You are on page 1of 150

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.

368

Trêng ®¹i häc ngo¹i th¬ng


Khoa kinh tÕ & kinh doanh quèc tÕ
-------  -------

LuËn v¨n tèt nghiÖp


§Ò tµi:
So s¸nh chuÈn mùc kÕ to¸n quèc tÕ vµ chuÈn mùc kÕ to¸n
viÖt nam vÒ tµi s¶n cè ®Þnh

Sinh viªn thùc hiÖn : ®Æng thanh ph¬ng

Líp : Anh 14 – k45e – KT®n

Gi¸o viªn híng dÉn : Th.s nguyÔn thÞ thu h»ng

Hµ Néi – 5/2010

Danh Mục bảng biểu, hình vẽ :

Bảng 1: Sơ đồ cấu trúc IASB


Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Bảng 3 : quy trình đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế
toán quốc tế.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................1
Chương 1: Một số vấn đề chung về chuẩn mực kế toán :...................................4
I. Khái niệm và sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán:...................................4
1. Khái niệm về chuẩn mực kế toán :..............................................................4
2. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán......................................................4
3. Phân loại chuẩn mực kế toán :.....................................................................6
II. Chuẩn mực kế toán quốc tế:...........................................................................7
1. Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán thế giới :.............7
1.1. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế và những rào cản đối với
việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế :......................................................7
1.2. Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán
quốc tế:................................................................................................................8
1.2.1. Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) :............................8
1.2.1.1. Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh :...............................................8
1.2.1.2. Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và duy
trì vai trò là tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế :.........9
1.2.1.3. Những nỗ lực tìm kiếm sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối với
những chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC...................................................10
1.2.1.4. Mốc son năm 2000:.............................................................................11
1.2.2. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB):........................................12
1.3. Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc
tế :.....................................................................................................................15
2. Quy trình soạn thảo nên các chuẩn mực kế toán quốc tế :........................15
3. Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế :.....................19
3.1. Lợi ích đối với các nhà đầu tư :.................................................................19
3.2. Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia :...................................................19
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

3.3. Lợi ích đối với các nước đang phát triển:..................................................20
3.4. Lợi ích đối với các cơ quan thuế:..............................................................20
3.5. Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực:..........................21
3.6. Lợi ích đối với các công ty kế toán và kiểm toán......................................21
II. Chuẩn mực kế toán Việt Nam:.....................................................................21
1. Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam:................21
1.1. Hoàn cảnh ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam :......................21
1.2. Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam:..................................22
1.2.1. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cở sở các chuẩn
mực kế toán quốc tế :........................................................................................22
1.2.2. Tuy dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng tính đến nay số
lượng của các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa tương đương :.............23
1.2.3. Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam không dựa trên một
Khung Khái niệm (conceptual framework) :....................................................24
2. Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam:.................................25
3. Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam:...........27
3.1. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam :..............................................................................................27
3.2. Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước :.........................................28
3.3. Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam :..............29
Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về
TSCĐ................................................................................................................29
I. Một số vấn đề chung về TSCĐ :...................................................................29
1. Định nghĩa, đặc điềm :..............................................................................29
1.1. Định nghĩa về tài sản nói chung:...............................................................29
1.2. Khái niệm về tài sản cố định :...................................................................32
2. Phân loại TSCĐ:........................................................................................32
2.1. Theo hình thái biểu hiện :..........................................................................33
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

2.1.1. Tài sản cố định hữu hình :......................................................................33


2.1.1.1 Đặc điểm chung của tài sản cố định hữu hình :....................................33
2.1.1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình:......................................................35
2.1.2 Tài sản cố định vô hình :..........................................................................36
2.1.2.1. Đặc điểm chung của tài sản cố định vô hình :.....................................36
2.1.2.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình:.......................................................37
2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu :.........................................................38
2.3. Phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụng :..............................39
II. Những điểm giống nhau và khác nhau trong quy định của chuẩn mực kế
toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ:.................................41
1. Về TSCĐ hữu hình :..................................................................................41
1.1. Ghi nhận TSCĐ hữu hình :........................................................................41
1.1.1. Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình:......................................................41
1.1.1.1.Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình :...........................41
1.1.1.2. Các điểm giống nhau giữa hai chuẩn mực :.........................................43
1.1.1.3. Điểm khác biệt giữa hai chuẩn mực :..................................................45
1.1.2. Áp dụng tiêu chuẩn ghi nhận cho từng trường hợp cụ thể :...................46
1.2. Xác định giá trị ban đầu:............................................................................48
1.2.1 Nguyên tắc ghi nhận:...............................................................................48
1.2.2. Các trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình :.........................51
1.2.2.1. TSCĐ hữu hình mua sắm:...................................................................51
1.2.2.2. TSCĐ hữu hình là do doanh nghiệp tự xây dựng, tự chế :..................52
1.2.2.3. TSCĐ hữu hình được mua theo phương thức trả góp:........................54
1.2.2.4. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi :....................................55
1.2.2.5. TSCĐ hữu hình bao gồm đất và các công trình kiến trúc gắn liền......57
với đất:..............................................................................................................57
1.3. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu:......................................................58
1.3.1. Phương pháp giá gốc :............................................................................59
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

1.3.2. Phương pháp đánh giá lại :.....................................................................60


1.4. Khấu hao TSCĐ hữu hình:........................................................................63
1.4.1. Khái niệm khấu hao TSCĐ và cách hạch toán khấu hao TSCĐ :..........63
1.4.2.Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình :....................................64
1.4.3. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình :...............................................67
1.4.5. Giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình :.....................................................73
1.4.6. Thời điểm bắt đầu và ngừng trích khấu hao:..........................................75
1.5. Sự giảm giá trị TSCĐ hữu hình:...............................................................76
1.6. Trình bày báo cáo tài chính :.....................................................................77
1.6.2. Những thông tin mà VAS 3 yêu cầu trình bày còn 16 chỉ khuyến khích
trình bày:...........................................................................................................77
1.6.3.Những thông tin mà IAS 16 yêu cầu trình bày nhưng VAS 3 không yêu
cầu trình bày:....................................................................................................78
1.6.3.1. Những thay đổi trong ước tính kế toán:...............................................78
1.6.3.1. Trình bày các thông tin liên quan tới đánh giá lại tài sản:...................78
2. Về TSCĐ vô hình :....................................................................................79
2.1. Ghi nhận TSCĐ vô hình:...........................................................................79
2.1.1. Định nghĩa và các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô
hình:..................................................................................................................79
2.1.1.1. Định nghĩa về TSCĐ vô hình :............................................................79
2.1.1.2. Các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình :........80
2.1.1.2.1. Tính có thể xác định được :..............................................................81
2.1.1.2.2. Khả năng kiểm soát:.........................................................................83
2.1.1.2.3. Lợi ích kinh tế trong tương lai :........................................................85
2.1.2. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:......................................................86
2.2. Xác định giá trị ban đầu:............................................................................88
2.2.1. Trường hợp mua TSCĐ vô hình riêng biệt :...........................................88
2.2.2. TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm:..90
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

2.2.3. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn :........................................91


2.2.4. Trường hợp mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp :.........92
2.2.5. Trường hợp TSCĐ vô hình được Nhà Nước cấp hay biếu tặng :...........93
2.2.6. Trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi :.....................94
2.2.7. lợi thế thương mại được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp:.................94
2.2.8. TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp :..............................94
2.3. Ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình:.........................................96
2.4. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu:......................................................98
2.5. Khấu hao TSCĐ vô hình :.......................................................................100
2.5.1. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình :...................................100
2.5.2. Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình :...............................................102
2.5.3. Giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình.......................................................103
2.6. Ghi giảm TSCĐ vô hình :........................................................................104
2.7. Trình bày báo cáo tài chính :...................................................................104
2.7.1. Những thông tin mà cả VAS 4 và IAS 38 đều yêu cầu trình bày:........104
2.7.2. Những thông tin mà VAS 4 yêu cầu trình bày mà IAS 38 không yêu
cầu trình bày:..................................................................................................105
2.7.3. Những thông tin mà IAS 38 yêu cầu trình bày mà VAS 4 không yêu
cầu trình bày :.................................................................................................106
3. TSCĐ thuê tài chính:...............................................................................107
3.1. Phân loại thuê tài sản hay tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ thuê tài chính :
........................................................................................................................107
3.2. Ghi nhận tài sản thuê tài chính và nguyên giá của tài sản:......................110
3.2.1. Nguyên tắc ghi nhận:............................................................................110
3.2.2. Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu:......................111
3.2.3. Giá trị hợp lý của tài sản :.....................................................................112
3.2.4. Chi phí sau ghi nhận ban đầu :..............................................................113
3.2.5. Khấu hao TSCĐ thuê tài chính :..........................................................113
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn
mực kế toán quốc tế........................................................................................114
I. Đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế là
một xu thế tất yếu tại Việt Nam :....................................................................114
II. Nguyên nhân khiến cho Việt Nam chưa thể áp dụng ngay và toàn bộ chuẩn
mực kế toán quốc tế :......................................................................................115
1. Nhân tố về kinh tế :.................................................................................115
1.1. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường :............................................................................................................115
1.2. Mức độ phát triển của nền kinh tế...........................................................116
1.3. Mức độ phát triển của thị trường vốn :....................................................117
1.4. Nhu cầu về thông tin kế toán chất lượng cao vẫn ở mức thấp :...............117
2. Nhân tố về công nghệ thông tin :............................................................118
3. Nhân tố về hệ thống luật :.......................................................................119
III. Giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các
chuẩn mực kế toán quốc tế (ở đây chỉ giới hạn trong các chuẩn mực kế toán
về tài sản cố định):......................................................................................121
1. Phương hướng đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực
kế toán quốc tế :..............................................................................................121
2. Các giải pháp cụ thể để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các
chuẩn mực kế toán quốc tế :..........................................................................123
2.1. Hoàn thiện cơ chế soạn thảo chuẩn mực :...............................................123
2.2. Hoàn thiện chuẩn mực kế toán :..............................................................124
2.2.1. Bổ sung chuẩn mực kế toán đã có trong bộ chuẩn mực kế toán quốc tế
mà chưa có trong bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam :.....................................124
2.2.2. Bổ sung các quy định đã có trong chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng
chưa có trong chuẩn mực kế toán Việt Nam :................................................125
2.2.2.1. Phương pháp đánh giá lại :................................................................125
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

2.2.2.2. Giá trị hợp lý của TSCĐ :..................................................................126


2.2.2.3. Tần suất của việc đánh giá lại :..........................................................126
2.2.2.4. Nếu một tài sản trong một lớp được đánh giá lại thì toàn bộ lớp tài sản
cũng sẽ được đánh giá lại................................................................................127
2.2.3. Cập nhật cập nhật sự thay đổi mới nhất của chuẩn mực kế toán quốc tế
vào các chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng :.........................................127
3. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chuẩn mực và hoàn thiện hệ thống tài
khoản kế toán :................................................................................................128
3.1. Hoàn thiện các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán Việt Nam về
tài sản cố định :...............................................................................................128
Các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực VAS 3 và VAS 4 cần được bổ sung
các quy định xử lý chênh lệch khi đánh giá lại tài sản :.................................128
3.1.1. Nguyên tắc hạch toán :.........................................................................128
3.1.2. Về tài khoản sử dụng :..........................................................................130
3.1.3. Về phương pháp hạch toán :.................................................................130
3.2. Hoàn thiện quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài
Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:
........................................................................................................................132
4. Điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt
Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế :.......................................133
4.1. Sự phát triển của nền kinh tế:.................................................................133
4.1. Sự chuẩn bị của các doanh nghiệp:..........................................................135
KẾT LUẬN....................................................................................................136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................139
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

LỜI NÓI ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền
kinh tế.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Thế nhưng quá trình
hội nhập đâu chỉ có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộc
chúng ta phải kiên trì và nỗ lực vượt qua.
Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệ
thống chuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt
động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước
có nền kinh tế thị trường và quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội
nhập kinh tế, quốc tế và khu vực.
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang được xây dựng trên cơ
sở các chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã
hội đặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán
quốc tế vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiện
được. Chính nguyên nhân đó đã khiến cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam
dù được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có nhiều
điểm khác biệt mang tính trọng yếu.
Việc xem xét nghiên cứu những điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế
toán Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết trong nhiều mục
đích.
Mục đích thứ nhất là để giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài hoạt động ở Việt Nam có thể thấy được những sự khác biệt căn bản
giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán, từ đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng

1
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

thực hiện sự chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang
báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc tế (phục vụ cho mục đích báo cáo tập
đoàn) một cách dễ dàng hơn.
Mục đích thứ hai là khi nghiên cứu những khác biệt của chuẩn mực kế
toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế, chúng ta có thể rút ra được
những vấn đề mà cần bổ sung, sửa đổi trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam
để từ đó hoàn thiện hơn hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam phục vụ
cho mục đích hội nhập kinh tế.
Mục đích thứ ba là nghiên cứu những sự khác biệt giữa các hệ thống
chuẩn mực cũng góp phần cho công tác nghiên cứu và tìm hiểu về xu thế hài
hòa hóa các quy định kế toán đang diễn ra trên thế giới.
Hiện nay, các công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam như Deloitte, KPMG
hay Ernt & Young đều đã có những nghiên cứu về so sánh các chuẩn mực kế
toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, chưa có những
nghiên cứu sâu vào một đối tượng cụ thể nào đó của báo cáo tài chính.. Tài
sản cố định không chỉ là một đối tượng kế toán quan trọng trên bảng cân đối
kế toán mà còn là một tư liệu lao động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.
Do đó, sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế
toán quốc tế về tài sản cố định sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc lập và trình bày
báo cáo tài chính. Chính vì những nguyên nhân trên mà tác giả bài này đã
chọn nghiên cứu sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn
mực kế toán quốc tế về tài sản cố định.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Bài luận văn này chỉ tập trung vào nghiên cứu sự khác biệt giữa các
chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế có liên quan trực
tiếp tới tài sản cố định là chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3 – Tài sản cố định
hữu hình; chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4 – Tài sản cố định vô hình và
chuẩn mực kế toán Việt Nam số 6 – Thuê tài sản; Chuẩn mực kế toán quốc tế

2
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

số 16 – Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ; Chuẩn mực kế toán quốc tế số
38 – Tài sản cố định vô hình và chuẩn mực kế toán Quốc tế số 17 – Thuê tài
sản.
Bài luận văn này sẽ không đi sâu vào những vấn đề có liên quan đến tài
sản cố định và có liên quan đến các chuẩn mực trên mà được qui định chính
trong các chuẩn mực khác. Như quy định về vốn hóa chi phí lãi vay được qui
định chính trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 23- chi phí lãi vay hay quy
định về tổn thất giá trị tài sản được quy định chính trong chuẩn mực kế toán
quốc tế số 36- Sự giảm giá trị tải sản. Những quy định đó có thể được đề cập
nhưng chỉ là để hỗ trợ cho việc tìm hiểu sự khác biệt của các chuẩn mực được
tập trung nghiên cứu.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử để nghiên cứu các vấn đề một cách vừa ở tính toàn diện vừa ở tính cụ
thể, đảm bảo tính logic của vấn đề nghiên cứu.
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp qui
nạp, diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so
sánh để phân tích vấn đề, so sánh, đánh giá và rút ra vấn đề.
4. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của
khóa luận bao gồm :
Chương 1: Một số vấn đề chung về tài sản cố định.
Chương 2 : Chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam
về tài sản cố định.
Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với
chuẩn mực kế toán

3
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Chương 1: Một số vấn đề chung về chuẩn mực kế toán :

I. Khái niệm và sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán:

1. Khái niệm về chuẩn mực kế toán :


Theo khoản 1 điều 8, luật kế toán số 03/2003/QH11 thì “chuẩn mực kế
toán gồm những nguyên tắc và những phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính .”
Như vậy, các chuẩn mực kế toán là các văn bản tập hợp các nguyên tắc
và phương pháp kế toán ở mức độ tổng quát để định hướng cho các doanh
nghiệp trong việc ghi sổ kế toán các giao dịch của doanh nghiệp cũng như
trong việc ;ập báo cáo tài chính.
Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau :
- Mục đích của chuẩn mực
- Phạm vi của chuẩn mực
- Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực
- Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu
cầu về lập và trình bày báo cáo tài chính

2. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán


Mục đích chung của việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán
là để thống nhất hoạt động kế toán trong một phạm vi địa lý (đó có thể là
trong một quốc gia, trong một khu vực hay trên toàn cầu).
Nếu như không có chuẩn mực kế toán , các công ty sẽ sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau để lập và trình bày báo cáo tài chính của mình. Ví dụ
nếu như không có chuẩn mực kế toán thì sẽ có công ty thì ghi nhận chi phí
sửa chữa và bảo trì tài sản vào giá trị tài sản với lý do là các chi phí đó giúp
tài sản duy trì được trạng thái hoạt động tốt và nhờ đó đem lại lợi ích kinh tế
cho công ty. Thế nhưng sẽ có công ty lại lý luận rằng chi phí sửa chữa và bảo

4
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

trì tài sản chỉ giúp cho tài sản duy trì trạng thái hiện tại chứ không làm tăng
thêm lợi ích kinh tế từ tài sản. Do đó, công ty không ghi nhận chi phí đó vào
giá trị tài sản. Mỗi công ty đều cho rằng lý luận của mình đúng và lập báo cáo
tài chính theo những cách khác nhau. Và tất yếu, hai báo cáo tài chính của hai
công ty không thể đem ra so sánh với nhau được do chúng không được lập
trên cùng một cơ sở.
Không chỉ có thế, việc thiếu một bộ chuẩn mực kế toán sẽ là cơ hội cho
các công ty sử dụng các thủ pháp kế toán để làm đẹp báo cáo tài chính. Các
công ty thậm chí có thể biến tình trạng thua lỗ của công ty thành có lãi.
Việc thiếu chuẩn mực kế toán cũng tạo cơ hội cho các công ty được tùy
ý trình bày các thông tin có liên quan đến các đối tượng kế toán trên báo cáo
tài chính. Công ty có thể giấu diếm các thông tin bất lợi cho mình và chỉ trình
bày những thông tin có lợi cho mình.
Chính vì những vấn đề trên, người sử dụng báo cáo tài chính sẽ không
thể đưa ra một quyết định kinh tế hợp lý dựa vào các thông tin trên báo cáo tài
chính được. Ví dụ như nhà đầu tư không thể đưa ra quyết định chọn lựa công
ty nào để đầu tư vốn. Ngân hàng không thể đánh giá được khả năng trả nợ của
các công ty trong quá trình thẩm định tín dụng để quyết định nên cho công ty
nào vay. Các cơ quan thuế có thể thu không đủ thuế. Nhà Nước không thể
đánh giá được một cách chính xác hiệu quả hoạt động kinh tế của các doanh
nghiệp…
Ngoài ra, việc có một bộ chuẩn mực kế toán cũng giúp ích cho người
sử dụng báo cáo tài chính trong việc đọc và phân tích các báo cáo tài chính
được dễ dàng hơn. Người sử dụng báo cáo tài chính có thể hiểu được cấu trúc
của báo cáo tài chính, bản chẩt của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, hiểu
được các thuyết minh báo cáo tài chính bằng cách đọc các chuẩn mực kế toán.
Từ đó, người sử dụng báo cáo tài chính mới có thể đưa ra các phân tích chính
xác về hiệu quả hoạt động của công ty.

5
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Một lợi ích nữa mà người sử dụng báo cáo tài chính có thể thu được từ
các chuẩn mực kế toán đó là sự đảm bảo rằng các công ty và các kiểm toán
viên thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính đã tuân thủ các chuẩn mực kế
toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Người sử dụng có thể
không có kiến thức về kế toán cũng như không đủ khả năng để hiểu được các
chuẩn mực kế toán nhưng nếu họ nghi ngờ về tính trung thực và hợp lý của
các báo cáo tài chính thì họ có thể thuê một tổ chức chuyên nghiệp để kiểm
định việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán của ban giám đốc các công ty cũng
như của các kiểm toán viên có liên quan. Như vậy, việc ban hành các chuẩn
mực kế toán là một cách để tăng thêm lòng tin cho người sử dụng báo cáo tài
chính đối với các báo cáo tài chính và ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong việc
lập và trình bày báo cáo tài chính.

3. Phân loại chuẩn mực kế toán :


Hiện nay trên thế giới đang có hai hệ thống chuẩn mực là chuẩn mực kế
toán quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia.
Các chuẩn mực kế toán quốc gia được soạn thảo và ban hành theo
những cơ chế rất khác nhau ở mỗi nước. Do mỗi nước có điều kiện kinh tế và
chính trị rất khác nhau nên các chuẩn mực kế toán giữa các nước có nhiều sự
khác biệt.
Chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo và ban hành bởi Hội đồng
chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Mục đích của việc ban hành chuẩn mực
kế toán quốc tế là để tạo ra một sự hài hòa quốc tế trong lĩnh vực kế toán, để
giảm bớt các chi phí của việc các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo
những chuẩn mực kế toán có nhiều khác biệt giữa các nước. Các chuẩn mực
kế toán quốc tế sau một thời gian dài phát triển đã được đón nhận bởi nhiều
nước trên thế giới. Xu hướng của các nước hiện nay là cố gắng đưa chuẩn
mực quốc gia tiệm cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế.

6
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

II. Chuẩn mực kế toán quốc tế:

1. Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán thế giới :

1.1. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán quốc tế và những rào cản đối
với việc hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế :
Sự phát triển của kế toán ở các nước thường có sự khác nhau về các qui
định và cách thức hạch toán kế toán cộng thêm sự khác biệt về hệ thống kinh
tế và điều kiện thương mại giữa các nước dẫn đến sự khác nhau giữa các nước
về mô hình và phương pháp kế toán.
Sự khác nhau này tạo nên nét đặc trưng của hệ thống kế toán mỗi quốc
gia nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của thị trường thế giới và có
thể làm giảm sút khả năng hợp tác, tìm kiếm vốn để cạnh tranh một cách có
hiệu quả. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự tồn tại của hệ thống chuẩn
mực kế toán quốc tế với vai trò là ngôn ngữ chung để làm cầu nối cho các nền
kinh tế là một nhu cầu tất yếu.
Tuy nhiên, rào cản đối với việc tạo lập các chuẩn mực kế toán chung là
khá nhiều:
(a) Sự khác biệt trong mục đích sử dụng báo cáo tài chính giữa các nước : ở
một số nước báo cáo tài chính chỉ đơn thuần được lập cho mục đích tính
thuế, còn ở nước khác là để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của nhà
đầu tư. Điều đó sẽ khiến cho yêu cầu trình bày báo cáo chi tiết đến mức
độ nào và chi tiết những khoản mục nào là khác nhau giữa các nước
(b) Do hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến sự hạn chế của một số hoạt
động kế toán và điều này đương nhiên sẽ được phản ánh trong các chuẩn
mực kế toán
(c) Mỗi nước có một quan điểm khác nhau về người sử dụng báo cáo tài
chính và tầm quan trọng của họ. Như ở Mỹ thì nhà đầu tư và các tổ chức

7
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

tín dung được đặt ưu tiên lên hàng đầu trong khi ở Châu Âu thì người lao
động lại được quan tâm nhiều hơn.
(d) Các nước đang phát triển hiển nhiên đang chậm chân hơn so với các
nước đã phát triển trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán. Có
những quy tắc và những chuẩn mực cơ bản đã được ban hành từ lâu ở
các nước đã phát triển thì nay mới chỉ được các nước đang phát triển tiến
hành soạn thảo.
(e) Chủ nghĩa quốc gia cũng góp phần ngăn cản việc sử dụng các chuẩn
mực kế toán của nước khác.
(f) Sự khác biệt về văn hóa khiến cho mục tiêu của hệ thống kế toán khác
nhau giữa các nước
(g) Một vài nước phải ở vào trong những hoàn cảnh đặc biệt như siêu lạm
phát, nội chiến, hạn chế lưu thông tiền tệ,… tác động tới mọi mặt của đời
sống xã hội cũng như ảnh hưởng lớn tới các công ty khiến cho họ không
thể lập được các báo cáo theo các tiêu chuẩn bình thường.
(h) Một số nước không có một tổ chức kế toán độc lập đủ vững mạnh để tạo
áp lực dư luận giúp cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán tốt hơn và
thúc đẩy sự hài hòa về các nguyên tắc kế toán giữa các quốc gia.

1.2. Sự hình thành và phát triển của tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế
toán quốc tế:

1.2.1. Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC)1 :

1.2.1.1. Ra đời năm 1973 ở London, nước Anh :


Thế nhưng, bất chấp những rào cản kể trên, năm 1973, Ủy ban xây dựng
chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) đã ra đời tại London, nước Anh với tư

1
Nguồn tham khảo: Barry J. Epstein và Eva K. Jermakowicz, Wiley IFRS 2009 : Interpretation and
Application of International Accounting and Financial Reporting Standards, John Wiley & Sons © 2009,
chuơng 1.

8
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

cách là tổ chức soạn thảo chuẩn mực quốc tế đầu tiên trên thế. Sự ra đời của
IASC là kết quả của một thỏa thuận giữa các hiệp hội nghề nghiệp 2 của các
nước Autralia, Canada, Pháp, Đức, Nhật,Mexico, Phần Lan, Anh, Ireland và
Mỹ3.
IASC được thành lập trong một thời kỳ chứng nhiều biến động trong quy
định kế toán. Ở Mỹ, hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) vừa mới
được thành lập. Ở Anh, cơ quan soạn thảo chuẩn mực quốc gia đầu tiên ra đời
(accounting standads committee – ASC). Trong khi đó, EU đang soạn thảo
những điểm chính trong kế hoạch hài hòa hóa hệ thống kế toán của riêng
mình (được đánh dấu bởi sự ra đời của chỉ thị số bốn (fourth directive) ban
hành ngày 25/7/1978 bởi hội đồng liên minh Châu Âu 4 ). UN và OECD tại
thời điểm này cũng vừa mới thành lập hội đồng kế toán của riêng mình.

1.2.1.2. Giai đoạn nỗ lực để tồn tại như một tổ chức độc lập với IFAC và
duy trì vai trò là tổ chức duy nhất soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc
tế :
Đến năm 1977, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) được thành lập. IASC
đã phải đấu tranh quyết liệt để kháng cự lại những nỗ lực muốn biến IASC
thành thành viên của IFAC. Cuối cùng, IASC phải đi đến một nhượng bộ là
dù cho IASB vẫn tồn tại độc lập với IFAC nhưng các thành viên của IFAC tự
động trở thành viên của IASC và IFAC có thể đề cử thành viên cho cơ quan
soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Cả UN và OECD trong giai đoạn những năm 70 của thế kỷ 19 đều rất
tích cực soạn thảo những nguyên tắc kế toán quốc tế. Thế nhưng, IASC đã
thành công trong việc thuyết phục UN và OECD hãy để IASC soạn thảo

2
Các hiệp hội nghề nghiệp (professional bodies này đều có liên quan đến kế toán như viện kế toán công
chứng Mỹ (IACPA), viện kế toán công chứng Úc (ICAA),…
3
Nguồn : bài viết international accounting standards committee đăng trên wikepedia.org , link
http://en.wikipedia.org/wiki/International_Accounting_Standards_Committee, ngày 6/5/2010
4
Hội đồng liên minh Châu Âu : the council of european communities

9
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

những nguyên tắc quốc tế về ghi nhận và xác định giá trị của các đối tượng kế
toán.
Như vậy, IASC đã thành công trong việc duy trì vai trò của mình là tổ
chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên,
IASC lại gặp khó khăn trong việc thuyết phục mọi người sử dụng các chuẩn
mực do chính mình soạn thảo ra. Dù cho các thành viên của IASC đã cam kết
thúc đẩy việc sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế ở mỗi quốc gia nhưng
trên thực tế thì một số hiệp hội nghề nghiệp thành viên lại ít có ảnh hưởng
trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc gia, một số hiệp hội thành
viên lại ưa chuộng chuẩn mực kế toán của quốc gia mình hơn là những chuẩn
mực kế toán do IASC soạn thảo và ban hành.
1.2.1.3. Những nỗ lực tìm kiếm sự tiếp nhận của cộng đồng thế giới đối
với những chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC :
Năm 1987 đánh dấu một bước chuyển mới trong nỗ lực thúc đẩy việc sử
dụng các chuẩn mực quốc tế của IASC. Được sự ủng hộ và khích lệ từ ủy ban
chứng khoán Mỹ (US SEC), tổng thư ký IASC, ông David Cairns, đã ký một
thỏa thuận với tổ chức thế giới các ủy ban chứng khoán (IOSCO). Theo đó,
IASC sẽ xem xét sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có của mình để
có thể thỏa mãn nhu cầu của IOSCO là cần có một tập hợp các chuẩn mực
làm cơ sở chung cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các công ty
muốn được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
IASC đã hoàn thành việc sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế vào
năm 1993. Thế nhưng, IOSCO đã đưa ra một quyết định làm cho IASC vô
cùng thất vọng. Thay vì sử dụng toàn bộ bộ chuẩn mực kế toán quốc tế do
IASC soạn thảo, IOSCO chỉ lựa chọn một số chuẩn mực để áp dụng.
Đến năm 1995, IASC với một ban lãnh đạo hoàn toàn mới đã tiến hành
xem xét và sửa đổi một lần nữa các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban
hành với mong muốn khắc phục những khiếm khuyết trong các chuẩn mực kế

10
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

toán đó. Lần này, với rất nhiều nỗ lực và nhượng bộ, bộ chuẩn mực kế toán
quốc tế đã được sửa đổi của IASC đã được IOSCO chấp nhận vào phút chót
nhưng đó chỉ mới là sự chấp nhận tạm thời.
Cùng thời gian đó, IASC cũng quan tâm xem xét tới việc tổ chức lại cơ
cấu của mình. Trong vòng 25 năm kể từ khi IASC được thành lập, mô hình
soạn thảo chuẩn mực kế toán mà theo đó việc soạn thảo các chuẩn mực là do
các hội nghề nghiệp đảm trách, đã và đang dần được thay thể bởi mô hình
mới. Đó là mô hình mà việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán được giao cho
một hội đồng quốc gia chuyên trách và độc lập thay vì cho một hội nghề
nghiệp kế toán đảm trách. Sự chuyển đổi này có thể thấy ở Anh và Mỹ. Ở
Mỹ, việc soạn thảo chuẩn mực kế toán được giao cho hội đồng chuẩn mực kế
toán tài chính (FASB) thay vì cho hiệp hội kế toán công chứng Mỹ (AICPA).
Còn ở Anh là giao cho ủy ban chuẩn mực kế toán (ASC) sau đổi thành hội
đồng chuẩn mực kế toán (ASB) thay vì cho hiệp hội kế toán công chứng Anh
(ACCA).

1.2.1.4. Mốc son năm 2000:


Năm 2000 có thể nói là một năm có nhiều biến động với IASC. Tháng 5
năm 2000, các thành viên IOSCO đã bỏ phiếu chấp nhận chính thức tất cả các
chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC. Đây là một bước tiến đáng kể sau rất
nhiều nỗ lực kiên trì và bền bỉ của các thành viên IASC với hai lần sửa đổi
chuẩn mực kế toán kế toán quốc tế vào năm 1993 và 1995. Giấc mơ về một
bộ chuẩn mực kế toán chung được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới đã có cơ
hội được trở thành hiện thực bất chấp rất nhiều khó khăn và rào cản. IASC
cuối cùng đã nhận được sự hậu thuẫn của các cơ quan quản lý chứng khoán
toàn cầu thông qua IOSCO.
Tháng 6 năm 2000, Cao Ủy Châu Âu đưa ra tuyên bố sẽ đưa việc sử
dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế của IASC trong việc lập trình và trình

11
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

bày báo cáo tài chính làm điều kiện cho các công ty có ý định niêm yết chứng
khoán tại bất kỳ nước thành viên nào của Liên Minh Châu Âu (EU). Đây là
một thành công ngoài sự mong đợi của IASC. Kể từ thời điểm đó, EU đã trở
thành một tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tiến trình thúc đẩy sự tiếp
nhận của cộng đồng thế giới đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Quả
thực, sự hậu thuẫn từng một thời là cứu cánh của IOSCO đối với IASC nay đã
giảm bớt tầm quan trọng trước tuyên bố trên của Cao Ủy Châu Âu.
Tiếp đó, tháng 7 năm 2000, các thành viên của IASC đã bỏ phiếu tán
thành chuyển đổi cơ cấu từ chỗ dựa trên các hiệp hội nghề nghiệp thành một
hội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toán chuyên trách và độc lập với các hội
nghề nghiệp. Ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) chính thức
đổi tên thành Hội đồng kế toán quốc tế (IASB).

1.2.2. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB):


Đến năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB –
International Accounting Standards Board) ra đời thay thế IASC và tồn tại
cho đến ngày nay. Cấu trúc của IASB có những cơ quan như sau:
Đứng đầu là Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế toán quốc tế
(IASC foundation). Đây là một pháp nhân độc lập gồm hai bộ phận – các ủy
viên quản trị (trustee) và IASB. Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn mực kế
toán quốc tế là cơ quan nắm giữ bản quyền của các chuẩn mực kế toán quốc
tế và các văn bản khác của IASB.
Các ủy viên quản trị chỉ định các thành viên của IASB, thực hiện việc
giám sát và gây quỹ cần thiết. Còn IASB có toàn bộ trách nhiệm đối với việc
soạn thảo các chuẩn mực kế toán
Ngoài ra, cơ cấu của IASB còn bao gồm hai cơ quan nữa là Hội đồng tư
vấn chuẩn mực (Standards Advisory Council –SAC) và ủy ban giải thích các

12
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

chuẩn mực kế toán quốc tế(International Financial Reporting Interpretations


Committee – IFRI

Ban quản trị ủy ban xây dựng chuẩn


mực kế toán quốc tế (22 ủy viên)

Các tổ chức soạn thảo


chuẩn mực kế toán quốc
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
gia và các bên liên quan
(14 thành viên)

Ủy ban giải thích các


Hội đồng tư vấn chuẩn mực chuẩn mực kế toán quốc
tế (12 thành viên)

Chú thích
Bổ nhiệm
Báo cáo cho
Có liên hệ với
Tham vấn

Bảng 1 : Sơ đồ cấu trúc IASB5

Các ủy viên quản trị (trustees) bao gồm một nhóm 20 người đến từ
những khu vực địa lý khác nhau và có những kinh nghiệm hoạt động khác
nhau. Các ủy viên quản trị bổ nhiệm thành viên của IASB, IFRIC, SAC. Bên
cạnh việc giám sát IASC để đảm bảo hoạt động hiệu quả của ủy ban này và
gây quỹ, các ủy viên quản trị còn phê chuẩn ngân sách của IASC và chịu
trách nhiệm xem xét những thay đổi trong điều lệ hoạt động của hội đồng.

5
Barry J. Epstein và Eva K. Jermakowicz, Wiley IFRS 2009 : Interpretation and Application of International
Accounting and Financial Reporting Standards, John Wiley & Sons © 2009, chuơng 1 .

13
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Các ủy viên quản trị được bầu sao cho có 6 người đến từ Bắc Mỹ, 6 người
đến từ Châu Âu, 4 người đến từ Châu Á Thái Bình Dương và 3 đến từ các
khu vực khác để đảm bảo sự cân bằng địa lý.
Hội đồng tư vấn chuẩn mực (Standards Advisory Council - SAC) tạo ra
một cầu nối chính thức giúp cho các tổ chức và cá nhân khác, những người
mà đến từ những khu vực địa lý khác nhau và có nền tảng học vấn đa dạng,
được đưa ra những ý kiến góp ý cho hội đồng và cũng có thể là tư vấn cho các
ủy viên quản trị. Hội đồng này bao gồm 15 thành viên và gặp nhau ít nhất 3
lần một năm. Hội đồng này được tham vấn bởi IASB trong những dự án quan
trọng. Hội đồng cũng tư vấn cho IASB về những ưu tiên trong lịch trình hoạt
động và tác động của các chuẩn mực được đề xuất có ảnh hưởng đến người sử
dụng và người lập báo cáo tài chính.
Ủy ban giải thích chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRIC) đưa ra những chỉ
dẫn về cách áp dụng và giải thích các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế. Ủy
ban này chịu trách nhiệm về những vấn đề báo cáo tài chính mới xuất hiện mà
chưa được nêu ra trong các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế hoặc những
vấn đề mà chưa có cách giải thích phù hợp hoặc có những sự giải thích trái
ngược.
Trong quá trình hoạt động, hội đồng này đã sửa đổi, bổ sung một số
chuẩn mực kế toán cũ, thay thế chuẩn mực kế toán cũ bằng những những
chuẩn mực kế toán bằng trình bày báo cáo tài chính và ban hành một số chuẩn
mực kế toán mới về những vấn đề chưa được đề cập trước đó.

1.3. Sự tiếp nhận của cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán
quốc tế :
Ngoài hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, mỗi quốc gia lại cho sự lựa
chọn riêng để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán của mình. Có quốc gia
vận dụng 100% các chuẩn mực kế toán quốc tế mà không cần sự sửa đổi, bổ

14
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

sung (như Nam Phi, Mông Cổ, Thụy Sỹ,…); có quốc gia tuy vận dụng 100%
chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng có thêm phụ lục để bổ sung hoặc bớt đi một
số nội dung (như Malaysia, Singapo,…); có quốc gia vận dụng có chọn lọc
các nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế và sửa đổi bổ sung thêm để phù
hợp với đặc điểm của nền kinh tế quốc gia mình (như Anh, Pháp, Việt
Nam…) và có quốc gia tự xây dựng hệ thống chuẩn mực riêng không sử dụng
chuẩn mực kế toán quốc tế (như Mỹ, Thái Lan,..).

2. Quy trình soạn thảo nên các chuẩn mực kế toán quốc tế :
Chuẩn mực kế toán quốc tế được hình thành qua một hệ thống các quy
trình chuẩn và được sự tham vấn rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo một chuẩn mực kế toán quốc tế gồm
các bước sau:
Bước 1: Các nhân viên của IASB sẽ nhận diện, xem xét và đề xuất các vấn đề
mà có thể làm cho hội đồng quan tâm. Hội đồng sẽ thảo luận về các dự án
tiềm năng và quyết định để theo đuổi một dự án phải được đưa ra trong một
cuộc họp hội đồng công khai. Trước khi đi đến một quyết định như vậy, IASB
sẽ tham vấn SAC để lên một lịch trình hoạt động và đặt ra các ưu tiên.

15
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Đề xuất dự án soạn thảo chuẩn mực kế


toán quốc tế

Xem xét việc hợp tác với các tổ chức


soạn thảo chuẩn mực quốc gia

Thành lập các nhóm làm việc


(working group)

Đưa ra văn bản mời thảo luận


(discussion paper)

Công bố bản thảo lấy ý kiến công chúng


(exposure draft)

Thu thập và xem xét các nhận xét

Soạn thảo chính thức chuẩn mực kế toán


quốc tế

Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.

Bước 2: Khi đưa một dự án vào một lịch trình hoạt động, IASB sẽ quyết định
có thực hiện dự án đó một mình hay là sẽ hợp tác với các tổ chức soạn thảo
chuẩn mực khác.

16
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Bước 3: Sau khi xem xét bản chất của vấn đề, IASB sẽ thiết lập một nhóm
làm việc
Bước 4: Mặc dầu một văn bản mời thảo luận không phải là một bước bắt
buộc trong quy trình chuẩn, IASB vẫn thường công bố một văn bản mời thảo
luận cho những chủ đề mới quan trọng. Thông thường thì một văn bản mời
thảo luận sẽ bao gồm một phần tổng quát về vấn đề được bàn luận, các cách
tiếp cận để giải quyết vấn đề, quan điểm ban đầu của tác giả hay của IASB và
một lời mời đưa ra ý kiến. Nếu IASB quyết định bỏ bước này thì IASB phải
đưa ra lý do giải thích
Bước 5: Công bố bản thảo (draft) lấy ý kiến công chúng là một bước bắt buộc
trong quy trình chuẩn. Bản thảo này phải được chín thành viên của IASB phê
chuẩn. Một bản thảo sẽ bao gồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểm
trái ngược từ các thành viên IASB không phê chuẩn.
Bước 6: IASB sẽ xem xét những lời nhận xét và kết quả của những lần tham
vấn khác.
Bước 7: Khi IASB thấy rằng hội đồng đã có thể đưa ra một kết luận về vấn đề
đang được thảo luận, hội đồng sẽ chỉ đạo cho nhân viên của mình soạn thảo
chính thức các chuẩn mực kế toán quốc tế. Một chuẩn mực kế toán mới phải
được chính thành viên của IASB phê chuẩn. Một chuẩn mực kế toán sẽ bao
gồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểm trái ngược từ các thành viên
IASB không phê chuẩn.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế
toán của các quốc gia là một nhân tố quan trọng giúp cho IASB có thể hoàn
thành nhiệm vụ của mình. IASB đang tìm cách để tạo ra sự hài hòa giữa quy
trình chuẩn của IASB và quy trình chuẩn của các quốc gia. Đặc biệt, IASB
đang đề xuất một quy trình phối hợp giữa IASB và các tổ chức soạn thảo
chuẩn mực kế toán quốc gia cho những dự án mang tầm quốc tế. Quy trình đó
như sau :

17
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

(a) IASB sẽ phối hợp với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán của các
quốc gia để khi IASB bắt đầu thực hiện một dự án, các tổ chức soạn thảo
chuẩn mực kế toán đó sẽ đưa dự án đó vào kế hoạch hoạt động của mình.
Nhờ đó, một sự đồng thuận quốc tế cao trong việc soạn thảo chuẩn mực
kế toán có thể đạt được. Tương tự, khi tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế
toán của một quốc gia bắt đầu một dự án của họ, IASB cũng sẽ xem xét
xem liệu hội đồng có cần soạn thảo một chuẩn mực kế toán mới hay xem
xét lại các chuẩn mực kế toán hiện hành. Qua một khoảng thời gian hợp
lý, IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ cùng
xem xét lại tất cả các chuẩn mực nơi có sự khác biệt đáng kể và ưu tiên
cho những vấn đề cso sự khác biệt lớn nhất.
(b) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia không bắt buộc phải
dựa theo các chuẩn mực kế toán quốc tế khi soạn thảo các chuẩn mực kế
toán của quốc gia mình vì mỗi nước có quyền tự do lựa chọn có sử dụng
các chuẩn mực kế toán quốc tế có bổ sung sửa đổi một số điều hay là lựa
chọn các chuẩn mực khác. Tuy nhiên, một sự đồng thuận quốc tế sẽ là
một nhân tố mà các nhà soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ xem
xét đến khi họ soạn thảo các chuẩn mực kế toán của quốc gia mình.
(c) IASB sẽ tiếp tục công bố bản dự thảo chuẩn mực lấy ý kiến công chúng
của riêng mình
(d) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia cũng sẽ công bố cho
công chúng bản dự thảo chuẩn mực của riêng mình cùng thời gian với
bản dự thảo chuẩn mực của IASB và sẽ cùng kêu gọi những góp ý cho
những sự khác biệt quan trọng trong cả hai bản dự thảo. Trong một số
trường hợp, các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia có thể
đưa vào bản dự thảo những quan điểm cụ thể về những vấn đề có liên
quan đến quốc gia họ hoặc có thể kèm theo những chỉ dẫn cụ thể thường
có trong những văn bản tương ứng của IASB.

18
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

(e) Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ tuân theo quy trình
soạn thảo chuẩn mực riêng mà họ cho rằng là hài hòa nhất với quy trình
soạn thảo chuẩn mực của IASB. Sự hài hòa này sẽ loại bỏ mọi sự trì
hoãn không cần thiết trong quá trình soạn thảo chuẩn mực và hạn chế ở
mức tối đa những sự khác biệt không cần thiết giữa chuẩn mực kế toán
quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia.

3. Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế :
Các chuẩn mực kế toán quốc tế ra đời dựa trên nhu cầu thực tế của đời
sống. Chúng ta có thể liệt kê ra rất nhiều lợi ích của việc có những chuẩn mực
quốc tế chung:

3.1. Lợi ích đối với các nhà đầu tư :


- Các nhà đầu tư, cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, sẽ có thể
so sánh các kết quả tài chính của các công ty khác nhau nằm ở các nước khác
nhau trên toàn thế giới cũng như đưa ra các quyết định đầu tư quốc tế một
cách dễ dàng hơn và tốn kém ít chi phí hơn.

3.2. Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia :


- Các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng kêu gọi được vốn đầu tư từ các nhà
đầu tư nước ngoài hơn.
-Quản lý cũng dễ dàng hơn với các công ty này do cùng được soạn thảo
trên một chuẩn mực kế toán chung làm cho các thông tin tài chính được
truyền tải giữa công ty con và công ty mẹ dễ dàng hơn.
-Việc thâu tóm và sáp nhập các công ty nước ngoài cũng dễ dàng hơn.
Các công ty đa quốc gia cũng có thể tuân thủ theo các yêu cầu về báo cáo của
các sở giao dịch chứng khoán ở nước ngoài được thuận lợi hơn.
-Việc soạn thảo các báo cáo hợp nhất cấp tập đoàn sẽ không phải trải qua
nhiều bước chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc gia nơi công

19
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

ty con đóng trụ sở sang báo cáo theo chuẩn mực kế toán nơi công ty mẹ đóng
trụ sở.
-Phí kiểm toán sẽ được giảm bớt do khi các báo cáo cùng được lập trên
cùng một cơ sở thì sẽ tạo điều kiện cho kiểm toán kiểm tra nhanh hơn dẫn đến
tốn ít thời gian và chi phí hơn.
-Việc điều chuyển các nhân viên kế toán từ nước này sang nươc khác sẽ
trở nên dễ dàng hơn.

3.3. Lợi ích đối với các nước đang phát triển:
Chính phủ của các nước đang phát triển cũng sẽ tiết kiệm đươc thời gian
nếu họ có thể sử dụng luôn các chuẩn mực kế toán quốc tế thay vì phải soạn
thảo các chuẩn mực kế toán riêng cho quốc gia mình. Nếu các quốc gia này
sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế thì họ có thể kiểm soát tốt hơn hoạt
động của các công ty đa quốc gia đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của
nước mình. Các công ty này không thể viện lý do là họ không thể hiểu bản
chất của các chuẩn mực kế toán quốc gia nên không lập các báo cáo tuân theo
các chuẩn mực.

3.4. Lợi ích đối với các cơ quan thuế:


việc tính thuế cho các khoản thu nhập có nguồn gốc nước ngoài của các
nhà đầu tư hay của các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng hơn.

3.5. Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực:
Các tổ chức kinh tế khu vực có thể đẩy mạnh giao thương trong một khu
vực địa lý nhất định nhờ có các chuẩn mực kế toán chung làm nền tảng cho
việc lập và cung cấp các thông tin kế toán được thống nhất. Các nước trong
khu vực khu tham gia buôn bán với nhau trong khu vực không phải mất thời
gian và chi phí tìm hiểu, nghiên cứu về chuẩn mực kế toán của nước kia và

20
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

cũng không tốn chi phí phải chuyển đổi báo cáo từ chuẩn mực của nước này
sang chuẩn mực của nước khác.

3.6. Lợi ích đối với các công ty kế toán và kiểm toán
Các công ty kế toán hay kiểm toán cũng sẽ hoạt động dễ dàng hơn trên
phạm vi quốc tế khi có các chuẩn mực kế toán quốc tế chung được sử dụng ở
nhiều nước trên thế giới.

II. Chuẩn mực kế toán Việt Nam:

1. Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam:

1.1. Hoàn cảnh ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam :
Trước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam không có chuẩn mực kế toán mà
chỉ có chế độ kế toán. Chế độ kế toán là các quy định do doanh nghiệp Nhà
Nước ban hành chủ yếu để hướng dẫn các doanh nghiệp Nhà Nước và Hợp
tác xã thực hiện công tác kế toán.
Đến năm 2000, thời điểm các chuẩn mực kế toán đầu tiên được soạn
thảo ở Việt Nam cũng là thời điểm chứng kiến nhiều biến động có ảnh hưởng
tới hoạt động kế toán cả trên thế giới và ở Việt Nam. Như đã phân tích ở phần
1.2.1, năm 2000 được coi là mốc son đánh dấu nhiều thành công sau hơn 30
năm nỗ lực không ngừng nghỉ của IASC trong việc thúc đẩy sự tiếp nhận của
cộng đồng quốc tế đối với các chuẩn mực kế toán quốc tế. IASC đã nhận
được sự hẫu thuẫn từ IOSCO cũng như từ Cao Ủy Châu Âu với tuyên bố sử
dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế làm điều kiện cho việc niêm yết chứng
khoán ở tất cả các nước thành viên của EU.
Năm 2000 cũng là năm chứng kiến sự ra đời của thị trường chứng khoán
Việt Nam ánh dấu bằng sự kiện khai trương Trung tâm Giao dịch chứng
khoán TP HCM ngày 20/7/2000. Sự ra đời của thị trường chứng khoán tạo ra

21
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm một kênh thu hút vốn bằng
việc niêm yết trên tại các trung tâm mà sau này thành các sở giao dịch chứng
khoán. tuy nhiên, để có thể thu vốn được thì các doanh nghiệp phải có những
báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh
nghiệp cũng như có khả năng so sánh được giữa các doanh nghiệp. Nhu cầu
đó đòi hỏi sự ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam để thống nhất
cách hạch toán kế toán của các doanh nghiệp.

1.2. Việc ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam:
Việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam có các
đặc điểm sau :

1.2.1. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành trên cở sở các
chuẩn mực kế toán quốc tế :
Các chuẩn mực này được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kế toán
quốc tế đã được ban hành nhưng có sửa đổi bố sung một số điều. Điều
này được thể hiện rõ ở khoản 2, điều 8 Luật kế toán số 03/2003/QH11: “Bộ
Tài Chính quy định chuẩn mực kế toán trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế
về kế toán và theo quy định của Luật này (Luật kế toán)”.
Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên các chuẩn mực
kế toán quốc tế là một bước phát triển từ chỗ hoạt động kế toán chỉ chú trọng
cho mục đích tính thuế sang một hệ thống kế toán toàn diên hơn, tiệm cận gần
hơn với những quy định báo cáo tài chính phưc tạp trong các chuẩn mực kế
toán quốc tế, góp phần tạo nên sự hài hòa quốc tế về hoạt động kế toán.
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được dịch ra tiếng anh tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, các nước thành viên trong khu vực và
trên toàn thế giới có thể tiếp cận dễ dàng với hệ thống chuẩn mực kế toán Việt
Nam. Điều này không chỉ góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt

22
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước
có nền kinh tế thị trường mà quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội
nhập kinh tế, quốc tế và khu vực.

1.2.2. Tuy dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng tính đến nay số
lượng của các chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa tương đương :
Tính cho đến nay đã có 5 đợt Bộ Tài Chính ban hành các chuẩn mực kế
toán. Đợt 1 và đợt 2 là vào ngày 31 tháng 12 năm 2001 với 10 chuẩn mực kế
toán đầu tiên. Đợt 3 là vào ngày 30 tháng 12 năm 2003 với 6 chuẩn mực kế
toán. Đợt 4 là vào ngày 15 tháng 2 năm 2005 với 6 chuẩn mực kế toán và đợt
5 là vào ngày 28 tháng 12 năm 2005 với 4 chuẩn mực kế toán. Sau mỗi lần
ban hành chuẩn mực đều có thông tư hướng dẫn đi kèm hướng dẫn cách hạch
toán cụ thể trong từng trường hợp. Và cho đến tháng 12/2005, Bộ Tài Chính
đã ban hành được hai mươi sáu chuẩn mực kế toán
Như vậy, so với số lượng 38 chuẩn mực kế toán quốc tế hiện có (bao
gồm 9 IFRS và 29 IAS) thì Việt Nam còn thiếu nhiều chuẩn mực tuơng
đương. Điều đó cho thấy có một số chuẩn mực kế toán mà Việt Nam còn
phải nghiên cứu để soạn thảo nhằm đáp ứng nhu cầu hạch toán kế toán của
các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mà các giao dịch mới phát sinh
ngày một nhiều và bản chất của các giao dịch kinh tế ngày một phức tạp. Việc
thiếu các chuẩn mực hướng dẫn cho các doanh nghiệp xử lý các giao dịch khi
chúng phát sinh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính trung thực và hợp lý
của báo cáo tài chính cũng như không đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin
cho người sử dụng.

1.2.3. Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam không dựa trên
một Khung Khái niệm (conceptual framework) :
Một vấn đề lớn nữa đối với việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực

23
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

kế toán ở Việt Nam là chúng ta hiện nay chưa có một khung khái niệm
(conceptual framework) để cung cấp nền tảng và những nguyên tắc cơ bản
cho việc soạn thảo cũng như phát triển các chuẩn mực kế toán. Mục đích của
việc xây dưng khung khái niệm là để đảm bảo rằng các chuẩn mực kế toán
quốc tế được soạn thảo không mẫu thuẫn với nhau và cung cấp một cơ sở để
đánh giá xem một hành vi không tuân theo chuẩn mực có thể được chấp nhận
hay không nếu như nó không đi ngược lại các nguyên tắc đã được đề ra trong
khung khái niệm. Có thể nói, khung khái niệm có chức năng như hiến pháp
của một nước, đề ra các nguyên tắc cơ bản cho một hệ thống kế toán mà các
chuẩn mực kế toán được soạn thảo theo khung khái niệm này không được có
bất cứ quy định nào đi ngược lại tinh thần của khung khái niệm đó.
Thiếu một khung khái niệm được xây dựng một cách rõ ràng, hoàn chỉnh
dẫn đến việc hệ thống kế toán sẽ phải xây dựng theo hướng dựa trên các quy
định và Việt Nam hiện đang đi theo hướng đó. Có rất nhiều quy định được
soạn thảo để hướng dẫn cách hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế cụ thể. Điều đó
không chỉ làm cho hệ thống kế toán trở nên cồng kềnh mà còn khiến cho các
quy định trong trong chuẩn mực được ban hành trước có thể không thống nhất
với chẩn mực được ban hành sau.
Những vấn đề trong việc xây dừng chuẩn mực kế toán Việt Nam được
nêu ở trên là điều dễ hiểu vì quan điểm của xây dựng hệ thống chuẩn mực kế
toán Việt Nam là phải phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp
với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính trị, hệ thống pháp luật,
văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế toán
của Việt Nam. Những vấn đề này chỉ là tạm thời và sẽ dần dần được giải
quyết khi nền kinh tế Việt Nam phát triển đến mức độ cao hơn, trình độ của
nguồn nhân lực kế toán tốt hơn.

24
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

2. Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam:


Tại Việt nam, Quốc hội có thẩm quyền ban hành Luật kế toán. Bộ Tài
Chính có thẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán.
Các chuẩn mực kế toán được nghiên cứu và soạn thảo bởi ban chỉ đạo
nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Ban chỉ đạo gồm 13
thành viên, ngoài các thành viên từ các cơ quan thuộc Bộ Tài Chính còn bổ
sung thêm các thành viên từ các trường đại học và Hội kế toán Việt Nam. Vụ
chế độ kế toán là đơn vị thường trực của các ban chỉ đạo và các tổ soạn thảo
chuẩn mực, có nhiệm vụ tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến và
hoàn chỉnh trình Bộ ký ban hành.
Hội đồng quốc gia về kế toán thuộc Bộ Tài Chính có chức năng tư vấn
cho Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về chiến lược, chính sách phát triển và các vấn
đề khác liên quan đến kế toán, kiểm toán. Hội đồng bao gồm 1 chủ tịch, 2 phó
chủ tịch và 14 ủy viên đến từ Bộ Tài Chính, các trường đại học và các bộ
ngành. Bộ phận thường trực của Hội Đồng đặt tại vụ chế độ kế toán – Bộ Tài
Chính.
Theo Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC,thì Bộ Tài Chính đã có lộ trình
bàn giao dần chức năng ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán cho
Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, có tên gọi tắt theo tiếng Anh là VAA
(Vietnamese Association of Accountants and Auditors).
Theo tác giả nhận định thì cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán ở Việt
Nam có một số vấn đề sau:
Một là, việc để cơ quan phụ trách soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế
toán là Bộ Tài chính sẽ khiến các chuẩn mực được soạn thảo có thể không
khách quan, bị thiên lệch để phục vụ lợi ích của Nhà Nước hay của một nhóm
lợi ích nào đó. Do Bộ Tài Chính cũng phụ trách việc soạn thảo và ban hành
các thông tư hướng dẫn thi hành các luật thuế cũng như tham gia vào việc
quyết định các chính sách tài chính của Nhà Nước, các chuẩn mực kế toán

25
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

được soạn thảo bởi Bộ Tài Chính có khả năng bị ảnh hưởng bởi các luật thuế
và các chính sách tài chính. Các chuẩn mực có khả năng được soạn thảo để
tận thu thuế nhiều nhất hay để phù hợp với các chính sách tài chính của Nhà
Nước. Các doanh nghiệp cũng có thể can thiệp vào quá trình soạn thảo bằng
việc vận động hành lang những người có tham gia vào quá trình soạn thảo hay
những người có thẩm quyền quyết định ban hành chuẩn mực kế toán.
Hai là, cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng chưa có
chỗ cho việc lấy ý kiến của công chúng đặc biệt là các bên liên quan như các
doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hay những người hành nghề kế toán, kiểm
toán. Cho dù là việc soạn thảo chuẩn mực kế toán có được thực hiện bởi rất
nhiều người có kinh nghiệm và tri thức về kế toán thì cũng không thể tránh
khỏi việc các chuẩn mực đưa ra các quy định không rõ ràng, thiếu tính thực
tiễn, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Cho nên việc lấy ý kiến
của công chúng không chỉ được thực hiện sau khi ban hành chuẩn mực mà
nên được tiến hành khi đang trong quá trình soạn thảo.
Ba là, không nên giao việc soạn thảo chuẩn mực kế toán cho Hội kế toán
và kiểm toán Việt Nam (VAA) vì như vậy là đi ngược lại xu hướng chung của
thế giới. Như đã phân tích ở phần 2.1.1. về hoạt động của IASC, sự thay đổi
từ IASC sang IASB là tuân theo xu hướng chuyển đổi từ mô hình để cho hội
nghề nghiệp soạn thảo các chuẩn mực kế toán sang mô hình giao việc soạn
thảo các chuẩn mực cho một hội đồng chuyên trách và độc lập. Như vậy nếu
giao việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán cho VAA là Việt Nam đang đi
ngược lại xu hướng chung của thế giới. VAA là hội của những kế toán và
kiểm toán viên, họ là những người phải tuân theo chuẩn mực kế toán trong
quá trình hoạt động của mình. Nếu để cho những người tuân theo chuẩn mực
phụ trách việc soạn thảo chuẩn mực thì chẳng khác nào để cho họ tự đề ra luật
chơi cho chính mình.

26
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Do đó, tác giả cho rằng nên thành lập một hội đồng soạn thảo chuẩn mực
kế toán riêng giống như mô hình của Hội đồng các chuẩn mực kế toán tài
chính (FASB) của Mỹ hoặc Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) của Anh. Hội
đồng này sẽ hoàn toàn độc lập với cả Bộ Tài Chính lẫn VAA, chuyên trách về
việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán.

3. Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam:

3.1. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường
chứng khoán Việt Nam :
Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc
đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoài
doanh nghiệp nhà nước. Trước đây, chúng ta chỉ có những chính sách tài
chính, quy định dành riêng cho các doanh nghiệp nhà nước mà không có các
chính sách và quy định đối với doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn,
từ đó, không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánh
được. Còn ngày nay, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, bình đẳng hơn đòi hỏi các
doanh nghiệp phải công khai thông tin một cách hữu hiệu hơn để tăng cường
thu hút đầu tư. Thêm vào đó nhu cầu của nhà đầu tư là có một cơ sở để so
sánh các công ty với nhau nhằm đưa ra các quyết định đầu tư bắt đầu nảy sinh
cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam và sự thay đổi trong
chính sách đầu tư của Việt Nam. Đó là Chính phủ Việt Nam ngày càng mong
muốn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam.
Do đó, sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán đã đáp ứng nhu cầu
minh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp thông các báo cáo tài chính có khả
năng phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và tạo một cơ sở
chung để so sánh các doanh nghiệp với nhau. Không phải chỉ là sự so sánh
giữa các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, mà còn có thể so sánh doanh
nghiệp Việt Nam với những doanh nghiệp nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp

27
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

nước ngoài cũng có thể so sánh với doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, mục tiêu
của chuẩn mực kế toán là rất cao và khác hẳn với cơ chế chính sách mà Việt
Nam đã có từ những năm trước.
Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt
Nam vì yêu cầu đặt ra đối với các công ty niêm yết là phải công khai, minh
bạch thông tin và báo cáo tài chính trung thực.
Đây cũng là một nhân tố tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài do rủi ro
đối với việc thông tin tài chính không được minh bạch hóa ở Việt Nam đã
được giảm bớt. Nhà đầu tư nước ngoài có thể an tâm hơn khi đầu tư ở Việt
Nam.
Cả hai điều này cộng lại đã giúp doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn
được dễ dàng hơn, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.

3.2. Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước :


Hệ thống chuẩn mực kế toán có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tài
chính tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan chức năng
như thuế, thanh tra tài chính… . Đối với các cơ quan chức năng của Nhà
nước, hệ thống chuẩn mực kế toán là một trong những cơ sở để kiểm tra, kiểm
soát đánh giá trách nhiệm của kế toán và những người có liên quan đồng thời
thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp của chính các cơ quan
quản lý này. Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế, thanh tra tài chính... phải thường
xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ kế toán thường xuyên mới đáp
ứng được yêu cầu công việc.

3.3. Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam :
Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế
toán, kiểm toán. Kế toán, kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp được xã hội

28
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

và pháp luật thừa nhận thì sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán để hướng
dẫn và kiểm tra là tất yếu
Thực tế vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vào thực tiễn cho thấy
về cơ bản nội dung của các chuẩn mực kế toán Việt Nam là có sự thống nhất,
không có sự xung đột với các cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

29
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán


Việt Nam về TSCĐ

I. Một số vấn đề chung về TSCĐ :

1. Định nghĩa, đặc điềm :

1.1. Định nghĩa về tài sản nói chung:


Để có thể đưa ra định nghĩa tài sản cố định thì chúng ta cần xem xét định
nghĩa tài sản vì một nguồn lực muốn thỏa mãn định nghĩa tài sản cố định thì
trước hết phải thỏa mãn định nghĩa về tài sản nói chung.
Theo đoạn 18(a) của chuẩn mực kế toán số 1 6 (VAS1) – Chuẩn mực
chung - thì “tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu
được lợi ích trong tương lai”
Còn trong đoạn 49(a) trong Khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo
tài chính7 (framework for the preparation and presentation of financial
statements) thì định nghĩa “ tài sản là là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát
phát sinh từ một sự kiện trong quá khứ và doanh nghiệp có thể thu được lợi
ích kinh tế trong tương lai ”8.
Như vậy, cả theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán
quốc tế thì hai nhân tố để cho một nguồn lực tồn tại trong doanh nghiệp được
ghi nhận là tài sản là khả năng kiểm soát của doanh nghiệp và khả năng doanh
nghiệp thu được lợi ích kinh tế tương lai từ tài sản.

6
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán số 01, Chuẩn mực chung, ban hành theo quyết định số 165/2001/QĐ-
BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính.
7
Khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính (framework for the preparation and presentation of
financial statements) được phê duyệt bởi IASC vào tháng 4/1989 và được công bố vào tháng 7/1989, sau đó
được IASB sử dụng chính thức vào tháng 4/2001.
8
“An asset is a resource controlled by the entity as a result of past events and from which future economic
benefits are expected to flow to the enity.” (IASB, Khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính,
đoạn 49(a))

30
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Khả năng doanh nghiệp kiểm soát được tài sản không đồng nhất với việc
doanh nghiệp sở hữu tài sản đó. Có những tài sản mà doanh nghiệp không có
quyền sở hữu nhưng doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương
lai và chịu rủi ro phát sinh từ tài sản. Ví dụ như tài sản thuê tài chính, quyền
sở hữu tài sản thuộc về bên cho thuê hoặc các bí quyết kỹ thuật thu được từ
hoạt động triển khai, doanh nghiệp không thể kiểm soát được về mặt pháp lý
nhưng bí quyết kỹ thuật vẫn có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa
khi các bí quyết đó còn được giữ bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích
kinh tế 9. Tính kiểm soát được của doanh nghiệp trong các trường hợp trên thể
hiện ở chỗ doanh nghiệp có khả năng thu được phần lớn lợi ích và phải chịu
phần lớn rủi ro phát sinh từ việc sử dụng tài sản.
Còn về lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản,
VAS1 có viết “ lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm
tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm
giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra”.
Trong khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính thì viết “ lợi
ích kinh tế trong tương lai gắn liền với một tài sản là tiềm năng làm tăng
nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp, một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp…hoặc khă năng làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh
nghiệp phải chi ra, ví dụ như khi một quá trình sản xuất thay thế làm giảm chi
phí sản xuất.”10
Như vậy, cả theo quan điểm của Việt Nam và quốc tế thì lợi ích kinh tế
thu được từ tài sản thể hiện ở khả năng tác động lên luồng tiền và các khoản
tương đương tiền của doanh nghiệp. Nếu như dòng tiền vào (inflow) của
doanh nghiệp mà tăng lên hoặc là dòng tiền ra (outflow) của doanh nghiệp
9
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, Chuẩn mực chung, đoạn 23.
10
“The future economic benefit embodied in an asset is the potential to contribute, directly or indirectly, to
the flow of cash and cash equivalents to the entity….or a capability to reduce cash outflows, such as when an
alternative manufacturing process lowers the costs of production.” (IASB, khuôn khổ cho việc lập và trình
bày báo cáo tài chính, đoạn 53)

31
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

giảm đi thì chúng ta đều có thể kết luận rằng việc sử dụng tài sản đã đem lại
lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Ví dụ như một cái máy dệt của doanh
nghiệp dệt may giúp doanh nghiệp sản xuất ra các tấm vải đem bán giúp
doanh nghiệp thu được tiền (tăng dòng tiền vào) hoặc là một qui trình sản
xuất kỹ thuật do doanh nghiệp mua từ bên ngoài giúp doanh nghiệp giảm thời
gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể sản xuất ra
cùng một số lượng sản phẩm như trước mà tốn ít chi phí hơn (giảm dòng tiền
ra của doanh nghiệp).
Một vấn đề nữa là tài sản của doanh nghiệp phải được hình thành từ các
giao dịch hoặc các giao dịch trong quá khứ như từ việc mua bán, trao đổi tài
sản . Các giao dịch hoặc sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không
làm tăng tài sản11. Như vậy, nếu hai doanh nghiệp có kí kết hợp đồng mua tài
sản như máy móc, nhà xưởng, dụng cụ ….. vào cuối năm tài chính 20X1
nhưng tài sản lại được chuyển giao cho doanh nghiệp mua vào năm 20X2 thì
tài sản đó vẫn phải nằm trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán và chưa
thể được ghi nhận trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mua vào thời điểm
cuối năm tài chính 20X1.

1.2. Khái niệm về tài sản cố định :


Do trong các chuẩn mực kế toán không có định nghĩa về tài sản cố định
nên tác giả chỉ đưa ra khái niệm mà tác giả rút ra được qua quá trình nghiên
cứu về tài sản cố định.
Tài sản cố định là tài sản có thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ kế toán,
được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các mục đích hành chính
khác, có giá trị lớn được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản
phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.
Tác giả cũng tóm tắt một số đặc điểm của tài sản cố định như sau :

11
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01, Chuẩn mực chung, đoạn 24.

32
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- TSCĐ có thời gian sử dụng từ một năm chu kỳ sản xuất kinh doanh trở lên.
TSCĐ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và mang lại
lợi ích cho doanh nghiệp như quyền sủ dụng đất, bằng phát minh sáng chế .
- Một đặc điểm rất quan trọng của TSCĐ là TSCĐ thường có giá trị lớn nên
giá trị của nó thường được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản
phẩm, dich vụ được sản xuất ra trong nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
- Được sử dụng vào mục đích cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các mục
đích hành chính khác. Mục đích sử dụng này phân biệt TSCĐ với các loại
tài sản dài hạn khác như đầu tư tài chính dài hạn và bất động sản đầu tư
được doanh nghiệp giữ cho mục đích đầu tư.

2. Phân loại TSCĐ:


Phân loại TSCĐ là một công việc cần thiết giúp cho công tác quản lý và
hạch toán TSCĐ được dễ dàng, nhanh chóng và ngăn ngừa mất mát đối với
TSCĐ khi mà giá trị của loại tài sản này rất lớn.
Chúng ta có thể phân loại TSCĐ theo các tiêu thức sau : theo hình thái
biểu hiện, theo quyền sở hữu và theo tình hình sử dụng TSCĐ.

2.1. Theo hình thái biểu hiện :


TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô
hình.

2.1.1. Tài sản cố định hữu hình :

2.1.1.1 Đặc điểm chung của tài sản cố định hữu hình :
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 312 (VAS 3) – Tài sản cố định hữu hình
- có nêu định nghĩa của tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình như sau: “ tài sản cố
định hữu hình : là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm

12
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, ban hành theo quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính.

33
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi
nhận tài sản cố định hữu hình.”13
Còn trong chuẩn mực kế toán số 16 14 (IAS16) - Bất động sản, nhà
xưởng và dụng cụ - thì “bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ là những tài sản
hữu hình mà :
(a) Chúng được doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho mục đích sản xuất

cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho người khác thuê hay cho các mục đích
quản lý hành chính.
(b) Doanh nghiệp dự kiến là có thể sử dụng chúng nhiều hơn một kì kế
toán.”15
Như vậy về căn bản thì cả hai chuẩn mực đểu có định nghĩa giống nhau
về tài sản cố định hữu hình. Đó là tài sản cố định hữu hình là những tài sản
có:
- Có thời gian sử dụng hữu ích lớn hơn một kỳ kế toán
- Có hình thái vật chất cụ thể
- Được sử dụng cho mục đích sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ
hay cho mục đích hành chính khác.
Đặc điểm có thời gian sử dụng lớn hơn một kỳ kế toán của TSCĐ hữu
hình tuy không được nêu trực tiếp trong định nghĩa về TSCĐ hữu hình của
VAS3 nhưng đã được nêu trong tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình 16. Đây là
đặc điểm chung của các tài sản được xếp vào lớp tài sản dài hạn để phân biệt
với tài sản ngắn hạn có thời gian sử dụng hữu ích chỉ trong một kỳ kế toán.
13
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 5.
14
IASB, Chuẩn mực kế toán quốc tế số 16, Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ (property, plant and
equipment), phiên bản đã bao gồm những sửa đổi theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
được ban hành đến thời điểm 31/12/2008.
15
“Property, plant àn equipment are tangible items that:
(a) Are held for use in the production or supply of goods or services, for rental to others or for
administrative purposr and
(b) Are expected to be used during more than one period”
(IASB, IAS 16, Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ, đoạn 6 )
16
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 6.

34
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Tính chất “có hình thái vật chất cụ thể” được nêu rõ trong định nghĩa của
chuẩn mực kế toán Việt Nam và được ngầm hiểu trong chuẩn mực kế toán
quốc tế. IAS 16 chính là chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình
nhưng IASB không lấy tên “Tài sản cố định hữu hình” làm tên gọi cho chuẩn
mực kế toán này mà lấy tên “Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ” làm tên
gọi của chuẩn mực này. Xem xét kỹ thì bất động sản, nhà xưởng hay dụng cụ
chính là những ví dụ cụ thể của tài sản cố định vô hình và chúng đều có hình
thái vật chất cụ thể. Do đó, dù không được nêu rõ nhưng định nghĩa về tài
sản cố định trong IAS16 thực ra có bao hàm đặc điểm của TSCĐ hữu hình là
có hình thái vật chất cụ thể. Đặc điểm có “hình thái vật chất cụ thể” là đặc
điểm chính để phân biệt TSCĐ hữu hình với TSCĐ vô hình là những TSCĐ
không có hình thái vật chất cụ thể.
Việc nêu ra mục đích sử dụng của TSCĐ hữu hình trong định nghĩa là để
phân biệt tài sản cố định hữu hình với các bất động sản đầu tư. Bất động sản
đầu tư cũng có hình thái vật chất cụ thể và có thời gian sử dụng lớn hơn một
kỳ kế toán xong mục đích của doanh nghiệp khi giữ tài sản này là để “thu lợi
từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá”17 mà không phải để sử dụng trong sản
xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý hành
chính khác như TSCĐ hữu hình.

2.1.1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình:


Chúng ta có thể phân loại TSCĐ hữu hình thành các nhóm nhỏ hơn như
sau:
- Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc : là TSCĐ của doanh nghiệp được hình
thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào,
tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống,
đường sắt, cầu tàu, cầu cảng
17
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 5, Bất động sản đầu tư, ban hành theo quyết định
234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003, đoạn 5.

35
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- Máy móc, thiết bị : là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị
công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ…
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn : là các loại phương tiện vận tải
gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không,
đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện,
đường ống nước, băng tải…
- Thiết bị, dụng cụ quản lý : là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công
tác quản lý hoạt động kind doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ
quản lý, thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hủt ẩm,
hút bụi, chống mối mọt…
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm : là các
vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả,
thảm cỏ, thảm cây xanh….: súc vật làm việc và / hoặc cho sản phẩm như đàn
voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò………
- Các loại TSCĐ khác : là toàn bộ các loại tái sản cố định khác chưa liệt
kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…

2.1.2 Tài sản cố định vô hình :

2.1.2.1. Đặc điểm chung của tài sản cố định vô hình :


Chuẩn mực kế toán việt Nam số 418 (VAS 4) - TSCĐ vô hình- có nêu
định nghĩa về tài sản cố định vô hình như sau: “tài sản không có hình thái vật
chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong
sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù
hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.”19

18
Bộ Tài Chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, ban hành theo quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính.
19
Bộ Tài Chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 6.

36
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Còn trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 3820 (IAS 38) – TSCĐ vô hình -
thì định nghĩa tài sản cố định vô hình được diễn đạt như sau: “một tài sản cố
định vô hình là một tài sản phi tiền tệ có thể xác định được và không có hình
thái vật chất cụ thể”21
Vậy điểm khác biệt quan trọng nhất của TSCĐ vô hình so với TSCĐ hữu
hình là TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất cụ thể. Chính do không có
hình thái vật chất cụ thể nên việc xác định giá trị của loại tài sản này rất khó
khăn. Do đó, định nghĩa được nêu trong VAS 4 còn yêu cầu tài sản phải xác
định được giá trị thì mới được ghi nhận là tài sản hữu hình của doanh nghiệp.
Việc không có hình thái vật chất cụ thể khiến cho TSCĐ vô hình rất khó
nhận biết một cách riêng biệt nên khi xem xét một nguồn lực vô hình có thỏa
mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình nêu trên hay không thì phải xét đến các
khía cạnh sau:
- Tính có thể xác định được : tức là TSCĐ vô hình phải có thể xác định
được một cách riêng biệt để có thể đem cho thuê, đem bán một cách độc
lập
- Khả năng kiểm soát: tức là doanh nghiệp phải có khả năng kiểm soát được
tài sản, kiểm soát được lợi ích thu được , gánh chịu rủi ro liên quan đến tài
sản và có khả năng ngăn chặn sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với
tài sản.
- Lợi ích kinh tế tương lai : tài sản đó có đem lại lợi ích cho doanh nghiệp
dưới các hình thức như tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc lợi ích khác xuất
phát từ việc sử dụng tài sản hay không. 22
Tài sản để được xếp vào loại tài sản cố định vô hình còn phải có thời
gian sử dụng hay thời gian đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn một kỳ kế toán.
20
IASB, Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38, Tài sản cố định vô hình (Intangible assets), phiên bản đã bao
gồm những sửa đổi theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được ban hành đến thời điểm
31/12/2008.
21
“An intangible asset is an identifiable non- moneytary asset without physical substance” (IASB, Chuẩn
mực kế toán quốc tế số 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 8).
22
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 9 đến 15.

37
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

2.1.2.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình:


TSCĐ vô hình có thể được phân thành 2 loại nhỏ là : TSCĐ vô hình
mang tính pháp lý (legal intangible) và TSCĐ vô hình mang tính cạnh tranh
(competitive intangible)23.
TSCĐ vô hình mang tính pháp lý được biết tới dưới tên gọi thông
thường là tài sản sở hữu trí tuệ (intellectual property) và gắn liền với những
quyền về tài sản được pháp luật bảo vệ.
Ví dụ của TSCĐ vô hình mang tính pháp lý là bản quyền phát hành,
bằng phát minh sáng chế, thương hiệu,quyền sử dụng đất…
Đối với TSCĐ vô hình mang tính cạnh tranh, dù doanh nghiệp không sở
hữu về mặt luật pháp, nhưng có ảnh hưởng lớn đến lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Ví dụ của TSCĐ vô hình mang tính cạnh tranh là bí quyết kỹ thuật, quan
hệ hợp tác kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, lợi thế thương mại,
…..
Tuy nhiên thì không phải TSCĐ vô hình nào cũng được ghi nhận trên
báo cáo tài chính mà chỉ có những TSCĐ vô hình nào đáp ứng được tiêu
chuẩn ghi nhận thì mới có thể được ghi nhận trên báo cáo tài chính. Tiêu
chuẩn ghi nhận sẽ được nói kỹ hơn ở phần sau.

2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu :


Cách phân loại này dựa trên cở sở quyền định đoạt của doanh nghiệp đối
với TSCĐ hiện có. Với tiêu thức này TSCĐ được chia làm 2 loại là TSCĐ tự
có và TSCĐ thuê ngoài.
TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp : là những TSCĐ được xây
dựng, mua sắm hoặc tự chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ( do
ngân sách cấp, tự bổ sung, do đơn vị khác góp vốn liên doanh…) hoặc bằng

23
Wikipeida, Intangible assets, http://en.wikipedia.org/wiki/Intangible_asset, ngày truy cập 9/5/2010

38
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

nguồn vốn vay. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định
đoạt như nhượng bán, thanh lý… trên cở sở chấp hành đúng thủ tục theo qui
định của Nhà Nước.
TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản
nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp
đồng thuê. Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm hai
loại là thuê hoạt động và thuê tài chính. Sự khác biệt căn bản của thuê hoạt
động và thuê tài chính là trong thuê tài chính có sự chuyển giao phần lớn rủi
ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê còn thuê hoạt
động thì không có sự chuyển giao đó. Do đó, chỉ có thuê tài chính mới có đủ
điều kiện để được ghi nhận là tài sản của doanh nghiệp do doanh nghiệp có
thể kiểm soát được rủi ro cũng như lợi ích từ việc sử dụng tài sản.
TSCĐ thuê tài chính không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp xong doanh nghiệp vẫn phải ghi nhận là tài sản này là TSCĐ trên báo
cáo tài chính của mình. Mục đích của quy định này là để để đảm bảo phản
ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy
doanh nghiệp không sở hữu tài sản nhưng doanh nghiệp kiểm soát được tài
sản24 và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản.
Tuy nhiên, khác với TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh
nghiệp không có quyền tự ý định đoạt đối với TSCĐ thuê tài chính. Cuối thời
điểm thuê, doanh nghiệp có thể lựa chọn là mua tài sản (tức là lúc đó tài sản
thuê tài chính sẽ trở thành TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc
là tiếp tục thuê với giá thuê thấp hơn giá thuê trên thị trường tùy vào điều kiện
hợp đồng kí kết giữa bên thuê và bên cho thuê.

24
Do phần lớn lợi ích kinh tế và rủi ro đã được chuyển giao cho người thuê tài sản và thời gian thuê tài sản
thường chiếm phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê nên doanh nghiệp có khả năng kiểm soát
được tài sản thuê

39
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Tuy không thuộc quyền sở hữu cùa doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp
phải thực hiện quản lý và trích khấu hao cho TSCĐ thuê tài chính như là đối
với TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

2.3. Phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụng :
Theo cách phân loại này, TSCĐ có thể được chia thành 4 loại:
- TSCĐ dùng cho kinh doanh : là những TSCĐ hữu hình, vô hình được
dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như với một doanh nghiệp
dệt may thì TSCĐ dùng cho kinh doanh là máy dệt, với doanh nghiệp sản
xuất đồ uống là dây chuyền pha chế đồ uống và đóng chai.
- TSCĐ hành chính sự nghiệp : là những TSCĐ được Nhà Nước hoặc
cấp trên cấp hoặc do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng bằng nguồn kinh phí
sự nghiệp và được sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp. Nguồn kinh
phí sự nghiệp chỉ có ở doanh nghiệp có các hoạt động sự nghiệp, hoạt động
dự án được ngân sách Nhà Nước hoặc cấp trên cấp kinh phí hoặc được viện
trợ không hoàn lại hoặc được thu các khoản thu sự nghiệp để trang trải các
khoản chi.25
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi : là những TSCĐ được hình thành
từ quỹ khen thưởng phúc lợi do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các
mục đích phúc lợi như Nhà văn hóa, nhà trẻ, câu lạc bộ…Quỹ khen thưởng
phúc lợi là quỹ được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của
doanh nghiệp để dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật
chất, phục vụ cho nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của người lao động.
- TSCĐ chờ xử lý là những TSCĐ bị hư hỏng chờ thanh lý, TSCĐ không
cần dùng , TSCĐ đang tranh chấp chờ giải quyết…. Đây là những tài sản
không còn đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nữa hoặc là tạm thời

25
Bộ Tài Chính, 2009, Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 2, trang 155.

40
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

không đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nữa. Do đó, doanh nghiệp cần
quản lý chặt chẽ các tài sản này phòng ngừa việc mất mát có thể xảy ra.
Cách phân loại này nhằm mục đích xác định được tình trạng thực tế của
tài sản được dụng vào các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp

II. Những điểm giống nhau và khác nhau trong quy định của chuẩn mực
kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ:

1. Về TSCĐ hữu hình :

1.1. Ghi nhận TSCĐ hữu hình :

1.1.1. Điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình:


Một tài sản để được ghi nhận là TSCĐ hữu hình thì phải vừa thỏa mãn
định nghĩa về TSCĐ hữu hình vừa thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu
hình.

1.1.1.1.Định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình :


Theo VAS 3 thì “TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất
do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù
hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.”26
VAS 3 cũng nêu tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ hữu hình như sau:
“Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời
cả bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau :
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó
(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. ”27
26
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 5.
27
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 6.

41
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Tổng hợp định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận thì các điều kiện để ghi
nhận một tài sản là TSCĐ hữu hình theo chuẩn mực kế toán Việt Nam là :
- Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản.
- Có thể xác định được giá trị của tài sản một cách đáng tin cậy.
- Có thời gian sử dụng hữu ích lớn hơn một kỳ kế toán.
- Tài sản được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh hay cho mục đích
hành chính khác.
- Tài sản có hình thái vật chất cụ thể.
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Còn trong IAS16 thì định nghĩa về TSCĐ được diễn đạt như sau “bất
động sản, nhà xưởng và dụng cụ là những tài sản hữu hình khi:
(a) Chúng được doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho mục đích sản xuất
và cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho người khác thuê hay cho các mục
đích quản lý hành chính.
(b) Doanh nghiệp dự kiến là có thể sử dụng chúng nhiều hơn một kì kế
toán.28”
IAS 16 cũng nêu tiêu chuẩn để ghi nhận chi phí phát sinh cho bất động
sản, nhà xưởng, dụng cụ được ghi nhận là tài sản khi :
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (future economic
benefits) từ tài sản đó và
(b) Nguyên giá của tài sản đó có thể được xác định một cách đáng tin
cậy”29

28
“Property, plant and equipment are tangible items that:
(a) Are held for use in the production or supply of goods or services, for rental to others or for
administrative purposr and
(b) Are expected to be used during more than one period”
(IASB, IAS 16, Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ, đoạn 6 )
29
“ The cost of an item of property, plant and equipment shall be recognized as an asset if, and only if :
(a) It is probable that future economic benefits associated with the item will flow to the entity and
(b) The cost of the item can be measured reliably.”
(IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 7)

42
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Tổng hợp định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận thì các điều kiện để ghi
nhận một tài sản là TSCĐ hữu hình theo chuẩn mực kế toán quốc tế là :
- Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử
dụng tài sản.
- Có thể xác định được giá trị của tài sản một cách đáng tin cậy.
- Có thời gian sử dụng hữu ích lớn hơn một kỳ kế toán.
- Tài sản được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh hay cho mục đích
hành chính khác.

1.1.1.2. Các điểm giống nhau giữa hai chuẩn mực :


Hai chuẩn mực cũng thống nhất với nhau ở 4 điều kiện ghi nhận TSCĐ
hữu hình là :
- chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
- nguyên giá có thể xác định một cách đáng tin cậy
- có thời gian sử dụng lớn hơn một năm
- có hính thái vật chất cụ thể
Đối với điều kiện thứ nhất , mức độ chắc chắn của việc thu được lợi ích
kinh tế trong tương lai từ tài sản phải dựa trên những bằng chứng sẵn có tại
thời điểm ghi nhận ban đầu . Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mọi lợi ích và
rủi ro đã được thực sự chuyển giao cho doanh nghiệp tại thời điểm doanh
nghiệp ghi nhận tài sản là TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp.
Riêng với điều kiện này, cả hai chuẩn mực VAS 3 và IAS 16 đều chi tiết
thêm ở tiêu chuẩn này ở điểm là lợi ích kinh tế đem lại cho doanh nghiệp từ
việc sử dụng tài sản không chỉ theo cách trực tiếp mà còn có thể theo cách
gián tiếp thong qua một tài sản khác.
VAS 3 có quy định : “ những tài sản sử dụng cho mục đích đảm bảo an
toàn sản xuất, kinh doanh hoặc bảo vệ môi trường mặc dù không trực tiếp
đem lại lợi ích kinh tế như các TSCĐ khác nhưng chúng lại cần thiết cho

43
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

doanh nghiệp trong việc đạt được các lợi ích kinh tế nhiều hơn từ các tài sản
khác”30 thì sẽ được ghi nhận là TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp.
IAS 16 cũng có quy định tương tự “bất động sản, nhà xưởng hay dụng cụ
có thể được hình thành cho mục đích an toàn hoặc cho lý do bảo vệ môi
trường. Việc hình thành các tài sản như thế tuy không trực tiếp làm tăng lợi
ích kinh tế thu được từ bất cứ tài sản hiện có nào nhưng cần thiết trong việc
giúp doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ các tài sản khác.
Những tài sản như thế đủ tiêu chuẩn để được ghi nhận là tài sản vì chúng cho
phép doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ các tài sản liên quan nhiều hơn
là khi không có các tài sản đó.”31
Ví dụ, “một nhà máy hóa chất có thể phải lắp đặt các thiết bị và thực hiện
quy trình chứa và bảo quản hóa chất mới để tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi
trường đối với việc sản xuất và lưu trữ hóa chất độc. Các tài sản liên quan đi
kèm chỉ được hạch toán là TSCĐ hữu hình nếu không có chúng doanh nghiệp
sẽ không thể hoạt động và bán sản phẩm hóa chất của mình. ”32
Đối với điều kiện thứ hai, việc xác định giá trị của tài sản thường là dựa
trên giá trị chuyển giao (transfer amount) khi mua sắm tài sản hoặc nếu tài sản
được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp thì nguyên giá của tài sản là toàn
bộ chi phí mà doanh nghiệp phải trả ra bên ngoài để tạo nên tài sản đó (chi
phí nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí sản xuất chung,…). Việc xác
định giá trị sẽ khó khăn hơn tài sản được hình thành từ việc trao đổi tài sản và
donh nghiệp phải xác định giá trị thị trường của tài sản tham gia vào trao đổi.

30
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 9.
31
“Items of property, plant and equipment may be acquired for safety or environmental reasons. The
acquisition of such property, plant and equipment, although not directly increasing the future economic
benefits of any particular existing item of property, plant and equipment, may be necessary for an entity to
obtain the future economic benefits from other assets. Such iterms of property, plant and equipment qualify
for recognition as assets because they enable an entity to derive future economic benefits from related assets
in excess of what could be derived had those items not been acquired.”
(IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 11)
32
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 9

44
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Việc xác định giá trị của tài sản sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần xác định giá
trị ban đầu.
Điều kiện thứ ba “thời gian sử dụng hữu ích lớn hơn một kỳ kế toán” là
tiêu chuẩn chung cho bất kỳ tài sản nào được phân loại vào lớp tài sản dài
hạn.
Còn điều kiện thứ tư “có hình thái vật chất cụ thể ” được nêu rõ trong
định nghĩa của chuẩn mực kế toán Việt Nam và được ngầm hiểu trong chuẩn
mực kế toán quốc tế. IAS 16 chính là chuẩn mực kế toán về tài sản cố định
hữu hình nhưng IASB không lấy tên “Tài sản cố định hữu hình” làm tên gọi
cho chuẩn mực kế toán này mà lấy tên “Bất động sản, nhà xưởng và dụng
cụ” làm tên gọi của chuẩn mực này. Xem xét kỹ thì bất động sản, nhà xưởng
hay dụng cụ chính là những ví dụ cụ thể của tài sản cố định vô hình và chúng
đều có hình thái vật chất cụ thể. Do đó, dù không được nêu rõ nhưng định
nghĩa về tài sản cố định trong IAS16 thực ra có bao hàm đặc điểm của TSCĐ
hữu hình là có hình thái vật chất cụ thể.

1.1.1.3. Điểm khác biệt giữa hai chuẩn mực :


Một điểm khác biệt quan trọng dễ nhận thấy trong tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ hữu hình của hai chuẩn mực đó là ở tiêu chuẩn giá trị. IAS 16 không
qui định mức giá trị tối thiểu để ghi nhận TSCĐ hữu hình bởi vì do hoàn cảnh
kinh tế của mỗi nước là khác nhau cộng thêm đồng tiền tính giá của mỗi nước
là khác nhau dẫn đến ngưỡng giá trị để ghi nhận một tài sản là TSCĐ là khác
nhau. Nhưng VAS 3 lại có một tiêu chuẩn ghi nhận là có đủ tiêu chuẩn giá trị
theo quy định hiện hành.
Mức giá trị này thay đổi theo quy chế tài chính của từng thời kỳ. Theo
quyết định 215/TC ngày 2/10/1990 là 500.000 đồng trở lên, theo quyết định
166/1999/QĐ/BTC ngày 30/12/1999 là 5.000.000 đồng trở lên và hiện nay
theo quyết định 206/2003/QĐ/BTC là 10.000.000 đồng trở lên.

45
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Tiêu chuẩn giá trị là một tiêu chuẩn quan trọng có ảnh hưởng lớn tới việc
ghi nhận chi phí của một kỳ kế toán. Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ sẽ
được phân bổ dần chi phí của nó qua ít nhất là hơn một kỳ kế toán. Còn một
tài sản dù đã đáp ứng ba tiêu chuẩn (lợi ích kinh tế, thời gian sử dụng lớn hơn
một năm và giá trị có thể xác định được một cách đáng tinh cậy) nhưng không
đáp ứng được tiêu chuẩn giá trị thì sẽ được phân loại làm công cụ, dụng cụ và
toàn bộ chi phí của nó sẽ được ghi nhận cho một kỳ kế toán. Tuy nhiên, trong
trường hợp xuất dùng công xụ một lần vào sản xuất kinh doanh có giá trị lớn
và có thời hạn sử dụng cho sản xuất kinh doanh trên một năm thì giá trị công
cụ, dụng cụ xuất dùng sẽ được ghi vào tài khoản 242 “chi phí trả trước dài
hạn” và phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán.33
Việc đưa ra tiêu chuẩn giá trị là để nhằm mục đích quản lý tài sản dễ
dàng hơn. Những tài sản có giá trị nhỏ thì không cần phải theo dõi một cách
chi tiết và phức tạp như TSCĐ, cũng không cần phân bổ chi phí bằng cách
khấu hao qua các kỳ. Nhờ đó, công việc của người kế toán được giảm tải đi
rất nhiều.

1.1.2. Áp dụng tiêu chuẩn ghi nhận cho từng trường hợp cụ thể :
Thông thường thì các tài sản sẽ được ghi nhận một cách riêng lẻ nhưng
đối với những bộ phận riêng biệt không chủ yếu như khuôn đúc, công cụ,
khuôn dập thì cả VAS 3 và IAS 16 đều cho phép hợp nhất các bộ phận đó và
áp dụng các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình vào tổng giá trị đó.
VAS 3 có viết : “ Khi xác định các bộ phận cấu thành TSCĐ hữu hình,
doanh nghiệp phải áp dụng các tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình cho từng trường
hợp cụ thể. Doanh nghiệp có thể hợp nhất các bộ phận riêng biệt không chủ
yếu như khuôn đúc, công cụ, khuôn dập và áp dụng các tiêu chuẩn TSCĐ hữu
hình vào tổng giá trị đó. Các phụ tùng và thiết bị phụ trợ thường được coi là

33
Bộ tài chính, 2009, Chế độ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê, trang 107.

46
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

tài sản lưu động và được hạch toán vào chi phí khi sử dụng. Các phụ tùng chủ
yếu và thiết bị bảo trì được xác định là TSCĐ hữu hình khi doanh nghiệp ước
tính thời gian sử dụng chúng nhiều hơn một năm. Nếu phụ tùng và thiết bị
bảo trì chỉ được dùng gắn liền với TSCĐ hữu hình và việc sử dụng chúng là
không thường xuyên thì chúng được hạch toán là TSCĐ hữu hình riêng biệt
vá được khấu hao trong thời gian ít hơn thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
hữu hình liên quan.”34
IAS 16 cũng có quy định về vấn đề hợp nhất các bộ phận riêng biệt
không chủ yếu như sau: “ Phụ tùng và thiết bị phụ trợ thường được coi là tài
sản lưu động và được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi
chúng được tiêu dùng. Tuy nhiên, các phụ tùng và các thiết bị bảo trì chủ yếu
đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ hữu hình khi doanh nghiệp ước tính sử dụng
chúng nhiều hơn một kỳ kế toán. Tương tự, nếu như phụ tùng và thiết bị bảo
trì chỉ có thể được dùng gắn liền với một TSCĐ hữu hình, chúng sẽ được
hạch toán là TSCĐ hữu hình.
Chuẩn mực này không qui định đơn vị ghi nhận TSCĐ hữu hình, tức là
không qui định các thành phần cấu thành một TSCĐ hữu hình. Do đó, việc sử
dụng phán đoán là cần thiết trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ghi nhận vào
từng trường hợp cụ thể của doanh nghiệp. Việc hợp nhất các bộ phận riêng lẻ,
không chủ yếu như khuôn đúc, công cụ và khuôn dập và áo dụng tiêu chuẩn
ghi nhận cho tổng giá trị đó. ”35
34
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 11.
35
“Spare parts and servicing equipment are usually carried as inventory and recognized in profit or loss as
consumed. However, major spare and stand-by equipment qualify as property, plant and equipment when an
entity expects to use them during more than one period. Similarly, if the spare parts and servicing equipment
can be used only in connection wuth an item of property,plant and equipment.
This Standard does not prescribe the unit of measure for recognition, ie what constitutes an item of property,
plant and equipment. Thus, judgment is required in applying the recognition criteria to an entitys specific
circumstances. It may be appropriate to aggregate individually insignificant items, such as moulds, tools and
dies and to apply the criteria to the aggregate value.” (IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 8 và 9)

47
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Như vậy, cả IAS 16 và VAS 3 đều thống nhất trong việc hợp nhất các bộ
phận riêng lẻ và không quan trọng để áp dụng tiêu chuẩn ghi nhận vào tổng
giá trị . Tức là dù cho mỗi bộ phận riêng lẻ như khuôn đúc, công cụ hay
khuôn dập không đáp ứng được tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình nhưung
khi gộp lại thành một nhóm mà chúng có thể đáp ứng tiêu chuẩn ghi nhận thì
vẫn có thể ghi nhận toàn bộ nhóm khuôn đúc, công cụ hay khuôn dập đó như
một TSCĐ hữu hình riêng biệt.
Việc hợp nhất các tài sản riêng lẻ và không quan trọng để áp dụng tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình là để tránh mất thời gian xem xét xem từng
bộ phận đó có đáp ứng tiêu chuẩn ghi nhận hay không. Việc hợp nhất đó cũng
tạo điều kiện cho kế toán chỉ cần tính khấu hao cho tổng giá trị các bộ phận
riêng lẻ thay vì phải tính khấu hao cho từng bộ phận. Điều đó làm giảm bớt
công việc sổ sách cho kế toán.
Cả VAS 3 và IAS 16 đều thống nhất phân loại các phụ tùng và thiêt bị
phụ trợ là tài sản lưu động và hạch toán chúng vào chi phí khi sử dụng. Còn
các phụ tùng chủ yếu và các thiết bị bảo trì được xác định là TSCĐ hữu hình
khi doanh nghiệp ước tính thời gian sử dụng chúng nhiều hơn một năm. Tức
là để xác định phụ tùng và thiết bị có phải là tài sản không, cả hai chuẩn mực
dựa trên yếu tố là chúng có phải là các bộ phận trọng yếu đem lại lợi ích kinh
tế lớn cho doanh nghiệp hay không.

1.2. Xác định giá trị ban đầu:

1.2.1 Nguyên tắc ghi nhận:


Khi TSCĐ hữu hình được hình thành, có rất nhiều chi phí phát sinh. Có
những chi phí sẽ được vốn hóa và nguyên giá của tài sản. Có chi phí không
được vốn hóa mà sẽ phải ghi nhận vào chi phí trong kỳ trên báo cáo kết quả
kinh doanh. Việc vốn hóa hay ghi nhận vào chi phí trong kỳ do đó ảnh hưởng
rất lớn đến báo cáo tài chính. Một chi phí được vốn hóa sẽ xuất hiện trên bảng

48
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

cân đối kế toán dưới dạng nguyên giá của TSCĐ và được phân bổ chi phí qua
nhiều kỳ kế toán phụ thuộc vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Một chi
phí được ghi nhận vào chi phí trong kỳ thì sẽ xuất hiện trên báo cáo kết quả
kinh doanh của một kỳ kế toán mà thôi.
Một chi phí lẽ ra được vốn hóa lại được ghi nhận vào chi phí trong kỳ sẽ
làm tài sản bị định giá quá thấp (undervalued) và chi phí bị ghi nhận quá
nhiều (overstated) và ngược lại với chi phí lẽ ra phải được ghi nhận vào chi
phí trong kỳ lại được vốn hóa vào giá trị tài sản. Do đó, cần có một nguyên
tắc chung cho việc quyết định chi phí nào được vốn hóa và chi phí nào phải
ghi nhận vào chi phí trong kỳ.
Tiêu chuẩn ghi nhận chí phí phát sinh để có được TSCĐ hữu hình được
nêu trong IAS 16 như sau :
“chi phí phát sinh cho một bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ được ghi
nhận là tài sản khi:
(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai (future economic
benefits) từ tài sản đó và
(b) Nguyên giá của tài sản đó có thể được xác định một cách đáng tin
cậy”36
Vậy một chi phí phát sinh muốn được vốn hóa vào giá trị tài sản phải
đáp ứng hai tiêu chuẩn trên.
Ngoài ra, IAS 16 còn qui định rằng :
“việc ghi nhận chi phí vào nguyên giá của một TSCĐ hữu hình ngừng lại
khi tài sản đã ở vào địa điểm và trạng thái cần thiết để tài sản có thể vận hành
theo cách đã được định trước”37
36
“ The cost of an item of property, plant and equipment shall be recognized as an asset if, and only if :
(c) It is probable that future economic benefits associated with the item will flow to the entity and
(d) The cost of the item can be measured reliably.”
(IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 7)
37
“Recognition of costs in the carrying amount of an item of property, plant and equipment ceases when the
item í in the location and condition necessary for it to be capable of operating in the manner intended by
management.” (IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn20)

49
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Từ đó, ta có thể rút ra kết luận là điểm cắt chi phí được vốn hóa sẽ là
thời điểm “tài sản ở vào vị trí và trạng thái cần thiết để tài sản có thể vận hành
theo cách đã được định trước”. Các chi phí có liên quan và cần thiết tới việc
đưa “tài sản ở vào vị trí và trạng thái cần thiết để tài sản có thể vận hành theo
cách đã được định trước” mới được vốn hóa.
Do đó, những chi phí phát sinh sau thời điểm “tài sản ở vào vị trí và
trạng thái cần thiết để tài sản có thể vận hành theo cách đã được định trước”
đều không được ghi nhận vào nguyên giá của TSCĐ. IAS 16 có đưa ra một
số ví dụ về các chi phí không được ghi nhận vào nguyên giá theo nguyên tắc
trên như sau :
“(a) các chi phí phát sinh khi một tài sản có khả năng hoạt động theo cách đã
được định trước nhưng vẫn chưa được đưa vào sử dụng hoặc hoạt động dưới
công suất.
(b) khoản lỗ ban đầu như những khoản lỗ phát sinh khi nhu cầu cho sản
phẩm được sản xuất bằng tài sản đó đang trogn giai đoạn tích lũy.
(c) chi phí cho việc chuyển địa điểm và tái cơ cấu một phần hoặc toàn bộ
hoạt động của doanh nghiệp.”38
VAS 3 cũng có đoạn như sau : “ các khoản chi phí phát sinh như: Chi
phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất, chi phí chạy thử và các chi phí khác
…nếu không liên quan trực tiếp đế việc mua sắm và đưa tài sản vào trạng thái
sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. Các
khoản lỗ ban dầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch
toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.”39
Như vậy, dù không được nêu rõ trong chuẩn mực nhưng VAS 3 cũng
thống nhất với IAS 16 trong việc xem xét một chi phí có liên quan trực tiếp
38
“”(a) Cost incurred while an item capable of operating in the manner intended by management has yet to
be brought into use or is operated at les than full capacity;
(b) initial operating losses, such as those incurred while demand for the item’s output builds up; and
(c) costs of relocating or reorganizing part or all of an entity’s operation” (IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu
hình, đoạn 20)
39
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 17.

50
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng hay không để quyết định
đưa chi phí đó vào nguyên giá hay để loại bỏ chí phí đó khỏi nguyên giá.
Cả VAS 3 và IAS 16 đều yêu cầu các tài sản đủ tiêu chuẩn ghi nhận là
TSCĐ hữu hình thì đều cần được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.

1.2.2. Các trường hợp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình :

1.2.2.1. TSCĐ hữu hình mua sắm:


Theo VAS 3 thì nguyên giá của TSCĐ hữu hình bao gồm :
“giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá),
các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí
liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như :
chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí
lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy
thử); chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác”40 .
Còn theo IAS 16 thì nguyên giá của TSCĐ hữu hình gồm :
(a) giá mua của nó, bao gồm thuế nhập khẩu và các loại thuế hàng
hóa không được hoàn lại, trừ đi chiết khấu thương mại và các khoản
giảm giá.
(b) bất kỳ chi phí nào có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản tới
vị trí và vào trạng thái cần thiết để nó có thể hoạt động theo cách đã được
định trước.
(c) ước tính ban đầu của chi phí cần thiết để tháo dỡ, di chuyển các
tài sản đó và khôi phục lại mặt bằng nơi đặt tài sản41.
40
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 14.
41
“The cost of an item of property, plant anfd equipment comprises:
(a) Its purchase price, including import duties and non-0refundable purchase taxes, after deducting
trade discounts and rebates
(b) Any costs directly attributable to bringing the asset to the location and conditions necessary for it to
be capable of operating in the manner intended by management.
(c) The initial estimate of the costs of dismantling and removing the item and restoring the site on
which it is located, the obligation for which an entity incurs either when the item is acquired or as as
consequence of haing used the item during a particular period for purpose other than to produce

51
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Như vậy là về cách xác định nguyên giá thì cả VAS 3 và IAS 16 đều
thống nhất ở hai thành phần chi phí là giá mua và chi phí có liên quan trực
tiếp đến việc đưa tài sản vào tới vị trí và trạng thái cần thiết để nó có thể hoạt
động theo cách đã định trước.
Tuy nhiên, so với VAS 3 thì nguyên giá của TSCĐ hữu hình theo IAS 16
có thêm chi phí tháo dỡ, di chuyển tài sản và khôi phục lại mặt bằng nơi đặt
tài sản. Việc đưa vào nguyên giá ước tính ban đầu về chi phí trên sẽ khiến cho
nguyên giá của TSCĐ hữu hình theo IAS 16 lớn hơn theo VAS 3 (khi so
sánh trên cùng một đồng tiền tính giá). Nguyên giá theo IAS 16 đương nhiên
sẽ phản ánh chính xác hơn chi phí thực tế mà doanh nghiệp cần có để có được
tài sản đó. Vì khoản chi phí trên là chi phí mà doanh nghiệp bắt buộc phải chi
ra, thường có giá trị khá lớn và là kết quả trực tiếp của việc sử dụng tài sản.
Tuy nhiên, để xác định các chi phí trên một cách chính xác là khá khó khăn
nhất là khi doanh nghiệp mới chỉ sử dụng tài sản đó lần đầu tiên. Thêm vào
đó, việc ước tính chi phí này có thể bị các doanh nghiệp sử dụng như là một
công cụ để làm tăng hoặc giảm gíá trị thực tế của tài sản từ đó gián tiếp làm
tăng hoặc giảm chi phí khấu hao vì chi phí này thường rất khó kiểm tra, kiểm
định hay có thể kiểm tra, kiểm định được nhưng mất rất nhiều chi phí.

1.2.2.2. TSCĐ hữu hình là do doanh nghiệp tự xây dựng, tự chế :


VAS 3 quy định như sau:
“Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực
tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường
hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình tự sản xuất ra để chuyển thành
TSCĐ thì nguyên giá chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng với các chi phí trực
tiếp liên quan đến việc đưa sản phẩm vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong
các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá
inventories during that period.”
(IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 16)

52
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

của các tài sản đó. Các chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng
phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường
trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá
TSCĐ hữu hình.”42
IAS 16 cũng có quy định về xác định nguyên giá của TSCĐ hữu hình
tỏng trường hợp này như sau “Nguyên giá của môt tài sản do doanh nghiệp tự
xây dựng được xác định theo cùng một nguyên tắc như tài sản được hình
thành qua mua sắm…..bất kỳ khoản lãi nội bộ cũng không được tính vào
nguyên giá của tài sản của các tài sản đó. Tương tự như thế, các chi phí về
nguyên vật liệu lãng phí, chi phí lao động hoặc các khoản chi phí khác phát
sinh vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng thì cũng không
được tính vào nguyên giá của tài sản đó.”43
Như vậy, cả VAS 3 và IAS 16 đều thống nhất loại bỏ các khoản lãi nội
bộ và các chi phí không hợp lý như nguyên, vật liệu lãng phí, lao động hoặc
các chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây
dựng hoặc tự chế .
Cần phải loại bỏ khoản lãi nội bộ và chi phí trên là do nếu cộng các
khoản đó vào nguyên giá của tài sản thì tài sản sẽ bị định giá cao hơn giá trị
thị trường của mình. Nếu doanh nghiệp sản xuất một tài sản tương tự và đem
bán trên thị trường trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường của doanh
nghiệp , giá của tài sản đó sẽ tương tự như giá của tài sản tự xây dựng. Do giá
của tài sản đem bán trên thị trường không bao gồm khoản lãi nội bộ cũng như
các chi phí do sư dụng nguyên vật liệu lãng phí hay chi phí lao động vượt trên
mức bình thường (do doanh nghiệp phải đưa ra một mức giá cạnh tranh theo

42
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 18.
43
“The cost of a self- constructed asset is determined using the same princle as for an acquired asset. ….any
internal profits are eliminated in arriving at such cost. Similarly, the cost of abnormal amounts of wasted
material, labour, or other resources incurred in sefl – constructing an asset is not included in the cost of
asset.” (IASB, IAS16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 22)

53
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

cung cầu trên thị trường) nên giá của tài sản tự xây dựng, tự chế cũng không
được bao gồm các khoản đó.

1.2.2.3. TSCĐ hữu hình được mua theo phương thức trả góp:
VAS 3 có quy định như sau về trường hợp này :
“Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương
thức chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại
thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá
mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số
chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo
quy định của chuẩn mực kế toán “chi phí đi vay””44
Trong IAS 16 cũng có đoạn quy định như sau:
“Nguyên giá của TSCĐ hữu hình là giá mua trả tiền ngay. Nếu như
việc thanh toán được kéo dài vượt quá các thời hạn tín dụng thông thường,
sự chênh lệch giữa giá mua trả tiền ngay và tổng số tiền phải thanh toán
được ghi nhận như là một khoản lãi theo ký hạn thanh toán trừ khi khoản lãi
này được vốn hóa theo chuẩn mực chi phí lãi vay (IAS 23)”45
Như vậy, đối với trường hợp TSCĐ hữu hình được mua sắm theo
phương thức trả góp hay trả chậm, cả VAS 3 và IAS 16 đều thống nhất phản
ánh nguyên giá của TSCĐ theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản
chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch
toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính
vào nguyên giá.
Vì dụ như, giá mua trả ngay của một cái máy may là 800.000 VND, giá
mua trả chậm là 960.000 VND trong vòng 4 tháng, mỗi tháng trả 240.000

44
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 16
45
“The cost of an item of property, plant anf equipment is the cash price equivalent at the recognition date. If
payment is deferred beyond normal credit terms, the difference between the cash price equivalent and the
total payment is recognized as interest over the period of credit unless such interest is capitalized in
accordamce with IAS 23”(IASB, IAS16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 23)

54
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

VND vào cuối mỗi tháng. Như vậy, cái máy may đó sẽ được ghi nhận trên
báo cáo tài chính với nguyên giá là 800.000VND chứ không phải là
960.000VND và khoản chênh lệch 160.000(= 960.000-800.000)VND sẽ được
phân bổ dần vào chi phí của 4 tháng, mỗi tháng sẽ được phân bổ chi phí là
40.000VND.
Sở dĩ, cả chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam đều
không cho phép ghi nhận giá mua trả tiền chậm làm nguyên giá của TSCĐ
hữu hình là vì khoản chênh lệch giữa giá mua trả tiền ngay và giá mua trả tiền
chậm là một khoản lãi mà người mua phải trả người bán do người bán đã cấp
cho người mua khoản tín dụng bằng chính số tiền mua hang được trả chậm.
Như trogng ví dụ trên, người mua đã được cấp một khoản tín dụng bằng đúng
số tiền mua trả ngay là 800.000VND (bởi vì thay vì phải trả ngay số tiền này,
người mua được trả dần trong 4 tháng mà vẫn được sử dụng cái máy đó bắt
đầu từ thời điểm mua) và phải trả một khoản lãi 160.000 VND cho số tín
dụng được cấp từ người mua đó. Do đó, khoản lãi 160.000VND là phản ánh
chi phí lãi vay của doanh nghiệp chứ không phản ánh chi phí mà doanh
nghiệp thực sự bỏ ra để đưa tài sản đến trạng thái và địa điểm cần thiết để
hoạt động theo cách đã được định trước.

1.2.2.4. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi :
Còn trong trường hợp tài sản hữu hình mua dưới hình thức trao đổi, VAS
3 va IAS 16 có sự khác biệt trong cách ghi nhận nguyên giá.
VAS 3 chia làm hai trường hợp : trao đổi với một tài sản tương tự và
không tương tự.
“Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ
hữu hìnhkhông tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý 46

46
“Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ sự hiểu biết trong sự trao đổi
ngang giá” (BộTài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 5)

55
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau
khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
Nguyên giá của TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một
TSCĐ hữu hình tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy
quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng
tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả
hai trường hợp không có bất kỳ khoản lỗ hay lãi nào được ghi nhận trong quá
trình trao đổi . Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của
TSCĐ đem trao đổi.”47
Còn theo IAS 16 thì giá trị của tài sản tham gia quá trình trao đổi phải
được xác định theo một giá trị hợp lý (fair value) bất kể tài sản tham gia trao
đổi có tương tự nhau hay không. Tuy nhiên trong hai trường hợp sau thì tài
sản tham gia trao đổi không phải xác định theo giá trị hợp lý :
“ (a) giao dịch trao đổi tài sản không có tính chất thương mại
(b) không thể xác định một cách đáng tin cậy giá trị hợp lý của tài sản đem
trao đổi cũng như tài sản nhận về”.
“Nếu tài sản nhận về không được xác định theo một giá trị hợp lý thì
nguyên giá của nó được ghi nhận theo giá trị còn lại theo sổ sách của tài sản
đem trao đổi.” 48
Có sự khác biệt này là do VAS 3 chưa cập nhật sự thay đổi gần đây của
IAS 16. Việc yêu cầu TSCĐ hữu hình phải được xác định theo giá trị hợp lý
bất kể là trong trường hợp trao đổi tài sản tương đương hay không là một sự
thay đổi quan trọng của IAS16 phiên bản mới 49 so với phiên bản trước đó50.
47
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 20 và 21.
48
“(a) the exchange transaction lacks commercial substance or
(b) the fair value of neither the asset received nor the asset given up ís reliably measurable.”
….”If the acquired item is not measured at fair value, its cost is measured at the carrying amount of the asset
given up ”
(IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 24)
49
IAS 16 đã được sứa đổi vào năm 2003 và có cập nhật những sự sửa đổi theo các chuẩn mực báo cáo tài
chính (IFRS) được ban hành cho đến tận 31/12/2008.
50
IAS 16 trước khi được sửa đổi vào năm 2003 và trước khi được cập nhật tất cả các sự sửa đổi theo các
chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRS) được ban hành cho đến tận 31/12/2008

56
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

IAS 16 phiên bản mới yêu cầu doanh nghiệp phải căn cứ trên bản chất kinh tế
của giao dịch trao đổi tài sản và khả năng xác định một cách chính xác giá trị
hợp lý của tài sản tham gia vào trao đổi để làm căn cứ cho việc sử dụng giá trị
hợp lý của tài sản nhận về (the asset recieved) hay giá trị còn lại của tài sản
được đem đi trao đổi (the asset given up) để làm nguyên giá của tài sản nhận
về.
Sở dĩ cần lấy bản chất kinh tế của giao dịch làm căn cứ xác định là vì
một giao dịch trao đổi mà không mang tính thương mại (như trao đổi nội bộ)
thì gia trị của tài sản sẽ không được xác định theo cơ chế cung cầu của thị
trường do các điều kiện trao đổi không giống với các trao đổi thông thường
nhằm mục đích thương mại. Mà giá trị hợp lý thường được xác định là giá trị
thị trường của tài sản. Do đó, giao dịch trao đổi phải mang bản chất thương
mại thì mới được sử dụng giá trị hợp lý làm nguyên giá của tài sản nhận về.
Tuy nhiên, do một số điều kiện như tài sản không có thị trường hoạt động 51
của riêng nó thì giá trị hợp lý của tài sản rất khó xác định một cách đáng tin
cậy. Do đó, một giao dịch cần phải thỏa mãn được hai điều kiện nêu trên thì
mới được ghi nhận giá trị hợp lý làm nguyên giá của tài sản nhận về.

1.2.2.5. TSCĐ hữu hình bao gồm đất và các công trình kiến trúc gắn liền

với đất:
Theo IAS, giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc và đất đai cần được trình bày
riêng theo từng loại TSCĐ hữu hình.
Điều đó được quy định như sau trong IAS 16:

51
Thị trường hoạt động là thị trường thỏa mãn đồng thời ba điều kiện sau :
(a) Các sản phẩm được bán trên thị trường này có tính tương đồng
(b) người mua và người bán có thể tìm thấy nhau vào bất cứ lúc nào
(c) giá cả được công khai
(Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 6)

57
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

“Đất đai và nhà cửa là các tài sản tách rời nhau và được hạch toán riêng
biệt thậm chí kể cả khi chúng được mua cùng nhau.”52
Trong khi đó ở Việt Nam, luật pháp Việt Nam qui định đất và các nguồn
lực tự nhiên (mỏ dầu, mỏ than, khí đốt..) đều thuộc sở hữu Nhà Nước. Các
doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng hoặc khai thác đất đai và các nguồn lực tự
nhiên. Điều đó giải thích vì sao danh mục TSCĐ hữu hình của Việt Nam
không bao gồm đất đai và các nguồn lực tự nhiên như danh mục TSCĐ hữu
hình của một số nước như Mỹ, Pháp..(Giáo trình kế toán quốc tế, Nguyễn
Minh Phương, Nguyễn Thị Đông(2002), Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội,
trang 86 và trang 276).. mà chỉ có quyền sử dụng và quyền sử dụng đất
được phân loại là TSCĐ vô hình. Do đó, VAS 3 yêu cầu giá trị của nhà cửa,
vật kiến trúc và quyền sử dụng đất cần được trình bày riêng trong đó giá trị
quyền sử dụng đất phải được xác định là TSCĐ vô hình.
Điều đó được nêu cụ thể trong VAS 3 như sau:
“Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với
quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt
và ghi nhận là TSCĐ vô hình.”53

1.3. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu:
Sau thời điêm ghi nhận ban đầu, TSCĐ hữu hình sẽ được phân bổ chi
phí của chúng trong thời gian sử dụng hữu ích thông qua việc khấu hao. Điều
đó có nghĩa là giá trị tài sản sẽ giảm đi. Thêm vào đó, tài sản còn có thể giảm
giá trị hay tăng giá trị do sự biến động của cung cầu đối với tài sản đó trên thị
trường. Điều đó làm nảy sinh vấn đề là giá trị của tài sản sau ghi nhận ban đầu
nên được xác định như thế nào để có thể đảm bảo sự phản ánh trung thực và
hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.

52
“Land and buildings are separable assets and are accounted for separately, even when they are acquired
together.” (IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 58)
53
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 15.

58
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Hiện nay, trên thế giới có hai phương pháp để xác định giá trị của tài sản
sau ghi nhận ban đầu là phương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại.
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và việc sử dụng phương pháp
nào là hợp lý hơn vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi.
VAS 3 chỉ cho phép sử dụng phương pháp giá gốc để xác định giá trị của
tài sản sau ghi nhận ban đầu. Còn IAS 16 cho phép đơn vị nắm giữ tài sản
được lựa chọn giữa phương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại.

1.3.1. Phương pháp giá gốc :


Phương pháp giá gốc theo VAS 3 và IAS 16 cũng khác nhau. Theo VAS
3 thì giá trị tài sản theo phương pháp giá gốc được xác định bằng nguyên giá
trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế

Do nguyên giá và số khấu hao lũy kế đều là hai chỉ tiêu đã được kế toán
theo dõi và phản ánh trên sổ sách nên việc xác định giá trị còn lại của TSCĐ
hữu hình theo phương pháp này có thể đạt được một cách dễ dàng.
Còn theo IAS 16, thì giá trị tài sản theo phương pháp giá gốc được xác
định bằng nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế trừ đi khoản lỗ lũy kế do giảm giá
trị tài sản (accumulated impairment losses).
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế - Tổn thất lũy kế do tài sản
giảm giá trị
Như vậy , giá trị tài sản theo phương pháp giá gốc của IAS 16 sẽ còn
phải trừ đi một khoản lỗ do giảm giá trị tài sản . Khoản lỗ này không được đề
cập đến trong các chuẩn mực kế toán của Việt Nam nhưng lại được dành
riêng một chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 36 – Impairment of Asset) để bàn
về vấn đề giảm giá trị tài sản. Phần giảm giá trị này sẽ được nói kĩ hơn ở phần
sau.

59
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Ưu điểm của phương pháp giá gốc là đơn giản, dễ thực hiện. Nhược
điểm của phương pháp này là độ chính xác không cao. Giá trị còn lại của
TSCĐ hữu hình xác định theo phương pháp này phụ thuộc vào việc doanh
nghiệp tính khấu hao như thế nào. Thay đổi phương pháp khấu hao hay thời
gian sử dụng hữu ích của tài sản sẽ ảnh hưởng tới giá trị còn lại của tài sản.

1.3.2. Phương pháp đánh giá lại :


Theo IAS 16, sau ghi nhận , một bất động sản, nhà xưởng hay thiết bị
nếu có thể xác định được giá trị hợp lý của nó một cách đáng tin cậy thì giá trị
của nó có thể được ghi nhận theo giá đánh giá lại. Giá đánh giá lại bằng giá trị
hợp lý tại thời điểm đánh giá lại trừ đi bất kỳ khoản khấu hao lũy kế nào sau
ngày đánh giá lại và trừ đi bất kỳ khoản lỗ do giảm giá trị tài sản nào sau
ngày đánh giá lại.
Giá trị còn lại = Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại – Khấu hao lũy kế -
Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị
“Giá trị hợp lý của đất đai và nhà cửa thường được xác định theo những
chứng cứ có cơ sở thị trường (market-based evidence) được hình thành từ
những đánh giá được thực bởi những nhà đánh giá chuyên nghiệp. Giá trị của
nhà xưởng và thiết bị thường là giá trị thị trường của chúng”54.
Tần suất của việc đánh giá lại phụ thuộc vào sự thay đổi trong giá trị hợp
lý của bất động sản, nhà xưởng hay thiết bị được đánh giá lại. Khi giá trị hợp
lý của một tài sản được đánh giá lại khác biệt lớn với giá trị còn lại của nó thì
cần có thêm một lần đánh giá lại nữa. Một vài bất động sản, nhà xưởng và
thiết bị có thể có sự biến động lớn và thất thường trong giá trị hợp lý do đó
cần thiết phải đánh giá lại giá trị của các tài sản này hàng năm. Việc đánh giá
lại một cách thường xuyên các tài sản mà chỉ có sự thay đổi nhỏ trong giá trị

54
“The fair value of land and buiding is usually determined from market-based evidence by appraisal that is
normally undertaken by professionally qualified valuers. The fair value of items of plant and equipment is
usually their market value determined by appraisal.” (IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 32)

60
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

hợp lý là không cần thiết. Tuy nhiên, vẫn cần đánh giá lại các tài sản đó từ ba
đến năm năm một lần.
Nếu một tài sản trong một lớp được đánh giá lại thì toàn bộ lớp tài sản
cũng sẽ được đánh giá lại.
“Nếu việc đánh giá lại làm tăng giá trị ghi sổ của tài sản thì phần chênh
lệch do đánh giá tăng sẽ được ghi nhận trong thu nhập toàn diện khác (other
comprehensive income) và được luỹ kế trong vốn sở hữu ở phần thặng dư
đánh giá lại tài sản (revaluation surplus). Trừ trường hợp chính tài sản này
trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đó được ghi vào chi
phí thì chênh lệch do đánh gia tăng lần này cần được bù trừ với chi phí phát
sinh từ chêch lệch do đánh giá giảm trước đó. Phần chênh lệch do đánh giá
tăng mà vượt quá số có thể bù trừ với phần chênh lệch do đánh giá giảm đã
được ghi nhận là chi phí, thì sẽ được ghi nhận là thu nhập trong báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh.”55
“Khi đánh giá lại làm giảm giá trị ghi sổ của tài sản thì phần chênh lệch
do đánh giá giảm đó sẽ được ghi nhận là chi phí trong báo cáo kết quả kinh
doanh. Tuy nhiên, nếu trước đó tài sản được đánh giá tăng và phần chênh lệch
do đánh giá tăng đã được ghi nhận trong phần thặng dư đánh giá lại tài sản thì
phần chênh lệch do đánh giá giảm lần này sẽ được bù trừ với với phần chênh
lệch do đánh giá tăng trước đó. Phần chênh lệch do đánh giá giảm mà vượt
quá số có thể ghi giảm vào khoản mục thặng dư đánh giá lại tài sản (là số hiện
đang ghi nhận phần chênh lệch do đánh giá tăng của cùng tài sản) cần được
ghi nhận là chi phí.”56
55
“If an asset’s carrying amount is increased as a result of a revaluation, the increase shall be recognized in
other comprehensive income and accumulated in equity under the deading of revaluation surplus. However,
the increase shall be recognized in profit or loss to the extent that it reserves a revaluation decrease of the
same asset previously recognized in profit or loss.”( IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 39)
56
“If an asset’s carrying amount is decreased as a result of a revaluation, the decrease shall be recognized in
profit or loss. However, the decrease shall be recognized in other comprehensive income to the extent of any
credit balance existing in the revaluation surplus in respect of that asset. The decrease recognized in other
comprehensive income reduces the amount accumulated in equity under the heading of revalution surplus”
(IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 40)

61
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Thặng dư đánh giá lại tài sản được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu có thể
được kết chuyển thẳng sang thu nhập phân phối (retained earnings) khi tài sản
bị loại bỏ ra khỏi sổ sách (bằng cách bán hay thanh lý). Tuy nhiên, một phần
thặng dư có thể được kết chuyển sang lợi nhuận chưa phân phối trong quá
trình sử dụng tài sản. Phần thặng dư được kết chuyển là chênh lệch giữa khấu
hao trên giá trị được đánh giá lại và khấu hao trên nguyên giá trước đánh giá
lại.
Khi một tài sản được đánh giá lại, bất kỳ khoản khấu hao lũy kế tồn tại
tại thời điểm đánh giá lại được xử lý theo một trong hai cách sau :
(a) tăng hoặc giảm một cách tương ứng với sự thay đổi của nguyên
giá tài sản để giá trị còn lại của tài sản sau khi đánh giá lại bằng với giá
đánh giá lại. Phương pháp này thường được sử dụng khi một tài sản được
đánh giá lại bằng cách áp dụng một chỉ số để quyết định giá trị thay mới
đã chiết khấu của tài sản (depreciated replacement cost).
(b) vần lấy nguyên giá cũ trừ đi khoản khấu hao lũy kế này để ra giá
trị ghi sổ của tài sản trước thời điểm đánh giá lại rồi ghi tăng hoặc giảm
giá trị còn lại này của tài sản để đưa giá trị còn lại này về giá đánh giá
lại. Phươogn pháp này thường được sử dụng cho các bất động sản.
Ưu điểm của phương pháp đánh giá lại là phản ánh một cách chính xác
giá trị còn lại của tài sản. So sánh giá trị còn lại xác định theo phương pháp
này với giá trị còn lại theo phương pháp giá gốc sẽ giúp doanh nghiệp có cơ
sở đánh giá và xem xét các chính sách quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình
của mình đã phù hợp chưa. Nhược điểm của phương pháp này là việc xác
định giá trị của tài sản tương đương với tài sản hiện có của doanh nghiệp là
không hề đơn giản, hơn nữa còn tạo ra sự biến động liên tục số liệu về TSCĐ
hữu hính có thể gây khó khăn cho công tác quản lý và kế toán. Thêm vào đó,
việc đánh giá lại chỉ có thể thực hiện khi doanh nghiệp có thể thu thập được
các thông tin thị trường đáng tin cậy về giá trị của tài sản. Việc thu thập thông

62
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

tin này chỉ dễ dàng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và có các
công ty định giá chuyên nghiệp. Vì thế phương pháp này thường được sử
dụng kết hợp với phương pháp giá gốc và đặc biệt có tác dụng trong các
trường hợp góp vốn, nhận vốn góp bằng TSCĐ hữu hình, sát nhập, giải thể
hay thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp.

1.4. Khấu hao TSCĐ hữu hình:

1.4.1. Khái niệm khấu hao TSCĐ và cách hạch toán khấu hao TSCĐ :
“Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của
một tài sản trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.”57
Quan điểm tương tự cũng được thể hiện trong IAS 16 và VAS 3 nhưng
được diễn đạt theo một cách khác :
“Giá trị phải khấu hao58 của một tài sản phải được phân bổ một cách có
hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.”59
Việc khấu hao TSCĐ là để phù hợp với giả thuyết kế toán chi phí phù
hợp với doanh thu (accrual assumption). Do TSCĐ có thời gian sử dụng lớn
hơn một kỳ kế toán và đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nhiều hơn
một kỳ kế toán nên sẽ là không hợp lý nếu ghi nhận toàn bộ chi phí phát sinh
cho TSCĐ vào chi phí chỉ của một kỳ kế toán. Thay vì thế, doanh nghiệp phải
tìm một phương pháp để có thể phân bổ một cách hợp lý chi phí của tài sản
trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
Cả hai chuẩn mực VAS 3 và IAS 16 đều thống nhất là :
“Số khấu hao của từng thời kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ trừ khi chúng được tính vào giá trị của tài sản khác như : khấu
57
“Depreciation is the systematic allocation of the depreciable amount of an asset over its estimated useful
lìe”(BPP, 2008, advanced paper CAT 6, Drafting financial statements, trang 19)
58
“Giá trị phải khấu hao của tài sản bằng nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá
trị thanh lý ước tính của tài sản đó” (Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu
hình, đoạn 5).
59
“The depreciable amount of an asset shall be allocated on a systematic basis over its useful life” (IASB,
IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 50) và VAS 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 29.

63
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

hao TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn
triển khai là một bộ phận cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định
của TSCĐ vô hình ) hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá
trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.”60
Chế độ sửa chữa hay bảo dưỡng TSCĐ hữu hình có thể kéo dài thời gian
sử dụng hữu ích thực tế hoặc làm tăng giá trị thanh lý ước tính của tài sản
nhưng doanh nghiệp không được thay đổi mức khấu hao của tài sản.
Cả hai chuẩn mực cũng đều cho phép doanh nghiệp phân bổ chi phí của
tài sản cho các bộ phận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ
phận cấu thành cũng như được khấu hao một cách riêng biệt. Tuy nhiên, VAS
3 cho áp dụng trường hợp này khi từng bộ phận cấu thành tài sản có thời gian
sử dụng hữu ích khác nhau hoặc góp phần tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh
nghiệp theo những tiêu chuẩn khác nhau61. Còn IAS 16 lại yêu cầu doanh
nghiệp phải khấu hao riêng các bộ phận của một TSCĐ hữu hình khi mà giá
trị của bộ phận đó là khá lớn so với tổng giá trị của tài sản đó. Và doanh
nghiệp có thể lựa chọn khấu hao riêng các bộ phận của một tài sản mà giá trị
của bộ phận đó là nhỏ so với tổng giá trị của tài sản. Nếu như doanh nghiệp
đã chọn khấu hao riêng biệt một số bộ phận của một tài sản (các bộ phận có
giá trị lớn) thì cũng phải khấu hao riêng phần còn lại (các bộ phận có giá trị
nhỏ).62

1.4.2.Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình :


Về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình, cả hai chuẩn mực đều
thống nhất ở định nghĩa về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình như
sau :

60
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 29 và IASB, IAS 16, Tài
sản cố định hữu hình, đoạn 49.
61
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 12
62
IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 44 đến đoạn 46.

64
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

“là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất,
kinh doanh, được tính bằng :
(a) thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình
hoặc,
(b) số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tuơng tự mà doanh
nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.”63’64
Như vậy cả hai chuẩn mực cho phép tính thời gian sử dụng hữu ích của
tài sản không chỉ bằng thời gian tính bằng năm mà còn bằng tổng số lượng
sản phẩm mà doanh nghiệp ước tính có thể thu được từ việc sử dụng sản
phẩm. Ví dụ như một cái máy có công suất thiết kế là có thể sản xuất được 10
triệu sản phẩm thì ta có thể nói thời gian sử dụng hữu ích của nó là 10 triệu
sản phẩm và tính khấu hao theo 10 triệu sản phẩm này. Chúng ta sẽ gặp cách
tính thời gian sử dụng hữu ích này trong phương pháp khấu hao theo số lượng
sản phẩm ở phần phương pháp khấu hao.
Cả hai chuẩn mực cùng cho rằng khi xác định thời gian sử dụng hữu ích
của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau :
(a) Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó.
Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự
tính;
(b) Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá
trình sử dụng tài sản như : Số ca làm việc. việc sửa chữa và bảo dưỡng
của doanh nghiệp đối với tài sản cũng như việc bảo quản chúng trong
những thời kỳ không hoạt động;

63
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 5.
64
“Useful life is :
(a) the period over which an asset is expected to be available for use by an entity or
(b) the number of production or similar iunits expected to be obtained from the asset by an entity”
(IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 6)

65
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

(c) Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây
chuyền công nghệ hay do dự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản
phẩm hay dịch vụ do tài sản sản xuất ra;
(d) Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản như ngày hết
hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính.65
Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định
chủ yếu dựa trên mức độ dử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên, do chính
sách quản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sủ dụng hữu ích ước tính
của tài sản có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó. Vì vậy
việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản còn phải dựa trên kinh
nghiệm của doanh nghiệp đối với tài sản cùng loại.
Cả hai chuẩn mực đểu yêu cầu các doanh nghiệp phải xem xét lại thời
gian sử dụng hữu ích của tài sản định kỳ, thường là cuối năm tài chính,
Tuy nhiên, do sự khác biệt đã đề cập ở phần xác định giá trị ban đầu là
trong danh mục TSCĐ hữu hình của Việt Nam không có đất đai vì đất đai là
sở hữu của Nhà Nước nên VAS 3 không đề cập đến vấn đề khấu hao đất.
Nhưng IAS 16 lại đề cập khá chi tiết vấn đề khấu hao đất đai như sau :
“ Đất đai và nhà cửa là hai tài sản tách biệt và được hạch toán riêng biệt
kể cả khi chúng được doanh nghiệp mua cùng một lúc. Trừ một vài ngoại lệ
(như các mỏ đá hay bãi rác thải), đất đai có thời gian sử dụng vô hạn và do
đó, không được khấu hao. Nhà cửa có thời gian sử dụng hữu hạn nên được
khấu hao. Việc tăng giá trị của đất đai không làm ảnh hưởng tới việc xác định
giá trị phải khấu hao của nhà cửa đi kèm.
Nếu như nguyên giá của đất đai bao gồm cả chi phí tháo dỡ, di dời các
công trình trên đất và khôi phục mặt bằng thì phần chi phí đó sẽ được khấu
hao trong khoảng thời gian mà lợi ích có thể thu hồi từ các chi phí đã bỏ ra

65
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 30/ IASB, IAS 16, Tài
sản cố định hữu hình, đoạn 56.

66
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

đó. Trong một số trường hợp, đất đai có thể có thời gian sử dụng hữu hạn.
Trong trường hợp đó, đất đai sẽ được khấu hao theo phương pháp phản ánh
cách thức các lợi ích kinh tế được thu hồi từ việc sử dụng tài sản đó.”66
Như vậy, theo IAS16, TSCĐ hữu hình là đất đai sẽ không được khấu hao
do nó có thời gian sử dụng là vô hạn. Còn nhà cửa và các công trình kiến trúc
gắn liền với đất thì có thời gian sử dụng là hữu hạn nên phải khấu hao.
Nếu như khi mua đất, doanh nghiệp phải trả chi phí chi việc tháo dỡ, di
dời các công trình trên đất và khôi phục mặt bằng và có ghi nhận chi phí đó
vào nguyên giá của đất thì doanh nghiệp có thể khấu hao phần chi phí đó
(song giá trị của đất thì vẫn không được khấu hao). Thời gian khấu hao sẽ phụ
thuộc vào thời gian doanh nghiệp ước tính là thu được lợi ích kinh tế từ các
chi phí tháo dỡ, di dời và khôi phục mặt bằng đó. Ví dụ như doanh nghiệp sau
khi tháo dỡ và di chuyển các công trình trên đất đó có cho xây dựng một nhà
xưởng. Nếu không di dời được các công trình kiến trúc cũ thì không xây dựng
được nhà xưởng nên doanh nghiệp có thể khấu hao chi phí di dời, tháo dỡ
trong thời gian xây dựng nhà xưởng.

1.4.3. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình :


Về phương pháp tính khấu hao, VAS 3 và IAS 16 cũng thống nhất ở
hầu hết các điểm.
Trước hết là ở định nghĩa, cả VAS 3 và IAS 16 đều cho rằng phương
pháp khấu hao được sử dụng để phản ánh cách thức mà doanh nghiệp thu
được giá trị kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản.

66
“Land and buildings are sparable asets and are accounted for separately, even when they are acquired
together . With some exceptions, such as quaries and sites used for landfill, land has ann limited useful lìe
and therefore is not depreciated. Buidings have alimited useful lìe and therefore are depreciable assets. An
increase in the value of the land on which a buiding stands does not affect the determination of the
depreciable amount ò the building.
If the cost of land includes the costs of site dismantle, removal án restoration, that portion of the land is
depreciated over the bềnits obtained by incurring those costs. In some cases, the land itself may have a
limited useful life, in which case it is depreciated in a manner that reflects the bềnits to be derived from
ít.”(IASB, IAS16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 58 và 59)

67
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

VAS 3 viết rằng : “ Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh
tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp.”67
Còn trong IAS 16 cũng có đoạn như sau :“ phương pháp khấu hao được
sử dụng phải phản ánh được cách thức mà tài sản đem lại lợi ích kinh tế trong
tương lai mà doanh nghiệp dự kiến thu được.”68
Cả VAS 3 và IAS 16 đều cho rằng phương pháp khấu hao áp dụng cho
một tài sản cần phải được xem xét lại ít nhất một năm một lần. Nếu có sự thay
đổi đáng kể trong cách sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì
được thay đổi phương pháp khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện
hành và các năm tiếp theo.
Có một số phương pháp tính khấu hao có thể được sử dụng để phân bổ
chi phí có thể khấu hao của một tài sản một cách hệ thống trong thời gian sử
dụng hữu ích. Có ba phương pháp tính khấu hao được đề cập ở cả hai chuẩn
mực là : khấu hao theo phương pháp đường thẳng, khấu hao theo phương
pháp số dư giảm dần và khấu hao theo số lượng sản phẩm.
Vì cả ba phương pháp này đều được đề cập đến một cách rất chung ở cả
VAS 3 và IAS 16, tác giả của bài khóa luận này xin phép được đi sâu phân
tích ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp.
(a) Phương pháp khấu hao đường thẳng :
Phương pháp này dựa trên giả định rằng TSCĐ hữu hình giảm dần đều
giá trị theo thời gian và giá trị này được đưa dần vào chi phsi theo từng thời
kỳ với một giá trị như nhau. Phương pháp này còn có tên gọi là khấu hao
tuyến tính, khấu hao đều theo thời gian hoặc khấu hao cố định. Theo phương
pháp này, mức khấu hao hàng năm và tỷ lệ khấu hao được xác định theo công
thức69:
67
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 29.
68
“The depreciation method used shall reflect the pattern in which the asset’s future economic benefits are
expected to consume by the entity” .”(IASB, IAS16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 60)
69
Bộ Tài Chính, Thông tư số 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định, phụ lục 2.

68
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ


trung bình =
hàng năm của TSCĐ thời gian sử dụng hữu ích
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính. Nhược điểm của
phương pháp này là do tính bình quân nên khả năng thu hồi vốn chậm làm
cho TSCĐ hữu hình chịu bất lợi của hao mòn vô hình ( hao mòn gây ra bởi
tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho máy móc nhanh chóng trở nên lạc hậu).
Thêm vào đó, phương pháp này chỉ phù hợp trong điều kiện lợi ích kinh tế thu
được từ việc sử dụng tài sản, mức độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp, chi
phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản là như nhau giữa các kỳ kế toán mà chúng ta
đều biết rằng điều kiện này khó xảy ra trong thục tế. Điều này dẫn đến việc
phản ánh cách thức doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài
sản theo phương pháp khấu hao này là không chính xác.
(b) Khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần70 :
Theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm được xác định như
sau:
Mức trích khấu hao = Giá trị còn lại X Tỷ lệ khấu hao
hàng năm của TSCĐ của TSCĐ nhanh

Trong đó, tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo X Hệ số điều
hao nhanh phương pháp đường thẳng chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
1
Tỷ lệ khấu hao theo phương = X 100
pháp đường thẳng (%) Thời gian sử
70
Bộ Tài Chính, Thông tư số 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định, phụ lục 2.

69
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

dụng của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh được sử dụng ở Việt Nam theo thông tư 203/2009 của Bộ
Tài Chính như sau:
- Hệ số 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng nhỏ hơn hoặc bằng 4 năm
- Hệ số 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ lớn hơn 4 năm đến 6 năm
- Hệ số 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm71
Ví dụ: Một TSCĐ có nguyên giá là 200 triệu, thời gian sử dụng là 5 năm
Vậy SL = 1/5 = 20%
DR = 20% x 2 = 40%
Mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần được xác định theo
bảng sau:
Mức khấu Mức khấu hao Giá trị còn lại của
Năm

Cách tính khấu hao


hao năm lũy kế TSCĐ
1 200.000 x 40% 80.000 80.000 120.000
2 120.000 x 40% 48.000 128.000 72.000
3 72.000 x 40% 28.800 156.800 43.200
4 43.200 x 40% 17.280 174.080 25.920
Theo phương pháp số dư giảm dần, do kỹ thuật tính toán nên đến khi hết
thời gian sử dụng, TSCĐ vẫn chưa được khấu hao hết. Để khắc phục được
vấn đề này, người ta thường kết hợp phương pháp khấu hao tuyến tính ở
những năm cuối cùng. Theo ví dụ trên, vào năm thứ 4 và thứ 5 người ta sẽ
chuyển sang phương pháp khấu hao tuyến tính với mức khấu hao mỗi năm là:
                   43,2 triệu  : 2  = 21,6 triệu
Ưu điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần là đảm bảo
nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu. Lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp thu được từ việc tài sản giảm dần theo thời gian nên chi phí khấu hao

71
Bộ Tài Chính, Thông tư số 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định, phụ lục 2.

70
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

cũng cần giảm dần theo thời gian. Ưu điểm thứ hai là phương pháp này là
giúp thu hồi vốn nhanh, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.
Nhược điểm của phương pháp này là tính toán phức tạp hơn phương
pháp khấu hao đường thẳng. Nhược điểm nữa là có thể gây nên sự đột biến về
giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi
trong cạnh tranh. Do vậy đối với những doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn
định, chưa có lãi thì không nên áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh.
Thực tế tại Việt Nam, theo thông tư 203/2009 đã trích dẫn ở trên, thì chỉ có
những doanh nghiệp làm ăn có lãi mới được sử dụng phương pháp này. Ngoài
ra, cũng theo thông tư thì TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh
được phép trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần phải thỏa mãn
đồng thời hai điều kiện:
- TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
- Là các loại máy móc thiết bị, dụng cụ đo lường thí nghiệm
Thêm vào đó, doanh nghiệp chỉ được phép trích khấu hao theo phương này
nếu như khấu hao theo phương pháp này không quá hai lần so với khấu hao
được trích theo phương pháp đường thẳng. Những qui định chặt chẽ như vậy
được đưa ra để nhằm hạn chế việc doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để
“hoãn thuế” trong những năm đầu sử dụng phương pháp này.
(c) phương pháp khấu hao theo sản lượng:
Theo phương pháp này, mức độ hữu ích của TSCĐ hữu hình được xác
định trên cở sở số lượng sản phẩm ước tính mà tài sản đó tạo ra trong quá
trình sản xuất, do vậy số khấu hao phải trích thay đổi tùy theo khối lượng sản
phẩm sản xuất ra từng kỳ. Công thức tính khấu hao theo phương pháp này
như sau72 :
Mức trích khấu hao = Số lượng sản X Mức trích khấu hao bình

72
Bộ Tài Chính, Thông tư số 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định, phụ lục 2

71
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

trong tháng của TSCĐ phẩm sản xuất quân tính cho một đơn
trong tháng vị sản phẩm

Trong đó:
Mức trích khấu hao Nguyên giá của TSCĐ
bình quân tính cho =
một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế

Uu điểm của phương pháp này là sự phù hợp giữa chi phí và doanh thu.
Khi máy móc hoạt động nhiều thì phải khấu hao nhiều nên chi phí khấu hao
tăng. Mặt khác, máy móc hoạt động nhiều để tạo ra nhiều sản phẩm hứa hẹn
đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong trường hợp xấu hơn, nền
kinh tế suy thoái, sản xuất giảm sút thì máy móc sẽ ít được sử dụng. Khi đó
ngoài lợi ích không làm đội giá thành sản phẩm do chi phí khấu hao quá lớn
như phương pháp khấu hao giảm dần hay quá cứng nhắc như phương pháp
khấu hao đường thẳng, phương pháp này cho phép kéo dài thời gian sử dụng
của tài sản trong trường hợp sản xuất gặp khó khăn.
Nhược điểm của phương pháp này là không thể áp dụng sâu rộng cho tất
cả các loại TSCĐ hữu hình mà chỉ có thể áp dụng cho những loại tài sản như
máy móc, phương tiện vận tải tức là những tài sản có thể ước tính công suất
hoạt động. Việc kéo dài thời gian sử dụng của tài sản đôi khi là con dao hai
lưỡi kiến cho doanh nghiệp chậm thu hồi vốn đầu tư và không hạn chế đươc
hao mòn vô hình.
Ngoài ra, muốn áp dụng phương pháp khấu hao này ở Việt Nam thì phải
đáp ứng một số điều kiện. Theo thông tư 203/2009 thì một TSCĐ tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này
phải đáp ứng đông thời các điều kiện sau :
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm

72
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- Xác định được tổng khối lượng, số lượng sản phẩm sản xuất theo công
suất thiết kế của TSCĐ
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp
hơn 50% công suất thiết kế.
Như vậy, cả ba phương pháp khấu hao đều có ưu nhược điểm của riêng
nó. Cho nên, doanh nghiệp phải cân nhắc thật kỹ cũng như đọc kỹ các quy
định kèm theo trước khi lựa chọn một phương pháp khấu hao tối ưu cho
TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp mình.
Cả VAS 3 và IAS 16 đều nhấn mạnh việc phải áp dụng phương pháp
khấu hao cho TSCĐ hữu hình một cách thống nhất qua các thời kỳ trừ phi có
sự thay đổi trong cách thức mà doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế tương
lai từ việc sử dụng tài sản đó.

1.4.5. Giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình :


Về giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình, có một số quy định khá cụ thể ở
IAS 16 mà hoàn toàn không thấy có trong VAS 3.
Trước hết, thuật ngữ “ giá trị thanh lý” trong VAS 3 được định nghĩa như
sau :
“là giá trị ước tính có thể thu được khi hết thời hạn sử dụng hữu ích của
tài sản, sau khi trừ đi chi phí thanh lý ước tính.’’73
Như vậy, định nghĩa này dường như có vẻ rất rõ ràng song dường như lại
quên mất vấn đề giá trị thời gian của tiền. Tất cả chúng ta đều biết một đồng
đôla ta có được vào ngày hôm nay có giá trị khác với đồng một đôla mà ta có
được một năm sau. Do đó, giá trị ước tính của tài sản mà doanh nghiệp có thể
thu được tại thời điểm hiện tại, giả định là tài sản đã ở trong tình trạng báo
hiệu rằng tài sản đã ở vào cuối thời gian sử dụng của nó hoàn toàn khác với
giá trị ước tính của tài sản, đã tính đến ảnh hưởng của lạm phát, mà doanh

73
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 5.

73
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

nghiệp dự kiến thu được trong tuơng lai ở vào thời điểm tài sản đã thực sự
hết thời gian sử dụng hữu ích của nó.
Theo IAS 16, “giá trị thanh lý của một tài sản là giá trị ước tính mà một
doanh nghiệp có thể thu hồi được tại thời điểm hiện tại từ việc thanh lý tài
sản, trừ đi chi phí thanh lý ước tính, giả định là tài sản đã ở trong tình trạng
báo hiệu rằng tài sản đã ở vào cuối thời gian sử dụng của nó.”74
Như vậy IAS 16 đã chọn giá trị có thể thu hồi tại thời điểm hiện tại để
làm căn cứ ước tính giá trị thanh lý. Giá trị này có thể nói là đáng tin cậy hơn
giá trị có thể thu hồi ở vào thời điểm tương lai đã bao gồm ảnh hưởng của lạm
phát. Chính nguyên nhân này đã giải thích vì sao VAS 3 không yêu cầu doanh
nghiệp phải xem xét lại giá trị thanh lý nhưng IAS 16 lại yêu cầu doanh
nghiệp phải xem xét, đánh giá lại giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình để đề
phòng trường hợp tỷ lệ lạm phát quá cao khiến cho giá trị thanh lý tại thời
điểm tương lai khác biệt quá lớn so với ước tính trước đó. Nếu có sư khác biệt
lớn như vậy, doanh nghiệp được yêu cầu phải thay đổi giá trị thanh lý của tài
sản và hạch toán sự thay đổi này theo IAS8 (Accounting policies, changes in
accounting estimates and Errors).
Ngoài ra, IAS 16 cũng yêu cầu rằng giá trị thanh lý của tài sản không được
vượt quá giá trị còn lại của tài sản. Nếu như giá trị thanh lý mà tăng đến một
giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị còn lại của tài sản thì chi phí khấu hao sẽ
bằng 0 cho đến khi giá trị khấu hao sau đó giảm đến một ngưỡng dưới giá trị
còn lại của tài sản. Điều này không được đề cập đến trong VAS3.

74
“The residual value of an asset is the estimated amount that an entity would currently obtain from disposal
of the asset, after deducting the estimated costs of disposal, if the asset were already of the age and in the
condition expected at the end of its useful life.”(IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 6)

74
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

1.4.6. Thời điểm bắt đầu và ngừng trích khấu hao:


Về thời điểm bắt đầu trích và ngừng trích khấu hao, VAS3 cũng không
hề đề cập đến. Tuy nhiên, IAS 16 lại nhấn mạnh hai thời điểm này trong đoạn
55 như sau :
“Một tài sản được bắt đầu trích khấu hao khi nó đã sẵn sàng cho việc sử
dụng, tức là ở trong vị trí và trạng thái cần thiết để có thể hoạt động theo cách
đã được định trước. Doanh nghiệp ngừng trích khấu hao cho tài sản vào ngày
mà tài sản được xếp vào loại tài sản giữ để bán (hoặc nằm trong nhóm tài sản
chuẩn bị thanh lý được phân loại là tài sản giữ để bán ) theo IFRS5 hoặc là
ngày mà doanh nghiệp không còn ghi nhận tài sản đó trên sổ sách nữa (có thể
là do tài sản được bán hoặc không còn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai
cho doanh nghiệp nữa), tùy thuộc vào ngày nào xảy ra sớm hơn.”
Mục đích mà IAS 16 đề cập đến thời điểm trích và ngừng trích khấu hao
là để yêu cầu doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao cho tài sản kể cả khi tài
sản chưa dùng, không cần dùng hoặc chờ thanh lý, trừ trường hợp tài sản đã
được khấu hao hết. VAS 3 cũng có quy định về tài sản đã khấu hao hết là “
doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữu
hình đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh.”
Trước đây, theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của bộ
trưởng Bộ Tài Chính thì những tài sản chưa dùng, không cần dùng và chờ
thanh lý thì không được trích khấu hao. Nhưng sau đó, thông tư 33/2005/TT-
BTC của bộ trưởng Bộ Tài Chính ngày 29/4/2005 thì doanh nghiệp vẫn phải
trích khấu hao cho các tài sản trên. Và khi thông tư 203/2009/TT-BTC ra đời
thay thế thông tư 206/2003/QĐ-BTC cũng không đưa các tài sản trên vào
loại tài sản không được trích khấu hao. Như vậy, tuy không được quy định cụ
thể trong VAS 3 nhưng quy định hiện nay của Việt Nam về khấu hao các tài
sản trên không có gì trái ngược với quy định trong IAS 16.

75
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Tuy nhiên, có một trường hợp mà IAS 16 cho phép ghi nhận chi phí khấu
hao bằng 0 dù cho tài sản chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn để ngừng trích khấu
hao đó là trường hợp những tài sản được khấu hao theo sản lượng khi dừng
sản xuất. Do không có hoạt động sản xuất nên không có sản phẩm hay số
lượng sản phẩm bằng 0 dẫn đến chi phí khấu hao bằng 0.

1.5. Sự giảm giá trị TSCĐ hữu hình:


VAS 3 không yêu cầu doanh nghiệp phải ước tính sự giảm giá trị của tài
sản nhưng IAS 16 yêu cầu doanh nghiệp dù là sử dụng phương pháp giá gốc
hay là phương pháp đánh giá lại để ghi nhận giá trị của TSCĐ hữu hình thì
đều phải ước tính sự giảm giá trị của tài sản khi có những dấu hiệu cho thấy
tài sản có khả năng giảm giá trị.
Tuy nhiên IAS 16 không qui định cụ thể về việc giảm giá trị của tài sản
mà các quy định cụ thể nằm trong IAS 36 : sự giảm giá trị của tài sản
(impairment of asset).
Theo IAS 36, khi giá trị có thể thu hồi được của tài sản giảm xuống thấp
hơn giá trị còn lại, thì giá trị còn lại cần được điều chỉnh giảm xuống mức giá
trị có thể thu hồi được.
Khoản lỗ do giá trị tài sản giảm giá được hạch toán như phần chênh lệch
giảm do đánh giá tăng tài sản (revaluation decrease), tức là được ghi nhận là
chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, nếu trước đó tài sản
được đánh giá tăng và phần chênh lệch do đánh giá tăng được ghi nhận trong
thặng dư do đánh giá lại (revaluation surplus) thì khoản lỗ do giá trị tài sản
giảm này cần được hạch toán như một khoản làm giảm thặng dư trên. Phần
điều chỉnh giảm mà vượt quá số hiện đang ghi trên khoản mục thặng dư đánh
giá lại của chính tài sản đó cần được ghi nhận là chi phí.

76
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

1.6. Trình bày báo cáo tài chính :


1.6.1. Những thông tin mà cả VAS 3 và IAS 16 yêu cầu trình bày:
Những thông tin mà các doanh nghiệp được yêu cầu phải trình bày trong
báo cáo tài chính bởi cả hai chuẩn mực là :
- Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình
- Phương pháp khấu hao
- Thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao
- Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng, giảm trong kỳ
- Số khấu hao tăng, giảm trong kỳ và lũy kế đến cuối kỳ
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang
- Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn trong tương
lai
- Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã dùng để thế chấp, cầm cố cho các
khoản vay
- Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đang chờ thanh lý

1.6.2. Những thông tin mà VAS 3 yêu cầu trình bày còn 16 chỉ khuyến
khích trình bày:
Ngoài ra, VAS 3 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày thông tin về
- Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tạm thời không được sử dụng
- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng
Nhưng IAS 16 chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc doanh nghiệp phải
trình bày các thông tin đó cho người sử dụng báo cáo tài chính.

77
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

1.6.3.Những thông tin mà IAS 16 yêu cầu trình bày nhưng VAS 3 không
yêu cầu trình bày:

1.6.3.1. Những thay đổi trong ước tính kế toán:


Cả VAS 3 và IAS 16 cũng yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày bản chất
và ảnh hưởng của sự thay đổi ước tính kế toán có ảnh hưởng trọng yếu đến kỳ
kế toán hiện hành và kỳ kế toán tiếp theo.Tuy nhiên VAS 3 chỉ yêu cầu doanh
nghiệp trình bày những sự thay đổi trong các ước tính kế toán liên quan đến
phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích. Còn IAS 16 ngoài yêu
cầu trình bày những thông tin đó còn yêu cầu doanh nghiệp trình bày những
thay đổi trong ước tính về giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình và chi phí ước
tính cho việc tháo dỡ, di dời TSCĐ và khôi phục lại mặt bằng.

1.6.3.1. Trình bày các thông tin liên quan tới đánh giá lại tài sản:
Ngoài ra, do VAS 3 không cho phép doanh nghiệp được sử dụng phương
pháp đánh giá lại nên chỉ có ở IAS 16, ta mới tìm thấy những thông tin về
trình bày bào cáo tài chính liên quan tới đánh giá lại tài sản.
Nếu TSCĐ hữu hình được ghi nhận theo giá đánh giá lại, doanh nghiệp
phải trình bày những thông tin sau :
(a) Ngày đánh giá lại tài sản
(b) Việc đánh giá lại có sự tham gia của một chuyên viên thẩm định giá
chuyên nghiệp không
(c) Phương pháp và những giả định quan trọng được áp dụng trong việc
ước tính gia trị hợp lý của tài sản
(d) Phạm vi theo đó giá trị hợp lý của tài sản được xác định một cách trực
tiếp bằng cách tham chiếu tới các loại giá cả có thể quan sát được trên
một thị trường hoạt động (active market75) hoặc giá cả trong một giao
75
Thị trường hoạt động là thị trường thỏa mãn đồng thời ba điều kiện sau :
(a) Các sản phẩm được bán trên thị trường này có tính tương đồng
(b) người mua và người bán có thể tìm thấy nhau vào bất cứ lúc nào

78
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

dịch mới được thực hiện trên thị trường trên cơ sở trao đổi ngang giá (on
arm’s length terms) hoặc được ước tính sử dụng một phương pháp định
giá khác.
(e) Đối với mỗi lớp tài sản được đánh giá lại, trình bày giá trị còn lại của
tài sản nếu như tài sản được ghi nhận theo phương pháp giá gốc. IAS 16
cũng khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá gốc trinh bày
giá trị hợp lý của tài sản nếu như giá trị hợp lý có sự khác biệt lớn với giá
trị ghi sổ của tài sản.
(f) Trình bày sự thay đổi trong kỳ kế toán đối với chỉ tiêu thặng dư đánh
giá lại tài sản và bất kỳ sự hạn chế nào trong viêc phân chia số dư của
khoản mục thặng dư đánh giá lại tài sản cho cổ đông
Ngoài ra, IAS 16 cũng yêu cầu doanh nghiệp trình bày thông tin về sự
hạn chế liên quan đến quyền tài sản của doanh nghiệp và định lượng cho sự
hạn chế đó. IAS cũng yêu cầu doanh nghiệp nếu nhận được những khoản đền
bù từ một bên thứ ba cho tài sản bị giảm giá trị, bị mất hoặc doanh nghiệp từ
bỏ quyền sở hữu thì phải trình bày rõ trên báo cáo tài chính nếu như không
được trình bày tách riêng trong báo cáo kết quả kinh doanh.

2. Về TSCĐ vô hình :

2.1. Ghi nhận TSCĐ vô hình:

2.1.1. Định nghĩa và các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về
TSCĐ vô hình:

2.1.1.1. Định nghĩa về TSCĐ vô hình :


Trước hết chúng ta cùng xem lại định nghĩa về TSCĐ vô hình.

(c) giá cả được công khai


(Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 6)

79
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Chuẩn mực kế toán việt Nam số 476 (VAS 4) - TSCĐ vô hình- có nêu
định nghĩa về tài sản cố định vô hình như sau: “tài sản không có hình thái vật
chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong
sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù
hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.”77
Còn trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 3878 (IAS 38) – TSCĐ vô hình -
thì định nghĩa tài sản cố định vô hình được diễn đạt như sau: “một tài sản cố
định vô hình là một tài sản phi tiền tệ có thể xác định được và không có hình
thái vật chất cụ thể”79
Như vậy, so với VAS 4 thì khi định nghĩa tài sản cố định vô hình, IAS 38
không đề cập đến mục đích sử dụng của tài sản là “sử dụng trong sản xuất
kinh doanh, cung cấp dịch vụ hay cho các đối tượng khác thuê”. Sở dĩ có sự
khác biệt như vậy là do VAS 4 chưa cập nhật sự thay đổi của IAS 38 phiên
bản mới80.
Phiên bản mới đã bỏ yêu cầu là tài sản phải được “sử dụng trong sản xuất
kinh doanh, cung cấp dịch vụ hay cho các đối tượng khác thuê”. Việc liệt kê
khả năng sử dụng của TSCĐ vô hình sẽ mang tính gò bó và loại ra một số
TSCĐ vô hình lẽ ra phải được ghi nhận là TSCĐ vô hình nhưng do không
phục vụ vào một trong các mục đích kể trên mà không được ghi nhận.

2.1.1.2. Các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình :
Do tính chất không có hình thái cụ thể nên việc xác định TSCĐ vô hình
là khá khó khăn. Do đó, cả VAS 4 và IAS 38 đều yêu cầu doanh nghiệp phải
76
Bộ Tài Chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, ban hành theo quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính.
77
Bộ Tài Chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 6.
78
IASB, Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38, Tài sản cố định vô hình (Intangible assets), phiên bản đã bao
gồm những sửa đổi theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được ban hành đến thời điểm
31/12/2008.
79
“An intangible asset is an identifiable non- moneytary asset without physical substance” (IASB, Chuẩn
mực kế toán quốc tế số 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 8).
80
Phiên bản được sửa đổi vào năm 2004, đã bao gồm những sửa đổi theo các chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế (IFRS) được ban hành đến thời điểm 31/12/2008

80
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

xem xét cả ba yếu tố nữa để xác định xem tài sản có thỏa mãn định nghĩa hay
không. Ba yếu tố đó là : tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn
lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai.

2.1.1.2.1. Tính có thể xác định được :


Ở yếu tố thứ nhất, cả hai chuẩn mực để nêu ra lý do để yêu cầu một tài
sản phải có tính có thể xác định được mới được ghi nhận là TSCĐ vô hình là
“để có thể phân biệt một cách rõ ràng tài sản đó với lợi thế thương mại” 81.
Quan điểm này cũng được thể hiện trong IAS 38 như sau :”định nghĩa của
TSCĐ vô hình yêu cầu một TSCĐ vô hình có thể xác định được để có thể
tách biệt được tài sản đó với lợi thế thương mại.”82
Trong đó, theo IAS 38 thì “lợi thế thương mại (goodwill) là một tài sản
được ghi nhận khi có sáp nhập doanh nghiệp phản ánh lợi ích kinh tế trong
tương lai từ việc sử dụng các tài sản khác thu được từ vụ sáp nhập mà không
thể xác định hay hạch toán một cách rõ ràng, riêng biệt lợi ích thu được từ
các tài sản khác đó.”83
Còn theo VAS 4 thì “lợi thế thương mại phát sinh từ việc sáp nhập doanh
nghiệp có tính chất mua lại được thể hiện bằng một khoản thanh toán do bên
đi mua tài sản thực hiện để có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai”84
Các định nghĩa trên về lợi thế thương mại có vẻ không được rõ ràng. Ta
có thể tóm tắt về các đặc điểm của lợi thế thương mại như sau:
- Lợi thế thương mại thường phát sinh khi có sáp nhập doanh nghiệp
- Đó phần mà một người mua một doanh nghiệp sẵn sàng trả thêm vượt quá
phần giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp được mua.

81
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4,Tài sản cố định vô hình, đoạn 9.
82
“The definition of an intangible asset requires an intangible asset to be identifiable to distinguish it from
goodwill” (IASB, IAS 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 11)
83
“Goodwill recognized in a business combination is an asset representing the future economic benefits
arising from other assets acquired in a business combination that are not individually identified and
separately recognized. ’’(IASB, IAS 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 11)
84
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam só 4, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 9.

81
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Vì dụ như một doanh nghiệp A muốn mua lại doanh nghiệp B. Tổng giá trị
hợp lý của tài sản và các khoản nợ phải trả thuộc sở hữu của doanh nghiệp
B là 100 triệu VND. Nhưng doanh nghiệp A sẵn sàng bỏ ra 120 triệu VND
để mua doanh nghiệp B do doanh nghiệp B là một doanh nghiệp có uy tín
trong một lĩnh vực thị trường cụ thể. Vậy phần chênh lệch 20 triệu kia
chính là lợi thế thương mại.
- Lợi thế thương mại là một tài sản vô hình nhưng nó lại phản ánh lợi ích
thu được từ tài sản khác. Lợi ích kinh tế đó lại không thể tính toán được là
phát sinh từ tài sản này hay từ tài sản khác là bao nhiêu. Như trong ví dụ
trên, 20 triệu kia phản ánh lợi ích kinh tế trong tương lai mà doanh nghiệp
A có thể có được từ việc sáp nhập doanh nghiệp B nhưng doanh nghiệp A
không thể xác định được là lợi ích kinh tế thu được từ việc sử dụng thương
hiệu của B là bao nhiêu, sư dụng các máy móc thiết bị của B là bao
nhiêu….
Vậy làm thế nào để khẳng định tính có thể xác định được của tài sản.
VAS 4 chỉ đưa ra một tiêu chuẩn là “có thể đem TSCĐ vô hình đó chi thuê,
bán, trao đổi hoặc thu lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai”.85
Còn IAS 38 thì đưa ra 2 tiêu chuẩn khá cụ thể. Đó là
“Một tài sản được coi là có thể xác định được một cách riêng biệt nếu
như
(a) Tài sản đó có thể tách biệt với các tài sản khác (separable), tức là có
thể bị chia tách khỏi doanh nghiệp và có thể được bán, chuyển giao,
nhượng quyền, cho thuê hoặc trao đổi một cách riêng biệt hoặc đi kèm
với một hợp đồng có liên quan, một tài sản hoặc một nghĩa vụ có thể tách
biệt riêng rẽ kể cả khi doanh nghiệp không có ý định thực hiện các điều
trên.

85
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 10.

82
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

(b) Phát sinh từ một quyền theo hợp đồng hay từ các quyền lợi hợp pháp
khác kể cả khi các quyền đó không thể chuyển giao hay tách biệt khỏi
doanh nghiệp hoặc tách biệt khỏi các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác.”86
Vậy, so với VAS 4 thì IAS 38 ngoài việc cho rằng một tài sản có thể
được xác định một cách riêng biệt nếu như doanh nghiệp có thể tách nó ra
khỏi doanh nghiệp bằng nhiều cách để thu được lợi ích kinh tế từ nó thì IAS
38 còn cho rằng tính có thể xác định được của tài sản có thể phát sinh từ một
quyền nào đó .Ví dụ như khi doanh nghiệp mua đất đai và nhà cửa, vật kiến
trúc đi kèm thì quyền sử dụng đất được chuyển giao có thể hạch toán là một
tài sản riêng biệt.

2.1.1.2.2. Khả năng kiểm soát:


Về yếu tố thứ hai, khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối vói tài sản
thì cả hai chuẩn mực đều có những quy định giống nhau.
Cả hai chuẩn mực đều cho rằng khả năng kiểm soát của doanh nghệp đối
với một tài sản thể hiện ở quyền thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ
việc sử dụng tài sản và khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác
đối với các lợi ích đó.
Điều đó được thể hiện trong VAS 4 như sau:
“Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp có
quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời cũng
có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó.”
Quan điểm tương tự trong IAS 38 được diễn đạt như sau: “một doanh
nghiệp kiểm soát được một tài sản nếu như doanh nghiệp có quyền thu được

86
“An asset is identifiable if either :
(a) is separable, ie is capable of being separated or divided from the entity and sold, transferred,
licensed, rented or exchanged, either individually or together with a related contract, identifiable
asset or liability, regardless of whether the entity intends to do so; or
(b) arises from contractual or other legal rights, regardless of whether those rights are transferrable or
separable from the entity or from other rights and obligations.”
(IASB, IAS 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 12)

83
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

lợi ích kinh tế từ các nguồn lực cơ bản đem lại và có thể hạn chế sự tiếp cận
của người khác đối với những lợi ích đó.”87
Như vậy khả năng kiểm soát tài sản của doanh nghiệp được xác định bởi
hai yếu tố là khả năng thu được lợi ích kinh tế và khả năng hạn chế các đối
tượng khác tiếp cận đối với những lợi ích mà tài sản đem lại.
Để có thể hạn chế được sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích
mà tài sản mang lại thì doanh nghiệp thường phải có những quyền hợp pháp
mang tính cưỡng chế đối với các đối tượng khác.
Ví dụ như đối với bản quyền xuất bản. Đây là một dạng của TSCĐ vô
hình. Doanh nghiệp khi sở hữu dạng tài sản này có thể thu được lợi ích kinh
tế từ tài sản này bằng cách xuất bản sách, bán cho công chúng và thu được lợi
nhuận. Bản quyền xuất bản sách thường được Nhà Nước bảo hộ bằng cách
trừng phạt những ai cố tình xâm phạm quyền này. Những người xâm phạm
quyền này là những người in sách không có bản quyền (in sách lậu) và bán
cho công chúng với một giá rẻ hơn giá của sách có bản quyền gây phương hại
tới lợi ích của người nắm giữ bản quyền. Nếu như mọi đối tượng đều có thể
tiếp cận lợi ích kinh tế mà việc xuất bản sách mang lại một cách tự do, không
bị pháp luật ngăn cấm thì bản quyền xuất bản sẽ không tồn tại và doanh
nghiệp sẽ không có tài sản vô hình nào có tên gọi là bản quyền xuất bản.
Có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi
ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý
như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai. Những tài sản như vậy
chỉ có thể thỏa mãn được định nghĩa TSCĐ vô hình chừng nào doanh nghiệp
còn giữ được bí mật, tức là còn có thể hạn chế sự tiếp cận của đối tượng khác
đối với lợi ích đem lại từ bí quyết kỹ thuật và thu được lợi ích kinh tế từ tài
sản (tức là doanh nghiệp vẫn có khả năng kiểm soát được tài sản này).
87
“An entity controls an asset if the entity has the power to obtain the future economic benefits flowing form
the underlying resource and to restrict the access of others to those benefits.” (IASB, IAS 38, Tài sản cố định
vô hình, đoạn 13)

84
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Hai chuẩn mực IAS 38 và VAS 4 có bàn luận đến việc doanh nghiệp có
khả năng kiểm soát một số nguồn lực vô hình hay không :
Trước hết, đó là tri thức về thị trường và hiểu biết chuyên môn. Đây là
nguồn lực mà doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, cả hai
chuẩn mực thống nhất là doanh nghiệp chỉ có thể kiểm soát được nguồn lực
này nếu như những tri thức và hiểu biết đó được bảo về bằng các quyền pháp
lý hay bằng các cách khác.
Còn về kỹ năng của người lao động mà doanh nghiệp sử dụng hay tài
năng lãnh đạo hay kỹ thuật chuyên môn của người quản lý ở doanh nghiệp thì
cả hai chuẩn mực đểu cho rằng doanh nghiệp ít hoặc không có khả năng kiểm
soát. Do đó doanh nghiệp chỉ có thể ghi nhận những tài sản trên là TSCĐ vô
hình của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp có các quyền pháp lý để đảm
bảo rằng chỉ doanh nghiệp có thể sử dụng hay thu được lợi ích kinh tế trong
tương lai từ chúng đồng thời thỏa các quy định về định nghĩa và tiêu chuẩn
ghi nhận TSCĐ vô hình.
Doanh nghiệp có danh sách khách hàng hoặc thị phần nhưng do không
có quyền pháp lý hoặc bất cứ biện pháp gì để bảo vệ hay kiểm soát các lợi ích
kinh tế thu được từ các tài sản đó nên cả hai chuẩn mực đều thống nhất là
doanh nghiệp không được ghi nhận các tài sản loại này làm TSCĐ vô hình.88

2.1.1.2.3. Lợi ích kinh tế trong tương lai :


Về yếu tố này, VAS 4 có quy định như sau : “Lợi ích kinh tế trong tương
lai mà TSCĐ vô hình đem lại cho doanh nghiệp bao gồm tăng doanh thu, tiết
kiệm chi phí hay các lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng tài sản.”89
IAS 38 cũng có quy định tương tự như sau : “ Lợi ích kinh tế trong
tương lai mà TSCĐ vô hình có thể đem lại cho doanh nghiệp bao gồm doanh

88
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 12 đến đoạn 14.
89
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 12 đến đoạn 15.

85
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

thu từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, tiết kiệm chi phí hoặc các lợi
ích khác xuất phát từ việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.”90
Với quy định như vậy, hai chuẩn mực muốn ngụ ý rằng dạng thức mà tài
sản đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp không phải chỉ ở việc tăng doanh
thu mà còn có thể là giảm chi phí hoặc các dạng thức khác như giúp cho
doanh nghiệp đạt được các lợi ích kinh tế nhiều hơn từ các tài sản khác ……
Việc đem lại lợi ích cho doanh nghiệp bằng cách tăng doanh thu có thể
thấy ở bản quyền phát hành sách như đã phân tích ở ví dụ trên.
Việc đem lại lợi ích cho doanh nghiệp bằng cách giảm chi phí có thể ở
việc sử dụng một bí quyết kỹ thuật hoặc một kinh nghiệm sử dụng cho một
quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp giảm các sản phẩm bị hỏng, lỗi. Đó là
một cách giúp doanh nghiệp giảm chi phí phát sinh từ các sản phẩm bị hỏng,
lỗi.
Lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp có thể thu được từ TSCĐ vô hình có thể
ở dưới dạng tài sản được sử dụng để thanh toán các khoản nợ phải trả, để bán
hay trao đổi với các tài sản khác,….

2.1.2. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:


Theo VAS 4 thì ngoài việc thảo mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình, thì
một tài sản cũng phải đồng thời thỏa mãn bốn tiêu chuẩn sau thì mới được ghi
nhận là TSCĐ vô hình.
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó
mang lại
 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
 Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm
 Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

90
“The future economic benefits flowing from an intangible asset may include revenue from the sale of
products or services, cost saving or other benefits resulting from the use of the asset by the entity.”(IASB,
IAS 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 17)

86
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành là 10.000.000 đồng trở lên.91
Còn theo IAS 38 thì ngoài việc thõa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình,
thì một tài sản cũng phải đồng thời thỏa mãn hai tiêu chuẩn sau:
“(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại
(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy”92
Như vậy, cả hai chuẩn mực đều giống nhau ở hai tiêu chuẩn đầu :
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó
mang lại
 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
Còn IAS 38 chỉ có hai tiêu chuẩn đầu mà không có hai tiêu chuẩn về
thời gian sử dụng và tiêu chuẩn giá trị. Lý do IAS 38 không có tiêu chuẩn giá
trị thì giống như lý do đã phân tích ở phần ghi nhận TSCĐ hữu hình. Còn lý
do khiến cho IAS 38 không có tiêu chuẩn thời gian, theo tác giả, thì là do
những người biên soạn IAS 38 thấy không cần thiết phải đưa ra tiêu chuẩn
này vì các nguồn lực vô hình có khả năng ghi nhận là TSCĐ vô hình thường
đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp.
Như vậy ta có thể thấy việc ghi nhận TSCĐ vô hình phức tạp hơn việc
ghi nhận TSCĐ hữu hình. Một tài sản muốn thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô
hình phải được xem xét trên ba yếu tố : tính có thể xác định được, khả năng
kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai. Mỗi
yếu tố này lại được xác định bằng các tiêu chuẩn khá là phức tạp đặc biệt là
tính có thể xác định được của TSCĐ vô hình. Đây là một yếu tố khó xác định
và còn gây tranh cãi. Thậm chí IASB còn nêu rõ trong phần “lý do cho sự sửa
đổi IAS 38” là sự sửa đổi IAS 38 phần lớn tập trung ở việc làm rõ khái niệm
“tính có thể xác định được của TSCĐ vô hình do nó ảnh hưởng đến việc ghi
91
BộTài Chính, Thông tư số 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định, điều 3, phần B.
92
“(a) It is probable that the expected future economic benefits that are attributable to the asset will flow to
the entity and
(b) The cost of the asset can be measured reliably.” (IASB, IAS 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 21)

87
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

nhận TSCĐ vô hình, ảnh hưởng đến thời gian sử dụng hữu ích và khấu hao
TSCĐ vô hình93. Còn định nghĩa của TSCĐ hữu hình ở cả hai chuẩn mực
(VAS3 và IAS 16) khá đơn giản, tạp trung vào tính chất có hình thái cụ thể,
có thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ kế toán và mục đích sử dụng mà thôi.

2.2. Xác định giá trị ban đầu:

2.2.1. Trường hợp mua TSCĐ vô hình riêng biệt :


Theo VAS 4 thì “nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá
mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản
thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan
trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.”94
IAS 38 cũng có quy định tương tự như sau: “nguyên giá của một tài sản
được mua một cách riêng biệt bao gồm :
(a) giá mua bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản thuế không được hoàn
lại trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá,
(b) chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự
tính.”95
Như vậy, trong trường hợp mua TSCĐ vô hình riêng biệt thì cả hai chuẩn
mực đều cùng quy định rằng nguyên giá của tài sản bao gồm các yếu tố sau :
- giá mua (trừ đi các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá),
- các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)
- các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự
tính.

93
IASB, IAS 38, Tài sản cố định vô hình, phần “reasons for revising IAS 38”.
94
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 19.
95
“The cost of a separately acquired intangible asset comprises :
(a) its purchase price, including import duties and non-refundable purchase taxes, after deducting trade
discounts and rebates and
(b) any directly attributable cost of preparing the asset for its intended use.”
(IASB, IAS 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 27)

88
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

So sánh với quy định về xác định nguyên giá của TSCĐ hữu hình được
hình thành theo hình thức mua sắm thì cả TSCĐ vô hình được mua riêng biệt
và TSCĐ hữu hình mua sắm đều có 3 thành phần như trên, chỉ một thành
phần có trong nguyên giá của TSCĐ hữu hình mua sắm mà không có trong
nguyên giá của TSCĐ vô hình được mua riêng biệt là ước tính ban đầu của
chi phí di dời tháo dỡ tài sản và khôi phục mặt bằng. Đây cũng là điều dễ hiểu
do tính chất của TSCĐ vô hình là không có hình thái cụ thể nên không cần
một để điểm để chứa tài sản này.
IAS 38 còn đưa ra các ví dụ cụ thể cho các chi phí có liên quan trực tiếp
đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính là :
“(a) chi phí phúc lợi của nhân viên phát sinh trực tiếp từ từ việc đưa tài
sản vào vị trí sẵn sàng sử dụng
(b) các chi phí chuyên môn phát sinh trực tiếp tới việc đưa tài sản vào vị
trí sẵn sàng sử dụng
(c) chi phí thử nghiệm xem tài sản có hoạt động đúng cách hay không.”96
Ví dụ về chi phí liên quan đến “phúc lợi nhân viên phát sinh trực tiếp từ
từ việc đưa tài sản vào vị trí sẵn sàng sử dụng” có thể là lương phải chi cho
một nhân viên phòng kỹ thuật để lắp đặt một phần mềm vào hệ thống để mọi
nhân viên trong công ty có thể sử dụng được. Chi phí cho nhân viên kỹ thuật
đó phải được tính vào nguyên giá của phần mềm vì nếu không được cài đặt
thì phần mềm đó không thể sử dụng được.
Ví dụ về “chi phí chuyên môn phát sinh trực tiếp tới việc đưa tài sản vào
vị trí sẵn sàng sử dụng” là chi phí cho một luật sư để đưa ra các tư vấn cho
một giao dịch chuyển nhượng bản quyền xuất bản sách. Chi phí cho luật sư
phải được cộng vào nguyên giá của TSCĐ vô hình là bản quyền sách đó vì

96
“(a) costs of employee benefits arising directly from bringing the asset to its working condition
(b) professional fees arising directly from bringing the asset to its working conditions and
(c) costs of testing whether the asset is functioning properly” (IASB, IAS 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn
28)

89
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

không nhờ luật sư tư vấn thì doanh nghiệp không thể có được bản quyền được
chuyển nhượng.

2.2.2. TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả
chậm:
Giống như TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức
trả chậm, cả hai chuẩn mực đều quy định nguyên giá của TSCĐ vô hình được
ghi nhận theo giá thanh toán trả ngay. Phần chênh lệch giữa giá thanh toán trả
ngay và giá thanh toán trả chậm theo được hạch toán như chi phí lãi vay, được
ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh theo kỳ hạn thành toán trừ khi số
chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của tài sản, tức là được vốn hóa.
Điều này được thể hiện trong VAS 4 như sau :
“ Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương
thức trả chậm, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả
ngày tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng sô tiền phải thanh toán
và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ
hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô
hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “chi phí đi vay”.”97
Quan điểm tương tự được thể hiện trong IAS 38 như sau :
“Nếu như việc thanh toán cho một TSCĐ vô hình được kéo dài vượt quá
thời hạn tín dụng thông thường, nguyên giá của nó sẽ là giá mua trả tiền ngay.
Sự chênh lệch giữa giá mua trả tiền ngay và tổng số tiền thanh toán được ghi
nhận như chi phí lãi vay theo kỳ hạn thanh toán trừ khi số chênh lệch đó được
tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế
toán “chi phí đi vay”98

97
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 21.
98
“If payment is deferred beyond normal credit terms,its cost is the cash price equivalent. The difference
between the cash price equivalent and the total payment is recognized as interest over the period of credit
unless such interest is capitalized in accordamce with IAS 23 borrowing costs” (IASB, IAS 38, Tài sản cố
định vô hình, đoạn 32)

90
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Xem phân tích và ví dụ về trường hợp này ở phần “. 1.2.2.3. TSCĐ hữu
hình được mua theo phương thức trả góp:”

2.2.3. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn :


Như đã phân tích ở phần TSCĐ hữu hình, đất đai được coi là sở hữu Nhà
Nước nên trong danh mục TSCĐ hữu hình ở Việt Nam không có đất đai. Liên
quan đến đất đai chỉ có quyền sở hữu đất mà quyền này dù cho được mua
cùng với nhà cửa và các công trình trên đất nhưng vẫn phải hạch toán riêng
biệt và hạch toàn như TSCĐ vô hình. Do đó, quy định về xác định nguyên giá
của TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn chỉ tìm thấy trong VAS 4 mà
không có trong IAS 38.
VAS 4 quy định như sau :
“Trường hợp quyền sử dụng đất được chuyển nhượng cùng với mua nhà
cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc phải được xác
định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình.”99
Tức là khi nhà cửa và vật kiến trúc cùng được chuyển nhượng với đất đai
thì bắt buộc phải tách riêng các tài sản này vì nhà cửa, vật kiến trúc sẽ được
ghi nhận là TSCĐ hữu hình còn quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô
hình.
“Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn khi được giao
đất hoặc số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ
người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.”100
Nguyên giá của quyền sử dụng đất có thể xác định bằng cách sau :
- số tiền trả cho người chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- giá trị thị trường của quyền sử dụng đất
- khi góp vốn liên doanh sẽ là giá trị quyền sử dụng đất theo đánh giá của
Hội đồng góp vốn liên doanh.
99
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 29.
100
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 28.

91
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

2.2.4. Trường hợp mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp :
Trường hợp mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp, hai
chuẩn mực giống nhau ở hầu hết các quy định.
Nguyên giá của TSCĐ vô hình trong trường hợp này, ở cả hai chuẩn mực
đều là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh
nghiệp).101
Theo VAS 4, “giá trị hợp lý có thể là :
- Giá niêm yết tại thị trường hoạt động
- Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự”102
Còn theo IAS 38, “Giá niêm yết tại thị trường hoạt động cung cấp ước
tính đáng tin cậy nhất về giá trị hợp lý của một TSCĐ vô hình. Gái thị trường
thích hợp thường là giá mua ở thời điểm hiện tại. Nếu như không có giá mua,
giá của một giao dịch tương tự gần nhất có thể cung cấp cơ sở để ước tính giá
trị hợp lý, miễn là không có một sự thay đổi trọng yếu trong bản chất kinh tế
trong khoảng thời gian giữa ngày giao dịch và ngày mà tài sản được ước tính
giá trị hợp lý.”103
Như vậy, cả VAS 4 và IAS 38 cũng đưa ra hai cách tham chiếu để xác
định giá trị hợp lý là dựa vào :
- Giá niêm yết tại thị trường hoạt động
- Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự
Và cách thứ nhất đưa ra ước tính đáng tin cậy hơn về giá trị hợp lý của
tài sản nên được ưu tiên áp dụng trước. Cách thứ hai chỉ được chỉ dụng khi
không có thông tin về giá niêm yết của tài sản tại thị trường hoạt động.
101
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 23 và IASB, IAS 38, Tài
sản cố định vô hình, đoạn 33.
102
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 24.
103
“Quoted market prices in an active maket provide the most reliable estimate of the fair value of an
intangible asset. The appropriate market price is usually the current bid price. Ì current bid prices are
unavailable, the price of the most recent similar transaction may provide a basis from which to estimate fair
value, provided that there has not been a significant change in economic circumstances between the
transaction date and the date at which the aset’s fair value is estimated. “(IASB, IAS 38, Tài sản cố định hữu
hình, đoạn 39)

92
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Tuy nhiên, IAS 38 qui định chặt chẽ hơn VAS 4 ở chỗ IAS 38 yêu cầu
nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự đã nêu ở trên phải là nghiệp vụ
xảy ra gần nhầt và phải đảm bảo là không có sự thay đổi lớn về bàn chất kinh
tế giữa ngày xảy ra giao dịch đó với ngày mà giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình
được ước tính. Quy định về thời điểm và bản chất kinh tế như vậy là để đảm
bảo là giá trị hợp lý được ước tính theo cách lấy giá của nghiệp vụ mua bán
TSCĐ vô hình tương tự không khác biệt nhiều lắm so với giá tị hợp lý được
ước tính trên cơ sở giá niêm yết của tài sản tại thị trường hoạt động
Cả hai chuẩn mực đều qui định thêm là trong trường hợp không có thị
trường hoạt động cho tài sản, tức là không có cơ sở vững chắc để ước tính giá
trị hợp lý của TSCĐ vô hình thì có thể xác định nguyên giá của TSCĐ vô
hình bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vào ngày mua tài sản
trong điều kiện nghiệp vụ đó có thể thực hiện trên cơ sở khách quan dựa trên
các thông tin tin cậy hiện có. Trường hợp này thì cả hai chuẩn mực đều
khuyến cáo doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ kết quả của các nghiệp vụ đó
trong mối quan hệ tương quan với các tài sản tương tự.104
Khi sáp nhập doanh nghiệp, cả hai chuẩn mực đều cho phép doanh
nghiệp mua tài sản được ghi nhận một tài sản là TSCĐ vô hình kể cả khi
doanh nghiệp bán tài sản không ghi nhận tài sản đó trên báo cáo tài chính.

2.2.5. Trường hợp TSCĐ vô hình được Nhà Nước cấp hay biếu tặng :
Trong trường hợp TSCĐ vô hình được Nhà Nước cấp hay biếu tặng, theo
VAS 4, chỉ có một cách ghi nhận nguyên giá của TSCĐ vô hình là bằng giá
trị hợp lý ban đầu cộng với các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản
vào sử dụng theo dự tính.
Còn theo IAS 38, ngoài cách ghi nhận nguyên giá của TSCĐ vô hình
như trên thì doanh nghiệp còn có thể ghi nhận nguyên giá của TSCĐ vô hình

104
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 25.

93
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

theo một giá trị danh nghĩa (nominal amount) (giá trị này được xác định theo
các quy định của IAS 20 – Accounting for Government grants and Disclosure
of Government Assistance) cộng thêm một số chi phí liên quan trực tiếp đến
việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

2.2.6. Trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi :
Về trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi, sự khác biệt
trong quy định về nguyên giá của TSCĐ vô hình của hai chuẩn mực VAS 4
và IAS 38 hoàn toàn giống sự khác biệt giữa hai chuẩn mực VAS 3 và IAS 16
đã được phân tích ở phần TSCĐ hữu hình.

2.2.7. lợi thế thương mại được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp:
Về lợi thế thương mại được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp 105, cả hai
chuẩn mực đều thống nhất không ghi nhận lợi thế thương mại này là TSCĐ
vô hình của doanh nghiệp do tuy thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
nhưng đây không phải là một nguồn lực có thể xác định được, không đánh
giá được một cách đáng tin cậy và doanh nghiệp không kiểm soát được.

2.2.8. TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp :


Trường hợp TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp, cả hai
chuẩn mực đều chia quá trình hình thành tài sản theo hai giai đoạn:
- giai đoạn nghiên cứu
- giai đoạn triển khai
Nếu doanh nghiệp không thể phân biệt được giai đoạn nghiên cứu với
giai đoạn triển khai của một dự án nội bộ để tạo ra TSCĐ vô hình, doanh
nghiệp phải hạch toán toàn bộ chi phí của dự án như thể chi phí chỉ phát sinh
ở giai đoạn nghiên cứu mà thôi.

105
Lợi thế thương mại (goodwill) là khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp với giá trị tài
sản thuần của doanh nghiệp ghi trên báo cáo tài chính được xác định tại một thời điểm.

94
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Cả hai chuẩn mực đều cho rằng chi phí của giai đoạn nghiên cứu không
được ghi nhận là TSCĐ vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ.
Còn chi phí trong giai đoạn triển khai muốn được ghi nhận là TSCĐ vô
hình thì theo VAS 4 “phải đáp ứng được các điều kiện sau :
(a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và
đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán
(b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng
hoặc bán
(c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó
(d) Tài sản vô hình đó phải tạo được lợi ích kinh tế trong tương lai
(e) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực
khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hay sử dụng tài sản vô hình
đó
(f) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong
giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó
(g) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo
qui định cho TSCĐ vô hình.”106
Trong bảy tiêu chuẩn trên thì tiêu chuẩn thứ bảy không được đề cập đến
trong IAS 38 vì trong tiêu chuẩn ghi nhận của IAS 38 cũng không đề cập đến
tiêu chuẩn thời gian và giá trị như đã phân tích ở trên.
Về xác định nguyên giá thì cả hai chuẩn mực đều quy định rằng nguyên
giá là toàn bộ chi phí phát sinh từ thời điểm mà TSCĐ vô hình đáp ứng được
định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Nguyên giá đó bao gồm các
chi phí có liên quan trực tiếp đến việc thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm
đến chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. “Ví dụ như :

106
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 40 và IASB, IAS 38, Tài
sản cố định vô hình, đoạn 57.

95
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- chi phí nguyên vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra TSCĐ vô
hình
- tiền lương, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc thuê nhân viên
trực tiếp tham gia vào việc tạo ra tài sản đó
- các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra tài sản như chi phí đăng
ký quyền pháp lý, khâu hao bằng phát mính sáng chế và giấy phép được sử
dụng để tạo ra tài sản đó.”107
Cả hai chuẩn mực cũng đưa ra “các loại chi phí không được đưa vào
nguyên giá của TSCĐ vô hình là :
- chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí sản xuất chung
không liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng
- các chi phí không hợp lý như : nguyên vật liệu lãng phí, chi phí lao động
và các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường.
- chi phí đào tạo nhân viên để vận hành tài sản” 108
Ngoài ra, VAS 4 còn qui định về nguyên giá của quyền sử đất có thời
hạn. Nguyên giá của TSCĐ vô hình này là số tiền trả khi nhận chuyển nhượng
quyền sử đất hợp pháp từ người khác hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp
vốn liên doanh. IAS 38 không có qui định về TSCĐ vô hình này vì như đã nói
IAS 38 không yêu cầu tách riêng quyền sử dụng đất.

2.3. Ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình:
Cả hai chuẩn mực đều thống nhất ghi nhận các chi phí liên quan đến tài
sản vô hình là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ
trường hợp : “
- chi phí hình thành một phần nguyên giá TSCĐ vô hình và thỏa mãn định
nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình

107
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 44.
108
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 45.

96
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- tài sản được hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp, không đáp
ứng được các tiêu chuẩn ghi nhận. Trong trường hợp đó thì những tài sản
này được ghi nhận là lợi thế thương mại tại ngày sáp nhập doanh
nghiệp.”109
Về chi phí trước hoạt động (start-up cost), hai chuẩn mực có quy định
hơi khác nhau một chút.
IAS 38 thì yêu cầu ghi nhận toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ các chi phí trước hoạt động đó.110
Còn VAS 4 thì yêu cầu rằng:
“chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh
nghiệp gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi
phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp
mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí doanh nghiệp dịch
chuyển địa điểm được ghi nhận là chi phí sản xuât kinh doanh trong kỳ hoặc
được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa
không quá 3 năm.”111
Vậy là doanh nghiệp có thể chọn hai cách, hoặc là ghi nhận toàn bộ chi
phí đó vào một kỳ kinh doanh hoặc phân bổ chi phí đó qua nhiều nhất là 3 kỳ
kinh doanh. VAS 4 quy định như vậy để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có
chi phí trước hoạt động lớn thì có thể phân bổ chi phí chứ không bị biến động
mạnh về chi phí khi năm đầu tiên chi phí quá lớn. Nếu như doanh nghiệp ghi
nhận toàn bộ chi phí trên vào một kỳ kế toán thay vì phân bổ cho nhiều kỳ
(nhiều nhất là 3 năm) thì chi phí cho kỳ kế toán đầu tiên là rất nhiều còn các
kỳ kế toán sau chi phí lại ít. Điều đó dẫn đến sự biến động mạnh về chi phí
trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu phân bổ đều chi

109
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 46 và IASB, IAS 38, Tài
sản cố định vô hình, đoạn 68.
110
IASB, IAS 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 69.
111
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 48.

97
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

phí cho các kỳ thì chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh của các kỳ kế toán
sẽ không có sự biến động mạnh.
Tuy nhiên, thực tế thì chi phí này không đem lại cho doanh nghiệp lợi
ích kinh tế qua nhiều kỳ hoạt động mà chỉ đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho
kỳ đầu tiên nên việc phân bổ chi phí trước hoạt động không nên được phân bổ
qua quá nhiều kỳ hoạt động.
Cả hai chuẩn mực đều cho rằng, chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình đã
được doanh nghiệp ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh
doanh trong kỳ trước đó thì sẽ không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ
vô hình.

2.4. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu:
Sau thời điêm ghi nhận ban đầu, TSCĐ hữu hình sẽ được phân bổ chi phí
của chúng trong thời gian sử dụng hữu ích thông qua việc khấu hao. Điều đó
có nghĩa là giá trị tài sản sẽ giảm đi. Thêm vào đó, tài sản còn có thể giảm giá
trị hay tăng giá trị do sự biến động của cung cầu đối với tài sản đó trên thị
trường. Điều đó làm nảy sinh vấn đề là giá trị của tài sản sau ghi nhận ban đầu
nên được xác định như thế nào để có thể đảm bảo sự phản ánh trung thực và
hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.
IAS 38 cho phép doanh nghiệp được sử dụng cả hai phương pháp :
phương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại để ghi nhận giá trị của
TSCĐ vô hình sau thời điểm ghi nhận.
Theo phương pháp giá gốc của IAS 38 thì sau ghi nhận ban đầu, TSCĐ
vô hình được theo dõi theo giá trị còn lại bằng nguyên giá trừ đi khấu hao lũy
kế và trừ đi giá trị tổn thất do tài sản giảm giá trị lũy kế.
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế - Tổn thất lũy kế do tài sản
giảm giá trị

98
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Theo phương pháp đánh giá lại thì tài sản được theo dõi theo giá đánh
giá lại bằng giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại trừ đi giá trị khấu hao lũy
kế và gí trị tổn thất lũy kế.
Giá trị còn lại = Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại – Khấu hao lũy kế -
Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị

Còn VAS 4 chỉ cho phép dùng phương pháp giá gốc để xác định giá trị
TSCĐ vô hình. Phương pháp gia gốc theo VAS 4 yêu cầu doanh nghiệp theo
dõi TSCĐ vô hình theo giá trị còn lại bằng nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế.
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế
Như vậy, phương pháp giá gốc theo VAS 4 không hề đề cập gì đến giá
trị tổn thất do tài sản giảm giá trị. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa phương
pháp giá gốc theo IAS 38 và VAS 4. Theo quan điểm của IASB, giá trị của
một tài sản không được ghi nhận vượt quá giá trị có thể thu hồi (recoverable
amount). Do đó, nếu như giá trị còn lại của tài sản mà cao hơn giá trị có thể
thu hồi thì doanh nghiệp phải ghi giảm giá trị còn lại xuống mức giá trị có thể
thu hồi. Và phần ghi giảm như vậy được coi là giá trị tổn thất do tài sản giảm
giá trị và được hạch toán theo IAS 36112.
Theo IAS 36, doanh nghiệp nên đánh giá khả năng tổn thất giá trị của
TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng hữu ích là không xác định và TSCĐ vô
hình chưa được đưa vào sử dụng hàng năm kể cả khi không có dấu hiệu nào
cho việc giảm giá trị của tài sản. Doanh nghiệp phải so sánh giá trị có thể thu
hồi của tài sản với giá trị còn lại của tài sản. Nếu như giá trị có thể thu hồi nhỏ
hơn giá trị còn lại thì doanh nghiệp phải ghi giảm giá trị còn lại của tài sản
xuống giá trị có thể thu hồi. Việc đánh giá này có thể thực hiện vào bất cứ
thời điểm nào trong một năm hoạt động miễn là nó được thực hiện vào cùng
112
IASB, Chuẩn mực kế toán quốc tế số 36, Sự giảm giá trị tài sản (impairment of assets), Phiên bản được
sửa đổi vào năm 2004, đã bao gồm những sửa đổi theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được
ban hành đến thời điểm 31/12/2008.

99
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

một đời điểm qua các năm khác nhau. Những TSCĐ vô hình khác nhau có thể
được đánh giá giảm giá trị vào những thời điểm khác nhau.

2.5. Khấu hao TSCĐ vô hình :

2.5.1. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình :


Về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình, cả hai chuẩn mực đều
cho rằng doanh nghiệp phải dựa vào các yếu tố sau để “xác định thời gian
sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình :
- Khả năng sử dụng dự tính của tài sản
- Vòng đời của sản phẩm và các loại thông tin chung về các ước tính liên
quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được
sử dụng trong điều kiện tương tự
- Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ
- Tính ổn định của ngành sử dfụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị
trường đối với sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại
- Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hay tiềm tàng
- Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng
- Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn
chế khác về quá trình sử dụng tài sản
- Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản
khác trong doanh nghiệp.”113
Tuy nhiên, VAS 4 chỉ cho phép thời gian để tính khấu hao cho TSCĐ vô
hình tối đa là 20 năm114. Doanh nghiệp chỉ có thể xác định thời gian sử dụng
hữu ích của tài sản nhiều hơn 20 năm nếu như doanh nghiệp có những bằng
chứng tin cậy. Như vậy, theo VAS 4, tất cả TSCĐ vô hình đều có thời gian sử
dụng hữu ích là xác định. VAS4 không hề đề cập đến việc một TSCĐ vô hình

113
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 55.
114
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 54.

100
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

có thể có thời gian sử dụng hữu ích là không xác đinh (indefinite) trong khi
đó tài sản dạng này được đề cập đến ở IAS 38 như sau:
“Doanh nghiệp sẽ phải đánh giá xem thời gian sử dụng hữu ích của một
TSCĐ vô hình là xác định hay không xác định….Một TSCĐ vô hình phải
được doanh nghiệp xếp vào loại tài sản có thời gian sử dụng hữu ích là không
xác định khi dựa trên sự phân tích của các nhân tố liên quan, doanh nghiệp
không thể ước tính một giới hạn nào đối với thời gian mà tài sản được mong
đợi là sẽ tăng nguồn tiền ròng cho doanh nghiệp.”115
Vậy theo IAS 38, một TSCĐ vô hình có thể có thời gian sử dụng hữu ích
là xác định hoặc không xác định. Việc xác định như vậy là quan trọng vì mỗi
loại sẽ được hạch toán khác nhau. TSCĐ vô hình có thời hạn sử dụng xác
định mới được khấu hao còn TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng không xác
định thì không được khấu hao. Chính do có bao gồm cả TSCĐ vô hình có thể
có thời gian sử dụng hữu ích là không xác định nên IAS 38 không đưa ra thời
gian sử dụng hữu ích tối đa như VAS 4.
Đối với trường hợp thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình phát
sinh từ các quyền theo hợp đồng hoặc các quyền pháp lý khác, theo cả hai
chuẩn mực, không được vượt quá thời hạn của các quyền đó. Tuy nhiên, thời
gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình đó có thể bao gồm cả thời gian được
gia hạn.116
IAS 38 chi tiết thêm rằng thời gian gia hạn được tính vào thời gian sử
dụng hữu ích nếu như có bằng chứng cho thấy doanh nghiệp có thể gia hạn
các quyền đó mà không tốn thêm nhiều chi phí (significant cost). Còn nếu
như chi phí để gia hạn lớn hơn nhiều so với lợi ích thu được từ tài sản thì theo

115
“An entity shall assess whether the useful life of an intangible asset is finite or indefinite….An intangible
asset shall be regarded by the entity as having an indefinite useful life when, based on an analysis of all of the
relevant factors, there is no foreseeable limit to the period over which the asset is expected to generate net
cash inflows for the entity.”(IASB, IAS 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 88)
116
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 58 và IASB, IAS 38, Tài
sản cố định vô hình, đoạn 94.

101
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

IAS 38, chi phí gia hạn đó về bản chất phản ánh chi phí liên quan đến một
TSCĐ vô hình mới ở tại thời điểm gia hạn117.

2.5.2. Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình :


Về phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình, có ba phương pháp khấu hao
được đề cập đến ở cả hai chuẩn mực là phương pháp khấu hao theo đường
thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao theo số lượng sản phẩm. Các
phương pháp khấu hao đã được phân tích kỹ ở phần các phương pháp khấu
hao TSCĐ hữu hình.
Cả hai chuẩn mực đều yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng thống nhất các
phương pháp khấu hao qua các thời kỳ và chỉ được thay đổi khi có sự thay đổi
đáng kể trong cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.
Chi phí khấu hao cho từng thời kỳ phải được ghi nhận là chi phí hoạt
động sản xuất, kinh doanh trừ khi chi phí đó được tính vào giá trị của tài sản
khác.
Cả hai chuẩn mực yêu cầu các doanh nghiệp phải xem xét lại thời gian
sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao TSCĐ từng kỳ. Nếu thời gian sử
dụng hữu ích ước tính của tài sản có sự khác biệt lớn so với các ước tính
trước đó thì thời gian khấu hao phải thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu
hao TSCĐ vô hình được thay đổi khi có thay đổi đáng kể cách thức ước tính
thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
IAS 38 còn yêu cầu chi tiết thêm cho TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng
hữu ích vô thời hạn phải được xem xét lại mỗi kỳ để quyết định xem các sự
kiện và tình hình hiện tại (events and circumstances) có thể tiếp tục cho phép
doanh nghiệp đánh giá là thời gian sử dụng hữu ích của tài sản là vô thời hạn
hay không. Nếu không thì doanh nghiệp phải thay đổi thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản từ vô thời hạn sang có thời hạn.
117
IASB, IAS 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 94.

102
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

2.5.3. Giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình :


Về giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình, cả hai chuẩn mực đều cho rằng giá
trị thanh lý của TSCĐ vô hình sẽ bằng không trừ phi :
- Có một bên thứ ba thỏa thuận mua lại tài sản đó vào cuối thời gian sử dụng
hữu ích của tài sản hoặc
- Có thị trường hoạt động vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và
giá trị thanh lý có thể xác định thông qua giá thị trường.118
Giá trị phải khấu hao được xác định bằng nguyên giá trừ đi giá trị thanh
lý ước tính của tài sản.
Giá trị thanh lý được ước tính khi TSCĐ vô hình được hình thành đưa
vào sử dụng bằng cách dựa trên giá bán phổ biến ở cuối thời gian sử dụng hữu
ích ước tính của một tài sản tương tự và đã hoạt động trong các điều kiện
tương tự.
Tuy nhiên, VAS 4 thì yêu cầu không thay đổi giá trị thanh lý ước tính khi
có thay đổi về giá cả và giá trị 119. Còn IAS 38 thì yêu cầu giá tri thanh lý ước
tính phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối kỳ kế toán. IAS 38 còn quy định
trong trường hợp giá trị thanh lý ước tính tăng đến mức bằng hoặc vượt quá
giá trị còn lại của tài sản thì chi phí khấu hao của tài sản sẽ được xác định là
bằng 0 và tiếp tục như thế đến khi giá trị thanh lý của tài sản được giảm
xuống dưới giá trị còn lại của tài sản.120

2.6. Ghi giảm TSCĐ vô hình :


Theo cả hai chuẩn mực thì một TSCĐ vô hình được ghi giảm khi thanh
lý, nhượng bán hoặc khi xét thấy không thu được lợi ích kinh tế từ việc sử
dụng tiếp sau.121
118
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 62 và IASB, IAS 38, Tài
sản cố định vô hình, đoạn 100.
119
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 64.
120
IASB, IAS 38, Tài sản cố định vô hình, đoạn 103.
121
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 68 và IASB, IAS 38, Tài
sản cố định vô hình, đoạn 112..

103
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Cả hai chuẩn mực đều yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận khoản lãi hoặc lỗ
từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ vô hình là khoản thu nhập hay chi phí
trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Lãi hay lỗ phát sinh do
thanh lý, nhượng bán TSCĐ vô hình được xác định bằng số chênh lệch giữa
thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng với giá trị còn lại của TSCĐ
vô hình.
Lãi/(lỗ) từ thanh lý, nhượng bán = tiền thu từ thanh lý nhượng bán – giá trị
còn lại của TSCĐ vô hình
Vì dụ như, bản quyền xuất bản sách của doanh nghiệp A được nhượng
bán với giá 100 triệu đồng. Giá trị còn lại của bản quyền là của doanh nghiệp
là 80 triệu đồng . Vậy phần chênh lệch giữa giá bán với giá trị còn lại là 20
triệu đồng và đó là khoản lãi phát sinh từ việc nhượng bán TSCĐ vô hình.
Khoản lãi này sẽ được ghi nhận là thu nhập khác trên báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh.

2.7. Trình bày báo cáo tài chính :

2.7.1. Những thông tin mà cả VAS 4 và IAS 38 đều yêu cầu trình bày:
Cả hai chuẩn mực đều yêu cầu trình bày các thông tin sau trên báo cáo
tài chính :
- Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ vô hình
- Phương pháp khấu hao; thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao
- Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối năm
- Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng, giảm trong đó tách riêng những tài sản
được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp, tài sản được mua sắm và tài
sản được hình thành từ sáp nhập doanh nghiệp
- Số khấu hao tăng, giảm trong kỳ

104
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- Giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình do Nhà nước cấp trong đó ghi rõ : giá trị
hợp lý khi ghi nhận ban đầu; giá trị khấu hao lũy kế; Giá trị còn lại của tài
sản.
- Các cam kết về mua bán TSCĐ vô hình có giá trị lớn trong tương lai
- Nguyên giá TSCĐ vô hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng
- Giải trình khoản chi phí trong giai đoạn nghiên cứu và chi phí trong giai
đoạn triển khai đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đã dùng để thế chấp cho các khoản nợ
phải trả

2.7.2. Những thông tin mà VAS 4 yêu cầu trình bày mà IAS 38 không yêu
cầu trình bày:
VAS 4 cyêu cầu doanh nghiệp phải trình bày rõ lý do khi doanh nghiệp
quyết định khấu hao một TSCĐ vô hình trên 20 năm (khi đưa ra các lý do
này, doanh nghiệp phải chỉ ra các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc
xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản).
IAS 38 không quy định điều này vì IAS 38 không đưa ra một thời gian
sử dụng hữu ích tối đa cho TSCĐ vô hình. Ngoài ra, VAS 4 còn đưa quyền sử
dụng đất vào danh mục TSCĐ vô hình trong khi IAS 38 không đề cập đến
loại TSCĐ vô hình này.
VAS 4 cũng yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày giá trị còn lại của
TSCĐ vô hình tạm thời không sử dụng và giá trị còn lại của TSCĐ vô hình
đang chờ thanh lý. IAS 38 không yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày những
vấn đề này.

105
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

2.7.3. Những thông tin mà IAS 38 yêu cầu trình bày mà VAS 4 không yêu
cầu trình bày :
IAS 38 còn yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày bản chất và định lượng
những thay đổi trong ước tính kế toán mà ảnh hưởng trọng yếu đến kỳ kế toán
hiện tại và các kỳ kế toán sau. Đó là những thay đổi trong ước tính kế toán
liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình, phương pháp
khấu hao và giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình.
Đối với một TSCĐ vô hình mà có thời gian sử dụng hữu ích vô thời hạn,
IAS 38 yêu cầu trình bày giá trị của tài sản đó và lý do để doanh nghiệp đánh
giá rằng tài sản đó có thời gian sử dung là vô thời hạn. Đối với tài sản được
hình thành do Nhà Nước cấp, IAS 38 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày là
sau khi được ghi nhận, tài sản được định giá theo phương pháp giá gốc hay
theo phương pháp đánh giá lại.
Nếu như doanh nghiệp có sự hạn chế về quyền sở hữu tài sản thì IAS 38
yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày với người sử dụng là có sự tồn tại của
một hạn chế như thế và giá trị còn lại của của những tài sản bị hạn chế về
quyền sở hữu.
Ngoài ra, do IAS 38 cho phép doanh nghiệp được ghi nhận giá trị của
TSCĐ vô hình sau khi được ghi nhận theo phương pháp đánh giá lại nên IAS
38 cũng yêu cầu doanh nghiệp sử dụng phương pháp đánh giá lại phải trình
bày một số thông tin sau:
(a) Theo lớp tài sản :
- Ngày đánh giá lại TSCĐ vô hình
- Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình được đánh giá lại
- Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình nếu như doanh nghiệp sử dụng
phương pháp giá gốc để ghi nhận giá trị của lớp TSCĐ vô hình được đánh giá
lại sau khi được ghi nhận đó

106
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

(b) Giá trị của khoản thặng dư do đánh giá lại liên quan đến TSCĐ vô
hình tại thời điểm đầu và cuối kỳ, chỉ rõ sự thay đổi trong kỳ và bất kỳ hạn
chế nào trong việc phân phối số dư của thặng dư đánh giá lại tài sản cho cổ
đông
IAS 38 cũng yêu cầu doanh nghiệp có một mô tả vắn tát về những TSCĐ
vô hình quan trọng được kiểm soát bởi doanh nghiệp nhưng không được ghi
nhận là TSCĐ vô hình bởi vì chúng không đáp ứng được các tiêu chuẩn ghi
nhận.

3. TSCĐ thuê tài chính:

3.1. Phân loại thuê tài sản hay tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ thuê tài
chính :
Như chúng ta đã biết thuê tài sản bao gồm hai loại là thuê tài chính và
thuê hoạt động và chỉ có tài sản thuê theo hình thức thuê tài chính thì mới
được ghi nhận là tài sản của doanh nghiệp. Do đó, viêc phân loại thuê tài sản
rất quan trọng trong việc quyết định một tài sản có định ghi nhận là TSCĐ
của doanh nghiệp hay không. Có thể nói tiêu chuẩn để phân loại giữa thuê tài
chính và thuê hoạt động chính là tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ thuê tài chính.
Phân loại giữa thuê tài chính và thuê hoạt động trong hai chuẩn mực khá
là thống nhất với nhau. Căn cứ để phân loại là mức độ chuyển giao các rủi ro
và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê từ bên cho thuê sang bên
thuê. “Rủi ro bao gồm khả năng thiệt hại từ việc không tận dụng hết năng lực
sản xuất hoặc lạc hậu về kỹ thuật và sự biến động bất lợi liên quan đến tình
hình kinh tế ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn. Lợi ích là khoản lợi nhuận
ước tính từ hoạt động của tài sản thuê trong khoảng thời gian sử dụng kinh tế

107
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

của tài sản và thu nhập ước tính từ sự gia tăng giá trị tài sản hoặc giá trị thanh
lý có thể thu hồi.”122
Cả hai chuẩn mực đều cho rằng nếu nội dung hợp đồng thể hiện việc
chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thì
thuê tài sản sẽ được phân loại là thuê tài chính. Như vậy, điều kiện để doanh
nghiệp ghi nhận một tài sản đi thuê là tài sản cố định của doanh nghiệp là khi
phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với tài sản đã được chuyển giao sang cho
doanh nghiệp.
Việc phân loại tài sản thuê là thuê tài chính hay là thuê hoạt động phải
căn cứ vào bản chất các điều khoản ghi trong hợp đồng. Các trường hợp sau
mà cả hai chuẩn mực đểu cho là “dẫn đến hợp đồng thuê tài chính :
- Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời
hạn thuê.
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản
thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn cho thuê.
- Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản
dù cho không có sự chuyển giao quyền sở hữu
- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản , giá trị hiện tại của khoản thanh toán
tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê
- Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử
dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào “123
Trong các trường hợp trên, căn cứ để chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi
ro thể hiện ở :

122
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 6, Thuê tài sản, đoạn 6 và IASB, IAS 17, Thuê tài sản,
đoạn 7.
123
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 6, Thuê tài sản, đoạn 9 và IASB, IAS 17, Thuê tài sản,
đoạn 10.

108
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- Chuyển giao quyền sở hữu. Đây là trường hợp chắc chắn nhất của việc
chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro vì đến cuối thời hạn thuê tài sản thuê
sẽ trở thành tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
- Mua lại tài sản với mức giá thấp. Đây cũng là trường hợp chuyển giao
quyền sở hữu nhưng doanh nghiệp đi thuê phải bỏ thêm một khoản chi phí
để có được quyền sở hữu đó.
- Trong trường hợp không có sự chuyển giao quyền sở hữu mà thời hạn thuê
đã chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản hoặc thì tức là
trong thời hạn thuê, doanh nghiệp đã thu được phần lớn lợi ích kinh tế và
chịu phần lớn rủi ro từ việc sử dụng tài sản.
- Tương tự giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm
phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê tương tự như doanh nghiệp đã bỏ
tiền ra để mua tài sản.
- Khi mà tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả
năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào thì chỉ có doanh
nghiệp thuê có khả năng khai thác được lợi ích kinh tế từ tài sản mà thôi.
Ngoài ra, hợp đồng thuê tài sản cũng là hợp đồng thuê tài chính nếu
“thỏa mãn ít nhất một trong các trường hợp sau :
- Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc
hủy hợp đồng cho bên cho thuê
- Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của
tài sản thuê gắn với bên cho thuê
- Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng
thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.”124
Ba trường hợp này không thể hiện tính chất của hợp đồng thuê tài sản rõ
ràng như bốn trường hợp ở trên.
124
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 6, Thuê tài sản, đoạn 10 và IASB, IAS 17, Thuê tài sản,
đoạn 11.

109
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Ở trường hợp thứ nhất “bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất phát
sinh liên quan đến việc hủy hợp đồng cho bên cho thuê” và trường hợp thứ
hai “thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của
tài sản thuê gắn với bên cho thuê”, doanh nghiệp đã phải gánh chịu phần lớn
rủi ro liên quan đến việc sử dụng tài sản để thu được lợi ích kinh tế. Do đó, tài
sản thuê được phân loại là tài sản thuê tài chính.
Ở trường hợp thứ ba “bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết
hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường”, tài sản thuê không
được chuyển giao quyền sở hữu vào cuối thời hạn thuê nhưng doanh nghiệp lại
được tiếp tục thuê, tiếp tục thu được lợi ích từ tài sản, tức là đem lại khả năng tăng
doanh thu. Nhưng tiền thuê lại thấp hơn giá thuê trên thị trường đem lại thêm một
lợi ích kinh tế nữa cho doanh nghiệp là giảm chi phí. Ở đây, lợi ích kinh tế là tiêu
chí chính để phân loại hợp đồng này là hợp đồng thuê tài chính.

3.2. Ghi nhận tài sản thuê tài chính và nguyên giá của tài sản:

3.2.1. Nguyên tắc ghi nhận:


Cả hai chuẩn mực đều quy định rằng nếu như hợp đồng thuê tài sản
được phân loại là hợp đồng thuê tài chính, thì bên thuê phải ghi nhận tài sản
thuê tài chính là tài sản của doanh nghiệp trên Bảng cân đối kế toán. Việc ghi
nhận tài sản thuê tài chính là tài sản của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế
toán là tuân thủ theo nguyên tăc các giao dịch và sự kiện xảy ra trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp phải được ghi nhận theo bản chất kinh tế
chứ không chỉ theo hình thức pháp lý bên ngoài. Theo hình thức pháp lý
(legal form) thì doanh nghiệp không sở hữu tài sản đi thuê nhưng trong
trường hợp thuê tài chính thì bản chất kinh tế của giao dịch là bên đi thuê thu
được phần lớn lợi ích kinh tế và chịu phần lớn rủi ro từ việc sử dụng tài sản
trong phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản. Do đó, dù không sở hữu
thì tài sản cũng có tính chất như tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải

110
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

ghi nhận tài sản đó trên bảng cân đối kế toán và theo dõi tài sản đó như là tài
sản cố định của doanh nghiệp.
Cả hai chuẩn mực đều thống nhất cách ghi nhận tài sản thuê tài chính
trên bảng cân đối kế toán của bên thuê như sau:
“Cách ghi nhận nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính là dựa trên
giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị
hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê
tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị giá tri hiện tại của khoản
thanh toán tiền thuê tối thiểu.”125
Ở đây, cách xác định nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hoàn toàn
khác với cách xác định nguyên giá của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính không dựa trên giá mua tài sản mà dựa
trên giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán
tiền thuê tối thiểu phụ thuộc giá trị nào nhỏ hơn.
Việc cả hai chuẩn mực (VAS 6 và IAS 17) yêu cầu phải ghi nguyên giá
của TSCĐ thuê tài chính theo giá trị nhỏ hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản
thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu giá trị hiện
tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là để thỏa mãn yêu cầu thận trọng
của kế toán, không ghi nhận tài sản và thu nhập quá nhiều.

3.2.2. Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu:
Theo cả hai chuẩn mực thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu đối với
bên thuê là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê về việc
thuê tài sản theo thời hạn trong hợp đồng (không bao gồm các khoản chi phí
dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê

125
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 6, Thuê tài sản, đoạn 13 và IASB, IAS 17, Thuê tài sản,
đoạn 20.

111
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

phát sinh thêm), kèm theo bất cứ giá trị nào được bên thuê hoặc một bên liên
quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán.
Trường hợp trong hợp đồng thuê bao gồm điều khoản bên thuê được
quyền mua lại tài sản với giá thấp hơn giá trị hợp lý vào ngày mua thì tiền
thuê tối thiếu là khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu ghi trong hợp đồng theo
thời hạn thuê và khoản thanh toán cần thiết cho việc mua tài sản đó.
Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chính là giá trị
của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiết kháu theo lãi suất ngầm định
trong hợp đồng thuê tài chính hoặc lãi suất biên đi vay.

Giá trị hiện tại của Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu
khoản thanh toán tiền =
thuê tối thiểu Lãi suất ngầm định/lãi suất biên

Lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính là tỷ lệ chiết khấu tại
thời điểm khởi đầu thuê tài sản, để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán
tiền thuê tối thiểu và giá trị hiện tại của giá trị còn lại không được đảm bảo để
cho tổng của chúng đúng bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê.
Trong trường hợp không thể xác định được lãi suất ngầm định thì doanh
nghiệp có thể sử dụng lãi suất biên đi vay. Đó là lãi suất mà bên thuê sẽ phải
trả cho một hợp đồng thuê tài chính tương tự hoặc là lãi suất tại thời điểm
khởi đầu thuê tài sản mà bên thuê sẽ phải trả để vay một khoản cần thiết cho
việc mua tài sản với một thời hạn và với một đảm bảo tương tự.

3.2.3. Giá trị hợp lý của tài sản :


Còn giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một
khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu
biết trong sự trao đổi ngang giá.

112
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Như vậy, nguyên giá của tài sản thuê tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp
lý tại ngày thuê tài sản hay giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.

3.2.4. Chi phí sau ghi nhận ban đầu :


Cả hai chuẩn mực đều yêu cầu doanh nghiệp phải ghi nhận chi phí trực tiếp
phát sinh ban đầu như chi phí đàm phán ký hợp đồng vào nguyên giá tài sản.

3.2.5. Khấu hao TSCĐ thuê tài chính :


Doanh nghiệp ngoài việc ghi nhận tài sản thuê tài chính là TSCĐ của
doanh nghiệp mình còn phải khấu hao tài sản này. Phụ thuộc vào việc TSCĐ
thuê tài chính là TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể hay không có hình thái vật
chất cụ thể mà doanh nghiệp sẽ khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo cách thức
tương ứng mà doanh nghiệp sử dụng để khấu hao TSCĐ hữu hình và TSCĐ
vô hình của doanh nghiệp.
Khấu hao tài sản thuê tài của doanh nghiệp sẽ dựa trên thời gian sử dụng
hữu ích của nó.
Theo cả hai chuẩn mực thì thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê tài
chính là thời gian sử dụng kinh tế còn lại của tài sản thuê kể từ thời điểm bắt
đầu thuê, không giới hạn theo thời hạn hợp đồng thuê. Nếu không chắc chắn
là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản
thuê sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê hoặc thời
gian sử dụng hữu ích của nó.126

126
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 6, Thuê tài sản, đoạn 4 và IASB, IAS 17, Thuê tài sản,
đoạn 4

113
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về


gần với chuẩn mực kế toán quốc tế.

I. Đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc
tế là một xu thế tất yếu tại Việt Nam :
Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Như mục tiêu đã đặt ra, Việt Nam đến năm 2020 sẽ hội nhập
hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán. Trong đó, giai đoạn
2006-2010 là giai đoạn củng cố hội nhập. Đây là giai đoạn mà Việt Nam tiếp
tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường
dịch vụ kế toán, kiểm toán. Giai đoạn 2010-2010 sẽ là giai đoạn hội nhập
năng động, Việt Nam sẽ hội nhập toàn diện, bình đẳng với các nước trong
lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Chúng ta còn hướng tới cả việc nhập khẩu và
xuất khẩu dịch vụ kế toán , kiểm toán. 127
Trong tiến trình hội nhập WTO đó, Việt Nam đã cam kết với các nhà tài
trợ và các tổ chức quốc tế về việc cải cách hệ thống kế toán Việt Nam trong
đó có cam kết về việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam hoàn chỉnh
phù hợp với thông lệ quốc tế. Như vậy, việc hoàn thiện các chuẩn mực kế
toán Việt Nam đã nằm trong kế hoạch dài hạn của Việt Nam trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
Thêm vào đó, nhiều doanh nhiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy áp dụng
các chuẩn mực kế toán Việt Nam để lập các báo cáo tài chính theo các yêu
cầu về lập báo cáo tài chính của Nhà Nước Việt Nam nhưng vẫn sử dụng các
chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế để lập báo cáo tài chính phục vụ cho
công tác báo cáo cho tập đoàn. Các doanh nghiệp đó phải lập báo cáo tài
chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế để tiện cho việc so sánh giữa các công
ty trong cùng một tập đoàn mà hoạt động ở các nước khác nhau có hệ thống
127
Tạp chí kế toán, 24/10/2008, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Những vấn đề cần tiếp tục hoàn
thiện, PGS.TS Đoàn Xuân Tiên.

114
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

chuẩn mực kế toán khác nhau. Việc lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực
kế toán Việt Nam cũng là để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính cấp tập
đoàn.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách gia tăng xuất
khẩu và thiết lập hoạt động ở nước ngoài. Các doanh nghiệp này sẽ phải chịu
sự giám sát chặt chẽ hơn và phài lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế
toán quốc tế. Điều này là do đã có nhiều nước sử dụng các chuẩn mực kế
toán quốc tế để làm điều kiện niêm yết chứng khoán trên thị trường nước họ
(ví dụ như liên minh Châu Âu) hoặc là áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán
quốc tế mà không sửa đổi bất cứ một điều gì.
Như vậy, việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng
đưa các chuẩn mực kế toán về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế là xu
thế tất yếu của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực
kế toán quốc tếphải được đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế
xã hội của Việt Nam.

II. Nguyên nhân khiến cho Việt Nam chưa thể áp dụng ngay và toàn bộ
chuẩn mực kế toán quốc tế :

1. Nhân tố về kinh tế :

1.1. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường :

Xuất phát điểm của Việt Nam để xây dựng nền kinh tế thị trường là một
nước nông nghiệp còn nghèo nàn và lạc hậu, chịu hậu quả của hai cuộc chiến
tranh tàn phá và nền kinh tế bao cấp trong một thời gian dài. Vì vậy, Việt
Nam tiếp cận những chính sách kinh tế mới bao gồm các chuẩn mực kế toán
một cách thận trọng và có chọn lọc. Chuẩn mực kế toán quốc tế là chuẩn mực

115
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

kế toán thị trường chủ yếu được xây dựng bởi các thành viên đến từ các nền
kinh tế giàu có và phát triển; vì vậy, một cách tự nhiên chuẩn mực kế toán
quốc tế có thể trước hết vì lợi ích và phù hợp hơn với quốc gia của họ và
không phù hợp với những nền kinh tế còn nghèo nàn như Việt Nam. Hơn nữa,
truyền thống kế toán luôn khác nhau giữa các nước vì sự khác nhau trong yếu
tố xã hội, chính trị và hệ thống kinh tế của từng quốc gia. Do vậy, việc áp
dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết và phù hợp trong
điều kiện kinh tế của ViệtNam.

1.2. Mức độ phát triển của nền kinh tế

Mức độ  phát triển kinh tế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước
phát triển Phương Tây. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi trong những năm
gần đây và vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập
trung sang nền kinh tế thị trường tự do. Do vậy, các hoạt động kinh tế ở Việt
Nam còn đơn giản hơn nhiều so với các nước như Anh hay Mỹ. Ví dụ, hoạt
động sáp nhập hay cổ phần hoá mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam những năm
gần đây; các khái niệm như công cụ tài chính hay lợi thế thương mại hoàn
toàn mới và phức tạp nên các nhà ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam và
người thực hiện cần thời gian để hiểu và vận dụng theo cách đơn giản nhất,
thuận tiện cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Lợi thế thương mại được
quan niệm là chi phí bỏ ra của bên mua doanh nghiệp do vậy cần phải được
khấu hao vào chi phí và việc khấu hao này phải được thực hiện nhất quán
trong một thời gian nhất định để tránh sự phức tạp và đảm bảo sự kiểm soát
của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Việt Nam chưa cần thiết phải
có những chuẩn mực kế toán phức tạp trong giao dịch kinh tế chưa hoặc mới
xuất hiện ở Việt Nam.

116
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Thực tế, việc lựa chọn áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế được
cho là chưa cần thiết trong trường hợp Việt Nam, có khả năng dẫn đến phát
sinh chi phí cao hơn và sự lẫn lộn, lợi ích mang lại thấp hơn chi phí bỏ ra.
Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam là lý do cơ bản dẫn tới sự cần thiết
của việc áp dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế. 

1.3. Mức độ phát triển của thị trường vốn :

Việt Nam vừa mới phát triển nền kinh tế thị trường từ những năm cuối
của thế kỷ 20 trong khi nền kinh tế thị trường đã được hình thành ở các nước
phát triển từ nhiều thế kỷ. Thị trường vốn là phương thức quan trọng nhất của
nền kinh tế thị trường. Thị trường vốn của Việt Nam là một trong những thị
trường non trẻ nhất trên thế giới, mới được hình thành mấy năm cách đây.
Đến nay, nó vẫn chưa hẳn là có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và mới
chỉ  trong phạm vi quốc gia và chưa liên thông với thị trường vốn trên thế
giới. Định hướng của chuẩn mực kế toán quốc tế là xây dựng hệ thống các
chuẩn mực kế toán hoàn toàn thị trường và hỗ trợ thị trường vốn. Tuy nhiên
định hướng phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam để phục vụ cho các
nhà đầu tư trên thị trường vốn không mạnh như chuẩn mực kế toán quốc tế.
Nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý như chuẩn
mực kế toán quốc tế để phục vụ thị trường vốn chưa được đánh giá cao.

1.4. Nhu cầu về thông tin kế toán chất lượng cao vẫn ở mức thấp :

Do đặc trưng của hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội ở Việt Nam, Việt
Nam vẫn chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu chưa cấp bách về thông tin kế toán
chất lượng cao theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Nhìn chung, nhiều người lập
và sử dụng báo cáo tài chính chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu chưa lớn đối vối
thông tin tài chính chất lượng vì thông tin tài chính chỉ đóng vai trò hạn chế

117
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

trong việc ra quyết định của họ. Điều này chủ yếu do sự thiếu kiến thức và
kinh nghiệm và cũng do đặc điểm của môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Kế toán quản trị phát triển rất hạn chế tại Việt Nam và không được coi trọng
nhiều bởi phần lớn các doanh nghiệp. Trong những năm trước, việc tính toán
nghĩa vụ thuế là mục tiêu chính của hoạt động kế toán. Phần lớn các nhà đầu
tư chứng khoán ở Việt Nam chưa hoặc còn ít sử dụng phân tích báo cáo tài
chính cho việc ra quyết định đầu tư mà bị tác động chủ yếu bởi tâm lý theo
đám đông.

Mức độ tập trung vốn sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam tương đối
cao. Điều này đặc biệt đúng với những doanh nghiệp nhà nước với số cổ phần
trên 50% và một số lượng lớn các công ty gia đình phổ biến ở Việt Nam. Do
vậy, nhu cầu về công bố thông tin và thông tin tài chính chất lượng cao là
thấp ở Việt Nam. Ngược lại, ở các nước khác như Mỹ và Anh với mức độ tập
trung vốn sở hữu thấp, do đó nhu cầu về thông tin công bố là rất cao.

Do đó, phần lớn những người sử dụng và lập báo cáo tài chính tại Việt
Nam chưa thấy được nhu cầu sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và không
đánh giá cao vai trò quan trọng của các chuẩn mực này. Họ chưa quan tâm và
cũng không có điều kiện tìm hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc thiếu nhu
cầu về thông tin tài chính là một nhân tố cơ bản dẫn đến việc không sử dụng
toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế ở Việt Nam. 

2. Nhân tố về công nghệ thông tin : 

Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cụ thể là công nghệ
phần mềm kế toán chưa thể đáp ứng được các xử lý kế toán phức tạp của
chuẩn mực kế toán quốc tế. Việt Nam mới phát triển ngành công nghệ thông
tin trong thời gian gần đây. Việc áp dụng các nguyên tắc phức tạp của chuẩn

118
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

mực kế toán quốc tế yêu cầu một hệ thống công nghệ thông tin tương xứng để
hỗ trợ cho quy trình kế toán. Tuy nhiên, so với các nước phát triển Phương
Tây, công nghệ thông tin ở Việt Nam trong đó có công nghệ phần mềm kế
toán còn kém phát triển hơn nhiều. Việt Nam thiếu các lập trình viên có hiểu
biết về kế toán. Bên cạnh đó, kiến thức của người sử dụng công nghệ thông
tin lại hạn chế. Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cũng là
một trong nhiều nhân tố dẫn đến việc lựa chọn một hệ thống chuẩn mực kế
toán đơn giản hơn chuẩn mực kế toán quốc tế tại ViệtNam. Thực tế, đây
không phải là nhân tố quyết định và được quan tâm nhiều trong xây dựng
chuẩn mực kế toán tại Việt Nam

3. Nhân tố về hệ thống luật :

Việt Nam là một nước theo hệ thống luật Dân sự (civil law) khác với các
nước theo luật Chung (common law). Luật pháp được tổ chức và sử dụng rất
khác biệt giữa hai hệ thống. Trong các nước theo luật Dân sự, nhìn chung sự
bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu về tính minh bạch của thông tin thấp hơn
trong các nước theo luật Chung. Chuẩn mực kế toán quốc tế được phát triển
phù hợp với hệ thống luật và các yêu cầu của các nước theo luật Chung.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống
luật và yêu cầu của một nước theo luật dân sự. Do vậy, việc xây dựng các
chuẩn mực kế toán cũng khác nhau giữa hai hệ thống. Sự khác nhau này
không phải là quan trọng và trực tiếp dẫn đến việc áp dụng có chọn lọc chuẩn
mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, nó có một số ảnh hưởng gián tiếp như đã nêu
ở trên. 

119
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Kết luận

Việc áp dụng có chọn lọc hay sửa đổi Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các
quốc gia khác nhau là để phù hợp với bối cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Kế
toán ra đời và phát triển theo những đặc điểm và sự phức tạp trong hoạt động
kinh tế của mỗi nước. Thực tế, trên thế giới không tồn tại một mô hình hay hệ
thống kế toán nào hoàn toàn giống nhau giữa hai hay nhiều nước. Ý tưởng
của Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế về việc “toàn cầu hoá” hoạt động kế
toán thông qua việc xây dựng, phát triển và phổ biến một hệ thống chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Hơn bao giờ hết
lợi ích, chi phí và bất lợi của việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế được
quan tâm, nghiên cứu và bàn luận rất nhiều ở các nước phát triển. Việc áp
dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế có thể dẫn đến nhiều bất lợi và chi
phí hơn là lợi ích. Hơn nữa, lại liên quan đến vấn đề chính trị vì quốc gia mất
sự tự chủ trong việc xây dựng các chuẩn mực kế toán. 

Vậy trong bối cảnh đó, việc Việt Nam áp dụng có chọn lọc chuẩn mực
kế toán quốc tế đã là một sự lựa chọn đúng đắn. Không có một hệ thống
chuẩn mực kế toán nào là tốt nhất cho tất cả các nước, kể cả chuẩn mực kế
toán quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hệ thống chuẩn mực kế toán
quốc gia cần phải xây dựng trước hết và chủ yếu là trên cơ sở và phù hợp với
đặc điểm Xã hội, Chính trị, Kinh tế của đất nước và trên cơ sở áp dụng được
chuẩn mực kế toán quốc tế càng nhiều càng tốt (chứ không phải chỉ trên cơ sở
áp dụng được chuẩn mực kế toán quốc tế càng nhiều càng tốt). Để xây dựng
hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiệu quả, các nhà soạn thảo chuẩn mực
kế toán Việt Nam nên đi theo định hướng này. Cần thiết phải có sự nghiên
cứu để hiểu biết sâu hơn về bối cảnh Xã hội, Chính trị, Kinh tế của đất nước

120
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

và nên nắm bắt tốt hơn những thay đổi của đất nước những năm gần đây để
xây dựng thêm và cập nhật các chuẩn mực kế toán hiện hành.

III. Giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các
chuẩn mực kế toán quốc tế (ở đây chỉ giới hạn trong các chuẩn mực kế
toán về tài sản cố định):

1. Phương hướng đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn
mực kế toán quốc tế :
Việc đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán kế
toán thế giới là cả một quá trình lâu dài và yêu cầu phải giải quyết nhiều vấn
đề liên quan.
Trước hết đó là vấn đề cơ chế ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Cơ chế này còn một số vấn đề cần được xem xét giải quyết như đã phân tích ở
phần I. Lý luận chung về tài sản cố định. Cần phải bắt đầu từ việc giải quyết
những vấn đề về cơ chế soạn thảo thì mới có thể hy vọng soạn thảo ra những
chuẩn mực kế toán có chất lượng.
Sau đó, là phải hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Việc hoàn
thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm việc bổ sung các chuẩn mực
kế toán đã có trong bộ chuẩn mực kế toán quốc tế mà chưa có trong bộ chuẩn
mực kế toán Việt Nam; bổ sung các quy định đã có trong chuẩn mực kế toán
quốc tế nhưng chưa có trong chuẩn mực kế toán Việt Nam và cập nhật sự
thay đổi mới nhất của chuẩn mực kế toán quốc tế vào các chuẩn mực kế toán
Việt Nam tương ứng.
Sau đó là hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chuẩn mực. Việc hoàn thiện
chuẩn mực sẽ không có ý nghĩa thực tiễn nếu không đi kèm với việc hoàn
thiện các văn bản hướng dẫn.

121
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chuẩn mực là hoàn
thiện các tài khoản kế toán. Do việc hoàn thiện các chuẩn mực có thể dẫn đến
việc nảy sinh các tài khoản mới hay phải sửa đổi cách sử dụng các tài khoản
cũ, nên không thể bàn về việc hoàn thiện chuẩn mực mà không bàn đến việc
hoàn thiện hệ thống tài khoản để phục vụ cho những sự thay đổi trong các
chuẩn mực kế toán .
Vậy quy trình đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực
kế toán quốc tế như sau :

Hoàn thiện cơ
chế ban hành
chuẩn mực

Hoàn thiện
chuẩn mực

Hoàn thiện Hoàn thiện


Các văn bản Hệ thống các tài
hướng dẫn khoản

Bảng 3 : quy trình đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với
chuẩn mực kế toán quốc tế.

122
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

2. Các giải pháp cụ thể để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với
các chuẩn mực kế toán quốc tế :

2.1. Hoàn thiện cơ chế soạn thảo chuẩn mực :


Trước hết như đã phân tích ở phần “Lý luận chung về tài sản cố định”,
xu hướng hiện nay trên thế giới là giao việc soạn thảo chuẩn mực kế toán cho
một cơ quan chuyên trách và độc lập.Việc hoàn thiện cơ chế soạn thảo các
chuẩn mực kế toán ở Việt Nam cũng cần đi theo xu hướng đó.
Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam cần được giao cho một
tổ chức độc lập với cả Bộ Tài Chính và Hội kế toán – kiểm toán Việt Nam
(VAA). Tổ chức này lúc đầu có thể do bộ Tài Chính và VAA đứng ra tổ chức
việc thành lập và bổ nhiệm những thành viên đầu tiên nhưng sau đó tổ chức
này phải có nguồn tài chính độc lập với cả Bộ Tài Chính và VAA. Tổ chức
này sẽ hoạt động theo mô hình của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính
(FASB) của Mỹ và Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) của Anh hay của
chính IASB nhưng có sửa đổi một chút cách thức hoạt động để cho phù hợp
với điều kiện và tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Tổ chức này có thể lấy tên là Hội đồng chuẩn mực kế toán Việt Nam
(VASB). Cấu trúc của tổ chức này có thể bao gồm các cơ quan như IASB. Có
một ban quản trị bao gồm các ủy viên để phụ trách việc gây quỹ cho hội đồng
và để đóng vai trò giám soát đối với cơ quan trực tiếp phụ trách việc soạn
thảo chuẩn mực. Bên cạnh cơ quan trực tiếp phụ trách việc soạn thảo chuẩn
mực nên có cơ quan giải thích chuẩn mực. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm
giải quyết những vấn đề báo cáo tài chính mới xuất hiện mà chưa được nêu ra
trong các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế hoặc những vấn đề mà chưa có
cách giải thích phù hợp hoặc có những sự giải thích trái ngược.
Có thể trong thời gian đầu, VASB chưa cần có hội đồng tư vấn chuẩn
mực để làm cầu nối cho VASB với các cá nhân, tổ chức khác để làm tinh

123
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

giảm và gọn nhẹ cho bộ máy của VASB. VASB có thể tận dụng sự giúp đỡ
của VAA để thực hiện vai trò cầu nối đó. VAA có thể đứng ra tổ chức các hội
thảo để cho những người soạn thảo chuẩn mực và những người sử dụng chuẩn
mực trong hoạt động tác nghiệp của họ có thể gặp nhau, trao đổi những băn
khoăn thắc mắc.
Việc hoàn thiện cơ chế như vậy là một chiến lược trong thời gian dài và
cần sự trợ giúp của các bên liên quan.
Một điều quan trọng là bất cứ kỳ cơ chế soạn thảo chuẩn mực nào cũng
cần phải quan tâm đến vấn đề duy trì mối liên hệ với IASB để nắm được
thông tin về việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán mới cũng như là để cập
nhật những sự sửa đổi bổ sung các chuẩn mực kế toán hiện hành để từ đó đề
ra kế hoạch xây dựng chuẩn mực kế toán riêng của quốc gia.

2.2. Hoàn thiện chuẩn mực kế toán :

2.2.1. Bổ sung chuẩn mực kế toán đã có trong bộ chuẩn mực kế toán


quốc tế mà chưa có trong bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam :
Theo nguyên tắc thận trọng, giá trị kế toán của tài sản không thể vượt
quá giá trị có thể thu hồi từ tài sản đó. Nhưng thực tế cho thấy, các tài sản cố
định trong doanh nghiệp đều có thể bị giảm giá trị ,tức là giá trị có thể thu hồi
giảm xuống thấp hơn giá trị kế toán còn lại hay còn gọi là tình trạng xuống
cấp của tài sản. Do đó, giá trị còn lại của tài sản cần được ghi giảm xuống giá
trị có thể thu hồi. Phần giá trị ghi giảm được coi như là một khoản lỗ do tổn
thất giá trị tài sản.
Đó chính là nguyên nhân cần phải có chuẩn mực kế toán quốc tế số 36
“sự giảm giá trị tài sản”. Đó cũng là một trong những chuẩn mực kế toán quốc
tế chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đương.
Trong giai đoạn mà cả thế giới đang trải qua khủng hoảng thì vấn đề tài
sản giảm giá tri đang là một mối quan ngại của cộng đồng quốc tế. Chúng ta

124
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

do đó cũng phải quan tâm đến vấn để tổn thất do giảm giá trị tài sản. Thế
nhưng, chuẩn mực kế toán quốc tế về tổn thất tài sản IAS 36, là một chuẩn
mực khá phức tạp cả về nội dung và cách trình bày. Do đó, ủy ban soạn thảo
chuẩn mực kế toán Việt Nam khi soạn thảo chuẩn mực này trước hết phải làm
đơn giản hóa chuẩn mực này với những ngôn từ dễ hiểu để người đọc dễ sử
dụng. Thứ nữa là những người soạn thảo không thể bê nguyên toàn bộ chuẩn
mực đem áp dụng vào Việt Nam mà có lẽ chỉ có thể áp dụng một số phần,
một số đoạn của chuẩn mực với sự thay đổi bổ sung cho hợp với hoàn cảnh và
điều kiện của Việt Nam

2.2.2. Bổ sung các quy định đã có trong chuẩn mực kế toán quốc tế
nhưng chưa có trong chuẩn mực kế toán Việt Nam :
Bổ sung các quy định về việc đánh giá lại sau ghi nhận ban đầu.
VAS 3 và VAS 4 chỉ cho phép xác định giá trị của TSCĐ sau ghi nhận
ban đầu theo giá gốc. Như vậy so với IAS 16 và IAS 38 thì có thể thấy chuẩn
mực kế toán Việt Nam đang lựa chọn và vận dụng phương pháp giá gốc và bỏ
qua phương pháp đánh giá lại.
VAS 3 và VAS 4 do đó cần được bổ sung các qui định về đánh giá lại tài
sản như sau:

2.2.2.1. Phương pháp đánh giá lại :


Sau việc ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ có thể được
ghi nhận theo giá trị đánh giá lại, đó là giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm
đánh giá lại trừ đi các khoản khấu hao sau thời điểm đánh giá lại đó và trừ đi
cả những tổn thất do giảm giá trị tài sản sau thời điểm đánh giá lại.
Giá trị còn lại = Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại – Khấu hao lũy kế -
Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị

125
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

2.2.2.2. Giá trị hợp lý của TSCĐ :


Giá trị hợp lý của TSCĐ có thể là giá trị được xác định bởi một chuyên
gia định giá hoặc được xác định theo giá của tài sản được niêm yết trên thị
trường hoạt động của tài sản đó.Khi không có cách nào để xác định giá trị hợp
lý của tài sản vì chúng là loại tài sản có tính chất đặc biệt hay chúng rất ít khi
được đem bán trên thị trường, thì tài sản đó sẽ được xác định giá trị hợp lý
bằng phương pháp giá trị thay thế được chiết khấu.
Ví dụ một tài sản được đưa vào sử dụng ngày 1/1/N với nguyên giá
40.000 đồng, thời gian sử dụng hữu ích dự kiến là 10 năm. Vào ngày
1/1/N+3, giá trị của một tài sản là mới tương đương là 50.000. Như vậy, giá
trị thay thế được chiết khấu của tài sản sẽ là 7/10 x 50.000 = 35.000 đồng.
Trong khi đó giá trị kế toán của tài sản đang sử dụng là 28.000 (40.000 – 3x
4.000). Do đó, khi hạch toán kết quả đánh giá lại của tài sản sẽ là 7/10 x
50.000 = 35.000 đồng. Trong khi đó giá trị kế toán của tài sản đang sử dụng là
28.000 (40.000 – 3x 4.000). Do đó, khi hạch toán kết quả đánh giá lại, giá trị
tài sản cần ghi tăng 10.000 (từ 40.000 lên 50.000), giá trị hao mòn lũy kế tăng
tương ứng thêm 3.000 (từ 12.000 lên 15.000) và khoản mục tăng do đánh giá
lại 7.000 sẽ được cộng thêm vào vốn chủ sở hữu.

2.2.2.3. Tần suất của việc đánh giá lại :


Tần suất của việc đánh giá lại phụ thuộc vào sự thay đổi trong giá trị hợp
lý của bất động sản, nhà xưởng hay thiết bị được đánh giá lại. Khi giá trị hợp
lý của một tài sản được đánh giá lại khác biệt lớn với giá trị còn lại của nó thì
cần có thêm một lần đánh giá lại nữa. Một vài bất động sản, nhà xưởng và
thiết bị có thể có sự biến động lớn và thất thường trong giá trị hợp lý do đó
cần thiết phải đánh giá lại giá trị của các tài sản này hàng năm. Việc đánh giá
lại một cách thường xuyên các tài sản mà chỉ có sự thay đổi nhỏ trong giá trị

126
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

hợp lý là không cần thiết. Tuy nhiên, vẫn cần đánh giá lại các tài sản đó từ ba
đến năm năm một lần.

2.2.2.4. Nếu một tài sản trong một lớp được đánh giá lại thì toàn bộ lớp tài sản
cũng sẽ được đánh giá lại.

2.2.3. Cập nhật cập nhật sự thay đổi mới nhất của chuẩn mực kế toán
quốc tế vào các chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng :
Trước hết đó là quy định về giá trị thanh lý ước tính của TSCĐ. Như đã
phân tích, giá trị thanh lý tính đã được sửa đổi ở IAS 16 phiên bản mới nhất
và điều này chưa được cập nhật vào chuẩn mực kế toán của Việt Nam.
Định nghĩa về gia trị thanh lý ước tính trong VAS 3 và VAS 4 cần phải
thêm thời điểm xác định giá trị thanh lý là thời điểm hiện tại để giúp doanh
nghiệp không bị lung túng trong việc lựa chọn giữa ước tính giá trị thanh lý ở
thời điểm hiện tại hay là thời điểm tương lai.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 3 và VAS 4) cũng cần thêm quy
định là xem xét lại ước tính về giá trị thanh lý ước tính định kỳ, đối với tài sản
lớn có thể là hàng năm.
Thứ hai là VAS 4 cần phải sửa đổi việc hạn chế thời gian sử dụng hữu
ích tối đa của TSCĐ vô hình là 20 năm. IAS 16 phiên bản mới nhất đã loại bỏ
giả định ở phiên bản trước là thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ vô
hình là luôn có thể xác định và hạn chế thời gian sử dụng hữu ích tối đa của
TSCĐ vô hình là 20 năm như VAS 4 hiện tại. VAS 4 nên loại bỏ việc hạn
định thời gian tối đa này và yêu cầu doanh nghiệp là nếu dựa trên việc phân
tích các yếu tố liên quan mà thấy không có bất kỳ hạn chế nào về thời gian mà
TSCĐ vô hình đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì phải xếp tài sản đó vào
loại TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng không xác định và không khấu hao
tài sản này.Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải xem xét lại thời gian sử dụng

127
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

hữu ích của các TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng không xác định và xem
xét khả năng giảm giá trị của tài sản một cách định kỳ.
Thứ ba là VAS 3 cần bổ sung vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình mua
sắm phần ước tính ban đầu cho việc tháo dỡ, di dời tài sản và chi phí khôi
phục mặt bằng.Tức là nguyên giá của TSCĐ hữu hình mua sắm sẽ gồm các
thành phần sau:
(d) giá mua của nó, bao gồm thuế nhập khẩu và các loại thuế hàng
hóa không được hoàn lại, trừ đi chiết khấu thương mại và các khoản
giảm giá.
(e) bất kỳ chi phí nào có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản tới
vị trí và vào trạng thái cần thiết để nó có thể hoạt động theo cách đã được
định trước.
(f) ước tính ban đầu của chi phí cần thiết để tháo dỡ, di chuyển các
tài sản đó và khôi phục lại mặt bằng nơi đặt tài sản.

3. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chuẩn mực và hoàn thiện hệ thống
tài khoản kế toán :

3.1. Hoàn thiện các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán Việt Nam
về tài sản cố định :

Các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực VAS 3 và VAS 4 cần được bổ
sung các quy định xử lý chênh lệch khi đánh giá lại tài sản :

3.1.1. Nguyên tắc hạch toán :


“Nếu việc đánh giá lại làm tăng giá trị ghi sổ của tài sản thì phần chênh
lệch do đánh giá tăng sẽ được ghi nhận trong thu nhập toàn diện khác (other
comprehensive income) và được luỹ kế trong vốn sở hữu ở phần thặng dư
đánh giá lại tài sản (revaluation surplus). Trừ trường hợp chính tài sản này
trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đó được ghi vào chi

128
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

phí thì chênh lệch do đánh gia tăng lần này cần được bù trừ với chi phí phát
sinh từ chêch lệch do đánh giá giảm trước đó. Phần chênh lệch do đánh giá
tăng mà vượt quá số có thể bù trừ với phần chênh lệch do đánh giá giảm đã
được ghi nhận là chi phí, thì sẽ được ghi nhận là thu nhập trong báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh.”128
“Khi đánh giá lại làm giảm giá trị ghi sổ của tài sản thì phần chênh lệch
do đánh giá giảm đó sẽ được ghi nhận là chi phí trong báo cáo kết quả kinh
doanh. Tuy nhiên, nếu trước đó tài sản được đánh giá tăng và phần chênh lệch
do đánh giá tăng đã được ghi nhận trong phần thặng dư đánh giá lại tài sản thì
phần chênh lệch do đánh giá giảm lần này sẽ được bù trừ với với phần chênh
lệch do đánh giá tăng trước đó. Phần chênh lệch do đánh giá giảm mà vượt
quá số có thể ghi giảm vào khoản mục thặng dư đánh giá lại tài sản (là số hiện
đang ghi nhận phần chênh lệch do đánh giá tăng của cùng tài sản) cần được
ghi nhận là chi phí.”129
Tức là có hai trường hợp xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản
- Trường hợp giá trị kế toán của tài sản tăng do đánh giá lại, phần tăng đó sẽ
được hạch toán vào khoản mục :
+ Chênh lệch đánh giá lại tài sản hoặc
+ Thu nhập toàn diện khác nếu như nó bù trừ vào phần giảm do đánh giá
lại trước đó của tài sản mà được ghi nhận vào chi phí.
- Trường hợp giá trị kế toán của tài sản giảm do đánh giá lại, phần giảm đó
sẽ được hạch toán :

128
“If an asset’s carrying amount is increased as a result of a revaluation, the increase shall be recognized in
other comprehensive income and accumulated in equity under the deading of revaluation surplus. However,
the increase shall be recognized in profit or loss to the extent that it reserves a revaluation decrease of the
same asset previously recognized in profit or loss.”( IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 39)
129
“If an asset’s carrying amount is decreased as a result of a revaluation, the decrease shall be recognized in
profit or loss. However, the decrease shall be recognized in other comprehensive income to the extent of any
credit balance existing in the revaluation surplus in respect of that asset. The decrease recognized in other
comprehensive income reduces the amount accumulated in equity under the heading of revalution surplus”
(IASB, IAS 16, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 40)

129
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

+ bù trừ với với phần chênh lệch do đánh giá tăng trước đó được ghi nhận
trong khoản mục chênh lệch đánh giá lại tài sản, phần còn lại ghi vào chi phí
hoặc
+ ghi nhận toàn bộ chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nếu
như trước đó không có phần tăng do đánh giá lại tài sản được ghi nhận.

3.1.2. Về tài khoản sử dụng :


TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Bổ sung nội dung “chênh lệch
đánh giá lại tài sản định kỳ”.
Bên nợ :
- xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản
- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản phải bù trừ vào số chênh lệch
tăng của những lần đánh giá trước đó (nếu có)
Bên Có : số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản sau khi đã bù trừ với số
chênh lệch giảm trong những lần đánh giá trước đó (nếu có)
TK 711- Thu nhập khác : Bổ sung nội dung “chênh lệch tăng do đánh
giá lại bù trừ với chênh lệch giảm do đánh giá lại sau khi đã bù trừ với những
chênh lệch giảm do đánh giá lại trước đó (nếu có)
TK811- Chi phí khác : Bổ sung nội dung chênh lêch giảm do đánh giá
lại sau khi đã bù trừ với chênh lệch tăng trong những lân đánh giá trước đó
(nếu có )

3.1.3. Về phương pháp hạch toán :


a/ Kết quả đánh giá lại lần đầu :
- Nếu đánh giá tăng :
Nợ Tk 211 : phần nguyên giá điều chỉnh tăng
Có TK 214 : phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng
Có TK 412 : phần chênh lệch đánh giá tăng

130
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

- Nếu đánh giá giảm :


Nợ Tk 811 : phần chênh lệch đánh giá giảm
Có TK 214 : phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm
Có TK 211 : phần nguyên giá điều chỉnh giảm
b/ Kết quả đánh giá lại lần sau :
- Nếu lần sau đánh giá tăng mà lần trước đánh giá tăng :
Nợ Tk 211 : phần nguyên giá điều chỉnh tăng
Có TK 214 : phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng
Có TK 412 : phần chênh lệch đánh giá tăng
- Nếu lần sau đánh giá tăng mà lần trước đánh giá giảm :
Nợ Tk 211 : phần nguyên giá điều chỉnh tăng
Có TK 214 : phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng
Có 711: phần chênh lệch điều chỉnh tăng bù trừ với chênh lệch giảm
trước đó
Có TK 412 : phần chênh lệch còn lại sau khi bù trừ với chênh lệch giảm
trước đó
- Nếu lần sau đánh giá giảm mà lần trước đánh giá tăng :
Nợ TK 412 : phần chênh lệch giảm phải bù trừ với phần chênh lệch tăng
trước đó
Nợ TK 214 : phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm
Nợ Tk 811 : phần chênh lệch đánh giá giảm sau khi bù trừ với chênh lệch
tăng trước đó
Có TK 211 : phần nguyên giá điều chỉnh giảm
- Nếu lần sau đánh giá giảm mà lần trước đánh giá giảm :
Nợ Tk 811 : phần chênh lệch đánh giá giảm
Có TK 214 : phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm
Có TK 211 : phần nguyên giá điều chỉnh giảm

131
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

3.2. Hoàn thiện quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ


Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định:
VAS 3 có quy định “Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được
phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của
chúng.”130 Trong đó “giá trị phải khấu hao bằng nguyên giá của TSCĐ hữu
hình trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.”131
Tuy nhiên, quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài
Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định lại
qui định “khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ
thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong
thời gian sử dụng của tài sản cố định.”132
Như vậy, quyết định 203 đã bỏ qua giá trị thanh lý ước tính khi tính giá
trị phải khấu hao của TSCĐ. Việc bỏ qua giá trị thanh lý ước tính có thể làm
cho phương pháp khấu hao đơn giản hơn nhưng rõ ràng là bất hợp lý vì những
nguyên nhân cơ bản sau :
- Đặc điểm của TSCĐ hữu hình là giữ nguyên hình thái vật chất nên dù tài
sản có cũ và lạc hậu, hư hỏng đến mức nào đi nữa thì vẫn còn một lượng
giá trị nhất định có thể thu hồi dưới dạng phế liệu. Trong thực tế, nhiều
TSCĐ hữu hình như nhà cửa, ô tô ..khi thanh lý vẫn thu được một số tiền
rất lớn. Vì thế không tính tới giá trị thanh lý ước tính là đã gián tiếp làm chi
phí khấu hao cao hơn thực tế.
- Việc không sử dụng giá trị thanh lý ước tính sẽ làm giá trị tài sản trên sổ
sách bằng không khi hết thời hạn khấu hao. Như vậy, kế toán có thể sẽ
không quản lý tài sản này mặc dù nó vẫn tồn tại và có thể vẫn đang sử dụng

130
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 29.
131
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu hình, đoạn 5.
132
Bộ Tài Chính, quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, đoạn 10 phần A.

132
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

cho mục đích kinh doanh. Vì vậy, việc sử dụng giá trị thanh lý ước tính sẽ
có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp đối với tài
sản. Việc sử dụng giá trị thanh lý ước tính còn giúp kế toán xác định chính
xác hơn kết quả của công tác thanh lý vì nó sẽ được hạch toán vào chi phí
thanh lý để đối chiếu với thu nhập từ thanh lý. Nếu không ghi nhận gí trị
thanh lý ước tính thì chi phí thanh lý sẽ không được phản ánh chính xác
dẫn tới việc ghi nhận lãi, lỗ từ giao dịch thanh lý tài sản cũng không được
phản ánh chính xác.
Vì những lý do cơ bản trên, Bộ Tài Chính cần nhanh chóng có văn bản bổ
sung quyết định 203 để hướng dẫn doanh nghiệp trong việc xác định giá trị
thanh lý ước tính.

4. Điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt
Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế :
Các giải pháp đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các
chuẩn mực kế toán quốc tế đã phân tích ở trên sẽ hoàn toàn không có tính khả
thi nếu như không xét đến các điều kiện chủ quan tác động bên ngoài.

4.1. Sự phát triển của nền kinh tế:


Như đã phân tích ở phần các nguyên nhân khiến cho Việt Nam chưa áp
dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế, một trong những nguyên nhân
quan trọng là mức độ phát triển của nền kinh tế.
Có những quy định trong chuẩn mực kế toán quốc tế mà chỉ có thể thực
hiện được khi nền kinh tế của một nước là nền kinh tế thị trường. Ví dụ như
các quy định về đánh giá lại tài sản hay xác định giá trị hợp lý trong IAS 16,
IAS 38 chỉ thực hiện được khi mà các tài sản được đánh giá lại giá trị có thị
trường hoạt động. Khái niệm về thị trường hoạt động như sau :

133
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

“Thị trường hoạt động là thị trường thỏa mãn đồng thời ba điều kiện sau
:
(a) Các sản phẩm được bán trên thị trường này có tính tương đồng
(b) người mua và người bán có thể tìm thấy nhau vào bất cứ lúc nào
(c) giá cả được công khai.”133
Khái niệm về thị trường hoạt động đã được trích dẫn ở trên cho thấy chỉ
có một nền kinh tế thị trường mới có thể những thị trường hoạt động cung cấp
các ước tính đáng tin cậy về giá trị của tài sản. Nếu chúng ta cứ bàn về vấn đề
hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo các chuẩn mực kế toán quốc
tế mà không có cơ sở vững chắc từ nền kinh tế thì đó sẽ là những giải pháp
không khả thi.
Không chỉ có vậy, nền kinh tế phát triển thì mới nảy sinh các hoạt động
kinh tế cần sự điều chỉnh của các chuẩn mực kế toán quốc tế. Như hoạt động
tài chính ở nước ta chưa phát triển đến mức cần có chuẩn mực kế toán điều
chỉnh nên dù thế giới đã có IAS 32 là chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày
công cụ tài chính thì cho đến nay Việt Nam mới chỉ bàn đến việc soạn thảo
chuẩn mực kế toán này ở Việt Nam.
Do đó, tốc độ phát triển của nền kinh tế là một điều kiện quyết định việc
tiến hành đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán
quốc tế là nhanh hay chậm, dễ dàng hay khó khăn.
Mà để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế thì cần phải có những
chính sách phát triển kinh tế đúng hướng của Nhà Nước. Bên cạnh đó Nhà
Nước cần hoàn thiện các cơ chế và hệ thống pháp luật kinh tế tài chính phù
hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước.

133
Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình, đoạn 6.

134
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

4.1. Sự chuẩn bị của các doanh nghiệp:


Các chuẩn mực kế toán đưa ra vừa để quản lý các hoạt động của doanh
nghiệp vừa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thực thi các nghĩa vụ
của họ về báo cáo tài chính.
Do đó, các chuẩn mực có thể có sức sống trong thực tiễn hoạt động của
doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào các doanh nghiệp rất nhiều.
Nếu như các doanh nghiệp không tìm hiểu các chuẩn mực được ban hành
và có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các chuẩn mực thì các chuẩn mực kế
toán sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa thực tiễn. Việc tuân theo các chuẩn mực
đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu được đúng, sâu và đầy đủ định nghĩa, khái
niệm và cách hạch toán được quy định trong các chuẩn mực. Điều này hoàn
toàn có thể thực hiện nếu như hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA)
đứng ra chủ trì và tổ chức nhiều buổi hội thảo để phổ biến các chuẩn mực kế
toán cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với những
người thực hiện việc soạn thảo các chuẩn mực để giải đáp các vướng mắc
trong khi thực hành các chuẩn mực kế toán ở doanh nghiệp. Đó có thể coi như
là một cầu nối giữa những người soạn thảo chuẩn mực và những người tuân
theo chuẩn mực tạo ra một sự tác động qua lại giữa hai đối tượng đó.
Các doanh nghiệp cũng phải có ý thức đầu tư hơn nữa vào việc cải thiện
việc tổ chức công tác kế toán, hệ thống thông tin và nguồn nhân lực kế toán ở
doanh nghiệp mình. Đó là do các chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu hệ thống
kế toán của doanh nghiệp phải cung cấp nhiều thông tin chi tiết và phức tạp
hơn (ví dụ như phải trình bày nhiều thông tin hơn trên báo cáo tài chính). Do
đó, nếu doanh nghiệp không có hệ thống thông tin tốt đáp ứng nhu cầu thông
tin chi tiết, không có đội ngũ nhân viên kế toán đủ khả năng sử dụng hệ thống
thông tin và đủ khả năng lập các báo cáo theo các chuẩn mực kế toán quốc tế
thì việc áp dụng hoàn toàn các chuẩn mực kế toán quốc tế ở các doanh
nghiệpViệt Nam là hoàn toàn không khả thi. Do đó, Nhà Nước và các bộ ban

135
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

ngành liên quan nên có chiến lược, kế hoạch giúp đỡ các doanh nghiệp cải
thiện hệ thống thông tin, tổ chức công tác hạch toán kế toán một cách khoa
học và hiệu quả hơn và nâng cao khả năng tri thức của nguồn nhân lực kế
toán. Một biện pháp hiệu quả để nâng cao nhân lực của nguồn nhân lực kế
toán thì ngay từ bây giờ các doanh nghiệp nên giúp đỡ nhân viên kế toán của
mình tiếp cận với các bằng cấp kế toán quốc tế uy tín như ACCA của Anh,
CPA của ÚC,…..
Như vậy, để chuẩn bị cho việc đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về
gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế thì chúng ta cần phải chuẩn bị rất
nhiều điều kiện hỗ trợ như đã phân tích ở trên. Không có những điều kiện hỗ
trợ đó thì bất cứ giải pháp nào đưa ra để giúp các chuẩn mực kế toán Việt
Nam tiệm cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế đều không có tính khả thi

136
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán quốc tế và
chuẩn mực kế toán việt Nam về tài sản cố định cung cấp cho chúng ta thông
tin về những vấn đề mà Việt Nam cần phải giải quyết để có thể đưa chuân
mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế.
Những sự khác biệt căn bản nhất là là về phương pháp xác định giá trị
sau ghi nhận ban đầu và việc ghi nhận tổn thất đối với việc giảm giá trị tài
sản. Chuẩn mực kế toán Việt Nam chỉ cho phép doanh nghiệp sử dụng
phương pháp giá gốc để ghi nhận giá trị của tài sản sau thời điểm ghi nhận
ban đầu còn chuẩn mực kế toán quốc tế lại cho phép sử dụng cả phương pháp
giá gốc và phương pháp đánh giá lại. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
(IASB) cho phép doanh nghiệp sử dụng cả phương pháp đánh giá lại để ghi
nhận giá trị của tài sản sau thời điểm ghi nhận ban đầu là nhằm mục đích
phản ánh đúng hơn giá trị của tài sản đặc biệt là là ở những doanh nghiệp có
tài sản có giá trị biến động mạnh trên thị trường.
Chuẩn mực kế toán quốc tế còn yêu cầu doanh nghiệp phải ghi giảm giá
trị còn lại của tài sản khi mà giá trị có thể thu hồi cùa tài sản nhỏ hơn giá trị
còn lại của tài sản để đảm bảo nguyên tắc thận trọng . Phần giá trị bị ghi giảm
được coi là tổn thất từ việc giảm giá trị tài sản. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán
Việt Nam lại không hề đề cập đến vấn đề giá trị tài sản có thể bị giảm sút do
giá trị thị trường của tài sản suy giảm dẫn đến giá trị có thể thu hồi cùa tài sản
nhỏ hơn giá trị còn lại.
Đó là hai vấn đề lớn cần được xem xét bổ sung trong các chuẩn mực kế
toán Việt Nam
Ngoài ra, sự khác biệt còn là do Việt Nam chưa cập nhật những sự thay
đổi mới nhất của các chuẩn mực kế toán quốc tế, phiên bản mới nhất. Những

137
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

vấn đề này cũng cần được xem xét bổ sung trong các chuẩn mực kế toán Việt
Nam.
Để đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế
toán quốc tế thì không chỉ là vấn đề sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực mà còn
phải hoàn thiện cơ chế soạn thảo chuẩn mực và còn phụ thuộc vào các điều
kiện khác như tốc độ phát triển của nền kinh tế và sự chuẩn bị của các doanh
nghiệp.

138
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt :
1. Bộ Tài Chính, Thông tư số 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý,
sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
2. Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán số 01, Chuẩn mực chung, ban hành theo
quyết định số 165/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính.
3. Bộ Tài Chính, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4, Tài sản cố định vô hình,
ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài
Chính
4. Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 3, Tài sản cố định hữu
hình, ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của
Bộ Tài Chính.
5. Bộ Tài Chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 6, Thuê tài sản, ban hành
theo quyết định số 165/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính.
6. Bộ Tài Chính, 2009, Chế độ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống
Kê, quyển 1 và 2.
7. PGS.TS Đoàn Xuân Tiên, 24/10/2008, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt
Nam: Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, Tạp chí kế toán.
II. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh :
1. Barry J. Epstein và Eva K. Jermakowicz, Wiley IFRS 2009 : Interpretation
and Application of International Accounting and Financial Reporting
Standards, John Wiley & Sons © 2009.
2. IASC và IASB, framework for the preparation and presentation of financial
statements) được phê duyệt bởi IASC vào tháng 4/1989 và được công bố vào
tháng 7/1989, sau đó được IASB sử dụng chính thức vào tháng 4/2001.
3. IASB, Chuẩn mực kế toán quốc tế số 16, Bất động sản, nhà xưởng và dụng
cụ (property, plant and equipment), phiên bản đã bao gồm những sửa đổi

139
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368

theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được ban hành đến thời
điểm 31/12/2008.
4. IASB, IAS 17, Thuê tài sản, phiên bản đã bao gồm những sửa đổi theo các
chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được ban hành đến thời điểm
31/12/2008.
5. IASB, Chuẩn mực kế toán quốc tế số 36, Sự giảm giá trị tài sản
(impairment of assets), Phiên bản được sửa đổi vào năm 2004, đã bao gồm
những sửa đổi theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được ban
hành đến thời điểm 31/12/2008.
6. IASB, Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38, Tài sản cố định vô hình
(Intangible assets), phiên bản đã bao gồm những sửa đổi theo các chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được ban hành đến thời điểm 31/12/2008.
II. Tài liệu tham khảo trên mạng :
1. Wikipeida, International accounting standards committee
http://en.wikipedia.org/wiki/International_Accounting_Standards_Committee,
ngày truy cập 6/5/2010.
2. Wikipeida, Intangible assets, http://en.wikipedia.org/wiki/Intangible_asset,
ngày truy cập 9/5/2010.

140

You might also like