You are on page 1of 30

1

Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

Giáo án số 02

KỸ THUẬT DI CHUYỂN

KỸ THUẬT DẪN BÓNG

KỸ THUẬT NÉM RỔ

I. KỸ THUẬT DI CHUYỂN TRONG BÓNG RỔ

1. Các kỹ thuật di chuyển không bóng

Để di chuyển trên sân người học sử dụng các động tác: đi, chạy, nhảy,
dừng và quay người. Nhờ có những động tác này người học có thể chọn vị trí
đúng, thoát khỏi sự kèm bám của đối phương để bắt, chuyền, dẫn bóng đồng
thời lôi kéo đối phương theo mình để tạo khoảng trống cho đồng đội thực hiện
mục đích tấn công của đội.

- Đi: Trong thi đấu bóng rổ, động tác đi chỉ để sử dụng khi thay đổi vị trí
trong thời gian ngắn hoặc giảm cường độ thi đấu. Khác với đi bộ bình thường,
trong bóng rổ đi gối hơi co và điều này giúp người học luôn có khả năng tăng
tốc bất ngờ.

- Chạy:

Chạy tự nhiên: Đặc điểm khi di chuyển là mắt luôn quan sát tình hình trên
sân để điều khiển sự di chuyển của mình.

Khi chạy hai chân đặt trên mặt đất bằng nửa trên của bàn chân hoặc cả
bàn chân, người hơi ngả về phía trước, hai đầu gối khuỵu xuống tự nhiên, hai tay
gấp và đánh thả lỏng ở hai bên mình.chạy tự nhiên, chạy thẳng, chạy biến
hướng, chạy nghiêng

- Chạy lùi: Trong bóng rổ khi cần quan sát ngược với hướng di chuyển thì
người ta sử dụng kỹ thuật chạy lùi. Chạy lùi là phương pháp tốt nhất để nhận
2
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

những quả bóng từ dưới lên, hoặc trong phòng thủ để quan sát tình hình tấn công
của đối phương trên sân.

Khi chạy đầu gối hai chân luôn gấp, thân trên hơi ngả về trước, lưng quay
về hướng định di chuyển.

- Chạy biến tốc: Đây là phương pháp tốt nhất thoát khỏi sự kèm chặt của
đối phương và di chuyển đến chỗ không người kèm.

Khi đang chạy bình thường muốn chạy nhanh thì dùng sức đạp chân của nửa
trên hai bàn chân về hướng sau, 4 – 5 bước đầu tiên cần ngắn song thực hiện với
tốc độ nhanh. Muốn chạy chậm lại thì chân bước dài, người hơi ngả về phía sau,
hai tay khi chạy thả lỏng.

- Chạy nghiêng: Trong thi đấu bóng rổ để dễ quan sát được tình hình trên
sân, người học thường sử dụng động tác chạy nghiêng. Khi chạy nghiêng động
tác chạy như chạy tự nhiên, hai mũi chân luôn hướng về phía di chuyển song
thân trên và mặt vẫn quay về phía có bóng để quan sát.

- Chạy biến hướng: Đang chạy người học đột ngột thay đổi hướng di
chuyển nhằm mục đích thoát khỏi người kèm.

Khi chạy muốn đổi hướng cần sử dụng chân nghịch với hướng muốn di
chuyển đạp xuống đất nghịch hướng với đường di chuyển, thân người và các
bước tiếp theo xoay về hướng đó để di chuyển. Muốn chạy chuyển hướng có kết
quả khi có người phòng thủ thì phải dấu được ý định trước khi làm động tác, tốc
độ trước khi chuyển hướng chậm, sau đó chuyển hướng phải nhanh (Hình 1).
3
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

Hình 1

- Nhảy

Trong bóng rổ nhảy được sử dụng như những động tác độc lập là 1 phần
quan trọng của nhiều động tác kỹ thuật khác. Trong thi đấu các động tác tranh
bóng, chuyền bắt bóng, ném rổ và cướp bóng dưới rổ…đều yêu cầu người học
cần có kỹ thuật bật nhảy tốt. Có 2 cách thực hiện kỹ thuật nhảy: Nhảy bằng 2
chân và nhảy bằng 1 chân.

- Nhảy bằng 2 chân: Động tác này thường được thực hiện khi đứng tại
chỗ và được dùng nhiều trong nhảy tranh bóng, ném rổ và cướp bóng dưới rổ.

Trong khi nhảy, 2 chân khuỵu gối, hạ thấp trọng tâm sau đó dùng sức
mạnh đạp 2 chân từ gót chuyển lên mũi bàn chân vươn mạnh thân đồng thời 2
tay vung từ dưới đưa ra trước - lên trên để thực hiện tranh bóng.

- Nhảy bằng 1 chân: Thường được thực hiện khi có chạy đà. Để sử dụng
tối đa quán tính chạy đà, bước cuối cùng trước khi giậm nhảy cần dài hơn trước
đó và đặt gót chân chạm đất. Tiếp đó khuỵu gối để hạ thấp trọng tâm và khi bật
lên thì đạp mạnh chân từ gót lên mũi, đồng thời 2 tay vung từ thấp lên cao, chân
lăng đánh mạnh từ sau ra trước, lên trên để góp phần đẩy cơ thể lên cao. Sau khi
bật nhảy lên cao để thực hiện các động tác kỹ thuật vận động viên cần chuẩn bị
để có thể tiếp đất nhẹ nhàng bằng việc gập chân để giảm chấn động.Nhảy bằng
hai chân, nhảy bằng một chân.
4
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

- Dừng: Là loại động tác được thực hiện đột ngột để thoát khỏi người
phòng thủ. Người tấn công đang di chuyển đột nhiên dừng lại để thoát khỏi đối
phương khi có bóng trong tầm tay, hoặc để nhận bóng của đồng đội chuyền cho.
Có 2 loại dừng.

- Dừng bằng 2 bước.

Thường áp dụng khi tốc độ di chuyển nhanh. Khi đang chạy muốn dừng
bằng 2 bước thì bước thứ nhất đặt gót chân và xoay ra phía ngoài so với hướng
chạy, trọng tâm hạ thấp. Bước thứ hai miết bàn chân xuống đất để giảm tốc độ,
người xoay chếch theo mũi bàn chân của bước thứ nhất (Hình 2).

Hình 2: Hai bước dừng

- Nhảy dừng:

Thường áp dụng khi tốc độ di chuyển vừa phải. Khi đang chạy muốn
dừng lại thì dùng một chân đạp đất để nhảy lên không, thân trên hơi ngả ra sau.
Khi rơi xuống hai chân cùng một lúc hoặc lần lượt chạm đất. Khi chạm đất
người hơi ngả về phía sau, 2 chân khuỵu dùng mép bàn chân miết xuống đất.

- Kỹ thuật quay người:

Quay người thường dùng để thoát khỏi người phòng thủ, tránh được hành
động phá cướp bóng của đối phương. Có hai cách quay người là quay trước và
quay sau: Nếu chân di chuyển quay ra trước mũi chân trụ gọi là quay trước, nếu
chân di chuyển quay ra sau gót chân trụ thì gọi là quay sau.

Khi quay người, hai gối trùng, trọng tâm thấp, hai chân rộng bằng vai,
trọng tâm dồn vào chân trụ. Dùng nửa bàn chân trên của bàn chân trụ thực hiện
5
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

động tác quay, khi quay thì đạp mạnh kết hợp với động tác xoay thân trên về
trước hoặc sau, trọng tâm giữ nguyên, chân sau khi đạp đất phải chủ động bước
về hướng quay.

2. Kỹ thuật khống chế bóng

2.1. Kỹ thuật bắt bóng

* Tầm quan trọng của kỹ thuật bắt bóng.

Bắt bóng là một động tác mà nhờ nó người học có thể kiểm soát bóng một
cách chắc chắn và áp dụng những động tác tấn công có bóng tiếp theo.

Bắt bóng cũng là tư thế ban đầu để tiến hành tiếp theo các động tác
chuyền bóng, dẫn bóng và ném rổ. Vì vậy cấu trúc của động tác bắt bóng phải
đảm bảo để có thể thực hiện các động tác tiếp theo một cách hợp lý. Nếu bắt
bóng không tốt thì sẽ mất cơ hội tấn công và đối phương bắt được bóng thì sẽ bị
phản công ngược lại.

2.1.1 Kỹ thuật bắt bóng bằng 2 tay.

* Đặc điểm sử dụng.

Bắt bóng bằng 2 tay là động tác được sử dụng nhiều trong thi đấu, có thể
bắt bóng từ mọi hướng đến vì nó rất cơ bản, bắt dễ dàng, bảo vệ bóng tốt, tiện
cho làm động tác tiếp theo, song phạm vi bắt bóng hẹp.

* Phân tích kỹ thuật.

+ Bước 1 – Tư thế chuẩn bị (TTCB): Hai chân đứng song song hoặc trước
sau, khoảng cách rộng bằng vai, gối khuỵu, thân trên quay về hướng bóng đến.

+ Bước 2 – Khi bắt bóng hai


tay mở thành hình túi, các ngón tay
mở thả lỏng tự nhiên, hình thành
giống như chiếc phễu, khoảng cách
giữa 2 tay nhỏ hơn đường kính của
6
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

bóng, 2 ngón cái tạo thành hình chữ A Hình 4: Hình tay bắt bóng
(hình 4), chủ động đưa ra đón bóng
theo hướng bóng đến.

Bộ phận tiếp xúc đầu tiên với bóng là các ngón tay sau đó nhanh chóng
hoãn xung đưa bóng nằm gọn vào 2 lòng bàn tay, đồng thời khép cổ tay gần vào
nhau và 2 tay hơi gập lại ở khớp khuỷu và kéo về ngực để bảo vệ bóng chuẩn bị
làm động tác tiếp theo (hình 5).

Hình 5: Kỹ thuật bắt bóng bằng 2 tay

2.1.2. Kỹ thuật bắt bóng bằng 1 tay.

* Đặc điểm sử dụng.

Động tác được sử dụng nhiều trong thi đấu, để bắt những quả bóng xa
thân người mà hai tay không bắt được. Phạm vi khống chế của động tác này
rộng hơn sơ với bắt bóng bằng 2 tay, song khó và không chắc chắn.

* Phân tích kỹ thuật.


7
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

+ Bước 1 – Tư thế chuẩn bị (TTCB): Đứng chân trước chân sau, khoảng
cách rộng bằng vai, gối khuỵu, thân trên quay về hướng bóng đến.

+ Bước 2 – Khi thực hiện động tác, cần chủ động đưa tay ra đón bóng.
Bàn tay và ngón tay không giữ căng, hướng về phía bóng tới. Khi bóng vừa
chạm các ngón tay, thì đưa tay ra sau xuống thấp dùng lực hoãn xung của cổ tay
và các ngón tay giữ bóng lại (dường như tiếp tục chuyển động theo đường bay
của bóng) đồng thời quay người một chút về phía tay bắt bóng để hỗ trợ cho
động tác này.

+ Bước 3 – Kết thúc giữ bóng bằng 1 tay, sau đó giữ chặt bóng bằng 2 tay
để sẵn sàng thực hiện động tác tiếp theo (Hình 6 )

Hình 6: Kỹ thuật bắt bóng bằng 1 tay

Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa

1. Khi bắt, bóng bị rơi xuống đất 1. - Chủ động đưa tay đón bóng.
hoặc bật khỏi tay. - Dùng lực hoãn xung kéo bóng về nhanh
và chủ động giữ lấy bóng.

2. Khi kéo bóng về thường bị rơi 2. Khi bắt bóng phải kết hợp giữa xoay
mất bóng ảnh hưởng đến động tác cổ tay, cánh tay cùng với cẳng tay cho tới
tiếp theo. khi kéo bóng tới vị trí trước ngực.
8
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

2.2. Kỹ thuật chuyền bóng

* Tầm quan trọng của kỹ thuật chuyền bóng.

Trong thi đấu bóng rổ, chuyền bóng tốt là cơ sở cho sự phối hợp chính
xác giữa các cầu thủ trên sân thi đấu. Nếu chuyền bóng không tốt thì không có
điều kiện ném rổ được. Trong tấn công trận địa nếu chuyền bóng không chính
xác dễ bị đối phương cắt bóng hoặc đồng đội nhận được bóng trong điều kiện
khó khăn thì hiệu quả tấn công không tốt, khả năng giành thắng lợi sẽ không
cao.
* Phân loại kỹ thuật chuyền bóng.

* Yêu cầu chung về chuyền bóng.

Trong thi đấu bóng rổ có thể vận dụng các kỹ thuật chuyền bóng khác
nhau. Muốn chuyền bóng tốt cần phải chú ý những điểm sau:

- Sau khi bắt bóng phải làm động tác chuẩn bị chuyền bóng ngay để tranh
thủ thời cơ tấn công.
9
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

- Khi chuyền bóng cần dùng sức của cổ tay và các ngón tay là chủ yếu,
sức cánh tay và thân người là động tác hỗ trợ.

- Phải dựa vào tốc độ của đồng đội mà chuyền cho phù hợp.

- Phải tùy vào vị trí của đồng đội ở trên sân mà chuyền xa hay gần, mạnh
hay nhẹ để đồng đội bắt được một cách dễ dàng.

2.2.1. Kỹ thuật chuyền bóng hai tay trước ngực

* Đặc điểm sử dụng: Đây là phương pháp cơ bản cho phép chuyền bóng
nhanh và chính xác cho đồng đội ở khoảng cách gần hay trung bình. Kỹ thuật
này dùng nhiều khi đối phương không kèm chặt.

* Phân tích kỹ thuật.

+ Bước 1 – TTCB đứng chân trước, chân


sau khoảng cách 2 chân rộng bằng vai, gối
khuỵu mắt qua sát hướng chuyền.

Hai tay cầm bóng ở 2 bên lùi về nửa sau


của bóng, các ngón tay xòe tự nhiên, bóng tiếp
xúc vào phần chai tay và các ngón tay, long bàn Hình 7: Động tác cầm bóng 2
tay không chạm bóng. Cánh tay thả lỏng tự tay khi chuyền
nhiên, bóng để ở trước bụng trên (hình 7).

+ Bước 2 – Khi chuyền ngả người nhanh về trước chân sau đạp đất hai
tay đưa từ dưới lên tạo thành một đường vòng cung nhỏ, cổ tay hơi bẻ và duỗi
cánh tay về hướng chuyền. Khi tay gần thẳng hết dùng lực cổ tay, các ngón tay
(trỏ, giữa và cái) đẩy bóng đi, bóng dời tay cuối cùng ở ngón trỏ và ngón giữa.
Để tạo lên đường bóng đi mạnh, các ngón tay phải miết đều vào bóng và khi
bóng rời tay lòng bàn tay hơi xoay ra ngoài. Sau khi bóng dời khỏi tay, hay tay
duỗi thẳng, trọng tâm dồn về hướng chuyền, kết thúc động tác 2 lưng bàn tay
hướng vào nhau (hình 8).
10
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

Hình 8: Kỹ thuật chuyền bóng 2 tay trước ngực

2.2.2. Kỹ thuật chuyền bóng hai tay bật đất

* Đặc điểm sử dụng


Kỹ thuật chuyền bóng hai tay bật đất thường được dùng ở cự ly gần và
trung bình, động tác này được sử dụng để chuyền vượt qua người phòng thủ cho
đồng đội. Động tác này đặc biệt có hiệu quả khi chuyền qua đối phương có tầm
vóc cao hoặc đối phương đứng phòng thủ cao.
* Phân tích kỹ thuật.

+ Bước 1 –Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau khoảng cách 2
chân rộng bằng vai, gối khuỵu, trọng tâm thấp, 2 tay cầm bóng để ở trước bụng
trên, cánh tay thả lỏng tự nhiên.
+ Bước 2 – Khi chuyền: Hai tay đưa từ dưới lên trên ra trước tạo thành
một đường vòng cung nhỏ, khi đưa tay đến ngang ngực thì xoay hai cổ tay và
lòng bàn tay hướng xuống mặt sân nơi chuyền, duỗi cánh tay về phía hướng
chuyền, khi tay gần thẳng hết dùng lực cổ tay, các ngón tay đẩy bóng đi, các
ngón tay miết đều vào bóng. Điểm chạm bóng của động tác chuyền bóng bật đất
ở 1/3 khoảng cách giữa người bắt và người chuyền (điểm chạm nền 2/3 khoảng
cách tới người chuyền, 1/3 khoảng cách tới người bắt). Nếu người phòng thủ
cách xa người chuyền bóng thì điểm chạm nền ở ngay cạnh chân người phòng
thủ. Kết thúc động tác hai tay duỗi thẳng, lòng bàn tay hơi xoay ra ngoài, trọng
tâm dồn về hướng chuyền (hình 9).
11
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

Hình 9: Kỹ thuật chuyền bóng 2 tay bật đất

2.2.3. Chuyền bóng hai tay trên đầu

* Đặc điểm sử dụng


Kỹ thuật này thường được sử dụng để chuyền bóng ở khoảng cách trung
bình khi đối phương phòng thủ chặt hoặc khi bắt bóng ở trên cao và muốn
chuyền bóng ngay. Vị trí bóng ở trên đầu tạo ra khả năng ném bóng chính xác
cho đồng đội vượt qua tay của người phòng thủ.
* Phân tích kỹ thuật.

+ B1 – Tư thế chuẩn bị: Đứng chân


trước sau, hoặc hai chân đứng song song.
Hai tay cầm bóng ở phía nửa sau của quả
bóng để cách trán khoảng 5cm, 2 cánh tay
co tự nhiên khép sát nách, thân trên thẳng.
+ B2 – Khi chuyền: Người ngả
nhanh về phía trước kết hợp với 2 cẳng
tay duỗi thẳng. Khi tay gần thẳng dùng
12
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

sức của cổ tay và các ngón tay chuyền


bóng đi. Bóng rời tay người vươn về trước Hình 10
(hình 10).
Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa

1. Chuyền bóng không đi được xa 1. Tập dùng sức vút của cánh tay và các
ngón tay miết vào bóng.
2. Thân ngả về sau rồi nhanh chóng gập về
2. Phối hợp tay chân không nhịp
trước và 2 tay cầm bóng đồng thời vút
nhàng.
ngay.
2.2.4. Chuyền bóng bằng 2 tay từ dưới thấp.
* Đặc điểm sử dụng.
Động tác này được áp dụng ở cự ly 4 – 6m, khi bóng được bắt ở tầm thấp
hơn đầu gối bóng bật lên từ mặt sân và không có thời gian thay đổi vị trí.
* Phân tích kỹ thuật.

+ B1 – Tư thế chuẩn bị: Chân trước chân


sau, khoảng cách 2 chân rộng hơn vai, 2 gối
khuỵu, trọng tâm thấp, 2 tay cầm bóng để
ngang thắt lưng, bóng ở trong tay hạ thấp và
hơi gập lại, các ngón tay đặt thoải mái lên
bóng.
Hình 11
+ B2 – Khi chuyền: Bóng được đưa theo đùi của chân sau và hơi nâng
lên. Vung mạnh 2 tay lên trước và đồng thời duỗi thẳng tay để chuyền bóng theo
hướng cần thiết. Khi 2 tay đến ngang tầm thắt lưng, 2 tay chuyển động tích cực
hơn để đẩy bóng và tạo cho bóng xoáy theo chiều ngược lại. Chiều cao đường
bay của bóng do tác động của 2 bàn tay quyết định. Thường thực hiện chuyền
bóng bằng một bước lên trước (hình 11).
2.2.5. Chuyền bóng bằng 1 tay trên vai
13
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

* Đặc điểm sử dụng.


Kỹ thuật chuyền bóng bằng một tay trên vai được vận dụng nhiều ở
khoảng cách gần và trung bình. Kỹ thuật này giúp cầu thủ có thể thay đổi dễ
dàng hướng và tốc độ bay của bóng khi chuyền đi.
* Phân tích kỹ thuật.

+ B1 – Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước chân sau, hai chân tách rộng
hay hẹp tùy theo cự ly chuyền xa hay gần, mặt quay hướng chuyền trọng tâm
dồn đều vào hai chân, hai tay cầm bóng để trước ngực.
+ B2 – Khi chuyền hai tay cầm bóng từ trước ngực đưa lên vai, tay không
chuyền bóng đưa lên theo, thân người hơi ngả ra sau rồi nhanh chóng xoay
người về hướng chuyền, khuỷu tay chuyền bóng đưa từ sau ra trước cẳng tay
duỗi và đưa bóng về phía trước. Lực được chuyển từ chân tới thân, qua cẳng tay,
cổ tay tới các ngón tay chuyền bóng đi. Bóng ra tay cuối cùng ở ngón trỏ và giữa
lòng bàn tay hướng về nơi chuyền, thân người lao về phía trước (hình 12).

Hình 12: Kỹ thuật chuyền bóng 1 tay trên vai

Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa

1. Phối hợp tay chân không nhịp 1. - Tại chỗ tập phối hợp động tác không
nhàng. Bóng không chuyền đi xa có bóng, tập phối hợp động tác từ chậm tới
được. nhanh, chuyền từ khoảng cách gần sau đó
14
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

kéo dài khoảng cách chuyền.

- Tập tại chỗ ngả người về sau rồi xoay


vai thành hình cánh cung, bật thân về trước
để chuyền bóng đi.

- Tập sức vút của tay với thân.

2. Chuyền bóng thân vặn vỏ đỗ và 2. - Tập tư thế chuẩn bị.


không chuyền bóng được. - Tập cách cầm bóng đưa lên vai.

- Tập xoay vai và chuyền bóng đi.

2.2.6.Chuyền bóng bằng 1 tay dưới thấp.


* Đặc điểm sử dụng :
Đây là một loại chuyền bóng kín, phạm vi chuyền rộng và chuyền được
nhiều hướng, thường kết hợp với động tác giả qua người.
* Phân tích kỹ thuật.

+ B1 – Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau trọng tâm hạ thấp, 2
gối khuỵu 2 tay cầm bóng về phía trước ngực.
+ B2 – Khi chuyền: Bóng đưa từ trước ngực ra phía sau dọc theo thân
người. Sau đó lăng bóng từ sau ra trước thẳng với hướng bóng đi, thân người
hơi quay về phía có bóng. Khi tay đã thẳng dùng lực cổ tay và các ngón tay
chuyền bóng đi, bóng ra tay cuối cùng ở ngón trỏ và giữa. Sau khi bóng rời
khỏi tay thì lòng bàn tay, ngón giữa, ngón trỏ hướng về phía chuyền (hình 13).

Hình 13: Kỹ thuật chuyền bóng 1 tay dưới thấp


15
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa

1. Động tác chuyền không chắc 1. - Khi chuyền phải sử dụng cả tay không
chắn, không sử dụng được lực của cầm bóng để hỗ trợ tay cầm bóng chắc
cổ tay và ngón tay khi chuyền. hơn.
- Khi cánh tay và cẳng tay gần thẳng, sử
dụng sức cổ tay và các ngón tay chuyền
bóng đi.
2. Thân vặn vỏ đỗ, động tác làm 2. - Chân đối diện với tay cầm bóng để ở
thiếu linh hoạt. phía trước.
- Phải có tư thế chuẩn bị sớm và gọn chú ý
đường bóng đi theo đà để chuyền bóng cho
chắc và đúng thời cơ.
2.2.7. Chuyền bóng bằng 1 tay bên mình
* Đặc điểm sử dụng
Kỹ thuật chuyền bóng một tay bên mình là loại chuyền kín, phạm vi
chuyền rộng chuyền được nhiều hướng thường được dùng khi chuyền cho đồng
đội ở cự ly gần và trung bình, nhằm thoát khỏi đối phương kèm chặt từ bên phải
hay bên trái, khi chuyền thường kết hợp với động tác giả qua người.

* Phân tích kỹ thuật

+ B1 – TTCB: Hai chân đứng rộng gần bằng vai, chân trước chân sau,
trọng tâm thấp, hai tay cầm bóng trước ngực.

+ B2 – Khi chuyền đưa bóng sang tay chuyền bóng, đưa tay có bóng sang
bên - ra sau để lấy đà kết hợp xoay thân người. Vung tay có bóng về phía trước
theo mặt phẳng song song với mặt sân, khi tay gần thẳng hết thì dùng lực cổ tay
vẩy bóng đi, hướng bay của bóng phụ thuộc vào động tác mở bàn tay, bóng ra
tay cuối cùng là ngón trỏ và giữa (hình 14).
16
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

Trong khi chuyền không để đối phương biết ý định chuyền bóng, có động
tác giả đi bóng một bên và chuyền bóng 1 bên.

Hình 14: Kỹ thuật chuyền bóng 1 tay bên mình

Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường mắc Phương pháp sửa chữa

1. Phối hợp động tác không nhịp 1. Tay chuyền bóng phải đưa sang ngang
nhàng ra sau, vung tay xoay thân về phía trước,
khi tay gần thẳng hết thì mới vẩy bóng đi.

2. Thứ tự dùng lực khi chuyền 2. Tập mô phỏng động tác không bóng
không chuẩn xác. thuần thục rồi mới tập với bóng.

3. Chuyền bóng đi không chính xác 3. Tập động tác mở bàn tay thuần thục, tập
sức vút của cổ tay và ngón tay.

4. Chuyền bóng dễ bị đối phương 4. Tập chuyền kết hợp với động tác giả, đi
đoán được ý định chuyền. bóng một bên và chuyền bóng 1 bên

2.2.8. Chuyền bóng bằng 1 tay bật đất.


* Đặc điểm sử dụng
Kỹ thuật chuyền bóng một tay bật đất thường được dùng ở cự ly gần,
chuyền qua đối phương có tầm vóc cao hoặc đối phương đứng phòng thủ cao,
17
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

trong thi đấu thường dùng phối hợp giữa hậu vệ với trung phong, tiền phong với
trung phong.

* Phân tích kỹ thuật

+ B1 – TTCB: Hai chân đứng rộng gần bằng vai, chân trước chân sau,
trọng tâm thấp, hai tay cầm bóng trước ngực.

+ B2 – Khi chuyền đưa bóng sang tay chuyền bóng, đưa tay có bóng sang
ngang dùng cổ tay vẩy bóng bật xuống đất. Khi chuyền cần có động tác giả bước
sang bên trái rồi chuyền bóng sang bên phải. Yêu cầu khi chuyền phải nhanh,
kín và bất ngờ.

Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm thường Phương pháp sửa chữa


mắc

1. Phối hợp động tác không 1. Tập mô phỏng động tác không bóng thuần thục
nhịp nhàng rồi mới tập với bóng.

2. Thứ tự dùng lực không 2. Tập dùng lực vẩy của cổ tay và miết các ngón
chuẩn xác. tay.

3. Chuyền bóng dễ bị đối 3. - Tập chuyền bóng với điểm chạm đất khoảng
phương đoán được ý định 2/3 quãng đường từ người chuyền.
chuyền. - Tập chuyền với người đứng phòng thủ phía
trước.

- Tập chuyền kết hợp với động tác giả, bước sang
bên trái rồi chuyền sang bên phải.

- Tập chuyền bóng nhanh, kín.

2.2.9. Kỹ thuật chuyền bóng kín

Ngoài các phương pháp chuyền bóng được miêu tả trên đây trong điều
kiện đối phương phòng thủ tích cực, các vận động viên cần sử dụng nhóm kỹ
18
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

thuật chuyền bóng kín để đảm bảo bí mật hướng chuyền bóng đã dự định. Các
kỹ thuật chuyền bóng được gọi là kín bởi vì các cử động cơ bản gắn liền với
việc tung bóng ra theo hướng cần thiết, che giấu khỏi tầm nhìn của đối phương
phòng thủ và ở một mức độ nào đó là sự bất ngờ đối với đối phương. Các động
tác đó gây khó khăn cho đối phương cướp bóng.

Người ta thường áp dụng ba biến thể chuyền bóng kín: chuyền bóng dưới
tay, chuyền bóng sau lưng, chuyền bóng qua vai. Các kiểu chuyền bóng kín có
đặc điểm tiêu biểu là vẩy tay biên độ ngắn và động tác kết thúc của bàn tay và
các ngón tay rất mạnh.

+ Khi thực hiện chuyền bóng dưới tay, thì tay có bóng chuyển động chéo
phía trước của tay không có bóng về phía đồng đội chờ nhận bóng.

+ Các cử động cơ bản của chuyền bóng sau lưng là hơi vung tay hơi co ra
phía sau lưng, tiếp đó vẩy bàn tay kết hợp với xoay thân.

+ Khi thực hiện chuyền bóng qua vai, vận động viên gập mạnh cẳng tay
và bàn tay về phía trên của vai cùng bên hoặc vai đối diện để chuyền bóng cho
đồng đội đang chạy thoát kèm của đối phương.

II. KỸ THUẬT DẪN BÓNG

1. Tầm quan trọng của kỹ thuật dẫn bóng.

Dẫn bóng là một kỹ thuật không thể thiếu được trong thi đấu vì không
phải bất cứ có bóng là ta có thể thực hiện động tác chuyền bóng hoặc ném rổ
ngay được, lúc đó phải dẫn bóng để di chuyển tạo điều kiện thuận lợi tổ chức tấn
công đối phương.

Dẫn bóng cho phép thoát khỏi sự kèm chặt của đối phương, chạy thoát ra
từ dưới rổ sau khi giành được bóng và tổ chức phản công nhanh chóng, hỗ trợ
cho đồng đội hay tự kết thúc, hay cuối cùng là đánh lạc hướng chú ý của đối
phương đang kèm đồng đội của mình để sau đó chuyền bóng cho đồng đội.
19
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

Tuy nhiên không nên lạm dụng kỹ thuật dẫn bóng, để tránh làm giảm nhịp
độ phản công nhanh và tránh làm rối loạn nhịp độ trận đấu.

1.1. Kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ và di chuyển

* Đặc điểm sử dụng

Trong thi đấu bóng rổ, người ta thường sử dụng các kỹ thuật dẫn bóng
(cao tay, thấp tay, tại chỗ và di chuyển) để thoát khỏi sự truy cản của đối
phương. Trong dẫn bóng cần phải dẫn tốt cả 2 tay, khi dẫn bóng tốc độ dẫn bóng
phụ thuộc trước hết vào độ cao bật lại của bóng từ mặt sân và góc nghiêng tạo
thành đường bay của bóng khi chạm sân và hướng thẳng đứng từ mặt sân. Bóng
bật lại càng cao và góc nghiêng càng nhỏ thì tốc độ di chuyển càng lớn. Khi
bóng bật lại thấp và gần so với chiều thẳng đứng, người học dẫn bóng chậm và
có thể thực hiện dẫn bóng tại chỗ.

* Phân tích kỹ thuật

+ Bước 1 – Tư thế chuẩn bị: TTCB hai gối khuỵu trọng tâm thấp, thân
lao về trước và hơi nghiêng về phía có bóng, mắt qua sát trên sân, bàn tay xoè
rộng tự nhiên, cánh tay, cổ tay và các ngón tay thả lỏng tự nhiên.

+ Bước 2 – Khi dẫn lấy khuỷu tay làm trụ, bóng nảy lên ngang tới thắt
lưng thì chủ động đưa tay đón bóng, dùng lực hoãn xung thông qua cổ tay rồi tới
các ngón tay, trai tay và các phần lồi của bàn tay đưa lên theo bóng, sau đó dùng
lực của cổ tay và các ngón tay miết bóng xuống đất.

+ Khi dẫn bóng cao tay tại chỗ điểm tiếp xúc tay trên bóng. Khi dẫn bóng
di chuyển về trước điểm tiếp xúc tay về nửa sau của bóng, khi di chuyển thì
điểm rơi của bóng bao giờ cũng phải ở phía trước, bên cạnh chân cùng bên tay
dẫn, đồng thời phải lấy người yểm hộ cho bóng (Hình 15).
20
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

Hình 15

Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm Phương pháp sửa chữa


thường mắc

1. Khi dẫn bóng cổ 1. - Thả lỏng cổ tay tự nhiên khi dẫn bóng.
tay quá cứng, tay - Tập đứng dẫn tại chỗ, dẫn bóng vào tường
tiếp xúc bóng không
- Tập dẫn tay tiếp xúc vào nhiều vị trí trên quả bóng.
đúng vị trí

2. Khi dẫn bóng 2. Tập dẫn bóng bằng cả 2 tay, thân trên hơi quay về phía
thường bị mất bóng. có bóng, dẫn bóng bằng tay xa người phòng thủ.

- Tập dẫn không nhìn bóng, mắt quan sát tình hình trên
sân.

* Những điểm chú ý khi dẫn bóng:

+ Khi dẫn bóng, bóng nên ở hai bên người không nên ở phía trước mặt
khi di chuyển.

+ Khi dẫn bóng không nên nhìn vào bóng mà mắt phải quan sát đồng đội
và đối phương.

+ Khi dẫn bóng phải có ý thức bảo vệ bóng, tay không có bóng cần phải
có ý thức ngăn cản đối phương vào phá cướp bóng.
21
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

1.2. Dẫn bóng thoát đối phương

1.2.1. Dẫn bóng thay đổi tốc độ

Để thay đổi dẫn bóng một cách bất ngờ, các vận động viên phải chạy để
tách người phòng thủ của đối phương. Tốc độ dẫn bóng phụ thuộc trước hết vào
độ bật lại của bóng từ mặt sân và góc nghiêng tạo thành giữa đường bay của
bóng khi chạm sân và hướng thẳng đứng từ mặt sân. Bóng bật lại càng cao và
góc nghiêng càng nhỏ thì tốc độ di chuyển càng lớn. Khi bóng bật lại thấp và
gần so với chiều thẳng đứng, thì cầu thủ dẫn bóng chậm và có thể thực hiện dẫn
bóng tại chỗ.

1.2.2. Dẫn bóng đổi hướng

* Đặc điểm sử dụng: Sử dụng động tác này chủ yếu là để thoát khỏi sự
kèm chặt của đối phương và thực hiện tấn công ném rổ.

* Phân tích kỹ thuật

Dẫn bóng khi đổi hướng thì bàn tay đặt lên các điểm khác nhau ở mặt bên
của bóng và duỗi thẳng tay theo hướng cần thiết. Cũng thực hiện như trên để
thay đổi độ nảy của bóng, để xoay người và để chuyền bóng.

Trong thi đấu bóng rổ, để dẫn bóng thoát khỏi đối phương, các đấu thủ
còn hay sử dụng phương pháp thoát khỏi đối phương bằng cách chuyển bóng từ
tay này sang tay kia, dẫn bóng đổi tay qua sau lưng, dẫn bóng đổi tay qua giữa 2
chân (hình 16 - 17 )
22
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

Hình 16: Dẫn bóng qua đối phương bằng đổi tay sau lưng

Hình 17: Dẫn bóng qua đổi qua giữa hai chân

Cách thực hiện khi dẫn bóng:

- Khi cầm bóng trước mặt không có đối phương kèm thì dẫn bóng vào ném
rổ.

- Khi cầm bóng bị đối phương kèm không thể chuyền bóng hoặc ném rổ,
lúc này phải dùng động tác dẫn bóng di chuyển đến vị trí khác tạo điều kiện
chuyền bóng hoặc ném rổ.

- Khi đối phương dùng chiến thuật kèm người chặt muốn đột phá phải
dùng động tác dẫn bóng.

- Khi dùng chiến thuật yểm hộ, phối hợp dùng động tác dẫn bóng.
23
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

III. KỸ THUẬT TẤN CÔNG KỸ THUẬT NÉM RỔ

1.Tầm quan trọng của kỹ thuật ném rổ.

Ném rổ là nội dung cơ bản trong thi đấu của đội tấn công, còn ném bóng
vào rổ là mục đích chủ yếu của nó. Để đạt được thành tích cao trong các giải,
mỗi người học bóng rổ không những phải nắm vững kỹ thuật chuyền bóng, bắt
bóng, dẫn bóng mà còn phải biết tấn công ném rổ chính xác, thực hiện ném rổ từ
các vị trí ban đầu khác nhau, từ bất kỳ khoảng cách nào trong lúc đối phương
kèm chặt.

Song muốn ném rổ tốt cần phải có kỹ thuật di chuyển, dẫn bóng, chuyền
bắt bóng mới tạo điều kiện thuận lợi cho động tác ném rổ có hiệu quả. Nếu các
kỹ thuật trên không tốt sẽ không có điều kiện để ném rổ có hiệu.

* Những yếu tố ảnh hưởng tới việc ném rổ chính xác.

Độ chính các của ném rổ được xác định trước hết là nhờ có kỹ thuật hợp
lý, sự ổn định của động tác, sự điều khiển và chi phối được động tác, có sự luân
phiên hợp lý giữa căng cơ và thả lỏng cơ, có sức mạnh và sự linh hoạt của bàn
tay, có sự ra lực cuối cùng của tay và nhờ có cả quỹ đạo bay hợp lý và độ xoáy
bóng cần thiết.

Khi chuẩn bị ném rổ vận động viên cần đánh giá tính huống trên sân ( có
đồng đội ở vị trí thuận lợi hay không, đồng đội có đảm bảo tranh cướp được
bóng bật lại hay không… ), đánh giá cường độ và phương pháp phòng thủ của
đối phương, điều kiện tranh cướp bóng bật lại và những yếu tố khác. Vào thời
điểm kết thúc ném rổ cần phải thả lỏng cơ bắp. Thực tế đã chứng minh ưu thế
nhất định của các lần ném rổ bóng bật bảng.

Khi ném rổ, tốt nhất là tạo cho bóng có độ xoáy quanh trục nằm ngang
theo hướng ngược với hướng bay (xoáy ngược). Khi ném rổ từ dưới bảng từ
nhiều vị trí phức tạp, người ta áp dụng bóng xoáy quanh trục thẳng đứng, do đó
tạo điều kiện chọn điểm bóng bật tự do hơn, mà giới hạn chỉ ném vào phần bảng
trên rổ, nhờ vậy có thể sử dụng cả khoảng không sau rổ để di chuyển và đột phá
24
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

ném rổ. Nếu ném rổ từ những cự ly trung bình và xa thì tốt nhất là ném bằng tay
khoẻ hơn. Nếu ném rổ gần thì cần phải biết thực hiện cả bằng tay phải cũng như
tay trái.

Việc lựa chọn quỹ đạo bay của bóng cần căn cứ vào khoảng cách, chiều
cao của vận động viên, chiều cao bật nhảy của vận động viên và sự tích cực cản
phá bóng của người phòng thủ có chiều cao.

Khi ném rổ ở cự ly trung bình (3 – 6,75m) và xa hơn thì quỹ đạo bay của
bóng tốt nhất cần chọn là đường parabon, theo đường này điểm cao nhất trên
mức rổ là 1,4 đến 2m, nếu quỹ đạo cầu vồng cao hơn thì sẽ kéo dài đường bay
của bóng một ít, do đó độ chính xác ném rổ giảm xuống. Khoảng cách càng xa,
quỹ đạo bay càng dài nhờ tạo đà lớn và ra lực kết thúc mạnh khi bóng dời tay.
Chuyển động tiếp theo sau khi ném rổ cần phải trở thành thói quen đối với bất
kỳ vận động viên nào.

2. Kỹ thuật tại chỗ ném rổ hai tay trước ngực


*Đặc điểm sử dụng.

Kỹ thuật này lợi dụng sức của 2 tay để ném rổ từ những khoảng cách xa, nếu
không có sự cản phá tích cực của người phòng thủ. Phương pháp ném này được
tiếp thu nhanh bởi cấu trúc động tác của nó gần giống với chuyền bóng 2 tay
trước ngực.

* Phân tích kỹ thuật

+ Bước 1(B1) – Tư thế chuẩn bị (TTCB): Hai chân đứng rộng bằng vai,
chân trước sau, hoặc đứng song song, trọng tâm thấp, hai gối khuỵu. Hai tay
cầm bóng trước ngực, các ngón tay của 2 bàn tay cầm bóng mở tự nhiên, giữ
bóng ở 2 bên chếch nửa sau quả bóng, 2 đầu ngón cái hơi chếch hình chữ V. Hai
khuỷu tay co ép sát hai bên sườn, mắt nhìn hướng ném.

+ Bước 2(B2) – Khi ném: Hai chân đạp đất vươn người lên cao về phía
trước, đồng thời đưa bóng theo một đường vòng cung nhỏ từ dưới lên trên. Khi
bóng lên tới trước ngực, hơi xoay cổ tay vào trong rồi nhanh chóng duỗi cẳng
25
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

tay đưa bóng về trước và chếch lên cao. Khi bóng sắp rời khỏi tay thì dùng sức
chủ yếu là các ngón cái, trỏ và giữa đẩy bóng đi. Để tạo độ xoáy của bóng khi
bay cần dùng các ngón tay miết vào bóng.

+ Bước 3(B3) – Kết thúc động tác thân người vươn thẳng, trọng tâm dồn
vào chân trước (hình 18).

Hình 18: Tại chỗ ném rổ 2 tay trước ngực

Những sai lầm thường mắc và phương pháp sửa chữa

Những sai lầm Phương pháp sửa chữa


thường mắc

1. Ném rổ đường 1. - Tập mô phỏng động tác ném rổ.


bóng đi thấp - Tập ném vào một điểm cố định trên tường

- Tập động tác ném thuần thục mới ném vào rổ, đầu tiên
ở cự ly gần sau đó kéo dài cự ly.

2. - Tại chỗ cầm bóng tạp thứ tự dùng lực toàn thân
phối hợp các chuyển động của tay đẩy bóng đi.

2. Phối hợp động tác - Tập ném rổ ở các góc độ khác nhau và cự ly khác

không nhịp nhàng. nhau.


26
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

3. Không ném bóng 3. - Tập cảm giác tay: tại chỗ đẩy bóng ra tay gập cổ
tới rổ ở cự ly xa tay.

- Tập động tác miết đều 2 tay vào bóng.

- Tập sử dụng ra tay cuối cùng 2 ngón trỏ và giữa.

2. Tại chỗ ném rổ bằng một tay trên cao

Kỹ thuật tại chỗ ném rổ bằng tay trên vai là cách ném bóng vào rổ cơ bản
mà người chơi bóng rổ nào cũng phải thành thạo kỹ năng này. Để thành thạo kỹ
thuật ném bóng rổ thì các bạn cần thực hiện đúng theo các bước dưới đây.

* Đặc điểm sử dụng.

Đây là một kỹ thuật tương đối phổ biến để ném rổ ở cự ly xa, trung bình.
Kỹ thuật này thường được các đội tiên tiến sử dụng trong thi đấu, nhất là khi
ném phạt.

* Phân tích kỹ thuật

Bước 1: Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng rộng bằng vai, chân trước sau,
tay nào ném rổ thì chân đó đứng trước, trọng tâm dồn vào chân trước. Hai tay
cầm bóng trước ngực, các ngón tay mở tự nhiên, hai khuỷu tay co ép sát hai bên
sườn, mắt nhìn hướng ném.

Bước 2: Khi ném

- Đưa bóng lên phía trên trước chán, ở phía trước mặt cùng với tay ném
rổ, cùi chỏ hướng về phía rổ.

- Lực ném bóng được phối hợp từ dưới chân lên, duỗi gối, lực lên hông,
đến vai, cẳng tay, duỗi cánh tay, gập cổ tay và bàn tay miết vào bóng, bóng rời
tay ở ngón tay trỏ và ngón giữa.

- Cách cầm bóng khi ném với góc 45 độ so với mặt đất, lúc bóng bay đi
có hướng xoáy ngược lại do tác động của bàn tay miết vào bóng.

Bước 3: Kết thúc ném rổ tại chỗ


27
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

Sau khi đưa bóng tới vị trí trên vai thì đồng thời hạ thấp trọng tâm, sau đó
2 chân đạp đất tạo nên lực chuyển qua thân tới cánh tay đến cẳng tay. Khi tay
gần thẳng hết thì dùng sức của cổ tay và các ngón tay gập miết theo bóng. Bóng
ra tay cuối cùng là 2 ngón trỏ và giữa. Sau khi bóng bay ra khỏi tay, thân người
vươn lên cao, giữ nguyên tư thế người 2s để định hình và trọng tâm dồn vào
chân trước. Do sức miết của các ngón tay, bóng xoáy ngược trở lại theo trục
ngang.

Hình 19: Tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao

Việc giữ nguyên tư thế giúp người ném tạo ra một tư thế ném chuẩn và đẹp
trong mắt người xem (Hình 19).

Những sai lầm Phương pháp sửa chữa

1. Ném rổ ít chuẩn xác 1. Tập cảm giác tay: Dừng tại chỗ đấy
bóng ra tay. Chú ý dung lực cổ tay.

- Tập sử dụng ra tay cuối cùng bằng


ngón trỏ và ngón giữa.

- Tập ném rổ với cự ly khác nhau

2. Đướng bóng đi thấp 2. Khủy tay khi ném rổ phải nâng lên
hướng về phái trước và lên cao. Cổ tay
thả lỏng dung sức đẩy bóng.

3. Không lợi dụng được sức cảu toàn 3. Tập tại chỗ đưa bóng từ ngực lên vai
28
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

than để đẩu bóng đi xa và duỗi tay ném rổ liên tục.

- Khi đưa bóng lên vai cần phối hợp


nhịp nhàng, hạ thấp trọng tâm nhanh
chóng đạp chân vươn than dồn lực vào
tay.

- Tại chỗ tập phối hợp ném bóng vào


rổ từ chậm đến nhanh, kết hợp từ
không bóng đến có bóng.

4. Nhảy ném rổ một tay trên cao

* Đặc điểm sử dụng:

Đây là phương pháp tấn công cơ bản trong bóng rổ hiện đại, trong thi đấu
70% số lần ném rổ được thực hiện bằng phương pháp này. Nhảy ném rổ là lợi
dụng độ cao do bật nhảy để người phòng thủ không kèm được. Kỹ thuật này
thường được sử dụng ở cự ly trung bình và gần.

* Phân tích kỹ thuật

Tư thế chuẩn bị:

Hai chân đứng song song rộng bằng vai, gối khuỵu, trọng tâm thấp, hai tay cầm
bóng để phía trước ngang thắt lưng.

Khi ném rổ:

Đạp mạnh hai chân nhảy thẳng lên. thân người hướng về hướng ném.
Đồng thời với động tác bật nhảy, hai tay chuyền bóng từ thắt lưng sang tay phải
lên trên đầu bên tay phải, giữ bóng bằng tay trái ở phía trên và bên cạnh. Khi
nhảy lên đến điểm cao nhất, đấu thủ hướng bóng vào rổ, duỗi tay phải về phía
trước lên cao, gập cổ tay, bàn tay, các ngón tay sao cho bóng xoáy ngược. Tay
trái dời bóng vào thời điểm khi bắt đầu động tác duỗi thẳng tay phải (hình 18).
29
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

* Những điểm chú ý khi bật nhảy ném rổ.

Phải hết sức rút ngắn thời gian chuẩn bị trước khi nhảy để không bị đối
phương nhảy chắn, có thể làm động tác giả xong nhảy ném.

– Bóng ra tay phải kịp thời, khi người nhảy lên đến điểm cao nhất và dừng
lại, phải lập tức ném rổ. Muốn ném rổ chính xác phải giữ thăng bằng trên không
tốt.

– Khi nhảy ném rổ phải nhảy thẳng, không lao về trước.


30
Bộ môn Giáo dục thể chất – PTIT

Câu hỏi ôn tập:

1. Phân tích và thực hiện kỹ thuật(KT) ném rổ tại chỗ bằng hai tay trên cao.
2. Phân tích và thực hiện KT ném rổ tại chỗ bằng hai tay trước ngực.
3. Phân tích và thực hiện KT ném rổ tại chỗ bằng một tay trên cao.
4. Kỹ thuật đi và chạy trong di chuyển không bóng.
5. Kỹ thuật nhảy và quay trong di chuyển không bóng.
6. Nêu các hình thức di chuyển không bóng. Phân tích một trong các KT đó.
7. Tầm quan trọng của KT bắt bóng. Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay.
8. Tầm quan trọng của KT bắt bóng. Kỹ thuật bắt bóng bằng một tay.
9. Tầm quan trọng của KT chuyền bóng. Chuyền bóng bằng hai tay trước ngực.
10.Tầm quan trọng của KT chuyền bóng. Chuyền bóng bằng hai tay bật đất.
11.Tầm quan trọng của KT chuyền bóng. Chuyền bóng bằng hai tay trên cao.
12.Tầm quan trọng của KT chuyền bóng. Chuyền bóng bằng một tay dưới thấp.
13.Tầm quan trọng của KT dẫn bóng. Kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ và di chuyển
14.Tầm quan trọng của KT dẫn bóng. Dẫn bóng thoát đối phương

You might also like