You are on page 1of 2

SỞ GD&ĐT …………..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I


TRƯỜNG THPT ……… NĂM HỌC: 2021-2022
MÔN: Sinh học LỚP 12
Thời gian làm bà: 45 phút, không kể thời gian giao đề

Câu1. Phát biểu nào sau đây nói về gen là không đúng?
A. Ở sinh vật nhân thực, gen có cấu trúc mạch xoắn kép cấu tạo từ 4 loại nucleotit.
B. Ở một số chủng virut, gen có cấu trúc mạch đơn ADN.
C. Ở sinh vật nhân sơ, đa số gen có cấu trúc phân mảng gồm các đoạn không mã hóa (intron) và đoạn mã hóa
(exon) nằm xen kẽ nhau.
D. Mỗi gen mã hóa cho một protein điển hình đều gồm 3 vùng trình tự nucleotit (vùng điều hòa, vùng mã hóa,
vùng kết thúc)
Câu2. Trong quá trình nhân đôi ADN, loại enzim nào có tác dụng nối các đoạn Okazaki với nhau:
A. Ligaza B. ADN polimeraza C. ARN polimeraza D. Amilaza
Câu3. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch gốc của gen có chức năng :
A.Khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã B.Mã hóa thông tin các axitamin
C.Vận hành quá trình phiên mã D.Mang tín hiệu kết thúc phiên mã
Câu4. Quá trình tự nhân đôi của ADN, NST diễn ra trong pha
A.G1 của chu kì tế bào. B.G2 của chu kì tế bào. C.S của chu kì tế bào. D.M của chu kì tế bào.
Câu5. Bộ ba mở đầu với chức năng quy định khởi đầu dịch mã và quy định mã hoá axit amin methiônin là:
A. AUX B. AUU C. AUA D. AUG
Câu6. Một gen có chiều dài 4080Å, có tổng số liên kết hiđro là 3120. Số lượng nucleotit loại Ađênin có trên gen

A. 480 B. 720 C. 540 D. 680
Câu7. Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều
A. Cùng chiều với mạch gốc B. Chiều 5’ 3’
C. Chiều 3’  5’ D. Có thể thay đổi tuỳ cơ chế nhanh hay chậm
Câu8. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn là quá trình:
A. Di truyền B. Phiên mã C. Giải mã D. Tổng hợp
Câu9. Phân tử mARN được sao ra từ mạch khuôn của gen được gọi là:
A. Bản mã sao B. Bản đối mã C. Bản mã gốc D. Bản dịch mã
Câu10. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opezon Lac ở E.coli, protein ức chế do gen điều hoà tổng hợp có
chức năng
A. gắn vào vùng vận hành (O) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
B. gắn vào vùng vận hành (O) để ức chế sự phiên mã của các gen cấu trúc.
C. gắn vào vùng khởi động (P) làm ức chế sự phiên mã của các gen cấu trúc.
D. gắn vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc.
Câu11. Theo F.Jacop và J.Mono, trong mô hình cấu trúc của operon Lac, vùng vận hành (operator) là
A. trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. nơi mà ARN polimeaza bám vào để khởi động phiên mã tổng hợp nên mARN.
C. vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc protein ức chế quá trình phiên mã.
D. vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên protein, protein này sẽ tham gia vào quá trình hình
Câu12. Trình tự các gen trong sơ đồ cấu trúc của Operon Lac là
A. gen điều hoà (R) – gen chỉ huy (O) – gen cấu trúc (Z, Y, A).
B. gen chỉ huy (O) – gen điều hoà (R) – gen cấu trúc (Z, Y, A).
C. gen cấu trúc (Z, Y, A)– gen chỉ huy (O) – gen điều hoà (R).
D. vùng khởi động (P) – gen chỉ huy (O) – gen cấu trúc (Z, Y, A).
Câu13. Đột biến mất hay tăng một cặp nu trong gen cấu trúc làm thay đổi lớn nhất trong cấu trúc của phân tử
protein (không ảnh hưởng đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc) là:
A. xảy ra ở cuối mạch gốc. B. xảy ra ở đầu mạch gốc.
C. xảy ra ở giữa mạch gốc. D. xảy ra ở gần cuối mạch gốc.
Câu14. Trật tự nào về cấu trúc siêu hiển vi NST là đúng
A. Sợi có bản  nuclêoxom  sợi nhiễm sắc  cromatit  NST
B. Nuleoxom  sợi cơ bản  sợi nhiễm sắc  cromatit  NST
C. Sợi nhiễm sắc  Nuleoxom  sợi cơ bản  cromatit  NST
D. Sợi cơ bản  sợ nhiễm sắc  nucleoxom  cromatit  NST
Câu15. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hậu quả lớn nhất là
A. mất đoạn B. chuyển đoạn nhỏ C. đảo đoạn D. lặp đoạn
Câu16. Một nhiễm sắc thể của loài mang nhóm gen theo thứ tự MNOPQRS, nhưng 1 cá thể trong loài người ta
phát hiện thấy nhiễm sắc thể mang nhóm gen MNQPORS, đây là loại đột biến
A. gen B. lặp đoạn NST C. mất đoạn NST D. đảo đoạn NST
Câu17. Nếu thế hệ F1 tứ bội là: AAaa x AAaa, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu
gen ở thế hệ F2 là:
A. 1 aaaa: 18 AAaa : 8AAa : 8 Aaaa : 1 AAAA.
B. 1 AAAA : 8 AAa : 18 AAAa : 8 Aaaa : 1 aaaa.
C. 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa.
D. 1 aaaa : 8 AAAA : 8 Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAa.
Câu18. Ở cà chua, gen A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng, cà chua tứ bội hoa đỏ có bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu19. Nếu bộ NST của loài 2n = 14, thì số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của tam nhiễm, tam bội, đơn
nhiễm lần lượt là
A. 15; 21; 13 B. 15; 13; 21 C. 13; 15; 21 D. 13; 21; 15
Câu20. Ở cà chua, gen quy định tính trạng hình dạng quả nằm trên NST thường, alen A quy định quả tròn trội
hoàn toàn so với alen a quy định quả bầu dục. Lai cà chua quả tròn với cà chua quả bầu dục thu được F 1 toàn cây
quả tròn. Cho các cây F1 giao phấn, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ
A. 1:2:1 B. 1:1 C. 9:3:3:1 D. 3:1
Câu21. Cho phép lai sau
P. AaBbDd x AaBbdd  F1, Số loại kiểu gen ở F1 có thể có là
A= 27 B = 18 C = 32 D = tất cả đều đúng
Câu22. Cho hai cá thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ
và trội – lặn hoàn toàn. Kết quả thu được gồm:
A. 9 kiểu gen, 2 kiểu hình. B. 9 kiểu gen, 3 kiểu hình.
C. 7 kiểu gen, 4 kiểu hình. D. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình.
Câu23. Cho cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp NST
khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là
A. 3 B. 8 C. 1 D. 6
Câu24. Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31
cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
A. phân li độc lập. B. liên kết gen hoàn toàn. C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ trợ
Câu25. Ở ngô, tính trạng kích thước của thân do 3 cặp alen (A1a1; A2a2; A3a3) quy định. Mỗi gen lặn làm cây cao
thêm 10 cm, chiều cao cây thấp nhất là 80cm. Cây trung bình có chiều cao
A. 110cm B. 100cm C. 90cm D. 120cm
Câu26. Lai phân tích ruồi giấm cái mình xám, cánh dài, ở thế hệ lai thu được 0,41 mình xám, cánh dài; 0,41 mình
đen, cánh cụt; 0,09 mình xám, cánh cụt; 0,09 mình đen, cánh dài. Tần số hoán vị gen sẽ là:
A. 41% B. 9% C. 18% D. 82%
Câu27. Trên một NST, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = 1,5 cM, BC = 16,5
cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là
A. ABCD B. CABD C. BACD D. DABC
Câu28. Cho phép lai: P AB/ab x ab/ab (tần số hoán vị gen là 20%)
Các cơ thể lai mang 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:
A. 40% B. 50% C. 20% D. 30%
Câu29. Ở người bệnh mù màu do một gen lặn (m) nằm trên NST X quy định, không có alen tương ứng nằm trên
NST Y, gen trội (M) quy định mắt nhìn bình thường. Một người đàn ông bị bệnh mù màu lấy vợ mắt nhìn bình
thường, sinh con gái mắt bệnh mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng là
A. XMXm x XMY B. XMXM x XmY C. XMXm x XmY D. XMXM x XMY
Câu30. Hiện tượng nào sau đây là thường biến?
A. Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng.
B. Cây rau mác trên cạn có hình mũi mác, khi mọc dưới nước có thêm loại lá hình bản dài.
C. Trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.
D. Lợn có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.

You might also like