You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BẬC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC – NGÀNH NGÔN NGỮ ANH K43
ĐỀ TIỂU LUẬN-KẾT THÚC HỌC PHẦN: BIÊN PHIÊN DỊCH PHÁP LÝ 2
L1 - HỌC KỲ 1- NĂM HỌC 2021-2022

Hình thức thi: Tiểu luận nộp trực tuyến


Thời gian làm bài: Từ 7h00’ ngày 20/12/2021
Thời gian khóa hệ thống: 23h00 ngày 02/01/2022

Notes for examinees:


● You may NOT work with any other student or person on this course assignment.
● Works detected plagiarism will be marked down to 0 (zero). Plagiarism is the
presentation of the work, idea or creation of another person, without appropriate
referencing, as though it is one’s own.
● Your work should be typed and submitted in WORD FILE (you also may submit a
pdf file as the second copy).

ASSIGNMENT REQUIREMENTS

Section 1: Translate the following English text into Vietnamese

The non-punitive measures system: Although the EU framework decisions do not


list all non-punitive measures in detail, they recommend that countries prioritize
regulations on probation and electronic monitoring as well as a number of other non-
punitive measures to conform to the actual situation. As a result, Germany has stipulated
non-punitive measures in terms of human rights protection applied to individuals in the
German Penal Code as measures of reform and security. Accordingly, these measures
include, without limitation, placement in a psychiatric hospital; placement in an addiction
treatment facility; placement in preventive detention; supervision of conduct (probation).
For juvenile offenders, Germany sets out its own non-punitive measures in the Juvenile
Justice Act. Accordingly, non-punitive measures consist of reform and prevention

1
measures (Article 7), supervision of conduct (such as requiring juveniles to comply with
instructions relating to his place of residence, accept a training place or employment,
perform certain work tasks, attend a social skills training course, attend a road-traffic
training courses, to name but a few - Articles 9 and 10), disciplinary measures (including
reprimands, apologizing personally to the aggrieved person, making good, to the best of
his ability, for damage caused as a result of the offence or performing certain tasks in
order to remedy the ramification caused by them – Article 13). The aforementioned
measures must also comply with the principle of proportionality stipulated in the German
Penal Code, reform and security measures that must be applied commensurate with the
nature and level of the criminal offence as well as the consequences it poses to society. In
addition, in France, probation is one of the non-punitive measures stipulated in Articles
131-36-1 of the French Penal Code. Moreover, in a number of specialized legislations,
France also stipulates other non-punitive measures such as residence prohibition measure;
supervision measures; compulsory medical treatment; juvenile offenders educational
measures and so forth. However, in the event that Germany or France internalize the EU
framework regulations into their respective national legal system, in addition to Article 8
Chapter 1, Chapter 31 and Chapter 36 of the Swedish Penal Code and the Social Services
Act or Care of Young Persons (Special Provisions) Act, Sweden also directly applies the
union's general legal framework. Sweden has relied on EU framework decisions as the
legal ground for the domestic application of probation and electronic monitoring measure.
Thus, regarding the system of non-punitive measures, EU countries have separate
regulations based on EU's framework decisions, contributing to severe punishment
mitigation and best fundamental human rights protection.

(413 words)

Section 2: Translate the following Vietnamese text into English

Nguồn luật quy định các biện pháp hình sự phi hình phạt: Các biện pháp hình
sự phi hình phạt nói chung và các biện pháp hình sự phi hình phạt nhìn từ góc độ bảo vệ
quyền con người nói riêng tại ASEAN vẫn còn là một chủ đề khá mới trong nội dung hợp
2
tác của các nước thành viên. Tương tự như các văn kiện của Liên hợp quốc, ASEAN chủ
yếu đưa ra những nguyên tắc mang tính chỉ đạo chung nhất về quyền con người mà chưa
đặt ra các khung pháp lý về hài hòa hóa pháp luật giữa các quốc gia thành viên trong lĩnh
vực này. Do đó, trên thực tế, các quốc gia chủ yếu vẫn quy định riêng rẽ về các biện pháp
hình sự phi hình phạt trong pháp luật quốc gia mình. Tùy thuộc vào quan điểm, kỹ thuật
lập pháp cũng như điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội mà các nước quy định về biện pháp
hình sự phi hình phạt cũng có nhiều điểm khác biệt nhất định. Khác với Liên minh châu
Âu EU, các nước ASEAN không có khung pháp luật về biện pháp hình sự phi hình phạt.
Vì vậy, các biện pháp này được các quốc gia ASEAN quy định tại các nguồn luật khác
nhau; chẳng hạn, Thái Lan quy định các biện pháp hình sự phi hình phạt áp dụng cho
người phạm tội trong Bộ luật Hình sự và áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội
trong Luật Tố tụng, Tòa án gia đình và người chưa thành niên. Theo đó, các quy định
trong những nguồn khác nhau cho phép cơ quan có thẩm quyền dễ dàng xác định được đối
tượng cũng như các biện pháp cụ thể áp dụng cho những đối tượng đó. Tương tự như Thái
Lan, Indonesia có ba văn bản chủ yếu quy định về các biện pháp hình sự phi hình phạt
gồm: Bộ luật Hình sự, Luật về Hệ thống Tư pháp hình sự người chưa thành niên và Luật
phòng chống ma túy áp dụng tương ứng cho ba đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, một số
quốc gia thành viên ASEAN lại có quan điểm lập pháp coi Bộ luật Hình sự là nguồn luật
duy nhất điều chỉnh về các biện pháp hình sự phi hình phạt như Việt Nam, Lào… đã cho
thấy sự khác biệt nhất định về nguồn luật điều chỉnh các biện pháp hình sự phi hình phạt
giữa các nước ASEAN với nhau.

(435 words)

------------- THE END ------------

You might also like