You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN: Trình bày hiểu biết của em về tình hình thực hiện
tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc (Kế hoạch/ Chiến lược hành động, các hành
động thực tế trong các lĩnh vực và kết quả đạt được). Từ đó đưa ra những
bài học kinh nghiệm đối với việc thực hiện tăng trưởng xanh tại Việt Nam.

Họ và tên học viên/sinh viên: Nguyễn Phan Khải


Mã học viên/sinh viên: 1811100587
Lớp: ĐH8QM1
Tên học phần: Tăng Trưởng Xanh
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Mai Lan

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................. 1


CHƯƠNG I: KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC.......................................................................2
1.1 Kế hoạch............................................................................................................................... 2
1.2 Chiến lược............................................................................................................................. 2
1.3 Các văn bản pháp luật thể hiện được các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, hành động để hoàn
thiện kế hoạch tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc........................................................................3
CHƯƠNG 2: NHỮNG LĨNH VỰC CHỦ YẾU TRONG CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ
TĂNG TRƯỞNG XANH.......................................................................................................... 4
2.1. Xã hội carbon thấp............................................................................................................. 4
2.2. Hiệu quả năng lượng & năng lượng tái tạo......................................................................5
2.3. Công nghệ xanh và đổi mới công nghệ.............................................................................. 6
2.4. Ngành công nghiệp xanh.................................................................................................... 7
CHƯƠNG 3: NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM..................................................................................................... 8
3.1. Xã hội carbon thấp............................................................................................................. 8
3.2. Hiệu quả năng lượng & năng lượng tái tạo......................................................................8
3.3. Công nghệ xanh và đổi mới công nghệ.............................................................................. 9
3.4. Ngành công nghiệp xanh.................................................................................................... 9
3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.................................................................................10
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 13
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các văn bản liên quan.................................................................................................. 3


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chỉ trong nửa thế kỷ, Hàn Quốc đã vượt qua cơn thịnh nộ của chiến tranh để trở
thành một đất nước phát triển. Hàn Quốc đã vượt qua các vấn đề đa dạng liên quan đến
sự phát triển đô thị đã phát triển thành một thành phố lấy người dân làm trung tâm với
sự an toàn và tiện lợi tối đa. đứng thứ nhất trong cuộc khảo sát về quản trị toàn cầu 6
lần liên tiếp. Đứng thứ 4 trong báo cáo thống kê các cuộc họp quốc tế hàng năm. Xếp
thứ 6 trên bảng xếp hạng thành phố quyền lực toàn cầu. Hàn Quốc là thành phố nơi
công dân hạnh phúc. Để đạt được những thành tựu này có sự đóng ghóp của tăng
trưởng xanh.
Theo tài liệu “Chiến lược Tăng trưởng xanh, ít cacbon” được xuất bản tại Văn
phòng Thủ tướng Chính phủ Hàn Quốc, Tăng trưởng xanh được hiểu là một chiến lược
bắt đầu bằng sự từ bỏ qua quan niêm lạc hậu là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường
không thể song hành với nhau, từ đó, hướng tới tối đa hóa sự kết hợp giữa hai phạm
trù này.
Cho đến nay Hàn Quốc là quốc gia duy nhất cho đến nay thực hiện tăng trưởng
xanh với quy mô và tốc độ chưa từng có, nên kinh nghiệm về tăng trưởng xanh của
quốc gia này đáng để được phân tích chuyên sâu. Chính quyền này đã coi tăng trưởng
xanh như một tầm nhìn dài hạn, một mô hình phát triển và mục tiêu chính sách quan
trọng phải được thực hiện không phải như một nỗ lực cải cách chậm chạp mà như một
quyết định chính trị nhanh chóng và quyết đoán để phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế
kỳ diệu của Hàn Quốc thời kỳ hậu chiến.
Vì vậy thực hiện nghiên cứu tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc. Không chỉ góp
phần củng cố cơ sở lý luận về tăng trưởng xanh cho Việt Nam mà còn đưa ra những
bài học kinh nghiệm đối với việc thực hiện tăng trưởng xanh.

1
CHƯƠNG I: KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC
1.1 Kế hoạch
Chính phủ Hàn Quốc đã lý giải tăng trưởng xanh như là 1 cách tiếp cận phát triển
đầy sáng tạo, đòi hỏi sự thay đổi căn bản trong mô hình tăng trưởng của đất nước, từ
“tăng trưởng thiên về số lượng” sang “tăng trưởng hướng đến chất lượng”.
Theo mô hình mới về “tăng trưởng hướng đến chất lượng”, các yếu tố thiêt yếu
trong sản xuất là những ý mới, những tiến bộ các tính bước ngoặt và công nghệ tân
tiến nhất. Tăng trưởng kinh tế dựa vào những định hướng này được kỳ vọng sẽ tạo ra
sự tăng trưởng ‘thiên về số lượng, theo bề rộng”. Cách tiếp cận này tạo điều kiện cho
một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường.
Tầm nhìn ới này dựa trên một Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, ít các-
bon kéo dài đến năm 2050 và được thực hiện thông qua các kế hoạch 05 năm về Tăng
trưởng xanh. Chiến lược này đã đề ra 3 mục tiếu chính với 10 định hướng chính sách
cụ thể.
Mục tiêu thứ nhất là ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và đạt tới sự độc lập
về năng lượng. Mục tiêu này kêu gọi các hành động như đặt ra những mục tiêu giảm
phát thải khí nhà kính từ trung hạn đến dài hạn, tăng cường sử dụng các nguồn năng
lượng mới, năng lượng tái tạo và củng cố năng lực ứng phó của quốc gia nhằm chống
lại những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Mục tiêu thứ hai là tạo ra các động cơ tăng trưởng mới trên nhiều mặt trận. Trọng
tâm của nó là tăng cường những đầu tư chiến lược trong nghiên cuws và phát triển
công nghệ xanh, thiết lập câu trúc cho tài chính xanh và đưa ra các ưu đãi về thuế cho
những hoạt động thân thiện với môi trường.
Mục tiêu thứ ba là nâng cao tổng thể chất lượng cuộc sống cho người dân và gia
tăng đóng góp cho cộng đồng quốc tế bằng cách vận động mạnh mẽ cho Tăng trưởng
xanh. Xét tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi, Chính phủ đã thi hành các chiến
dịch cộng đồng được thiết kế để tăng cường sự hiểu biết và tham gia của công dân, ví
dụ như Phong tào Khởi động xanh.
1.2 Chiến lược
Chiến lược tăng trưởng xanh của hàn quốc bao gồm 10 điểm chính, đó là:
1) Giảm thiểu phát thải nhà kính, tăng trưởng với lượng cacbon thấp.

2
2) Tái cơ cấu kinh tế với đọng lực tăng trưởng mới là ngành công nghiệp xanh và
công nghệ thân thiện với môi trường.
3) Phát triển công nghệ xanh tổng hợp trên cơ sở tận dụng các lợi thế của các
ngành công nghiệp mũi nhọn Hàn quốc như công nghệ thông tin, sinh học, công nghệ
tinh xảo … nhằm sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm xanh.
4) Giải quyết vấn đề “tăng trưởng không có việc làm” hiện nay thông qua việc
phát triển ngành công nghệ xanh.
5) Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
về môi trường bằng kỹ thuật xanh.
6) Tái cơ cấu lãnh thổ quốc gia thành lãnh thổ tăng trưởng xanh, ít cacbon.
7) Thực hiện cuộc cách mạng xanh thay đổi phương thức sinh hoạt và tiêu dùng.
8) Không chỉ trên góc độ sản xuất và công nghệ, tăng trưởng xanh cần thay đổi
nhận thức trên góc độ đạo đức, văn hóa – xã hội.
9) Giữ tính công bằng trong thu thuế thông qua việc tăng thuế phát thải nhà kính
và ô nhiễm môi trường cũng như hỗ trợ, khuyến khích đề thu hút sự tham gia tự
nguyện của nhân dân.
10) Tăng trưởng xanh là chiến lược marketing quốc gia. Thông qua việc tuyên
truyền về chiến lược tăng trưởng xanh, nâng cao vị thế quốc tế của Hàn Quốc với tư
cách là một quốc gia đi đầu trong lĩnh vực môi trường quốc tế.
1.3 Các văn bản pháp luật thể hiện được các lĩnh vực ưu tiên đầu tư,
hành động để hoàn thiện kế hoạch tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc.
Bảng 1.1 Các văn bản liên quan
Đạo luật số 16646 Luật cơ bản về tăng trưởng xanh
các-bon thấp
Đạo luật số 17857 Đạo luật khung về Chính sách Môi
Tổng quan về Luật Xanh
trường
Đạo luật số 17847 Hành động khuyến khích tiết kiệm
và tái chế
Đạo luật số 18205 Đạo luật đối phó với thiên tai
Ứng phó với biến đổi khí
Đạo luật số 18028 Đạo luật bảo tồn môi trường không
hậu
khí
Giảm khí nhà kính Đạo luật số 18028 Đạo luật bảo tồn môi trường không
khí

3
Đạo luật số 16306 Đạo luật khuyến khích phát triển
và phân phối các phương tiện thân thiện với môi
trường
Đạo luật số 18075 luật năng lượng
Đạo luật số 18078 Đạo luật xúc tiến hạt nhân
Năng lượng xanh Đạo luật số 18128 Đạo luật Kinh doanh Phát triển
Nguồn lực Nước ngoài
Đạo luật số 18405 Đạo luật xúc tiến phát minh
Nền kinh tế xanh
Đạo luật số 16172 Đạo luật khuyến khích chuyển đổi
sang cơ cấu công nghiệp thân thiện với môi trường
Đạo luật số 17869 Đạo luật Khuyến khích và Thúc
đẩy Giao thông Công cộng
Cuộc sống xanh Đạo luật số 18026 Đạo luật khuyến khích nông
nghiệp và ngư nghiệp thân thiện với môi trường và
quản lý và hỗ trợ thực phẩm hữu cơ

CHƯƠNG 2: NHỮNG LĨNH VỰC CHỦ YẾU TRONG CHIẾN LƯỢC


QUỐC GIA VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH
2.1. Xã hội carbon thấp
Mặc dù được xếp hạng vào các nước đang phát triển không phải chịu trách nhiệm
nhiều về giảm khí phát thải trong các cuộc đàm phán quốc tế về khí hậu, nhưng thực tế
Hàn Quốc là một trong những nước phát thải nhiều nhất trong các quốc gia thuộc
OECD. Vì vậy, chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng giảm phát
thải 30% so với mức BAU vào năm 2020 dựa trên những đánh giá khoa học và tham
vấn với nhiều bên liên quan. Để thực hiện cam kết này, chính phủ đã đưa ra một khung
thể chế và pháp lý toàn diện để tạo điều kiện cho việc thực hiện các chiến lược giảm
nhẹ. Một loạt các sáng kiến đã được thực hiện thành công như thành lập Trung tâm
Thống kê và Nghiên cứu Khí nhà kính và đưa ra một vài chương trình giảm phát thải
nhắm đến khu vực nhà nước và tư nhân. Những sáng kiến này là cơ sở thí điểm cho
hành động giảm nhẹ mạnh mẽ nhất của Hàn Quốc tính đến nay – Kế hoạch mua bán
tín chỉ phát thải Hàn Quốc (K-ETS) – hiện vẫn đang được thúc đẩy, bất chấp sự phản
đối mạnh mẽ của các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng, và dự kiến nó sẽ đóng vai trò
quan trọng trong việc khiến các ngành phát thải nhiều phải khai thác các biện pháp
giảm nhẹ có hiệu quả kinh tế và đầu tư vào công nghệ carbon thấp. Hiện nay, Hàn
Quốc chưa đạt được kết quả đáng kể nào trong việc tách rời tăng trưởng xanh khỏi
phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, chính phủ hy vọng sẽ đạt được những kết quả tốt

4
hơn khi thực hiện nhiều nỗ lực mạnh mẽ, thậm chí đặc biệt hơn để đạt được mục tiêu
này.

2.2. Hiệu quả năng lượng & năng lượng tái tạo
Trong bối cảnh Hàn Quốc phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu mỏ, thì thách
thức về an ninh năng lượng là nhân tố chính thúc đẩy chuyển sang tăng trưởng xanh
trên quy mô quốc gia. Nhưng các giải pháp năng lượng xanh, gồm – giảm nhu cầu
năng lượng, nâng cao hiệu quả năng lượng, và sử dụng năng lượng tái tạo – không chỉ
giải quyết vấn đề ảnh hưởng của giá dầu mà còn cải thiện chất lượng môi trường và
tiến đến một cơ cấu kinh tế sử dụng năng lượng ít hơn, sạch hơn được xây dựng trên
những động lực tăng trưởng mới.
Xã hội tiêu thụ ít năng lượng. Để đối phó tốt hơn với sự biến đổi của giá dầu và
những rủi ro ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, Hàn Quốc sẽ phải áp dụng những
chính sách nghiêm khắc để kiểm soát tiêu thụ năng lượng và cải thiện hiệu quả năng
lượng, để cuối cùng giảm được nhu cầu năng lượng khoảng 7,6% và 12,4% so với dự
báo BAU vào năm 2020 và 2030. Trên cơ sở mục tiêu này, cường độ năng lượng
(TOE trên triệu won) dự kiến sẽ cải thiện, giảm từ 0,341 năm 2006 xuống còn 0,185
vào năm 2030.
Sự độc lập về năng lượng. Là biện pháp để cải thiện an ninh năng lượng, quốc
gia này sẽ tích cực phát triển ngồn năng lượng hải ngoại để mở rộng nguồn năng lượng
và tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo bản địa. Ngoài ra, quốc gia này sẽ tìm
cách thúc đẩy sử dụng các sản phẩm phi dầu mỏ như khí tự nhiên hóa lỏng (LNG),
than, và năng lượng hạt nhân để có được sự kết hợp năng lượng tối ưu. Mục tiêu giảm
sự phụ thuộc của năng lượng vào dầu mỏ từ 43,4% (2007) xuống 33% (2030), mục
tiêu gia tăng về thị phần năng lượng tái tạo để đáp ứng được tổng tiêu thụ năng lượng
quốc gia từ 2,4% (2007) lên 11% (2030).
Công nghiệp năng lượng xanh là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Hàn
Quốc cũng hướng tới việc hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) để
thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và các ngành công nghiệp liên quan đến các hệ
thống hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo. Cụ thể là, chính phủ sẽ tăng gấp đôi
ngân sách cho R&D về công nghệ xanh, để không chỉ đẩy nhanh tốc độ thương mại
hóa công nghệ xanh mà còn tạo ra nhiều việc làm mới trong các ngành liên quan đến
tăng trưởng xanh. Mục tiêu về mức độ nội địa hóa công nghệ trong ngành năng lượng
5
xanh so với các quốc gia hàng đầu thế giới là 100% vào năm 2030 (tính đến năm 2007
mức độ này ở vào khoảng 60%). Việc đạt được các mục tiêu này sẽ giúp nâng cao
được thị phần của Hàn Quốc trên thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu.
Phúc lợi năng lượng. Để đạt được sự hòa nhập xã hội, chính phủ sẽ đưa ra nhiều
biện pháp khác nhau (ví dụ như mở rộng nguồn cung năng lượng chi phí thấp cho các
cộng đồng nghèo, điều chỉnh cơ cấu giá năng lượng, v.v.) để đảm bảo rằng tất cả mọi
công dân đều có thể được đáp ứng các nhu cầu năng lượng cơ bản bất kể thu nhập như
thế nào. Chính phủ cũng tìm cách giảm tỷ lệ các hộ gia đình có mức tiêu thụ năng
lượng vượt quá 10% tổng thu nhập của họ từ 7,8% năm 2007 xuống 0% vào năm
2030.
Các thiết bị điện tử chiếm một tỉ lệ lớn năng lượng tiêu thụ ở các hộ gia đình, các
doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Với sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng
và sự xiết chặt quy định tiêu chuẩn của chính phủ, việc áp dụng phẩm cấp và chứng
nhận hiệu quả năng lượng đã làm cho người tiêu dùng thấy dễ dàng hơn trong việc lựa
chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, có một thực tế là các hàng
hóa hiệu quả năng lượng trên thị trường thường có giá thành cao hơn, và khiến người
tiêu dùng có xu hướng mua các hàng hóa rẻ hơn và ít hiệu quả hơn. Điều đó có thể dẫn
đến giảm nhu cầu đối với các hàng hóa hiệu quả năng lượng, từ đó càng làm tăng thêm
giá cả của những mặt hàng đó. Để tạo điều kiện cho khu vực nhà nước dẫn dắt các nỗ
lực bảo tồn năng lượng, chính sách về “Bắt buộc mua sắm các hàng hóa hiệu quả năng
lượng” đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải ưu tiên mua sắm các hàng hóa hiệu quả
năng lượng. Cụ thể là, các cơ quan phải xác định và lựa chọn hàng hóa có “chứng
nhận hiệu quả năng lượng cao” hoặc “phẩm cấp hiệu quả năng lượng cao nhất” khi
mua sắm các thiết bị điện tử mới.
2.3. Công nghệ xanh và đổi mới công nghệ
Ngày nay đổi mới công nghệ vẫn giữ vai trò tối quan trọng trong thực tế thực
hiện chiến lược tăng trưởng xanh carbon thấp quốc gia vì Hàn quốc coi tăng trưởng
xanh là động lực tăng trưởng mới – là chiến lược mấu chốt tạo ra một chu trình khép
kín giữa các lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội. Những thay đổi về chính sách đối
với công nghệ xanh của Hàn Quốc: Đề xuất tầm nhìn “Tăng trưởng xanh, ít các bon”
là mô hình phát triển quốc gia, xúc tiến kết hợp công nghệ xanh, mở rộng nghiên cứu
cơ bản, xanh hóa các ngành công nghiệp hiện có, khai thác động cơ tăng trưởng tương
6
lai, xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghệ xanh (lựa chọn 27 công nghệ xanh cốt lõi),
Công nghệ nguồn năng lượng, nâng cao hiệu suất, xanh hóa nền công nghiệp – không
gian, BVMT – tuần hoàn tài nguyên (phân loại 27 công nghệ xanh cốt lõi theo kỳ hạn
và độ tập trung), Thích ứng với biến đổi khí hậu, độc lập năng lượng, tạo động cơ tăng
trưởng mới, cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng cường hình ảnh quốc gia, Pin thứ
cấp thế hệ mới, PC xanh, LED, pin mặt trời hiệu quả cao, ô tô xanh, lưới điện thông
minh, lò phản ứng nước nhẹ mô hình mới, pin nhiên liệu, thu thập các bon, xử lý nước
tiên tiến, Tăng cường tính bền vững của TN&MT, thích ứng và thiết lập hệ thống ứng
phó với biến đổi khí hậu, nâng cao công bằng xã hội và sức khỏe của nhân dân, nâng
cao tính bền vững của cấu trúc nền kinh tế và công nghiệp, Chiến lược phát triển công
nghệ môi trường, chiến lược nuôi dưỡng công nghiệp môi trường, chiến lược phát
triển liên kết công nghệ và công nghiệp môi trường (5 mục tiêu, 16 công nghệ cốt lõi),
Đề xuất tầm nhìn “Kỷ nguyên mới của hy vọng và hạnh phúc” là mô hình phát triển
quốc gia, Tăng cường vai trò của nền kinh tế sáng tạo, tạo ra động lực tăng trưởng,
khai thác công nghệ mới – thị trường mới, tăng cường năng lực đổi mới công nghệ
thông tin và truyền thông…
2.4. Ngành công nghiệp xanh
Khu công nghiệp xanh thông minh là dự án xây dựng khu công nghiệp đổi mới
mô hình tương lai thông qua quy tụ các ngành công nghiệp xanh, vượt ra khỏi phạm vi
thông minh hóa khu công nghiệp. Đây chính là khu phức hợp công nghiệp công nghệ
cao, thân thiện với môi trường được thiết kế để nâng cao năng suất, đồng thời giảm
phát thải các vật liệu độc hại.
Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc công bố sẽ dành 3.200 tỷ won (2,7 tỷ USD) từ
ngân sách quốc gia để xúc tiến các dự án trọng tâm tới năm 2025, như chuyển đổi số
các cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đổi mới năng lượng có khí thải thấp và hiệu suất
cao và các dự án thân thiện với môi trường.  
Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu nâng cao hiệu suất năng lượng lên 15,7% tới
năm 2025, và kỳ vọng sẽ tạo được 33.000 việc làm chất lượng. Ngoài ra, có tới 66%
doanh nghiệp trên cả nước hoạt động trong 7 khu công nghiệp trên, nên được kỳ vọng
tạo hiệu ứng lan tỏa trong nỗ lực đổi mới ngành chế tạo cũng như thúc đẩy phát triển
kinh tế địa phương. Kỹ thuật số và xanh là hai từ khóa trong sáng kiến "Chiến lược

7
kinh tế mới" của chính quyền Tổng thống Moon nhằm kiến tạo việc làm, phục hồi nền
kinh tế và chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu Covid-19.
Tổng thống Moon cho biết khu công nghiệp xanh thông minh sẽ là một chiến
lược đổi mới ngành chế tạo, chuyển đổi từ nền kinh tế bám đuổi sang nền kinh tế dẫn
đầu, đồng thời cũng sẽ là kim chỉ nam cho nền kinh tế Hàn Quốc

CHƯƠNG 3: NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC


KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.1. Xã hội carbon thấp
Dù đôi lúc không nhất quán về chính sách, dẫn tới hiệu quả cắt giảm khí thải nhà
kính, ô nhiễm không khí... không đạt như kỳ vọng, nhưng Hàn Quốc vẫn thu nhiều
thành tựu đáng khích lệ. Chẳng hạn, việc thông qua Kế hoạch năng lượng cơ bản quốc
gia lần thứ nhất giúp Hàn Quốc mạnh dạn ban hành Tiêu chuẩn về Tỷ lệ Năng lượng
tái tạo (RPS) vào năm 2013. Dựa theo tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất năng lượng
buộc phải đáp ứng yêu cầu nhất định về tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng sản phẩm. 
Cộng nghệ xanh cũng là điểm nổi bật khi Hàn Quốc đẩy mạnh mô hình tăng
trưởng xanh cacbon thấp. Nhờ chiến lược tăng trưởng xanh, nước này đã thành công
trong việc thu hẹp khoảng cách về công nghệ so với các đối tác toàn cầu. Trong số 27
công nghệ xanh chủ chốt được chọn làm lĩnh vực ưu tiên đầu tư và thương mại hóa,
pin thứ cấp và LED của Hàn Quốc đứng tốp đầu thế giới. Các hạng mục công nghệ
khác như hệ thống tích trữ năng lượng, hệ thống năng lượng tái tạo và xe chạy điện
cũng có những bước tiến đáng kể.
3.2. Hiệu quả năng lượng & năng lượng tái tạo
Hàn Quốc đang nỗ lực có hệ thống để tạo đô thị môi trường cho các hệ thống
tương lai. không có hòn đảo nào có một đống rác và rác khổng lồ. Hiện biến thành 1
công viên sinh thái và là điểm đến yêu thích của hơn 10 triêu người và khách du lịch
thăm mỗi năm nhờ sự tham gia tích cực của người dân. 66,8% chất thải gia đình được
tái chế hàng ngày vào năm 2014. 23,6% chất thải hộ gia đình được đốt và 9,6% được
chôn hàng ngày vào năm 2014. Nhiệt được tạo ra từ lò đốt được tái sử dụng để sưởi
ấm trường học và cho 543 nghìn hộ gia đình. Các thành phố cho các trung tâm xử lý
nước thải loc và làm sạch nước thải. và chất thải nước thải còn lại được sử dụng để
cung caaos nhiên liệu cho hệ thống khí đô thị. Seoul là 1 thành phố tuần hoan tài
8
nguyên với mức tiêu thụ năng lượng thấp seoul đã lắp đặt 1000 trạm điện quang điện ở
các tòa nhà chung cư, trường học và các cơ sở công cộng để tạo ra điện cho 30000 hộ
gia đình. Các tấm pin năng lượng mặt trời đã được lắp ở trên các mái nhà, chia sẻ
lượng điện cho hộ gia đình và hàng xóm. Seoul đang biến thành một thành phố được
cung câp năng lượng từ ánh sáng mặt trời tạo ra năng lượng tái tạo với các cơ quan hỗ
trợ tích cực.
3.3. Công nghệ xanh và đổi mới công nghệ
Hàn Quốc còn nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này trong khi những nước phát
triển đã đạt được nhiều thành quả. Trình độ công nghệ (so sánh với các nước phát
triển) 2012: 80% 2020: 90%. Tạo việc làm trong công nghệ xanh 2012: hơn 160.000
việc làm, thị phần toàn cầu 2012: trên 7% 2020: trên 10%. Chỉ số bền ững môi trường
(ESI) (xếp hạng toàn cầu) 2012: Top 20 2020: Top 10. Tăng cường đầu tư để đạt gấp
đôi mức hiện tại vào năm 2012, tỷ lệ đầu tư trong nghiên cứu cơ bản đạt 35%.
3.4. Ngành công nghiệp xanh
Các ngành công nghiệp được trông đợi sẽ phát triển lợi thế của mình trên thị
trường quốc tế bằng công nghệ các bon thấp cụ thể:
+ Các nhà máy phát thải hơn 25.000 tấn CO2 áp dụng từ năm 2011
+ Các nhà máy phát thải hơn 20.000 tấn CO2 áp dụng từ năm 2012
+ Các nhà máy phát thải hơn 15.000 tấn CO2 áp dụng từ năm 2014
Với khoảng 600 cơ sở lớn chịu trách nhiệm cho hơn 60% lượng cacbon của Hàn
Quốc mỗi năm, đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Năm 2012, có khoảng 434 đơn vị
tham gia và chịu sự kiểm soát đã giảm được 21.3 triệu tấn CO2, bằng 2.7 lần mục tiêu
chính phủ đã đặt ra trong năm đó. Trong đó, hơn 90% cơ sở tham gia đã hoàn thành
mục tiêu giảm phát thải của họ. Chương trình TMS đối với khu vực công cũng
đã góp phần giảm thiểu 400000 tấn CO2 cùng năm, vượt mục tiêu 8% cuae MoE đặt
ra trong năm đó. Đặc biệt là thành công trong việc xanh hóa các ngành công nghiệp
chủ chốt của nước này như thép, hóa chất, ô tô và điện tử, chính là những ngày tiêu thụ
nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính lớn.
Mặt khác, xanh hóa chuỗi giá trị cũng giúp thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, khuyến khích lưu thông tài nguyên trong quá trình sản xuất công nghiệp và thiết
lập các phức hợp công nghiệp xanh trong đó đẩy mạnh hợp tác công tư trong các hoạt
động sáng kiến và công nghiệp công nghệ cao.
9
3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Sự dũng cảm của Hàn Quốc trong việc theo đuổi tăng trưởng xanh, cho dù kết
quả như thế nào, đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh trở thành
một mô hình phát triển.  Để có được những thành quả như trên, Hàn Quốc đã rút ra
một số bài học kinh nghiệm mà những nước như Việt Nam có thể áp dụng.
Thứ nhất, phải có sự tham gia của hệ thống chính trị cao cấp để giải pháp quyết
những vấn đề liên quan tới sự chuyển đổi và cải cách về thể chế, hệ thống ưu đãi, tổ
chức và có thể tổng hợp được sức mạnh để phối hợp những quan điểm và lợi ích khác
nhau.
Thứ hai, cần có sự can thiệp chủ động của chính phủ để xây dựng khung thể chế
và pháp lý bền vững cho tăng trưởng xanh, giới thiệu những chính sách, kế hoạch điều
tiết thống nhất, thúc đẩy sự thay đổi trong thực tế. Ngoài ra, sự can thiệp của chính phủ
có thể tối đa đa hóa sức mạnh và ảnh hưởng của thị trường đối với tăng trưởng xanh,
có một hệ thống khuyến khích phù hợp với sự tham gia của khu vực tư nhân.
Muốn chiến lược tăng trưởng xanh thành công cần có sự kết hợp hài hòa và hiệu
quả từ trên xuống cũng như từ dưới lên. Giải pháp toàn diện sẽ giúp chia sẻ tầm nhìn
và làm rõ những mục tiêu trung đến dài hạn về tăng trưởng xanh, có thể tư vấn và hợp
tác, thuyết phục các bên và thúc đẩy sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành đối với
các địa phương liên quan. Còn sự chủ động tham gia của cộng đồng từ dưới lên sẽ tạo
một nền tảng bền vững cho tăng trưởng xanh. Vì vậy, phải có những chính sách thể
hiện rõ các hành động có sự tham gia của cộng đồng, gia tăng ý thức cộng đồng với
tăng trưởng xanh, nhằm thay đổi hành vi của cộng đồng.
Những thành quả và kinh nghiệm trong việc thực hiện Chính sách tăng trưởng
xanh của Hàn Quốc sẽ rất bổ ích cho các nước đang phát triển như Việt Nam, góp
phần hạn chế những vấn đề môi trường, tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển một cách
bền vững. Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện và phê duyệt Chiến lược tăng
trưởng xanh với mục tiêu đến năm 2050, năng lượng và công nghệ xanh được sử dụng
phổ biến. Chính sách tăng cường hợp tác quốc tế về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc
mở ra nhiều cơ hội phát triển sâu rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn
Quốc.

10
KẾT LUẬN
Trong khu vực châu Á, Hàn Quốc đã đi đầu trong phát triển nền kinh tế xanh và
ngày nay, nhiều nền kinh tế đang phát triển trong khu vực đang có những chính sách,
những dự án và hành động cụ thể, thiết thực để triển khai xây dựng mô hình tăng
trưởng xanh, để lại nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích có thể tham khảo, vận dụng.
Tăng trưởng xanh đã trở thành xu hướng tất yếu của kinh tế thế giới hiện đại, Với
chiến lược này, Việt Nam đang đi theo xu hướng chung của thế giới hiện đại. Con
đường phía trước còn dài và còn không ít khó khăn, thách thức, nhưng một mô hình
tăng trưởng mới - tăng trưởng xanh của kinh tế Việt Nam đang từng bước hình thành.
Hy vọng rằng Trong tiến trình thực thi kế hoạch này, việc quan sát, nghiên cứu, học
hỏi những kinh nghiệm của các nước đi trước, đặc biệt là Hàn Quốc, mô hình tăng
trưởng xanh sẽ đem lại cho nền kinh tế Việt Nam những động lực mới, thành công
mới, ngày càng bền vững và thịnh vượng.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định thi hành cho Dự luật khung về Tăng trưởng xanh carbon thấp 2010. Nghị định chính phủ
Hàn Quốc số 25456.
2. Dự luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp 2010.Dự luật số 11965 của Hàn Quốc.
3. PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh). 2009b. Kế hoạch hành động 5 năm về Tăng
trưởng xanh (2009-2013). Truy cập ngày 17/4/2015. http://www.greengrowth.go.kr/?page_id=2452.
4. https://gggi.org/site/assets/uploads/2019/07/Kinh-nghiem-tang-truong-xanh-Han-
Quoc.pdf
5. http://www.tapchimoitruong.vn/tang-truong-xanh-83/T%C4%83ng-tr
%C6%B0%E1%BB%9Fng-xanh-%E1%BB%9F-H%C3%A0n-Qu%E1%BB%91c-v
%C3%A0-b%C3%A0i-h%E1%BB%8Dc-cho-Vi%E1%BB%87t-Nam-20296

12

You might also like