You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN: Trình bày hiểu biết của em về tình hình thực hiện
tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc (Kế hoạch/ Chiến lược hành động, các
hành động thực tế trong các lĩnh vực và kết quả đạt được). Từ đó đưa ra
những bài học kinh nghiệm đối với việc thực hiện tăng trưởng xanh tại
Việt Nam.

Họ và tên học viên/sinh viên: Đoàn Thị Hoàng Hương


Mã học viên/sinh viên: 1811102016
Lớp: ĐH8QM1
Tên học phần: Tăng Trưởng Xanh
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Mai Lan

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2021

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
I. CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC...........2
1.1. Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc..........................................................2
1.2. Kế hoạch tăng trưởng xanh của Hàn Quốc.............................................................3
1.3. Thể chế chính sách pháp luật về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc........................5
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC........................5
2.1. Công nghiệp xanh, năng lượng xanh......................................................................5
2.2. Các thành phố xanh thông minh.............................................................................6
2.3. Lối sống xanh, tiêu dùng xanh...............................................................................8
III. NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA HÀN QUỐC VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM...............................................9
3.1. Những thành công của Hàn Quóc về thực hiện tăng trưởng xanh.........................9
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.....................................................................11
KẾT LUẬN.................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................15
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Chiến dịch lối sống xanh của Hàn Quốc.......................................................8
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Chiến lược và định hướng chính sách tăng trưởng xanh của Hàn
Quốc……………………………………………………………………………..3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ - kĩ thuật, kinh tế - xã
hội thì con người đang phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt
là biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Xuất phát từ những vấn đề môi
trường ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn tại phát triển của con người, các quốc gia
đặc biệt là các nước phát triển đều muốn hướng tới một nền kinh tế xanh, thân thiện
với môi trường góp phần giảm thiểu các nguy cơ, tác động của BĐKH. Hơn nữa, bảo
vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân chính vì thế người tiêu dùng ngày càng
có nhu cầu cao về việc được sử dụng các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.
Tăng trưởng xanh đem lại những cơ hội giải quyết những thách thức phát triển
chưa từng có trong thời đại phát triển của chúng ta. Nó mang lại những giải đổi mới để
tích hợp tăng trưởng kinh tế, môi trường bền vững và hòa nhập xã hội. Được thúc giục
bởi động lực tăng trưởng xanh toàn cầu, Hàn Quốc đã dũng cảm theo đuổi con đường
này để giải quyết các vấn đề phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tăng trưởng kinh tế
chậm, và biến đổi khí hậu. Thông qua việc giảm thiểu sự đánh đổi và tối đa hóa sự
tổng hòa của quá trình xanh hóa nền kinh tế, Hàn Quốc đã áp dụng tăng trưởng xanh
như một chiến lược phát triển quốc gia dưới thời Lee Myung-bak.
Theo Hàn Quốc tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng đạt được bằng cách tiết kiệm
và sử dụng các nguồn tài nguyên và nhiên liệu hiệu quả để giảm thiểu biến đổi khí hậu
và thiệt hại tới môi trường, tạo các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và
phát triển công nghệ xanh, tạo các cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hòa giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Hàn Quốc là quốc gia duy nhất cho đến nay thực hiện tăng trưởng xanh với quy
mô và tốc độ chưa từng có, với sự thành công của nền kinh tế phát triển từ nghèo đến
giàu, nên kinh nghiệm về tăng trưởng xanh của quốc gia này đáng để được phân tích
chuyên sâu. Xuất phát từ điều đó, việc nghiên cứu kế hoạch, chiến lược hành động, các
hành động thực tế và kết quả đạt được của tăng trưởng xanh Hàn Quốc sẽ là những cơ
sở quý giá, những bài học kinh nghiệm cho tiến trình thực hiện tăng trưởng xanh của
Việt Nam.

1
I. CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN
QUỐC
1.1. Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc
Chiến lược tăng trưởng xanh Hàn Quốc được xây dựng hướng tới tăng trưởng
thông qua tái cấu trúc nền kinh tế, thay đổi phương thức sản xuất và tiêu dùng, tạo ra
những ngành công nghiệp xanh, việc làm xanh và thay đổi lối sống của người dân theo
hướng xanh. Chiến lược tăng trưởng xanh được ban hành tập trung giải quyết các vấn
đề chủ yếu là xanh hóa ngành công nghiệp, công nghệ xanh, ứng phó với biến đổi khí
hậu, chính sách năng lượng và phát triển bền vững, lối sống xanh, đất đai xanh và hệ
thống giao thông ít các-bon, hợp tác và đàm phán quốc tế về tăng trưởng xanh, ít các-
bon kết hợp với chính sách tài chính, thuế, đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao nhận thức. Mục tiêu của Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc đó
là tập trung vào những ngành công nghiệp xanh; chất lượng cuộc sống xanh và vai trò
lãnh đạo toàn cầu “vì màu xanh”.[2]
Tháng 8/2008, trong bài phát biểu kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Đại Hàn
Dân Quốc, Tổng thống Lee Myung Bak đã bày tỏ quan điểm của Chính phủ mới trong
việc củng cố động lực tăng trưởng, xây dựng một đất nước tiên tiến trên cơ sở nhận
thức sâu sắc nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và BĐKH đồng thời khẳng định, chính sách
tăng tăng trưởng xanh với lượng cacbon thấp chính là triển vọng tương lai của Hàn
Quốc. Sau khi triển vọng tăng trưởng xanh được công bố, một số cơ quan chức năng
đã được thành lập như Ủy ban Tăng trưởng xanh trực thuộc Tổng thống (2009), Viện
nghiên cứu tăng trưởng xanh toàn cầu (20010)...Hệ thống tăng trưởng xanh của Hàn
Quốc được xây dựng từ chiến lược vĩ mô đến các chính sách theo từng ngành, từng
giai đoạn với các nội dung cụ thể đã nhanh chóng được hoàn thiện.
Cách tiếp cận toàn diện của Hàn Quốc đối với chính sách tăng trưởng xanh được
phản ánh trong các kế hoạch trung và dài hạn, được xây dựng dựa trên tầm nhìn quốc
gia về tăng trưởng xanh cacbon thấp với ba chiến lược và mười định hướng chính
sách, mỗi định hướng chính sách lại bao gồm nhiều chương trình và dự án về tăng
trưởng xanh.

2
(Nguồn: Global Green Growth Institute)

Hình 1.1. Chiến lược và định hướng chính sách tăng trưởng xanh của Hàn
Quốc
1.2. Kế hoạch tăng trưởng xanh của Hàn Quốc
Chiến lược tăng trưởng xanh được Chính phủ Hàn Quốc cụ thể hóa với nhiều kế
hoạch được vạch ra.
Kế hoạch toàn diện chống biến đổi khí hậu: Trước hết là phát triển các ngành
công nghiệp mới thân thiện với môi trường, nó cũng đồng thời tập trung vào việc xanh
hóa toàn bộ các ngành công nghiệp hiện có. Tăng cường sức cạnh tranh trong xuất
khẩu, tăng cường đầu tư cho R&D nhằm phát triển công nghệ xanh đạt tiêu chuẩn
quốc tế. Thông qua việc giảm tình trạng ùn tắc giao thông, nâng cao chất lượng sống,
xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, cải thiện bản chất xã hội, thực hiện chính
sách ứng phó BĐKH song hành với đổi mới phương thức sinh hoạt. Đồng thời xây
dựng mục tiêu giảm khí nhà kính, tăng cường hợp tác quốc tế bằng việc thực hiện
chiến lược hợp tác năng động, hỗ trợ các nước đang phát triển.

3
Gói kích cầu xanh: Trọng tâm là tạo việc làm và nâng cao hiệu quả của các
ngành nghề có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế. Gói Kích cầu xanh triển khai
nhằm đối phó với tình hình khủng hoảng kinh tế từ cuối năm 2008 có trọng tâm là tạo
việc làm và nâng cao hiệu quả của các ngành nghề có khả năng thúc đẩy phát triển
kinh tế. Đây là kế hoạch xây dựng một nền kinh tế tiết kiệm tài nguyên trên cơ sở tiết
kiệm năng lượng, tái sử dụng tài nguyên và phát triển năng lượng sạch; nâng cao chất
lượng cuộc sống bằng việc, xây dựng mạng lưới giao thông xanh, cung cấp nước sạch,
ô tô xanh, nhà xanh, trường học xanh, văn phòng xanh; bảo đảm an toàn cho tương lai
thông qua việc giảm phát thải nhà kính, quản lý tài nguyên nước, quản lý rừng và hệ
sinh thái; xây dựng ngành công nghiệp hướng tới tương lai thông qua nâng cao hiệu
quả sử dụng năng lượng, phát triển công nghệ, xây dựng hạ tầng thông tin… Gói Kích
cầu xanh áp dụng trong 4 năm kể từ năm 2009 với tổng số vốn đầu tư là 50 ngàn tỷ
won (khoảng 4,3 tỷ đô la), tạo khoảng 960 ngàn việc làm mới.
Chiến lược Phát triển động lực tăng trưởng mới: Trọng tâm của Chiến lược này
là thị trường và hiệu quả kinh tế kép. Cụ thể là tạo ra 17 nguồn động lực tăng trưởng
mới thuộc 3 lĩnh vực chính là ngành công nghệ kỹ thuật xanh, ngành công nghệ tích
hợp tiên tiến, ngành dịch vụ cao cấp nhằm tăng mức thu lợi bình quân năm tới 12%.
Chính sách Toàn diện nghiên cứu phát triển công nghệ xanh: Chính sách này tập
trung vào tăng gấp 2 lần khoản chi cho nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh vào
năm 2012 (769 triệu đô la vào năm 2008), kế hoạch ngắn hạn và dài hạn tập trung vào
27 lĩnh vực công nghệ chính.
Kế hoạch tăng trưởng xanh của các bộ ngành: Trên cơ sở các nội dung của Chiến
lược tăng trưởng xanh và các kế hoạch vĩ mô, các bộ ngành Hàn Quốc lên kế hoạch
tăng trưởng xanh cho bộ ngành mình ví dụ Chiến lược văn hóa vì tăng trưởng xanh ít
các bon của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.
Kế hoạch 5 năm về tăng trưởng xanh (2009-2013): 83,6 tỷ USD cho BĐKH,
giao thông bền vững và phát triển công nghệ xanh. Hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược
quốc gia về Tăng trưởng xanh thông qua các khoản đầu tư, các dự án, và cải cách
chính sách trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, năng lượng, giao thông vận tải, và công
nghệ xanh. Đây là chiến dịch trung hạn được thiết lập để thực hiện chiến lược tăng
trưởng xanh dài hạn, rút ra từ Kế hoạch 5 năm của kỷ nguyên đầu phát triển kinh tế

4
Hàn Quốc. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai (2014-2018), Hàn Quốc đưa ra khái
niệm “kinh tế sáng tạo” và các chính sách tăng trưởng xanh được sửa đổi thành “các
chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu” sau Hiệp định Paris 2015. Kế hoạch 5 năm
lần thứ ba (2019-2023) đưa ra một tầm nhìn mới cho “Đất nước xanh toàn diện”.
1.3. Thể chế chính sách pháp luật về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc
Để thiết lập một nền tảng pháp lý vững chắc cho các sáng kiến tăng trưởng xanh
của Hàn Quốc, chính phủ đã đệ trình lên Quốc hội một dự luật– Đạo luật khung về
Tăng trưởng xanh carbon thấp –vào tháng 2/2009. Sau đó, Luật tăng trưởng xanh, ít
phát thải các-bon đã chính thức được Tổng thống Lee Myung-bak phê chuẩn vào ngày
13 tháng 1 năm 2010 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2010.
Một số luật được ban hành để hỗ trợ cho các chương trình tăng trưởng xanh như:
- Luật Phân bổ và mua bán giấy phép phát thải khí nhà kính (2012) và Nghị định
thi hành luật này (2014) được ban hành trước khi ra đời Kế hoạch mua bán tín chỉ phát
thải năm 2015.
- Luật phát triển logistic vận tải bền vững (2009)
- Luật Xúc tiến xây dựng và sử dụng lưới điện thông minh (2011)
- Luật Hỗ trợ phát triển xây dựng xanh (2012)
- Luật Xúc tiến mua các sản phẩm xanh (2013)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH CỦA HÀN QUỐC
2.1. Công nghiệp xanh, năng lượng xanh
Như những chiến lược, kế hoạch đã đề ra Hàn Quốc xanh hóa các ngành công
nghiệp hiện có và tạo ra các ngành công nghiệp mới. Kế hoạch tổng thể này của Hàn
Quốc tập trung vào chuyển đổi xanh của ngành công nghiệp, tái cấu trúc công nghiệp
theo hướng phát triển các bon thấp và xanh hóa các chuỗi giá trị. "Khu công nghiệp
xanh thông minh" tại Khu phức hợp công nghiệp quốc gia ở thành phố Changwon, tỉnh
Nam Gyeongsang là một điển hình cho công nghiệp xanh Hàn Quốc. Khu công nghiệp
xanh thông minh là dự án xây dựng khu công nghiệp đổi mới mô hình tương lai thông
qua quy tụ các ngành công nghiệp xanh, vượt ra khỏi phạm vi thông minh hóa khu
công nghiệp. Đây chính là khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với
môi trường được thiết kế để nâng cao năng suất, đồng thời giảm phát thải các vật liệu
độc hại. Chính phủ Hàn Quốc dành 3.200 tỷ won (2,7 tỷ USD) từ ngân sách quốc gia

5
để xúc tiến các dự án trọng tâm tới năm 2025, như chuyển đổi số các cơ sở hạ tầng khu
công nghiệp, đổi mới năng lượng có khí thải thấp và hiệu suất cao và các dự án thân
thiện với môi trường. đặt mục tiêu nâng cao hiệu suất năng lượng lên 15,7% tới năm
2025, sẽ tạo được 33.000 việc làm chất lượng. Ngoài ra, có tới 66% doanh nghiệp trên
cả nước hoạt động trong 7 khu công nghiệp trên, nên được kỳ vọng tạo hiệu ứng lan
tỏa trong nỗ lực đổi mới ngành chế tạo cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế địa
phương. Kỹ thuật số và xanh là hai từ khóa trong sáng kiến "Chiến lược kinh tế mới"
của chính quyền nhằm kiến tạo việc làm, phục hồi nền kinh tế và chuẩn bị cho kỷ
nguyên hậu Covid-19. Các nhà máy thông minh sẽ tạo ra thêm nhiều việc làm mới cho
người lao động. Khu công nghiệp xanh thông minh sẽ là chiến lược giúp vực dậy nền
kinh tế khu vực, tạo cân bằng trong phát triển quốc gia.[7]
Tích cực chuyển đổi năng lượng xanh theo Bộ Môi trường Hàn Quốc (2015),
chính phủ hỗ trợ tới 60% chi phí lắp đặt cho các thiết bị năng lượng mới và năng
lượng tái tạo cho ô tô. Đối với thiết bị năng lượng mặt trời, địa nhiệt và năng lượng
sinh học, chính phủ hỗ trợ lên tới 50% chi phí lắp đặt. cơ sở phát điện phải lắp đặt cơ
sở năng lượng tái tạo và năng lượng mới, mua bán điện từ các cơ sở phát điện này
hoặc mua bán tín chỉ năng lượng mới và năng lượng tái tạo, hệ thống thân thiện môi
trường của các công ty xanh. Danh mục các tiêu chuẩn hướng tới tăng thị phần điện
sản xuất từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo trong tổng sơ đồ sản xuất điện từ 2%
năm 2012 lên tới 10% vào năm 2022.
Chính phủ Hàn Quốc chủ động tìm đến các đơn vị tài chính và quỹ đầu tư tư
nhân để xúc tiến phát triển các chương trình tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn
đầu tư công nghiệp, năng lượng xanh: các khoản vay thương mại xanh và chính sách,
Bảo hiểm chính sách xanh, Quỹ chính sách xanh…
2.2. Các thành phố xanh thông minh
Ở Hàn Quốc, phát thải khí nhà kính ở các khu vực đô thị chiếm khoảng 43% tổng
lượng phát thải toàn quốc. Khi xác định những kết quả dễ đạt được trong việc giải
quyết biến đổi khí hậu và giảm khí nhà kính trong bối cảnh đô thị, chính phủ đã quyết
định thực hiện “xanh hóa thành phố” trên toàn quốc dựa trên cơ sở pháp lý của Luật
khung về Tăng trưởng xanh Các-bon thấp, bằng cách lồng ghép tăng trưởng xanh vào
Kế hoạch toàn diện về tài nguyên đất quốc gia và các Kế hoạch đô thị cơ bản.

6
Thành phố thông minh hiện là một trong những ưu tiên phát triển tăng trưởng
xanh của Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đầu tư khoảng 20 tỷ USD trong 3 năm để
xây dựng thêm các thành phố thông minh ở Sejong và Busan. Theo đó, Hàn Quốc sẽ
ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn vào việc xây dựng
các thành phố thông minh này để người dân chuyển tới sinh sống từ năm 2021. ở thành
phố thông minh Sejong, quyền sở hữu ô tô tư nhân sẽ bị hạn chế, người dân sẽ chia sẻ
xe điện nhỏ gọn hoặc sử dụng xe bus tự lái thân thiện với môi trường để di chuyển
hàng ngày. Tại thành phố thông minh ở Busan, robot sẽ được triển khai để hỗ trợ cuộc
sống hàng ngày của người dân. [8]
Trước đó, 3/2019, Chính quyền thành phố Seoul thành phố Songdo, Hàn Quốc đã
công bố dự án xây dựng thành phố thông minh. Từ đầu tháng 7-2020, chính quyền
Seoul đã cấm mua ô tô diesel mới cho mục đích công cộng mà chỉ cho phép mua
những chiếc ô tô thân thiện với môi trường. Seoul đang có kế hoạch thay thế 30% xe
buýt cộng đồng bằng xe điện vào năm 2023 và khuyến khích các nhà điều hành xe
buýt trường học và dịch vụ cho thuê xe ô tô sử dụng loại xe ô tô thân thiện với môi
trường. Được biết, Seoul sẽ đưa vào sử dụng khoảng 4.000 xe buýt chạy điện và hydro
vào năm 2025. Để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, Seoul
cũng vừa đưa vào sử dụng trạm dừng xe buýt được mệnh danh là "mái ấm thông
minh" Nơi đây được trang bị những thứ mà người dân ngồi chờ xe mong muốn, như:
Bộ sạc điện thoại di động không dây, ghế sưởi, wifi tốc độ cao… Mỗi nhà chờ xe buýt
thông minh này được trang bị máy khử trùng không khí bằng tia cực tím có khả năng
tiêu diệt từ 96 - 99% các loại vi rút, với nhiều tính năng khác vô cùng thông minh.[8]
Giao thông xanh: Ngoài các biện pháp hạ tầng mang lại những thay đổi về cơ sở
vật chất, thì một môi trường pháp lý và thể chế thuận lợi có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc thiết lập hệ thống giao thông xanh. Với lưu ý này, Chính phủ Thành phố
Seoul (SMG) đã thúc đẩy một cuộc cải tổ sâu rộng về hệ thống giao thông công cộng
vào năm 2004, và sau sự ra đời của Kế hoạch 5 năm, họ đã đưa vào sử dụng xe điện và
xe bus sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG) để giảm thiểu dấu chân cacbon của ngành
giao thông vận tải. Sự cải cách chuyển đổi của SMG năm 2004 chủ yếu tập trung vào
chuyển đổi giao thông xe buýt công cộng, dịch vụ giao thông công cộng đã cho thấy
sự tăng trưởng liên tục hàng năm về tổng số hành khách vận chuyển. Tỷ lệ sử dụng
Thẻ T-Money của hành khách sử dụng xe buýt, lên tới gần 100%, cho thấy tầm quan

7
trọng của hệ thống trả phí và phương thức thanh toán hiệu quả. Các chương trình như
Triển khai xe buýt chạy khí nén (Seoul), Triển khai xe buýt điện (Seoul), Chương trình
chia sẻ xe (Seoul)… cũng hứa hẹn đạt nhiều thành công.
2.3. Lối sống xanh, tiêu dùng xanh
Bảng 2.1. Chiến dịch lối sống xanh của Hàn Quốc
Chiến dịch lối sống
Mục tiêu
xanh
Bí mật 10C Giảm 10C khi đun nước sẽ giảm được 231kg/CO2/gia đình/năm
Chỉ số B.M.V Xe buýt, xe điện ngầm và đi bộ
Lựa chọn thông minh Giảm tiêu thụ tài nguyên thông qua các hoạt động tiêu dùng xanh
Giảm thời gian tắm bằng vòi hoa sen 1 phút có thể giảm được 7kg
Tắm nhanh
khí CO2
Sử dụng cốc thay vì tiêu thụ cốc giấy, sử dụng túi tái chế, túi sinh
Tôi yêu cốc
thái
Lái xe sinh thái Đối với mỗi khởi động nhanh hoặc tăng tốc nhanh sẽ mất 40 won
Rút phích cắm 1 tháng miễn phí tiền điện khi bạn rút phích cắm trong vòng 1 năm
Yêu màu xanh Cây thông hấp thụ 5kg Co2 mỗi năm
(Nguồn: Global Green Growth Institute)
Mua sắm xanh và tiêu dùng xanh là những biện pháp có tính thiết thực và chuyển
đổi công chúng theo đuổi cuộc sống xanh như một phần của thói quen hàng ngày của
người dân Hàn Quốc. Những sản phẩm đem lại những lợi ích được tính thành tiền (các
thiết bị điện sử dụng năng lượng hiệu quả) hoặc hỗ trợ đời sống người dân (các loại
thực phẩm hữu cơ) đang ngày càng được phổ biến trên thị trường. Mục tiêu cuối cùng
của chính phủ là tạo ra một chu kỳ liên kết sản xuất xanh, mua sắm xanh, và tiêu dùng
xanh như một hệ thống tích hợp. Một loạt các sáng kiến do chính phủ chủ trì như
chương trình đấu thầu xanh, dán nhãn xanh, giáo dục xanh, quản lý chất thải theo
nguyên tắc người thải phải trả tiền cho lượng chất thải ra ngoài môi trường được từng
bước thực hiện theo chiều sâu, theo hướng tiếp cận từ dưới lên và coi như là những
thực tiễn lối sống xanh mà chính phủ quốc gia này đang theo đuổi. Để theo dõi, giám
sát các nỗ lực chủ động từ cộng đồng chuyển đổi sang lối sống xanh hơn, góp phần
thực hiện chiến lược truyền thông được định hướng và có tầm nhìn dài hạn hơn chính
là chìa khóa để rút ngắn khoảng cách.
Một số chương trình kế hoạch thực hiện lối sống xanh và tiêu dùng xanh của Hàn
Quốc như: mua sắm xanh bắt buộc; chương trình chứng nhận cửa hàng xanh (Cửa
8
hàng xanh đáp ứng các tiêu cuẩn chứng nhận thân thiện sinh thái không chỉ có hệ
thống tiết kiệm năng lượng mà bao gồm cả quản lý, phân phối sản phẩm, đào tạo nhân
viên); thỏa thuận tự nguyện mua sắm xanh; dán nhãn cacbon; hệ thống điểm cacbon…
đã đem lại những hiệu quả tích cực.
III. NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA HÀN QUỐC VỀ TĂNG TRƯỞNG
XANH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
3.1. Những thành công của Hàn Quóc về thực hiện tăng trưởng xanh
Chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc đã thu được một số thành tựu nhất
định kể từ khi triển khai. Chính phủ Hàn Quốc đã kiến tạo được một khung hoàn chỉnh
cho các chính sách tăng trưởng xanh và đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Hàn
Quốc cũng đã chỉ định 27 công nghệ xanh cốt lõi dựa trên tiềm năng tạo ra các động
lực mới cho tăng trưởng của các công nghệ này. Các công nghệ khác nhau hướng tới
đầu tư tăng cường trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cũng như các khoản đầu tư
thường kỳ trong dài hạn (UNDP&GGGI, 2015). Cụ thể, kết quả của đầu tư trong các
công nghệ năng lượng sơ cấp và sử dụng năng lượng hiệu quả là đã có 1.410 và 469
ứng dụng được cấp bằng sáng chế. Nỗ lực thực hiện tăng trưởng xanh ban đầu của
chính phủ Hàn Quốc đã thúc đẩy tiềm năng của nước này trong phát triển năng lượng
tái tạo và năng lượng mới và cải thiện dự báo phát triển năng lượng mới và năng lượng
tái tạo cũng như tiêu thụ năng lượng, phản ánh cam kết tăng trưởng xanh của chính
phủ.
 Công nghiệp xanh, năng lượng xanh
Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (2015), cung toàn
cầu đối với năng lượng mặt trời và năng lượng gió tăng bình quân 20-30% hàng năm.
Thị phần năng lượng mới và năng lượng tái tạo trong tổng nguồn năng lượng đã tăng
từ 0,4% năm 1990 lên 2,6% năm 2010. Xuất khẩu năng lượng mới và năng lượng tái
tạo cũng tăng từ 663 triệu đô năm 2007 lên 886 triệu đô năm 2009, và 6.463 triệu đô
năm 2011. Cụ thể, năng lượng mặt trời chiếm 87% và năng lượng gió là 13%.
Tháng 4 năm 2010, tổng cộng có 1.960 công nghệ xanh, 437 sản phẩm xanh, 38
dự án xanh, và 233 doanh nghiệp xanh đã được chứng nhận tính đến tháng 2 năm
2015. Tổng số đơn đăng kí trong giai đoạn này là 4.770, và 56% trong số đó đã được
cấp chứng nhận.

9
Xã hội cacbon thấp chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện một chiến lược giảm thiểu
biến đổi khí hậu toàn diện và thành công trong việc thành lập trung tâm nghiên cứu và
lưu trữ khí nhà kính - một trung tâm chuyên biệt về lưu trữ khí nhà kính. Chính phủ
Hàn Quốc cũng yêu cầu các lĩnh vực công và tư nhân cùng tham gia vào một số
chương trình giảm phát thải cacbon như Kế hoạch giảm phát thải tự nguyện của Hàn
Quốc (KVER), Chương trình Quản lý mục tiêu Khí nhà kính trong công nghiệp và
quản lí Năng lượng (TMS). Các chương trình này đã tạo nên nền tảng mạnh mẽ thực
hiện Chương trình mua bán, trao đổi khí thải Hàn Quốc (K-ETS). Với việc đặt mục
tiêu đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia thực thi giảm phát thải khí nhà kính lớn nhất
trong số cộng đồng các nước cam kết vào Nghị định thư Kyoto, chính sách K-ETS sẽ
thúc đẩy mạnh mẽ tính hiệu quả của chính sách giảm biến đổi khí hậu.
Đặc biệt là chương trình TMS, với khoảng 600 cơ sở lớn chịu trách nhiệm cho
hơn 60% lượng cacbon của Hàn Quốc mỗi năm, đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt.
Năm 2012, có khoảng 434 đơn vị tham gia và chịu sự kiểm soát đã giảm được 21.3
triệu tấn CO2, bằng 2.7 lần mục tiêu chính phủ đã đặt ra trong năm đó. Trong đó, hơn
90% cơ sở tham gia đã hoàn thành mục tiêu giảm phát thải của họ. Chương trình
TMS đối với khu vực công cũng đã góp phần giảm thiểu 400000 tấn CO2 cùng năm,
vượt mục tiêu 8% cuả MoE đặt ra.
Theo đuổi công thức về lựa chọn và tập trung đã là một cách thức và một chiến
lược hiệu quả của chính phủ Hàn Quốc ngay từ những giai đoạn đầu tiên của tăng
trưởng kinh tế nhanh của đất nước này. Chính cách thức thực hiện này đã giúp Hàn
Quốc thành công trong việc thu hẹp khoảng cách công nghệ của mình so với các đối
tác toàn cầu Trong số 27 công nghệ xanh quan trọng được lựa chọn ưu tiên để đầu tư
và thương mại hóa, tế bào thứ cấp và công nghệ LED được coi như là những ngành
thu được kết quả tốt nhất. Các công nghệ khác như hệ thống dự trữ năng lượng, hệ
thống năng lượng tái tạo và phương tiện điện tử đã tạo nên tiến triển tích cực tạo sự
cạnh tranh quốc tế cho Hàn Quốc nếu đem so sánh với đầu tư cho triển khai các công
nghệ khác để thu được kết quả tương tự cần nhiều thời gian và tài nguyên hơn. Những
thành tựu trong lĩnh vực này đóng vai trò rất quan trọng, đặt nền tảng tạo nên các động
lực mới cho tăng trưởng ở Hàn Quốc.
 Thành phố xanh thông minh, lối sống xanh, tiêu dùng xanh.

10
Songdo một đặc khu thuộc Seoul trở thành thành phố xanh thông minh đầu tiên
trên thế giới, mọi dịch vụ và thiết bị đều được kết nối qua công nghệ không dây, tạo ra
sự đồng bộ, hiệu quả rất cao. Đây là mô hình thành phố phát triển bền vững, tạo ra
hướng đi mới cho các đô thị khắp năm châu.
Số lượng các tổ chức công có nghĩa vụ tham gia GPP đã dao động do sự thay đổi
thường xuyên trong các quy định pháp lý về áp dụng chính sách đối với các tổ chức
công. Mặc dù có sự biến động, khoảng 700-850 tổ chức công đã tiếp tục tham gia
chương trình GPP bắt buộc. Như trình bày trong Bảng 13, khối lượng chi tiêu bắt buộc
cho GPP liên tục tăng hàng năm và đạt 1,7 nghìn tỷ won vào năm 2012; số tiền này đã
tăng hơn hai lần kể từ năm 2005 khi chính sách này lần đầu tiên được giới thiệu. Trong
số 846 tổ chức tham gia năm 2012, Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục đứng đầu danh
sách về khối lượng mua sắm xanh. Các sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường - đại
diện cho 38% tổng số mua sắm xanh - là các máy tính cá nhân (18%), bê tông nhựa
cho xây dựng (7,4%), cửa sổ và khung cho các tòa nhà (6,2%), và gạch lát vỉa hè
(6,2%). Những lợi ích về môi trường và kinh tế bắt nguồn từ Chương trình GPP bắt
buộc có thể không trực tiếp thấy được, nhất là khi ảnh hưởng ngoại lai của môi trường
thường được định giá thấp và không phải lúc nào cũng có thể thấy được. Từ quan điểm
kinh doanh, sản xuất các sản phẩm xanh giúp giảm thiểu các tác động môi trường và
giảm chi phí phục hồi môi trường, do đó giảm thiểu chi phí xã hội.
Mặt khác, từ quan điểm của người tiêu dùng, mua sản phẩm xanh không chỉ
mang lại lợi ích xã hội và môi trường mà còn có thể dẫn đến lợi ích kinh tế. Ví dụ, tác
động của chi phí bổ sung và sự bất tiện có thể bị lấn át bởi các lợi ích trực tiếp như tiết
kiệm năng lượng và giảm chi phí đổ bỏ chất thải. Theo đánh giá do KEITI tiến hành,
tổng lượng mua sắm xanh thực hiện trong chương trình (2005-2012) đã giúp giảm phát
thải được khoảng 4,9 triệu tấn CO2, tương đương với 7,4 tỷ won lợi ích tính thành
tiền.
3.2. bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Những kinh nghiệm của Hàn Quốc đem đến những bài học cho các nước đang
phát triển trong đó có Việt Nam. khó khăn cơ bản tồn tại ở các nước đang phát triển
chính là nhu cầu về tăng trưởng kinh tế lớn hơn nhiều so với nhu cầu về sự bền vững
môi trường và xã hội. Do nguồn vốn thị trường và ngân sách của chính phủ ở các nước
đang phát triển đều hạn hẹp, các chính sách và thực hành bền vững không được quan
11
tâm đầy đủ trong quá trình phân bổ nguồn lực. Khái niệm về carbon thấp, tăng trưởng
xanh của Hàn Quốc mở ra một cơ hội để thu hẹp khoảng cách giữa tăng trưởng và bền
vững. Đặc biệt, quá trình xanh hóa lối sống, nơi những thay đổi được diễn ra dần dần
trong một thời gian dài, phải được bắt đầu ngay từ giai đoạn đầu của việc thực hiện
chính sách tăng trưởng xanh. Sự hỗ trợ từ các nước phát triển đối với các nước đang
phát triển thông qua ODA hoặc quỹ khí hậu quốc tế … là rất cần thiết. Để đạt được
điều này, các nước đang phát triển phải thể hiện quyết tâm rõ ràng trong việc áp dụng
các chính sách ủng hộ lối sống xanh và phải tích cực góp phần thúc đẩy hơn nữa hợp
tác quốc tế để thu hút thêm vốn đầu tư nhằm tăng trưởng xanh. Tăng trưởng xanh có
thể được áp dụng như một chương trình trọng tâm của chính phủ ở một quốc gia dân
chủ; chiến lược này chứng tỏ sự cần thiết phải có sự cân bằng giữa lợi ích quốc gia và
toàn cầu; và nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận từ trên xuống và những lợi
ích của một động lực chính trị mạnh mẽ.
Bài học về giảm nhẹ khí nhà kính: Việt Nam cần áp dụng phương pháp tiếp cận
từng bước trong đó các nỗ lực của chính phủ tập trung nhiều hơn vào việc tăng cường
năng lực giảm nhẹ phát thải của các đơn vị chứ không tập trung vào việc cắt giảm
nhiều lượng phát thải trong ngắn hạn. Các nước đang phát triển không nên áp dụng
ngay lập tức những biện pháp mang tính chính sách nghiêm ngặt và phải liên tục tìm
tòi để thiết kế và tăng cường các chương trình giảm nhẹ có thể được chấp nhận phù
hợp với năng lực và các nguồn lực hiện có của quốc gia. Giải pháp cơ bản nhất để đạt
được mục tiêu giảm phát thải là giảm cung và cầu đối với nhiên liệu hóa thạch thông
qua phổ biến công nghệ, những biện pháp giảm nhẹ lâu dài và quy mô lớn thì chỉ có
thể đạt được thông qua đổi mới công nghệ. Chúng ta cần tìm cách khai thác những cơ
hội như vậy để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và giảm nhẹ. Với khoảng cách về
công nghệ giữa các nước đã phát triển và các nước đang phát triển, thì phát triển công
nghệ là một lĩnh vực cần đến tài trợ quốc tế. Đồng thởi, Với lợi thế sẵn có là một đất
nước giàu truyền thống hiếu học, Việt Nam cần tận dụng và đưa ra các chính sách,
chiến lược để thu hút nhân tài, đào tạo và phát triển học sinh, sinh viên trong lĩnh vực
khoa học – kĩ thuật. Bảo tồn, quản lý phát triển bền vững tài nguyên rừng và tăng
cường dự trữ cacbon.
Bài học về sự can thiệp của chính phủ: Chính phủ cần phải hiểu một cách chính
xác và theo dõi giá trị thị trường của các công cụ chính sách của mình. vì hỗ trợ “quá

12
nhiều” sẽ làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ thị trường năng lượng và can thiệp “quá ít”
thì sẽ không hiệu quả. Đổi mới công nghệ là chìa khóa để hiện thực hóa các tham vọng
về năng lượng. Cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực.
các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nên thành lập Hội đồng chuyên trách về
“Tăng trưởng xanh”, chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch đầu tư hàng năm cho
Nghiên cứu & Phát triển, phối hợp với các Bộ liên quan để giảm sự trùng lặp của các
nỗ lực trong lĩnh vực đổi mới công nghệ. Những nỗ lực hợp tác của các cơ quan
nghiên cứu và các đơn vị tư nhân (bao gồm cả các công ty công ích) để thương mại
hóa các công nghệ tiết kiệm năng lượng và sản xuất cần nhận được sự hỗ trợ hàng đầu
của chính phủ. Hành động đó sẽ được ghi nhận khi các công nghệ đã trở thành một
phần không thể thiếu của tất cả các mô hình kinh doanh năng lượng, từ việc sản xuất
các nguồn năng lượng sơ cấp đến việc sử dụng cuối cùng ở các cơ sở công nghiệp.
Bài học về xanh hóa lối sống, tiêu dùng xanh: Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho
thấy tầm quan trọng của những nỗ lực tập thể từ chính quyền trung ương và địa
phương, và chia sẻ sự lãnh đạo giữa các lĩnh vực của xã hội. trước khi lồng ghép thực
hành sống xanh vào các chính sách và các ưu đãi của chính phủ, những người ra quyết
định phải chú trọng trước tiên vào việc nâng cao nhận thức và tăng cường tuyên truyền
vận động. Quá trình này đòi hỏi phải có sự tham gia có ý nghĩa ở các tầng lớp khác
nhau của xã hội với sự chú trọng vào phương pháp tiếp cận từ dưới lên vì phương pháp
này có xu hướng bền vững hơn và do đó hiệu quả hơn trong việc huy động các hành
động. Một điều kiện tiên quyết cho sự tham gia rộng rãi vào các chương trình do chính
phủ chủ trì là sự công nhận và chấp nhận rộng rãi của công chúng. Khi các chương
trình được xây dựng dựa trên sự tồn tại của vấn đề hoặc cơ hội đã nhận thức được, thì
sự hiểu biết của đối tượng tham gia trong hoàn cảnh đó là vô cùng quan trọng trong
việc hình thành các hành động của họ. Như vậy, sự thiếu hiểu biết sẽ khó có khả năng
dẫn đến sự tham gia của cộng đồng, áp dụng các chính sách ủng hộ lối sống xanh và
phải tích cực góp phần thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc tế để thu hút thêm vốn đầu tư.
Thúc đẩy lối sống xanh phải là một phần thiết yếu của bất kỳ chương trình tăng trưởng
xanh nào (theo hình thức xây dựng năng lực và/hoặc phát triển chính sách, vv) chứ
không phải là một hoạt động đơn lẻ.

13
KẾT LUẬN
Hàn Quốc là quốc gia duy nhất cho đến nay thực hiện tăng trưởng xanh với quy
mô và tốc độ chưa từng có, với sự thành công của nền kinh tế phát triển từ nghèo đến
giàu, nên kinh nghiệm về tăng trưởng xanh của quốc gia này đáng để được phân tích
chuyên sâu. Với những chiến lược kế hoạch, khung thể chế và với sự quyết tâm, những
mục tiêu, hành động tích cực và thiết thực của chính phủ và người dân Hàn Quốc đã
giúp quốc gia này hoàn thành một cách tốt nhất những kế hoạch chương trình đã đề ra
và đạt được những kết quả đáng ngưỡng mộ. Xuất phát từ điều đó, việc nghiên cứu kế
hoạch, chiến lược hành động, các hành động thực tế và kết quả đạt được của tăng
trưởng xanh Hàn Quốc sẽ là những cơ sở quý giá, những bài học kinh nghiệm cho tiến
trình thực hiện tăng trưởng xanh của Việt Nam.
Do hạn chế về thời gian cũng như thời lượng của bài tập và những khó khăn do
vấn đề dịch bệnh nên báo cáo còn nhiều thiếu sót về thông tin, số liệu.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Global Green Growth Institute (2015), Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn
Quốc: Quá trình, kết quả và bài học kinh nghiệm
2. Trung tâm thông tin – tư liệu viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2017),
Chính sách tăng trưởng xanh của hàn quốc: kết quả đạt được và một số khó khăn,
thách thức
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Dung ( 2020), Tăng trưởng xanh và bài học kinh nghiệm
của Hàn Quốc, Đại học Kinh tế Quốc dân

4. Hoài Phúc (2015), Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và những gợi ý cho
Việt Nam

5. GGGI (Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu), 2011. Tăng trưởng xanh đang chuyển
động: Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc

6. Nguyễn Thị Thắm (2012), Chính sách tăng trưởng xanh và triển vọng hợp tác Việt
Nam – Hàn Quốc, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

7. Khu công nghiệp xanh thông minh - Chiến lược đổi mới ngành chế tạo Hàn Quốc<
https://ictvietnam.vn/khu-cong-nghiep-xanh-thong-minh-chien-luoc-doi-moi-nganh-
che-tao-han-quoc-20200918104716642.htm>
8. Hàn Quốc tăng cường xây dựng thêm các thành phố thông minh <
https://www.vista.gov.vn/news/khoa-hoc-ky-thuat-va-cong-nghe/han-quoc-tang-
cuong-xay-dung-them-cac-thanh-pho-thong-minh-350.htm>

15

You might also like