You are on page 1of 3

Họ tên: Phạm Vũ Thu Hằng

MSV: 11191728

Lớp: NH61C

Bài phản biện nhóm 2 NHTM

I) Tuân thủ kế hoạch thời gian

Các bạn đã nộp đúng thời gian cô yêu cầu, và đã gửi cho cả lớp để chuẩn bị câu hỏi

phản biện.

II) Hình thức bản thảo và bài thuyết trình

1) Bài thuyết trình

a) Ưu điểm

- Màu sắc slide đẹp mắt, dễ nhìn

- Hình ảnh được nhóm thêm vào khá đẹp, phù hợp với nội dung bài thuyết trình

- Nội dung và hình ảnh được bố trí hài hòa, cân đối.

b) Nhược điểm

- Từ phần II tình hình thực tiễn và quản lý nợ xấu nhóm gần như chỉ sử dụng 1 animation

- Slide còn hơi nhiều chữ, hơi rối mắt người xem

- Một số slide phần căn chỉnh lề chưa thống nhất, một số đầu dòng slide nên viết hoa
(slide 25, 27,28)

2) Bản thảo

a) Ưu điểm
- Hình thức trình bày bản thảo đẹp mắt, bố cục chuẩn, không mắc lỗi chính tả.

- Kết cấu của bài viết chặt chẽ.

b) Nhược điểm

- Ở phần mục lục tiêu đề chưa thống nhất lắm ( Phần 1, Phần II, III )

III) Nội dung bản thảo và bài thuyết trình

1) Ưu điểm

- Qua phần nội dung mà nhóm trình bày trên bản thảo và slide thì người đọc có thể hình
dung được về nợ xấu và tác động, ảnh hưởng của nó đến ngân hàng thương mại cũng như
nền kinh tế

- Thông tin nhóm trình bày khá kĩ càng từ mục tổng quan cho đến từng ngân hàng thương
mại. Các thông tin đều có nguồn rõ ràng

2) Nhược điểm

- Phần phân loại nợ các bạn nêu có vẻ đang phân loại theo phương pháp định lượng,
nhóm nên phân loại theo phương pháp định tính nữa như trong thông tư 02/ 2013

- Nhóm chưa đưa ra trích lập dự phòng đối với các nhóm nợ của ngân hàng là như thế
nào, trích lập dự phòng chung là theo công thức nào

- Các chỉ tiêu đánh giá nợ xấu nhóm chưa đưa ra ở phần I

IV) Góp ý thêm

1) Các chỉ tiêu nhóm nên đưa thêm vào khi đánh giá nợ xấu như: Tổng nợ xấu, Tỷ lệ nợ
xấu/ Tổng dư nợ, Mức trích lập dự phòng đối với nợ xấu, Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ Nợ
xấu

2) Chỉnh sửa tiêu đề các phần ở mục lục và slide lại một chút về mặt hình thức
V) Đặt câu hỏi

1. Thông tư 01/2020 và thông tư 03/2021 vẫn còn hiệu lực vậy nhóm có nghĩ rằng số
liệu nợ xấu của một số Ngân hàng khá đẹp hiện nay là ảo không ? Sau khi thông tư hết
hiệu lực nhóm nghĩ như thế nào về tình hình nợ xấu trong tương lai của các ngân hàng ?

2. Nhóm có nêu rằng mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại BIDV khá chặt chẽ, với 3
vòng kiểm soát từ nội bộ chi nhánh đến các cấp cao hơn. Vậy cụ thể 3 vòng kiểm soát
này như thế nào, nhiệm vụ của các vòng được thực hiện như thế nào ?

3. Bán nợ cho VAMC và DATC khác nhau như thế nào ?

4. Về biện pháp giảm thiểu nợ xấu mà nhóm nêu ra thì ngân hàng chuyển nợ thành vốn
góp như thế nào? Và những khoản nợ nào mới có khả năng chuyển nợ thành vốn góp ?

5. Về kinh nghiệm quản lý nợ xấu của BIDV nhóm có nêu ra BIDV tiếp tục thực hiện cơ
cấu lại mô hình tổ chức theo hướng quản lý tập trung theo chiều dọc, tiếp tục tinh giản -
gọn nhẹ hóa bộ máy. Vậy việc cơ cấu lại mô hình tổ chức này có tác động như thế nào
đến quản lý nợ xấu của ngân hàng ?

You might also like