You are on page 1of 5

- Cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857, từ

các đồn điền nhất nhì Đông Dương, cây cà phê đã có những trở mình mạnh mẽ,
thoát khỏi các định chế bao cấp, trở thành một trong những cây trồng có giá trị
xuất khẩu cao nhất (sau lúa gạo), và đưa nước ta lên vị trí thứ 2 của bản đồ cà
phê thế giới.
- Hiện tại, Việt Nam có 3 loại cà phê chính, đó là cà phê chè (arabica), cà phê
vối (robusta) và cà phê mít (lyberica).
- Cà phê Arabica phát triển tốt ở vùng núi cao từ 1200 – 2200 m. Với độ cao
dưới 1000 m, cây phát triển khá tệ và gần như không thể kết trái. Nhiệt độ yêu
thích của nó trong khoảng 15 – 24 0 C, chịu lạnh tốt hơn cà phê Robusta (18 –
36 0 C). Lượng mưa thích hợp cho sự phát triển của cây là 1200 – 1500
mm/năm. Trái cà phê thuộc loại quả thịt, hình oval, khi chín thường có màu đỏ
tươi, sau thì chuyển thành màu xanh đen. Cà phê Arabica có vị đắng dịu, hương
thơm nhẹ nhàng tinh khiết bởi hàm lượng caffeine trong hạt Arabica chỉ từ 1-
2%.
- Hạt cà phê Robusta có hình tròn, đường kính từ 10 – 13 mm.  Vị cà phê
Robusta có phần đậm hơn Arabica do hàm lượng cafein từ 2 – 4%. Cà phê
Robusta có vị đắng nhẫn, một chút chua chua và hương thơm nồng hơn Arabica
bởi hàm lượng caffeine trong hạt Robusta chiếm từ 2-4%. 
=> Chính vì thế mà nhiều người ưa thích hương vị của Arabica hơn là Robusta
vì sự tinh khiết nhẹ nhàng vừa phải của nó. Tuy nhiên, ở một số đất nước lại
yêu vị chua và vị đắng nồng nàn của cà phê Robusta hơn.
- Nước ta tập trung chủ yếu vào loại cà phê robusta với giá thành rẻ hơn trên
thị trường quốc tế. Café Robusta đặc biệt phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của
vùng Tây Nguyên vì loại café này phù hợp đất đỏ bazan giàu dinh dưỡng, độ
cao 800-1000m so với mực nước biển nên nó trở thành loại café có sản lượng
lớn nhất cả nước, chiếm tới 90% sản lượng.
- Những năm gần đây, hạt Arabica đang được tập trung đẩy mạnh để tăng
chất lượng, đặc biệt là cà phê chồn. Cà phê chồn có một mùi thơm đặc biệt,
chinh phục vị giác của các tín đồ cà phê Việt Nam và trên khắp thế giới.

- Năm 2018, diện tính cà phê của cả nước rất lớn khoảng 720.000 ha.
- Năm 2019, diện tích cà phê trên cả nước đạt khoảng 692,6 nghìn ha
- Năm 2020, diện tích cà phê Việt Nam là 680.000 ha.
- Năm 2021 dự kiến giảm còn 675.000 ha.
=> NX: Diện tích trồng cà phê giảm dần, nguyên nhân là do biến động của thời
tiết, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại trong những năm gần đây, giá cà phê
giảm do tác động của đại dịch, người dân trồng xen canh với các loại cây khác,

Đây là 3 vùng trọng điểm trồng cà phê:
- Vùng trồng cà phê Tây Nguyên
+ Nói đến “đại bản doanh” của cây cà phê thì đầu tiên chúng ta phải kể đến đó
là Tây Nguyên và đặc biệt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – vựa cà phê Robusta
đứng đầu thế giới.
+ Gia Lai thì lại được biết đến với cà phê Chư Sê, một huyện nằm cách thành
phố Pleiku 40km về phía nam, với diện tích 12.000 ha.
+ Tuy cùng nằm trên dải đất Tây nguyên nhưng cà phê của tỉnh Lâm Đồng lại
có sự khác biệt hẳn. Đó là hương thơm của cà phê Arabica vốn được thế giới ưa
chuộng. Ở độ cao trên 1.500 m so với mực nước biển, cùng khí hậu mát mẻ,
những vùng đất này là nơi lý tưởng nhất cho giống Arabica phát triển và sản
sinh ra những hạt cà phê có chất lượng vào hàng ngon nhất nhì thế giới.
=> Cà phê Tây Nguyên thường mang những đặc trưng như: có hàm lượng
caffeine mạnh, vị đậm, và ít chua, đôi khi còn là vị ngậy của bơ, dầu hoặc vị của
caramen, cũng có khi là vị của nắng, gió cao nguyên….
- Vùng trồng cà phê Tây Bắc
+ Tây Bắc là một trong 3 vùng nổi tiếng ở Việt Nam về cà phê, đặc biệt là cà
phê Arabica.
+ Đặc điểm của các vùng đất ở đây không có độ cao lý tưởng, chỉ vào khoảng
400 – 500m nhưng vẫn có thể trồng cà phê Arabica, sản phẩm cũng cho chất
lượng khá vì nó có điều kiện khí hậu đặc trưng của vị trí gần vĩ tuyến Bắc.
- Vùng trồng cà phê Trung Bộ
+ Khe Sanh (Quảng Trị) cũng là một vùng trồng nổi tiếng khác của giống cà
phê Arabica và Catimor. Bên cạnh đó, nước ta còn có vùng cà phê Arabica Tây
Bắc đã có lịch sử cả trăm năm, tuy cho những sản phẩm thấp hơn so với các tỉnh
Tây nguyên, song cũng góp phần làm hương sắc cà phê Việt thêm phong phú và
đa dạng.
Hệ thống sản xuất
Đối với canh tác cà phê Việt Nam, có những trang trại chuyên biệt, chỉ độc canh
cây cà phê và trang trại hợp canh – với nhiều hơn một sản phẩm nông nghiệp.
Trong đó, tồn tại hai loại trang trại hợp canh chính. Đầu tiên là các trang trại nơi
các loại cây trồng khác nhau chia sẻ hoặc cùng nằm trong cùng một khu đất.
Loại thứ hai là nơi các loại cây trồng khác nhau được trồng trong các mảnh đất
riêng biệt. Đây được gọi là một hệ thống canh tác tách biệt.
Mật độ cho cà phê Arabica phổ biến trong môi trường canh tác nước ta thay đổi
từ 2.660 đến 6.660 cây mỗi ha, tùy thuộc vào giống, tính chất đất và độ dốc của
những ngọn đồi đang phát triển. Đối với cà phê Robusta, mật độ khoảng 1.330
cây mỗi ha. Việc trồng trọt thường bắt đầu trong mùa mưa, mặc dù có thể chấm
dứt vào cuối mùa mưa, nhưng vẫn cần cung cấp đủ nước và đảm bảo che nắng,
chắn gió sau đó.
Bên cạnh việc mở rộng diện tích canh tác, về thực hành canh tác cà phê để phát
triển bền vững, nhiều nông dân trồng cà phê Việt Nam đã và đang áp dụng công
nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến để đạt được các chứng nhận như 4C;
VietGAP, UTZ; và RFA.

Thu hoạch và kỹ thuật chế biến


Mùa cà phê bắt đầu vào tháng 10, đánh dấu sự kết thúc của mùa mưa và bắt đầu
mùa khô ở miền Nam nước ta. Kỹ thuật chế biến phổ biến nhất tại nước ta vẫn
là phương pháp phơi khô tự nhiên sau thu hoạch. Theo phương pháp này, cà phê
được sấy khô dưới ánh sáng mặt trời hoặc trong máy sấy cơ học. Hiện tại, gần
80% chế biến sau thu hoạch là bằng ánh sáng mặt trời.
Trong khi đó, các nhà sản xuất cà phê quy mô lớn chủ yếu sử dụng công
nghệ chế biến ướt. Đây là công nghệ xử lý phổ biến hiện nay và được áp dụng ở
nhiều quốc gia khác trên thế giới. 
Thực trạng sản xuất cà phê ở nước ta hiện nay (dữ liệu năm 2020)
Năm 2020, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê
rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối
trộnCà phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe, Trung Nguyên
không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được hoan nghênh
ở nhiều thị trường trong khu vực, đồng thời đã bước đầu xây dựng được thương
hiệu cà phê Việt.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, nhờ ưu đãi về thuế quan đối với cà phê chế
biến - từ các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, ngày càng
nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm, chú trọng đầu tư vào các hoạt động
chế biến sâu, nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nói riêng
và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nói chung.
Khó khăn với ngành Cà phê
Cà phê Việt Nam hiện đang phải đối mặt với không ích vấn đề trong đó những
thách thức khách quan lẫn chủ quan:
+ Biến đổi khí hậu với trình trạng thời tiết cực đoạn đặt các vùng trồng cà phê
vào vùng nguy hiểm. Theo CIAT, nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi có thể
khiến Việt Nam mất 50% diện tích sản xuất cà phê Robusta hiện tại vào năm
2050.
+ Diện tích cây cà phê mới trồng đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây,
nhưng hầu hết không nằm trong khu vực quy hoạch, chủ yếu nằm ở khu vực
không phù hợp, với đất nông, dốc cao, thiếu nước tưới, v.v. Do đó, mặc dù diện
tích trồng mới đã tăng lên nhưng việc đạt được hiệu quả kinh tế cao là khó khăn
vì năng suất thấp và chi phí sản xuất cao
+ Các biện pháp canh tác thâm canh được sử dụng trong quá khứ đã sử dụng
quá nhiều đầu vào (phân bón, tưới tiêu, v.v.) để đạt được năng suất tối đa. Cây
cà phê không chỉ nhanh chóng cạn kiệt và mất khả năng sản xuất, mà như vậy
còn dẫn đến đất bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều sâu bệnh, đặc biệt là nấm và
tuyến trùng rễ.
+ Hình thức sản xuất, quy mô nhỏ, phân tán và tính độc lập của các hộ nông dân
đã dẫn đến một sản xuất chất lượng thấp và không ổn định. Sự khác biệt của đầu
tư, thu hoạch, và chế biến giữa các nhà sản xuất đã ảnh hưởng đến chất lượng
của toàn bộ ngành cà phê Việt Nam.
+ Mặc dù cà phê là một loại cây cần nhiều nước, nhưng tưới truyền thống
nhưng lỗi thời vẫn là phương pháp chính được sử dụng ở hầu hết các vùng trồng
cà phê, gây mất nước nghiêm trọng. Ở nhiều địa phương, việc khoan giếng để
tưới tiêu đã dẫn đến việc phá hủy tài nguyên nước ngầm và ô nhiễm đất, gây
lãng phí và không hiệu quả.
Triển vọng và hoạch định (chưa đầy đủ): Có thể nói, ngành công
nghiệp cà phê Việt Nam đã buộc phải nhìn về tương lai để giải quyết lỗ hổng về
môi trường và kinh tế. Những mục tiêu này là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam
hy vọng sẽ duy trì vị thế là một cường quốc cà phê, đảm bảo điều kiện sản xuất
ổn định cho tương lai.

You might also like