You are on page 1of 5

Phần 3: Đánh giá chung và đưa ra giải pháp

1. Đánh giá chung

 Cơ hội

- Luôn được học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước.

Trong thời đại công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ hiện nay thì không
thiếu những nhà khởi nghiệp thành công có, thất bại cũng có. Khi chứng kiến
quá trình khởi nghiệp của họ thì ta sẽ tự nhận ra những ưu nhược điểm của việc
khởi nghiệp, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các thế hệ khởi nghiệp đi trước
để bản thân có được những hướng đi đúng đắn, nhanh đạt đến thành công nhất
mà không vấp phải những sai lầm đáng tiếc, cản trở quá trình khởi nghiệp của
mình

- Đa dạng ngành nghề và sự phát triển về công nghệ.

Thay vì trước đây, thị trường kinh


doanh chỉ tồn tại truyền thống, là sự
giao dịch trực tiếp với khách hàng thì
ngày nay, công cuộc chuyển đổi số
trên toàn cầu còn đem lại lợi thế lớn
cho các nhà khởi nghiệp. Họ có thể
tạo nên các kênh kinh doanh, khởi
nghiệp của mình dựa vào sự phát triển
công nghệ, đa dạng nhiều loại hình
khởi nghiệp và cơ hội tiếp cận với
khách hàng cũng trở nên phong phú

- Có cơ hội quảng bá sản phẩm khởi nghiệp nhiều hơn.

Công nghệ phát triển vượt bậc


khiến ngành quảng cáo cũng phát
triển chóng mặt và thay đổi từng giờ.
Cũng thế, giờ đây công nghệ đã giúp
sản phẩm của bạn có thể có mặt ở bất
cứ đâu, thời điểm nào, và bằng rất
nhiều phương tiện. Cơ hội rất lớn
đang chờ bạn, công việc của bạn là
tìm và hoàn thiện cái gì để bán ra thị
trường.

- Nhận được sự quan tâm, khuyến khích từ cộng đồng.


Khi đất nước Israel định vị mình
là “ Quốc gia khởi nghiệp” với cộng
đồng quốc tế, nó đã ảnh hưởng không
nhỏ đến cộng đồng trẻ tại Việt Nam.
Mọi người đã quan tâm nhiều hơn
trước đó. Lướt một vòng trên mạng,
bạn sẽ thấy vô vàn bài viết có liên
quan đến khởi nghiệp, các cuộc thi,
workshop về khởi nghiệp, CLB start-
up. Rồi đến những doanh nhân thành
công, họ đã chân thành chia sẻ những
kinh nghiệm xương máu rút ra từ
chính hành trình của mình, sẵn sàng
hỗ trợ, hợp tác những dự án của các
bạn trẻ mà họ thấy đầy tiềm năng. Cả
cộng đồng đều rất quan tâm, rất
khuyến khích các bạn trẻ tự làm chủ
cuộc đời, cũng như tạo công việc cho
những người khác cùng làm.

 Thách thức

- Rời xa dần những mối quan hệ cá nhân

Một trong những điều khó khăn


nhất là phải rời xa đần những cuộc
vui với bạn bè. Đó vốn không phải là
một sự lựa chọn có ý thức từ đầu, nó
xảy ra bởi vì họ có mục tiêu khác
nhau và thời gian không cho phép
việc gặp gỡ thường xuyên nữa.
Những nhà khởi nghiệp phải dành
thời gian ở bên những người giống
mình nhiều hơn, tức là những doanh
nhân, những nhà sáng lập, những
người đang làm việc trong một môi
trường và bối cảnh như họ. Và thực
sự điều đó giúp ích rât nhiều cho công
việc sau này. Nó vừa là thách thức
vừa là cơ hội khi bắt đầu kinh doanh.

- Gặp rủi ro lớn trong quá trình khởi nghiệp khi kế hoạch chưa chắc
chắn

Quyết định tự lực trong việc xây


dựng công ty không phải là một việc
dễ dàng. Dù đã có vài cơ hội nhận tài
trợ từ các nhà đầu tư, nhưng đội ngũ
của những nhà khởi nghiệp đã cam
kết sử dụng nguồn vốn tự có để được
toàn quyền kiểm soát tầm nhìn và
định hướng kinh doanh của mình mà
không có bất kỳ ảnh hưởng gì từ ý
kiến của các nhà đầu tư. họ sẽ tự
quyết theo ý kiến của bản thân nhằm
mang lại lượi ích cho mình nhiều hơn.
Chính vì vậy sẽ tạo ra những sai lầm
đáng tiếc khi không tạo được lòng tin
của các nhà đầu tư. Từ đó dẫn đến
công ty sẽ bị rút vốn, gây khó khăn
trong việc tìm nguồn vốn thay thế do
cách quản lí của người chủ

- Từ chối lời mời công việc hấp dẫn

Khi đang bắt tay vào xây dựng


startup của chính mình, bạn lại nhận
được một lời mời công việc hấp dẫn
với mức thu nhập gấp đôi so với hiện
tại. Đề nghị đó đúng là vô cùng hấp
dẫn. Nhưng bạn cũng phải từ chối lời
mời làm việc, tương tự đối với các dự
án lớn và các hợp đồng mà không có
sự liên quan đến startup mà bạn đang
phát triển, cho dù nó sẽ đem lại một
số tiền đáng kể.

- Hy sinh thời gian bên gia đình

Xây dựng một công ty thành công


đòi hỏi thời gian và sự tập trung, và
điều đó có nghĩa là bạn có ít thời gian
dành cho gia đình và bạn bè. Ngay cả
khi bạn có thời gian ở bên cạnh họ,
tâm trí của bạn thường nghĩ về công
việc, kinh doanh…Nhưng miễn là
việc bạn làm hướng tới mục tiêu cần
đạt được và khi thành công thì sự hy
sinh đó cũng đáng giá.

2. Các đề xuất, giải pháp nâng cao ý định khởi nghiệp ở sinh viên
Kết quả nghiên cứu đã phản ánh
phần nào thực trạng nhận thức của
sinh viên về sự cần thiết của các yếu
tố trong quá trình hình thành ý định,
biến ý định thành hành động khởi
nghiệp và vận hành nó đạt được mục
tiêu vừa sức và khả thi mà vẫn mang
tính phát triển. Nghiên cứu cũng cho
thấy, những yếu tố cần thiết phải hoàn
thiện cho sinh viên, thúc đẩy họ khởi
nghiệp trong cuộc CMCN 4.0.

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác


giả đưa ra một số kiến nghị để nâng
cao khả năng khởi nghiệp trong thời
kỳ CMCN 4.0 thông qua việc nâng
cao khả năng hình thành ý định khởi
nghiệp, biến ý định khởi nghiệp thành
hành động và tận dụng lợi thế để khởi
nghiệp trong kỷ nguyên số của sinh
viên.

 Một là, nhà trường cần phải nâng cao nhận thức của sinh viên về sự cần
thiết của khởi nghiệp đối với chính bản thân sinh viên, nhất là trong thời
đại CMCN 4.0 thông qua các buổi tư vấn, tọa đàm, thảo luận vừa mang
tính hướng nghiệp. Từ đó, sinh viên có thể quan tâm và tự ý thức phải
nâng cao khả năng của bản thân.

 Hai là, nhà trường cần thiết lập kênh thông tin (Fanpage, link tư vấn...)
giải đáp cho sinh viên những vướng mắc có thể gặp phải khi khởi
nghiệp, giúp ổn định tâm lý, tìm hướng giải quyết khi khó khăn, cũng
như chia sẻ kinh nghiệp kinh doanh. Thêm vào đó, nhà trường có thể
đưa những đường link kết nối giúp các sinh viên nghiên cứu hành lang
pháp lý liên quan đến khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, sở hữu trí tuệ…

 Ba là, nâng cao các kỹ năng chuẩn bị, tạo lập mục tiêu và biện pháp
hướng đến mục tiêu. Việc hướng dẫn sinh viên tạo lập mục tiêu khởi
nghiệp vừa sức nhưng vẫn mang hướng phát triển là điều cần thiết. Điều
này cần sự trợ giúp của các nhà kinh tế, sự liên kết giữa các trường đào
tạo khối ngành kinh tế và khối ngành không phải kinh tế thông qua các
buổi giao lưu sinh viêkhởi nghiệp giữa các trường, các tổ chức hiệp
hội…

 Bốn là, nâng cao kỹ năng công nghệ trong thời kỳ CMCN 4.0. cho sinh
viên để họ làm chủ công nghệ và tận dụng lợi thế từ sự phát triển của
thời đại. Nhà trường cần tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận công nghệ,
cung cấp các tài liệu số để sinh viên tìm hiểu và vận dụng khởi nghiệp
sau khi ra trường. Việc tận dụng lợi thế từ mạng xã hội, các công cụ tìm
kiếm… sẽ giúp việc marketing, bán hàng… trong giai đoạn khởi nghiệp
của sinh viên gặp nhiều thuận lợi.  

 Năm là, thiết lập các phương thức tiếp cận các kiến thức kinh doanh, có
thể dưới dạng tiếp cận một start-up hoặc kho sách, hoặc giới thiệu đầu
sách, nội dung sách, ebook… giúp sinh viên tiếp cận mọi lúc mọi nơi,
mọi đối tượng trên cơ sở tài khoản đăng ký. Điều này không chỉ trang bị
kiến thức khởi nghiệp mà còn nâng cao nhận thức, tiếp cận bài học về sự
kiên trì nỗ lực, cũng như hứng thú, đam mê thúc đẩy sinh viên khởi
nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy việc học tập và
tự nâng cao năng lực bản thân sinh viên trong khởi nghiệp…

 Sáu là, về phía gia đình: cần tạo điều kiện và ủng hộ về mặt tinh thần,
nguồn vốn để khuyến khích các bạn sinh viên tự khởi nghiệp. Đối với
các gia đình có truyền thống kinh doanh thì sẽ tạo điều kiện hơn cho các
bạn sinh viên va chạm thực tế ngay tại môi trường của gia đình

 Bảy là, mỗi cá nhân cần tạo cho mình 1 niềm đam mê kinh doanh, nhiệt
huyết khởi nghiệp trong thời đại 4.0 mà thị trường luôn đòi hỏi những
cải tiến mới, những doanh nghiệp sáng tạo,...; luôn học hỏi kinh nghiệm
từ những nhà khởi nghiệp đã thành công để tìm được hướng đi đúng đắn
cho ý định kinh doan, làm giàu của mình để tránh những sai lầm không
đáng có.

Phần 4: Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên, cụ thể là sinh viên trường Đại học Thuơng Mại, ta thấy được các yếu
tố như năng lực bản thân, nguồn vốn, truyền thống kinh doanh của gia đình,...
có tác động mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp của họ. Đối với mỗi cá nhân sẽ
có mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, nó sẽ tác động đến khả năng
họ có khởi nghiệp hay không? Tuy nhiên, bài khảo sát này vẫn có những thiếu
sót nhất định khi chỉ khảo sát, nghiên cứu trên số lượng nhỏ sinh viên của
trường nên vẫn còn nhiều yếu tố khác tác động đến ý định khởi nghiệp của họ,
cũng như các phương pháp thu thập, xử lí vẫn chưa được vận dụng hiệu quả.
Do đó khi chúng ta muốn nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên không
chỉ trong khuôn viên trường mà còn tại các địa điểm khác thì cần thu thập dữ
liệu và quá trình xử lí cần hiệu quả hơn để có thể nắm bắt được nhiều hơn nữa
về những yếu tố tác động đến nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên hơn.

You might also like