You are on page 1of 6

CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN- KẾT QUẢ

1.KHÁI NIỆM

2.MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGUYÊN NHÂN –KẾT QUẢ

3.MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NN-KQ

4. Ý NGHĨA PPL

TRÌNH BÀY

1.KN

1.1Phạm trù triết học là gì ..( trong silde, )

1.2 Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự
vật với nhau,gây ra một biến đổi nhất định nào đó

Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa cac mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sv với nhau gây ra.

Khái quát:Nguyên nhân được hiểu là biểu hiện ở hiện tượng A mà tác động của nó làm biến đổi hoặc kéo
theo sau nó hiện tượng khác là hiện tượng B.Trong th này A gọi là nn, B gọi là kq.

Hiểu sâu hơn thì không phải sự vật A mà là tác động của A, sự tác động qua lại của nó với sự vật hiện
tương a,b,c,d nào đó mới chính là cái dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng B.

Ví dụ: không phải dòng điện là là nguyên nhân làm cho bóng đèn sáng mà chính là sự tác động của dòng
điện với dây dẫn và trong th này thì dây tóc mới chính là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng

_ phân biệt sự khác nhau nguyên nhân #nguyên cớ#điều kiện:

Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có liên hệ
nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.

Ví dụ: Việc một phần tử Séc-bi ám sát thái tử đế quốc Áo – Hung chỉ là nguyên cớ của chiến tranh thế
giới lần thứ nhất. Còn nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh này là mâu thuẫn từ lâu giữa các quốc
gia tham chiến.

-Phân biệt nguyên nhân và điều kiện:

Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với
việc sinh ra kết quả. Ví dụ như áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác…
Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là
hoàn cảnh.

2. Mối liên hệ giữa nguyên nhân, kết quả

2.1 Tính chất khách quan

Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức
của con người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó
tất yếu gây nên biến đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và
những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả
của hiện thực từ trong đầu mình.

Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây
ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức
hay chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với
vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.

Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như
nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn
toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên
nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây
ra càng giống nhau bấy nhiêu.

Chính nhờ tính tất yếu này của mối liên hệ nhân-quả mà hoạt động thực tiễn của con người mới có thể
tiến hanh được

Ví du: khi chúng ta gieo hạt thóc xuống đất thì sẽ cho ra cây lúa chứ không thể cho ra củ , quả . hạt của
một loại cây khác được.

3. Mối quan hệ biện chứng nn-kq

3.1 Nguyên nhân sinh ra kết quả,nguyên nhân xuất hiện trước kết quả, kết quả chỉ xuất hiện khi nguyên
nhân gây nên tác động

*Tuy nhiên ta cần lưu ý: Không phải sự nối tiếp trước sau nào về mặt thời gian của các sự vật, hiện
tượng đều là biểu hiện của mối quan hệ nn-kq.

Ví dụ: ngày luôn đến sau đêm, sấm luôn đến sau chớp… nhưng ngày không phải là nguyên nhân của
đêm, sấm kp là nguyên nhân của chớp

( gt thêm ko cần ghi vào slide: những ht này cái nọ tiếp sau cái kia không phải vì chúng nằm trong mối
liên hệ nhân quả với nhau mà đơn thuần vì chúng ở trong quan hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian mà
thôi ……)

- 1 nguyên nhân có thể sỉnh ra 1 hoặc nhiều kết quả.


VD: Chặt phá rừng đầu nguồn bừa bãi có thể gây ra rất nhiều kết quả khác nhau.thứ 1: nó là nn chính
tạo ra những trận lũ quét, lũ ống gây nên biết bao thiệt hại cho đời sống kinh tế xã hội của bà con vùng
bị ảnh hưởng. Thứ 2 nó làm mất cân bằng sinh thái, làm cho quỹ gen động vật , thực vật bị ảnh hưởng.
thứ 3 nó cũng làm ảnh hưởng tới nguồn ngân sách nhà nước khi phải chi trả, hỗ trợ bà con vùng thiên
tai.

-1 kết quả cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Vd: kết quả làm cho vật thể nóng lên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do bị đốt nóng, do cọ
xát với vật thể khác hoặc có thể do mặt trời chiếu vào . ( rút ra bài học: trước khi hành động, quyết
định 1 vấn đề nào đó thì chúng ta cần phải suy nghĩ thấu đáo, phân tích dầy đủ các mặt, các yếu rồi mới
đưa ra quyết định cuối cùng)

– Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng
chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật
theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.

– Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân loại
nguyên nhân thành:

a. + Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.

b. + Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

c. + Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Ví dụ: một bạn sinh viên nào đó học tốt thì có nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân bên
trong, nn chủ yếu đó chính là do bạn ấy có ý thức học tập tốt hoặc bạn đã tìm ra phương pháp học tập
đúng đắn , phương pháp ôn thi hiệu quả, xậy dựng một thời khóa biểu khoa học…. vv và trong đó còn
có những nguyên nhân bên ngoài ( thứ yếu) như từ gia đình ( chu cấp tiền đầy đủ ko lo tài chính), từ
thầy cô tâm huyết với nghề, từ môi trường bạn bè….vv. Tuy nhiên nguyên nhân chính của việc đạt
kết quả cao hay thấp là phải đến từ chính bạn sinh viên đó. (gt thêm: các cụ có câu “ tiên trách kỉ , hậu
trách nhân”).

3.2 Kết quả sau khi ra đời không thụ động mà trái lại nó tác động ngược trở lại nguyên nhân đã sản sinh
ra nó

Sự tác động diễn ra theo 2 chiều hướng+ tích cực nó sẽ giups thúc đẩy sự hoạt động của nn

+ tiêu cực: cản trở sự hđ của nguyên nhân

Ví du: Trình độ dân trí thấp , khoa học kém phát triển dẫn tới nền kinh tế kém phát triển và sẽ đầu tư ít
cho giáo dục. Trình độ dân trí thấp chính là kết quả tác động trở lại với quá trình phát triển kinh tế làm
cho nền kinh tế phát triển chậm và dân trí lại tiếp tục xuống thấp, năng suốt lao động thấp. Ngược lại,
trình độ dân trí cao là kết quả của sự phát triển cả về kinh tế , chính trị, xã hội làm cho nền giáo dục quốc
dân phát triển đem lại một đội ngũ lao động với trình độ cao, năng suất lao động xã hội tăng và chắc
chắn làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển.

→Ý nghĩa; vấn đề td trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có một ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Nó
làm cho người ta phải dự kiến rất đầy đủ những hậu quả của cuộc sống xã hội, đặc biệt trong vấn đề đầu
tư một trong những yếu tố tạo ra nguyên nhân phát triển nền kinh tế đất nước rất cao nếu đúng đắn.

3.3. Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau

-Thứ nhất, nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng bản thân nguyên nhân lại là kết quả ở một mối quan hệ
nhân quả trước đó.Ngược lại, với tư cách là kết quả nhưng bản thân nó lại không dừng lại, nó lại tiếp tục
tác động và sự tác động của nó lại gây ra những kết quả khác.

Ta co thể tóm gọn chuỗi nn-kq này: A sinh ra B, B sinh ra C, C sinh ra D

-Thứ 2 nguyên nhân sinh ra kq nhưng kq lại có khả năng tác động ngược trở lại với nguyên nhân. Trong
mối quan hệ này, khi kq tác động trở lại với nn thì kq lại với tư cách là nguyên nhân chứ không phải là
kết quả nữa.

hay nói 1 cách khác đó là cái mà ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì ở thời
điểm , trong mối quan hệ khác lại là kết quả.

- Ví dụ: sự phân phối thu nhập trong xã hội không công bằng → mâu thuẩn xã hội nảy sinh→ tệ
nạn xã hội→nền kinh tế phát triển chậm lại

4. Ý nghĩa phương pháp luận

Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, ta rút ra ý nghĩa
phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:

a. Trong nhận thức

– Vì mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí con người nên chỉ có thể tìm
nguyên nhân của hiện tượng trong chính thế giới của hiện tượng chứ không thể ở bên ngoài.
– Do nguyên nhân luôn có trước kết quả nên khi tìm nguyên nhân của một hiện tượng, ta cần tìm trong
những mặt, những sự kiện, những mối liên hệ đã xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

– Bởi dấu hiệu đặc trưng của mối liên hệ nhân quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định
nguyên nhân của hiện tượng cần đặc biệt chú ý dấu hiệu đặc trưng này.

– Vì một hiện tượng có thê do nhiều nguyên nhân sinh ra nên trong quá trình tìm nguyên nhân của một
hiện tượng, ta cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra được kết quả tác động của từng mặt, từng sự kiện,
từng mối liên hệ cũng như từng tổ hợp khác nhau của chúng. Từ đó ta mới có thể xác định đúng về
nguyên nhân sinh ra hiện tượng.

– Vì một hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả, trong mối quan hệ khác có thể là nguyên nhân,
nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy, cần xem xét nó trong những mối quan hệ mà nó giữ vai trò là
nguyên nhân cũng như trong những quan hệ nó là kết quả.

b. Trong hoạt động thực tiễn

Vì mối liên hệ nhân quả mang tính tất yêu nên ta có thể dựa vào mối liên hệ nhân quả để hành động
thực tiễn. Khi hành động, ta cần chú ý:

– Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó, cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra nó.

– Muốn cho hiện tượng xuất hiện, cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết. Vì hiện tượng
này có thể do nhiều nguyên nhân tác động riêng lẻ hoặc đồng thời nên cần tùy hoàn cảnh cụ thể mà lựa
chọn phương pháp thích hợp.

– Trong hoặt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.
Vì chúng giữ vai trò quyết định trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng.
– Để đẩy nhanh hay kìm hãm, loại trừ sự biến đổi của một hiện tượng xã hội nào đó, ta cần làm cho các
nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều, hay lệch hoặc ngược chiều với chiều vận động của mối quan
hệ nhân quả khách quan.

Liên hệ với sinh viên: đưa ra ví dụ

Vd: thầy cô giáo truyền đạt kiến thức cho học sinh trong cùng 1 lớp học là nguyên nhân dẫn đến nhiều
kết quả học tập đạt được của họ. Cùng một nguyên nhân như vậy nhưng lại dẫn đến nhiều kết quả
khác nhau đối với từng học sinh. Cùng một bài giảng, cùng một thầy cô , cùng mọt khối lượng kiến
thức nhưng có ng hiểu nhiều , người hiểu ít, người hiểu sơ sơ và dẫn đến kết quả là có hs giỏi , khá,
trung bình

Chính vì vậy , để cho mình một kết quả tốt chúng ta cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân của nó, vị trí ,
vai trò của nó , trong khi phân tích từng nguyên nhân đó xác định rõ đâu là nguyên nhân chủ yếu, đâu
là nguyên nhân căn bản … và cuối cùng chúng ta phải có giải pháp để khắc phục nguyên nhân đó . và
đích cuối cùng là để có được kết quả học tập tốt hơn.

Kết Luận: trong slide….

You might also like