You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ- TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ BẢN


THIẾ T KẾ MẠ CH IN SỬ DỤ NG PHẦ N MỀ M ORCAD
MẠ CH LED RƯỢ T ĐUỔ I

Giá o viên hướ ng dẫ n : Thầ y giá o Vũ Hồ ng Vinh

Sinh viên thự c hiện : Trầ n Minh Hù ng

MSSV : 20161989

Lớ p : KT ĐTTT 04 K61

HÀ NỘI, 2017

1
2
I. Giới thiệu mạch led rượt đuổi
1. Chức năng, ứng dụng của mạch

Mạch led rượt đuổi là mạch điện tử cơ bản, đây là mạch đèn trang trí ứng
dụng IC555 và 4017 rất đơn giản nhưng hiệu ứng khá đẹp mắt. IC555 đóng
vai trò xung kích cho 4017 thực hiện đếm. Tốc độ chuyển động của đèn
được quyết định dựa vào tần số của 555.

Hình 1.1 Mạch led rượt đuổi

2. Các linh kiện sử dụng trong mạch

Tên linh kiện Thư viện chứa linh kiện

Điện trở Discrete


Tụ phân cực Discrete
LED Discrete
Chân Mass Source
Nguồn Connector
LM555 MISCLINEAR

4017 COUNTER

Biến trở Discrete

3
II. Thiết kế mạch nguyên lý bằng Capture CIS
Để tạo sơ đồ nguyên lý, ta sử dụng chương trình Capture CIS của OrCAD
9.2. Chọn biểu tượng Capture CIS ngoài màn hình sau khi cài đặt. Trên
cửa sổ OrCAD Capture CIS vừa xuất hiện ta nhấp chuột vào
New>Project. Hộp thoại New project hiện ra, nhập tên project trong
phần Name ( mỗi project nên lưu vào 1 thư mục riêng vì trong orcad 1
project có thể tạo ra rất nhiều file) và đường dẫn đến vị trí lưu project
trong phần Location.

Hình 2.1 Tạo file project mới


Tiếp theo, để lấy linh kiện ra ta chọn vào biểu tượng góc bên phải màn
hình như hình dưới đây:

4
Hình 2.2 Lấy linh kiện

Khi đó hộp thoại Place Part xuất hiện, tiến hành lấy linh kiện trong thư viện ra,
nhấp chuột vào Add library…

Hình 2.3 Thêm thư viện lấy linh kiện


5
Hộp thoại Browse File xuất hiện

Hình 2.4 Thêm thư viện

Ta chọn các thư viện rồi chọn Open ta sẽ được danh mục thư viện như sau:

Hình 2.5 Danh mục thư viện sau khi thêm

6
Để lấy linh kiện, ta chọn vào thư viện sau đó nhập tên linh kiện vào ô Part, sau đó
chọn trong part list bên dưới và chọn Ok

Hình 2.6 Lấy điện trở R

Chọn vị trí thích hợp và nhấp chuột trái để đặt linh kiện

Hình 2.7 Đặt vị trí của điện trở

7
Tương tự ta chọn 4017:

Hình 2.8 Lấy 4017

Chọn LM555

Hình 2.9 Lấy LM555

8
Chọn LED

Hình 2.10 Lấy đèn Led

Chọn tụ phân cực

Hình 2.11 Lấy tụ phân cực

9
Chọn nguồn

Hình 2.12 Lấy nguồn

Chọn biến trở

Hình 2.13 Lấy biến trở

10
Để lấy Mass ta chọn biểu tượng

Hình 2.14 Lấy Mass

Rồi chọn

Hình 2.15 Lấy Mass

Sau khi lấy đủ linh kiện và sắp xếp, trong quá trình sắp xếp có thể xoay linh kiện
bằng phím tắt R hoặc H. Tiến hành đi dây cho mạch nguyên lý, chọn biểu tượng

11
 trên thanh công cụ hoặc phím tắt W. Ta được mạch nguyên lý :

12
a

Hình 2.16 Sơ đồ mạch nguyên lý

13
Để có thể chuyển sang bước vẽ mạch in bằng Layout ta cần tạo file *.mnl
trước. Chọn nút Restore của cửa sổ vẽ mạch để tạm thu màn hình làm việc
đó lại. Chọn file mạch sơ đồ nguyên lý ở bên cửa sổ quản lý(mặc định là
PAGE1), sau đó bấm biểu tượng trên thanh công cụ để kiểm tra sơ đồ
nguyên lý. Hộp thoại Design rule check xuất hiện ấn Ok để kiểm tra. Nếu
báo lỗi thì mở file vừa vẽ để chỉnh sửa lại cho đúng .

Hình 2.17 Hộp thoại kiểm tra mạch nguyên lý

Nếu không báo lỗi thì tiếp tục chọn biểu tượng trên thanh công cụ. Hộp thoại
Creat Netlist xuất hiện chọn tab Layout và ấn Browse… ở phần Netlist File để xác
định chỗ lưu file *.mnl, sau đó nhấn Ok để hoàn tất việc tạo file*.mnl.

14
Hình 2.18 Tạo file Netlist

III. Thiết kế mạch bằng Layout Plus

Mở phần mềm Layout Plus. Chọn File>New. Hộp thoại Load Template File xuất
hiện, bên trong hộp này là danh sách các bản mạch, ta thường chọn luôn là file
mặc định DEFAULT.TCH rồi Open

15
Hình 3.1 Chọn danh sách các bản mạch

Hộp thoại Load netlist source xuất hiện. Trong hộp thoại này ta chọn tập tin
*.mnl đã tạo ra để tiến hành vẽ mạch in, rồi ấn Open. Lúc này hộp thoại Save
File As sẽ xuất hiện và yêu cầu nhập tên để lưu bản mạch rồi ấn nút Save để
tiếp tục.

Nếu những linh kiện lần đầu được sử dụng thì sẽ xuất hiện bảng Link footprint
to compoment… để chọn chân đế có sẵn trong các thư viện của OrCAD hoặc có
thể tạo chân linh kiện mới hay chỉnh sửa các linh kiện có sẵn bằng cách chọn
vào dòng Creat or modify footprint library…

Hình 3.2 Yêu cầu chọn chân cho LM555

16
Hình 3.3 Chọn chân cho 4017 trong thư viện DIP100T

Tương tự ta chọn chân cho các linh kiện điện trở, biến trở, Led và nguồn.

Sau khi việc chọn đế chân cho các linh kiện hoàn tất, trên màn hình sẽ xuất hiện
toàn bộ hình dạng chân cắm của linh kiện và các dây nối linh kiện.

Hình 3.2 Thiết kế bằng Layout

Tiếp theo ta nháy chuột vào công cụ Reconector Mode để ẩn đi các đường dây
vàng đỡ rối mắt và dễ dàng hơn cho việc bố trí, sắp xếp các linh kiện.

17
Để xoá bớt chữ, ký hiệu không cần thiết, ta nháy vào Text Tool rồi chọn các ký tự
cần xoá.

Tiếp theo là là chọn lớp vẽ mạch in, nháy chuột vào biểu tượng View Spreadsheet
sau đó chọn Strategy>Route Layer. Hộp thoại Route Layer xuất hiện, tại mục
Enable nhấp chọn các lớp không vẽ mạch in, sau đó nhấn phải chuột và chọn lệnh
Properties, bỏ dấu đánh trong ô Routting Enable rồi ấn Ok.

Hình 3.3 Chọn lớp vẽ mạch in

Tiếp theo ta sẽ chỉnh độ rộng đường Nets. Nháy vào biểu tượng View
Spreadsheet sau đó chọn Nets. Các đường Mass và nguồn nên chọn độ rộng to
hơn các đường tín hiệu.

18
Chọn lệnh Auto>Autoroute>Board để dây mạch in tự động chạy. Sau đó hộp thoại
thông báo vẽ mạch hoàn thành xuất hiện, nhấn OK để tiếp tục. Lúc này nếu còn
các dây chưa được chạy màu vàng ta cần phải chọn chế độ vẽ tay Edit Segmaent
Mode, nhấp chuột vào đường mạch cần vẽ, di chuyển đến vị trí phù hợp, chạy hết
các đường mạch còn lại nhớ là các đường mạch không cắt nhau.

Ta tiếp tục phủ Mass cho mạch điện, do mạch có nhiều đường tín hiệu nên việc
phủ Mass làm cho mạch vừa chắc chẵn, chống nhiễu, đỡ tốn thuốc khi rửa sạch và
thời gian rửa mạch nhanh. Ta dùng công cụ Obstacle Tool. Mở hộp thoại Edit
Obstascle ta tuỳ chỉnh như hình dưới:

Hình 3.5 Hộp thoại Edit Obstacle

Nhấn Ok để hoàn tất.

19
Hình 3.6 Mạch in hoàn thiện

IV. Kết luận

Trong suốt thời thực tập tại trung tâm thực hành, em học hỏi được rất nhiều
kinh nghiệm mà không thể rét ra được trên lý thuyết. Qua bài thực hành này,
em cũng hiểu hơn nhiều điều về cách sử dụng phần mềm OrCAD, cách làm
mạch in và hiểu hơn về cách hoạt động của mạch điện. Qua đó em có thể tự
thiết kế mạch điện cho riêng mình.

Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình của thầy và các bạn cùng lớp đã giúp
em hoàn thành bài thực hành này.

20
Mục lục
I. Giới thiệu mạch…………………………………………………………………………….3
1. Chức năng ứng dụng của mạch…………………………………………………………..3
2. Các linh kiện sử dụng trong mạch……………………………………………………….3
II. Thiết kế mạch nguyên lý bằng Capture CIS…………………………………….3
III. Thiết kế mạch in bằng Layout ………………………………………………………..14
IV. Kết luận………………………………………………………………………………………….19

21

You might also like