You are on page 1of 45

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
KIỂM TOÁN CHẤT THẢI
NHÀ MÁY SẢN XUẤT BIA HÀ NỘI – MÊ LINH

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hà


Lớp: DH8QM1
Mã sinh viên: 1811100518
GVHD: Tạ Thị Yến
Môn: Kiểm toán môi trường

HÀ NỘI – 2021
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT..............................................................1
I. Giới thiê ̣u tổng quan về cơ sở sản xuất....................................................................................1
1. Giới thiê ̣u về nhà máy.............................................................................................................1
2. Vị trí địa lý..............................................................................................................................1
II. Giới thiệu quy trình công nghê...............................................................................................2
̣
III. Xác định nguyên liê ̣u, năng lượng đầu vào của quá trình sản xuất......................................6
3.1 Nguyên liê ̣u...........................................................................................................................6
3.1.1 Nguyên liê ̣u chính..............................................................................................................6
3.1.2 Các nguyên liê ̣u khác và hóa chất sử dụng........................................................................8
3.1.3 Thông kê lượng nguyên liê ̣u sử dụng................................................................................9
3.2 Nhu cầu về nước cấp...........................................................................................................10
3.3 Nhu cầu về năng lượng.......................................................................................................11
3.4 .Trang thiết bị sản xuất........................................................................................................11
CHƯƠNG 2. KIỂM TOÁN CHẤT THẢI NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – MÊ LINH...............14
2.1 Xác định các nguồn phát sinh chất thải trong nhà máy......................................................14
2.1.1 Nước thải..........................................................................................................................14
2.1.2 Khí thải.............................................................................................................................16
2.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại...................................................................................17
2.2 Kiểm toán chất thải.............................................................................................................18
2.2.1 Nước thải..........................................................................................................................18
2.2.2. Chất thải rắn....................................................................................................................23
2.2.3. Khí thải và môi trường không khí xung quanh...............................................................28
2.2.4. Tổng kết quá trình kiểm toán..........................................................................................31
2.3. Các nguyên nhân tổn thất năng lượng, nước và gia tăng chất thải....................................32
2.3.1. Nguyên nhân tổn thất năng lượng...................................................................................32
2.3.2. Nguyên nhân tổn thất nước.............................................................................................32
2.3.3. Nguyên nhân làm gia tăng chất thải................................................................................33
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢM TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG, NƯỚC VÀ
GIẢM THIỂU CHẤT THẢI....................................................................................................34
3.1 Giảm thiểu quản lý và xử lý chất thải rắn...........................................................................34
3.2 Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải........................................................................................37
3.3 Giảm thiểu ô nhiễm với khí bụi và tiêu hao năng lượng....................................................39
KẾT LUẬN...............................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................43
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần hóa học của malt tính theo khối lượng chất khô......................................7
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của gạo tẻ tính theo khối lượng chất khô...................................7
Bảng 1.3 Thành phần hóa học của hoa Houblon tính theo % chất khô......................................8
Bảng 1.4 Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất 01 mẻ bia tai nhà máy.......................9
Bảng 1.5 Hao phí nguyên liệu trong quá trình sản xuất............................................................10
Bảng 1.6 Số liê ̣u sử dụng nước tại các khu vực sản xuất bia tại nhà máy................................11
Bảng 1.7 Thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất của nhà máy.............................................11
Bảng 1.8 Thiết bị sử dụng trong khu vực văn phòng của cơ sở................................................13
Bảng 2.1. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của nhà máy..............................................15
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh nhà máy................................17
Bảng 2.3 Thống kê đầu vào đầu ra với hoạt đô ̣ng tiêu thụ nước..............................................18
Bảng 2.4. Thống kê lượng nước thải của các hoạt động khác..................................................22
Bảng 2.5. Thống kê loại và lượng nước thải phát sinh của nhà máy........................................22
Bảng 2.6. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt...........................................................................23
Bảng 2.7. Thiết bị sử dụng dầu mỡ...........................................................................................24
Bảng 2.8. Đặc điểm các loại bóng đèn Công ty đang sử dụng................................................25
Bảng 2.9 Thành phần chất thải rắn phát sinh trong quá trình đóng chai..................................27
Bảng 2.10 Thống kê loại và lượng chất thải rắn phát sinh trong nhà máy...............................28
Bảng 2.11. Thống kê lượng CO2(eq) phát thải tại nhà máy........................................................30
Bảng 2.12. Tổng lượng chất thải công ty phát sinh trong 1 ngày.............................................32
Bảng 3.1 Tổng chi phí tiết kiệm được của giải pháp tận thu bã men.......................................35
Bảng 3.2 Tổng chi phí lắp đặt của giải pháp tận thu bã men....................................................36
Bảng 3.3 Tổng chi phí vận hành và bảo trì của giải pháp tận thu bã men................................36
Bảng 3.4 Mô tả việc tận thu và tái sử dụng giải pháp thu hồi và tái sử dụng nước..................37
Bảng 3.5 Tổng chi phí lắp đặt của giải pháp thu hồi và tái sử dụng nước................................38
Bảng 3.6 Tổng chi phí vận hành và bảo trì của giải pháp thu hồi và tái sử dụng nước...........38
Bảng 3.7 Tổng chi phí đầu tư của giải pháp lắp đặt hệ thống lọc bụi đơn giản thu hồi bột malt
và bột gạo khu vực nghiền nguyên liệu....................................................................................39
Bảng 3.8 Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng của giải pháp lắp đặt hệ thống lọc bụi đơn giản
thu hồi bột malt và bột gạo khu vực nghiền nguyên liệu..........................................................40
Bảng 3.9 Tổng chi phí tiết kiệm được của giải pháp Lắp đặt hệ thống lọc bụi đơn giản thu hồi
bột malt và bột gạo khu vực nghiền nguyên liệu......................................................................40
Bảng 3.10 Thống kê chi phí-lợi ích của các biện pháp giảm thiểu...........................................41
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí địa lý nhà máy bia Hà Nội-Mê Linh...................................................................2


Hình 1.2 Sơ đồ công nghê ̣ nhà máy bia Hà Nô ̣i – Mê Linh........................................................3
Hình 2.1 Sơ đồ công nghê ̣ kèm dòng thải của nhà máy bia Hà Nô ̣i – Mê Linh.......................14
Hình 3.1 Quy trình thu hồi lượng men dư................................................................................34
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, tính theo năm thành lập những nhà máy sản xuất bia, rượu quy mô
công nghiệp sớm nhất có thể thấy sự hình thành nên ngành công nghiệp sản xuất đồ
uống Việt Nam là khá sớm, với sự ra đời lần lượt hàng ngàn cơ sở sản xuất dưới các
tên gọi nhà máy, công ty, tổng công ty trong nước và các doanh nghiệp có vốn nước
ngoài. Khi đất nước đổi mới, nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế cũng có nhiều thay đổi, mô hình quản lý mới được
hình thành, nhiều tổng công ty nhà nước được thành lập, trong đó tổng công ty thuộc
ngành đồ uống là Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là tổng
công ty nòng cốt của ngành sản xuất đồ uống của Việt Nam.
Trước vấn đề môi trường hiện nay, kiểm toán môi trường được nhìn nhận như là
một công cụ cung cấp các thông tin về môi trường, làm cơ sở cho các đánh giá khả
năng rủi ro về môi trường mà doanh nghiệp gây ra, nghĩa vụ môi trường của doanh
nghiệp, cũng như mức độ thỏa mãn đối với các tiêu chuẩn hoặc luật lệ về môi trường.
Kiểm toán môi trường giúp giảm các rủi ro về môi trường cũng như rủi ro về sức khỏe
cộng đồng và cải thiện công tác quản trị môi trường ở mức độ doanh nghiệp.
Nhà máy bia Hà Nô ̣i – Mê Linh thuô ̣c Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải
khát (Habeco) Hà Nô ̣i là một trong những cơ sở đi đầu trong việc chấp hành nghiêm
ngặt những quy định về quản lý môi trường và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản
xuất. Tuy nhiên, từ trước đến nay Công ty vẫn chưa được thực hiện một báo cáo kiểm
toán chất thải nào. Xuất phát từ những lợi ích và hiệu quả của công cụ kiểm toàn chất
thải mang lại đối với ngành công nghiệp, tôi xây dựng đề tài:“ Kiểm toán chất thải
Nhà máy bia Hà Nội- Mê Linh”.

1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT
I. Giới thiêụ tổng quan về cơ sở sản xuất.
1. Giới thiêụ về nhà máy
- Tên doanh nghiệp: Chi nhánh Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải
khát Hà Nô ̣i – Mê Linh.

- Tên viết tắt: HABECO.

- Địa chỉ: xã Tiền Phong, huyê ̣n Mê Linh, Hà Nô ̣i.

- Điện thoại: 0438186071.

- Fax: 0438186074.

- Website: www.habeco.com.vn.

- Diện tích xây dựng: 264.880 m3.

- Ngành nghề sản xuất: Sản xuất các sản phẩm bia, rượu và nước giải khát.

- Tổng vốn đầu tư: 2.200 tỷ VND.

- Công suất : 200 triệu lít/ năm.

- Quy mô sản xuất: Nhà máy có quy mô sản xuất với số lượng công nhân viên
là 200- 250 người.

2. Vị trí địa lý


Nhà máy bia Hà Nội - Mê Linh là dự án của Tổng Công ty CP Bia - Rượu -
Nước giải khát Hà Nội (Habeco) với tổng mức vốn đầu tư gần 2.200 tỷ đồng, được xây
dựng trên diện tích 264.880 m2 tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội do liên
danh nhà thầu Krones AG (CHLB Đức), Lilama Hà Nội và Haskoning Việt Nam thực
hiện.

1
Hình 1.1 Vị trí địa lý nhà máy bia Hà Nội-Mê Linh
II. Giới thiệu quy trình công nghê ̣
Nhà máy sử dụng công nghệ lên men bia malt (đại mạch). Nguyên liệu chính đưa
vào sản xuất là malt, gạo, hoa Houblon và một số phụ gia khác.
Tỷ lệ nguyên liệu nấu được áp dụng tại nhà máy bia HABECO Mê Linh là 70%
malt và 30% gạo, áp dụng công nghệ lên men hiện đại: lên men chính và lên men phụ
tiến hành trong cùng một tank.
Lên men chính: to = 8 – 10oC
Lên men phụ: to = 2 – 3oC
Hạ nhiệt độ xuống trước khi lọc: to = -1 – 0oC, Bia được chiết vào chai và lon có
dung tích 355ml, 330ml, 450ml.

2
Hình1.2 Sơ đồ công nghê ̣ nhà máy bia Hà Nô ̣i – Mê Linh

3
Thuyết minh quy trình công nghê.̣

Quy trình công nghệ của Nhà máy bia Hà Nô ̣i- Mê Linh được mô tả qua 4 công
đoạn như sau:

(1) Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu

- Làm sạch malt:

Malt để trong kho có bụi và các tạp chất khác như lá cây, đá. Để làm sạch malt
có thể sử dụng các thiết bị sàng phân loại để phân loại theo kích cỡ, thiết bị hút kim
loại.
- Nghiền nguyên liệu:

Malt và gạo được xay nghiền thành hạt nhỏ nhằm tăng bề mặt tiếp xúc với nước
làm cho thành phần của chất nội nhũ với sự xâm nhập của nước nhanh hơn, thúc đẩy
quá trình đường hóa, quá trình thủy phân khác nhanh và triệt để hơn.
Có 3 giải pháp để tiến hành nghiền malt ở trạng thái khô, nghiền có phun ẩm vào
hạt, và nghiền malt cùng với nước. Ở nhà máy dùng nghiền malt cùng với nước.
(2) Công đoạn nấu

Nhằm chuyển hóa các thành phần chính của malt và gạo thành những chất hòa
tan trong nước (các loại đường, acid amin, protein, polypeptide) và loại bỏ các chất
không hòa tan ra ngoài.

- Các quá trình xảy ra khi nấu:

+ Đường hóa: Quá trình đường hóa chia thành 3 giai đoạn:Sự hồ hóa, sự dịch
hóa và sự đường hóa
+ Lọc tách bã: Dịch sau khi nấu đường hóa được gọi là hồ malt chứa rất nhiều
các chất không hòa tan, điển hình là cellulose và tinh bột sống, nhằm mục đích thu
được nước mout trong,thành phần chủ yếu của phần lỏng là nước và các chất hòa tan.
Rửa bã nhằm lấy lại các chất hòa tan còn lại nằm trong hèm. Nước nha trong khi
nguội có độ nhớt tăng cao, vì vậy nước rửa bã phải có nhiệt độ cao (83oC) làm sao để
khối bã đạt 75oC. Tiến hành theo hai bước ép dịch và rửa bã.
Yêu cầu kỹ thuật: dịch ép phải trong nhiệt độ sau lọc là 75oC.

4
+ Houblon hóa: Hòa tan chất đắng, chất thơm, chất chát tạo mùi vị và màu cho
bia.
Polyphenol, chất đắng, chất chứa nitơ trong bia là những chất tạo sức căng bề
mặt có hoạt tính cao, tạo độ bền bọt trong bia.

+ Lắng trong: Lắng cặn để loại bỏ toàn bộ cặn thô và cặn mịn ra khỏi dịch đường
nhờ thùng lắng đảm bảo yêu cầu của dịch đường lên men và không gây ảnh hưởng đến
chất lượng của bia.

+ Làm lạnh: Hạ nhiệt độ đến điểm thích hợp cho nấm men phát triển.

(3) Công đoạn lên men

Đây là giai đoạn quan trọng quyết định cho chất lượng và hiệu suất sản xuất. Cơ
sở của quá trình này là chuyển hóa đường thành rượu và CO2 dưới tác nhân là nấm
men tạo thành bia non.
Lên men dịch đường Houblon hóa diễn ra qua hai giai đoạn:

+ Lên men chính: Nhằm chuyển các chất đường dextrin phân tử lượng thấp thành
rượu etylic, CO2 và một số sản phẩm phụ khác theo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của
sản phẩm. Thời gian lên men kéo dài 6-7 ngày, nhiệt độ lên men là 10oC.

+ Lên men phụ: Nhằm làm chín bia, tạo ra các sản phẩm bậc hai, hòa tan CO2,
tạo hương vị cho bia, rút cặn men và các chất kết lắng.Nhiệt độ lên men là 1-2 oC.

(4) Công đoạn lọc trong

Lọc bia:Làm cho bia có độ trong sáng đúng yêu cầu chất lượng. Tách triệt để các
phần tử rắn lắng, khếch tán trong bia. Làm ổn định và gia tăng độ bền vững sinh học
hóa học cho bia. Lọc loại bỏ hầu hết các sinh vật kể cả nấm men. Bởi vì sau khi lên
men phụ vẫn còn tồn tại gây đục bia.

(5) Công đoạn chiết chai và hoàn thiêṇ sản phẩm

+ Chiết chai:Nhằm dễ dàng vận chuyển bia đến nhiều nơi với số lượng lớn mà
vẫn đảm bảo chất lượng, hương vị đặc trưng của bia và các chỉ tiêu cảm quan vi sinh
khác.Bia được chiết trong hệ thống kín theo nguyên tắc đẳng áp, hạn chế sự tiếp xúc
giữa bia và không khí.

5
+ Thanh trùng

Dùng chế độ thanh trùng gián tiếp. Bia sau khi được rót chai và dập nắp được
đưa qua hệ thống thanh trùng nhờ băng tải. Các chai đi qua hầm thanh trùng sẽ được
trải qua các chế độ nhiệt độ khác nhau. Chế độ thanh trùng là 600 oC trong 20 phút. Sau
đó chai được làm nguội xuống nhiệt độ thường.

+ Dán nhãn
Chai bia khi đã thanh trùng được đưa qua thiết bị dán nhãn để hoàn tất sản phẩm.
III. Xác định nguyên liêu,
̣ năng lượng đầu vào của quá trình sản xuất.
3.1 Nguyên liêụ
3.1.1 Nguyên liêụ chính
 Malt (đại mạch) và nguyên liê ̣u thay thế (gạo tẻ)

Malt là nguyên liê ̣u chính, là loại ngũ cốc có tỉ lê ̣ glucid/protein thích hợp cho
sản xuất bia. Malt được sản xuất bằng cách cho đại mạch nảy mầm, sấy khô, tách rễ,
làm sạch trong điều kiê ̣n thích hợp về đô ̣ ẩm, nhiê ̣t đô ̣, đô ̣ thông thoáng, ta thu được
malt đại mạch để sản xuất ra bia.
Tại Viê ̣t Nam, malt không trồng và sản xuất được nên nguyên phải nhâ ̣p khẩu và
giá thành khá cao. Để hạ giá thành sản phẩm và cải tiến hương vị của bia có thể thay
thế thay thế mô ̣t phần nguyên liê ̣u khác như gạo, ngô, đường, siro, nhưng chủ yếu vẫn
là malt.
Tại nhà máy sản xuất bia Hà Nô ̣i – Mê Linh, Malt được sử dụng được nhâ ̣p khẩu
từ Úc, Pháp và nguyên liê ̣u thay thế malt là gạo tẻ được thu mua trong nước.
Mô ̣t số chỉ tiêu cảm quan của malt và gạo tẻ:
- Có màu sắc tự nhiên: malt có màu vàng tươi và gạo tẻ có màu trắng sữa.
- Có mùi thơm tự nhiên, không có mùi ẩm mốc, không bị mối mọt, bao bì nguyên
vẹn.
- Không lẫn tạp chất, đất, sỏi, đá, rơm, rác.
Thành phần hóa học của malt và gạo tẻ

Bảng 1.1 Thành phần hóa học của malt tính theo khối lượng chất khô
Thành phần Phần trăm
6
Tinh bô ̣t 60 – 65 %
Saccarozo 3–5%
Đường khử 2–4%
Protit 7–9%
Xenluloza 4–6%
Đạm hòa tan 3%
Chất béo 2–3%
Chất tro 2,5 – 3 %

Bảng 1.2 Thành phần hóa học của gạo tẻ tính theo khối lượng chất khô
Thành phần Phần trăm
Tinh bô ̣t 70 – 75 %
Các loại đường 2–5%
Protit 7–8%
Chất béo 1 – 1,5 %
Chất khoáng 1 – 1,2 %

Do thành phần gạo chứa nhiều tinh bô ̣t, ít protit do đó trong quá trình nấu ta thu
được mô ̣t lượng lớn các chất hoa tan (khoảng 85% chất khô) nếu tỉ lê ̣ gạo khoảng 30%
hoàn toàn có thể thu được sản phẩm bia có chất lượng tương đương sản xuất từ malt.
Vì vâ ̣y, tại nhà máy sản xuất bia Hà Nô ̣i – Mê Linh sử dụng lượng gạo tẻ thay thế malt
là 30%.

 Hoa Houblon

Hoa Houblon là nguyên liê ̣u chính thứ 2 để sản xuất bia. Hoa Houblon tạo vị
đắng dễ chịu cho bia, hương thơm đă ̣c trưng, tưng khả năng tạo và giữ bọt, tăng đô ̣ bền
keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm, đồng thời có tác dụng sát trùng do
đó kéo dài thời gian bảo quản.

Bảng 1.3 Thành phần hóa học của hoa Houblon tính theo % chất khô
Thành phần Phần trăm
Hàm ẩm 11%
Chất đắng 15 – 21 %
Polyphenol 9 – 15 %
Protein 6–9%
Tinh dầu thơm 0,3 – 1 %

7
Xenluloza 12 – 14 %
Chất khoáng 5- 8 %
Các hợp chất chứa nito 17.5 %
Đô ̣ hòa tan 42 – 45 %

Trong quá trình sản xuất tại nhà máy, hoa houblon được sử dụng dưới dạng hoa
viên và cao hoa được nhâ ̣p khẩu từ Tiê ̣p và Đức.

 Men bia

Được sử dụng trong quá trình lên men chính và lên men phụ nhằm chuyển hóa
đường trong dịch nha thành ethanol, cacbondioxide cùng với các sản phẩm phụ và các
sản phẩm trung gian từ quá trình trao đổi chất của nấm men.
Nấm men được dùng trong sản xuất bia là loại vi sinh vâ ̣t đơn bào, thường dùng
chủng Saccharomyces Carlsbergensis (nấm men chìm), thích nghi với điều kiê ̣n sinh
trưởng ở nhiê ̣t đô ̣ thấp, thuâ ̣n lợi cho viê ̣c tháo và thu hồi men sữa, ít sản phẩm phụ.

3.1.2 Các nguyên liêụ khác và hóa chất sử dụng
Trong sản xuất bia, ngoài những nguyên liê ̣u không thể thiếu như malt, hoa
houblon, men, người ta dùng đến mô ̣t số nguyên liê ̣u hay hóa chất phụ. Tùy theo yêu
cầu kĩ thuâ ̣t, công nghê ̣, mà những nguyên liê ̣u phụ và hóa chất sử dụng với hàm lượng
khác nhau, gọi chung là phụ gia và chia thành 2 nhóm chính:

 Nhóm phụ gia trực tiếp:

Gồm tất cả các nguyên liêu và hóa chất có mă ̣t trong thành phần của sản phẩm
với kiểm soát chă ̣t chẽ từ hàm lượng cho phép.

- Các hóa chất xử lý đô ̣ ứng, điều chỉnh đô ̣ kiềm của nước như HCl, Al2(SO4)3,
16H2O, CaSO4,...

- Các hóa chất đưa vào để ngăn chă ̣n quá trình oxy hóa những thành phần trong
bia như acid ascorbic, H2O2,...

- Các hóa chất điều chỉnh pH: H2SO4, acid lactic, CaCl2,...

- Chất tạo màu cho bia: Caramen

 Nhóm phụ gia gián tiếp:

8
Gồm tất cả các nguyên liê ̣u và hóa chất được sử dụng trong quy trình công nghê ̣
nhưng không được phép có mă ̣t trong sản phẩm:

- Các bô ̣t trợ lọc: PVVP, kizelgua,...

- Các hóa chất để vê ̣ sinh thiết bị, vê ̣ sinh phân xưởng như H 2SO4, KmnO4,
NaOH,...

- Các chất được dùng làm tác nhân làm lạnh NH3, glyeol, nước muối,...

3.1.3 Thông kê lượng nguyên liêụ sử dụng


Bảng 1.4 Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất 01 mẻ bia tai nhà
máy

STT Tên Số lượng/mẻ Đơn vị Xuất xứ

1 Gạo 1.800 Kg Việt Nam


2 Malt 4200 Kg Úc
3 Hoa Houblon 6 Kg Đức
4 Men giống 3250 Lít Đan Mạch
5 Bột trợ lọc 330 Lít Mỹ
6 Nước 646.000 Lít Việt Nam
7 Chai, lon 504.000 Chai Việt Nam
8 Nắp 500 Kg Việt Nam
9 Nhãn 275 Kg Việt Nam
10 Két đóng bia 20 Két Việt Nam
11 Thùng cát tông Việt Nam
12 Và một số phụ liệu khác
(Nguồn: Số liệu nhà máy cung cấp)

Trong quy trình sản xuất của nhà máy, việc sử dụng nguyên liệu không tránh
khỏi những hao phí. Dưới đây là bảng thống kê hao phí nguyên liệu trong quá trình sản
xuất tại nhà máy bia Hà Nô ̣i – Mê Linh.

Bảng 1.5 Hao phí nguyên liệu trong quá trình sản xuất
STT Tên nguyên liệu % hao phí Lượng hao phí
1 Chai/lon rỗng % 0,2655
2 Nắp % 0,1885
3 Nhãn than % 0,057

9
4 Nhãn cổ, lưng % 0,062
5 Thùng giấy % 0,834
(Nguồn: Số liệu nhà máy cung cấp)

3.2 Nhu cầu về nước cấp


Nước cấp là 1 trong những nguyên liê ̣u chính để sản xuất ra bia (nước chiếm 80 –
90 % trong bia). Nước trong nhà máy bia được sử dụng với hai mục đích chính: nước
trực tiếp sản xuất bia (quá trình hồ hóa, đường hóa, lọc rửa bã, ngâm malt và gạo, nước
pha thêm trong quá trình điều chỉnh nồng đô ̣) và nước dùng đề vê ̣ sinh các thiết bị,
máy móc, nhà xưởng, nước cho sinh hoạt của công nhân....

Thành phần và tính chất của nước thì ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình công
nghê ̣ và chất lượng bia thành phẩm. Vì vâ ̣y nước dùng trong sản xuất phải được xử lý
và kiểm tra chă ̣t chẽ trước khi đưa vào sử dụng.

Thống kê lượng nước sử dụng tại các khu vực của nhà máy tính trung bình trên
1000 L bia.

Bảng 1.6 Số liêụ sử dụng nước tại các khu vực sản xuất bia tại nhà máy
Khu vực Lượng nước (m3/1000L bia)
Nguyên liê ̣u 1,3
Vê ̣ sinh 2,9
Truyền nhiê ̣t 0,7
Khác 1,6
Tổng 6,5

3.3 Nhu cầu về năng lượng


Điê ̣n được sử dụng để vâ ̣n hành các máy móc, thiết bị, hê ̣ thống chiếu sáng.
Trong nhà máy sx bia các khu vực tiêu thụ điê ̣n năng là: khu vực làm lạnh, chiết chai,
khí nén, thu hồi CO2, xử lý nước thải, các khu vực khác như bơm, quạt điê ̣n, chiếu
sáng.
Trung bình, để sản xuất 1000L bia trong nhà máy, lượng điê ̣n tiêu thụ khoảng
130 kWh.

10
3.4 .Trang thiết bị sản xuất
Qua bảng thống kê thiết bị của nhà máy, sau đây nhóm xin được liệt kê một số
máy móc có trong nhà máy ở cả khu vực sản xuất và khu vực văn phòng như sau:

Bảng 1.7 Thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất của nhà máy
Số Thời gian
Công
hoạt động
STT Tên thiết bị Lượng suất Đơn vị Xuất xứ
TB / ngày
(chiếc) (kW)
(giờ)
Khu vực sơ chế nguyên liệu
1 Quạt hút nguyên liệu 6 4,5 12 Chiếc Trung Quốc
2 Cyclone hút bụi trước rây 2 4,5 23 Chiếc Việt Nam
3 Máy rây tách rác 2 25 23 Chiếc Việt Nam
4 Máy rây loại sạn 2 25 23 Chiếc Việt Nam
5 Cyclone hút bụi sau rây 2 4,5 23 Chiếc USA
6 Cân tự động 2 10 23 Chiếc Trung Quốc
7 Máy nghiền tự động 2 37 23 Chiếc Trung Quốc
8 Bóng đèn 20 0,05 12 Chiếc Việt Nam
9 Quạt gió 2 0,07 18 Chiếc Việt Nam
Khu vực nấu
1 Nồi đun gạo 2 32 12 Chiếc Trung Quốc
2 Nồi đun malt 2 35 12 Chiếc Trung Quốc
3 Máy ép hèm 1 50 6 Chiếc Việt Nam
4 Nôi đun sôi 1 35 12 Chiếc Việt Nam
5 Thiết bị trao đổi nhiệt 5 20 23 Chiếc USA
6 Bóng đèn 20 0,05 12 Chiếc Việt Nam
7 Quạt gió 2 0,07 18 Chiếc Việt Nam
Khu vực APV (lắng và làm lạnh)
1 Thùng lắng 4 2 24 Chiếc Việt Nam
2 Máy làm lạnh Alfa-Laval 2 40 23 Chiếc USA
3 Bơm 4 30 23 Chiếc Việt Nam
4 Thiết bị lọc khí 4 20 23 Chiếc Trung Quốc
5 Bóng đèn 20 0,05 12 Chiếc Trung Quốc

11
Số Thời gian
Công
hoạt động
STT Tên thiết bị Lượng suất Đơn vị Xuất xứ
TB / ngày
(chiếc) (kW)
(giờ)
6 Quạt gió 2 0,07 18 Chiếc Trung Quốc
Khu vực lên men
1 Máy rây men 4 25 23 Chiếc Việt Nam
2 Thiết bị thu CO2 1 50 18 Chiếc Trung Quốc
3 Tank lên men 6 1 24 Chiếc Trung Quốc
4 Bóng đèn 40 0,05 12 Chiếc Việt Nam
5 Quạt gió 4 0,07 18 Chiếc Việt Nam

(Nguồn: Số liệu nhà máy cung cấp)

Bảng 1.8 Thiết bị sử dụng trong khu vực văn phòng của cơ sở
Thời gian hoạt
ST Công suất Lượng điện tiêu thụ
Tên thiết bị Số lượng động TB/ngày
T (kW) (kWh)
(giờ)
1 Máy vi tính 16 0,25 8 32
2 Máy in 6 0,44 2 5,28
3 Bóng đèn 30 0,036 6 6,48
4 Tủ lạnh 2 0,12 24 5,76
5 Quạt điện 2 0,48 2 1,92
6 Điều hòa 4 1,2 8 38,4
Tổng lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày 89,84
(Nguồn: Số liệu giả định)

12
CHƯƠNG 2. KIỂM TOÁN CHẤT THẢI NHÀ MÁY BIA HÀ NỘI – MÊ
LINH
2.1 Xác định các nguồn phát sinh chất thải trong nhà máy.
Các nguồn thải phát sinh từ khu vực sản xuất bia của Nhà máy được thể hiện qua
sơ đồ quy trình công nghệ kèm dòng thải như sau:

Hình 2.1 Sơ đồ công nghê ̣ kèm dòng thải của nhà máy bia Hà Nô ̣i – Mê
Linh
2.1.1 Nước thải
Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đã phát sinh nước thải bao gồm:
Nước thải của nhà máy phát sinh chủ yếu từ quá trình súc rửa lon, chai, vệ sinh máy

13
móc thiết bị, phân xưởng sản xuất, nhà ăn… Nước thải từ quá trình sinh hoạt hàng
ngày của công nhân.

Nước thải của nhà máy, đặc biệt là nước thải sản xuất có hàm lượng chất hữu
cơ rất cao, nhưng độc tính không cao và được dẫn thải ra hệ thống xử lý nước thải của
nhà máy. Còn nước thải sinh hoạt tại các nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ bằng hệ thống
hầm tự hoại sau đó mới đã ra hệ thống xử lý chung với nước thải sản xuất.

Sau đây là kết quả phân tích chất lượng nước thải của nhà máy:

Bảng 2.1. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của nhà máy
QCVN

Kết quả 40:2011/BTNMT

Cmax
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Nước thải công
Nước thải công
nghiệp sau xử
nghiệp trước xử lý

1 Ph - 12,4 7,9 5,5 – 9
2 Độ màu Pt-Co 155 57 150
3 TSS Mg/l 219 11 90
4 COD Mg/l 553 73 135
5 BOD5 (200C) Mg/l 334 42 45
6 Tổng Nitơ Mg/l 810 33 36
7 Tổng Phốt pho Mg/l 24 5,1 5,4
Tổng dầu mỡ
8 Mg/l 11,8 1,8 9
khoáng
9 Asen (As) Mg/l 0,0136 0,0096 0,09
10 Cadimi (Cd) Mg/l 0,0003 < 0,0001 0,09
11 Chì (Pb) Mg/l 0,0045 0,0010 0,45
Thủy ngân
12 Mg/l 0,0003 < 0,0001 0,009
(Hg)
Vi
13 Tổng Coliform khuẩn/100 2x103 <3 5000
l

14
(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích chất lượng môi trường tại
Công ty Habeco Việt Nam – Đợt 2 năm 2020)

Quy chuẩn áp dụng: QCVN 40:2011/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải công nghiệp.

Như vậy, vấn đề môi trường cần quan tâm trong nhà máy sản xuất bia là nước
thải có tính axit, nhiệt độ cao, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao như BOD, COD, TSS,
tổng N, tổng P, dầu mỡ khoáng,…Nếu nguồn nước thải này không được xử lý trước
khi đưa ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường, ngạt thở cho thủy sinh và gây
hiện tượng phì dưỡng cho thực vật.

2.1.2 Khí thải


Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:

+ Khí NH3 từ hệ thống làm lạnh;

+ Khí CO2 từ quá trình lên men;

+ Tiếng ồn trong dây chuyền chiết chai, lon;

+ Tiếng ồn và khí thải từ máy phát điện dự phòng;

+ Mùi và tiếng ồn từ hệ thống xử lý nước thải và trạm tập trung chất thải rắn;

+ Bụi, tiếng ồn từ quá trình tiếp nhận và xử lý nguyên liệu (xay, nghiền);

+ CO2eq phát thải do quá trình sử dụng điện.

Hiện nay, môi trường không khí được kiểm soát rất chặt chẽ bằng các hệ thống
thu gom và xử lý khí thải rất hiện đại. Nhà máy có hành lang cây xanh và thảm cỏ rất
rộng có tác dụng điều hòa môi trường lao động trong nhà máy. Không những thế, hành
lang cây xanh còn giúp tránh phát tán chất ô nhiễm ra ngoài môi trường xung quanh
rất tốt.

Sau đây là bảng phân tích chất lượng không khí xung quanh của nhà máy:

15
Bảng 2.2. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh nhà máy
QCVN 05:2013/BTNMT
Kết quả và QCVN
STT Thông số Đơn vị
26:2010/BTNMT
K1 K2
o
1 Nhiệt độ C 29,8 28,2 <34
2 Độ ẩm % 64 67 <80
3 Tốc độ gió m/s <0,4 1,2 <2,0
4 Độ ồn: Lmax dBA 83,1 73,8 115
5 Lmin dBA 75,2 60,5 -
6 LEQA dBA 78,4 63,7 85
7 Bụi mg/m3 0,41 0,26 0,3
8 SO2 mg/m3 0,068 0,117 0,35
9 NO2 mg/m3 0,041 0,043 0,2
10 CO mg/m3 1,8 2,3 30

(Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường lấy mẫu phân tích2020)

(*) Ghi chú: K1: Cổng bảo vệ và K2: Trong khuôn viên nhà máy

Như vậy, các thông số về tiếng ồn và chất lượng không khí xung quanh đều nằm
trong giới hạn cho phép, do đó trong phần kiểm toán khí thải chỉ xét đến lượng CO2eq
phát thải từ quá trình tiêu thụ điện của nhà máy.

2.1.3 Chất thải rắn và chất thải nguy hại


+ Chất thải rắn: Phát sinh chủ yếu từ khâu nghiền, lọc, thu hồi dịch đường (tạo bã
hèm), các bao bì thùng hỏng và hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Trong
đó, bã hèm là loại chất thải có thể bán cho các cơ sở sử dụng làm thức ăn chăn nuôi;
chất thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân là các chất hữu cơ dễ phân hủy.

+ Chất thải nguy hại bao gồm: Giẻ lau có chứa dầu mỡ phát sinh trong quá trình
bảo trì máy móc, bóng đèn huỳnh quang, hộp mực in thải.

2.2 Kiểm toán chất thải


2.2.1 Nước thải
a) Nước thải sinh hoạt

16
Nhà máy có tổng cộng 240 công nhân viên trong đó số lượng công nhân viên làm
việc trong 1 ca là 80 người và lượng công nhân được chia ra làm việc 3 ca/ngày. Lưu
lượng nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên nhu cầu cấp nước. Theo TCXDVN
33:2006 thì tiêu chuẩn nước cho nhu cầu sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp
giai đoạn 2020 được định mức là 90 (lít/người/ca) thì lượng cấp nước sinh hoạt cần là:

Vnước cấp sinh hoạt = 90 (lit/người/ca) x 80(người) x 3 (ca) = 21600 (lit/ngày)

= 21,6 (m3/ngày) -> 7,2(m3/ca)

Theo Điểm a Khoản 2 Điều 39 Nghị định 80/2014/ NĐ-CP thì lượng nước thải
ra được tính bằng 80% lượng nước cấp. Vậy lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ
công nhân nhà máy thải ra mỗi ngày là:

Vnước thải sinh hoạt = 21,6 x 80% = 17,28 (m3/ngày)

b) Nước thải sản xuất từ hoạt đô ̣ng sản xuất bia.

Trong quy trình sản xuất bia tại nhà máy có các công đoạn sau tạo ra nước thải:
Lọc dịch đường, houblon hóa, lắng trong và làm lạnh, lên men, lọc trong bia, rửa chai,
chiết bia, thanh trùng.

Bảng 2.3 Thống kê đầu vào đầu ra với hoạt đô ̣ng tiêu thụ nước

Công đoạn Đầu vào Đầu ra


Tên Lượng Tên Lượng
dịch đường
nước 178.000 305.000
Lọc dịch sau lọc
đường dịch sau
140.500 bã malt 5.800
đường hóa
dịch đường dịch đường sau
305.000 300.000
Houlon hóa sau lọc houblon hóa
hoa houblon 6 hơi nước 1.300
nước 172.000
dịch đường sau Dịch đường houblon
300.000 292.000
Tách bã houblon hóa hóa sau lắng
nước 12.500
men giống 15.000 Bia non 304.500
Lên men dịch đường
chính houblon 292.000 thu hồi CO2 600
hóa sau lắng
Lọc trong bia trước lọc 304.500 bia sau lọc 280.000
17
Công đoạn Đầu vào Đầu ra
Tên Lượng Tên Lượng
că ̣n 2.350
bia bô ̣t trợ lọc 390
Men bia 13.500
Rửa chai nước 51.400 Chai, lon sau rửa
bia thành phẩm 280.000 bia trong chai 279.930
Chiết bia
chai, nút. Nhãn - chai vỡ 4,2
Bia chai sau
Thành bia trong chai 279.930 279.880
thanh trùng
trùng
nước 246.000
(Nguồn: Số liệu giả định)

Tính toán lượng nước thải phát sinh trong từng công đoạn trên:

Áp dụng phương trình cần bằng vâ ̣t chất ∑đầu vào = ∑đầu ra và coi khối lượng
nước bằng thể tích nước .

Lọc dịch đường:

Ta có: Vnước + Vdịchsau đường hóa = Vdịch đường sau lọc + Vnước thất thoát

=> 178.000 + 140.500 = 305.000 + Vnước thất thoát

=> V nước thất thoát = 13.500 (lit) = 13,5 (m3)

Mà 1 công đoạn sản xuất 1 mẻ thực hiện trong 7 ngày, nên lượng nước thải trong
1 ngày là: Vnước thất thoát = 13,5 : 7 = 1,93 (m3/ngày)

Houblon hóa:

Ta có: Vdịch đường sau lọc + Vnước = Vdịch đường sau houblon hóa +
Vhơi nước + Vnước thất thoát

=> 305.000 + 172.000 = 300.000 + 1.300 + Vnước thất thoát

=> Vnước thất thoát = 175.700 (lít) = 175,7 (m3)

Lượng nước thải trong 1 ngày là: V nước thất thoát = 175,7 : 7 = 25,1 (m3/ngày)
Tách bã:

Ta có: Vdịch đường sau houblon hóa + Vnước = V dịch đường houblon hóa
sau lắng + Vnước thất thoát

 300.000 + 12.500 = 292.000 + Vnướcthất thoát


18
=> Vnướcthất thoát =20.500 (lít) = 20,5(m3)

Lượng nước thải trong 1 ngày là: V nước thất thoát = 20,5 : 7 = 2,93 (m3/ngày)

Lên men chính:

Phương trình lên men:

C6H12O 6  2C2H5OH + 2CO2 + Q

Ta có: 500l  500l


Sau quá trình lên men thu được lượng khí CO2 là 500lít. Do CO 2 là khí, nên thể
tích sau khi lên men tính theo phương trình chính bằng thể tích của rượu có V=500l .
Ta có thể thấy sau quá trình lên men thì thể tích tăng lên đúng bằng thể tích của rượu.

Ta có: Vmen giống+ Vdịch đường huoblon sau lắng +Vthể tích tăng = Vbia non
+ Vthất thoát

15.000 + 292.000 + 500 = 304.500 +Vthất thoát

 Vthất thoát = 3000(lit) = 3 (m3)

Lượng nước thải trong 1 ngày là: V thất thoát = 3 : 7 = 0,43 (m3/ngày)

Lọc trong bia:

Ta có: Vbia trước lọc + Vbột trợ lọc = Vbia sau lọc + Vmen bia + V thất thoát

 304.500 + 390 = 280.000 + 13500 + V thất thoát

 Vthất thoát = 11.390 (lít) = 11,39 (m3)

Lượng nước thải trong 1 ngày là: V thất thoát = 11,39 : 7 = 1,63 (m3/ngày)

Rửa chai:

Ta có tỷ lệ thất thoát nước trong quá trình rửa chai, lon là 93%.

Vậy Vnước thải = 51.400 x 0,93 = 47.802 (lit) = 47,8 (m3)


Lượng nước thải trong 1 ngày là: Vnước thải = 47,8 : 7 = 6,83 (m3/ngày)
Chiết bia:

Ta có: Vbia thành phẩm = Vbia trong chai + Vbia thất thoát

 280.000 = 279.930 + Vbia thất thoát

19
 Vbia thất thoát = 7 (lít) = 0,007 (m3)

Lượng nước thải trong 1 ngày là: V bia thất thoát = 0,007 : 7 = 0,001 (m3/ngày)

Thanh trùng:

Ta có tỷ lệ thất thoát nước trong quá trình thanh trùng là 93%.

 Vnước thải = 246.000 x 0,93 = 228.780 (lit) = 228,78 (m3)


Ta có: Vbia trong chai = Vbia chai sau thanh trùng + Vbia thất thoát

 279.930 = 279.880 + Vbia thất thoát

 Vbia thất thoát = 50(lit) = 0,05 (m3)

Vậy tổng lượng thải trong công đoạn thanh trùng là: 228,78 + 0.05 =
228,83(m3) Lượng nước thải trong 1 ngày là: V nước thất thoát = 228,83 : 7 = 32,69
(m3/ngày)

Vậy lượng nước thải trung bình 1 ngày trong hoạt động sản xuất bằng
tổng lượng nước thất thoát của 8 công đoạn sản xuất tạo ra nước thải của nhà
máy bia:
Vnước thải sản xuất = 1,93+25,1+2,93+0,43+1,63+6,83+0,001+32,69

= 71,54 (m3/ngày)
c. Nước thải trong các hoạt động khác

Ngoài nước thải từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, nước mưa
chảy tràn, nước thải trong quá trình sản xuất, thì các quá trình như tưới cây, vệ sinh
máy móc, thiết bị, phân xưởng , nhà ăn,... cũng tạo ra một lượng nước thải. Sau đây là
bảng thống kê lượng nước thải của các hoạt động khác

Bảng 2.4. Thống kê lượng nước thải của các hoạt động khác
STT Hoạt động Lượng thải (m3/ngày)
1 Tưới cây 6,2
2 Vệ sinh máy móc, thiết bị 4,5
3 Vệ sinh phân xưởng 8,5
4 Vệ sinh nhà ăn 4,8
Tổng 24
(Nguồn: Số liệu giả định)

20
Kết luận: Dưới đây là bảng thống kê lại toàn bộ loại và lượng nước thải phát
sinh trong nhà máy bia Hà Nô ̣i – Mê Linh.

Bảng 2.5. Thống kê loại và lượng nước thải phát sinh của nhà máy
Thể tích
STT Loại chất thải
(m3/ngày)
1 Nước thải sinh hoạt 17,28

Nước thải trong hoạt động sản xuất:


71,54
Lọc dịch đường 1,93
Houblon hóa 25,1
Lắng trong và làm lạnh 2,93
3
Lên men 0,43
Lọc trong bia 1,63
Rửa chai 6,83
Chiết bia 0,001
Thanh trùng 32,69
3 Nước thải trong các hoạt động khác
24

Tổng 112,82

2.2.2. Chất thải rắn


a. Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt tại nhà máy do hoạt động sinh hoạt của công nhân tạo ra.
Nhà máy có tổng cộng 240 công nhân viên trong đó số lượng công nhân viên làm việc
trong 1 ca là 80 người và ăn trưa, ăn nhẹ bữa tối tại công ty là 100% nên lượng rác
thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày cũng khá lớn. Theo số liệu nhà máy cung cấp thì
lương rác thải sinh hoạt phát sinh trong một ngày của nhà máy từ 130-150 kg
rác.Trong đó thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ. Chi tiết được được thể hiện trong
bảng sau:

Bảng 2.0. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt


STT Thành phần chất thải % Khối lượng
1 Thực phẩm thừa, lá cây, chất hữu cơ dễ phân hủy 70%

21
2 Giấy, bìa carton 8%
3 Túi nion 5%
4 Nhựa, chất dẻo 6,5%
5 Thành phần khác 10,5%
(Nguồn: Số liệu nhà máy cung cấp)

Qua đó ta thấy thành phần của rác thải chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy như
rau và thức ăn thừa. Ngoài ra còn một số thành phần như túi nilon, chai lọ nhựa, giấy
và một số thành phần khác chiếm phần nhỏ.Tuy nhiên đối với loại chất thải này vẫn
cần được thu gom, phân loại và xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Do vậy, nhà
máy đã trang bị các thùng chứa rác có nắp đậy đảm bảo an toàn vệ sinh. Sau đó lượng
rác thải thu gom được đội thu gom rác của khu công nghiệp Mỹ Phước thu gom hàng
ngày.

b. Chất thải phát sinh từ khu vực văn phòng

Chất thải trong khu vực này chủ yếu là giấy bỏ, giấy in lỗi, bút hỏng, nilon,…
Theo số liệu nhà máy cung cấp thì trung bình một ngày lượng rác tại khu vực hành
chính là rất nhỏ khoảng 2kg trong đó chiếm lượng lớn là giấy bỏ khoảng 75%, 25% là
các loại khác. Lượng giấy bỏ được thu gom và bán kèm với bìa catton bỏ cho cơ sở thu
mua giấy còn các loại khác được thu gom và xử lý theo quy định.

c. Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại của nhà máy bao gồm: Giẻ lau có chứa dầu mỡ phát sinh trong
quá trình bảo trì máy móc, bóng đèn huỳnh quang hỏng, hộp mực in thải.
Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ hoạt động sửa chữa các máy móc trong nhà
máy. Theo kế hoạch, nhà máy thực hiện bảo dưỡng máy móc vào mỗi thứ 7 hàng tuần,
cụ thể như sau:

 Dầu thải từ quá trình bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị

Một số máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất của nhà máy cần một lượng
dầu mỡ nhất định để bôi trơn và số liệu được thống kê trong bảng sau:

Bảng 2.7. Thiết bị sử dụng dầu mỡ


Tổng dầu nhờn sử dụng
STT Tên thiết bị Số lượng
(lít/năm)

22
1 Băng tải 03 40
2 Máy nén khí 01 10,2
3 Quạt hút nhiên liệu 06 8
4 Máy nghiền nguyên liệu 02 24
(Nguồn: Số liệu giả định)

Lượng dầu nhờn phát sinh trung bình mỗi năm là:

W = 40 + 10,2+ 8 + 24 = 82,2 (lít/năm)

Vậy lượng dầu thải ra trung bình mỗi ngày của nhà máy là:

82,2 : 365= 0,23 (lít/ngày)

 Giẻ lau dính dầu mỡ

Nhà máy sử dụng giẻ lau để vệ sinh một số máy móc thiết bị không sử dụng hệ
thống CIP. Trung bình mỗi năm nhà máy sửa dụng khoảng 42kg vải làm giẻ lau. Gie
lau khi dích dầu thải bỏ có khối lượng tăng lên khoảng 1,75 lần so với khối lượng ban
đầu nên khối lượng giẻ lau phát sinh mỗi năm là:

42 x 1,75= 73,5 (kg/năm)

Số lượng giẻ lau phát sinh trung bình mỗi ngày là:

73,5 : 330 = 0,222 (kg/ngày)

 Bóng đèn huỳnh quang

Theo khảo sát thống kê lượng bóng đèn và đặc điểm của loại bóng đèn mà nhà
máy sử dụng hiện nay là bóng đèn huỳnh quang Compact U- T5 với các thông số sau:

Bảng 2.8. Đặc điểm các loại bóng đèn Công ty đang sử dụng
STT Thông số Bóng đèn Compact
1 Trọng lượng (g) 40
2 Tuổi thọ (giờ) 10.000
3 Công suất (kW) 0.05
4 Số lượng (chiếc) 250
5 Thời gian làm việc trung bình (giờ/ngày) 20
(Nguồn: Số liệu giả định)

Thời gian thay bóng = Tuổi thọ của bóng : Thời gian làm việc 1 ngày

23
= 10.000 : 20 = 500 (ngày) ~ 1,67 (năm)

Khối lượng bóng phải thay trong 1,67 năm là

m = 250 x 40 = 10.000 (g)

Một năm khối lượng bóng đèn huỳnh quang phát thải là:

10.000: 1,67 = 5.988 (g)

Vậy 1 ngày khối lượng bóng đèn huỳnh quang phát thải là:

5988 : 330 = 18,14 (g)

d. Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất

Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ khâu làm sạch, nghiền, lọc, trong thu hồi dịch
đường và các bao bì thùng chứa không sử dụng được.

 Chuẩn bị nguyên liệu

Theo số liệu nhà máy cung cấp:

- Trong một mẻ sản xuất bia thì khối lượng gạo, malt đầu vào lần lượt là 1800 kg
và 4200 kg. Sau quá trình làm sạch thì lượng gạo, malt sạch thu được là 1796kg và
4194 kg; lượng chất thải rắn phát sinh lần lượt là 4 kg và 6 kg

Vậy tổng lượng chất thải rắn sau quá trình làm sạch trong 1mẻ là:

6 + 4 = 10 (kg)

Lượng chất thải rắn sau quá trình làm sạch trong một ngày là:

10 : 7 = 1,42 (kg)

- Sau quá trình làm sạch, lượng gạo và malt sạch được đưa vào máy nghiền.
Trong quá trình nghiền lượng chất thải phát sinh dưới dạng bụi và được thu lại 100%
bởi máy lọc bụi Cyclone. Sau khi nghiền lượng bột gạo thu được là 1793,8 kg và bột
Malt thu được là 4190,5 kg, lượng chất thải rắn thất thoát là 5,7 kg

Lượng chất thải rắn hao hụt trong một ngày là:

5,7 :7= 0,81 (kg)

24
 Tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong quá tình sản xuất trong ngày là:

1,42 + 0,81 = 2,23 (kg/ngày)

Thành phần chất rắn thu được không thể tiếp tục tận thu để sử dụng như nguyên
liệu đầu vào trong sản xuất bia, thay vào đó chúng được bán cho các cơ sở chế biến
thức ăn chăn nuôi cho gia súc.

 Bã bia và cặn

Theo số liệu nhà máy cung cấp thì lượng bã bia thu được sau quá trình lọc dịch
đường trong một mẻ bia là 5800 kg.

Lượng bã bia phát sinh trong 1 ngày là:

5800 : 7 = 828,57 (kg)

Lượng cặn trong quá trình lọc trong bia là 2350kg.

Lượng cặn phát sinh trong 1 ngày là:

2350 : 7 = 335,7 (kg)

Lượng bã bia phát sinh được bán lại cho các cơ sở làm thức ăn chăn nuôi nên
không tốn chi phí xử lý.

 Hao phí trong quá trình đóng chai, lon

Gỉa định mỗi ngày dây chuyền đóng chai – lon của nhà máy thải ra lượng vật
liệu hỏng khoảng 390,2kg. Lượng chất thải rắn này không thể đem bán cho cơ sở sản
xuất thức ăn chăn nuôi mà phân loại và 1 phần thùng giấy bìa catton bán cho cơ sở thu
mua giấy, 1 phần chờ xử lý theo quy định của pháp luật. Thành phần cụ thể các loại
chất thải phát sinh được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.9 Thành phần chất thải rắn phát sinh trong quá trình đóng chai
STT Vật liệu Khối lượng (kg)
1 Chai/ lon rỗng 196,2
2 Chai vỡ 17,1
3 Nắp 34,5
4 Nhãn than 4.63
5 Nhãn cổ, lưng 2,1
6 Thùng giấy 135,67
25
(Nguồn: Số liệu giả định)

Lượng chất thải này được thu gom và phân loại tại nguồn, giúp thuận lợi cho quá
trình xử lý rác sau này.

Kết luận: Dưới đây là bảng thống kê lại toàn bộ loại và lượng chất thải rắn phát
sinh trong nhà máy bia Hà Nô ̣i – Mê Linh

Bảng 2.10 Thống kê loại và lượng chất thải rắn phát sinh trong nhà máy
Khối lượng
STT Loại chất thải
(đơn vị/ngày)
1 Chất thải răn sinh hoạt 130- 150kg
2 Chất thải khu vực hành chính 2kg
Chất thải nguy hại
- Dầu thải 18,592 kg
- Giẻ lau dính dầu mỡ 0,23 lít
3
- Bóng đèn huỳnh quang 0,222 kg
18,14g

Chất thải trong hoạt động sản xuất 1556,7 kg


- Chất thải rắn 2,23 (kg/ngày)
4 - Bã bia 828,57 (kg)
- Cặn 335,7 (kg)
- Chất thải sau khi đóng chai - lọ 390,2 kg
(Nguồn: Số liệu giả định)

Qua bảng ta thấy lượng chất thải rắn của nhà máy chủ yếu là chất thải rắn thông
thường, chất thải rắn nguy hại chỉ chiếm 0,018%. Đặc biệt trong chất thải rắn thông
thường thì lượng bã bia là lớn nhất.

2.2.3. Khí thải và môi trường không khí xung quanh


Thông qua việc tính toán CO2(eq) tại từng công đoạn sản xuất ta có thể phát hiện
ra công đoạn nào trong quá trình sản xuất gây lãng phí nhất. Từ đó, đưa ra các biện
pháp giảm thiểu lượng ô nhiễm ngay tại nguồn. Để tính toán lượng CO 2(eq) phát thải
trong 1 ngày do sử dụng điện tại khu vực sản xuất ta sử sụng công thức Billan được

26
xây dựng bởi Cơ quan Quản Lý Môi Trường và Năng Lượng Pháp xây dựng. Theo đó,
lượng CO2(eq) được tính như sau: CO2(eq) = M x Ef x 1,08

Trong đó:

CO2(eq) là lượng cacbon eq phát thải tương đương

Ef là hệ số phát thải. Cụ thể Ef = 0,8154( tấn CO2/MWh); 1MW = 103 KW

M là quy mô nguồn thải. Cụ thể là tổng lượng điện tiêu thụ (kWh)

Ta có: mẻ bia kéo dài trong 7 ngày

1 mẻ sản xuất được 280.000l bia thành phẩm

 1 ngày sản xuất được 280.000 : 7 = 40.000 (lít)

 Công đoạn chuẩn bị:

Sản xuất 1.000l bia lượng điện tiêu thụ là 22kWh

 1 ngày sản xuất 40.000l bia thì lượng điện tiêu thụ là:

40.000 x 22:1.000=880 (kWh)

 Công đoạn lên men và hoàn thiện:

Sản xuất 1.000l bia lượng điện tiêu thụ là 20,88kWh

 1 ngày sản xuất 40.000l bia thì lượng điện tiêu thụ là:

40.000 x 20,88:1.000=835,2 (kWh)

 Công đoạn chiết chai, đóng thùng:

Sản xuất 1.000l bia lượng điện tiêu thụ là 20,88kWh

 1 ngày sản xuất 40.000l bia thì lượng điện tiêu thụ là:

40000 x 20,88:1000=835,2 (kWh)

 Hệ thống làm lạnh:

Sản xuất 1.000l bia lượng điện tiêu thụ là 22,68kWh

 1 ngày sản xuất 40.000l bia thì lượng điện tiêu thụ là:

40.000 x 22,68:1.000=907,2 (kWh)

 Hệ thống cấp nước:


27
Sản xuất 1.000l bia lượng điện tiêu thụ là 19,32kWh

 1 ngày sản xuất 40.000l bia thì lượng điện tiêu thụ là:

40.000 x19,32:1.000= 772,8 (kWh)

 Nồi hơi:

Sản xuất 1000l bia lượng điện tiêu thụ là 23,68kWh

 1 ngày sản xuất 40.000l bia thì lượng điện tiêu thụ là

40000 x 23,68:1000=947,2 (kWh)

 Tổng lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày của các công đoạn trên là:

880 + 835,2 + 835,2 + 907,2 + 772,8 + 947,2= 5177,6(kWh)

 Áp dụng công thức Billan có: CO2(eq)=Mx Ef x 1,08

 CO2(eq)=5177,6 x0,8154x 10-3x1,08 = 4,5596(tấnCO2eq /ngày)

Trong đó, nồi hơi là thiết bị tiêu tốn nhiên liệu nhất sẽ gây ảnh hưởng đến
môi trường không khí xung quanh khu vực nhà máy. Do quá trình nấu diễn ra
chiếm thời gian dài trong công đoạn sản xuất ra 01 mẻ bia thành phẩm.
a) Khu vực văn phòng

Với số lượng máy móc thiết bị và công suất được thống kê ở bảng 1.5 thì
lượng điện tiêu thụ trong khu vực văn phòng của nhà máy là 89,84 kWh. Khi
đó, lượng CO2(eq) phát thải tại khu vực văn phòng là:

Áp dụng công thức Billan có: CO2(eq) = M x Ef x 1,08

= 89,84 x 0,8154 x 10-3 x 1,08

= 0,079 (tấn CO2eq/ngày)

Kết luận: Dưới đây là bảng thống kê lượng CO2(eq) ở hai khu vực:

Dưới đây là bảng thống kê lượng điê ̣n sử dụng và lượng CO2(eq) ở hai khu vực:

Bảng 2.11. Thống kê lượng CO2(eq) phát thải tại nhà máy
Khu Công đoạn Lượng điện Lượng CO2eq

28
vực tiêu thụ (kWh) (tấn CO2eq/ngày)
Chuẩn bị 880
Lên men và hoàn thiện 835,2
Khu vực sản Chiết chai, đóng thùng 835,2
xuất Hệ thống làm lạnh 907,2 5177,6x 0,8154 x 10-3
Hệ thống cấp nước 772,8 x 1,08 = 4,5596
Nồi hơi 947,2
Tổng 5177,6
Khu vực văn
89,84 0,079
phòng
Tổng 4,6386

Nhâ ̣n xét: nồi hơi là thiết bị tiêu tốn nhiên liệu nhất sẽ gây ảnh hưởng đến môi
trường không khí xung quanh khu vực nhà máy. Do quá trình nấu diễn ra chiếm thời
gian dài trong công đoạn sản xuất ra 01 mẻ bia thành phẩm.

2.2.4. Tổng kết quá trình kiểm toán


Sau quá trình kiểm toán, ta thu được kết quả ở bảng sau:
Về nước thải, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đã phát sinh ra lượng
nước thải với lưu lượng khoảng 112,82 m3/ngày. Bao gồm: nước thải trong quá trình
sản xuất, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, và các hoạt động khác như: tưới cây, vệ
sinh máy móc, thiết bị, phân xưởng sản xuất, nhà ăn. Trong đó, lượng nước thải sinh
hoạt chiếm 17,28 (m3/ngày), lượng nước thải trong quá trình sản xuất là 71,54
(m3/ngày). Trong quá trình tính toán, phát hiện ra công đoạn nấu ; rửa chai và thanh
trùng gây nước thải nước nhiều nhất.
Về khí thải, tổng lượng CO2(eq) phát sinh do nhu cầu sử dụng điện là 4,6386 tấn
CO2eq/ngày. Trong quá trình tính toán dựa trên số liệu nhà máy cung cấp đã chỉ rõ
thiết bị nồi hơi là thiết bị phát thải lượng CO2(eq) nhiều nhất.

Về chất thải rắn và chất thải nguy hại, nhìn chung nhà máy phát sinh chủ yếu là
lượng chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại chỉ chiếm tỉ lê ̣ nhỏ. Đặc biệt
trong chất thải rắn, lượng bã bia là lớn nhất và được tận thu triệt để khoảng 90% (bán
cho cơ sở chế biến thức ăn gia súc), 10% còn lại được phân loại rõ ràng tại nguồn và
được thu gom theo quy định.

29
Bảng 2.12. Tổng lượng chất thải công ty phát sinh trong 1 ngày
Loại chất thải Đơn vị Lượng thải
Nước thải sinh hoạt m3/ngày 17,28
Nước thải Nước thải sản xuất m3/ngày 71,54
Nước thải trong các hoạt động khác m3/ngày 24
Hoạt động sản xuất tấn CO2(eq)/ngày 4,5596
Khí thải
Hoạt động sinh hoạt tấn CO2(eq)/ngày 0.079
Chất thải rắn Chất thải rắn sinh hoạt kg/ngày 130 -150
Khu hành chính – văn phòng kg/ngày 2
Chất thải rắn trong quá trình sản
kg/ngày 1648,44
xuất
Chất thải
Dầu thải lít/ngày 0,23
nguy hại
Giẻ lau dính dầu mỡ kg/ngày 0,222
Bóng đèn huỳnh quang g/ngày 18,14

2.3. Các nguyên nhân tổn thất năng lượng, nước và gia tăng chất thải
2.3.1. Nguyên nhân tổn thất năng lượng
- Khu vực sản xuất và khu vực phụ trợ, hành chính, văn phòng, khác đều sử
dụng năng lượng điện là chủ yếu;

- Khu vực sản xuất tất cả các công đoạn từ làm sạch, nghiền, lọc, tách bã,… đến
đóng chai, thùng đều sử dụng các thiết bị máy móc, quy trình công nghệ.

2.3.2. Nguyên nhân tổn thất nước


- Nước thải từ khâu súc, rửa chai lon:chưa tận dụng lại lượng nước tráng, rửa
chai, lon;

- Nước thải từ quá trình thanh trùng sản phẩm: chưa thu hồi lượng nước thải từ
thiết bị thanh trùng;

- Nước rò rỉ từ các van và đường ống cấp nước sản xuất: các đường ống nước
cấp sản xuất quá cũ, chất lượng đường ống kém.

2.3.3. Nguyên nhân làm gia tăng chất thải


- Tổn thất bột gạo và malt trong công đoạn bảo quản do chuột và các loại côn
trùng ăn, ẩm mốc, nguyên liệu lẫn nhiều tạp chất;
30
- Mất gạo và malt trong công đoạn nghiền do chưa có hệ thống hút lọc bụi;
- Nguyên liệu rơi vãi và hao hụt trong công đoạn nấu dung dịch đường do công
nhân cắt mở miệng bao chưa nguyên liệu không cẩn thận để rơi vãi, nguyên liệu còn
dính trong bao bì không thu hồi;
- Dịch đường mất trong khâu lắng nóng vào cặn hoa do công nghệ nên tổn thất
dịch đường theo cặn hoa trong;
- Mất bia trong công đoạn lên men phụ do bia lẫn vào men sữa khi rút men dưới
đáy thùng;
- Mất bia trong quá trình lọc trong do bia lẫn vào nước khi đuổi nước vào đầu
chu trình và đuổi bia vào cuối chu trình;
- Bia mất khi xử lý máy lọc (do tháo rửa máy mỗi lần máy hư);
- Mất bia trong công đoạn bão hòa CO2 quá áp làm trào bia theo đường xả áp.

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢM TIÊU THỤ NĂNG


LƯỢNG, NƯỚC VÀ GIẢM THIỂU CHẤT THẢI
3.1 Giảm thiểu quản lý và xử lý chất thải rắn
 Giải pháp đề xuất: Tận thu bã men bia
Sau khi kết thúc quá trình lên men, toàn bộ men bia được tách ra và khoảng 30%
men tốt được chọn làm men giống. Phần lớn lượng men còn lại sẽ được xả vào đường
ống dẫn thải. Đồng thời, lượng bã malt khi rửa nồi nấu và lượng men dư cũng được
thải trực tiếp ra cống thải. Khi lượng bã này sau khi để lâu ngoài môi trường sẽ bị biến
31
đổi thành các chất hữu cơ sinh ra nhiều khí CO2 và bốc mùi hôi. Đây là nguyên nhân
chính dẫn đến tải lượng các chất hữu cơ cao trong dòng nước thải của Nhà máy sản
xuất bia Hà Nội – Mê Linh.
Đề xuất xây dựng quy trình thu hồi lượng men dư nhằm giảm tải lượng ô nhiễm
chất hữu cơ trong nước thải như sau:

Hình 3.1 Quy trình thu hồi lượng men dư


Men từ thùng men sẽ dược tuyển chọn lấy lại men có chất lượng tốt để cấp làm
men giống, lượng men dư kém chất lượng còn lại sẽ được đưa qua một máy ly tâm.
Qua máy ly tảm nhà máy sẽ thu lại được một lượng bia, khi đó bã men do chứa nhiêu
chất dinh dưởng sẽ được bán làm thức ăn cho gia súc.

 Phân tích chi phí lợi ích của biện pháp

Các chi phí và lợi ích của quá trình giảm thiểu chất thải rắn sẽ được tính toán chi
tiết, cụ thể cho mỗi loại nguyên nhiên liệu như sau:
Lượng men dư:
+ Lượng men được tách ra mỗi ngày tại nhà máy là 4000kg/ngày (Men ướt có độ
ẩm khoảng 83%)
+ Lượng men chất lượng tốt để tuyển chọn làm men giống chiếm 35%, thu được
dung dịch loãng là: 4000 x 35% = 1400kg/ngày
 Tách nước, tuyển chọn men thu được lượng men giống khoảng 200l/ngày
+ Như vậy, lượng bã dư thu được sẽ là: 4000 x 65% = 2600 kg/ngày
Lượng bã dư này sẽ được tách dịch bia bằng chiết ly tâm, đạt độ ẩm 60%

32
Do đó với 2600 kg bã dư ở độ ẩm 83% sẽ thu được 1884 kg bã malt/ngày có độ
ẩm là 60%. Bã malt thu được sẽ được bán cho các cơ sở chăn nuôi gia súc làm thức ăn.
Lượng bia thành phẩm thu hồi lại là: 2600 - 1884= 714 kg bia/ngày (Xấp xỉ 500l
bia/ngày)
Tính toán chi phí tiết kiệm được trong 1 ngày của nhà máy:
Bảng 3.1 Tổng chi phí tiết kiệm được của giải pháp tận thu bã men
Loại sản phẩm Số lượng Đơn vị Giá thành Tiền kiếm được

Thùng
Men giống 200 90.000/thùng 450.000 VNĐ
(50l)

Bã Matl 2600 Kg 800 đồng/kg 2.080.000 VNĐ

Bia 500 Lít 9000 đồng/lít 4.500.000 VNĐ

Tổng cổng chi phí tiết kiệm được/ngày 7.030.000 VNĐ

(Nguồn: Số liệu giả định)

 Số tiền tiết kiệm được trong vòng 1 tháng (28 ngày làm việc) là:
7.030.000 x 28 = 196.840.000 VNĐ/tháng
Tính toán chi phí cho việc đầu tư trang thiết bị lắp đặt và vận hành hệ thống tận
thu bã men bia:

Bảng 3.2 Tổng chi phí lắp đặt của giải pháp tận thu bã men
Hạng mục Số lượng Thành tiền

Máy ly tâm 1 700.000.000 VNĐ

Bể chứa inox 3 48.000.000 VNĐ

Bơm Inox 2 110.000.000 VNĐ

Van, đường ống, phụ kiện 22.000.000 VNĐ

Nhân công lắp đặt 40.000.000 VNĐ

Tổng chi phí lắp đặt 920.000.000 VNĐ

(Nguồn: Số liệu giả định)


Tính toán chi phí vận hành và bảo trì hệ thống:
Bảng 3.3 Tổng chi phí vận hành và bảo trì của giải pháp tận thu bã men
Loại chi phí Số lượng Giá tiền Thành tiền
33
Bảo trì trang thiết bị 1.200.000 VNĐ/tháng 1.200.000 VNĐ

Điện tiêu thụ 60kWh/ngày 1.750 VNĐ/kWh 105.000 VNĐ

Nhân công (vận hành hệ


thống và đóng bao bã 2 250.000 VNĐ/ngày 500.000
malt)

 Tổng chi phí vận hành trong vòng 1 tháng (28 ngày làm việc) là:
1.200.000 + 105.000 x 28 + 500.000 x 28 = 18.140.000 VNĐ/tháng
Tính toán thời gian thu hồi vốn ta áp dụng công thức sau:
I
T=
S−C−I . r
Trong đó: T là thời gian hòa vốn

S là tổng chi phí tiết kiệm được

C là tổng chi phí vận hành

r là lãi suất theo thời điểm hiện tại, tính theo 2018, hiện nay lãi
suất là 10%/năm

Tính toán thời gian thu hồi vốn của biện pháp tận thu bã men tại nhà máy:

920.000 .000
T= =¿ 10,61 tháng
196.840.000−18.140.000−920.000 .000 x 0,1

3.2 Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải


 Giải pháp đề xuất: Tận thu và tái sử dụng nước
Việc tận thu và tái sử dụng nguồn nước là một giải pháp vô cùng hữu hiệu
nhằm giảm thiểu lượng nước thải của nhà máy đồng thời tiết kiệm được lượng nước
đầu vào, tiết kiệm chi phí trong sản xuất và bảo vệ môi trường.
Việc tận thu và tái sử dụng nước ở nhà máy sản xuất bia Hà Nội – Mê Linh được
mô tả như sau:
Bảng 3.4 Mô tả việc tận thu và tái sử dụng giải pháp thu hồi và tái sử dụng
nước
Đơn vị hoạt động Mô tả dòng thải Giải pháp thu hồi nước

34
Tái sử dụng để rửa thiết bị và cung
Bể nước nóng 75 độ Dòng chảy tràn
cấp cho lò hơi

Nước thải có chứa kiềm và Dùng một phần đề cung cấp cho lò
Bể ủ bia
axit Paxto

Bể kiểm tra Nước rửa CIP Tái sử dụng làm nước rửa

Bể lên men Nước rửa CIP Tái sử dụng và tách nấm men

Bể chứa Nước rửa CIP Tái sử dụng nước rửa

Bể chứa và thu hồi men Nước rửa CIP Phục hồi nấm men

Lò hấp Paxto Nước tuần hoàn Tái sử dụng làm nước rửa chai

(CIP: Vệ sinh công nghiêp CIP (Clean In Place) là công nghệ sạch và khử trùng hệ
thống các bể và các bộ phận dùng trong nhà máy bia)

 Phân tích chi phí lợi ích của biện pháp

- Chi phí đầu tư ban đầu:

Bảng 3.5 Tổng chi phí lắp đặt của giải pháp thu hồi và tái sử dụng nước
Hạng mục Số lượng Giá thành Thành tiền
Máy bơm 4 9.000.000 VNĐ/cái 36.000.000 VNĐ

Đồng hồ đo nước 4 4.500.000 VNĐ/cái 18.000.000 VNĐ

Bể chứa 2 4.000.000 VNĐ/cái 8.000.000 VNĐ

Van áo suất 2 1.500.000 VNĐ/cái 3.000.000 VNĐ

Đường ống, phụ kiện,


6.000.000 VNĐ

Nhân công lắp đặt 10.000.000 VNĐ

Tổng chi phí đầu tư 81.000.000 VNĐ

(Nguồn: Số liệu giả định)

- Chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống tuần hoàn và tái sử dụng nước:

Bảng 3.6 Tổng chi phí vận hành và bảo trì của giải pháp thu hồi và tái sử
dụng nước
Loại chi phí Số lượng Giá tiền Thành tiền

35
Bảo trì trang thiết bị 300.000 VNĐ/tháng

Điện tiêu thụ 30 kWh/ngày 1.750 VNĐ/kWh 52.500 VNĐ/ngày

Nhân công vận hành 1 250.000/ngày 250.000 VNĐ/ngày

(Nguồn: Số liệu giả định)


=> Chi phí vận hành trong vòng 1 tháng (28 ngày làm việc) là:
300.000 + 52.500x 28 + 250.000 x 28 = 8.770.000 VNĐ
- Chi phí tiết kiệm được khi thực hiện giải pháp:
Hiện nay, theo số liệu kiểm toán nước thải của nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh,
mỗi ngày nhà máy bình quân thải ra 112,82 m3 nước thải/ngày. Sau khi áp dụng hệ
thống thu hồi và tuần hoàn tái sử dụng lại cho từng công đoạn sản xuất, ước tính có thể
giảm được khoảng 60%
Lượng nước thu hồi được từ quá trình thu hồi và tuần hoàn tái sử dụng là:
112,82 x 60% = 67,69 m3/ngày
Sau khi trừ đi lượng nước thất thoát và bốc hơi, ước tính được nếu dùng 67,69 m 3
nước tái sử dụng thì sẽ tiết kiệm được 60m3 nước cấp đầu vào/ngày.
Với giá nước đối với đơn vị sản xuất hiện này là 12.000 VNĐ/m3, ta tính được
chi phí tiết kiệm là: 60 x 12,000 = 720.000 VNĐ/ngày
=> Chi phí tiết kiệm được trong 1 tháng (28 ngày làm việc) là: 720.000 x 28 =
20.160.000 VNĐ/tháng
Tính toán thời gian thu hồi vốn của biện pháp thu hồi và tuần hoàn tái sử dụng
nước (theo công thức phần 3.1) là:
81.000 .000
T= = 24,62 tháng
20.160.000−8.770 .000−81.000.000 x 0,1

3.3 Giảm thiểu ô nhiễm với khí bụi và tiêu hao năng lượng
a) Đối với việc giảm thiểu ô nhiễm khí bụi

 Đề xuất giải pháp: Lắp đặt hệ thống lọc bụi đơn giản thu hồi bột malt và
bột gạo khu vực nghiền nguyên liệu
Bụi trong quy trình sản xuất của Nhà máy sản xuất bia Hà Nội – Mê Linh phát
sinh chủ yếu ở công đoạn nghiền. Một lượng lớn bột malt và bột gạo bị hao hụt ra bên
ngoài môi trường .Vì thế việc khắc phục ô nhiễm bụi là rất cần thiết. Hạn chế được
36
lượng nguyên liệu thất thoát, hạn chế đến sức khoẻ và môi trường làm việc của công
nhân bị ảnh hưởng.
 Phân tích chi phí lợi ích của biện pháp
- Chi phí đầu tư ban đầu:
Bảng 3.7 Tổng chi phí đầu tư của giải pháp lắp đặt hệ thống lọc bụi đơn
giản thu hồi bột malt và bột gạo khu vực nghiền nguyên liệu
Hạng mục Số lượng Giá thành Thành tiền
Quạt hút công suất lớn 02 5.500.000 VNĐ/chiếc 11.000.000 VNĐ
Thiết bị chứa (Túi vải lọc
01 1.000.000 VNĐ/chiếc 1.000.000 VNĐ
bụi tay áo)
Các thiết bị phụ khác 2.500.000 VNĐ
Tổng cộng chi phí đầu tư 14.500.000 VNĐ
(Nguồn: Số liệu giả định)

- Chi phí vận hành và bảo dưỡng

Bảng 3.8 Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng của giải pháp lắp đặt hệ
thống lọc bụi đơn giản thu hồi bột malt và bột gạo khu vực nghiền nguyên
liệu
Loại chi phí Số lượng Giá tiền Thành tiền

Bảo trì trang thiết bị 500.000 VNĐ/tháng


Điện tiêu thụ 61,2 kWh 1.750 VNĐ/kWh 107,100 VNĐ
Nhân công 1 250.000 VNĐ/ngày 250.000 VNĐ
(Nguồn: Số liệu giả định)

=> Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng trong 1 tháng

500.000 + 107,100 x 28 + 250.000 x 28 = 10.500.000 VNĐ/tháng

- Chi phí tiết kiệm được trong vòng 1 ngày:

Bảng 3.9 Tổng chi phí tiết kiệm được của giải pháp Lắp đặt hệ thống lọc
bụi đơn giản thu hồi bột malt và bột gạo khu vực nghiền nguyên liệu
Loại sản phẩm Số lượng Giá thành Thành tiền
Bột gạo 10 kg 15.000 VNĐ/kg 150.000 VNĐ
Bột malt 8 kg 17.000 VNĐ/kg 136.000 VNĐ
Tổng chi phí tiết kiệm được 286.000 VNĐ
(Nguồn: Số liệu giả định)

 Tổng chi phí tiết kiệm được trong vòng 1 tháng (28 ngày làm việc) là:

37
286.000 x 28 = 8.008.000 VNĐ
Sau quá trình làm sạch, lượng gạo và malt sạch được đưa vào máy nghiền.
Trong quá trình nghiền lượng chất thải phát sinh dưới dạng bụi và được thu lại 98%
bởi máy lọc bụi.
Tính toán thời gian thu hồi vốn của biện pháp lọc bụi đơn giản thu hồi bột matl
và bột gạo khu vực nghiền nguyên liệu (áp dụng công thức ở phần 3.1):
14.500 .000
T= = 13,9 tháng
10.500.000−8.008 .000−14.500 .000 x 0,1

b) Đối với giảm thiểu tiêu hao năng lượng

Tôi đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu tiêu hao năng lượng tại nhà máy bia Hà
Nội – Mê Linh đó là nâng cao trình độ chuyên môn quản lý, vận hành và bảo dưỡng
trang thiết bị cho cán bộ công nhân viên của nhà máy. Việc quản lý tốt chưa hẳn sẽ đòi
chi phí cao, nhưng nó sẽ mang lại những lợi ích lâu dài về mặt kinh tế và môi trường
cũng như tăng hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của máy móc. Nếu vận hành và quản lý
một cách đúng đắn, trung bình mỗi nhà máy có thể tiết kiệm 10% điện năng tiêu thụ
mỗi năm.
Đây là một giải pháp mang tính lâu dài, yêu cầu nhà máy phải nâng cao trình độ
đào tạo cán bộ công nhân viên, tuyển những người có kinh nghiệm về chuyên môn để
vận hành và quản lý hệ thống máy móc của nhà máy, giảm lượng năng lượng tiêu thụ
đồng thời tránh thất thoát và đạt được hiệu suất cao hơn.
Từ việc đánh giá các biện phán giảm thiểu và phân tích chi phí – lợi ích của các
giải pháp, ta có bảng thống kê sau:

Bảng 3.10 Thống kê chi phí-lợi ích của các biện pháp giảm thiểu
Đầu tư Chi phí vận Lãi suất Tiết kiệm/ Thời gian
Phương án (VNĐ) hành (VNĐ) % tháng hoàn vốn
(I) (C) (r) (S) (T)
920.000.00
Tận thu bã men bia 18.140.000 10% 196.840.000 10,61 tháng
0
Tận thu và tái sử
81.000.000 8.770.000 10% 20.160.000 24,62 tháng
dụng nước
Lắp đặt hệ thống lọc 14.500.000 10.500.000 10% 8.008.000 13,9 tháng
bụi đơn giản thu hồi
bột malt và bột gạo

38
khu vực nghiền
nguyên liệu

KẾT LUẬN
Qua báo cáo:

Tình hình hoạt động sản xuất của nhà máy: Công ty áp dụng quy trình công nghệ
đang được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất bia, cùng hệ thống trong
thiết bị đồng bộ.

Nước thải của nhà máy phát sinh từ 2 nguồn chính: Từ các hoạt động sản xuất
bia và hoạt động sinh hoạt của công nhân tại nhà máy. Lượng nước thải phát sinh
nhiều nhất do hoạt động sản xuất của nhà máy là 71.24 m3 / ngày.

Chất thải rắn phát sinh từ công đoạn sản xuất chủ yếu là bã bia, có thành phần
chính là các chất hữu cơ, giàu dinh dưỡng, có thể tận thu để sản xuất thức ăn chăn
nuôi. Lượng bã bia trung bình một ngày khoảng 828.57 kg/ngày.

Căn cứ tình hình sản xuất thực tế tại công ty, khi áp dụng giải pháp tận thu bã
men, công ty tiết kiệm được 196.840.000 đồng /tháng và cần 10.61 tháng công ty sẽ
thu hồi vốn. Đối với giải pháp tận thu và tái sử dụng nước, công ty thu hồi được 67,69
m3 nước /ngày và còn tiết kiệm được 20.160.000 đồng/tháng, thời gian hoàn vốn là
24.62 tháng. Khi áp dụng giải pháp lắp đặt hệ thống lọc bụi đơn giản thu hồi bột malt
và bột gạo khu vực nghiền nguyên liệu, công ty tiết kiệm được 8.008.000 đồng /tháng
và thời gian hoàn vốn là 13.9 tháng.

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2016), Bài giảng học phần
Kiểm toán chất thải.
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung dự án đầu tư xây dựng công trình
nhà máy bia Hà Nội tại Vĩnh Phúc – giai đoạn 2 – nâng công suất lên 200 triệu lít/năm
tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh P húc tháng 12/2007
3. Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích chất lượng môi trường tại Công ty Habeco
Việt Nam – Đợt 2 năm 2020
4. QCVN 40:2011/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp.

5. QCVN 26:2010/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh
6. QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
7. https://vneconomy.vn/nha-may-bia-ha-noi-me-linh-dau-an-buoc-tien-10-nam.htm

40

You might also like