You are on page 1of 3

NỘI DUNG THI GIỮA KÌ 1 – KHỐI 12

NỘI DUNG BÀI HỌC:


- Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Hoàn thành bài trắc nghiệm cô giao: tối thứ 7, hạn nộp tối thứ 2 (23h).
(Bài này cô chưa cho các bạn làm TN nên cô sẽ tạo forrm cho các bạn làm, ôn
tập luôn)
- Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Xem lại bài TN cô đã giao tuần 4, do chuyển qua phòng Môn Địa Lí nên bài
TN cô đã xóa (cô đính kèm file word bên dưới)
- Chủ đề : Đất nước nhiều đồi núi (bài 6,7)
Ôn lại bài tập TN cô đã giao trong tuần 7 sau khi cô trả lại bài.
- Chủ đề: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – tiết 1
Ôn lại bài tập TN cô đã giao trong tuần 8 sau khi cô trả bài lại.

CHÚC CÁC BẠN THI TỐT


BÀI 8. THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN

Câu 1. Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?


A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Là một trong các biển nhỏ ở Thái Bình Dương.
C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương. D. Phái đông và đông nam mở ra đại dương.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của Biển Đông?
A. Là một biển rộng. B. Là biển tương đối kín.      
C. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương.
Câu 3. Biển Đông có diện tích là
A. 3,744 triệu km2. B. 3,477 triệu km2. C. 3,447 triệu km2. D. 3,474
2
triệu km .
Câu 4. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua
các yếu tố
A. chế độ mưa và chế độ nhiệt.          B. hải văn và sinh vật.
C. chế độ mưa và số giờ nắng.                D. hải văn và chế độ nhiệt.
Câu 5. Biển Đông trước hết ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thành phần tự nhiên nào?
A. Đất đai. B. Khí hậu. C. Sông ngòi. D. Địa
hình.
Câu 6. Tác động toàn diện của Biển Đông lên khí hậu nước ta là
A. mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
B. làm giảm bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
C. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông.
D. làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
Câu 7. Biển Đông nằm trong vùng khí hậu
A. ôn đới gió mùa. B. cận nhiệt đới gió mùa.
C. nhiệt đới ẩm gió mùa. D. cận xích đạo gió mùa.
Câu 8. Các dạng địa hình: cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu là đặc trưng của bờ biển
A. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. C. Nam Bộ.     D. ven Vịnh
Thái Lan.  
Câu 9. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển?
A. Các đầm, phá. B. Các bờ biển mài mòn.
C. Các vũng, vịnh nước sâu.                      D. Các địa hình hàm ếch sóng vỗ.
Câu 10. Hệ sinh thái nào sau đây là đặc trưng của vùng ven biển?
A. Rừng ngập mặn. B. Rừng kín thường xanh.
C. Rừng cận xích đạo gió mùa. D. Rừng thưa nhiệt đới khô.
Câu 11. Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. Bắc Bộ.                B. Bắc Trung Bộ.       C. Nam Trung Bộ.    D. Nam
Bộ.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?
A. Cho năng suất sinh học cao.                  B. Có nhiều loài cây gỗ quý.
C. Giàu tài nguyên động vật.                      D. Phân bố ở ven biển.
Câu 13. Nguyên nhân không đúng khi nói hiện nay rừng ngập mặn bị thu hẹp chủ yếu là do
A. phá để nuôi tôm.  B. khai thác gỗ củi.  
C. chiến tranh tàn phá.          D. chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Câu 14. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của Biển Đông nước ta là
A. vàng. B. ti tan. C. dầu khí. D. cát trắng.
Câu 15. Hai bể dầu khí lớn nhất hiện đang được khai thác ở nước ta là
A. Nam Côn Sơn và Cửu Long.                B. Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và Sông Hồng.               D. Thổ Chu – Mã Lai và Cửu Long.
Câu 16. Vùng biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là
A. Bắc Bộ.                B. Bắc Trung Bộ.     C. Nam Trung Bộ.    D. Nam Bộ.
Câu 17. Ở ven biển Nam Trung Bộ phát triển nghề làm muối mạnh nhất nước ta là vì
A. người dân có kinh nghiệm sản xuất. B. nơi có nhiệt độ cao nhiều nắng, ít mưa.
C. nhu cầu tiêu thụ của vùng lớn. D. nơi có nhiệt độ cao, bãi triều rộng, bằng
phẳng.
Câu 18. Số lượng các loài cá của vùng biển nước ta hiện nay là
A. trên 1000 loài.       B. trên 2000 loài.    C. trên 3000 loài.       D. trên 4000 loài.
Câu 19. Ý nào không đúng khi nói về đặc điểm sinh vật của vùng Biển Đông nước ta?
A. Thành phần loài đa dạng.                      B. Năng suất sinh học cao.
C. Ít loài quý hiếm.                                   D. Có trên 2000 loài cá.
Câu 20. Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là
A. trên 2000 loài cá.                                B. hơn 100 loài tôm.
C. các rạn san hô.                                     D. nhiều sinh vật phù du.
Câu 21. Ở nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống dân
cư vùng ven biển là
A. tài nguyên du lịch biển           B. tài nguyên khoáng sản.           
C. Tài nguyên hải sản.            D. tài nguyên điện gió.
Câu 22. Loại thiên tai không xảy ra ở vùng biển nước ta là
A. sạt lở bờ biển.       B. nạn cát bay. C. triều cường.       D. bão.
Câu 23. Loại thiên tai gây thiệt hại nặng nề nhất đến cư dân sống ở vùng ven biển nước ta là
A. bão.                   B. sạt lở bờ biển. C. động đất. D. cát bay, cát chảy.
Câu 24. Số lượng cơn bão trung bình hằng năm trực tiếp từ Biển Đông đổ bộ vào nước ta là
A. từ 3 đến 4.            B. từ 4 đến 5.            C. từ 5 đến 6.            D. từ 6 đến 7.
Câu 25. Mỗi năm trung bình có bao nhiêu cơn bão xuất hiện trên Biển Đông?
A. 5- 6           B. 7- 8.            C. 9-10.            D. 10- 12.

You might also like