* Hoàn thiện
Kiểm tra lại các bulông đã bắt, các khe hở tại các điểm nối của tôn với tôn, khe
Lắp ráp, hàn các chi tiết lại để
Leadhởfreetạiflux
cácLFô800A tạo thành
cửa thông gió để đảmphẩm (Máy
bảo sauhàn,
nàymáy
không bị dột và côngTiếng
trìnhồn,được
khí thi
(chất trợ hàn không chì) cắmmic, máy hơi; Máy in kem thải, bụi mạt
công chất lượng. hàn, máy kiểm tra kem hàn, Máy
Kem hàn
gắn chip.....)
* Lắp đặt thiết bị
Cồn Di
IPAchuyển lần lượt các dây chuyền sản xuất lên địa điểm mới đảm bảo quá trình di
Làm sạch Tiếng ồn,
chuyển
Cleaner không
DCF 10 (Cồn gây
tẩy hỏng hóc thiết bị và tránh va chạm với công trình vừa hoàn thiện.
bụi
rửa DCF
Tuyển10)công nhân để đảm bảo nhu cầu sản xuất đạt 300 triệu sản phẩm/năm.

1.4.5. Công nghệ sản xuất,Sấy


vận(85hành
0
C, 6 giờ) – Lò sấy
Quy trình sản xuất được thể hiện theo sơ đồ chung như sau

Khí thải,
Kiểm tra đặc điểm (độ nhạy và Chất thải rắn
sigma) – Máy kiểm tra chức năng... (sản phẩm
lỗi, hỏng)

Sắp xếp khay Tiếng ồn

Kiểm tra quy cách 2 – Kính hiển Chất thải rắn


vi, kính lúp.... (sản phẩm
lỗi, hỏng)

Vận chuyển Tiếng ồn

Xuất hàng Bụi, tiếng ồn 24


Hình 2: Sơ đồ quy trình sản xuất và nguồn thải
Thuyết minh dây chuyền sản xuất: Công ty TNHH Sanico Việt Nam sản xuất
theo dây chuyền công nghệ hiện đại đồng bộ, thực hiện nhập khẩu chi tiết bán thành
phẩm rồi làm sạch bề mặt bằng các máy phun không khí áp lực cao, sau đó các bán sản
phẩm được làm sạch chuyển sang bộ phận máy hàn và lắp ráp tự động theo các chế độ
đã được cài đặt sẵn trên các phần mềm của thiết bị. Sau khi tạo được thành phẩm thì
được chuyển ra kiểm tra chi tiết bằng máy kiểm định đặc tính sản phẩm (được thao tác
bởi công nhân đào tạo chuyên môn), các sản phẩm không đạt yêu cầu được loại bỏ
theo quy định. Cuối cùng các sản phẩm được chuyển sang đóng gói và nhập kho chờ
xuất hàng.

Quá trình hàn chủ yếu dùng 3 loại máy móc với các loại kem hàn trong đó kem
hàn được in bằng máy PCB (bảng mạch) qua mặt nạ làm từ khuôn in, thiếc hàn có hai
loại hàn xanh và dây. Đối với loại xanh thì dùng trong bể thiếc chuyên hàn tự động,
còn hàn thiếc dây là chuyên hàn thủ công.

1.4.6. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến

a) Danh mục máy móc trong quá trình thi công dự án.

25
Trong quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án cần phải sử dụng
một số máy móc sau:
Bảng 4. Một số máy móc thiết bị sử dụng trong giai đoạn thi công
Thông số Hiện
STT Thiết bị Xuất xứ Số lượng
kỹ thuật trạng
Máy đào 1 gầu bánh Nhật 2 Mới 80%
1 1,25 m3
xích
2 Máy ủi 110V Nhật 2 Mới 80%
3 Ô tô tự đổ 16 tấn Nhật 2 Mới 80%
3
4 Ô tô tưới nước 5m Nhật 1 Mới 80%
Máy đầm bê tông, Nhật 2 Mới 80%
5 1,5kw
dầm đùi
6 Cần trục bánh xích 25 tấn Nhật 2 Mới 80%
7 Máy khoan lỗ YG 60 Nhật 2 Mới 80%
8 Máy phát điện 10 kW Nhật 1 Mới 80%
9 Máy kéo 54CV Nhật 2 Mới 80%
10 Máy san tự hành 108CV Nhật 1 Mới 80%
Tổng 17

b) Danh mục máy móc phục vụ quá trình sản xuất của dự án

Máy móc, thiết bị được nhập từ nhiều quốc gia khác nhau, các thiết bị chạy
hoàn toàn bằng điện. Danh mục máy móc thiết bị được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 5: Danh mục máy móc thiết bị của dự án


Nhà cung Tình
Tên máy Ký hiệu Đơn vị trạng Số lượng
cấp
Mới
Máy kiểm tra chức năng SA-0018B0 China máy 29
100%
Mới
Kiểm tra chức năng nhỏ lẻ LC 87B China máy 10
100%
Mới
Máy kiểm tra tính năng STB- R China máy 3
100%
STB- R, WJ- Mới
Phụ kiện máy các loại 901A, SG- China máy 100% 350
2312A
Hakko Mới
Fx888/Quick 100%
Máy hàn China máy 34
503/TAD
260
SLD853/ Mới
Máy hơi China máy 2
Hoslen 853 100%

26
Mới
Máy cắm mic LC 87B China máy 4
100%
Mới
Kính lúp LC 86C N/A máy 19
100%
Mới
Kính hiển vi LC 87B N/A máy 14
100%
Mới
Máy cấp PCB SVL - 200 Korea máy 12
100%
Mới
Máy in kem hàn HP-350MD Korea máy 13
100%
Mới
Băng tải đẩu SSC500 Korea máy 9
100%
Máy kiểm tra kem hàn 3D Mới
KY8030-2 Korea máy 3
Solder 100%
Mới
Bàn thao tác SWT-1000 Korea máy 14
100%
Mới
Máy gắn chip NM-EJM6D Korea máy 32
100%
Mới
Lò 1808MKV Korea máy 6
100%
Mới
Bình CC khí N2 JFN-4B18 Korea máy 6
100%
Mới
Băng tải cuối SCL - 900D Korea máy 6
100%
Máy kiểm tra quang học tự Mới
Zenith - Lite Korea máy 2
động 100%
MV-2GT & Mới
Máy kiểm tra AOI Korea máy 10
MV-3L 100%
X-eyes Mới
Máy X-ray Korea máy 2
5100F/3100F 100%
Mới
Máy trộn kem hàn N/A China máy 1
100%
KH7200DE, Mới
Máy rửa các loại ENC-12, China máy 100% 3
TAD-1800
Mới
Máy kiểm tra mã vạch Korea máy 7
100%
Máy kiểm tra nhiệt độ Mới
UI - 301 A China máy 2
Reflow 100%
Mới
Máy dán ép PCB China máy 1
100%
Mới
Máy đo độ nhớt kem hàn PM-2 China máy 1
100%
Mới
JIG test GO NO China máy 1
100%
Mới
Máy kiểm tra hàng UX-350 China máy 1
100%
Máy đóng gói N/A China máy Mới 1

27
100%
Mới
Máy phân tích MIC 541 China máy 1
100%
Mới
Máy kiểm tra ECM TCM12X20S China máy 25
100%
Máy kiểm tra độ nhạy nhỏ Mới
STB- R China máy 7
lẻ 100%
Mới
Máy giảm độ nhạy N/A China máy 2
100%
Mới
Thước đo độ sâu Mutytoyo JAPAN máy 1
100%
Mới
Thước kẹp Mutytoyo JAPAN máy 3
100%
Mới
Dino Dino-Lite TAIWAN máy 2
100%
Mới
Máy đo điện trở bề mặt 100 CHINA máy 1
100%
Mới
Máy kiểm tra nhiệt độ hàn N/A JAPAN máy 4
100%
Mới
Máy đo độ sáng HT-1318 CHINA máy 1
100%
Mới
Máy đo nhiệt độ , đọ ẩm 1360A CHINA máy 2
100%
Mới
Máy đo điện từ trường N/A CHINA máy 1
100%
Mới
Máy đo điện trở kháng đất N/A CHINA máy 1
100%
Mới
Thước lá N/A CHINA máy 2
100%
Mới
Máy đo nhiệt độ và độ ẩm N/A CHINA máy 12
100%
Mới
Máy đo sức căng DS2-200N CHINA máy 1
100%
Mới
Cân điện tử BL-200F-1C CHINA máy 3
100%
Mới
Máy đếm liệu N/A CHINA máy 1
100%
Mới
Đồng hồ đo vạn năng U1731C CHINA máy 14
100%
Mới
Thiết bị đo lực căng N/A KOREA máy 1
100%
Mới
Máy đo trường tĩnh điện N/A CHINA máy 1
100%
Mới
Máy AOI model N/A CHINA máy 2
100%
Mới
Nhíp đo đa năng N/A CANADA máy 2
100%
Máy đo điện trở kháng N/A CHINA máy Mới 2

28
100%
Mới
Máy đo độ nhạy N/A N/A máy 1
100%
(Nguồn: Công ty TNHH Sanico Việt Nam)

1.4.7. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của
dự án

1.4.7.1. Giai đoạn thi công xây dựng


a. Nhu cầu nguyên, vật liệu
Nguyên, vật liệu dùng cho việc xây dựng được ước tính như sau:
Bảng 6. Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ giai đoạn thi công xây dựng
TT Vật liệu Đơn vị tính Khối lượng
1 Đá 1x2 tấn 3.434,22
2 Đá 2x4 tấn 5.811,76
3 Cát vàng tấn 24.039,53
4 Gạch chỉ tấn 3.031,36
5 Bê tông thương phẩm tấn 13.076,45
6 Dây thép tấn 9,9
7 Thép các loại tấn 6.787
8 Tôn các loại tấn 264,2
9 Gạch men tấn 11
10 Khung nhôm kính tấn 5,2
11 Nguyên vật liệu khác tấn 47,38
Tổng tấn 56.518
(Nguồn: Công ty TNHH Sanico Việt Nam)
* Nguồn cung cấp:

Trước khi thi công, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm xin phép các đơn vị chức năng
về việc sử dụng các tuyến đường vận chuyển phục vụ dự án cũng như về tải trọng, số
lượng xe thi công.

- Sắt thép, xi măng, khung nhôm kính, đá, cát các loại… lấy tại huyện Gia Viễn,
tỉnh Ninh Bình với cự ly chuyển đến vị trí công trình khoảng 10km.

- Xăng dầu mua tại cây xăng gần nhất.

29
* Vị trí tập kết nguyên vật liệu:

- Đơn vị thi công sẽ tận dụng các bãi trống trong khu vực dự án để làm bãi tập
kết nguyên vật liệu và lán trại công nhân.

- Một số nguyên liệu chủ yếu như đá dăm, đá hộc, cát, đất đắp,… được che phủ
bằng bạt để đảm bảo chất lượng, tránh phát tán ra môi trường xung quanh.

- Riêng đối với vật liệu như xăng, dầu, hầu hết mua đến đâu sử dụng đến đấy và
hạn chế tồn trữ tại công trình… sẽ được chứa trong các kho tạm có mái che để đảm
bảo chất lượng của nhiên liệu, tránh hư hỏng, biến chất trong quá trình bảo quản.

b. Nhu cầu về nước


Nguồn nước phục vụ sinh hoạt được mua từ nhà máy nước công suất 1.500
m3/ngày/đêm ở thị trấn Me
(1) Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt:
Tiêu chuẩn cấp nước được lấy theo định mức tại Quy chuẩn QCXDVN
01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng. Nước cấp phục
vụ lao động tại dự án được tính toán theo công thức:
3

Q = (q x N)/1000 (m /ngày đêm)

Trong đó:

q: Tiêu chuẩn dùng nước, 100lít/người/ngày.đêm (Bảng 5.2 QCXDVN 01:2008/BXD).

N: Số người tính toán, 50 người.

Tổng lượng nước cấp cho công nhân xây dựng trong dự án là:
3

Q = (50 người x 100 lít/người/ngày)/1000 = 5 m /ngày.


(2) Nước cấp cho hoạt động xây dựng:
Nước cấp cho hoạt động xây dựng như trộn vữa, rửa thiết bị, tưới ẩm khu vực
xây dựng,…

Theo ước tính, mỗi ngày các xe đi từ công trình ra bên ngoài đều phải rửa xe,
trung bình mỗi ngày khoảng 5 m 3/ngày (0,5 m3/lượt); hoạt động trộn vữa, tưới ẩm
khoảng 8 m3/ngày. Như vậy, nước cấp cho hoạt động xây dựng trung bình mỗi ngày 13
m3/ngày. Tổng lượng nước cấp cho giai đoạn xây dựng khoảng 18 m3/ngày.

30
c. Nhu cầu tiêu thụ điện

Hoạt động sinh hoạt và thi công sử dụng điện tại trạm biến áp 3.600KVA của trạm

trung gian Gia Vân. Nhu cầu tiêu thụ điện trong giai đoạn thi công xây dựng dự kiến

khoảng: 100KW/h. Nguồn điện do Công ty điện lực Ninh Bình cung cấp.
1.4.7.2. Giai đoạn vận hành
Bảng 7: Nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất trong 01 tháng
STT Tên nguyên vật liệu Số lượng Đơn vị
I Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất Bo mạch điện tử
1 Chíp 7000 Chiếc
2 Tổ hợp phím 1.050 Chiếc
3 Tape 1.050 Chiếc
4 Linh kiện 6.300 Chiếc
5 Tụ điện 800 Chiếc
6 Băng dính 2 mặt 800 Cuộn
7 Băng dính 2 mặt dẫn điện 3.000 Cuộn
II Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất bảng mạch điện tử,
màng loa
1 Bảng mạch điều khiển 7000 Chiếc
2 Băng phủ màu đen 2.800 Cuộn
3 Băng dính cách điện 2.800 Cuộn
4 Dây đôi 8000 Chiếc
5 Dây đệm 8000 Chiếc
6 Mic 700 Chiếc
7 Tay nắm mic 700 Chiếc
8 Băng cách điện mic 800 Cuộn
9 Mic bằng cao su 800 Chiếc
10 Băng dán 2 mặt 3.000 Cuộn
11 Băng dán 3.000 Cuộn
(Nguồn: Công ty TNHH Sanico Việt Nam)

Bảng 8: Các loại hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất (1 năm)
Tên dung môi,
STT Khối lượng Đơn vị Xuất xứ
hóa chất
Lead free flux LF 800A Công ty TNHH Taewon
1 1212 kg
(chất trợ hàn không chì) Soltech Vina
Cồn IPA (iso propyl
2 1920 Kg China
alcohol)
Cleaner DCF 10 (Cồn tẩy Công ty TNHH Taewon
3 1080 Kg
rửa DCF 10) Soltech Vina
Công ty TNHH Taewon
4 Kem hàn 1440 Kg
Soltech Vina

31
* Nhu cầu về điện: nguồn điện được lấy từ lưới điện đã có sẵn của Cụm công nghiệp.
Trong dự án có tủ điện tổng được đấu nối với hệ thống cáp ngầm đến các bộ phận.
Nhu cầu về điện phục vụ sản xuất của dự án trung bình trên 20.000KWh/năm. Nhu cầu
về điện phục vụ sản xuất khi dự án hoạt động với công suất tối đa khoảng
25.000KWh/năm.
* Nhu cầu về nước:
Theo TCXDVN 33:2006 (Bảng 3.4 – Tiêu chuẩn nước cho nhu cầu sinh hoạt
trong cơ sở sản xuất công nghiệp) thì tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong cơ sở sản
xuất công nghiệp là 75 lít/người/ca (Lấy hệ số không điều hòa k = 3). Với tổng số cán
bộ, công nhân viên của dự án là 640 người thì nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt cần
thiết là:
QSH = 640 người x 75 lít/người/ngày.đêm = 48 m3/ngày.đêm.
(Nước cấp cho hoạt động vệ sinh: chiếm 60% tổng lượng nước cấp = 28,8 m3/ngày
Nước cấp cho hoạt động nhà ăn: chiếm 40% tổng lượng nước cấp = 19,2 m3/ngày)
Sản phẩm đầu ra: dự kiến sản phẩm đầu ra khoảng 300 triệu sản phẩm linh kiện điện
tử/năm.

1.4.8. Tiến độ thực hiện dự án

Dự kiến tiến độ thực hiện dự án trong thời gian khoảng hơn 24 tháng sẽ hoàn
thành việc xây dựng và lắp đặt thiết bị cụ thể như sau:

- Quý III năm 2016 lập hồ sơ dự án trình xin quyết định chủ trương đầu tư,
xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Quý IV năm 2016 tiến hành lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự
toán các hạng mục công trình, xin cấp phép xây dựng;
- Quý I năm 2017 đến quý III năm 2017 triển khai xây dựng và mua sắm, lắp
đặt thiết bị;
- Quý IV năm 2017 đưa dự án vào vận hành sản xuất kinh doanh.
1.4.9. Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án: 313.088.990.000 VNĐ (Ba trăm mười ba tỷ, không
trăm tám mươi tám triệu, chín trăm chín mươi nghìn đồng), tương đương khoảng
14.065.000 USD (tỉ giá quy đổi: 1 USD = 22.226) Bao gồm:
a) Vốn góp: 163.088.990.000 VNĐ, tương đương 7.327.000 USD do Công ty TNHH
Sanico Việt Nam góp; chiếm tỷ lệ 52,1% tổng vốn đầu tư. Trong đó: kinh phí cho hạng
mục bảo vệ môi trường khoảng 2.585.000.000 đồng (Cụ thể như chương 4)

32
- Vốn góp bằng tiền mặt: 83.094.051.000 VND, tương đương 3.733.000 USD,
trong đó kinh phí dành cho hạng mục bảo vệ môi trường là
- Vốn góp bằng máy móc, thiết bị: 79.994.939.000 VNĐ, tương đương
khoảng 3.594.000 USD.
b) Vốn huy động: vốn vay ngân hàng khoảng 150.000.000.000 VNĐ tương đương
6.738.000 USD.
c) Tiến độ góp vốn: năm 2017 – 2018.
1.4.10. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Sanico Việt Nam.
Hình thức đầu tư: dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Quản lý dự án: theo hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý.
Công ty TNHH Sanico Việt nam sử dụng các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, đã
từng triển khai các Dự án của Hàn Quốc tại Việt Nam. Tổ chức quản lý khi dự án đi
vào hoạt động được thể hiện tại sơ đồ dưới đây

Tổng giám đốc

Phó giám đốc

Quản lý môi Bộ phận hành Bộ phận Bộ phận


trường chính nhân sự kinh doanh kỹ thuật

Hình 3: sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Kế hoạch nhân sự:

Căn cứ vào tình hình và kế hoạch sản xuất – kinh doanh của Công ty. Tổng
giám đốc sẽ quyết định cơ cấu nhân viên trong từng bộ phận cho mỗi giai đoạn kinh
doanh. Cơ cấu nhân sự dự kiến như sau:

Bảng 9: Tổng hợp nhân sự của Công ty TNHH Sanico Việt Nam
STT Vị trí Quốc tịch Số lượng (người)
1 Tổng giám đốc Hàn Quốc 1
2 Phó giám đốc Hàn Quốc 1

33
Việt Nam 1
Hàn Quốc 2
3 Bộ phận kinh doanh vật tư
Việt Nam 10
Bộ phận hành chính nhân sự, kế Hàn Quốc 2
4
toán Việt Nam 8
Hàn Quốc 4
5 Bộ phận kỹ thuật (sản xuất)
Việt Nam 600
6 Bộ Phận bảo vệ, vệ sinh Việt Nam 7
Phòng an toàn môi trường vào lao
7 Việt Nam 4
động
Tổng 640 người
Nhà máy thực hiện chế độ làm việc 2 ca/ngày (sáng và chiều). Số ngày làm việc
trong tháng là 26 ngày. Với bộ phận sản xuất, ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương
có tay nghề cao.

34
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên

Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử” do Công ty
TNHH Sanico Việt Nam làm chủ đầu tư được triển khai tại Lô CN4 Cụm công nghiệp
Gia Vân, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Binh Bình với tổng diện tích 36.240 m 2
được phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 1572/QĐ-UBND tỉnh Ninh Bình
ngày 18/11/2016.

Vị trí cụ thể:

- Phía Bắc giáp đường quy hoạch cụm công nghiệp;


- Phía Nam giáp đất quy hoạch cây xanh CX3 và trụ sở UBND xã Gia Vân;
- Phía Đông giáp mương và đường trục xã Gia Vân (đường vào khu du lịch
sinh thái Vân Long);
- Phía Tây giáp đất quy hoạch công nghiệp lô CN3.

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

2.1.1.1. Điều kiện địa lý

Gia Viễn là một huyện đồng chiêm trũng của tỉnh Ninh Bình với tổng diện tích
là 178,5 km² và dân số khoảng 120 nghìn người. Ranh giới địa chính được xác định
như sau:

- Phía Tây của Gia Viễn giáp huyện Nho Quan;


- Phía Nam giáp huyện Hoa Lư;
- Phía Bắc giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm của
tỉnh Hà Nam;
- Phía Đông giáp huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định.

Huyện Gia Viễn có 20 xã (Gia Xuân, Gia Tân, Gia Trấn, Gia Lập, Gia Vân, Gia
Hòa, Gia Thanh, Liên Sơn, Gia Vượng, Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến, Gia Trung,
Gia Sinh, Gia Phong, Gia Minh, Gia Lạc, Gia Hưng, Gia Phú, Gia Thịnh) và một thị
trấn (thị trấn Me).

Các lớp địa tầng khu vực được mô tả như sau:


+ Lớp 1: Bùn mặt ruộng. Bề dày lớp biến đổi từ 0,4m đến 0,5m. Đây là lớp đất
yếu, khả năng chịu tải thấp, được thành tạo trong quá trình lắng đọng trầm tích khu
vực.

35
+ Lớp 2: Sét màu xám vàng, trạng thái dẻo mềm. Bề dày lớp khoảng 1,0m, chỉ
gặp ở hố khoan HK2. Đây là lớp đất có khả năng chịu tải thấp, ít xuất hiện trong khu
vực.
+ Lớp 3: Sét trạng thái nửa cứng có màu xám vàng, nâu đỏ. Bề dày lớp biến đổi
từ 1,1 đến 2m, xuất hiện tương đối rộng khắp trong khu vực. Đây là lớp đất có khả
năng chịu tải tương đối cao, tính biến dạng nhỏ.
+ Lớp 4: Bùn sét pha, kẹp cát, cát pha. Đây là lớp đất có khả năng chịu tải thấp.
+ Lớp 5: Sét, trạng thái dẻo chảy. Đây là lớp đất có khả năng chịu tải thấp.
(Nguồn: báo cáo điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng
sản tỉnh Ninh Bình của trung tâm kiểm định và công nghệ địa chất, 2015)
2.1.1.3. Điều kiện thủy văn

Khu vực cơ sở nói riêng cũng như huyện Gia Viễn nói chung là vùng chiêm
trũng được bao bọc bởi hệ thống các sông lớn như: sông Đáy, sông Hoàng Long, Sông
Vạc.

(i) Sông Đáy: Từ ngã ba Gián Khẩu (xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn) chảy qua
Hoa Lư, qua Ninh Khang. Dòng chảy của sông Đáy chịu tác động mạnh mẽ của sông
Hồng và sông Đào. Mùa cạn lưu lượng nước của sông Đý nhỏ nhưng được bổ sung từ
sông Hồng qua sông Đào, mực nước tại Ninh Bình H max = 0,6 – 0,7m, Hmin = -0,1 –
0,1m. Mùa lũ trên đoạn sông này mực nước dâng cao từ 1,68 – 2,95m.

(ii) Sông Hoàng Long: sông Hoàng Long từ huyện Gia Viễn chảy qua phía bắc
xã Trường Yên, xã Ninh Giang, tới ngã ba Gián Khẩu đổ vào sông Đáy. Ngoài nhiệm
vụ tưới tiêu, sông Hoàng Long còn nhiệm vụ chuyển nước cho phần lớn diện tích nằm
trong khu vực và làm nhiệm vụ vận chuyển đường thủy cho các xã ven sông.

(iii) Sông Vạc: sông Vạc từ ngã ba sông Vân Sàng và sông Thiện Dưỡng (Cầu
Yên), chảy phía đông xã Ninh An, là ranh giới tự nhiên với thị xã Ninh Bình, chảy qua
huyện Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn đổ ra sông Đáy.

Giao thông đường thủy trên địa bàn huyện Gia Viễn cũng khá thuận lợi với 02
tuyến quốc gia là sông Hoàng Long và sông Đáy. Cũng theo Quyết định số 2179/QĐ-
UBND ngày 17/09/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Quy hoạch giao
thông đường thuỷ nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến
năm 2020 thì Gia Viễn có các cảng và các bến đò đường thủy sau:

* Cảng đường thủy trên địa bàn huyện Gia Viễn:

36
- Cảng Đế: thuộc xã Gia Phú, huyện Gia Viễn;
- Cảng Gián Khẩu: thuộc xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn;
- Cảng chuyên dụng của nhà máy xi măng Vinakansai: thuộc xã Gia Tân,
huyện Gia Viễn;
- Các bến cảng sông khác: bên Gia Thanh, Bến 30, bến Đồng Chưa, bến Cầu
Quàng, bến Viến.

* Các bến đò ở huyện Gia Viễn:

- Trên Sông Hoàng Long: bến Chấn Hưng; bến đò Cầu phao Đồng Trưa; bến
đò Cầu phao Gia Sinh; bến đò Kim Đài; bến đò Bãi Trữ; bến đò Đập Điềm;
bến đò Đông Khê, bến đò Chấn Hưng.
- Trên sông Đáy: bến đò Gián Khẩu; bến đò Cơ Phòng.

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng

Là một huyện thuộc tỉnh Ninh Bình nên điều kiện về khí hậu, khí tượng của
huyện Gia Viễn mang những nét đặc trưng của tỉnh Ninh Bình và hầu như không có sự
khác biệt rõ rệt.

* Khí hậu:

Gia viễn chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và của rừng núi nhiệt
đới. Ngoài ra, do ảnh hưởng nhiệt từ các dãy núi đá vôi nên về mùa hè khí hậu càng
nóng bức hơn. Mùa đông ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, do địa hình có nhiều ô
trũng, núi đồi bao bọc. Những diễn biến phức tạp của chế độ gió mùa đã làm cho khí
hậu khu vực Ninh Bình biến động rất bất thường trong các mùa, có khi lại ảnh hưởng
từ năm này sang năm khác. Mùa đông gió mùa đông bắc lạnh xen lẫn gió biển nhiệt
đới mang theo hơi ấm đã gây nên những dao động mạnh trong chế độ nhiệt và chế độ
mưa. Trong mùa đông có những ngày rét xen lẫn những ngày nắng ấm, những ngày
nồm ẩm, gây ra hiện tượng nền nhà “đổ mồ hôi”, nhiều khi lại chuyển đột ngột sang
khô hanh. Có điều đặc biệt là ngay trong những tháng lạnh nhất, có năm lại có những
ngày nóng nực, nhiệt độ có khi lên tới 25 -26 oC. Cũng có khi trong mùa đông lạnh,
trời lại đổ mưa rào, lượng mưa tới 20-30 mm/ngày, lại có khi có sấm rền.

Khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, lại kề sát biển Đông, gió
mùa hạ đem đến khối không khí hải dương nhiệt đới nóng và ẩm với những nhiễu
động khí quyển như giông, bão và mưa rất lớn.

* Chế độ gió

37
Mùa Đông hướng gió chủ đạo là gió Đông Bắc chiếm tần suất từ 25 – 30% (từ
tháng 11 đến tháng 1 năm sau). Mùa hè hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam, chiếm
tần suất từ 45 – 52% (từ tháng 5 đến tháng 7).

Tốc độ gió trung bình các tháng trong năm vào khoảng 2,2 m/giây xảy ra vào
chu kỳ lặp lại 20 – 50 năm.

2.1.3. Điều kiện tài nguyên thiên nhiên

Gia Viễn được biết đến là một huyện có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào
của tỉnh Ninh Bình. Cụ thể như sau:

- Trữ lượng đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường 4.828.500 m3 (trong
đó: cấp 121: 1.099.380m3, cấp 122: 3.729.120m3);

- Trữ lượng đá vôi làm nguyên liệu nung vôi: 2.001.970m3 (trong đó: cấp
121: 1.314.187 m3, cấp 122: 687.783 m3).

- Trữ lượng đá đôlômit cấp 122: 31.952 m3.

Chất lượng khoáng sản: Đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường; trong đó
có một phần đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu nung vôi và một phần khoáng sản đi kèm
là đá đôlômit với hàm lượng MgO>15%.

Ngoài đá vôi, Gia Viễn còn có nguồn tài nguyên đất sét phân bố rải rác ở các
vùng đồi núi thấp dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc.

Đặc biệt hơn nữa là nguồn tài nguyên nước khoáng Kênh Gà chất lượng tốt trên
địa bàn huyện Gia Viễn có độ mặn và thường xuyên có độ nóng từ 53 – 54 0C. Nước
khoáng có thành phần MgCO3 cao, được sử dụng làm chế phẩm nước giải khát và
chữa bệnh.

Nằm ở phía Đông Bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là khu bảo tồn thiên
nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ có ý nghĩa lớn trong
công tác bảo tồn đa dạng sinh học (nơi có số lượng các thể voọc mông trắng nhiều
nhất):

- Vân Long là khu vực có diện tích đa dạng sinh học cao, có hệ sinh thái đá vôi
là nơi sinh sống của quần thể voọc quần đùi (Trachypithecus delacouri) lớn nhất ở Việt
Nam với khoảng trên 100 cá thể. Vùng đất ngập nước Vân Long là một khu vực đa
dạng về hệ sinh thái. Ngoài hai hệ sinh thái chủ yếu là đất ngập nước và rừng trên núi

38
đá vôi còn có cả hệ sinh thái đồng ruộng, bãi cỏ, nương rẫy và hệ sinh thái làng bản.
Hệ động thực vật của Vân Long rất đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá vôi và đất ngập
nước của châu thổ sông Hồng. Đặc biệt đây là hiện trường nghiên cứu đa dạng sinh
học rất quý của hai hệ sinh thái này và là hiện trường nghiên cứu loài voọc quần
đùi lớn nhất của Việt Nam vì có số lượng cá thể lớn, dễ quan sát nhất so với các sinh
cảnh của voọc quần đùi ở địa phương khác;

- Hệ sinh thái thực vật tại Vân Long có 722 loài. Trong đó 687 loài thực vật bậc
cao có mạch thuộc 451 chi, 144 họ và 35 loài thực vật thủy sinh. Đặc biệt, có 8 loài
được ghi trong sách đỏ Việt Nam (1996) là kiêng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổ, sắng
bách bộ, mã tiền, hoa tán, Sưa Bắc bộ;

- Hệ sinh thái động vật khu Vân Long rất phong phú, trong đó có 39 loài, 19 họ,
8 bộ thú, trong đó 12 loài động vật quý hiếm như voọc quần đùi, gấu ngựa, sơn
dương, khỉ mặt đỏ, báo hoa mai, báo gấm. Ếch nhái bò sát có 38 loài thuộc 16 họ, 3
bộ, 2 lớp. Trong đó có 9 loài bò sát được ghi trong sách đỏ Việt Nam vẫn có ở Vân
Long như rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, rắn sọc đầu đỏ…;

- Vân Long cũng có khả năng hình thành được một vườn chim vì có 100 loài,
39 họ, 13 bộ chim và hiện nay có hàng vạn con cò bợ, cò ruồi, cò trắng thường xuyên
kiếm ăn ở bãi sình lầy và ruộng lúa. Tuy vùng đất ngập nước ở Vân Long chưa được
nghiên cứu đầy đủ, nhưng đây cũng rất có thể là nơi quan trọng đối với các loài chim
nước di cư như sâm cầm (Fulicra atra). Một trong những ghi nhận đáng chú ý ở Vân
Long là đại bàng Bonelli (Hieraaetus fasciatus). Đến nay, khu đề xuất bảo tồn thiên
nhiên Vân Long là điểm duy nhất đã ghi nhận chính xác loài đại bàng này ở Việt Nam.

Điều đáng chú ý là tại các khu vực ngập nước Vân Long có các loài cà
cuống (Belostomatidae), một nhóm côn trùng quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt
Nam. Ngoài giá trị dược lý gắn liền với văn hoá ẩm thực, cà cuống sống được là chỉ
thị sinh học của môi trường nước sạch, giúp con người tiêu diệt một số loài thân mềm
mang bệnh ký sinh trùng, loài ốc bươu vàng.

2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí

Để đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường khu vực Dự án, Chủ đầu tư
Dự án phối hợp với Đơn vị tư vấn kết hợp với Trung tâm mạng lưới Khí tượng Thủy
văn và Môi trường tiến hành khảo sát, quan trắc, đo nhanh các chỉ tiêu ngoài hiện

39
trường; tiến hành lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả quan trắc mẫu
được đính kèm tại Phụ lục 2 của Báo cáo ĐTM. Kết quả quan trắc và phân tích chất
lượng môi trường nền khu vực Dự án như sau:

2.1.4.1. Môi trường không khí xung quanh

Nguồn gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn: Được xác định là từ các hoạt động sinh
hoạt, giao thông xung quanh khu vực Dự án.

Phạm vi khảo sát: Các điểm quan trắc thuộc Dự án và xung quanh Dự án.

Thời gian khảo sát, quan trắc: Ngày 20/06/2017

Kết quả quan trắc, phân tích các thành phần môi trường được tổng hợp và trình
bày ở bảng dưới:

a) Vị trí các điểm lấy mẫu

Mẫu không khí xung quanh được lấy tại 02 điểm trong khu vực dự án, cụ thể:

Bảng 10: vị trí lấy mẫu không khí xung quanh


Tọa độ
KH Vị trí quan trắc
X(m) Y(m)
KK1 Cổng vào dự án 0591553 2250834
KK2 Điểm cuối dự án 0591354 2250963

b) Kết quả phân tích

Kết quả phân tích không khí xung quanh tại khu vực thực hiện dự án với các thông số
được trình bày cụ thể tại bảng sau:

Bảng 11: Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh
Kết quả thử nghiệm QCVN
Thông số Đơn Phương pháp thử 05:2013/
TT
thử nghiệm vị KK1 KK2 nghiệm (a) BTNMT
TB 1h
o
1 Nhiệt độ C 30,4 30,8 -
2 Độ ẩm % 59,3 57,9 QCVN -
3 Hướng gió - Đông Nam Đông Nam 46:2012/BTNMT -
4 Tốc độ gió m/s 1,1 1,4 -
5 Độ ồn LAeq dBA 55,6 58,6 TCVN 7878:2-2010 70*
6 CO µg/m3 2560 2340 SOP –QTPT48 30000
7 SO2 µg/m3 26,3 25,1 TCVN 5971-1995 350
8 NO2 µg/m3 28,3 29,9 TCVN 6137-2009 200
9 TSP µg/m3 153 145 TCVN 5067:1995 300

40
Ghi chú:

- Hệ tọa độ tính theo tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 3
- QCVN 05:2013/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí
xung quanh.
- * QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- ** QCVN 27:2010/BTNMT– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung


(a)
- Phép thử không theo ISO/IEC 17025:2005.
c) Nhận xét

Tại thời điểm lấy mẫu, trời nắng nhẹ, nhiệt độ quanh khu vực thực hiện dự án
dao động từ 30,4 – 30,8 độ, hướng gió Đông Nam. Theo kết quả phân tích chất lượng
không khí xung quanh khu vực thực hiện dự án cho thấy tất cả các thông số đều thấp
hơn giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng môi trường không khí xung quanh.

2.1.4.2. Chất lượng môi trường nước mặt

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước: Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước
mặt khu vực Dự án hiện tại chủ yếu là nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án;

Phạm vi khảo sát: Nước mặt trong khu vực dự án;

Ngày lấy mẫu: 20/06/2017

Kết quả phân tích: Được thể hiện ở bảng dưới

a) Vị trí các điểm lấy mẫu

Bảng 12: vị trí lấy mẫu nước mặt


Ký Tọa độ
TT Vị trí lấy mẫu
hiệu X(m) Y(m)
1 NM Mương nước mặt trước cổng dự án 0591561 2250846

b) Kết quả phân tích

Bảng 13: kết quả phân tích chất lượng nước mặt

41
Kết quả QCVN 08-MT :2015/
Thông thử BTNMT
Phương pháp
TT số thử Đơn vị nghiệm thử nghiệm A B
nghiệm
NM A1 A2 B1 B2

o TCVN - - -
1 Nhiệt độ C 27,9 -
4457:1988
TCVN
2 pH - 7,50 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9
6492:2011
TCVN
3 TSS(b) mg/l 47 20 30 50 100
6625:2000
SMEWW
4 COD mg/l 17 10 15 30 50
5220C:2012
TCVN 6001-
5 BOD5 mg/l 10 4 6 15 25
1:2008
TCVN
6 DO mg/l 4,50 ≥6 ≥5 ≥4 ≥2
7325:2004
TCVN
7 Fe tổng mg/l 0,554 0,5 1 1,5 2
6177:1996
TCVN
8 Hg mg/l <0,0008 0,001 0,001 0,001 0,002
7877:2008
TCVN 6626-
9 As mg/l 0,005 0,01 0,02 0,05 0,1
2000
Tổng TCVN 5070-
10 mg/l <0,1 0,3 0,5 1 1
dầu mỡ 1995
MPN/ TCVN
11 Coliform 210 2500 5000 7500 10000
100ml 6187:1996(a)

Ghi chú:

- Hệ tọa độ tính theo tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 3.
- QCVN 08-MT:2015/ BTNMT, cột B1: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các yêu
cầu chất lượng nước tương tự.
- -(a)Phương pháp không theo ISO/IEC 17025.
c) Nhận xét
Theo kết quả phân tích mẫu nước mặt được lấy từ mương trước cổng dự án cho
thấy:

42
+ Chỉ tiêu pH trong nước mức 7,5 nằm trong giới hạn cho phép cột A2
+ Chỉ tiêu TSS= 47 mg/l nằm trong giới hạn cho phép cột B1
+ Chỉ tiêu COD = 17 mg/l nằm trong giới hạn cho phép cột B1
+ Chỉ tiêu BOD5 = 10 mg/l nằm trong giới hạn cho phép cột B1
+ Chỉ tiêu DO = 4,5 mg/l nằm trong giới hạn cho phép cột B1
+ Hàm lượng Fe tổng số = 0,554 nằm trong giới hạn cho phép cột A2
+ Hàm lượng kim loại nặng như Hg, As nằm trong giới hạn cho phép cột A1
+ Hàm lượng coliform =210 MPN/100ml nằm trong giới hạn cho phép cột A1
Như vậy: các chỉ tiêu như TSS, hàm lượng hữu cơ, chỉ tiêu DO đều nằm trong
giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các yêu cầu chất
lượng nước tương tự, Các chỉ tiêu về kim loại nặng, coliform nằm trong giới hạn cho
phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông
thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh.
2.1.4.3. Hiện trạng chất lượng nước ngầm

a) Vị trí lấy mẫu

Bảng 14: Vị trí lẫy mẫu nước ngầm


Ký Tọa độ
TT Vị trí lấy mẫu
hiệu X(m) Y(m)
Hộ gia đình Nhà ông Đinh Văn Niệm Thôn Phú
1 NN 0591572 2250861
Long, Gia Vân, Gia Viễn, Ninh Bình

b) Kết quả phân tích

Bảng 15: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
Kết quả thử QCVN 09-
Thông số nghiệm Phương pháp thử
TT Đơn vị MT:2015/
thử nghiệm nghiệm
NN BTNMT

1 pH - 7,40 TCVN 6492:2011 5,5-8,5


2 TDS mg/l 630 TCVN 6053:1995 -
3 DO mg/l 4,46 TCVN 7324:2004 -
4 As mg/l 0,007 TCVN 6626-2000 0,05
5 Fe tổng mg/l 21,75 TCVN 6177:1996 5

43
Kết quả thử QCVN 09-
Thông số nghiệm Phương pháp thử
TT Đơn vị MT:2015/
thử nghiệm nghiệm
NN BTNMT

MPN/
6 Coliform 2 TCVN 6187:1996(a) 3
100ml

Ghi chú:

- Hệ tọa độ tính theo tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 3.
- QCVN 09-MT:2015/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
(a)
- Phương pháp không theo ISO/IEC 17025.

c) Nhận xét

Dựa vào kết quả phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy hầu hết các thông số
đều dưới mức giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Tuy nhiên, hàm lượng Fe tổng số lại vượt
gấp 4 lần giới hạn cho phép. Trong nước ngầm sắt thường tồn tại ở dạng ion, muối
Fe2+ của sắt có hóa trị (II) là thành phần của các muối hòa tan như là: Fe(HCO 3)2,
FeSO4… Hàm lượng sắt trong nước ngầm thường cao và phân bố không đều trong các
lớp trầm tích dưới đất đá sâu. Vì vậy, để sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt cần phải
có hệ thống lọc trước khi sử dụng.
2.1.4.4. Hiện trạng chất lượng môi trường đất

a) Vị trí lấy mẫu

Bảng 16: vị trí lấy mẫu môi trường đất


Ký Tọa độ
TT Vị trí lấy mẫu
hiệu X(m) Y(m)
1 Đ Trong khu vực dự án 0591551 2250864

b) Kết quả phân tích

Bảng 17: kết quả phân tích môi trường đất


Kết quả
thử QCVN 03-MT : 2015/BTNMT
Thông
nghiệm
số Phương pháp Đơn
TT Đất Đất Đất Đất
phân thử nghiệm vị Đất
nông lâm thươn dân
tích Đ công
nghiệ nghiệ g mại sinh
nghiệp
p p
1 As TCVN mg/kg 1,86 25 15 30 20 15

44
6649:2000 &
TCVN8467:201
0
2 Cd TCVN mg/kg <0,7 10 1,5 3 5 2
3 Pb 6649:2000& mg/kg 31,65 300 70 100 200 70
TCVN 300 200
4 Zn 8246:2009 mg/kg 35,3 300 200 200

Ghi chú:

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất.

c) Nhận xét

Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường đất, hàm lượng kim loại nặng
đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất cho các mục đích bao
gồm cả mục đích trồng cây công nghiệp, nông nghiệp, và lâm nghiệp.

2.1.4.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học

Khu vực xây dựng nhà máy thuộc Cụm công nghiệp Gia Vân, hiện tại cơ sở hạ
tầng của cụm công nghiệp đang trong quá trình hoàn chỉnh. Hệ sinh thái tự nhiên tại
khu vực xây dựng cụm công nghiệp không còn nữa mà thay vào đó là các công trình
xây dựng.

Hệ sinh thái xung quanh cụm công nghiệp chủ yếu là các loại cây thực vật như
các loại rau, hoa màu, lúa. Về động vật thuỷ sinh, theo một số tài liệu điều tra trước
đây khu vực đặc trưng cho vùng nước ngọt, các loại cá như trôi, cá chép, trắm cỏ,…
được nuôi phổ biến tại các ao đầm. Động vật chủ yếu trong khu vực là các loại gia súc,
gia cầm, không có động vật quý hiếm.
Kết luận:
Qua các kết quả quan trắc về môi trường không khí xung quanh, tiếng ồn, nước
mặt, nước ngầm và môi trường đất trong khu vực Dự án cho thấy chất lượng môi
trường tương đối tốt, chỉ có trong mẫu nước ngầm tại hộ dân có hàm lượng Fe vượt
quá tiêu chuẩn, đây là hiện tượng thường thấy ở các giếng khoan và giếng đào. Qua
đây có thể thấy thấy sức chịu tải của môi trường tự nhiên của khu vực hoàn toàn có thể
đáp ứng được nhu cầu phát thải của Dự án.
(Các kết quả phân tích chất lượng môi trường khu vực Dự án được đính kèm tại Phụ
lục 2 Báo cáo ĐTM).

45
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án

Ngày 17/02/2017 UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 322/QĐ-UBND
về việc mở rộng CCN Gia Vân, huyện Gia Viễn. Theo đó CCN Gia Vân, huyện Gia
Viễn có quy mô diện tích sau khi mở rộng 46,7678 ha, trong đó diện tích đất cụm công
nghiệp cũ: 27,5765 ha, diện tích đất mở rộng 19,193 ha. Tính chất của cụm là thu hút
các dự án công nghiệp công nghệ sạch như: Giầy da (không bao gồm giai đoạn thuộc
da), điện tử,…
Vị trí ranh giới của CCN Gia Vân:
- Phía Bắc giáp đất nông nghiệp và khu trang trại nhỏ lẻ;
- Phía Nam giáp đường dân sinh song song với đường Đ477;
- Phía Tây giáp đất nông nghiệp và đất nghĩa địa;
- Phía Đông giáp đất khu hành chính, trường học, dân cư hiện trạng và đất nông
nghiệp.
Ngoài ra, CCN Gia Vân còn nằm ở vị trí gần với Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước Vân Long – là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng
châu thổ Bắc Bộ, có hệ sinh thái phong phú và là nơi bảo tồn đa dạng sinh học của
nhiều quần thể sinh vật sống trong đó.
Nằm tại vị trí nhạy cảm với những tác động môi trường (gần khu bảo tồn, trường học,
trạm y tế và khu dân cư) và để phù hợp với mục tiêu thu hút các ngành công nghiệp
sản xuất sạch, ít tác động đến môi trường đòi hỏi CCN Gia Vân phải đầu tư hoàn thiện
cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đến nay cơ sở
hạ tầng của CCN hiện mới chỉ đáp ứng cung cấp đủ nguồn điện, nước và hệ thống
thông tin liên lạc. Đối với hạng mục thoát nước, xử lý nước thải đang được xây dựng
riêng biệt cụ thể như sau:
- Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống có song chắn rác và chảy ra môi
trường xung quanh (đang trong giai đoạn xây dựng);
- Nước thải sản xuất sẽ được xử lý trong từng dự án khi đạt tiêu chuẩn quy định
mới thải vào hệ thống xử lý nước thải chung của cụm công nghiệp (đang trong
giai đoạn xây dựng);
- Tổ chức thu gom chất thải rắn về Nhà máy xử lý chất thải công suất 200
tấn/ngày tại xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp.
(Nguồn: http://cumcongnghiepninhbinh.vn)

46
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá, dự báo tác động

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án

Dự án được đầu tư xây dựng tại lô CN4 của Cụm Công nghiệp Gia Vân. Nội
dung đầu tư của dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch đầu tư của Cụm công nghiệp.
Hiện tại cụm công nghiệp đang trong quá trình hoàn thành hệ thống giao thông nội bộ,
cấp thoát nước, thông tin liên lạc sẽ được đấu nối đến tận vị trí thực hiện dự án. Vì vậy
trong khuôn khổ của báo cáo không đề cập các tác động trong quá trình chuẩn bị mặt
bằng nhà máy.

3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.

3.1.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây
dựng, máy móc thiết bị

a) Nguồn phát sinh

Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị sẽ có những
tác động nhất định đến môi trường khu vực dự án và xung quanh dự án, đặc biệt là môi
trường không khí. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:

* Bụi và khí thải:

- Đối tượng bị tác động: Môi trường không khí, người dân xung quanh,
trường mầm non xã Gia Vân, trạm y tế xã và công nhân lao động.

- Quy mô tác động: Môi trường không khí tại khu vực dự án, xung
quanh khu vực dự án và dọc tuyến đường xe vận chuyển nguyên vật
liệu phục vụ dự án.

* Tiếng ồn:

- Đối tượng bị tác động: người dân xung quanh, trường mầm non xã
Gia Vân, trạm y tế xã và công nhân lao động.

- Quy mô tác động: Môi trường không khí tại khu vực dự án, xung
quanh khu vực dự án và dọc tuyến đường xe vận chuyển nguyên vật
liệu phục vụ dự án.

47
Mức độ ô nhiễm phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, mật độ và chất
lượng phương tiện tham gia giao thông, chất lượng máy móc phục vụ công trường và
lượng nhiên liệu tiêu thụ.

b) Đánh giá tác động

* Tác động của bụi và khí thải

Tổng diện tích phần đất xây dựng nhà máy và các công trình phụ trợ khác là
36.240 m2, được xây dựng với kết cấu là sự kết hợp giữa tường xây gạch với hệ thống
cửa nhôm kính.

Theo số liệu thống kê các hạng mục công trình sẽ xây dựng, tổng diện tích sàn
xây dựng là 35.324 m2. Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng dự án là
khoảng 56.518 tấn. Thời gian xây dựng dự kiến là 12 tháng. Như vậy, khối lượng
nguyên vật liệu xây dựng vận chuyển là 4.710 tấn/tháng, tương đương 157 tấn/ngày.

Giả sử dự án sử dụng xe có tải trọng từ 16 tấn để vận chuyển các loại nguyên
vật liệu. khi đó, số lượt xe vận chuyển vào công trường 9 - 10 chuyến/ngày tương
đương khoảng 1,2 chuyến/giờ. Tuyến đường vận chuyển là đường nhựa, tương đối tốt
và chủ yếu ngoài đô thị.

Tải lượng các chất ô nhiễm được tính như sau:

Bảng 18: Hệ số của một số chất ô nhiễm đối với các loại xe sử dụng dầu diesel
Chất ô nhiễm Bụi SO2 NOx CO
Hệ số phát thải của
phương tiện đường bộ 0,9 4,15.S (*) 1,44 2,9
(g/1000km)
Tải lượng chất ô nhiễm
phát sinh do hoạt động
0,000126 0,0002905 0,0002016 0,000406
vận chuyển nguyên vật
liệu xây dựng (kg/ngày)
Lưu lượng nguồn thải
0,001458333 0,003362269 0,002333333 0,004699074
(mg/m.s)
Nguồn: Tính toán từ hệ số của Tổ chức y tế thế giới, WHO, 1993
(*): S là tỉ lệ % S trong dầu diesel, S thực tế = 0,5%
Nồng độ bụi và các chất ô nhiễm được tính toán theo mô hình khuếch tán
nguồn đường dựa trên định mức thải của Tổ chức Y tế thế giới WHO đối với các xe
vận tải dùng xăng dầu như sau:

48
  -  z  h 2   -  z - h  2  
 exp 2   exp 2 
  2∂ z   2∂ z  
C 0,8 E
∂ zu (Công thức Sutton)
(Nguồn: Theo Môi trường không khí – Phạm Ngọc Đăng. Nhà xuất bản Khoa học và
kỹ thuật).
Trong đó:
∂ z = 0,53 x 0,73 là hệ số khuếch tán của khí quyển theo phương thẳng đứng
C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3);
E: Lưu lượng nguồn thải (mg/m.s)
z: độ cao điểm tính (m);
u: tốc độ gió trung bình thổi vuông góc với nguồn đường (m/s);
h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m).
Chọn điều kiện tính:
+ Tổng chiều dài cung đường : 42 km
+ z (chiều cao hít thở) : 1,5m
+ x là khoảng cách từ điểm tính toán đến nguồn thải, theo chiều gió thổi (m).
+ h (chiều cao đường) : 0,8m
+ u (tốc độ gió trung bình) : 2,2 m/s
+ Mật độ xe : 1 xe/h
Bảng 19: tổng hợp ước tính tải lượng khí thải phát sinh do phương tiện vận chuyển
TT Loại Hệ số phát Lượt xe Tổng quãng Tải lượng Tải lượng
khí thải chạy đường (kg/km.h) (mg/m.s)
(kg/km.xe) (xe/h) (km/h)
1 Bụi 0,0009 1,2 42 0,0378 0,0105

2 Khí SO2 0,00002 1,2 42 0,00084 0,000233

3 Khí NOx 0,0144 1,2 42 0,6048 0,168

4 Khí CO 0,0029 1,2 42 0,1218 0,033833

5 VOCs 0,0008 1,2 42 0,0336 0,009333


Hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu là 0,5%

Để xác định đặc điểm, mức độ khuếch tán chất ô nhiễm trong không khí từ
dòng xe thường sử dụng mô hình tính toán. Để đơn giản hoá, ta xét nguồn đường là
nguồn thải liên tục (nguồn của xe vận tải chuyên chở đất đá, nguyên vật liệu xây dựng
chạy trên tuyến đường) và ở độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường.

Nồng độ chất ô nhiễm ở khoảng cách x cách nguồn đường phía cuối gió ứng

49
với các điều kiện trên được xác định theo công thức tính toán như sau (Nguồn: Bảo vệ
môi trường không khí, 2007).

C(x) = 2E/(2П)1/2σz.u (1)

Hoặc có thể xác định theo công thức mô hình cải biên của Sutton dựa trên lý
thuyết Gausse áp dụng cho nguồn đường như sau:

   ( z  h) 2    ( z  h) 2  
0,8 E  exp 2   exp  2 
  2 z   2 z  
C (mg / m3 )
 z u

Trong đó:

C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3);

E: Tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s);

z: Độ cao của điểm tính toán (m), z = 1,5m;

h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), h = 0 m;

u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s);

 z : Hệ số khuyếch tán chất ô nhiễm theo phương thẳng đứng z (m).

Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm  z theo phương thẳng đứng (z) với độ ổn định
khí quyển tại khu vực nghiên cứu là loại B, được xác định theo công thức tính toán
như dưới đây:

 z = 0,53.x0,73 (m)

Trong đó: x là khoảng cách từ điểm tính toán so với nguồn thải theo hướng gió.
Phương pháp tính toán là chia tọa độ điểm tính theo trục ngang (x) và trục đứng (z).
Chọn hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc vào mùa đông và hướng Đông Nam vào
mùa hè. Tốc độ gió trung bình của khu vực 2,2 m/s. Mức độ ổn định của khí quyển là
loại B. Bỏ qua sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm khác trong khu vực, các yếu tố
ảnh hưởng của địa hình,...

50
Bảng 20: nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trên tuyến đường vận chuyển
Khoảng cách z Bụi CO NOx SO2
TT (mg/m3)
x (m) (m) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3)
1 5 1,716 0,00557 0,01794 0,08909 0,00012
2 10 2,846 0,00428 0,01379 0,06850 0,00009
3 25 5,556 0,00243 0,00783 0,03887 0,00005
4 50 9,216 0,00150 0,00483 0,02399 0,00003

QCVN Trung bình 1h 0,3 30 0,2 0,35


05:2013/BTNMT Trung bình 24h 0,2 5 0,1 0,125

So sánh với QCVN 05:2013/BTNMT, 24h thì nồng độ các chất ô nhiễm thấp
hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.

Nhận xét: Từ các kết quả tính toán trên cho thấy mức độ ảnh hưởng của bụi và
khí thải trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng là không lớn, môi
trường hoàn toàn có khả năng phục hồi khi công tác xây dựng được hoàn thành.

* Tác động của tiếng ồn

Quá trình hoạt động của các xe vận chuyển đất cát, nguyên vật liệu xây dựng
làm phát sinh ra tiếng ồn. Mức ồn của xe tải vận chuyển được xác định như sau:

Bảng 21: Mức ồn gây ra do xe tải


Mức ồn đo được tại vị trí cách nguồn
TT Thiết bị thi công
1,5m
1 Xe tải 75 dBA
(Nguồn: Ủy ban bảo vệ môi trường U.S. Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và máy móc
xây dựng NJID, 300.1, 31-12-1971)

Khả năng lan truyền tiếng ồn từ nguồn phát sinh tới các khu vực xung quanh
được xác định bằng công thức sau:

L = Lp - ∆Ld - ∆Lb - ∆Ln (dBA)

Trong đó:

L: Mức ồn truyền tới điểm tính toán ở môi trường xung quanh, dBA.

Lp: Mức ồn của nguồn gây ồn, (cách 1,5 m), dBA.

∆Ld: Mức ồn giảm đi theo khoảng cách, dBA.

51
∆Ld =20*lg[(r2/r1)1+a]

Trong đó:

r1: Khoảng cách dùng để xác định mức âm đặc trưng của nguồn gây ồn,
r1=1,5m.

r2: Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn tính từ nguồn gây ồn, m.

a: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt
đất trống trải a = 0.

Lb: Mức ồn giảm đi khi truyền qua vật cản. Khu vực dự án có địa hình rộng
thoáng và không có vật cản nên ∆Lb = 0.

∆Ln: Mức ồn giảm đi do không khí và các bề mặt xung quanh hấp thụ. Trong
phạm vi tính toán nhỏ, chúng ta có thể bỏ qua mức giảm độ ồn này.

(Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội – 1997).

Từ các công thức trên, có thể tính toán mức độ gây ồn của các loại thiết bị thi
công trên công trường tới môi trường xung quanh ở khoảng cách 100m và 150m, kết
quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 22: Tiếng ồn của xe tải vận chuyển (dBA)


Khoảng cách từ nguồn ra xung
TT Thiết bị thi công quanh (m)
1,5 100 150
1 Xe tải 75 39 35
TCVN 5985-1999 85 - -
Khu vực thông thường, 6h-
QCVN 26:2010/BTNMT - 21h
70
Ghi chú:

- TCVN 3985-1999: Tiêu chuẩn tiếng ồn đối với khu vực sản xuất (tương
đương với TCVS 3733/QĐ-BYT về tiếng ồn);
- QCVN 26-2010/BTNMT: Tiêu chuẩn tiếng ồn đối với khu dân cư – Khu
vực thông thường, từ 6h đến 21h.

- (-): Giá trị không quy định.

52
Nhận xét: Mức ồn cao hơn quy chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ
của công nhân thi công như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Mức ồn cao
còn làm giảm năng suất lao động, sức khoẻ của cán bộ, công nhân thi công. Tuy nhiên,
từ kết quả tính toán ở trên cho thấy tác động này không đáng kể ở khoảng cách 1,5m.

3.1.1.2. Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình
của dự án

a) Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình của
dự án được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 23: các nguồn tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình
TT Nguồn gây tác Liên quan đến Đối tượng chịu Quy mô tác
động chất thải tác động động
A Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải

1 - Vận chuyển - Bụi, khí thải từ - Không khí xung - Công trường
nguyên vật liệu hoạt động vận quanh khu vực dự thi công và bên
xây dựng chuyển nguyên án; ngoài khu vực
- Bốc dỡ nguyên vật liệu xây - Cơ sở hạ tầng, Dự án với bán
vật liệu. dựng, máy móc khu vực hai bên kính vài trăm
- Thiết bị thi công thi công tại công tuyến đường vận mét cũng có thể
trên công trường trình chuyển; chịu tác động.
- Hoạt động xây - Nước thải xây - Hệ thống thoát - Môi trường
dựng các hạng dựng; nước mưa xung nước mặt nơi
mục - Nước mưa chảy quanh khu vực; tiếp nhận nguồn
tràn; - Môi trường nước khu vực
- Chất thải rắn nước mặt Dự án.
xây dựng; - Hệ sinh thái - Động vật thủy
- Chất thải rắn xung quanh khu sinh tại nơi tiếp
nguy hại vực dự án nhận nước thải
(mương thoát
nước trước cổng
dự án khi hệ
thống thoát nước
của cụm công
nghiệp Gia Vân
chưa được hoàn
thiện) đều chịu
tác động.

2 Hoạt động sinh - Nước thải sinh - Nguồn nước mặt Môi trường
hoạt của cán bộ, hoạt và nước ngầm nước mặt khu

53
công nhân tham - Chất thải rắn - Cảnh quan khu vực dự án
gia thi công sinh hoạt dự án Môi trường cảnh
- Công nhân và quan khu vực dự
người dân xung án
quanh khu vực dự
án
B Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

1 - Vận chuyển đất, - - Tiếng ồn, độ Công trường thi


cát, vật liệu, phế rung công và bên
thải xây dựng - Giao thông khu ngoài khu vực
- Vận hành máy vực Dự án
móc thi công, - Tai nạn giao Dân cư quanh
phương tiện vận thông dự án và dọc
chuyển - Cản trở giao tuyến đường vận
thông đường bộ chuyển đất đá,
nguyên vật liệu
xây dựng, công
nhân làm việc
tại CCN

2 - Hoạt động lắp - - Tiếng ồn, độ Công trường thi


đặt thiết bị, máy rung công khu vực
móc - Tai nạn lao động thực hiện dự án
3 - Sinh hoạt của - - An ninh trật tự Công trường thi
công nhân. khu vực công và bên
- Tập trung đông - Tệ nạn xã hội ngoài khu vực
công nhân - Lây lan bệnh tật Dự án

4 - Hoạt động bê - - Thảm thực vật Công trường thi


tông hóa mặt bằng công khu vực
đầu tư dự án thực hiện dự án

b) Đánh giá tác động

* Nguồn gây tác động môi trường không khí

 Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu của thiết bị, máy móc thi công

Dựa vào bảng số lượng các phương tiện vận tải và máy móc thi công trên công trường
và Quyết định số 1134/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về giá ca máy và thiết bị thi công
ta có:

Bảng 24: Công suất và nhiên liệu tiêu thụ của máy móc, thiết bị thi công

54
Định mức Lượng
Thông số tiêu hao nhiên liệu
kỹ thuật nhiên liệu, Hệ sử
ST Số
Tên máy, thiết bị năng lượng số dụng/ca
T lượng
Nhiên (K) máy (lit
Định
liệu Diezel /
mức
(lít) 8h)
Máy đào 1 gầu
1 1,25 m3 Diezel 83 2 1,08 179,28
bánh xích
2 Máy ủi 110V Diezel 46 2 1,08 99,36
3 Ô tô tự đổ 16 tấn Diezel 76 2 1,08 164,16
3
4 Ô tô tưới nước 5m Diezel 23 1 1,08 24,84
Máy đầm bê tông,
5 1,5kw Diezel 6,75 2 1,08 14,58
dầm đùi
Cần trục bánh
6 25 tấn Diezel 45 2 1,08 97,2
xích
7 Máy khoan lỗ YG 60 Diezel 28 2 1,08 60,48
8 Máy phát điện 10 kW Diezel 11 1 1,08 11,88
9 Máy kéo 54CV Diezel 25,92 2 1,08 55,9872
10 Máy san tự hành 108CV Diezel 39 1 1,08 42,12
Ghi chú: K là hệ số định mức trung bình tiêu hao nhiên liệu Diezel, K = 1,08
Bảng 25: Hệ số phát thải của một số phương tiện thi công sử dụng dầu Diesel
Thiết bị Hệ số phát thải kg/lít
SO2 CO NOx PM10 VOC
Xe ô tô tự đổ 0,00374 0,00993 0,0408 0,00288 0,00485
Máy san ủi bánh xích 0,00373 0,00655 0,0517 0,00266 0,00153
3
Máy đào bánh xích, 1,25 m 0,00374 0,0102 0,031 0,00327 0,00228
Máy ủi 0,00374 0,0147 0,0343 0,00177 0,00158
Phương tiện khác 0,00373 0,0184 0,0441 0,00361 0,00404
Nguồn: Theo tài liệu của Cục môi trường và Di sản Úc
Dựa vào lượng nhiên liệu sử dụng và hệ số phát thải của một số phương tiện thi
công sử dụng dầu diesel có thể tính được lượng khí thải của một số máy móc thiết bị
chính thi công trên công trường như sau:
Bảng 26: Lượng khí thải từ các máy, thiết bị thi công (kg/h)
STT Tên máy, thiết bị SO2 CO NOx PM10 VOCs
1 Máy đào 1 gầu bánh xích 0,0838 0,2286 0,6947 0,0733 0,0511

2 Máy ủi 0,0465 0,1826 0,4260 0,0220 0,0196

3 Ô tô tự đổ 0,0767 0,2038 0,8372 0,0591 0,0995

4 Ô tô tưới nước 0,0116 0,0571 0,1369 0,0112 0,0125

5 Máy đầm bê tông, dầm đùi 0,0068 0,0335 0,0804 0,0066 0,0074

55
STT Tên máy, thiết bị SO2 CO NOx PM10 VOCs
6 Cần trục bánh xích 0,0453 0,2236 0,5358 0,0439 0,0491

7 Máy khoan lỗ 0,0282 0,1391 0,3334 0,0273 0,0305

8 Máy phát điện 0,0055 0,0273 0,0655 0,0054 0,0060

9 Máy kéo 0,0261 0,1288 0,3086 0,0253 0,0283

10 Máy san tự hành 0,0196 0,0969 0,2322 0,0190 0,0213

Tổng 0,3502 1,3212 3,6508 0,2929 0,3253

Bảng 27: Giá trị giới hạn môi trường không khí xung quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (µg/m3)
Trung bình
STT Thông số
1 giờ 8 giờ 24 giờ Năm
1 SO2 350 - 125 50
2 CO 30.000 10.000 - -
3 NO2 200 - 100 40
4 O3 200 120 - -
5 Tổng bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 100
6 Bụi PM10 - - 150 50
7 Bụi PM25 - - 50 25
8 Pb - - 1,5 0,5
Ghi chú: dấu ( - ) là không quy định
Nguồn: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không
khí xung quanh
So sánh với QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường không khí xung quanh nhận thấy: tổng tải lượng khí thải của các máy móc thi
công trên công trường là tương đối lớn và vượt quy chuẩn. Các khí thải này sẽ tác
động tới môi trường khu vực thi công Dự án. Do đó, cần có các biện pháp bảo vệ môi
trường hợp lí trong thời gian thi công.

 Bụi và khí thải từ quá trình hàn:

Bụi phát sinh trong quá trình hàn các kết cấu kim loại trong xây dựng: Chủ
yếu là bụi kim loại, đặc điểm của loại bụi này là có tỷ khối cao do thành phần chủ yếu
là kim loại nên không có khả năng phát tán rộng. Tuy nhiên, bụi kim loại phát sinh từ
quá trình hàn tuy có kích thước nhỏ nhưng thường có vận tốc cao và kèm theo nhiệt
nên khi tiếp xúc với da có thể gây bỏng. Vì vậy, việc trang bị bảo hộ cho công nhân

56
nhằm giảm thiểu khả năng tác động của bụi hàn là một trong những việc cần được chú
ý.

Khí thải cũng được sinh ra từ các công đoạn hàn: Trong quá trình hàn các kết
cấu thép, các loại hoá chất chứa trong que hàn khi cháy phát sinh ra khói có chứa các
chất độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ công nhân lao động.

Bảng 28: thành phần bụi khói một số que hàn


Loại que hàn MnO2(%) SiO2(%) Fe2O3(%) Cr2O3(%)
Que hàn baza 0,002-
1,1 – 8,8/4,2 7,03– 7,1/7,06 3,3– 62,2/47,2
UONI 13/4S 0,02/0,001

Que hàn
0,29-0,37/0,33 89,9-96,5/93,1
Austent bazơ
Nguồn: Ngô Lê Thông, công nghệ hàn điện nóng chảy (tập 1)
Ngoài ra, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các
chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe công
nhân lao động. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn nối các kết cấu
phụ thuộc vào loại que hàn.

Khí thải từ công đoạn hàn không cao so với ô nhiễm từ các nguồn khác, tuy
nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người công nhân hàn. Với các phương tiện
bảo hộ lao động cá nhân phù hợp, người hàn khi tiếp xúc với các loại khí độc hại sẽ
tránh được những tác động xấu đến sức khỏe.

Bụi từ quá trình tập kết, bốc dỡ nguyên vật liệu:


Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường xây dựng sẽ gây
phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Bụi chủ yếu phát tán từ các nguồn vật liệu như
cát, đá, xi măng và một phần từ sắt thép,...
Tổng khối lượng nguyên vật liệu cần sử dụng cho công trình lkhoảng 56.518
tấn (sắt thép, xi măng, cát, đá,…). Như vậy, nếu quy ước hệ số phát thải tối đa của bụi
phát sinh từ nguyên vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ và tập kết là
0,075 kg/tấn (dựa theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO) thì tổng lượng bụi phát sinh
từ quá trình này là 4238,85 kg bụi (trong 12 tháng). Như vậy, lượng bụi trung bình
phát sinh từ quá trình bốc dỡ vật liệu trong giai đoạn xây dựng khoảng 11,7 kg/ngày .
Lượng bụi phát sinh tại khu vực bốc dỡ vật liệu là rất lớn. Do vậy, chủ dự án
cần tưới nước làm ẩm và kiểm soát nguồn phát tán bụi này để giảm thiểu tới mức thấp
nhất.

57
Nhận xét:

 Tác động của bụi:

Bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng sẽ gây ra ô nhiễm không khí tại khu
vực công trường thi công và khu vực lân cận mặt bằng dự án. Đặc biệt vào những ngày
trời nắng gắt, mức độ ô nhiễm bụi có thể gấp 5-10 lần tiêu chuẩn cho phép (QCVN
05:2013/BTNMT, trung bình 1 giờ: 300 µg/m3).

Hầu hết bụi phát sinh từ các hoạt động này đều là bụi có khả năng dễ lắng do đó
khoảng cách phát tán không rộng. Phạm vi chịu ô nhiễm bụi do các hoạt động này
không lớn và có thể kiểm soát được.

Bụi là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm. Các loại bụi khoáng
vô cơ kim loại, silic, amiang, bụi plastic gây ra các bệnh bụi phổi ở người và động vật
(aluminose, Silicone, siderose...). Các hạt bụi có kích thước nhỏ (1-5m) dễ dàng lọt
vào và tồn tại trong các phế nang phổi gây bệnh về hô hấp cho người và động vật. Đối
với thực vật, bụi lắng đọng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm
năng suất cây trồng. Tuy nhiên với thời gian xây dựng ngắn nên những tác động lên
môi trường không khí ở giai đoạn này có mức độ không lớn và mang tính tạm thời.

 Tác động của các khí thải từ các động cơ đốt nhiên liệu:

Thành phần của khí thải bao gồm khí CO, SO 2, NOx, VOC,... Đây là các khí có
độc tính cao đối với con người và động vật. Theo nghiên cứu của Cục Bảo vệ môi
trường Hoa Kỳ (USEPA) đã kết luận rằng, khí thải từ phương tiện giao thông sử dụng
dầu diezel có khả năng gây ung thư cho con người. Khoảng 30 công trình nghiên cứu
dịch tễ trên từng cá nhân cho thấy nguy cơ bị ung thư phổi tăng từ 20-89% trong số
những người được nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu của cơ quan khoa học trong
lĩnh vực y tế đã cho thấy nguy cơ ung thư phổi tăng từ 33 – 47% khi con người tiếp
xúc với khí thải từ các phương tiện giao thông trong thời gian dài3.

Tóm lại: Hàm lượng bụi và khí thải động cơ diesel phát sinh trong giai đoạn thi
công xây dựng dự án gây tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người. Các tác
động chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ kết thúc khi các công việc thi công xây
dựng dự án hoàn thành. Tuy vậy, cũng cần áp dụng các biện pháp giảm thiểu để hạn
chế tới mức thấp nhất mức độ phát thải của các phương tiện này.
3
Nguồn: Tổng cục môi trường

58
* Tác động đến môi trường nước

 Tác động do nước thải sinh hoạt của công nhân trên công trường:

Nguồn nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại khu vực công
trường và lán trại cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nước khu
vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng
(SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Nước
thải không xử lý có thể là nguồn gây bệnh truyền nhiễm đối với người dân trong khu
vực thông qua việc sử dụng nước bị ô nhiễm.

Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên cơ sở định mức lượng
nước cấp và số lượng công nhân. Lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100%
lượng nước cấp (theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP), Theo QCXDVN 01:2008/BXD
lượng nước cấp cho công nhân khoảng 100L/người.ngày. Tại thời điểm cao nhất, số
lượng công nhân tham gia thi công trên công trường vào khoảng 50 người. Tổng lượng
nước thải sinh hoạt phát sinh trong một ngày là 05 m 3/ngày. Nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước thải sinh hoạt được đưa ra trong bảng sau:

Bảng 29: tải lượng ô nhiễm nước sinh hoạt thải ra trong một ngày
QCVN
Hệ số ô nhiễm
ST Tải lượng Nồng độ 14:2008/
Chất ô nhiễm (g/người/ngày
T (kg/ngày) (mg/l) BTNMT cột
)
B
1 BOD5 45 - 54 2,25 – 2,7 450 - 540 50
2 COD 72 - 103 3,6 – 5,15 720 – 1.030 -
3 TSS 70 - 145 3,5 – 7,25 700 – 1.450 100
-
4 NO3 (Nitrat) 6 - 12 0,3 – 0,6 60 - 120 50
3
5 PO4 (Photphat) 0,6 - 4,5 0,03 – 0,225 6 - 45 10
(Nguồn: Tokyo Univ. Inter. Env. Planning Center, Dept. of Urban Eng. Human Excreta
and Gray Water Treatment in Japan, P.1: History, 1994; P.2: Technology, Tokyo,
1996).

Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong một ngày tương đối lớn,
vượt nhiều lần so với QCVN 14:2008/BTNMT. Do đó, cần có các biện pháp thu gom
và giảm thiểu ảnh hưởng đến nguồn nước mặt tại khu vực cũng như môi trường xung
quanh khu vực thực hiện dự án.

 Tác động do nước mưa chảy tràn:

59
Nước mưa chảy tràn là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường trong
quá trình thi công. Đối với một công trường thi công, lượng đất, cát, chất cặn bã, cặn
dầu mỡ, các chất thải sinh hoạt vương vãi là đáng kể. Nồng độ cũng như dạng ô
nhiễm phụ thuộc vào tính chất bề mặt phủ. Các dạng tác động của nước cuốn trôi bề
mặt thường gặp là:

- Dầu và cặn dầu bị cuốn theo nước mưa và phát tán ra xung quanh tác
động đến hệ sinh thái, gây ô nhiễm môi trường đất và nước;
- Mặt phủ bị xói mòn, gây bồi lắng hệ thống thoát nước trong khu vực;
- Nồng độ chất dinh dưỡng, chất hữu cơ trong nước cuốn trôi bề mặt là
đáng kể, dễ gây tình trạng phú dưỡng và ô nhiễm hữu cơ trong các ao
hồ.

Vào những ngày khi trời mưa, nước mưa chảy tràn trên khu vực của Dự án sẽ
cuốn theo đất, cát, chất cặn bã, dầu mỡ xuống các sông, các ao hồ xung quanh gây
các tác động không nhỏ tới đời sống thuỷ sinh và gây ô nhiễm nguồn nước trong khu
vực. Tải lượng tính toán như sau:

Trên cơ sở lý thuyết, lượng nước mưa chảy tràn ước tính tại khu vực xây dựng
công trình của dự án như sau:

Q = 0,278 x K x I x F
Trong đó:

- K: là hệ số dòng chảy (K = 0,6)


- I: là cường độ mưa (m/h)
- F: Diện tích lưu vực (m2)
(Nguồn: Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Lê Trình)
Với tổng diện tích quy hoạch của dự án là 36.240 m 2, giả sử với trận mưa có
cường độ là 100 mm/h. Lượng nước mưa chảy tràn cao nhất trên khu vực xây dựng
công trình là:

Q = 0,278 x 0,6 x 0,1 x 36.240 = 604m3/ngày.đêm = 6,7 lít/s

Theo WHO, tải lượng chất ô nhiễm cuốn theo nước mưa như sau:

NTS = 0,5 ÷ 1,5 mg/l

PTS = 0,004 ÷ 0,03 mg/l

COD = 10 ÷20 mg/l

60
SS = 10 ÷ 20 mg/l

Với lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất trong tháng là 6,7 lít/s ta có tải
lượng chất ô nhiễm cuốn theo nước mưa như sau:

NTS = 3,35 ÷ 10,05 mg/s

PTS = 0,0268 0,201 mg/s

COD = 67 ÷ 134 mg/s

SS = 67 ÷ 134 mg/s

Qua số liệu trên ta thấy rằng, ô nhiễm do nước mưa không lớn, tuy nhiên nếu
không có các biện pháp quản lý, thu gom hiệu quả thì sau một thời gian tương đối (12
tháng), đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể.

Do vậy, tổ chức và quản lý thi công hợp lý đối với từng hạng mục công trình
của dự án thì mức độ ô nhiễm và tính chất của nước mưa cuốn trôi trên bề mặt sẽ được
kiểm soát và giảm thiểu tới mức thấp nhất. Khi đó, có thể coi đây là nguồn ô nhiễm
không lớn và chỉ mang tính chất thời điểm.

 Nước thải xây dựng:

Quá trình thi công xây dựng trên công trường có sử dụng nước cho các hoạt
động xây lắp như trộn bê tông, trộn vữa, rửa đá, sỏi, tưới gạch, bảo dưỡng bê tông tại
chỗ, rửa máy móc, thiết bị thi công,... Lượng nước thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động
rửa xe. Ước tính, lượng nước thải này khoảng 5 m 3/ngày vào thời gian xây dựng.
Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải này là: Cát, đá, xi măng,... thuộc loại ít độc,
dễ lắng đọng, có khả năng tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời và
có biện pháp thu gom do vậy không đáng lo ngại.

* Tác động do chất thải rắn

Do thi công trong khuôn viên và mặt bằng đã được san lấp bằng phẳng nên chất
thải rắn không bị phát tán ra môi trường xung quanh.

 Chất thải rắn sinh hoạt:

Hoạt động thi công xây dựng thời điểm cao nhất sử dụng 50 công nhân. Chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh bao gồm: các loại túi nilong, chai bình đựng nước, thức ăn

61
thừa, vỏ hoa quả....theo tài liệu Quản lý chất thải rắn (NXB xây dựng), khối lượng rác
thải sinh hoạt tính bình quân cho người Việt Nam khoảng 0,35-0,8 kg/người/ngày, với
điều kiện sinh hoạt cụ thể của dự án lấy ở mức 0,5 kg/người/ngày (điều kiện sinh hoạt
ở mức trung bình). Tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây
dựng là: 50 x 0,5 = 25 (kg/ngày). Lượng chất thải rắn này được thu gom xử lý cùng
lượng chất thải rắn sinh hoạt của cụm công nhiệp.

 Chất thải rắn nguy hại:

Phát sinh trong hoạt động lắp đặt thiết bị được thu gom lưu trữ trong kho chứa
chất thải tạm thời tại công trường sau đó được đơn vị thu gom mà chủ dự án đã làm
hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại.

 Chất thải rắn thông thường:

Sắt thép vụn, dây điện…được thu gom bán cho các đơn vị thu mua phế liệu.

* Tác động đến địa chất, địa mạo, thủy văn

Do dự án nằm đã có sẵn mặt bằng trong CCN Gia Vân đã được phê duyệt quy hoạch
nên các tác động của cụm công nghiệp đã được đánh giá và dự báo trước đó. Tuy
nhiên, dự án nằm trong khu vực có các mương nước bao quanh, nên trong quá trình
xây dựng dự án và khi đi vào sản xuất sẽ có những chất thải sinh hoạt. Nếu không có
các biện pháp giảm thiểu và xử lý thì đây có thể sẽ là nguồn tác động gây ô nhiễm đến
nguồn nước mặt trên.

3.1.2.2. Các tác động không liên quan đến chất thải

* Nguồn gây tác đông do tiếng ồn.

Việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như xe trộn bê tông, máy
phát điện, cần cẩu,...và các xe vận tải vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị sẽ gây ồn
đáng kể. Tiếng ồn từ các phương tiện thi công nhìn chung là không liên tục, phụ
thuộc vào loại hình hoạt động và các máy móc, thiết bị được sử dụng.

Khả năng lan truyền của tiếng ồn từ các thiết bị thi công tới khu vực xung
quanh được tính gần đúng bằng công thức sau:

L = Lp - Ld - Lb - Ln (dBA)

Trong đó:

62
L: Mức ồn truyền tới điểm tính toán ở môi trường xung quanh, dBA.

Lp: Mức ồn của nguồn gây ồn, dBA.

Ld: Mức ồn giảm đi theo khoảng cách, dBA.

Ld = 20*lg[(r2/r1)1+a]

Trong đó:

r1: Khoảng cách dùng để xác định mức âm đặc trưng của nguồn gây ồn,
thường lấy bằng 1m đối với nguồn điểm.

r2: Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn tính từ nguồn gây ồn, m.

A: Hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt
đất trống trải a = 0.

Lb: Mức ồn giảm đi khi truyền qua vật cản. Khu vực dự án có địa hình rộng
thoáng và không có vật cản nên Lb = 0.

Ln: Mức ồn giảm đi do không khí và các bề mặt xung quanh hấp thụ. Trong
phạm vi tính toán nhỏ, chúng ta có thể bỏ qua mức giảm độ ồn này.

(Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội – 1997).

Từ các công thức trên, chúng ta có thể tính toán được mức ồn trong môi
trường không khí xung quanh tại các khoảng cách 50m và 100m tính từ nguồn gây
ồn. Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 30: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị
thi công cơ giới
Mức ồn cách nguồn 1m (dBA) Mức ồn Mức ồn
Phương tiện
STT cách nguồn cách nguồn
Khoảng Trung bình
50m (dBA) 100m (dBA)
1 Máy ủi 93,0 59,0 53,0
2 Xe tải 82,094,0 88,0 54,0 48,0
Máy trộn bêtông
3 81 – 89 85 57 46
250l
4 Cần trục di động 76,0 – 87,0 81,5 56,6 47
Quyết định số
75 dBA
3733/2002/QĐ – BYT

63
Nguồn: Mackernize, 1985

Ghi chú: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ –
BYT. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời.

Đánh giá chung các tác động tới môi trường do tiếng ồn là nhỏ, mang tính cục bộ ở
trong khu vực xây dựng, chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của công nhân vận
hành máy móc xây dựng và lực lượng tham gia thi công, lắp đặt trên công trường.

* Nguồn gây tác động do độ rung.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra rung động là từ các máy móc thi công, các
phương tiện vận tải,…Mức phát thải rung động của các thiết bị máy móc này được
trình bày trong bảng sau:

Bảng 31: Mức rung của các phương tiện thi công cầu (dB)
Mức rung cách Mức rung cách Mức rung cách
STT Thiết bị thi công
máy 10m máy 30m máy 60m
Xe vận chuyển hàng
1 74 64 54
nặng
2 Máy đào đất 80 71 60
3 Máy nén khí 81 71 61
4 Xe tải 74 64 54
QCVN 27:2010/BTNMT 75 dB
Ghi chú: QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.

Đây cũng là mức rung nguồn được tạo ra từ các hoạt động của thiết bị, máy
móc trong thi công các hạng mục công trình của dự án. Đó là chưa kể sự cộng hưởng
mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời.

Kết quả cho thấy, mức rung từ các phương tiện máy móc, thiết bị thi công
thường không đảm bảo giới hạn cho phép đối với khu vực thi công và khu dân cư
trong khoảng 10m trở lại, nhưng đảm bảo giới hạn cho phép đối với khu dân cư
khoảng 30m trở ra (theo QCVN 27:2010/BTNMT).

Nhận xét:

Khu vực thi công nằm trong cụm công nghiệp vì vậy, mức rung của các thiết
bị thi công nằm trong giới hạn cho phép. Mức độ tác động nhỏ.

Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải như: xói mòn, trượt, sụt, lở lún
đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bồi lắng lòng sông, lòng hồ,... là không có. Do dự án
được xây dựng trong khuôn viên cụm công nghiệp với các cơ sở hạ tầng đã được đầu tư

64
gần đầy đủ. Hơn nữa, qua kết quả điều tra cho thấy trong khu vực đã nhiều năm không
bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng như trượt, sụt lở lún đất, sói lở bờ sông, ao hồ,...

* Tác động của dự án khi gần trường học, trạm y tế

Khu vực dự án nàm gần khu dân cư, trạm y tế và trường mầm non xã Gia Vân
nên trong giai đoạn thi công của dự án, việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và di
chuyển đến công trường của công nhân sẽ làm gia tăng mật độ tham gia giao thông và
nguy cơ gây tại nạn giao thông tại khu vực thực hiện dự án nhất là buổi sáng khi các em
đến trường và buổi chiều khi tan học. Vì vậy, chủ đầu tư sẽ bố trí hợp lý giờ vận chuyển
nguyên vật liệu xây dựng hợp lí để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, quá trình bốc, dỡ nguyên vật liệu và khi thi
công dự án có thể gây ra tiếng ồn và phát tán bụi. Chủ đầu tư sẽ có kế hoạch tưới rửa
đường và quây hàng rào cản tiếng ồn trong quá trình thi công xây dựng.

3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành của nhà máy

3.1.3.1. Các tác động có liên quan đến chất thải.

Vị trí thực hiện dự án nằm trong Cụm công nghiệp, quy mô công nghệ không
phức tạp, quá trình sản xuất không phát sinh chất thải đặc trưng mang tính độc hại cao.
Tuy vậy, quá trình hoạt động của dự án là lâu dài, có tính tích lũy vì vậy ít nhiều ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh.

a) Tác động do nước thải.

Đặc trưng công nghệ sản xuất của nhà máy đơn giản chỉ là lắp ráp các thiết bị
điện tử từ các linh kiện được nhập về nên trong quá trình sản xuất không cần sử dụng
nước để sản xuất nên không có nước thải sản xuất. Nguồn gây tác động do nước thải
của dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải từ nhà ăn và nước
mưa chảy tràn trên khu vực nhà máy.

 Tác động do nước thải sinh hoạt.

Nước thải sinh hoạt chủ yếu là nước thải từ nhà vệ sinh và nhà ăn của cán bộ
công nhân viên và công nhân. Lượng nước thải, thành phần nước thải chứa hàm lượng
các chất hữu cơ cao, nếu có các biện pháp xử lý các vi sinh vật có thể gây ô nhiễm cho
nguồn tiếp nhận. Để đạt công suất sản xuất của nhà máy là 300 triệu sản phẩm/năm thì
lượng công nhân của nhà máy dự kiến là 640 người. Nước thải sinh hoạt khi tính theo

65
định mức phát thải bằng 100% lượng nước cấp 75 lít/người/ngày (theo TCXDVN
33:2006). Vậy lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là: 48 m3/ngày.

Bảng 32: tải lượng ô nhiễm nước sinh hoạt thải ra trong một ngày
QCVN
14:2008/
ST Chất ô Hệ số ô nhiễm Tải lượng Nồng độ
BTNMT
T nhiễm (g/người/ngày) (kg/ngày) (mg/l)
cột B
(mg/l)
1 BOD5 45 - 54 28,8 – 34,5 600 – 718,75 50
2 COD 72 - 103 46,08 – 56,92 960 – 1.185 -
3 TSS 70 - 145 44,8 – 92,8 933,3 - 1.933 100
4 NO3- (Nitrat) 6 - 12 3,84 – 7,68 80 - 160 50
PO43-
5 0,6 - 4,5 0,36 – 2,88 7,5 - 60 10
(Photphat)
(Nguồn: Tokyo Univ. Inter. Env. Planning Center, Dept. of Urban Eng. Human Excreta
and Gray Water Treatment in Japan, P.1: History, 1994; P.2: Technology, Tokyo,
1996).

Nước thải sinh hoạt ước tính của nhà máy có hàm lượng các chất ô nhiễm cao hơn
tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (số liệu so sánh được thể hiện cụ thể tại bảng trên). Nước
thải sinh hoạt có chứa hàm lượng khá cao các chất hữu cơ thông qua các thông số ô
nhiễm chỉ thị như: BOD5, COD,…Trong đó đáng chú ý là chỉ số BOD5, nếu chỉ số này
cao đồng nghĩa với với hàm lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy lớn mà mức độ ô
nhiễm chất hữu cơ có trong nước thải cao. Tác động đầu tiên có thể thấy là sự ứ đọng gây
mất vệ sinh môi trường khu vực hoặc chảy tràn ra vùng lân cận. Các chất bẩn bị phân
hủy bốc mùi hôi, thối tạo điều kiện cho các vi trùng, ruồi, muỗi phát triển dẫn đến các
dịch bệnh lan truyền.

Ngoài ra, các chất như nitơ, photpho có trong nước thải sinh hoạt là thành phần
chính gây nên hiện tượng phú dưỡng nguồn nước mặt. Vì vậy, nếu đổ thải trực tiếp vào
cống thoát nước thải của CCN sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của trạm xử lý
nước thải tập trung của CCN. Do vậy, cần phải có biện pháp thu gom và giảm thiểu
tránh gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt tại khu vực cũng như môi trường xung
quanh khu vực thực hiện dự án.

 Tác động do nước mưa chảy tràn.

Nước mưa chảy tràn trên diện tích của nhà máy, nước mưa rơi xuống khu vực có
các cặn lắng và các chất bẩn rơi vãi trên bề mặt. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước

66
mưa phụ thuộc vào đặc điểm của khu vực, độ dốc của địa hình, thời điểm mưa. Thông
thường trong 20 phút đầu của trận mưa đầu mùa, nồng độ dầu có thể đạt từ 1 – 2 mg/lít
đến hàng chục mg/lít. Lượng nước mưa này nếu không được thu gom và xử lý để loại
bỏ cặn bẩn cuốn theo thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nguồn tiếp nhận; lưu lượng, thành
phần, tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn được tính toán như sau:

Nguồn phát sinh: Nước mưa chảy tràn qua khu vực.

Lưu lượng - Thành phần - Tải lượng chất ô nhiễm:

Trên cơ sở lý thuyết, lượng nước mưa chảy tràn ước tính tại khu vực xây dựng công
trình của dự án như sau:

Q = 0,278 x K x I x F
Trong đó:

- K: là hệ số dòng chảy (K = 0,6)


- I: là cường độ mưa (m/h)
- F: Diện tích lưu vực (m2)
(Nguồn: Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Lê Trình)
Với tổng diện tích quy hoạch của dự án là 36.240 m 2, giả sử với trận mưa có
cường độ là 100 mm/h. Lượng nước mưa chảy tràn cao nhất trên khu vực xây dựng
công trình là:

Q = 0,278 x 0,6 x 0,1 x 36.240 = 604m3/ngày.đêm = 6,7 lít/s

Theo WHO, tải lượng chất ô nhiễm cuốn theo nước mưa như sau:

NTS = 0,5 ÷ 1,5 mg/l

PTS = 0,004 ÷ 0,03 mg/l

COD = 10 ÷20 mg/l

SS = 10 ÷ 20 mg/l

Với lưu lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất trong tháng là 6,7 lít/s ta có tải
lượng chất ô nhiễm cuốn theo nước mưa như sau:

NTS = 3,35 ÷ 10,05 mg/s

PTS = 0,0268 0,201 mg/s

COD = 67 ÷ 134 mg/s

67
SS = 67 ÷ 134 mg/s

Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án chủ yếu là nước chảy qua khu vực mái
nhà và sân bê tông của nhà máy vì vậy lượng cặn cuốn theo là không lớn và có thể
giảm thiểu bằng cách bố trí các hố ga thu cặn tại rãnh thoát nước mưa của dự án.

b) Tác động đến môi trường không khí

Đặc trưng công nghệ sản xuất của nhà máy đơn giản chỉ là lắp ráp các thiết bị
điện tử từ các linh kiện được nhập về nên trong quá trình sản xuất không có nguồn
phát sinh khí thải lớn nào. Các nguồn thải từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của dự án vào môi trường không khí mà có khả năng làm ảnh hưởng xấu tới chất
lượng môi trường không khí xung quanh và chất lượng không khí trong môi trường lao
động đó là các nguồn thải chính như:

- Khí, bụi trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sản phẩm ra vào nhà máy.

- Khí thải phát sinh trong công đoạn hàn và vệ sinh thiết bị.

- Khí thải từ máy phát điện dự phòng.

* Bụi, khí thải trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu sản phẩm
ra vào nhà máy

Trong quá trình phương tiện đi lại, bốc xếp nguyên vật liệu và sản phẩm gây ô
nhiễm bụi, khí thải động cơ cho khu vực. Để tính toán lượng bụi, khí thải phát sinh
trong công đoạn này ta sử dụng phương pháp đánh giá nhanh của WHO với các thông
số tính toán sau: Giả thiết các xe vận tải là xe Hyundai 12 tấn. Với khối lượng nguyên
liệu, nhiên liệu, sản phẩm của công ty ta dự đoán có 2 - 6 lượt xe ra vào nhà máy với
vận tốc trung bình 5 km/h; quãng đường vận chuyển trung bình trong nhà máy 0,5 km.

 Tác động do bụi trong quá trình vận chuyển.

Bảng 33: bảng tổng tải lượng bụi phát sinh từ quá trình vận tải.
Số lượt xe Hệ số tải lượng Lượng bụi phát sinh Tổng tải lượng
trung bình (đường đá, 1000 km) (kg/1000km.lượt xe) (kg/ngày)
2 7,1*f 1.491 1,49
4 7,1*f 1.491 2,98
6 7,1*f 1.491 4,47
Nguồn: WHO 1993

Ghi chú: f: Là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường tính theo công thức:

68
f v * M * 0,7 * n * 0,5

Trong đó:

- v: Vận tốc trung bình của xe: 5 km/h

- M: Tải trọng trung bình của xe: 12 tấn

- n: Số bánh xe: 10 bánh

 Tác động do lượng khí thải trong quá trình vận chuyển

Theo đánh giá của tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1993) đối với loại xe vận chuyển dầu
DO công suất 3,4 – 16 tấn, có thể ước tính tổng tải lượng khí thái sinh ra trên đường
vận chuyển theo bảng sau:

Bảng 34: hệ số tải lượng khí thải sinh ra đối với xe vận chuyển sử dụng dầu DO
Chiều dài Số lượt di Tổng tải
Chất ô Hệ số tải
TT tuyến chuyển lượng
nhiễm lượng4(g/km)
đường (km) (lượt/ngày) (g/ngày)
1 Bụi 0,07 0,5 1 0,03
2 SO2 2,74 S 0,5 1 0,0068
3 NO2 2,25 0,5 1 1,13
4 CO 45,6 0,5 1 22,78
5 VOC 3,86 0,5 1 1,93
Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (0,5%).

Bảng 35: tổng tải lượng khí thải sinh ra đối với xe vận chuyển sử dụng dầu DO
Lượt Tổng tải lượng (kg/ngày)
TT
xe/ngày Bụi SO2 NO2 CO VOC
1 2 0,06 0,014 2,26 45,56 3,86
2 4 0,12 0,027 4,52 91,12 7,72
3 6 0,18 0,041 6,78 136,68 11,58
Nhận xét: Bụi, khí thải, tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển
nguyên liệu, sản phẩm ra vào nhà máy, lượng khí thải này bao gồm NOx, SOx, CO,
VOC,…Tuy nhiên, lượng khí thải này là rất ít do các phương tiện vận chuyển ra vào
không nhiều nên các tác động đến môi trường xung quanh là không đáng kể.

* Tác động do khí thải phát sinh trong công đoạn sản xuất
 Hơi khí hàn

4
Theo WHO (1993)

69
Hơi khí hàn phát sinh từ các công đoạn như: hàn bo mạch, sấy bo mạch, sửa lỗi
bo mạch và lắp ráp máy in.
Hơi khí hàn C2H2, CH4, C6H6...hoặc H2 với O2. Phương pháp hàn sử dụng
nhiệt của ngọn lửa sinh ra để đốt cháy khí hàn trên. Nhiệt độ sôi của chất hàn khoảng
217 – 2190C, nhiệt độ hàn khoảng 2600C và sấy khoảng 850C.
Trong quá trình này có phát sinh hơi kim loại có trong chất hàn gồm: thiếc (Sn),
bạc (Ag), Cu (đồng). Các kim loại có trong hơi khí hàn dễ phản ứng với oxy không khí
để tạo thành oxit kim loại.
Dự án sử dụng 120kg kem hàn/tháng (tương đương 4kg/ngày), lượng khí thải
phát sinh từ công đoạn hàn là không nhiều, nồng độ các chất ô nhiễm không cao (Theo
thực tế tại nhà xưởng sản xuất linh kiện điện tử tại lô CN1 – KCN Gián Khẩu - tỉnh
Ninh Bình với lượng kem hàn sử dụng tương đương thì hơi khí hàn phát sinh là không
nhiều. Tuy nhiên chủ Dự án vẫn sẽ đưa ra biện pháp giảm thiểu thích hợp và sẽ được
trình bày tại chương IV.
Hơi khí hàn khi tiếp xúc với da, mắt gây hại lớn: gây đỏ mắt và làm viêm kết
mạc mắt, có thể có bội nhiễm do dụi mắt.
 Hơi isopropanol (IPA)
Hơi IPA phát sinh chủ yếu từ quá trình sấy bo mạch, quá trình phun IPA vào bo
mạch trước khi hàn và quá trình sửa lỗi bo mạch (sử dụng IPA để rửa bo mạch bị dơ).
IPA là một loại cồn có độ bay hơi cao, tan trong nước và một số dung môi hữu
cơ, có mùi ngọt. Do đó trong quá trình phun IPA vào bo mạch trước khi hàn hay quá
trình sửa lỗi bo mạch, hơi IPA bị bay hơi phát tán vào không khí. Ở nồng độ thấp IPA
không gây nguy hại. Hỗn hợp 35% đến 50%. IPA với nước là chất rửa kính rất hiệu
quả. IPA được dùng trong xà phòng nước, kết hợp với hydrocacbon clo hóa làm chất
tẩy. IPA còn được dùng phổ biến trong điều chế mỹ phẩm và nước hoa vì IPA có độc
tính thấp giúp lưu hương thơm của các loại nước hoa, mỹ phẩm.
Tuy nhiên, khi ở nồng độ cao và tiếp xúc lâu dài, IPA sẽ gây ảnh hưởng xấu tới
mắt và da, gây mẩn ngứa, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và khó chịu cho công nhân. Do đó,
để đảm bảo an toàn cho công nhân, chủ dự án sẽ có biện pháp để hút hơi IPA, thông
gió khu vực làm việc.
Trong quá trình làm sạch bảng mạch, IPA có độ tinh khiết cao khoảng 99,98%
được sử dụng khoảng 5,5 lít/tuần tương đương khoảng 0,78 lít/ngày. Khối lượng riêng
của IPA là 0,785 kg/m3, thì lượng IPA dùng mỗi ngày là:

70
mIPA = 0,78 x 10-3 x 0,785 = 0,0006123kg = 0,6123g
Quá trình phun IPA trong buồng kín ở nhiệt độ cao nên coi lượng IPA bay hơi
hết 100%. Ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC, 1atm) thể tích khí IPA là:
Vtc = 0,6123/60 x 22,4= 0,229 lít.
Ở nhiệt độ 25oC, áp suất 1atm, thể tích của khí IPA thoát ra là:
V = Vtc x Tp/Ttc = 0,229 x (273 + 25) /273 = 0,252 lít.
Nồng độ của khí IPA là: C= m/V = 0,6123/ 0,252= 0,095g/l = 390 mg/Nm3
So sánh với QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp một số chất hữu cơ, IPA không quy định, nhưng so với nồng độ quy định
của Propanol IPA vẫn nằm dưới ngưỡng quy chuẩn cho phép (nồng độ cho phép theo
QCVN 20:2009/BTNMT là 980 mg/Nm3).

Biện pháp xử lý khí tại các công đoạn này được mô tả cụ thể tại chương 4 của
báo cáo.

* Tác động do bụi, khí thải từ máy phát điện dự phòng

Để chủ động trong hoạt động sản xuất của nhà máy, công ty bố trí 01 máy phát
điện dự phòng 1.000 KVA để cấp điện trong trường hợp mất điện lưới. Với lượng dầu
DO sử dụng 70 lít/h với khối lượng riêng của dầu là 0,85 kg/lit thì khối lượng dầu DO
sử dụng là 59,5 kg/h. Nhiệt độ khói thải 2000C ( 4730K). Các thông số ô nhiễm chính từ
máy phát điện là bụi, SO2, NOx, CO, VOC.

Theo tài liệu đánh giá nhanh của tổ chức Y tế thế giới WHO thì tải lượng các
chất ô nhiễm từ quá trình sử dụng dầu DO của máy phát điện như sau.

Bảng 36: tải lượng các chất ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng
SST Chất ô nhiễm Hệ số tải lượng ô Tải lượng tính toán
nhiễm ( kg/ tấn dầu) (g/h)
1 Bụi 0,71 42,245
2 SO2 20S 11,9
3 NOx 9,62 579,39
4 CO 2,19 130,31
5 VOC 0,791 47,07
(Ghi chú: Số liệu tính toán với dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh 1%)

Thể tích sản phẩm cháy thu được trong quá trình đốt 1 kg dầu DO ở điều kiện
tiêu chuẩn V = 18,7232 m3 chuẩn /kg.dầu5. Nhiệt độ khí thải cao nhất 200oC (473 oK),
lượng khí thải thực tế là: 18,7232 x (273+200)/273=32,4398 m3/kg dầu.
5
Theo tài liệu (Trần Ngọc Trấn – Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB Khoa học Kỹ thuật, 2001)

71
Như vậy, ta có lưu lượng khí thải từ máy phát điện ở nhiệt độ 200 oC như sau:
32,4328 x 59,5 = 1.929,75 m3/h.

Nồng độ tính toán các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện như sau:

Bảng 37: nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện.
QCVN 19:2009/BTNMT, cột B
STT Chất ô nhiễm Nồng độ ( mg/Nm3)
( Kp=1,0; Kv=1,0)
1 Bụi 23,45 200
2 SO2 5,75 500
3 NOx 300,24 850
4 CO 67,53 1.000
5 VOC 24,39 -
Từ kết quả tính toán cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát
điện đều thấp so với giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT, cột B ( Kp=1,0;
Kv=1,0). Tuy nhiên công ty cũng cần áp dụng các biện pháp để giảm các tác động do
khí thải và tiếng ồng đến môi trường lao động xung quanh khu vực máy phát điện.

* Tác động do khí thải phát sinh từ công đoạn nấu nướng

Trong quá trình nấu ăn, các loại khí thải phát sinh chủ yếu là CO, SO2, NOx từ
quá trình đốt cháy khí gas hóa lỏng. Khí gas là nguồn nhiên liệu sạch, ít gây ô nhiễm
do đó tác động từ quá trình này được đánh giá là không đáng kể.

Bảng 38. Thành phần các chất trong khí gas hóa lỏng
Thành phần Giá trị
Propan 48,5%
Butan 48,5%
Etan <1,5%
Pentan <1,5%
Lưu huỳnh 170ppm
Tỷ trọng 2,45kg/m3
Từ bảng trên cho thấy, thành phần chính của gas hóa lỏng là Propan và Butan
(97%). Vì vậy, trong các quá trình tính toán có thể coi gas hóa lỏng chỉ bao gồm
Propan và Butan.Coi tỷ lệ khối lượng Propan/Butan trong gas lỏng LPG là 50/50.

Các phản ứng cháy của khí gas như sau:

C3H8 + 5O2 = 3CO2 + 4H2O

C4H10 + 13/2O2 = 4CO2 + 5H2O

72
Thành phần khí thải khi đốt cháy khí gas hóa lỏng chủ yếu là CO 2, lượng khí
CO2 phát sinh phụ thuộc vào lượng gas sử dụng.

Ngoài khí thải từ việc sử dụng nhiên liệu quá trình nấu nướng tại khu vực bếp
cũng sẽ phát sinh mùi. Tuy nhiên mùi phát sinh từ hoạt động nấu nướng không lớn và
không có tính độc hại, tuy nhiên nếu không thực hiện các biện pháp giảm thiểu sẽ ảnh
hưởng phần nào đến người dân tại khu vực xung quanh. Do đó, để giảm thiểu tác động
từ các hoạt động này, Chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp mang tính khả thi và ứng
dụng cao là lắp các thiết bị hấp thụ mùi và thông gió nhằm đảm bảo các hoạt động này
không gây ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh.

c) Tác động do chất thải rắn

 Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bao gồm: các loại túi nilon, chai bình đựng
nước, thức ăn thừa, vỏ hoa quả....theo tài liệu Quản lý chất thải rắn (NXB xây dựng),
khối lượng rác thải sinh hoạt tính bình quân cho người Việt Nam khoảng 0,35-0,8
kg/người/ngày, với điều kiện sinh hoạt cụ thể của dự án lấy ở mức 0,5 kg/người/ngày
(điều kiện sinh hoạt ở mức trung bình). Tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
của cán bộ công nhân trong nhà máy là: 640 x 0,5 = 320 (kg/ngày). Lượng chất thải
rắn này được thu gom và thuê đơn vị thu gom định kỳ.

 Chất thải rắn nguy hại

Do đặc trưng công nghệ sản xuất mà các linh kiện điện tử được kiểm tra chất
lượng trước khi nhập về công ty nên tỷ lệ hư hỏng gần như không có. Ngoài ra còn có
một số linh kiện điện tử, bản mạch bị hỏng do quá trình lắp ráp phát sinh. Bên cạnh đó,
khi đi vào sản xuất nhà máy còn thải ra các loại chất thải nguy hại như sau:

Bảng 39: danh mục chất thải nguy hại dự kiến phát sinh trung bình/tháng

Trạng thái Số lượng CTNH dự kiến


STT Tên chất thải Mã CTNH
tồn tại phát sinh trung bình/tháng

Thùng chất trợ hàn


1 Rắn 17kg 18 01 01
không chì flux
2 Thùng cồn IPA Rắn 38kg 18 01 01
3 Thùng chất tẩy rửa Rắn 40kg 18 01 02
4 Vỏ kem thiếc hàn Rắn 20kg 18 01 03
5 Mực và hộp mực Rắn 2kg 08 02 01

73
6 Bóng đèn huỳnh quang Rắn 3kg 16 01 06
Linh kiện điện tử lỗi
7 Rắn 30kg 16 01 13
hỏng
Giẻ lau, quần áo, găng
8 Rắn 3kg 18 02 01
tay dính dầu
Than hoạt đã qua sử
9 dụng từ quá trình xử lý Rắn 2,59 Kg 12 01 04
khí thải
Tổng 155,59 kg
Lượng chất thải rắn này không lớn nhưng có tính chất nguy hại nên công ty đã
có phương án thu gom, lưu trữ và xử lý theo đúng quy định.

* Đánh giá tác động của chất thải trong quá trình sử dụng máy rửa

Các linh kiện điện tử trong quá trình chế tạo sản xuất luôn bị dính bụi, bẩn. Để làm
sạch những bụi bẩn này phải dử dụng các máy rửa bảng mạch điện tử bằng sóng siêu
âm cho phép làm sạch bề mặt bảng mạch điện tử trong quá trình sản xuất, qui trình rửa
thường được sử dụng dung môi hữu cơ hoặc dung môi có chất làm sạch khác. Ngoài ra
tùy với các sản phẩm đặc thù khác nhau, tần số sóng siêu âm có thể sử dụng đến
80Khz hoặc 120Khz và kích thước của bề dựa trên thực tế bảng mạch cần làm sạch.
Quá trình vận hành máy rửa không phát sinh nước thải.

3.1.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

* Tác động do tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh chủ yếu thiết bị vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ra vào
nhà máy. Tiếng ồn truyền ra môi trường xung quanh được xác định theo mô hình
truyền âm từ nguồn ồn sinh ra và tắt dần theo khoảng cách, giảm khi đi qua vật cản
cũng như cần kể đến ảnh hưởng nhiễu xạ của công trình và kết cấu xung quanh.

Công thức tính gần đúng cho toàn bộ tần số của nguồn ồn như sau:

Lr2 = LA - Ld - Lb - Ln (dB)

Trong đó:

Lr2: mức ồn tổng hoà của mọi tần số truyền tới điểm tính toán ở môi trường
xung quanh;

LA: mức ồn của nguồn ồn;

Ld: mức ồn giảm đi theo khoảng cách d: Ld = 20lg(r2/r1)1 + a

74
(r1 là khoảng cách đo ồn từ điểm đo đến nguồn ồn, đối với dòng xe giao thông r1 = 7,5
m, với nguồn điểm là các thiết bị máy, móc,…thì r1 = 1 m; r2 là khoảng cách từ nguồn
ồn đến điểm bất kỳ; a là hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất,
a= - 0,1 đối với mặt đường nhựa và bê tông, a = 0 đối với mặt trống trải không có cây,
a = 0,1 đối với mặt đất trồng cỏ);

Lb: mức ồn giảm đi khi truyền qua vật cản (kết cấu bao che, qua dãy cây
xanh, qua tường chắn,…). Đối với vật cản là cây xanh Lb = Ld + 1,5 Z + i
(Z- số lượng dải cây xanh, i- tổng bề rộng của dải cây xanh, - thông thường bằng
khoảng 0,1 – 0,2);

Ln: mức ồn bị không khí và các bề mặt xung quanh hấp thụ;

Trong trường hợp ta bỏ qua những cản trở như bề mặt xung quanh, vật cản thì mức ồn
tại khoảng cách r2 so với nguồn r1 sẽ là:

Lr2 = LA - Ld = LA - 20lg(r2/r1)1 + a

Tiếng ồn phát ra từ nguồn điểm là các thiết bị máy móc với mức ồn tối đa là 80
dBA (hệ số a là 0,1) thì với khoảng cách là 10 m (đến hộ dân gần nhất) thì cường độ
âm thanh giảm một khoảng giá trị là:

Ld = 20.lg (10/1)1-0,1 = 20.lg(10/1)0,1 = 20 dBA

Khi đó cường độ âm thanh còn lại là: 80 – 20 = 60 dBA so sánh với QCVN
26:2010/BTNMT trong khoảng thời gian từ 21h – 6h mức âm cho phép là 55dB. Vậy
công ty đã có phương án cách âm để giảm tác động do tiếng ồn đến môi trường xung
quanh.

* Bức xạ nhiệt:

Nguồn ô nhiễm nhiệt đáng quan tâm của Nhà máy là lượng nhiệt do bức xạ từ
mái nhà xưởng và nhiệt dư của các máy móc thiết bị. Nhiệt độ tỏa ra từ các nguồn này
có thể làm nhiệt độ trong khu vực sản xuất tăng cao, nếu không được điều hòa, thông
thoáng hợp lý thì nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm năng suất lao
động.

Nhiệt độ trong quá trình hàn, quá trình sấy.

- Quá trình sấy sử dụng thiết bị khép kín nên lượng nhiệt phát không lớn.

75
- Quá trình hàn sẽ làm phát sinh một lượng nhiệt đáng kể tỏa ra môi trường.
Nhiệt độ cao sẽ tác động đến sức khỏe của công nhân sản xuất: Gây nhức đầu, mệt
mỏi, say nóng, nôn hoặc nguy hiểm hơn là những tai biến ngoài ý muốn gây ra các
kích thích não.

* Tác động do ánh sáng khu vực gia công

Đối với khu vực bàn gia công các kinh kiện điện tử có cường độ chiếu sáng
mạnh, tùy vào mức độ chi tiết của sản phẩm mà độ rọi cần phải đạt từ 900 – 1200 lux.
Làm việc với cường độ chiếu sáng mạnh sẽ ảnh hưởng đến mắt của công nhân. Những
tác động tiêu cực của màn ánh sáng đối với mắt có thể xảy ra như:

- Giảm độ tinh tế;


- Giảm khả năng nhận biết màu sắc;
- Giảm khả năng nhận biết độ tương phản.

* Nguồn tác động đến hoạt động giao thông khu vực

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần gây gia tăng mật độ giao thông của
tuyến đường đi vào khu vực nhà máy. Đây sẽ là nguyên nhân gây giảm độ bền của các
tuyến đường và gây gia tăng các tai nạn giao thông của khu vực, đặc biệt khu vực dự
án lại gần trường mầm non, trạm y tế xã và khu dân cư.

* Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội

Tác động tiêu cực:

- Tác động do hoạt động của Công ty TNHH Sanico Việt


Nam đến sức khỏe cộng đồng, cụ thể là công nhân lao động trực tiếp
được quan tâm nhiều nhất vì liên quan trực tiếp đến yếu tố con người.
Việc tập trung nhiều công nhân lao động và khách vãng lai ra vào cũng là
nguyên nhân để nảy sinh và lây lan các ổ dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng cũng như gia tăng các tệ nạn xã hội.
- Sự gia tăng các phương tiện GTVT đường bộ trên các tuyến đường
trong khu vực sẽ làm gia tăng các vụ tai nạn và tắc nghẽn giao thông, ảnh
hưởng đến sự an toàn của người dân và lưu thông trên đườn đặc biệt khu
vực thực hiện dự án lại gần trường mầm non và trạm y tế xã.
- Quá trình hoạt động của Công ty có thể gây tai nạn lao động cho
cán bộ và công nhân. Các yếu tố về môi trường lao động (môi trường
không khí, tiếng ồn,...), cường độ lao động,... có khả năng ảnh hưởng xấu

76
đến sức khỏe công nhân như: gây mệt mỏi, choáng váng, ngất, stress,...
và các bệnh nghề nghiệp khác.
- Các bệnh nghề nghiệp chính nảy sinh trong quá trình hoạt động của
Công ty có thể là các bệnh viêm đường hô hấp, viêm mắt, viêm da,... Mức
độ nguy hiểm của các bệnh nghề nghiệp tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm và
thời gian tiếp xúc của công nhân.

Tác động tích cực:

Dự án đi vào hoạt động góp phần giải quyết được phần nào nhu cầu của thị
trường về các sản phẩm linh kiện điện tử. Ngoài ra, dự án còn đóng góp vào sự phát
triển của địa phương, cụ thể:

- Việc đầu tư xây dự án có hiệu quả lớn về mặt xã hội, thúc đẩy phát
triển kinh tế trong khu vực và phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh
Ninh Bình.
- Tạo thêm nguồn ngân sách cho địa phương thông qua việc đóng
thuế và các thu nhập dịch vụ liên quan.
- Tạo công ăn việc làm cho một số lao động của địa phương và kích
thích hoạt động sản xuất các ngành liên quan.

3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án

3.1.4.1. Các rủi ro sự cố trong giai đoạn xây dựng dự án


a) Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông

- Tai nạn giao thông có thể xảy ra khi công nhân băng qua đường giao thông để
đến công trường, rời công trường. Ngoài ra, dạng tai nạn này cũng có thể xảy ra ngay
trên công trường do các phương tiện thi công và vận chuyển nguyên vật liệu gây ra đối
với công nhân;

- Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật
độ xe, tiếng ồn, độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động;

- Do tính bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc do thiếu ý
thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân thi công cũng
có thể gây tai nạn đáng tiếc;

- Các điều kiện an toàn khi thi công trên cao nếu không quản lý tốt sẽ rất dễ xảy
ra tai nạn cho công nhân thi công và những người ở khu vực xung quanh;

77
- Công việc lao động nặng nhọc, thời gian làm việc liên tục và lâu dài có thể
ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ của công nhân, gây tình trạng mệt mỏi, choáng váng
hay ngất xỉu cho công nhân tại công trường;

- Công tác giám sát kỹ thuật không tốt sẽ rất dễ xảy ra các sự cố đổ dàn giáo
gây tai nạn cho người thi công và thiệt hại tài sản.

Như vậy, các rủi ro về tai nạn lao động và tai nạn giao thông xảy ra sẽ gây ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng của công nhân, gây tổn thất lớn về
tinh thần cho các gia đình có người gặp nạn. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn cho công
nhân tham gia xây dựng dự án là rất cần thiết.

b) Sự cố cháy nổ

Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu
hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người
và của trong quá trình thi công. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Các kho chứa nguyên nhiên liệu tạm thời phục vụ cho máy móc, thiết bị kỹ
thuật trong quá trình thi công (sơn, xăng, dầu DO,…) là các nguồn gây cháy nổ. Khi
sự cố xảy ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, vật chất và môi trường;
- Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự
cố giật, chập, cháy nổ,…gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân;
- Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công (hàn xì,...) có thể gây ra
cháy, bỏng hay tai nạn lao động nếu như không có các biện pháp phòng ngừa.
Nhìn chung, sự cố cháy nổ thường ít khi xảy ra trong quá trình thi công. Tuy
nhiên, nếu sự cố này xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người, tài sản và môi trường
khu vực.

Sự cố do sử dụng, rò rỉ hóa chất:


Nguyên nhân gây ra sự cố tràn, rò rỉ hóa chất có thể do quá trình sử dụng hóa
chất không đúng theo quy trình, do thao tác của người công nhân, do sự va chạm trong
quá trình vận chuyển, hoặc do thiết bị bị oxi hóa,… Việc tràn, đổ, rò rỉ hóa chất ra môi
trường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến người lao động và môi trường
tiếp nhận (đất, nước, không khí).
Nhà máy sử dụng một số hóa chất chủ yếu là dung dịch tẩy rửa. Ở các khu vực
này, có rất nhiều hóa chất bay hơi, do đó nếu không có biện pháp quản lý tốt sẽ gây sự
cố cháy nổ trong quá trình sử dụng và lưu trữ hóa chất.
3.1.4.2. Các rủi ro sự cố trong giai đoạn hoạt động của dự án

78
 Tai nạn lao động

Trong quá trình hoạt động của nhà máy nguy cơ tai nạn có thể đến từ các
nguyên nhân sau:

- Tai nạn lao động do sự cố máy móc hoặc không tuân thủ quy
trình thao tác, làm việc.
- Tai nạn lao động trong quá trình thực hiện công tác bảo dưỡng,
sửa chữa.
- Tai nạn liên quan đến phương tiện giao thông.
- Liên quan đến xe vận chuyển.

 Sự cố cháy nổ.

- Sự cố cháy nổ khu vực chứa nhiên liệu.


- Cháy do chập điện, do ma sát giữa các thiết bị gây cháy.

 Sự cố do thiên tai.

Trong quá trình hoạt động của nhà máy ảnh hưởng do các sự cố do thiên tai
gây ra chủ yếu là hiện tượng gió bão, áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy, mưa đá, sét… các
sự cố có thể gây hư hại đến các công trình của nhà máy và gây tác động không nhỏ
đến các hoạt động của nhà máy. Do dó, nhà máy cần phải có kế hoạch đề phòng
chống và ứng phó với sự cố xảy ra nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại có thể gây ra.

3.2. Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá

Về mức độ chi tiết: Các đánh giá về các tác động môi trường do việc triển khai
thực hiện của dự án được thực hiện một cách tương đối chi tiết, báo cáo đã nêu được
các tác động đến môi trường trong từng giai đoạn hoạt động của dự án. Đã nêu được
các nguồn ô nhiễm chính trong từng giai đoạn hoạt động của dự án.

Về mức độ tin cậy: Các phương pháp ĐTM áp dụng trong quá trình ĐTM có độ
tin cậy cao. Hiện đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Việc
định lượng các nguồn gây ô nhiễm từ đó so sánh kết quả tính toán với các Tiêu chuẩn
cho phép là phương pháp thường được áp dụng trong quá trình ĐTM. Tuy nhiên, mức
độ tin cậy của mỗi đánh giá không cao, nó không những phụ thuộc vào Phương pháp
đánh giá, các mô hình mà còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Các thông số đầu vào (điều kiện khí tượng) đưa vào tính toán là giá trị trung
bình năm do đó kết quả chỉ mang tính trung bình năm. Để có kết quả có mức độ tin

79
cậy cao sẽ phải tính toán theo từng mùa, hoặc từng tháng. Nhưng việc thực hiện sẽ làm
tăng chi phí và mất nhiều thời gian. Cụ thể đối với phương pháp đánh giá như sau:

3.2.1. Đánh giá đối với các tính toán về lưu lượng, nồng độ và khả năng phát tán
khí độc hại và bụi.

Để tính toán tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động của các
phương tiện vận tải và máy móc thiết bị thi công trên công trường gây ra được áp dụng
theo các công thức thực nghiệm cho kết quả nhanh, nhưng độ chính xác so với thực tế
không cao do lượng chất ô nhiễm này còn phụ thuộc vào mức độ hao mòn của từng
loại xe và thiết bị máy móc đã được sử dụng nhiều năm, chế độ vận hành như: lúc khởi
động nhanh, chậm, hay dừng lại đều có sự khác nhau mỗi loại xe, hệ số ô nhiễm mỗi
loại xe.

3.2.2. Đánh giá đối với các tính toán về phạm vi tác động do tiếng ồn

Tiếng ồn được định nghĩa là tập hợp của những âm thanh tạp loạn với các tần
số và cường độ âm rất khác nhau, tiếng ồn có tính tương đối và thật khó đánh giá
nguồn tiếng ồn nào gây ảnh hưởng xấu hơn. Tiếng ồn phụ thuộc vào:

- Tốc độ của từng xe.


- Hiện trạng đường: độ nhẵn mặt đường, độ dốc, bề rộng, chất lượng
đường, khu vực.
- Các công trình xây dựng hai bên đường.
- Cây xanh (khoảng cách, mật độ).

Xác định chính xác mức ồn chung của dòng xe là một công việc rất khó khăn,
vì mức ồn chung của dòng xe phụ thuộc rất nhiều vào mức ồn của từng chiếc xe, lưu
lượng xe, thành phần xe, đặc điểm đường và địa hình xung quanh, v.v... Mức ồn dòng
xe lại thường không ổn định (thay đổi rất nhanh theo thời gian), vì vậy thường dùng trị
số mức ồn tương đương trung bình tích phân trong một khoảng thời gian để đặc trưng
cho mức ồn của dòng xe.

3.2.3. Đánh giá đối với các tính toán về tải lượng, nồng độ và phạm vi phát tán
các chất ô nhiễm trong nước thải

Về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải: Nước thải sinh hoạt
của đối tượng sử dụng trong báo cáo được tính toán bằng 100% nhu cầu sử dụng nước
của mỗi người. Tuy nhiên lượng nước này còn tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng

80
cá nhân do vậy kết quả tính toán sẽ có sai số xảy ra do nhu cầu của từng cá nhân trong
sinh hoạt là rất khác nhau.

Về lưu lượng và thành phần nước mưa chảy tràn: cũng rất khó xác định do
lượng mưa phân bố không đều trong năm. Do lưu lượng nước mưa là không ổn định
nên trong báo cáo chỉ tính toán lưu lượng nước mưa ứng với cường độ mưa trung bình
là 100 mm/h và tối đa là 220 mm/h.

Về phạm vi tác động: để tính toán phạm vi ảnh hưởng do các chất ô nhiễm cần
xác định rõ rất nhiều các thông số về nguồn tiếp nhận. Do thiếu các thông tin này nên
việc xác định phạm vi ảnh hưởng chỉ mang tính tương đối.

3.2.4. Đánh giá đối với các tính toán về lượng chất thải rắn phát sinh.

Cũng như đối với các tính toán khác trong báo cáo ĐTM, các tính toán về thải
lượng, thành phần chất thải rắn cũng gặp phải những sai số tương tự. Lượng chất thải
rắn phát sinh được tính ước lượng thông qua định mức phát thải trung bình nên so với
thực tế không thể tránh khỏi các sai khác.

3.2.5. Đánh giá tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án.

Báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử”
đã nêu được chi tiết và đánh giá đầy đủ các tác động môi trường, các rủi ro, sự cố môi
trường có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất của Nhà máy.

Để đánh giá hiện trạng môi trường nền, phục vụ cho dự báo tác động trong quá
trình thực hiện dự án, đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM đã tiến hành khảo sát trực tiếp
tại hiện trường khu vực thực hiện dự án, lấy mẫu và phân tích theo TCVN. Các thiết bị
phân tích trong phòng thí nghiệm có độ chính xác và được kiểm chuẩn nên có độ tin
cậy cao.

Bảng 40: danh mục các máy móc, thiết bị phân tích đánh giá chất lượng môi
trường
TT Thiết bị đo Nước SX
I. Thiết bị hiện trường
1 Máy đo vi khí hậu TSI 9545 Mỹ
2 Máy đo tiếng ồn: Casella 231 Anh
3 Máy đo tốc độ gió Trung Quốc
4 La bàn Trung Quốc
II. Thiết bị đo khí hiện trường

81
1 Máy đo khí độc QRAE Plus Hãng RAE SysTems Mỹ
Máy đo PH MI-105 PH/ Temperature Metter by Martini Mỹ
2
Instruments
3 Thiết bị lấy mẫu bụi tổng/Low Volume air Sampler SL-15 Nhật Bản
4 Máy đo 21 chỉ tiêu khí độc/ Toxic Gas Monitor MX – 21 Đức
III. Thiết bị đo hiện trường và phân tích mẫu nước
1 TOA Nhật Bản
2 HORIBA-T22 Nhật Bản
3 Máy cực phổ WATECH Đức
4 Máy đo quang NOVA Đức
5 Thiết bị đo BOD hãng VLEP Đức
6 Máy DR 2800 Đức
7 Cân phân tích TE153S- Sartorius Đức
8 Các dụng cụ phân tích khác -
Báo cáo đã thực hiện phân tích, dự báo các tác động về bụi, khí thải, chất thải
rắn trong quá trình thi công, lắp ráp công trình có độ tin cậy cao. Các số liệu tính toán,
phân tích, dựa trên phương pháp tính toán của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về hệ số
phát thải.

Các phương pháp sử dụng để đánh giá tác động môi trường trong báo cáo này
nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu của báo cáo là phản ánh được hiện trạng cũng
như tác động chính đến môi trường của dự án.

Quá trình dự báo các tác động đến môi trường đã chọn lọc các phương pháp
khoa học gắn liền với tính thực tiễn của dự án nên đã đưa ra các kết quả tiệm cận với
thực tiễn, giúp chủ đầu tư và các cơ quan QLNN và BVMT có cơ sở để triển khai công
việc tiếp theo của dự án, đặc biệt trong quá trình đề xuất các biện pháp giảm thiểu và
khống chế ô nhiễm môi trường tại chương 4 của Báo cáo ĐTM.

82
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU
VÀ PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ vào các tác động môi trường đã được đánh giá trong Chương 3, có thể
nhận thấy khi triển khai dự án các nguồn phát sinh tác động rất khác nhau nên các biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm cũng khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho con người, góp
phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy, Chủ đầu tư
sẽ tiến hành các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên cơ sở các nguyên tắc
sau:

- Các biện pháp giảm thiểu phù hợp với quy mô công trình và nguồn
tài chính cho phép của dự án.
- Giảm thiểu mức tối đa trên cơ sở công nghệ sản xuất được dự án áp
dụng.
- Biện pháp giảm thiểu trước hết là tập trung giảm thiểu ảnh hưởng
đến cảnh quan môi trường, môi trường không khí, môi trường nước, môi
trường lao động của cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường được thực thi trong suốt quá trình
hoạt động của dự án.
- Các biện pháp phù hợp đối với nguồn tác động chính đảm bảo tính
khả thi.

4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra

4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị

Như đã trình bày tại Chương 3, Dự án được thực hiện trên diện tích 36.240 m 2
thuộc Cụm công nghiệp Gia Vân, đã có hệ thống cơ sở hạ tầng do đó sẽ không phải
giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư và gần như không có các tác động xấu tới môi
trường trong giai đoạn này.

4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng

4.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm bụi và khí thải

Theo tính toán từ Chương 3, có thể nhận thấy, hoạt động của các phương tiện
vận chuyển trong giai đoạn thi công xây dựng dự án cũng là một nguồn tiềm ẩn nguy
cơ gây ô nhiễm đối với môi trường không khí tại công trường thi công và các tuyến
đường vận chuyển. Vì vậy, chủ đầu tư sẽ có các biện pháp áp dụng nhằm giảm thiểu ô

83
nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn này như sau:

- Tất cả các phương tiện vận chuyển phục vụ cho Dự án phải đạt tiêu chuẩn Việt
Nam về an toàn kỹ thuật và môi trường;

- Các xe chở vật liệu xây dựng phải có tấm bạt che phủ khi vận chuyển;

- Vật liệu xây dựng đưa đến công trường theo tiến độ cung ứng, tránh việc tồn
lưu vật liệu quá nhiều;

- Tất cả các máy móc, thiết bị và phương tiện vận chuyển sẽ được bảo dưỡng
thường xuyên để giảm thiểu sự phát sinh bụi và khí thải;

- Bố trí thời gian vận chuyển hợp lý, tránh giờ đi học và tan học của trường
mầm non xã Gia Vân để tránh ách tắc giao thông, ảnh hưởng lối đi lại của người dân
và hạn chế rủi ro;

- Bố trí phun nước khu vực nội bộ giao thông quanh nhà máy, khu cực cách
cổng 50 m để giảm bụi trong quá trình vận chuyển vật liệu;

- Ưu tiên chọn nguồn cung cấp vật liệu gần khu dự án để giảm quãng đường
vận chuyển và giảm công tác bảo quản nhằm giảm thiểu tối đa bụi và các chất thải
phát sinh cũng như giảm nguy cơ xảy ra sự cố.

4.1.2.2. Đối với chất thải rắn

* Xử lý chất thải xây dựng:

Các chất thải rắn như bao xi măng, gỗ vụn, sắt vụn… được thu hồi trong quá
trình phân loại có thể tái chế hoặc tái sử dụng trong các lĩnh vực khác.

Các loại chất thải rắn thông thường phát sinh sẽ được tập kết trong khuôn viên
nhà máy và thuê Công ty cổ phần môi trường Thuận Thành thu gom và xử lý đúng
theo quy định.

* Xử lý chất thải sinh hoạt:

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom và hợp đồng với Trung tâm
vệ sinh môi trường đô thị huyện Gia Viễn thu gom và vận chuyển.

* Xử lý chất thải nguy hại:

Dầu mỡ thải phát thải từ quá trình tháo dỡ, lắp đặt thiết bị máy móc được thu
gom tập chung vào kho chứa và đưa đi xử lý theo đúng hướng dẫn của Thông tư số

84
36/2015/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện
hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải
nguy hại và hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với Công ty Cổ phần môi trường
Thuận Thành.

4.1.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước

Các nguồn nước thải gây ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu là:
Nước mưa chảy tràn, nước thải thi công và nước thải sinh hoạt. Trong quá trình xây
dựng, nhà thầu xây dựng cần thực hiện các biện pháp sau:

- Nước mưa từ khu trộn vật liệu được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý
qua song chắn rắc, hố ga lắng cặn trước khi thải vào rãnh thoát nước của Cụm công
nghiệp.

- Không tập trung các loại nguyên nhiên liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để
ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát nước.

- Đối với nước thải thi công: Tất cả nước thải thi công công trình bao gồm
nước thải xây dựng, nước rửa thiết bị,... sẽ được tập hợp tại hố thu nước để lắng và
phần nước lắng trong sẽ được sử dụng tuần hoàn cho công tác xây dựng. Phần bùn
cặn được được nạo vét vệ sinh 2 lần/tuần, bùn rác thải của quá trình nạo vét, vệ sinh
hố thu nước được thu gom đem đi xử lý cùng chất thải rắn sinh hoạt của dự án. Sau
khi kết thúc giai đoạn thi công xây dựng, sẽ cho nạo vét rác thải, cặn bùn trong hố
thu, sau đó sẽ được lấp hoàn nguyên mặt bằng.

- Đối với nước thải sinh hoạt: giảm thiểu lượng nước thải bằng việc tăng
cường tuyển dụng công nhân tại địa phương, có điều kiện tự túc nơi ăn ở. Tổ chức
hợp lý nhân lực trong các giai đoạn thi công xây dựng.

Đối với nước thải sinh hoạt từ khu vực lán trại công nhân (phát sinh khoảng ~
5m3/ngày), để đảm bảo vệ sinh môi trường, trong giai đoạn xây dựng hạ tầng, chủ dự
án cho bố trí các công trình xử lý tạm, dự kiến sẽ trang bị khoảng 2 nhà vệ sinh di
động trong khu vực xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu của công nhân xây dựng.

Đối với dự án này, chủ đầu tư dự kiến sẽ lựa chọn các nhà vệ sinh di động có
các thông số kỹ thuật sau:

+ Kích thước tổng thể (dài x rộng x cao) = 6.058 x 3.438 x 3.800 (mm);

85
+ Dung tích bồn chứa nước 800 lít;

+ Hầm tự hoại 3 ngăn lọc dung tích 2400 lít;

Sản phẩm được thiết kế hoàn chỉnh, đồng bộ và gọn nhẹ, sau khi cấp điện và
nước có thể sử dụng ngay mà không cần lắp đặt thêm bất cứ thiết bị nào khác.

Trong quá trình sử dụng, để hạn chế phát sinh mùi hôi thối, dự án sẽ bổ sung
các chế phẩm E.M để tăng cường hiệu quả xử lý. Nhà vệ sinh sẽ được đặt ở các vị trí
cách xa khu ở của công trường và nguồn nước sử dụng.

Sau khi bể chứa thải của các nhà vệ sinh đi động đầy, đơn vị sẽ thuê vận
chuyển đi xử lý hợp vệ sinh.

4.1.2.4. Giảm thiểu tác động của tiếng ồn và độ rung

Các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn bằng cách:

- Quy định tốc độ xe, máy móc (< 10 km/h) khi hoạt động trong khu
vực dự án.
- Các phương tiện máy móc thi công phải có giấy phép lưu hành của
Cục Kiểm định.
- Lựa chọn các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại có mức ồn thấp nhất và
đảm bảo tất cả các trang thiết bị được bảo dưỡng thường xuyên .
- Công nhân thi công được tập huấn, nâng cao ý thức và có các trang
thiết bị bảo hộ lao động như: chống ồn, chống rung, mũ bảo hiểm.
- Chọn phương pháp thi công hợp lý cho từng công việc.

4.1.3. Trong giai đoạn vận hành

4.1.3.1. Biện pháp giảm thiểu đối với bụi, khí thải

* Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải

Để giảm thiểu tối đa các tác động của khí thải, Công ty thực hiện các biện pháp sau:

- Có chế độ điều tiết xe vận tải chờ nguyên liệu, sản phẩm đi tiêu thụ hợp lí
để tránh hiện tượng tắc nghẽn giao thông tại tuyến đường ra vào dự án.
- Tất cả các phương tiện vận tải tham gia vận chuyển phải được kiểm tra định
kỳ đạt tiêu chuẩn của cơ quan đăng kiểm có thẩm quyền về mức độ an toàn
môi trường mới được phép hoạt động.
- Không cho xe nổ máy trong khi giao nhận hàng. Xe chở phải đúng trọng tải
quy định, thường xuyên phải kiểm tra vào bảo trì đảm bảo đủ điều kiện lưu
hành trong thời hạn cho phép theo quy định.

86
- Bê tông hóa các tuyến đường chính trong khu vực nhà máy để hạn chế mức
phát sinh bụi, ngoài ra trồng hệ thống cây xanh và xây dựng hố điều hòa để
điều hòa không khí.
- Thành lập tổ công tác chuyên trách vệ sinh môi trường của nhà máy.

* Khống chế ô nhiễm hơi khí hàn và hơi IPA

 Đối với hơi khí hàn:

Buồng hàn bo mạch

Quạt hút

Hệ thống chụp hút khí thải

Hệ thống xử lý khí thải

Hình 4: Sơ đồ khối quy trình thu gom khí thải công đoạn hàn

Khu vực hàn diễn ra trong buồng kín ngăn không cho hơi khí hàn phát tán ra
ngoài. Khí phát sinh từ quá trình hàn được quạt hút vào bộ phận hấp phụ bằng than
hoạt tính thông qua hệ thống chụp hút. Than hoạt tính sẽ hấp phụ các chất độc hại (Ag,
Cu, Sn) phát sinh từ quá trình hàn, không khí sạch được phát tán ra ngoài theo ống thải
cao 5m (so với mặt đất), đường kính 500 mm. Than hoạt tính định kỳ sẽ được thải bỏ
và được xử lý chung với CTNH.

Công ty sẽ lắp đặt 29 hệ thống quạt hút, đi kèm mỗi quạt hút là 1 ống dẫn khí
thải (ống bạc) lắp đặt trên tường nhà xưởng, 1 quạt hút tổng để hút khí thải tại hai nhà
xưởng về hệ thống xử lý khí tập trung.

Trong đó, Công ty sẽ lắp đặt 14 hệ thống chụp hút phía trên khu vực đặt máy
hàn đường kính Φ 100 và Φ 250, 05 chụp hút phía trên khu vực đặt máy hơi đường
kínhΦ150, 09 hệ thống chụp hút tại phía trên khu vực đặt máy in kem hàn và máy trộn
kem hàn đường kính Φ 150 và Φ 250, 01 hệ thống chụp hút tại khu vực đặt máy dán

87
ép PCB đường kính Φ 250. Không khí sẽ qua các chụp hút theo đường ống về bộ phận
lọc 3 lớp tại hệ thống xử lý khí chung nhờ quạt hút.
Bố trí 6 quạt hút li tâm và 1 quạt hút tổng: Lựa chọn quạt hút có công suất 7,5
Kw; lưu lượng gió 13.560 m3/giờ; kích thước 520 x 410 x 660mm.
 Đối với hơi isopropanol (IPA):
Công đoạn phun IPA lên bo mạch được diễn ra trong buồng phun kín, Công ty
sẽ bố trí 04 hệ thống chụp hút khí đường kính Φ 250 phía trong buồng phun, sau đó
thải ra ngoài ống thải chung với ống thải hệ thống chụp hút khí buồng hàn bo mạch về
hệ thống xử lý khí thải chung của Nhà máy trước khi thải ra môi trường.
Bố trí 2 quạt hút li tâm: Lựa chọn quạt hút có công suất 7,5 Kw; lưu lượng gió
13.560 m3/giờ; kích thước 520 x 410 x 660mm.
Khí thải phát sinh từ nhà xưởng số 2 sẽ được thu gom theo đường ống nhờ quạt
hút về hệ thống xử lý khí thảichung đặt tại nhà xưởng số 1. Sơ đồ hệ thống xử lý khí
thải được thể hiện như sau:

Hình 5. Hệ thống xử lý khí thải từ quá trình sản xuất

Hiệu quả xử lý của hệ thống: hệ thống tháp hấp phụ bằng than hoạt tính có hiệu
quả xử lý cao (90%) các chất độc hại phát sinh trong quá trình hàn.

Tần suất thay thế than hoạt tính: Dự kiến 6 tháng thay thế 1 lần, than hoạt tính
được thu gom và xử lý cùng chất thải nguy hại theo đúng quy định.

Bảng 41. Khối lượng than hoạt tính sau một đợt thay

88
Chiều
dày Chiều Chiều Khối lượng
Khối lượng
STT Tên vật liệu trung dài rộng Than hoạt tính
riêng
bình (m) (m) (kg/6 tháng )
(m)

1 Than hoạt tính 0,07 0,4 0,3 1850 Kg/m3 15,54

Tổng 15,54

Như vậy, lượng than hoạt tính cần thay thế trong 1 tháng là 2,59 kg/tháng.

* Khí thải từ bếp ăn

Thực hiện biện pháp thông thoáng tại khu vực nấu ăn bằng cách bố trí các quạt
hút mùi, quạt thông gió, bố trí khoảng 5 quạt hút mùi công suất 1Hp tương đương
1200m3/h; quạt hút được lắp tại khu hành lang và khu bếp
Sử dụng máy hút khói và khử mùi khói bếp với các chức năng sau: Triệt tiêu
dioxid carbon, loại độc chất trong gas, mùi thức ăn, lọc không khí, bảo vệ sức khỏe,
môi trường, hạn chế hư hỏng các đồ vật trang trí nội thất cao cấp. Loại máy hút khói
và khử mùi có màng lọc bằng than hoạt tính lọc khói, khử mùi dùng cho nhà bếp
không thể thiết kế ống thải ra ngoài. Khi hoạt động, máy sẽ hút khói có lẫn mùi đi qua
màng lọc khói, mùi, sau đó trả lại không khí sạch cho bếp. Màng lọc sau sử dụng sẽ
được nhà cung cấp loại bỏ và thay thế màng lọc mới.

Một số yêu cầu của quạt hút khói:


+ Vật liệu sử dụng có thể là inox 430 hoặc tôn mạ kẽm.
+ Vận tốc gió tại miệng hút phải đạt từ 0,2 ÷ 0,4m/s.
+ Chụp hút nên có phin lọc mỡ lọc lại lượng mỡ trước khí thải ra môi trường và
có hộp đựng mỡ.
+ Chọn công suất quạt hút thích hợp với cách tính toán công suất quạt như sau:

89
Công suất quạt hút: 1Hp tương đương 1200m3/h;
Lưu lượng: Q = SxV  V = Q/(Sx3600) (m/s).
Diện tích chụp hút: S = DxR.
S: Diện tích chụp hút.
V: Vận tốc tại miệng hút.
Q: Lưu lượng khí thải.
D, R: Chiều dài và chiều rộng của chụp hút.
Chủ đầu tư có trách nhiệm xử lý khí thải phát sinh từ hoạt động nấu nướng đạt
QCVN 19:2009/BTNMT trước khi thải ra môi trường.

4.1.3.2. Biện pháp giảm thiểu đối với nước thải

* Nước thải sản xuất:

Trong quá trình sản xuất Công ty không phát sinh nước thải sản xuất.

* Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học,
theo tính toán tại chương 3, khi dự án đi vào hoạt động tổng lượng nước thải sinh hoạt
48 m3/ngày, trong đó:

- Nước thải không có chứa phân, nước tiểu và các loại thực phẩm từ các thiết bị
vệ sinh như bồn rửa, khu vực nhà bếp...: Loại nước thải này chứa chủ yếu chất rắn lơ
lửng, chất tẩy rửa, dầu mỡ thực vật và thường gọi là nước “xám”. Nồng độ các chất
hữu cơ trong loại nước thải này thấp và thường khó phân hủy sinh học, trong nước thải
chứa nhiều tạp chất vô cơ. Lượng nước thải loại này chiếm khoảng 40% tổng lượng
nước thải sinh hoạt (19,2 m3/ngày đêm).

- Nước thải chứa phân, nước tiểu từ các khu vệ sinh (toilet) còn được gọi là
“nước đen”. Trong nước thải thường tồn tại các vi khuẩn gây bệnh và dễ lây mùi hôi
thối. Hàm lượng chất hữu cơ (BOD) và các chất dinh dưỡng như: Nitơ (N), Phốt pho
(P) cao. Loại nước thải này thường gây nguy hại đến sức khỏe và dễ làm nhiễm bẩn
đến nguồn nước tiếp nhận. Tuy nhiên, loại nước thải này dễ phân hủy sinh học. Lượng
nước thải loại này chiếm khoảng 60% tổng lượng nước thải sinh hoạt (28,8m 3/ngày
đêm). Công ty có phương án xử lý như sau:

Đối với nước thải từ những khu vực nhà ăn ca, khu vực rửa tay, chân sẽ được thu
gom và đưa qua thiết bị tách rác rồi đưa vào bể tách dầu mỡ. Do tính chất của nước
thải nhà ăn là có chứa nhiều hợp chất hữu cơ chủ yếu là thực phẩm thừa, phân hữu

90
cơ, protein, hydratcacbon, các chất béo dầu mỡ và chiếm 1 phần nhỏ vi sinh vật
( như: vi khuẩn, vi rút, nấm,tảo,..) do vậy nó gần giống như nước thải sinh hoạt do đó
nước thải sau khi tách rác và hút dầu, mỡ sẽ được dẫn vào bể xử lý nước thải sinh hoạt.

Đối với nước thải từ khu vệ sinh sẽ được thu gom theo đường ống riêng và đưa
vào bể phốt của từng khu vực thực hiện các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ
tại các khu nhà vệ sinh nơi phát sinh nước thải bằng bể tự hoại 3 ngăn. Nước thải sau
khi lắng lọc, và phân hủy trong bể tự hoại được dẫn theo đường thoát nước thải về
khu xử lý nước thải sinh hoạt tập chung của nhà máy.

Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt là hệ thống riêng biệt được làm bằng ống
nhựa U-PVC có đường kính từ 110 – 200 mm với độ dốc I = 3% đảm bảo thoát nước dễ dàng.

Nước thải từ nhà Nước thải từ khu


vệ sinh vực nhà ăn

Bể tự Song, lưới chắn rác


hoại 3
ngăn
Hố ga lắng cặn

Nước thải đạt tiêu chuẩn cột B Nước thải được xử lý thông qua hệ
theo QCVN 14:2008/BTNMT thống xử lý nước thải tập trung của nhà
trước khi đổ ra Hệ thống xử lý máy, đạt tiêu chuẩn A theo QCVN
nước thải tập chung của Cụm 14:2008/BTNMT trước khi thải ra khu
CN thoát nước chung của CCN (trong
trường hợp Cụm CN chưa có hệ thống
xử lý nước thải tập trung)

Hình 6: Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt


 Xử lý sơ qua nước thải vệ sinh bằng bể 3 ngăn

Thuyết minh công nghệ xử lý:

Hiện tại, nước thải sinh hoạt của nhà máy được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3
ngăn với tổng thể tích là 60 m 3/2 bể. Đây là loại bể hiện nay được áp dụng phổ biến
cho xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt. Sau khi đi qua các ngăn, nước thải được dần làm

91
sạch. Hiệu quả xử lý của bể phốt nằm trong khoảng 60 – 70% SS, 30-40% BOD,
COD.

Cấu tạo của bể tự hoại 3 ngăn bao gồm: Thể tích của ngăn thứ nhất bằng 0,5
thể tích bể, thể tích của ngăn thứ 2 và thứ 3 lấy bằng nhau và bằng 0,25 tổng thể tích
bể. (Nguồn: Hoàng Văn Huệ và Trần Đức Hạ - 2002 - Xử lý nước thải-thoát nước tập
II).

Bể tự hoại được xây ngầm dưới đất là một công trình đồng thời làm hai chức
năng: lắng và phân huỷ chất hữu cơ. Các chất hữu cơ dạng rắn lắng xuống đáy bể và
được giữ lại trong bể từ 3 - 6 tháng. Dưới tác động của các vi sinh vật kỵ khí, các chất
hữu cơ dạng rắn và dạng hoà tan bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một
phần tạo ra các chất hữu cơ không độc. Sau khi xử lý bằng bể từ hoại nước thải sẽ
được đưa vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung của nhà máy với công suất 60
m3/ngày.đêm để xử lý đảm bảo đạt QCVN 14 : 2008/BTNMT mức B rồi đấu nối vào
hệ thống xử lý nước thải chung của cụm công nghiệp (trong trường hợp Cụm công
nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung).

NT Vào NT ra

Ngăn 1 Ngăn 2 Ngăn 3

Hình 7: mô hình hệ thống xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn
Ghi chú: 1. Ngăn chứa, 2. Ngăn lên men, 3. Ngăn lắng cặn

Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoạt sẽ loại bỏ được 65% các
chất ô nhiễm. Phần bùn trong bể tự hoại và bể lắng sẽ thuê hút định kỳ 6 tháng/lần
nhưng để lại khoảng 10% để giúp cho việc lên men. Đồng thời, chủ dự án sẽ bổ sung
chế phẩm vi sinh EM vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả phân hủy.

Xây dựng hệ thống xử nước thải tập trung của nhà máy công suất xử lý 60
m3/ngày.đêm (trong trường hợp Cụm công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải
tập trung). Hệ thống dự kiến sẽ được xây dựng ở phía tây nhà xưởng (chi tiết vị trí xây
dựng được đính kèm tại bản vẽ tổng mặt bằng dự án).

92
Do hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống thu gom, thoát nước của
cụm công nghiệp Gia Vân đang trong quá trình Xây dựng. Vì vậy, chủ dự án sẽ đưa ra
2 phương án để phù hợp với tình hình thực tế như sau:

a. Phương án 1: Dự án đi vào vận hành, hệ thống thu gom, thoát nước và hệ thống xử
lý nước thải tập trung của Nhà máy đã hoàn thiện và đi vào vận hành.

Công ty sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy công
suất 60m3/ngày đêm đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B
và hợp đồng với Công ty TNHH Thiên phú để tiến hành đấu nối nước thải sau xử lý tại
nhà máy với khu xử lý nước thải tập trung của Cụm công nghiệp.

Nướcthải
thảinhà
nhàănăn Nướcthải
thảinhà
nhàvệvệsinh
sinh
Nước Nước
saukhi
khiqua
quabểbểphốt
phốt
sau
(saubểbểtựtựhoại)
hoại)
(sau

Bểtách
táchdầu
dầu
Bể

Bểđiều
điềuhòa
hòa
Bể

Bểanoxic
anoxic
Bể

Bểaerotank
aerotank
Bể

Bùn
Bểlắng
lắngsinh
sinhhọc
học11 Bùn
Bể

Bùn
Bểlắng
lắngsinh
sinhhọc
học22 Bùn Bểchứa
chứabùn
bùn
Bể Bể

Bểkhử
khửtrùng
trùng
Bể

Nướcthải
thảiđạt
đạttiêu
tiêuchuẩn
chuẩntiếp
tiếpnhận
nhận
Nước
đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột BB
đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột

93
Hình 8: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tập trung phương án 1
Thuyết minh quy trình xử lý:

Nước thải nhà máy bao gồm nước thải nhà ăn và nước thải sinh hoạt của cán bộ
công nhân viên khoảng 48 m3/ ngày đêm. Công ty dự kiến xây dựng hệ thống xử lý
nước thải tập trung công suất 60 m3/ngày đêm
Nước thải từ nhà ăn được qua bể tách dầu và nước thải từ nhà vệ sinh sẽ qua bể
tự hoại trước khi đi vào hệ thống xử lý.
Bể tách dầu: Bể tách dầu có nhiệm vụ tách dầu mỡ, các chất nổi và một phần
hợp chất nhũ tương ra khỏi nước thải bằng trọng lực.
Bể điều hòa: Có nhiệm vụ tập trung nguồn nước thải trước khi qua hệ thống xử
lý. Trong bể có đặt khuấy chìm nhằm khuấy trộn để ổn định nồng độ, tại đây, nước thải
được bơm lên hệ thống vi sinh.

Bể Anoxic: Còn gọi là bể phản ứng sinh học thiếu khí. Nhờ kết hợp nhiều quá
trình trong cùng một bể nên hiệu quả xử lý Nito và Photpho khá cao. Qua bể này
lượng nito và photpho giảm đáng kể trước khi vào bể aerotank.

Bể aerotank: Là nơi diễn ra quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ. Trong bể
aerotank các vi sinh vật (VSV) hiếu khí sử dụng oxi được cung cấp chuyển hóa các
chất hữu cơ hòa tan trong nước thải một phần thành vi sinh vật mới, một phần thành
khí CO2 và NH3 bằng phương trình phản ứng sau:

VSV + C5H7NO2 (chất hữu cơ) + 5O2  5CO2 + 2H2O + NH3 + VSV mới

Trong điều kiện DO >2 mg/l vi sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh tạo
thành các bông bùn có chức năng hấp thụ các chất hữu cơ và của nước thải.

Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải gọi là dung dịch xáo trộn (mixed liquor),
hỗn hợp này chảy đến bể lắng 2.

Bể lắng: Nước thải được tách ra khỏi hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải nhờ
vào quá trình lắng trọng lực của bùn. Lượng bùn hoạt tính lắng tại bể lắng 2 được bơm
về bể chứa nén bùn. Nước sạch tách khỏi bùn hoạt tính theo hệ thống thoát nước xả ra
nguồn tiếp nhận – Trong trường hợp nước tại bể nén bùn có nhiệu cặn có thể cho quay
lại bể điều hòa. Nước sau xử lý cơ bản đã đạt tiêu chuẩn tiếp nhận.

Bể khử trùng: Giúp loại bỏ vi khuẩn có hại ra khỏi nguồn nước trước khi thải
ra nguồn tiếp nhận.

94
Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A sẽ được đấu nối
xả vào nguồn tiếp nhận.

Bể chứa bùn: Tiếp nhận bùn hoạt tính tại bể lắng. Nhiệm vụ của bể chứa và
nén bùn là lảm giảm độ ẩm của bùn nhờ vào quá trình lắng nén của bùn.

Thông số dự kiến của hệ thống xử lý được tổng kết trong bảng sau:
Bảng 43: Thông số dự kiến của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
STT Tên bể Rộng Số Thể tích
Dài (m) Sâu (m)
(m) lượng (m3)
1 Bể tách dầu 3 2,1 2,5 1 16
2 Bể điều hòa 4 2,5 2,5 1 24,7
3 Bể anoxic 3,5 2,5 2,5 1 21,5
4 Bể aerotank 4,5 4,5 2,5 1 50,6
5 Bể lắng sinh học 1 3,5 2,7 1,5 1 14,37
6 Bể lắng sinh học 2 3,5 2,7 1,5 1 14,37
7 Bể chứa bùn 3 2,7 1,5 1 12,18
8 Bể khử trùng 2,7 2,5 1 1 6,78
b. Phương án 2: Dự án đi vào vận hành, hệ thống thu gom, thoát nước và hệ thống xử
lý nước thải tập trung của Nhà máy chưa hoàn thiện.

Công ty sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy công suất
60m3/ngày đêm đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A rước
khi xả vào mương thoát nước phía trước cổng dự án.

95
Nướcthải
thảinhà
nhàănăn Nướcthải
thảinhà
nhàvệvệsinh
sinh
Nước Nước
sau khi qua bể phốt
sau khi qua bể phốt
(saubểbểtựtựhoại)
hoại)
(sau

Bểtách
táchdầu
dầu
Bể

Bểđiều
điềuhòa
hòa
Bể

Bểanoxic
anoxic
Bể

Bểaerotank
aerotank
Bể

Bùn
Bểlắng
lắngsinh
sinhhọc
học11 Bùn
Bể

Bùn
Bểlắng
lắngsinh
sinhhọc
học22 Bùn Bểchứa
chứabùn
bùn
Bể Bể

Thiếtbịbịlọc
lọctrọng
trọnglực
lực
Thiết

Bểkhử
khửtrùng
trùng
Bể

Nướcthải
thảiđạt
đạttiêu
tiêuchuẩn
chuẩntiếp
tiếpnhận
nhận
Nước
đạtQCVN
QCVN14:2008/BTNMT
14:2008/BTNMTcột cộtAA
đạt

Hình 9: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tập trung phương án 2


Thuyết minh hệ thống
Hệ thống xử lý nước thải tập trung thiết kế theo phương án số 2 tương tự như
theo phương án 1. Tuy nhiên, để đảm bảm bảo nước thải đầu ra đạt QCVN
14:2008/BTNMT, cột A khi xả thải ra môi trường, Công ty sẽ tiến hành lắp đặt bổ sung
thiết bị lọc trọng lực để loại bỏ triệt để các cặn nhỏ còn sót lại sau quá trình lắng trước
khi sang bể khử trùng với các thông số như sau:

Kích thước của thiết bị lọc trọng lực: Đường kính 1,2 m; chiều cao 2,8 m

96
Giải pháp thiết kế chung:

- Trạm xử lý được xây dựng, đổ bê tông nắp kín các bể và bố trí lỗ thăm, cửa lên
xuống để vận hành trạm; và được xây dựng tại phía tây khu dự án.
- Bể được xây dựng bằng BTCT, Nhà điều hành được xây dựng trên nắp của
cụm bể khử trùng và chứa nước;
- Máy móc và thiết bị được bố trí đặt trong nhà điều hành, nhà đặt máy thổi khí.
Bảng 44. Danh mục máy móc, thiết bị được lắp đặt trong trạm xử lý nước thải
của Nhà máy
Khối
STT Hạng mục Hãng – Xuất xứ Đơn vị
lượng

I Bể tách mỡ

1 Rọ chắn rác G7 hoặc tương đương cái 1

2 Lưới tách mỡ G7 hoặc tương đương cái 1


3 Van xả mỡ G7 hoặc tương đương cái 1

II Bể tự hoại

1 Bể phốt Việt Nam cái 1

2 Van xả G7 hoặc tương đương cái 1

3 Bơm nước G7 hoặc tương đương cái 1


Hệ thống xử lý nước thải
III
sinh hoạt
1 Bể điều hòa
Hệ thống phân phối khí bể
1.1 Việt Nam ht 1
điều hòa

1.2 Van điện điều khiển G7 hoặc tương đương cái 1

1.3 Bơm nước thải G7 hoặc tương đương cái 2


1.4 Thiết bị đo mức nước G7 hoặc tương đương bộ 1

2 Bể Anoxic

2.1 Máy bơm G7 hoặc tương đương cái 1

2.2 Máy khuấy G7 hoặc tương đương cái 1

97
Khối
STT Hạng mục Hãng – Xuất xứ Đơn vị
lượng

3 Bể Aerotank

3.1 Máy bơm G7 hoặc tương đương cái 1

3.2 Máy khuấy G7 hoặc tương đương cái 1

4 Bể lắng

4.1 Bơm trợ lắng G7 hoặc tương đương cái 2

4.2 Bơm bùn G7 hoặc tương đương cái 2

5 Thiết bị lọc trọng lực G7 hoặc tương đương cái 1

6 Bể khử trùng

6.1 Bơm định lượng Chlorine G7 hoặc tương đương cái 2


Bồn chứa & pha chế hóa
6.2 Việt Nam cái 2
chất
6.3 Bơm nước thải G7 hoặc tương đương cái 2

6.4 Thiết bị đo mức G7 hoặc tương đương cái 1


* Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn có thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất rắn lơ lửng không
có các hoá chất độc hại từ quá trình sản xuất vì tất cả các máy thiết bị và dây chuyền sản
xuất đều được thực hiện trong nhà xưởng do đó không có dầu mỡ hay chất thải do quá
trình sản xuất cuốn theo nước mưa. Toàn bộ nước mưa được thu gom theo hệ thống rãnh
xây đậy tấm đan. Dọc theo tuyến thoát nước bố trí các hố ga lắng cặn có kích thước, nước
mưa sau đó được đưa ra mương thoát chung của Cụm công nghiệp Gia Vân (chi tiết xem
bản vẽ phần phụ lục). Định kỳ 1 năm công ty tiến hành nạo vét hệ thống thoát nước một
lần trước mùa mưa hàng năm.

Nước mưa Mương thoát Lắng sơ bộ tại Hệ thống thoát


chảy tràn nước các hố ga nước chung khu
vực
Hình 10: Hệ thống thu gom nước mưa

98
4.1.3.3. Biện pháp giảm thiểu đối với chất thải rắn
Đối với nhà kho lưu trữ chất thải rắn có diện tích 144m2, được chia làm 2 kho,
trong đó kho chứa chất thải rắn sinh hoạt có diện tích khoảng 60m2, kho chưa chất thải
nguy hại có diện tích khoảng 84m2.

 Chất thải rắn sinh hoạt:

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bao gồm: các loại túi nilong, chai bình đựng
nước, thức ăn thừa, vỏ hoa quả....Với tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của
công nhân trong nhà máy là: 320 (kg/ngày). Lượng chất thải rắn này được thu gom vào
thùng chứa chất thải nhà ăn của nhà máy, cuối ngày được đơn vị đã ký hợp đồng đến
thu gom theo ngày và vận chuyển đi xử lý theo quy định.

 Chất thải rắn nguy hại:

Trong quá trình sản xuất của nhà máy thải ra các loại chất thải nguy hại như:
giẻ lau dính dầu mỡ, thùng đựng hóa chất, hộp mực in, với lượng khoảng 155,59
kg/tháng. Bên cạnh đó có thành phần than hoạt tính trong các tháp hấp phụ khí thải
cũng được quy vào nhóm chất thải nguy hại. Lượng chất thải rắn này có tính chất nguy
hại nên công ty có phương án lưu trữ và xử lý như sau:

Tại các vị trí có phát sinh chất thải nguy hại sẽ bố trí thùng chứa có nắp đậy kín,
cuối mỗi ca sản xuất tổ vệ sinh môi trường sẽ tiến hành thu gom vào xe có thùng kín
chuyển về tập trung tại kho chứa.

- Kho chứa chất thải nguy hại có diện tích khoảng 10m 2, nằm trong khu lán tập
kết rác thải (144m2). Kho chứa CTNH có cửa sắt, có khóa và biển báo phù hợp cho
từng loại chất thải.
- Kho chứa chất thải nguy hại được xây dựng theo đúng quy định và hướng
dẫn của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản
lý chất thải nguy hại. Chủ đầu tư cũng đã hợp đồng với Công ty cổ phần môi trường
Thuận Thành tiến hành thu gom xử lý theo quy định).

Phương tiện vận chuyển: xe vận chuyển của đơn vị thu gom được đậy kín, chất
thải nguy hại dạng lỏng được chứa riêng trong thùng chứa có nắp đậy kín trước khi
được vận chuyển. Sau khi đi vào sản xuất Công ty sẽ tiến hành lập sổ đăng ký chủ
nguồn chất thải nguy hại theo đúng quy định của pháp luật.

99
4.1.3.4. Các biện pháp giảm thiểu khác

* Ô nhiễm nhiệt và tiếng ồn

Trang bị cho công nhân hoạt động tại các phân xưởng sản xuất các dụng cụ
như: dụng cụ trợ thính, quần áo bảo hộ lao động, mũ, khẩu trang,…

Để đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất các sản phẩm sạch, các phòng sản xuất được
xây dựng hoàn toàn khép kín. Trong nhà xưởng sử dụng hệ thống điều hòa để đảm bảo
nhiệt độ bên trong nhà xưởng luôn ổn định ở mức 22 – 260C.

* Ô nhiễm ánh sáng

Đối với ánh sáng khu vực làm việc, công nhân được trang bị kính bảo hộ trong
trường hợp khu vực có cường độ chiếu sáng cao. Chủ dự án tổ chức khám sức khỏe
định kỳ 6 tháng/lần cho công nhân đặc biệt là vấn đề mắt để có biện pháp xử lý kịp
thời.

* Phòng chống tai nạn giao thông

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ có nhiều phương tiện GTVT, xe máy hoạt động,
bốc dỡ hàng container nên khả năng xảy ra các vụ tai nạn lao động, tai nạn giao thông
tương đối cao. Để hạn chế các sự cố này Công ty có những biện pháp sau:

- Phân luồng giao thông, sắp xếp thời gian hoạt động của các xe chở
container, xe tải ra, vào công ty hợp lý, tránh tập trung đông tại một thời
điểm.
- Xây dựng nội quy an toàn giao thông trong khu vực công ty đối với
cán bộ công nhân viên và khách hàng.
- Phổ biến, tuyên truyền các lái xe nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao
thông đường bộ khi tham gia giao thông, có các biện pháp khen thưởng, kỷ
luật kịp thời và nghiêm minh.
- Xây dựng nội quy vận hành các máy móc, thiết bị vận chuyển trong
công ty.

* Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu tới đối tượng kinh tế - xã hội

- Cơ cấu việc làm cho người dân địa phương chịu tác động của dự án.
- Quản lý cán bộ công nhân tốt, tránh không để các tệ nạn xã hội xảy ra ảnh
hưởng đến uy tín của công ty cũng như ảnh hưởng đến cộng đồng xung
quanh.

100
- Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục ý thức cán bộ công
nhân viên trong Công ty.
- Phối hợp với công an khu vực địa phương nhằm nâng cao ý thức và trách
nhiệm của cán bộ công nhân viên đối với cộng đồng dân cư xung quanh.
- Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phố rủi ro, sự cố của dự án

Ngoài các phương án khống chế gây ra ô nhiễm nêu trên, Công ty phải thường
xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn lao động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng
của các tác nhân ô nhiễm đến con người lao động, cụ thể là:

4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong
quá trình xây dựng.

Trong phần thi công lắp đặt cột, kèo của các gian nhà xưởng, yêu cầu công việc
bắt buộc phải thi công trên cao. Chính vì thế công nhân làm việc trên cao cần phải
được trang bị dây đai an toàn và phải có dây cứu sinh được lắp đặt trên cao, tuỳ theo
khẩu độ rộng của nhà xưởng mà bố trí dây cứu sinh. Thông thường dây cứu sinh được
lắp đặt nối từ hai đầu cột, kèo theo khổ rộng của khu nhà xưởng, mỗi đầu dây cứu sinh
tại điểm cột, kèo phải được bắt chặt và cao hơn so với mặt kèo 1m.
Trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị phải thực hiện đúng theo quy trình an
toàn trong lắp đặt thiết bị; phải kiểm tra, thử tải trước khi vận hành chạy thử thiết bị;
trong quá trình chạy thử phải có cán bộ kỹ thuật trực 24h bên thiết bị đảm bảo xử lý
kịp thời khi có sự cố bất ngờ.
4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong
quá trình hoạt động của nhà máy.

a. Phòng chống cháy nổ:

Ban Giám đốc cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty luôn có
ý thức cao về công tác phòng chống cháy nổ và tuân thủ đúng mọi quy trình sản xuất,
phòng chống cháy nổ, như:

Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của cơ quan công an về phòng chống cháy nổ. Các
nơi dễ cháy nổ đều có biển báo, phương tiện PCCC và biện pháp PCCC.

Toàn bộ hệ thống cấp nước PCCC của công trình được thiết kế lắp đặt theo các
tiêu chuẩn Việt Nam. Đường giao thông được bố trí hợp lý và đúng quy phạm của
ngành đảm bảo cho xe chữa cháy lưu thông thuận tiện và nhanh chóng khi xảy ra sự cố

Để đảm bảo sự cố xảy ra do thiên tai như sét đánh nhà máy sẽ thực hiện:

101
- Lắp đặt hệ thống cột thu lôi chống sét tại vị trí cao nhất của nhà máy theo
phương pháp chống sét đánh thẳng bằng các cột thu lôi chống sét độc lập
gắn với hệ thống tiếp địa
- Thường xuyên kiểm tra định kỳ các thiết bị chống sét.

b. Biện pháp đối với sự cố trong quá trình sử dụng hóa chất:

Dự án sử dụng nhiều hóa chất, do vậy quá trình sản xuất có thể sẽ xảy ra một
số sự cố với hóa chất, các giải pháp xử lý như sau:
- Trường hợp hít phải:
Trong trường hợp hít phải đưa nạn nhân đến nơi có môi trường không khí trong
lành và tìm kiếm lời khuyên y tế. Áp dụng hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân không thở
hoặc dưới sự giám sát y tế.
- Trường hợp tiếp xúc với da:
Sau khi tiếp xúc với da, rửa ngay lập tức với nhiều nước. Cởi bỏ ngay lập tức
tất cả các quần áo bị ô nhiễm.
- Trường hợp hóa chất tiếp xúc với mắt:
Trong trường hợp này, cần rửa sạch ngay với thật nhiều nước và tìm tư vấn y tế.
- Trường hợp ảnh hưởng hệ tiêu hóa:
Nếu nuốt phải thì phải tìm kiếm sự tư vấn của y tế ngay lập tức.

Biện pháp đối với sự cố khi rò rỉ hóa chất:

- Phương pháp làm sạch nếu rò rỉ, rơi vãi: Cách ly khu vực bị rơi vãi, dùng vật
liệu hấp phụ như: cát khô, mùn cưa để hút nhiên liệu, hóa chất rò rỉ, sau đó hót cát đó
để xử lý như chất thải nguy hại.
- Thiết bị yêu cầu cho công nhân vận hành: Mặt nạ, găng tay, kính bảo vệ mặt
(mắt và miệng); Trong khi thao tác làm việc nghiêm cấm ăn uống, hút thuốc,…

- Khu vực chứa nhiên liệu, hóa chất được lưu giữ tại khu vực riêng biệt, khu
vực này được thiết kế để sự cố xảy ra có ảnh hưởng đến môi trường và người lao động
thấp nhất (các thùng chứa có nắp đậy kín,…)

Đối với các dung môi hóa chất sử dụng cho máy rửa trong quá trình làm sạch
bụi bẩn các linh kiện sẽ được thu gom và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu
gom và xử lý theo quy định của nhà nước.

c. Bảo hộ lao động:

Công ty TNHH Sanico Việt Nam luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ các trang thiết
bị bảo hộ lao động để đảm bảo con người khi làm việc:

102
- Quần áo bảo hộ, đồng phục của công nhân được cung cấp đầy đủ và được
cấp mới 2 lần/năm.
- Công nhân làm việc tại những nơi phát sinh mùi được trang bị khẩu trang
- Trang bị các thiết bị bảo vệ mắt và mặt như kính bảo hộ, kính che mặt khi
thực hiện những công việc có thể gây nhức mắt, có bụi hoặc hoá chất bắn
vào mắt và mặt, công nhân mang khẩu trang tại những nơi có phát sinh khí
độc.
- Trang bị và bắt buộc đeo găng tay khi làm những việc nguy hiểm đến bàn
tay, ngón tay, đặc biệt là khi vận chuyển những chất có nguy hại cho bàn tay,
ngón tay hay khi vận chuyển những vật nhọn, thô, ráp.

d. Khám sức khoẻ định kỳ:

Để bảo vệ sức khoẻ cán bộ công nhân viên và phát hiện kịp thời bệnh nghề
nghiệp, nhà máy sẽ tổ chức khám sức khoẻ hàng năm cho tất cả cán bộ công nhân
viên nhà máy.

Đối với an toàn thực phẩm: trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm, chủ dự
án cần đưa công nhân đi cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm tại
bệnh viện gần nhất. Thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho
các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa yếu tố nguy
cơ gây ngộ độc thực phẩm.

e. Biện pháp đối với sự cố trạm nước sạch không cung cấp kịp thời nguồn nước sử
dụng:

Hiện tại, nhà máy có xây dựng bể chứa tích hợp chia 3 ngăn với hố điều hòa và phòng
cháy chữa cháy, chứa và dự trữ nước sinh hoạt với thể tích 200 m 3. Vì vậy trong
trường hợp mất nước, ngay lập tức công ty sẽ thuê các xe chở nước mua bổ sung từ
các đơn vị như Công ty cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình, Công ty TNHH MTV kinh
doanh nước sạch Ninh Bình,… đáp ứng bổ sung đủ nguồn nước sinh hoạt hằng ngày
và cam kết không sử dụng đến nguồn nước dự trữ cho PCCC.

d. Giảm thiểu tác động khi xảy ra sự cố vận hành trạm xử lý nước thải, khí thải
Trạm xử lý nước thải và hệ thống xử lý khí thải của Nhà máy được xây dựng để
xử lý nước thải từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và khí thải từ hoạt
động sản xuất tại nhà máy. Trong quá trình thiết kế, xây dựng không đảm bảo hoặc vận
hành không đúng quy trình thiết kế sẽ gây ra các sự cố hư hỏng, hoặc nước thải đầu ra
không đạt tiêu chuẩn, gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nguồn tiếp nhận. Vì

103
vậy, Chủ Đầu tư hết sức chú ý, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định Nhà nước để không
xảy ra các sự cố đáng tiếc.
Chủ đầu tư đề ra biện pháp giảm thiểu tác động khi xảy ra sự cố liên quan đến
vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung như sau:
Chủ đầu tư luôn duy bố trí cán bộ phụ trách về môi trường, được đào tạo, chuyển
giao kỹ thuật vận hành, ứng phó sự cố hỏng hóc thiết bị máy móc trong hệ thống xử lý
nước thải.
Luôn dự trữ các thiết bị có nguy cơ hỏng cao, các hóa chất xử lý để kịp thời thay
thế, sửa chữa khi xảy ra sự cố hỏng hóc;
Trong trường hợp Trạm xử lý nước thải gặp sự cố, bắt buộc phải dừng hoạt động
và khắc phục ngay để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Tăng cường biện pháp kiểm tra, giám sát hệ thống thu nước, cống thoát nước
tránh tình trạng tắc cống.
Hàng năm, lập kế hoạch quản lý kinh phí cho hoạt động của hệ thống xử lý nước
thải như nạo vét bùn, bảo trì máy móc...

104
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Chương trình quản lý môi trường.

5.1.1. Nội dung của chương trình quản lý môi trường

Để phát hiện các tác động môi trường tiềm tàng, đánh giá hiệu quả của các biện
pháp giảm thiểu tác động môi trường tiêu cực của dự án trong các giai đoạn thực hiện
dự án (xây dựng và vận hành) cần phải xây dựng và thực hiện một số chương trình
quản lý và giám sát môi trường.

5.1.1.1. Yêu cầu chung

Mục tiêu của chương trình QLMT là cung cấp các hướng dẫn để khi dự án đi
vào hoạt động có thể thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo về mặt môi trường.
Chương trình QLMT của dự án còn đảm bảo phù hợp với các tác động môi trường, các
biện pháp giảm thiểu tác động xấu, các chương trình giám sát và báo cáo môi trường,
đảm bảo đưa ra những biện pháp ứng cứu và giải quyết nhanh các sự cố khẩn cấp khi
có sự cố xảy ra.

Ngoài ra chương trình quản lý và giám sát chất lượng môi trường còn đảm bảo
phù hợp với các biện pháp giảm thiểu đã đề ra trong báo cáo ĐTM, phục vụ mục tiêu
quản lý nhà nước.

Hoạt động quản lý môi trường tại dự án phải tuân thủ Thông tư 31/2016/TT-
BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Tôi trường quy định về bảo vệ môi
trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ.

5.1.1.2. Nội dung của kế hoạch quản lý môi trường

Kế hoạch quản lý môi trường cho các giai đoạn thực hiện dự án được trình bày
cụ thể trong bảng sau:

105
Bảng 44: Kế hoạch quản lý môi trường các giai đoạn thực hiện dự án
1 2 3 4 5 6 7 8
Kinh phí thực hiện Thời gian Trách
Giai đoạn Các hoạt
Các tác động Các công trình, biện pháp bảo vệ các công trình, biện thực hiện nhiệm tổ Trách nhiệm
hoạt động động của dự
môi trường môi trường pháp bảo vệ môi và hoàn chức thực giám sát
của dự án án
trường (triệu đồng) thành hiện
Không phải
giải phóng
mặt bằng, Quý
Công ty TNHH
Chuẩn bị san lấp mặt - - - IV/2016 –
Sanico Việt Nam
bằng. Không Quý I/2017
phải di dân
tái định cư
Xây dựng Sinh hoạt - Bố trí thùng chứa rác; Sở Tài nguyên và
của công - Thuê đơn vị thu gom, vận chuyển; môi trường tỉnh
Chất thải rắn Trong thời
nhân - Lập nội quy quy định nghiêm cấm Chủ đầu tư, Ninh Bình
sinh hoạt, chất 10 gian xây
phóng uế bừa bãi; nhà thầu
thải nguy hại dựng
- Ưu tiên sử dụng lao động địa
phương,…
Nước thải sinh - Sử dụng thiết bị di động; 10 Trong thời Chủ đầu tư,
hoạt - Lập nội quy quy định nghiêm cấm gian xây nhà thầu
phóng uế bừa bãi; dựng
- Ưu tiên sử dụng lao động địa
phương,…

106
1 2 3 4 5 6 7 8
- Bố trí hợp lý tuyến đường vận Sở Tài nguyên và
chuyển; môi trường tỉnh
- Không sử dụng phương tiện cũ kỹ, Trong thời Ninh Bình, Công
Chủ đầu tư,
Bụi và khí thải không có giấy phép đăng kiểm; - gian xây an xã
nhà thầu
- Sử dụng bạt che phủ phương tiện; dựng
- Vệ sinh xe cộ trước khi ra khỏi
Vận chuyển công trường;
nguyên vật - Sử dụng phương tiện mới;
liệu xây - Định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng máy Trong thời
Chủ đầu tư,
dựng Tiếng ồn móc; - gian xây
nhà thầu
- Hạn chế bấm còi ở nơi công cộng dựng
hoặc đông dân cư,…
- Sử dụng lao động có tay nghề;
Trong thời
Tai nạn giao - Quy định tốc độ; Chủ đầu tư,
- gian xây
thông - Nghiêm cấm uống rượu trong thời nhà thầu
dựng
gian làm việc,…
- Sử dụng hiệu quả nguồn nước; Trong thời Sở Tài nguyên và
Hoạt động Nước thải xây Chủ đầu tư,
- Xây dựng hệ thống hố ga lắng cặn. 5 gian xây môi trường tỉnh
xây dựng dựng nhà thầu
dựng Ninh Bình
Chất thải rắn - Bố trí khu lưu chứa tạm thời; 5 Trong thời Chủ đầu tư,
xây dựng - Sử dụng để san lấp công trình; gian xây nhà thầu
- Bán các loại chất thải có khả năng dựng
tận thu tái sử dụng hoặc thuê đơn vị
có chức năng vận chuyển đổ thải.

107
1 2 3 4 5 6 7 8
- Bố trí thùng chứa CTNH theo từng
loại phát sinh;
- Thu gom và lưu giữ theo đúng quy 4 Trong thời
Chất thải nguy định; Chủ đầu tư,
gian xây
hại - Thuê đơn vị có chức năng thu gom nhà thầu
dựng
và xử lý.

- Dựng rào chắn tạm thời ở khu vực


- Bụi và khí
xung quanh công trường xây dựng
thải từ quá trình Trong thời
và khu vực phát tán nhiều bụi; Chủ đầu tư,
xây dựng, bốc 6 gian xây
- Duy trì phun ẩm thường xuyên vào nhà thầu
dỡ nguyên vật dựng
khu vực đường đi và nguyên vật liệu
liệu,…
bốc dỡ,…
- Xây dựng hệ thống thoát nước thi
công và vạch tuyến phân vùng thoát
nước mưa;
Trong thời
Nước mưa chảy - Thường xuyên quét dọn vệ sinh, Chủ đầu tư,
2 gian xây
tràn hạn chế lượng vật liệu rơi vãi trên nhà thầu
dựng
công trường;
- Hạn chế sữa chữa, bảo dưỡng thiết
bị máy móc ngay tại công trường;
Tiếng ồn từ - Sử dụng thiết bị thi công hiện đại; - Trong thời Chủ đầu tư, Ban Quản lý các
hoạt động của - Không sử dụng các thiết bị có gian xây nhà thầu KCN tỉnh Ninh
các thiết bị máy tiếng ồn cao vào ban đêm; dựng Bình, Sở Tài
móc - Tắt các thiết bị khi không sử dụng, nguyên và môi

108
1 2 3 4 5 6 7 8
- Xin cấp giấy phép xây dựng trước trường tỉnh Ninh
Quy hoạch Trong thời
khi tiến hành xây dựng; Chủ đầu tư, Bình
không gian kiến - gian xây
- Đảm bảo chỉ tiêu xây dựng theo nhà thầu
trúc dựng
đúng quy định.
- Xây dựng nội quy an toàn lao Sở Tài nguyên và
động; môi trường tỉnh
- Tuyên truyền giáo dục; Trong thời Ninh Bình, Sở lao
An toàn lao Chủ đầu tư,
- Trang bị đầy đủ các phương tiện - gian xây động thương binh
động nhà thầu
bảo hộ lao động cho công nhân; dựng xã hội
- Bố trí 01 cán bộ chuyên trách về
an toàn lao động.
Chất thải sinh - Bố trí các thùng rác tại nơi phát Sở Tài nguyên và
Hoạt động hoạt sinh; môi trường tỉnh
của công - Bố trí khu lưu giữ tạm thời; Ninh Bình
Chất thải nguy
nhân viên - Thuê đơn vị có chức năng thu gom
hại Trước và
vận chuyển định kỳ.
trong thời
- Xây dựng hệ thống bể tự hoại, hệ 350 Chủ đầu tư
gian hoạt
thống xử lý nước thải;
động
Nước thải sinh - Định kỳ bổ sung chế phẩm vi sinh
Vận hành
hoạt và hút bể phốt.
- Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng
và duy trì hệ thống.
Xung đột giữa - Tuyên truyền giáo dục; Trong thời Sở TNMT tỉnh
công nhân và - gian hoạt Chủ đầu tư Ninh Bình, Công
người dân động an xã.
Hoạt động Chất thải rắn - Thu gom toàn bộ lượng phát sinh; 250
Chủ đầu tư
sản xuất công nghiệp

109
1 2 3 4 5 6 7 8
- Bố trí khu lưu chứa tạm thời theo Trong thời Sở Tài nguyên và
Chất thải nguy
đúng quy định; gian hoạt Chủ đầu tư môi trường tỉnh
hại
- Thuê đơn vị có chức năng xử lý; động Ninh Bình
- Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng
Tiếng ồn và duy trì hệ thống.
Trong thời
gian hoạt Chủ đầu tư Sở Tài nguyên và
Sự cố tai nạn động môi trường, Sở lao
lao động động thương binh xã
hội
- Xây dựng hệ thống PCCC theo Sở Tài nguyên và
Trước và
đúng tiêu chuẩn; môi trường, Phòng
trong thời
Sự cố cháy nổ - Xin giấy phép nghiệm thu PCCC 100 Chủ đầu tư cảnh sát PCCC –
gian hoạt
trước khi đưa vào hoạt động. Công an tỉnh Ninh
động
Bình
Hoạt động - Bố trí tổ bảo vệ điều tiết xe; Sở Tài nguyên và
Trong thời
của phương Khí thải, bụi và - Quét dọn vệ sinh thường xuyên;…. môi trường tỉnh
gian hoạt Chủ đầu tư
tiện vận tiếng ồn Ninh Bình
- động
chuyển
Hoạt động - Sử dụng thiết bị mới, hiện đại;
Trong thời
của các thiết Khí thải, bụi và - Lập kế hoạch và định kỳ bảo
- gian hoạt Chủ đầu tư
bị sử dụng tiếng ồn dưỡng;
động
nhiên liệu - Sử dụng nhiên liệu sạch.
- Xây dựng hệ thống thoát nước thải
Hoạt động
kín. Trong thời
của khu lưu
Mùi, khí thải 300 gian hoạt Chủ đầu tư
giữ chất thải,
- Xây kín đối với các bể phát sinh động
nước thải
mùi.

110
5.1.2. Tổ chức và nhân lực

Chương trình quản lý môi trường của nhà máy sẽ tuân thủ theo đúng quy định
của Luật BVMT và tuân thủ theo quy định của địa phương.

Nhà máy sẽ duy trì một hồ sơ theo dõi môi trường để đảm bảo tính thân thiện
và trách nhiệm đối với xã hội. Các hoạt động như thu gom và xử lý chất thải được hợp
đồng với đơn vị có chức năng của địa phương.

5.1.3. Dự trù kinh phí cho các hạng mục công trình xử lý môi trường

Bảng 2 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

Thời gian hoàn Kinh phí dự kiến


TT Danh mục công trình
thành (triệu đồng)

I Giai đoạn xây dựng

1 - Sử dụng các thiết bị che phủ Khi xây dựng 10

2 - Bố trí thùng rác Khi xây dựng 10

- Vạch tuyến phân vùng, bố


3 Khi xây dựng 15
trí hệ thống phun ẩm,…

Tổng (I) 35

II Giai đoạn hoạt động

- Hệ thống hố ga, cống thoát nước Trước khi hoạt động


1 200
xung quanh xưởng

2 - Hệ thống xử lý khí hàn Trước khi hoạt động 500

- Hệ thống cây xanh, thảm cỏ Trước và sau khi


3 50
hoạt động

- Chi phí lắp đặt khu tập kết chất Trước khi hoạt động
4 100
thải rắn và chất thải NH

5 - Chi phí lắp đặt các thùng chứa Khi dự dự án đi vào 150
chất thải rắn và chất thải nguy hại hoạt động
tại các khu vực sản xuất phát sinh

111
Thời gian hoàn Kinh phí dự kiến
TT Danh mục công trình
thành (triệu đồng)

và văn phòng

6 Trang bị hệ thống PCCC Trước khi hoạt động 300

Trang bị hệ thống vòi phun ẩm, vòi Khi dự dự án đi vào


7 50
tưới cây hoạt động

Chi phí thiết kế, xây dựng, lắp đặt Khi dự án đi vào
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hoạt động
8 (trong trường hợp CCN Gia Vân 1.200
không có hệ thống xử lý nước thải
tập trung)

Tổng (II) 2550

5.2. Chương trình giám sát môi trường

5.2.1. Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường

Chương trình giám sát chất lượng môi trường nhằm đảm bảo những mục tiêu sau:

- Xác định mức độ thực tế của các tác động;


- Kiểm soát các tác động được tạo ra từ quá trình xây dựng và vận hành đề cập
đến trong báo cáo ĐTM
- Kiểm tra, giám sát và đánh giá các công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn
của dự án;
- Đề xuất bổ sung các biện pháp phòng ngừa, ứng phó trong trường hợp xảy ra
các tác động, sự cố không mong đợi;
- Thông báo, phối hợp các đơn vị quản lý và các tổ chức môi trường địa phương
để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường thuộc phạm vi dự án;
- Đánh giá hiệu quả các biện pháp giảm thiểu tối đa trong giai đoạn xây dựng và
vận hành của dự án.

5.2.2. Nội dung chương trình giám sát môi trường

112
Bảng 46: Chương trình giám sát môi trường của dự án
Kinh phí
Nội dung Nguồn Điểm quan Thông số quan Tần suất Trách nhiệm thực
QCVN áp dụng dự kiến
quan trắc thải trắc trắc quan trắc hiện
(VNĐ)
Giai đoạn xây dựng

Giám sát Nước mặt Hệ thống pH, TSS, BOD5, Công ty TNHH
chất lượng QCVN 08-
mương trước COD, NO3-, NaH4+, Sanico Việt Nam
nước MT:2015/BTNM 3 tháng/lần 5.000.000
cổng dự án Fe, Zn, Mn,
T, Cột B1
Coliform
Các hoạt Tại các điểm Nhiệt độ, độ ẩm, đồ QCVN Công ty TNHH
Giám sát động vận xả của quạt hút ồn, bụi lơ lửng, 05:2013/BTNMT; Sanico Việt Nam
chất lượng chuyển, xử lý khí thải SO2, CO2, NO2 QCVN 3 tháng/lần 10.000.000
không khí thi công 26:2010/BTNMT
xây dựng
Chất thải Giám sát thường Giám sát theo Công ty TNHH
rắn thông Tại các điểm xuyên qua nhật ký nghị định 38/NĐ- Sanico Việt Nam
thường thu gom tập theo dõi CP về quản lý Hàng ngày 200.000
trung rác thải. chất thải và phế
liệu.
Giám sát
Chất thải Giám sát thường Giám sát theo Công ty TNHH
chất thải Tại các điểm thông tư
nguy hại xuyên qua nhật ký Sanico Việt Nam
thu gom tập theo dõi 36/2015/TT-
Hàng ngày 500.000
trung chất thải BTNMT về quản
nguy hại. lý chất thải nguy
hại.
Giai đoạn vận hành dự án

113
Kinh phí
Nội dung Nguồn Điểm quan Thông số quan Tần suất Trách nhiệm thực
QCVN áp dụng dự kiến
quan trắc thải trắc trắc quan trắc hiện
(VNĐ)
QCVN Công ty TNHH
14:2008/BTNMT Sanico Việt Nam
Trong đó:
Nước thải sau Áp dụng Cột B
xử lý lấy tại pH, COD, BOD5, khi hệ thống xử
miệng xả hố TSS, NH4+, NO3-, lý nước thải tập
ga trước khi Tổng N, Tổng P, trung của CCN
Nước thải
thải ra hệ Cu, Pb, Fe, 10.000.000
sinh hoạt Gia Vân đã hoàn 3 tháng/lần
thống thoát Coliform, Mn, CN-,
Cl, Tổng dầu mỡ thành.
nước chung
của Cụm công khoáng, Áp dụng Cột A
Giám sát nghiệp khi hệ thống xử lý
chất lượng nước thải tập
nước trung của CCN
Gia Vân chưa
hoàn thành.
pH,Nhiệt độ, độ Công ty TNHH
màu, sunfua, COD, Sanico Việt Nam
BOD5, TSS, NH4+,
NO3-, Tổng N, Tổng
Mương thoát QCVN 08-
P, Cu, Pb, Fe,
Nước mặt nước trước MT:2015/BTNMT 3 tháng/lần 10.000.000
Coliform, Mn, CN-,
cổng nhà máy , Cột B1
Cl, Tổng dầu mỡ
khoáng, tổng các
chất hoạt động bề
mặt

114
Kinh phí
Nội dung Nguồn Điểm quan Thông số quan Tần suất Trách nhiệm thực
QCVN áp dụng dự kiến
quan trắc thải trắc trắc quan trắc hiện
(VNĐ)
Miệng ống Bụi, Toluen, xylene, QCVN Công ty TNHH
khói sau hệ formaldehyt, 19:2009/BTNMT, Sanico Việt Nam
Khí thải thống xử lý methanol, butyl Cột B;
QCVN 3 tháng/lần 10.000.000
sản xuất khí chung acetate, n-Propanol
20:2009/BTNMT
Khí thải 01 vị trí khí CO, SO2, NOx, Công ty TNHH
thải tại đầu ra Sanico Việt Nam
QCVN
Khí thải hệ thống ống
19:2009/BTNMT, 3 tháng/lần 10.000.000
nhà bếp khói - hệ thống cột B
xử lý mùi khu
vực nhà bếp
Chất thải Giám sát thường Giám sát theo Công ty TNHH
rắn thông Tại các điểm xuyên qua nhật ký nghị định 38/NĐ- Sanico Việt Nam
thường thu gom tập theo dõi CP về quản lý Hàng ngày 200.000
trung rác thải. chất thải và phế
liệu.
Giám sát Chất thải Giám sát thường Giám sát theo Công ty TNHH
chất thải nguy hại Tại các điểm xuyên qua nhật ký thông tư Sanico Việt Nam
thu gom tập theo dõi 36/2015/TT-
Hàng ngày 500.000
trung chất thải BTNMT về quản
nguy hại. lý chất thải nguy
hại.
Sơ đồ vị trí lấy mẫu được thể hiện trên bản đồ tại phụ lục của báo cáo

115
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Theo quy định tại khoản 2, Điều 21 của Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội
Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2015.

Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 về việc
“Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường”.

Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên


và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường.

Chủ Đầu tư đã gửi văn bản về việc xin ý kiến góp ý cho Báo cáo ĐTM của Dự
án tới Ủy ban Nhân Dân xã Gia Vân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Gia Vân
(UBMTQ) nơi thực hiện Dự án. Nội dung văn bản là thông báo về những hạng mục
đầu tư và nội dung cơ bản của Dự án, dự báo những tác động xấu về môi trường của
Dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu dự kiến áp dụng và đề nghị các cơ
quan này cho ý kiến phản hồi bằng văn bản.

Theo đó, UBND, UBMTTQ của xã Gia Vân cơ bản đều thống nhất cho rằng
việc triển khai dự án là cần thiết trong bối cảnh tăng cường thu hút đầu tư nhằm góp
phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Tuy nhiên, UBND, UBMTTQ của xã cũng
kiến nghị chủ đầu tư dự án nghiêm túc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tới
môi trường, đẩm bảo phát triển bền vững. Sau đây là ý kiến của UBND và UBMTTQ
xã Gia Vân về việc góp ý cho Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Đầu tư
xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử” của Công ty TNHH Sanico Việt Nam.
Nội dung góp ý được trình bày tóm tắt như sau:

6.1. Ý kiến của UBND xã Gia Vân

1. Về các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và
sức khỏe cộng đồng: Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với những nội dung mà chủ dự án đã
trình bày trong tài liệu gửi kèm. Những tác động tiêu cực này chủ yếu phát sinh trong giai

116
đoạn thi công và gia đoạn vận hành dự án. Tuy nhiên đây là những tác động có thể chủ
động giám sát và giảm thiểu được.
2. Về các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự
nhiên kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các biện
pháp mà chủ dự án đề xuất.
3. Kiến nghị đối với chủ dự án: Yêu cầu chủ dự án thực hiện các biện pháp, giải
pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường như đã cam kết. Bên
cạnh đó đề nghị chủ dự án thực hiện dự án đúng tiến độ để dự án sớm đi vào hoạt động,
tạo điều kiện công ăn việc làm cho công nhân, tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập
cho người dân trên địa bàn xã Gia Vân.
6.2. Ý kiến của UBMTTQ xã Gia Vân
1. Về các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội
và sức khỏe cộng đồng: Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với những nội dung mà chủ dự án đã
trình bày trong tài liệu gửi kèm. Tuy nhiên đây là những tác động mà chủ dự án có thể
chủ động giám sát và giảm thiểu được.
2. Về các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự
nhiên kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với các biện
pháp mà chủ dự án đề xuất. Tuy nhiên đề nghị chủ dự án thực hiện nghiêm túc.
3. Kiến nghị đối với chủ dự án: Yêu cầu chủ dự án thực hiện các biện pháp, giải
pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường như đã nêu trong báo
cáo đánh giá tác động môi trường một cách nghiêm túc như đã cam kết.

6.3. Ý kiến phản hổi và cam kết của Chủ dự án trước ý kiến của UBND và
UBMTTQ xã Gia Vân

Công ty TNHH Sanico Việt Nam (Chủ Dự án) xin tiếp thu tất cả các ý kiến
đóng góp của UBND, UBMTTQ xã Gia Vân về các vấn đề môi trường và xã hội liên
quan đến dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử” trên thuộc
Cụm công nghiệp Gia Vân, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Việc đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH
Sanico Việt nam tại Cụm công nghiệp Gia Vân, xã Gia Vân huyện Gia Viễn tỉnh Ninh
Bình là một hướng đi đúng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của
Chính phủ, của UBND tỉnh Ninh Bình và mục tiêu thu hút của Cụm công nghiệp Gia
Vân.

Trong quá trình hoạt động của nhà máy sẽ có những tác động tiêu cực đến môi
trường. Để giảm thiểu ô nhiễm và khống chế các tác động xấu đến môi trường ở mức
tiêu chuẩn cho phép Công ty đã đề ra các biện pháp khống chế giảm thiểu ô nhiễm và
phòng chống sự cố môi trường. Đồng thời nhà máy sẽ thực hiện nghiêm túc chương
trình giám sát chất lượng môi trường như được trình bày ở trên và nghiêm chỉnh chấp
hành các hướng dẫn của các cơ quan quản lý môi về trường trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh.

2. Kiến nghị.

Công ty TNHH Sanico Việt Nam kính đề nghị các cấp quản lý của địa phương,
của tỉnh Ninh Bình quan tâm, tạo điều kiện để nhà máy của chúng tôi ngày càng phát
triển lớn mạnh hơn.

Kính trình UBND tỉnh Ninh Bình, Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM, cùng các
cơ quan hữu quan quan tâm, xem xét, thẩm định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động
môi trường để chúng tôi hoàn chỉnh thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật và các
quy định của địa phương.

3. Cam kết.

3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu.

Công ty TNHH Sanico Việt Nam cam kết thực hiện các biện pháp khống chế và
giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn cải tạo, xây dựng và trong giai đoạn hoạt
động của nhà máy như đã nêu cụ thể trong báo cáo này.

- Cam kết áp dụng các biện pháp phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm cũng như

118
các sự cố và các rủi ro như đã trình bày trong báo cáo, đồng thời tăng cường
công tác đào tạo cán bộ về môi trường nhằm nâng cao năng lực quản lý môi
trường, bảo đảm không phát sinh các vấn đề gây ô nhiễm môi trường.
- Cam kết tiến hành thực hiện các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa và ứng cứu
kịp thời các sự cố môi trường đã nêu trong báo cáo ĐTM này.

3.2. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi
trường có liên quan đến nhà máy.

Công ty TNHH Sanico Việt Nam cam kết trong quá trình hoạt động của nhà máy đảm
bảo đạt các Quy chuẩn môi trường Việt Nam, bao gồm:

- Chất lượng môi trường không khí trong khu vực sản xuất phải đảm bảo tiêu
chuẩn theo quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT của Bộ Y tế.
- Tiếng ồn: Luôn đảm bảo giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn về tiếng ồn QCVN
26:2010/BTNMT.
- Khí thải: Khí thải phát sinh khu vực Dự án đảm bảo đạt Quy chuẩn QCVN
19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối
với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

- Nước thải đảm bảo QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước thải sinh hoạt.

Trong đó:
Áp dụng Cột B khi hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN Gia Vân đã
hoàn thành.
Áp dụng Cột A khi hệ thống xử lý nước thải tập trung của CCN Gia Vân chưa
hoàn thành.
- Chất thải rắn: Các chất thải rắn nguy hại và sinh hoạt đều được thu gom, lưu
giữ và vận chuyển đến nơi xử lý theo đúng quy định.

Thông qua báo cáo này dự án cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau:

- Thực hiện các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt
động theo nội dung trong báo cáo ĐTM, cam kết đảm bảo đạt QCVN về môi
trường theo quy định.
- Thường xuyên kiểm tra để kịp thời xử lý các trường hợp mà sự cố có thể xảy ra.

119
- Đối với các loại chất thải rắn, Công ty cam kết sẽ thu gom, lưu giữ và xử lý
theo đúng quy định.

Đồng thời cam kết thực hiện xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt để
xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trong quá trình hoạt động và cam kết chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường xung
quanh.

Chúng tôi cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm
các Công ước Quốc tế, các Quy chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm
môi trường khu vực.

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

120
1. Tổ chức y tế thế giới (WHO) (1993), Assessment of sources of air, water, and
land pollution: A guide to rapid source inventory techniques and their use in
formualating environmental control strategies;

2. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) - Emissions Factors & AP 42,
Compilation of Air Pollutant Emission Factors;

3. GS. TS. Trần Ngọc Chấn (1999), Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB
Khoa học và Kỹ Thuật.

4. GS.TS Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội;

5. Nguyễn Võ Châu Ngân (2003), Giáo trình ô nhiễm tiếng ồn và kỹ thuật xử lý,
Trường Đại học Cần Thơ;

6. Hoàng Văn Huệ và Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải: Thoát nước tập II,
NXB Khoa học và Kỹ Thuật;

7. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh (2003), Quản lý chất thải nguy hại, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội;

8. Lê Trình, Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXB Khoa học và
Kỹ Thuật;

9. Ngô Lê Thông, công nghệ hàn điện nóng chảy, NXB Khoa học và Kỹ thuật;

10. http://cumcongnghiepninhbinh.vn

- Một số tài liệu tham khảo khác

121
PHỤ LỤC 1: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ

1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên mã số 2700714010 đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 14/10/2016 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp.

2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 2147882202 ngày 21/11/2016 do Sở Kế hoạch


và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp.

3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất số CT 04096 do Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 09/12/2016.

4. Hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất số 0812/HĐTQSDĐ ngày 09/12/2016
giữa Công ty TNHH Thiên Phú và Công ty TNHH Sanico Việt Nam.

122
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

1. Kết quả phân tích không khí xung quanh;


2. Kết quả phân tích mẫu nước mặt;
3. Kết quả phân tích nước ngầm;
4. Kết quả phân tích mẫu đất.

123
PHỤ LỤC 3: VĂN BẢN THAM VẤN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1. Công văn tham vấn gửi UBND xã Gia Vân

2. Công văn trả lời của UBND xã Gia Vân

3. Công văn tham vấn gửi UBMTTQ xã Gia Vân

4. Công văn trả lời của UBMTTQ xã Gia Vân

5. Biên bản họp tham vấn tại xã Gia Vân và danh sách kèm theo

124
PHỤ LỤC 4: CÁC BẢN VẼ SƠ ĐỒ MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN

125

You might also like