You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐỀ LUYỆN TẬP ÔN THI THPT - SỐ 24

TRƯỜNG THPT KHOA HỌC GIÁO DỤC Môn: ĐỊA LÍ


Thời gian làm bài: 50 phút
Câu 41: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta là
A. phát triển nông nghiệp. B. biến đổi khí hậu.
C. chiến tranh tàn phá. D. săn bắt động vật.
Câu 42: Thiên tai nào ở nước ta mà việc phòng chống phải luôn kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống
lũ, chống xói mòn ở miền núi?
A. Bão. B. Hạn hán. C. Sương muối. D. Lốc.
Câu 43: Vùng có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước hiện nay là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 44: Tiềm năng dầu khí nước ta tập trung chủ yếu ở
A. vùng ven biển. B. vùng đồng bằng. C. vùng trung du. D. thềm lục địa.
Câu 45: Các công trình thủy lợi ở Đông Nam Bộ mang lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?
A. Nuôi trồng thủy sản và du lịch. B. Tiêu nước cho các vùng thấp.
C. Cung cấp nước cho sinh hoạt. D. Tăng diện tích và hệ số sử dụng đất.
Câu 46: Căn cứ vào At lát Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào?
A. Cao Bằng. B. Hà Tĩnh. C. Phú Thọ. D. Bình Dương.
Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống Mê
Công?
A. Sông Tiền. B. Sông Hậu.
C. Sông Cái Bè. D. Sông Vàm Cỏ Đông.
Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lượng mưa nhỏ nhất vào tháng
VII?
A. Sa Pa. B. Nha Trang. C. Đà Lạt. D. Cần Thơ.
Câu 49: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết núi nào sau đây cao nhất dãy Trường Sơn Nam ?
A. Ngọc Linh. B. Bi Duop. C. Lang Bi Ang. D. Chư Yang Sin.
Câu 50: Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại 2 của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đà Nẵng và Phan Thiết. B. Quãng Ngãi và Tuy Hòa.
C. Tam Kỳ và Phan Rang - Tháp Chàm. D. Quy Nhơn và Nha Trang.
Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ có GDP bình quân đầu người từ 15 đến 18 triệu đồng?
A. Phú Yên. B. Bình Thuận. C. Ninh Thuận. D. Khánh Hòa.
Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có số lượng đàn trâu dưới 100
nghìn con?
A. Thanh Hóa. B. Hà Tĩnh. C. Nghệ An. D. Quảng Bình.
Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết nơi nào sau đây là một điểm công nghiệp?
A. Huế. B. Việt Trì. C. Hà Giang. D. Thái Nguyên.
Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Thanh Hóa không có ngành nào
sau đây?
A. Cơ khí. B. Chế biến nông sản. C. Sản xuất giấy, xenlulô. D. Sản xuất ô tô.
Câu 55: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng sông?
A. Cửa Ông. B. Cái Lân. C. Kiên Lương. D. Trà Vinh.
Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ?
A. Núi Chúa. B. Ba Bể. C. Cát Tiên. D. Côn Sơn.
Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khai thác than nâu có ở tình nào sau đây ?
A. Hà Giang. B. Cao Bằng. C. Lai Châu. D. Lạng Sơn.
Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và trang 27, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo thuộc tỉnh nào
sau đây?
A. Nghệ An. B. Hà Tĩnh. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị.
Câu 59: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây bông được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây của
Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Phú Yên. B. Khánh Hòa. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận.
Câu 60: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết các khu kinh tế ven biển nào say đây thuộc Đồng
bằng sông Cửu Long?
A. Định An, Bạc Liêu. B. Định An, Năm Căn.
C. Năm Căn, Rạch Giá. D. Định An, Kiên Lương.
Câu 61: Cho bảng số liệu:
TỔNG GDP CỦA MA-LAI-XI-A VÀ XIN-GA-PO, NĂM 2010 VÀ 2018
(Đơn vị: tỉ USD)
Quốc gia 2010 2018
Ma-lai-xi-a 255 359
Xin-ga-po 240 364
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh sự thay đổi GDP năm 2018 với năm 2010 của Ma-
lai-xi-a và Xin-ga-po?
A. Xin-ga-po tăng nhiều hơn Ma-lai-xi-a. B. Ma-lai-xi-a tăng nhiều hơn Xin-ga-po.
C. Ma-lai-xi-a tăng nhanh hơn Xin-ga-po. D. Xin-ga-po tăng gấp 2 lần Ma-lai-xi-a.
Câu 62: Cho biểu đồ:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA,
GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
(Số liệu Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng với tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu của một số quốc gia
năm 2018 so với 2010?
A. Lào tăng, Cam-pu-chia tăng. B. In-đô-nê-xi-a tăng, Ma-lai-xi-a giảm.
C. Cam-pu-chia tăng, Ma-lai-xi-a tăng. D. Lào tăng, In-đô-nê-xi-a tăng.
Câu 63: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển là
A. vùng nội thủy. B. vùng đặc quyền kinh tế.
C. vùng lãnh hải. D. vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 64: Xuất khẩu lao động có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
A. Giúp phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
B. Góp phần đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
C. Đa dạng các loại hình đào tạo lao động trong nước.
D. Hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.
Câu 65: Nước ta có tỉ lệ dân thành thị còn thấp chủ yếu do
A. dịch vụ ít đa dạng, mức sống dân cư chưa cao. B. kinh tế phát triển chậm, công nghiệp hạn chế.
C. lao động nông nghiệp nhiều, ít thay đổi nghề. D. trình độ đô thị hóa thấp, sức hấp dẫn còn yếu.
Câu 66: Hạn chế lớn nhất của sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua là
A. tăng trưởng không ổn định. B. chủ yếu tăng trưởng trong nông nghiệp.
C. tăng trưởng không đồng đều giữa các ngành. D. tăng trưởng với tốc độ chậm.
Câu 67: Nguyên nhân chủ yếu làm biến động số lượng đàn gia cầm nước ta hiện nay là
A. dịch vụ về giống và thú y chưa đáp ứng yêu cầu.
B. thị trường biến động, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
C. cơ sở thức ăn hạn chế, dịch bệnh phát sinh rộng.
D. thị trường chưa ổn định, dịch bệnh thường xảy ra.
Câu 68: Vai trò quan trọng nhất của các rừng đặc dụng là
A. phát triển du lịch sinh thái. B. bảo vệ môi trường nước, đất.
C. bảo vệ hệ sinh thái và các giống loài quý hiếm. D. cung cấp hàng hóa có giá trị cao cho xuất khẩu.
Câu 69: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường biển nước ta hiện nay?
A. Đã xây dựng được nhiều cảng biển. B. Cơ sở vật chất kĩ thuật được nâng lên.
C. Chủ yếu vận chuyển hành khách. D. Chủ yếu vận chuyển hàng hóa.
Câu 70: Ý nghĩa quan trọng nhất của các đảo và quần đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là
A. nguồn lợi sinh vật biển phong phú. B. hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
C. có nhiều thế mạnh phát triển du lịch. D. thuận lợi phát triển giao thông vận tải biển.
Câu 71: Nội thương của nước ta hiện nay
A. có thị trường riêng rẽ ở mỗi nơi. B. tập trung chủ yếu ở các vùng núi.
C. chỉ duy nhất Nhà nước nắm giữ. D. có các mặt hàng rất phong phú.
Câu 72: Việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng phải gắn liền với
A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. B. đất phù sa ngoài đê được bồi đắp hàng năm.
C. công nghiệp chế biến sau thu hoạch. D. vùng đông dân nên sức tiêu thụ lớn.
Câu 73: Thế mạnh nổi bật của Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển giao thông vận tải biển so với Bắc
Trung Bộ là
A. nhiều vũng, vịnh nước sâu và gần tuyến hàng hải quốc tế.
B. có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng tổng hợp.
C. có nhiều đảo thuận lợi cho các tàu thuyền neo đậu, trú ẩn.
D. vùng biển ít chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa đông bắc.
Câu 74: Tây Nguyên hiện nay phát triển mạnh
A. thủy điện, trồng cây công nghiệp. B. nhiệt điện, khai thác gỗ quy hiếm.
C. khu chế xuất, khu công nghệ cao. D. nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lợn.
Câu 75: Biện pháp quan trọng nhất về mặt xã hội để giải quyết tình trạng ngập lụt kéo dài ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long hiện nay là
A. xây dựng công trình thoát lũ. B. xây dựng hệ thống đê sông.
C. chủ động sống chung với lũ. D. xây dựng đập ở thượng nguồn.
Câu 76: Cho biểu đồ về một số chỉ số tự nhiên của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh:

(Số liệu theo SGk Địa lí Việt Nam, trang 45)


Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm.
B. Lượng mưa, cân bằng bức xạ và lượng bôc hơi của một số địa điểm.
C. Lượng mưa, nhiệt độ trung bình và cân bằng ẩm của một số địa điểm.
D. Lượng mưa, biên độ nhiệt và lượng bốc hơi của một số địa điểm.
Câu 77: Biểu hiện tính đa dạng của địa hình ven biển nước ta là
A. có nhiều vịnh cửa sông và bờ biển mài mòn. B. có nhiều đảo ven bờ và quần đảo xa bờ.
C. có nhiều dạng địa hình khác nhau ở ven biển. D. có nhiều đầm phá và các bãi cát phẳng.
Câu 78: Sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp khó khăn chủ yếu do
A. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường. B. thiếu quy hoạch, chưa mở rộng thị trường.
C. thiếu nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô. D. thiếu cơ sở chế biến nông sản quy mô lớn.
Câu 79: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ là
A. sử dụng hợp lí tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường.
B. giải quyết việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
C. khai thác tốt hơn thế mạnh, tạo ra nhiều nông sản hàng hoá.
D. chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tăng hiệu quả của đầu tư.
Câu 80: Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm 1989 1999 2009 2014 2019
Dân số (triệu người) 64,4 76,3 86,0 90,7 96,2
Tỉ lệ gia tăng dân số (%) 2,1 1,51 1,06 1,08 0,9
(Nguồn: Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019)
Theo bảng số liệu, để thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ
nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường. B. Miền. C. Tròn. D. Kết hợp.

You might also like