You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TPHCM




THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐÈN


GIAO THÔNG LÀM VIỆC VỚI THỜI GIAN THỰC TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

(Môn học: PLC – Khoa Điện)

MÃ SỐ LỚP HP: 03CLC (Chiều t2 tiết 7 – 8)


GVHD: TRẦN VI ĐÔ
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 02
HỌC KỲ: I –NĂM HỌC: 2020 – 2021

Thành Phố HỒ CHÍ MINH


Tháng 7 Năm 2020
Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:

1. Phạm Công Thành - 19147144


2. Nguyễn Đăng Khoa - 19147115

ĐIỂM:

NHẬN XÉT CỦA GV:

Giáo Viên ký tên


LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói hiện nay tình hình giao thông ở Việt Nam nói chung và những nơi đông
dân tập trun nói riêng ngày một là một trong những vấn đề gây nhức nhối phổ biến
đối với chúng ta do tình trạng kẹt xe liên tục vào những khung giờ cao điểm, có rất
nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan gây ra tình trạng ùn tắc giao
thông, một trong những nguyên nhân nên kể đến đó là lỗi của đèn giao thông do một
số giây hay phút cố định nào đó lệch đi.

Nhận thấy được vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Thiết kế
mạch điều khiển hệ thống đèn giao thông”.

Đến với đề tài này, với việc nghiên cứu và làm việc với phần mềm PLC nhóm chúng
em đã một phần hiểu hơn về PLC cũng như là tích lũy thêm được những kiến thức,
kỹ năng quan trọng trong vấn đề làm việc với PLC nói chung và cách giải quyết vấn
đề trên PLC một cách tối ưu nói riêng. Nhóm chúng em mong rằng sẽ nhận được sự
góp ý chân thành từ phía thầy để nhóm có thể nâng cao và phát triển hơn nữa trong
đề tài này.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Trần Vi
Đô, trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn PLC – Khoa Điện nhóm đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết từ phía thầy để chúng
em có thể hoàn thành trọn vẹn đề tài “Thiết kế mạch điều khiển hệ thống đèn giao
thông”.

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn
tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Cá nhân mỗi thành viên trong nhóm chúng
em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ để bài tiểu luận của nhóm được
hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng xin kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường
sự nghiệp giảng dạy.

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG ............................................................................................ 4
1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 4
1.2 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................................ 4
1.3 Phương pháp thực hiện đề tài ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................ 5
2.1. Bộ Điều Khiển PLC S7 – 1200 ......................................................................................... 5
2.1.1. Giời thiệu chung về PLC S7 – 1200 ............................................................................. 5
2.1.2. Một số module PLC S7 – 1200 ..................................................................................... 6
2.1.3. Ứng dụng của PLC trong đề tài:.................................................................................... 6
2.2. TIA Portal ......................................................................................................................... 7
2.2.1. Giới thiệu SIMATIC STEP 7 ........................................................................................ 7
2.2.2. Giao thức kết nối ........................................................................................................... 7
2.2.3. Làm Việc Với TIA Portal V16 ...................................................................................... 7
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VÀ VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ................................... 11
3.1. Giới Thiệu ....................................................................................................................... 11
3.1.1. Sơ Đồ Khối Mô Phỏng: ............................................................................................... 11
3.2. Thực Hiện Ý Tưởng ........................................................................................................ 12
3.2.1 Làm Việc Với TIA Portal V16 ......................................................................................... 12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ......................................................................................... 17
4.1. Kết Quả Thực Hiện ......................................................................................................... 17
4.2. Đánh Giá ......................................................................................................................... 23
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .............................................................. 24
5.1. Kết Luận ......................................................................................................................... 24
5.2. Hạn Chế Của Đề Tài ....................................................................................................... 24
5.3. Hướng Phát Triển............................................................................................................ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 25

3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG

1.1 Lý do chọn đề tài

Với mục đích áp dụng kiến thức đã học ở trường, sự hướng dẫn của giảng viên về
thiết kế, lập trình mạch điện của bộ môn PLC – Khoa Điện, nhóm chúng em muốn thiết
kế được một hệ thống gói gọn tất cả các điều trên vào một đề tài liên quan đến nó.

1.2 Mục tiêu của đề tài

Tìm hiểu sâu và rõ ràng về những vấn đề liên quan đến việc lập trình, xử lí thông tin
cũng như là làm việc với phần mềm PLC. Đặc biệt là thiết kế được một mạch điện điều
khiển đèn giao thông làm việc với chế độ giống với thời gian làm việc thực tế của đèn
với một phương pháp tối ưu nhất có thể.

1.3 Phương pháp thực hiện đề tài

Các bước thực hiện đề tài:

4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Bộ Điều Khiển PLC S7 – 1200

2.1.1. Giời thiệu chung về PLC S7 – 1200


Bộ điều khiển PLC S7 – 1200 là bộ điều khiển logic lập trình (PLC) được sử
dụng linh hoạt và khả năng mở rộng phù hợp đối với hệ thống vừa và nhỏ.

Thiết kế nhỏ gọn, cấu hình linh động, hỗ trợ mạnh mẽ về tập lệnh đã làm cho
PLC S7 – 1200 trở thành một giải pháp hoàn hảo trong công việc điều khiển, ứng
dụng trong thực tế.

Hình 1.1 Bộ điều khiển PLC S7 – 1200


Cấu tạo gồm 4 bộ phận cơ bản: bộ nguồn, bộ xử lí, bộ nhớ, bộ giao tiếp xuất/nhập
- Bộ nguồn có nhiệm vụ cấp nguồn điện cho thiết bị xử lí và các mạch điện trong
module giao tiếp nhận và xuất hoạt động.
- Bộ xử lí còn được gọi là bộ xử lí trung tâm (CPU), chứa bộ vi xử lí, biên dịch
các tín hiệu nhập và thực hiện các hoạt động điều khiển theo chương trình được

5
lưu trong bộ nhớ PLC. Truyền các quyết định dưới dạng tín hiệu hoạt động các
thiết bị xuất.
- Bộ nhớ là nơi lưu trữ chương trình được sử dụng cho các hoạt động điều khiển
dưới sự kiểm soát của bộ vi xử lí.
- Các thành phần nhập và xuất (input/output) là nơi bộ nhớ nhận thông tin từ các
thiết bị ngoài vi và truyền thông đến các thiết bị điều khiển.
2.1.2. Một số module PLC S7 – 1200

Hình 1.2 Một số module PLC S7 – 1200 thông dụng

2.1.3. Ứng dụng của PLC trong đề tài:

6
Trong đề tài chúng em chọn và sử dụng bộ điều khiển PLC S7 – 1200 CPU
1214C DC/DC/DC làm bộ điều khiển chính, để nhận các tín hiệu diều khiển, xử lí
theo chương trình đã được lập trình sẵn và điều khiển ngõ ra mạch hệ thống đèn giao
thông.

2.2. TIA Portal


2.2.1. Giới thiệu SIMATIC STEP 7
Phần mềm cơ sở tích hợp tất cả phần mềm lập trình điều khiển co hệ thống tự
động hóa và truyền động điện, với tên gọi Totally Integrated Automation Portal (TIA
Portal). Đây là phần mềm lập trình điều khiển trực quan, hiệu quả và xác thực giúp
người sử dụng thiết kế toàn bộ chương trình tự động hóa một cách tối ưu chỉ trong
một giao diện phần mềm duy nhất.

Sử dụng phần mềm STEP7 cho phép người dung viết chương trình điều khiển
cho các thiết bị trong một dự án.

PLC sẽ giám sát và điều khiển các thiết bị thông qua chương trình S7. Việc định
địa chỉ các Moules xuất/nhập có thể được thực hiện bằng phần mềm. Chương trình
sẽ được chuyển xuống CPU bằng cáp giao tiếp
2.2.2. Giao thức kết nối
- Để có thể kết nối giữa thiết bị và phần mềm TIA Portal cần có kết nối TCP/IP.
- Đề PC và SIMATIC S7 – 1200 có thể giao tiếp với nhau, điều quan trọng là địa
chỉ IP của cả hai thiết bị phải phù hợp với nhau
2.2.3. Làm Việc Với TIA Portal V16
- Khởi động chương trình TIA Portal V16:

7
Hình 2.1 Giao diện ban đầu của TIA Portal V16

- Tạo project và chọn CPU:

Hình 2.2 Giao diện TIA portal V16

- Chọn cấu hình và màn hình lập trình chính:

8
Hình 2.3 Màn hình lập trình chính của TIA Portal V16

- Chọn lệnh cần sử dụng và viết chương trình:

Hình 2.4 Màn hình lập trình chính của TIA Portal V16

- Nạp chương trình cho PLC:

9
Hình 2.5 Nạp chương trình cho PLC từ TIA Portal V16

- Hoàn tất quá trình nạp chương trình cho PLC và chạy module:

Hình 2.6 Hoàn thành việc nạp chương trình cho PLC

10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VÀ VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU
KHIỂN

3.1. Giới Thiệu


- Mạch điện của hệ thống đèn giao thông được thiết kế và lập trình để mạch thực
hiện chức năng điều khiển hệ thống đèn giao thông với chế độ làm việc cũng như
là thời gian được cài đặt giống như trên thực tế.

- Chế độ làm việc của hệ thống đèn giao thông thực tế:

Vào ban ngày: Đèn giao thông hoạt động với thông số thời gian sáng của ba loại
đèn như bảng sau:

Xanh 1 Vàng 1 Đỏ 1 Xanh 2 Vàng 2 Đỏ 2


7s 3s 10s 7s 3s 10s

Vào ban đêm (từ 23h đến 5h):

Đèn giao thông làm việc với chế độ cảnh báo nghĩa các đèn đỏ và đèn xanh đều
đồng loạt được tắt chỉ có các đèn vàng hoạt động.

3.1.1. Sơ Đồ Khối Mô Phỏng:

Hình 3.1 Sơ đồ khối mô phỏng

- Hệ thống điều khiển: Hệ thống những nút nhấn và switch để chọn và điểu khiển.

11
- Bộ điều khiển PLC: Có nhiệm vụ nhận và xử lý tín hiệu, từ đó dựa vào thuật toán
đã được người dung lập trình để xuất ra tín hiệu cho hệ thống đèn giao thông.

- Hệ thống đèn giao thông: Đối tượng được điều khiển và để hiển thị tín hiệu đèn
giao thông

Lưu Đồ Thuật Giải:

Hình 3.2 Lưu đồ thuật giải

3.2. Thực Hiện Ý Tưởng


3.2.1 Làm Việc Với TIA Portal V16
- Với những ý tưởng đã đề ra nhóm đã viết chương trình cho TIA Portal V16 gồm 7
network với chi tiết cụ thể như sau:

12
Network 1: Khởi Động Hệ Thống Đèn Giao Thông

Ở network 1 là mạch khởi động hệ thống đèn gồm các nút Start/Stop và tiếp điểm
duy trì Q0.0 (với tiếp điểm duy trì, hệ thống sẽ được duy trì tín hiệu làm việc –
nguồn điện – sau khi đã nhấn nút Start).

Hình 3.2.1 Network 1

Network 2: Tạo Bộ Đếm Thời Gian Của Chế Độ Làm Việc Vào Ban Ngày

Ở network 3 là mạch khởi động bộ đếm thời gian (timer T1) khi hệ thống đèn đã
được khởi động – cấp điện – lúc này tiếp điểm thường hở Q0.0 có điện sẽ đóng lại
và timer T1 có điện, bộ đếm bắt đầu đếm thời gian, điều khiển hệ thống làm việc.

Hình 3.2.2 Network 2

Network 3: Mạch Điều Khiển Chế Độ Làm Việc Vào Ban Ngày

13
Ở network 3 là mạch điều khiển hệ thống đèn giao thông với các đèn tín hiệu làm
việc ở chế độ mặc định vào ban ngày, trong network 3 nhóm sử dụng tập lệnh so
sánh để lập trình cho mạch điều khiển.

Hình 3.2.3 Network 3

Network 4: Bộ Cài Đặt Thời Gian Theo Thời Gian Thực (Read Local Time)

14
Ở network 4 là mạch cài đặt thời gian theo thời gian làm việc của hệ thống đèn
giao thông thực tế.

Hình 3.2.4 Network 4

Network 5: Mạch Khởi Động Chế Độ Làm Việc Vào Ban Đêm

Ở network 5 là mạch khởi động hệ thống làm việc ở chế độ ban đêm, lúc này trong
khung giờ được cài đặt tiếp điểm Q0.7 có điện điều khiển 2 tiếp điểm thường đóng
Q0.7 ở network 2 và network 3 hở ra, ngắt điện cho hệ thống đồng thời điều khiển
tiếp điểm thường hở Q0.7 ở network 6 đóng lại, điều khiển hệ thống làm việc ở
chế độ ban đêm.

Hình 3.2.5 Network 5

Network 6: Tạo Bộ Đếm Thời Gian Của Chế Độ Làm Việc Vào Ban Đêm

15
Ở network 6 là mạch khởi động bộ đếm thời gian (timer T2), khi tiếp điểm thường
hở Q0.7 có điện sẽ đóng lại và timer T2 có điện, bộ đếm bắt đầu đếm thời gian,
điều khiển hệ thống làm việc.

Hình 3.2.6 Network 6

Network 7: Mạch Điều Khiển Chế Độ Làm Việc Vào Ban Đêm Ở network 7 là
mạch điều khiển hệ thống đèn giao thông với các đèn tín hiệu làm việc ở chế độ
mặc định vào ban ngày, trong network 7 nhóm cũng sử dụng tập lệnh so sánh như
ở network 3 để lập trình cho mạch điều khiển.

Hình 3.2.6 Network 7

16
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN

4.1. Kết Quả Thực Hiện


- Sau khi viết lập trình với TIA Portal V16 và nạp chương trình vào cho PLC nhóm
thu được kết quả như sau:

Chạy chương trình và nhấn vào nút Start, bộ đếm thời gian bắt đầu hoạt động và trong
khoảng 0s – 7s đèn XANH1 sáng

Hình 4.1 Khởi động hệ thống và đèn XANH1 sáng

Trong khoảng 7s – 10s thì đèn XANH1 tắt đồng thời đèn VÀNG1 sáng, trong khoảng
tổng thời gian 2 đèn XANH1 và VÀNG1 sàng thì đồng thời đèn ĐỎ2 hoạt động

17
Hình 4.2 Đèn XANH1 tắt, đèn VÀNG1 sáng

Trong khoảng thời gian 10s – 17s thì đèn XANH2 sáng

Hình 4.3 Đèn XANH2 sáng

Trong khoảng 17s – 20s thì đèn XANH2 tắt đồng thời đèn VÀNG2 sáng và trong tổng
thời gian 2 đèn XANH2, VÀNG2 sáng thì đèn ĐỎ1 cũng hoạt động
18
Hình 4.4 Đèn XANH2 tắt, đèn VÀNG2 sáng

Mạch thời gian đang hiển thị 18 giờ, lúc này thời gian hiển thị không nằm trong khung
thời gian đã được cài đặt trên mạch điều khiển chế độ làm việc cho ban đêm nên mạch
điều khiển ở chế độ mặc định vào ban ngày vẫn hoạt động bình thường

Hình 4.5 Mạch thời gian điều khiển chế độ làm việc ban đêm

Tiến hành cài đặt thời gian thực đến khung giờ 23h30’
19
Hình 4.6 Thao tác cài đặt khung giờ thực

Vì lúc này thời gian hiển thị đã nằm trong khoảng thời gian thực đã cài đặt nên
Q0.7 có điện

Hình 4.7 Mạch điều khiển chế độ làm việc ban đêm có điện

20
Lúc này tiếp điểm thường đóng Q0.7 trở thành tiếp điểm thường hở ngắt timer T1
và mạch đèn giao thông ngừng hoạt động

Hình 4.7 Mạch hệ thống ngừng hoạt động

Nhưng đồng thời 1 tiếp điểm thưởng hở Q0.7 trở thành tiếp điểm thường đóng cấp
điện cho bộ đếm timer T2, lúc này 2 đèn VÀNG1 và VÀNG2 sáng theo chu kỳ 3s
tắt – 2s sáng (chế độ cảnh báo)

21
Hình 4.8 Đèn VÀNG1, VÀNG2 hoạt động với chế độ cảnh báo

Với thao tác nhấn nút Stop, toàn bộ mạch được ngắt điện và ngừng hoạt động hoàn
toàn

22
Hình 4.9 Nhấn nút Stop, hệ thống ngừng hoạt động

4.2. Đánh Giá


- Mạch làm việc tương đối ổn định và chính xác với mục đích mà nhóm đã lên ý
tưởng.
- Bên cạnh đó, đối với mạch điều khiển đã được thiết kế này, nhóm cho rằng đây
vẫn chưa phải là một thiết kế tối ưu nhất cho mục đích hiện tại đã được ra.

23
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

5.1. Kết Luận


Nhóm đã hoàn thành đề tài “Thiết kế mạch điều khiển hệ thống đèn giao thông làm
việc với thời gian thực tế”, đảm bảo được mục tiêu của đề tài đã đặt ra trước đó:

- Thiết kế, xây dựng mạch điểu khiển hệ thống đèn giao thông

- Lập trình PLC điều khiển đèn giao thông làm việc ở chế độ mặc định vào ban
ngày và chế độ cảnh báo vào ban đêm.

5.2. Hạn Chế Của Đề Tài


- Do mặt đặc thù về thời gian cũng như là kiến thức còn hạn chế nên việc áp dụng
kiến thức vào làm thực tế còn đang gặp một số trở ngại, thiếu sót nhất định trong
việc thiết kế, viết mạch điều khiển cũng như việc tìm kiếm tài liệu cho đề tài.

- Thêm vào đó thuật toán của chương trình viết còn chưa được ở mức tối ưu hóa
nhất.

5.3. Hướng Phát Triển


- Khắc phục những hạn chế về mặt thiết kế, viết chương trình cũng như xây dựng
thuật toán bằng cách tìm hiểu và nâng cao kiến thức của mỗi cá nhân thành viên
trong nhóm.

- Tìm hiểu và đưa ra những ý tưởng mới hơn về đề tài thiết kế mạch điện điều
khiển nói chung và đề tài đèn giao thông nói riêng.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Văn Hiếu, Tự động Hóa PLC S7 – 1200 với TIA Portal, Nhà xuất bản Khoa
Học và Kỹ Thuật

[2]. Siemens, SIMATIC S7 – 1200 Programmable controller

[3]. Web: http//www.automation.org.vn/

[4]. Web: http//www.automation.siemens.com/

25

You might also like