You are on page 1of 4

Họ tên: Phạm Vũ Thu Hằng

MSV: 11191728

Lớp: NH61C

Bài phản biện nhóm 4 NHTM

I) Tuân thủ kế hoạch thời gian

Các bạn đã nộp đúng thời gian cô yêu cầu, và đã gửi cho cả lớp để chuẩn bị câu hỏi phản
biện.

II) Hình thức bản thảo và bài thuyết trình

1) Bài thuyết trình

a) Ưu điểm

- Màu sắc slide đẹp mắt, dễ nhìn

- Hình ảnh được nhóm thêm vào khá đẹp, phù hợp với nội dung bài thuyết trình

- Nội dung và hình ảnh được bố trí hài hòa, cân đối.

b) Nhược điểm

- Hầu hết các chữ ở Slide viết hoa hay viết thường chưa đúng quy cách, đầu các dòng trên
slide các bạn nên viết chữ hoa

- Các phần sau của bài thuyết trình hơi nhiều chữ, khiến người đọc khó theo dõi cũng như
nắm bắt đâu là vấn đề chính.

- Các font chữ của các slide còn chưa thống nhất với nhau.

2) Bản thảo

a) Ưu điểm
- Hình thức trình bày bản thảo đẹp mắt, không mắc lỗi chính tả, kiểu chữ thống nhất, các
mục phân chia rõ ràng, người xem dễ theo dõi hơn.

- Kết cấu của bài viết chặt chẽ.

b) Nhược điểm

- Căn chỉnh lề của các bạn chưa thống nhất, ví dụ ở trang 25,26 các lề chưa được thẳng
hàng.

- Một số các bảng biểu chưa có tên bảng, ví dụ ở trang 5, 6, 16

III) Nội dung bản thảo và bài thuyết trình

1) Ưu điểm

- Qua phần nội dung mà nhóm trình bày trên bản thảo và slide thì người đọc có thể hình
dung được về sở hữu chéo trog các ngân hàng thương mại hiện nay là gì, ảnh hưởng tích
cực, tiêu cực của nó như thế nào cũng như các giải phảp để có thể giảm thiểu những tiêu
cực và thúc đẩy tích cực

- Thông tin nhóm trình bày khá kĩ càng từ mục tổng quan cho đến ngân hàng thương mại
ACB. Các thông tin đều có nguồn rõ ràng

2) Nhược điểm

- Các bạn mới chỉ đưa ra sở hữu chéo ở ACB Bank nhưng mình không biết các NHTM
khác sẽ như thế nào bởi vì phần nội dung về thực trạng sở hữu chéo tại các NHTM Việt
Nam mà các bạn trình bày thì có rất nhiều ngân hàng tồn tại hiện tượng sở hữu chéo

- Các bạn chưa đưa ra ở phần lý thuyết về nhân tố ảnh hưởng đến sở hữu chéo.

IV) Góp ý thêm

1) Bài thuyết trình

- Các bạn nên sửa lại các chữ cái đầu dòng trên slide viết hoa để đẹp mắt hơn
- Nên cắt giảm chữ một chút ở phần giữa và nửa cuối của bài thuyết trình

- Sửa lại các font chữ ở slide cho thống nhất với nhau

2) Nội dung

- Mình muốn các bạn nêu thêm hiện tượng này ở các ngân hàng khác nữa vì chỉ qua ACB
Bank thì khó hình dung và đánh giá việc sở hữu chéo tác động như thế nào đến các ngân
hàng khác và liệu sở hữu chéo ở các ngân hàng khác là tích cực hay tiêu cực

- Các bạn nên thêm các nhân tố ảnh hưởng đến sở hữu chéo bởi vì nó là các nhân tố tác
động đến hiện trạng này ở Việt Nam

V) Đặt câu hỏi

1. Trong nguyên nhân dẫn tới SHC trong NHTM các bạn có đề cập đến nguyên nhân
giảm thiểu tỷ lệ nợ khó đòi cần trình báo và không trích nguồn tiền dự phòng rủi ro tương
ứng. Vậy làm thế nào để giảm thiểu nguyên nhân này?
2. SHC gây ra hiện tượng vốn ảo của ngân hang. Vậy để xử lý các mối quan hệ sở hữu
chéo hiện tại, phần sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng có thể được giải quyết như thế
nào?

3. Nguyên nhân dẫn đến việc SHC trong ngân hàng thương mại do pháp luật về NH còn
chưa chặt chẽ. Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng NH lợi dụng những kẽ hở của
pháp luật ?

4. Sở hữu chéo đã làm lệch lạc dòng chảy của đồng tiền trong nền kinh tế như thế nào?
5. Sở hữu chéo trong lĩnh vực NH tại VN bao gồm 3 nhóm tích cực và 3 nhóm đáng lo
ngại. Dựa vào đâu mà Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia có thể chia ra thành 2 loại 
nhóm như vậy ?
6. Về phần tác động tiêu cực của SHC thì “nhờ vào SHC, NH A có thể vay tiền NH B
thông qua một công ty đầu tư tài chính của mình để góp vốn vào NH A, NH B lại đầu tư
vào NH C, chuỗi đầu tư chéo cứ thế tiếp tục đến NH N và chính NH N lại quay lại đầu tư
vào NH A”, vậy thì các ngân hàng B, C,.. N biết rõ rủi ro từ việc đầu tư rủi ro đó nhưng
vẫn bỏ qua mà đầu tư, cho vay hay thật sự do mạng lưới SHC quá phức tạp khiến họ
không nhận biết được những rủi ro đó?

You might also like