You are on page 1of 23

Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MÔ TẢ VÀ PHÂN BIỆT CÁC PHƯƠNG
PHÁP LAI PHÂN TỬ ( LAI TRONG DUNG
DỊCH, LAI TRONG PHA RẮN, LAI TẠI
CHỖ )
Ngành : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

GVHD: San Trâm Anh


1. Bạch Vũ Hoàng - 1911100344
2. Bùi Phương Linh - 1911100515
3. Diệp Trần Việt Khoa - 1911100349
4. Đặng Quốc Cường - 1911100237
Lớp: 19DSHA1-Nhóm11

TP. HỒ CHÍ MINH - 2021


1
Mục Lục
NỘI DUNG..............................................................................................3
I. CƠ SỞ CỦA SỰ LAI PHÂN TỬ.......................................................5
1. Khái niệm về “nhiệt độ nóng chảy” của DNA......................................5
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến “nhiệt độ nóng chảy” của DNA...............5
3. Khái niệm về lai phân tử.......................................................................6
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lai phân tử..............................................6
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI PHÂN TỬ...........................................7
1. Lai trong pha lỏng.................................................................................7
a. Nguyên tắc............................................................................................7
b. Phân tích định lượng các phân tử lai: có 3 phương pháp thường dùng 7
c. Các ứng dụng của phương pháp lai trong dung dịch:...........................8
2. Lai trong pha rắn...................................................................................9
a. Nguyên tắc............................................................................................9
b. Ứng dụng của các phương pháp lai trên pha rắn:.................................9
Các bước thực hiện Northern Blot..........................................................14
3. Lai tại chỗ...........................................................................................20
a. Nguyên tắc..........................................................................................20
b. Ứng dụng của các phương pháp lai....................................................20
III. TỔNG KẾT KHÁI QUÁT VỀ 3 PHƯƠNG PHÁP LAI............23
Kết luận chung về tầm quan trọng:.........................................................24

NỘI DUNG

2
I. CƠ SỞ CỦA SỰ LAI PHÂN TỬ
1. Khái niệm về “nhiệt độ nóng chảy” của DNA
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến “nhiệt độ nóng chảy” của DNA
3. Khái niệm về lai phân tử
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lai phân tử
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI PHÂN TỬ
1. Lai trong pha lỏng
a. Nguyên tắc
b. Phân tích định lượng các phân tử lai
 Phương pháp quang phổ kế
 Phương pháp đùng NUCLEASE S1
 Phương pháp sắc ký trên HYDROXYLAPATITE
c. Các ứng dụng của phương pháp lai trong dung dịch:
2. Lai trong pha rắn
a. Nguyên tắc
b. Ứng dụng của các phương pháp lai
 Southern Blot
 Northern Blot
 Western Blot
 Dot (slot) Blot
3. Lai tại chỗ
a. Nguyên tắc
b. Ứng dụng của các phương pháp lai
 Lai trên nhiễm sắc thể
 Lai trên khuẩn lạc
 Lai trên tế bào và mô
III. TỔNG KẾT KHÁI QUÁT VỀ 3 PHƯƠNG PHÁP LAI

3
I. CƠ SỞ CỦA SỰ LAI PHÂN TỬ

1. Khái niệm về “nhiệt độ nóng chảy” của DNA


Khi một phân tử DNA mạch đôi được đun lên một nhiệt độ vượt quá “nhiệt độ
nóng chảy” (Tm) thì 2 mạch sẽ tách rời nhau do sự phá vỡ các liên kết hydro nối
liền 2 mạch

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến “nhiệt độ nóng chảy” của DNA
 Ảnh hưởng của các thành phần base trong phân tử DNA
Do số lượng các liên kết hidro giữa A và T, G và C không bằng nhau (A=T; G
C) nên thành phần các base cấu tạo một DNA mạch đôi có ảnh hưởng rất quan
trọng cho sự bền vững của phân tử này, đặc biệt là tỷ lệ các base G, C. Trong điều
kiện chuẩn, Tm được đánh giá bằng công thức sau:

Tm = 69,3 + 0,41 (% G+C)


 Ảnh hưởng của độ dài đoạn DNA
Đọan DNA càng dài bao nhiêu thì số lượng liên kết hidro nối 2 mạch càng lớn bấy
nhiêu và do đó “nhiệt độ nóng chảy” cũng càng cao. Sự thay đổi Tm theo chiều dài
phân tử DNA được tính theo công thức sau:

∆Tm = -500/số lượng cặp base

Công thức trên cho thấy ảnh hưởng của độ dài chỉ quan trọng đối với những đoạn
DNA ngắn. Điều này chính là kết quả của tính “hợp tác” đã đề cập ở phần trên
 Ảnh hưởng của các điểm bắt cặp sai lệch
Những điểm bắt cặp sai lệch (A bắt cặp với C, G bắt cặp với T,…) sẽ làm giảm
tính ổn định của 1 phân tử lai. Thông thường người ta ước lượng Tm giảm 10C cho
mỗi 1% phần trăm bắt cặp sai lệch. Nhưng cũng như thành phần các base, các
mismatch chỉ có ý nghĩa thực tiễn đối với các đoạn DNA ngắn.

4
3. Khái niệm về lai phân tử
- Sau khi hai mạch của phân tử DNA tách rời nhau dưới tác động của Tm, sự bắt
cặp sẽ không xảy ra nếu nhiệt độ phản ứng hạ xuống đột ngột.

- Lúc đó phân tử DNA sẽ tồn tại trong môi trường ở dạng mạch đơn dưới một cấu
hình không gian vô trật tự. Ngược lại, nếu sau khi hai mạch tách rời, nhiệt độ được
giảm từ từ cộng với điều kiện thí nghiệm thích hợp, hai mạch sẽ bắt cặp trở lại.

 Hiện tượng này được gọi là sự lai phân tử (molecular hybridization).

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lai phân tử


 Nồng độ DNA và thời gian phản ứng:
- Nồng độ DNA, nghĩa là số lượng các trình tự bổ sung, càng cao thì xác suất tiếp
xúc với nhau càng tăng
 tốc độ phản ứng lai phân tử tăng lên.
- Thời gian phản ứng càng dài thì xác suất tiếp xúc càng lớn hơn và số lượng phân
tử lai tăng dần cho đến khi toàn bộ các trình tự bổ sung đều tái bắt cặp.
 Nhiệt độ:
Tốc độ phhản ứng lai phụ thuộc nhiệt độ. Thông thường phản ứng lai cực đại ở
nhiệt đố thấp hơn Tm của chính nucleic acid đó độ 25%.

 Độ dài của các trình tự:


Tốc độ lai tăng tỷ lệ thuận với căn bậc 2 của độ dài các trình tự bổ sung.

 Lực ion:
Nồng độ NaCl 1M làm tằng tốc độ phản ứng lên từ 5 đến 10 lần. Nồng độ NaCl
vượt quá 1,2M lại hoàn toàn không còn tác dụng.

5
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI PHÂN TỬ
1. Lai trong pha lỏng
a. Nguyên tắc
- Các trình tự bổ sung (các mạch đơn) nằm trong môi trường lỏng là 1 dung
dịch đệm.
- Sự lai phân tử này chỉ xảy ra khi các trình tự này gặp nhau do chuyển động
nhiệt và khi nhiệt độ môi trường thấp hơn Tm ít nhất vài độ.
b. Phân tích định lượng các phân tử lai: có 3 phương pháp thường dùng
 Phương pháp dùng quang phổ kế.
DNA mạch đôi hấp thu ánh sáng yếu hơn DNA mạch đơn.
Sự chuyển từ DNA mạch đôi sang dạng mạch đơn được xác định thông qua giá trị
mật độ quang (OD) ở bước sóng 260nm.
Giá trị mật độ quang tăng lên khi phân tử mạch đôi chuyển thành mạch đơn – hiện
tượng này gọi là “hiệu ứng siêu sắc”.
“Hiệu ứng siêu sắc”: nhuộm tím phân tử DNA, nếu đem chúng đun nóng lên và
làm lạnh từ từ thì kết quả là các phân tử DNA sẽ trở nên tím đậm hơn lúc đầu một
chút. Nếu hạ nhiệt độ một cách đột ngột thì chúng sẽ trở nên rất đậm. đó là do hiện
tượng các mạch đơn DNA hấp thu tia UV mạnh hơn DNA mạch đôi.
 Phương pháp dùng Nuclease S1.
Nuclease S1 là một enzyme có khả năng thủy giải các nucleic acid mạch đơn bất
kể DNA hay RNA.
Dung dịch phản ứng lai được trích ra 1 phần, đem xử lý với Nuclease S1
Các mạch đơn đều sẽ bị thủy giải, sản phẩm của phản ứng là oligonucleotides hoặc
nhóm nucleotide 5’ phosphoryl.
Các nuleic còn lại được thu nhận qua phương pháp tủa rồi đem định lượng.
 Phương pháp sắc kí trên hydroxylapatite.
Hydroxylapatite là những tinh thể phosphate calci.
Kĩ thuật này sử dụng các mồi đánh dấu để lai với DNA, RNA hoặc với các protein
ở trong tế bào mà không cần tách chiết.

6
Sau khi các hỗn hợp bị đốt nóng, chúng được làm lạnh để những mạch đơn va
chạm ngẫu nhiên. Các hỗn hợp được ủ khoảng 120h ở 60oC trong một dung dịch
đệm Natri phosphate.
Nhiệt độ này rất quan trọng bởi vì ở nhiệt độ thấp, sự bắt cặp sai lệch sẽ thường
xuyên hơn. Tại 60oC, DNA chỉ bắt cặp với mạch bổ sung của nó vì đa số các base
đủ cho mạch kép bền vững ở nhiệt độ này.
Kế tiếp, 1 mẫu của mỗi thể lai mạch đôi khác nhau tạo thành sẽ được đặt vào cột
của hydroxylapatite đã được dìm trong chậu nước 55oC. Khi mỗi thể lai tan chảy,
nó được rửa sạch cho vào lọ được xác định. Cuối cùng, 1 đường cong tan chảy sẽ
được vẽ với những kết quả của thí nghiệm này.
c. Các ứng dụng của phương pháp lai trong dung dịch:
 Tính được tỉ lệ % các trình tự giống nhau ở 2 loài gần nhau.
Việc lai DNA có thể đo mức độ tương đồng về DNA của các loài khác nhau.
Những DNA lai tương đồng nhiều hơn sẽ tan chảy ở nhiệt độ cao hơn. Kĩ thuật này
cho thấy rằng người và tinh tinh mang DNA giống nhau nhiều hơn so với DNA
của đười ươi hay khỉ đột.
 Phân tích các trình tự lặp lại.
Trong một trình tự DNA, một trình tự lặp lại nhiều lần sẽ có nhiều cơ may gặp
mạch bổ sung hơn so với một trình tự duy nhất.
Bộ gene của Eukaryote có trình tự lặp lại cao hơn Prokaryote.
 So sánh kích thước các bộ gen không chứa trình tự lặp lại.
Ở Prokaryote, bộ gene không chứa các trình tự lặp lại nên động học lai của tất cả
các trình tự là như nhau. Tính chất này được sử dụng để so sánh kích thước bộ
gene ở các loài sinh vật Prokaryote.
 Ưu điểm: hiệu quả của quá trình lai cao, quá trình phân tích và định lượng
các phân tử lai chính xác.
 Nhược điểm: quy trình làm phức tạp, khó thực hiện; khó tách các phân tử
lai ra khỏi quá trình; có thể xảy ra sự tái bắt cặp giữa hai mạch của cùng một
phân tử.

7
2. Lai trong pha rắn
a. Nguyên tắc
- Cùng nguyên tắc với lai trên pha lỏng.
- Điểm khác biệt là 1 trong 2 trình tự bổ sung (trình tự đích, trình tự cần tìm)
được cố định trên một giá thể rắn (màng nitrocellulose hay nylon).
 Ưu điểm:
+ Thao tác dễ dàng.
+ Tách trực tiếp DNA hay RNA gốc ở dung dịch thuốc thử.
+ Ngăn sự tái bắt cặp giữa 2 mạch của cùng một phân tử
 Nhược điểm:
+ Phân tích định lượng các phân tử lai kém chính xác.
+ Hiệu quả thấp
+ Vận tốc lai trên pha rắn < 10 lần so với vận tốc lai trên pha lỏng do một phần các
nucleic acid được cố định trên giá thể bị che khuất, không tiếp xúc được với các
trình tự bổ sung.
b. Ứng dụng của các phương pháp lai trên pha rắn:
- Lai trên pha rắn có rất nhiều ứng dụng, hiện nay có 4 phương pháp cơ bản đó là:
 Southern Blot
 Northern Blot
 Western Blot
 Dot (slot) Blot
- Nổi bật lên 3 phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp Southern
Blot, Northern Blot và Dot Blot.

8
SOUTHERN BLOT :
Mục đích : Phương pháp này dùng để định vị những trình tự đặc biệt trên DNA bộ
gen, hay những DNA kích thước nhỏ như DNA plasmid, phage,…
- Cơ sở của phương pháp là kỹ thuật chuyển (transfer) DNA tử gel lên màng
lai do Southern mô tả năm 1975

 Các ứng dụng quan trọng của Southern Blot:

- Lập bản đồ giới hạn của một gen.

- Phát hiện các đa dạng trình tự (fragment polymorphism) của cùng một gen ở các
chủng hay các cá thể khác nhau qua sự so sánh bản đồ giới hạn của chúng.

- Phát hiện các đột biến mất đoạn, đột biến điểm hay tái tổ hợp trên một gen vì
chúng làm thay đổi bản đồ giới hạn.

9
Các bước thực hiện Sounthern blot.

1) Hỗn hợp các đoạn DNA mạch đôi tạo bởi xử lý DNA bằng enzyme cắt đặc
hiệu được tách ra theo độ dài bằng điện di trên gel.
2) Một bản nitrocellulose hoặc nylon được đặt lên trên gel, các tờ giấy thấm
được đặt lên trên. Toàn bộ sẽ được đặt lên một lớp bọt biển trong dd alkali. Các
đoạn DNA đã được tách rời sẽ được chuyển lên bản nitrocellulose (hoặc nylon)
bằng blotting: dd đệm sẽ được hút lên qua gel → bản nitrocellulose → giấy
thấm, mang theo các đoạn DNA. Khi di qua bản nitrocellulose, các đoạn DNA
này sẽ được giữ lại và bám chặt trên đó.
3) Bản nitrocellulose được gỡ cẩn thận ra khỏi lớp gel.
4) Bản này được đặt vào trong một túi nhựa dán kín chứa dd đệm cùng với các
đoạn đầu dò phóng xạ DNA có trình tự đặc hiệu mong muốn. Túi sau đó được
để trong điều kiện thích hợp cho sự lai.
5) Bản được lấy khỏi túi và rửa sạch, để cho chỉ có những đầu dò đã lai với
DNA trên bản được giữ lại. Sau khi chiếu tia X, các DNA đã lai với đầu dò sẽ
cho một băng trên ảnh.

10
NORTHERN BLOT :

- Mục đích: nhằm xác định kích thước và hàm lượng của 1 mRNA đặc trưng trong
1 hỗn hợp RNA.

Các bước thực hiện Northern Blot

11
Bước 1: tách chiết và biến tính

 Tách chiết RNA ra khỏi tế bào


 Tiến hành điện di hỗn hợp RNA vừa tách trên gel agarose
 Làm biến tính các dải băng RNA trên gel nhờ dd formaldehyde
Bước 2: thẩm tích
Chuyển mRNA lên màng lai nitrocellulo hoặc nilon filte. Dựa trên
nguyên tắc mao dẫn: Đệm từ phía dưới được thấm một cách tự nhiên lên trên
chuyển các mạch DNA từ gel lên màng và bám chặt vào màng.
Bước 3: lai với mẫu dò (probe) có đánh dấu phóng xạ
- Ủ màng lai với mẫu dò (probe) có gắn đồng vị phóng xạ, hoặc chất phát
huỳnh quang.
- DNA cố định trên màng lai kết hợp Probe theo nguyên tắc bổ sung.
Bước 4: phóng xạ tự chụp
 Rửa trôi các probe không được gắn
 Làm khô
 Cho chụp phóng xạ tự động
 Phát hiện số lượng và vị trí nhờ phim phóng xạ tự ghi hoặc hiển thị huỳnh
quang

12
WESTERN BLOT:

- Protein sau khi được chiết tách và điện di trên polyacrylamide gel sẽ được chuyển
lân màng nitrocellulose.

- Protein cố định trên màng tạo ra những vệt (blot) có thể thăm dò (probe) được
nhờ sử dụng kháng thể.

- Trước khi thăm dò, các vị trí còn trống trên màng được trám bằng protein để ngăn
cản hiện tượng gắn không đặc hiệu của kháng thể lên màng.

- Sau đó 1 loại kháng thể (primary antibody) có kháng nguyên chính là protein
được xác định được thêm vào và kháng thể này sẽ gắn lên các vệt protein trên
màng.

- Một kháng thể khác (secondary antibody) có mang một lọai enzyme sẽ bắt cặp
với khácg thể ban đầu, enzyme trên phản ứng với cơ chế đặc hiệu tạo ra sản phẩm
kết tủa có màu tại vị trí của phức hợp kháng nguyên - kháng thể.

13
1. Chuẩn bị mẫu protein: protein có thể được tách chiết từ mẫu tế bào, mẫu mô và
được định lượng.

2. Điện di trên Gel bản mỏng SDS-PAGE (Electrophoresis)


Các phân tử protein sẽ được phân tách bởi quá trình điện di trên gel
polyacrylamide với sự có mặt của sodium dodecyl sulfate (SDS). SDS có thể biến
protein từ cấu trúc bậc 3 hoặc 2 thành cấu trúc bậc 1 đồng thời giúp protein mang

14
điện tích âm. Do đó, điện cực dương sẽ kéo protein mang điện tích âm di chuyển
trên gel, protein có trọng lượng phân tử thấp sẽ di chuyển nhanh hơn và ngược lại
protein có trọng lượng phân tử cao sẽ di chuyển chậm hơn.

3. Di chuyển lên màng Sinh học (Blotting)


Protein sẽ di chuyển từ gel sang màng sinh học có cấu tạo từ nitrocellulose (NC)
hoặc từ polyvinylidene difluoride (PVDF). Protein có thể bám trên màng
nitrocellulose nhờ tương tác kỵ nước. Còn màng PVDF cần phải được ngâm với
methanol trước khi sử dụng để hoạt hóa các nhóm điện tích dương trên màng, nhờ
đó protein mang điện tích âm có thể bám vào mang sau quá trình thẩm tích.

4. Phát hiện protein đích (Detection)


Tín hiệu của phân tử protein đích có thể được xác định thông qua phương pháp
trực tiếp bằng việc sử dụng một kháng thể sơ cấp duy nhất có tích hợp với chất xúc
tác sinh học (enzyme)

5. Tín hiệu của phân tử protein đích sẽ được biểu hiện như những vạch tín hiệu,
thông qua tấm phim X-quang (X-ray film) hoặc hệ thống cảm biến của máy tính.

6. Cường độ của các vạch tín hiệu của phân tử protein đích được biểu hiện trên tấm
film X-quang hoặc được xử lý thông qua hệ thống máy tính sẽ cung cấp các thông
tin về sự có mặt có phân tử protein đích trong hỗn hợp hay không, lượng protein
đích trong hỗn hợp ít hay nhiều. Ngoài ra, để đảm bảo độ chính xác trong so sánh
cường độ tín hiệu của protein đích với các protein khác, một số loại protein đối
chứng được dùng phổ biến như là Actin, GAPDH, Tubulin, Porin, Histone 2B,
PCNA.

15
ĐIỂM KHÁC NHAU CỦA 3 PHƯƠNG PHÁP

DOT VÀ SLOT BLOT:


Mục đích: định lượng tương đối cho 1 RNA đặc trưng trong 1 hỗn hợp RNA mà
không cần phải phân tách chúng ra. Phương phá này có thể sử dụng cho RNA.

Trong phương pháp này người ta không chuyển acid nulceic từ gel lên màng mà
đặt trực tiếp 1 lượng mẫu nhỏ lên màng lai (thành 1 điểm Dot hay 1 khe Slot). Quá
trình lai và phân tách phân tử lai giống như đề cập ở phần trên. Bản phóng xạ tự
ghi sau đó được phân tích bằng kỹ thuật mật độ kế cho phép ước lượng số lượng

16
các phân tử lai có trong mẫu. Trong thục nghiệm, người ta sử dụng một dụng cụ
(tên là manifold) cho phép đặt một lúc nhiều mẫu DNA hay RNA lên màng lai.

17
3. Lai tại chỗ
a. Nguyên tắc
- Lai tại chỗ được phát triển từ phép lai Southern blot.
- Kỹ thuật này sử dụng các mồi đánh dấu (đoạn nucleotide hoặc kháng thể)
để lai với ADN, ARN hoặc với các protein ơ trong các tế bào mà không cần
tách chiết.
Ứng dụng: định vị gen trên NST, phát hiện dòng vi khuẩn tái tổ hợp, nghiên cứu
một RNA chuyên biệt trong tế bào và mô.
b. Ứng dụng của các phương pháp lai
LAI TRÊN NGHIỄM SẮC THỂ
 Các NST ở giai đoạn trung kì được xử lí bằng các kỹ thuật tế bào học trên
lame. 
 NST cố định trên lame được đem lai với mẫu dò có đánh dấu phóng xạ.
 Để phát hiện phân tử lai, người ta sẽ phủ lên lame mô ̣t huyền dịch
(emulsion) nhạy cảm với tia xạ
 Sau mô ̣t thời gian cho tia xạ tác động lên huyền dịch. Lame được quan sát
dưới kính hiển vi, kết quả thể hiện thành những hạt nằm trong lớp huyền
dịch ngay trên vị trí có phân tử lai.
LAI TRÊN KHUẨN LẠC
 Mỗi khuẩn lạc sẽ để lại vài tế bào vi khuẩn trên màng lai.
 Màng lai sẽ được xử lí bằng NaOH để làm vỡ tế bào vi khuẩn và làm biến
tính DNA
 Cố định DNA trên màng và tiến hành các phương pháp lai như các phương
pháp lai pha rắn khác.
 Kết quả phép này xác định dòng vi khuẩn cần tìm trên hộp petri ban đầu.
Dòng này sẽ được thu nhận và phân tích

18
LAI TRÊN TẾ BÀO VÀ MÔ
- Mục đích: Trong tế bào và mô, các RNA, đặc biệt là các mRNA có sự phân
bố không gian xác định. Sự phân bố không gian này liên quan đến chức năng điều
hòa cũng như tương tác giữa mRNA với các thành phần khác của tế bào và mô.
Để nghiên cứu trên mRNA đã tách chiết và tinh sạch không cho phép thu nhận
các thông tin vừa kể, người ta dùng phương pháp lai trên tế bào và mô.
- Nghiên cứu trên RNA đã tách chiết và tinh sạch không cho phép thu nhận
các thông tin vừa kể  sử dụng pp lai trên tế bào và mô.
- Mô được xử lí bằng các phương pháp mô học (cố định, khử nước, tẩm
parafin, cắt những lát mỏng từ 7 – 10 µm, trải trên lam). Kết quả đọc trực tiếp
trên lame nhờ kính hiển vi.

19
III. TỔNG KẾT KHÁI QUÁT VỀ 3 PHƯƠNG PHÁP LAI
Lai trong pha lỏng Lai trên pha rắn Lai tại chỗ

- Các trình tự bổ sung (các - Giống pha lỏng - Lai tại chỗ được
mạch đơn) nằm trong môi điểm khác biệt là 1 phát triển từ phép lai
trường lỏng là 1 dung dịch trong 2 trình tự bổ Southern Blot.
đệm. sung (trình tự đích, - Kỹ thuật này sử
- Sự lai phân tử này chỉ xảy trình tự cần tìm) được dụng các mồi đánh
ra khi các trình tự này gặp cố định trên một giá dấu (đoạn nucleotide
Nguyên tắc nhau do chuyển động nhiệt thể rắn (màng hoặc kháng thể) để lai
và khi nhiệt độ môi trường nitrocellulose hay với DNA, RNA hoặc
thấp hơn Tm ít nhất vài độ. nylon). với các protein ở
- Vì thế vận tốc lai trong các tế bào mà
trên pha rắn kém gấp không cần tách chiết.
10 lần vận tốc lai trên
pha lỏng

- Phương pháp dùng quang - Southern Bot - Lai trên khuẩn lạc.
phổ kế. - Northern Blot - Lai trên nhiễm sắc
Phương pháp
- Phương pháp dùng - Western Blot thể.
sử dụng phổ
Nuclease S1. - Dot (slot) Blot - Lai trên tế bào và
biến
- Phương pháp sắc kí trên mô
hydroxylapatite.

- Tính tỉ lệ % các trình tự - Lập bản đồ giới hạn - Định vị chính xác vị
giống nhau ở 2 loài gần của một gen. trí và sự phân bố của
nhau. - Phát hiện các đa một mRNA trong
- Phân tích các trình tự lặp dạng trình tự một nhóm tế bào
lại (fragment chuyên biệt của tổ
- So sánh kích thước các bộ polymorphism) của chức.
gen không chứa trình tự lặp cùng một gen ở các - Xác định được mối
lại chủng hay các cá thể tương qua giữa hoạt
Ứng dụng khác nhau qua sự so động phiên mã và
sánh bản đồ giới hạn dịch mã của một gen
của chúng. - Xác định vị trí, sự
- Phát hiện các đột phân bố và tương tác
biến mất đoạn, đột giữa các mRNA tham
biến điểm hay tái tổ gia vào 1 quá trình
hợp trên một gen vì sống.
chúng làm thay đổi
bản đồ giới hạn.

20
Kết luận chung về tầm quan trọng:
- Lai xuyên loài.
- So sánh kích thước các bộ gen không chứa các trình tự lặp lại.
- Lập bản đồ giới hạn của 1 gen, phát hiện các đột biến.
- Tìm hiểu sự phân bố của mRNA, ảnh hưởng đến chức năng, sự điều hòa biểu
hiện và sự tương tác của chúng đến các thành phần khác của tế bào và mô.

21
CÂU HỎI QUIZIZZ

22
23

You might also like