You are on page 1of 10

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP


------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA

Địa điểm thực tập:


Công ty ………………………………………………

Sinh viên thực hiện:


Ngày sinh:
Lớp: ĐH QTKD12A2HN
Mã số sinh viên:
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Trung Hải

HÀ NỘI - 2021
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : ………………………………………………….


Mã sinh viên  :  ....................................................................................
Khoá học : ……………………………………………………….

1. Thời gian thực tập:


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài báo cáo thực tập:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Ngày ....... tháng ........ năm .......


Cán bộ hướng dẫn của cơ quan đến thực tập Thủ trưởng cơ quan
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký tên và đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Ngày ....... tháng ........ năm .........


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
Sau thứ tự trang bìa và phụ bìa (nội dung giống trang bìa), nhận xét của đơn
vị thực tập, nhận xét của giáo viên hướng dẫn thì nội dung cơ bản của báo cáo thực
tập nhất thiết phải thực hiện theo trình tự và cách đánh số thứ tự nội dung các phần
như sau:
MỤC LỤC
(Phải thể hiện được tên các chương, mục, tiểu mục và vị trí trang tương ứng)
LỜI CAM ĐOAN
Báo cáo thực tập cuối khóa là của tác giả, nguồn gốc thông tin rõ ràng, tin
cậy, và không sao chép bất hợp pháp từ các tài liệu khác.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Tác giả báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
(Nếu có sử dụng chữ viết tắt trong báo cáo)
Chú ý:
Không lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ
hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong báo cáo. Không viết tắt những cụm từ
dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong báo cáo. Nếu
cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức... thì được viết tắt sau lần viết
thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu luận văn có nhiều chữ viết
tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu
báo cáo.
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
(Nếu có sử dụng để minh họa hay phân tích trong báo cáo)
Phải thể hiện được số thứ tự, tên của bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ… và vị trí
trang tương ứng.
Chú ý: Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ phải gắn với số chương; ví dụ Hình
2.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 2. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn
khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ "Nguồn: Phòng KCS 2021". Nguồn được
trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề
của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông
thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới
các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng
nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tời bảng này ở lần đầu tiên.
LỜI MỞ ĐẦU
Nêu ý nghĩa, sự cần thiết của việc thực tập cuối khóa gắn với đơn vị thực
tập, nêu những nội dung chính trong báo cáo.
Phải thể hiện được lòng biết ơn về sự giúp đỡ tận tình của những người
hướng dẫn, chỉ việc, trợ giúp cá nhân sinh viên trong quá trình thực tập tại doanh
nghiệp.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY …. (ghi tên
cụ tể công ty)
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên và địa chỉ
- Đại diện quản lý
- Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản, địa chỉ ngân hàng
- Mã số thuế, đơn vị quản lý thuế
- Quá trình hình thành và phát triển qua các giai đoạn
1.2. Chức năng nhiệm vụ
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức
(Vẽ sơ đồ cơ cấu bộ máy và giải thích cơ cấu bộ máy đó về kiểu cơ cấu tổ
chức bộ máy quản trị và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban)
1.4. Quy trình sản xuất kinh doanh
(Giới thiệu chung quy trình kinh doanh hoặc quy trình sản xuất, quy trình
nghiệp vụ của Công ty và giải thích)
1.5. Tiềm lực của công ty
- Tiềm lực lao động
- Tiềm lực khoa học công nghệ
- Tiềm lực tài chính
- Tiềm lực về vị trí, mặt bằng kinh doanh
1.6. Những kết quả đạt được của công ty trong thời gian gần đây và
phương hướng phát triển trong thời gian tới
(Đưa ra các thông tin về số lượng và giá trị về mặt hàng, doanh thu, lợi
nhuận, thu nhập bình quân, thị phần của công ty trong 3 năm gần đây và định
hướng phát triển chung về số lượng, cơ cấu sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận trong
thời gian tới)
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY …
(ghi rõ tên công ty) TRONG THỜI GIAN TỪ … ĐẾN NĂM …
(năm đến năm)
2.1. Thực trạng quản trị nhân sự
- Đặc điểm chung về quy mô, cơ cấu nhân sự
- Công tác phân tích công việc
- Công tác hoạch định nhân sự
- Công tác tuyển chọn nhân sự
- Công tác phân công nhân sự
- Công tác đánh giá nhân sự
- Công tác thanh toán thù lao nhân sự
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự
- Công tác khen thưởng, kỷ luật nhân sự
- Công tác quản lý hồ sơ nhân sự
- Công tác xây dựng văn hóa công ty (nếu có)
2.2. Thực trạng hoạt động Marketing
- Chính sách sản phẩm
- Chính sách giá cả
- Chính sách phân phối
- Chính sách xúc tiến, yểm trợ
- Công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu
Chú ý: Các chính sách này cần được liên hệ, so sánh với các doanh nghiệp
là đối thủ cạnh tranh chính thì sẽ được đánh giá cao.
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị sản xuất
(Công tác hoạch định, tổ chức quản lý sản xuất, quản trị tồn kho, hoạch định
nhu cầu vật tư… nếu có)
2.4. Thực trạng quản trị chất lượng
- Mô tả hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp đang áp dụng.
- Phân tích quy trình quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và
hoạt động quản trị khác của doanh nghiệp.
(Chú ý: Đưa ra thông tin về chất lượng, mức độ chất lượng, loại chất lượng
đã được công nhận và cấp chứng nhận, công tác đổi mới chất lượng trong thời gian
qua và định hướng trong thời gian tới… Khi mô tả các quy trình quản lý chất lượng
nếu có các tài liệu minh chứng được đề cập ở phần PHỤ LỤC thì nội dung báo cáo
sẽ được đánh giá cao).
2.5. Thực trạng hoạt động quản trị chiến lược
- Nêu và phân tích công tác hoạch định chiến lược trong sản xuất, kinh
doanh…
- Phân tích công tác lập kế hoạch kinh doanh.
(Chú ý: Cần trình bày rõ cách thức làm chiến lược của công ty và nội dung
chiến lược mà công ty đã xây dựng, đang và sẽ triển khai thực hiện).
2.6. Thực trạng quản trị tài chính
- Phân tích chi phí, giá thành
- Phân tích quy mô, cơ cấu vốn
- Phân tích doanh thu, lợi nhuận
(Chú ý: Trong báo cáo phải đưa ra các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối
kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty. Sau đó
dùng các chỉ tiêu phân tích để tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực
của công ty).
2.7. Thực trạng quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật
(Mô tả rõ thông tin về số lượng, giá trị hiện tại, thời điểm đầu tư, nguồn gốc
xuất xứ, đơn vị quản lý, mức độ khai thác, sử dụng… các phương tiện vật chất kỹ
thuật của doanh nghiệp)
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN
TRỊ CỦA CÔNG TY …
Tóm lược các nội dung đã trình bày và đánh giá được những ưu điểm và
những mặt còn hạn chế về thực trạng các hoạt động quản trị đã trình bày ở chương
2.
Chỉ rõ những nguyên nhân của những tồn tại về thực trạng các hoạt động
quản trị đã trình bày, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của các
hoạt động quản trị tại doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Liệt kê các bài giảng học phần kiến thức chuyên ngành - Trường Đại học
Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (nếu dùng sử dụng để tham khảo).
- Sách, báo, tạp chí chuyên ngành. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan (nếu sử dụng).
- Sách, giáo trình, và tài liệu tham khảo viết theo quy định sau:
Xếp theo thứ tự A, B, C của tên hoặc họ tác giả. Tên tác giả Việt Nam: viết
thứ tự A, B, C theo tên tác giả, nhưng vẫn giữ trật tự thông thường của tên tiếng
Việt, không đảo tên ra trước. Tên tác giả nước ngoài: viết thứ tự A, B, C theo họ tác
giả. Tài liệu không có tên tác giả thì viết thứ tự A, B, C theo tên cơ quan chịu trách
nhiệm công bố ấn phẩm.
Ví dụ:
1. Trần Minh Chiến (2016), Quản trị Marketing, NXB Kinh tế Quốc dân.
2. Đồng Thị Thanh Phương (2011), Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXB Lao
động Xã hội. Trang 28÷64.
3. Roberta S. Russell, Bernard W. Taylor (2011), Operations Management -
Creating Value Along the Supply Chain, 7thedition. JOHN WILEY & SONS, INC.
Page 496÷552.
PHỤ LỤC (Nếu có)
Các bảng biểu, báo cáo, minh chứng đã được sử dụng để trích dẫn khi trình
bày trong phần nội dung của báo cáo (Cần sắp xếp theo trình tự được sử dụng
trong nội dung của báo cáo).
MỘT SỐ VẤN ĐỀ SINH VIÊN CẦN ĐẶC BIỆT CHÚ Ý

I. Yêu cầu:
1. Sinh viên cần chủ động thực hiện theo tiến độ yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
đã gửi. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn gì hoặc chưa rõ hay lưu ý thêm
thì Sinh viên cần chủ động liên lạc trực tiếp với giáo viên hướng dẫn để trao đổi và
xin ý kiến giải đáp ngay cho Sinh viên.
2. Các thông tin về các lĩnh vực quản trị trong công ty khi trình bày báo cáo phải
đầy đủ, chính xác, rõ ràng, có nguồn gốc. Thông tin phải ở thời điểm 3 năm gần
đây nhất (càng nhiều năm càng tốt). Đi kèm với thông tin đó (thể hiện ở bảng, biểu,
sơ đồ, đồ thị…) là nội dung phân tích và bình luận, đánh giá (chỉ rõ những mặt đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân của nó) - Đây là nội dung bắt buộc phải có.
Ngoài ra, khuyến khích Sinh viên đưa thêm nội dung giải pháp, kiến nghị đối với
mỗi lĩnh vực quản trị.
3. Trình tự trình bày báo cáo phải tuân thủ đúng theo thứ tự đã hướng dẫn ở trên
4. Bài làm đánh máy bằng phông chữ: Times New Roman, cỡ chữ 13, dãn dòng At
least: 18 pt (hoặc 1.5 lines), cách đoạn (khổ): Spacing: Before: 5 pt; After: 5 pt.
Tabs: 1.27 cm. Căn các lề (trái, phải, trên, dưới) sao cho cân đối, thẳng hàng,
(Canh lề trái: 3,0 cm; Canh lề phải, đầu trang và cuối trang 2 cm). Tên chương
đánh chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 16. Tên mục lớn nhất của chương (chẳng hạn 1.1;
1.2; 2.1; 2.2…) đánh chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 14. Mục nhỏ thứ nhì (chẳng hạn
1.1.1; 1.1.2; 2.1.1…) đánh chữ thường, đậm, cỡ 13. Mục nhỏ hơn nữa thì đánh chữ
thường, đậm, nghiêng, cỡ chữ 13.
Chú ý: Mục trong chương đánh theo số thứ tự của chương (chẳng hạn mục 1 của
chương 1 thì đánh là 1.1; mục 2 của chương 2 thì đánh là 2.2…), mục chỉ đánh đến
4 con số (chẳng hạn 1.2.1.1) , nếu có mục nhỏ hơn thì đánh ký hiệu a, b, c… Số của
bảng biểu hay sơ đồ, đồ thị cũng ghi và đánh theo thứ tự chương (chẳng hạn, sơ đồ
2.1 là sơ đồ đầu tiên của chương thứ hai; Bảng 1.3… là bảng thứ 3 của chương thứ
nhất). Với bảng biểu thì ghi số và tên bảng ở chính giữa phía trên, còn với đồ thị,
biểu đồ thì ghi số và tên ở chính giữa phía dưới (viết chữ thường, đậm cỡ chữ 12).
Các thông tin trong các bảng biểu, đồ thị… phải rõ về đơn vị tính và nguồn thông
tin.
5. Giấy trình bày đại trà chung là khổ A4 (trừ một số nội dung đặc biệt có thể dùng
khổ giấy A3), in một mặt
6. Bìa báo cáo là bìa giấy màu (không cần đóng bìa ny lông)
II. Căn cứ để đánh giá (cho điểm) báo cáo
1. Thời hạn nộp báo cáo.
2. Thông tin trong báo cáo (có đầy đủ, chính xác và đảm bảo tính thống nhất, có
nguồn gốc rõ ràng hay không)
3. Kết quả xử lý thông tin đã thu thập được (phân tích kỹ hay sơ sài các thông tin
của doanh nghiệp, phương pháp phân tích có khoa học hay không)
4. Tính logíc giữa các nội dung (các phần, mục… có chặt chẽ, khoa học, nội dung
trước là cơ sở cho nội dung sau hay không).
5. Tính cụ thể và hợp lý của các ý kiến (kiến nghị), giải pháp.
6. Hình thức trình bày.
Trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập, Sinh viên nếu có gì khó khăn thì
liên hệ với Giáo viên hướng dẫn bằng tin nhắn điện thoại, zalo nhóm hoặc gửi
email vào hòm thư cá nhân pthai@uneti.edu.vn.

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2021


Giáo viên hướng dẫn thực tập

Phạm Trung Hải

You might also like