You are on page 1of 8

N. P. Ngọc / Mô phỏng đánh giá chất lượng hệ thống MIMO qua kênh truyền pha-đinh Rayleigh...

MÔ PHỎNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG MIMO


QUA KÊNH TRUYỀN PHA-ĐINH RAYLEIGH
SỬ DỤNG BỘ TÁCH TÍN HIỆU ZF VÀ MMSE
Nguyễn Phúc Ngọc
Trường Đại học Vinh
Ngày nhận bài 15/8/2017, ngày nhận đăng 03/12/2017

Tóm tắt: Kỹ thuật tách tín hiệu tuyến tính có vai trò rất quan trọng trong việc
thiết kế hệ thống truyền dẫn không dây tốc độ cao. Kỹ thuật này có khả năng chống
nhiễu xuyên ký hiệu ISI (Inter - Symbol Interference) trong hệ thống thông tin di động
kênh pha-đinh Rayleigh một cách hiệu quả. Trong bài báo này chúng tôi sẽ mô phỏng
đánh giá và so sánh tỷ lệ lỗi bít BER (Bit Error Rate) của hệ thống MIMO (Multiple
Input - Multiple Output) sử dụng bộ tách tín hiệu cưỡng bức bằng không ZF (Zero
Forcing) và bộ tách tín hiệu sai số bình phương trung bình tối thiểu MMSE (Minimum
Mean Square Error) với các cấu hình 2x2, 2x3, 4x4, 4x5, 8x8 và 8x9 anten. Kết quả
mô phỏng cho thấy tỷ lệ lỗi bít BER trong hệ thống sử dụng tách tín hiệu MMSE tốt
hơn hệ thống sử dụng kỹ thuật tách tín hiệu ZF.

I. MỞ ĐẦU
Sự bùng nổ của nhu cầu thông tin vô tuyến nói chung và thông tin di động nói
riêng trong những năm gần đây đã thúc đẩy sự phát triển của công nghệ truyền thông vô
tuyến. Trong đó, phải kể đến các công nghệ mới như MIMO, anten thông minh.
Trong hệ thống MIMO, tín hiệu phát được thực hiện từ các anten phát khác nhau
nên việc tách tín hiệu của mỗi luồng phát ở máy thu sẽ chịu ảnh hưởng nhiễu đồng kênh
từ các luồng còn lại. Do đó, vấn đề nhiễu đồng kênh cần đặc biệt quan tâm trong hệ
thống truyền dẫn số MIMO. Để giải quyết bài toán nhiễu đồng kênh, máy thu cần sử
dụng bộ tách tín hiệu có khả năng cho xác suất lỗi bít (BER) hay xác suất lỗi ký tự (SER)
thấp, đồng thời không yêu cầu quá cao về độ phức tạp trong tính toán. Do vậy, việc mô
phỏng và đánh giá chất lượng bộ tách sóng tuyến tính trong hệ thống truyền dẫn số
MIMO là vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu hiện nay.
Các kỹ thuật tách tín hiệu thường gặp trong hệ thống truyền dẫn vô tuyến là
tách tín hiệu tuyến tính và tách tín hiệu phi tuyến. Trong đó, kỹ thuật tách tín hiệu
tuyến tính với các ưu điểm như độ phức tạp tính toán thấp và dễ thực hiện nhờ các
thuật toán thích nghi đang được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống MIMO. Mặt khác,
việc kết hợp thuật toán lattice-reduction trong các bộ tách tín hiệu tuyến tính ZF và
MMSE, tỷ số lỗi bít (BER) hay xác suất lỗi ký tự (SER) trong máy thu có thể cải thiện
một cách đáng kể trong khi độ phức tạp tính toán hầu như không thay đổi [1].
Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất nghiên cứu mô phỏng
đánh giá và so sánh tỷ lệ lỗi bít BER trong bộ tách sóng tuyến tính ZF và MMSE với
các số lượng anten khác nhau.

Email: nguyenphucngoc@vinhuni.edu.vn

32
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4A (2017), tr. 32-39

II. QUÁ TRÌNH TÁCH TÍN HIỆU TUYẾN TÍNH TRONG HỆ THỐNG MIMO
1. Nguyên lý hoạt động của hệ thống MIMO
Xét một hệ thống truyền dẫn vô tuyến số sử dụng cả phân tập phát và thu với N
anten phát và M anten thu. Kênh truyền giữa các anten máy phát (Tx) và anten máy thu
(Rx) được mô tả ở hình 1được gọi là kênh đa đầu vào - đa đầu ra MIMO. Hệ thống
truyền dẫn trên kênh MIMO được gọi là hệ thống truyền dẫn MIMO [1].
Trong trường hợp pha-đinh Rayleigh phẳng không tương quan, hmn được mô hình
hoá bằng một biến số Gauss phức có giá trị trung bình không và phương sai bằng 1.
Kênh MIMO gồm N anten phát và M anten thu thường được biểu diễn bởi một ma trận
số phức gồm M hàng và N cột như sau [1]:
h11 h12 h1N
h21 h22 h2 N
H (1)

hM 1 hM 2 hMN
Định nghĩa các véc-tơ phát, véc-tơ thu và véc-tơ tạp âm tương ứng là:
S [s1 s2 sN ]T (2)
T
Y [ y1 y2 yM ] (3)
Z [ z1 z2 zM ]T (4)
chúng ta có mỗi quan hệ giữa tín hiệu thu và phát biểu diễn qua phương trình hệ thống
sau:
PT
Y HS Z (5)
N
trong đó PT trace{R SS} là tổng công suất phát từ N anten phát và R ss E{ss H } là ma trận
tương quan của S . Z là véc-tơ tạp âm với các phần tử zm được mô tả bởi các biến số phức
Gauss độc lập có phân bố như nhau và có cùng công suất trung bình σ 2 , tức là
E{zz H } σ 2 IM , trong đó biểu diễn ma trận đơn vị với M dòng và M cột.
Sơ đồ một hệ thống MIMO sử dụng mã khối không gian - thời gian (STBC:
Space - Time Block Code) được mô tả như hình 1.

Hình 1: Cấu hình của một hệ thống STBC

2. Các bộ tách tín hiệu tuyến tính


Sơ đồ cấu hình bộ tách tín hiệu tuyến tính cho MIMO-SDM (Spatial Division
Multiplexing) được mô tả như hình 2.

33
N. P. Ngọc / Mô phỏng đánh giá chất lượng hệ thống MIMO qua kênh truyền pha-đinh Rayleigh...

Bộ tách tín hiệu tuyến tính là bộ kết hợp tuyến tính được biểu biễn bởi ma trận
trọng số W . Véc-tơ tín hiệu ước lượng được ŝ là kết quả của phép kết hợp tuyến tính
giữa véc-tơ tín hiệu thu y và ma trận trọng số W .
sˆ W H y (6)
Các giá trị ước lượng ŝ này sau đó sẽ được đưa qua bộ quyết định để lựa chọn
đầu ra bộ tách tín hiệu
s Q{sˆ} Q{WH y} (7)
trong đó s Q{ } biểu diễn toán tử quyết định hay ước lượng hóa. Trong trường hợp tín
hiệu phát được điều chế bằng phương pháp BPSK thì toán tử quyết định tương đương với
phép lấy dấu phần thực của ŝ , tức là
s sign{ {sˆ}} (8)
trong đó sign{ } và { } biểu diễn tương ứng các toán tử lấy dấu và phần thực của một số
phức. Tùy thuộc vào phương pháp tìm ma trận trọng số W chúng ta có các bộ tách tín
hiệu ZF hay MMSE.
a. Bộ tách tín hiệu ZF
Bộ tách tín hiệu ZF hay còn được gọi là bộ tách tín hiệu LS (Least Square).
Hàm chi phí để tìm s được định nghĩa như sau:
2
sˆ arg min{ y Hsˆ 2 } (9)
trong đó biểu diễn phép toán lấy chuẩn của véc-tơ hay ma trận. Tức là chúng ta cần
tìm ŝ sao cho tối giản hóa giá trị bình phương sai số sau:
2 2
y 2 y Hsˆ 2
(10)
2
Khai triển y 2 chúng ta có:
2
y 2 [y Hsˆ]H [y Hsˆ] yH y sˆ H H H y ˆ ˆ H H H sˆ
y H Hs+s (11)
2
Lấy đạo hàm y 2 theo ŝ và cho kết quả đạo hàm bằng không, chúng ta có:
sˆ (H H H) 1 H H y (12)

Hình 2: Bộ tách tín hiệu tuyến tính MIMO-SDM


trong đó H † ( H H .H ) 1 H H được gọi là ma trận khả đảo bên trái của H. Bộ tách tín hiệu
ZF chỉ có thể áp dụng được cho các hệ thống MIMO-SDM trong đó số anten thu nhiều
hơn hay bằng số anten phát, tức là M N.

34
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4A (2017), tr. 32-39

Bỏ qua thành phần tạp âm z chúng ta có thể biểu diễn lại phương trình (12) như
sau:
ŝ = (H H H)-1 H H Hs (13)
Do (H H) H H = I với I là ma trận đơn vị với N hàng và N cột nên chúng ta thấy
H -1 H

bộ tách tín hiệu ZF đã tách riêng từng tín hiệu phát sn và loại bỏ hoàn toàn can nhiễu của
tín hiệu từ các anten khác. Hay nói cách khác, can nhiễu từ các anten bên cạnh đã bị
cưỡng bức bằng không. Vì vậy bộ tách sóng này có tên gọi ZF.
Từ đó chúng ta tìm được ma trận trọng số cho bộ tách tín hiệu ZF như sau:
WZF ( H H H ) 1 H H (14)
Do WZF [3] chỉ phụ thuộc vào ma trận kênh H nên máy thu chỉ cần ước lượng ma
trận kênh H và sử dụng nó để tách các tín hiệu sn ở phía thu.
Ma trận tương quan sai số của bộ tách tín hiệu ZF được cho bởi
2
R E{ s sˆ } E{[s sˆ][s sˆ]H } σ z2 (H H H) 1

(15)
Giá trị MSE gắn với tách dấu sn là phần tử thứ n trên đường chéo của R ŝ

MSEn σ z2 wnH wn σ z2 (hnH hn ) 1 (16)


trong đó wn và hn biểu thị các véc-tơ cột thứ n của ma trận tương ứng W và H. Như vậy,
giá trị MSE trung bình của kỹ thuật ZF là
1 1 2
MSE trace{R sˆ } σ z trace{(H H H) 1} (17)
N N
NT
2 σ z2 σ z2
E{ zˆ ZF } (18)
i 1 (σ i ) (σ min
2 2 2
)
Hạn chế của bộ tách ZF là loại bỏ nhiễu mà không xét đến việc nhiễu sẽ làm tăng
công suất đáng kể và dẫn đến giảm chất lượng bộ cân bằng kênh [1].
b. Bộ tách tín hiệu MMSE
Hàm chi phí để tìm ma trận trọng số của bộ tách tín hiệu MMSE được định nghĩa
như sau [1]:
2
W arg min E{ s HH y } (19)
2
Tức là chúng ta cần tìm ma trận trọng số W để tối giản hóa giá trị trung bình sai
số bình phương giữa véc-tơ phát và véc-tơ ước lượng được
2 2
E{ s } {s HH y } (20)
2
Để ý rằng E{ s } E{trace( R s )}
Nên ta tìm ma trận tương quan R của trước, sau đó tính E{ } . Từ định
2
s s s

nghĩa ma trận tương quan chúng ta có


H
R sˆ
E{ s W H y s W H y } ss H W H ys H sy HW W H yy HW (21)
Để ý rằng
Λ ; E{ ys H } HΛ ; E{ yy H } HΛH H σ z2 I M
E{ss H }
Ma trận công suất Λ phát là một ma trận đường chéo tương ứng với công suất
phát từ các anten phát. Trong trường hợp MIMO-SDM thì công suất phát trên nhánh
anten phát đều bằng nhau và bằng ς 2 PT N nên chúng ta có Λ ς 2 I M , do đó

35
N. P. Ngọc / Mô phỏng đánh giá chất lượng hệ thống MIMO qua kênh truyền pha-đinh Rayleigh...

2 E{ss H } W H E{ ys H } Λ W H HΛ ( HΛ) H W
E{ s } trace trace (22)
E{sy H }W+W H { yy H }W +W H ( HΛH H σ z2 I M )W
Lấy đạo hàm E{ z ZF 22 } theo W sau đó đặt giá trị đạo hàm đó bằng không, ta có:
N
W ( HΛH H σ z2 I M ) 1 HΛ (ς 2 HH H +σ z2 I M ) Hς 2 ( HH H IM )H (23)
ρ
trong đó ρ PT σ z2 là SNR trên mỗi anten thu [3].
Ma trận tương quan sai số của bộ tách tín hiệu MMSE được cho bởi [1]:
R sˆ
Λ ( HΛ) H W Λ( I - H HW ) (24)
Giá trị MSE tối thiểu với tách dấu sn sử dụng kỹ thuật MMSE là
MSE ς 2 (1 hnH wn ) (25)
Giá trị trung bình tối thiểu của kỹ thuật MMSE là
1
MSE trace{ Λ( I H HW )} (26)
N
1
WMMSE ( H H .H I ) 1H H (26)
snr

III. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH TÁCH
TÍN HIỆU TUYẾN TÍNH ZF VÀ MMSE

Hình 3: Đồ thị mô phỏng biểu diễn mối quan hệ giữa công suất và tỷ lệ lỗi bít BER
cho các trường hợp 2×2, 4×4, 8×8 sử dụng tách tín hiệu ZF và MMSE

36
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4A (2017), tr. 32-39

Hình 4: Đồ thị mô phỏng biểu diễn mối quan hệ giữa công suất và tỷ lệ lỗi bít BER
cho các trường hợp 2×3, 4×5, 8×9 sử dụng tách tín hiệu ZF và MMSE
Để đánh giá hiệu quả của quá trình tách tín hiệu tuyến tính trong hệ thống truyền
dẫn số MIMO, chúng tôi đã tiến hành mô phỏng các kỹ thuật tách tín hiệu ZF và MMSE
trên mô hình kênh pha-đinh Rayleigh sử dụng phương thức điều chế BPSK trên phần
mềm MATLAB. Mối quan hệ giữa tỷ lệ năng lượng tín hiệu của một bit trên mật độ phổ
công suất nhiễu (Eb/N0) và tỷ lệ lỗi bit (BER) sử dụng kỹ thuật tách tín hiệu ZF và
MMSE trong các hệ thống MIMO (2×2), MIMO (4×4) và MIMO (8×8) được thể hiện
trên hình 3. Kết quả mô phỏng đạt được trong hình 3 cho thấy tại vị trí xác suất lỗi bit
BER=10-3, hệ thống MIMO(2×2), MIMO(4×4), MIMO (8×8) sử dụng tách tín hiệu
MMSE có Eb/N0 tương ứng là 18, 17,5 và 15 dB và sử dụng tách tín hiệu ZF có Eb/N0
(dB) tương ứng là 27, 26 và 21 dB. Điều này cho thấy rằng với cùng một vị trí xác suất
lỗi bit, hệ thống MIMO sử dụng tách tín hiệu MMSE yêu cầu Eb/N0 thấp hơn so với hệ
thống sử dụng tách tín hiệu ZF. Trong khi đó, với cùng một công suất phát Eb/N0 thì hệ
thống thống MIMO sử dụng tách tín hiệu MMSE cho BER nhỏ hơn so với hệ thống sử
dụng tách sóng ZF. Kết quả thu được cũng tương tự như các công trình nghiên cứu đã
được công bố [2-5].
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tiến hành đánh giá chất lượng của quá trình tách
tín hiệu trong hệ thống truyền dẫn số MIMO với số lượng anten thu và phát khác nhau.
Hình 4 thể hiện sự phụ thuộc giữa BER và Eb/N0 với cấu hình thu phát MIMO (2×3),
MIMO (4×5) và MIMO (8×9) sử dụng kỹ thuật tách tín hiệu MMSE và ZF. Đối với điều
chế MMSE, hệ thống MIMO (2×3), MIMO (4×5) và MIMO (8×9) có tỷ số E b/N0 lần
lượt là 13, 15 và 16 dB xét tại BER=10-3, trong khi đó sử dụng tách tín hiệu ZF thì tỷ số

37
N. P. Ngọc / Mô phỏng đánh giá chất lượng hệ thống MIMO qua kênh truyền pha-đinh Rayleigh...

Eb/N0 lần lượt là 14, 17 và 20 dB. Kết quả đạt được này cho thấy tương tự hệ thống
MIMO có số anten phát và anten thu bằng nhau, chất lượng hệ thống MIMO sử dụng
tách tín hiệu MMSE có chất lượng tốt hơn so với hệ thống MIMO sử dụng tách tín hiệu
ZF.

IV. KẾT LUẬN


Trong bài báo này chúng tôi mô phỏng đánh giá và so sánh chất lượng của hệ
thống MIMO sử dụng bộ tách tín hiệu khác nhau (ZF và MMSE) với các cấu hình 2x2,
2x3, 4x4, 4x5, 8x8 và 8x9 anten trên mô hình kênh pha-đinh Rayleigh sử dụng phương
thức điều chế BPSK bằng phần mềm MATLAB. Kết quả mô phỏng cho thấy quá trình
thu tín hiệu sử dụng kỹ thuật tách tín hiệu MMSE trong hệ thống MIMO cho tỷ lệ lỗi bít
BER thấp hơn so với kỹ thuật tách tín hiệu ZF. Đây là các vấn đề cần được quan tâm
trong việc ứng dụng kỹ thuật tách tín hiệu tuyến tính ZF hay MMSE cho hệ thống MIMO
trong thực tế nhằm tiết kiệm chi phí, giảm độ phức tạp trong thi công mà vẫn đảm bảo
nâng cao chất lượng dịch vụ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Xuân Nam, Lê Minh Tuấn, Xử lý tín hiệu không gian - thời gian lý thuyết và mô
phỏng, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2013.
[2] N. Sathish Kumar, Dr. K. R. Shankar Kumar, Performance Analysis and Comparison
of Zero - forcing SIC and MMSE SIC for MIMO Receivers using BSPK and 16-
QAM Modulation method, International Journal of Computer Science & Engineering
Technology (IJCSET), Vol. 1, No. 8, 2011, pp. 530-533.
[3] Rutika J. Upadhyay, Ashish B. Makwana and Aslam Durvesh, BER Comparison of
Linear and Nonlinear MIMO Detectors in AWGN, Rician Fading and Rayleigh
Fading Channel, International Journal of Emerging Trends in Electrical and
Electronics (IJETEE), Vol. 2, No. 2, April-2013, pp. 78-83.
[4] Amit Kumar Sahu, Sudhansu Sekhar Singh, Ber performance improvement using
MIMO technique over Rayleigh wireless channel with different equalizers,
International Journal of Engineering and Technology (IJET), Vol. 4, No. 5, Oct-Nov
2012, pp. 333-340.
[5] I. Ammu, R. Deepa, Comparative study of the detection algorithms in MIMO,
International Journal of Computer Science & Engineering Technology (IJCSET),
Vol. 1, No. 5, June 2011, pp. 222-226.

38
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4A (2017), tr. 32-39

SUMMARY

SIMULATING AND ASESSING THE QUALITY OF MIMO


TRANSMISSION MODES THROUGH FADING RAYLEIGH CHANNELS
USING MMSE AND ZF DETECTORS

Detector techniques are very important in the design of high data rate wireless
systems. They can combat for inter symbol interference even in mobile fading channel
with high efficiency. This paper provides bit error rate (BER) comparison of MIMO
system for 2x2, 2x3, 4x4, 4x5, 8x8 and 8x9 antenna configurations using zero forcing
(ZF) and minimum mean square error (MMSE) detections. Bit Error Rate performance
for MIMO system using MMSE detection in correlated Rayleigh fading channel is better
than that for MIMO system using Zero Forcing Detector.

39

You might also like