You are on page 1of 6

Đoàn thuyền đánh cá khổ 4

Lời ngợi ca sự giàu có phong phú đẹp đẽ của biển cả được nhà thơ Huy Cận
miêu tả thật rõ nét trong khổ thơ thứ 4 của bài thơ “đoàn thuyền đánh cá”. Ở hai
câu thơ đầu tiên: “cá nhụ cá chim cùng cá đé/cá song lấp lánh đuốc đen hồng”
bằng thủ pháp liệt kê, tác giả đã miêu tả sự phong phú và giàu có của biển cả
quê hương qua những loài cá quý vừa ngon lại vừa hiếm của biển. Hình ảnh ẩn
dụ “đuốc đen hồng” tả thực loài cá sông thân dài trên lưng có chấm nhỏ màu đen
hồng, đồng thời cũng gợi hình ảnh về 1 đoàn cá song như đoàn rước đuốc lấp
lánh dưới ánh trăng tạo nên 1 cảnh tượng thật lộng lẫy và kì vĩ. Hình ảnh nhân
hoá “cái đuôi em quẫy trăng vàng choé” miêu tả động tác quẫy đuôi của chú cá
dưới ánh trăng vàng gợi một đêm trăng đẹo, ánh trăng vàng như đang thếp dâyd
mặt biển khiến cho đàn cá quẫy nước mà như quẫy ánh trăng. Câu thơ cuối khép
lại khổ thơ thứ 4 thật là đẹp biết bao: “đêm thở: sao lùa nước hạ long”. Câu thơ
đã tạo nhịp điệu của những cánh sóng, gợi ra nhịp thở của biển lúc đêm về, biển
như là một sinh thể cuộn trào sức sống. Tóm lại bằng thể thơ 7 chữ, sự liên
tưởng phong phú, khổ thơ trên đã đem đến cho ta một cảm nhận: công việc đánh
cá vốn nặng nhọc mà lãng mạn, những con người lao động vốn nặng nhọc trong
cuộc mưu sinh mà vẫn có thể sống những phút giây đầy nghệ sĩ.

Đoàn thuyền đánh cá khổ 5


Lời gọi cá vào lưới và lời cảm tạm biển khơi được nhà thơ Huy Cận miêu tả
trong khổ thơ thứ 5 của bài thơ đoàn thuyền đánh cá. Trong hai câu thơ đầu tiên
“ta hát bài ca gọi cá vào/gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”, tiếng hát của con
người lại cất cao, phóng khoáng bay bổng và chan chứa niềm tin yêu. Chất lãng
mạn bao trùm cả bức tranh lao động, cả đoàn thuyền đánh cá. Người dân chài
cất tiếng hát tả lại cong việc của mình với niềm yêu đời mãnh liệt. Hình ảnh “gõ
thuyền đã có nhịp trăng cao” là 1 hình ảnh rất sáng tạo và giàu chất thơ: trăng in
bóng xuống nước, sóng vỗ vào mạn thuyền “gõ nhịp” gọi cá vào. Như vậy thiên
nhiên cùng hoà vào công việc lao động với con người. Những vần thơ độc đáo
này được dệt lên bằng cái nhìn tươi tắn, lạc quan khiến công việc lao động bỗng
trở nên nhẹ nhàng lại thi vị. Biển không chỉ đẹp mà biển còn rất giàu tài nguyên,
mang lại niềm vui cho con người: “biển cho ta cá như lòng mẹ/nuôi lớn đời ta tự
buổi nào”. Hình ảnh so sánh biển với mẹ là 1 hình ảnh so sánh ngược, người ta
thường so sánh “lòng mẹ bao la như biển thái bình”. Ở đây nhà thơ so sánh như
vậy là bởi đây chính là lời ca ngợi và là lời cảm ơn chân thành của người ngư
dân dành cho biển cả quê hương. Biển giống như là một người mẹ ân tình bao
dung, cho những đứa con tất cả những gì mà mình có. Biển đã gắn bó và nuôi
lớn biết bao thể hệ trong âm thầm, lặng lẽ. Đối với những người dân chài, khi
mới lọt lòng họ đã được đắm mình trong hơi thở nồng nàn của biển cả, đến khi
lớn lên họ lại giống những chú cá tung tăng bơi lội giữa biểm mênh mông. Ẩn
sau khổ thơ ta thấy lòng biết ơn của con người trước ân tình của quê hương đất
nước
Bếp lửa khổ 1
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc, kỉ niệm về bà được nhà thơ Bằng Việt
(nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống mĩ) thể hiện thật rõ nét
trong ba câu thơ đầu của bài thơ Bếp lửa: “một bếp lửa chờn vờn sương
sớm/một bếp lửa ấp iu nồng đượm/cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Trong
hai câu thơ mở đầu bài thơ, điệp ngữ “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần đã gây
ấn tượng với người đọc về hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc trong mỗi nếp nhà
của người việt nam. Cái hình ảnh quen thuộc gần gũi ấy được miêu tả qua từ láy
“chờn vờn” gợi ra hình ảnh ngọn lửa lúc mờ lúc tỏ bập bùng trong màn sương
sớm. Đồng thời cũng gợi về những kí ức cứ mờ nhoè trong tâm trí của người
cháu. Từ tượng hình ấp iu đã miêu tả bàn tay kiên nhẫn, khéo vén và tấm lòng
chi chút của người bà. Qua hình ảnh bếp lửa cháu nhớ về bà. Câu thơ “cháu
thương bà biết mấy nắng mưa” đã diễn tả trực tiếp nỗi nhớ thương của cháu đối
với bà qua động từ “thương”. Hai chữ “thương bà” là hai thanh bằng liền kề
khiến nỗi nhớ cứ ngân nga thường trực trong lòng cháu. Hình ảnh ẩn dụ “nắng
mưa” gợi về những vất vả, trắc trở mà bà đã trải qua trong suốt cuộc đời. Vậy
cháu thương bà là thương những khó khăn, vất vả cuộc đời bà. Đồng thời thể
hiện niềm kính trọng, biết ơn của cháu dành cho người bà tảo tần. Tóm lại, chỉ
bằng 3 câu thơ ngắn gọn nhà thơ đã cho chúng ta thấy hình ảnh bếp lửa là
nguyên cớ gọi về bao cảm xúc trong lòng người cháu.

Bếp lửa khổ 2


Kỉ niệm năm lên 4 tuổi được nhà thơ Bằng Việt thể hiện thật rõ nét trong khổ
thơ thứ 2 của bài thơ “Bếp lửa”. Nững câu thơ đầu tiên đã gợi ta nhớ về năm
1945, năm Ất Dậu có nạn đói khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết vì đói. Đây là
những tháng ngày đất nước ta sống dưới chính sách cai trị của pháp và nhật.
Thành ngữ “đói mòn đói moi” là hiện tượng tách từ “đói mòn mỏi” đã diễn tả
cái đói kéo dài dai dẳng khiến con người ta mệt mỏi, kiệt quệ. Cái đói kéo dài
trong những trang viết của nhà văn nam cao, đói đến nỗi phải ăn đất sét trong
những câu văn của ngô tất tố, đói dến nỗi mà chế lan viên từng có câu “cảv dân
tộc đói nghèo trong rơm rạ”. Hoàn cảnh gai đình tác giả lúc bấy giờ cũng chẳng
khá hơn là bao. Câu thơ “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” với những hình ảnh tả
thực cùng hai tính từ “khô” “gầy” đã diễn tả cảnh làng quê tiêu điều xơ xác với
những con người phải vật lôn vất vả mưu sinh. Ấn tượng sâu đậm trong kỉ niệm
của người cháu chính là mùi khói bếp của bà: “chỉ nhớ khói hun nhèm mắt
cháu/nghĩ đến giờ sống mũi còn cay”. Táiao mùi khói bếp lại ấn tượng sâu đậm
như vậy? Có lẽ bởi vì mùi khói bếp đã xua đi mùi tử khí. Từ “cay” có thể được
hiểu theo nhiều nghĩa. Có thể là cay vì khói xộc vào mũi của một cậu bé 4 tuổi,
có thể còn là nỗi xúc động của câu bé đã trưởng thành nhớ lại năm ấy. Nếu hiểu
như vậy thì cả qua skhứ và hiện tại cùng đồng hiện trong cùng 1 dòng thơ và cái
kỉ niệm ấy như vừa xảy ra hôm qua hôm kia thôi. Tóm lại, bằng bút pháp tài hoa
của mình, Bằng Việt đã kể cho ta nghe về kỉ niệm năm 4 tuổi của mình cùng
những hình ảnh không thể nào quên.
Bếp lửa khổ 6
Suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa được nhà thơ Bằng Việt thể hiện thật rõ nét
qua khổ thơ thứ 6 của bài thơ “Bếp lửa”. Nếu như ở dầu bài thơ hình ảnh ba và
hình ảnh bếp lửa song hành thì đến đây lại hoà vào làm 1 cùng toả sáng: “lận
đận đời bà biết mấy nắng mưa/mấy chục năm rồi đến tận bây giờ/bà vẫn giữ thói
quen dậy sớm”. Từ láy lận đận được đảo lên đầu câu và hình ảnh ẩn dụ nắng
mưa cùng với những từ ngữ chỉ thời gian đời bà, mấy chục năm, bây giờ đã diễn
tả cảm nhận của nhà thơ về cuộc đời gian lao vất vả và sự tần tảo, đức hi sinh,
chịu thương chịu khó của bà. Thời gian có thể làm mợi thứ thay đổi nhưng có
một điều chẳng bao giờ đổi thay đó là bà vẫn giữ một thói quen tốt “bà vẫn giữ
thói quen dậy sớm”, có thể nói tình yêu thương của tác giả dành cho bà được thể
hiện trong từng câu từng chữ. Tình cảm ấy giản dị chân thành mà thật sâu lặng
thiết tha. Không chỉ thể hiện suy ngẫm về cuộc đời bà mà nhà thơ còn suy nghĩ
về hành động nhóm lửa của bà: “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm/nhóm niềm yêu
thương khoai sắn ngọt bùi/nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui/nhóm dậy của
những tâm tình tuổi nhỏ”. Khởi dầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa biểu
tượng. Đó là hoạt động khởi đầu một ngày, bà nhóm bếp lửa để nấu chín thức
ăn, sưởi ấm cho cháu; đó còn là hành động khởi đầu 1 đời, tình cảm gia đình,
tình làng nghĩa xóm và cả những ước mơ tuổi nhỏ. Câu thơ cuối như một lời
phát hiện và 1 sự ngạc nhiên đến vô cùng “ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!”.
Đây là một câu cảm thán só sự đảo hai tiếng kì lạ thiêng liêng và thán từ ôi đã
khẳng định ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa bà nhen mỗi sớm mỗi chiều kì
lạ bởi nó là thứ bình dị mà có sức mạnh lớn lao bởi trong tăm tối của chiến
tranh, đói khổ, ngọn lửa vẫn cháy sáng. Nó kì lạ bởi bà đã tuổi cao mà vẫn
truyền trao cho cháu niềm tin mãnh liệt vào sức sống. Cái lửa ấy còn thiêng
liêng bởi nó vừa là bếp lửa vật chất nhưng cũng mang ý biểu tượng, ý nghĩa tinh
thần cho tình cảm cao đẹp sâu sa: tình bà cháu, tình gia đình, tình yêu quê hương
đất hương. Thán từ ôi là sự nhận thức sâu xa về vẻ đẹp của người bà là niềm xúc
động sâu xa, lòng biết ơn vô hạn của cháu dành cho bà.
Vẻ đẹp thiên nhiên sa pa
Bức tranh thiên nhiên trong lặng lẽ sa pa hiện lên thật đầy chất thơ. Vẻ đẹp hiện lên
một cách kì lạ. Nắng dường nhue đang sáng dần lên trong khung cảnh thiên nhiên. Cái
nắng chói chang được nguyễn thành long miêu tả: “nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt
cháy rừng cây”. Bằng biện pháp nói quá, nhà văn đã nhấn mạnh sức lan toả của nắng.
Đọc câu văn ta có cảm giác nắng đang di chuyển chạy khắp trên các triền núi. Nó
khiến thiên nhiên sa pa vốn trầm mặc bỗng tràn trề sức sống. Thật bất ngờ khi nhìn
thấy hình ảnh cây thông “rung tít trong nắng”, những cây tử linh- những cô, chú bé
nghịch ngợm “nhô cái đaàu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Mây sa pa cũng
thật kì lạ “mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi
xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”. Con người như đang đi trong mây. Mây cũng
hồn nhiên tinh nghịch. Các động từ “cuộn” “lăn” “rơi” “luồn” được sắp xếp theo trình
tự thời gian đã giúp sự vật trở nên sống động, cảnh vật như có đường nét, màu sắc,
hình khối…đậm chất hội hoạ, vừa mạng nhịp điệu côn ái của một bài thơ. Qua ngòi
bút miêu tả tài hoa của nguyễn thành long cảnh vật thiên nhiên sa pa hiện lên như một
tác phẩm hội hoạ lung linh, tạo nên chất thơ, chất trữ tình trong tác phẩm.
Lòng yêu nghề và trách nhiệm đối với nghề của những con người
ở sa pa
Lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đối với nghề của những con
người làm việc ở sa pa được nhà văn nguyễn thành long miêu tả rõ nét
trong truyện ngắn lặng lẽ sa pa. Họ đều là những con người lặng lẽ
làm việc, cống hiến hết mình cho mảnh đất sa pa- nơi có thời tiết khắc
nghiệt và phải đối mặt với sự cô đơn vắng vẻ. Nhưng họ đã vượt lên
trên hoàn cảnh ấy bằng lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đối với
nghề. Anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa
cầu ở trên đỉnh yên sơn cao 2600m, anh yêu nghề đến mức khi mọi
người còn đang ái ngại với độ cao nơi anh làm việc thì anh lại muốn
được làm ở độ cao hơn thế “làm khí tượng ở độ cao như thế mới là lí
tưởng”. Anh còn hiểu rằng công việc của anh là một mắt xích trong
chuỗi công việc của nghành khí tượng “công việc của cháu gắn với
bao anh em đồng chí dưới kia”, anh còn có suy nghĩ đúng về nghề,
anh cho rằng công việc chính là bạn của mình “khi ta làm việc ta với
công việc là đôi sao gọi là một mình được?” để anh vơi bớt nỗi cô đơn
thèm người. Anh còn là người có tinh thần trách nhiệm cao đối với
công việc, làm việc một mình, không có ai thúc giục hay giám sát
nhưng anh vẫn luôn tự giác một ngày đều đặn đi ốp đúng giờ, phải ghi
và báo cáo về trong những đêm mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm
tối, anh vẫn không ngần ngại. Không chỉ có anh thanh niên, ông kĩ sư
ở vườn rau sa pa cũng hết lòng vì công việc. “Ngày này sang ngày
khác”, ông chỉ ngồi im trong vườn rau rình xem cách ong thụ phấn
cho cây, rồi 9-10 giờ khi hoa tung cánh, ông lại dùng que thụ phấn cho
cây su hào để miền bắc có những củ su hào to hơn, ngọt hơn trước.
Chao ôi, ông kĩ sư làm cho anh thanh niên cảm thấy cuộc đời đẹp quá!
Hay anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét luôn trong tư thế sẵn sàng suốt
ngày chờ sét “nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe tiếng sét là
choáng choàng chạy ra”, anh đã hi sinh cả hạnh phúc cá nhân vì niềm
đam mê công việc để khai thác “của chìm nông, của chìm sâu” trong
lòng đất. Trán anh cứ hói dần đi nhưng bản đồ sét thì sắp xong rồi. Tất
cả những con người ấy dù xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp trong câu
chuyện cũng đều sống có ý nghĩa và góp phần thể hiện chủ đề của tác
phẩm. Bằng lối kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ giàu chất thơ nguyễn
thành long đã phác hoạ ra những chân dung yêu nghề và có tinh thần
trách nhiệm với nghề tuyệt đẹp. Cuộc sông của họ lặng lẽ nhưng nhân
văn, những nét đẹp trong tâm hồn và cách sống của họ đã làm mới cho
vẻ đẹp của thiên nhiên sa pa.
Đoàn thuyền đánh cá khổ cuối
Vẻ đẹp thiên nhiên biển cả và con người lao động mới được nhà thơ huy cẫn
miêu tả rõ nét trong khổ cuối của bài thơ đoàn thuyền đánh cá: “câu hát căng
buồm với gió khơi/ đoàn thuyền chyạ đua cùng mặt trời/ mặt trời đội biển nhô
màu mới/ mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”. Khổ thơ khép lại bằng nghệ thuật
đầu cuối tương ứng. Nếu ở khổ thơ đầu tiên xuất hiện hình ảnh: mặt trời, câu
hát, gió khơi thì đến đây ta lại 1 lần nữa bắt gặp 3 hình ảnh ấy. Hình ảnh câu hát
mở đầu khổ thơ nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương bởi câu
hát lúc mở đầu bài thơ thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng, hi vọng thì câu hát khải
hoàn là niềm vui sướng trước thành quả lao động sau một đêm vất vả. Không chỉ
có hình ảnh câu hát được lặp lại mà còn có hình anh mặt trời xuât shiện trong 1
câu thơ tuyệt đẹp: “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Nhà thơ đã rất táo bạo
khi lấy cái nhỏ bé ngầm so sánh với thiên nhiên kì vĩ để làm nổi bật tư thế của
người lao động làm chủ biển trời. Họ trở về sau một hành trình vất vả như
những người anh hùng trong tư thế sánh ngang cùng vũ trụ thậm chí trong cuộc
chạy đua với thiên nhiên người dân chài đã dành thế chủ động. Thì ra trong
những con người lao động bình thường ta vẫn tìm thấy điều phi thường ở họ.
Câu thơ mở dầu bài thơ là mặt trời của hoàng hôn thì giờ đây kết thúc bài thơ là
là mặt trời của bình minh. Ý thơ đem đến cho ta 1 suy ngẫm về hành trình từ
bóng tối đến ánh sáng và con người đã đi xuyên qua bóng đêm để đến với bình
minh. Đặc biệt câu thơ cuối cùng gợi ra hình ảnh đoàn thuyền nối đuôi nhau trở
về, chiếc nào trên khoang cũng đầy ắp cá. Ánh mặt trời chiếu vào mắt cá khiến
cho mỗi mắt cá như một mặt trời nhỏ, lấp lánh. Hình ảnh "mắt cá huy hoàng"
vừa là thành quả lao động, vừa gợi ra niềm vui, niềm tự hào của những người
lao động và cuộc sống mới đầy tốt đẹp đang mở ra trước mắt. Đó là một hình
ảnh đầy sáng tạo và lãng mạn. Hai câu thơ cuối tràn ngập ánh sáng: ánh sáng
của mặt trời, của mắt cá và ánh sáng của lòng người. Tất cả soi chiếu vào nhau
khiến biển khơi, lòng người lung linh và hân hoan. Đặc biệt vần “ơi” ở cuối mỗi
dòng thơ đã ạo nên âm hưởng vang xa, lan rộng. Bằng bút pháp lãng mạn và sức
tưởng tượng phong phú, Huy Cận đã sáng tạo ra những hình ảnh đẹp bất ngờ,
dào dạt chất thơ.
Làng tình yêu làng của ông hai Ông hai là người làng chợ dầu, ông rất yêu
làng của mình, ở nơi tản cư ông luôn nhớ làng da diết. Nhớ làng ông nhớ những kỉ
niệm đẹp, những ngày cùng anh em “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá..” những lúc
ấy “ông thấy mình như trẻ ra” “cũng hát hỏng bông phèn, cũng đào cũng cuốc mê man
suốt ngày”. Yêu làng, ông luôn đi nghe tin tức về làng, về cuộc kháng chiến ở phòng
thông tin, những tin chiến thắng của quân ta: một em nhỏ xung phong bơi ra giữ hồ
hoàn kiếm cắm quốc kì, một anh trung đội trưởng sau khi giết được 7 tên giặc đã tự sát
bằng một quả lựu đạn cuối cùng, đội nữ du kích giả làm người mua hàng đã bắt sống
hai tên bốt thao ngay giữa chợ… . Những tin vui ấy khiến “ruột gan ông lão cứ múa cả
lên, vui quá!”. Giữa lúc ông hai đang sống trong tâm trạng vui mừng phấn chấn thì bất
ngờ ông nghe tin làng chợ dầu của mình theo giặc, cái tin ấy như sét đánh ngang tai
khiến ông bàng hoàng sửng sốt “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông
lão lặng đi, tưởng chừng như không thở được.”. Từ trên đỉnh cao của niềm vui, niềm
hạnh phúc ông hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn tủi hổ. Khi trấn tĩnh được phần
nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy, nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá
lại còn khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” khiến ông không thể không tin. Niềm tự hào
về làng sụp đổ tan tành, ông cố đánh trống lảng ra về. Trên đường về chân ông bước
về phía trước nhưng tai ông lại ngeh về phía sau, tiếng nói lanh lảnh của người đàn bà
tản cư như cứa từng nhát dao vào trái tim ông: “cha mẹ tiên sư chúng nó, đói khổ ăn
cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương chứ cái lũ việt gian bán nước ấy thì cứ cho
mỗi đứa mợt nhát!”. Về đến nhà, ông lão “nằm vật ra giường”, nhìn lũ con “nước mắt
ông lão cứ giàn ra” ông cảm thấy như chính mình mang nỗi nhục của một tên bán
nước, cả con ông cũng thế. Suốt mấy ngày, ông không giám đi đâu, ông rú rú ở nhà để
nghe ngóng binh tình, “một đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói cười
xa xa ông cũng chột dạ”, lúc nào ông cũng nơm nớp lo sợ… “thôi lại chuyện ấy rồi”.
Ông hai rơi vào tình trạng tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi,
ông không biết mình phải đi đâu, đi cũng không được vì “ai người ta chứa”, ở cũng
không xong vì mụ chu đã đánh tiếng đuổi đi, về làng cũng không được vì về làng là
theo tây. Nếu như trước đay tình yêu làng và tình yêu kháng chiến hoà quyện vào nhau
thì giờ đây ông phải đứng trước hai sự lữa chọn khó khăn: quê hương và tổ quốc bên
nào nặng hơn. Đây không phỉa là một sự lựa chọn dễ dàng vì quê hương là nơi ông
sinh ra và lớn lên, là một phần của cuộc đời ông còn tổ quốc, kháng chiến là cứu cánh
của cuộc đời ông, giúp gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Cuối cùng, ông quyết
định “làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy tình yêu đất
nước đã bao trùm lên tình yêu làng. Để ông hai vơi bớt nỗi đau đớn dằn vặt, nhà văn
đã để ông trò chyện cùng thàng húc-đứa con tải út của ông. Đó là cuộc trò chuyện dầy
xúc động, mà ông hai đã gửi gắm nỗi nhớ quê, yêu quê và nỗi đau đơn tủi hổ khi nghe
tin làng theo giặc đồng thời cũng cháy lên trong ông niềm tin vào cụ hồ, vào kháng
chiến và cũng giúp ông vững tin hơn với quyết định của mình: thù làng để dứng về tổ
quốc. Đúng lúc ông hai có được quyết định khó khăn ấy thì tin làng ông theo giặc
được cải chính, ông hai như người chết đi sống lại, ông “bô bô” đi khoe với mọi người
việc nhà mình bị đốt, làng mình bị đốt. Lời khoe ấy tưởng chừng như vô lí nhưng lại
có lí: sự cháy rụi của ngôi làng chính là sự hồi sinh danh dự của làng. Tóm lại bằng lối
kể chuyện chân thực, tình huống truyện độc đáo nhà văn kim lân đã khắc hoạ thành
công tình yêu làng da diết của ông hai.

You might also like