You are on page 1of 10

Khái quát VHTĐ từ thế kỉ X-hết XIX

I. CÁC THÀNH PHẦN VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX


- Hai thành phần chủ yếu: VH chữ Hán và VH chữ Nôm.
- Chữ quốc ngữ xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVII, VH chữ quốc ngữ xuất hiện vào
giai đoạn cuối của VHTĐ nhưng thành tựu chưa đáng kể nên chưa được coi là một
bộ phận của VHTĐ.
1. Văn học chữ Hán
- Gồm các sáng tác chữ Hán của người Việt. Xuất hiện rất sớm tồn tại trong suốt
quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại bao gồm cả thơ và văn
xuôi.
- Thể loại: chủ yếu tiếp thu từ các thể loại của VH Trung Quốc:
- Văn xuôi:
+ Chiếu: Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn).
+ Biểu: Biểu tạ ơn (Nguyễn Trãi).
+ Hịch: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn).
+ Cáo: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).
+ Truyện truyền kì: Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ).
+ Kí sự: Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác).
+ Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái).
- Thơ:
+ Phú: Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu).
+ Thơ cổ phong, thơ Đường luật của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,...
→ VH chữ Hán đạt được những thành tựu nghệ thuật to lớn.
2. Văn học chữ Nôm
- Chữ Nôm là thứ chữ viết cổ do người Việt dựa vào chữ Hán để sáng tạo ra để ghi
âm tiếng Việt.
- VH chữ Nôm là các sáng tác bằng chữ Nôm của người Việt, ra đời từ khoảng
cuối thế kỉ XIII, tồn tại và phát triển đến hết thời kì VHTĐ.
- Thể loại: chủ yếu là thơ.
- Một số thể loại tiếp thu từ văn học Trung Quốc như: Phú, văn tế, thơ Đường luật,
chủ yếu là vừa tiếp thu vừa sáng tạo khá tự do.
- Các thể loại VH dân tộc: ngâm khúc, truyện thơ, hát nói, thơ Đường luật thất
ngôn xen lục ngôn.
- Các tác phẩm VH chữ Nôm tiêu biểu:
+ Quốc Âm Thi Tập (Nguyễn Trãi).
+ Trách Chiêu Hổ (Hồ Xuân Hương).
+ Truyện Kiều (Nguyễn Du).
+ Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm).
+ Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu).
→ Sự song song tồn tại và phát triển của hai thành phần VH trên tạo nên tính song
ngữ trong nền VH dân tộc. Chúng không đối lập mà bổ sung cho nhau và cùng
phát triển (hiện tượng song ngữ trong văn học).
II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC THẾ KỈ X ĐẾN HẾT
THẾ KỈ XIX
1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
a. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
- Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV phát triển trong hoàn cảnh dậy
gió tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc.
- Dân tộc ta giành được quyền độc lập tự chủ.
- Lập nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm: chống Tống, quân Nguyên - Mông.
- Xây dựng đất nước hoà bình, vững mạnh, chế độ phong kiến ở thời kì phát triển.
b, Các bộ phận văn học
- Bên cạnh VHDG có nền VH viết đang dần hình thành (VH chữ Hán và chữ
Nôm).
c, Nội dung: Cảm hứng yêu nước chống xâm lược và tự hào dân tộc với âm hưởng
hào hùng, mang hào khí Đông Á (hào khí thời Trần - tinh thần quyết chiến quyết
thắng kẻ thù xâm lược, tự hào dân tộc).
d, Nghệ thuật
- Nghệ thuật đạt được những thành tựu như văn chính luận, văn xuôi viết
về đề tài lịch sử, văn hoá. Thơ, phú đều phát triển.
- VH viết bằng chữ Nôm bước đầu phát triển.
- Có hiện tượng văn - sử - triết bất phân.
(khái niệm: Hiện tượng văn - sử - triết bất phân trong văn học trung đại là đặc
trưng của văn hoá trung đại nói chung một khi mà khối lượng tri thức của xã hội
chưa phong phú tới độ đòi hỏi phải có sự phân ngành rạch ròi như về sau ở thời
hiện đại.)
e, Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
- Lí Thường Kiệt: Nam quốc sơn hà.
- Đỗ Pháp Thuận: Quốc tộ.
- Lí Công Uẩn: Thiên đô chiếu.
- Trần Hưng Đạo: Hịch tướng sĩ.
- Trương Hán Siêu: Bạch Đằng giang phú,...
2. Giai đoạn từ thế kỉ XV- XVII
a, Hoàn cảnh lịch sử - xã hội
- Sau chiến thắng quân Minh, nước Đại Việt phát triển tới đỉnh cao của chế độ
phong kiến Việt Nam. Bước sang thế kỉ XVI và đến hết thế kỉ XVII xã hội phong
kiến Việt Nam trượt dần trên một cái dốc không gì cứu vãn nổi.
- Xung đột giữa các tập đoàn phong kiến dẫn đến nội chiến Lê – Mạc và Trịnh –
Nguyễn kéo dài gần hết một thế kỉ.

b. Các bộ phận văn học


- VH chữ Hán và VH chữ Nôm đều phát triển, đạt nhiều thành tựu.
c, Nội dung
- Tiếp tục phát triển cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc, khẳng định dân tộc và
triều đình PK.
VD: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi); Hồng Đức quốc âm thi tập,
Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông),...
- Phản ánh, phê phán hiện thực xã hội đương thời với những tệ lậu, suy thoái về
đạo đức.
VD: Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),...
d, Nghệ thuật
- VH chữ Hán: đạt thành tựu vượt bậc ở văn chính luận và văn xuôi tự sự.
- VH chữ Nôm: thơ Nôm phát triển, xuất hiện xu hướng Việt hoá thơ Đường luật,
các khúc ngâm, vịnh, diễn ca lịch sử bằng thơ lục bát và song thất lục bát phát
triển.
3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX
a. Hoàn cảnh lịch sử- xã hội
- Cuộc nội chiến và bão táp của các cuộc khởi nghĩa nông dân, cuộc khởi nghĩa của
đội quân áo vải cờ đào đã lật đổ các tập đoàn phong kiến Đàng trong (chúa
Nguyễn), Đàng ngoài (vua Lê, Chúa Trịnh), đánh tan quân xâm lược Xiêm ở phía
Nam, quân Thanh ở phía Bắc, phong trào Tây Sơn suy yếu.
- Triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế. Đất nước nằm trước
hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp.
→ Là giai đoạn lịch sử đầy biến động, có bi kịch và có anh hùng ca.
→ Nền văn học dân tộc phát triển mạnh, kết tinh nhiều tác giả, tác phẩm văn học
xuất sắc
→ Được đánh giá là giai đoạn VH cổ điển.
b. Các bộ phận văn học

- VH chữ Hán phát triển, VH chữ Nôm phát triển đạt đỉnh cao.

→ Là giai đoạn phát triển rực rỡ của VH viết VN.


c, Nội dung

Xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa:

- Tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi quyền giải phóng con
người cá nhân.

- Cảm thông với những số phận bất hạnh.

- Tố cáo, phê phán các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.

- Ngợi ca những vẻ đẹp của con người.

- Khát vọng tự do công lí, mơ ước về xã hội tốt đẹp cho con người.

d, Nghệ thuật

- Phát triển mạnh và khá toàn diện cả VH chữ Hán và VH chữ Nôm, cả thơ, văn
xuôi và văn vần.

- VH chữ Nôm được khẳng định và phát triển đạt đến đỉnh cao.

e, Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:

- Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm: Chinh phụ ngâm.

- Nguyễn Gia Thiều: Cung oán ngâm khúc.

- Nguyễn Du: Truyện Kiều - đỉnh cao của VHTĐ.

- Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.

- Ngô gia văn phái: Hoàng Lê nhất thống chí.

- Thơ Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,...

4. Giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XIX

a. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội


- Pháp xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng từng bước. Nhân dân
cả nước kiên cường chống giặc nhưng gặp phải nhiều thất bại.

- Xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ thực dân nửa phong
kiến.

- Văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng tới đời sống XH.

b, Các bộ phận văn học

- Chủ yếu là hai bộ phận: chữ Hán và chữ Nôm.

- VH viết bằng chữ quốc ngữ đã bước đầu xuất hiện nhưng thành tựu chưa đáng
kể.

c, Nội dung
- Chủ nghĩa yêu nước chống xâm lược mang cảm hứng bi tráng.
- Tư tưởng canh tân đất nước trong các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ.
- Phê phán hiện thực xã hội đương thời trong thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
d, Nghệ thuật
- Văn thơ chữ Hán, chữ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú
Xương.
- Xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi bằng chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí,
Nguyễn Trọng Quản, Huỳnh Tịnh Của,... đem đến những đổi mới bước đầu theo
hướng hiện đại hóa.
e, Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Nguyễn Đình Chiểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vần đáp.
- Tú Xương: Giễu người thi đỗ, Phường nhơ.
- Nguyễn Khuyến: Cô ngư, Than nghèo, Thu điếu.
- Trương Vĩnh Kí: Chuyến đi Bắc kì năm Ất Hợi.
III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG CỦA VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ
X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
- Do 3 yếu tố tác động:
+ Tinh thần dân tộc (truyền thống)
+ Tinh thần thời đại
+ Ảnh hưởng từ nước ngoài.
- Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn về nội dung (yêu
nước, nhân đạo, cảm hứng thế sự).
1. Chủ nghĩa yêu nước
- Vị trí: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung
đại Việt Nam.
- Đặc điểm:
+ Gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”.
+ Không tách rời với truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Biểu hiện:
+ Ý thức độc lập tự chủ tự cường, tự hào dân tộc (Nam quốc sơn hà).
+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù ( Hịch tướng sĩ).
+ Khát vong xây dựng đất nước hòa bình (Phò giá về kinh).
+ Tự hào trước truyền thống lịch sử, chiến công thời đại (Phú sông Bạch Đằng,
Thiên Nam ngữ lục).
+ Ca ngợi nhũng anh hùng hi sinh vì đất nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).
+ Tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên (Những bài thơ trong VH Lí – Trần,
trong sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến).

2. Chủ nghĩa nhân đạo


- Vị trí: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐ.
- Đặc điểm:
+ Bắt nguồn từ truyền thống anh hùng dân tộc, từ văn học dân gian.
+ Ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của đạo Phật, Nho giáo, Đạo giáo.
- Biểu hiện cụ thể:
+ Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên số phận con người (Chuyện
người con gái Nam Xương).
+ Đề cao con người với khát vọng về quyền sống, tự do và hạnh phúc (Thơ Hồ
Xuân Hương).
+ Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người, đề cao tấm lòng vì nghĩa, đề cao
những quan hệ đạo đức, đạo lý tốt đẹp giữa người với người (Lục Vân Tiên).
+ Tỏ lòng thông cảm với những con người khốn khổ, tủi nhục (Truyện Kiều).
3. Cảm hứng thế sự
- Vị trí: là nội dung lớn, góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của VH hiện thực.
- Đặc điểm: là nhũng suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình về việc đời, về hiện thực
cuộc sống của tác giả, biểu hiện khá rõ nét từ văn học thời cuối Trần (TK XIV) cho
đến sau này.
- Biểu hiện:
+ Nỗi buồn về nhân tình thế thái (Nguyễn Bỉnh Khiêm).

+ Hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, cuộc sống (Thượng kinh kí sự - Lê Hữu
Trác).
+ Bức tranh về đời sống nông thôn, làng quê, cuộc sống nghèo khó của nhân dân
(Chốn quê - Nguyễn Khuyến).
+ Bức tranh thành thị (thơ Tú Xương).
=> Góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực trong thời kì sau.
- Ngoài ra, VHTĐ Việt Nam còn tồn tại và phát triển dưới ảnh hưởng của Phật
giáo, Đạo giáo và đặc biệt là Nho giáo. Cha ông ta cũng vừa tiếp thu yếu tố tích
cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực của Nho, Phật và Đạo.
IV. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LỚN VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA
VĂN HỌC THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
a, Tính quy phạm: Quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu có sẵn.
- Quan điểm văn học:
+ Thi dĩ ngôn chí (Sáng tác thơ để nói chí của con người).
+ Văn dĩ tải đạo (Sáng tác thơ văn để chuyên chở đạo lí, đạo đức của con người).
+ VD: “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà ” (Nguyễn Đình Chiểu).
- Tư duy nghệ thuật: theo kiểu mẫu có sẵn đã thành công thức.
+ VD: người đẹp: nghiêng nước nghiêng thành; tài: cầm, kì, thi, họa.
- Thể loại: quy định chặt chẽ về kết cấu.
+ VD: thơ thất ngôn bát cú Đường luật, Thất ngôn tứ tuyệt,…
- Cách sử dụng thi liệu: nhiều điển tích, điển cố,…
+ VD: “ Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn ” (Chiều hôm nhớ nhà – Bà huyện Thanh Quan)
- Thiên về ước lệ, tượng trưng.
b, Sự phá vỡ tính quy phạm:
- Không tuân theo quy định chặt chẽ.
- Phát huy cá tính sáng tạo vê nội dung và hình thức.
- VD: thơ lục bát, song thất lục bát, ngôn ngữ dân gian,…
(Bài “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến)
2, Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
a, Tính trang nhã:
- Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng. VD: chí làm trai, thiên nhiên đẹp
- Hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ đẹp tao nhã, mĩ lệ. VD: sông núi, anh hùng.
- Ngôn ngữ nghệ thuật: chất liệu ngôn ngữ cao quý, cách diễn đạt chau chuốt, hoa
mĩ. VD: “Thăng Long thành hoài cổ - Bà Huyện Thanh Quan.
b, Xu hướng bình dị:
- Gắn với đời sống hiện thực: tự nhiên, bình dị.
- Đề tài: lấy từ cuộc sống, tình bạn, quê hương,…
- Ngôn ngữ: lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân.
- VD: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài:

a, Tiếp thu VH Trung Quốc:

- Ngôn ngữ: chữ Hán.

- Thể loại: văn xuôi, văn vần: chiếu, biểu, cáo, hịch.

- Thi liệu: điển cố, điển tích, văn học Trung Quốc.

- VD: Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại
Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên),…

b, Dân tộc hóa tinh hoa VH nước ngoài:

- Ngôn ngữ: sáng tạo và sử dụng chữ Nôm dựa trên chữ Hán, chữ Quốc ngữ.

- Thể loại: Việt hóa thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật, ngâm khúc,
truyện thơ,

- Sáng tạo các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát,…

- Sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân trong sáng tác.

VD: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn),…

You might also like